🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trước Tòa Đại Hình
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
TÁC GIẢ
Georges Simenon tên đầy đủ là Georges Joseph Christian Simenon sinh ngày 13/2/1903 tại Liège (Bỉ) trong một gia đình viên chức. Cha ông làm việc trong công ty bảo hiểm, đồng thời cũng cho thuê một số căn phòng trong ngôi nhà mà gia đình mình đang ở. Môi trường đông đúc và đa dạng của những người thuê nhà đã trở thành nguồn tư liệu phong phú để sau này ông viết nên những tác phẩm bất hủ của mình.
Georges Simenon khi còn nhỏ từng học ở trường dòng Tên nhưng không bao giờ là người quá mộ đạo. Năm 1919, chàng trai trẻ đã rời khỏi trường mà không buồn trả thi để đi làm cho tòa soạn báo Gazette de Liège. Công việc của một phóng viên đã giúp cho Georges Simenon ngay từ lúc đó đi vào nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc sống đô thị và ngay từ lúc đó, Georges Simenon đã bắt đầu suy nghĩ về những ý tưởng nghệ thuật đầu tiên. Vốn tính tình phóng túng, nhà văn tương lai đằm mình rất sâu vào những sinh hoạt đêm của thành phố, lăn lộn với nhiều giới khác nhau ở Liège.
Năm 1919, Georges Simenon đã hoàn thành tác phẩm lớn đầu tiên của mình Trên Chiếc Cầu Vòm Cung, được xuất bản vào năm 1921. Năm 1922, sau khi người cha qua đời, Georges Simenon cùng người vợ đầu tiên, nữ họa sĩ Ligy, chuyển sang Paris sống và viết văn, làm báo. “Kinh đô ánh sáng” càng khiến cho nhà văn giàu nhiệt huyết và trí tưởng tượng tung hoành bút lực và tìm kiếm được nhiều tư liệu làm nghề.
Tới năm 1927, Georges Simenon đã là một nhà văn được nhiều người biết tới. Với bút danh Georges Sim, ông đã làm “ngập lụt” các tòa soạn báo và báo chí bằng những phóng sự của mình cũng như những truyện ngắn và tiểu luận. Trung bình mỗi ngày ông viết khoảng 80 trang sách và cùng một lúc cộng tác với 6 nhà xuất bản. Khi một ông chủ xuất bản định ra một tờ báo mới, ông này đã tổ chức một thủ thuật quảng cáo mới: thách Georges
https://thuviensach.vn
Sim trong vòng 5 ngày với một khoản thù lao cực kỳ hậu hĩnh ngồi trước công chúng hoàn thành một tiểu thuyết mới để in lên ấn phẩm mới đó. Để làm việc này, Georges Simenon sẽ được đưa vào một hộp kính đặt gần rạp hát Moulin Rouge để hàng ngày đánh máy chữ. Ý tưởng này độc đáo đến mức đã trở thành tin đồn khắp nơi và biến Georges Simenon thành huyền thoại vì có người cứ xưng xưng kể rằng chính mắt mình nhìn thấy Georges Sim ngồi đánh máy chữ “như điên” trong hộp kính. Thực ra, kế hoạch đó đã không trở thành hiện thực. Ấn phẩm mới đó chỉ tồn tại được vài ngày thì phá sản…
Trong những năm 1928 tới 1935, Georges Simenon đi du lịch rất nhiều trên thuyền buồm Ostrogoth, tới khắp nước Pháp, tới cả Bỉ và Hà Lan, lên Biển Bắc tới tận Bremen và Wilhelmshaven. Ông thích làm việc trên thuyền buồm và sống cùng sông nước. Trên đường trở về, ông lại tới miền Bắc Hà Lan, neo tại thành phố Delfzijl và chính ở đó ông đã sáng tạo ra nhân vật thám tử Maigret mà về sau đã trở thành một hình tượng kinh điển của dòng văn học trinh thám thế kỷ XX. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên có thanh tra Maigret được xuất bản năm 1929, giúp Georges Simenon khởi hành vào bất tử, mặc dầu hiện giờ tác phẩm này Pietr le Letton ít ai còn nhớ tới.
Ông chủ nhà xuất bản Feyar, người mà Georges Simenon đã mang tới giới thiệu cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của mình, theo nhận xét của nhiều người, rất nhạy trong việc tiên đoán thành công hay thất bại của các bản thảo khi được in thành sách. Thế nhưng, trong trường hợp của Georges Simenon ông Feyar đã bị “bé cái nhầm”.
Georges Simenon về sau nhớ lại trong tập tự truyện Tôi Đọc của mình rằng, đọc bản thảo xong rồi, Feyar đã thốt lên: “Không hiểu anh đã viết cái quái gì ở đấy thế? Tiểu thuyết của anh không giống truyện trinh thám đích thực. Tiểu thuyết trinh thám phát triển như một ván cờ tướng: độc giả cần phải có đủ mọi dữ kiện. Nhưng trong sách của anh thì lại không có cái gì như thế cả. Và cả viên thanh tra của anh cũng không hoàn thiện - không còn trẻ và không có duyên. Cả nạn nhân lẫn kẻ sát nhân đều không khiến người đọc có cảm tình hay mất cảm tình. Mọi sự đều kết thúc thật buồn.
https://thuviensach.vn
Không có tình yêu, không có đám cưới. Không rõ là anh định lôi cuốn độc giả bằng cách nào?”
Tập tiểu thuyết đầu tiên về thanh tra Maigret được Georges Simenon viết trong 6 ngày, các cuốn khác thì ông hoàn thành trong 5-6 tháng. Tổng số tiểu thuyết về Maigret lên tới trên dưới 80 cuốn. Thanh tra Maigret cũng có mặt trong gần 30 truyện ngắn của Georges Simenon. Hình tượng vị thanh tra này đã được độc giả yêu thích đến mức ngay khi nhà văn còn sống, tại thành phố Delfzijl, nơi ông nghĩ ra nhân vật chính của mình, đã dựng tượng đồng thanh tra Maigret. Trong lễ khánh thành tượng, thị trưởng thành phố đã trao cho Georges Simenon giấy khai sinh trong đó ghi: “Jules Maigret, nơi sinh: Delfzijl; năm sinh: 1929; cha: Georges Simenon; mẹ: Không rõ…”.
Dẫu các vụ việc mà thanh tra Maigret phải làm án không có cái nào giống cái nào nhưng trong tất cả các tiểu thuyết về ông đều có đặc trưng là sự sử dụng tiết kiệm những phương tiện miêu tả, không khí bí ẩn, sự tinh tường và mối quan tâm không ngừng nghỉ đối với con người, lắm khi được nâng lên tới đỉnh điểm. Những nhân vật là những người mang trên mình các tên họ lừng danh nhưng đã bị suy đồi, những kẻ tư sản hợm hĩnh, những tên lừa đảo độc đáo, những kẻ ngông cuồng, tức là mọi tầng lớp xã hội đều được miêu tả trong sách của Georges Simenon với sự giàu có chi tiết tầm cỡ Balzac.
Nhiều tác phẩm trong chùm tiểu thuyết về thanh tra Maigret đã được chuyển thể thành phim. Một trong những diễn viên thủ vai thanh tra Maigret thành công nhất là ngôi sao điện ảnh Pháp Jean Gabin…
Trong những năm 30 của thế kỷ trước, Georges Simenon thường là viết mỗi tháng một tiểu thuyết và mỗi ngày một truyện ngắn. Buổi sáng, ông ngồi vào bàn cẩn trọng gọt khoảng hai chục cây bút chì rồi dùng chúng để viết, hết cây bút chì này tới cây bút chì khác. Ông cũng không bao giờ một ngày lại hút cùng một cái tẩu thuốc và vì thế, đã có cả một bộ sưu tập tẩu thuốc lên tới hơn 200 cái. Thứ thuốc mà ông nhét vào tẩu là tổng hợp của nhiều loại sợi thuốc lá hiếm có khác nhau nhưng đều sáng màu, do hãng Dunhill sản xuất riêng cho ông.
https://thuviensach.vn
Các tập sách tra cứu về đường sá, bản đồ đường sắt, các tập atlas luôn ở cạnh bàn làm việc của ông để giúp ông có thể nạp vào trang văn của mình những chi tiết phong phú và chuẩn xác, đến mức như thể đó là các tiểu thuyết tư liệu. Những thứ còn lại thì do cảm hứng và tài năng tạo nên.
Tính trung bình, Georges Simenon chỉ cần khoảng từ 3 ngày tới 11 ngày cho một cuốn tiểu thuyết. Thậm chí ông viết ra chúng còn tốn ít thời gian hơn là để đánh máy lại chúng.
Thái độ của nhà văn trong Chiến tranh thế giới thứ hai được coi là khó hiểu. Một số người còn cho rằng Georges Simenon là một nhân vật hợp tác với nước Đức Quốc xã vì có một số tác phẩm của ông được người Đức chuyển thể thành phim. Thực hư đến đâu thì không rõ nhưng sau chiến tranh, các tác phẩm của Georges Simenon đã bị cấm in trong 5 năm.
Theo một số nguồn tin, chính Georges Simenon cũng đã không cho phép nước Đức Quốc xã in các tác phẩm của ông. Và khi đó, Georges Simenon rời Paris sang Bắc Mỹ, sống ở Quebec, Florida, Arizona. Những khổ ải của con người trong thời gian chiến tranh đã được Georges Simenon miêu tả trong không chỉ một tác phẩm.
Năm 1952, Georges Simenon trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Hoàng gia Bỉ. Năm 1955, ông trở về Cannes, Pháp cùng người vợ thứ hai rồi chuyển về Laussane, Thụy Sĩ sống cho tới lúc qua đời.
Mặc dù chính những tiểu thuyết trinh thám về thanh tra Maigret đã mang lại cho Georges Simenon danh tiếng thế giới nhưng ông lại cho rằng, các tác phẩm chính yếu của ông là những tiểu thuyết tâm lý, hay như ông nói, những tiểu thuyết “khó”, như Đoàn Tàu, Bùn Nhơ Trên Tuyết, Đoàn Tàu Đi Từ Venice, Tổng Thống. Trong những cuốn tiểu thuyết này bộc lộ sự phức tạp của thế giới, của các quan hệ giữa con người với nhau.
Cuối năm 1972, Georges Simenon quyết định sẽ không viết tiểu thuyết nữa và để dang dở tác phẩm Oscar. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông về thanh tra Maigret là Maigret et monsieur Charles (Maigret và ông Charles), xuất bản năm 1972.
Những năm cuối đời, Georges Simenon viết hàng loạt các tập tự truyện như Tôi Đọc, Thư Gửi Mẹ, Những Người Đơn Giản, Gió Bắc - Gió Nam.
https://thuviensach.vn
Trong tập tự truyện Những Ghi Chép Riêng Tư (1982), Georges Simenon tiết lộ về một tấn bi kịch trong gia đình ông (việc cô con gái Marie Jo tự vẫn năm 1978 và những lý do mà theo ông, đã khiến cô tự tìm lấy cái chết).
https://thuviensach.vn
I
Ông đã đến đây hai trăm, ba trăm lần? Hay còn hơn thế? Ông không muốn đến, cũng không muốn nhớ lại từng trường hợp riêng rẽ, cả những lần nổi tiếng nhất, những lần đã đi vào lịch sử công lý, bởi đó chính là khía cạnh nặng nề nhất của nghề nghiệp ông.
Phần lớn những cuộc điều tra của ông tuy nhiên chẳng phải đều kết thúc ở toà Đại hình như hôm nay, hoặc ở toà Phúc thẩm sao? Ông có lẽ thích không biết tới nó hơn, trong bất kỳ trường hợp nào, luôn đứng ngoài những nghi lễ cuối cùng mà ông không bao giờ quên nổi chúng hoàn toàn.
Trong văn phòng của ông ở đường bờ sông Orfèvres, cuộc đấu tranh thường kết thúc vào buổi sáng, đúng ra vẫn còn là cuộc đấu tranh của con người với con người.
Vài hành lang phải vượt qua, mấy chiếc cầu thang phải leo lên, rồi đến một cảnh tượng khác hẳn, một thế giới khác, trong đó câu chữ không còn cùng một nghĩa, một vũ trụ trừu tượng, thần bí, vừa tôn nghiêm vừa lố bịch. Cùng với những nhân chứng khác, ông vừa rời khỏi phòng xử có những vách gỗ tốt nơi ánh sáng điện của những bóng hình cầu trộn lẫn với màu nhờ xám của một chiều mưa. Viên mõ toà, mà Maigret cam đoan luôn thấy lão vẫn già như thế, dẫn họ tới một căn phòng nhỏ hơn, như một thầy giáo dẫn học trò, và chỉ cho họ những chiếc ghế dài gắn chặt vào tường. Phần lớn ngoan ngoãn ngồi xuống, vâng theo những lời dặn dò của ông chủ tịch, không nói một lời, không cả dám nhìn những bạn đồng hành của họ. Họ nhìn thẳng trước mặt, căng thẳng, kín đáo, giữ bí mật của họ cho khoảnh khắc tôn nghiêm, lát nữa, chỉ có mỗi mình họ giữa một không gian đầy ấn tượng, họ sẽ bị thẩm vấn.
Hơi giống như trong kho đồ thánh. Lúc còn bé, mỗi sáng, đến phụ việc hành lễ ở nhà thờ làng, Maigret cũng cảm thấy bối rối như thế khi chờ đợi
https://thuviensach.vn
đi theo ông mục sư tới bàn thờ thắp sáng bằng những cây nến run rẩy. Ông nghe thấy những bước chân của những thiện nam, tín nữ không nhìn rõ mặt, tới ngồi vào chỗ, và tiếng đi đi lại của người coi giữ đồ thánh.
Giờ đây cũng vậy, ông có thể đi theo cuộc hành lễ đang diễn ra phía bên kia chiếc cửa không? Ông nhận ra tiếng của ông chủ tịch Bernerie, người xét nét nhất, tỉ mỉ nhất trong các vị quan toà, nhưng cũng có thể là người thận trọng nhất, người say mê nhất trong việc khám phá chân lý. Gầy gò, ăn mặc xuềnh xoàng, đôi mắt như lên cơn sốt, tiếng ho khàn, ông có dáng vẻ như một vị thánh canh cửa.
Tiếp đến là giọng nói của công tố viên Aillevard, giữ ghế Viện Công tố. Cuối cùng là tiếng bước chân lại gần của viên mõ tòa hé cửa gọi: “Ngài Cảnh sát trưởng Segré.”
Segré vẫn không ngồi, liếc nhìn Maigret và đi vào phòng xử vẫn trong chiếc áo rét choàng ngoài và chiếc mũ màu xám trên tay. Những người khác thoáng nhìn theo ông ta, nghĩ rằng sẽ sớm đến lượt mình và lo lắng tự hỏi sẽ xử sự thế nào đây.
Chỉ thấy một khoảng trời nhỏ không màu qua những chiếc cửa sổ không với tới được và cao đến mức phải đóng mở nhờ một chiếc thừng, và ánh sáng điện tạc lên những khuôn mặt có những đôi mắt trống vắng.
Trời nóng, nhưng bỏ áo choàng ra thì bất tiện. Đang có những nghi lễ phía bên kia chiếc cửa, trong nghi lễ, mỗi người đều chăm chú và nếu Maigret xuyên qua những hành lang của tòa lâu đài mờ tối, đến bên cạnh cũng không sao: Ông cũng khoác chiếc áo choàng như mọi người và cầm mũ trên tay.
Lúc đó đang tháng mười. Ông chánh thanh tra mới chỉ đi nghỉ hè về được hai ngày, trong một Paris chìm ngập dưới mưa như không muốn dứt. Ông lại thấy Đại lộ Richard-Lenoir, rồi văn phòng của ông, với một tình cảm có lẽ khó xác định, và bước vào, vui buồn lẫn lộn.
Lúc nãy, khi ông chủ tịch hỏi tuổi ông, ông trả lời:
“Năm mươi ba tuổi.”
Và điều đó có nghĩa, theo nguyên tắc hai năm nữa, ông sẽ về hưu. Ông luôn nghĩ tới điều đó và thường vui mừng vì điều đó. Nhưng, lần này, nghỉ
https://thuviensach.vn
hè về, việc về hưu đó không còn là một khái niệm mơ hồ và xa xôi nữa. Đó là một sự kết thúc lô gích, không thể cưỡng lại và hơi bất ngờ. Trong ba tuần trôi qua ở sông Loa, tương lai đã được vật thể hoá đồng thời với việc gia đình nhà Maigret cuối cùng mua một ngôi nhà, nơi sẽ trôi qua những ngày già lão của họ.
Việc đó xảy ra hầu như ngoài ý muốn của họ. Cũng như những năm trước, họ đang đi xuống một khách sạn ở Meung-sur-Loire, họ vẫn quen ở đó, mà ông bà chủ, ông bà Fayet coi họ như người nhà.
Những tấm giấy quảng cáo trên các bức tường của cái thành phố nhỏ này thông báo việc phát mại một ngôi nhà miền quê ngoại thị. Ông bà Maigret đã tới thăm. Đó là một ngôi nhà rất lâu đời, có tường xám bao quanh một khu vườn, làm người ta nghĩ tới nhà của một mục sư. Ông bà Maigret đã bị những hành lang lát gạch màu xanh lơ, cái bếp có những xà lớn, nền bếp cách mặt đất ba bậc thềm còn cả chiếc bơm nước ở một góc, quyến rũ. Phòng khách có cảm giác như phòng nguyện của một tu viện, và chỗ nào, cửa sổ cũng có ô kính vuông cắt tách một cách huyền bí những chùm ánh sáng mặt trời.
Lúc tuyên bán, ông bà Maigret đứng ở cuối phòng, nhiều lần đưa mắt hỏi nhau, và cả hai đều ngạc nhiên khi ông giơ tay trong khi những người dân quê quay đầu lại… Hai lần?… Ba lần?… Tuyên bán!
Lần đầu tiên trong đời, họ là chủ sở hữu và ngay ngày hôm sau, họ cho gọi thợ chì và thợ mộc tới. Những ngày cuối cùng, họ bắt đầu bắt chước những nhà chơi đồ cổ trong vùng. Họ đã mua ngoài những thứ khác, một hòm gỗ đựng vũ khí của François đệ nhất, đem đặt ở hành lang tầng trệt, gần cửa phòng khách, nơi có một chiếc lò sưởi bằng đá.
Maigret không nói việc đó với Janvier, cũng không với Lucas, với bất cứ ai, có vẻ như ông hơi xấu hổ với việc chuẩn bị cho tương lai như thế, như thể đó là sự phản bội đối với đường bờ sông Orfèvres.
Đêm trước, hình như với ông, văn phòng của ông không còn hoàn toàn vẫn là cái văn phòng đó, ông bắt đầu cảm thấy mình như một người xa lạ. Hai năm nữa, ông sẽ đi câu cá và chắc hẳn những buổi chiều mùa đông, thế nào chả đi chơi bài Belote với mấy người quen ở một góc quán cà phê
https://thuviensach.vn
nơi ông đã bắt đầu quen đến uống.
Ông chủ tịch Bernerie đặt ra những câu hỏi rất rõ ràng, và ông chánh thanh tra Quận Chín cũng trả lời không kém rõ ràng những câu hỏi đó. Trên những ghế dài, xung quanh Maigret, những nhân chứng, đàn ông và đàn bà tất cả đều đã qua văn phòng ông và một số đã qua đấy hàng mấy tiếng đồng hồ. Có phải tại họ quá xúc động bởi sự tôn nghiêm của nơi này mà hình như họ không nhận ra ông không?
Không phải ông là người sắp thẩm vấn họ nữa, đúng như vậy. Họ không còn thấy mình trước mặt một con người như họ nữa, mà là trước một cỗ máy vô hồn, và cũng không chắc họ có sẽ hiểu những câu hỏi sẽ đặt ra cho họ không. Chiếc cửa hé mở. Đến lượt ông. Cũng như đồng nghiệp của ông ở Quận Chín, ông cầm mũ trên tay, không nhìn phải, nhìn trái, ông đi thẳng đến cái bục hình nửa vầng trăng dành cho nhân chứng.
“Tên, họ ông, tuổi và tư cách…”
“Maigret Jules năm mươi ba tuổi, chánh thanh tra khu vực thuộc sở cảnh sát điều tra Paris.”
“Ông không phải họ hàng của bị cáo, cũng không phải là người phục vụ cho bị cáo… Giơ bàn tay phải lên… Hãy thề nói sự thật, chỉ sự thật thôi…” “Tôi xin thề…”
Ông nhìn, bên phải mình, những bóng dáng của các viên bồi thẩm, những bộ mặt lộ ra từ khoảng tranh tối tranh sáng sáng rõ hơn, và bên trái, sau những chiếc áo đen của những luật sư, bị cáo, ngồi giữa hai lính cảnh vệ mặc đồng phục, cằm tì lên hai bàn tay bắt chéo đang chăm chăm nhìn ông dữ dội.
Họ đã trải qua những giờ phút dài dặc, cả hai, mặt đối mặt với nhau trong cái văn phòng quá oi nóng ở đường bờ sông Orfèvres, và đã đến mức phải tạm ngừng cuộc thẩm vấn để vừa ăn bánh sandwich, uống bia vừa tán gẫu như hai người bạn.
“Nghe đây, Meurant.”
Có thể đôi khi Maigret đã “cậu tớ” với hắn chăng?
Ở đây một rào chắn không thể vượt qua đã dựng lên giữa họ và con mắt của Gaston Meurant cũng khách quan như của chánh thanh tra.
https://thuviensach.vn
Chủ tịch Bernerie và Maigret cũng quen biết nhau không phải chỉ vì đã tán gẫu ngoài hành lang, mà bởi vì đây là lần thẩm vấn thứ ba mươi người này bắt người kia phải chịu đựng.
Không còn lại một dấu vết gì. Mỗi người giữ vai trò của mình như thể họ vốn là những người xa lạ, những chức sắc của một lễ hội, cũng cổ kính và đầy nghi thức như lễ Misa.
“Có phải chính ông, ông chánh thanh tra đã chỉ đạo cuộc điều tra về các sự việc mà toà đang xét xử không?”
“Vâng thưa ông chủ tịch.”
“Ông hãy quay về phía các vị bồi thẩm và nói với họ những gì ông biết.” “Ngày hai mươi tám tháng hai vừa rồi, khoảng một giờ chiều, tôi đang ở trong văn phòng ở đường bờ sông Orfèvres, thì tôi nhận được điện thoại của ông cảnh sát trưởng Quận Chín. Ông này báo cho tôi biết một vụ giết người vừa mới được phát hiện ở phố Manuel ngay gần phố Martyrs, và họ đang tới hiện trường. Mấy phút sau, một cú điện thoại của phòng công tố gọi cho tôi mời tôi đến và cử cả những chuyên viên giám định nhân dạng và chuyên viên phòng thí nghiệm đến.”
