🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Victor Hugo Bí Ẩn Cuộc Đời
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
LỜI NÓI ĐẦU
Phần một - NHỮNG SUỐI NGUỒN THẦN DIỆU I - TỪ MỘT DÒNG MÁU LORRAINE VÀ BRETAGNE CÙNG LÚC...
II - MỘNG CHINH CHIẾN
III - KẾT THÚC THỜI THƠ ẤU
Phần hai - NHỮNG ÁNH LỬA BÌNH MINH I - CHIM TRONG LỒNG II - NHỮNG TIẾNG THỞ DÀI ĐẦU TIÊN
III - "NGƯỜI BẢO VỆ VĂN HỌC"
IV - ĐÍNH HÔN
V - MUỐN LÀ ĐƯỢC
Phần ba - NGƯỜI CHIẾN THẮNG I - SAU LỄ CƯỚI
II - "NÀNG THƠ PHÁP"
III - BLOIS, REIMS, CHAMONIX
IV - TÀI KHÉO BẬC THẦY
V - NHỮNG NÉT ĐẸP PHƯƠNG ĐÔNG
Phần bốn - MÙA THU ĐẾN SỚM I - NGƯỜI BẠN KHÔNG RỜI II - QUẢNG TRƯỜNG NHÀ HÁT
III - TRÒ CHƠI CÁM DỖ
IV - NHỮNG BÀI THƠ CA NGỢI NỐI TIẾP NHAU...
V - ĐỊNH MẠNG
VI - LÁ THU
Phần năm - TÌNH YÊU VÀ NỖI BUỒN CỦA OLYMPIO I - QUẢNG TRƯỜNG ROYALE
II - CÔNG CHÚA NEGRONI
III - NĂM 1834
IV - OLYMPIO
Phần sáu - NHỮNG THAM VỌNG ĐƯỢC THỰC HIỆN I - "ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI"
II - JULIETTE VÀ VIỆN HÀN LÂM
https://thuviensach.vn
III - SÔNG RHIN
IV - NHỮNG ĐẤU SĨ TRONG VĂN CHƯƠNG
V - TẠI VILLEQUIER
VI - NHỮNG HÀNH ĐỘNG TỘI LỖI VÀ NHỮNG BỨC TRANH TƯỜNG
VII - DANH VỌNG VÀ KHỐN KHỔ
Phần bảy - THỜI CHỌN LỰA I - TÚI TIỀN HOẶC TRÁI TIM II - ẢO TƯỞNG VÀ ĐOẠN TUYỆT
III - ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH CẢM
IV - NHỮNG CON NGƯỜI TRUNG HẬU
Phần tám - LƯU ĐÀY, TRÍ TUỆ, TÁC PHẨM I - TỪ QUẢNG TRƯỜNG LỚN TỚI "SÂN HIÊN TRÊN BIỂN"
II - "SÂN HIÊN TRÊN BIỂN"
III - NHỮNG BÓNG MA HIỆN VỀ VÀ NHỮNG CHIẾC BÀN LÊN TIẾNG
IV - ÔI NHỮNG BỂ CHỨA BÓNG TỐI!
V - "TRẦM TƯ"
VI - "TRUYỀN THUYẾT THẾ KỶ"
Phần chín - THÀNH QUẢ LƯU ĐÀY I - "VÀ NẾU CHỈ CÒN MỘT..." II - "NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ"
III - NGỌN NÚI BỐC CHÁY
IV - "NHỮNG BÀI HÁT CỦA ĐƯỜNG PHỐ VÀ RỪNG" V - NGƯỜI LÀM VIỆC TRÊN BIỂN
VI - NGƯỜI NỮ CHIẾN BINH CUỐI CÙNG CỦA HERNANI VII - KẾT THÚC CUỘC LƯU ĐÀY
Phần mười - CÁI CHẾT VÀ SỰ BIẾN DẠNG I - NĂM KHỦNG KHIẾP II - LỖI TẠI AI?
III - CƠ SỰ VỀ CHIỀU
IV - 21, ĐƯỜNG CLICHY
V - NGHỆ THUẬT LÀM ÔNG
VI - CON QUỈ VÀ NƯỚC BƯỚC CỦA NÓ
VII - ÔI BÓNG TỐI!
https://thuviensach.vn
VIII - CUỘC PHONG THẦN LÚC CHIỀU TÀN
https://thuviensach.vn
Mô tả nội dung: VICTOR HUGO bí ẩn cuộc đời.
Victor Hugo, một nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thận trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chính thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử Victor Hugo phải giải thích. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tác giả André Maurois đã tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người thông qua tác phẩm Victor Hugo Bí Ẩn Cuộc Đời. Cuốn sách chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản như: thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras, v.v..., những phát hiện này không phải là đối tượng chính mà tác giả đề cập đến. Mà mục đích chính của cuốn sách này chủ yếu là viết nên cuộc đời và những tác phẩm cũng có vị trí và biến cố của nhà thơ Victor Hugo.
Mong rằng cuốn sách sẽ giúp bạn khám phá ra nhiều điều bí ẩn về cuộc đời vĩ đại của nhà thơ Victor Hugo.
Mời các bạn đón đọc.
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
ANDRÉ MAUROIS
Tại sao Hugo? Ở đây tôi không phải viện dẫn tới những người can thiệp giúp: Tôi đã tới với George Sand nhờ Marcel Proust và Alain, tôi không nhớ có một thời nào mà tôi không ngưỡng mộ Victor Hugo. Tôi chưa biết đọc nhưng đã xúc động nghe mẹ tôi đọc Những người đáng thương; năm mười lăm tuổi, Những người khốn khổ làm tôi xúc động mãnh liệt; suốt đời mình, tôi đã khám phá nhiều phương diện mới mẻ của tài năng ông. Như bao nhiêu người đọc, tôi chỉ hiểu thật chậm vẻ đẹp những bài thơ triết học của ông. Cuối cùng tôi đã biết yêu những bài thơ cuối cùng của Orphée về già và tìm thấy trong Trọn cây đàn lia, trong Những năm bi thảm, trong Bó cuối cùng, những kiệt tác hầu như không được biết tới.
Tại sao Hugo? Bởi ông là nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thận trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chính thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền Cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử Victor Hugo phải giải thích. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tôi đã làm công việc tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người.
Mặc dầu cuốn sách này chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản (thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội của ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras. Thư của Adèle
https://thuviensach.vn
Hugo gởi cho Théophile Gautier và của Auguste Vacquerie gởi cho Adèle Hugo; trích đoạn sổ tay của Sainte-Beuve; thư của Emile Dechamps gởi cho Victor Hugo, của Léopoldine Hugo gởi cho cha, của James Pradier gởi cho Julictte Drouet, v.v...), những phát hiện này không phải là đối tượng chính của tôi. Thật vậy tôi không muốn đưa vào cuốn sách này một số lớn thư từ, tự chúng rất lý thú, bởi chúng không thêm vào điều gì thiết yếu cả. Chúng ta cần tránh chôn vùi người anh hùng dưới những chứng cớ. Tôi cũng không muốn làm nặng thêm câu chuyện kể bằng những tiểu luận về thi pháp, về tôn giáo, về những nguồn gốc của Victor Hugo, những công cuộc nghiên cứu mà nhiều người khác đã làm, và làm rất tốt. Tóm lại tôi đã viết nên một cuộc đời, không hơn cũng không kém, và cố gắng để không bao giờ quên rằng trong cuộc đời một nhà thơ, tác phẩm cũng có vị trí như biến cố.
Tôi nợ nhiều những công trình nghiên cứu và chú giải của những người am hiểu Victor Hugon nhất ngày nay:
Raysound Escholier, Henri Guillemin, Denis Saurat. Ông Jean Sergent và người phụ tá của ông, cô Madeleine Dubois, đã hướng dẫn tôi trong những bộ sưu tập tuyệt vời của họ. Các bạn tôi ở Thư viện quốc gia, các ông Julien Cain, Jean Porcher, Jacques Suffel, Marcel Thomas, Jean Prinet đã để cho tôi sử dụng các bản thảo, sổ tay và giấy tờ của Victor Hugo. Ông Jean Pommier đã vui lòng cho phép tôi xuất bản những đoạn bài viết để lại của Sainte-Beuve, ông Marcel Bouderon cho phép tôi khai thác quyển thứ năm (chưa hề in) của Thư gởi người đàn bà lạ mặt.
Tôi đã được thông báo rộng rãi nhiều tài liệu từ bà André Gaveau (nhũ danh Lefèfvre-Vacquerie), bà Lucienne Delforge và các ông Georges Blaizot, Afred Dupont, Jean Montargis, Philippe Hériat, Francis Ambrière, Gabriel Faure. Pierre de Lacretelle, mà mẹ là bạn của Alice Lockroy, đã vui lòng kể cho tôi nghe những gì ông biết được về nơi chốn Victor Hugo sống qua những năm cuối cùng. Cuối cùng, vợ tôi đã tập hợp cho tôi, với sự tận tụy thường thấy, những thư từ trao đổi quí báu. Không có bà, công trình
https://thuviensach.vn
này, công trình rộng lớn và khó khăn tôi thực hiện trong đời, chắc hẳn không bao giờ kết thúc tốt đẹp. Về phần mình, tôi đã làm hết sức mình để sắp đặt, với lòng thành kính và sự trung thực, tất cả những gì người ta biết được, trong tình trạng hiện giờ của các công cuộc nghiên cứu, về cuộc đời vĩ đại này.
https://thuviensach.vn
Phần một - NHỮNG SUỐI NGUỒN THẦN DIỆU
I - TỪ MỘT DÒNG MÁU LORRAINE VÀ BRETAGNE CÙNG LÚC...
Ôi kỷ niệm! Kho tàng trong bóng tối!
Chân trời sẫm những tư tưởng xa xưa!
Ánh sáng thân yêu những điều lẩn khuất!
Sự tỏa rạng của những tháng ngày qua!
VICTOR HUGO
Vào khoảng 1770, tại Nancy có một bác thợ mộc, Joseph Hugo, được lợi nhờ các loại gỗ trôi nổi trên sông Mosclle, và ngoài cơ nghiệp của mình, ông còn sở hữu một vài bất động sản nho nhỏ trong thành phố. Đó là một con người nghiệt ngã và xấu tánh. Là con trai của một nông dân ở Baudricourt, gần những đồng cỏ vùng Lorraine, nơi Jeanne d’Are và Claude Gelée ra đời, thời trẻ ông đã từng là sĩ quan cầm cờ trong đội kỵ binh nhẹ, tức là thượng sĩ. Rồi sau khi bỏ cái cày để cầm lên cây kiếm, ông đã buông kiếm để cầm bào. Tên gia đình có nguồn gốc Nhựt Nhĩ Man (nước Đức xưa) đều giống nhau ở Lorraine. Vào thế kỷ XVI một người là Georges Hugo đã từng là đại úy đội cận vệ và được phong tước; một người là Louis Hugo, tu viện trưởng ở Estival, rồi giám mục ở Ptolémaêde. Có quan hệ bà con nào giữa ông thợ mộc và ông giám mục chăng? Không ai biết được, nhưng những người con của ông thợ mộc thì muốn tin vào điều đó và kể rằng Françoise Hugo, bà bá tước xứ Graffiquy đã viết thư cho cha họ và gọi là "người anh họ của tôi". Joseph Hugo có với bà vợ đầu tiên, Dieudonnée Béchet, bảy người con gái, và với bà thứ nhì, Jeanne Marguerite Michaud, năm người con trai, tất cả đều tình nguyện vào quân
https://thuviensach.vn
đội cách mạng. Hai trong số năm người này bị giết tại Wissembourg, ba người kia trở thành sĩ quan. Khi chế độ quân chủ sụp đổ, sự nâng bậc trở thành một hình thức chuyển đổi giai cấp mới, và gia đình này tự nhiên trở thành nhà binh.
Người con trai thứ ba, Joseph-Léopold-Sigisbert Hugo, sinh tại Nancy ngày 15 tháng mười một 1773. Mái tóc dày phủ xuống trán, mắt sát với mày, mũi tẹt, môi dày và dâm đãng, một nước da đỏ hồng hẳn đã tạo cho anh một bộ mặt tầm thường nếu một dáng vẻ đôn hậu, một sự sáng dạ trong đôi mắt và một nụ cười thật dịu dàng không làm cho anh trở nên quyến rũ. Anh bắt đầu việc học tập với các linh mục phụ tá ở Nancy nhưng sớm bỏ ngang vì anh tòng quân năm mười lăm tuổi. Anh biết tiếng La Tinh, các môn toán và anh viết khá tốt, theo phong cách của thế kỷ đương thời, không riêng gì những báo cáo quân sự, mà cả những bài thơ huê tình, những bài hát, những bức thư theo kiểu Rousseau, và sau này, những cuốn tiểu thuyết kỳ dị, đen như mực và rải đầy tai họa. Con người vui tánh đó, với lối nói chuyện dễ chịu, lại dễ sa vào những tâm trạng u ám và cảm thấy mình bị kẻ thù truy hại. Năm 1792, là vị đại úy trẻ tuổi của đội quân sông Rhin, anh quen biết trung úy Desaix, chỉ huy tiểu đoàn Kléber, và thiếu tướng Alexandre de Beauharnais, người chồng đầu tiên của Joséphine. Lính của anh yêu mến anh và thấy anh là chàng trai nhân từ, có thể đùng đùng nổi giận nhưng cũng dễ động lòng, thật ra, dầu với thân thể rắn rỏi, anh vẫn là một con người yếu đuối, trừ lúc hành động, khi đó thì anh chói sáng.
Là người lính dũng cảm, nhiều lần bị thương, hai con ngựa đã bị giết dưới anh; năm 1793, anh được gởi tới đập tan cuộc nổi dậy ở Vendée và được cắt cử làm thượng sĩ dưới quyền của người bạn thân nhất của anh, thiếu tá Muscar. Bấy giờ Hugo được hai mươi tuổi, Muscar ba mươi bốn. Người lính nhà nghề này, nguồn gốc xứ Basque, đã bước ra khỏi hàng. Năm 1791 sau mười bảy năm phục vụ nhà vua, anh chỉ đạt tới cấp bậc trưởng đội. Cuộc cách mạng và chiến tranh cuối cùng đã tạo cơ may cho anh. Anh có tất cả những yếu tố cần thiết để trong thời loạn, trở thành một tướng lãnh chấp chánh: giọng nói to vang, tài lém miệng, tính quả quyết và
https://thuviensach.vn
đương nhiên, lòng dũng cảm. Trong sáu tháng chiến dịch, anh đã lên ba cấp bậc. Năm 1793, tiểu đoàn tám sông Rhin đã chọn anh làm người chỉ huy.
Muscar và Hugo rất hợp ý với nhau. Cùng một niềm tin vào những nguyên tắc của 1789, cùng một tinh thần vui vẻ và phóng đãng, cùng một thứ nhiệt tình, cùng một tính trung thực. Như mọi cuộc nội chiến, cuộc nội chiến mà hội nghị Quốc ước áp đặt cho họ tại Vendée thật khủng khiếp. Mạng lệnh? Phóng hỏa đốt những ngôi nhà biệt lập và nhất là những tòa lâu đài, san bằng tất cả các lò và cối xay, tóm lại biến vùng này thành sa mạc. Bị quấy rối bởi một kẻ thù không lộ mặt, trong một vùng đồng ruộng bị cắt xén bởi hào rãnh và hàng rào, những người cộng hòa nổi nóng. Quân xanh và quân trắng đều bắn tù binh.
Nợ cách mạng tất cả, Léopold Hugo chia sẻ những đam mê cách mạng tới độ ký dưới những bức thư của mình: Người cách mạng Brutus Hugo, nhưng trái tim anh vẫn đầy tình người và những "tên cướp của Charette" sớm hiểu rằng con người thuộc quân xanh này không nhẫn tâm. Có thể nhờ nổi tiếng khoan dung mà người sĩ quan cộng hòa được đón tiếp khá niềm nở bởi một cô gái Bretagne, Sophie Trébuchet, trong trang viên Renaudière, tại Petit-Auverné khi anh yêu cầu nàng tiếp nhận những người lính mệt lử của mình tại đây trong một tiếng đồng hồ.
Con người trẻ trung xinh đẹp, dễ thương đó, với đôi mắt to màu nâu, với khuôn mặt cương quyết và gần như kiêu kỳ, chiếc mũi trong sự nối dài của vầng trán, như những pho tượng cổ Hy Lạp, "cho thấy một sức sống, một nước da mặt lộng lẫy, một dáng vẻ rắn rỏi và linh hoạt. Dáng đi của nàng thoải mái, cử chỉ của nàng hài hòa, tạo nên một vẻ gì thanh lịch và đồng thời mộc mạc..."(1) Nàng là một trong ba người con gái của một vị thuyền trưởng tại Nantes đã từng buôn người da đen, và là cháu gái, qua mẹ, của một vị biện lý tòa chung thẩm Nantes, ông Lenormand du Buisson. Dưới chế độ quân chủ, gia đình Trébuchet và gia đình Lenormand đều theo chủ nghĩa bảo hoàng như mọi người. Bão táp cách mạng đã phân tán họ. Sophie Trébuchet có những người bà con "xanh" và những người bà con "trắng";
https://thuviensach.vn
ông của nàng, Lenormand du Buisson, luật gia sính kiện cáo, đã chấp nhận làm thành viên của tòa án Cách mạng tại Nantes, điều không đem lại sự kính nể của cháu gái ông vốn đã chán ngán những bạo hành của thời Khủng bố (Terreur).
Mồ côi từ bé, Sophie được nuôi dưỡng bởi một bà dì, người phụ nữ cương nghị, có khuynh hướng bảo hoàng và tư tưởng Voltaire, được cô cháu gái chấp nhận noi theo. Bà dì đó là vợ một công chứng viên, đã tám mươi vào năm 1784 khi cô cháu gái được phó thác cho bà. Năm 1789 bà đã theo dõi Hội nghị Toàn cấp một cách đầy thiện cảm, nhưng năm 1793, tâm hồn hai dì cháu bị tổn thương vì những tên đao phủ thành phố Nantes và vì sự nhục hình mà những người họ kính trọng nhất phải chịu, họ quyết định về ẩn náu trong thành phố nhỏ Châteaubriant, nơi họ có bà con thân thuộc. Sát bên đó, ngay giữa vùng đất của phong trào bảo hoàng là vùng Renaudière từ hai trăm năm nay thuộc về dòng họ Trébuchet.
Cương quyết và độc lập như các cô gái lớn lên không mẹ, bướng bỉnh, không tin đạo và rộng lượng, Sophie Trébuchet phi ngựa trên các con đường trống quanh Châteaubriant, được bảo vệ bởi tấm thẻ "công dân yêu nước" do Carrier, vị ủy viên chính phủ khủng khiếp thuộc đảng Jacobin tại Nantes cấp, dĩ nhiên là nhờ ông ngoại Lenormand, và nàng vẫn dùng lá bùa này để cứu các tu sĩ bướng bỉnh hoặc giúp những người theo đảng Bảo hoàng trốn thoát.
Bởi nàng đã trở thành "cô gái Vendée sôi nổi, ghê tởm sự chuyên chế của Hội nghị Quốc ước". Trong thực tế, tại Châteaubriant, hai người phụ nữ chỉ phải chọn lựa giữa hai chủ trương khủng bố, của những người lính theo đảng Jacobin và của quân ăn cướp hoặc những người theo đảng Bảo hoàng. Khủng bố đỏ hoặc khủng bố trắng. Vì vậy mà Sophie thích ngôi nhà đơn sơ ở miền quê của mình hơn các thành phố nhỏ bị xâu xé bởi hận thù. Nàng thích cuộc sống nghèo nàn và những công việc trong vườn. Tại Petit Auverné, những "con người cục mịch" vẫn còn gọi nàng là "tiểu thơ" như thời trước. Là cô gái cương nghị, phóng khoáng, khá tự hào được liên kết
https://thuviensach.vn
với giới thượng lưu trong vùng phụ cận, con người khắc kỷ bận rộn với hoa, thi ca, và mơ gặp một con người anh hùng nào đó, càng lúc nàng càng gắn bó hơn với vùng đất bí ẩn này.
Quân đội ốm yếu của đảng xanh đói khát, phẫn nộ, bị quấy rối bởi hận thù vậy quanh đã phục thù bằng cách cướp phá và giết chóc. Con người trung hậu Muscar, người đàn ông tuyệt vời không có vẻ gì tàn bạo, buông tiếng thở dài: "Thật khổ tâm khi phải chỉ huy những đội quân làm ô danh các thủ lãnh của họ." Nhưng anh nguyền rủa không kém "những người đàn bà nổi tam bành, những ác phụ, những con người hung bạo" đã thông đồng với bọn bảo hoàng và đưa tới việc tàn sát những người yêu nước. Sophie Trébuchet thuộc lớp người này và nàng càng đồng tình với những mối hiềm thù của họ khi quân xanh miệt mài trong "một cuộc trác táng đầy chết chóc và xa hoa".
Vậy mà khi đi ngựa trở về phía Châteaubriant vào một ngày mùa hạ năm 1796, nàng gặp đại úy Hugo vui tánh đang đập những lùm cây dễ tìm "bọn cướp", nàng thấy mình có hơn một lý do để tỏ ra đáng yêu. Chàng sĩ quan trẻ không chịu trách nhiệm trong các cuộc tàn sát. Nàng đã nghe nói tới ảnh hưởng của chàng đối với Muscar và biết rằng ảnh hưởng đó rất tốt. Và nhất là một người nông dân vừa nói với nàng: "Đây là quân xanh. Các vị tu sĩ của chúng ta ở gần bên. Hãy lo cho những con người cục mịch này". Vậy là nàng tỏ ra một mực duyên dáng, chấp nhận đón tiếp ngay Hugo và người của chàng, và đưa họ về Renaudière.
Giải khát, chuyện trò. Chàng đại úy trẻ tuổi không làm ai phật lòng cả. Chàng có trình độ văn hóa nhất định, dẫn Tite-Live và Tacite, đọc thơ Voltaire và những bài sầu ca của Parny, bản thân chàng cũng làm những bài thơ huê tình và những bài thơ chữ đầu, "với một phong cách đủ làm động lòng người đẹp". Ngoài ra sự vui vẻ của chàng tuy xoàng xỉnh mà đầy thú vị, chàng luôn sẵn sàng ca hát cũng như đánh nhau. Muscar đã viết cho chàng bài thơ đề trên mộ này.
Nơi đây yên nghĩ trưởng đội chúng tôi,
https://thuviensach.vn
Tay cười toàn năng đã chết vì cười,
Tới sông Styx làm Pluton cười ngất
Đến người chết cũng yêu sao cõi chết.
Quan hệ tốt với tiểu đoàn trưởng Hugo, người có thế lực trong vùng, điều này phục vụ cho hoạt động của cô tiểu thơ. Nàng vẫn gặp lại chàng. Nàng tò mò quan sát chàng đại úy hai mươi ba tuổi này, với đôi môi đầy nhục cảm và đôi mắt tình tứ. Trong quân đội, mặc dầu vẫn kéo theo với mình, như tất cả những người chỉ huy của chàng; một cô gái dễ dãi, Louise Bouin, "với chiếc áo cánh được tô điểm nhiều hơn phần hồn", vẫn tự cho mình là "vợ Hugo", và mặc dầu vẫn tự hào một cách khá thô bỉ về những cuộc chinh phục tình ái của mình, chàng vẫn bị hấp dẫn bởi cô gái Bretagne với một trí thông minh và một sự dũng cảm rắn rỏi kia. Nàng nghĩ việc mời chàng và Muscar tới nhà dì Robin cũng là một cách cư xử tốt. Hầu hết mọi ngôi nhà đều đóng kín cửa trước những sĩ quan cộng hòa. Cho nên họ rất cảm động khi được đón tiếp niềm nở. Cô gái rất thông minh, trông nàng cũng khá xinh trong vẻ tươi mát của mình. Không lâu sau đó, hai chàng sĩ quan gọi cô cháu là "Sophie" và dì Robin là "dì của cháu". Về phần mình, Sophie, với tâm hồn Tây Ban Nha, quan tâm chú ý tới chàng đại úy trẻ tuổi. Chàng đã cứu nhiều phụ nữ, con tin và trẻ con. Nàng thích dạo bước với chàng trên những con đường trống vùng Bocage và mạnh dạn chứng minh cho chàng thấy cuộc chiến nhằm vào những người bảo hoàng là không đúng. Hugo bênh vực nền Cộng hòa một cách mạnh mẽ, nhưng chàng vẫn cảm phục tinh thần kiên quyết của cô gái mà chàng yêu mến, và lấy làm hạnh phúc được nể trọng nàng, cũng như nàng lấy làm hạnh phúc được nói chuyện thoải mái với một đối thủ.
Mối diễm tình không được hài hòa này rất ngắn ngủi. Muscar cãi nhau với ông tướng của mình, tiểu đoàn tám sông Rhin hạ được Hội đồng Chấp chánh rút về Paris. Brutus Hugo không khỏi buồn lòng khi phải rời xa người bạn gái xứ Bretagne của mình. Dì Robin cũng luyến tiếc cho cuộc chia ly này. Bà đủ quân tử để chấp nhận thời kỳ mới và không chống lại
https://thuviensach.vn
cuộc hôn nhân của cháu bà với một sĩ quan cộng hòa. Nhưng Sophie, khi được bà thăm dò, đã nói rằng "hôn nhân không phải là điều quan tâm của nàng". Nàng sẽ sống tại Renaudière và chăm sóc mảnh vườn của mình. Tuy nhiên, tại Paris, Hugo vẫn không quên "cô bạn Sophie bé nhỏ vùng Châteaubriant" của mình và tiếp tục viết thư cho nàng dầu chàng vẫn giữ bên chàng, cho những nhu cầu nhất thời, nàng Louise Bouin với chiếc áo cánh tô điểm thật chăm chút. Hugo nói với Muscar:
"Tôi thường ép sát nàng vào lòng tôi và tôi cảm thấy, qua hai trái cầu xinh xắn, sự vận động làm cho thế giới trở nên sôi nổi! Chúng ta hãy kéo màn!"
