🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thân Phận Và Hào Quang
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
THÂN PHẬN VÀ HÀO QUANG Tác giả: Hoàng Nguyên Vũ
Thể loại: Nhân vật - Sự kiện, Nhân vật Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Ebook: nguyenthanh-cuibap Nguồn text:Waka
https://thuviensach.vn
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
K
hi phỏng vấn, tôi luôn ý thức tâm thế để chọn một thái độ đối thoại
cho mình, đó là tâm thế đối diện những cuộc đời và thái độ bình tĩnh nhất có thể, để lắng nghe những thân phận trong các cuộc đời ấy.
Khánh Ly ◆ Lệ Thu ◆ Thanh Tuyền ◆ Bạch Yến ◆ Duy Quang ◆ Khánh Hà ◆ Họa Mi ◆ Lê Tấn Quốc ◆ Kim Cương ◆Đàm Vĩnh Hưng ◆ Thanh Lam ◆ Lê Uyên Phương ◆ Quang Minh - Hồng Đào ◆ Tuấn Ngọc ◆ Tuấn Vũ ◆ Kim Anh ◆ Phương Thanh ◆ Giao Linh ◆ Thu Minh ◆ Thanh Hà ◆ Randy ◆ Nguyên Thảo ◆ Minh Huệ ◆ Hà Trần ◆ Nhật Trung ◆ Thu Phương ◆ Nguyễn Chánh Tín ◆ Thủy Hương ◆ Hà Kiều Anh ◆
https://thuviensach.vn
Vân Anh
https://thuviensach.vn
V
LỜI GIỚI THIỆU
Người đi tìm tận cùng thân phận của vàng son
ũ - một người bạn đặc biệt. Chúng tôi từng học chung ngôi trường chuyên Phan Bội Châu nức tiếng cả nước, trên dưới một lớp. Lúc học, tôi không biết Vũ dù tôi chơi với nhiều người bạn lớp Vũ. Khi đó, tôi, ngày nhận được mấy trăm thư kết bạn bốn phương và trong trường nể phục vì thơ, truyện đăng báo khắp cả nước. Vũ chắc vẫn rụt rè đâu đấy. Khi đã trưởng thành được ném vào chảo đời thì trên 360 blog Vũ làm quen, chúng tôi bắt đầu chơi với nhau, chậm rãi, chân tình, thân thiết. Tôi làm việc trong ngành truyền thông, mảng Điện ảnh - Truyền hình - Giáo dục. Còn Vũ, một nhà báo.
Không biết có nên mở đầu bằng riêng tư như thế để nói về một nhà báo mà những bài phỏng vấn cũng đặc biệt như tình bạn chúng tôi? Vũ phát tiết muộn. Chữ nghĩa quăng quật mới chứng tỏ vàng thau.
Có hai nhà báo với những bài phỏng vấn tôi thích là Vũ và một chị xuất phát điểm là người viết văn, cũng từng học ở Phan Bội Châu. Nếu như chị kia mạnh về những câu hỏi thông minh, sắc sảo thì Vũ ngược lại. Tâm hồn hướng nội, kiến thức sâu và mạnh hơn tất cả, khêu gợi hết ẩn ức đời người, sự nghiệp, những góc khuất ai đó đối diện. Phải chăng, chính Vũ, con người có tuổi thơ và nhân thân phức tạp đã trui rèn khả năng nắm bắt nhân vật ở góc thăm thẳm. Như một con mắt thứ 3. Xanh veo, hun hút như giếng hoang rợn người…
Tất cả bài viết in sách lần này tôi đều đọc, trước đó. Những phỏng vấn nham thạch của những nhân vật mà các phỏng vấn trước đã ê hề về nhan sắc, chường chệ nghề nghiệp, đời tư. Đến lượt Vũ, tưởng cạn hết mọi nhẽ thì… Một Đàm Vĩnh Hưng gần đây với những cuộc tình chưa kể. Nguồn tin thân cận khác đủ để tôi hiểu thông tin phỏng vấn chỉ người tin cẩn mới biết. Một Thanh Lam
https://thuviensach.vn
hiện tại với những ngộ ra đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng, những trả giá cho người đàn bà hát… In ít những nhân vật vàng son tô phết mà ai cũng lao vào chộp giật, thách thức.
Nhưng, thực ra, Vũ biết không, Vũ có tài phủi vàng son bụi mờ… Những nhân vật cũ, những số phận, những câu chuyện, những nức nở, những sự nghiệp đã được định hình, cháy hết tuổi trẻ, còn tuổi già thuộc về đâu đó tròn vành rõ chữ, phỏng vấn tròn trịa chân dung cố định. Vũ khuynh đảo tất cả. Họa Mi, Lê Tấn Quốc, Giao Linh, Duy Quang, Thu Minh, Thanh Tuyền, Lệ Thu, Thanh Hà, Tuấn Ngọc, Bạch Yến, Kim Cương, Lê Uyên Phương, Nguyễn Chánh Tín, Quang Minh, Hồng Đào…
Ồ, càng kể thì càng thấy, Vũ “già” thế sao? Già đến nỗi những người mà cuộc đời trải qua bao thăng trầm trút lòng được với một cậu bé từ thời điểm phỏng vấn độ hai mấy ba mươi? Đừng nói sự nghiệp không ảnh hưởng từ xuất thân, tính cách nhé? Vũ - người làm báo thức thời từ cũ kỹ ngàn năm? Từ những nức nở phận đời sau hào quang? Ngọt ngào man trá và cay đắng dư âm. Tôi tự hỏi, sau mỗi lần “được”, “bị” Vũ phỏng vấn liệu họ có ngất xỉu hay mệt bã như con tằm rút hết phép nhả tơ? Chắc không đến nỗi vậy nhưng có những điều sống để dạ, chết mang đi cơ mà?
Và cũng vì là bạn, tôi biết Vũ còn những bài phỏng vấn không có trong bản thảo đây. Những nhan sắc, những đớn đau riêng mà khi bóc băng Vũ một là thề không trở lại làm đau họ, hai là chưa nên công bố những điều đó. Biết đâu, như một nhát dao, người trong cuộc quăng ra nhưng chưa sẵn sàng tâm thế hứng về ngàn gươm giáo…
Tôi không biết, một độc giả như tôi liệu giúp ích gì Vũ? Tôi chỉ biết, đọc phỏng vấn của Vũ là đọc Vũ, đọc nhân vật, đọc cuộc đời những gì sâu nhất. Kiệt cùng bày vẽ thiên hạ đều biết và giờ là tận cùng thân phận giấu kín phơi ra dưới ánh mặt trời. Nhưng nếu thế, có vẻ chỉ là những móc máy, giật gân, bí mật chưa từng tiết lộ ư? Không, không phải thế. Vẫn những hư danh, bi kịch ai ai cũng thấy nhưng giờ thấy ở khía cạnh con người nhất, ở góc nhân văn nhất, ở nơi chân thành nhất.
Phải chăng, không phải nhân vật mà ngay cả độc giả, Vũ cũng chủ động chọn cho mình. Rất rành rẽ, rất tỉnh táo, rất khôn ngoan,
https://thuviensach.vn
tuy vậy, rất chọn lọc, rất đỗi tử tế và rất ít. Bạn là nhân vật hay là bạn đều có thể nghĩ rằng, bạn là đặc biệt với Vũ. Nếu bạn nhạt, bạn giả dối, bạn có những góc xô bồ khác, cứ việc phô diễn đẩu đâu còn đối diện với Vũ, làm ơn, từ bỏ mặt nạ và chúng ta cùng đối thoại bằng tâm cảm, bằng bản năng, bằng ngôn ngữ giản dị nhất.
Ba mươi. Con số nhân vật của “Hào quang và thân phận”. Đủ không, chắc chưa… Vũ còn nhiều năng lượng, nhiều ngón nghề, nhiều đam mê khai thác để người với người sống để yêu nhau, sống để hiểu nhau hơn nhưng tạm thời, tôi, một độc giả bằng lòng, một người bạn thân hài lòng, một người có chút nghề nghiệp chuyên môn thẩm định đánh giá cao ở tài năng.
Thế thôi, nói nhiều, giao đãi nhiều, chi bằng hãy “đọc” nhau bằng cách lật giở trong yên lặng…
Nhà biên kịch Dương Nữ Khánh Thương
https://thuviensach.vn
C
CA SĨ KHÁNH LY
Lần đầu nói về 3 cuộc hôn nhân - Hơn 50 năm “ăn mày tình thương” của những ông chồng
hẳng ai đi vỗ ngực khoe khoang mình có 3 ông chồng. Lấy thêm một người đàn ông là thêm một nỗi nhục, chứ không phải thêm một niềm hãnh diện. Tôi từ nhỏ khao khát tình thương nên cả một quãng đời dài đi ăn mày tình thương của những ông chồng. Mình sống chưa trọn vẹn nên người ta mới phụ mình thôi”- nữ danh ca thổ lộ,trong lần trở lại Việt Nam mới đây.
Giọng ca của thân phận, đi qua nhiều thăng trầm lịch sử này thực ra là một người sống rất đơn giản. Cái đơn giản yên ả của một dòng sông qua bao mùa thác lũ, thầm lặng kể lại những nỗi đời qua giọng hát. Và
https://thuviensach.vn
trong cái giọng hát tưởng như bình thản kia, lại cất giấu rất kỹ những cơn bão cuộc đời.
Đổ vỡ vì… chồng quá tốt
Cô từng tâm sự rằng, cô luôn dựa lưng vào những thiệt thòi, khiếm khuyết của tuổi thơ để cố gắng đi về phía trước. Vậy, cô chính thức “dựa lưng” bắt đầu từ khi nào trong cuộc đời mình, thưa cô?
Từ rất bé, khoảng 10 tuổi. Nhà tôi nghèo, cả nhà sống trong ngôi nhà tạm trên kênh nước đen ở Sài Gòn. 13 tuổi đoạt Á quân giọng hát đài Pháp Á, tôi lại quay về xóm nghèo ấy, làm những công việc của một đứa trẻ nghèo, lòng vẫn nuôi mơ ước về một ngày đứng trên sân khấu.