Maigret nghe thấy vài tiếng ho, và sau ông, những đế giày xê dịch trên sàn nhà. Đây là vụ đầu tiên của mùa xét xử và mọi chỗ đều có người. Có thể có cả những khán giả đứng ở phía cuối, gần chiếc cửa lớn có người mặc đồng phục canh giữ.
Ông chủ tịch Bernerie thuộc thiểu số các vị quan toà, áp dụng Luật Tố tụng hình sự theo đúng văn bản không chịu bằng lòng nghe, ở toà Đại hình, một bản tóm tắt chỉ dẫn, mà là tái lập văn bản trong từng chi tiết nhỏ. “Ông đã thấy ông công tố viên ngay trên hiện trường?”
“Tôi đến trước ông viện phó mấy phút. Tôi thấy tại chỗ, ông Cảnh sát trưởng Segré, kèm theo viên thư ký và hai thanh tra khu vực. Không ai trong họ nói động đến đã xảy ra việc gì.”
“Ông hãy nói cho chúng tôi những gì ông đã trông thấy.”
“Phố Manuel là một phố thanh bình, nhiều tư sản ở, ít người qua lại, chạy xuống phía dưới phố Martyrs. Ngôi nhà mang số hai mươi bảy ở gần như giữa phố. Trạm gác của người gác cửa không ở tầng hầm, mà là ở tầng
https://thuviensach.vn
trệt. Viên thanh tra đợi tôi, dẫn tôi lên tầng hai, ở đó, tôi thấy hai cửa trông ra hành lang. Cửa bên phải hé mở, trên một biển đồng, có tên: Bà Faverges.”
Maigret biết đối với chủ tịch Bernerie, mọi cái đều đáng kể và không nên bỏ thiếu cái gì nếu không muốn ông ta ra lệnh nhớ lại. “Trong lối vào, được một bóng điện mờ chiếu sáng, tôi không nhận ra bất kỳ một sự suy suyển nào.”
“Khoan đã. Trên cửa có dấu vết cậy bẻ khoá không?”
“Không. Nó đã được các chuyên gia xem xét sau đó ổ khoá đã được tháo rời ra, đi đến nhận định không một dụng cụ thông thường nào được dùng để bẻ cậy khoá.”
“Cảm ơn ông, ông tiếp tục đi.”
“Căn hộ gồm bốn phòng không kể phòng đợi. Đối diện với phòng đợi là phòng khách có cửa kính treo rèm màu mỡ gà, chính trong cái phòng khách thông với phòng ăn bằng một cửa kính, tôi thấy hai xác người.” “Chính xác những xác người ấy nằm ở đâu?”
“Xác người đàn bà, liền đó tôi biết tên là Léontine Faverges nằm soài trên tấm nệm, đầu quay về phía cửa sổ, họng bị cắt đứt bằng một dụng cụ không thấy trong căn phòng nữa, trên tấm nệm là một vũng máu đường kính năm mươi xăngtimét. Còn về xác đứa trẻ…”
“Có phải cô bé Cécile Perrin, độ bốn tuổi, quen sống với Léontine Faverges không?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch. Xác đứa bé còng queo trên chiếc trường kỷ thời Louis, mặt vùi dưới chiếc gối ôm bằng lụa. Theo như thầy thuốc khu vực, và một lúc sau, bác sĩ Paul đã xem xét, đứa bé sau khi bị bóp cổ lúc đầu, đã bị tắt thở bởi cái gối đó.”
Có tiếng xôn xao trong phòng xử nhưng cũng đủ để ông chủ tịch ngẩng đầu đưa mắt nhìn khắp lượt khán giả, để trở lại yên lặng.
“Sau khi ông công tố viên đi xuống, ông vẫn lưu lại trong căn hộ đến tối cùng với các cộng tác viên của ông chứ?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Ông hãy nói cho chúng tôi biết, ông đã rút ra được những nhận xét gì?”
https://thuviensach.vn
Maigret chỉ ngập ngừng mấy giây.
“Ngay lúc đầu, đồ nội thất và cách trang trí đã đập vào mắt tôi. Trên giấy tờ của mình, Léontine Faverges được ghi là vô nghề nghiệp. Bà ta sống bằng khoản lợi nhuận nhỏ, chăm sóc Cécile Perrin, mà mẹ nó, một vũ nữ của một quán rượu, không thể tự mình trông nom nó.”
Người mẹ đó, Juliette Perrin, ông đã thấy khi bước vào phòng xử, đang ngồi ở hàng đầu các khán giả, bởi vì cô ta ăn mặc kiểu thường dân. Tóc nhuộm màu hung đỏ, cô ta mặc một áo choàng lông.
“Ông hãy nói chính xác cho chúng tôi biết, cái gì trong căn hộ làm cho ông sửng sốt.”
“Một sự phát hiện không bình thường, một kiểu cách đặc biệt khiến tôi nhớ lại vài căn hộ trước khi ban hành những điều luật về nghề mại dâm. Bộ sa lông, chẳng hạn phủ dạ quá dày, quá mềm mại, với sự tiêu sài quá mức về đệm, gối, những bức tranh lẳng lơ. Những chao đèn màu dịu, tất cả đều giống như trong hai phòng ngủ có quá nhiều gương so với thông thường. Tôi hiểu ra ngay, quả thực trước kia Léontine Faverges đã sử dụng căn hộ của mình làm nhà chứa. Sau khi những điều luật mới đã được ban hành, bà ta còn tiếp tục một thời gian nữa. Đội chống tệ nạn xã hội đã tới nhắc nhở bà ta và chỉ sau nhiều lần bị phạt tiền, bà ta mới chịu ngừng mọi hoạt động.”
“Ông đã xác định được các nguồn tài sản của bà ta là gì chưa?” “Theo như bà gác cửa, những người láng giềng và tất cả những ai quen biết bà ta kể lại, bà ta có tiền để dành, bởi bà ta chưa bao giờ hoang phí. Sinh ra ở Meurant, là em gái của mẹ bị cáo, bà ta đến Paris vào tuổi mười tám, và đã làm việc một thời gian với tư cách là người bán hàng trong một cửa hàng lớn. Hai mươi tuổi, bà ta lấy một người tên là Faverges, đại lý thương mại, ba năm sau, ông ta chết trong một tai nạn ô tô. Khi đó cặp vợ chồng này sống ở Asnières. Trong một số năm, người ta thấy người đàn bà trẻ đó lui tới những quán bia ở phố Hoàng gia, và thẻ hành nghề của bà ta lại thấy ở đội chống tệ nạn xã hội.”
“Ông có tìm ra, trong việc lui tới của bà ta thời đó, một người nào đó, mới đây lại có thể nhớ tới bà ta, rồi làm việc tồi tệ với bà ta?”
https://thuviensach.vn
“Bà ta sống trong môi trường của mình như một người cô độc, điều đó ít khi xảy ra. Bà ta để dành được tiền, cho phép bà ta sau này đến sinh sống ở phố Manuel.”
“Lúc chết, bà ta sáu mươi hai tuổi?”
“Vâng. Bà ta béo mập hơn, nhưng theo như tôi xét đoán, bà ta vẫn giữ được chút dáng vẻ thanh xuân và một sự đỏm dáng nào đó. Theo những nhân chứng đã được thẩm vấn, bà ta rất gắn bó với con bé mà bà ta nuôi ăn trọ, không đủ với khoản tiền còm trả cho bà ta, hình như lo sợ bị cô quạnh.”
“Bà ta có một khoản tín dụng ngân hàng hoặc tiết kiệm nào không?” “Không. Bà ta không tin những cơ sở tín dụng, những công chứng viên những cơ sở cho vay nói chung, và giữ trong nhà tất cả những gì mình có.” “Người ta có tìm thấy tiền không?”
“Rất ít, những giấy bạc nhỏ trong túi xách tay, và một số tiền nữa trong ngăn kéo tủ bếp.”
“Có một nơi cất giấu nào các ông phát hiện ra không?”
“Hình như có. Khi Léontine Faverges bị ốm, vài ba lần những năm gần đây, bà gác cửa lên giúp việc bếp núc và trông nom đứa trẻ trên chiếc tủ ly ở phòng khách, có một chiếc lọ tàu cắm hoa giả. Một hôm, bà gác cửa, để rũ bụi cho hoa, đã lôi bó hoa ra khỏi lọ và thấy, ở đáy lọ, một túi vải hình như gói những đồng tiền vàng. Theo như khối lượng và trọng lượng, bà gác cửa cho là phải tới hơn một nghìn đồng. Thí nghiệm đã được tiến hành trong văn phòng tôi với một túi vải và một nghìn đồng. Có vẻ thí nghiệm xác nhận là đúng. Tôi đã cho thẩm vấn những nhân viên của những ngân hàng khác nhau ở vùng phụ cận. Ở chi nhánh ngân hàng tín dụng Lyon, người ta nhớ tới một phụ nữ giống với đặc điểm của Léontine Faverges đã nhiều lần đến mua trái phiếu ghi tên. Một trong viên thủ quỹ tên là Duras đã nhận ra bà ta sau khi được xem ảnh.”
“Vậy có thể những trái phiếu đó là những đồng tiền vàng trong căn hộ. Thế mà ông không tìm ra cái gì à?”
“Không, thưa ông chủ tịch. Chúng tôi đương nhiên là tìm kiếm dấu tay trên chiếc lọ, trong các ngăn tủ và gần như khắp mọi chỗ trong căn hộ.” “Không kết quả gì?”
https://thuviensach.vn
“Chỉ có vân tay của hai người sống ở đó và vân tay của chàng trai giao hàng mà thời gian biểu đã được xác nhận. Lần giao cuối cùng là sáng ngày hai mươi bảy. Thế mà, theo bác sĩ Paul, người đã tiến hành khám nghiệm tử thi hai lần, tội phạm diễn ra ngày hai mươi bảy tháng hai lại vào khoảng năm giờ đến tám giờ buổi tối.”
“Ông đã thẩm vấn tất cả mọi người trong ngôi nhà?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch. Họ đều khẳng định điều bà gác cửa đã nói với tôi, bà chỉ biết Léontine Faverges không tiếp bất kỳ người đàn ông nào ngoài hai người cháu của bà ta.”
“Ông muốn nói bị cáo, Gaston Meurant và em trai anh ta, Alfred?” “Theo như bà gác cửa, Gaston Meurant đến thăm bà ta thường xuyên, tháng một hai lần, và lần gần nhất cách đây khoảng ba tuần. Còn người em trai, Alfred Meurant, hiếm khi thấy xuất hiện ở phố Manuel bởi vì bà cô ghét gặp anh ta. Thẩm vấn bà láng giềng cùng hành lang bà Solange Lorris, thợ khâu, tôi biết một trong những khách hàng của bà này đã tới thử quần áo lúc năm giờ rưỡi ngày hai mươi bảy tháng hai, bà này tên là Ernie, sống ở phố Thánh Georges. Bà ta khẳng định lúc mình lên cầu thang, một người đàn ông ra khỏi căn hộ của người chết và khi gặp bà, hắn ta làm ra bộ vui vẻ. Đáng lẽ đi xuống, hắn lại lên tầng ba. Bà ta không nhìn được rõ mặt hắn, vì cầu thang tối quá. Theo bà ta, người đàn ông mặc bộ complet màu xanh nước biển và một áo mưa màu mận có đai lưng.”
“Hãy nói cho chúng tôi biết ông đã tiến hành làm việc với bị cáo như thế nào?”
“Trong khi các nhân viên của tôi và tôi khám xét căn hộ chiều ngày hai mươi tám tháng hai, và chúng tôi bắt đầu hỏi những người cư trú, thì báo chí buổi tối thông báo tội ác và cung cấp một số những tình tiết.” “Khoan đã, tội ác đã được phát hiện ra thế nào?”
“Trưa hôm đó, ý tôi nói hôm hai mươi tám, bà gác cửa ngạc nhiên không trông thấy bà Léontine cũng chẳng thấy con bé con theo thông lệ, vẫn đi học trường mẫu giáo khu vực. Bà ta lên bấm chuông cửa, không thấy trả lời một lúc sau bà ta lại lên, vẫn không có kết quả, cuối cùng đã gọi điện đến Đồn Cảnh sát. Để báo cho Gaston Meurant, bà ta chỉ biết hắn là thợ
https://thuviensach.vn
đóng khung tranh và sống cạnh nghĩa địa Cha Lachaise. Tôi chẳng cần phải tìm hắn, bởi sáng hôm sau…”
“Tức ngày mồng một tháng ba.”
“Vâng. Sáng hôm sau tôi nói thế, hắn ngẫu nhiên trình diện ở Cảnh sát Quận Chín, nói hắn là cháu nạn nhân, và cảnh sát Quận Chín đã gửi hắn đến cho tôi…”
Ông chủ tịch Bernerie không thuộc những vị thẩm phán ghi ghi chép chép, hoặc trong lúc tiến hành phiên toà, giải quyết văn thư của họ. Ông cũng không lim dim ngủ gật, con mắt ông không ngừng đưa từ nhân chứng sang bị cáo, đôi khi liếc nhanh nhìn các vị bồi thẩm.
“Ông hãy kể lại thật chính xác chừng nào hay chừng ấy cuộc trao đổi đầu tiên của ông với Gaston Meurant.”
“Anh ta mặc một bộ complet màu xám và một áo mưa màu nâu hồng đã cũ. Anh ta tỏ ra xúc động thấy mình trong phòng làm việc của tôi, và tôi thấy hình như vợ anh ta đã giục anh ta đến gặp.”
“Chị ta có đi theo chồng không?”
“Chị ta ở lại ngoài phòng chờ. Một trong những viên thanh tra của tôi đến báo cho tôi biết và tôi đã yêu cầu chị ta vào. Meurant khai anh ta đã đọc báo và Léontine là cô mình, và cùng với em trai mình anh ta, tin rằng mình đại diện cho tất cả gia đình nạn nhân, anh ta tin phải báo cho mọi người biết về mình. Tôi đã hỏi anh ta rằng anh ta giữ những quan hệ ra sao với bà già, và anh ta đã trả lời tôi những quan hệ ấy rất tốt đẹp. Lần nào trả lời tôi anh ta cũng thêm rằng lần đến thăm gần nhất của anh ta tới phố Manuel là vào ngày hai mươi ba tháng giêng. Anh ta không thể cho tôi địa chỉ của người em trai vì đã cắt đứt mọi quan hệ.”
“Vậy ngày mồng một tháng ba, bị cáo đã quả quyết bác bỏ việc có mặt ở phố Manuel ngày hai mươi bảy tháng hai, ngày xảy ra tội ác?” “Vâng, thưa ông chủ tịch. Thẩm vấn lịch làm việc của anh ta, anh ta nói với tôi, đã làm việc trong xưởng thợ của mình ở phố La Roquette, đúng sáu giờ rưỡi tối hôm ấy. Tiếp đó tôi đến thăm ngay xưởng thợ, cũng như cả cửa hàng. Cửa hàng này, chỉ có một tủ hàng khá hẹp, chồng chất khung ảnh và tranh khắc. Một cái móc có nam châm, đằng sau cửa kính, cho phép móc
https://thuviensach.vn
một cái biển nhỏ ghi chú: “Trường hợp vắng mặt, xin trao đổi ở cuối sân”. Một lối đi nhỏ không sáng sủa mấy dẫn tới xưởng thợ, nơi Meurant chế tác các khung tranh ảnh.”
“Có bà gác cửa không?”
“Không. Ngôi nhà chỉ gồm có hai tầng đi lên bằng cầu thang ngoài sân. Đó là một dinh cơ rất lâu đời, do hai ngôi nhà liền nhau ghép lại.” Một trong những viên phụ thẩm, mà Maigret không quen, bởi ông ta mới từ tỉnh lên, nhìn thẳng phía trước mặt đám công chúng đến xem với vẻ không nghe thấy gì hết. Một vị khác ngược lại da dẻ hồng hào, tóc bạc, gật gù tán thưởng tất cả những lời khai của Maigret, một số câu có trời biết tại sao nhiều ông lại mỉm cười vẻ hài lòng. Còn các vị bồi thẩm, các vị vẫn ngồi nguyên không nhúc nhích như thể là những nhân vật bằng thạch cao được đắp từ một máng ăn ngày Giáng sinh.
Luật sư của bị cáo, Pierre Duché là một người trẻ tuổi, và đây là vụ án quan trọng đầu tiên của ông ta. Nóng nảy, luôn sẵn sàng chồm lên, thỉnh thoảng lại cúi gằm xuống hồ sơ dày đặc ghi chép của mình.
Có lẽ có thể nói chỉ có Gaston Meurant không quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh anh ta, đúng hơn là anh ta tham dự vào cảnh tượng đó như thể nó không liên quan gì tới anh ta. Đó là một người đàn ông khoảng ba mươi tám tuổi, khá to lớn, đôi vai rộng, tóc vàng hung hung quăn, nước da hung đỏ, mắt xanh. Tất cả mọi nhân chứng đều miêu tả anh ta là một người tính tình mềm mại và trầm tĩnh, ít có quan hệ xã hội, thời gian dồn hết vào xưởng thợ ở phố La Roquette và nơi ở của mình ở đại lộ Charonne, và qua những cửa sổ căn hộ này, nhìn thấy hết những tấm bia mộ ở nghĩa địa Cha Lachaise. Anh ta tiêu biểu khá rõ cho mẫu thợ thủ công cô đơn, và nếu có điều gì đó lạ lùng đó chính là người đàn bà anh ta đã chọn.
Ginette Meurant nhỏ bé, gọn gàng, với cái nhìn, sự mềm mại của đôi môi, dáng người khiến người ta nghĩ ngay tới những chuyện ân ái. Kém chồng mười tuổi, chị ta có vẻ còn trẻ hơn tuổi thật của mình, và có thói quen thơ trẻ chớp chớp lông mi với vẻ như chẳng hiểu gì.
“Thời gian biểu, bị cáo cho ông biết từ mười bảy giờ đến hai mươi giờ ngày hai mươi bảy tháng hai như thế nào?”
https://thuviensach.vn
“Anh ta nói với tôi đã rời xưởng lúc sáu giờ rưỡi tối, tắt đèn cửa hàng, đi bộ trở về nhà như thường lệ. Vợ anh ta không có ở nhà. Chị ta đi xem phim vào buổi năm giờ và thường hay như vậy. Chúng tôi có bằng chứng của người bán vé. Đó là rạp chiếu ở ngoại ô Thánh Antoine, mà chị ta là một khách quen. Khi chị ta trở về, sớm hơn tám giờ một chút người chồng đã dọn bàn ăn, chuẩn bị cho bữa tối.”
“Luôn như thế à?”
“Hình như thế.”
“Bà gác cửa, ở đại lộ Charonne có trông thấy người thuê nhà về nhà không?”
“Bà ta không nhớ, chung cư đó gồm khoảng hai chục căn hộ và lúc gần tối, người đi đi về về rất đông.”
“Ông có nói với bị cáo về cái lọ, những đồng tiền vàng và những trái phiếu không?”
“Không phải hôm đó, mà là hôm sau, ngày mồng hai tháng ba, khi tôi triệu anh ta tới phòng làm việc của tôi. Tôi cũng chỉ vừa mới được bà gác cửa ở phố Manuel nói về số tiền bạc đó.”
“Bị cáo có tỏ ra biết rõ điều đó không?”
“Sau phút ngập ngừng, cuối cùng anh ta cũng đã nói với tôi là có.” “Người cô có tiết lộ với anh ta không?”
“Một cách gián tiếp. Tôi phải buộc mở ngoặc đơn ở đây. Khoảng năm năm trước đây, trước sự nài nỉ của vợ mình, Gaston Meurant hình như đã bỏ nghề để mua lại ở phố Con đường Xanh, một cửa hàng ăn uống, cà phê.”
“Tại sao ông lại nói “trước sự nài nỉ của vợ mình”?”
“Bởi vì người đàn bà này, khi Meurant quen biết cách đây tám năm vốn là gái hầu bàn trong một tiệm ăn ở ngoại ô Thánh Antoine. Chính vì tới ăn cơm ở đó, mà Meurant đã gặp gỡ chị ta. Anh ta đã lấy chị ta, và theo lời chị ta, chị ta khẩn khoản đòi để chị ta thôi làm việc ở đấy. Meurant cũng chấp nhận. Tham vọng của Ginette Meurant, không phải chỉ trở thành bà chủ một tiệm ăn kiêm cà phê một ngày nào đấy, mà còn đòi chồng mình, nếu có cơ hội…”
https://thuviensach.vn
“Làm những việc tồi tệ nữa?”
“Vâng. Ngay từ những tháng đầu tiên, Meurant đã buộc phải hỏi cô mình vay tiền.”
“Bà ta có cho vay không?”
“Có! Rất nhiều lần. Cứ theo người cháu, trong chiếc lọ Tàu không những có một túi tiền vàng mà còn một chiếc ví cũ đựng nhiều trái phiếu, giấy bạc nữa. Chính bà ta đã lấy tiền từ chiếc ví giao cho anh ta. Vừa cười, bà ta vừa gọi chiếc lọ là cái két sắt Tàu của mình.”
“Ông đã tìm thấy người em trai của bị cáo, Alfred Meurant?” “Không phải thời kỳ đó. Tôi chỉ biết, qua hồ sơ của chúng tôi, anh ta sống một cuộc sống bất thường và đã bị kết án hai lần vì tội ma cô.” “Các nhân chứng có khai nhìn thấy bị cáo trong xưởng thợ buổi chiều xảy ra tội ác, sau năm giờ không?”
“Không thấy vào lúc đó.”
“Theo anh ta, anh ta có mặc bộ complet xanh và chiếc áo mưa màu mận chín không?”
“Không. Bộ complet là bộ mặc hàng ngày, màu xám và một áo choàng gabardine màu nâu hồng nhạt anh ta vẫn thường mặc khi đi làm.” “Nếu tôi hiểu đúng, không có yếu tố rõ ràng nào cho phép ông khởi tố anh ta.”
“Đúng vậy.”
“Ông có thể nói cho chúng tôi biết, dựa trên cái gì trong những ngày tiếp sau vụ tội phạm, ông lại tiến hành điều tra không?”
“Trước hết, dựa trên quá khứ của nạn nhân, bà Léontine Faverges và về những người đàn ông mà bà ta quen biết. Chúng tôi cũng quan tâm cả tới việc lui tới của mẹ đứa bé, Juliette Perrin, biết rõ trong chiếc lọ tàu đựng gì có thể đã nói chuyện đó với bè bạn.”
“Những khám phá ấy không đem đến điều gì cả?”
“Không. Chúng tôi đã thẩm vấn tất cả cư dân trong khu phố, tất cả những ai đã có thể trông thấy hung thủ đi qua.”