Điều kỳ lạ là chàng đại úy vui tính và dâm đãng này lại dễ buông xuôi, ngay khi bị phật ý, vào một thứ hoang tưởng bị truy hại lạ lùng. Muscar đã rời khỏi chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, Hugo làm cho bộ tham mưu phải chán ngán vì những lời kêu ca của chàng về người chỉ huy mới, "một tên nhãi ranh không những đáng nhốt mà còn đáng tội chết", "một tâm hồn bùn nhơ", "một con cá sấu bị mửa ra từ con sông Rhin". Người ta loại con người bất mãn bằng cách bổ nhiệm chàng làm báo cáo viên bên cạnh một hội đồng chiến tranh, do đó chàng được về quảng trường Grève, tại tòa thị sảnh. Trong tòa nhà chính phủ này, chàng không thể mang một người vợ không cưới xin về ở. Louise Bouin biến mất với sự dửng dưng kín đáo và nhanh chóng vốn là thông lệ bấy giờ, và chàng đại úy có thì giờ rỗi rảnh để mơ tới Sophie Trébuchet. Nàng trả lời thư chàng với một sự "dè dặt cực kỳ" và một sự thẹn thùng trong tình cảm không giống như "tài bẻm mép vui vẻ và giọng pha trò" của chàng đại úy. Nhưng có thể chính sự dè dặt đó đã quyến rũ chàng. Và lúc nào chàng cũng đề nghị cưới nàng.
Nàng chỉ có một mình trên đời, lớn hơn chàng mười bảy tháng. Nàng cần một chỗ dựa. Vậy mà nàng chẳng thấy bị cám dỗ bao nhiêu, và phải có sự đốc thúc của bạn bè ở Nantes nàng mới đi tới quyết định. Nàng tới Paris, cùng đi có anh nàng, Hugo khiến nàng phải ngây ngất vì những rung cảm yêu đương của chàng, và ngày 15 tháng mười một 1797, họ cưới nhau theo
https://thuviensach.vn
thủ tục dân sự tại tòa hành chính quận IX, khu phố Fidélité. Hợp đồng cho thấy chàng đại úy ngoài lương bổng còn sở hữu nhiều của cải và lợi tức, trong khi người vợ chưa cưới không mang gì về, Benaudière không là của riêng của nàng. Tuy nhiên người chiến sĩ hào phóng vẫn chấp nhận một sự sở hữu chung, và mặc dầu cuộc sống dưới thời Chấp chánh rất đắt đỏ, chàng cũng không than phiền bao giờ. "Tiền bạc, chàng nói, chỉ là động lực của chiến tranh. Miễn sao tôi có vừa đủ để sống trong yên ổn, tôi không nợ nần và không lo lắng".
Hai vợ chồng sống hai năm tại Paris, chàng thì tha thiết với người vợ thanh nhã xứ Bretagne của mình, nàng thì hơi mệt với lối nói chuyện dài dòng, ồn ào và những câu nói đùa dí dỏm của chồng, kiệt lực vì sự cuồng nhiệt trong ân ái của người đàn ông có cổ bò mộng nhưng bí ẩn, bền chặt và uy quyền đó. Nàng vẫn còn giữ một kỷ niệm khá tệ hại về "những ngày buồn bã sống trong tòa thị sảnh cổ kính với những bức tranh bị xé nát và những bức tường bị vấy bẩn bởi cuộc cách mạng". Đôi vợ chồng trẻ không có quần áo lẫn chén dĩa. Sophie luyến tiếc trang viên Renaudière, khu vườn và bầu không khí miền biển Bretagne của nàng. Người bạn thân nhất của họ là viên thư ký tòa án, Pierre Fourcher, con trai của một người thợ giày tại Nantes, người bạn của gia đình Trébuchet, cùng tuổi với người sĩ quan hành chính nhưng khí chất rất khác biệt, anh thận trọng, trong trắng và giu giú ở trong nhà. Nền giáo dục Fourcher nhận được của một người chú làm linh mục phụ tá thích hợp để biến anh thành một diễn giả hơn là một người lính. "Một điều duy nhất chia rẽ hai người bạn: chính trị. Người báo cáo viên theo chế độ cộng hòa và người thư ký tòa án theo chủ nghĩa bảo hoàng". Cả hai đều không thích bạo lực. Vài ngày sau hôn lễ của bạn, người thư ký tòa án cưới Anne-Victoire Asseline, anh yêu cầu Hugo làm người chứng cho mình. Tại bữa tiệc cưới, Hugo rót đầy ly mình và nói: "Bạn hãy sinh một đứa con gái, tôi sẽ sinh một đứa con trai, chúng ta sẽ làm lễ cưới cho chúng. Tôi xin uống cho hạnh phúc gia đình chúng".
Tại Paris vào thời Chấp chánh với những bộ áo dài lả lơi và những ý kiến táo bạo, vợ chồng Hugo thăm viếng các nơi ăn chơi. Sophie mặc những bộ
https://thuviensach.vn
trang phục mỏng nhẹ tôn vinh dưới con mắt hiếu kỳ, chồng nàng nói theo ngôn ngữ nhả nhớt của thời đại, "những nét quyến rũ thầm kín nhất". Trong vườn Idalie, nơi góc đường Chaillot và Champs - Élysées, người ta trông thấy những bức tranh sống động, chẳng hạn bức "Cuộc gặp gỡ của thần Chiến tranh và thần Vệ nữ dưới những đám mây trong suốt", họ gặp đại tá tổng quản Lahorie, người bạn thời thơ ấu của Sophie Trébuchet. Victor Fanneau Lahorie gốc gác ở Mayenne. Đi theo Cách mạng, anh vẫn giữ nguyên phong cách quí tộc thu thập được tại trường Louis-le-Grand, bấy giờ là nhà trường của các thầy tu dòng Tên. Anh mặc một chiếc áo dài hẹp tà, quần không có dải trang sức, đội nón hai góc màu đen có gắn một cái phù hiệu nhỏ xíu, mang bao tay trắng. Tóm lại, một vẻ tao nhã giản dị và cổ điển. Sophie Hugo vui thích ra mặt khi gặp lại anh, cố nhiên nàng thích vẻ nghiêm trang quí phái của anh hơn, nó tương phản với sự bồng bột sôi nổi của người sĩ quan hành chính. Vào một thời phong tục buông lỏng, vị đại tá với đôi mắt lóng lánh này vẫn sống một mình, không vợ. Anh đọc nhiều những nhà thơ La Tinh và Pháp, đó là một con người khắc kỷ và một con người mơ mộng. "Anh có đầu óc cực kỳ sắc sảo và biết làm tôn giá trị của nó". Tâm hồn có yêu cầu cao, đầy tự hào và đáng được yêu mến. Vị đại tá gắn bó với gia đình Hugo, về phần họ, họ cũng một lòng vun quén cho tình bạn này; người chồng thì hạnh phúc tìm được một người che chở, bạn của tướng Moreau, được Hội đồng Chấp chánh giao nhiều nhiệm vụ trong đội quân Ý; người vợ thì hài lòng có được một người bạn tâm tình kín đáo.
Năm 1798, vợ chồng Hugo có một đứa con trai: Abel, và năm sau, vị thiếu tá trở về với quân đội. Bởi tiểu đoàn Hai mươi trực thuộc được chỉ định sáp nhập đạo quân sông Rhin, bấy giờ được gọi một cách tự hào đạo quân sông Danube, anh đưa vợ về ở tại Nancy. Địa chỉ: "Nữ công dân trẻ Hugo, tại nhà mẹ, đường Maréchaux, thành phố cổ, Nancy." Con đường buồn bã, ngôi nhà sầu thảm. Mặt tiền nhà vàng vọt toát vẻ thê lương, còn sân trong thì mờ tối. Người đàn bà Bretagne quen sống ngoài trời cảm thấy ngột ngạt ở đây. Nàng không thích bà mẹ chồng và nhất là cô em chồng Marguerite, tức Gotoll, vợ Martin-Chopine, cả hai cứ lăm lăm quản lý
https://thuviensach.vn
nàng. Sophie muốn cho con bú, tắm rửa và dẫn nó đi dạo, gia đình nhà chồng thì ủng hộ chuyện bú bình và lau rửa bằng một góc khăn tắm. Như bao nhiêu người anh hùng bị giằng co giữa mẹ và vợ, Léopold Hugo thấy ai cũng có lý. Lahorie, vị đại tá đẹp trai gặp trong vườn Idalie, đến Nancy. Anh không quên nàng Sophie nghiêm trang, người đàn bà của lòng anh, và thường tới lui trò chuyện cùng nàng. Những phê phán nghiêm khắc về thời kỳ khủng bố, những ước vọng hòa bình và tự do đích thật, những lời ca ngợi tướng Moreau mà Lahorie rất thân cận, những kỷ niệm đầy luyến tiếc về tuổi thơ ở Normandie và Bretagne, những chủ đề chung không hề thiếu đối với họ. Những cuộc gặp gỡ đó tạo điều kiện nảy sinh cho một tình yêu thầm kín, ban đầu có tính vô thức và trong trắng. Tháng chạp 1790, Moreau được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh đạo quân sông Rhin, Lahorie trở thành tham mưu trưởng, và phù hợp với truyền thống xa xưa của quân đội, thiếu tá Hugo, mà vợ vẫn được vị tướng trẻ yêu thích, nhận được tất cả những gì anh mong muốn, và chính anh cũng được biệt phái bên cạnh Moreau.
Ban đầu anh để vợ ở lại Nancy. Lại mang thai, mơ hồ yêu một người đàn ông khác, Sophie kinh sợ thói dâm đãng như háu đói của chồng hơn bao giờ cả. Nàng thúc giục những kỳ nghỉ hè của vợ chồng và yêu cầu, bằng những bức thư mà vị thiếu tá cho là giá lạnh, được về sinh nở tại Bretagne. Vị thiếu tá gởi bà Léopold Hugo: "Anh không phản đối niềm vui của em khi rời Nancy, đi gặp lại gia đình thân yêu. Nhưng nó thể hiện bằng một kiểu cách khiến lòng anh se thắt". Nàng muốn dẫn bé Abel về Renaudière: "Em sẽ rất buồn, nàng viết, khi bỏ nó lại trên một vùng đất mà em đã nói lời vĩnh biệt. Em sẽ không xê dịch nữa một khi đã về nhà mình, anh sẽ luôn được tự do muốn gặp em hoặc con anh tại đây khi nào anh muốn tới với bọn em..."
Thái độ hiềm thù này gây thất vọng cho người chồng trẻ: "Sophie, có đúng là em đã viết ra những dòng chữ cay đắng đó không?" Anh nói tới chuyện tự tử, đó là văn chương: "Anh định... nhưng anh đã kịp dừng lại, không phải vì sợ..." Anh không cho phép nàng lên đường và từ Augsbourg viết thư cho nàng biết anh sẽ tới thăm nàng tại Nancy: "Anh nghĩ tới việc
https://thuviensach.vn
giữ em trên một bên đùi và Abel trên đùi kia, tới niềm vui thích được hôn lên cạnh sườn thân yêu đã mang những niềm hi vọng mới..." Những hình ảnh của hạnh phúc gia đình và xác thịt đó không hấp dẫn Sophie chút nào. Hugo hoài công khơi gợi niềm hạnh phúc khi lại được nằm dài bên cạnh nàng và ôm chặt nàng trong đôi cánh tay. Đó là tất cả những gì nàng kinh sợ. Thế nhưng, sau khi sinh đứa con trai thứ nhì, Eugène, tại Nancy ngày 16 tháng chín 1800, nàng phải tới với chồng tại Lunéville, nơi anh được bổ nhiệm làm tổng trấn. Ở đây, nàng cũng gặp lại Lahorie rất được yêu vì và đang được Joseph Bonaparte giao nhiệm vụ đàm phán hòa bình. Anh hoàn thành nhiệm vụ một cách khôn khéo. Sự rành rẽ của anh, ngôn ngữ trau chuốt của anh nổi bật hẳn bên cạnh sự tầm thường của người xung quanh. "Anh có cung cách, Ségur nói, của một người theo chủ nghĩa bảo hoàng". Còn vị tổng trấn thì đặt may những bộ quân phục đẹp và tỏ ra tự hào với những thành công của vợ mà chính Joseph Bonaparte cũng phải khen là thông minh. Hugo viết một lá thư đầy nhiệt tình cho người bạn cũ Muscar đang cầm quyền tại Ostende, nói về "Sophie tuyệt vời" và "Lahorie đáng quí mến". Tình huống cổ điển. Tại bộ tham mưu của đạo quân sông Rhin, Hugo trở thành một trong những người thân cận của tướng Moreau. Cuộc gặp gỡ tai hại, bởi năm 1800 Moreau đóng vai đối thủ của Bonaparte, và tất cả những ai tận tụy với ông ta đều khơi dậy những nghi ngờ của vị chúa tể mới. Dầu có một sự gởi gấm nồng nhiệt của Joseph, Hugo vẫn rời Lunéville mà không được nâng bậc. Lo cho tương lai anh, nhiều người bạn đã tiến cử anh làm chỉ huy trưởng tiểu đoàn tại lữ đoàn Hai mươi. "Nhiệm vụ mới này, anh nói, mở ra cho tôi những buồn phiền và chán ngán mới..." Bởi lữ đoàn Hai mươi đặt dưới sự chỉ huy của một sĩ quan cao cấp đã từng có mối bất hòa với anh.
Năm 1801 nhân có một cuộc dạo chơi trên núi trong chuyến đi Lunéville tại Besançon, một đứa con thứ ba của Hugo được thai nghén (một ngày anh đã nói với con điều này) trên ngọn núi cao nhất của dãy Vosges, ngọn Donon, giữa những đám mây, điều chứng tỏ nhiệt tình của anh vẫn hung hãn và đột ngột. Đứa con trai thứ ba ra đời tại Besançon ngày 26 tháng hai
https://thuviensach.vn
năm 1802 trong một ngôi nhà cổ thế kỷ XVII. Cha mẹ yêu cầu tướng Victor Lahorie làm cha đỡ đầu cho đứa bé, và Marie Dessirier, vợ của Jacques Delelée, lữ đoàn trưởng chỉ huy đồn lũy Besançon, làm mẹ đỡ đầu, từ đó đứa bé mang tên Victor-Marie. Thực tế, không có lễ rửa tội và việc đỡ đầu chỉ là một sự làm chứng về hộ tịch. Lahorie đã trở về Paris, được có tư thế nhờ tướng Delelée.
Đứa bé có vẻ ốm yếu đến nỗi thầy thuốc đỡ đẻ tưởng đâu cậu không thể sống được; cậu chỉ được cứu sống nhờ những sự chăm sóc của "người mẹ bướng bỉnh". Hugo viết cho Muscar: "Tôi có ba đứa con, Muscar thân mến, đó là ba đứa con trai. Tình huống của tôi là tình huống con trai. Chúng cứ đi theo dấu của tôi thì tôi cũng đủ mãn nguyện rồi. Mong sao chúng sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp hơn tôi, tôi cầu phước cho chúng cũng như tôn thờ người mẹ đã sinh ra chúng cho tôi. Em trai tôi đã tới đây, đó là một chàng trai tuấn tú cao năm piê sáu pút, đã tham gia trọn cuộc chiến tranh như một người lính tinh nhuệ trong đạo quân ở Sambre-et-Meuse... Tôi còn một đứa em trai nữa... Tôi rất bối rối với chuyện tìm việc cho nó... Nhưng nó là người tốt. Nó học hành khá và là tác giả một vở bi kịch không đến nỗi tồi... Nó đã quyết định vào quân đội..."
Anh em nhà Hugo, tất cả đều là chiến sĩ và nhà thơ, những con người dũng cảm. Nhưng tánh hay nói thẳng không mang lại thành công cho Léopold. Tại lữ đoàn Hai mươi, theo thói quen đáng tiếc của mình, anh đã dấn vào một cuộc chiến không cân sức với người chỉ huy của mình. Viên đại tá Guestard nọ có biểu hiện mờ ám trong sổ sách kế toán. Vì đã chê trách anh ta, Hugo bị cáo buộc đã xúi giục sĩ quan nổi loạn. Vụ việc tệ hại, bởi trong giới lãnh đạo, một người bạn của Moreau không thể tin vào một chỗ dựa nào. Viên đại tá than phiền về tính cách hung bạo và gây gổ của "viên chỉ huy trưởng to lớn đã khoác bộ áo chẽn của dân thành Sparte trong đạo quân sông Rhin". Hugo viết cho Muscar: "Hắn đảm bảo rằng tôi không đánh giặc chớ! Tên cướp đó đã phê phán tôi qua bản thân nó..." Bộ chú ý tới Hugo như một con người mánh khóe. Mà vị Đệ nhất Tổng tài thì rất sợ những kẻ phiến loạn. Sáu tuần sau khi đứa con trai thứ ba ra đời, Hugo
https://thuviensach.vn
nhận được lệnh tới Marseille nhận chức chỉ huy trưởng một tiểu đoàn sắp sửa lên đường tới Saint-Domingue.
Tưởng đâu mình bị truy hại và bị đe dọa nghiêm trọng, chàng phạm phải sự điên rồ là gởi người vợ trẻ tới Paris để cầu xin Joseph Bonaparte, tướng Clarke và Lahorie bốc anh khỏi những kẻ thù địch bằng một sự thay đổi lịch bổ dụng. Dầu rất buồn phải rời xa ba đứa con trai, Sophie vẫn chấp nhận lên đường, nàng luôn thích những sứ mạng khó khăn. Nhưng cuộc vận động bên cạnh Lahorie tỏ ra thiếu thận trọng và những chuyện xảy ra tiếp theo không phải là điều khó đoán trước.
Vị tướng giờ đây để hai chòm râu má và đội mũ kiểu Titus. Bức tranh anh phác cho người bạn gái về tình hình không khích lệ bao nhiêu. Từ lâu, Lahorie vẫn giữ vai trò trung gian giữa ông thầy của anh, Moreau, một con người ngập ngừng, và vị Đệ nhất Tổng tài vốn dè chừng vị cựu chỉ huy trưởng đạo quân sông Rhin nhưng vẫn còn nể nang ông. Lẽ ra Bonaparte có thể chiếu cố tới Lahorie bằng cách cử anh làm đại sứ. Ông đã không làm điều đó. Người kia thì vẫn hướng tới và lại lao về phía Moreau, mà dẫu sao anh cũng biết rõ chỗ yếu. Vị Tổng tài từ chối bổ nhiệm Lahorie làm sư đoàn trưởng. Đó là sự về hưu, ở tuổi ba mươi bảy, và cố nhiên là sự thất sủng. Lahorie lấy làm đau đớn; nước da mặt anh trở nên vàng vọt, đôi mắt lóng lánh của anh hõm sâu. Sophie vốn hiếu chiến đã giục anh dấn vào cuộc chiến đấu chống lại vị Đệ nhất Tổng tài. Những phái viên mật của Cadoudal và bá tước Artois xun xoe xu nịnh Moreau. Người phụ nữ xứ Vendée ca tụng cuộc liên minh này, ít ra để hạ Bonaparte. Đó là một lời khuyên thiếu thận trọng, nhưng nàng có đầu óc hung hăng và trái tim mãnh liệt.
Trong khi đó, tại Marseille, bé Victor bị cai sữa sớm đã được giao cho Claudine, vợ của một sĩ quan hầu cận. Tiểu đoàn trưởng Hugo, trở thành chồng vú nuôi, phải để mắt tới ba đứa con trai, tận tình nuôi dưỡng chúng và đoan quyết tình nghĩa vợ chồng của mình: "Anh đã cho các con hôn thư của em và cho chúng kẹo nhân danh người mẹ tuyệt vời của chúng. Em
https://thuviensach.vn
đừng lo sợ gì về tuổi trẻ của anh và những sự hư hỏng tràn ngập thành phố này... Em lại sẽ thấy anh xứng đáng với những nụ hôn trong trắng của em..." Người chồng muôn thuở tự trấn an mình về sự vắng mặt dai dẳng này: "Không người đàn bà nào lại không yêu chồng mình hơn cả, và tôi sẽ rất khốn khổ nếu tôi lầm..." Ngay cả cách nói cũng chứng tỏ chàng có chút hoài nghi trong chuyện này. Ngày một tháng giêng 1803, chàng thông báo tin tức mấy đứa con trai cho mẹ chúng: "Hôm nay, Abel đã vào và nói với anh một câu chúc mừng mà Eugène lập lại ở phía sau, chúng rất vui thích... Nếu em liệu trước những nỗ lực của em vô ích, em hãy rút ngắn thời gian vắng vợ của anh, hãy về an ủi anh, nếu phải khổ thì anh sẽ đỡ khổ hơn khi anh thống trị em..."
Tháng sáu 1803, Victor được mười sáu tháng, theo lời người tiểu đoàn trưởng, đã đòi "mẹ..." Thật ra thì cậu ít biết tới mẹ. Sophie Hugo bấy giờ đang ở tại lâu đài của Saint-Just, gần Vernon, với Lahorie đang bị thất sủng. "Câu lạc bộ Moreau" vẫn tiếp tục, một cách thiếu thận trọng, làm suy yếu Bonaparte, dĩ nhiên Bonaparte quật cho đờ người những con người táo tợn. Bất chấp những cuộc vận động của Sophie bên Joseph Bonaparte, Hugo vẫn bị đổi tới đảo Corse. Với ba đứa bé, anh đi tàu tới Bastia, thành phố cổ kính với những ngôi nhà cao trông khô khan. "Sophie thân yêu, hãy trở về trong vòng tay Hugo chung thủy của em... Hãy yên tâm về sự thủy chung của anh. Ở đây không những người ta gặp nhiều rủi ro lớn khi ve vãn phụ nữ, bởi nhiều nguy cơ bệnh tật, người ta còn phải sợ những mũi dao găm, kỷ niệm của em quá đậm nét và hình ảnh của em quá thân thương với anh thì làm sao anh có thể gây cho em những phiền não mà sự báo thù sẽ khiến anh phải chết vì đau đớn..." Sự báo thù đã tới trước tội lỗi; người vợ hầu như không trả lời và người cha bị bỏ rơi phải chăm sóc các con đã bắt đầu mọc răng. "Người ta có thể nói, Saint-Beuve nói, một anh chiến binh khổng lồ nào đó đã nhận về trong chiếc mũ cát của mình ba đứa bé với da thịt bụ bẫm và mặt mày thiên thần nhỏ dễ thương, và mang chúng theo trong suốt đoạn đường của mình với tất cả sự thận trọng của người mẹ."
https://thuviensach.vn
Abel tới tuổi vào trường; Eugène bụ bẫm với đôi má hồng hào và những món tóc quăn vàng óng luôn được các bà ưa thích; Victor thì vẫn ốm yếu và buồn bã. Cậu có một cái đầu bự chảng, nó quá to so với thân hình, biến cậu thành một thứ người lùn dị dạng. "Người ta gặp cậu trong những cái góc; đang lặng lẽ khóc không ai biết vì sao..." Cha cậu giao cậu cho một người dẫn đi dạo; ngay những ngày đầu, cậu đã không chịu đựng được chị này. Cậu oán ghét chị vì chị không nói tiếng Pháp, cậu gọi chị là mụ hung ác. Người ta tưởng tượng những gì xảy ra trong đầu cậu bé không mẹ, đứa em yếu đuối của hai người anh khỏe mạnh. Như vậy đã hình thành một cái nền tính cách buồn bã, từng lúc trong suốt đời cậu, hiện rõ dưới một sức sống kỳ diệu.
Năm 1803 tiểu đoàn lên đường đi đảo Elbe và cuối cùng Sophie đã tới đảo này và gặp lại gia đình tại Porto-Ferrajo. Chồng nàng đã gọi nàng tới một cách khẩn thiết: "Mọi người đều ngạc nhiên vì em không tới và vì anh chỉ có các con ở bên anh. Điều này không khỏi khiến người ta dị nghị..." Khi tới đây, nàng biết rõ mình muốn gì. Đưa về Paris ba đứa con trai mà nàng yêu quí, và gặp lại Lahorie ở đó. Nàng trù trước sự đồng tình của chồng, theo chỗ nàng biết, hẳn chàng còn phải nuôi dưỡng một cuộc tình vụng trộm nào đó và cần có tự do. Quả nhiên ngay khi tới, nàng được nhiều người cho biết rằng vị chỉ huy trưởng có một mối quan hệ trên đảo với một cô gái, Cathérine Thomas, mà người cha là người quản lý chi tiêu tại bệnh viện vừa mới bị đuổi việc vì tham ô. Dầu bản thân nàng cũng có nhiều điều lầm lỗi, Sophie vẫn nổi cơn tam bành, gay gắt cự tuyệt người chồng đa tình, và lại ra đi vào tháng mười một 1803. Nàng đã ở lại Porto-Ferrajo không đầy bốn tháng.
