🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Triết Học Tổng Quát
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Tên sách : TRIẾT HỌC TỔNG QUÁT
CÁC LỚP ĐỆ NHẤT C, D VÀ DỰ-BỊ VĂN-KHOA Tác giả : TRẦN-VĂN HIẾN-MINH
Nhà xuất bản : TỦ SÁCH RA KHƠI
Năm xuất bản : 1965
------------------------
Nguồn sách : tusachtiengviet.com
Đánh máy : Tieuphu
Kiểm tra chính tả : Ngô Thanh Tùng, Nguyên Anh, Lê Thị Phương Hiền, Ngô Thị Thu Hiền, Max Phạm
Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 15/12/2019
https://thuviensach.vn
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG
Cảm ơn tác giả TRẦN-VĂN HIẾN-MINH và nhà xuất bản TỦ SÁCH RA KHƠI đã chia sɸ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
SƠ LƯỢC TIỂU Sͬ CÁC TRIẾT GIA
TỰA
PHẦN THỨ NHẤT : NHẬN-THỨC-LUẬN
CHƯƠNG I : KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC
TIẾT I : NHỮNG CÁCH NHẬN-THỨC NGOẠI-LÝ A) KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC GIÁC-QUAN
I. Phân-loại đặc tính
II. Công dụng
B) KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC BẰNG Ý-THỨC
I. Định-nghĩa
II. Công dụng
C) KHẢ NĂNG NHẬN THỨC BẰNG THÔNG CẢM I. Định nghĩa
II. Công dụng
D) KHẢ NĂNG NHẬN THỨC BẰNG TIN-TƯỞNG I. Định nghĩa
II. Công dụng
TIẾT II : CÁCH NHẬN THỨC BẰNG LÝ TRÍ A) TỔNG LUẬN VỀ LÝ-TRÍ
I. Đặc tính
II. Phân loại
1) Công thức nguyên tắc đồng nhất như thế này 2) Nguyên-tắc túc-lý diễn bằng công thức sau đây
3) Nguyên-tắc túc-lý còn diễn xuất ra nguyên tắc mục đích (Principe de finalité)
https://thuviensach.vn
III. Nguồn gốc
1) Duy nghiệm thuyết
2) Duy-lý-thuyết
3) Duy-linh-thuyết
4) Thuyết chiết-trung
B) TẦM QUAN-TRỌNG CỦA KHẢ-NĂNG LÝ-TRÍ 1) Trong những câu định nghĩa con người 2) Công dụng lý-trí trong các môn học
CHƯƠNG II : GIÁ-TRỊ NHẬN-THỨC
TIẾT I : KHÁCH QUAN TÍNH CỦA NHẬN-THỨC A) LẬP TRƯỜNG DUY TÂM
I. Trình bày
II. Phê bình
B) LẬP TRƯỜNG DUY THỰC
I. Trình bày
II. Phê bình
TIẾT II : THẤU-ĐẠT-TÍNH CỦA NHẬN-THỨC A) LẬP TRƯỜNG DUY-HIỆN-TƯỢNG
B) LẬP TRƯỜNG TRỰC-GIÁC-THUYẾT
TIẾT III : XÁC-THỰC-TÍNH CỦA NHẬN-THỨC A) TRÌNH BÀY HOÀI-NGHI-THUYẾT
1) Mấy dòng lịch sử
2) Lý do hoài-nghi thuyết tuyệt đối dựa vào B) PHÊ-BÌNH HOÀI-NGHI-THUYẾT
CHƯƠNG III : VẤN-ĐỀ CHÂN-LÝ
TIẾT I : CHÂN-LÝ LÀ GÌ ?
A) TIÊU-CHUẨN CHÂN-LÝ
 À   Ý
https://thuviensach.vn
B) ĐI SÂU VÀO CÂU ĐỊNH-NGHĨA CHÂN-LÝ I. Theo quan điểm phân tích
II. Theo quan điểm tổng hợp
TIẾT II : ĐɳC TÍNH CỦA CHÂN-LÝ
A) CHÂN-LÝ TUYỆT-ĐỐI HAY TƯƠNG-ĐỐI ?
I. Chân lý tuyệt-đối
II. Nhưng có thể bảo một chân lý tương đối không ? B) CHÂN-LÝ BẮT BUỘC HAY KHÔNG ?
I. Chân-lý bắt buộc phải theo nó
II. Trách nhiệm nơi chủ thể
ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
PHẦN THỨ HAI : TRIẾT-HỌC LÀ GÌ ?
CHƯƠNG IV : ĐɳC SẮC TÍNH CỦA TRIẾT-HỌC TIẾT I : NHẬN XÉT CHUNG
A) TRIẾT HỌC KHÔNG PHẢI MỚ MẶC-KHẢI
B) THỜI-ĐẠI-TÍNH CỦA TRIẾT HỌC
I. Triết học và ưu tư của thời đại
II. Vấn đề cũ, nhưng khía cạnh mới
III. Biện-chứng-tính của triết học
TIẾT II : TRIẾT HỌC VỚI MẤY MÔN HỌC KHÁC A) TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC THỰC NGHIỆM
I. Triết-học và khoa học thực-nghiệm không tương phản
II. Triết-học và khoa học là hai bộ môn khác nhau 1) Về đối tượng
2) Về phương-pháp
https://thuviensach.vn
3) Về quan điểm
III. Bản tính của mối tương quan giữa triết học và các khoa học thực nghiệm
B) TRIẾT-HỌC VÀ ĐẠO-ĐỨC
I. Khuynh-hướng chủ-trương Triết-học không cần cho Đạo-đức-học
1) Hình thức duy sinh
2) Hình thức duy-xã-hội
II. Khuynh-hướng chủ-trương Đạo-đức-học hoàn toàn siêu hình
III. Phải nghĩ thế nào ?
1) Đạo-đức-học là thành phần của triết học
2) Triết học là hồn đạo đức học
C) TRIẾT-HỌC VÀ TÔN GIÁO
I. Theo quan điểm lịch sử
II. Theo quan điểm cứ lý
1) Triết-học và tôn-giáo giống nhau
2) Triết-học và Tôn-giáo khác nhau
3) Triết học và Tôn giáo giúp nhau, Triết học chuẩn bị tiến tới Tôn giáo.
4) Tôn giáo, ngược lại, cũng giúp Triết học
ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
CHƯƠNG V : THͬ TÌM CÂU ĐỊNH NGHĨA TRIẾT-HỌC
TIẾT I : TRÌNH BÀY VÀ PHÊ BÌNH ÍT NHIỀU CÂU ĐỊNH NGHĨA
A) NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC THUYẾT TRIẾT-HỌC I. Sự phát triển tuần tự của khả năng nhận thức
https://thuviensach.vn
1) Xét theo khía cạnh cá nhân
2) Xét theo khía cạnh đoàn thể nhân loại
II. Tính cách phức tạp của thực tại
1) Thái độ duy…
2) Thái độ chủ…
B) NHỮNG CÂU ĐỊNH-NGHĨA THÁI-QUÁ
I. Định nghĩa tổng-quát quá trừu-tượng
II. Định nghĩa tổng quát thiên về khoa học
C) NHỮNG CÂU ĐỊNH NGHĨA BẤT CẬP
I. Định nghĩa thiên về tinh thần con người
II. Định nghĩa thiên về Kinh nghiệm nội giới
TIẾT II : THͬ ĐỀ NGHỊ MỘT ĐỊNH NGHĨA TRIẾT HỌC
A) ĐÂU LÀ ĐỐI TƯỢNG RIÊNG CỦA TRIẾT-HỌC I. Đối tượng Triết học khác với đối tượng Khoa học ?
II. Những chiều hướng hiện sinh của tinh thần con người
B) CHIA THÀNH PHẦN TRIẾT-HỌC
I. Tâm-lý-học mô tả toàn-thể bộ máy tinh-thần II. Luận-lý-học : đánh giá giá-trị-tư-tưởng
III. Đạo-đức-học : đánh giá giá trị hành vi tinh thần IV. Siêu hình học : tột đỉnh của tinh thần học ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
PHẦN THỨ BA : QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
CHƯƠNG IV : NHÂN VỊ : MỘT TINH THẦN NHẬP-THỂ
TIẾT I : TINH-THẦN TÍNH NƠI CON NGƯỜI Ệ Ề Í
https://thuviensach.vn
A) QUAN NIỆM VỀ TINH-THẦN-TÍNH
I. Vô-chất-tính và Tinh-thần-tính
II. Quan niệm tiêu cực về tinh-thần-tính
III. Quan niệm suy loại về tinh-thần-tính
B) NHỮNG CHỨNG CỨ VỀ TINH-THẦN-TÍNH CỦA HỒN CON NGƯỜI
I. Đi từ hoạt động hay là khả năng hoạt động đặc sắc của hồn
1) Khả năng trừu tượng
2) Khả năng hồi cố
3) Khả năng hoạt động tự do
II. Đi từ đối tượng hoạt động của hồn
1) Chân lý tuyệt đối và tinh thần tính của Hồn 2) Thiện hảo và tinh thần tính của hồn
TIẾT II : VẤN ĐỀ HỒN NHẬP THỂ
A) MẤY DÒNG LỊCH SỬ VỀ HỒN NHẬP THỂ
I. Thời thượng cổ
II. Thời trung cổ
III. Thời cận đại
B) GIẢI QUYẾT HỢP LÝ HƠN CẢ
I. Hồn là mô thể Xác
II. Hồn là mô thể đặc biệt
CHƯƠNG VII : NHÂN-VỊ : MỘT CHỦ-THỂ TIẾT I : NHÂN-VỊ : CHỦ-THỂ Ý THỨC
A) NHÂN VỊ : CHỦ THỂ Ý THỨC VỀ CHÍNH MÌNH I. Quá trình của việc nhận ra bản ngã
1) Giai đoạn thứ nhất : giai đoạn bất phân biệt
https://thuviensach.vn
2) Giai đoạn thứ hai
II. Phân tích tác động nhận ra nội dung của bản ngã B) NHÂN VỊ, CHỦ THỂ Ý THỨC VỀ THA NHÂN I. Cá nhân và nhân vị
II. Ý thức tha nhân có trước hay sau
C) NHÂN-VỊ Ý-THỨC SIÊU-VIỆT
TIẾT II : NHÂN-VỊ : CHỦ THỂ TỰ-DO
A) QUAN-NIỆM PHẢN NHÂN-VỊ VỀ TỰ-DO I. Quan-niệm mác-xít về tự-do
II. Quan niệm hiện sinh vô thần về tự do
B) QUAN NIỆM NHÂN VỊ VỀ TỰ DO
I. Tiền tự do
II. Tự do nhân vị
1) Phân tích điều kiện
2) Định nghĩa tự do nhân vị
TIẾT III : NHÂN VỊ : NƠI TRAO ĐỔI TÌNH YÊU A) ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ ÍT NHlẾU GIẢI PHÁP CỰC ĐOAN I. Xã-hội-thuyết
II. Sartre : tha nhân là địa ngục
B) TÌNH YÊU NHÂN VỊ
I. Nền tảng
1) Nền tảng kinh nghiệm
2) Nền tảng siêu hình
II. Thực hiện tình yêu nhân vị
1) Tình yêu tính dục
2) Hình thức cao nhất của tình yêu nhân vị ĐỀ THI
͎ Á
https://thuviensach.vn
CÂU H͎I GIÁO KHOA
CHƯƠNG VIII : GIÁ-TRỊ CỦA NHÂN-VỊ
TIẾT I : NHÂN-VỊ : QUYỀN TỰ ĐIỀU KHIỂN A) TỰ ĐIỀU KHIỂN TƯ TƯỞNG
B) TỰ ĐIỀU KHIỂN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
C) NHÂN VỊ KHÔNG LÀ ĐỒ VẬT HAY SỰ VẬT
TIẾT II : GIÁ TRỊ NHÂN VỊ, XÉT THEO NGUỒN GỐC CỦA TINH THẦN
A) NGUỒN GỐC LINH HỒN THỨ NHẤT HAY LÀ NGUỒN GỐC NHÂN LOẠI
I. Giải thuyết tiến hóa
1) Trình bày
2) Phê bình
II. Giải thuyết sáng tạo
1) Trình bày
2) Phê bình tạo hồn thuyết
B) NGUỒN GỐC CÁC LINH-HỒN QUA CÁC THỜI ĐẠI I. Sinh hồn thuyết
1) Trình bày
2) Phê bình
II. Tạo hồn thuyết
1) Trình bày
2) Phê bình
TIẾT III : GIÁ-TRỊ NHÂN-VỊ, XÉT THEO ĐỊNH MỆNH HAY CỨU-CÁNH
A) ĐI TÌM GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, DỰA VÀO CỨU-CÁNH CỦA NÓ
I. Tìm cứu cánh theo con đường tiến hóa lạc quan
https://thuviensach.vn
1) Chặng đường tiến thứ nhất
2) Chặng đường tiến thứ hai
3) Chặng đường tiến thứ ba
II. Tìm cứu cánh, theo con đường hiện sinh bi đát 1) Phong trào hiện sinh
2) Những đề tài hiện sinh thuyết
3) Khuynh hướng hiện-sinh-thuyết, với cứu cánh con người
B) CUỘC SỐNG TINH THẦN Ở THẾ GIỚI BÊN KIA I. Hồn linh thiêng bất tử
1) Những ý kiến phủ nhận bất tử tính của Hồn 2) Chứng minh hồn bất tử
II. Thân phận của ly hồn
1) Thái độ không muốn trả lời
2) Cắt nghĩa bằng Luân hồi
3) Phải nghĩ thế nào ?
ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
CHƯƠNG IX : CH͖ ĐỨNG CỦA NHÂN VỊ
TIẾT I : NHÂN-VỊ : CHÂN ĐẠP ĐẤT
A) NHÂN-VỊ : MỘT PHẦN THUỘC THIÊN NHIÊN I. Con người, một phần nhỏ bé trong vũ-trụ
II. Tinh thần lệ thuộc vào cơ thể
B) NHÂN-VỊ : CHẾ-NGỰ THIÊN-NHIÊN
I. Con người : một chủ thể tư duy
II. Con người biến đổi thiên nhiên
III. Con người : Ý nghĩa và giá trị của thiên nhiên Ế Ộ Ờ
https://thuviensach.vn
TIẾT II : NHÂN VỊ : ĐẦU ĐỘI TRỜI
A) CỐ GẮNG VƯỢT PHÓNG
I. Vượt phóng, để đi vào nội tâm
II. Vượt phóng, để hòa mình với tha nhân
III. Vượt phóng, để tiến tới tuyệt đối
B) THAM DỰ TUYỆT ĐỐI
I. Thất vọng hay hy vọng ?
II. Tham dự tuyệt-đối, còn tự do không ?
CÂU H͎I GIÁO KHOA
PHẦN THỨ BỐN : QUAN NIỆM VỀ VŨ-TRỤ VÀ THƯỢNG ĐẾ
CHƯƠNG X : TÌM HIỂU VŨ-TRỤ VẬT-CHẤT TIẾT I : TÌM HIỂU VẬT THỂ-GIỚI
A) BẢN TÍNH CỦA VẬT CHẤT
I. Giải pháp nhất nguyên
II. Giải pháp nhị nguyên
B) NGUỒN GỐC VẬT CHẤT
TIẾT II : TÌM HIỂU SINH-VẬT-GIỚI
A) BẢN TÍNH SỰ SỐNG
I. Những hiện tượng sinh hoạt
II. Cắt nghĩa hiện tượng
1) Duy cơ chủ nghĩa
2) Sinh-hoạt-thuyết
B) NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Nguồn gốc sự sống
1) Phái quyết nhận
2) Phái phủ nhận
https://thuviensach.vn
3) Kết luận
II. Nguồn gốc chủng loại sinh vật
1) Định chủng thuyết (fixisme)
2) Biến chủng thuyết (transformisme)
3) Tiến hóa thuyết (évolutionisme)
III. Phải nghĩ thế nào ?
1) Tiến-hóa-thuyết phổ biến (trừ xác con người, như sẽ nói)
2) Nguồn gốc xác con người
3) Cuộc tiến hóa xác con người có lẽ sẽ không thể minh chứng được
TIẾT III : TÌM HIỂU KHÔNG-GIAN, THỜI-GIAN A) KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN LÀ GÌ ?
I. Khách quan tính của không gian, thời-gian ? II. Tương quan giữa thời gian, không gian
B) TRI GIÁC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
I. Không gian được tri giác thế nào ?
II. Tri giác chiều thứ ba
III. Tri giác chiều thứ tư
IV. Nhận ra thời gian tính của ngoại vật
V. Nhân vị và sử tính. Hồn nhập thể
C) TÌM HIỂU Ý NGHĨA SÂU XA CỦA VŨ TRỤ TIẾT IV : TÌM HIỂU Ý-NGHĨA SÂU XA CỦA VŨ TRỤ A) THUYẾT DUY VẬT
I. Những quan niệm then chốt
II. Những hình thức duy vật
III. Phê bình duy vật Các-mác
 Ắ
https://thuviensach.vn
B) CÂU CẮT NGHĨA DUY LINH
ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
CHƯƠNG XI : VẤN-ĐỀ THƯỢNG-ĐẾ TRONG TRIẾT-Sͬ TIẾT I : ĐɳT VẤN ĐỀ : VÔ THẦN HAY HỮU THẦN ? A) TRÌNH BÀY VẮN TẮT THUYẾT VÔ THẦN
B) PHÊ BÌNH
TIẾT II : CUỘC TIẾN TRIỂN QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ
A) THƯỢNG-ĐẾ TRONG TRIẾT-HỌC HY-LẠP
I. Platon đã nghĩ gì về Thượng-đế ?
II. Aristote đã nghĩ gì về Thượng-đế
1) Về Đệ nhất Nguyên nhân
2) Về Đệ nhất Động cơ
B) THƯỢNG ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN I. Thiên Chúa của Descartes
II. Thiên Chúa của Kant
1) Theo lý thuyết
2) Theo thực hành
C) THƯỢNG-ĐẾ TRONG TRIẾT-HỌC HIỆN ĐẠI I. Không thể chứng minh Thượng đế
II. Thông cảm với Thượng đế
III. Thượng-Đế không tự tỏ mình hoàn toàn rõ rệt
CHƯƠNG XII : NHỮNG CON ĐƯỜNG DɧN VỀ PHÍA THƯỢNG-ĐẾ
TIẾT I : NHỮNG CON ĐƯỜNG THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG A) NHỮNG CON ĐƯỜNG NGOẠI LÝ
https://thuviensach.vn
I. Chỉ theo con đường chủ quan
1) Con đường ý chí của Kant (1724-1804)
2) Con đường tình cảm của thuyết hiện sinh II. Theo con đường khách quan
1) Thuyết Duy truyền tuyệt đối
2) Thuyết Duy-truyền ôn hòa
B) CON ĐƯỜNG LÝ TRÍ
I. Đường lý trí thông lưỡng
1) Tri thức mập mờ
2) Tri thức lộn xộn
II. Đường lý trí hồi cố (triết học) nói chung 1) Khả-chứng-tính trong vấn đề Thượng đế
2) Giá trị của những suy luận chứng minh có Thượng-đế
TIẾT II : TRÌNH-BÀY ÍT NHIỀU KIỂU CHỨNG MINH A) DỰA VÀO NGUYÊN NHÂN TÁC THÀNH
I. Quan điểm động
1) Tìm nguyên nhân việc chuyển thành : Khởi điểm 2) Tìm nguyên nhân của chính hữu thể
II. Quan điểm tĩnh
1) Từ tính cách bất tất tới Thượng đế
2) Qua sự hoàn hảo của các vật tới Thượng đế B) DỰA VÀO NGUYÊN NHÂN MỤC ĐÍCH
I. Trình bày chứng lý chung
1) Khởi điểm : Trật tự trong vũ trụ
2) Nguyên tắc
II. Áp dụng Chứng lý chung
https://thuviensach.vn
1) Đường tiến hóa của vũ trụ ngoại giới 2) Mục đích luận tâm lý học
ĐỀ THI
CÂU H͎I GIÁO KHOA
https://thuviensach.vn
TRẦN-VĂN HIẾN-MINH
Tiến sĩ Triết học
Giáo sư Triết Chu văn An và Trưng Vương Nguyên giảng sư Triết Đại học Văn khoa Saigon
TRIẾT HỌC TỔNG QUÁT CÁC LỚP ĐỆ NHẤT C, D VÀ DỰ-BỊ VĂN-KHOA
In lần thứ bốn
TỦ SÁCH RA KHƠI
Saigon 1965
- Lần thứ nhất 1961
- Lần thứ hai 1962
- Lần thứ ba 1963
- Lần thứ bốn 1965
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG TRÌNH :
TRIẾT-HỌC TỔNG QUÁT
BAN C, D
(Trích nghị-định số 1286 GD/NĐ, 12-8-1958)
Nhận-thức-luận
Những nguyên-tắc căn bản của lý-trí
Vấn-đề chân-lý
Triết-học và khoa-học
Triết-học và đạo-đức
Triết-học và tôn-giáo
Không-gian và thời-gian
Vật-chất, Sự-sống
Tinh-thần, Tự-do, Nhân-vị và Giá-trị
Thượng-đế
https://thuviensach.vn
SƠ LƯỢC TIỂU Sͬ CÁC TRIẾT GIA
https://thuviensach.vn
PYRRHON (365-275)
Sau khi Alexandre Đại-đɼ băng hà (323), ông m͟ trư͝ng dạy h͍c. Ông tiɼp tͥc truyɾn th͑ng ngͥy biʄn và lập m͙t thuyɼt m͛i : Hoài nghi thuyết, phản đ͑i kʈch liʄt thuyɼt cͧa Zénon mà ông cho rằng có tính cách giáo điɾu. Sextus Empiricus, tác giả cu͑n Hypothyposes hay là Esquisses pyrrhoniennes, ghi lại nhͯng chͩng lý bênh thuyɼt hoài nghi.
https://thuviensach.vn
EPICURE (tͫ năm 341 tới năm 270)
Sáng lập thuyɼt khoái lạc, s͑ng tại Hy-Lạp (trư͛c Chúa Ki-tô). Ông chʆ đʀ lại m͙t ít bản văn triɼt h͍c, như Doctrines et maximes (bản dʈch cͧa M. Solovine, Paris, 1925) ; ngoài ra, nhͯng triɼt ngôn cͧa ông rải rác trong cu͑n De natura rerum (De la Nature) cͧa Lucrèce (bản dʈch cͧa Ernout, Paris, 1920). Ông quen thu͙c v͛i nhͯng tác phẩm triɼt h͍c có trư͛c ông, thích nhất thuyɼt cͧa Démocrite. Năm 306, ông m͟ trư͝ng dạy h͍c ͟ Athènes. Thuyɼt cͧa ông có ảnh hư͟ng l͛n ͟ Hy-lạp Tiʀu-Á và Ý-đại-lͣi, nhất là vào th͝i Cicéron đang hùng biʄn tại La-mã.
https://thuviensach.vn
LOCKE (1632-1704)
H͍c tại Oxford (1652-1658), thích duy danh thuyết (nominalisme) cͧa Ockam. Sau, đ͍c Descartes, thích nhͯng idées claires et distinctes cͧa triɼt-gia Pháp. Nhưng ông lại tr͟ vɾ v͛i khoa-h͍c, sau làm bác sĩ, xuất-bản nhiɾu sách y khoa giá trʈ : Anatomica (1668), De arte medica (1669). Dầu vậy, triɼt-h͍c vẫn quyɼn rũ ông, nên ông xuất-bản cu͑n An Essay concerning human Understaning : « Nɾn tảng triɼt lý cͧa ông, m͙t nɾn triɼt-lý dung hoà giͯa hai lu͓ng tư-tư͟ng duy-tâm cͧa Leibnitz và lu͓ng duy-thͱc nghiʄm (đã có trước A. Comte) cͧa Fr. Bacon, cͧa Newton, cͧa Hobbes : ta chʆ biɼt ý tư͟ng cͧa ta chͩ không biɼt ngoại vật nhưng nhͯng ý tư͟ng đó lại do kinh-nghiʄm ». (Khác với thuyết duy-lý của Descartes)
https://thuviensach.vn
SPINOZA
Xuất thân tͫ m͙t gia đình Do Thái, qu͑c tʈch B͓ Đào Nha. Spinoza (1632-1677) theo đu͕i sͱ h͍c đʀ tr͟ thành Rabbin. Ông h͍c Triɼt và Thần-h͍c, nhưng chͧ trương phóng khoáng tư tư͟ng trong m͙t hʄ th͑ng phiếm thần (panthéisme) nhất nguyên (monisme) mà ông bảo ông đã cảm hͩng đưͣc trong các sách v͟ cͧa Descartes. Vạn vật nhất thʀ là ý tư͟ng then ch͑t cͧa ông. Tͫ Thưͣng đɼ t͛i các vật nh͏ bé đɾu có chung m͙t bản thʀ duy nhất : Tư tư͟ng này phản lại Thánh kinh, nên ông bʈ loại ra kh͏i giáo đư͝ng Do Thái tại Amsterdam (năm 1656). Tác phẩm chính ông viɼt toàn bằng La-văn, dʈch sang Pháp văn là : Traité Théologico-politique, la Philosophie cartésienne, l’Ethique, v.v…
https://thuviensach.vn
BERKELEY (1685-1753)
Berkeley sinh tại Ái-nhĩ-lan, do m͙t gia đình thʄ phản ngư͝i Anh. Xuất thân ͟ trư͝ng Trinity College of Dublin, ông thích đ͍c Descartes, Newton và Locke. Thuyɼt cͧa ông là vô chất (l’immatériealisme), hư͛ng vɾ phía Duy tâm, phͧ nhận vật chất có thͱc mà chʆ nhận có linh h͓n và Thưͣng đɼ là đ͑i tưͣng đ͙c nhất cͧa tư tư͟ng. Tuy nhiên, ông vẫn nhận, phải kh͟i điʀm tͫ nhận thͩc giác quan. Tác phẩm : Essai sur une nouvelle théorie de la vision (1709) ; Traité sur les principes de la conaissance humaine (1710), v.v…
https://thuviensach.vn
ARTHUR SHOPENHAUER
Arthur Shopenhauer (1788 hay 1786-1860) thu͙c gia đình trư͟ng giả, bʈ ảnh hư͟ng Thiɼt lý Kh͕ cͧa Nhà Phật, nên lập nên Bi-quan-thuyɼt, Yɼm-thɼ-thuyɼt (Pessimisme) coi đ͝i là kh͕ và kh͕ vì mu͑n s͑ng ; vì thɼ, phải siêu thoát (détachement), phải huͷ diʄt cả bản ngã cͧa mình. Đʀ đạt t͛i đó, phải có ý chí mãnh liʄt, thͩ Ý chí toàn năng chi ph͑i tất cả. Ý chí đó tiɾm thͩc nơi khoáng vật, thͱc vật, nó tr͟ thành ý thͩc nơi con ngư͝i. Tác phẩm căn bản : Le monde comme volonté et comme représentation (1818).