“Không kết quả?”
“Không kết quả.”
https://thuviensach.vn
“Nghĩa là, tới sáng ngày mồng sáu tháng ba, việc điều tra còn ở điểm chết.”
“Đúng vậy.”
“Sáng ngày mồng sáu tháng ba, chuyện gì đã xảy ra.”
“Tôi đang ở trong phòng làm việc, thì mười giờ tôi nhận được một cú điện thoại.”
“Ai ở đầu dây bên kia?”
“Tôi không biết. Người này không muốn nói tên ra và tôi ra hiệu cho thanh tra Janvier đang đứng cạnh tôi, thử định vị nguồn gọi.” “Có được không?”
“Không. Cuộc điện đàm quá ngắn. Tôi chỉ nhận ra tiếng treo máy đặc trưng của điện thoại công cộng.”
“Là đàn ông hay đàn bà nói với ông?”
“Đàn ông. Tôi cam đoan hắn nói qua một khăn tay để làm biến giọng đi.”
“Hắn nói với ông điều gì?”
“Nguyên văn: “Nếu ông muốn khám phá hung thủ vụ Manuel, ông hãy yêu cầu Meurant cho ông xem bộ complet xanh, ông sẽ thấy ở đó những vết máu”.”
“Rồi ông đã làm gì?”
“Tôi đi đến chỗ ông dự thẩm. Ông này trao cho tôi lệnh khám nhà. Cùng với thanh tra Janvier, chúng tôi đến đại lộ Charonne lúc mười một giờ rồi lên tầng ba, bấm chuông căn hộ nhà Meurant. Vợ Meurant ra mở cửa cho chúng tôi. Chị ta mặc áo ngủ, đi giày da lừa. Chị ta nói với chúng tôi rằng chồng mình ở xưởng và tôi đã hỏi chị ta rằng chồng chị có một complet màu xanh không. “Hẳn rồi,” chị ta trả lời, “bộ anh ấy mặc ngày chủ nhật”. Tôi yêu cầu được xem căn hộ đủ tiện nghi, duyên dáng, khá vui mắt, nhưng vào giờ này vẫn còn lộn xộn. “Tại sao ông muốn xem bộ complet ấy?”. “Một xác minh đơn giản thôi…”. Tôi theo chị ta vào phòng ngủ, và chị ta lấy ra một bộ complet màu xanh nước biển trong tủ. Tôi cho xem lệnh khám nhà. Bộ complet đã được gói trong một túi đặc biệt tôi mang theo và thanh tra Janvier thu thập những chứng cớ thông lệ. Nửa giờ sau, bộ quần
https://thuviensach.vn
áo đã trong tay các chuyên gia phòng thí nghiệm, tin tức buổi chiều cho tôi biết có vết máu trên ống tay phải và trên lót áo, nhưng tôi phải đợi đến hôm sau mới biết là máu người. Trong khi ấy, từ buổi trưa, tôi cho theo dõi bí mật xung quanh Gaston Meurant và vợ anh ta. Sáng hôm sau, ngày mồng bảy tháng ba, hai người của tôi, thanh tra Janvier và Lapointe, mang theo lệnh dẫn độ, có mặt ở xưởng thợ phố La Roquette và đọc lệnh bắt giữ Gaston Meurant. Anh ta tỏ ra sửng sốt. Anh ta không tỏ ý chống lại nói: “Chắc chắn đây là sự hiểu nhầm”. Tôi đợi anh ta trong phòng làm việc của tôi. Chị vợ, ở phòng bên cạnh tỏ ra nóng nảy hơn anh ta.”
“Ông có thể, không sử dụng những ghi chép, nhắc lại gần đúng cuộc trao đổi giữa ông với bị cáo hôm đó không?”
“Tôi tin là được, thưa ông chủ tịch. Tôi ngồi ở bàn giấy và để anh ta đứng. Thanh tra Janvier đứng bên cạnh anh ta còn thanh tra Lapointe ngồi ghi tốc ký cuộc thẩm vấn. Tôi đang bận ký văn thư và việc đó chiếm mất một số thời gian. Cuối cùng tôi ngẩng đầu nói với anh ta bằng một giọng trách cứ: “Meurant, như thế là không tử tế. Tại sao anh nói dối tôi?”. Tai anh ta đỏ lên, đôi môi mấp máy. “Cho đến nay,” Tôi tiếp tục, “tôi không nghĩ anh như là một kẻ có khả năng phạm tội và cũng không là một kẻ bị tình nghi. Nhưng bây giờ anh muốn tôi nói với tôi ra sao khi tôi biết anh đã đến phố Manuel ngày hai mươi bảy tháng hai? Anh đến đó để làm gì? Vì lý do gì mà anh giấu giếm việc đó?”.”
Ông chủ tịch ngả người về phía trước như để không bị mất điều gì tiếp theo.
“Anh ta trả lời ông ra sao?”
“Anh ta ấp úng, đầu cúi xuống: “Tôi vô tội. Lúc đó họ đã chết cả rồi!””
https://thuviensach.vn
II
Ông chủ tịch bằng một dấu hiệu thận trọng, đáng lẽ phải gọi viên mõ toà bởi vì ông này đang lặng lẽ vòng đi vòng lại chiếc ghế dài của phiên tòa, lại đến ghé tai ông ta, trong khi Duché, viên luật sư trẻ của bên bị, nhợt nhạt và co nhúm lại, đang cố gắng đoán xem đã xảy ra điều gì.
Ông chủ tịch chỉ nói vài lời, và mọi người trong phòng xử theo dõi con mắt của ông ta đang đăm đăm nhìn lên những chiếc cửa sổ trổ trên cao lõng thõng dây kéo.
Những máy điều hoà nóng bỏng. Một thứ hơi nước vô hình, mỗi lúc càng cảm thấy mùi người, toả lên từ hàng trăm thân thể, chen vai thích cánh, từ áo quần ẩm ướt, từ hơi thở.
Viên mõ toà, với bước chân của người coi đồ thánh lễ, tiến lại một cái thừng cố mở một chiếc cửa sổ ra. Cửa không chịu mở. Ông ta làm đi làm lại đến ba lần, cửa vẫn đóng nguyên, những con mắt vẫn theo dõi ông, cuối cùng người ta nghe thấy một tiếng cười cáu kỉnh khi ông quyết định thử mở chiếc cửa sổ tiếp đó.
Do sự cố đó, mọi người trở lại ý thức về thế giới bên ngoài, khi nhìn mưa vỗ lên những ô kính, những đám mây ngoài kia, chợt nghe thấy rõ hơn tiếng phanh hãm của xe hơi và xe buýt. Cũng đúng thời gian chính xác đó, tiếng còi rú của một xe cấp cứu hay xe cảnh sát gì đó, như đánh dấu chấm hết thời gian tạm nghỉ.
Maigret chờ đợi, lo lắng, tập trung tư tưởng. Ông đã nhân thời gian tạm nghỉ liếc mắt nhìn Meurant và trong khi mắt họ chạm nhau, ông tưởng như đọc được lời trách cứ trong đôi mắt xanh của bị cáo.
Đây không phải là lần đầu tiên, tại cái vành gỗ chắn ấy, ông chánh thanh tra cảm thấy một sự nản lòng nào đó. Trong phòng làm việc của ông ở đường bờ sông Orfèvres, ông còn bám được vào thực tế và ngay cả khi ông
https://thuviensach.vn
chỉnh lại báo cáo của mình, ông vẫn có thể tin rằng những lời lẽ của ông gắn với chân lý.
Rồi nhiều tháng trôi qua, đôi khi một năm, nếu không phải hai năm, ông lại thấy mình, một ngày đẹp trời bị nhốt kín trong phòng nhân chứng với những người xưa kia ông đã thẩm vấn và đối với ông họ không còn chỉ là một kỷ niệm nữa. Đúng vẫn những con người đó, gác cửa, khách qua đường, nhà cung cấp đang ngồi trên những chiếc ghế dài của kho đồ thánh lễ, con mắt trống rỗng hay không? Có phải vẫn con người đó, sau ba tháng tù, trong cái ô những bị cáo hay không?
Người ta bất chợt bị đắm chìm vào cái vũ trụ phi nhân hoá, trong đó lời lẽ hàng ngày hình như không còn lưu loát nữa, trong đó những sự việc thường nhật nhất được diễn dịch bằng những công thức bưng bít. Chiếc áo đen của các thẩm phán, nẹp lông chồn trắng, chiếc áo đỏ của ông phó chưởng lý, làm tăng thêm nữa cái cảm giác của cuộc hành lễ có những nghi thức bất di bất dịch trong đó cá nhân chẳng là cái gì.
Tuy nhiên ông chủ tịch Bernerie điều khiển những cuộc tranh cãi bằng sự kiên nhân tối đa và sự tối đa của lòng nhân ái. Ông không ép nhân chứng kết thúc, không ngắt lời khi họ tỏ ra mất tinh thần trong những tình tiết vô tích sự.
Với các vị chánh toà khác chặt chẽ hơn, đôi khi Maigret xiết chặt nắm đấm tức giận và bất lực.
Cả hôm nay nữa, ông biết mình đem lại từ thực tế một ánh xạ vô hồn, giản lược. Tất cả những gì ông vừa nói đều đúng, nhưng nó không làm cho cảm thấy được trọng lượng của sự vật, tỷ trọng của nó, sự run rẩy và mùi vị của nó.
Chẳng hạn, ông thấy có vẻ như những người sắp xét xử Gaston Meurant, cần thiết phải biết được cái quang cảnh căn hộ đại lộ Charonne đúng như ông đã phát hiện. Sự miêu tả của ông, vẻn vẹn vài câu chẳng đáng giá gì. Ngay từ lúc bước chân đến, ông đã bị xúc động bởi môi trường sống của cặp vợ chồng, trong cái ngôi nhà lớn, đầy những bà nội trợ và trẻ con, trông xuống nghĩa địa ấy. Về hình ảnh những gian phòng, sự trần thiết, đồ đạc của họ nó như thế nào ư? Trong phòng ngủ, không thật sự là một cái
https://thuviensach.vn
giường, mà là một loại đi-văng có góc vây quanh bằng những ngăn mà người ta quen gọi là góc ấm cúng.[1] Giường phủ bằng sa tanh màu da cam. Maigret cố hình dung ra người thợ làm khung, người thợ thủ công bận rộn suốt ngày trong xưởng thợ của mình ở cuối một cái sân, làm việc xong trở về, thấy lại cái môi trường xung quanh nhắc nhở anh ta đến các cửa hàng cửa hiệu: những ánh đèn cũng được rây lọc như ở phố Manuel, những đồ gỗ quá nhẹ, quá hào nhoáng, những màu sắc nhợt nhạt… Tuy nhiên, chính là những cuốn sách của Meurant người ta tìm thấy trong những ô sách, chỉ toàn những sách mua lại tại các cửa hàng sách cũ hoặc những quầy sách bên bờ sông: Chiến tranh và hoà bình của Tolstoy; mười tám tập đóng liền của Lịch sử chính thế chấp chính và Đế chế, trong một đợt xuất bản cũ cảm thấy giấy đã có mùi mốc, Phu nhân Bovary, một tác phẩm về động vật hoang dã và sát cạnh là cuốn Lịch sử các tôn giáo… Có thể đoán con người đó tìm cách tự học. Cũng trong gian phòng đó, từng chồng báo tâm tình, những tạp chí in nhiều màu, những chuyên san điện ảnh, những tiểu thuyết bình dân chắc hẳn tạo thành món thức ăn cho Ginette Meurant cũng như những đĩa hát, gần máy quay đĩa chỉ mang những tiêu đề của những ca khúc trữ tình.
Họ xử sự với nhau thế nào, cô nàng và anh ta lúc tối, rồi suốt cả ngày chủ nhật? Họ trao đổi với nhau những lời lẽ gì? Cử chỉ của họ ra sao? Maigret ý thức được là đã không đưa ra được một ý kiến đúng đắn về Léontine Faverges và căn hộ của bà ta nơi xưa kia các vị quý ông đã có một gia đình, một danh giá, đã có những cuộc viếng thăm bí mật và là nơi để tránh chuyện người này chạm trán với người kia, người ta giấu họ sau những tấm rèm dày.
“Tôi vô tội, lúc ấy họ đã chết rồi…”
Trong phòng xử cũng đầy ắp người như rạp chiếu phim, câu nói đó vang lên như một lời dối trá vô vọng, bởi vì đối với công chúng, những người chỉ biết vụ việc qua báo chí, đối với các viên bồi thẩm chắc cũng vậy thôi, Gaston là kẻ giết người không run tay với cả một bé gái mới đầu định bóp
https://thuviensach.vn
cổ, nhưng rồi, nôn nóng vì con bé lâu chết quá, đã làm nó chết ngạt bằng những chiếc gối lụa.
Đã sắp tới mười một giờ sáng, nhưng những người ở đây có còn chú ý đến giờ giấc hay ngay cả đời riêng của họ nữa không? Trong số những bồi thẩm, có một nhà buôn chim ở đường bờ sông Mégisserie, và một nhà thầu nhỏ đồ chì, bản thân làm việc cùng với hai công nhân.
Trong họ có ai đã lấy một người vợ giống như Ginette Meurant, và tối tối cũng đọc sách như bị cáo không?
“Tiếp tục đi, ông chánh thanh tra.”
“Tôi đã hỏi anh ta việc sử dụng chính xác thời gian của mình vào buổi chiều hai mươi bảy tháng hai. Lúc hai giờ, như thường lệ, anh ta mở cửa hàng và treo sau cánh cửa tấm biển nhỏ yêu cầu trao đổi ở xưởng thợ. Anh ta đến xưởng và đã làm được nhiều khung. Đến bốn giờ, anh ta thắp đèn và quay lại cửa hàng để bật điện sáng tủ hàng, vẫn theo anh ta ở trong xưởng thợ, đến quãng gần sáu giờ thì nghe thấy tiếng bước chân ngoài sân, có người gõ lên cửa kính. Đó là một ông già, anh ta chưa bao giờ gặp. Ông ta tìm một khung dẹt, kiểu dáng lãng mạn, khổ 40x50cm cho một bức tranh thuốc nước Italy vừa mua. Meurant cho ông ta xem một mớ khổ khác nhau. Sau khi hỏi giá, ông già đã đi mất.”
“Có tìm thấy nhân chứng đó không?”
“Có, thưa ông chủ tịch. Ba tuần sau mới thấy. Đó là một người có tên Germain Lombras, giáo sư piano, sống ở phố Picpus.”
“Ông có tự mình thẩm vấn ông ta không?”
“Có. Ông ta khẳng định, một buổi tối, khoảng gần tám giờ ông ta đã đến xưởng của Meurant. Ông ta tình cờ đi qua trước cửa hàng, và hôm trước, ông ta đã mua được một bức tranh phong cảnh Napoli tại một nhà buôn đồ cũ.”
“Ông ta có nói bị cáo ăn mặc thế nào không?”
“Hình như Meurant mặc một chiếc quần màu xám dưới một áo khoác lao động bằng vải thô và không đeo cravat.”
Công tố viên Aillevard ngồi ghế công tố, theo dõi sự trình bày của Maigret theo hồ sơ mở ra trước mặt, có ý yêu cầu được nói, ông chánh
https://thuviensach.vn
thanh tra vội nói thêm:
“Không thể đủ bằng chứng xác định cảnh đó diễn ra vào thứ ba hoặc thứ tư nghĩa là hai mươi sáu hay hai mươi bảy tháng hai.”
Đến lượt bên bị bào chữa. Viên luật sư trẻ, mà mọi người đều thấy ở con người này một tương lai sáng chói, đại thể, đã tỏ ra như thế trong vụ án này. Ông ta với bất cứ giá nào phải tỏ ra là một người tin chắc vào bản thân và vào lý lẽ ông ta bảo vệ và cố gắng kiềm chế giữ vững hai bàn tay đang phản bội mình.
Maigret tiếp tục bằng một giọng vô tư:
“Bị cáo một mực nói rằng sau khi ông khách hàng già đi khỏi, anh ta đã đóng cửa xưởng, rồi đóng cửa hàng đi về bến xe buýt.”
“Điều đó xác định anh ta khởi hành đến các miền xung quanh lúc sáu giờ rưỡi?”
“Gần như vậy. Anh ta xuống xe buýt ở phố Martyrs và đi về phố Manuel.”
“Anh ta có một ý định đặc biệt nào khi tới thăm cô mình không?” “Đầu tiên, anh ta khai là không, rằng đó chỉ là cuộc thăm viếng thông thường như anh ta có lệ ít nhất mỗi tháng một lần, thế nhưng hôm sau, khi chúng tôi phát hiện ra chuyện tấm hối phiếu không thanh toán, anh ta phản cung.”
“Ông hãy nói về tấm hối phiếu đó.”
“Ngày hai mươi tám, Meurant phải trả một hối phiếu khá quan trọng, đã bị cự tuyệt từ tháng trước. Anh ta không đủ tiền.”
“Hối phiếu đó có đây không?”
“Có.”
“Nó đã được thanh toán?”
“Không.”
Phó chưởng lý bằng một động tác tựa như quét sạch đi cái bằng chứng thiên vị Meurant, còn Pierre Duché lại quay về phía bồi thẩm đoàn như lấy đó làm chứng cứ.
Sự việc cũng làm Maigret day dứt. Nếu bị cáo sau khi cắt họng cô mình và bóp chết con bé Cécile Perrin đã cuỗm những đồng tiền vàng và những
https://thuviensach.vn
giấy bạc giấu trong cái lọ Tàu, thêm nữa, đã chiếm đoạt những trái phiếu, thì vì lý do gì, trong khi anh ta còn chưa bị tình nghi, anh ta có thể nghĩ sẽ không bao giờ như thế nữa lại không thanh toán hối phiếu, phó mặc để bị quy tội vỡ nợ như thế?
“Các thanh tra của tôi đã tính toán thời gian anh ta phải đi từ phố La Roquette đến phố Manuel. Bằng xe buýt, vào giờ đó, mất độ nửa giờ, bằng taxi, hai mươi phút là đủ. Một cuộc điều tra những người lái taxi không đem lại điều gì, cũng không hơn gì theo những người lái xe buýt. Không ai nhớ được Meurant. Theo những lời cung kế tiếp và anh ta đã ký, anh ta đến phố Manuel lúc bảy giờ kém mười lăm. Anh ta không gặp ai trong cầu thang, cũng không thấy bà gác cửa. Anh ta gõ cửa nhà cô mình, ngạc nhiên thấy không ai trả lời và nhận ra chìa khoá vẫn cắm trong ổ khoá. Anh ta vào thấy mình đứng trước cảnh tượng đã miêu tả.”
“Đèn vẫn còn thắp sáng cả?”
“Chiếc đèn lớn ở chân bộ sa lông, có chảo đèn màu cá hồi thôi. Meurant tin là có đèn trong các phòng khác, nhưng đó là một cảm giác thì đúng hơn, bởi vì anh ta không vào các phòng đó.”
“Anh ta giải thích việc xử sự của mình thế nào? Tại sao anh ta không gọi thầy thuốc, báo cảnh sát?”
“Bởi sợ bị kết tội. Anh ta thấy một ngăn kéo bàn giấy kiểu Louis XV mở và đã đóng lại. Cũng vậy, anh ta cắm lại vào chiếc lọ Tàu những bông hoa giả, nằm dưới sàn. Lúc đi khỏi, anh ta tự nhủ, làm như vậy, có thể mình đã để lại vân tay và anh ta đã lau sạch bàn và cái lọ bằng chiếc khăn tay của mình. Anh ta cũng lau sạch nắm đấm cửa, và trước khi bước xuống cầu thang, anh ta mang theo cái chìa khoá.”
“Anh ta làm gì với cái khoá.”
“Anh ta ném xuống một cái cống.”
“Anh ta về nhà thế nào?”
“Bằng xe buýt, tuyến đi về đại lộ Charonne, qua những phố ít trở ngại hơn và hình như về đến nhà bảy giờ ba nhăm.”
“Chị vợ không ở nhà?”
https://thuviensach.vn
“Không. Như tôi đã nói, chị ta đến rạp chiếu bóng khu vực xem phim buổi năm giờ. Chị ta rất hay đi xem phim, hầu như hàng ngày. Năm người bán vé nhìn ảnh đều nhớ ra chị ta. Meurant, trong khi đợi vợ đã hâm lại món xúp giò và đậu xanh còn thừa, rồi anh ta dọn thìa nĩa ra bàn ăn chờ vợ. “
“Điều đó có xảy ra thường xuyên không?”
“Rất thường xuyên.”
Mặc dầu quay lưng lại công chúng, nhưng Maigret có cảm giác mọi người, nhất là các bà đang cười.
“Ông đã hỏi cung bị cáo bao nhiêu lần?”
“Năm lần, mà một lần mất mười một tiếng. Vì không còn gì thay đổi trong những lời cung của anh ta, tôi đã chỉnh lý lại báo cáo của tôi, mà tôi đã chuyển cho ông dự thẩm, và từ đó, tôi không có dịp nào gặp lại anh ta nữa.”
“Khi đã bị tống giam, anh ta không viết cho ông?”
“Có. Bức thư đó đã cho vào hồ sơ. Anh ta, một lần nữa khẳng định với tôi, anh ta vô tội, và yêu cầu tôi canh chừng vợ anh ta.”
Maigret tránh cái nhìn của Meurant, lúc này đang khẽ cựa quậy. “Anh ta không nói với ông, anh ta ngụ ý điều gì, cũng không phải anh ta sợ cho vợ mình?”
“Không, thưa ông chủ tịch.”
“Ông có tìm thấy người em trai không?”
“Mười lăm ngày sau tội ác ở phố Manuel, tức là đúng ngày mười bốn tháng ba.”
“Ở Paris à?”
“Ở Toulon, không có hộ khẩu cố định ở đó, thời gian rõ ràng nhất của anh ta, là thường xuyên di chuyển dọc bờ biển, lúc đến Marseille, lúc thì đến Nice và Menton. Thoạt tiên anh ta được cảnh sát điều tra Toulon cho biết, do uỷ thác điều tra. Rồi bị triệu đến văn phòng của tôi, anh ta đến, không cả đòi phí đi đường được ứng trước. Theo anh ta, từ tháng Giêng, anh ta không hề đặt chân đến Paris và còn cung cấp tên của ba nhân chứng, anh ta đã chơi bài với họ ở Bandol ngày hai mươi bảy tháng hai. Các nhân
https://thuviensach.vn
chứng này đều đồng ý như vậy. Họ cũng thuộc cùng môi trường với Alfred Meurant, nghĩa là môi trường được chăng hay chớ.”
“Ông chuyển báo cáo của ông cho ông dự thẩm ngày nào?” “Báo cáo hoàn tất, cũng như những lời cung khác nhau đã được bị cáo ký, đã được chuyển giao ngày hai mươi tám tháng ba.”