Nàng cho rằng chồng nàng đã không mấy động viên nàng ở lại và anh chỉ mong được tự do sống với người tình. Hugo vẫn yếu đuối về mặt xác thịt, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên có thể anh vẫn thích người mẹ của các con mình hơn nếu nàng biến cuộc sống chung thành điều có thể dung thứ được. Nhưng giữa vợ anh và anh, sự xung đột thuộc tính khí. Anh viết cho vợ ngày 8 tháng ba 1804: "Vĩnh biệt Sophie, em nên nhớ rằng anh có một
https://thuviensach.vn
con sâu cứ mãi gặm mòn anh: khát vọng được chiếm hữu em, rằng anh đang ở cái tuổi mà đam mê trở nên dữ dội nhất và anh không khỏi thì thầm trách cứ em khi anh thấy có nhu cầu siết chặt em vào lòng..."(2) Và nếu nàng đã trở về với anh sớm hơn, anh quả quyết, chắc chắn anh đã không phản bội. "Đúng, anh chỉ muốn mình thuộc riêng em, nhưng để anh thuộc riêng em, thì em đừng bao giờ để anh thấy mình bị lạnh nhạt, hất hủi. Nói khác đi, tốt hơn chúng ta nên xa nhau."(3) Đó không phải là sự đoạn tuyệt hoàn toàn. Anh yêu con, anh nhìn nhận những sai lầm của mình, anh qui trách nhiệm cho vợ về điều đó: "Ở tuổi anh, và khổ thay với một tính khí quá sôi nổi, đôi khi người ta có thể quên mình, nhưng lỗi này chỉ có thể do em... Anh còn quá trẻ thì làm sao sống cô đơn được, anh tràn trề sức khỏe thì không thể không thích phụ nữ; nhưng anh yêu, và hơn nữa anh sẽ vẫn say mê vợ anh nếu vợ anh nhìn nhận rằng anh cần tới tình yêu và những sự chìu chuộng của nàng. Nhưng anh chỉ có thể khôn ngoan với vợ anh thôi, vậy thì Sophie yêu dấu, anh nghĩ anh nên cho em sinh thêm một đứa nữa còn hơn bỏ rơi em để chạy theo một người đàn bà khác và nhìn mấy đứa nhỏ sống xa cha. Anh tin mình có đủ phẩm chất tâm hồn để mang lại hạnh phúc cho người muốn phê phán anh mà không cần tới thành kiến; trong quan hệ thể chất, anh sẽ chỉ nói chuyện đó với em, giờ đây anh khá hơn bao giờ hết, trong quan hệ giáo dục, anh đã thu thập được nhiều điều từ khi vắng em."(4) Sự chân thành dễ gợi sự tha thứ và lẽ ra đã gây sự xúc động, nhưng Sophie lại thích điều gì khác. Trong chuyến đi dài đầy vất vả, nàng vui mừng được dịp giới thiệu với Lahorie ba đứa con trai của nàng, Abel khỏe mạnh, Eugène với những món tóc quăn vàng óng và bé Victor dễ thương và nhạy cảm. Khi xe dừng lại tại khách sạn Messageries trên đường Notre-Dame-des-Victoires, nàng kinh ngạc vì không thấy Lahorie mà nàng đã báo cho biết cuộc trở về của mình. Trên cửa dán hai tờ yết thị. Chúng thông báo việc những tên cướp phe bảo hoàng đã toan mưu sát vị Đệ nhất Tổng tài, và khích động nhân dân Paris tố giác những kẻ tòng phạm và tiếp tay bắt giữ chúng. Tiếp theo là danh sách những kẻ tình nghi. Trong số đó, nàng đọc: Victor-Claude-Alexandre Fanneau Lahorie.
https://thuviensach.vn
Nàng bị dao động nhưng không ngạc nhiên. Moreau đã âm mưu chống lại Bonaparte, ông đã xem thỏa ước của chính phủ và giáo hoàng là giả dối và từ chối Bắc đẩu bội tinh, ông qui tụ những người nước ngoài, những kẻ lưu vong và những nhà tư tưởng; mẹ vợ và vợ ông đã công khai mưu phản, tất cả những điều đó Sophie đã biết trước khi đi Porte-Ferrajo. Lahorie đã khích động Moreau chống lại vị Đệ nhất Tổng tài, và con người theo chế độ cộng hòa này (dưới ảnh hưởng của Sophie) đã khuyên thành lập một liên minh với những người theo chủ nghĩa bảo hoàng, nàng cũng biết điều đó hơn ai hết. Là một người đã từng theo phái Jacobin và vẫn còn chịu ảnh hưởng, từ lâu Moreau vẫn thận trọng. Chủ lâu đài Grosbois, trở nên to béo, dâm đãng, ông là người dẫn các đoàn quân tới bên bờ sông Rubicon rồi tổ chức tiệc tùng tại đó.
Trong giới thân cận của ông, chỉ có Lahorie là người cương quyết. Do đó mà cảnh sát của chế độ Tổng tài đặt mục tiêu tối hậu phải bắt cho kỳ được con người này. Dấu hiệu nhận dạng của anh được thông báo cho các tỉnh trưởng: "Năm piê hai pút, mắt đen khá to dầu hơi hõm sâu, đường viền quanh mắt màu vàng, nước da mặt còn in dấu bệnh đậu mùa, cái cười cay độc..." Đôi chân cong hình cung do quen cỡi ngựa là một nét đặc trưng khác. Cảnh sát tìm anh khắp nơi, tại Mayenne, rồi tại tòa lâu đài của Saint Just, cuối cùng tại nhà một người bạn ở đường Clichy, số 21. Nhưng không thấy anh ở đâu cả. Sự thật là anh ở đối diện, số 24 đường Clichy, tại nhà bà Hugo từ mấy hôm trước đã dọn về đây với các con. Anh chỉ ở lại đây bốn ngày, và bởi không muốn đặt người bạn gái vào tình thế nguy hiểm, anh tiếp tục cuộc sống lang thang đày ải của mình. Napoléon Bonaparte vốn khoan hồng theo bản tính và nguyên tắc, hẳn chỉ mong vị tướng trẻ tuổi sang Hoa Kỳ và sống trong sự lãng quên của mọi người, nhưng Lahorie vẫn ở lại Pháp, và người ta thấy anh thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong sự giả trang tại đường Clichy, nơi anh luôn được đón nhận một cách âu yếm.
https://thuviensach.vn
II - MỘNG CHINH CHIẾN
Những kỷ niệm xa xưa nhất của Victor bắt nguồn từ ngôi nhà ở đường Vichy. Ông còn nhớ "trong ngôi nhà đó có một cái sân, trong sân có một cái giếng, bên cạnh cái giếng có một cái chậu, và trên cái chậu, một cây liễu, mẹ ông gởi ông tới trường ở đường Mont-Blanc, và bởi ông quá nhỏ, ông được chăm sóc nhiều hơn những đứa trẻ khác; buổi sáng, người ta dẫn ông vào phòng cô Rose, con gái của ông thầy giáo, đặt ông ngồi trên giường, bên cạnh cô, và khi cô đứng dậy, ông nhìn cô mang vớ..."(5) Những chuyển động đầu tiên của nhục cảm luôn để lại những dấu vết sâu đậm và con người trong suốt cuộc đời vẫn tìm cách gặp lại những cảm xúc của thời đó. Luôn luôn con người này sẽ bị ám ảnh bởi những mối "diễm tình hé lộ", những cái chân phụ nữ, những chiếc vớ trắng hoặc đen và những bàn chân của họ.
Trong lúc đó thì Léopold Hugo đã sang Ý. Con người hiền lành Joseph Bonaparte, văn nhân biến thành chiến binh bất đắc dĩ nhờ người em nổi tiếng, đã được lệnh phải chinh phục vương quốc Naples. Như người ta đã biết, Hugo không xa lạ gì với ông hoàng bởi đã từng phục vụ theo mạng lệnh của ông tại Lunéville, và ông vẫn mong muốn điều tốt đẹp cho Hugo. Nhưng các ban ngành ở Paris vẫn kiên trì phản đối mọi cuộc thăng tiến của một sĩ quan đã thỏa hiệp với Moreau và Lahorie. Sophie không còn bận tâm gì tới người chồng xa xôi gần như đã bị phế bỏ này, trừ phi để xin tiền. Hugo gởi về một nửa số lương của mình, không khỏi càu nhàu, và khi những món tiền trợ cấp không còn đều đặn thì Lohorie, vẫn còn những khoản dự trữ bí mật, chi cấp cho những nhu cầu của gia đình. Cuối cùng Hugo cũng có dịp nổi bật hơn người. Cuộc chiếm đóng đã làm dấy lên tại Naples, trong vùng Calabres, những phe nhóm táo tợn, một nửa là người yêu nước, một nửa kẻ cướp. Người gan lì nhất trong đám thủ lãnh của họ, Michel Pezza, tức là Fra Diavalo, người kháng chiến đúng hơn là kẻ cướp bởi anh ta chống lại kẻ chiếm đóng, đã bị Hugo bắt được sau một cuộc săn
https://thuviensach.vn
đuổi đẫm máu. Tiếng tăm Hugo trở nên vang dậy, và ông được bổ nhiệm làm tổng đốc tỉnh Avellino và được thăng cấp đại tá quân đội hoàng gia đảo Corse.
Vào thời kỳ đó (1807) tình cảnh của Lahorie càng xấu thêm. Những món tiền dự trữ của ông đã cạn kiệt, tình cảnh người bị truy nã tạo cho khuôn mặt ông một vẻ không tự nhiên thoải mái. Ông cứ lay động quai hàm không ngớt như một người bệnh bị rung cơ. Ông bồn chồn, lo lắng không yên, ông luyến tiếc thời kỳ những chiến sĩ của Tự do hồ hởi tiến vào các thành phố Bavière và Tyrol, và ông nguyền rủa tên "bạo chúa", không còn là Louis XVI nữa, mà là Hoàng đế. Khi bà Hugo thấy người bạn của mình luôn bị Fouché rình rập không thể tới Paris được nữa và tiền bạc cũng sẽ thiếu hụt không cung ứng nổi cho các con, cuối cùng bà đành vâng lời và đi gặp chồng. Có điều Hugo không còn mong đợi điều đó nữa. "Anh không mong gọi em tới chút nào... Tại em mà anh hết muốn xum họp với em cho tới khi anh có một việc làm ổn định..."(6) Nhưng vì quá cấp thiết, Sophie không cần biết tới những lời phản đối của chồng, và tháng tám 1807, bà lên đường đi Ý mà không báo trước.
Cậu bé Hugo chỉ mới lên năm nhưng đó là một đứa trẻ nhạy cảm và chăm chú. Suốt đời cậu không bao giờ quên chuyến đi qua nước Pháp trên xe ngựa chở khách: ngọn núi Cenis và những tảng băng kêu răng rắc dưới xe, một con chim đại bàng bị bắn hạ và được dùng vào bữa ăn trên núi, và nhất là những đoạn thân thể con người còn loang máu, treo lơ lửng trên cành cây mà cậu và hai anh nhìn qua những tấm kiếng trên đó họ dán những cái giá chữ thập bằng rơm để giải buồn. Sự kinh tởm đối với hình phạt tử hình, những ám ảnh của nhục hình và cái giá treo cổ, sự trái ngược của cái giá treo cổ và cái giá chữ thập, những ý tưởng sẽ ám ảnh cậu cho tới ngày chết đã bắt nguồn từ những ấn tượng mãnh liệt của thời thơ ấu này. Bà Hugo vốn thích những mảnh vườn ở Bretagne hơn những sắc màu chói chang của miền nam nước Pháp, chỉ bận tâm tới nơi trú ngụ, nhưng các cậu bé thì bị hấp dẫn bởi thành phố Naples "rực rỡ dưới ánh mặt trời trong bộ áo trắng toát viền tua xanh..." Và kiêu hãnh làm sao, ở cuối chuyến đi, được
https://thuviensach.vn
gặp vị đại tá trong bộ quân phục trịnh trọng để đón họ, được là con trai của vị tổng đốc, được đứng về phe chiến thắng:
Tôi một mình qua đám người thất trận Vẻ cung kính trông đến phải lạ lùng; Tôi bé nhỏ đã thấy mình sừng sững Khi bập bẹ tiếng nước Pháp thân thương Khiến người lạ phải tái xanh mày mặt.(7) Sự thật là vị đại tá, đang sống trong phủ với nàng Thomas, rất đỗi kinh hoàng khi thấy vợ tới. Nhưng ông là con người dũng cảm, ông yêu các con, ông sắp đặt gia đình ở Naples và còn đón về ở tại ngôi nhà ở Avellino trong mấy ngày sau khi tống khứ Catherine Thomas.
Mọi đứa bé đều sống qua một câu chuyện thần tiên, nhưng câu chuyện thần tiên những năm đầu tiên của Victor Hugo thì lộng lẫy lạ thường. Tại Ý, ba anh em sống trong một tòa lâu đài bằng đá hoa đã nứt nẻ, núp dưới bóng một cây phỉ, gần đó có một cái rãnh sâu. Không phải đến trường, tự do hoàn toàn, những ngày đó chẳng khác một kỳ nghỉ hè mà trọn đời Victor Hugo còn cảm thấy thích thú; một người cha uy quyền mà mọi người rất đỗi khó gặp, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện và "cỡi ngựa" trên thanh kiếm to của mình để làm cho các con vui, nhưng luôn luôn được các kỵ sĩ đội nón sắt láng bóng phải chờ đợi trong sân một cách kính cẩn, một người cha mà nhà vua xứ Naples rất yêu mến, ông này lại là anh trai của Hoàng đế; một người cha đã cho ghi tên cậu bé Victor vào danh sách quân đội hoàng gia đảo Corse, và từ ngày ấy cậu được xem là một người lính. Vẻ mặt đầy cảm phục, các cậu bé luồn đôi bàn tay nhỏ xíu của họ trong các ngù vai vàng rực. Trong những bức thư của mình, vị đại tá nói về các con một cách trìu mến: "Victor, đứa nhỏ nhất, tỏ ra có nhiều khả năng học tập. Nó cũng ung dung như anh cả của nó, và rất chín chắn. Nó ít nói và bao giờ cũng đúng lúc. Những ý nghĩ của nó lắm lúc khiến anh ngạc nhiên. Nó có một khuôn mặt thật dịu hiền. Cả ba đứa đều là những đứa trẻ tốt. Chúng rất mực thương yêu nhau: hai đứa lớn thương em cực kỳ. Anh rất buồn vì không có chúng bên anh nữa. Nhưng ở đây các phương tiện giáo dục còn thiếu thốn và chúng buộc phải về Paris thôi."(8)
https://thuviensach.vn
Đó không phải là lý do thật. Giữa vị đại tá và vợ không có một sự giải hòa nào. Nàng Thomas và Victor Lahorie vẫn xuất hiện nhan nhãn nơi chân trời. Người tình đòi hỏi người vợ phải cất bước ra đi, người vợ thì không muốn được đối xử như người tình. Các đứa trẻ đoán ra những cuộc chiến bí ẩn mà chúng không thấu hiểu lý do.
Chúng vừa tự hào về cha và nhận ra một sự xúc phạm nào đó mà ông đã gây ra cho người mẹ tuyệt vời của chúng. Chúng buồn thiu khi phải rời xa tòa lâu đài xinh đẹp bằng đá hoa. Tại Ý chúng đã gặp lại hai người con của Pierre Foucher, bạn của cha chúng. Người thư ký tòa án được ủy thác tạm thời làm thanh tra về lương thực cho nước Ý. Sự sút giảm những vụ án tại Paris đã rút bớt thu nhập của văn phòng tòa án và ông mơ tới việc cung ứng cho quân đội, bấy giờ đó là nghề hái ra tiền. Victor Foucher mới được năm tuổi; Adèle, bốn. Đó là một cô bé kín đáo và mơ mộng với "vầng trán vàng rực và bờ vai nâu sẫm". Ba cậu con trai chấp nhận chơi với cô. Họ đánh cầu lăn với những trái cam. Nhưng bà Foucher vẫn dửng dưng với những nét duyên dáng sống động của Naples và vẫn luyến tiếc con đường Cherche Midi và những bóng cây của khách sạn Toulouse. Gia đình Foucher rời nước Ý gần như cùng lúc với bà Hugo và các con.
Dầu sao bà Hugo và các con không thể ở lại Naples quá lâu, bởi ít lâu sau khi họ lên đường, đại tá Hugo được Joseph Bonaparte gọi tới Madrid, được vinh thăng "vua Tây Ban Nha và Ấn độ". Hoàng đế thay vua chúa cũng như nhiều người khác thay đại tá. Léopold Hugo từ chối chinh phục lạ vợ chớ không từ chối bảo vệ các con. "Em mạnh mẽ trong ý thức của em, ý thức của anh thì không trách cứ anh được điều gì, và để cho người nào trong chúng ta cũng đều có lý, chúng ta hãy gạt mọi điều lầm lẫn sang một bên. Chúng ta hãy để cho thời gian xoa dịu kỷ niệm về những tình huống quá đỗi bất hạnh. Em hãy nuôi dưỡng các con trong sự kính trọng của chúng đối với chúng ta, với nền giáo dục phù hợp với chúng, để chúng có thể một ngày nào đó trở nên có ích. Chúng ta hãy gắn bó với chúng khi chúng ta khó lòng gắn bó với nhau..."(9). Bức thư không thiếu phẩm cách lẫn lòng nhân. Người chiến binh đó cũng là một con người dịu dàng.
https://thuviensach.vn
Paris tháng hai 1809, bà Hugo giờ đây có thể trông cậy vào ba ngàn và sắp tới là bốn ngàn frăng trợ cấp, bà tìm được ở số 12 ngõ cụt Feuillantines một căn hộ rộng rãi ở tầng trệt của tu viện cũ do Anne xứ Áo lập ra. Phòng khách thật đế vương, "chan hòa ánh sáng và rộn tiếng chim", toát vẻ trịnh trọng. Ở ngoài những bờ tường, người ta trông thấy tu viện Val-de-Grâce, nóc vòm duyên dáng, "mũ miện điểm xuyết bằng hồng ngọc". Vườn rộng mênh mông, "một công viên, một cánh rừng, một vùng quê, một lối đi với những cây dẻ nơi người ta đặt một cái đu, một hố nước khô cạn nơi người ta chơi trò đánh nhau... đủ thứ hoa người ta có thể mơ tới... một khu rừng nguyên thủy của trẻ con!"(10) Họ từng chập khám phá những điều mới lạ: "Anh biết em đã bắt gặp điều gì không? - Em chẳng thấy gì - Chỗ này, chỗ này!" Niềm vui lại bắt đầu khi chủ nhật sau, Abel từ trường về được hai em giới thiệu cõi thiên đường đó. "Tôi nhớ lại mình lúc còn là đứa bé, cậu học trò tươi tắn đang chơi đùa, chạy nhảy, cười cợt với hai anh tôi trên con đường rộng hai bên có cây xanh mướt của khu vườn nơi những năm đầu tiên của tôi trôi qua, địa phận cũ có tường vây quanh của các nữ tu với nóc vòm âm u của ngôi giáo đường Val-de-Grâce nhô cao..."(11) Ba người thầy của một thời tấm bé:
Một mảnh vườn, một tu sĩ và mẹ. Mảnh vườn to bí ẩn và lắng sâu Nằm khuất lánh sau những bức tường cao Điểm đầy những bông hoa đang nở rộ, Những côn trùng màu đỏ tươi trên đá, Rộn tiếng vo ve những giọng mơ hồ, Ruộng ở giữa, rừng ở tận ngoài xa, Lão tu sĩ đọc Homère, Tacite Người phúc hậu. Và mẹ là mẹ!...(12)
Trong thực tế, lão tu sĩ, cha Larivière là người thuộc giáo đoàn Oratoire, đã hoàn tục trong thời cách mạng, đã lấy người hầu ái làm vợ; "thích đưa bàn tay ra hơn là cái đầu" Ông và vợ mở một ngôi trường nhỏ tại đường Saint-Jacques. Khi ông muốn dạy Victor tập đọc thì ông mới biết cậu đã đọc được một mình. Nhưng cha Larivière, "hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng Tacite và Homère", có khả năng dạy tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Với ông, cậu bé dịch Epitome, De Viris, Quinte-de-Curce, Virgile. Những
https://thuviensach.vn
hình dạng chặt chẽ của tiếng La Tinh tỏ ra đầy uy lực đối với cậu. Theo bản năng, cậu thích thứ ngôn ngữ chắc nịch và mạnh mẽ này.
Tuy nhiên, người thầy đích thật vẫn là mảnh vườn. Tại đây, Victor Hugo đã tập nhận biết thiên nhiên xinh đẹp và khủng khiếp; tại đây, cậu yêu những nụ hoa vàng, những giống bạch cúc, những cây hồng hoang; cũng tại đây, cậu trông thấy những loài gặm nhấm ăn những con chim, những con chim ăn côn trùng và côn trùng ăn lẫn nhau. Chính cậu cũng đùa nghịch một cách độc ác bằng cách "bắt ong gấu bỏ vào bông thục quỳ và bất chợt khép cái bông kín mít". Cuộc tàn sát phổ biến khiến cho cậu bé sớm phát triển này phải nghĩ ngợi. Ba anh em có đầu óc hiếu kỳ và băn khoăn, dễ sôi nổi và cũng dễ run sợ.
"Cái họ cho còn đẹp hơn nữa trong vườn là cái không có ở đó." Họ thừa hưởng từ cha một trí tưởng tượng có khi cuồng nhiệt. Trong cái hố nước khô cạn, họ rình rập tên Điếc, con quỷ do họ tưởng tượng ra, đen đúa, lông lá, bẩn thỉu và đầy mụn. Họ chưa bao giờ trông thấy tên Điếc, họ biết rõ điều đó nhưng họ vẫn thích làm cho nhau rợ hơn. Victor nói với Eugène: "Chúng ta đi gặp tên Điếc đi!" Sự kinh hoàng và sự bí ẩn vẫn hấp dẫn cậu. Những tiếng Rừng Đen làm thức dậy ở cậu "một trong những ý tưởng tràn đầy mà tuổi thơ vẫn yêu thích... Tôi mường tượng một khu rừng kỳ diệu, bí ẩn, khủng khiếp, một rừng cây to đầy bóng tối, với những chiều sâu mờ mịt..."(13) Phía trên giường cậu là một bức tranh đen trắng biểu thị một tòa tháp cổ đổ nát bên bờ một dòng sông, sào huyệt kinh hoàng. Hình ảnh đó in sâu trong đầu óc cậu bé, góp phần tạo cho cậu sở thích về những hiệu quả dữ dội của cảnh tranh tối tranh sáng. Tòa tháp là tháp Maüsethurm, dòng sông là sông Rhin.
Ở ngõ Feuillantines, "người ta trông thấy trên các bức tường, giữa những bức tường đỡ cây đã bị mọt và long đinh, di tích những hương án, những hốc tường đặt tượng Đức Mẹ, những cây thánh giá bỏ đi và đây đó, câu ghi: Tài sản quốc gia..."(14) Cuối vườn có một nhà thờ nhỏ đã cũ kỹ, tràn ngập bởi hoa và chim. Có lúc, bà Hugo cấm các con không được tới gần đó. Bà
https://thuviensach.vn
giấu ở đó Lahorie đang bị truy nã bởi cảnh sát hoàng gia vì tội đã can dự vào âm mưu tạo phản của Moreau. Giấu ông là chuyện rơi đầu như không, người đàn bà dũng cảm vùng Bretagne, được nuôi dưỡng trong những âm mưu, tỏ ra bất cần nguy hiểm. Ông de Courlandais (tên giả của Lahorie) được các cậu bé biết tới khi ông tới dùng bữa với gia đình. Trước đây các cậu đã loáng thoáng thấy ông tại đường Clichy, nhưng ông đã thay đổi nhiều. Giờ đây, đó là một người đàn ông tầm thước, mắt sáng, khuôn mặt biến dạng in dấu bệnh đậu mùa, tóc và râu má đen nhánh, đáng kính trọng và đã được kính trọng ngay sau đó. Trong ngôi nhà thờ nhỏ, sau bàn thờ, ông có một chiếc phản gỗ, mấy khẩu súng ngắn trong góc và một quyển Tacite mà ông đã nhờ đứa con đỡ đầu dịch. Một hôm ông đặt Victor ngồi trên đùi mình, mở cuốn sách khổ tám đóng bằng giấy da ấy, đọc một câu rồi ngưng ngang: "Nếu La Mã giữ lại vua thì nó không phải là La Mã". Và nhìn cậu trìu mến: "Này cháu, trước hết là tự do". Từ lúc phải chịu đựng chế độ chuyên chế, với ông, tôn giáo tự do đã trở thành một thuật thần bí. Các cậu bé tỏ ra quyến luyến với người đàn ông mà mẹ họ vẫn ca tụng. Họ mơ hồ hiểu rằng Hoàng đế đang truy hại ông và họ đứng về phía những con người bị lưu đày, chống lại những kẻ có uy quyền.
Ngày chủ nhật, tới ngõ Feuillantines ngoài Abel còn có hai người bạn chơi đùa khác: Victor và Adèle Foucher. Các cậu trai hãy còn ở lứa tuổi người ta cư xử với các cô gái với vẻ khinh khỉnh. Victor Hugo đem cái đu tới dưới những cây dẻ và đánh liều mời cô bé Adèle, đầy tự hào nhưng run rẩy, dặn dò cô nên đẩy nó thấp hơn lần vừa rồi. Có khi người ta đặt Adèle vào một chiếc xe cúc kít khập khiễng, người ta bịt mắt cô, rồi các cậu đưa cô vào những lối đi và cô phải nói mình đang ở đâu. Nếu cô gian lận, người ta sẽ ghịt chiếc khăn tay "làm da cô đen đi" và nhiều giọng nghiêm khắc hỏi cô: "Bạn đang ở đâu nào?" Rồi khi đã chán nô đùa với một cô bé, các cậu nhổ những cái cọc leo để làm giáo và đánh nhau. Victor nhỏ hơn hết lại cho là mình trội hơn mọi người.