Ba mất sớm, mẹ đi bước nữa, tôi thiếu sự quan tâm, thiếu tình thương nên từ đó tôi luôn khát khao được yêu thương. Và những quãng đời sau chứng minh có những thứ khao khát trong tình cảm nhưng ta không chạm tới được trừ khi ta phải thỏa hiệp, phải an phận.
Phải chăng, trong hành trình đầu đời của mình - 16 tuổi cô rời Sài Gòn lên Đà Lạt, là để cô theo đuổi cái hành trình “khao khát được yêu” đó?
Tôi đi vì hai lẽ: muốn được yên phận vì lúc đó tôi đã lấy chồng, có con, phải trở về nhà chồng trên Đà Lạt để làm phép hôn phối ở nhà thờ theo nghi thức của người công giáo; và đi cũng để kiếm tiền nuôi con. Thu nhập của một người đi hát chưa có tên tuổi như tôi khi ấy ở Sài Gòn khá chật vật, rất bấp bênh. Tôi đã ở thành phố này suốt 5 năm, hát cho một night club.
5 năm trên thành phố cao nguyên, cuộc sống của cô có thực sự yên ả không, thưa cô?
Cũng không yên đâu. Đó là một cuộc hôn nhân không phải của tình yêu, mà là sự lỡ lầm của tuổi trẻ nông nổi thiếu hiểu biết. Tôi lại không phải là một người vợ tốt biết chăm lo, biết hy sinh cho gia đình mình, nên sợi dây hạnh phúc cứ lỏng dần thay vì thắt chặt lại.
Tôi đã từng ngộ nhận, rằng khi có gia đình thì tất cả sẽ yên ổn, nên thôi, cố mà cam chịu. Và rồi không phải sự cam chịu nào cũng mang lại kết quả như ý muốn. Chúng tôi vỡ ra rằng tôi không yêu anh và anh cũng không yêu tôi. Cuộc sống không có tình yêu thật kinh khủng. Có những điều ngột ngạt được bọc trong sự im lặng đến đáng sợ.
5 năm, một cặp đôi không tình yêu, thì đã sống như thế nào: Hai người đã làm gì cho nhau? Làm gì với nhau? Nói với nhau những
ể ể
https://thuviensach.vn
gì để mọi thứ có thể kéo dài đến những… 5 năm vậy, thưa cô? Chẳng làm gì cho nhau và cũng chẳng nói gì với nhau cả. Tất cả mọi vấn đề đều không được giải quyết và khúc mắc cứ nằm ở đó mãi mãi. Anh là người ít nói, lại là công chức sở Mỹ, đi làm xa nhà suốt. Xa, không thấy nhớ. Gần, không thấy ấm. Có những điều với những cuộc hôn nhân như thế, nó đáng sợ vô cùng.
Khoảng thời gian sống ở thành phố này tôi đã muốn chết mấy lần rồi. Tôi thất vọng trong đời sống lứa đôi. Mọi thứ không như những trang sách tôi đọc, không giống như giấc mơ của cô gái Sài Gòn 16 tuổi bước chân đi tìm một vùng đất mới.
Vậy, chân dung của người đàn ông đầu đời của cô trong cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm ấy, là một người đàn ông như thế nào, thưa cô?
Một người rất đàn ông tốt tính, kiệm lời, chưa từng vũ phu hay thô lỗ. Cũng là một người có ăn có học và tính tình rất tốt. Nói chung, đó là một người tốt, người hiền.
Người thì khát khao yêu thương từ nhỏ. Người thì hiền và tốt. Thế mà không đem lại cho nhau hạnh phúc, có vô lý không cô? Đó chính là vấn đề. Những người hiền lành, tử tế, rất tốt, chưa chắc đã đủ cho một cuộc hôn nhân. Rất nhiều đôi như thế ngoài đời, thế mới là trớ trêu. Sự hiền lành và tử tế nhiều khi nó làm nguội đi cuộc sống thay vì em phải làm nóng nó lên để mọi thứ luôn mới mẻ. Chẳng bù cho những cặp chồng vũ phu, vợ ghen lồng lộn, đằng này không. Chúng tôi không ghen, không bao giờ ăn tục nói bậy, chưa một tiếng càm ràm với nhau.
Như thế, tại sao cô lại muốn tự tử nhiều lần?
Tôi không làm vừa lòng chồng thì chồng tôi phải đi tìm người khác, đó là mấu chốt của câu chuyện. Rằng tôi không phải là người đàn bà hoàn hảo, thì chồng mới phải có người đàn bà khác. Không chia sẻ được, không mang lại hạnh phúc cho nhau được thì đường ai nấy đi thôi.
Tôi bế tắc. Tôi nghĩ rằng cuộc đời còn gì khác để sống nữa không? Còn những điều mới mẻ ấm áp ở phía trước nữa hay không, hay chỉ là thế thôi?
Vết xe đổ và nghi án người thứ 3 trong cuộc hôn nhân của Lệ Thu
https://thuviensach.vn
Rời một cuộc hôn nhân cùng với cuộc gặp định mệnh với một người đàn ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã đưa cô từ Đà Lạt quay lại với Sài Gòn. Ngoài âm nhạc, người nhạc sĩ này đã thay đổi đời cô như thế nào ở góc độ đàn ông - đàn bà?
Ông Trịnh Công Sơn không phải là người thay đổi đời sống của tôi. Hoàn toàn không. Những điều mà ông Sơn cho tôi, là làm những điều khiến cho cuộc sống của tôi đẹp đẽ hơn, tử tế hơn từ những nốt nhạc của ông.
Tôi vốn là người sống rất an phận, thậm chí cam chịu, không đòi hỏi gì nhiều, không ganh đua với ai cả. Ông Sơn không phải dạy dỗ tôi nhiều mà chỉ làm cho tôi thấy rõ hơn về cuộc sống. Tôi học được ở ông, là sống phải có một tấm lòng, để tôi tự tại như một cây cỏ, không cần điều gì to tát như cổ thụ, mà cỏ cây dù nắng có đốt, thì sau một trận mưa vẫn cứ mọc lại.
Tôi và ông Sơn chỉ đơn giản là “người tình âm nhạc”, giao cảm với nhau trong từng nốt nhạc. Nếu ai đó nghĩ rằng tôi và ông có vượt qua hàng rào anh em thầy trò để đến một mối quan hệ “đàn ông - đàn bà” thì tội nghiệp cho ông Sơn. Tôi nghĩ đến ông như nghĩ đến một người cha. Những nốt nhạc của ông đã nuôi sống tôi, và cả các con tôi nữa.
Sài Gòn đã đón cô trở lại bằng một tên tuổi Khánh Ly lẫy lừng. Hẳn cuộc sống cũng kéo theo rất nhiều thay đổi, kể cả chuyện tình cảm?
Trở lại Sài Gòn, tôi có một cuộc sống tạm đủ, không đến nỗi phải lo lắng nhiều, nhưng lại một mình tôi gánh vác mọi thứ. Tôi đến với một cuộc tình khác, nhưng rồi bom đạn gọi tên anh. Người yêu của tôi cũng tử trận.
Thời gian trôi, lại thêm một người khác đến, tưởng để bù đắp cho mình. Nhưng rồi tôi cũng thêm một lần nữa không may, khi cuộc hôn nhân ấy kết thúc sau 5 năm như cuộc hôn nhân đầu, người ấy cũng đi theo tiếng gọi của người đàn bà khác.
Và kết thúc ấy, cũng lại như vết xe cũ. Người ấy không yêu tôi như tôi vẫn tưởng. Tôi cũng không cho họ được đầy đủ và lúc đó tôi đã hoài nghi, đã không thể hiểu nổi đàn ông họ muốn cái gì ở người đàn bà, người vợ của họ. Tôi không hiểu được mình thiếu sót chỗ nào. Tôi chỉ biết, thôi, dừng lại đi, hiểu người khó lắm và mệt mỏi lắm.
Cô có nghĩ, đa số các cặp đôi để tồn tại được phải bước qua giai đoạn thứ 3 - giai đoạn vì nhau, sau hai giai đoạn là cần nhau và sống không thể thiếu nhau? Trong hai cuộc hôn nhân đó giờ nhìn ể
https://thuviensach.vn
lại, tại sao cô và người ta đã không “vì nhau” được để đi đường dài?
Để một người đàn bà vì một người đàn ông và một người đàn ông vìmột người đàn bà, có những thứ không thể lắp ghép theo công thức cuộc đời. Hoàn cảnh thường có những đưa đẩy để quyết định đến số phận của từng cuộc hôn nhân.
Một quãng đời tìm kiếm yêu thương, tôi là người đi ăn mày tình thương ở những người đàn ông của những chặng đời mình. Tôi sống chỉ mong mình được thương thôi. Chỉ có như thế thôi, từ nhỏ cho đến lớn, nên tôi trở thành một người chịu đựng, nhịn nhục. Và nếu được ai thương thì tôi hết lòng, đánh đổi tất cả mọi thứ cho người đó được nếu người đó thương tôi. Tôi thỏa hiệp bằng mọi giá chỉ để có được tình thương.
Thành thực xin lỗi nếu câu hỏi thẳng thắn này làm cô cảm thấy buồn lòng. Trên con đường đi tìm tình thương đó, có phải cô đã “thương” luôn chồng của một đồng nghiệp nổi tiếng cùng thời, là chồng của nữ danh ca Lệ Thu và làm cho tình cảnh của ba bên gặp không ít rắc rối một quãng thời gian?
Điều đó không có. Vì thực tế lúc nào tôi cũng có chồng và khi có chồng thì tôi không có lèm nhèm với những đàn ông khác. Tôi không có ý định cặp bồ, không léng phéng.
Dù có những giai đoạn tôi có những tình cảm đặc biệt với một người nào đó, thì mọi thứ cũng có giới hạn của nó. Còn nếu vượt qua giới hạn, thì người đó sẽ là chồng tôi, lấy và sống đàng hoàng.
Chồng của cô Lệ Thu là bạn học của ông chồng đầu tiên của tôi. Phụ nữ mà, chuyện ghen nhau là bình thường và hay làm to chuyện để thỏa cái sự ghen tuông. Thậm chí có những thứ thấy đi với nhau nhưng chẳng có gì với nhau.
Vấn đề này về sau tôi có nói chuyện với cô Lệ Thu trước mặt chồng tôi. Tôi không giấu giếm gì, tôi đặt thẳng vấn đề. Tôi muốn cô Lệ Thu nói rõ trước mặt chồng tôi và cô Thu cũng đã khẳng định mọi thứ là không có.