Người ta đang đi đến khoảnh khắc tế nhị. Nội trong những người giữ một vai trò quan trọng, chỉ có ba người biết điều đó. Trước hết là ông công tố viên Justine Aillevard, người mà hôm trước, lúc năm giờ, Maigret đã đến thăm ở Viện Công tố. Rồi, ngoài bản thân ông chánh thanh tra, ông chủ tịch Bernerie, cũng được ông phó chưởng lý cho biết rõ hôm qua, chậm hơn vào buổi tối.
Nhưng cũng còn có những người khác nữa mà công chứng không ngờ tới, cũng đang đợi chờ khoảnh khắc đó, là năm viên thanh tra mà Maigret đã chọn trong số ít quen thuộc nhất, những người thuộc đội chống tệ nạn xã hội thường được gọi là Đội Thời lưu.
Từ lúc khai mạc phiên toà, họ đã ở trong phòng, lẫn vào quần chúng, ở những điểm chiến lược, quan sát các bộ mặt, theo dõi các phản ứng. “Vậy, ông chánh thanh tra, cuộc điều tra của ông đã chính thức kết thúc ngày hai mươi tám tháng ba.”
“Đúng vậy.”
“Từ ngày hôm ấy, tuy nhiên ông vẫn quan tâm đến các sự kiện và hành động của những người có liên hệ gần hoặc xa với bị cáo?” Luật sư bên bị đứng phắt lên chuẩn bị phản đối. Chắc chắn ông ta sẽ nói người ta không có quyền mớm các sự kiện không ghi trong hồ sơ, chống lại khách hàng của mình.
“Yên tâm, ông luật sư.” Ông chủ tịch bảo ông ta. “Ông sẽ thấy ngay thôi, nếu tôi sử dụng những quyền lực chuyên đoán của tôi để mở ra một sự phát hiện bất ngờ của vụ án, không phải vì mục đích làm nặng tội thêm bị cáo.”
Ông phó chưởng lý nhìn ông thầy cãi trẻ tuổi với nét châm biếm hơi có chút kẻ cả.
https://thuviensach.vn
“Tôi nhắc lại câu hỏi của tôi, rốt cuộc, ông chánh thanh tra Maigret có hay không, tiếp tục cuộc điều tra của mình một cách chính thức?” “Có, thưa ông chủ tịch.”
“Theo lệnh của thủ trưởng của ông à?”
“Thoả thuận với ông Giám đốc cảnh sát điều tra.”
“Ông có cho Viện Công tố biết không?”
“Mới chỉ hôm qua thôi, thưa ông chủ tịch.”
“Ông dự thẩm có biết ông tiếp tục quan tâm đến vụ án này không?” “Tình cờ tôi nói với ông ấy thôi.”
“Thế nhưng, ông lại không hành động theo chỉ thị của ông ấy cũng không theo chỉ thị của ông Tổng chưởng lý?”
“Không, thưa ông chủ tịch.”
“Việc này cần thiết phải được làm rõ. Chính vì vậy mà tôi đã coi về mặt công quyền, cuộc điều tra ấy như một loại phụ lục gì đó. Vì lý do nào, thưa ông chánh thanh tra, ông đã tiếp tục sử dụng các thanh tra viên của ông vào những việc khám phá mà sự đình hoãn trước toà Đại hình bởi phòng công tố, không trở nên cần thiết nữa?”
Mức độ yên tĩnh trong phòng xử đã thay đổi. Không còn nghe thấy tiếng ho khẽ và không chiếc đế giày nào nhúc nhích trên sàn.
“Tôi không thoả mãn với những kết quả đã thu được” Maigret cấm cảu nói.
Không thể nói trong lòng ông ta thế nào. Động từ thoả mãn chỉ diễn tả một cách không đầy đủ tư tưởng của ông. Những sự kiện, theo linh khiếu của ông, không gắn kết với các nhân vật. Làm sao cắt nghĩa được điều đó trong khung cảnh tôn nghiêm của phiên toà Đại hình, nơi người ta chỉ yêu cầu ông những lời lẽ chính xác?
Ông chủ tịch cũng có một kinh nghiệm lâu đời như ông, thậm chí còn lâu hơn về những vụ hình sự. Tối tối, ông ta đem về những hồ sơ để nghiên cứu trong nhà mình ở đại lộ Saint-Germain, ánh đèn trong phòng làm việc của ông thường sáng đến tận hai giờ sáng. Ông đã thấy diễn ra trong ô bị cáo và ở vành móng ngựa, những người đàn ông và đàn bà đủ loại. Sự tiếp xúc của ông với đời, tuy nhiên vẫn không đúng nguyên tắc chăng? Bản
https://thuviensach.vn
thân ông không đi đến xưởng thợ phố La Roquette, cũng không đến căn hộ lạ lùng ở đại lộ Charonne. Ông không biết tới sự đông đúc của những chung cư đó, cũng chẳng biết sự đông đúc của những phố đông dân, những quán rượu, những vũ trường, khu phố.
Người ta dẫn đến cho ông những bị cáo, giữa hai cảnh binh và những gì ông biết về họ, ông đều khám phá trong những trang hồ sơ. Những sự kiện. Những lời lẽ. Những câu chữ. Nhưng quanh đó là gì?
Các ông phụ thẩm cũng trong trường hợp đó. Phó chưởng lý cũng vậy. Ngay cả phẩm cách những chức vụ của họ cũng cô lập họ với thế giới còn lại, trong đó họ hợp thành một cù lao riêng rẽ.
Trong số những bồi thẩm, trong số những khán giả, một số nào đó biết đâu lại khá hơn đến mức hiểu được tính cách của Meurant, nhưng những người đó không biết nói đúng chương mục, hoặc không biết gì về bộ máy phức tạp của công lý. Maigret, bản thân ông, chẳng phải đồng thời ở hai phía thanh chắn sao?
“Trước khi để ông tiếp tục, ông chánh thanh tra ạ, tôi muốn ông nói cho chúng tôi biết kết quả phân tích vết máu thế nào. Tôi nói máu tìm thấy trên bộ complet xanh của bị cáo ấy.”
“Đó là máu người. Những phân tích tỉ mỉ của phòng thí nghiệm tiếp đó đã chỉ ra máu đó và máu nạn nhân biểu hiện một số đầy đủ những đặc trưng giống nhau, để có thể tin chắc một cách khoa học rằng người ta đang đứng trước cùng một thứ máu.”
“Mặc dầu như vậy, ông vẫn tiếp tục cuộc điều tra của ông?” “Phần nào chính vì điều đó, thưa ông chủ tịch.”
Viên luật sư trẻ, đang chuẩn bị chống lại những lời trình bày của Maigret, không tin vào tai mình nữa, lo âu, trong khi đó ông chánh thanh tra vẫn tiếp tục gầm gừ:
“Nhân chứng trông thấy một người đàn ông mặc complet xanh và áo mưa màu mận chín lúc năm giờ ra khỏi căn hộ Léontine Faverges là rõ ràng về giờ giấc. Giờ đó, vả lại cũng đã được một nhà buôn khu phố đó khẳng định, và cái bà kia đã đến nhà ông ta trước khi đi đến phố Manuel tới nhà bà thợ khâu. Nếu như người ta chấp nhận chứng cứ giáo sư Lombras, dẫu
https://thuviensach.vn
ông này không chắc lắm ngày mình đến thăm phố La Roquette thì bị cáo vẫn còn trong xưởng thợ của mình với chiếc quần xám lúc sáu giờ. Chúng tôi đã tính toán thời gian cần thiết để đi từ xưởng thợ về căn hộ ở đại lộ Charonne, rồi lại thời gian để thay quần áo và cuối cùng để đi đến phố Manuel. Việc đó diễn ra, ít nhất cũng phải mất năm nhăm phút. Sự việc tấm hối phiếu chưa được thanh toán ngày hôm sau cũng không phải không khiến tôi chú ý.”
“Vậy là ông quan tâm tới Alfred Meurant, em trai của bị cáo?” “Vâng, thưa ông chủ tịch, đồng thời, các cộng tác viên của tôi và tôi bắt tay vào những cuộc tìm kiếm khác.”
“Trước khi cho phép ông đưa ra kết luận về việc đó, tôi cần phải tin chắc những cuộc tìm kiếm đó phải liên quan chặt chẽ đến công việc đang tiến hành.”
“Nó có liên quan đó, thưa ông chủ tịch. Trong nhiều tuần lễ, những thanh tra của đội quản lý các khách sạn, nhà trọ đã đưa ra một số bức ảnh trong số đông nhà chứa ở Paris.”
“Những bức ảnh nào?”
Tiếng cười ồ lên trong phòng xử. Ông chủ tịch đưa mắt nhìn. Yên lặng trở lại, Maigret lau mồ hôi trán, vướng víu vì chiếc mũ vẫn luôn trên tay. “Sự theo dõi đó, dù đứt quãng” Ông chánh án hỏi, không phải không có chút hài hước “phải chăng là kết quả của bức thư mà bị cáo từ trong tù đã gửi cho ông và phải chăng với mục đích bảo vệ vợ mình?” “Tôi không cho là như thế.”
“Nếu tôi hiểu đúng, ông tìm cách phát hiện ra những nơi chị ta thường lui tới?”
“Trước hết, tôi muốn biết liệu đôi khi chị ta có vụng trộm gặp gỡ em chồng không. Rồi, không thu được kết quả tích cực, tôi liền tự hỏi chị ta đi lại với ai, và chị ta dùng thời gian của mình vào việc gì.”
“Một câu hỏi nữa, ông chánh thanh tra. Ông đã được nghe Ginette trả lời ở cảnh sát điều tra. Chị ta đã khai với ông, nếu tôi nhớ đúng, chị ta trở về nhà ngày hai mươi bảy tháng hai, vào lúc tám giờ tối và đã thấy bữa tối
https://thuviensach.vn
được chuẩn bị sẵn sàng. Chị ta có nói với ông chồng mình mặc bộ complet nào không?”
“Một chiếc quần màu xám. Không mặc veston.”
“Và sau bữa điểm tâm sáng, khi anh ta rời vợ mình?”
“Mặc bộ complet màu xám.”
“Mấy giờ thì chị ta rời khỏi căn hộ ở đại lộ Charonne?”
“Khoảng bốn giờ.”
“Tức là Meurant có thể về thay quần áo, tiếp đó lại ra đi, rồi lại trở về, lại thay quần áo mà chị ta không biết gì?”
“Thực tế là có thể như vậy.”
“Ta hãy trở lại việc bổ sung điều tra ông đã tiến hành.”
“Việc theo dõi Ginette Meurant không đem lại điều gì. Từ khi chồng bị tống giam, phần lớn thời gian, chị ta ở nhà, chỉ ra ngoài đi chợ, thăm tù, và hai ba lần một tuần, xem phim. Việc theo dõi này, như tôi đã nói, không liên tục, mà chỉ thỉnh thoảng. Những kết quả của nó không khẳng định ít hơn những điều mà những người hàng xóm và những người bán hàng chợ cho chị ta nói với chúng tôi. Hôm kia, tôi đi nghỉ hè về, và tôi thấy một báo cáo trên bàn giấy tôi. Có lẽ nên giải thích thì tốt hơn rằng ở cơ quan cảnh sát, người ta không bao giờ quên để mắt hoàn toàn tới một vụ việc, khiến cho một việc bắt giữ đôi khi lại xảy ra tình cờ, hai ba năm sau tội ác hoặc vụ phạm tội.”
“Nói một cách khác, trong những tháng gần đây, người ta không tiến hành những việc khám phá có hệ thống, về những việc làm và hành động của Ginette Meurant?”
“Đúng vậy. Những thanh tra nhà trọ và thanh tra chống tệ nạn xã hội, cũng như những thanh tra của tôi không có gì hơn ngoài tấm ảnh của chị ta trong túi, người em chồng cũng vậy. Có cơ hội họ lại đưa ra. Thế là ngày hai mươi sáu tháng chín, một nhân chứng nhận ra tấm ảnh người thiếu phụ này là ảnh một trong những nữ khách hàng đều đặn của mình.”
Meurant lại cựa quậy, và lần này chính ông chủ tịch nghiêm khắc nhìn anh ta. Trong phòng xử, ai đó phản đối, chắc hẳn là Ginette Meurant.
https://thuviensach.vn
“Nhân chứng đó là Nicolas Cajou, quản lý một nhà chứa ở phố Victor Massé, ở gần ngay Quảng trường Pigalle. Thường lệ, ông ta ở trong văn phòng của nhà hàng của ông ta, và qua cửa kính, theo dõi những cô gái đi đi đến đến.”
“Ông ta không bị thẩm vấn cuối tháng ba hoặc tháng tư, như các chủ chứa khác?”
“Lúc đó ông ta ở bệnh viện để mổ, và người em dâu thay thế ông ta, tiếp đó, ông ta trải qua ba tháng phục hồi sức khoẻ ở Morvan, quê ông ta, và chỉ đến tận cuối tháng chín, một nhân viên của đội quản lý các nhà trọ mới tình cờ cho ông ta xem bức ảnh.”
“Bức ảnh của Ginette Meurant?”
“Vâng, chợt nhìn, ông ta đã nhận ra ngay, và nói, cho tới khi ông ta đi nằm viện, chị ta đến cùng một người đàn ông mà ông ta không biết. Một cô hầu phòng, Geneviève Lavancher, cũng nhận ra bức ảnh.”
Tại bàn các nhà báo, người ta nhìn nhau, rồi nhìn ông chánh án với vẻ ngạc nhiên.
“Tôi cho rằng người bạn trai mà ông vừa bóng gió nói tới không phải là Alfred Meurant.”
“Không, thưa ông chủ tịch. Hôm qua, trong văn phòng tôi, tôi đã cho gọi Nicolas Cajou và chị hầu phòng, tôi đã chỉ cho họ xem những thẻ trắc định nhận dạng cốt để tự khẳng định rằng người bạn trai của Ginette Meurant không thuộc trong số người quen thuộc của chúng tôi. Người đàn ông tầm vóc nhỏ, mập mạp, tóc nâu sẫm, hắn ta ăn mặc cầu kỳ, ngón tay đeo một chiếc nhẫn mặt đá màu vàng, tuổi chừng ba mươi và hút thuốc lá Mỹ, hết điếu này sang điếu khác, đến nỗi sau mỗi lần tới phố Victor-Massé, người ta thấy đầy gạt tàn những đầu thuốc, một vài đầu thuốc có dấu son môi. Thực tế, tôi không đủ thời gian để tiến hành một cuộc điều tra sâu sắc trước khi có bản cáo trạng. Nicolas Cajou vào viện ngày hai mươi sáu tháng hai. Ngày hai mươi lăm, ông ta còn trong văn phòng khách sạn và ông ta khẳng định ngày hôm đó, ông ta đã nhận cho đôi ấy thuê phòng.”
Một xoáy lốc bùng lên trong phòng xử, ông chủ tịch cao giọng, điều này ít khi xảy ra với ông, ông tuyên bố:
https://thuviensach.vn
“Trật tự, nếu không tôi giải tán.”
Một giọng nói phụ nữ cố cất lên:
“Thưa ông chủ tịch, tôi…”
“Im lặng!”
Còn bị cáo, hai hàm nghiến chặt, anh ta nhìn Maigret căm hận.
https://thuviensach.vn
III
Không ai nhúc nhích trong khi ông chủ tịch lần lượt ghé tai phụ thẩm của mình, nói khẽ với họ. Cuộc hội đàm tay ba diễn ra, giống như những nghi lễ tôn giáo, vì người ta thấy đôi môi mấp máy không rõ tiếng, như vì trách nhiệm những khuôn mặt nghiêng theo một nhịp điệu kỳ cục. Một lúc sau, ông phó chưởng lý trong chiếc áo dài đỏ đứng lên, đến lượt mình lên tiếng, và một lúc sau người ta tin rằng, viên luật sư trẻ cũng đang sắp đứng lên. Rõ ràng ông ta vẫn do dự, lo lắng, chưa tin lắm vào chính mình và ông ta hầu như vẫn còn đứng thì ông chủ tịch Bernerie đã lấy búa gõ xuống bàn và mỗi vị quan toà đều ngồi xuống như trong một bức tranh.
Ông Xavier Bernerie tuyên bố bằng một giọng yếu ớt.
“Toà cảm ơn nhân chứng đã trình bày, và yêu cầu không rời khỏi toà.” Vẫn luôn luôn như một thầy tư tế, ông đưa tay tìm bộ tóc giả, nắm lấy rồi đứng dậy, hoàn thành trách nhiệm của mình.
“Toà tạm nghỉ mười lăm phút.”
Tiếng giải lao ầm ầm gần như một tiếng nổ, nhức tai, âm thanh đủ các loại trộn lẫn nhau. Một nửa khán giả rời khỏi chỗ, một số đứng trong những lối tắt, hoa tay, những người khác xô đẩy nhau cố chen tới chiếc cửa lớn, những người gác vừa mở trong khi đó cảnh binh đưa bị cáo theo một lối đi lẫn với tường, mà Pierre Duché phải vất vả đi theo và các viên bồi thẩm, về phần mình cũng vậy, biến mất vào những phòng nhỏ bên trong.
Những luật sư khoác áo, hầu hết trẻ tuổi. Trong đó có một nữ luật sư có lẽ đã có thể có mặt trên tờ bìa một tạp chí, họp lại như một chùm nho đen và trắng gần lối vào của các nhân chứng. Họ tranh luận ở đó về các mục 310, 311, 312 và phần tiếp của luật tố tụng hình sự, một vài người phấn khích nói về sự bất bình thường trong khi diễn ra những cuộc tranh cãi, tất yếu dẫn đến việc phá án.
https://thuviensach.vn
Một luật sư già, răng vàng khè, áo bóng loáng, điếu thuốc lá chưa châm trễ trên môi dưới, bình tĩnh nêu lên việc thận trọng xét xử, dẫn ra hai trường hợp. Một vụ ở Limoges năm 1885 và vụ kia ở Poitiers năm 1923, mà không những việc điều tra sơ bộ phải làm lại hoàn toàn ở phiên toà công khai, mà còn phải theo một hướng mới tiếp theo một bằng chứng bất ngờ.
Maigret, im như phỗng, chỉ nhìn thấy những hình ảnh chen xô nhau, chỉ nghe thấy những câu không đầu không đuôi, và chỉ đủ thời gian để nhận ra chỗ hai nhân viên của mình bị các nhà báo vây kín, trong phòng xử lúc này đã có một vài khoảng trống.
Chắc ở rạp hát, sau màn đầu, cũng có một sự kích thích quá độ như thế. “Thưa ông chánh thanh tra, ông nghĩ thế nào về trái bom ông vừa tung ra?”
“Trái bom nào?”
Maigret rít có chừng mực tẩu thuốc của mình và thấy khát. “Ông tin Meurant vô tội?”
“Tôi chẳng tin cái gì hết.”
“Ông nghi ngờ vợ anh ta?”
“Thưa các vị, xin đừng giận tôi nếu tôi không có gì để thêm vào những điều tôi đã nói trước toà.”
Nếu như đám người đó bất ngờ để cho ông yên, lại có một phóng viên trẻ lao đến chỗ Ginette Meurant đang cố kiếm lối ra và những người khác lại sợ để lỡ mất một lời tuyên bố xôn xao dư luận.
Mọi người đều nhìn nhóm người nhốn nháo đó. Maigret lợi dụng lúc đó lẻn qua chiếc cửa phòng nhân chứng đi vào hành lang, và thấy người này thì hút thuốc, người khác không quen chỗ, đang tìm nơi đi vệ sinh. Ông biết các vị quan toà khác đã ra khỏi phòng ông chủ tịch và thấy một viên mõ toà dẫn luật sư trẻ Duché mà người ta vừa cho gọi vào đấy.
Trưa đến gần. Bernerie rõ ràng muốn giải quyết xong sự ngẫu nhiên đó với cử toạ sáng nay, để buổi chiều cho tiếp tục tranh cãi, hy vọng có thể đi đến bản án ngay trong ngày hôm ấy.
Maigret đi đến lan can, hút thuốc, ra hiệu cho Lapointe đang dựa lưng vào một chiếc cột.
https://thuviensach.vn
Ông không phải là người duy nhất muốn nhân lúc tạm dừng đi uống một cốc bia. Có những người ra ngoài, cổ áo kéo lên, đi ngang qua phố, chạy dưới trời mưa để chui vào những quán cà phê ở xung quanh.
Ở quán uống của Toà án, một đám người sốt ruột, gây phiền phức cho những luật sư và những khách hàng của họ, chỉ mới ít phút trước còn tranh cãi một cách êm thấm về những vụ án nhỏ của họ.
“Bia chứ?” Maigret hỏi Lapointe.
“Thưa sếp, nếu ta đến đó.”
Họ xô lưng, đẩy tay. Maigret ra hiệu cho một gã bồi bàn mà ông đã quen từ hai mươi năm nay và người ta giơ cao khỏi những cái đầu mang đến cho ông hai nửa cốc đầy bọt.
“Cậu sẽ thu xếp để biết xem chị ta ăn điểm tâm ở đâu, với ai, nói với ai, nếu cần thiết, điện thoại cho ai nữa.”
Thuỷ triều đã xuống, mọi người mau chân tìm lại chỗ. Khi chánh thanh tra về đến phòng xử, lúc này để có được chỗ ngồi ở dãy ghế dài thì đã muộn, ông đành dừng lại trước cái cửa nhỏ cùng với các luật sư.
Các viên bồi thẩm đã ở vị trí của mình, bị cáo cũng vậy, giữa hai cảnh vệ, còn luật sư bảo vệ ngồi thấp hơn trước mặt anh ta. Toà bước vào, uy nghi ngồi xuống, và chắc hẳn, cũng như ông chánh thanh tra, ý thức được đã xảy ra sự thay đổi không khí phiên toà.
Lúc vừa rồi là vấn đề một người đàn ông bị cáo đã cắt họng cô mình, một bà già hơn sáu mươi tuổi và đã ấn chết ngạt, sau khi đã cố bóp cổ một bé gái bốn tuổi. Chẳng phải tự nhiên sao khi ở đây có một không khí nghiêm trọng ủ ê và hơi ngột ngạt?
Giờ đây, sau giờ nghỉ, tất cả đã thay đổi. Gaston Meurant đã được chuyển sang hàng hai, và tội ác kép cũng đã mất đi sự quan trọng của nó. Bằng chứng của Maigret đã đưa vào một nhân tố mới, đặt ra một vấn đề mới rối tung, bê bối, và phòng xử chỉ quan tâm đến người thiếu phụ nữa thôi, còn những người ngồi những hàng cuối đang cố mà vẫn chưa nhận ra chị ta là ai.