Trong mười tám tháng Lahorie sống tại ngõ Feuillantines, không ai thấy và không ai biết tới. Khuôn mặt ông trở nên bình thản trở lại. Ông chờ đợi
https://thuviensach.vn
thời kỳ khoan hồng và tự do. Ông nghĩ rằng Hoàng đế trước khi cưới một nữ quận công sẽ cảm thấy mình đủ mạnh để quên đi những lời phàn nàn của vị Đệ nhất Tổng tài. Do đó mà ông không ngạc nhiên khi một ngày nọ một phái viên mật của bà Lahorie, mẹ ông, tới báo cho ông biết rằng ông Defermon, chủ tịch hội đồng cử tri ở Mayence đã nói với Hoàng đế về ông, và Hoàng đế đáp: "Nhưng Lahorie đang ở đâu, sao không trình diện?" Lahorie đã mệt mỏi với sự ẩn cư của mình. Ông tưởng tượng bao chuyện điên rồ: rằng Hoàng đế vẫn còn nhớ tới những công trận của ông, rằng người tài đã bắt đầu hiếm, rằng cố nhiên người ta nghĩ tới việc sử dụng ông. Tháng sáu 1810, Savary thay Fouché tại bộ Công an. Đó là một người bạn cũ của Lahorie: họ xưng hô mày tao với nhau. Tại sao kẻ bị đày không đi gặp ông bộ trưởng với tất cả sự tin tưởng của mình? Nghe Lahorie bày tỏ, Sophie Hugo cực lực khuyên can bước tiến hành này. Làm sao tin được những con người ấy? Nhưng ngày 29 tháng chạp 1810, Lahorie đi gặp Savary mà không báo bà biết.
Ông trở về ngõ Feuillantines trong đắc thắng. Ông bộ trưởng đã thân tình bắt tay ông và nói: "Nay mai sẽ gặp lại!" Sophie run lên. Sáng hôm sau, ông de Courlandais trong chiếc áo dài mặc trong nhà, bà Hugo trong chiếc áo choàng lót bông, đầu đội mũ bonê, chuông reo. Người hầu gái Claudine vào báo có hai người đàn ông yêu cầu gặp ông de Courlandais. Ông bước ra. Tuyết rơi. Người ta nghe tiếng một chiếc xe lăn bánh. Claudine trở vô và kêu lên: "Thưa bà, người ta đã đưa ông ấy đi rồi!" Ông bị nhốt tại lầu pháo đài Vincennes. Một cậu bé có vầng trán cao đã chứng kiến cảnh tượng bi thảm đó và ghi lại cảm xúc của mình. Liệu cậu có biết Lahorie là gì đối với mẹ cậu không? Trẻ con không biết mọi chuyện mà chỉ cảm nhận chúng một cách lờ mờ. Khi anh em Hugo hiểu ra thì họ vẫn một mực yêu mẹ đến đỗi họ cố gắng mãi mãi giữ im lặng về chuyện này.
Tại Vincennes, Lahorie được canh giữ bí mật và Sophie Hugo không thể liên lạc với ông. Khi cuối cùng những cuộc viếng thăm được cho phép vào tháng sáu 1811 thì bà đang ở Tây Ban Nha. Đây là lý do tại sao.
https://thuviensach.vn
Léopold-Sigisbert Hugo đã trở thành thiếu tướng trong quân đội nhà vua Joseph, quan chức cao cấp của triều đình và bá tước Siguenza (tước vị Tây Ban Nha). Nhà vua ban phát vinh dự và bổng lộc cho ông mà không hề tiếc. Đại tá Louis Hugo, em của vị thiếu tướng, con người vui tánh, hùng biện, đầy sức thu hút, đã tới ngõ Feuillantines để gợi ý cho người chị dâu về một sự giải hòa. Thanh kiếm sáng loáng, những truyện hoang đường về Tây Ban Nha, uy thế quân đội đã biến người chú này thành một thứ "tổng thiên thần Michel" dưới con mắt của mấy đứa cháu. Những truyện kể của ông vừa sôi nổi vừa khủng khiếp. Bà thiếu tướng Hugo, phu nhân của tổng đốc ba tỉnh, hẳn phải có một địa vị cao sang tại các nơi đó. Bà sẽ là nữ bá tước và giàu có. Vua Joseph đã chấp thuận cho ông thiếu tướng một món trợ cấp một triệu đồng rêan với điều kiện ông phải cố định tại Tây Ban Nha và mua đất đai ở đó. Đó là tương lai được bảo đảm. Nhưng chú Louis cũng mô tả những cuộc đọ súng, những tu viện bị phóng hỏa, những tên cướp phục kích. Bà thiếu tướng và các con chỉ có thể đi dưới sự hộ tống của một đoàn xe.
Louis Hugo không thuyết phục được chị dâu, nhưng sau đó ít lâu các ông Ternaux, chủ ngân hàng, cho bà Hugo biết chồng bà đã gởi tới năm mươi mốt ngàn frăng để bà mua một ngôi nhà tại Pháp. Chuyện này trở nên nghiêm trọng. Nếu quả thật cha của chúng đang ở đỉnh cao danh vọng, bà có quyền tước đi một tài sản của các con trai của bà không? Quyết định được các phái viên mật của vua Joseph mang tới. Nhà vua biết Sophie Hugo quá rõ, ngài đã đánh giá khá cao vẻ tao nhã của bà tại Lunéville. Ngài giận dữ và lo lắng khi biết, tại Tây Ban Nha, một trong những người quyền chức cao trọng trong triều đình lại làm hại tới thanh danh của mình với một người đàn bà thích phiêu lưu, một bà Thomas nào đó, giờ đây tự xưng là "nữ bá tước Salcano". Ngài mong sao người vợ hợp pháp tới đòi lại chỗ của mình.
Joseph, nhà vua, đưa ra nhiều lời bảo đảm. Sophie Hugo nhượng bộ. Ngay ngày hôm sau, Eugène và Victor nhận được của bà một cuốn từ điển và một cuốn ngữ pháp Tây Ban Nha. "Sáu tuần sau, những đứa trẻ có năng
https://thuviensach.vn
khiếu này sẽ thu thập đủ để làm cho người ta hiểu được chúng." Mùa xuân 1811, bà Hugo được thông báo một đoàn xe đã được thành lập và bà phải đến với ông tại Bayonne. Bà trích mười hai ngàn frăng từ ngân hàng Ternaux dành cho chuyến đi, lấy một hộ chiếu mang tên bà Hugo, nhũ danh Trébuchet ở Renaudière, và bao trọn một chiếc xe ngựa chở khách từ Paris tới Bayonne. Bà vốn ghét những chuyến đi. Với các cậu con trai của bà thì chuyến đi đó cực kỳ say mê. Họ thích chiếc xe độc mã, những thành phố đi qua. Victor có một cái nhìn tinh tế và một trí nhớ trung thành đến nỗi hai mươi năm sau, cậu có thể vẽ hai tháp chuông xinh đẹp của giáo đường Angoulème chỉ trông thấy loáng thoáng. Suốt đời cậu sẽ còn nhớ tới Bayonne, nơi người ta phải đợi đoàn xe trong một tháng, tới nhà hát, nơi từ ghế lô căng vải trúc bâu đỏ họ đã xem bảy lần vở kịch mêlô Những đống đổ nát của thành Babylone, và tới những buổi chiều ba anh em nghịch ngợm với hộp màu, tô chữ trang trí một cách hung bạo trên một cuốn Ngàn lẻ một đêm, quà tặng của Lahorie. Nhất là cậu sẽ không bao giờ quên một cô gái mười bốn tuổi, khuôn mặt thiên thần với nét mặt nhìn nghiêng đượm chất thơ Virgile, trong khu vườn ở Bayonne, cô đã đọc sách cho cậu nghe. Đứng phía sau cô, cậu không nghe gì bởi mãi nhìn làn da mờ mờ và trong suốt của người đọc. Khi chiếc khăn choàng vén lên, cậu trông thấy, trong cơn bối rối và mê hoặc kỳ lạ, một bộ ngực tròn trịa và trắng nỏn khẽ khàng nhô lên và xẹp xuống, trông vàng rực vì một phản ánh nóng bức của mặt trời.
"Trong những khoảnh khắc đó, thỉnh thoảng nàng vẫn bất chợt ngước mắt nhìn tôi bằng đôi mắt to xanh biếc và nói với tôi: "Kìa, Victor, cậu không nghe à?" Tôi sững sờ, đỏ mặt và run lên... Tự tôi, tôi chưa hôn nàng bao giờ, chính nàng đã gọi tôi lại và bảo tôi: "Cậu hãy hôn chị coi nào!" Ngày chúng tôi phải lên đường, tôi có hai nỗi buồn lớn: rời xa nàng và thả những con chim của tôi. "Trong ký ức tôi, Bayonne vẫn là một nơi chốn đỏ rực và vui tươi. Chính đó là nơi lưu giữ kỷ niệm xa xưa nhất của lòng tôi. Ôi thời trong trắng thơ ngây nhưng đã dao động một cách êm đềm! Chính đó là nơi tôi thấy lộ ra, trong cái góc tăm tối nhất của hồn tôi, tia sáng đầu
https://thuviensach.vn
tiên không diễn tả được, buổi bình minh thần thánh của tình yêu..."(15) Bà thiếu tướng Hugo, nữ bá tước Siguenza, luôn được kính trọng trong chuyến đi của mình. Chiếc xe bốn bánh mui gập kiểu rôcôcô đóng sáu ngựa hoặc la cái, được mướn cho chuyến đi với giá hai ngàn bốn trăm frăng, là chiếc to nhất, các bà công tước Tây Ban Nha đã phải nhường bước trước bà. Đó cũng là niềm tự hào lớn lao của ba cậu trai. Victor yêu ngay nước Tây Ban Nha, vùng đất của những điều trái ngược, phong cảnh lúc vui tươi lúc buồn thiu, vịnh Fontarabie sáng rực ở phía xa như một món đồ ngọc thạch to tướng, thị trấn đầu tiên nơi họ sống: Ernani, thanh lịch, kiêu kỳ và nghiêm trang, và những người chăn cừu vùng Castille với cây gậy mục đồng trông như một cây vương trượng. Ngay ở biên giới, vùng Irun với những ngôi nhà đen đúa, những con đường chật hẹp, những ban công bằng gỗ và những cánh cửa kiên cố đã khiến cho cậu bé người Pháp lớn lên giữa những đồ đạc bằng gỗ đào thời Đế chế phải ngạc nhiên. Đã quen với những chiếc giường nhiều cạnh, những chiếc ghế bành cổ thiên nga, những thanh gác củi trong lò hình nhân sư và những món đồ đồng vàng rực, cậu bé không khỏi kinh hoàng khi nhìn những chiếc giường có tán, những chén dĩa bằng bạc kiểu cách và lùn tịt, những cửa kiếng lắp lưới chì. Nhưng cậu thích cả sự kinh hoàng đó. Cậu không kể tới những tiếng cọt kẹt khốn khổ của những chiếc xe bò Tây Ban Nha mà vẻ lạ lùng quá đỗi không dễ chịu chút nào dưới mắt cậu. Cậu sẽ không bao giờ quên tiếng nói trịnh trọng và chối tai của người Tây Ban Nha "với những từ gợi ra, một cách tự nhiên và có thể nói, một cách máy móc, những vẻ mặt vĩ đại, những xúc động mãnh liệt, sự chói lọi, màu sắc và đam mê..."(16)
Trong các giáo đường. Cậu trông thấy nhiều pho tượng kỳ lạ, những pho tượng này thì có màu máu, những pho tượng kia thì khoác áo dài kim tuyến, và những chiếc đồng hồ treo hình dạng buồn cười và quái dị. Tại Tây Ban Nha, những con quỉ trà trộn trong cuộc sống. Những người ăn mày của Goya, những người lùn của Velasquez chạy rong ngoài đường. Quanh đoàn xe lúc nhúc những điều thần diệu. Ký ức cậu đầy ắp những bức biếm họa sặc sỡ, những bóng hình đáng lo ngại xuất hiện trên đỉnh núi
https://thuviensach.vn
đá, những tên cướp bị bắn bên lề đường. Những ảo ảnh khủng khiếp. Những câu chuyện kể phải bổ sung hình ảnh cho đầy đủ. Người ta kể rằng thiếu tướng Hugo đã cho ném qua cửa sổ những người Tây Ban Nha đào ngũ, họ bị đè nát trên mặt đất. Còn những người nổi dậy, họ hành hạ phụ nữ và trẻ con, họ moi ruột và thiêu sống những người này. Bị phục kích tại các hẻm vực, quân du kích rình rập đoàn xe. Những giấc mơ chiến tranh và chết chóc ám ảnh các cậu bé. Tại Madrid, nơi họ thích những ngôi nhà hồng tươi và màu xanh của cỏ cây tiếp theo vùng cao nguyên Castille khô cằn, họ không gặp lại cha. Không biết gì về chuyến đi do vua Joseph gợi ra kia, vị thiếu tướng vẫn ở trong phủ với nàng Thomas được ông đưa về từ Naples, giả trang thành đàn ông. Người ta trịnh trọng đưa bà thiếu tướng và các con đến ở tại lâu đài Masserrano, trong một căn hộ lộng lẫy: vải hoa nổi màu đỏ, gấm, cốc xứ Bohême, lọ Trung Quốc, đèn chùm Venise, tranh vẽ của Raphaël và Giulio Romano. Trong gian phòng xinh xắn căng gấm màu vàng, từ trên giường, Victor Hugo ngắm tượng Đức Mẹ Bảy điều Thương khó trong bộ áo dài thêu và thêu thêm bằng kim tuyến, bảy thanh kiếm trong trái tim. Người quản lý gọi mẹ cậu: bà nữ bá tước, nhưng cậu bé cảm nhận sự vùng dậy trong mọi trái tim. Tại lâu đài Masserano có một phòng trưng bày các bức tranh chân dung. Ở đó người ta bắt gặp Victor ngồi một mình trong góc đang lặng lẽ quan sát tất cả các vị lãnh chúa trong tư thế đầy tự phụ kia và mơ hồ phỏng đoán niềm kiêu hãnh của một gia đình và một quốc gia. Cậu đi khắp các phòng trong tư thế con trai kẻ chinh phục, nhưng chính trong tư cách người nước ngoài, người không được mời mà đến, cậu nhìn ngắm những bàn thờ kiểu cách lòe loẹt và những nhân vật với cổ áo xếp cứng đờ. Cậu biết rằng người Tây Ban Nha đã đặt tên cho Napoléon là Napoladron (Napolarron)(17).
Đối với Hoàng đế, chính cậu cũng bị rẽ phân; như mọi đứa trẻ Pháp, cậu ngưỡng mộ người anh hùng; cùng với mẹ và Lahorie, cậu căm ghét tên bạo chúa. Cùng một thái độ hai mặt đó đối với chính cha cậu: niềm tự hào là con trai của thiếu tướng bá tước Hugo, vị tổng đốc của ba tỉnh, được ở trong một tòa lâu đài xinh đẹp nhờ cái tên tuổi đó, bên tình cảm hiềm thù
https://thuviensach.vn
ngày một lớn mạnh đối với người cha đã làm "mẹ" phải khổ; sự khó chịu lờ mờ với ý nghĩ ông thiếu tướng đã truy nã tận bên Tây Ban Nha, như trước đây tận Ý, những người yêu nước mà ông gọi là bọn cướp. Trong phòng Tiền nhân, khi Victor kể với mình những chuyện huyễn hoặc, cậu dễ dàng nhận ra mình trong vai trò kẻ bị đày đang trở về trong tư thế kẻ chiến thắng. Trong cậu hình thành một mối liên lạc thật mãnh liệt giữa nước Tây Ban Nha và khát vọng. Trong những gian phòng rộng rãi, quét nước sơn của lâu đài Masserano, cậu đã bắt gặp một cô gái mười sáu tuổi, Pepita, con gái của bà hầu tước Monte-Hermoso, một trong những người tình của vua Joseph:
Nước Tây Ban Nha thân yêu Mùa xuân nọ một sáng sớm, Khi đời vẫn chưa có tôi, Pepita - tôi lên tám - Bảo tôi: "Con trai, ta là Pepa, cha ta hầu tước." Còn tôi, tôi là nam nhi
Trong lớp lưới bao mái tóc, Nàng cất những đồng đublông. Từ mái tóc nàng vàng rực Toát niềm vui và lửa hồng. Nàng có khác chi đàn bà, Pepa, tình tôi ôm ấp, Chiếm hồn tôi, sự lãnh đạm Dưới khuỷu tay nhung mượt mà. Tôi hồi hộp trong phòng nàng, Một cái tổ bên chim cắt, Nàng có một vòng hổ phách, Một bụi hồng trân bao lơn. Tôi ấp úng điều ngu xuẩn, Pepa đáp lại: "Nhỏ thôi!" Nàng dập tôi như dập lửa, Và khi chúng tôi nô đùa Thì những người lính nốc rượu Và chơi bài domino Trong những gian phòng sáng rực Của lâu đài Masserano.(18)
Bấy giờ là tháng sáu 1811. Vua Joseph đang có mặt tại Paris dự lễ rửa tội cho nhà vua La Mã. Ai có thể báo cho thiếu tướng Hugo biết gia đình ông đã tới? Một lần nữa bà Hugo cầu cứu tới Louis, người em chồng dễ thương của mình. Ông tổng đốc tỉnh Guadalajara bị bất ngờ đến nỗi tưởng đâu đã ngất đi. Sao? Người đàn bà không còn muốn làm vợ ông nữa bây giờ lại truy đuổi ông tới tận Tây Ban Nha à? Ông cho thảo một đơn xin ly dị với lý do thẩm quyền người chồng bị lăng nhục trầm trọng. Trong khi chờ phán quyết, ông đòi quyền giữ các con. "Kỳ nghỉ hè vô tận" của chúng tôi đã kéo dài quá đủ rồi, ông nói. Abel sẽ bước vào giới thị đồng của vua Joseph: cậu sẽ có một bộ đồng phục nhà vua xinh đẹp, những dây áo bằng bạc. Eugène
https://thuviensach.vn
và Victor sẽ được gởi tới Collège des Nobles (tu viện San Antonio Abad) nhờ chức vị Tây Ban Nha của cha các cậu. Ngôi nhà tối ám thì chủ nhà càng tối ám hơn. Một ông thầy tu gầy gò, xanh xao, thảm thê, Don Bazile, phụ trách hai cậu bé Pháp. Còn lại chỉ có hai cậu tại một cái sân trong, họ khóc nức nở. Một anh gù mặc áo vét bằng len đỏ, quần cụt xanh và vớ vàng, đúng là anh hề trong triều đình, trông nom phòng ngủ gồm một trăm năm mươi giường. Người Tây Ban Nha gọi anh ta là Corcovita.
Học sinh phải lần lượt phục vụ lễ mixa, nhưng Sopie Hugo, người không tín ngưỡng theo tinh thần Voltaire, nói với Don Bazile rằng các con bà theo đạo Tin lành. Tuy nhiên các cậu vẫn được đối xử trân trọng, bởi cho các cậu là người đáng gờm và bởi các cậu đã chứng tỏ cho các thầy tu một tri thức đáng kinh ngạc về tiếng La Tinh. Phải sắp các cậu bé Pháp này vào lớp nào đây? Epitome, De Viris đối với các cậu là trò chơi. Họ cũng hiểu Virgile và Lucrèce khá tốt.
"Vậy thì ở tuổi lên tám, con dịch những gì nào?" Thầy tu hỏi, vẻ sửng sốt. "Tacite", Victor đáp. Xung quanh họ, những người bạn Tây Ban Nha công khai mong Napoléon thất bại. Eugène đánh nhau với một bá tước trẻ xứ Belverana, Victor với một cậu nhóc khủng khiếp tóc quăn tên Elespuru. Với họ ngôi trường trở thành địa ngục. Trong lúc đó giữa cha mẹ các cậu mọi việc càng trở nên tệ hại. Trở về Madrid, Joseph nhận được vô số đơn khiếu nại của bà bá tước Hugo. Ngài cho đòi bà tới, nghe bà nói và tức thì ra lệnh cho thiếu tướng tổng đốc tới Madrid. Ông thiếu tướng hối hả chạy tới và trước quyết định tối hậu của nhà vua, ông đành nhượng bộ trong mọi việc. Ông sẽ chấp nhận một nhiệm sở tại Madrid, ông sẽ ở tại lâu đài Messerano, ông sẽ rút các con ra khỏi trường trung học, ông sẽ đưa ngay ba ngàn frăng cho vợ ông đang một xu cũng không còn. Ông thiếu tướng nói với bà bá tước Hugo: "Tối nay, sau bữa ăn của Hoàng thượng, anh sẽ gặp em. Anh xin gởi em một hộp nến. Giã biệt em. Hãy tin ở sự gắn bó của anh."
https://thuviensach.vn
Sự giải hòa thật ngắn ngủi. Một người bạn nham hiểm khơi gợi chuyện Lahorie, mối nguy có người vợ là nhân tình của một kẻ mưu phản, và ông tướng đùng đùng nổi giận. Về chuyện đó thì Joseph khó lòng nói khác đi được. Léopold-Sigisbert rời lâu đài Masserano, đưa người tình vào ở tại một ngôi nhà tuyệt đẹp tại Madrid và bắt Eugène và Victor phải tới Prado trên chiếc xe ngựa mui gập với ông và bà "bá tước Salcano". Một mình, bị bỏ rơi bởi tất cả mọi người, vậy mà Sophie Hugo vẫn leo ngược dốc thành công. Vốn có ảnh hưởng mạnh trên tinh thần của vua Joseph, bà thuyết phục ngài về sự trong trắng của những mối quan hệ với Lahorie. Chính chồng bà, bà quả quyết, nhờ "con người đáng kính trọng" ấy mà được nâng bậc trong quân đội. Làm sao bà có thể, sau bao lần đón nhận sự giúp đỡ tận tình, từ chối chứa chấp người bảo vệ chồng mình? Joseph một lần nữa thét vào vị tổng đốc: "Ta không muốn giấu ngươi là ta không muốn ngươi bày ra tại đây một cảnh tượng tai tiếng khi ngươi không sống với bà Hugo..." (19). Cuối cùng không còn cách nào khác, bà được phép trở về Pháp với hai đứa con nhỏ, Abel ở lại với đoàn thị đồng. Tiền lương mà ông thiếu tướng nhận được trong tư cách quan đại nội của lâu đài hoàng gia là mười hai ngàn frăng từ đây được trả trực tiếp cho bà thiếu tướng. Người ta sẽ không nói chuyện ly dị nữa. Đối với bà đây là một thắng lợi.
Chuyến trở về, với đoàn xe hộ tống, dài dằng dặc và khủng khiếp. Các cậu bé trông thấy bao cảnh tượng ghê tởm: những đoạn đầu đài, một người đàn ông sẽ bị trói chặt, tức là bị thắt cổ, một cây thập tự giá trên đó người ta đóng đinh những chân tay đẫm máu của một người tội tử hình bị chặt từng khúc. Chuyến đi thảm thê. Vậy mà bao nhiêu hình ảnh khác mà Victor mang về từ Tây Ban Nha, cậu thấy chúng cao quí và đẹp đẽ. Dân tộc này không chấp nhận những người Pháp xâm lược, cậu lờ mờ hiểu ra điều đó "Này cậu bé, trước hết là tự do!" Lahorie đã nói với cậu. Còn sự pha trộn của sự lố lăng và sự cao cả, vẻ kiêu kỳ đượm tính sân khấu mà cậu đã quan sát trên những khuôn mặt tiền nhân, tại lâu đài Mosserano cũng như ở các bạn đồng song tại trường trung học, đó lại là những điều cậu ưa thích.
https://thuviensach.vn
Nước Tây Ban Nha luôn hấp dẫn người Pháp bởi nó vẫn còn giữ ở trạng thái nguyên thủy những đam mê đã bị suy yếu đi trên đất nước chúng ta bởi đời sống xã hội. Chúng ta bắt gặp ở đó "một mùi vị xa lạ và mãnh liệt của nòi giống La Tinh" (Hugo von Hoffmansthal). Khi vay mượn Le Cid từ người Tây Ban Nha, Corneille đã chạm tới trái tim người Pháp thời Louis XIII. Kể từ chuyến đi đó chàng trai Hugo sẽ bị ám ảnh bởi những bóng ma chưa có tên sẽ trở thành Hernani, Ruy Blas; bởi những hình ảnh của vàng và máu; bởi một "cô bé Tây Ban Nha với đôi mắt xanh biếc và mái tóc dầy, làn da nâu và vàng rực, đôi môi đỏ và đôi má hồng, cô gái xứ Andalousie mười bốn tuổi, Pepa..."(20) Từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và thân mật với nước Tây Ban Nha đó, Victor Hugo sẽ giữ lại sở thích về những từ kêu vang và những tình cảm cường điệu.