https://thuviensach.vn
RIBOT
Ribot (1839-1916), theo gót Stuart Mill và Taine, dͱa vào thͱc nghiʄm đʀ khảo cͩu Tâm-lý-h͍c, sau m͙t th͝i gian dạy trư͝ng Thu͑c, nơi mà ông có nhiɾu dʈp quan sát nhͯng trư͝ng hͣp bʄnh trí. Năm 1886, sáng lập tạp chí La Revue Philosophique. Ông thiên vɾ Sinh lý nhiɾu hơn, dầu sau này, vào năm 1908, ông nhận sͱ ích lͣi cͧa phương pháp n͙i quan mà trư͛c khia ông nhất đʈnh tͫ ch͑i. Viɼt rất nhiɾu, thí dͥ : Psychologie anglaise contemporaine (1870), l’Hérédité (1873), Maladies de la Mémoire (1881), Maladies de la volonté (1884), v.v…
https://thuviensach.vn
DILTHEY
Dilthey (1833-1911), triɼt gia Đͩc, có ảnh hư͟ng rất l͛n đ͑i v͛i sͭ h͍c và xã-h͙i-h͍c. Ông nói câu bất hͧ : ta giải thích thiên nhiên và t hiʀu biɼt con ngư͝i (Nous expliquons la nature et nous comprenons l’homme). Vì thɼ, các khoa h͍c nhân văn không thʀ rập mẫu theo các khoa h͍c thiên nhiên đưͣc. Tác phẩm : Introduction à l’étude des sciences humaines, Théorie des conceptions du monde, Le monde de l’esprit, v.v…
https://thuviensach.vn
K. JASPERS
K. Jaspers (1883), m͙t triɼt-gia hiʄn đại sâu sắc vào bậc nhất. Ông thu͙c phái hiʄn sinh hͯu thần, cảm hͩng theo Kitô giáo, bʈ ảnh hư͟ng nhiɾu cͧa Thʄ phản, nên nhiɾu khi ông tin vào tình cảm hơn là vào lý trí, nhất là trong vấn đɾ Thưͣng đɼ. Tác phẩm : Psychopathologie générale, La situation spirituelle de notre temps, Introduction à la Philosophie (Triɼt h͍c nhập môn, bản dʈch Viʄt văn cͧa Lê Tôn Nghiêm), La foi philosophique, v.v…
https://thuviensach.vn
TỰA
Sau hơn m͙t niên-h͍c, hai nghìn cu͑n Triểt-học Tổng quát, in lần thͩ hai đã không đͧ th͏a-mãn nhu-cầu cͧa h͍c-sinh Tú-tài và sinh-viên Dͱ-bʈ Văn-khoa. Điɾu đó nói lên lòng tín-nhiʄm cͧa các bạn h͍c-sinh, sinh-viên, và nhất là cͧa các vʈ đ͓ng-nghiʄp dạy Triɼt-h͍c nơi các trư͝ng công-tư. Chúng tôi xin thành thͱc ghi ân các bạn h͍c-sinh, sinh-viên, các bạn đ͓ng-nghiʄp và quý-vʈ đ͙c-giả xa gần.
Riêng các vʈ đ͓ng-nghiʄp đã cho chúng tôi nhiɾu nhận xét quý-giá vɾ lần xuất-bản thͩ hai. Chúng tôi đã triʄt-đʀ khai-thác nhͯng nhận-xét đầy tinh-thần xây-dͱng đó, trong lần xuất-bản này. Trư͛c hɼt, vɾ nội-dung, chúng tôi sɺ thêm m͙t s͑ ý-tư͟ng m͛i vào phần nhận-thức-luận. Riêng vấn-đɾ chân-lý sɺ đưͣc quảng-diʂn thêm rõ hơn. Vɾ hình
thức, các chương mͥc sɺ đưͣc quân-phân lại, cho hͣp v͛i trình-đ͙ trung-h͍c hơn. Ngoài ra, sau m͗i chương hay m͗i loại vấn-đɾ, m͙t s͑ câu h͏i giáo-khoa sɺ đưͣc đɾ-nghʈ, theo thʀ-lʄ m͛i dành cho các kỳ thi Tú-tài.
Dám mong các bạn h͍c-sinh, sinh-viên, quý-vʈ giáo-sư, đón nhận lần xuất-bản này và giúp cho chúng tôi nhͯng nhận xét xây-dͱng m͛i.
Viết tại trường Trung-học
Chu-văn-An và Trưng-Vương
đầu niên-học 1963-1964
TRẦN-VĂN-HIẾN-MINH
https://thuviensach.vn
PHẦN THỨ NHẤT : NHẬN-THỨC-LUẬN
KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC
GIÁ-TRỊ NHẬN-THỨC
VẤN-ĐỀ CHÂN-LÝ
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG I : KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC
Những cách nhận-thức ngoại-lý
Nhận thức bằng lý-trí
Là một tinh thần nhập thể, con người thực là một khối khả năng, nhờ đó, nó tiếp xúc với các hữu thể, với các sự vật, với các đối tượng, bất cứ thuộc loại nào, bất cứ ở cấp bực nào, bất cứ dưới hình thức nào.
Để dễ xếp đặt tư-tưởng, có thể đại-khái phân ra hai loại nhận-thức : loại ngoại-lý và loại thuần-lý.
https://thuviensach.vn
TIẾT I : NHỮNG CÁCH NHẬN-THỨC NGOẠI-LÝ A) KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC GIÁC-QUAN
I. Phân-loại đɴc tính
Khả-năng nhận-thức giác-quan được thực hiện ra ngoài bằng mấy động tác chung : cảm-giác và tri-gịác. Cảm giác cho ta tiếp xúc đầu tiên với sự vật, nên nó có tính cách sơ khai và phiếm định. Sơ khai, nghĩa là nó khởi điểm cho bất cứ nhận thức nào về sau. Muốn nhận thức bất cứ đối tượng nào, kể cả đối tượng vô hình vô tượng như những sự kiện tâm linh, hay đối tượng siêu việt như Thượng đế, phải qua giai đoạn giác quan trước đã. Ở ch͗ này, nhận thức của đứa trɸ và nhận thức của nhà bác học và triết học, đều khởi điểm như nhau. Phiɼm đʈnh, nghĩa là cảm giác mới là một nhận thức lu mờ, ngửi thấy một mùi hương lan tỏa quanh tôi, nhưng chưa biết nó là mùi gì, mùi của hoa hồng hay hoa huệ. Nhìn một cảnh hoàng-hôn, một cảnh bình-minh, lúc cảnh vật còn chìm trong tấm màn mông-lung và bàng bạc, mới là cái nhìn phiếm định của cảm giác.
Tri giác, trái lại, là một nhận thức phức tạp hơn. Nó không còn là sơ khai, nó là tổng hợp những tác động khác nhau, nhất là những hoài niʄm : tri giác, rút cục, chỉ là một dịp nhớ lại. Nó đòi hỏi một số kinh nghiʄm, đến n͗i, nơi người lớn, cảm giác thuần túy không còn nữa và m͗i nhận thức bằng giác quan, là một tri giác. Nó có tính cách minh bạch rõ rệt : ngửi một mùi thơm, tôi biết đó là mùi hoa
https://thuviensach.vn
hồng hay là mùi hoa huệ, tôi phân biệt được nó với tất cả các thứ mùi thơm khác.
II. Công dụng
Khả năng nhận thức này, tuy là khởi điểm của bất cứ nhận thức nào, nhưng nó được áp dụng riêng biệt cho khoa h͍c thͱc nghiʄm. Phương pháp khoa học thực nghiệm là quan sát, thí nghiệm, kiểm chứng. Ba tác động này phải nhờ tới giác quan, hoặc giác quan trần, hoặc giác quan được tăng cường nhờ những dụng cụ phòng thí nghiệm. Khoa học thực nghiệm khởi điểm từ giác quan, tiếp tục bằng giác quan và luôn dừng lại ở giác quan. Chính giác quan kiểm soát đường lối của nhà bác học ; dầu có tưởng tượng ra bao nhiêu giả thuyết, dầu có suy luận để diễn dịch ra bao nhiêu khám phá khác, nếu thiếu sự quan sát và nhất là thí nghiệm và kiểm chứng bằng giác quan, thời chưa phải là những sự kiện khoa học chính tông và thực danh được.
B) KHẢ-NĂNG NHẬN-THỨC BẰNG Ý-THỨC
I. Định-nghĩa
Ý-thức là một khả-năng tinh-thần. Nhờ đó con người có thể nhận ra những tâm trạng của chính mình, những sự kiện tinh thần, những hiện tượng tâm linh, những đòi hỏi, những nhu cầu và những khuynh hướng của tâm hồn. Khả năng ý thức này được thực hiện bằng một động tác trͱc
giác tâm-lý hay là trͱc-giác tinh-thần. Là một trực-giác, ý thức nhìn thɰng được chính mình không cần qua trung gian,
https://thuviensach.vn
dầu mà có phải chịu chi-phối do một số điều-kiện. Giữa chủ-thể là chính ý-thức và đối-tượng cũng là chính ý-thức, không có bình-phong nào chắn cả. Ý-thức, do đó, là một khả-năng nhʈ-trùng (faculté de dédoublement) ý-thức có thể tự gấp lên trên chính mình (réfléchir), để tìm hiểu chính mình được. Khả năng nhị-trùng này không thể có nơi vật chất mà những thành phần chỉ tiếp cận bên nhau, chứ không tương-tại vào nhau.
II. Công dụng
Nếu giác-quan là khả-năng nhận ra ngoại giới (cảm-giác hay tri-giác) và là then chốt của phương-pháp khoa-học thực-nghiệm, thời ý-thức là khả-năng nhận ra nội-giới (le monde intérieur) và là nòng cốt của phương-pháp các khoa h͍c nhân-văn và do đó, là cách nhận-thͩc triɼt-h͍c chính tông. Muốn nói triết-học, phải trở về mình : Anh hãy tự biết anh (Socrate) ; hay như Thánh Augustin viết : hãy trở về với chúng ta đã, rồi nói Triết-học (ad nos redeamus ; philosophemus). Các thành phần của khoa Triết-học đều phải lấy ý-thức làm cột trụ. Môn tâm-lý-h͍c dùng ý-thức tâm-lý, để khám phá những nếp gấp của cõi lòng. Môn Đạo đͩc-h͍c dùng ý-thức đạo-đức (cũng gọi là lương tâm) để tìm ra những giá trị của nhân-vị, những đòi hỏi của thân phận làm người xét như một cá nhân hay xét như sống trong đoàn thể. Môn luận-lý-h͍c dùng ý-thức thuận-ý (trong trực-giác thuần-lý) để tìm ngay nơi tinh-thần những quy-tắc, những đường lối hoạt-động của tinh-thần trên đường tìm Chân-lý. Môn siêu-hình h͍c dùng ý-thức siêu-
https://thuviensach.vn
hình (la conscience métaphysique), để khám phá ra những mối liên-lạc giữa tinh-thần và siêu-việt-giới, đem ra ánh sáng những khuynh-hướng mãnh liệt hướng về Chân, Thiện, M tuyệt đối.
C) KHẢ NĂNG NHẬN THỨC BẰNG THÔNG CẢM
I. Định nghĩa
Nơi con người còn một khả-năng nữa, hết sức linh-động để bắt lấy đối-tượng, là cảm năng. Cảm-năng là khả-năng nhận những trạng-thái khoái-lạc và đau khổ của thể xác hay tinh-thần. Nó là một khả-năng ngoại-lý (irrationnel), đã bị phái duy-lý phủ nhận hay khinh miệt, bị đuổi ra khỏi triết-học. Thế nhưng, dưới ngòi bút của những đại-triết-gia như Thánh Augustin, Pascal và một số triết-gia hiện sinh cận đại và hiện đại, cảm-năng đã được đề cao, và khám phá ra nhiều đối-tượng mà các khả-năng khác không tìm ra được. Pascal đã nói :
« Trái tim có nhͯng lý do mà lý-trí không biɼt t͛i ». (Le coeur a des raisons que la Raison ne connait pas).
II. Công dụng
Cảm-năng là một khả-năng nhận-thức đặc biệt bén nhậy. Nó cho ta thấu suốt đối-tượng (compréhension), bằng một tác động đồng cảm hay thiện cảm, Bergson gọi nó là một trực-giác (với nghĩa đặc biệt tiên sinh gắn cho nó). Nhờ cảm-năng, ta tự ném mình vào đối-tượng mình muốn biết. Vì thế, nó được thông dụng nhất trong những môn xã-hội-
https://thuviensach.vn
học, để học về tha-nhân giới, tìm mối thông cảm giữa người và người. Nền triết-học nhân-vị ngày nay dựa vào cảm năng, để coi tha-nhân là một nhân vị chứ không phải là sự vật, là một chủ thể chứ không phải là một đối-tượng, là một mục đích (cứu cánh) chứ không phải là phương tiện. Cảm năng còn được triệt để khai thác trong tôn-giáo-học. Nó bắc nhịp cầu thông-cảm giữa tinh-thần con người và Thượng-đế. Nhờ cảm-năng, hồn con người như được hòa mình vào với Tình yêu tuyệt đối, trong đó, tự do của ta chɰng những không bị hủy diệt (ngược lại câu nói của Merleau Ponty : « La liberté meurt au contact de l’Absolu ») mà lại còn được tăng cường, vì tham dự vào chính nguồn tự do là Thượng
đế. Chính nhờ-cảm-năng mà thực-hiện được mộng phối Thiên (hợp với Trời) Nho giáo đã nói tới.