Điều đó tạo nên tiếng rì rầm đặc biệt và ông chủ tịch lại phải đưa mắt nghiêm khắc nhìn đám đông như có ý tìm kiếm người gây nhiễu. Việc đó
https://thuviensach.vn
kéo dài khá lâu và thời gian càng trôi qua, tiếng ồn càng ầm ĩ, hoàn toàn phá vỡ sự im lặng ông ta muốn thiết lập lại.
“Tôi báo cho công chúng biết, tôi sẽ không dung thứ bất kỳ biểu hiện nào, và ngay biểu hiện đầu tiên, tôi sẽ cho giải tán phòng xử.” Ông húng hắng ho ghé tai nói thêm vài câu với các phụ thẩm. “Nhân danh những quyền tự quyết đã được trao cho tôi, và có sự thoả thuận của ông chưởng lý cũng như với bên biện hộ, tôi quyết định nghe ba nhân chứng mới. Hai người có mặt trong phòng xử và người thứ ba, người có tên là Geneviève Lavancher, đã được triệu đến bằng điện thoại, sẽ có mặt trước cử toạ chiều nay. Ông mõ toà, xin ông cho gọi bà Ginette Meurant.”
Viên mõ toà già tiến vào khoảng trống để gặp người đàn bà trẻ ngồi ở hàng đầu, đang đứng lên, ngập ngừng rồi để người ta dẫn mình đến vành nhân chứng.
Maigret đã được nghe nói nhiều lần về người đàn bà này ở văn phòng ông. Giờ đây trước mặt ông là một người đàn bà nhỏ bé đỏm dáng kiểu bình dân đôi khi có vẻ khiêu khích.
Để xứng với toà Đại hình, chị ta đã đi mua cho mình một bộ cùng màu đen, váy và măng tô ngắn, điểm màu duy nhất là màu vàng rơm của áo sơmi.
Cũng nhân hoàn cảnh đó, ông chánh thanh tra tin chắc để giữ gìn nhân cách của mình, chị ta đội một chiếc mũ loại của chính người làm mũ, để đem lại một chút bí ẩn cho khuôn mặt chị ta. Có thể nói chị ta vừa làm ra vẻ một thiếu nữ nhỏ ngây thơ, vừa là một phu nhân bé nhỏ rất mẫu mực cúi đầu xuống, ngẩng đầu lên nhìn chằm chằm ông chủ tịch bằng đôi mắt sợ hãi và ngoan ngoãn.
“Bà tên là Ginette Meurant, sinh ở Chenault?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Bà nói to lên và quay mặt về phía các ông bồi thẩm. Bà hai mươi bảy tuổi và sinh ra ở Saint-Sauveur miền Nièvre?”
“Vâng thưa ông chủ tịch.”
“Bà là vợ của bị cáo?”
Chị ta vẫn trả lời bằng giọng của một học trò ngoan.
https://thuviensach.vn
“Theo Điều 322, sự trình bày của bà không thể được ghi nhận, nhưng được sự đồng ý của Bộ Nội vụ và với bên biện hộ, toà có quyền nghe bà trình bày với danh nghĩa tham khảo thôi.”
Và, khi chị ta giơ tay bắt chước những nhân chứng trước, ông ngăn lại: “Không! Bà không phải thề.”
Qua hai đầu người khác, Maigret thấp thoáng thấy bộ mặt nhợt nhạt của Gaston Meurant, ôm cằm, mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Thỉnh thoảng hàm anh ta lại nghiến chặt đến mức ứa máu ra.
Vợ anh ta tránh không quay mặt về phía chồng, như thể việc đó bị ngăn cấm đối với chị ta, và đôi mắt vẫn luôn gắn vào mắt ông chủ tịch. “Bà biết nạn nhân, bà Léontine Faverges chứ?”
Chị ta ngập ngừng trước khi nói khẽ:
“Không rõ lắm.”
“Bà muốn nói sao?”
“Bà ấy và tôi không lui tới thăm nhau.”
“Nhưng bà đã gặp bà ấy chứ?”
“Lần đầu tiên, trước lúc chúng tôi kết hôn. Chồng chưa cưới của tôi cứ nài nỉ để giới thiệu tôi với bà và nói rằng đấy là gia đình duy nhất của anh.” “Vậy, bà đã đến phố Manuel chứ?”
“Vâng. Buổi chiều, lúc năm giờ. Bà ấy đãi chúng tôi sôcôla và bánh ngọt. Tôi cảm thấy ngay bà ấy không ưa tôi và bà ấy sẽ khuyên Gaston đừng lấy tôi.”
“Vì lý do gì?”
Chị ta nhún vai, tìm lời, cuối cùng nói thẳng:
“Chúng tôi không cùng một hạng người.”
Ông chủ tịch đưa mắt nhìn để ngăn những tiếng cười chực nổ ra. “Bà ấy không tham dự lễ cưới của bà à?”
“Có chứ.”
“Thế còn Alfred Meurant em chồng bà?”
“Cả chú ấy nữa. Vào thời ấy chú ấy sống ở Paris, và còn chưa bất hoà với chồng tôi.”
“Anh ta làm nghề gì?”
https://thuviensach.vn
“Nhân viên tiếp thị.”
“Anh ta còn làm đều đặn không?”
“Làm sao tôi biết được? Chú ấy đã biếu chúng tôi một dịch vụ cà phê như là quà cưới.”
“Bà không gặp lại bà Léontine Faverges?”
“Bốn năm lần gì đó.”
“Bà ấy có đến chỗ bà không?”
“Không. Chính chúng tôi là người tới nhà bà. Tôi không muốn đi, vì tôi sợ phải kiềm chế mình trước những người không ưa tôi, nhưng Gaston tỏ ý tôi không thể làm khác được.”
“Tại sao?”
“Tôi không biết.”
“Phải chăng, ngẫu nhiên, vì tiền của bà ta?”
“Có thể.”
“Bà thôi không lui tới phố Manuel nữa từ khi nào?”
“Lâu rồi.”
“Hai năm? Ba năm? Bốn năm?”
“Cứ cho là ba năm.”
“Vậy bà biết sự tồn tại của chiếc lọ Tàu trong phòng khách chứ?” “Tôi đã nhìn thấy, và tôi cũng bảo Gaston rằng những bông hoa giả chẳng phải dùng cho những vòng hoa tang sao.”
“Bà có biết nó đựng gì không?”
“Tôi chỉ biết rõ là những bông hoa.”
“Chồng bà không bao giờ nói gì với bà ư?”
“Về cái gì? Về cái lọ à?”
“Về những đồng tiền vàng.”
Lần đầu tiên, chị ta quay mặt vào ô bị cáo.
“Không.”
“Ông ấy cũng không cả tâm sự với bà là cô mình, đáng lẽ gửi tiền ở ngân hàng, lại giữ ở nhà ư?”
“Tôi không nhớ.”
“Bà có chắc vậy không?”
https://thuviensach.vn
“Chắc… vâng…”
“Vào thời kỳ bà còn lui tới, dù chỉ là rất ít, phố Manuel, cô bé Cécile Perrin đã ở trong nhà ấy chưa?”
“Tôi chẳng bao giờ thấy nó. Không. Có lẽ nó còn quá nhỏ.” “Bà được nghe nói về nó từ chồng bà?”
“Anh ấy hẳn có bóng gió nói tới. Khoan đã! Giờ thì tôi tin chắc rồi. Dù rằng điều đó đã làm tôi ngạc nhiên người ta lại đi giao một bé gái cho một người đàn bà như bà ta.”
“Bà có biết bị cáo khá hay lui tới hỏi tiền cô mình không?” “Anh ấy luôn giữ không cho tôi biết.”
“Nhưng nói chung thì bà biết chứ?”
“Tôi biết anh ấy không mạnh trong việc giao dịch vì khi chúng tôi mở một tiệm ăn phố Đường xanh, nhẽ ra có thể bán rất chạy, anh ấy đã để mình bị đủ mọi loại người lừa.”
“Bà làm gì trong tiệm ăn?”
“Tôi phục vụ khách hàng.”
“Thế chồng bà?”
“Anh ấy làm việc dưới bếp, có một bà già giúp việc.”
“Anh ấy quen với việc nấu nướng à?”
“Anh ấy dùng một cuốn sách.”
“Chỉ có một mình bà trong phòng ăn với các khách hàng?” “Lúc đầu, chúng tôi có một cô phục vụ trẻ.”
“Khi công việc làm ăn sa sút, bà Léontine Faverges không giúp đỡ trả nợ cho các chủ nợ ư?”
“Tôi cho là có. Tôi tin vẫn còn nợ tiền.”
“Chồng bà, những ngày cuối tháng hai có tỏ ra lo lắng không?” “Anh ấy luôn luôn lo lắng.”
“Ông ấy có nói với bà về một hối phiếu đáo hạn ngày hai mươi tám không?”
“Tôi không để ý đến chuyện đó. Tháng nào anh ấy chẳng có những hối phiếu.”
https://thuviensach.vn
“Ông ấy không báo cho bà là sẽ đến gặp cô mình để yêu cầu giúp đỡ thêm một lần nữa ư?”
“Tôi không nhớ!”
“Việc ấy không khiến bà quan tâm ư?”
“Không. Tôi không quen việc đó.”
“Sau khi bán tiệm ăn, bà không đề cập đến chuyện làm việc?” “Tôi chỉ làm được việc đó. Gaston không muốn.”
“Vì lý do gì?”
“Có thể vì anh ấy ghen.”
“Ông ấy có đánh ghen với bà không?”
“Không có cảnh đó.”
“Bà hãy quay lại phía các ông bồi thẩm.”
“Xin lỗi, tôi quên mất.”
“Bà dựa vào cái gì để khẳng định ông ấy ghen?”
“Trước hết, anh ấy không muốn cho tôi làm việc. Tiếp đó, ở phố Đường xanh, anh ấy không ngừng ra khỏi bếp để dò xét tôi.”
“Có lúc nào ông ấy đi theo bà không?”
Pierre Duché cựa quậy trên ghế, không hiểu nổi, ông chủ tịch hỏi thế để đi đến đâu.
“Tôi không thấy có chuyện ấy.”
“Tối tối, ông ấy có hỏi bà đã làm gì không?”
“Có.”
“Bà trả lời ông ấy thế nào?”
“Rằng tôi đi xem phim.”
“Bà có chắc đã không nói với ai về phố Manuel và bà Léontine Faverges không?”
“Chỉ với chồng tôi thôi.”
“Không với người bạn gái nào.”
“Tôi không có bạn gái.”
“Thế chồng bà và bà thường lui tới nhà ai?”
“Không ai cả.”
https://thuviensach.vn
Nếu như chị ta bị hoang mang bởi những câu hỏi đó, chị ta vẫn không hề để lộ ra ngoài chút nào.
“Bà có nhớ bộ quần áo chồng mình mặc ngày hai mươi bảy tháng hai, lúc điểm tâm không?”
“Bộ màu xám. Đó là bộ mặc trong tuần. Anh ấy chỉ mặc bộ khác vào tối thứ bảy, nếu chúng tôi đi chơi vào ngày chủ nhật.”
“Và để đến nhà cô ông ấy?”
“Vài lần thôi, tôi nghĩ anh ấy mặc bộ màu xanh.”
“Ngày hôm ấy, ông ấy cũng mặc bộ đó?”
“Tôi không thể biết. Tôi không có mặt ở nhà.”
“Bà không biết liệu lúc chiều ông ấy có trở về nhà không à?” “Làm sao tôi biết được? Tôi ở rạp chiếu phim.”
“Cảm ơn bà.”
Chị ta vẫn đứng đó, ngỡ ngàng không thể tin được thế là hết, người ta sẽ không đặt ra những câu hỏi mà mọi người đang mong đợi với mình nữa. “Bà có thể về chỗ.” Ông chủ tịch liền đó nói tiếp, “Cho mời ông Nicolas Cajou lên.”
Mọi người có vẻ thất vọng. Công chúng có cảm tưởng người ta vừa mới chơi gian, lấp liếm bớt một cảnh mà họ có quyền xem. Ginette Meurant miễn cưỡng trở lại chỗ ngồi và một luật sư ngồi cạnh Maigret nói khẽ với các đồng sự của mình.
“Lamblin đã móc nối với cô nàng trong hành lang lúc tạm dừng…” Thầy cãi Lamblin, có dáng của loài chó đói, đã khiến người ta phải nói rất nhiều đến ông ta ở toà Đại hình, ít khi được tốt, và ông ta đã từng nhiều lần bị tạm đình ghế luật sư. Làm như thể ngẫu nhiên, ông ta ngồi ngay cạnh người đàn bà trẻ, và nói khẽ với chị ta như thể chúc mừng chị ta. Người đàn ông tiến đến vành nhân chứng như kéo lê chân, là một mẫu người hoàn toàn khác. Nếu như Ginette Meurant, dưới lớp phấn son bề ngoài, vẫn có vẻ xanh xao của những phụ nữ sống trong nhà kính, thì người này không những tái nhợt, mà còn nhão nhoét và ốm yếu. Phải chăng sau khi mổ, ông ta gầy đi đến thế? Áo quần ông ta vẫn luôn lụng thụng trên tấm thân đã mất đi vẻ dẻo dai và mềm mại thế hay sao?
https://thuviensach.vn
Người ta hình dung ông ta yên vị với đôi giày đi trong nhà, trong văn phòng có những ô kính mờ của khách sạn ông ta còn hơn là bước đi trên vỉa hè thành phố. Mắt ông ta hõm xuống và da thõng dưới cằm.
“Ông là Nicolas Cajou, sáu hai tuổi, sinh ở Marillac miền Cantal, và hành nghề quản lý khách sạn ở Paris, phố Victor-Massé.” “Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Ông không phải họ hàng, bạn bè, hoặc có quan hệ làm ăn với bị cáo… Ông hãy thề là chỉ nói sự thật, toàn bộ sự thật, chỉ sự thật… ông hãy giơ tay phải lên và nói: Tôi xin thề…”
“Tôi xin thề…”
Một phụ thẩm ghé tai ông chủ tịch đưa ra một nhận xét có lẽ rất thích đáng, bởi ông Bernerie tỏ ra lưu tâm, thoáng nghĩ một lúc, cuối cùng nhún vai. Maigret không để sót cảnh đó chút nào, tin là mình đã hiểu.
Những nhân chứng đã từng bị kết án là làm chuyện ô nhục, hoặc giấu mình vào những hoạt động vô luân, quả thật, không có quyền được thề. Vậy mà, người chủ một nhà chứa lại không dấn mình vào một nghề vô luân, khi hắn ta thu nhận trong cơ ngơi của mình những cặp trai gái trong những hoàn cảnh bị luật pháp ngăn cấm hay sao? Liệu có thể tin được không hề có một tiền án nào trong lý lịch tư pháp của ông ta không?
Đã quá muộn để xác nhận chuyện đó, và ông chủ tịch húng hắng ho trước khi hỏi bằng một giọng khách quan:
“Ông vẫn giữ đều đặn sổ đăng ký khách hàng đến thuê phòng của ông chứ?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Của tất cả mọi khách hàng?”
“Của tất cả những ai qua đêm trong khách sạn của tôi.”
“Nhưng ông không ghi tên những người chỉ dừng nghỉ ở đây vào ban ngày?”
“Không, thưa ông chủ tịch, cảnh sát có thể nói với ông rằng…” Chắc chắn là, thường xuyên, không bao giờ có chuyện bê bối trong khách sạn của ông ta, và chỉ gặp dịp, ông ta mới cung cấp cho đội quản lý nhà chứa, hoặc cho các thanh tra tệ nạn xã hội, những nguồn tin họ cần.
https://thuviensach.vn
“Ông đã nhìn kỹ nhân chứng vừa lên trước ông đấy chứ?” “Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Ông có nhận ra bà ta không?”
“Có, thưa ông chủ tịch.”
“Ông hãy nói với các vị bồi thẩm, ông đã gặp người đàn bà trẻ đó trong trường hợp nào trước đây?”
“Trong những trường hợp quen thuộc.”
Ông Bernerie đưa mắt dập tắt những tiếng cười.
“Nghĩa là?”
“Nghĩa là bà ta đến thường xuyên, buổi chiều, với một ông thuê phòng.” “Ông gọi thế nào là thường xuyên.”
“Nhiều lần mỗi tuần.”
“Chẳng hạn bao nhiêu?”
“Ba bốn lần.”
“Vẫn người bạn trai đó?”
“Vâng, thưa ông chủ tịch.”
“Ông có nhận ra được người đó không?”
“Chắc chắn được.”
“Ông thấy ông ta lần cuối cùng khi nào?”
“Hôm trước ngày tôi vào nằm viện, nghĩa là ngày hai mươi lăm tháng hai. Vì là ngày tôi mổ, nên tôi nhớ được.”
“Ông hãy miêu tả người đó.”
“Không cao to… Thậm chí còn nhỏ người… Tôi ngờ rằng, giống như một số người đau khổ vì mình nhỏ bé, ông ta đi đôi giày đặc biệt… Luôn ăn mặc tươm tất, có phần chải chuốt… Trong khu vực đó, chúng tôi biết loại người này… Đó cũng là điều làm tôi ngạc nhiên…”
“Tại sao?”
“Tại vì các vị đó, nói chung, không có thói quen, qua khách sạn vào buổi chiều, nhất là lại với vẫn một người đàn bà…”
“Tôi cho rằng ít nhiều, ông đã quen nhìn đám người ở xóm Montmartre?”
“Xin lỗi, tôi chưa hiểu.”
https://thuviensach.vn
“Là tôi muốn nói những người mà ông nói tới đó…”
“Tôi đã thấy họ qua đó.”
“Thế nhưng, ông lại không bao giờ thấy người đàn ông này ở chỗ khác ngoài khách sạn của ông?”
“Không, thưa ông chủ tịch.”
“Ông cũng không nghe thấy nói gì về con người đó hay sao?” “Tôi chỉ biết người ta gọi ông ta là Pierrot.”
“Làm sao ông biết được?”
“Bởi vì, có lần người đàn bà đi cùng ông ta gọi ông ta như vậy, trước mặt tôi.”
“Ông ta có giọng nói đặc biệt gì không?”
“Biết nói thế nào đây. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn nghĩ rằng ông ta là người miền Nam, hoặc cũng có thể là người đảo Corse.”
“Cảm ơn ông.”
Lần này nữa, người ta đọc được vẻ thất vọng trên các khuôn mặt. Người ta đã chờ đợi một sự đối chứng bi hài thế mà chẳng có gì xảy ra, chỉ là một sự trao đổi bề ngoài vô thưởng vô phạt những câu hỏi đáp. Ông chủ tịch nhìn đồng hồ:
“Phiên toà tạm dừng và sẽ mở lại vào hai giờ rưỡi chiều.” Tiếng ồn ào lại nổi lên như lúc nãy có khác chăng là lần này, phòng xử rỗng đi ngay và người tạo thành một hàng rào để nhìn Ginette Meurant đi qua. Từ xa, hình như Maigret thấy Lamblin vẫn đi theo ngả riêng của mình và thỉnh thoảng chị ta lại quay lại để yên tâm ông ta vẫn đi theo mình. Ông chánh thanh tra vừa bước ra khỏi ngưỡng cửa thì vấp phải Janvier, và đưa mắt hỏi anh ta.
“Ta đã tóm được rồi. Cả hai đều ở đường bờ sông.”
Ông chánh thanh tra phải một lúc mới hiểu Janvier muốn đề cập đến một vụ khác, một vụ ăn cướp có vũ khí ở chi nhánh ngân hàng Quận Mười. “Việc đó xảy ra thế nào?”
“Chính Lucas đã bắt giữ được bọn chúng tại nhà bà mẹ của một trong những tên đó. Đứa kia trốn dưới gầm giường và bà mẹ không biết. Đã ba ngày chúng không ra khỏi nhà. Người mẹ tội nghiệp tưởng rằng con mình
https://thuviensach.vn
ốm và pha chanh đường cho nó. Bà ta là goá phụ của một nhân viên đường sắt, và làm việc trong một xí nghiệp dược phẩm của khu phố.” “Bao nhiêu tuổi?”
“Đứa con trai, mười tám. Thằng bạn nó, hai mươi.”
“Chúng chối à?”
“Vâng. Tuy vậy, tôi tin sếp sẽ moi được ở chúng dễ dàng.” “Cậu ăn trưa với tôi chứ?”
“Dẫu sao tôi cũng đã báo cho vợ tôi, là tôi không về nhà đâu.” Trời vẫn mưa, khi họ đi xuyên qua Quảng trường Cá heo về phía tiệm bia đã trở thành nơi tụ họp của cảnh sát hình sự.
“Còn ở toà?”
“Còn chưa có gì rõ ràng cả.”
Họ dừng lại trước quầy, chờ một bàn trống.
“Có lẽ tôi nên điện thoại cho ông chủ tịch để xin phép được vắng mặt trong những cuộc tranh cãi.”
Maigret không muốn trải qua cả buổi chiều ngồi im không nhúc nhích trong đám đông, trong căn phòng ẩm ướt, để nghe các nhân chứng, từ đây sẽ chẳng còn đem lại điều gì bất ngờ nữa. Những nhân chứng đó, ông đã nghe họ trong phòng làm việc yên tĩnh của ông. Đối với phần lớn, ông cũng đã gặp họ ngay tại nhà, trong khuôn khổ của họ.
Toà Đại hình luôn thể hiện đối với ông phần nặng nề nhất, phần buồn bã nhất chức danh của ông, và mỗi lần ông đều cảm thấy ở đấy một sự lo âu. Phải chăng tất cả ở đấy đều không ngụy tạo? Không phải do lỗi của các thẩm phán, các bồi thẩm, các nhân chứng, cũng không phải do điều luật hoặc do thủ tục tố tụng, mà bởi lẽ con người thấy mình bị tóm gọn lại, nếu có thể nói như vậy, bằng mấy lời, bằng mấy câu.
Đã có lúc ông tranh luận điều đó với bạn mình, ông Pardon, thầy thuốc khu vực, người mà ông đã có thói quen rủ đi cùng vợ chồng ông ăn tối mỗi tháng một lần.
“Hai tám khách hàng trong chỉ một buổi chiều. Vừa đủ thì giờ để mời họ ngồi và đặt những câu hỏi ra cho họ. Ông cảm thấy thế nào? Ông đau ở đâu? Bao lâu rồi? Những người khác chờ đợi, mắt dán vào chiếc cửa bọc
https://thuviensach.vn
da, và tự hỏi liệu có bao giờ đến lượt họ không? Thè lưỡi ra! Cởi quần áo ra! Trong phần lớn các trường hợp, một giờ đồng hồ sẽ không đủ để phát hiện ra tất cả những gì cần biết. Mỗi bệnh nhân là một trường hợp của riêng họ, và tôi phải buộc làm việc theo hàng loạt…”
https://thuviensach.vn
IV
Lúc hai giờ, Maigret vẫn có Janvier đi theo, bước lên cầu thang lớn ở đường bờ sông Orfèvres đã từ một buổi sáng vui vẻ nhất, trở nên u buồn và mang sắc lục pha lam, dù đang trong mùa hè. Hôm nay, một luồng không khí ẩm phả lên người ông và những vết đế giày ướt trên các bậc thang vẫn chưa khô.