"Người ta có thể nói một cách chính xác rằng tinh thần của Victor Hugo đã bị thuần hóa bởi những ấn tượng ban đầu mà ông đã cảm nghiệm được..."(21) Với sự dè chừng rằng phong cách Tây Ban Nha của ông sẽ sớm được cân bằng với một phong cách Đức tiềm ẩn.
https://thuviensach.vn
III - KẾT THÚC THỜI THƠ ẤU
Vui sao khi trở lại ngõ Feuillantines! Nhờ bà Larivière mà mảnh vườn được cào xới, món nướng cho vào que xiên, những tấm ra được trải lên giường. Cha Larivière nhanh chóng tiếp nối những bài học tiếng La Tinh, và mảnh vườn những bài học thi ca của nó. Ông hiệu trưởng trường trung học Napoléon muốn nhận các cậu vào trường nhưng không được bà Hugo đón tiếp niềm nở. Bà chia sẻ nỗi kinh hoàng của các con đối với chế độ nội trú. Chỉ còn biết sống cho các con và cho người bạn tù nhân của mình, bà tuyệt đối lui về cuối ngõ cụt của bà. Bà thuê bao một phòng đọc sách và sai các con chọn sách cho bà. Hai cậu bé, tám và mười tuổi, tha hồ lục lạo trong thư viện của người cho mướn, một con người kỳ lạ mặc quần cụt kiểu Louis XVI và vớ dệt lẫn màu. Tại gác lửng tầng một, nơi xếp những cuốn sách triết học quá táo bạo và những cuốn tiểu thuyết quá phóng đãng, Eugène và Victor nằm sấp, khám phá Rousseau, Voltaire, Diderot, Restif de la Bretonne, Faublas và Những chuyến đi của đại úy Cook. Trước những lời lưu ý của ông Royol về mối nguy hiểm khi để vào tay trẻ con những cuốn tiểu thuyết lả lơi, người mẹ đáp rằng "sách không bao giờ gây hại cả". Bà đã lầm: tính dâm đãng, tự nhiên và mãnh liệt của cậu nhỏ được kích thích từ đó, nhưng cũng có sự thèm muốn, lành mạnh hơn, được đọc những cuốn sách lạ và hiếm ngày nào đó sẽ khơi gợi cho cậu những đề tài tiểu thuyết và kịch. Abel, Eugène và Hugo cả ba đều làm thơ. Victor viết thơ trên nhiều cuốn tập. Đương nhiên tư tưởng của cậu nương theo những nhịp điệu cổ điển. "Cố nhiên những câu thơ đó không phải là những câu thơ, chúng không ăn vần, không đứng vững; đứa trẻ không có thầy, không biết phép làm thơ, đọc lớn những gì mình đã viết, thấy chưa được và lại bắt đầu, thay đổi, tìm kiếm cho tới khi tai cậu không còn thấy chướng nữa. Nhờ mò mẫm mà cậu biết thế nào là cách luật, chỗ ngắt vần và sự bắt tréo của những vần dương và âm..."(22)
https://thuviensach.vn
Bà Hugo không cần cố gắng mà vẫn khiển được các con. Bà đòi hỏi và nhận được một sự vâng lời kính cẩn và thích đáng. "Một tình âu yếm khắc khổ và dè dặt, một kỷ luật đều đặn, cấp thiết, ít thân mật, không thần bí, những cuộc trò chuyện liên tục, bổ ích và nghiêm túc: đó là những nét nổi bật của tình mẫu tử sâu sắc, tận tụy và đầy cảnh giác này..."(23) Sophie áp dụng một quyền uy rắn rỏi. Trong mối quan hệ với Lahorie, bà biểu thị một tham vọng chính trị rõ nét hơn ông. Năm 1812, bà khăng khăng biến ông thành một kẻ mưu phản. Ngay khi từ Tây Ban Nha trở về, bà tới gặp ông tại phòng tiếp khách ở Vincennes và thấy ông còng lưng, ốm yếu, ưu tư với quay hàm luôn động đậy. Ông được đối xử tốt hơn lúc đầu. Quần áo và quần áo trong được cấp phát đầy đủ. Nhất là ông lại có những cuốn sách ưa thích: Virgile, Horace, Salluste, thêm nhiều cuốn sách toán học, hóa học và về nghệ thuật quân sự. Trước khi Sophie Hugo tới, ông có vẻ cam chịu và Savary đã nói tới chuyện đày ông biệt xứ, đó là sự khoan hồng của những bạo chúa. Tất cả đều đã thay đổi với sự trở về của người đàn bà đầy nghị lực.
Ngay tháng tư 1812, bà đã quan hệ với Lafon, một thầy tu, là người mưu toan tập hợp những người bảo hoàng và những người cộng hòa trong một cuộc đồng mưu chống lại Hoàng đế. Bà vận động với một ông giám đốc cảnh sát, bạn học cũ của Lahorie tại trường Louis-le-Grand, để chuyển ông này về nhà từ La Force với kỷ luật khá lỏng lẻo, nơi ông có thể tiếp khách và thậm chí mời ăn tối. Rồi bà quan hệ với tướng Malet, "người cộng hòa mạo hiểm", vừa chỉ kính phục Brutus và Léonidas, vừa chấp nhận tìm cách ủng hộ một nhà vua "công chính và đức độ". Hoàng đế đang có mặt tại nước Nga. Còn gì dễ hơn chuyện tung tin về cái chết của ngài và lập một chính phủ lâm thời? Lahorie dè chừng Malet dưới mắt ông là một con người khờ dại. "Chúng ta cần một con người khôn ngoan, ông nói, người ta trao cho chúng ta một anh hùng rơm". Người tù bị vỡ mộng đọc Salluste, cảm phục nghị lực của Catilina, nhưng lại nghĩ: "Thật điên rồ khi phải chơi ván bài này! Nếu cái tin ngụy tạo bị lộ tẩy thì tất cả sẽ sụp đổ!" Sophie thì cuồng nhiệt, chỉ trông thấy kết quả: Savary bị tóm cổ, trói gô; nhà vua thất
https://thuviensach.vn
bại; tự do được tái lập. Ngày 23 tháng mười 1812, Malet trong bộ quân phục tới báo tin về cái chết của Hoàng đế cho viên cai ngục dễ tin, và ông này thả Lahorie. Lahorie, có lính đi theo, tới nhà bộ trưởng Công an và bắt Savary, quận công Rovigo. Sophie Hugo bắt Savary, quận công Rovigo. Sophie Hugo đã tới nhà người bạn, Pierre Foucher (bấy giờ là nhân viên tại bộ Chiến tranh), ông này có thể qua người anh vợ làm thư ký Hội đồng Chiến tranh mà biết nhiều tin tức. Bà nhanh chóng được cho hay là tin về cái chết của Hoàng đế đã bị cải chính, tất cả những kẻ mưu phản đều bị bắt và người ta đang chuẩn bị vụ án. Bà trở về ngõ Feuillantines, gặp các con đang hốt hoảng vì sự vắng mặt quá lâu của bà và những tiếng động rền vang của cách mạng. "Không có gì đâu, bà nói với các con, các con không phải lo lắng. Càng không nên khóc".
Để tiện theo dõi các cuộc tranh luận, người đàn bà khắc kỷ vào căn hộ của gia đình Foucher, theo chức vụ họ vẫn còn ở tại đường Cherche-Midi, trong khách sạn của Hội đồng Chiến tranh. Giữa phòng Hội đồng và gian phòng nơi Sophie đang đứng, chỉ có một hành lang. Các sĩ quan không ngừng mang tin về. Đáp lời ông chủ tịch hỏi tên các tòng phạm, Malet nói: "Tất cả nước Pháp, thưa ngài, và chính ngài nữa, nếu tôi thành công!" Khi người ta nhắc lại lời đó với bà. Sophie Hugo đã sôi nổi lặp lại: "Ồ! Đúng vậy, tất cả nước Pháp!" Hai giờ sáng, Pierre Foucher, "với dáng vẻ một con chuột lắt sợ sệt và xinh xắn", báo cho bà biết có người hai người bị kết án tử hình. Bà hỏi: "Hôm nay chớ? - Đúng, bốn giờ, tại đồng bằng Grenelle". Qua ông, bà biết hành trình của những chiếc xe bò chở thi thể của những người bị tử hình, bà đợi sau hàng rào cho tới khi cuộc hành hình kết thúc, và bà theo sau người đàn ông duy nhất mà bà yêu thương tới tận cái hố chung. Năm 1813, sau thất bại của Joseph Bonaparte, thiếu tướng Hugo phải trở về Pháp. Tháng chín, ông đến Pau với Abel và người mà bà Hugo khi thì gọi "nàng Thomas" khi thì gọi "kẻ mạo xưng là nữ bá tước Salcano". Bà Hugo gởi Abel ngày 24 tháng chín 1813: "Mẹ không nghĩ cha con có thể cấm con viết thư cho mẹ, nhưng nếu điều đó xảy ra thì thật đáng chê trách và bấy giờ bổn phận của con là không vâng lời, cũng như hai em con
https://thuviensach.vn
không phải vâng lời nếu mẹ quên đi những quyền tự nhiên thiêng liêng để cấm chúng viết thư cho cha. Nếu có sự cấm cản đó, để tránh những phiền hà và cãi cọ mà những đam mê mù quáng của cha con có thể gây ra giữa cha con, con hãy viết thư cho mẹ mà không để cha biết. Con trai đáng thương, mẹ thấy con phải chịu đựng người đàn bà ấy quá nhiều. Mẹ thường khóc cho số phận của con, cho cả số phận người cha khốn khổ của con đã làm khổ chúng ta nhiều, đã và còn tự làm khổ chính mình nhiều hơn nữa. Abel của mẹ, chúng ta hãy hi vọng một lúc nào đó khá hơn và nhất là những nỗi đau chung của chúng ta sẽ là bài học tốt cho con. Con hãy xem việc thiếu nguyên tắc và những đam mê lố lăng có thể đưa con người tới đâu..."(24)
Là thiếu tướng tại Tây Ban Nha, Léopold-Sigisbert Hugo mãi mãi chỉ là tiểu đoàn trưởng tại Pháp. Tiền trợ cấp hứa với vợ không được chi trả; Lahorie không còn đấy để giúp người bạn gái. Sống cách nào đây? "Đã hết cái thời sống như bà chủ lâu đài." Mảnh vườn ở ngõ Feuillantines đã được thành phố Paris trưng dụng (cho việc nối dài đường Ulm), Sophie đến ở tại số 2, đường Vieilles - Thuilleries, cạnh gia đình Foucher, để được khu vườn của khách sạn. Gia đình này vẫn là những người bạn trung thành. Victor đã gặp lại Adèle Foucher tại ngõ Feuillantines, họ không còn là những đứa trẻ nữa. Mơ mộng và say mê, cậu tưởng mình đã gặp lại - trong đôi mắt to xanh biếc của cô, trong làn da nâu và vàng rực của cô - nàng Pepita đất Madrid của cậu. Người ta cho họ chạy nhảy, nô đùa; họ đi dạo và chuyện trò. Họ bước đi chầm chậm, họ nói chuyện thì thầm, bàn tay họ run run khi chạm vào nhau. Cô bé đã trở thành thiếu nữ.
"Một ý nghĩ trẻ con nảy trong đầu cậu. Pepa lại là Pepita. Nàng nói với tôi: "Chúng ta chạy đi!" Và nàng bắt đầu chạy trước tôi với thân hình thanh mảnh như dáng một con ong, và đôi bàn chân nhỏ xíu hất tung mép áo dài tới nửa ống chân. Tôi đuổi theo nàng, nàng lẩn tránh, nhịp chạy thoăn thoắt của nàng từng lúc hất chiếc áo choàng đen của nàng lên và cho tôi thấy tấm lưng nâu mát rượi của nàng.
https://thuviensach.vn
"Tôi ngây người ra. Tôi đuổi kịp nàng ở gần hồ nước cũ đổ nát, tôi chụp dây thắt lưng của nàng, thừa thắng bắt nàng ngồi xuống một bãi cỏ, nàng không chống cự. Nàng hụt hơi và cười ngất. Tôi thì nghiêm túc, và tôi nhìn cặp đồng tử đen láy của nàng qua những sợi lông mi đen nhánh.
"Hãy ngồi xuống đây, nàng nói với tôi, hãy còn sớm mà, chúng ta hãy đọc cái gì đi. Anh có một cuốn sách đó không? "Tôi có trong người cuốn hai của bộ Những chuyến đi của Spallanzani. Tôi mở ra một cách hú họa, tôi xích lại gần nàng, nàng dựa vai vào vai tôi và chúng tôi bắt đầu đọc thì thầm cùng một trang sách. Trước khi sang trang, luôn luôn nàng buộc lòng phải đợi tôi. Đầu óc tôi chậm lụt hơn nàng.
"Anh đọc xong chưa?" nàng hỏi tôi trong lúc tôi hầu như mới bắt đầu.
"Trong lúc đó, đầu chúng tôi chạm vào nhau, tóc chúng trộn lẫn vào nhau, hơi thở chúng tôi kề nhau và bất thình lình miệng chúng tôi cũng thế. Khi chúng tôi còn muốn tiếp tục đọc thì bầu trời đã lấp lánh sao.
"Ồ! Mẹ, mẹ! nàng vừa nói vừa trở vào, nếu mẹ biết chúng con đã chạy như thế nào!"
"Tôi thì vẫn giữ im lặng.
"Sao con không nói gì? mẹ tôi hỏi. Con có vẻ buồn".
"Tôi đang có cả một thiên đường trong trái tim tôi.
Đó là một buổi mà tôi sẽ nhớ suốt đời. "Suốt đời tôi..."(25)
Những cuộc tình đó vẫn tuyệt đối trong trắng. Adèle Foucher là một cô gái mộ đạo và đức hạnh. Mẹ nàng ít khi rời xa nàng. Người ta luôn trông thấy bà Foucher với đứa con còn bú (bé Paul) trên tay và Adèle trong các lớp váy trong. Mỗi buổi chiều, bà chải mái tóc đẹp đen nhánh của cô con gái, "và kiểu tóc này chỉ là một nụ hôn dài". Là người nội trợ xuất sắc, người mẹ cố luyện tập Adèle trong những công việc nhà. Ngay năm sáu tuổi, cô bé đã ráp các khổ một chiếc áo dài. Một người hàng xóm, bà Delon, nhờ cô đánh dấu áo khăn của con trai bà. Gia đình Foucher rất sợ
https://thuviensach.vn
tính tò mò của người đàn bà này, và mỗi tháng khi viên công chức nhận được lương bổng, họ phải đóng cửa để bà ta khỏi nghe tiếng lẻng xẻng của những đồng một trăm xu. Bất chấp thời thế lạ lùng, gia đình người cựu thư ký tòa án vẫn sống cuộc sống truyền thống của người tiểu tư sản Pháp, kín đáo, tầm thường, khắc khổ và thân tình.
Thiếu tướng Hugo yêu cầu được trở lại phục vụ trong quân đội Pháp. Ngày 9 tháng giêng ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng quân đội đồn trú tại Thionville. Ông bảo vệ nơi này một cách dũng cảm chống lại ngoại xâm và ông chỉ đầu hàng khi hay tin Napoléon đệ nhất thoái vị. Abel đã gặp mẹ tại Paris. Bà tự hào với cậu con trai tuấn tú vai rộng này, và mặc dầu bà đã hết sạch tiền, bà vẫn mua cho cậu một chiếc áo sơ mi mặc đi chơi trong thành phố bằng dạ màu lục xứ Louviers, một chiếc quần dài bằng vải chéo len và một chiếc áo rây đanh gốt bằng dạ pha tạp. Ít lâu sau đó quân Nga và quân Phổ chiếm đóng thủ đô. Một bộ phận dân chúng nhìn họ như những người giải phóng và bảo đó là "đồng minh" chớ không phải "kẻ thù". Bà Hugo bộc lộ một niềm vui lớn khi dòng họ Bourbon được khôi phục. Chủ nghĩa bảo hoàng của bà lắm lúc bị gián đoạn. Khi chồng bà cần tới gia đình Bonaparte, bà cố nén việc bộc lộ tình cảm của mình. Ngoài ra Lahorie đã là người theo chế độ cộng hòa hơn là quân chủ. Nhưng kể từ cái chết hung bạo của người bạn trai, mối hằn thù của bà đối với kẻ cướp ngôi trở nên dai dẳng. Bà phủ nhận mọi tài năng của ông ta, nhắc lại rằng bà là người Vendée, không bỏ sót một lễ hội công cộng nào, bà tham dự lễ hội trong trang phục bằng vải peccan trắng và với đôi giày màu lục để "từng bước dẫm lên màu cờ của Đế chế". Các cậu con trai của bà rất kính trọng mẹ nên theo quan điểm của bà. Tacite đã dạy họ ghê tởm các nhà vua César, và Victor chỉ gọi Buonaparte, như mẹ cậu và những người bạn của bà, gia đình Foucher. Cậu tự hào đến nhà thờ Đức Bà dự lễ tạ ơn và nhất là để đưa tay cho cô Adèle nắm. Thiếu tướng Hugo ở lại chức vụ của mình tại Thionville tới tháng năm 1814. Ông đã viết thư cho nhà vua để bảo đảm với ngài về sự tận tụy của mình, bởi ông nghĩ "một chiến binh phải trung thành với tổ quốc mình", đầu dưới chính phủ nào, điều vừa cao cả vừa
https://thuviensach.vn
thuận lợi. Vợ ông dẫn Abel tới Thionville để đòi tiền trợ cấp. Trong lúc vắng mẹ, Eugène và Victor qua những giờ thong thả tại gia đình Foucher.
Gởi bà bá tước Hugo, Thionville, 23 tháng năm 1814: "Mẹ kính yêu, từ lúc mẹ đi rồi, ai nấy đều buồn. Chúng con thường tới nhà bác Foucher, như lời mẹ đã dặn. Bác khuyên chúng con theo những bài học người ta dạy cho con trai của bác, chúng con đã cám ơn bác. Mỗi buổi sáng chúng con học tiếng La Tinh và các môn toán. Bác Foucher có lòng tốt dẫn chúng con tới bảo tàng tự nhiên học. Mẹ hãy trở về mau. Không có mẹ chúng con không biết nói gì, làm gì, chúng con hoàn toàn lúng túng. Chúng con luôn nghĩ tới mẹ. Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Đứa con kính cẩn.
Victor(26)"
Dọn tới căn hộ của thiếu tướng và chỉ huy mọi việc với tư cách bà chủ tối cao, bà bá tước Hugo gặp nàng Thomas giờ đây tự xưng là "phu nhân Anaclet d’Almet (hoặc d’Almé) và là vợ của một vị đại tá. Sophie Hugo, mà chồng chỉ gọi là "bà Trébuchet", phải ngủ trong phòng đợi còn phu nhân d’Almé và ông thiếu tướng thì ở trong phòng ngủ khóa kín cửa. Người vợ hợp pháp đệ một lá đơn thỉnh cầu đòi khôi phục quyền của người vợ và đòi được cấp dưỡng. Ông thiếu tướng mướn lâu đài Hus ở cửa ngõ thành phố Thionville dưới cái tên của người tình và đáp trả bằng cách đòi ly dị. Con người hiền lành và khôn ngoan Pierre Foucher rất sợ cho các bạn của mình phải chịu ảnh hưởng tai hại của thủ tục ly dị có thể khơi gợi bóng ma đẫm máu của Lahorie. Ông viết cho ông thiếu tướng hai bức thư cấp thiết để van ông nên tránh một sự tai tiếng dễ gây hại cho các con ông.
Thiếu tướng Hugo gởi em gái, bà quả phụ Martin - Chopine(27), 14 tháng bảy 1814: "Bà Trébuchet đã tấn công anh ngày 4 tháng sáu trước tòa để đòi một món tiền tạm cấp ba ngàn frăng, ngày 11 anh đã đưa bà ra tòa xin ly dị và hai hôm sau, ngày 13, bà đã thoát được mà không ai hiểu nhờ đâu. Khi đòi anh ba ngàn frăng, bà tưởng anh không biết rằng bà đã nhận được bốn ngàn frăng nơi ông Anceaux. Người đàn bà này tham tiền không biết chán.
https://thuviensach.vn
Em nói tới của chung của vợ chồng như thể với bà Trébuchet,vốn chỉ biết hành động theo ý mình và luôn nổi cơn thịnh nộ khắp nơi khi người ta làm phật ý bà, người ta có thể cư xử như với một người phụ nữ nào khác vậy. Anh đã nói với Foucher, người đã viết thư cho anh nhân danh thần hộ mạng, rằng anh đồng ý đổi chuyện ly dị thành yêu cầu ly thân và chia của cải, nhưng với những điều kiện anh đặt ra cho bà... Còn lời khuyên hãy sống với bà, em biết rằng điều đó không thể. Anh chưa bao giờ kinh tởm bà ấy đến thế..."(28)
Dưới sự tác động của người tình và sự oán hờn, sự xung khắc tính khí đã trở thành thù hận. Ông thiếu tướng muốn cướp mấy đứa con của mình khỏi người vợ "ghê tởm" đó; ông đã nhờ cô em bốc chúng khỏi gia đình Foucher, và khi tới Paris vào tháng tám 1814, ông cho chúng vào ở trọ, như uy quyền người cha cho phép, tại nhà Cordier và Decotte, đường Saint Marguerite, "lối đi tối tăm, chật hẹp giữa nhà tù Abbaye và ngõ Dragon". Khi ông được gọi về Thionville vào tháng ba 1815 để lần thứ hai bảo vệ đồn binh trước cuộc tấn công mới, ông không ủy quyền cho Sophie mà cho bà góa gắt gỏng Martin - Chopine: "Anh giao cho em chăm sóc hai đứa con nhỏ của anh đang được gởi tại nhà ông Cordier, và với bất luận lý do gì, anh không muốn chúng được trả về cho mẹ chúng hoặc để mẹ chúng trông nom..."(29) Ngay tức thì hai cậu bé chống đối ra mặt người đàn bà đó với vẻ đường hoàng rặt vùng Castille, về "những cách đối xử thô bạo", "những lời chửi rủa hèn hạ" của bà và "những cơn thịnh nộ kinh tởm" mà bà đã trút lên các cậu. Cả hai vẫn hoàn toàn tận tâm với người mẹ mà người ta tách khỏi họ.
Mẹ là mẫu mực biết bao đức hạnh,
Mẹ rèn nên tim tôi. Mẹ cách xa!
Xa mẹ! Ôi những tâm hồn nhạy cảm,
Hãy tưởng tượng tôi buồn khổ nhường nào!(30)
https://thuviensach.vn
Cả hai đều phê phán một cách nghiêm khắc dầu vẫn tôn kính người cha, mà họ oán trách đã ăn ở với một người đàn bà ngoài giá thú, đã đối xử với họ như những tên cướp phản loạn. Thiếu tướng Hugo gởi bà góa phụ Martin - Chopine ngày 16 tháng mười 1813: "Dường như các đứa trẻ cảm thấy ô nhục khi phải gọi em bằng cô và viết thư cho em với tình cảm quyến luyến và kính trọng... Chỉ tại người mẹ đáng nguyền rủa của chúng mà bọn trẻ mới có thái độ ấy..."
... Hết rồi thời thơ ấu
Khi tội lỗi bỗng ập xuống từ cha.
Vực không lời, và nó cứ rời xa.
Nỗi nhục này, rừng ơi xin hãy chứng,
Đủ cho đứa con rơi vào ảo mộng... (31)
Đúng, nhà trọ - ngục tù đó, người cha cai ngục đó, chính là sự kết thúc của thời thơ ấu. Bất chấp bao khó khăn trở ngại, bất chấp áng mây đen mà sự bất hòa của cha mẹ đã trùm lên nó, tuổi thơ đó vẫn lộng lẫy và đầy thi vị. Mảnh vườn của ngõ Fenillantines, um tùm và bí ẩn; thung Avellino đầy bóng mát; ánh sáng của những cuộc dừng quân; những hành lang ba rốc và vàng óng của lâu đài Masserano; những bóng dáng yêu kiều của những người đàn bà - trẻ con: người con gái lạ mặt ở Bayonne, Adèle, Pepita; với cảnh phông là những cuộc chiến thắng của nước Pháp, những ánh lấp lánh của áo giáp và những hồi trống trận; những bối cảnh xiết bao mộng ảo!
Để mơ mộng, có biết bao trò giải trí trong nền giáo dục không quy tắc ấy! Trong mười ba năm, tất cả đều liên kết với nhau để giải thoát cái đầu óc non trẻ đó khỏi những câu thúc của nền giáo dục ước lệ. Những chuyến đi không cho phép những buổi học được bình thường bao giờ; tính khí man rợ của người mẹ bỡ ngỡ nơi đất lạ đã gạt phăng thế giới ra xa; một tình thân bí ẩn, cao quí và nguy hiểm đã củng cố quanh họ cái hàng rào bằng cành lá và im lặng kia; sự trân trọng khác thường, dành cho sách vở và thi ca, của một giai cấp tiểu tư sản "một mực tự do sau dáng vẻ nghiêm ngặt của nó", tất cả
https://thuviensach.vn
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tốt đẹp của một tài năng bẩm sinh. Như mọi đứa trẻ của thời xa xưa đó, trong "tâm hồn ưu tư của mình", Victor mơ trước hết tới vinh quang quân đội. Rồi cuộc xung đột gia đình, sự sụp đổ của Đế chế đã làm cho khát vọng của cậu đổi hướng. Nhưng dầu sao, cậu vẫn mong sống cao thượng. "Khi còn bé, tôi đã chú ý tới con người cao thượng". Là người kình địch vô ý thức của người cha và của Hoàng đế mà dẫu sao cậu vẫn cảm phục, cậu muốn đến lượt mình chiếm lĩnh trí tưởng tượng của con người. Bằng cách nào đây? Cậu không biết, và cậu mơ mộng:
Tôi mang về, từ những hành trình xa, Một chùm tia sáng rất đỗi mơ hồ, Tôi mơ như thể trong đời đã gặp, Trên bước đi, những nguồn suối huyền hoặc Với làn nước ngất ngây...