D) KHẢ NĂNG NHẬN THỨC BẰNG TIN-TƯỞNG
I. Định nghĩa
Tin tưởng, hay nói vắn-tắt, là tin, bởi chữ tín, gồm chữ nhân và chữ ngôn. Theo nguyên tự, tin là công nhận lời người khác nói là thật. Trong tâm-lý-học nó còn có nghĩa là tự mình tin mình trong khi mình phán đoán. Theo nghĩa chuyên môn muốn nói tới ở đây, tin tưởng là một cách nhận-thức bằng thuận lời người khác, bằng tin vào chứng
cứ của người khác hay của những sự kiện mà chính mình đã không mục kích. Cách biết này dựa trên uy tín của người khác, hay dựa vào giá trị xác thực của một sự kiện, của một biến cố đã quá đáng cho ta tin.
https://thuviensach.vn
II. Công dụng
1) Khả-năng nhận-thức bằng tin tưởng không có giá trị gì trong khoa-học. Khoa-học đòi phải quan sát, thí nghiệm, kiểm chứng. Khoa-học không quyết đoán về những gì chưa quan sát, chưa thí nghiệm, chưa kiểm chứng. Nếu có nói lên một điểm nào chưa có, thời đó mới là giả thuyết mà thôi, chưa xác thực, chưa phải là sự kiện khoa học. Trong triết học, khả năng tin tưởng giúp ta nhận thức cách gián tiếp, có tính cách bổ-sung. Dựa vào uy tín các triết gia, điều nào đó chỉ có giá-trị triết-học khi nào chính nó được chính ta nghiền ngɨm, được chính ta suy tưởng, được chính ta khám phá ra ngay nơi ta. Những triết-ngôn có thể đóng vai trò khích động, khởi điểm để ta học hay nói Triết-học.
2) Khả năng tin tưởng phải được vận dụng trong sở-học hay trong những môn học tương tự, những môn học về đối tượng không hiện-diện trước mắt hay trước ý-thức. Sử-học đặt trên lòng tin tưởng vào các sử-liệu do đời-xưa để lại hay do những người đã sống trước ta. Qua trung gian sử-liệu, ta biết được những cái ta muốn biết, chứ không thể biết trực tiếp được. Dĩ nhiên, sử-học hiện-đại có hoài bão diễn nghĩa hiện tại và tiên đoán tương lai. Tuy nhiên, hiện tại và tương lai đó sở dĩ được ta hiểu, là nhờ vào những yếu tố đã có rồi, và phải nhờ vào lòng tin tưởng vào-những yếu tố đó ta mới hiểu được hiện tại, đoán được tương lai.
3) Khả năng tin tưởng này được triệt để áp dụng trong Tôn-giáo-học, là môn học nhằm vào những điểm huyền bí, vượt tầm nhận thức trực tiếp của ta. Những điểm này không có tính cách phản lý, nhưng chúng siêu lý. Ta chấp nhận
https://thuviensach.vn
chúng, là vì ta tin tưởng vào chúng và qua chúng, ta tin tưởng vào chính Đấng siêu việt đã biểu lộ chúng, hay nói một cách chuyên môn đã mặc-khải chúng. Càng cao siêu mầu nhiệm, những điều ta tin càng đòi ý-chí phải can thiệp. Vì chúng không hiển nhiên, nên trí khôn một mình không thể ưng thuận được. Để ưng thuận, trí khôn phải được ý-chí thúc đẩy. Xét theo khía cạnh này, lòng tin tưởng tôn-giáo có thể là một kích thích mãnh liệt để sưu tầm triết-học, nhất là khi tôn giáo đặt ra trước những chân trời trí khôn còn cho là lu mờ ; nhưng nhờ lòng tin tưởng, chúng đã có sɲn đấy và hấp dɨn ta để ta sát gần chúng bằng những suy niệm triết học, để ta thấu hiểu chúng được bằng nào hay bằng ấy. Tình trạng này đã xẩy ra trong đời Trung-cổ bên Âu-châu, đối với nền triết-học kinh-viện. Một phần nào, đó cũng là đường lối của một số triết-gia hiện sinh, nhất là trong các tác phẩm của nhà triết-học Kierkegaard, ông tổ của hiện sinh thuyết. Những đau khổ, lo âu, xao xuyến của nhân sinh, dĩ nhiên, là những kinh nghiệm thường nhật hay là những khám phá của con người trầm-tư mặc-tưởng. Nhưng dưới ngòi bút của nhà triết-học Đan-mạch, chúng đã được diễn tả một cách bi đát hơn, một cách chính cống hơn, nhờ múc nguồn nơi Thánh-Kinh mà từ bé ông vɨn đặt một lòng tin tưởng sắt đá vào đó. Cách cảm hứng này nhiều khi có thể phong-phú-hóa lối tư-tưởng triết-học, nhưng không bao giờ nó thay thế những cách nhận thức khác vɨn được dùng khi tìm những loại đối tượng khác. Nhất là nó không bao giờ thay thế khả năng nhận thức bằng lý trí, mà đến lúc ta nói riêng sau đây.
https://thuviensach.vn
TIẾT II : CÁCH NHẬN THỨC BẰNG LÝ TRÍ
A) TỔNG LUẬN VỀ LÝ-TRÍ
Lý-trí, được bàn tới đây, cũng là lý trí được đề cập trong Luận-lý-học : Lý trí và những nguyên tắc căn bản của Lý trí. Nhưng ở đây, chúng tôi còn đề cập tới lý trí như là khả năng nhận thức được dùng cả trong Triết học, để chuẩn bị câu định nghĩa của Triết học vào cuối phần thứ nhất này 1. Lý trí là tài năng để suy luận hay lý-luận, cũng như giác năng là tài năng để cảm giác và tri giác. Nó là một trong những điểm đặc biệt của con người linh ư vạn vật. Ở trong lý-trí, đã có sɲn hɰn một cơ cấu căn bản làm nền tảng cho mọi cuộc suy luận, tức là hệ thống nguyên tắc tối sơ, sơ thủy hay đệ nhất (principes rationnels, premiers principes, principes directeurs…)
I. Đɴc tính
Trước hết, những nguyên tắc tối sơ là những chân lý tự chúng hiển nhiên. Chỉ cần hiểu câu nói A là A, là hiểu ngay, không cần minh chứng gì cả.
Thiếu minh chứng, không phải vì đó chúng trở nên tối tăm, nhưng vì chúng hiển-nhiên không cần minh-chứng bằng chân lý khác nữa. Nguyên tắc tối sơ lại còn khẩn thiết, nghĩa là không có chúng, đời sống tư tưởng không thể sống được. Cả trong trường hợp hoài nghi, muốn bảo rằng hoài nghi, cũng phải dựa vào chúng, để (hoài nghi là hoài nghi), A là A, và để lý trí ta chắc chắn « hoài nghi là hoài nghi » và « tôi hoài nghi tất cả, tôi hoài nghi tất cả ». Do đó, có tính
https://thuviensach.vn
cách phổ biến, trong không gian cũng như thời gian. Đã là người, thời dầu thuộc thượng cổ hay tương lai, cũng đều nghĩ như thế cả. Đã là người, thời người Âu, người Á, người Phi, người Úc đều tư tưởng A là A, và A không thể vừa là A vừa là không A cùng một lúc.
II. Phân loại
Có hai nguyên tắc căn bản hơn cả là nguyên tắc đồng nhất (principe d’identité) và nguyên tắc túc lý (principe de raison suffisante).
1) Công thức nguyên tắc đồng nhất như thế này
A là A. Vì thế, nó có tính cách phân tích : thuộc từ chɰng những ngậm trong chủ-từ, lại còn có khi hệt như chủ từ. Trong trường hợp trước, có tính cách đồng nhất thuộc loại (identité spécfique) nghĩa là trí khôn khám phá ra một điểm chung như nhau, nhưng ở nơi nhiều các vật khác nhau thuộc cùng một loại. Trong trường hợp sau, có tính cách đồng nhất thuộc số (identité numérique) : chúng tôi ở cùng một nhà, nhà đó là một nhà đó, v.v… Nguyên tắc đồng nhất có thể diễn tả bằng một công thức tiêu cực, cũng gọi là nguyên tắc mâu thuɨn (principe de contradiction) ; một vật không thể vừa có vừa không cùng một lúc, A không thể vừa là A vừa không A cùng một lúc. Giữa hai : A và không A, phải có một câu đúng, một câu sai, chứ không thể cả hai đúng hay sai. Đặt vào công thức này, nguyên tắc đồng nhất thành nguyên tắc diệt tam hay khử tam (principe du tiers exclu : một là A hai là không A, chứ không có giả thuyết thứ ba). Đem nguyên tắc đồng nhất ra áp dụng, có thể đặt ra
https://thuviensach.vn
nhiều công thức khác : vòng A ở trong vòng B, vòng B ở trong vòng C, thời vòng A cũng ở trong C. Cái gì thuộc về nhân tính, thời thuộc về Giáp và Ất, là những cá nhân thuộc nhân loại (xét theo trương độ : extension). Ai có nhân tính, thời có tất cả những gì cốt yếu của nhân tính (xét theo nội dung hay nội hàm : compréhension). Hai lượng bằng lượng thứ ba, tức là bằng nhau.
2) Nguyên-tắc túc-lý diễn bằng công thức sau đây
Tất cả đều phải có lý do, phải có thể hiểu được (không do người này thời do người khác, không do con người thời do thần-minh nào đấy). Nếu có A, hɰn phải do cái gì mới có A : nguyên tắc nhân quả (principe de causalité), ác giả ác báo, luật nghiệp quả của đạo Phật, vật nào đã bắt đầu, phải có nguyên nhân làm cho nó bắt đầu. Nhưng nguyên tắc nhân quả chỉ là một khía cạnh của nguyên tắc túc-lý. Vật nào cũng phải có lý do tồn tại, nhưng không phải tất cả mọi vật có nguyên nhân. Có một hữu thể không có nguyên nhân sinh ra mình, dầu hữu thể đó là nguyên nhân sinh ra các vật khác. Cùng một nguyên nhân trong cũng cùng một trường hợp, phải sinh ra một hiệu quả (công thức này được áp dụng nhất trong khoa học thực nghiệm).
3) Nguyên-tắc túc-lý còn diễn xuất ra nguyên tắc mục đích (Principe de finalité)
Mọi vật đều có mục đích của nó ; hoặc tự nó biết mục đích mình theo đuổi, hoặc tự nó bị chi phối dɨn tới mục đích đặt trước do một vật khác. Hoặc vừa bị chi phối, vừa biết mục đích mình dɨn tới, lại vừa tại mình đun đẩy tới đó. Đem
https://thuviensach.vn
áp dụng nguyên tắc túc lý, ta có nguyên tắc bản thể (principe de substance) : m͗i hiện tượng đòi phải có một bản thể thường xuyên nâng đỡ hiện tượng đó. Có hoạt động, phải có chủ thể hoạt động. Hoạt động đi theo chủ thể (operari sequitur esse), muốn hoạt động phải có chủ thể trước đã.
III. Nguồn gốc
1) Duy nghiệm thuyết
Duy-nghiệm-thuyết cho rằng những nguyên tắc tối sơ đều do kinh nghiệm mà có, vì thế, chúng là những chân lý hậu thiên (à postériori). Trong trường hợp này, chúng ta mất tất cả những đặc tính ta vừa gán cho chúng trên đây. Thay vì khẩn thiết, bất di dịch phổ biến, chúng có tính cách thay đổi, đặc thù và bất tất. Duy-nghiệm-thuyết này có nhiều hình thức : hình thức duy-cảm-giác của Locke và Condillac, hình thức duy-liên-tưởng của Hume và Stuart Mill (association indissoluble), hình thức tiến hóa của Herbert Spencer (do những thế hệ trước mà có), hình thức duy thực-nghiệm của Auguste Comte, hình thức xã hội thuyết của Durkheim.
2) Duy-lý-thuyết
Phía cực đoan bên kia có thuyết duy lý, chủ trương nguyên tắc tối sơ không do kinh nghiệm, vì những đặc tính của chúng phản hɰn lại kinh nghiệm. Có thứ duy lý khách quan (rationalisme réaliste) dựa trên định lý này : luật của lý trí cũng là luật của sự vật và ngược lại. Có thứ duy lý chủ
https://thuviensach.vn
quan (rationalisme subjectiviste) kiểu Kant : luật của tư tưởng hoàn toàn chủ quan, chứ không dính líu gì với sự vật, vì thế hay thay đổi.
3) Duy-linh-thuyết
Theo triết học duy-linh, tất cả những nguyên tắc này đều do ý-thức nhận ra trong lúc nhìn vào bản ngã tâm-lý. Ngay trong tận đáy ý thức, sɲn có những nguyên tắc thuần lý. Lúc bàn về lý-trí con người trong Siêu-hình-học, ta thấy lý trí có nhiều nguyên tắc điều khiển (principes directeurs) những tác động nhận thức của mình. Hai nguyên tắc căn bản hơn cả là nguyên tắc đồng nhất và nhân quả. Có nguyên tắc trước, khi nào hai hay nhiều sự kiện là một, hoặc là một cách cụ-thể (identité concrète) như khi một thực-trạng lại có nhiều cách chỉ khác nhau ; hoặc trừu tượng (identité abstraite) khi nào cũng một thực tại nào đó thấy nơi nhiều vật cùng loại. Đồng nhất tính được khám phá ra do sự so sánh hai biểu thị đã có trước. Vậy cần phải có ký ức và ý thức. Ký ức để tìm ra nhiều biểu thị ; ý thức, để nhìn chúng với một cái nhìn tổng hợp. Không có gì đồng nhất với nhau cho bằng đối tượng ý thức và chính ý thức. Khi nào nhìn một cái gì cứ mãi vậy, mặc cho những cái gì khác thay đổi, lúc đó có ý niệm về bản thể. Còn nguyên tắc nhân quả, cũng phải do ý thức khám phá ra ngay trong nội giới. Ở đây ta mới thấy rõ mối dây liên lạc giữa hai hiện tượng A-B mà A là nhân còn B là quả. Ở lợi ích, nội giới ta thấy rõ nguyên động lực cuối cùng của một hoạt động : Lợi ích là một « lò so sinh-vật » đun đẩy mọi vật sống tới ch͗ hoạt động. Nhưng chỉ có con người khám phá ra mối tương
https://thuviensach.vn
quan hay sự hấp dɨn của lợi ích. Đó là tương quan mục đích. Nhận ra nó nơi ta, ta mới đem áp dụng cho những kinh nghiệm, hay những hoạt động của người khác.