Ngay từ bậc nghỉ đầu tiên, đã thấy từ gác trên vọng xuống một tiếng rầm rì, rồi những giọng nói, tiếng chân đi đi lại lại cho thấy báo chí bị chạm nọc đã ở đó, cùng với các nhà nhiếp ảnh, và chắc hẳn cả người của truyền hình, nếu không cả điện ảnh.
Một vụ án kết thúc hay có vẻ kết thúc ở toà. Một vụ khác đáng bắt đầu ở đây. Ở một đầu, đó là quần chúng. Đầu kia người ta chỉ còn thấy những chuyên viên.
Đường bờ sông Orfèvres cũng tồn tại một loại phòng nhân chứng, một phòng chờ lắp ô kính, mà người ta thường gọi là lồng thuỷ tinh, và ông chánh thanh tra dừng lại khi đi qua đưa mắt nhìn sáu nhân vật đang ngồi dưới những tấm ảnh của những cảnh sát bị chết trong khi làm nhiệm vụ.
Có nên tin mọi nhân chứng đều giống nhau không? Những người này thuộc cùng một môi trường của những người ở Toà công lý, những con người bé nhỏ, những công nhân giản dị và trong số họ, hai người đàn bà đang nhìn thẳng về trước mặt, hai tay đặt trên túi xách bằng da.
Những phóng viên vồ lấy Maigret, ông giơ tay ra hiệu hãy bình tĩnh: “Từ từ! Từ từ! Xin các vị đừng quên rằng tôi còn chưa biết gì, và tôi cũng chưa từng thấy những gã đó…” Ông đẩy cửa phòng làm việc của mình và hứa. “Có lẽ trong vòng hai hoặc ba giờ nữa, nếu như tôi có gì mới cho các vị biết…”
Rồi đóng cửa lại nói với Janvier:
https://thuviensach.vn
“Cậu đi xem Lapointe đã đến chưa.”
Ông lại thấy lại những điệu bộ trước kỳ nghỉ hè, hầu như cũng có tính chất nghi lễ đối với ông cũng như với các vị quan toà, các nghi lễ của toà Đại hình. Cởi áo khoác, bỏ mũ treo cả vào tủ tường, ở đấy có cả một vòi nước phun để rửa tay. Rồi ông ngồi vào bàn làm việc, gõ khẽ tẩu thuốc trước khi nhồi thêm một liều.
Janvier trở lại cùng với Lapointe.
“Vài phút nữa tôi sẽ gặp hai tên khốn kiếp của các cậu.” Rồi với chàng Lapointe trẻ. “Thế nào, chị ta đã làm gì?”
“Dọc các hành lang và trên cầu thang lớn, chị ta bị các nhà báo nhà nhiếp ảnh bâu quanh, chưa kể những người khác đợi bên ngoài, còn thấy cả một chiếc xe của hãng phim thời sự đậu cạnh vỉa hè. Về phần tôi, tôi chỉ nhìn thấy mặt chị ta hai ba lần qua khe giữa hai đầu người. Người ta cảm thấy chị ta sợ hãi và hình như chị ta van xin họ hãy để chị ta yên. Bất thình lình, Lamblin rẽ mọi người ra, nắm lấy cánh tay chị ta và kéo chị ta về phía một xe taxi mà hắn ta đã có đủ thì giờ để đi tìm. Hắn đỡ chị ta lên xe, và chiếc xe đi về phía cầu Saint-Michel. Tất cả diễn ra như một trò ảo thuật. Phần tôi, vì không tìm được một taxi, tôi không thể đuổi theo. Chỉ mấy phút sau, Macé của tờ Figaro trở lại Toà. Anh ta gặp may, vì xe của anh ta đậu gần nên đã bám theo được chiếc taxi kia. Theo Macé, tay Lamblin đã đưa Ginette Meurant vào một tiệm ăn ở Quảng trường Odéon, có đặc sản trái cây miền biển và món súp thập cẩm. Họ đã ăn gì đó, riêng hai người với nhau, không tỏ ra vội vã gì. Lúc này, mọi người đã trở lại chỗ của mình trong phòng xử và chỉ còn đợi Toà ra nữa thôi.”
“Cậu quay lại ngay đó. Thỉnh thoảng gọi cho tôi. Tôi muốn biết, liệu lời khai của chị hầu phòng có gây ra điều gì bất ngờ không.” Maigret đã nhận được điện thoại của ông chủ tịch cho phép vắng mặt buổi chiều ở Toà.
Năm viên thanh tra được tung ra buổi sáng trong phòng xử không phát hiện được điều gì. Họ đã nghiên cứu quần chúng bằng con mắt cảnh giác như những nhà tướng diện học của những sòng bạc. Không kẻ nào trong những người có mặt ứng với sự miêu tả của Nicolas Cajou về người bạn
https://thuviensach.vn
trai của Ginette Meurant. Còn như Alfred Meurant, em trai của bị cáo, hắn không có mặt ở toà, cũng không ở Paris, theo như Maigret đã biết do một cú điện thoại của đội cơ động ở Toulon.
Hai thanh tra còn lưu lại trong phòng xử, thêm cả Lapointe, rất bất ngờ mượn lối hành lang phía trong tới ngồi bên cạnh.
Maigret gọi Lucas là người phụ trách vụ cướp[2] ngân hàng. “Thưa sếp, tôi không muôn thẩm vấn chúng trước khi sếp gặp chúng. Lúc nãy, tôi đã thu xếp để các nhân chứng nhận mặt lúc đi qua mặt chúng.” “Họ đều nhận ra cả hai đứa chứ?”
“Vâng. Nhất là tên đã bị mất mặt nạ, đương nhiên rồi.”
“Cho đứa ít tuổi hơn vào đi.”
Tên này tóc quá dài, mụn đầy mặt, vẻ ốm yếu, bẩn thỉu.
“Cởi còng tay cho y…”
Gã đưa mắt nhìn ông nghi ngờ, vẻ cả quyết không chịu sa vào chiếc bẫy ông sẽ không bỏ lỡ dịp giăng ra cho gã.
“Hãy để mình tôi với cậu ta.”
Trong những trường hợp đó, Maigret thích chỉ còn lại một mình đối đầu với kẻ bị tình nghi, còn sau mới là thời gian lấy lời khai của gã bằng văn bản và để cho gã ký.
Ông hút vài hơi thuốc.
“Ngồi xuống đi.”
Ông đẩy về phía gã một bao thuốc điếu.
“Cậu hút chứ?”
Bàn tay gã run run. Đầu những ngón tay dài và vuông, những móng tay bị gặm như móng tay trẻ con.
“Cậu không còn bố à?”
“Không phải tôi.”
“Tôi không hỏi có phải chính cậu hoặc không phải cậu đã diễn trò. Tôi chỉ hỏi cậu có còn bố không.”
“Ông ấy chết rồi.”
“Về chuyện gì?”
https://thuviensach.vn
“Ở viện điều dưỡng.”
“Là mẹ cậu bảo cậu thế à?”
“Tôi cũng làm việc ở đấy.”
“Việc gì?”
“Tôi là thợ mài bóng.”
Như vậy là mất thì giờ. Nhưng do kinh nghiệm Maigret biết tốt nhất nên từ tốn.
“Cậu kiếm khẩu súng tự động ở đâu?”
“Tôi không có khẩu tự động.”
“Cậu có muốn tôi cho gọi ngay lập tức những nhân chứng đang đợi không?”
“Đó là những kẻ dối trá.”
Chuông điện thoại reo. Đó là Lapointe.
“Thưa sếp, Geneviève Lavancher đã khai. Người đã hỏi chị ta những câu gần giống như hỏi chủ chị ta, không hơn một câu nào. Ông chủ tịch hỏi vậy chứ ngày hai mươi lăm tháng hai, chị ta không thấy gì đặc biệt trong sự ứng xử của hai vị khách ư, và chị ta đã trả lời rằng, đúng là chị ta đã rất ngạc nhiên nhận ra chiếc giường không hề bị lộn xộn.”
“Những nhân chứng được gọi hầu toà chính thức đều trình diện chứ?” “Vâng. Lúc này việc đó diễn ra rất nhanh. Nghe được họ cũng vất vả đấy.”
Phải mất bốn mươi phút mới làm đứa bé hết chống đỡ, và cuối cùng khóc nức nở.
Chính nó là kẻ đã cầm khẩu tự động trong tay. Chúng không phải hai mà ba đứa, vì một tên đồng minh ngồi đợi ở tay lái một chiếc xe hơi đánh cắp, vẫn tên này hình như đã nghĩ ra việc ăn cướp, và đã chuồn không đợi hai tên kia ngay khi nghe thấy tiếng kêu cứu. Mặc dầu vậy, gã trai có tên là Virieu, không chịu khai ra tên nó.
“Nó nhiều tuổi hơn cậu chứ?”
“Vâng, nó hai ba tuổi và đã kết hôn.”
“Nó có kinh nghiệm chứ?”
“Nó cho là như vậy.”
https://thuviensach.vn
“Chốc nữa tôi sẽ lại hỏi cậu, khi tôi đã nghe tên bạn cậu.” Người ta dẫn Virieu đi, và cho Girancourt, tên bạn nó vào và cũng tháo còng tay cho tên này, và cả hai khi gặp nhau đã có thời giờ đưa mắt trao đổi nhau.
“Nó đã cắn câu rồi ư?”
“Cậu cho là nó sẽ câm miệng à?”
Lệ thường thôi. Việc ăn cướp đã hỏng. Không ai chết, không ai bị thương, đập phá cũng không, trừ một ô cửa.
“Ai đã nghĩ ra chuyện mặt nạ?”
Ý nghĩ đó vả chăng cũng chẳng có gì độc đáo. Những kẻ chuyên nghiệp ở Nice vài tháng trước, cũng đã sử dụng mặt nạ hội giả trang đã tấn công một xe bưu điện.
“Cậu không giữ vũ khí chứ?”
“Không.”
“Chính cậu là người đã nói, lúc cô nhân viên tiến về phía cửa sổ: “Bắn đi, đồ ngốc…”.”
“Tôi chẳng biết tôi đã nói gì. Lúc ấy tôi đang điên đầu…” “Chỉ có, thằng bạn nhỏ của cậu đã vâng lời, và nó đã bóp cò.” “Nó không bắn.”
“Nghĩa là may thôi, phát súng sịt. Có lẽ không có đạn trong nòng chăng?”
Có thể là khẩu súng đã hỏng?
Các nhân viên ngân hàng, cũng như một nữ khách hàng giơ hai tay lên trời. Lúc đó là mười giờ sáng.
“Chính cậu, vừa bước vào vừa hét lên “Tất cả úp mặt vào tường, đưa hai tay lên. Đây là vụ cướp!” Hình như cậu còn thêm: “Cướp thật đấy!”” “Tôi nói vậy, bởi vì một bà phá lên cười.”
Một nữ nhân viên bốn nhăm tuổi, lúc này đang đợi trong chiếc lồng thuỷ tinh với những người khác khi ấy đã vơ lấy chiếc chặn giấy ném vỡ kính cửa sổ và kêu cứu.
“Cậu chưa bị kết án bao giờ chứ?”
“Một lần.”
https://thuviensach.vn
“Vì động cơ gì?”
“Vì đã ăn cắp một chiếc máy ảnh trong một chiếc xe hơi.” “Cậu biết, lần này, cậu phải trả giá thế nào không?”
Gã trai nhún vai, cố tỏ ra mình là một kẻ can trường.
“Năm năm đấy chú mình ạ. Còn về bạn cậu, dù súng có nổ hay không, cũng không có đủ mọi cơ may để cậu ta thoát khỏi dưới mười năm đâu…” Đúng là như vậy. Người ta sẽ tìm thấy tên thứ ba một ngày này hay ngày khác. Việc điều tra sơ bộ sẽ diễn ra rất nhanh và vì, lần này không có vụ nghỉ hè của ngành pháp lý khiến công lý bị chậm trễ trong vòng ba bốn tháng nữa, Maigret lại một lần nữa sẽ phải ra làm chứng ở toà Đại hình. “Mang hắn đi, Lucas. Không còn lý do gì để chia rẽ hắn với bạn hắn nữa. Chúng muốn, cứ để chúng chuyện trò thoải mái. Đưa nhân chứng thứ nhất vào cho tôi.”
Không chỉ là những thủ tục thôi mà còn vấn đề giấy tờ phiền phức nữa. Và, theo Lapointe điện cho ông, mọi việc còn diễn ra nhanh hơn ở Toà, một số nhân chứng chỉ đứng trước Toà độ năm phút, lại trở lại tìm chỗ ngồi trong đám đông, mắt trố lên, hơi thất vọng.
Đến năm giờ, Maigret vẫn còn làm việc về vụ cướp và phòng làm việc của ông, đèn đã bật sáng và đầy khói thuốc.
“Người ta vừa cho bên nguyên phát biểu. Ông Lioran đã có một bài phát biểu ngắn. Căn cứ vào những sự phát triển bất ngờ trước hết ông ta tán thành những kết luận của phó chưởng lý.”
“Ông phó chưởng lý đang nói lúc này à?”
“Được hai phút rồi.”
“Lúc nào ông ấy nói xong, gọi lại cho tôi.”
Nửa giờ sau, Lapointe gọi cho ông trình bày lại khá chi tiết. Ông công tố viên Aillevard đã nói về phần cốt lõi: “Chúng ta ở đây để tiến hành vụ án của Gaston Meurant, bị khởi tố vì ngày hai mươi bảy tháng hai đã cắt họng cô mình Léontine Faverges, và làm chết ngạt một cô bé bốn tuổi Cécile Perrin mà mẹ cháu đứng nguyên đơn.”
Bà mẹ, tóc nhuộm màu hung đỏ vẫn mặc chiếc áo choàng lông, hét lên một tiếng, và người ta phải đưa ra ngoài phòng xử, vẫn nấc lên thổn thức.
https://thuviensach.vn
Ông phó chưởng lý lại tiếp tục:
“Chúng ta đã nghe ở vành nhân chứng những chứng cứ bất ngờ mà chúng ta đã không đếm xỉa đến những gì liên quan đến vụ án. Những gánh nặng đè lên chống lại bị cáo không hề thay đổi và những câu hỏi mà những vị bồi thẩm phải trả lời vẫn là những câu hỏi đó.
Gaston Meurant có khả năng thực tế phạm hai lần tội ác một lúc và lấy cắp của để dành của bà Léontine Faverges không?
Có thể cho là anh ta biết bí mật của chiếc lọ Tàu, và đã nhiều lần người cô đã lấy tiền ở đấy trao cho anh ta.
Anh ta đã có động cơ đầy đủ chưa? Hôm sau ngày xảy ra tội ác, ngày hai mươi tám tháng hai, người ta đã cho anh ta xem một hối phiếu anh ta đã ký, và anh ta không đủ số tiền cần thiết để thanh toán, tới mức bị đe vỡ nợ.
Cuối cùng, chúng ta có được những bằng chứng về sự có mặt của anh ta ở phố Manuel chiều hôm đó không?
Sáu ngày sau, người ta đã tìm thấy trong tủ tường ở nhà anh ta, một bộ complet màu xanh nước biển của anh ta, trên ống tay và lót áo có những vết máu không thể xác minh nguồn gốc.
Theo các chuyên gia, đó là máu người và chắc chắn có thể là máu của Léontine Faverges.
Còn lại những chứng cứ như có vẻ phản bác lại, trái với chứng cứ đáng tin nhất của các nhân chứng. “Bà Ernie, khách hàng của bà láng giềng cùng hành lang với nạn nhân, đã nhìn thấy một người mặc một bộ complet xanh ra khỏi căn hộ bà Léontine Faverges lúc năm giờ chiều và bà ta tin rằng có thể thề là người đó có tóc màu nâu sẫm.
Mặt khác, các vị đã nghe giáo sư piano, ông Germain Lombras nói với các vị là sáu giờ tối, ông còn trao đổi với bị cáo trong xưởng thợ ở phố La Roquette. Tuy nhiên ông Lombras cũng thú nhận ông ấy vẫn còn hơi có chút nghi ngờ về cái ngày ông ta tới đó.
Trước mặt chúng ta là một tội ác của quỷ sứ do một người không những chỉ lạnh lùng tấn công một người đàn bà không thể tự bảo vệ, mà còn không do dự giết một em bé gái.
https://thuviensach.vn
Vâng không thể là vấn đề của những trường hợp giảm tội, mà chỉ là tội đại hình.
Mong các vị bồi thẩm cho biết, bằng linh hồn và lương tâm của mình, liệu các vị có tin Gaston Meurant là thủ phạm tội ác kép này không.” Maigret đã xong việc với những tên cướp tài tử, miễn cưỡng mở cửa phòng, đôi mặt với các nhà báo.
“Chúng đã thú nhận rồi chứ?”
Ông quả quyết lắc đầu:
“Không có nhiều tin lắm đâu, thưa các vị tôi xin các vị đấy. Nhất là đừng có thêm phấn sáp vào. Đừng đem lại cho những kẻ muốn bắt chước chúng cái cảm giác những tên nhãi đó đã hoàn thành một chiến công. Đó là những giống người tội nghiệp, xin các vị hãy tin tôi…”
Ông trả lời vắn tắt câu hỏi, cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Đầu óc ông vẫn đang để vào phòng xử toà Đại hình đang đến lượt viên trạng sư trẻ nói. Ông được mở chiếc cửa bịt kính ăn thông với Toà án để kết nối với Lapointe. Nhưng được ích gì? Ông hình dung ra bài biện hộ đang bắt đầu theo cách một cuốn tiểu thuyết bình dân.
Pierre Duché có trở lại nổi những việc đủ xa trong quá khứ không? Một gia đình ở Le havre, nghèo khó, lúc nhúc con cái phải tự xoay xở càng sớm càng tốt. Từ mười lăm, mười sáu tuổi đã bước vào nghề, nghĩa là đến Paris nơi họ bị kiểm tra khi hành nghề. Cha mẹ làm sao có thì giờ và phương tiện để lo trước việc đó. Tháng một lần, họ gửi thư về, nét chữ nắn nót, đầy lỗi chính tả đôi khi kèm theo một giấy gửi tiền khiêm tốn.
Hai chị em đã ra đi theo kiểu ấy. Léontine, lúc đầu bước vào một cửa hàng lớn như một người bán hàng thuê, và đã vội lấy chồng. Hélène, cô em, vào làm việc ở một cửa hàng bơ sữa, rồi tại một hiệu tạp hoá phố Hauteville.
Chồng cô chị chết. Còn cô em, không lâu phát hiện ra những vũ trường khu phố. Họ có còn tiếp xúc với nhau nữa hay không? Chắc là không, chồng bị chết trong một tai nạn, Léontine đã lui tới những quán bia, phố Hoàng gia và những nhà chứa khu Madeleine trước khi tới sinh sống ở phố Manuel.
https://thuviensach.vn
Hélène, người em gái, có hai con không biết mặt bố và đã nuôi nấng chúng được chăng hay chớ trong ba năm. Rồi một buổi tối, người ta mang chị ta đến bệnh viện để mổ và không bao giờ ra khỏi đấy nữa.
“Khách hàng của tôi, thưa các vị bồi thẩm, được hội cứu trợ xã hội nuôi nấng…”
Đúng vậy, và Maigret đã có thể cung cấp thêm cho viên luật sư, về chủ đề này, những con số thống kê thú vị, tỷ lệ phần trăm chẳng hạn những đứa trẻ được nuôi dưỡng ở đó, trở thành xấu xa và về sau người ta gặp lại chúng trên những ghế dài của toà án. Những đứa này là những kẻ bất trị, những kẻ oán giận xã hội về cảnh ngộ nhục nhã của mình.
Thế mà trái với điều mọi người nghĩ, chắc hẳn cả với điều các vị bồi thẩm nghĩ, họ chỉ gồm một thiểu số.
Còn chắc chắn hơn, chúng còn bị ghi sổ đen giữa những người khác. Suốt đời chúng, chúng không thoát khỏi cảm giác hạ đẳng. Những phản ứng của chúng, đúng ra, là để chứng tỏ với bản thân, chúng cũng có giá trị như bất kỳ ai.
Người ta đã dạy cho chúng một nghề, và chúng nỗ lực để trở thành những thợ thủ công hạng nhất. Lòng kiêu hãnh của chúng là xây đắp một gia đình, một gia đình đúng nghĩa, một gia đình bình thường với lũ con dắt tay đi dạo ngày chủ nhật. Rồi một ngày nào đó, biết đâu chẳng được đền bù một cách tốt đẹp, trở thành những ông chủ nhỏ, mở xưởng ngay tại nhà mình?
Pierre Duché có nghĩ tới những điều đó không? Có phải anh ta đang nói với họ điều đó trong cái phòng xử mà sự mệt mỏi bắt đầu làm ủ rũ các khuôn mặt? Lần thứ ba, Ginette đến cảnh sát hình sự, trong văn phòng của ông, ông chánh thanh tra đã tình cờ hỏi chị ta:
“Bà chưa có con bao giờ à?”
Rõ ràng là chị ta không ngờ tới câu hỏi đó, bởi chị ta tỏ vẻ ngạc nhiên: “Tại sao ông hỏi tôi vậy?”
“Tôi cũng không biết nữa… Tôi có cảm giác rằng chồng bà thuộc loại đàn ông thích có con… Tôi nhầm chăng?”
“Không.”
https://thuviensach.vn
“Ông ấy hy vọng có con với bà chứ?”
“Vâng, lúc đầu thôi.”
Ông thấy do dự một cái gì đó khá rắc rối, rồi khơi sâu thêm: “Bà không thể có con à?”
“Không.”
“Ông ấy có biết khi lấy bà không?”
“Không. Chúng tôi chẳng bao giờ nói về chuyện đó.”
“Khi nào thì ông ấy biết?”
“Mấy tháng sau. Vì anh ấy luôn hy vọng và vì tháng nào anh ấy cũng hỏi tôi câu ấy, tôi thích thú nhận với anh ấy sự thật… Không hoàn toàn sự thật… rút cục, cái chính là…”
“Nghĩa là?”
“Là tôi đã từng bị bệnh trước khi quen biết anh ấy, và phải đi mổ…” Tính từ đó, đã bảy năm. Trong khi Meurant hy vọng có một gia đình, anh ta chỉ có trơ một cặp vợ chồng.