3 lần đò, nhục lắm!
Khi sang Mỹ, một người đàn bà, trên tay 3 đứa con ở một nơi xa, cô bắt đầu như thế nào ở đất khách quê người?
Tôi bắt đầu như mọi người bắt đầu. Chủ trương của người Mỹ rải người tị nạn khắp nơi, ở các trang trại hẻo lánh. Tôi làm công việc lau
https://thuviensach.vn
chùi nhà vệ sinh ở trong một trường mẫu giáo, được ít tháng, RMCA tìm ra tôi và mời tôi đi hát lại. Trong lần trở lại sân khấu nơi đất khách quê người, tôi gặp lại người chồng cuối cùng của tôi, anh Nguyễn Hoàng Đoan.
Anh là người tôi gặp từ hồi còn ở Việt Nam, nhưng chỉ là bạn bè bình thường. Lần gặp lại, chúng tôi cũng chỉ như hai người đồng hương, đồng ngữ mà thôi.
Một thời gian sau, anh đề nghị với tôi: “Ở đây anh không có gia đình, em cũng không có gia đình. Em nghĩ sao nếu chúng mình kết hợp với nhau thành một gia đình?”. Thế thôi. Không hề tỏ tình, không hề có một lời yêu nào cả. Cho đến khi anh lìa xa cuộc đời, anh cũng chưa từng nói với tôi rằng anh yêu tôi.
Tình cảm của hai con người từng mất mát, từng đổ vỡ, được hiểu là một thứ tình cảm như thế nào: sự cần nhau, tình thương hay đã là tình yêu, ở thời điểm đó, thưa cô?
Yêu thì chưa. Mà thương cũng chưa. Chỉ biết rằng, trước khi anh có lời đề nghị định mệnh ấy, anh có nhờ tôi lên gấu quần, và nhờ tôi nấu cho anh một bữa ăn, để xem tôi là người đàn bà như thế nào.
Lúc tôi gặp anh Đoan lần đầu, anh hỏi tôi cần gì. Tôi nói tôi cần mấy bộ chén, mấy đôi đũa ăn cơm. Anh là người đi mua, 6 cái chén, 6 đôi đũa. Anh không bao giờ cưa kéo hay tán tỉnh tôi, và anh cho tôi cảm giác có thể tin cậy. Tôi lúc đó chưa dám nghĩ là anh có cho tôi tình thương hay không. Tôi chỉ nghĩ, đó là người mình có thể nương tựa.
Rồi hai mảnh đời cô đơn muốn có một mái ấm, muốn có những bữa cơm gia đình kết hợp, ở với nhau, sống với nhau thì dần thương nhau. Lúc đó, anh có công ăn việc làm, có thu nhập, trong khi tôi đang tay trắng, một nách ba con nhỏ, mà ở đất Mỹ thì còn ai biết, ai nhớ Khánh Ly nữa? Tôi hiểu, đó là người hy sinh cho mình, bởi anh thiếu gì người mà phải đi lấy một mẹ nạ dòng có 3 đứa con?
Bắt đầu từ những lo toan ấm áp, giản dị, kẻ “ăn mày tình thương” đã gặp đúng “nhà hảo tâm”? Người ta nói, phụ nữ khao khát yêu thương quá thường hay đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Cô có sợ điều đó trong cuộc hôn nhân này?
Chẳng ai đi vỗ ngực khoe khoang mình có 3 ông chồng. Thêm một người đàn ông là thêm một nỗi nhục, chứ không phải thêm một niềm hãnh diện. Tôi đã nghĩ như vậy. Với hai cuộc hôn nhân trước, chỉ vì lỗi của mình là mình sống chưa trọn vẹn nên người ta mới phụ mình thôi.
https://thuviensach.vn
Cho đến khi gặp anh Đoan, tôi tự nhủ mình, phải cắn răng mà chịu đựng, không thể để chuyện tan vỡ xảy ra nữa. Một đời người đi qua ba lần đò như vậy là quá đáng lắm rồi, không ai khen đâu. Để tan vỡ xảy ra, các con, con anh con tôi con chúng ta sẽ nghĩ gì? Tôi rất sợ điều đó. Cho nên, tôi ép mình sống và làm những gì chồng tôi muốn. Tôi không làm gì trái ý anh cả.
Dẫu là, không có tình yêu lúc đầu, ở với nhau cũng nhiều khi căng thẳng lắm, cũng năm bảy lần tính dứt áo, vì anh phải chịu đựng một người như tôi, một người có thể dễ với tất cả mọi người nhưng lại rất khó tính với chồng. Tôi thường yêu cầu bổn phận trong mối quan hệ vợ chồng, còn người dưng chẳng có gì để đòi hỏi bổn phận. Và vợ chồng thì phải có những quy tắc ứng xử riêng. Nhưng anh lại là người ít quan tâm, lại hay sống bằng những thói quen rất đàn ông từ xưa của anh.
Thói quen vô cùng quan trọng với đàn ông. Chắc cô hiểu rất rõ rằng, một người phụ nữ muốn giữ được người đàn ông của mình thì hãy quên bớt cảm xúc cá nhân của mình mà hãy tạo cho anh ta nhiều thói quen trong cuộc sống chung?
Chắc chắn là vậy. Chúng tôi đã sống với nhau bằng thói quen. Có những điều lúc đầu khó có thể quen nhưng lâu dài, thành thói quen bởi sự tôn trọng. Anh Đoan chẳng bao giờ săn sóc tôi đâu. Cũng chưa bao giờ hỏi: “Em cần ăn gì để anh mua?”.
Ngay khi tôi sinh con cũng thế. 4 đứa, tôi đều đến nhà thương sinh một mình. Tôi có những ngày tháng rất tủi thân, những ngày tháng khóc một mình mà anh Đoan không biết đâu. Nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng, đừng thay đổi những gì không thể.
Và thế là thành thói quen. Kể cả những thói quen như sáng tôi mở mắt dậy là anh đi mất tiêu rồi. Nhiều khi anh chỉ đi ăn một tô phở mà đi từ sáng đến chiều. Tôi hiểu anh còn bạn bè, và tôi trân trọng điều đó. Anh đi, tôi ở nhà, ở nhà riết cũng thành thói quen, không cảm thấy mình bị gò bó hay bị bỏ rơi.
Tôi cứ ở nhà đến chiều chờ chồng về. Khi anh mở cửa vào cũng chẳng hỏi: “Em ở nhà có khỏe không? Em ăn trưa thế nào?” Anh là một người rất lạnh lùng. Những quan tâm nhỏ nhặt mà phụ nữ cần thì anh không đáp ứng. Kể cả tôi có đau ốm cũng tự đi lấy thuốc uống.
Nhưng anh là người tốt. Dù không có những lời hỏi thăm ân cần, những giao đãi lãng mạn, thế mà tôi chịu đựng được. Trong suốt cuộc hôn nhân đó, trong đầu tôi chỉ có hình ảnh anh, chỉ có nghĩ về anh thôi.
https://thuviensach.vn
Dù người đàn ông đó không quan tâm đến cô ở những điều nhỏ nhặt, hay lãng mạn nịnh tai nịnh mắt phụ nữ, nhưng thực sự, qua từng sản phẩm âm nhạc của cô, ông là người đứng sau, đã góp phần không nhỏ làm cho tên tuổi của cô bay xa hơn?
Đúng vậy. Những băng đĩa của tôi, anh là người đi tìm nhạc sĩ, đi thâu âm, nghe hòa âm, chụp hình và phát hành. Anh không để ý đến tiểu tiết của cuộc sống nhưng lại quan tâm đến những điều lớn lao hơn - sự nghiệp của vợ. Khi tôi hát, anh lo cho tôi tất cả để tôi chỉ có cất tiếng hát mà thôi. Anh lo cho tôi từ cái áo, đến đôi giày, đến mái tóc, đến chế độ ăn uống… Tôi chưa từng dám nói ra điều này, nhưng tôi được như ngày hôm nay, là nhờ có anh.
Anh cho tôi một đời sống bình an. Anh muốn tôi ngồi yên đấy, trong căn nhà ấy, không đi tán gẫu ta bà tứ xứ, cờ bạc nhảy nhót gì. Thế, đời một người đàn bà cần gì hơn ngoài sự bình yên mà mình cảm nhận được nó đến từ trong chính trái tim mình? Khi anh còn sống, tôi cũng không muốn nói rằng anh đã làm cho tôi được những điều mà không phải ai cũng làm được.
Hồi tôi lấy anh, gia đình tôi cũng chẳng ai ủng hộ cả. Kể cả ông Trịnh Công Sơn, ông cũng không ủng hộ. Ông Sơn viết thư cho tôi còn bảo: “Bộ Mai hết người để lấy rồi hay sao mà lấy Nguyễn Hoàng Đoan?” Và khi gặp nhau bên Canada, anh Đoan có nhắc lại với ông Trịnh Công Sơn, ông Sơn chỉ cười: “Đến bây giờ tôi mới hiểu có những điều chỉ có Đoan mới làm được cho Mai thôi. Trước đây, tôi không muốn nhìn thấy nó khổ, vì nó khổ nhiều lắm rồi. Nhưng giờ thì tôi yên tâm”.
Anh Đoan giữ cho tôi hát được đến tuổi này, cũng là viên mãn lắm rồi. Giữ cho tôi để trong mắt mọi người, tôi là người xứng đáng được tôn trọng. Có nhiều người nói tôi lớn tuổi rồi, còn hơi sức nào nữa, thều thào. Rồi ở bên này cũng có nhiều người nói ai mà dại đimời một bà già 70 tuổi thều thào như vậy về hát? Những lời người ta nói, tôi phải nghe, nhưng mà tôi không buồn. Mà tôi cảm ơn họ. Nhưng thều thào hay không thì hãy để người nghe cảm nhận. Hãy tin rằng, khi mà thều thào, chắc tôi không đủ can đảm để lên sân khấu nữa đâu!
Đến bây giờ, cô vẫn sống bằng những thói quen cũ với chồng dù ông đã ra đi? Và giờ đây, cô thế nào khi đối diện với một “thói quen” mới, là đợi một người mà người đó không bao giờ về nữa?