Kỷ niệm tỏa rực tâm hồn sôi nổi Tôi bước đi thơ đọc giọng thì thầm. Lặng nhìn từng bước chân tôi mẹ nói, Vừ mỉm cười vừa khóc: "Một nàng tiên Đang cùng nó trò chuyện!..."(32)
Hiếm khi có một tinh thần bị phân chia đến thế. Nơi cậu có sự đấu tranh giữa tính cách của thần điền dã, tưởng tượng kỳ dị tới lạ thường của thiếu tướng Hugo và tính kiên cường nghiêm ngặt, sở thích cổ điển của Sophie Trébuchet: Khát vọng vinh quang và căm thù sự chuyên chế; thi ca kỳ vĩ, luôn có chút cơn điên, và những đức hạnh tư sản, càng quí báu đối với bản năng của cậu khi cậu phải chịu đựng những tổn thương do người thân gây ra cho cậu. Nếu có một nhà văn nào được trui rèn trong cuộc sống để tạo nên những phản đề đẹp đẽ và mới mẻ, nhà văn ấy là đây. Chúng ta cần thâu tóm ông trong những năm đầu tiên này, khi ông hãy còn ở trạng thái mới xuất hiện. "Viên ngọc định hướng không phải trong những lâu đài nơi nó làm vật trang trí mà dưới một bộ xương san hô phôi thai hàng trăm dặm dưới đáy biển..."(33)
Chúng ta đã luồn vào những chiều sâu thăm thẳm những suối nguồn kỳ diệu của tuổi thơ đó; trong những vực thẳm mờ tối đó, chúng ta đã thoáng thấy những vật trôi giạt thảm thê, những cái vòi xanh dờn của ác mộng, và
https://thuviensach.vn
cả những người đẹp nõn nà, những ngôi giáo đường, những tòa lâu đài lẩn khuất trong những đô thị sáng láng của xứ Andalousie. "Phần ưu việt của thiên tài gồm những kỷ niệm". Chính từ đó mà chúng ta sẽ thấy hình thành từ từ những phản ánh lóng lánh, không mô phỏng được và luôn thay đổi; từ một hạt vật chất, chúng làm nên một viên đá quí, một con người, một thiên tài.
https://thuviensach.vn
Phần hai - NHỮNG ÁNH LỬA BÌNH MINH
I - CHIM TRONG LỒNG
Những ánh lửa bình minh không quá dịu dàng như những tia vinh quang đầu tiên.
VAUVENARGUES
Sau thiên đường ngõ Feuillantines và những cây dẻ của khách sạn Toulouse, ký túc xá Decotte và Cordier - buồn tẻ, không có chút màu xanh - dường như là nơi khổ cực thê lương. Cordier là tu sĩ hoàn tục, đã luống tuổi, bệnh hoạn, trông như một người Armanie, ông thường nện vào đầu học sinh bằng hộp thuốc hít bằng kim loại; Emmanuel de Cotte, tự Decotte, thì cho bài phạt tới tấp và dùng móc mở ngăn kéo các học sinh nội trú. Eugène và Victor, những thiên thần bất trị, nhất định không chịu nhục. Thiếu tướng Hugo gởi cho bà góa phụ Martin-Chopine: "Anh coi chúng như bỏ đi nếu chúng tiếp tục chịu ảnh hưởng của người mẹ độc ác lâu hơn nữa. Thái độ của chúng đối với em chỉ là một thái độ thông thường, nhưng thái độ của chúng đối với ông de Cotte thì hoàn toàn kinh khủng. Nó ra sao à? Chỉ còn thiếu việc chúng đánh lại ông giám đốc ký túc xá thôi!" Tức thì hai cậu tạo được một uy tín đáng kể trong các bạn học, bởi cha hai cậu đòi phải dành cho hai cậu một phòng biệt lập. Nhà trường chia làm hai phe với Victor là vua của phe này, và Eugène vua ở phe kia. Buổi tối hai nhà vua đối địch gặp nhau trong gian phòng chung của họ để thương thảo. Điều này khiến người ta nhớ chuyện anh em Bonaparte chia nhau châu Âu, và cố nhiên anh em Hugo không khỏi nghĩ tới chuyện đó. Được nuôi dưỡng bằng những đức hạnh La Mã, được dạy dỗ dưới bóng những cuộc chiến thắng, họ tỏ ra háo hức với vinh quang. Nhờ họ mà tại ký túc xá Cordier, những buổi trình diễn kịch được tổ chức. Victor viết kịch và đóng vai Napoléon,
https://thuviensach.vn
vây quanh có những vị thống chế lấp lánh những tấm huy chương bằng giấy vàng rực. Nhưng đó chỉ là sân khấu, trong cuộc sống, những đam mê chính trị của họ vẫn không thay đổi: căm thù Cách mạng, ghê tởm Buonaparte, yêu dòng dõi Bourbons mà cậu tin đã mang lại tự do với bản hiến chương.
Mẹ họ đã nói điều đó và bà vẫn là thần tượng của họ. Họ chống lại bà Martin - Chopine, và thậm chí cha họ, một cách mạnh mẽ và đường hoàng đến khó tin. Ông thiếu tướng mà chế độ Vương chính Trùng hưng cho ăn nửa lương, đã lui về Blois với bà Almé, nữ bá tước Salcano và nàng Thomas, có toàn quyền trên tinh thần ông. Bà quả phụ khả ố chỉ rót cho hai cậu bé một món tiền túi nhỏ giọt và truyền đạt những mạng lệnh của ông thiếu tướng cho hai cậu. Ông định chuẩn bị cho hai cậu vào trường Bách khoa và muốn hai cậu đặc biệt chú trọng tới môn hình họa và toán học; nhã nhặn và cương quyết, hai cậu đòi phương tiện để tuân lời ông:
Victor Hugo gởi cha, ngày 22 tháng sáu 1816: "Bà Martin trong một tháng nay đã không thèm thăm hỏi gì tới những nhu cầu của chúng con, và đã hai tháng rồi bà ấy đã xén bớt của chúng con hai xu mỗi ngày; bà còn khôn ngoan phòng xa để chỉ báo cho chúng con vào ngày 1 tháng sáu. Khi chúng con lễ độ nói cho bà ấy biết rằng vì tin nơi món tiền đó, chúng con đã phải vay mượn để trả tiền chỗ ngồi trong nhà thờ cũng như để mài những con dao nhíp, đóng những cuốn sách, mua dụng cụ toán học, bà đã trả lời là không cần nghe chúng con nói và hống hách ra lệnh cho chúng con phải rời khỏi phòng. Bà sẽ không làm điều đó lần thứ nhì đâu, cha kính yêu. Chúng con thà từ bỏ món tiền tiêu hàng tuần hơn là có bất luận mối quan hệ nào với bà kể từ đây. Nếu ý định của cha là để cho chúng con trả nợ và để cho chúng con khỏi rơi vào cảnh hoàn toàn không có tiền, xin cha ủy thác chuyện đó cho Abel hơn bất luận ai khác..."(34)
Và ngày 12 tháng chín 1816:
"Chúng con đã suy nghĩ về những đề nghị của cha: xin cha hãy cho phép chúng con nói chuyện thẳng thắn với cha, như chúng con đã từng làm, và
https://thuviensach.vn
cha chỉ nên trả lời sau khi cân nhắc những lý lẽ của chúng con. Thấy chúng con có thể nhận ra giá trị sự vật, cha cho chúng con hai mươi lăm đồng lu y mỗi năm cho việc ăn ở của chúng con. Chúng con chấp nhận, miễn sao chúng được giao tận tay cho chúng con. Bởi với kinh nghiệm mà chúng con có thể có được và nhất là với sự giúp đỡ và những lời khuyên của mẹ dầu sao vẫn am hiểu về tài khéo quản lý, với món tiền ít ỏi này, chúng con chắc chắn có thể sống một cách đàng hoàng hơn.
"Nhưng nếu tiền được giao qua tay người khác thì chúng con sẽ không chắc chắn điều đó nữa, chúng con không thể sử dụng các phương tiện mang lại cho chúng con sự chắc chắn đó nữa, chúng con không thể làm như cha được nữa: giữ cân bằng giữa tiêu xài và của cải mình có và càng được thoải mái hơn khi chúng ta sống ngăn nắp và tiết kiệm... Còn phần cuối thư của cha, chúng con không thể giấu cha rằng chúng con cực kỳ khổ tâm khi thấy cha xem mẹ là người đàn bà không ra gì, và điều đó trong một bức thư để mở chỉ được trao cho chúng con sau khi đã được đọc qua... Chúng con đã trông thấy thư từ trao đổi của cha và mẹ. Cha đã làm gì trong cái thời đó khi cha biết mẹ, khi cha thích thú tìm ra hạnh phúc bên mẹ, cha đã làm gì với con người đủ táo bạo để có một ngôn ngữ như thế? Mẹ luôn luôn đã và vẫn vậy thôi, và chúng con sẽ mãi mãi nghĩ về mẹ như thời bấy giờ cha đã nghĩ về mẹ. Đó là những suy nghĩ nảy sinh nơi chúng con khi đọc thư cha. Xin cha cứ ngẫm nghĩ về bức thư của chúng con và cha hãy tin chắc nơi tình yêu mà những đứa con vâng lời và kính cẩn mãi mãi dành cho cha. E. Hugo - V. Hugo"(35)
Bức thư trên chứng tỏ một đầu óc già dặn và một văn phong mạnh mẽ. Không một câu lập lại, sự biểu hiện không hề yếu đi. Ai đã gợi ý cho lá thư tập thể này? Nét chữ của Eugène, nhưng điều này không quan trọng lắm. Hai anh em cùng được đào tạo một cách, cả hai đều thấm nhuần văn học cổ điển, cả hai đều khát vọng thi ca. Lúc nào tránh được các môn toán, họ dùng thì giờ để làm thơ. Những bản dịch từ Virgile và Lucrèce, những bài sầu ca, những bài thơ trào phúng, những bài hát, những vở bi kịch, tất cả đều tốt đối với họ.
https://thuviensach.vn
Đúng ra thì nước Pháp thời bấy giờ làm thơ nhiều và ký túc xá ấy tràn ngập những nhà thơ. Bản thân ông Decotte thảm hại cũng gieo vần và nhanh chóng trở nên ganh tị với hai tài năng là học trò của ông. Một thầy giám học trẻ tuổi, Félix Biscarrat, thông minh, với khuôn mặt có dấu vết bệnh đậu mùa, nhưng vui vẻ và trung thật, rất thích Eugène, Victor, và còn thích hai cậu hơn, có cô Rosalie, người lo đồ khăn vải trong ký túc xá mà Victor vẫn làm thơ ca ngợi để tặng. Khi Biscarrat dẫn anh em Hugo, những người yêu thích của thầy, lên tận chóp các tháp chuông nhà thờ Đức Bà, Victor bước lên sau cô Rosalie và ngắm nghía đôi chân của người lo đồ khăn vải.
Điều tự nhiên là ở lứa tuổi mà "tất cả các thiên thần vẫn lãng vãng, / cố nhìn qua các cửa kiếng phòng tắm", một cậu thiếu niên, thừa hưởng một tính khí dâm đãng và thấm nhuần thứ thi ca huê tình qua Horace và Martial, bị ám ảnh bởi thân thể người phụ nữ. Cậu không bao giờ chán với niềm thích thú được bất thần trông thấy, trong sự trần trụi của chúng, một bờ vai, một bầu vú, một cái chân hồng. Đóng vai thần điền dã hoặc thần rừng, cậu sẽ rình rập những cô gái man dại xinh đẹp trong các khu rừng và các cô thợ giặt tại các suối nước. Là một sinh viên nghèo trên một căn gác nhỏ, cậu sẽ dò xét, qua các cửa sổ con bên cạnh hoặc các khe hở của các tầng gác trên cùng, một chị giúp việc nào đó đang cởi quần áo. Tuổi mười bảy giấc mộng thật đê mê, Tôi thấy Hébé, nàng công nhân đỏm dáng, Đang nịt vớ và cởi áo sơ mi Nơi gác tối hay non thần sáng láng.(36)
Trong suốt cuộc đời cậu, đó sẽ là một động cơ then chốt. Một tuổi trẻ quá trong trắng làm nên một "người nhìn trộm" không chữa được.
Vì bà đại tướng nữ bá tước Lucotte, "người đàn bà yêu kiều rất đúng mốt và rất được ca tụng, mà anh em Hugo đã biết tại Madrid và đang ở tại nhà họ, Victor đã viết những bài thơ huê tình ý nhị:
Bà sẽ nói cây đàn lia nhút nhát
Muốn bày tỏ vào một buổi đẹp trời,
https://thuviensach.vn
Có phải chăng một tình yêu chân thật.
- Khoan cáo buộc, tôi xin được cạn lời;
Tim tôi đủ để yêu,
Giọng tôi đủ để nói,
Nhưng bộc lộ cùng bà,
Hỡi ơi lời nào đủ?
Sự ra ngã thật tình tứ, lời thơ khôn khéo và với một vẻ lịch sự đầy chất Voltaire. Nhưng dầu được viết bởi ông giám đốc hay thầy giám học, Eugène hay Hugo, hàng ngàn câu thơ phát sinh từ ký túc xá Decotte và Cordier vẫn khá nhạt nhẽo. Thời đại chứng kiến buổi hoàng hôn của một trường phái và không biết tới điều đó. Nó vẫn xem Delille và Parny là những nhà thơ lớn. Viện hàn lâm Pháp đón nhận những môn đệ của họ. "Ngôn ngữ thì đâu ra đó, oai nghi, sáng sủa". Có những từ cao sang và những từ dân dã. Xe trở thành xa, gió thành cơn lốc, nước thành làn sóng, ngựa thành chiến mã, vua là quốc vương, nhà thơ là người tình dịu dàng... Hầu hết những từ ngữ cụ thể đều bị loại bỏ... Sở thích, trẻ con và cũ kỹ, áp đặt một thứ hoang tưởng nguội lạnh, một lối dạy dỗ ngây ngô hoặc những thói lẳng lơ tầm thường. Anh em Hugo cũng như tất cả những người gieo vần thời bấy giờ vẫn phải đi theo những khuôn mẫu đó.
Tuy nhiên, ngay vào thời đó, Victor đã tỏ rõ một tình cảm tự nhiên với âm nhạc, với những câu thơ và với sự vận động của khổ thơ, một bản năng trong phong cách giúp cậu cảm nhận trong Horace và Virgile những vẻ đẹp vẫn tàn lụi trong những lời lẽ dài dòng của một Delille. Biscarrat khi ghi chú về những bài dịch của cậu học sinh yêu quí, đã nói một cách kinh ngạc: "Trong những câu thơ này có một nét bạo liệt mà tôi không thấy ở bất luận nhà thơ nào". Thầy khen những câu như: "Say sưa chém giết và ngập ngụa máu", hoặc: "Làm xương cốt chúng thét lên dưới hàm răng nghiến ngấu".
Là nạn nhân bất hạnh của chồng, em trốn
https://thuviensach.vn
Khi Siché chết, em chết khi Énée trốn.
Đoạn thơ hai câu trên đã dịch Ausone khá thành công. Đoạn khác ở cuối phần một của Thơ điền viên thể hiện vẻ duyên dáng của nguyên tác:
Những mái nhà nhả khói ngoài đồng xa,
Và bóng tối từ núi cao tràn xuống.
Với cậu, Virgile đáp ứng được một nhu cầu kép: cảm giác bí ẩn và biểu hiện rõ ràng, chính xác, dứt khoát. Đọc xong một bài thơ năm trăm câu do học trò thầy viết về trận Đại hồng thủy, Biscarrat thấy có ba mươi hai câu tốt, mười lăm câu thật tốt, năm câu khá. Luôn đòi hỏi cao hơn, Victor năm nào cũng phải đốt cuốn tập ghi chép những bài thơ đầu tay của cậu. Những cuốn tập đáng thương do chính tay cậu đóng với một sợi dây nhợ và một cái gút; cậu chỉ nhận được hai xu mỗi ngày và mọi việc mua sắm đều phải cân nhắc kỹ. Cậu chỉ giữ lại những tác phẩm thời thơ ấu của mình bắt đầu từ cuốn tập thứ mười một. Khiêm tốn và ngoan ngoãn, cậu miệt mài làm việc và khiến người ta phải bình luận về cậu. Eugène thì kiêu căng hơn và luôn sẵn sàng khoe khoang. Cả hai đều khoe với mẹ về thơ của họ, vì không thể gặp họ tại nhà, bà phải đến ký túc xá thăm họ. Trong những công việc học tập và kết quả của họ, họ chỉ nghĩ tới "niềm vui thích mà điều đó có thể mang lại cho mẹ". Năm mười bốn tuổi, Victor đề tặng bà một vở bi kịch bằng thơ: Irtamène. Con cầu xin mẹ đừng quá nghiêm khắc Khi nhìn vào những tác phẩm đầu tiên, Tác phẩm con trai mẹ, xin hãy nhận Với nụ cười khoan thứ của mẹ hiền. Đây không phải những bông hoa bất tử Của Racine trong bữa tiệc thần tiên, Đây là những bông hoa thật hồn nhiên Như lòng con, xin dâng mẹ một bó(37).
Từ mẹ có vẻ trẻ con một cách ngây thơ và không ngừng lập lại, chứng tỏ nhà thơ trẻ tuổi vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Irtamène là một tác phẩm phỏng theo Racine, đúng hơn theo Voltaire, gây ngạc nhiên về sự dễ dàng và sự khéo léo. Cố nhiên đề tài của nó là thắng lợi của một nhà vua hợp pháp trước một kẻ chiếm ngôi. "Phải yêu vua khi căm thù bạo chúa", tác
https://thuviensach.vn
giả kết luận. Nói khác đi, khi căm thù Buonaparte, người ta phải yêu vua Louis XVIII. Trong cuốn tập ghi chép Thơ các loại (1816 - 1817), người ta đọc: "Tôi mười lăm tuổi, tôi làm thơ kém, tôi có thể làm khá hơn", và ở chỗ khác: "Những điều vô nghĩa lý mà tôi đã làm trước sự phát sinh của tôi". Đúng là những bài thơ này chưa phải là những kiệt tác phẩm, nhưng với một chàng thiếu niên có những nỗ lực bền bỉ và tốt đẹp đến thế, người ta có thể mong đợi.
Bởi những cuốn tập còn giữ được chứa đựng hàng ngàn câu thơ, một vở nhạc kịch hài trọn vẹn, một vở kịch mêlô bằng văn xuôi, một phác thảo bi kịch năm màn bằng thơ, một thiên sử thi: trận Đại hồng thủy, tất cả đều được minh họa ngoài lề bằng những hình vẽ đôi khi khiến người ta nhớ tới những hình vẽ của Delacroix bằng nét táo bạo của chúng. Cần nói thêm rằng cũng vào thời kỳ đó, Victor chuẩn bị thi vào trường Bách Khoa, cậu đạt điểm tốt trong các môn khoa học, và ngay cuối 1816, cậu cùng Eugène, lớn hơn cậu hai tuổi, theo học những giáo trình của trường Louis-le-Grand, từ tám giờ sáng tới năm giờ chiều. Để viết những câu thơ đó, cậu đã phải thức đêm và làm việc dưới ánh sáng ngọn nến nơi tầng trên cùng, với lò lửa vào tháng sáu và tủ ướp lạnh vào tháng chạp, từ đó cậu thoáng thấy máy điện báo trên các tòa tháp Saint-Sulpice. Một vết thương nơi đầu gối giữ cậu trên giường trong mấy tuần, cho phép cậu miệt mài với công việc cậu yêu thích hơn nữa. Con người nhân hậu lo lắng: "Thầy rất lo ngại khi thấy sức khỏe em sa sút, cũng như em thầy cho là do những đêm thiếu ngủ của em. Nhân danh những gì thiêng liêng nhất, nhân danh tình bạn kết nối chúng ta, em hãy giữ gìn sức khỏe..." Nhưng một công việc yêu thích luôn gây khích lệ mà không làm cho người ta mệt mỏi chút nào.
1817: "Quân đội Pháp mặc quân phục trắng, theo kiểu Áo... Napoléon đang ở tại Sainte-Hélène và bởi nước Anh không cấp thứ nỉ màu xanh lục cho ông, ông phải lộn những chiếc áo cũ của mình... Tại bộ Hải quân, người ta bắt đầu điều tra về con tàu định mệnh Méduse... Những tờ báo ngày lớn thì quá nhỏ... Ly dị bị bãi bỏ. Trường trung học (lycée) gọi là trường trung cấp (collège)... Mỗi buổi sáng Chateaubriand đều đứng trước
https://thuviensach.vn
cửa sổ ngôi nhà số 27 đường Saint-Dominique, với quần dài và giày năng túp, mái tóc muối tiêu, đội khăn mađrat, mắt nhìn đăm đăm vào một tấm gương, một cái túi nha sĩ mở ra trước mặt, ông vừa xỉa răng, những chiếc răng đẹp của ông, vừa đọc phần dị bản của tác phẩm Chế độ quân chủ theo Hiến chương cho Pilorge, viên thư ký của ông..."(38) Viện hàn lâm Pháp đề xuất đề tài cho cuộc thi thơ: Hạnh phúc do học tập mang lại trong mọi tình huống của cuộc sống. Victor nhủ thầm: "Nếu mình dự thi...". Với cậu, quan niệm tức là hành động. Cậu viết ba trăm ba mươi bốn câu thơ:
Virgile và những lùm cây xanh, tối,
Thích sao, được lạc dưới bóng thân thương!
Được đi khắp những đường vòng êm ả,
Khóc Didon và những cuộc tình buồn...(39)
Có đặc sắc lắm không? Không hề. Cậu chiều theo sở thích hàn lâm, cổ điển và lỗi thời, cũng là sở thích của mẹ cậu. Những câu thơ đúng đắn, bộc lộ một tình cảm chính đáng, tình cảm một cậu thiếu niên khi nghiên cứu Cicéron hoặc Démosthène, vẫn mong theo gương họ, rồi sau đó nhận ra những bậc anh hùng của mình đã kết thúc trong sự thất sủng.
Vĩ nhân đi qua, ta chỉ còn ta
Chẳng hề chi, tìm lại niềm cô độc.
Ta còn trái tim, ta còn sự học...(40)
Bài thơ hoàn tất, cậu phải nộp nó cho văn phòng thư ký của Viện. Bởi những học sinh nội trú của ký túc xá Cordier lại là những người tù, Victor may mắn được thân cận với Biscarrat bấy giờ đang trông nom cuộc đi dạo của học sinh, và cậu trai đôn hậu dàn xếp để đưa hàng của mình tới trước lâu dài Mazarin. Tại đây trong lúc mọi người đang ngắm nhìn đỉnh vòm và những con sư tử, thầy và trò vội chạy vào văn phòng của Viện hàn lâm Pháp, nơi họ nộp bài thơ tận tay người đón khách đội mũ chỏm. Ra khỏi
https://thuviensach.vn
Viện, họ gặp Abel, nhờ lớn tuổi hơn các em và được cha cưng chiều nên được tự do hơn, và cậu phải thú thật mọi điều với anh. Rồi cậu học sinh trở về với các bạn và những bài toán đại số học.
Vài tuần sau cậu đang chơi đuổi bắt trong sân ký túc xá thì thấy Abel xuất hiện và gọi cậu: "Đến đây, đồ ngu!"
Abel vẫn coi các em là con nít, với một tình thương che chở. Victor tới gần: "Ai hỏi tuổi em đấy? Abel nói. Viện hàn lâm nghĩ rằng em đã lừa phỉnh họ. Không có chuyện đó thì em đã được giải rồi. Em ngu xuẩn làm sao! Em có thứ hạng đấy". Bảo rằng cậu không được giải vì lý do đó thì không đúng. Tác phẩm của cậu được xếp hạng chín và vị thư ký suốt đời Raynouart, tác giả Những tu sĩ dòng Temple, đã viết trong báo cáo của mình: "Nếu thật sự cậu chỉ mới ở tuổi đó thì Viện hàn lâm cần phải khích lệ nhà thơ trẻ". Một phần bài thơ đã được đọc trong một buổi họp công khai: các bà vỗ tay và Raynouard, mà Victor gởi tới giấy khai sinh, đã mời cậu tới gặp ông ta bằng một bức thư chứa đựng một cái lỗi hiển nhiên khiến người ta nghĩ ông viết tiếng rôman chớ không phải tiếng Pháp (Je fairais avec plaisir votre connaissance).