Anh ta bắt tay vào chuyện làm ăn. Rồi, đành chịu theo sự nài nỉ của vợ mình, anh ta đã thử chuyển sang một nghề khác với nghề của mình trong một thời gian. Vì phải trông mong vào nghề mới, nhưng điều đó đã trở thành một tai hoạ. Anh ta đã nhẫn nhục trở lại nghề buôn bán khung tranh.
Cái đó hợp thành một tổng thể, trước con mắt của Maigret, dù đúng dù sai, bất ngờ gắn một tầm khá quan trọng vào vấn đề con cái đó. Ông chưa đạt tới mức khẳng định Meurant vô tội. Ông đã gặp những con người mờ nhạt như anh ta, bề ngoài cũng trầm tĩnh, cũng hiền như thế, trở nên hung dữ. Hầu như luôn luôn, bởi tại lúc đó vì lý do này hay lý do khác, họ bị tổn thương nơi sâu kín nhất của lòng mình.
Meurant, do ghen tuông thúc đẩy cũng có thể mắc tội ác. Có lẽ anh ta cũng có thể đánh cả một người bạn trai đã báng bổ anh ta. Cũng có thể, nếu như người cô đã từ chối không chịu cho anh ta vay tiền, mà anh ta đang cần gấp…
Tất cả đều có thể, trừ một điều, chánh thanh tra hình như thấy đối với một người đàn ông, khao khát một đứa con đến thế, lại có thể từ từ ấn chết ngạt một bé gái bốn tuổi…
https://thuviensach.vn
“Alô, sếp…”
“Mình nghe đây.”
“Xong rồi. Toà và các bồi thẩm đã rút lui. Một số người đoán rằng, việc đó sẽ kéo dài. Một số khác, trái lại, lại tin chắc mọi trò đã diễn xong.” “Thái độ Meurant thế nào?”
“Suốt cả buổi chiều người ta đã có thể tin rằng không còn là vấn đề của anh ta nữa. Anh ta vẫn lơ đãng, mắt tối sầm. Hai ba lần luật sư của anh ta hỏi, anh ta chỉ nhún vai. Cuối cùng khi ông chủ tịch hỏi anh ta có muốn phát biểu gì không, anh ta tỏ vẻ không hiểu. Người ta phải nhắc lại câu hỏi, anh ta chỉ lắc đầu.”
“Có lúc nào anh ta nhìn vợ mình không?”
“Không một lần nào.”
“Cảm ơn cậu. Nghe kỹ đây: cậu đã xác định được Bonfils[3] ngồi chỗ nào trong phòng xử chứ?”
“Vâng. Ngồi gần Ginette Meurant.”
“Cậu tới nhắc cậu ấy không được rời mắt khỏi chị ta khi đi ra. Để chắc chắn cậu ta khỏi bị đánh lạc mục tiêu, cần phải cử Jussieu giúp. Một trong hai người phải xoay sở có được một chiếc ô tô đúng tầm.” “Tôi hiểu. Tôi sẽ báo cho họ chỉ thị của sếp.”
“Chắc chắn cuối cùng thế nào chị ta cũng trở về nhà, vậy phải có một người luôn thường trực trước nhà chị ta ở đại lộ Charonne.” “Và nếu…”
“Nếu Meurant được tha, tôi sẽ cử Janvier đến đó, để mắt đến anh ta.” “Sếp tin rằng…”
“Tôi không biết gì cả, chú em ạ.”
Đúng vậy. Cậu ta đã hành động tốt hơn. Cậu ta tìm sự thật nhưng chẳng có gì chứng tỏ cậu ta đã tìm thấy sự thật, ngay cả một phần sự thật cũng chưa.
***
https://thuviensach.vn
Việc điều tra diễn ra tháng ba, rồi đầu tháng tư với những ngày mặt trời nóng gắt ở Paris, mây xanh ngắt, vài trận mưa rào bất ngờ đổ xuống những buổi sáng sớm mát mẻ.
Thủ tục tố tụng tiến hành vào một mùa thu đến sớm, bức bối, với mưa rơi, bầu trời thấp và đầy mây, những hè đường loang loáng nước. Để giết thì giờ, ông ký các văn bản, lượn quanh các bàn làm việc của các thanh tra rồi chỉ thị cho Janvier: “Anh sắp xếp mọi việc, giữ liên lạc với tôi, ngay cả giữa đêm.”
Mặc dầu bề ngoài bình thản, ông vẫn bồn chồn, bất chợt lại lo lắng, như thể tự trách mình đã giữ một trách nhiệm quá nặng nề.
Khi chuông điện thoại réo trong phòng làm việc của ông, ông chồm tới. “Kết thúc rồi, sếp!”
Không chỉ nghe thấy giọng nói của Lapointe mà còn những tiếng ồn khác, cả một sự nhốn nháo.
“Có bốn câu hỏi đặt ra, hai cho mỗi nạn nhân. Câu trả lời không cho cả bốn. Trạng sư, ngay lúc đó, cố gắng dẫn Meurant đến phòng lục sự, mặc dầu quần chúng…”
Tiếng của ông công tố viên bị lạc đi một lúc trong tiếng ầm ầm. “Xin lỗi sếp… Tôi đã nhận được cú điện thoại đầu tiên gọi tới… Lúc nào có thể trở về phòng được là tôi về ngay.”
Maigret lại đi đi lại lại, nhồi thuốc, rồi lại nhồi lại vì lần trước tắt, mở rồi khép cửa ba bốn lần.
Những hành lang của cảnh sát điều tra lại trở nên vắng vẻ, và chỉ còn mỗi một khách quen, một tay chỉ điểm ngồi đợi trong lồng kính. Khi Lapointe đến, người ta cảm thấy anh ta vẫn chưa hết trạng thái bị kích động ở toà Đại hình.
“Nhiều người tiên đoán là như thế, nhưng điều đó dẫu sao cũng vẫn tạo ra hiệu quả… Tất cả phòng xử đều bật dậy… Mẹ đứa bé, khi trở lại chỗ ngồi đã ngất đi và suýt nữa bị giẫm bẹp…”
“Còn Meurant?”
“Anh ta tỏ ra không hiểu gì. Anh ta để mặc người ta dẫn đi chẳng hiểu điều gì đang xảy ra. Những nhà báo có thể đến gần anh ta cũng chẳng moi
https://thuviensach.vn
được điều gì. Thế là họ lại lao đến chị vợ mà Lamblin đang như một vệ sĩ của chị ta. Ngay sau khi tuyên án chị ta định lao tới Meurant, như để chồm lên cổ chồng mình. Nhưng anh ta quay lưng lại phòng xử…” “Chị ta hiện ở đâu?”
“Lamblin đã dẫn chị ta vào một văn phòng nào đó tôi không biết, gần buồng luật sư… Jussieu theo dõi chị ta.”
Đã sáu giờ rưỡi, Phòng Cảnh sát điều tra bắt đầu trống vắng, những chiếc đèn đã tắt.
“Tôi về nhà ăn tối đây.”
“Còn tôi, tôi phải làm gì đây?”
“Cậu cũng đi ăn tối rồi đi ngủ.”
“Ông có tin sẽ xảy ra chuyện không?”
Ông chánh thanh tra đang mở tủ tường để lấy áo khoác ngoài và lấy mũ nhún vai.
“Cậu có nhớ lần khám nhà không?”
“Rất nhớ.”
“Cậu có tin chắc trong nhà không có vũ khí không?”
“Chắc chứ. Tôi tin chắc Meurant không bao giờ mang vũ khí. Anh ta cũng không làm nghĩa vụ quân sự, do quan điểm của anh ta…” “Mai gặp lại, chú em.”
“Chào sếp, mai gặp lại.”
Maigret bắt xe buýt rồi với tấm lưng tròn, cổ áo kéo lên, đi dọc mặt đại lộ Richard-Lenoir. Vừa đặt chân lên bậc nghỉ cầu thang nhà mình, cửa đã mở ra, vẽ một hình chữ nhật ánh sáng ấm cúng và mùi bếp nấu toả ra. “Hài lòng chứ?” Bà Maigret hỏi.
“Tại sao?”
“Vì anh ta được tha bổng.”
“Làm sao em biết?”
“Em vừa nghe ở radio.”
“Người ta nói về chị vợ thế nào?”
“Nói vợ anh ta đợi anh ta ở lối ra và hai người thuê một chiếc taxi về nhà họ.”
https://thuviensach.vn
Ông lại đắm chìm vào thế giới thân quen và tìm lại những thói quen hàng ngày, tìm đôi giày đi trong nhà.
“Anh đói lắm à?”
“Anh không biết. Có gì ăn tối không?”
Ông đang nghĩ đến một căn hộ khác, nơi họ cũng chỉ có hai người, ở đại lộ Charonne. Ở đó, chắc họ không có bữa tối đã nấu, nhưng có thể có thịt nhồi và phó mát ở tủ thức ăn. Ngoài phố hai viên thanh tra đang bước hàng trăm bước dưới mưa, trừ phi họ tìm được chỗ trú trước cửa nhà.
Điều gì đang diễn ra? Gaston Meurant ngồi bảy tháng trong tù giờ đây đang nói gì với vợ? Anh ta nhìn vợ mình thế nào? Cô nàng có định ôm hôn anh ta, đặt tay mình lên tay anh ta không? Chị ta có chửi tất cả những gì người ta nói về phần chị ta là sai toét không? Ngày mai, liệu anh ta có quay lại cửa hàng của mình, trong cái xưởng thợ làm khung ở cuối sân không?
Maigret ăn một cách miễn cưỡng và bà Maigret biết đây không phải là lúc hỏi chồng mình.
Chuông điện thoại lại reo:
“Alô, vâng… Tôi đây… Vacher hả?… Jussieu vẫn cùng với ông chứ?” “Tôi điện thoại cho ông từ một quán rượu vùng phụ cận để báo cáo với ông… Tôi không có gì đặc biệt để nói, nhưng tôi tự nhủ rằng ông muốn biết…”
“Họ về đến nhà rồi chứ?”
“Vâng.”
“Mỗi mình họ à?”
“Vâng, vài phút sau, đèn bật sáng ở lầu ba. Tôi đã nhìn thấy những bóng người đi đi lại lại sau rèm cửa…”
“Tiếp đó?”
“Khoảng nửa giờ sau, người vợ đi xuống, tay cầm ô, Jussieu đã bám theo. Chị ta không đi xa, mà vào một hiệu bán thịt, rồi một hàng bánh mì, sau đó trở về nhà mình…”
“Jussieu có nhìn thấy chị ta gần không?”
“Khá gần. Qua tủ kính cửa hàng thịt.”
“Chị ta có vẻ thế nào?”
https://thuviensach.vn
“Hình như đã khóc. Đôi gò má đỏ lên, đôi mắt loáng nước…” “Không tỏ vẻ lo lắng ư?”
“Jussieu cho là không.”
“Và từ bao giờ?”
“Tôi cho là họ đã ăn xong. Tôi lại nhìn thấy bóng Ginette trong căn phòng hình như là buồng ngủ.”
“Chỉ có thế?”
“Vâng. Chúng tôi ở lại đây cả hai chứ?”
“Như thế thận trọng hơn. Tôi muốn lát nữa, một trong hai người vào hẳn trong nhà cảnh giới. Những người thuê nhà chắc đi ngủ sớm. Jussieu chẳng hạn, ở vị trí hành lang khi mọi người đã ngừng đi lại. Cậu ấy có thể báo cho bà gác cửa biết và yêu cầu bà ấy hãy kín miệng.”
“Được thôi thưa sếp.”
“Dẫu sao hai giờ cũng gọi lại đến đây cho tôi.”
“Nếu quán rượu còn mở cửa.”
“Nếu không, có thể tôi sẽ ghé qua đấy.”
Không có vũ khí trong nhà, được, nhưng hung thủ giết Léontine lại không dùng một con dao mà người ta vẫn không tìm thấy ư? Một con dao rất sắc, các chuyên gia đã khẳng định thế, khiến nghĩ tới có thể là con dao hàng thịt. Người ta đã hỏi tất cả những người đánh dao, và những người bán hàng sắt ở Paris và đương nhiên chẳng đem lại điều gì.
Rút cục người ta chẳng biết gì, ngoài việc một người đàn bà và một bé gái bị chết, một bộ complet xanh nào đó có vết máu là của Gaston Meurant và vợ anh ta vào thời kỳ xảy ra tội ác mỗi tuần nhiều lần gặp lại người tình trong một nhà chứa ở phố Victor-Massé.
Tất cả chỉ có thế. Không đủ chứng cứ, bồi thẩm đoàn vừa tha người thợ làm khung tranh. Nếu như họ không thể khẳng định anh ta phạm tội, họ cũng không thể khẳng định anh ta vô tội. Trong thời gian chồng bị tạm giam, Ginette Meurant sống mẫu mực, ít khi ra khỏi nhà, không gặp gỡ kẻ nào đáng ngờ cả. Không có điện thoại trong chỗ ở của chị ta, và người ta cũng đã theo dõi thư từ của chị ta mà không có kết quả.
“Có thật anh định đến đấy đêm nay không?”
https://thuviensach.vn
“Chỉ là đi một vòng trước khi đi ngủ thôi mà.”
“Anh sợ điều gì ư?”
Ông trả lời sao đây? Họ chỉ có hai người, quá ít điều để chung sống với nhau, trong cái căn hộ lạ lùng, nơi cuốn Lịch sử nhiếp chính và Đế chế để cạnh những con búp bê bằng lụa và những tạp chí về đời riêng các ngôi sao điện ảnh, trên các ngăn của góc ấm cúng.
https://thuviensach.vn
V
Khoảng mười một giờ rưỡi, Maigret đi xuống, bắt một chiếc taxi tới đại lộ Charonne. Jussieu với bộ mặt khó tả của những kẻ sống chui rúc trong đêm, không một tiếng động, ra khỏi bóng tối, chỉ lên phía trên đầu họ một chiếc cửa sổ còn sáng đèn ở tầng ba. Đó là thứ ánh đèn hiếm thấy ở khu vực này, một khu vực mà mọi người phải đi làm từ sáng sớm.
Nếu như trời vẫn mưa, những giọt mưa lúc này đã thưa hơn và đã thấy những ánh bạc mờ giữa những đám mây.
“Chiếc cửa sổ đó, đó là phòng ăn” Viên thanh tra nặng mùi thuốc lá, giảng giải “Trong chiếc phòng đó có lúc đèn đã tắt trong nửa tiếng đồng hồ.”
Maigret đợi vài phút, hy vọng bắt gặp được chuyện gì sau tấm rèm cửa. Nhưng không thấy, ông trở về nhà ngủ.
Theo những báo cáo và những cú điện thoại, hôm sau, ông sẽ lặp lại việc theo dõi từng giờ, từng giờ một hoạt động của vợ chồng Meurant. Vào lúc sáu giờ sáng, khi bà gác cửa thu nhặt các thùng rác, hai viên thanh tra khác tới thay phiên, nhưng không vào sâu trong nhà vì ban ngày, chỉ còn có thể một trong hai người đứng trong cầu thang.
Báo cáo của Vacher đêm trước, lúc ngồi trên bậc thang, lúc đứng dựa cửa, mỗi khi có gì động đậy trong căn hộ, hơi có chút sai lạc. Từ khá sớm, sau bữa ăn, trong khi ăn, hai vợ chồng hầu như không nói, Ginette vào phòng ngủ để thay quần áo. Jussieu, nhìn thấy chị ta từ phía ngoài với bóng dáng một người Trung Hoa, đang luồn áo qua đầu, và quả quyết như vậy.
Người chồng không đi theo vợ. Chị ta đến nói với chồng mấy câu, rõ ràng đã đi nằm, trong khi anh ta vẫn ngồi trong chiếc ghế bành ở phòng ăn.
https://thuviensach.vn
Tiếp đó nhiều lần, anh ta đứng lên, đi đi lại lại, rồi dừng lại, lại đi, rồi lại ngồi xuống.
Giữa đêm, chị vợ lại đến nói gì với anh ta. Từ bậc nghỉ, Vacher không rõ nói gì, nhưng nhận ra hai giọng nói. Nghe giọng nói, không phải là cãi nhau. Đó là tiếng nói đơn điệu của người vợ trẻ và thỉnh thoảng, một câu rất ngắn đúng ra chỉ là một từ của người chồng.
Chị ta lại đi ngủ, hình như vẫn một mình, ánh đèn không tắt trong phòng ăn và khoảng hai giờ rưỡi, Ginette lại trở lại nói gì đó thêm một lần nữa. Meurant không ngủ, anh ta trả lời ngay, cộc lốc. Vacher nghĩ chị ta đã khóc. Quả là anh đã nghe thấy tiếng khóc đều đều, xen lẫn tiếng sụt sịt. Vẫn không hề giận dữ, người chồng đuổi chị ta về giường và chắc hẳn anh ta lại ngồi thu lu trong chiếc ghế bành.
Sau đó, một đứa bé sơ sinh thức giấc ở tầng trên, rồi tiếng bước chân ầm ầm và vào lúc năm giờ, các hộ thuê nhà bắt đầu thức dậy, đèn các nhà bật sáng, mùi cà phê toả ra khắp cầu thang. Năm giờ rưỡi, một người đàn ông đi làm tò mò nhìn viên thanh tra đang không biết nấp vào đâu, rồi nhìn ra cửa và tỏ ra hiểu chuyện.
Dupeu và Baron đến thay phiên phía ngoài lúc sáu giờ. Trời không mưa nữa. Cây cối vẫn đang nhỏ nước, sương mù ngăn tầm nhìn xa ngoài hai mươi mét.
Đèn trong phòng ăn vẫn sáng. Đèn buồng ngủ đã tắt. Meurant vội vã ra khỏi nhà, râu không cạo, quần áo nhăn nheo như suốt đêm ngủ nguyên quần áo, rồi đi về phía một tiệm ăn hút ở góc phố, uống ba tách cà phê đen và ăn bánh cuốn thừng. Lúc xoay tay nắm cửa mỏ vịt để đi ra, anh ta nghĩ lại, lại quay lại quầy rượu, gọi một cognac và uống cạn một hơi.
Cuộc điều tra vào mùa xuân đã xác nhận anh ta không phải là một kẻ nghiện rượu, lúc ăn cơm, chỉ thưa thớt uống một chút rượu vang và mùa hè, thỉnh thoảng một cốc bia.
Anh ta đi bộ đến phố Roquette, không hề quay lại xem có bị theo dõi không. Đến cửa hàng của mình, anh ta dừng lại một lúc trước những ván cửa đóng kín, không vào, đi thẳng vào cuối sân, lấy khoá mở cửa xưởng thợ.
https://thuviensach.vn
Anh ta vẫn cứ đứng đó khá lâu, không làm gì, nhìn quanh mình, chiếc bàn mộc, những dụng cụ treo trên tường, những khung tranh lủng lẳng, những tấm ván và những vỏ bào. Nước lọt qua dưới khe cửa tạo thành những vũng nước trên nền xi măng.
Meurant mở cửa lò, cho vào đó một ít củi, một chút còn lại của nợ đời, rồi lúc đánh diêm, anh ta lại nghĩ lại đóng cửa lại và đi ra. Anh ta bước đi khá lâu, như không có mục đích nào xác định. Đến Quảng trường Cộng Hoà, anh ta lại vào một tiệm uống một cognac thứ hai trong khi đó gã bồi nhìn anh ta tự hỏi mình đã nhìn thấy mặt con người ở đâu nhỉ. Anh ta có biết được điều đó không? Hai ba người qua đường cũng đều quay lại nhìn anh ta bởi vì, ngay sáng hôm nay, ảnh anh ta vẫn còn hiện lên trong các báo với hàng chữ lớn:
GASTON MEURANT ĐƯỢC THA BỔNG.
Tiêu đề đó, tấm ảnh đó, anh ta có thể thấy được ở tất cả các quầy sách báo, nhưng anh ta không có ý tò mò mua một tờ báo. Anh ta đón xe buýt hai mươi phút sau xuống Quảng trường Pigalle và đi về phố Victor-Massé.
Cuối cùng, anh ta dừng lại trước ngôi nhà chứa, có tên là Khách sạn Sư tử do Nicolas Cajou làm chủ, đứng lại khá lâu và chăm chú nhìn mặt tiền ngôi nhà.
Rồi anh ta bỏ đi, quay xuống những đại lộ lớn bằng bước chân thất thểu, đôi khi dừng lại ở ngã tư, như thể không biết đi về đâu, dọc đường mua một bao thuốc lá.
Ở phố Montmartre, anh ta đi tới Janvier và viên thanh tra suýt mất dấu anh ta trong đám đông người. Đến Chatelet, anh ta uống cốc cognac thứ ba, vẫn một hơi và cuối cùng tới đường bờ sông Orfèvres…
Lúc này mặt trời đã lên, sương mù màu vàng nhạt bớt dày đặc. Maigret, trong phòng làm việc của mình, nhận được một báo cáo bằng điện thoại của Dupeu, vẫn làm nhiệm vụ ở Charonne.
“Chị vợ dậy lúc tám giờ kém mười. Tôi thấy chị ta mở rèm cửa rồi cửa sổ để nhìn ra ngoài phố. Chị ta có vẻ đang đưa mắt tìm chồng. Có thể chị ta không nghe thấy chồng mình đã đi và ngạc nhiên thấy phòng ăn vắng tanh, sếp ạ, tôi tin là chị ta đã thấy tôi…”
https://thuviensach.vn
“Không sao cả. Nếu chị ta cũng đi ra, cố đừng để mất dấu chị ta…” Trên đường bờ sông, Gaston Meurant lưỡng lự, nhìn những cửa sổ của Cảnh sát điều tra bằng con mắt vẫn như khi nhìn những cửa sổ ngôi nhà chứa. Đã chín giờ rưỡi. Anh ta lại bước tới tận cầu Saint-Michel, đã định qua cầu, lại quay chân lại, đi qua trước mặt nhân viên bảo vệ, cuối cùng tiến vào dưới vòm cổng.
Anh ta đã quen những nơi này, từ từ bước lên cầu thang màu xám nhạt, dừng lại, không phải để thở mà bởi vì vẫn còn do dự.
“Anh ta lên đấy, sếp ạ!” Baron từ tầng trệt điện thoại lên.
Và Maigret nhắc lại với Janvier cũng đang ở trong phòng: “Anh ta lên.”
Cả hai cùng đợi. Đã khá lâu. Meurant chưa quyết định, đi lại quanh hành lang, rồi dừng lại trước cửa phòng chánh thanh tra, gõ cửa, không muốn để cho ai thấy.
“Ông định tìm gì?” Joseph, người tuỳ phái già hỏi.
“Tôi muốn nói chuyện với ông chánh thanh tra Maigret.” “Lại đây đã. Điền vào tờ phiếu này.”
Bút chì trong tay, anh ta vẫn còn nghĩ là chuồn khỏi đây, đúng lúc ấy Janvier ra khỏi phòng ông Maigret.
“Ông đến gặp ông chánh thanh tra à? Đi theo tôi.”