Anh đi rồi để cho tôi cái gánh nặng là không còn ai để chia sẻ những điều có thể chỉ chia sẻ với một người. Nhưng sự mất mát không phải là vết thương, mà là sự đi trước của một người và để chờ đón một người,
https://thuviensach.vn
trên cái hành trình định mệnh mà rồi cuộc đời nào cũng phải đi đến đó. Tôi vẫn sống với những thói quen, vẫn sống như khi anh có ở nhà. Tôi vẫn vuốt ve bình tro cốt và vẫn nói chuyện với anh, anh vẫn ở với tôi mà. Anh có xa tôi đâu. Và cuộc hạnh ngộ ở đâu đó, gần hay xa, do số phận quyết định. Vì, có những cuộc tình, cái chết cũng không thể chia lìa được!
Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!
https://thuviensach.vn
CA SĨ LỆ THU
Một đời dang dở và những nỗi đau chưa kể
B
ài hát đưa danh ca Lệ Thu theo nghiệp diễn có tựa đề “Dang dở” để
rồi như một sự báo hiệu cho con đường hạnh phúc không trọn vẹn khi trải qua 3 cuộc hôn nhân và một mối tình đẹp, cuối cùng câu trả lời vẫn là không cùng nhau đi trọn một con đường.
Thế nên cuộc đời đã bù lại cho cô một sự nghiệp không phải ai cũng có được, để rồi 50 năm qua, giọng ca Lệ Thu khi cất lên vẫn luôn gọi được những niềm đồng cảm lớn. Lệ Thu như người kể chuyện tình, hầu hết là những cuộc tình không trọn vẹn, kể đắm say qua nhiều thế hệ. Và kể như độc thoại với chính mình.
https://thuviensach.vn
Lệ Thu cho rằng cô là người biết làm chủ cảm xúc và diễn tả nó một cách tỉnh táo trong những ca khúc chứ không phải bị chi phối bởi những đổ vỡ đớn đau của cuộc đời. Có thể cô đúng khi tiếng hát Lệ Thu có trước những mất mát riêng tư của chính cô. Và những nỗi buồn bàng bạc ấy đã theo cô từ khi cô cất tiếng hát đầu đời đến hôm nay.
Nhưng người nghe cũng có cái lý của họ khi họ tìm thấy trong giọng hát Lệ Thu, có điều gì đó như ẩn ức, như còn muốn nói một bí mật nào đó dù người hát đã đẩy nỗi đau đến tột cùng trong từng nốt nhạc: Lòng cuồng điên vì nhớ ôi đâu người đâu ân tình cũ? Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa...
Sẽ không công bằng nếu đòi hỏi một nữ nghệ sĩ ở độ tuổi thất thập phải hát mãnh lực như Lệ Thu của 50 năm về trước. Tuy nhiên, giọng hát Lệ Thu của hôm nay vẫn là Lệ Thu của những tháng năm xưa, có chăng là những trải nghiệm xót xa của cả một đời nghệ sĩ đã ngấm vào, cho giọng hát đời hơn.
Anh hàng xóm đặc biệt và con đường ca hát
Vẫn có nhiều giai thoại kể lại rằng Lệ Thu là một người nổi tiếng nhút nhát và khờ khạo. Nếu quay ngược thời gian, một cô gái nhút nhát, khờ khạo, lại sinh ra trong một gia đình phong kiến mà lại thành ca sĩ, cũng thật khó hiểu, cô nhỉ?
Tôi cho rằng đó là cái nghiệp. Gia đình tôi, từ ông cậu đến ông anh, chú, bác đều hát hay và tôi hát chẳng là gì so với họ nhưng chắc họ không có cái nghiệp như tôi. Tôi được theo học đàn piano từ nhỏ, trong máu tôi âm nhạc đã ngấm vào.
Năm 1953, mẹ đưa tôi từ Hải Phòng vào Sài Gòn sinh sống. Ở gần nhà tôi có một ông thầy dạy ghi-ta, tôi có theo học và có hát, hàng xóm cứ xúm lại và khuyến khích tôi đi thi hát. Tôi chối đây đẩy: “Thôi thôi, hát tài tử thì được chứ đi thi thì không”. Tôi hỏi thêm mới biết đi thi còn phải nhìn vào một tấm gương để hát, tôi lại càng thấy mình không nên đi thi nữa vì rất sợ.
Cho đến khi có sinh nhật một người bạn, năm 1960, cả lũ kéo nhau lên phòng trà Bồng Lai, đang ăn uống vui vẻ thì có một đứa bạn bảo: “Ê, Oanh, mày hát cho tụi tao nghe một bài”. Lúc đó tôi chưa chuẩn bị bài gì, lại chưa bao giờ đứng trên sân khấu nên tôi từ chối.
Nhưng bạn bè đẩy quá, tôi lên hát bài Tà áo xanh của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (có tên gọi khác là bài Dang dở). Đến giờ tôi cũng không hiểu tại sao tôi có thể hát bài hát đó để mở đầu cho sự nghiệp ca hát của mình.
https://thuviensach.vn
Ông chủ phòng trà Bồng Lai đến khen: “Em hát được lắm, em có muốn đi hát không?”. Tôi trả lời: “Dạ thưa không!”. Ông nói: “Em hát hay quá, tại sao không đi trình diễn cho mọi người nghe?” “Dạ không, mẹ cháu không muốn cho cháu đi hát”. Ông ấy thuyết phục: “Em đi hát em vẫn có thể đi học được. Em không phải thức khuya, vì em đến đây hát lúc 9 giờ, 10 giờ em đã về rồi. Một tiếng đó, em có thể nói mẹ em đến nhà bạn học bài”.
Rồi ông đưa ra một số tiền, tôi thực sự choáng. Một cô bé đi uống ly đậu đỏ, một đồng còn phải xé đôi ra, thì có được một số tiền thế này quả là ngoài sức tưởng tượng. Tôi không nhớ là bao nhiêu nữa nhưng đối với nữ sinh lúc đó là cả một vấn đề. Nghĩ tới nghĩ lui, bạn bè ở đó cũng khuyến khích: “Đi đi Oanh, chắc mẹ không biết đâu”.
Như cô nói, thì con đường ca hát của cô được trải thảm đỏ ngay từ đầu. Nhưng thực tế hồi đó để một tên tuổi nổi lên đâu phải dễ, nhất là đang có những cái bóng quá lớn Thái Thanh, Mộc Lan, Hà Thanh, Bạch Yến, Thanh Thúy…?
Đúng là thập niên đó, các bậc đàn chị đình đám lắm. Nhưng hầuhết các chị hát giọng mũi, còn tôi hát giọng alto thật, đầy, rõ nên xuất hiện như một nhân tố lạ. Tôi thành một cô bé đi hia vạn dặm, nhưng cuộc sống vẫn không có nhiều sự thay đổi.
Tôi nhớ những ngày đầu khi trốn mẹ đi hát ở Bồng Lai, vừa hát vừa sợ. Dĩ nhiên, khi mẹ tôi biết được lại là do một anh hàng xóm. Anh vốn rất mê tôi nhưng không được đáp lại tình cảm, thế nên anh ta tố cáo với mẹ.
Mẹ tôi nổi giận đùng đùng nhưng vẫn cố nhẹ nhàng, gọi tôi đến: “Oanh, tại sao con lại làm như thế? Dòng họ nhà mình có ai làm thế đâu. Con không biết xướng ca là vô loài?” Tôi chỉ biết im lặng.
Và mẹ tôi cấm cửa, không cho tôi ra khỏi nhà vào ban đêm. Bốn ngày sau, ông chủ phòng trà Bồng Lai tìm đến thuyết phục mẹ tôi: “Bác ạ, nghề ca hát không phải xướng ca vô loài như hồi xưa. Bác không tin bác cứ đi với em đây lên phòng trà của con. Nếu bác thấy không được, thì cháu thôi không làm phiền bác nữa. Không ai đụng được đến em đâu. Em đứng trên bục em hát hay người ta vỗ tay, hát xong em về”.
Mẹ tôi nghe thấy hay hay thì cũng đi cho biết. Đến nghe, thấy con gái mình hát ca khúc Sayonara được vỗ tay nhiều quá và chả có “vô loài” gì cả, thế cụ cũng đã dần đổi ý. Rồi cụ hỏi: “Thế đi hát thế là… hát chơi à?”. Ông chủ bảo có lương, rồi đưa ra mức lương, cụ ngạc nhiên đến muốn té ngửa.
https://thuviensach.vn
Nhân cô nói về mẹ, xin được hỏi, khi rời miền Bắc vào Sài Gòn, tại sao lại chỉ là hai mẹ con?
Đó là một câu chuyện dài. Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Một sân thóc rộng mênh mông, giữa trưa nắng như đổ lửa, mẹ phải phơi, trở thóc, rồi thu dọn, quét sân từ trưa cho đến khi trời xế bóng. Rồi đủ thứ việc, chả bao giờ được nghỉ tay.
Mẹ sinh tám người con, cứ đến 3 tuổi là mất, chỉ duy nhất có tôi là sống. Năm 1953, khi mẹ tôi vào đây, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải.
Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất. Từ đó mẹ sống lặng lẽ, không đi bước nữa. Và cũng từ đó tôi không hay tin tức gì ngoài đó nữa.
Hai mẹ con tôi sống ở chợ Vườn Chuối, đường Phan Đình Phùng cũ.
Cuộc sống những ngày đó của mẹ con cô ở vùng đất mới như thế nào, thưa cô?
Cũng không đến nỗi nào, tuy không khá giả nhưng cũng không cơ cực. Dĩ nhiên tôi lại nhớ nhiều chuyện vui lắm. Tôi nhớ lúc 14 tuổi, đã có ngực, mà tôi hồn nhiên đi tắm mưa không mặc áo, cũng không mặc áo ngực.
Hàng xóm hàng phố đổ ra xem. Tôi không biết họ xem cái gì. Mãi sau tôi mới biết họ xem… mình, không biếtlà mình đang “triển lãm” cho họ xem. “Lộ hàng” mà mình đâu ý thức được.
Từ vụ đó nên anh hàng xóm mới mê cô đấy hả?