Lão Cordier thấy có tiếng vang từ ký túc xá, đột nhiên trở nên ngọt xớt và cho phép cuộc viếng thăm. Thông thái và thô bạo, Raynouart tiếp cậu bé một cách ngạo mạn, điều khiến cậu "nghĩ rằng ông ta hiểu phép lịch sự như chính tả", nhưng nhiều viện sĩ hàn lâm khác rất cưng chiều cậu, đặc biệt vị niên trưởng, François de Neufchâteau, ông này đã được giải thưởng năm mười ba tuổi, dưới thời Louis XV và đã được Voltaire phong tặng danh hiệu thi sĩ khi viết cho ông: "Phải có người nào kế vị tôi. Và tôi muốn cậu là người kế vị của tôi", và đến lượt ông, ông cũng muốn mình là Voltaire của một ai đó. Ông lão đáng yêu này, như bao người khác, đã lần lượt là người theo chế độ bảo hoàng, người theo đảng Jacobin, bộ trưởng dưới thời Đốc chánh và bá tước dưới thời Đế chánh. Năm 1804, ông đã nói với giáo hoàng: "Xin chúc mừng Đức Thánh cha đã được Thượng đế chỉ định để tôn phong Napoléon", năm 1814, ông kinh ngạc một cách ngây thơ khi không
https://thuviensach.vn
được Louis XVIII chỉ định làm công hầu của nước Pháp. Rivarol đã định nghĩa tác phẩm của ông: "Thứ văn xuôi trong đó người ta đặt những câu thơ". Thời chàng trai Hugo biết ông, Neufchâteau đã từ bỏ sử thi dầu sống thật hay chuyển thành thơ, để lo vun xới mớ khoai tây của mình một cách khôn ngoan. Cậu học sinh ngạc nhiên thích thú khi gặp con người nổi tiếng này. Neufchâteau kể lại ngày 18 Sương mù và chỉ nói về bản thân ông. Phát hiện đầu tiên về chủ nghĩa tự ngã của nhà văn.
Báo chí quan tâm tới cậu bé thần đồng, cậu được nhiều người vây quanh hơn Eugène, và cậu này bắt đầu ganh tị. Thật khổ tâm khi bị vượt xa, càng khổ tâm hơn khi bị vượt xa bởi một đứa em. Tuy vậy, người được giải thưởng chỉ đắc chí một cách khiêm tốn. Cậu đề tặng tác phẩm đầu tiên được in của mình cho người thầy đầu tiên, ông de la Rivière:
Thầy kính yêu, đây tác phẩm non nớt,
Trái tim em trân trọng dâng lên thầy,
Thầy, người đầu tiên trong những bài học
Dìu lý tính nguyên sơ tới ánh ngời.
Chỉ với thầy em được tôn vinh nó,
Và cũng vì thầy em tôn vinh thôi.(41)
Nép mình trước Félix Biscarrat, cũng là thi sĩ nhưng không được giải thưởng, cậu viết cho thầy:
... Apollon rồi sẽ
Quàng lên thầy những vòng hoa nguyệt quế,
Và khi tên em năm tháng xóa mờ,
Thầy sẽ gọi về từ những câu thơ".(42)
Dầu sao mọi sự khiêm tốn đều do lễ độ. Với chính mình, cậu chân thật hơn trên những trang nhật ký. Ngày 10 tháng bảy 1816, lúc mười bốn tuổi,
https://thuviensach.vn
Victor đã viết: "Tôi muốn mình là Chateaubriand hoặc không là gì cả". Sự chọn lựa cũng dễ hiểu. Từ 1789, say sưa với tu từ học La Mã, nước Pháp vẫn tìm kiếm cho mình một uy thế. Sau Vergniaud, Desmoulins, Robespierre, Bonaparte là ông hoàng của tuổi trẻ. Napoléon sụp đổ, người ta phải tìm ra một hình ảnh khác đáp ứng khát vọng vinh quang đó. Nhà vua già, với đôi chân sưng phù, không có vẻ gì hứng khởi, niềm tin tôn giáo nơi những người con theo tư tưởng Voltaire không còn mãnh liệt nữa. Những thầy tu trẻ thuộc dòng Lévi vẫn mủi lòng khóc than trên những cái ghệt của Louis XVIII thì không trung thực. Được "nuôi dưỡng trong những tiếng ồn của phép lạ Đế chế, bằng những thông điệp của Hoàng đế", họ không quên thời nước Pháp là chúa tể châu Âu. Và vậy mà họ phải yêu cái thế giới mới này. Đối với họ, chỉ có Chateaubriand mới thi vị hóa cuộc tập hợp. Sự cao quý? Ai cao quý hơn con người thiên tài đó với dáng dấp quý phái và kiêu kỳ, luôn đương đầu với bão tố của đại dương và của định mệnh, tô điểm đạo Cơ đốc bằng tất cả những vẻ đẹp của nghệ thuật và chế độ quân chủ bằng tất cả uy tín của lòng trung thành? Sau Napoléon những cậu thiếu niên vẫn còn luyến tiếc những thái độ gây ấn tượng mạnh; nỗi cô đơn lộng lẫy của Chateaubriand là một trong số đó.
Về điểm này lần đầu tiên, Victor tách biệt với mẹ, cậu ngưỡng mộ tác phẩm Atala mà mẹ cậu người phụ nữ thế kỷ XVIII không ưa và rất thích thú khi đọc một bài văn nhại ngu xuẩn: A! Ha! Ha! Khó có chuyện Chateaubriand đọc những tác phẩm đầu tiên của Hugo. Ông ít tới Viện hàn lâm và thích đọc các tác giả cổ đại hơn. Nhưng cậu trai Hugo thì từ khi có sự đánh giá trứ danh kia, cậu luôn sống trong một tâm trạng bồng bột đầy hạnh phúc. Francois de Neuf-château mời Victor Hugo ăn tối, rồi giao cho cậu một công việc sưu tầm cho ông về Gil Blas trong đó cậu kết hợp với Abel vốn rành tiếng Tây Ban Nha hơn cậu. Tại ký túc xá Cordier, người gác cổng được lệnh để cho cậu học sinh vô song này được thong thả ra vào. Tại trường Louis-le-Grand, nơi cậu tham dự những buổi học trong khi vẫn ở nội trú tại ký túc xá Cordier, giáo sư triết học Maugras, bộ óc phóng khoáng hiếm hoi thời đó, gởi cậu đi dự kỳ thi học sinh giỏi năm 1817 và
https://thuviensach.vn
nói với cậu: "Thầy tin tưởng nơi cậu. Khi người ta được một thứ hạng tốt tại Viện hàn lâm thì ít ra người ta cũng phải được một giải thưởng tại Viện đại học". Victor Hugo không đạt được gì trong môn triết học với đề tài Hiện hữu của Thượng đế, nhưng cậu được một giải năm khuyến khích về vật lý với đề tài do Cuvier ra: Lý thuyết về sương. Cậu thật sự có khả năng trong các môn khoa học. "Trọn thời thơ ấu của tôi chỉ là một sự mơ mộng dài lâu lẫn lộn với những sự học tập chính xác... vả chăng không có chút xung khắc nào giữa thi pháp và cái chính xác. Con số có mặt trong nghệ thuật cũng như trong khoa học..."(43).
Kỳ nghỉ hè năm 1817 là "một lễ hội bất tận đối với Victor" mà những thành công được bạn bè hết lời ca tụng. Nhận thấy con đường binh nghiệp của mình không còn rộng mở, Abel giờ đây lo làm ăn trong khi vẫn tiếp tục viết. Có được chút tiền, cậu bảo trợ một bữa tiệc văn học hàng tháng trong đó khách mời toàn là thiếu niên phải đọc những tác phẩm mới của họ. Victor không bao giờ vắng mặt trong những bữa tiệc đó. Engène thì thất thường và kỳ cục (Biscarrat đạt cho cậu biệt danh Người điên rồ), cậu từ chối mọi lời mời và giam mình trong ký túc xá. Dành cho một buổi đọc, Victor đã phác thảo, trong ba tuần lễ, một truyện ngắn: Bug-Jargal, về cuộc nổi dậy ở Saint - Domingue, văn bản gây kinh ngạc về sự vững vàng trong câu chuyện kể, về sự tiết độ trong các hiệu ứng, và ở nhiều chỗ có thể sánh với những truyện hay nhất của Mérimée. Ở đó bộc lộ một nhà văn bẩm sinh, một tai khéo bậc thầy tự nhiên. Trong lúc đó ba anh em Hugo mơ cùng nhau thành lập một tờ tuần báo văn học: Văn Bretagne, nhưng hai trong ba anh em còn đang ở nội trú và người xuất bản thì chưa có.
Trong suốt năm 1817, một cuộc chiến công khai vẫn tiếp diễn giữa Eugène, Victor và bà góa phụ Martin - Chopine. Bà tiên xấu xa này thậm chí không cho phép họ qua ngày đầu năm mới tại nhà mẹ họ. Victor và Eugénie đã viết cho bà những lá thư cay độc:
21 tháng năm 1817: "Thưa bà, xin bà cho phép chúng tôi nhắc bà nhớ rằng chúng tôi đã sạch cả tiền từ ngày 1. Bởi nhu cầu của chúng tôi luôn
https://thuviensach.vn
luôn vẫn vậy, chúng tôi đã phải vay mượn. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu bà đưa cho chúng tôi sáu frăng thuộc phần chúng tôi, gồm ba frăng cho ngày 1 tháng năm và ba frăng cho ngày 15, gởi tới chúng tôi một thợ cắt tóc và nói với bà Dejarrier về giày và nón của chúng tôi. Xin bà hãy chấp nhận những tình cảm quí mến và thân tình mà bà đáng nhận được từ chúng tôi. Những người đầy tớ thật kính cẩn và thật vâng lời của bà. Victor Hugo, Eugène Hugo".(44) Abel cho tới bấy giờ vẫn được ông thiếu tướng yêu quí, đã dũng cảm lao vào một xung đột bằng cách bênh vực các em: 26 tháng tám 1817, Abel Hugo gởi thiếu tướng Hugo: "Khi mà mọi người khác tự hào với những đứa trẻ như thế thì cha chỉ thấy đó là những đứa khốn khổ, ranh mãnh sẵn sàng làm nhục một cái tên mà cha đã làm cho đáng tin cậy nhờ binh nghiệp của cha... Không đâu, cha à, cha đã viết lá thư khủng khiếp đó, nhưng không phải do trái tim cha đọc; cha vẫn yêu thương các con của cha, nhưng một hung thần, một con quỉ chốn địa ngục, mà cha nên qui trách cho những nỗi khổ của cha hơn là người mẹ khả kính của chúng con, đã mê hoặc mắt cha và chỉ cho cha thấy những dấu hiệu hận thù nơi mà lẽ ra cha sẽ bắt gặp những chứng cớ của tình yêu nếu cha dám lại gần những trái tim vẫn yêu thương cha... Sẽ có một ngày cha thấy rõ con người quỉ quái mà con muốn nói, giờ phục hận của chúng con sẽ tới, chúng con sẽ gặp lại người cha của chúng con..."(45)
Catherine Thomas lấy làm phẫn nộ với bức thư trên và được người yêu hứa sẽ không trả lời cho nó. Giữa ông thiếu tướng và ba cậu con trai, hố thẳm mở rộng. Ngày 5 tháng hai 1818, một biến cố trọng đại xảy ra: phán quyết ly thân của vợ chồng Hugo được công bố. "Bà Trébuchet" được giữ con với một món tiền trợ cấp ba ngàn frăng. Eugène và Victor vẫn ở lại ký túc xá Cordier cho tới tháng tám, rồi viết cho cha một bức thư kính cẩn, xin được học luật, cách nhanh nhất hướng tới một nghề có lợi. Ngày 20 tháng bảy 1818: "Cha kính yêu, cha biết rõ là chúng con không thể ở lại ký túc xá, giờ đây khi việc học của chúng con đã kết thúc. Chúng con đề nghị cha cho chúng con mỗi đứa tám trăm frăng cho việc chi tiêu. Lẽ ra chúng con nên xin cha ít hơn, nhưng cha sẽ thấy điều này không thể nếu cha biết rằng
https://thuviensach.vn
chúng con đã phải trả ba trăm frăng tiền ăn ở và với năm trăm frăng còn lại chúng con phải dè sẻn hết mức mới đủ chu cấp cho phí tổn thực phẩm, việc mua sách, lệ phí ghi danh và văn bằng, v.v...". Ông tướng vẫn tỏ ra hào phóng, nếu người ta biết chính ông đã hết sạch cả tiền: "Cha không thấy những yêu cầu của các con là quá đáng... Các con cứ học luật. Cha sẽ trả cho mỗi đứa, từng phần mười hai, tám trăm frăng mỗi năm..." (Thư ngày 6 tháng tám 1818).
Tháng tám, hai anh em hồ hởi rời ký túc xá Decotte và Cordier để về ở nhà mẹ số 18 đường Petits - Angustin. Căn hộ ở tầng ba, nhỏ hơn căn hộ đường Cherche - Midi và nhà trọ do ông tướng lãnh nửa lương cung ứng, không có vườn. Từ cửa sổ, họ nhìn thấy một khoảng sân viện bảo tàng, tràn ngập những ngôi mộ các nhà vua nước Pháp, bị Cách mạng bốc khỏi Saint Denis. Ngồi đối mặt nhau trên một chiếc bàn con, họ viết ròng rã mỗi ngày. Năm mười sáu tuổi, Victor viết Những cuộc giã từ tuổi thơ:
Ngươi đã làm chi tuổi thơ ấu đó?
Ngươi đã làm chi ta hỡi thời gian?
Ta tìm kiếm chính ta và chỉ thấy
Một thằng điên khát vọng sự khôn ngoan...(46) Để tự an ủi mình đang "già đi", cậu viện tới Vinh quang, tư tưởng kiên trì của mình:
Hỡi Vinh quang! Hỡi thần linh quyền thế!
Hãy chấp nhận một chỗ trong tương lai
Cho tâm hồn chỉ biết ngợi ca người.
Hỡi Vinh quang là người ta khát vọng,
Ta muốn tên người gợi ta cảm hứng
Và những bài thơ ta đạt tới người!(47)Ít lắm cũng có một người không chút nghi ngờ vinh quang tương lai của Victor, đó là bà thiếu tướng Hugo.
https://thuviensach.vn
II - NHỮNG TIẾNG THỞ DÀI ĐẦU TIÊN
Không gì đẹp hơn lòng tin của người mẹ vào tài năng của con mình. Bà Hugo thậm chí không có ý nghĩ bắt ép các con bà học luật. Đó chỉ là một tấm lá chắn mong manh giữa họ và ông thiếu tướng. Thật ra, nếu Eugène và Victor, trong hai năm ghi danh học luật, họ chẳng tới lớp và cũng không qua một kỳ thi bao giờ. Không, tự hào về những thắng lợi được mong đợi, bà không muốn biến con trai bà thành luật sư hay công chức, mà thành những nhà văn lớn. Không có gì kém cạnh cả. Ngày ngày, bà để họ làm việc thoải mái trong gian phòng nhỏ nhìn ra khoảng sân có những pho tượng nằm. Sau bữa ăn tối, họ ra phố với bà, và thật cảm động khi tưởng tượng Sophie Hugo, hơi cứng đờ và trông như mẹ của anh em nhà Gracques, trong chiếc áo dài màu tía và khăn casơmia với những cành cọ đi giữa hai chàng trai hiền ngoan và phục tùng. Mỗi buổi chiều, họ đều thả bộ tới đường Cherche - Midi nơi Pierre Foucher, bấy giờ là chính văn phòng bộ Chiến tranh vẫn tiếp tục ở tại khách sạn Toulouse.
Ở đó có bà Foucher, con người dịu dàng và mộ đạo, hãy còn xuân sắc, và cô con gái Adèle với vẻ đẹp Tây Ban Nha, xưa kia là bạn chơi đùa với ba anh em Hugo. Ba với một. Họ khó lòng tin được rằng mười năm trước, tại ngõ Feuillantines, họ đã từng dẫn cô gái dễ thương ấy đi dạo trên một chiếc xe cút kít và đu đưa nàng trên một chiếc đu. Bà Hugo lấy đồ khâu từ trong túi xách và lặng lẽ khâu, như là Foucher và Adèle. Dưới ánh sáng một ngọn nến, con người ốm yếu và khổ hạnh Foucher đầu đội mũ chỏm và tay áo bằng vải láng đang tra cứu hồ sơ. Eugène và Victor đã được mẹ rèn luyện để không bao giờ nói khi không ai hỏi tới, nhưng những buổi tối ngồi nghe lửa cháy lét đét đó không làm họ buồn chán, bởi họ mãi nhìn Adèle đang cúi xuống đồ khâu, "lông mày vòng cung, miệng đỏ tươi, mí mắt vàng rực", và cả hai đều yêu nàng... Nếu thỉnh thoảng nàng liếc nhìn trộm một trong hai người thì đó là Victor, với mái tóc dài vàng óng, vầng trán cao, cái nhìn sâu và trong trắng thơ ngây tạo một ấn tượng uy nghi mãnh liệt, đã nổi
https://thuviensach.vn
tiếng trong thế giới nhỏ bé của họ. Con người đúng mực Biscarrat đã rời Paris để tới Nantes, Thầy viết thư cho Victor với giọng gần như kính trọng: "Một ngày nào đó em sẽ được liệt vào hàng những nhà thơ tài hoa nhất của chúng ta. Thầy cứ tưởng đâu mình nghe Racine trong những bản hợp xướng của ông", và một hôm khác: "Em luôn làm thơ hay, lần này còn hơn cả hay..." Tuy nhiên Victor vẫn biết rằng vinh quang đích thật hẳn phải khó chinh phục. Ngay ở tuổi này chàng đã có thể viết những câu thơ lộng lẫy. Những bài luyện tập cho thuần thục mà chàng đã làm khi dịch các nhà thơ La Tinh đã dạy chàng những chỗ ngắt giọng mới. Chàng không thiếu sức làm việc mạnh mẽ, chàng sở hữu một khiếu ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng cái hình thức ấy, dầu đã đẹp, vẫn còn trống rỗng. Người con của bà Hugo và thời Vương chính Trùng hưng năm 1819 vẫn chưa tìm được cho mình một chất liệu nóng bỏng mà thiên tư đã cho phép chàng đắp nặn. Giành được những thành công đầu tiên trong các kỳ thi của Viện hàn lâm, chàng bị cám dỗ một cách nguy hiểm phải tiếp tục con đường dễ dãi đó, điều biến chàng thành nô lệ của thị hiếu đương thời. Biệt ngữ của thi ca Pháp bấy giờ là một ngôn ngữ khô chết. Để nói: "Những lạc thú tình yêu có thể được ưa chuộng hơn vinh quang đời binh nghiệp", người ta phải viết:
Cái thắt lưng của thần Cythère
Có kém gì cái mộc thần Pallas...
"Điều lý tưởng là gắn một tỉnh từ cao quý vào một danh từ cao quý...": hòa bình êm dịu, tình yêu trong trắng, tình bạn thánh thiện và thuần khiết. Còn đề tài, trong một thời của phản ứng hoàn toàn mới, chúng trở nên bắt buộc đối với chàng trai Hugo thông qua thái độ chính trị của chàng. Chàng phải nói gì đây nếu chàng thành thật? Cố nhiên đó là những cơn ác mộng của một tâm hồn sớm bị ám ảnh bởi khổ đau, và những mộng tưởng nhục dục của một chàng thiếu niên thuần khiết trong hành động, phóng đãng trong tưởng tượng. Tại ký túc xá Decotte và Cordier, để vui chơi, chàng đã viết những bài ca phong nhã theo phong cách Anacréon(48):
Những người tình yêu ngươi, hỡi giấc ngủ!
https://thuviensach.vn
Bởi ngươi vẫn ngoan ngoãn xa lánh họ.
Khi những kẻ ghen lên tiếng nài van,
Ngươi ru họ vào giấc ngủ miên man.
Qua hai cửa, hãy tin ta điều đó,
Những giấc mơ đổ về hướng Paris.
Bằng cửa ngà tới với khách tình si,
Bằng cửa rừng, những ông chồng già cỗi.
Ảo ảnh tràn hạnh phúc! Đôi khi ngươi
Ban cho ta nàng Glycère rực rỡ.
Ồ nếu đấy không là một giấc mơ
Hỡi giấc ngủ, ta sẽ không buồn ngủ...(49)
Những câu thơ khiến người ta nhớ tới Bertin và Parny, chúng không hay hơn cũng không kém hơn. Các viện hàn lâm thì đòi hỏi những bài thơ ca ngợi hoa mỹ, với những hô ngữ và những phép nhân hóa, tất cả chan hòa những tình cảm tốt đẹp; hoặc ở giới hạn tột cùng sự phóng túng của chúng, những tác phẩm thơ văn điều đã có tính ngoại lai cảm hứng từ Chateaubriand. Nhiều bài thơ của Hugo là một thứ Atala viết thành thơ.
Ít lâu sau, Hugo quan hệ với Viện hàn lâm các trò chơi hoa ở Toulouse vẫn coi trọng ảnh hưởng của các nhà thơ trữ tình phương Nam ngày trước và Clémence Isaure như những uy tín cổ xưa. Người ta khen thưởng các nhà thơ, chiêu đãi họ trong tiếng sáo và trao phần thưởng cho họ bằng những cánh hoa su si, hoa tím, hoa mồng gà và hoa huệ bằng vàng hoặc bạc. Eugène đã gởi tới đó một bài Thơ ca ngợi cái chết của quận công d’Enghien và nhận được một "bông su si dành riêng". Các nhà thơ trẻ cảm thấy họ được đón tiếp tại thành cổ Toulouse niềm nở hơn tại lâu đài Mazarin. Victor gởi tới một bài Thơ ca ngợi các trinh nữ Verdun đã bị khổ hình trong cuộc Cách mạng vì đã xuất hiện trong một buổi khiêu vũ do
https://thuviensach.vn
quân Phổ tổ chức, và chàng cũng đã dự một cuộc thi với đề tài bắt buộc: Phục hồi tượng Henri IV. Cho tới ngày cuối cùng, chàng vẫn không thể viết bài thơ đó vì mẹ chàng bị một chứng viêm phế quản, rồi thấy mẹ buồn lòng vì chàng không đuổi theo cơ may này, chàng viết bài thơ ca ngợi trong một đêm:
Cả dân tộc xin dâng pho tượng đồng
Để tưởng nhớ người, hỡi người hiệp sĩ,
Người mà vinh quang có thể sánh cùng
Những Bayard và Dugueslin vĩ đại.
Người hãy nhận lòng thành dân tộc Pháp
Đã nợ người, Henri, từng đồng bạc
Của người góa phụ lẫn trẻ mồ côi...
Những bài tập nhà trường, nhưng với một tài khéo bậc thầy không chối cãi được trong việc sử dụng thơ mười hai âm tiết chen với câu tám âm tiết trong sự đối xứng cùng lúc của ý tưởng và câu thơ, và chàng đã nhận được bông huệ vàng, giải nhất của cuộc thi, vuợt lên trên nhiều đối thủ, trong số có Alphonse de Lamartine lớn hơn chàng mười tuổi. Một thành viên của Viện hàn lâm Toulouse, Alexandre Soumet, đã viết thư cho Victor, ngợi khen "tài năng sáng chói" của chàng và nói tới những "hi vọng thần kỳ" mà nhà thơ trẻ tuổi đem lại cho văn chương Pháp: "Nếu Viện hàn lâm chia sẻ những cảm nghĩ của tôi thì Isaure sẽ không đủ phần thưởng cho hai anh em. Tuổi mười bảy của bạn chỉ tìm thấy nơi đây những người ngưỡng mộ, hầu như những người hoài nghi. Với chúng tôi, bạn là một ẩn ngữ mà các thần nghệ thuật nắm giữ bí mật..."(50)
Lời ca ngợi quí báu này xuất phát từ một nhà văn đã nổi tiếng tại Toulouse và thậm chí tại Paris, như "Alexandre vĩ đại của chúng ta". Soumet luôn tỏ ra nhã nhặn với những người mới vào nghề. "Ở ông tất cả là thi ca... Dường như tim ông luôn tràn ngập tình thương mến." Năm 1811,
https://thuviensach.vn
ở tuổi hai mươi lăm, ông đã nhận được bông mồng gà vàng với một bài Thơ ca ngợi sự ra đời của nhà vua La Mã. Đề tài thay đổi theo chế độ, khi vua nước Pháp trở về, ông thấy phải thận trọng lui về Toulouse trong một thời gian và viết tại đó một bài Thơ ca ngợi vua Louis XVI. Ông nói: "Người ta được phép nhìn thấy ở đó một hiệu quả của những biến cố chính trị." Điều đó được phép. Trong thời kỳ rà thử chế độ quân chủ, Soumet ít tới Paris, nhưng tại đây ông có nhiều người bạn mà ông giới thiệu với Victor Hugo. Ông đưa chàng tới nhà một công chức cao cấp ngành đất đai sở hữu, Jacques Deschamps de Saint-Amant, một ông già có học thức, sống chung với hai người con trai, cả hai đều là nhà thơ: Emile và Antoni Deschamps. Quanh họ tập họp một nhóm người xấp xỉ ba mươi tuổi, những nhà văn tư sản, theo đạo Cơ đốc và chủ nghĩa quân chủ. Nơi chốn truyền thống, nhưng đó là nơi người ta nói nhiều về Goethe, Byron, Schiller, Chateaubriand. Bấy giờ nước Đức và nước Anh có vẻ là những nước tiền phong trong văn học bởi nước Pháp, từ 1789 tới 1815, chỉ lo chiến tranh. Trong phòng tiếp này, người ta mơ tới một nền thơ mới, người ta bị dao động bởi những di cảo của André Chénier, mà Henri de Latouche vừa mới xuất bản, người ta ngạc nhiên thán phục đã tìm thấy ở đó những đoạn thơ hoàn toàn mới mẻ và một sự giản dị trong phong cách đưa người ta trở lại thứ nghệ thuật cổ kính đích thật. Victor, chàng trai tóc vàng, thấy mình được coi trọng và được đối xử như một "đồng nghiệp thân mến" bởi những con người thành đạt. Chàng không ngạc nhiên về điều đó và bản thân chàng cũng có niềm tin lặng lẽ do sức mạnh chàng mang lại. Tháng chín 1819, bởi Chateaubriand đã viết trong tờ Người bảo vệ của ông một bài báo hay về vùng Vendée, chàng trai Hugo, vốn là người Vendée về bên ngoại, viết một bài Thơ ca ngợi những định mệnh của vùng Vendée và dám đề tặng Chateaubriand. Con người hào hiệp Abel là bạn của một ông chủ nhà in: bài thơ ca ngợi được xuất bản. Nó bán được một ít. Cả Paris nói về nó.