Tất cả chuyện đó, đối với Meurant chắc như trải qua cơn ác mộng. Anh ta có bộ mặt của người không ngủ, hai mắt đỏ ngầu, người sực mùi thuốc lá và mùi rượu. Tuy vậy, anh ta không say, và đi theo Janvier. Janvier mở cửa để anh ta vào rồi khép cửa đi ra.
Maigret, trong văn phòng của mình, rõ ràng đang mải nghiên cứu hồ sơ, một lúc sau mới ngẩng đầu lên, quay mặt lại khách đến, không tỏ vẻ ngạc nhiên, nói khẽ:
“Đợi một lát…”
Ông ghi chú vào một hồ sơ, rồi một tệp nữa, và hững hờ nói khẽ: “Mời ngồi.”
Meurant không ngồi, cũng không tiến thêm trong căn phòng. Không nhịn được nữa, anh ta bật ra:
https://thuviensach.vn
“Có lẽ ông tưởng tôi đến đây để cảm ơn ông hẳn?”
Giọng nói anh ta không hoàn toàn tự nhiên, mà hơi khàn, và cố ý làm ra vẻ châm biếm trong thán ngữ.
“Ngồi xuống đã” Maigret không nhìn anh ta nhắc lại.
Lần này, Meurant bước ba bước, cầm tập hồ sơ trên một chiếc ghế đệm nhung xanh.
“Ông làm vậy để cứu tôi à?”
Ông chánh thanh tra quan sát anh ta từ chân lên đầu, bình tĩnh: “Ông có vẻ mệt mỏi, ông Meurant.”
“Không phải chuyện tôi mà là những điều ông làm hôm qua.” Giọng nói anh ta trầm hơn, như thể cố kìm nén sự giận dữ. “Tôi đến để nói với ông rằng, tôi không tin ông, ông đã nói dối, cũng như những người đó đã nói dối, tôi thà ở tù hơn là ông đã phạm phải một hành động tồi tệ…”
Rượu đã gây trong anh ta một sự tuột hãm nào chăng? Có thể lắm. Tuy nhiên, một lần nữa, anh ta không say và những câu nói đó anh ta chắc đã nhắc đi nhắc lại trong đầu mình gần suốt đêm qua.
“Ngồi xuống đi.”
Cuối cùng, anh ta quyết định miễn cưỡng ngồi xuống như thể biết trước mình sa bẫy.
“Ông có thể hút thuốc.”
Để phản đối và để tỏ ra không mắc nợ gì ông chánh thanh tra, anh ta không hút mặc dầu đang thèm, bàn tay run run.
Việc làm cho những con người bị lệ thuộc vào cảnh sát như thể nói ra những gì ông muốn, thật quá dễ dàng đối với ông.
Rõ ràng là anh ta muốn đề cập đến Nicolas Cajou, chủ nhà chứa, và chị hầu phòng.
Maigret khoan thai châm tẩu thuốc, chờ đợi.
“Ông thừa biết như tôi, đấy là giả dối…”
Sự lo lắng làm anh ta toát mồ hôi trán. Cuối cùng Maigret nói: “Ý ông là ông đã giết cô ông và cô bé Cécile Perrin?”
“Ông biết thừa là không phải còn gì.”
“Tôi không biết, nhưng tôi tin chắc là ông không làm điều đó.”
https://thuviensach.vn
“Tại sao, ông lại tin tôi?”
Ngạc nhiên, Maigret không biết trả lời ra sao.
“Có rất nhiều trẻ con trong ngôi nhà ông ở, ở đại lộ Charonne phải không?”
Meurant trả lời vâng một cách máy móc.
“Ông nghe thấy chúng đi đi đến đến. Chúng đi học về, chúng chơi trong cầu thang, đôi khi ông có chuyện trò với chúng không?”
“Tôi quen chúng.”
“Dù bản thân ông không có con, nhưng tỏ tường giờ giấc đến trường và từ trường về của chúng. Điều đó khiến tôi xúc động, ngay từ lúc bắt đầu điều tra. Cécile Perrin đi học trường mẫu giáo. Bà Léontine hàng ngày đến trường tìm nó, vào lúc bốn giờ chiều, trừ ngày thứ năm. Vậy cho tới lúc bốn giờ, bà cô ông chỉ có một mình trong căn hộ bà ta.”
Meurant vẫn chưa hiểu.
“Ông đã có một phiếu đáo hạn lớn vào ngày hai mươi tám tháng hai, phải không nào. Có thể là lần cuối ông đến vay tiền, bà Léontine Faverges đã tuyên bố với ông là sẽ không cho vay nữa. Giả thiết ông đã dự định giết bà ấy để chiếm số tiền trong cái lọ Tàu và các trái phiếu…”
“Tôi không giết bà ấy.”
“Để tôi nói hết đã. Tôi đã nói giả thiết thôi, nếu ông có ý định đó ông không có lý do nào để đến phố Manuel và do đó, đã giết hai người đáng lẽ chỉ cần một. Những tên tội phạm làm việc đó đối với trẻ con không vì nhu cầu nào rất hiếm, và những tên đó thuộc một hạng người nhất định.”
Meurant đôi mắt loang loáng như sắp khóc.
“Kẻ đã giết bà Léontine và đứa trẻ, hoặc không biết đến sự tồn tại của đứa trẻ, hoặc bắt buộc phải làm cho xong chuyện lúc hết buổi chiều. Thế mà, nếu như hắn ta biết bí mật của chiếc lọ và chiếc ngăn kéo đựng trái phiếu, cũng coi như hắn cũng biết sự có mặt của Cécile Perrin trong căn hộ.”
“Ông muốn đi đến đâu vậy?”
“Hút một điếu đã nào.”
https://thuviensach.vn
Con người đó vâng theo một cách máy móc, tiếp tục nhìn Maigret bằng con mắt nghi ngờ trong đó không còn sự giận dữ trước nữa. “Chúng ta vẫn cứ giả thiết, phải không nào? Hung thủ biết sáu giờ ông phải đến phố Manuel. Hắn không biết rằng những thầy thuốc pháp y có khả năng xác định chỉ xê dịch một hai giờ, giờ nạn nhân bị chết trong phần lớn các trường hợp” báo chí đã nhắc lại khá nhiều lần việc này… “Không ai biết rằng…”
Giọng anh ta cũng đã thay đổi và bây giờ mắt quay đi không nhằm thẳng vào ông chánh thanh tra nữa.
“Khi phạm tội lúc năm giờ, kẻ sát nhân gần như tin chắc ông sẽ bị nghi ngờ. Hắn không thể đoán trước một khách hàng đã có mặt ở xưởng thợ của ông lúc sáu giờ, vả chăng, ông giáo sư âm nhạc không thể cung cấp một bằng chứng xác đáng, một khi ông ta không nhớ chắc ngày đó là hôm nào.” “Không ai biết…” Meurant lặp lại một cách máy móc.
Maigret bất ngờ đổi chủ đề:
“Ông có quen biết người hàng xóm ở Charonne không?”
“Tôi chào hỏi họ trong cầu thang.”
“Họ không bao giờ đến nhà ông ngay cả chỉ để uống một tách cà phê thôi ư? Ông có đến nhà họ không? Ông không tạo quan hệ ít nhiều có tính chất bạn bè với bất kỳ ai chứ?”
“Không.”
“Vậy thì có nhiều cơ may để họ không bao giờ được nghe nói về cô ông.”
“Bây giờ thì có đấy.”
“Nhưng trước thì không. Vợ ông và ông có nhiều bạn bè ở Paris không?”
Meurant trả lời một cách khó chịu, như thể sợ sai một ly, đi một dặm. “Điều đó thay đổi được cái gì?”
“Thỉnh thoảng vợ chồng ông có đến ăn tối tại nhà ai không?” “Chẳng nhà ai cả.”
“Ngày chủ nhật ông đi chơi với ai?”
“Với vợ tôi.”
https://thuviensach.vn
“Và bà ấy không có gia đình ở Paris. Cả ông nữa, về phần em trai ông thường sống ở miền Nam và hai năm nay, ông đã cắt đứt liên hệ với anh ta.”
“Chúng tôi không cãi nhau.”
“Thế nhưng ông đã thôi không gặp anh ta.”
Và Maigret hình như lại thay đổi chủ đề:
“Căn hộ của ông có mấy chiếc chìa khoá cửa.”
“Hai, vợ tôi một, tôi một.”
“Thế đã bao giờ khi đi đâu, một trong hai người gửi chìa khoá bà gác cửa hoặc láng giềng chưa?”
Meurant thích im không trả lời, vì hiểu rằng Maigret không nói điều gì không có mục đích, song khó có thể biết được ông ta định đi đến đâu. “Ổ khoá, hôm đó không khoá chặt, các chuyên gia đã nghiên cứu khẳng định như thế. Tuy nhiên, nếu ông không giết, có kẻ nào đó đã vào nhà ông hai lần, lần đầu lấy bộ complet màu xanh trong tủ buồng ngủ, lần thứ hai để lại bộ quần áo vào chỗ cũ rất cẩn thận để ông không nhận ra điều gì cả. Ông có thừa nhận thế không?”
“Tôi chẳng thừa nhận gì cả. Tất cả những gì tôi biết, chính là vợ tôi…” “Khi ông gặp bà ấy, thế là đã bảy năm, lúc ấy ông còn độc thân. Tôi có nhầm không?”
“Tôi làm việc suốt ngày, tối tôi đọc sách, đôi khi đi xem phim.” “Có phải bà ấy bám lấy ông không?”
“Không.”
“Những người khác, những khách hàng của tiệm ăn nơi bà ấy phục vụ, có ve vãn bà ấy không?”
Anh ta xiết chặt hai nắm tay.
“Thế thì sao?”
“Ông phải mất bao nhiêu thời gian khẩn khoản để bà ấy nhận lời đi chơi với ông?”
“Ba tuần.”
“Buổi tối đầu tiên, hai người làm gì?”
“Chúng tôi đi xem phim, rồi cô ấy muốn nhảy.”
https://thuviensach.vn
“Ông nhảy khá chứ?”
“Không.”
“Bà ấy có nhạo ông không?”
Anh ta không trả lời, mỗi lúc càng bị lạc lõng, bởi câu hỏi cứ xoay đi như chong chóng.
“Tiếp đó, ông đưa bà ấy về nhà mình chứ?”
“Không.”
“Tại sao?”
“Bởi tôi yêu cô ấy.”
“Và lần thứ hai?”
“Chúng tôi lại đi xem phim.”
“Tiếp đó.”
“Đến khách sạn.”
“Tại sao không ngay nhà ông?”
“Bởi tôi sống trong một căn phòng tồi tàn ở cuối sân.”
“Lúc đó ông đã có ý định lấy bà ấy, và ông sợ làm bà ấy thất vọng?” “Tôi muốn cô ấy làm vợ tôi ngay tức khắc.”
“Ông biết bà ấy đã có nhiều bạn trai chứ?”
“Cái đó chẳng liên quan đến ai. Cô ấy còn tự do mà.”
“Ông đã nói với bà ấy về nghề nghiệp của ông, về cửa hàng của ông chứ? Bởi vì lúc ấy ông đã có một cửa hàng ở ngoại ô Saint Antoine, nếu tôi không nhầm.”
“Chắc chắn là tôi đã nói với cô ấy.”
“Không phải với ý đồ dụ dỗ bà ấy chứ? Lấy ông, bà ấy sẽ trở thành vợ một nhà buôn kia mà.”
Meurant đỏ mặt.
“Giờ thì ông hiểu chính ông là người muốn có bà ấy và để đi tới việc ấy, ông đã không ngần ngại gian dối một chút? Lúc ấy ông mắc nợ chứ?” “Không.”
“Tiền để dành?”
“Cũng không.”
https://thuviensach.vn
“Bà ấy không nói với ông mong ước của bà ấy một ngày nào đó sở hữu một tiệm ăn?”
“Nhiều lần.”
“Ông đã trả lời bà ấy thế nào?”
“Có thể.”
“Ông đã có ý định đổi nghề?”
“Không phải vào thời kỳ đó.”
“Mãi sau, hai năm sau khi cưới, khi bà ấy trở lại cái khoản đó và nói với ông trong một dịp đặc biệt, ông mới quyết định như vậy.” Anh ta bối rối và Maigret thản nhiên tiếp tục:
“Ông ghen. Do ghen, ông buộc bà ấy phải ở lỳ trong nhà, đáng lẽ được làm việc như bà ấy muốn. Lúc đó ông ở tại một căn hộ hai phòng, phố Turen. Tối nào, ông cũng đòi bà ấy cho biết thời gian biểu của bà ấy. Ông có thực sự tin rằng bà ấy yêu ông không?”
“Tôi tin chứ.”
“Không ngầm ý gì chứ?”
“Không bao giờ có chuyện đó.”
“Em trai ông, tôi nghĩ, đến thăm ông luôn?”
“Nó sống ở Paris lúc đó.”
“Anh ta đi chơi với vợ ông chứ?”
“Có lúc chúng tôi đi chơi cả ba người.”
“Không bao giờ hai người họ đi chơi với nhau à?”
“Đôi lần.”
“Em ông ở tại khách sạn, phố Ngôi sao gần Quảng trường đèn mờ, vợ ông có đến gặp tại phòng anh ta không.”
Đau khổ, Meurant gần như hét lên:
“Không!”
“Bà ấy đã bao giờ có chiếc áo pull như người ta vẫn mặc đi trượt tuyết miền núi, một áo pull trắng bằng len thô, đan tay, điểm những hình vẽ con tuần lộc màu đen và nâu không? Đã lần nào vào mùa đông, bà ấy mặc như thế với quần đen bó ống đi chơi không?”
Đôi mày cau lại, anh ta nhìn Maigret chằm chằm dữ dội:
https://thuviensach.vn
“Ông muốn đi đến đâu?”
“Trả lời đi.”
“Có. Hiếm khi thôi. Tôi không thích cô ấy mặc quần ra đường.” “Ông có thường gặp phụ nữ ăn mặc như thế trong các phố phường của Paris không?”
“Không.”
“Ông đọc cái này đi, Meurant.”
Maigret chọn một mảnh giấy trong một hồ sơ, bằng chứng của bà chủ khách sạn phố Ngôi sao. Bà ta hoàn toàn nhớ đã có một khách thuê là Alfred Meurant, chiếm khá lâu một phòng thuê tháng, và từ đó, đôi khi chỉ trở lại đấy vài ngày. Anh ta tiếp rất nhiều phụ nữ. Bà ta nhận ra ngay không chút ngắc ngứ nào tấm ảnh người ta đưa cho xem là ảnh của Ginette Meurant. Bà ta còn nhớ cả đã thấy cô ta ăn mặc kỳ cục… đúng như chiếc áo pull và chiếc quần chẽn.
Ginette Meurant gần đây có trở lại phố Ngôi sao không? Trả lời của nữ chủ khách sạn: Cách đây chưa đến một năm, nhân một chuyến qua Paris ngắn của Alfred Meurant.
“Gian trá!” Gaston đẩy tờ giấy đi phản đối.
“Ông có muốn tôi cho ông đọc cả tập hồ sơ không? Ít nhất cũng có ba mươi chứng cứ, tất cả đều của chủ khách sạn, một trong đó là khách sạn phố Saint-Cloud. Em ông có một xe hơi mui trần màu xanh da trời?” Bộ mặt của Meurant đủ để trả lời.
“Không phải chỉ có anh ta. Ở vũ trường phố Gravilliers, người ta biết vợ ông có mười lăm người tình.”
Maigret, nặng nề, mặt u tối, nhồi một tẩu thuốc mới, lòng không vui vẻ gì khi xoay câu chuyện đến khúc ấy.
“Giả dối!” Người chồng vẫn gầm lên.
“Cô ta đã không yêu cầu ông trở thành vợ ông, cô ta đã không làm điều gì vì chuyện đó. Cô ta đã do dự ba tuần lễ mới đi chơi với ông, có thể chỉ làm ông khỏi khổ tâm. Cô ta đã theo ông đến khách sạn khi ông yêu cầu cô ta, bởi vì, đối với cô ta, điều ấy không quan trọng. Ông đã làm choáng lộn trước mắt cô ta một cuộc sống thoải mái, dễ dàng, sự an toàn, và chút thái
https://thuviensach.vn
quá của một hình thức sống theo lối tư sản nào đấy. Ông đã ít nhiều hứa với cô ta một ngày nào đó, ông sẽ biến giấc mơ của cô ta về một tiệm ăn nhỏ trở thành hiện thực. Rồi do ghen tuông, ông đã cấm cô ấy không được đi làm. Ông không khiêu vũ. Ông không thích xem phim lắm.”
“Tuần nào chúng tôi cũng đi.”
“Thời gian còn lại, cô ấy như bị giam ở nhà một mình. Tối, ông đọc sách.”
“Tôi vẫn luôn mơ ước tự học.”
“Và cô ta lại luôn mơ ước điều khác. Ông bắt đầu hiểu rồi chứ?” “Tôi không tin ông.”
“Trong khi đó, ông lại tin chắc là đã không nói với ai về cái lọ Tàu. Và, ngày hai mươi bảy tháng hai, ông không mặc bộ complet xanh. Vợ ông và ông là những người duy nhất có chìa khoá căn hộ của ông ở đại lộ Charonne.”
Chuông điện thoại reo. Maigret nhấc máy.
“Tôi đây, vâng…”
Baron ở đầu máy bên kia.
“Chị ta ra ngoài lúc chín giờ, đúng ra là chín giờ kém bốn phút, và đi về phía đại lộ Voltaire.”
“Ăn mặc thế nào?”
“Một váy áo hoa và một áo khoác len nâu, không mũ.”
“Tiếp đó?”
“Vào một nhà buôn đồ dùng đi đường, và mua một vali rẻ tiền. Bây giờ đang quay lại, vali cầm tay, trở về nhà. Trong nhà chắc nóng, vì chị ta mở cửa sổ ra. Thỉnh thoảng tôi lại thấy chị ta đi đi lại lại và tôi cho rằng đang sửa soạn hành lý.”
Vừa nghe, Maigret vẫn vừa nhìn Meurant đang ngờ rằng mình là vấn đề của vợ mình, và tỏ ra lo lắng.
“Không có chuyện gì xảy ra với anh ta chứ?” Thỉnh thoảng Baron cũng lại hỏi vậy.
Maigret lắc đầu.
https://thuviensach.vn
“Vì có điện thoại ở chỗ bà gác cửa” Baron tiếp tục “Tôi đã gọi một taxi đậu cách khoảng một trăm mét, phòng trường hợp cô ta cũng gọi một chiếc.”
“Tốt lắm. Giữ liên lạc với tôi.”
Và với Meurant.
“Đợi một lát.”
Ông chánh thanh tra vào phòng các thanh tra, nói với Janvier: “Tốt nhất cậu hãy lấy một chiếc xe cơ quan và đến đại lộ Charonne, cho thật nhanh. Ginette Meurant có lẽ chuẩn bị cuốn gói. Có thể cô ta ngờ chồng mình đã đến đây? Cô ta chắc sợ.”
“Anh ta phản ứng thế nào?”
“Tôi thích không bị rơi vào cảnh ngộ của anh ta.”
Maigret có lẽ thích quan tâm đến chuyện khác.
“Ông có điện thoại, ông chánh.”
“Nối máy đến đây cho tôi.”
Đó là ông Tổng biện lý của Nước Cộng hoà cũng đang cảm thấy lương tâm mình không hoàn toàn yên tĩnh.
“Không có chuyện gì xảy ra chứ?”
“Họ đã về cả nhà họ. Hình như mỗi người ngủ một phòng. Meurant sáng sớm đã ra khỏi nhà và lúc này đang ở trong văn phòng của tôi.” “Ông đã nói gì với anh ta? Tôi cho rằng anh ta chịu được những lời ông nói.”
“Tôi đang ở phòng các thanh tra viên. Anh ta còn chưa chắc đã tin tôi. Anh ta cãi, nhưng cũng bắt đầu hiểu ra cần phải nhìn thẳng vào sự thật.” “Ông không sợ anh ta…”
“Khi trở về nhà, anh ta sẽ không thấy vợ mình đâu. Cô ta đang sửa soạn hành lý.”
“Nhưng nếu anh ta gặp lại vợ mình?”
“Sau phương thuốc tôi buộc lòng bắt anh ta phải chữa trị, anh ta không giận vợ mình lắm đâu.”
“Không đến mức tự vẫn chứ?”
“Không, chừng nào anh ta chưa biết sự thật.”
https://thuviensach.vn
“Ông vẫn định khám phá chứ?”
Maigret nhún vai, không nói gì.
“Khi nào ông có tin gì mới…”
“Tôi sẽ điện thoại cho ông hoặc tôi sẽ qua văn phòng ông, thưa ông Tổng biện lý.”
“Ông đã đọc các báo chứ?”
“Chỉ những đầu đề thôi.”
Maigret dập máy. Janvier đã đi rồi. Tốt nhất nên giữ Meurant lại một thời gian, để tránh cho anh ta thấy vợ mình giữa những đống hành lý ra đi. Sau đó, anh ta tìm thấy vợ, sẽ ít nghiêm trọng hơn. Thời điểm nguy hiểm nhất sẽ qua. Chính vì thế, Maigret tẩu thuốc vẫn trên miệng, đi đi lại lại, bước một, ít lâu dọc hành lang bớt nóng hơn. Rồi, nhìn đồng hồ, trở lại phòng mình và thấy một Meurant bình tĩnh hơn, vẻ nghĩ ngợi. “Vẫn còn một khả năng mà ông chưa nói tới” Chồng của Ginette bác bỏ “Ít nhất cũng có một người phải biết bí mật của cái lọ Tàu.” “Mẹ đứa trẻ phải không?”
“Vâng, Juliette Perrin. Chị ta đến thăm bà Léontine và Cécile luôn. Mà ngay nếu bà già không nói gì với chị ta về chuyện tiền bạc của mình, thì đứa trẻ có thể nhìn thấy…”
“Thế ông tưởng tôi không nghĩ đến điều đó à?”
“Vậy tại sao, ông không tìm theo hướng đó? Juliette Perrin làm việc trong một hộp đêm. Cô ta qua lại với đủ mọi hạng người…” Anh ta lại bám víu một cách vô vọng vào cái hy vọng ấy và Maigret thận trọng không muốn làm cho anh ta thất vọng. Tuy nhiên đó lại là điều cần thiết.
“Chúng tôi đã điều tra về tất cả những mối liên hệ của chị ta nhưng không có kết quả. Vả lại có một thứ chẳng những Juliette mà người từng một tối hoặc thường xuyên của chị ta không thể nào kiếm ra được mà không gặp một rắc rối nhất định.”
“Thứ gì?”
“Bộ complet màu xanh. Ông có quen mẹ đứa bé không?” “Không.”
https://thuviensach.vn