Ngoài những quy tắc điều khiển đời sống tư tưởng trong phạm vi lý thuyết, còn có những quy tắc chỉ huy đời sống đạo đức trên phương diện thực hành. Làm lành lánh ác, đó là tiếng nói của lương tri hay là lương tâm, cũng gọi là lý trí thực tiễn gói ghém tất cả những quy tắc đặc thù và có nhiệm vụ hướng dɨn hành vi con người về Thiện, làm sao cho đời sống không mâu thuɨn với những đòi hỏi và những khuynh-hướng chính đáng chôn rễ sâu tận đáy bản ngã : khuynh hướng vị ngã vị tha, vị lý tưởng siêu việt.
4) Thuyết chiết-trung
Thuyết này chủ-trương bất cứ tri-thức nào của con người đều bắt đầu bằng kinh-nghiệm : « Nhil est in intellectu nisi fuerit in sensu » (Aristote, St. Thomas).
Vậy việc nhận ra những nguyên tắc cũng cần phải có kinh-nghiệm, nhưng kinh-nghiệm chỉ là điều kiện hay là cơ hội, để lý trí làm thành hình những nguyên tắc, đồng thời khám phá ra chúng. Việc thành hình và khám phá này phải theo con đường tiến hóa tâm-lý. Theo đường tư tưởng của con người từ khi biết dùng trí khôn, ta thấy xuất hiện đầu tiên nguyên tắc mục đích, rồi đến nguyên tắc nhân quả, là hai nguyên tắc diễn xuất do nguyên tắc túc lý. Lớn lên, con người mới khám phá ra nguyên tắc đồng nhất, dầu mà đời sống tư tưởng phải đặt nền móng tại đây. Nói khác đi, nền sâu thấy sau, nền nông thấy trước.
https://thuviensach.vn
B) TẦM QUAN-TRỌNG CỦA KHẢ-NĂNG LÝ-TRÍ
Đã có những triết gia quá đề cao lý trí con người, như Aristote (đời thượng cổ), Descartes, Kant, Hegel (đời cận đại), Brunschvicg (đời hiện đại). Cũng đã có những triết-gia quá miệt-thị lý trí, như Pacal (cận đại), Bergson và hầu hết các triết-gia hiện-sinh (hiện đại). Sự thực là : con người phải dùng tới khả năng lý trí rất nhiều, và dùng trong nhiều lãnh vực đối tượng khác nhau.
1) Trong những câu định nghĩa con người
Như ta sẽ thấy, triết học hiện sinh thích định nghĩa con người là hữu thể tự-do là người chính tự do, là vật biết băn khoăn lo âu xao xuyến, chịu sự bấp bênh may rủi trên trần gian. Nhưng, mở lịch-sử Triết-học Tây-phương, Đông phương người ta cũng đã dựa vào lý trí để định nghĩa con người, coi lý trí là cái gì đặc sắc nhất, linh thiêng nhất :
- Người là vật có lý trí (Aristote : « l’homme est un animal raisonnable »).
- Người là tư tưởng (Descartes : « je pense, done je suis »).
Chữ « trí » là một trong bộ nhân nghĩa lễ trí tín của Nho-giáo. Người ta thường nói, con người là vật biết suy tưởng, lý luận, tranh biện, biện chứng. Nhờ đó, con người vượt xa các vật khác ; tính cách siêu việt này được diễn tả rõ ràng trong câu sách Nho : « Duy nhân vạn vật chi linh », chỉ có người mới là linh (hồn) của vạn vật, giống câu : « Linh ư vạn vật ».
https://thuviensach.vn
2) Công dụng lý-trí trong các môn học
Tầm quan trọng của lý-trí được bật nổi hơn lên nữa, nếu ta rảo qua công dụng của nó trong các môn học. Nếu khoa học thực nghiệm phải dùng tới khả năng giác quan để quan sát, thí nghiệm, kiểm chứng, thời nó cũng phải dựa vào lý trí để kết cấu, nhất là dựa vào nguyên lý nhân quả có tính cách tất định. Các khoa học nhân văn cũng phải dùng tới lý trí để tìm mối tương quan giữa các hiện tượng nhân văn, lại còn phải áp dụng nguyên lý mục đích và phương pháp suy loại (raisonner par l’analogie), đều thuộc về lý trí cả. Triết học, khởi điểm từ nhận thức giác-quan, nhưng nó phải dừng lại nơi tinh thần con người, học hiểu về ý nghĩa đời sống với tất cả chiều hướng hiện sinh của nó. Triết-học vận dụng triệt để khả năng ý-thức và khả năng thông cảm. Nhưng triết học cũng tìm những mối tương-quan, nhất là tương quan nhân quả và tương quan mục đích, đẩy về phía nguyên nhân đệ nhất, về hướng mục đích cuối cùng. Muốn thế, Triết-học phải dùng tới lý trí. Chỉ có lý trí mới gián tiếp khám phá ra những gì là siêu hình theo nghĩa là siêu hiện tượng (chứ không phải nghĩa là vô hình vô tượng mà thôi). Lý trí mới tìm ra hòa điệu, trật tự trong các vật, bất cứ thuộc loại nào – vật chất hay tinh thần. Nói Triết học mà bỏ lý trí ra ngoài, là thiếu một đòn bẩy mãnh liệt nhất của nhận thức con người. Triết-học không được là duy lý, nhưng nó không phải chỉ là ngoại lý và nhất là nó không được phép phản lý, cũng như nó không được phủ nhận một cách võ đoán những gì là siêu lý vậy.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG II : GIÁ-TRỊ NHẬN-THỨC
Nhận-thức của ta có khách quan không ? Nhận-thức của ta có thấu đạt sự vật không ? Nhận-thức của ta có xác-thực không ?
https://thuviensach.vn
TIẾT I : KHÁCH QUAN TÍNH CỦA NHẬN-THỨC
Vấn đề được đặt ra ở đây là : vũ trụ trước mắt tinh thần có phải hoàn toàn là ảo tưởng không, hay là tinh thần nhìn đúng vũ trụ là có thực ở ngoài mình.
A) LẬP TRƯỜNG DUY TÂM
I. Trình bày
Nói chung, thuyết duy-tâm có khuynh hướng quy tất cả thực tại về ý tưởng hay là tư tưởng. Và vì ý tưởng hay tư tưởng ở trong nội giới nơi chủ thể, nên cũng còn gọi là thuyết chủ quan : chỉ những gì trong nội giới mới xác thực. Duy tâm thuyết đã có mầm mống ngay trong triết học của Descartes. Ông này đem chặt đôi con người : hồn một bên, xác một bên. Đôi bên không thông công gì với nhau. Hồn chỉ biết hồn, trực giác được hồn. Còn xác và ngoại vật không được quan tâm đến. Về sau, các môn đệ đi xa hơn nữa : chỉ những gì chủ quan mới thực là có (Malebranche, Leibniz, Berkeley, Kant). Duy tâm thuyết tuyệt đối của bộ ba người Đức Fichte (1782-1814), Scheling (1775-1854) và Hegel (1770-1832) còn đi xa hơn nữa, họ chủ trương rằng : ngoại giới, kể cả thần minh, Thượng đế, nội tại trong tư tưởng, trào lộn với nhau thành một. Thuyết vạn vật nhất thể ra đời (panthéisme).
Họ dựa trên những luận lý sau đây. Ta chỉ tiếp nhận những biểu thị của các vật chứ không phải chính các vật. Thứ đến, ngoại giới được ta tiếp nhận với những đặt tính
https://thuviensach.vn
của tư tưởng (như trật tự và khả niệm tính), nên nó phải thuộc phạm vi tư tưởng và chỉ có một thực tại là thực tại linh thiêng. Sau hết, biết một vật gì ở ngoài tư tưởng, tức là mâu-thuɨn, vì muốn biết vật phải nội tại ở trong tư tưởng.
II. Phê bình
Thuyết duy tâm mâu thuɨn : có việc biểu-thị (représentation) mà không có gì được biểu-thị (représenté). Đàng khác, nếu tư tưởng và thực tại như nhau, sao khoa học khám phá ra vũ trụ vật chất có tư tưởng con người từ ngàn năm ? Sao, nhiều lúc nghĩ thời khác mà sự thật lại khác với điều ta nghĩ ? Duy tâm thuyết phải phủ nhận sự lầm lɨn trong lúc sự lầm lɨn rất thông thường mà không ai tránh khỏi. Duy tâm thuyết dɨn tới chủ quan thuyết rất nguy hại cho đời sống tư tưởng và thực tế. Những lý do thuyết duy tâm đưa ra không minh chứng đủ. Kinh nghiệm cho ta thấy là ta cũng tiếp nhận chính sự vật được biểu thị, nhất là xác của ta. Còn việc cho ngoại giới có khả-niệm tính, chính vì vật chất không phải hoàn toàn hữu chất, nó còn có gì vô chất. Ta tiếp nhận được vật chính là nhờ cái vô chất đó. Sau hết, biết một vật gì ở ngoài tư tưởng không phải là mâu thuɨn, miễn là vật đó nội tại trong ta một cách nào nó : chính cái yếu tố vô chất nội-tại trong ta, nhưng nó chỉ là cái trừu tượng, còn chính sự vật được tư tưởng gồm cả yếu tố hiện tượng và yếu tố siêu-hiện-tượng vɨn ở ngoài. Tư tưởng của tôi chỉ có, khi nào tôi tư tưởng về vật gì. Một tư tưởng chỉ là tư tưởng, không tham chiếu về một vật gì, không thể có được, vì tư tưởng hay ý tưởng chỉ là một hình
https://thuviensach.vn
ảnh trí thức (image intellectuelle) của một vật. Đã là hình ảnh, phải là hình ảnh của một vật nào khác, là lẽ dĩ nhiên.
B) LẬP TRƯỜNG DUY THỰC
I. Trình bày
Duy thực tức là theo sát thực tế. Trong-phạm vi triết học, thuyết duy thực chủ trương lý trí tiếp nhận được các vật thực ở ngoài, chứ không phải chỉ có tên hay chỉ là ảo tưởng của chủ quan. Có thứ duy-thực tự phát của người dân thường : cảm giác cũng đã cho biết một phần nào rằng có ngoại giới. Nhưng nhất là duy thực thuyết hồi cố dựa vào kiểm chứng mà suy luận mới cho ta biết cách chắc chắn ngoại giới có thực.
Những nhà chủ trương thuyết duy thực hoặc dựa vào trực-giác (intuition) : tôi trực giác ngoại giới ; tuy rằng trực giác này khác với trực-giác nội-giới. Hoặc dựa vào luân lý : mọi sự chuyển động đều phải có nguyên nhân. Tôi thấy trong tôi có những chuyển động (cảm giác hay tri giác). Vậy chúng phải có nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân đó không ở trong tôi. Nó phải ở ngoài tôi. Sau hết họ dựa vào công ý (sens commun) và dựa vào sự giống nhau giữa việc nhận thức của nhiều người, có giác quan và lý trí lành mạnh.
II. Phê bình
Những lý do của duy-tâm-thuyết, là những điều khó hiểu mà duy-thực-thuyết phải cắt nghĩa. Duy tâm bảo : nếu không có một trí khôn nào để biết, thời sẽ không có một vật
https://thuviensach.vn
nào cả. Nói thế, tức là lɨn lộn hai quan điểm : nếu không có tư tưởng thời sẽ không có điều kiện để biɼt vật. Không biɼt vật thời khác, còn vật có thời khác. Duy tâm bảo, nếu có vật ở ngoài khác với tư tưởng ở trong, làm thế nào nội tại với nhau được. Vấn nạn đó do quan niệm nhị nguyên hoàn toàn, theo đó, trong tinh thần không có gì vật chất, không có gì có thể làm đối tượng cho tinh thần. Thế nhưng, ngay chính trong vật chất đã có gì vô chất, và chính tinh thần (con người) liên can mật thiết với cái gì hữu chất, tức là cái xác. Điều này ta thấy nơi con người là một vật chất tinh thần hoá và là một tinh thần nhập thể. Chính nhờ cái xác, ta có tri giác. Nhờ có tri giác mà ta biết có vật ở ngoài.
https://thuviensach.vn
TIẾT II : THẤU-ĐẠT-TÍNH CỦA NHẬN-THỨC
Vấn đề được đặt ra, là : ta có thể biết sự-vật một cách thấu triệt không ?
A) LẬP TRƯỜNG DUY-HIỆN-TƯỢNG
E. Kant, nhà triết-học thời-danh Đức-quốc chủ-trương : ta không thể thấu-đạt được chính vật, nghĩa là biết chúng tự-thể như thế nào (noumènes, en soi). Ta chỉ biết chúng như chúng hiʄn ra trước mắt trí-khôn, nghĩa là chỉ biết những hiện tượng (phénomènes). Sự vật đổi thay bề ngoài, qua lăng-kính lý-trí con người.