Có một cô gái mắt đen láy chứng kiến sự lên nhanh của người bạn trai một cách xúc động. Đó là Adèle Foucher.
https://thuviensach.vn
Ngày nọ một mình với Victor dưới bóng những cây dẻ to, nàng nói với chàng: "Chắc hẳn anh phải có nhiều điều bí ẩn, chẳng phải anh có một điều bí ẩn lớn lao nhất trong tất cả hay sao?" Chàng nhận. "Thì cũng như em thôi, nàng nói. Này nha, anh nghe đây: anh hãy nói cho em biết đâu là bí mật lớn nhất của anh, rồi em sẽ nói bí mật của em.
- Điều bí mật lớn lao của anh, Victor đáp, là anh yêu em.
- Điều bí mật lớn của em là em yêu anh", nàng lập lại.
Chuyện đó xảy ra vào ngày 26 tháng tư 1819. Cả hai đều rụt rè và đứng đắn, chàng thì cuồng nhiệt và nghiêm trang, nàng thì sùng đạo. Tình yêu đó vẫn hoàn toàn trong trắng và do đó càng mãnh liệt hơn. "Sau câu trả lời của em, Adèle à, anh có một sức mạnh vô song."
Gia đình Foucher qua mùa hè tại Issy, gần Paris. Thỉnh thoảng Victor vẫn tới đó với mẹ, và phần thời gian còn lại vẫn nghĩ tới người vắng mặt. "Xu hướng dịu dàng trở thành ngọn lửa bất kham" Trong mùa đông 1819 - 1820, họ thường xuyên trao đổi thư từ. Là người đọc Werther và René, Tibulle và Catulle, người dịch Priapée của Horace, Victor nôn nóng với những khát vọng chưa dám bộc lộ. Adèle, cô gái mười bảy tuổi thuộc gia đình tư sản, được dạy dỗ nghiêm ngặt, thì xấu hổ với "tội lỗi" của mình. Tự hào được yêu bởi một chàng trai mà vinh quang đã lướt qua, nhưng lại hổ thẹn khi gặp chàng và khi bí mật viết thư cho chàng, nàng sợ cha mẹ và linh mục nghe xưng tội. Tháng chạp năm 1819, khi Victor tặng nàng một bài thơ viết cho nàng, Tiếng thở dài đầu tiên, và đòi nàng đáp lại bằng mười hai nụ hôn, nàng hứa, rồi mặc cả và chỉ chấp thuận bốn.
Nhưng câu thơ mà tình em đã hứa
Hôn anh đáp lại, nhưng lại thẹn thùng
Rồi ngày ngày từ chối những nụ hôn...
Victor được mẹ dạy phải coi cuộc sống là quan trọng. Ngay lúc đó, chàng đã nghĩ tới hôn nhân và không muốn gây tổn hại cho người vợ chưa
https://thuviensach.vn
cưới. "Bởi từ người yêu tới người chồng, hãy giữ sự trong sáng." Chàng cúi lạy dưới chân cô bé đó: "Vậy đúng là em yêu anh, hở Adèle? Hãy nói cho anh biết, liệu anh có thể phó thác cho ý tưởng lộng lẫy đó? Em làm anh hạnh phúc xiết bao! Chào em, chào em, anh sẽ qua một đêm ngọt ngào để mơ thấy em, em hãy ngủ ngon và để cho chồng em hôn em mười hai cái mà em đã hứa..."(51) Adèle trả lời đôi lúc như một người phụ nữ đang yêu, thường khi như một cô bé gương mẫu bị mẹ la mắng. Bà Foucher đã nói với con gái rằng bà "thật không hài lòng" với tình cảm ưu đãi mà nàng chứng tỏ với một chàng trai. Adèle viết cho Hugo: "Em rất khổ tâm, Victor à, khi em chỉ mong mẹ vắng mặt... Em rất buồn vì lúc cầu nguyện, em chỉ có thể gởi tới Chúa những câu kinh ở đầu môi và trọn linh hồn em thì hướng tới anh. Chắc chắn đây là một điều rất đáng buồn... Khi người mẹ đáng thương của em quay lưng, em lén lút cầm lên ngòi bút và lừa mẹ..." Nàng van Victor hãy thận trọng: Dầu lấy làm tiếc, chàng vẫn hứa.
Victor Hugo gởi Adèle, 19 tháng giêng 1820: "Anh nghĩ từ rày trước mọi người chúng ta cần giữ thái độ dè dặt với nhau hơn bao giờ hết; anh đã phải đấu tranh dai dẳng mới có thể đi tới chỗ dặn dò em phải tỏ ra lạnh nhạt với anh, với chồng em, với Victor của em, kẻ có thể cho em tất cả để tránh cho em nỗi khổ nhỏ nhất; anh còn phải tự kết án mình không được ngồi gần em nữa, và tại đây, em yêu dấu, anh xin em, hãy thương xót cho sự ghen tuông khốn khổ của anh, hãy tránh xa tất cả những người đàn ông khác cũng như em sẽ tránh xa chính anh. Anh sẽ không đến bên em nữa, ít ra anh cũng được an ủi khi anh không thấy những ai khác ngoài anh được hưởng một hạnh phúc mà chỉ có quyền lợi của em mới khiến anh phải từ bỏ. Em hãy cứ ở bên mẹ, em hãy đặt mình giữa những người phụ nữ khác. Adèle của anh, em không biết anh yêu em tới độ nào đâu. Anh không thể nhìn thấy một người nào khác tới gần em mà không run lên vì đố kỵ và sốt ruột, bắp thịt anh căng ra, ngực anh phồng lên, và anh phải vận dụng tất cả sức mạnh và sự thận trọng để dằn lòng..."(52)
Tuy nhiên, ngày 18 tháng chạp, người ta vẫn cho phép họ tới Nhà hát Pháp, có em trai của Adèle, Paul Foucher, đi kèm, tại đây người ta diễn vở
https://thuviensach.vn
Hamlet: Hãy nói cho anh biết, em yêu, em còn giữ lại một ý nghĩ nào về buổi tối tuyệt vời đó không? Em còn nhớ chúng ta đã đợi khá lâu em trai của em tại con đường bên nhà hát và em đã nói với anh rằng phụ nữ đa tình hơn đàn ông? Em còn nhớ trong suốt buổi trình diễn, cánh tay em vẫn áp lên cánh tay anh, và anh đã nói với em về những nỗi khổ sắp tới,
và quả thật chúng đã sớm giáng xuống chúng ta?"(53) Một hôm Adèle giấu một bức thư trong áo lót và khi nàng cúi xuống để mang giày, bức thư rơi xuống và bà Foucher hỏi: "Cái gì đó? Hãy nói cho mẹ biết. Mẹ muốn biết." Cô gái nói về tình yêu của Victor và thú thật họ đã đồng ý thành hôn với nhau. Sau khi đã bàn bạc về tình huống câu chuyện, cha mẹ Adèle chỉ thấy có hai giải pháp: hoặc cho hai người trẻ đính hôn, hoặc ngăn cách họ. Foucher không chống đối ý tưởng về cuộc hôn nhân; dưới mắt ông, một vị thiếu tướng của thời Đế chế, cho dầu đang lãnh nửa lương, vẫn là một ông cha chồng đáng mơ ước: ông tin nơi tương lai của Victor và biết ý kiến của những con người uy tín về chàng trai. Nhưng đâu đó phải rõ ràng chính xác, bởi xung quanh người ta vẫn dị nghị. Adèle báo cho Victor biết: "Mấy bà ngồi lê đôi mách trong khu phố đều chế giễu em với những ý kiến nếu không làm mất uy tín em thì chắc chắn cũng tác hại tới em nhiều. Mặt khác, em không khỏi tự trách mình về thái độ của mình đối với mẹ; em yêu mẹ, em sẽ làm mọi việc vì mẹ... Ôi, Victor yêu dấu, em có tội biết bao! Sau một thái độ như vậy, em không ngạc nhiên chút nào nếu anh khinh miệt em..."(54) Victor không khinh miệt nàng mà còn dạy dỗ nàng và dặn dò nàng như một người chồng: "Giờ đây em đã là con của thiếu tướng Hugo. Em đừng làm điều gì bất xứng với em, em đừng khổ sở vì người ta thiếu kính nể em.
Mẹ anh rất coi trọng những điều đó."(55) Bản thân chàng còn coi trọng những điều đó hơn. "Chiếc khăn trùm của tôi thiếu một cây kim cũng làm anh ấy giận dỗi, Adèle nói. Một chút xíu phóng túng trong ngôn ngữ cũng khiến anh khó chịu. Người ta không thể tưởng tượng những sự phóng túng đó tác động tới đâu, trong một tâm hồn trong trắng đến nỗi mẹ tôi không thể chấp nhận việc người ta gán một người tình cho một người phụ nữ có
https://thuviensach.vn
chồng, bà không tin điều đó! Anh thấy nhiều tai họa, luôn nghĩ xấu về vô số điều mà tôi không thấy có gì xấu. Tư tưởng anh đi rất xa và tôi không thể lường trước mọi điều..."(56)
Victor Hugo gởi Adèle Foucher, 4 tháng ba 1822: "Adèle yêu dấu của anh, anh phải nói với em một điều luôn khiến anh áy náy. Anh không thể nói và không biết phải nói với em cách nào đây. Adèle à, anh muốn em không nên quá sợ chiếc áo dài của em lấm bùn khi em đi ngoài đường. Chỉ mới hôm qua đây anh mới để ý, và rất khổ tâm, về những sự thận trọng của em... Anh nghĩ rằng sự e thẹn vẫn quí hơn một chiếc áo... Anh không biết nói sao với em, hôm qua trên đường Saints - Pères anh cảm thấy mình bị xiết bao cực hình khi trông thấy người mà anh quí trọng trở thành đối tượng của những cái nhìn trâng tráo. Anh muốn báo cho em biết, Adèle à, nhưng anh không dám, bởi anh không biết phải dùng lời lẽ gì. Em hãy để ý tới những gì anh nói ở đây nếu em không muốn đặt anh vào trường hợp phải tát tay cái tên xấc xược đầu tiên dám quay mặt nhìn em..."(57)
Những bức thư gửi người vợ chưa cưới đó thật kỳ lạ, tất cả chứa đầy những điều hiển nhiên, viết với "giọng chân thật của một lễ sinh si tình" và một "sự phấn khích đầy đức hạnh" Từ ngữ thì vượt khỏi thời Vương chánh Trùng hưng khủng khiếp. Nhưng làm sao chàng thiếu niên đó không sống theo thời đại và nơi chốn của mình? Và làm sao chàng dám nói với cô gái ngoan đạo và trong trắng kia về những ý tưởng thoáng qua đầu mình? Sự trộn lẫn khát vọng và tôn trọng khiến chàng hoàn toàn bối rối khi ở bên nàng. Nàng nhận ra điều đó và diễn đạt sai thái độ gượng ép của Victor. "Em buồn phiền và khổ tâm đến phát bệnh vẫn chưa đủ, người con gái bất hạnh rên rỉ. Em còn phải gây phiền muộn cho anh trong những khoảnh khắc ít ỏi anh đến với em."(58) Sự phiền muộn thì bộc lộ trên nét mặt chàng và cả trong những lời lẽ nhỏ nhặt nhất của chàng. Thật khổ ải xiết bao! Và chàng đã nảy ra một ý nghĩ như Werther: chàng không thể cưới nàng, làm chồng nàng trong một đêm, và hôm sau tự tử hay sao? "Không ai trách cứ em đâu. Em sẽ là góa phụ của anh... Một ngày hạnh phúc cũng bằng một đời khổ đau..."(59) Adèle từ chối theo chàng trên con đường cao cả đó và lôi
https://thuviensach.vn
chàng trở về với những câu chuyện ngồi lê đôi mách trong khu phố. Mẹ chàng bảo: "Adèle, nếu con không chịu ngừng lại, nếu những tiếng vào lời ra về con vẫn cứ tiếp tục, mẹ buộc lòng phải nói chuyện với cậu Victor, hoặc đúng hơn với mẹ cậu ấy, và lúc đó vì con mà mẹ có chuyện bất hòa với một người mà mẹ rất yêu quí và coi trọng."
Do đó mà sáng ngày 26 tháng tư 1820, kỷ niệm ngày họ tỏ tình với nhau, chàng không khỏi kinh hoàng khi thấy ông và bà Foucher trịnh trọng tới nhà bà Hugo và yêu cầu một cuộc trao đổi. Sophie Hugo là một bà mẹ bạo liệt, đố kỵ và tự hào với con trai của mình. Bà biết, không chút nghi ngờ, rằng một vinh quang chói lọi đang chờ đợi Victor. Ngoài ra, chàng là con trai của thiếu tướng bá tước Hugo. Ở tuổi mười tám chẳng lẽ chàng lại làm hỏng đời mình bằng cách cưới một con bé nhà Foucher hay sao?
"Không đời nào, bà còn sống thì một cuộc hôn nhân như thế nhất định không thành." Thái độ có tính xúc phạm đó nhất thiết đưa tới hậu quả: một sự lạnh nhạt chực biến thành mối bất hòa hoàn toàn. Victor được gọi tới phòng khách và cuộc đoạn tuyệt được thông báo cho chàng. Trước ông bà Foucher, chàng cầm lòng, nhưng vẫn khẳng định tình yêu của mình. Khi họ đi rồi: "Mẹ tôi thấy tôi xanh xao và câm lặng. Bà trở nên dịu dàng với tôi hơn bao giờ, bà cố an ủi tôi, bấy giờ tôi lẩn tránh, và khi chỉ có một mình, tôi khóc thật cay đắng và thật lâu..."(60) chàng không có cả ý định làm xiêu lòng mẹ. Chàng biết mẹ chàng là con người không lay chuyển được, "cố chấp trong thù hận và mãnh liệt trong thương yêu". Còn Adèle đáng thương thì cha mẹ nàng, khi trở về, chỉ đơn giản nói rằng nàng sẽ không bao giờ gặp lại bà thiếu tướng bá tước lẫn Victor. Chàng còn yêu nàng không? Nàng không biết. Cha mẹ nàng cho rằng chàng không thèm tới nhà họ. Giữa đôi tình nhân, một bức màn im lặng buông xuống.
https://thuviensach.vn
III - "NGƯỜI BẢO VỆ VĂN HỌC" Như mọi nhà thơ đích thật, Hugo là một nhà phê bình xuất sắc. PAUL VALÉRY
Tình yêu lẩn tránh chàng, chàng tìm an ủi trong công việc. Abel quyết định rằng anh em Hugo cuối cùng cũng phải có một tờ tạp chí cho riêng họ. Tờ báo ngày của bậc thầy Chateaubriand có tên là Người bảo vệ, tờ tạp chí của họ sẽ là Người bảo vệ văn học. Nó xuất hiện từ tháng chạp 1819 tới tháng ba 1821 và hầu như do Victor viết. Abel viết được vài bài. Eugène thì sợ bóng sợ vía nên tránh xa và chỉ đóng góp vài bài thơ. Từ Nantes, Biscarrat yêu cầu Victor bắt em chàng phải làm việc, "nếu không thì đó là một chàng trai thất bại...". Chính sự hăng say tràn bờ của Victor, dưới mười một bút hiệu khác nhau, đã cung ứng bài vở cho tờ tạp chí, nơi trong mười sáu tháng chàng đã đăng một trăm mười hai bài viết và hai mươi hai bài thơ.
Khi lướt qua khắp bộ sưu tập đó, người ta phải kinh ngạc trước sự thông minh và sự uyên bác của chàng trai này. Phê bình văn học, phê bình kịch nghệ, văn học nước ngoài, chàng nói về tất cả mọi thứ với một sự tham khảo phong phú chứng tỏ một sự trau giồi thật sự, nhất là về tiếng La Tinh và Hy Lạp. Triết học của chàng thì quảng đại. Chàng trách Voltaire, người chàng cảm phục bấy giờ:
"Thiên tài chói lọi này viết lịch sử con người để đưa ra lời mỉa mai cay độc dài dòng chống lại nhân loại... Tuy nhiên nếu chỉ thấy, trong những cuốn sử biên niên của thế giới, sự kinh hoàng và tội ác thì đó cũng là điều bất công." Dầu vậy bản thân chàng cũng thường tỏ một thái độ vô sỉ cứng rắn do những cảnh tượng của thời thế tạo nên: "Viện nguyên lão La Mã tuyên bố sẽ không chuộc lại tù binh. Điều đó chúng tỏ cái gì? Rằng Viện nguyên lão không có tiền. Viện nguyên lão đi đón Varron đã thoát thân từ trận đánh và cám ơn ông đã không làm cho nền Cộng hòa phải thất vọng.
https://thuviensach.vn
Điều đó chứng tỏ cái gì? Rằng bọn phiến loạn đã đưa tới việc chỉ định Varron làm đại tướng hãy còn đủ mạnh để ngăn cản việc ông bị trừng phạt."(61) Sức mạnh của tư tưởng thanh niên, sự rắn rỏi của phong cách, bề rộng của tri thức, tất cả báo hiệu một nhà văn lớn. Về chính trị, chàng vẫn theo chế độ quân chủ. Rất có thể ông liệt tôi vào hàng Những lão già rao giảng châm ngôn xoàng.
Ông Ourry, xin nhớ tôi mười sáu Đã lớn lên giữa lớp người nghèo khổ, Tôi trọng Hiến chương hạn chế đôi khi, Đọc Tinh thần luật pháp, phục Voltaire Cực đoan? Nhưng tôi thù sự quá đáng...(62)
Trong văn chương, anh em Hugo thể hiện một thái độ chiết trung yếu ớt: "Chúng tôi không bao giờ hiểu được sự phân biệt giữa lối cổ điển và lối lãng mạn. Những vở kịch của Shakespeare và Schiller chỉ khác những vở của Corneille và Racine ở chỗ chúng chưa đúng cách hơn..."
Tuy nhiên Victor lại tỏ ra táo bạo khi nói rằng nếu Delille là một bậc thầy thì đó là một ông thầy nguy hiểm và chàng thấy sự yếu đuối của tính khiêu dâm trong tranh khỏa thân. "Khắc họa đam mê là một trong những suối nguồn vô tận của những biểu hiện và những ý tưởng mới mẻ, việc khắc họa khoái lạc thì không thế; ở đó, tất cả đều là chất liệu, và khi bạn làm cạn hết màu hồng, màu trắng như tuyết, thì tất cả đều đã được nói..." Chàng đòi hỏi ở nhà thơ một tinh thần thẳng thắn, một trái tim thuần khiết, một tâm hồn cao quí". Tinh thần phê bình của chàng thật đúng đắn: "Bao giờ thế kỷ này mới có được một nền văn chương ngang tầm với cuộc vận động xã hội của nó, những nhà thơ vĩ đại như những biến cố của nó?"(63)
Chàng trai Hugo phê phán sự nhạt nhẽo không thể tha thứ được ở một thời đại như thế, "bởi ở đó không còn Bonaparte để hấp thụ tài năng và biến nó thành những vị tướng."
Chàng dành sự ngưỡng mộ cho những con người xứng đáng, cho Corneille mà chàng khám phá được nét độc đáo táo bạo, đặc biệt trong những vở hài kịch của ông; cho Chénier mà Latouche vừa phát hiện và giới
https://thuviensach.vn
phê bình cổ điển đang đổ dồn trên áo quan; cho Walter Scott mà chàng trông thấy trước ảnh hưởng; cho Lamartine với tác phẩm Trầm tư (Méditations) xuất hiện năm 1820. "Cuối cùng đó là những bài thơ của một nhà thơ, thi ca đáng gọi là thi ca!"(64) Sự giản dị của Lamartine khiến Hugo kinh ngạc: "Những câu thơ đó gây ngạc nhiên cho tôi trước tiên, quyến rũ tôi sau đó. Nó không cần vẻ duyên dáng thời thượng và vẻ lịch sự giả tạo của chúng ta..."(65)
Về Chénier và Lamartine, sánh với nhau, một câu sắc cạnh: "Cuối cùng nếu tôi hiểu rõ những điểm phân biệt, vả chăng cũng khá vô nghĩa, người thứ nhất thì lãng mạn giữa những nhà văn cổ điển, người thứ nhì cổ điển giữa những nhà văn lãng mạn."
Năm 1820, Victor Hugo mang theo trong túi một cuốn sổ tay trong đó chàng ghi chép những ý tưởng của mình:
"Người ta bước đi nặng nề trong cuộc sống như trong bùn.
- Chateaubriand dịch Tacite cũng như Tacite có thể dịch ông. - Các ông bộ trưởng nói ra những điều người ta mong muốn để người ta làm những điều họ mong muốn." Chàng trai đã viết những câu này mới được mười tám tuổi. Người ta còn đọc thấy trong cuốn sổ tay đó: "De Vigny nói rằng khi Soumet sôi nổi lên thì tâm hồn ông ở cửa sổ..." Bởi Soumet và những người bạn của ông ở Toulouse: con người hăng say Alexandre Guiraud, bá tước Jules de Rességuier, giữ một vai trò hàng đầu trong Người bảo vệ văn học. Là nhà thơ trong từng phút của con người mình, Soumet được ưa thích với những sợi lông mi dài đen nhánh, với vẻ mặt thần tiên, với mái tóc trước trán thể hiện sự hốt hoảng trong cảm hứng. Ông tận tụy trong từng công việc. "Nhưng với ông, Virginie Ancelot nói, người ta không nên hoãn lại tới mai bất luận chuyện gì." Guiraud nắm con sóc bằng sự nhanh nhẹn của mình và ông luôn loay quay trong cái lồng của ông..."(66) Victor có thể tự cho mình là đồng nghiệp của họ, bởi chàng đã được nêu tên là bậc thầy về các Trò chơi hoa. Những cộng tác viên quí báu khác: anh em Deschamps, mà người cha thường mời tất cả các chàng trai này tới căn hộ
https://thuviensach.vn
xinh đẹp của ông; Antoni, hơi lạ lùng; Emile, người con nhiệt tâm, người chồng trung hậu, "đáng yêu" của một người đàn bà không nhan sắc. "Nhà thơ đó là một ngôi sao chăng? Không, một ngọn nến" Anh nói về Jules de Rességuier người ta dùng lời này áp dụng cho chính anh. Emile Deschamps có người bạn thời thơ ấu là Afred de Vigny, và năm 1820, anh giới thiệu với Victor Hugo chàng thiếu úy đẹp trai thuộc đội Vệ binh hoàng gia này vốn là nhà thơ nhưng chưa xuất bản tác phẩm nào. Ban đầu các mối quan hệ có vẻ trịnh trọng, họ gọi nhau "ông Afred" và "ông Victor". Vigny, đồn trú ở Courbevoie, được mời tới nhà Hugo. "Khi trái tim ngỏ lời, tôi hi vọng anh sẽ tới tìm sự buồn chán và mang theo niềm vui thích." Tự hạ mình để phô trương chăng? Có thể, nhưng cũng có sự e sợ nhẹ nhàng với ý nghĩ tiếp đón tại nhà người đàn anh lớn hơn năm tuổi, một chàng sĩ quan tự hào với danh vọng tổ tiên của mình. Những sợ sệt vô ích, bởi Vigny đã bắt đầu mệt mỏi với những cái ngù vai vàng và thanh kiếm của mình, anh trở thành bạn không riêng gì của Victor mà cả Abel và Eugène mà anh gọi là Harold con người dũng cảm. "Các bạn thấy tôi háu hức với cả ba bạn, anh viết cho họ. Các bạn đến đây đi, chúng ta sẽ có những cuộc họp mặt kéo dài trong đó thời gian qua rất mau."
Cũng qua Deschamps, Hugo quen bà Sophie Gay và cô con gái Delphine đẹp mê hồn của bà, cô mới chớm tuổi thiếu niên và cũng viết nhiều câu thơ tuyệt vời nhờ vẻ đẹp của cô; và qua Vigny chàng quen hai người bạn thân nhất của anh, Gaspard de Pons và Tayloz, sĩ quan cùng trung đoàn, người trước là nhà thơ, người sau rất say mê văn chương. Nhà văn mà chàng mong gặp nhất cố nhiên là Chateaubriand. Tác phẩm Tinh thần Cơ đốc giáo, mà "âm nhạc và màu sắc khiến chàng phải lóa mắt", đã phát hiện cho chàng một đạo Thiên chúa đầy chất thơ "lẫn lộn với kiến trúc của những giáo đường và những hình ảnh vĩ đại của Kinh thánh..." Chàng nhanh chóng chuyển từ chủ nghĩa bảo hoàng theo kiểu Voltaire của mẹ tới chủ nghĩa bảo hoàng Thiến chúa giáo của Chateaubriand, chàng hi vọng điều này phần nào mang chàng lại gần gia đình Foucher, tất cả đều sùng đạo Thiên chúa. Khi quận công de Berry bị ám sát, Victor viết về cái chết này
https://thuviensach.vn