Tôi cũng không biết, nhưng hồi đó tôi xinh lắm. Anh hàng xóm nhà giàu, và có kiểu thương tôi khá đặc biệt. Mỗi lần anh ăn xong, có tráng miệng lúc trái na, lúc trái cam, lúc trái lê, anh không ăn, cứ để dành cho tôi, nhưng không dám đưa tận tay. Mỗi lần thấy tôi đi qua, anh quẳng cho tôi và tôi cũng hồn nhiên nhận.
Anh ấy và tôi học khác trường, 4 năm trời anh cứ đạp xe đạp đứng ngóng tôi trong những giờ ra chơi. Mặc dù chúng tôi chưa một lần nắm tay, chưa một lần đi cùng, cũng chưa bao giờ nói thương tôi mà đến bây giờ khi gặp lại, anh nói vẫn còn nhớ tôi. Nghe nói, cuộc sống riêng tư của anh ấy cũng không hạnh phúc lắm.
https://thuviensach.vn
Khờ khạo nên mất chồng
Từ một cô bé hồn nhiên tắm mưa để rồi thành ca sĩ nổi tiếng, cuộc đời của cô hẳn thay đổi nhiều lắm?
Mẹ tôi sợ có con gái trong nhà như một trái bom nổ chậm, lại theo ca hát nên mẹ sợ ế, và đặc biệt là sợ sa ngã. Tôi đi hát, có gặp một anh chàng không quân thích tôi, gia đình họ đến đặt vấn đề hỏi cưới, thế là mẹ “tống” tôi đi ngay.
Tôi lấy chồng khi chưa một lần nắm tay người khác giới, chưa bao giờ biết hôn, nên đời sống chăn gối tôi cứ như một… khúc gỗ. Người chồng thất vọng não nề về sự ngây thơ, thậm chí… đần độn như thế. Chỉ được 2 tháng, anh ấy không thể chịu đựng được nên anh quyết định bỏ.
Gia đình bên chồng lại là người Huế, anh lại là con cưng. Tôi thì không biết nấu ăn, không biết làm dâu, nên chắc chắn họ sẽ không hài lòng. Cuộc hôn nhân này không có con cái gì.
Tôi bị chồng bỏ mà vui, hí hửng về với mẹ. Mẹ tôi cũng không buồn vì mỗi lần lên thăm con cũng cảmnhận được cái cảnh cơm nguội canh nhạt ấy. Lạ lùng là bị chồng bỏ mà tôi không thấy đau khổ. Có lẽ vì tôi không yêu. Bởi nếu có một tình yêu đúng nghĩa thì bằng mọi cách tôi sẽ giữ lấy hạnh phúc của mình.
Không có tình yêu, dù bị “đuổi cổ” nhưng tôi hớn hở lắm. Sau này khi tôi hiểu ra, tôi biết cách xử sự và hiểu đời một chút, gặp lại, tôi xem anh ấy là bạn bè.
Chia tay chừng 5-7 năm, tôi gặp lại anh ấy một cách tình cờ khi tên tuổi tôi cũng đã nổi lắm rồi. Anh ấy cũng là một người hát rất hay, và cũng có đi hát như một đam mê.
Cuộc hôn nhân đầu tiên không thành như cô nói, là chưa có kinh nghiệm với đàn ông, chưa biết thế nào là yêu. Vậy với cuộc hôn nhân thứ hai thì sao?
Năm 1963 tôi đi bước nữa. Tôi gặp một người từ bên Pháp về đây chơi. Anh ấy ở Pháp từ nhỏ, đã có vợ có con bên đó nhưng về đây thấy tôi thì mê, và bỏ luôn vợ bên đó.
Mãi sau này tôi mới biết chuyện này chứ trước đó, nếu tôi biết anh ấy có vợ con rồi thì chẳng bao giờ tôi đến với anh ấy.
Sau một năm tìm hiểu chúng tôi tổ chức đám cưới. Gọi là rung cảm thực sự thì cũng chưa chắc, nhưng tôi nghĩ phải nên có một gia đình để yên thân yên phận, chẳng lẽ mình cứ đi hát hoài như thế sao?
https://thuviensach.vn
Rồi hỏi, rồi cưới, rồi dang dở. Có thể người nghệ sĩ được ông trời ban cho thanh sắc, thì hạnh phúc gia đình phải bị trời lấy đi chăng? Giữ hạnh phúc là do người và mất hạnh phúc cũng là do người đấy chứ, có phải do trời đâu cô!
Tôi từng tính bỏ hát để yên phận cơ mà. Anh ấy không phải là một người đàn ông của gia đình, đúng hơn không phải là người chung thủy. Anh đi chơi rất nhiều mà tôi thì không chịu nổi điều đó và cuối cùng tôi phải bỏ cảnh sống đó dù không cãi vã to tiếng.
7 năm một cuộc hôn nhân như thế, chúng tôi có hai đứa con gái. Sống với một người chồng lăng nhăng khổ lắm. Sự hào hoa có sẵn, lăng nhăng có thừa, lại ảnh hưởng lối sống Tây hóa nữa, thì thật khủng khiếp đến mức nào. Tôi cứ cắn răng chịu một mình.
Có thể nếu tôi đủ bản lĩnh tôi đã giữ được chồng vì tôi có tiền, có danh, nhưng tôi không biết cách và cũng không muốn giữ. Tôi cũng không làm gì để chồng ghen. Cuộc chia tay không nặng nề nhưng cuộc sống với anh ấy thì nặng nề lắm. Nếu tôi kể ra thì sẽ đụng chạm đến một số người, nên tôi cũng tính sống để bụng chết mang theo mà thôi.
Thì cô cứ chia sẻ, ít nhất là cho mình nhẹ lòng…
Anh ấy dân Tây về, nhảy đẹp, đẹp trai, con nhà giàu, thì nhiều phụ nữ mê cũng bình thường. Tuy nhiên, thấy họ mê, anh ấy cũng… mê lại. Ca sĩ L. một ca sĩ cùng thời với tôi và rất nổi tiếng, cua chồng tôi. Trong đời tôi ít biết ghen, thế nhưng tôi đã không thể chịu đựng được những gì diễn ra trước mắt, không đơn giản chỉ là những chuyện nam nữ thích nhau bình thường.
Tôi gần như phát điên giữa đêm. Đang đêm tôi phải tung mền xé quần xé áo chạy ra ngoài đường. Hai người giúp việc phải chạy theo trùm mền đưa về nhà. Đó là một cuộc hôn nhân bi thảm. Ngỡ đã ngọt ngào, vẫn là cay đắng
Sau những cay đắng, hạnh phúc đã mỉm cười với cô khi nên duyên với một nhà báo. Nhưng rồi, cô đã bỏ hạnh phúc này để đi Mỹ, phải không?
Không phải thế. Năm 1969, chúng tôi gặp nhau nhưng đến năm 1974 mới chính thức tổ chức đám cưới tại nhà thờ. Cuộc hôn nhân kéo dài 10 năm, chúng tôi có với nhau một đứa con gái, anh ấy cũng rất yêu thương, lo lắng cho tôi.
Hạnh phúc được thử thách qua những tháng ngày gian khổ, thế nên tôi hoàn toàn yên tâm đó là những gì ngọt ngào có được sau những cay
https://thuviensach.vn
đắng riêng tư. Chúng tôi mất nhau cũng vì lỗi của đàn ông. Và khốn khổ cho tôi, tôi đi Mỹ thì ngay lập tức đã có một người phụ nữ khác vào nhà tôi sống với chồng tôi. Và lần nữa, tôi vẫn là người khờ khạo.
Nhưng xin lỗi cô, đổ vỡ trong hôn nhân cũng là một lẽ bình thường trong cuộc sống. Nhưng với cô, đổ vỡ nhiều mà vẫn khờ khạo liệu có… bình thường không?
Ở ngoài người ta đồn tôi là người đoan chính không ai đụng đến được tôi nhưng không phải vậy. Thật ra tôi là kẻ khờ khạo, không dám lăng nhăng, không phải vì tôi nổi tiếng nên sợ lăng nhăng thì người ta bêu riếu mình đâu.
Tôi không hề lãnh cảm, mà là khờ. Đến giờ, tôi chưa giải thích được sự khờ khạo đó.
Tôi cũng có một cuộc tình rất thắm thiết. Năm 1988 tôi gặp người đó, tôi mới biết rung động thật sự là gì, tình yêu đúng nghĩa là gì, nhưng tôi vẫn khờ khạo không giữ được tình yêu của mình.
Và từ đó tôi cũng chẳng yêu ai được nữa. Tính tôi vốn nhát và không bao giờ đi tán tỉnh hay giành giật đàn ông dù tôi có thích họ hoặc ước gì họ là người yêu của mình.
Cay đắng thế, sau này cô gặp lại những người đàn ông này, có thành bạn bè như người chồng đầu tiên? Họ bây giờ ra sao? Cả ba người đàn ông đó giờ còn sống, kể cả anh hàng xóm si tình năm ấy, có người ở Mỹ, có người còn ở Việt Nam. Chúng tôi vẫn là bạn và vẫn thăm nhau nếu có dịp.
Riêng người chồng thứ hai thì ở Việt Nam, về Việt Nam, thỉnh thoảng tôi có ghé thăm anh ấy. Và tôi đã hóa giải hết mọi chuyện trong quá khứ rồi. Những người làm tôi đau, thậm chí kẻ thù, tôi đều hóa giải để làm bạn.
Cái tính của tôi vốn vậy, vì có nuốt hận thù chỉ làm khổ mình thôi. Những người nào đi qua đời mình hay những gì mình trải qua đều là duyên, đều là ngộ. Những gì mình khổ, hay nó vướng bận vào đời mình và cuộc sống của mình, đều là nợ nhau cả và mình phải trả. Trả hết thì thôi.
Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!
https://thuviensach.vn
T
CA SĨ THANH TUYỀN
Vượt biển tìm cha cho con và kết thúc có hậu sau khi bị phụ bạc
hanh Tuyền luôn thế, luôn hát để tìm niềm giao cảmvới những ưu tư chở nặng. Cô hát như thể ngày mai không còn hát được nữa. Người phụ nữ có một cuộc đời điển hình cho hai chữ “định mệnh” đã chia sẻ những câu chuyện tưởng khó tin nhưng có thật của chính mình.