Tuy nhiên, ta phải công nhận và coi như những đʈnh đɾ (postulats) của lý-trí thực-tiễn, một số hữu-thể làm nền tảng cho cuộc sinh hoạt đạo-đức. Đó là :
- Tinh thần bất tͭ, để bảo-đảm sự thưởng-phạt công minh ở thế-giới bên kia.
- Tinh thần tͱ-do, để con người có đủ điều kiện chịu trách nhiệm.
- Thưͣng-đɼ, để nền đạo-đức có một vị Lập-pháp tối thượng.
B) LẬP TRƯỜNG TRỰC-GIÁC-THUYẾT
H. Bergson lại chủ trương khác hɰn : ta có thể thấu-triệt sự vật. Nhưng, với một cách khác hɰn cách của triết-học cổ điển nêu ra. Một đàng, phải dùng trͱc-giác thay vì trí tuệ. Trực giác mới giúp ta hòa mình vào sự-vật, hầu như thông-
https://thuviensach.vn
cảm với sự-vật. Chủ thể nhận thức và sự-vật tương-tại vào nhau, nhờ trực-giác giống người ngắm tranh hòa-mình vào chính bức tranh. Nhờ trực-giác ta thấu hiểu toàn-diện sự vật bằng cách tiếp-xúc trực-tiếp, không cần qua trung gian các khái-niệm. Đàng khác, sự vật Bergson nói đây là sự vật cͥ-thʀ mà thôi. Trí tuệ thường làm công việc mổ-xɸ trừu tượng, nên không thấu đạt được sự-vật cụ-thể, với tất cả những gì sự-vật đó có.
https://thuviensach.vn
TIẾT III : XÁC-THỰC-TÍNH CỦA NHẬN-THỨC
Câu hỏi cuối cùng về giá-trị nhận thức, là : nhận thức của ta có đạt được chân lý không ? Hoài-nghi thuyết trả lời : không.
A) TRÌNH BÀY HOÀI-NGHI-THUYẾT
Sẽ phác qua mấy dòng lịch-sử, rồi trình bày những lý-do phát sinh ra thuyết hoài nghi này.
1) Mấy dòng lịch sͭ
Từ đầu, đời sống tư tưởng Hy-lạp, có nhiều nhà triết-học không tin-tưởng gì vào giác-quan con người, như Héraclite (576-480), Parménide (540 av.J.C). Những gì giác quan cho ta thấy, đều là ảo tưởng cả. Đối với Héraclite, không có chi là thường xuyên vững chãi dầu ngũ quan cho ta thấy nhiều vật tồn tại. Đối với Parménide, lại không có gì động đạt cả, dầu ngũ quan cho ta thấy sự vật chuyển rời. Đồng thời bên Đông có Mặc-Tử (479-481) cũng chủ trương hoài-nghi thuyết, nhưng thiên về trí thức tinh thần, như Protagoras (485-411) bên Tây cho rằng cái đúng cho người này, lại không đúng cho người khác.
Sau đó, Pyrrhon (365-275) ra đời, chủ trương hoài nghi phổ biến : không nên tin tưởng vào giác quan, cũng không nên tin tưởng vào lý trí. Nên đứng trung lập. Sau Pyrrhon, một nhóm khác lại chủ trương không có gì chắc chắn xác thực. Mọi sự đều là cái nhiên (Arcésilas, 315-243). Thuyết này được Cournot (1801-1877) trình bày và áp dụng cả vào toán học (probabilité mathématique).
https://thuviensach.vn
2) Lý do hoài-nghi thuyết tuyệt đối dựa vào
Trước hết là vô tri. Người ta sinh ra dốt nát, hay có biết chi đi nữa, cũng chʆ biɼt m͙t phần. Nhưng sự vật liên đới lɨn nhau. Một là phải biết cả, hai là hoài-nghi. Đã vậy, không ai biết cả được. Thứ đến, ngũ quan và lý trí nhầm là thư͝ng. Thứ ba, chân lý xem ra có vɸ tương đ͑i. Chả vậy mà bá nhân bá tính, người này mâu thuɨn với người khác đó sao ?
B) PHÊ-BÌNH HOÀI-NGHI-THUYẾT
Nói cách chung, hoài-nghi thuyết tuyệt đối không thể có được, vì mâu thuɨn. Thế nào cũng phải có một điểm chắc chắn không ai có thể hoài nghi được. Anh hoài nghi tất cả ư ? Thời « điểm chắc là anh hoài nghi tất cả ». Hay nói cách khác, anh hoài nghi, tôi nhầm, chúng ta có thể là điên tất cả. Nhưng chắc chắn một điều là muốn hoài-nghi, muốn nhầm, muốn điên phải có trước đã.
Còn về những lý do khiến ta có thể hoài-nghi, cũng có giá-trị. Tuy nhiên, cần phải phân biệt. Không biết toàn diện một vật, nhưng có thể biết một thành phần của vật. Cái biết đó vɨn xác thực tuy rằng chưa được đầy đủ. Ngũ quan, tự chúng không lầm. Chúng lầm là vì có phán đoán kiểm soát. Lý trí có thể lầm. Nhưng cũng có thể đi tới ch͗ tránh cái lầm. Còn về mâu thuɨn giữa người với người, phải nhận rằng, người ta bất đồng ý kiến trong nhiều điểm. Nhưng có những quan điểm bất di bất dịch, không ai có thể hoài nghi được, như những nguyên tắc sơ thủy của lý trí và của luân lý. Vậy đã là người linh ư vạn vật, con người được sinh ra để
https://thuviensach.vn
biết chân lý và biết cách xác thực, theo nghĩa chúng tôi ấn định ở chương sau đây.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG III : VẤN-ĐỀ CHÂN-LÝ
Chân lý là gì ?
Vài đặc tính của chân lý
https://thuviensach.vn
TIẾT I : CHÂN-LÝ LÀ GÌ ?
A) TIÊU-CHUɥN CHÂN-LÝ
Trước hết, đặt vấn đề : dựa vào đâu để bảo rằng điều ta quyết đoán hay phủ-nhận là thực ? Hỏi như thế tức là đặt vấn đề tiêu-chuẩn chân-lý.
Người ta nêu ra rất nhiều tiêu-chuẩn tùy màu sắc triết học. Đối với những người tự ti mặc cảm, không tin tưởng vào chính mình, thời chân lý dựa trên thɼ giá hay là uy tín của một cá nhân, hay là trên ý kiɼn phần đông. Những loại tiêu-chuẩn này có tính cách ngoại tại (extrinsèque) chúng gây áp lực cho chủ thể nhận thức nên thường ít giá-trị trong phạm-vi nhận-thức khoa-học hay triết-học. Chúng tương ứng với cách nhận-thức bằng tin tưởng đã nhắc tới ở trên. Người ta thường đem ra tiêu-chuẩn hiển nhiên (évidence). Đúng hay là thật, là cái gì hiển nhiên, như hai với hai là bốn. Họ quên rằng, trong nhiều trường hợp (khoa-học hay triết-học) chân lý có thể là hiʀn nhiên tͱ nó (tự tại, en soi), nhưng lại không hiển nhiên đối với tôi (pour moi). Vậy hiển nhiên ở đây, phải hiểu là hiʀn nhiên h͓i c͑ (évidence réfléchie), nghĩa là hiển nhiên chỉ xuất hiện sau khi chủ thể đã kiểm điểm cân nhắc các lý do. Nói cùng ra, chính chân lý, hay là : chính thực tại là tiêu chuẩn cho chính mình, như ánh sáng làm cho ta xem các vật khác, đồng thời chính nó là cái ta xem cách chính tông hơn cả ; các vật khác được ta xem, vì chúng được gọi trong ánh sáng.
Ngày nay, người ta đem ra nhiều tiêu chuẩn khác, không có tính cách khách quan và phổ quát. Có người chủ
https://thuviensach.vn
trương, thật, là cái giúp ta thành công : duy dͥng chͧ nghĩa (pragmatisme) ; người khác : thật, là cái có thể kiểm chứng được bằng giác quan, duy-khoa-h͍c hay duy-thͱc-nghiʄm (scientisme, positivisme). Nhóm người thứ ba lại chủ trương, thật, là có cái lợi cái có ích (duy ích chủ-nghĩa, utili
tarisme) ; thật, là cái do xã hội (xã-hội-thuyết, sociologisme) ; thật là cái luôn luôn phải tiến hóa, phải biến dịch (tiến-hóa-thuyết, của Bergson, của H. Spencer), v.v… Những tiêu chuẩn trên đây hoàn toàn tương đối và chủ
quan, làm cho chân-lý thiếu tính cách phổ quát và bất di dịch.
B) ĐI SÂU VÀO CÂU ĐỊNH-NGHĨA CHÂN-LÝ
Có thể định-nghĩa chân lý theo hai quan-điểm : quan điểm phân tích và quan điểm tổng hợp.
I. Theo quan điểm phân tích
Nói phân tích tức là nói riêng từng thành phần một, về phía chủ thể nhận thức, cũng như về phía đối tượng được nhận thức. Nơi con người nhận thức có nhiều khả năng phức tạp. Từ dưới lên trên, trước hết ta có giác quan, quen gọi là ngũ quan. Chúng tiếp xúc với ngoại giới một cách khác nhau, tùy theo sở trường chuyên môn của m͗i giác quan. Như thế, việc nhận thức của mắt được thực hiện khác với việc nhận thức của lưỡi, và nhằm một khía cạnh đối-tượng khác. Nhìn, quả cam thời khác và nếm quả cam thời khác. Nhìn, cho ta biết mầu sắc ; nếm cho ta biết vị quả cam. Dĩ nhiên, đôi khi, ta nhìn, cũng biết được một phần mùi vị quả
https://thuviensach.vn
cam. Nhưng việc biết mùi vị không phải sở trường chuyên môn của mắt (thị giác) mà là của lưỡi (vị giác). Cũng có những trường hợp, tuy không phải sở trường chuyên môn, nhưng sự nhận thức rất cần cho ta nhìn mà biết nóng lạnh, nhất là nóng, để ta không cần lấy tay sờ cục sắt nung đỏ, chɰng hạn. Như thế tránh được bỏng tay.
Đi sâu vào đời sống tâm lý con người, khả năng chủ thể cũng rất phức tạp. Các nhà tâm-lý-học đem giản lược vào ba khả năng chính : là trí năng (hay là lý trí, ý thức) ý chí và tình cảm. M͗i khả năng tiếp xúc với đối tượng một cách khác nhau. Trí năng giữ công tác nhận thức, và nhằm khía cạnh « chân » (sự thật) của sự vật. Ý chí lo việc đun đẩy hoạt động, cùng với bản năng mà ta có thể gọi là nguồn hoạt động hạ đɰng. Ý chí nhằm khía cạnh « thiện » (sự tốt) của sự vật, và hướng về sự vật, thu hút do sự vật như là mục đích hay phương tiện để tiến tới mục đích. Sau hết, cảm-tình giữ công-tác làm vui khoái chủ thể, và nhằm khía cạnh « m » của sự vật, khiến chủ thể thưởng được đối tượng.
Sau khi phân tích qua chúng ta đi tới câu định nghĩa chân lý, theo quan điểm phân tích. Theo quan điểm này : « chân lý là sͱ tương ͩng giͯa trí năng và sͱ vật dư͛i khía cạnh « chân ». Câu định nghĩa này đã thành cổ điển và không phủ nhận các khía cạnh khác của sự vật. Lý do tại sao định nghĩa chân lý theo một khía cạnh như thế có thể tóm vào hai lý do chính này. Lý do thứ nhất là vấn đề phân công giữa các khả năng của chủ thể. Như trên ta đã nói, m͗i khả năng có sở trường chuyên môn riêng, tuy rằng đôi
https://thuviensach.vn
khi ra ngoài phạm-vi sở trường của mình. Nhưng cả trong trường hợp này, khả năng đó cũng vɨn không ra ngoài phạm vi chuyên môn. Mắt chuyên môn xem ánh sáng, nhưng cũng biết được dài rộng, xa gần. Nhưng biết được dài, rộng, xa, gần, cũng phải dựa vào ánh sáng. Mắt không nhận-thức được dài, rộng, xa, gần, trong đêm tối. Ở đây cũng vậy, chân lý là một khía cạnh của sự vật khi nào được biɼt t͛i, nghĩa là khi ta biɼt vật đó là cái gì, biɼt vật đó là có thͱc. Cuộc gặp gỡ của đối tượng dưới khía cạnh có và có thͱc (hay là hͯu thʀ) phải được thực hiện nơi trí năng. Lý do thứ hai, là vì hữu thể (hay là có thͱc) gồm nhiều đặc tính siêu nghiệm (nghĩa là bao giờ cũng gồm trong hữu thể) là chân, thiện, m. Hai đặc tính sau phải giả sử có đặc tính trước. Có thiện, m, vì có chân. Và nếu có chân, hɰn phải có thiʄn và m, dầu không nói rõ ra. Lấy cái chính để nói thay cho cái phụ, lấy cái cốt trụ nhưng không phủ nhận những cái dựa vào cốt trụ đó. Nói mặt trời, tức là hiểu ngầm ánh sáng và sức nóng. Nói chân, tức là hiểu ngầm thiʄn và m.