Thanh Tuyền ví cô như rượu. Một thứ rượu của chính mình. Lúc buồn nhất thì tự mình uống nó để mà say, nhưng càng uống lại càng tỉnh để nhận rõ mồn một những uẩn khúc của cuộc đời mình.
Ca sĩ hát nhạc buồn, ai cũng phải mang những nỗi niềm riêng không phải là điều khó hiểu nhưng ở một mặt nào đó, âm nhạc giống như thuốc độc. Những lúc buồn đau nhất, người nghệ sĩ tự giết mình để
https://thuviensach.vn
mang lại yêu thương cho những người nghe nó. Thanh Tuyền là thế. Cả một cuộc đời ca hát trải qua nhiều thế hệ người nghe, đã không ít lần cô hát bằng cảm giác đó. Còn hôm nay đây, khi bình tĩnh nhìn lại những được mất, Thanh Tuyền hát như tự hóa giải cho mình. Tôi chỉ thương những người thương mình
Đã về Việt Nam nhiều lần sau 40 năm viễn xứ, lần trở về đầu tiên cách đây 20 năm mà không phải về để hát, lúc đó hình như gia đình cô có chuyện rất buồn thì phải?
Đó là lần về thọ tang mẹ, vào tháng 2-1995. Ngày đi còn mẹ, ngày về thì không. Visa xin vội vàng trong 24 giờ, về đến Việt Nam cũng không được gặp mẹ lần cuối.
Người ta bôn ba hải ngoại mong một lần về là một niềm vui, còn tôi thì về bằng một niềm cay đắng, sau bao nhiêu năm đắng cay nơi đất khách quê người…
Đắng cay ư? Ngỡ là khi sang Mỹ, cuộc đời của cô vốn rất phẳng lặng: mở một tiệm tạp hóa, thỉnh thoảng cô vẫn đi hát rồi nuôi các con khôn lớn…
Tôi vốn ít chia sẻ. Khi qua Mỹ, tôi tính quên hết tất cả những danh tiếng mình đã có và không bao giờ đi hát nữa để lo cơm áo từ hai bàn tay theo đúng nghĩa đen. Khi đi, tôi đâu phải là đi tìm cái gọi là thiên đường. Điều đơn giản tôi chỉ đi tìm cha của mấy đứa nhỏ, vì con phải cần cha.
Khi Sài Gòn thay đổi, đứa con đầu của tôi mới 6 tuổi, đứa con thứ hai 3 tuổi và đứa thứ ba mới 1 tháng tuổi. Cha nó đã bỏ đi từ khi đó để lại tôi với ba đứa con thơ như vậy, suốt 3 năm không một lời han hỏi, không một tin tức rằng còn sống hay không.
Cuộc sống ở Việt Nam lúc đó khó khăn âu cũng là tình trạng chung, nhưng một phụ nữ từ nhỏ đến lớn sống chỉ biết sân khấu, nay vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ trong tình cảnh đó thì không biết phải diễn tả cái nỗi khổ đó như thế nào.
Khi sang Mỹ, cô đã tìm được người đó? Câu chuyện được viết tiếp là hạnh phúc hay khổ đau? Sự chờ đợi được đáp trả bằng tình yêu hay những phũ phàng?
Thực ra đây là những chuyện mà tôi muốn quên. Tôi đã từng tìm đến rượu để quên từ khi tôi còn ở Việt Nam. Sang đến nơi, nhờ Hồng Thập Tự, tôi đã tìm được cha của mấy đứa nhỏ. Xưa nay chồng thì phải tìm vợ con mình, còn tôi thì vượt biên chỉ để đi tìm cha cho mấy đứa con.
https://thuviensach.vn
Ngày gặp lại cũng là ngày kết thúc. Tôi không muốn sống với một người từ bỏ vợ con mà đi bằng mọi giá như vậy. Tôi chỉ thương người nào thương tôi chứ không bao giờ thương những người bỏ tôi. Nhất là bỏ luôn cả các con tôi nữa.
Tôi cũng không biết gọi sự kết thúc đó là khổ đau hay không khổ đau nhưng hạnh phúc thì đương nhiên là không. Và tình yêu cũng chẳng còn, sự phũ phàng thì không phải vì còn gì nữa mà phũ phàng nhau?
Và cô bắt đầu cuộc sống của cô, bằng đôi tay chứ không phải là giọng hát, ở một nơi vừa xa, vừa lạ?
Tôi làm công nhân cho một nhà máy in bản đồ ở Mỹ. Công việc chính là người ta vẽ các bản đồ còn tôi đứng chạy máy. Từ xưa đến nay tôi biết gì về những việc đó, chỉ biết hát và hát, nhưng rồi lại phải làm việc của một lao công. Không ít ngày vừa làm vừa khóc, nhưng phải làm. Đơn giản nhưng nặng nề, là sự tồn tại của tôi và các con tôi. Tôi làm tất cả vì tương lai của con.
Nhưng năm 1982, cô đã đi hát trở lại. Xem lại trong cuốn băng cũ, cô vừa hát vừa khóc: “Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người khi mình còn đôi tay”…
Có lẽ ông trời sinh tôi ra là để hát nên tôi cũng chỉ làm công nhân trong hai năm. Hai năm ấy, khi tiếng hát nhường chỗ cho đôi tay tôi mới hiểu hơn: có đôi tay thì ở đâu cũng làm việc được, ở đâu cũng sống được. Chẳng nơi đâu là thiên đường nếu bạn không làm việc. Và chẳng có nơi nào thiêng liêng bằng đất mẹ.
Tôi sống nhiều về nội tâm, sự sống cuối cùng suy cho cùng cũng từ hai bàn tay nên tôi hiểu rõ hơn về cuộc đời sau những ngày tháng làm lụng. Ngẫm lại, tôi cảm ơn ông trời đã cho tôi giọng hát.
Tôi sinh ra trong một gia đình 15 người con mà tôi là chị cả, chính giọng hát đã giúp tôi lo lắng hết cho đứa em này đến đứa em khác. Giọng hát giúp tôi có danh tiếng, có tất cả những gì ý nghĩa của một quãng đời. Và ở đất Mỹ, giọng hát lại một lần nữa giúp tôi sống được cân bằng, biết cho và nhận, hy sinh và thứ tha. Tôi cũng không biết nếu cứ làm việc bằng đôi tay cho đến giờ, thì chẳng biết cuộc đời mình ra sao nữa.
Ồ! Trước đây, với gia đình, cô nặng gánh đến mức như thế ư? Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, gia đình tôi đông con và nghèo. Hồi nhỏ, mẹ tôi vẫn nói là con gái học cho biết cái chữ là đủ, rồi bỏ học mà đi buôn nhưng tôi quyết không nghe. Tôi nhận ra rằng để thoát nghèo là phải học đến nơi đến chốn. 14 tuổi, tôi lên Sài Gòn để thực hiện giấc
https://thuviensach.vn
mơ học hành chứ đâu nghĩ mình lên để ca hát rồi trôi một đời theo giọng hát của mình đâu.
Nói đến đây tôi nhớ thêm, ba tôi cực kỳ ghét tôi theo ca hát. Mấy lần trốn ba đi hát, về bị đánh lên đánh xuống. Ba nói, cái nghề bạc như vôi, hôm nay làm vua, mai thất thểu ngoài đường chán không tả nổi. Nhưng điều ông không chấp nhận là các nghệ sĩ, tình duyên lận đận, nay lấy người này mai lấy người khác.
Sau này khi tôi đi hát lo toan cho gia đình, có lần tôi hỏi ba: “Sao ba thành kiến với ca hát đến vậy? Ba thấy con đi hát đã mấy năm như thế, con có hỏng không?” thì ba mới nói rằng: “Con là đứa con gái làm ba thay đổi nhiều suy nghĩ”.
Tôi bắt đầu được biết đến từ năm 1964 và có tất cả mọi thứ cũng từ đó. Tôi không nghĩ gia đình là nặng gánh bởi vì hồi đi hát tôi kiếm rất nhiều tiền và đã lo lắng cho mọi người một cách hết trách nhiệm, chẳng có gì làm tôi suy nghĩ nó nặng hay không nặng. Chỉ tiếc rằng tôi chỉ học đến khi thi tú tài, rồi theo nghiệp cầm ca. Chắc là trời sắp đặt vậy rồi.
Sự lạc nhau định mệnh
Trở lại với chuyện cũ. Quãng thời gian từ 1975-1978, một mình cô và ba con nhỏ không có người đàn ông bên cạnh, cô đã vượt qua mọi thứ như thế nào, thưa cô?
Tôi đi hát ở đoàn Kim Cương, cuộc sống cũng không lấy gì làm dư dả nhưng tình trạng chung là vậy. Đêm về, ba đứa con nhỏ, người mẹ 25 tuổi tự nuốt nước mắt vào trong khi thấy căn nhà của mình tự nhiên nó rỗng một cách đáng sợ.
Sự đợi chờ ngày càng vô vọng và sự cô đơn cứ lấp đầy. Nhiều lúc, tôi tìm quên trong men rượu nhưng càng uống lại càng cảm thấy đắng. Nổi tiếng và lại sống thiên về tình cảm, không lẽ cô không mở lòng với một người đàn ông nào khác ư khi họ đến với cô? Tìm kiếm thì không. Tuy nhiên những lúc ấy, định mệnh đã sắp xếp cho tôi gặp được một người…
Thực hư thế nào thưa cô?
Tôi và anh biết nhau qua một người bạn. Hồi đó, anh có nhiều xe đạp và thường mang xe qua nhà tôi gửi. Rồi một lần đi nhậu, anh chở tôi về. Vào thăm nhà, anh nhìn thấy tôi và ba đứa con nheo nhóc, anh đã động lòng thương và chúng tôi gần gũi nhau hơn như những người bạn. Anh hơn tôi gần 20 tuổi, đã có gia đình, con cái cũng lớn. Thế nên, những khi còn ở Việt Nam, chúng tôi là bạn bè của nhau, không có gì đi
https://thuviensach.vn
quá giới hạn.
Chú ấy có thích nghe cô hát không?
Lần quen nhau tôi có hỏi thì anh nói, trước đây không nghe tôi hát bao giờ, chỉ thích nghe Thái Thanh thôi.