II. Theo quan điểm t͕ng hợp
Tổng hợp là nhìn toàn diện, chớ không nhìn từng khía cạnh một. Nhìn toàn diện chủ thể nhận thức, đem ra ánh sáng tất cả các khả năng liên can tới việc nhận thức, đồng thời nhìn mối dây liên lạc giữa chúng với nhau. Trong việc nhận ra chân lý, giác quan có, ý thức có, trí năng hay lý trí có, ý chí hoạt động có, cảm tình có. Tất cả đều tiếp xúc với đối tượng. Con người tiếp xúc với chân lý, bằng biɼt, bằng
https://thuviensach.vn
hành đ͙ng, bằng yêu, bằng thiʄn cảm. Tất cả đều được động-viên để ra đón đối tượng vào chủ thể. Chỉ một khả năng tiếp xúc, chưa gọi là chân lý. Hay già lắm, mới chỉ là chân lý khô khan và lạnh nhạt. Chân lý như thế, mới thỏa mãn được tính tò mò của ta, nhưng chưa đun đẩy ta tới ch͗ hành động, chưa làm cho ta thưởng thức được sự vật.
Về phía đối tượng cũng vậy. Cần phải nhằm tất cả các khía cạnh của đối tượng. Có những khía cạnh dễ nhận thức bằng khái niệm. Có những khía cạnh khác thoạt đầu xem ra dễ, nhưng m͗i lần ta muốn diễn tả bằng khái niệm, thời chúng trốn ẩn, như những hiện tượng th͝i gian, tình yêu, tính tình của một người. Trong những trường hợp này, một trí năng hay lý trí mà thôi không cho ta nhận ra tất cả các khía cạnh phức tạp và uyển chuyển. Ngoài ra, còn có những hiện tượng mà Heidegger gọi là hoàn toàn bị chôn vùi (verschutete phanomene). Tự chúng, chúng có thể được nhận ra dưới khía cạnh khái niệm và bằng trí năng, nhưng đối với người khác, chúng vɨn không được nhận ra, hoặc do thiên kiến, hoặc do hoàn cảnh khu vực. Những người duy vật, vì thiên kiến, họ không hiểu thế nào là một thực tại tinh thần và ngược lại, những người duy tâm, không thể lĩnh hội thế nào là một vật không phải là sự kiện tâm lý, nên phải trình bày cho họ sự vật dưới một khía cạnh của sự vật mà họ dễ thấy hơn, hay dễ cảm kích họ hơn, nhưng cũng bảo họ không được phủ nhận khía cạnh khác.
Vậy chân lý theo quan điểm tổng hợp là sͱ tương ͩng giͯa chͧ thʀ toàn diʄn và đ͑i tưͣng toàn diʄn, v͛i tất cả nhͯng m͑i tương quan giͯa chúng, chứ không phải chỉ giữa
https://thuviensach.vn
trí năng và sự vật dưới khía cạnh chân mà thôi. Định nghĩa này cũng đúng, với điều kiện là không phủ nhận sự phân công nói trên trong câu định nghĩa theo quan điểm phân tích. Với phong trào triết học thiên về hiện tượng và tả chân, người ta thích câu định nghĩa theo quan điểm tổng hợp hơn. Đó cũng là một phản ứng chính đáng, sau bao nhiêu năm phân tích quá chớn. Phân tích mà không phủ nhận tổng hợp, như ta thấy trong triết học Âu châu thế kͷ mười ba, thời là một thế quân bình lý tưởng. Phân tích để đi đến ch͗ tách biệt cả trong thực tế những yếu tố bất khả tách biệt, thời quả là một nhầm lɨn lớn, như ta thấy trong triết học duy tâm, duy lý hay duy khoa học. Sự phân tích quá chớn – trong phạm vi khoa học chɰng hạn – đã tách hɰn hai phạm vi tri và hành. Người ta biết chʆ đʀ biɼt, chứ không màng tới việc biết đó giúp con người làm thiện và cho họ hạnh phúc hay không. Triết học mới đã phản ứng lại và bắt ta phải trở về chủ thể và đối tượng toàn diʄn. Nhưng nhiều khi, Triết học mới lại đi sang cực đoan bên kia, tới ch͗ tổng hợp quá chớn, làm đảo lộn tất cả những ý niệm, mất cả chính danh định phận trong phạm vi Triết học, trở thành những áng văn-chương tiểu thuyết lu mờ mông lung, tả những trạng huống tâm tình bi đát, mà không tìm ra manh mối bằng những ý niệm rõ rệt hay là tiến tới ch͗ rõ rệt. Do đó, chân lý bị lu mờ uyển chuyển, không làm mɨu mực cho đời sống con người, ít là trong những điểm then chốt nền tảng.
https://thuviensach.vn
TIẾT II : ĐɳC TÍNH CỦA CHÂN-LÝ
Nói đặc tính của chân lý ở đây, là nói đặc tính của chân lý đã thành hình r͓i nghĩa là một sự gặp gỡ giữa chủ thể và đối tượng. Sự gặp gỡ này muốn được gọi là chân lý, phải giả sử tất cả – hay một phần – những điều kiện phải có. Bên chủ thể, phải có điều kiện để có thʀ nhận ra đối tượng, như có thật. Bên đối tượng, cũng phải có những điều kiện để có thʀ đưͣc nhận ra, một khi đứng trước một chủ thể lành lặn. Nếu thiếu những điều kiện song phương đó, thời thiếu sự tương ứng tức là thiếu chân lý, hay chỉ là chân lý chủ quan chứ không khách quan. Vậy, một khi đã có chân lý khách quan như thế nó có những đặc tính chính nào ?
A) CHÂN-LÝ TUYỆT-ĐỐI HAY TƯƠNG-ĐỐI ?
I. Chân lý tuyệt-đối
Phải trả lời ngay, đã là chân-lý, là phải tuyệt đối. Phải hiểu thế nào ? Chân lý phải có tính cách tuyệt đối, vì có là có, không là không. Nếu có bảo không, hay nếu không bảo có, là sai. Nhìn một vài khía cạnh của sự vật, là chắc chắn nhìn một vài khía cạnh đó. Và nhìn toàn thể khía cạnh của sự vật, là chắc chắn nhìn được toàn thể khía cạnh. Nếu tôi thấy anh bạn tôi ngồi lúc này, thời chắc chắn là anh bạn tôi ngồi. Việc anh bạn tôi ngồi là thật và sɺ còn thật mãi mãi, dầu sau đó bạn tôi thay đổi dáng bộ bao nhiêu lần đi nữa. Việc anh bạn tôi ngồi là một sự kiện không ai có mắt lành có thể chối cãi được và sau mấy ngàn năm, sự kiện đó vɨn là sự kiện có thật, đã xẩy ra thật. Các sự kiện khoa-học đã
https://thuviensach.vn
xẩy ra, đã được minh chứng k-lưỡng đều thật cả. Những chân lý tối sơ hay là sơ đɰng xuất hiện lúc con người biết tiếp xúc và hiểu sự vật, cũng đều là thật cả. Nếu đã là thật thời sẽ thật mãi mãi. Cuộc sinh tồn cụ thể đã được cấu tạo, và đang sɲn có đấy, cũng là thật và luôn luôn thật. Tính cách tuyệt đối nói đây không được hiểu theo nghĩa Leibnitz cho rằng, có như thế, là vì có sự đồng nhất hiển nhiên giữa hai khái niệm minh bạch. Nhưng phải hiểu là vì những khái niệm đó luôn hướng về sự vật ở ngoài, nhờ một tác động ta gọi là tri-giác, nếu là những chân lý về sự vật hữu hình.
II. Nhưng có thể bảo một chân lý tương đối không ?
Nhiều nhà triết-học hiện-đại đã trả lời rằng có. Không kể những người quá hoài nghi, nghi ngờ tất cả kiểu Pyrrhon, hay là một số người khác như K. Jaspers và Merleau-Ponty chủ trương con người là mɨu mực chân-lý. Ta có thể hiểu câu trả lời trên theo một nghĩa có thể nhận được. Một đàng chân lý tương đối ở ch͗ chủ thể nhận-thức có khả năng hơn kém. Một người nào đó, lúc còn nhỏ, nhìn sự vật không hoàn hảo bằng lúc lớn. Một người thường dân nhìn sự vật cách đơn sơ và lu mờ hơn một nhà bác học. Một người mọi rợ nhìn vũ trụ không bằng người văn minh. Chủ thể nhận thức là con người chúng ta, bị chi ph͑i do nhiɾu điɾu kiʄn vật lý và sinh lý. Tinh thần con người là tinh thần nhập thể trong một cái xác, và qua cái xác, nhập thể trong vũ trụ vật chất. Tinh thần đó, lúc đầu mới là hòn ngọc quí-giá, nhưng ngọc bất trác, bất thành khí. Nếu ta không tập tành rèn
https://thuviensach.vn
luyện, tinh thần khó trở nên một dụng cụ sắc bén được. M͗i một thời đại, là tinh thần nói riêng và chủ thể nhận thức nói chung, như được tăng sức điện (survolté) để có thể nhìn đối tượng một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Tương đương với chủ thể, đ͑i tưͣng cũng phͩc tạp. M͗i đối tượng là một thành phần trong một toàn phần, gắn bó vào các thành phần khác. Rồi m͗i thành phần lại có một số vô hạn định những khía cạnh, và biết đâu, m͗i thành phần lại không có nhiều khía cạnh nho nhỏ khác. Vì thế, cũng một đối tượng nhưng đưͣc tuần tͱ khám phá ra, theo các khía cạnh. M͗i lúc, m͗i thời đại, khám phá được khía cạnh mới hay là nhìn khía cạnh (đã khám phá được) một cách rõ ràng hơn. Nhưng tuần tự tiến như thế, cũng vɨn có là có, không là không. Và đó là chân lý bất di dịch. Dầu chủ quan có thay đổi, nó vɨn nhằm đối tượng và dầu đối tượng phức tạp nhưng những cái nó có, những khía cạnh nó có, vɨn là thật, vɨn có đấy, để đợi cho chủ thể đến khám phá ra. Và như thế, vɨn giữ được tính cách tuyệt đối của chân lý.
B) CHÂN-LÝ BẮT BUỘC HAY KHÔNG ?
Bắt buộc ở đây phải hiểu theo nghĩa luân lý, nghĩa là khi đứng trước chân lý, hay là khi chủ thể nhìn đối tượng, có bắt buộc phải nhận và theo đối tượng không. Vì là phạm vi luân lý, nên con người còn có tͱ do, có thể không nhận và theo, và còn có vấn đề trách nhiʄm. Vì thế, nên phân biệt hai phạm vi : phạm vi của chân lý bắt buộc và phạm vi trách nhiệm nơi chủ thể.
https://thuviensach.vn
I. Chân-lý bắt buộc phải theo nó
Nếu đối tượng đứng trước chủ thể nhận thức, thời chủ thể bị nó bắt buộc phải nhận ra nó và theo nó. Tự nó, đối tượng hiển nhiên, không thể chối cãi và không cần minh chứng. Đối tượng là một dữ kiện (donnée), hay là một quà tặng (don) đòi phải được ta tiếp nhận (originar gebende Anschauung, như Triết học hiện sinh nói). Mắt mở trước ánh sáng, ánh sáng bắt bu͙c mắt phải xem ánh sáng và một khi đã xem thấy một lần, còn bắt buộc phải bảo rằng ánh sáng có và thật có. Những nguyên tắc tối sơ (premiers principes) vì xuất hiện nơi sự vật và do sự vật, cũng buộc chủ thể phải nhận một khi chủ thể tiếp xúc với chúng. Những nguyên tắc chỉ huy đời sống luân lý và tôn giáo (tự nhiên) cũng là những chân lý, do sự gặp gỡ giữa ý thức đạo đức và trật tự cùng những đòi hỏi của đời sống. Chúng cũng có sức bắt buộc. Dĩ nhiên, sức bắt buộc cũng có những cấp bậc hơn kém, tùy như những chân lý đó liên hệ mật thiết hay không, xa hay gần, tới đời sống hạnh phúc cách riêng. Theo nhận xét này, một chân-lý lý-hóa không có sức bắt buộc bằng một chân-lý luân-lý, xã-hội hay tôn giáo. Nhưng đã là người, mang cái thân phận là người (condition humaine), thời phải chịu bất cứ chân lý nào bó buộc mình, vì mình không tạo ra chân-lý và chỉ tìm ra chân-lý, tìm ra chân lý với tất cả khía cạnh và ý nghĩa (Sinndeutung) của chân-lý. Chân lý bắt buộc nhưng bắt buộc con người tự-do, vì thế đặt vấn đề trách nhiệm.
II. Trách nhiệm nơi chủ thể
https://thuviensach.vn
Trách nhiệm thứ nhất, là phải tͱ do đ͑i thoại v͛i chân lý, tự-do tìm ra chân lý, tự do hạn chế phạm vi chủ quan của mình để cởi mở đón nhận chân lý, tự do ưng thuận với chân-lý, với những gì có (consentement à l’être : A Forest). Và đó là tự do thật, một thứ tự do rộng mở, chứ không tự
nhắm mắt trước ánh sáng, để trở thành mù. Nhưng về phương diện trách nhiệm, nhiều khi được giảm bớt hay mất hɰn. Một đàng, tự do chưa đủ điều kiện vật lý hay sinh lý để thực hiện điều mình muốn, là nhận và theo chân lý. Và chưa đủ như thể không tại l͗i mình lười hay ngoan cố nhắm mắt trước ánh sáng. Đàng khác, đối tượng nhiều khi đã được gói trong một khung cảnh đóng. Khung cảnh này như bức bình phong chắn đối tượng hay một phần của đối tượng. Nếu sau bao nhiêu cố gắng, đối tượng vɨn chưa hiện ra hay hiện chưa rõ, lúc đó chủ thể không chịu trách nhiệm. Nhưng sức bắt buộc của đối tượng vɨn còn nguyên vɶn. Vậy, bao lâu chưa thấy, phải tìm ; tìm được bao nhiêu, phải theo bấy nhiêu. Đó là trách nhiệm của ta đối với chân lý.