Tóm lại là chú đến với cô không phải vì giọng hát của cô? Có chứ! Một lần, tôi thấy trong túi xe anh có băng Thuyền xa bến đỗ của tôi. Tôi hỏi: “Anh không thích nghe em hát sao lại có cái băng của em?”. Anh thú thật: “Trước đây anh đọc báo, có tin viết em uống thuốc tự tử, anh mới chạy ra đường Nguyễn Huệ mua cái băng về xem mặt mũi em ra sao, hát hò thế nào mà đang nổi tiếng như vậy lại dại dột tìm đến cái chết”.
Và rồi anh nghe, anh nói cái giọng hát càng nghe càng ghiền và anh thích tôi từ khi chưa gặp. Giờ thấy đúng là duyên số do trời sắp đặt, không thể chạy trốn đi đâu được.
Cô đã từng tự tử ư? Vì sao vậy?
Thôi, chuyện quá khứ rồi. Chút bốc đồng nghệ sĩ và sự dại dột của bản thân. Sau này nhìn lại tôi thấy sự hủy hoại mình là điều không chấp nhận được. Đã có những lúc tôi căng thẳng đến độ không muốn sống nữa, thà chết đi cho thanh thản còn hơn. Nhất là khi sống với những điều vô vọng. Nhưng rồi ông trời cũng bù đắp những mất mát và đến giờ tôi tin số phận luôn công bằng.
Chú ấy là người chồng hiện nay của cô?
Còn hơn như thế nữa. Một người chồng, một người bạn, một người cha tốt của các con tôi và cũng như một người thầy trong cuộc sống của tôi.
Cô nói, lúc đó anh đã có gia đình. Chắc hẳn cũng có nhiều rắc rối khi cô và chú ấy thành vợ chồng của nhau?
Ngược lại, mọi chuyện tốt đẹp, như là định mệnh đã sắp đặt vậy đấy. Anh giúp ba mẹ con tôi vượt biên. Trước đó anh có nói với vợ con anh là giúp mẹ con tôi sang Mỹ và vợ con anh cũng đi cùng. Nào ngờ ra giữa biển, ghe của vợ con anh bị lạc trong những ngày lênh đênh trên biển. Họ sang Pháp, tôi và anh qua Mỹ.
Sang Pháp một thời gian vợ anh cũng có lương duyên khác còn anh thì sang Mỹ với mẹ con tôi. Tình cảm chân thành đã đến và chúng tôi đã có nhau trong cuộc đời từ ngày đó cho đến tận bây giờ.
Đúng là định mệnh. Sau này, cả ba bên gặp lại nhau, cảm giác mọi người ra sao, thưa cô?
https://thuviensach.vn
Gặp lại lúc con gái anh lấy chồng. Mỗi người có một cuộc sống riêng nên chuyện cũ cũng thành kỷ niệm và cả ba nhìn nhau bằng sự cảm thông và trân trọng.
Thế còn với người chồng cũ của cô, cả ba có nhìn nhau bằng sự trân trọng như thế không?
Có rất nhiều cách quên một cái gì đó. Quên để sống với nhau đẹp hơn cũng là một cách. Quên hẳn như xóa hết tất cả cũng là một cách. Những gì là đau buồn nên xóa đi chứ! Như tôi đã nói, tôi chỉ thương những người thương mình. Còn những ai không thương mình đương nhiên làm sao tôi thương lại. Tôi rất khó quên một điều gì đó nhưng khi quên được cũng đồng nghĩa với việc không còn gì.
Người trên chuyến ghe định mệnh đã lo lắng cho các con tôi như một người cha lớn. Tôi sang Mỹ để tìm cha cho các con thì đó, đó mới là người cha thực sự. Bây giờ các con tôi đã thành công hết cả và ông trời đã ban hạnh phúc cho tôi. Cảm ơn định mệnh đã sắp đặt như vậy.
Cô từng về Việt Nam nhiều lần để làm từ thiện chứ không phải để hát. Việc làm này xuất phát từ suy nghĩ cho và nhận của định mệnh với chính mình?
Thực ra càng sống tôi càng thấy đau khổ lùi dần. Một giọng hát có thể mất đi trong tích tắc. Khi mình còn hát được có nghĩa là trời còn thương mình thì hãy biết chia sẻ tình thương đó với những người kém may mắn. Tôi làm từ thiện suốt gần 30 năm qua một cách âm thầm với quan niệm: khi mình có bát cơm đầy đủ thức ăn, nên nghĩ đến những người vẫn đang ăn bát cơm chỉ với vài cọng rau muống. Biết đâu kiếp sau mình cũng khổ như họ nên bây giờ hãy trả nợ cho kiếp sau bằng tấm lòng thành thật, thì mọi khổ đau sẽ được đẩy lùi thôi.
Xin cảm ơn cô!
https://thuviensach.vn
CA SĨ BẠCH YẾN
Từ hôn nhạc sĩ Lam Phương và phía sau một đám cưới nghèo L
ần đầu tiên, giọng ca từng làm mưa làm gió sân khấu ca nhạc
những năm 1960 Bạch Yến kể câu chuyện cuộc đời đặc biệt của mình. Một cuộc đời đã đi vào 200 ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương, cuộc đời theo dấu chân một ông chồng giỏi giang đi cùng thế giới. Và cuộc đời với những thứ tưởng như chỉ “đem theo vào cõi chết”...
Tôi đã có lần xem Bạch Yến trình diễn ca khúc “kinh điển” gắn với tên tuổi cô - Đêm đông của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trong một không gian vô cùng đặc biệt.
https://thuviensach.vn
Sân khấu tối om. Trong bóng tối, một giọng hát liêu trai như chứa cả hồn đêm đông xứ Bắc với những thoáng heo may rờn rợn và lất phất mưa phùn cất lên gọi những năm tháng xa xưa từ thời nhạc sĩ viết ra ca khúc vọng về: “Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống. Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông. Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời. Cùng mây xám về ngang lưng trời…”
Một vệt sáng rọi vào bóng dáng người nghệ sĩ nhỏ bé, cô đơn tiếp tục tấu khúc Đêm đông huyền ảo bằng một thứ ngôn ngữ biểu diễn lạ đến khó tưởng. Tất cả đều im lặng. Thường quà tặng đối với nghệ sĩ là những tràng pháo tay, nhưng sao lại tặng sự im lặng đến thế này?
Hình như trong nghệ thuật luôn có những khoảng lặng hiếm hoi vậy đấy. Khoảng lặng để khám phá một điều lạ. Ai hát nhỉ? Người trẻ thầm tự hỏi. Người già ngồi im. 60 năm vắng bóng trên sân khấu nước nhà của người ca sĩ cũng đủ để người trẻ phải thầm hỏi vậy.
Và dù chỉ một lần trở lại sau ngần ấy thời gian cũng đủ làm cho những khán giả một thời nhận ra: 60 năm về trước, cũng có một sân khấu thế này, một khoảng đêm thế này, một vệt sáng như thế này và một bóng ca sĩ bé nhỏ thế này…
Và giọng hát Bạch Yến vang lên. Và sân khấu cũng im lặng như đêm nay.
Giai nhân trong những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương Đêm đông là ca khúc đã mấy chục năm rồi cô chưa hát lại. Và cũng từng đó thời gian biết bao người ghi dấu ấn với nó như Lê Dung, Lệ Thu, Cẩm Vân… Nhưng, cứ nhắc về ca khúc này, là khán giả cứ nhắc tới Bạch Yến…
Với Đêm đông, tôi không phải là người hát hay nhất nhưng lại là người có cách thể hiện lạ nhất so với những gì trên bản nhạc. Ca khúc được viết theo thể Tango. Khi nghiên cứu ca từ, tôi quyết định hát theo điệu slow-rock để diễn tả hết cái nỗi buồn, nỗi cô đơn của ca khúc.
Quên sao được lần đầu tiên, tại phòng trà Trúc Lâm Trà Thất với những rock và nhạc chủ yếu để khiêu vũ, nhưng rồi bỗng có một khoảnh khắc sân khấu ngập trong bóng tối, nhạc lắng lại và mọi người cùng lắng. Đó là lần đầu tiên Bạch Yến hát Đêm đông như một nốt trầm giữa muôn vàn thanh âm sôi động.
Và cái tên Bạch Yến cũng cứ thế được khẳng định. Để rồi suốt gần một tháng, lúc nào khán giả cũng đến phòng trà đó nghe Đêm đông, yêu cầu Bạch Yến hát Đêm đông…
https://thuviensach.vn
Sau Đêm đông được ít năm thì Bạch Yến rời xa sân khấu, đi tu nghiệp ở Pháp và cũng xa quê hương từ độ ấy. Có một lần, MC Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết, nhạc sĩ Lam Phương từng viết như thế này để dành cho Bạch Yến: “Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi, gom góp yêu thương quê nhà, dâng hết cho người tình xa”. Thực hư là thế nào, thưa cô?
Ông Ngạn nhà văn, nên ông nói cho hình ảnh đấy mà. Chắc gì nhân vật trong bài hát đó là Bạch Yến chứ?
Nhưng lúc đó trên sân khấu, mặt cô bừng đỏ và cười ấp úng… À, ừ… Nhưng là kỷ niệm xa xưa lắm rồi mà. Lên ông lên bà cả rồi, nhắc chi những chuyện quá vãng…
Với những người yêu nhau, họ thường tự nhủ kỷ niệm đẹp thì nên gìn giữ. Nhưng cô ơi, với những người ngoài cuộc, nhiều khi họ rất muốn biết cái đẹp của kỷ niệm ấy. Rất xin lỗi cô và chồng cô để mạn phép được hỏi, phải là một cô gái như thế nào mới để lại dư âm một giai điệu thiết tha của người đàn ông ấy mãi về sau đến vậy?
Em sẽ ngạc nhiên đấy. Bạch Yến ngày ấy trên sân khấu là người từng đêm hát nhạc rock. Lùi lại một chút thời gian, Bạch Yến là thành viên đội xiếc mô tô bay đấy!
Thế nên, có lẽ anh Phương nhớ về một người con gái mạnh mẽ như một ấn tượng khó quên trong đời anh ấy thôi.
Mô tô bay ư? Chưa tưởng tượng nổi một Bạch Yến nhỏ nhắn, duyên dáng của ngày xưa, lại “quậy” với rock và mạo hiểm trên chiếc mô tô bay…
Đời tôi toàn những chuyện kỳ lạ thôi. Trước khi biểu diễn mô tô bay, tôi đã đi hát ở các phòng trà. 11 tuổi, tức là vào năm 1953, tôi đã đoạt Huy chương vàng Tiếng hát Nhi đồng trên đài phát thanh Pháp Á.