Chân-lý là, nếu có bảo có, nếu không bảo không. Ta không tạo ra chân-lý. Ta tìm ra chân lý, đó là luật của con người, mọi rợ hay văn minh. Nhưng phản lại luật đó, thường có chứng ảo tưởng : không có bảo có, hay chứng sai tưởng : có một đàng bảo một nɸo. Muốn tránh hai chứng bệnh nói trên, cần phải giáo dục : giáo dục về phía chủ thể nhận thức : ngọc bất trác, bất thành khí. Không rèn luyện, không thể nhận thức chân-lý được ; giáo dục về phía đối tượng : tìm ra sự vật. Khi nào có cuộc giáo dục song phương đó, sẽ có chân lý và nền giáo dục càng tăng, thời
https://thuviensach.vn
chân lý càng tỏ, sự tương ͩng (adéquation) giữa chủ thể và đối tượng hay giữa trí năng và sự vật, càng thêm khắt khe mật thiết.
https://thuviensach.vn
ĐỀ THI
1) Giải thích và phê bình câu của Kant : « Tất cả nhận thͩc cͧa ta bắt đầu v͛i kinh nghiʄm, nhưng không phải vì đó mà tất cả đɾu do kinh nghiʄm ». (Si toute notre connaissance commence avec l’expérience, il n’en résulte pas qu’elle dérive toute de l’expérience).
2) Lý trí và kinh nghiệm.
3) Những yếu tố của vấn đề giá trị nhận thức.
4) Kinh nghiệm có phải là điều kiện cần, có phải là điều kiện đͧ trong việc tư tưởng không ?
5) Nguồn gốc của nguyên lý căn bản của lý trí.
6) Giá trị của nguyên lý đồng nhất, nhân quả và cứu cánh. (Tú tài 2 CD, 1951)
7) Có phải bất cứ mọi sự tìm tòi gì về triết-học cũng bắt đầu từ Tâm-lý-học để đi tới Siêu-hình-học không ? (Tú tài 2, C D, khóa 2, 1951)
8) Trí tuệ loài người có biết được sự thật không ? (Ban C D, khóa 2,1951)
9) Giảng nghĩa và phê bình câu của Leibnitz : « Không có gì trong trí tuʄ mà trư͛c kia không có trong giác quan, trͫ phi chính là trí tuʄ ». (Ban C D, 1954)
10) Có thể chủ trương lý trí vɨn là một, bất chấp ý kiến bất đồng và trí khôn không đều nhau không ?
11) Câu nói : « Nhận thͩc cͧa con ngư͝i chʆ là tương đ͑i », phải hiểu thế nào ?
https://thuviensach.vn
12) Cắt nghĩa câu của Pascal : « Trái tim có nhͯng lý lɺ mà Lý-trí không biɼt t͛i ». (Ban C D, 1951)
13) Thông cảm (hay tình yêu) có phải là một cách nhận thức không ?
14) Hiển nhiên có phải là tiêu chuẩn đủ để phân biệt thiệt hư không ?
https://thuviensach.vn
CÂU H͎I GIÁO KHOA
1) Nguyên-lý đồng nhất là gì ?
2) Nguyên-lý túc-lý là gì ?
3) Nguyên-lý nhân quả là gì ?
4) Có thể nói lý-trí tiến-hóa được không ?
5) Chân-lý là gì ?
6) Chân-lý (vérité) và thực tại (réalité) có như nhau không ?
7) Tương-quan giữa chân-lý và hành động.
8) Lợi-ích có phải là tiêu-chuẩn đủ của chân-lý không ?
https://thuviensach.vn
PHẦN THỨ HAI : TRIẾT-HỌC LÀ GÌ ?
ĐẶC-SẮC-TÍNH CỦA TRIẾT-HỌC
THỬ ĐỊNH-NGHĨA TRIẾT-HỌC
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG IV : ĐɳC SẮC TÍNH CỦA TRIẾT-HỌC
Nhận xét chung
Triết học với mấy môn học khác
https://thuviensach.vn
TIẾT I : NHẬN XÉT CHUNG 2
Jaspers đã bắt đầu cuốn Triɼt h͍c Nhập môn của ông bằng một câu làm ta phải suy nghĩ nhiều. Ông viết : « Ngư͝i ta không đ͓ng ý nhau vɾ triɼt h͍c là gì cũng như triɼt h͍c có giá trʈ gì ». (Bản dịch Việt văn trang 35)
Thực vậy, nhìn vào lịch sử, ta không thể thấy hai triết gia chủ trương một triết thuyết giống nhau. Hơn nữa, như Ciceron đã nhận xét, không có một điều phi lý nào mà không có triết gia đề xướng và biện hộ.
Tuy nhiên, người khôn ngoan vɨn nhận thấy một đường lối chung giữa những khuynh hướng h͗n loạn kia, và những nét chính yếu của một Philosophia perennis vɨn hiện hình nơi trăm ngàn chủ tương đối lập nhau.
Nói thế, để ta nhận định tính chất của triết học, khoa học duy nhất của con người xét như là những cá vị tự do tham dự vào cùng một bản tính. Con người là một mâu thuɨn sống động, cho nên cái khoa học phản chiếu thực tại của con người cũng là một khoa học linh động, linh động đến n͗i không thể nào xác định hɰn được. Như thế có nghĩa là triết học không phải là một triết học thực nghiệm với những công thức được xác định rõ ràng và người sinh viên triết học chỉ việc học thuộc lòng là có thể trở thành những triết gia măng non. Một triết học được định nghĩa gọn gàng, chắc chắn, với những đề tài được giảng nghĩa một cách giáo điều : đó chỉ có thể là một triết học chết. Một triết học như thế có hại hơn là lợi : hại vì nó làm cho ta lầm tưởng mình là nhà hiền triết, trong khi thực sự ta chỉ là những con vɶt ;
https://thuviensach.vn
có hại nhất là vì cái tri thức giả hiệu đó làm tê liệt suy nghĩ là linh hồn của triết lý.
A) TRIẾT HỌC KHÔNG PHẢI MỚ MɳC-KHẢI
Không nên ngây thơ coi triết học như một mớ những mặc khải sáng láng và kƒ diệu có thể giúp ta giải đáp tất cả những thắc mắc về cuộc đời. Thái độ này khá thông thường nơi những môn sinh triết học. Kinh viện thời xưa : họ đón nhận triết học như một bài học quý giá do tiền nhân để lại : họ kính cẩn nhai đi nhai lại những bản kinh văn không khác chi những đứa trɸ học cuốn sách gồm những giáo điều.
Coi triɼt h͍c là m͙t m͛ nhͯng mɴc khải lạ lùng, là thái độ rõ ràng phản triết học. Đối với những khoa học thực nghiệm, sự suy nghĩ cũng cần, nhưng có thể nói là không đến n͗i bất-khả-khuyết : một dược sĩ bỏ rơi phần nghiệm xét và nghiên cứu phát minh, vɨn có thể dùng cái sở đắc của mình để hành nghề và giúp ích cho nhân loại ; trái lại, một triết gia bỏ suy niệm thì còn gì ? Chỉ còn một mớ kiến thức cũ, những kiến thức đó đã có ích cho những năm vừa qua, nhưng không trông giúp con người giải quyết những vấn đề luôn luôn đổi mới. Nói thế nghĩa là : không thể có triết lý nếu chỉ bám vào những bài học thuộc lòng, hay những kinh văn của thánh hiền.
« Đɴt tất cả m͍i cái thành vấn đɾ, đó là m͙t công viʄc quan hʄ và tr͍ng đại. Nhưng cũng là m͙t công viʄc nguy hiʀm : thuyɼt luân lý hình thͩc đã gần lắm, m͙t khi ngư͝i ta coi cái k thuật này như chính chͧ đích cͧa nó, không
https://thuviensach.vn
còn màng chi t͛i nhͯng đ͑i tưͣng đích thͱc trong kinh văn hoɴc qua kinh văn nͯa ». (Chenu)
Tình trạng suy đồi này, nếu chúng ta để tâm xét k, có thể sinh ra do hai căn nguyên : một là do sự lười lĩnh không muốn vất vả suy tư ; còn gì dễ bằng những bài học thuộc lòng ? Và còn gì ít nguy hiểm hơn là đi theo những con đường mòn ? hai là do ảnh hưởng khốc hại của những thiên tài gây nên. Cái vạ của những thiên tài là thường làm cho bọn môn sinh và những kɸ hậu lai thành kính họ quá đến n͗i coi họ như những mô phạm tuyệt đối : chúng ta chỉ còn phải làm như họ và lý tưởng của ta là làm được như họ ! Thay vì là dụng cụ để mài giũa tri thức ta, sách vở của thánh hiền đã trở thành chính tri-thức cho những môn sinh bạc nhược đó.
Cái vạ của thiên tài không do những bậc thiên tài gây ra, nhưng do chính chúng ta gây nên cho mình, do thái độ thành kính không phải lối. Thay vì dùng những kiến thức của thánh hiền làm bậc thang để tiến lên cao hơn, người ta đã phủ-phục dưới những kiến thức đó. Thực là không xứng với những n͗ lực của các hiền nhân tiền bối.
B) THỜI-ĐẠI-TÍNH CỦA TRIẾT HỌC
Nên nhớ rằng : triết học là khoa học về tinh-thần nhập thể con người, một thực thể còn được cấu tạo trên căn bản tự do và luôn luôn bất định, còn các khoa học thực nghiệm thì lại có những đối tượng hoặc bất biến (Toán, Lý, Hóa) hoặc biến hoá rất ít (vạn vật học). Chúng ta ai ai cũng biết toán học là điển hình những khoa học xác định (sciences
https://thuviensach.vn
exactes) và cái mộng của Descartes là kiến tạo một trí thức toàn diện xây trên mathesis universalis. Nhưng đặc tính của toán học là một tri thức tuyệt đối phổ quát quá ; trái lại, các khoa học về con người, nhất là triết học, nếu có đi vào con đường ấy tức là bị biến thành những khoa hình thức, vô lý và vô dụng.
I. Triết học và ưu tư của thời đại
Triết học phải mang nɴng nhͯng ưu tư cͧa con ngư͝i th͝i đại. Nếu không, triết học sẽ chỉ là một thứ văn chương tiêu khiển mà thôi. Về vấn đề này, E. Bréhier viết :
« La philosophie serait une pauvre chose, si elle ne se rattachait aux préoccupations d’une époque. En fait, les grands systèmes philosophiques ne sont intelligibles que comme la réaction d’un penseur à une situation générale politique, morale et spirituelle, en fonction de laquelle il se pose des questions dont la solution modifierait et transformerait cette situation elle-même dans un sens conforme à ce qu’il considère comme essentiel à la condition humaine… Aucune philosophie qui mérite ce nom, n'a pu naître ou renaître sous la poussée des évènements extérieurs, qu’il s'agisse de Descartes, des Encyclopédistes, d’Auguste Comte ou de Renouvier ; elle est tissée dans la trame du temps qui l’a produite ; c’est ainsi que, en un sens, une philosophie vieillit rapidement et que vains sont les efforts pour la maintenir à l’abri d’une école, séparée de sa source créatrice ». (E. Bréhier, La philosophie et son passé, Puf. 1940, p.4-5).
https://thuviensach.vn
Dịch : Triɼt h͍c sɺ tr͟ thành m͙t sͱ vật t͓i tàn, nɼu nó không liên kɼt v͛i nhͯng lo âu cͧa th͝i đại. Thͱc sͱ, ngư͝i ta chʆ có thʀ hiʀu đưͣc nhͯng hʄ th͑ng triɼt h͍c vĩ đại nɼu ngư͝i ta nhìn nhận chúng như là phản ͩng cͧa m͙t nhà tư tư͟ng đ͑i v͛i m͙t tình trạng toàn diʄn chính trʈ, luân lý và tinh thần : trư͛c tình trạng ấy, triɼt gia đã đɴt nhͯng câu h͏i mà ông hy v͍ng rằng nhͯng câu trả l͝i sɺ có thʀ đ͕i và hoán cải tình trạng đó theo phương hư͛ng mà ông cho là c͑t yɼu cho thân phận con ngư͝i… Không m͙t triɼt thuyɼt xͩng danh nào mà lại đã không phát xuất hoɴc phͥc hưng dư͛i sͩc đun đẩy cͧa nhͯng biɼn c͑ bên ngoài, dầu là Descartes, dầu là nhóm Bách khoa, dầu là A. Comte hay Renouvier ; triɼt thuyɼt đưͣc dʄt bằng dòng th͝i gian đã phát sinh ra nó ; cũng vì thɼ, theo m͙t nghĩa, m͙t triɼt thuyɼt thư͝ng chóng già và dầu ngư͝i ta c͑ công duy trì nó trong khuôn kh͕ m͙t h͍c phái thì cũng u͕ng công, vì nó đã xa cái ngu͓n s͑ng tạo nên nó.
Xem như thế, vì triết học là suy tư về con người thời đại, mà thời gian thì luôn luôn biến đổi, cho nên triết học cũng theo đó mà tiến lên. Nói thế nghĩa là triết học không có tính chất xác định như các khoa học thực nghiệm, trái lại, yếu tính của triết học (và đó cũng là yếu tính của con người) là luôn luôn vượt lên (se dépasser). Tất cả những dòng trên đây chỉ có một mục đích là khuyên ta đừng bao giờ quan niệm triết học như một khoa học giáo điều (dầu là giáo điều tôn giáo – dầu là giáo điều khoa học, vì thực ra phương pháp giáo khoa của khoa học có tính chất cưỡng phục và chung thẩm).
https://thuviensach.vn