Tôi trải qua một tuổi thơ vất vả trong một gia đình có 8 anh chị em. Thực ra, gia đình tôi ngày trước thuộc diện khá giả. Ba mẹ sớm chia tay, mẹ tôi vốn giàu tự ái nên không cần sự hỗ trợ kinh tế của ba tôi nên từ nhỏ, các anh chị em phải lao động sớm.
Năm 1954, nhà tôi bị cháy, cuộc sống vốn túng quẫn lại càng túng quẫn hơn. Cậu ruột đưa tôi và hai người em nữa huấn luyện mô tô bay để đi làm xiếc. Sau một năm học xiếc, tôi và em trai (9 tuổi) trở thành những người biểu diễn giỏi nhất đoàn. Cậu bao ăn ở, mỗi ngày biểu diễn mỗi người được thêm mười đồng.
https://thuviensach.vn
Mô tô hồi đó, động cơ đơn giản. Phải chạy xe tốc độ lên những cái thùng trong như ống cống. Tất cả đều mặc cho sự cẩn trọng và run rủi của số phận. Nếu lơ đễnh, cả xe lẫn người sẽ rơi từ trên cao xuống và mạng sống sẽ khó bảo đảm. Đến giờ, tôi vẫn còn ám ảnh những lần biểu diễn đó, trong suốt hai năm ròng.
Cô có gặp tai nạn lần nào trong hai năm biểu diễn? Tai nạn nhẹ thì nhiều, tai nạn nặng thì một lần. Và đó cũng là lần cuối cùng để tôi quyết định không mạo hiểm với trò chơi này nữa. Lần đó tôi đang biểu diễn đứng hai chân trên mô tô thì một chú cẩu chạy qua, bất ngờ xe đổ đánh rầm xuống đường. Chút xíu nữa thôi là đầu tôi bị đập xuống lề đường. Quần áo, tay chân te tua. Mình mẩy đau điếng. May thay là khuôn mặt và cái đầu không hề gì.
Thế rồi cô quay lại với nghề hát? Nhiều người chưa hình dung hết không khí phòng trà cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước như thế nào…
Tôi trở lại sân khấu vào cuối năm 1956 ở phòng trà Trúc Lâm Trà Thất, hát một số bài hát bằng tiếng Pháp, nhạc rock và dance. Từ năm 1958 tôi hát với một ban nhạc do một người Philippin tên là Ely Javie.
Không khí phòng trà ca nhạc hồi đó cũng khá tưng bừng, khán giả đến các phòng trà chủ yếu là để khiêu vũ, nên giữa người thưởng thức và biểu diễn có những lúc không còn khoảng cách. Vì vậy nên bài Đêm đông là một “chuyện hiếm” khi không hề lôi khán giả ra khiêu vũ mà họ vẫn nghe từ đầu đến cuối.
Sau 5 năm biểu diễn, tiếng tăm đã nổi ở sân khấu trong nước, có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng khán giả, tôi quyết định đi tu nghiệp, vào năm 1961.
Sao cô quyết định đi học, trong khi tiếng tăm, tiền bạc đã có, sự nghiệp đang trên đỉnh cao?
Chính vì có những thứ đó rồi nên mới phải đi học. Sự nổi tiếng đó cũng chỉ là nổi trong một cái ao thôi, không nên là những con ếch tự hào tiếng mình kêu to, kêu vang trong cái ao làng nhà mình mà phải đi học kỹ thuật hát bài bản để hát được bền.
Phải biết cách giữ khán giả lại cho mình bằng sự nâng cấp trong sự nghiệp. Khi ra đi, tôi quyết được thành công giống như danh ca Edith Piaf, từng làm mưa làm gió sân khấu mọi thời đại với nhạc khúc La vie Rose.
https://thuviensach.vn
Và cô đã không quay về. Phải chăng giống như lời hát của Lam Phương: “Về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi?”
Không, tôi ở lại với lý do của tôi với sự phát triển sự nghiệp âm nhạc dân tộc và bến đỗ bình yên trong hạnh phúc riêng tư của mình. Nói thật là tôi không biết anh Lam Phương viết ca khúc nào cho mình hay cho ai. Có một lần anh ấy nửa đùa nửa thật: “Anh đã viết cho Yến đến hàng trăm ca khúc…”
Hàng trăm ca khúc? Cô không biết thật ư?
Mãi sau này, nhà văn Túy Hồng, vợ của anh Phương (là bạn của tôi) có nói: “Bồ không biết đấy thôi, ổng viết cho bồ nhiều ca khúc tha thiết lắm. Và cứ thế, mình hình dung ra cốt truyện để dựng thành kịch đấy bồ”. Cả hai chị em ôm nhau cười.
Thực ra ca khúc nào chú Lam Phương viết cho cô chắc chắn cô sẽ biết mà. Vì những người trong cuộc luôn hiểu những gì trong lời ca tiếng hát của nhau.
Ồ không, không. Thế mà có ca khúc tôi nghĩ anh Phương viết cho tôi nhưng té ra lại không phải đấy. Một lần, anh mang đến một ca khúc và nói: “Anh đo ni đóng giày để viết cho giọng hát của Yến”. Vỡ bài, tôi rất thích những giai điệu, ca từ và cứ đinh ninh anh viết cho mình, đó là ca khúc Cho em quên tuổi ngọc.
Nhưng thực tế sau này tôi biết, ca khúc đó không phải viết cho tôi hay đúng hơn, cô gái trong bài hát đó không phải là tôi. Và cô buồn vì điều đó?
Không! Tác phẩm là tác phẩm. Ai là nhân vật trong đó cũng như nhau cả thôi, đều để lại cho đời cả chứ người nghệ sĩ khi qua đời cũng đâu có mang theo được. Người viết ra một tác phẩm hay và có nhiều người biểu diễn thành công thì phải cảm ơn cuộc đời chứ sao lại buồn nhỉ?
Xin lỗi cô khi khơi lại những điều có khi vì sự yên ấm hiện tại mà cô không muốn nhắc đến: Cô và chú Lam Phương một thời là một cặp đôi đẹp trong làng nhạc?
Anh Phương đã có gia đình và đang bệnh nặng, tôi không muốn gợi nhớ còn tôi cũng đã có cuộc sống riêng của mình. Tôi chỉ nói được: ngày đó, anh Phương có hỏi cưới tôi nhưng tôi không đồng ý. Mọi chuyện đã kết thúc từ độ ấy.
Âm nhạc dắt chúng tôi đi
https://thuviensach.vn
Trong cuộc sống, cô quan trọng sự nghiệp hơn hay hạnh phúc hơn?
Dĩ nhiên là hạnh phúc. Chính vì vậy nên tôi đã có vài lần hủy hôn khi tôi nhận thấy người ta đến với tôi bằng cái vẻ hào nhoáng trên sân khấu của mình. Tôi tự hỏi, liệu một ngày mình không hát nữa hay phong độ đi xuống, người ta có còn ở bên cuộc đời mình nữa không?Và thế là tôi thôi. Dù có đi Tây đi Tàu, nổi tiếng nơi này nơi nọ thì gia đình cũng là bến đỗ cuối cùng.
Chính vì vậy nên cô đã hoàn toàn thay đổi về âm nhạc (dân tộc gần như 100%) khi nên duyên với con trai của GS Trần Văn Khê - nhạc sĩ Trần Quang Hải?
Lại thêm một chuyện lạ nhé. Hồi đó tôi từ Mỹ qua Paris chơi và gặp anh Hải. Anh Hải lúc đó đã ly dị vợ và có một cô con gái 5 tuổi. Trong một lần ăn trưa, anh Hải nói: “Mình cưới nhau nhé!”. Tôi cứ nghĩ anh đùa nên “Dạ”. Một tuần sau mới tá hỏa rằng anh đã đi phát thiệp cưới hết rồi…
Và khác những lần trước, quyết định cưới và phát thiệp, cô vẫn hủy hôn. Còn lần này, không có ý định cưới nhưng phát thiệp, cô lại đồng ý. Nghe ngược ngược sao nhỉ…
(Cười to). Thì đó, cuộc đời tôi toàn những chuyện lạ mà. Thực ra tình yêu nó hiện hữu trong những cử chỉ hàng ngày. Không cứ phải khoác lên nó cái áo những lời nói say đắm, những tuyên bố nọ kia mới là yêu. Mỗi người có một cách yêu thương của mình.
Cuộc hôn nhân “tình cờ” này, chú Hải có Tân hôn dạ khúc để đời. Còn cô, có một hạnh phúc không phải ai cũng có và một ngã rẽ âm nhạc kỳ diệu…
Hồi đó anh Hải nghèo lắm! Tân hôn dạ khúc được viết cho đám cưới đơn sơ của chúng tôi. Tôi dẫu sao lúc đó cũng là một ca sĩ nổi tiếng nhưng tôi không nghĩ về những nổi tiếng nọ kia nữa mà mình nghe theo tiếng gọi của chính mình.
Anh Hải thuộc diện đàn ông càng sống càng thấy thú vị. Với anh ấy, tất cả mọi vật đều được biến thành nhạc cụ. Anh ấy mê nhạc dân tộc và tìm trong những điều đơn sơ bình dị hàng ngày ra ngôn ngữ âm nhạc như người dân lao động vậy. Chính anh đã cho tôi biết âm nhạc dân tộc quan trọng như thế nào. Chính vì vậy, nửa cuộc đời còn lại, tôi đã dành cho chồng và nhạc dân tộc.
Khi về chung sống, cô làm mẹ đứa con riêng của anh Hải. Có nhiều xáo trộn hay những muộn phiền nào đó từ tình huống cuộc
https://thuviensach.vn
sống này không, thưa cô?
Tôi nuôi cháu từ lúc 5 tuổi đến khi cháu đi lấy chồng. Vợ trước của anh Hải cũng rất quý tôi. Trong quá trình sống, mẹ con rất hiểu và yêu thương nhau nên khá nhiều người không nghĩ rằng tôi không phải là người sinh ra cháu.
Trong gia đình, tôi dạy cháu nói tiếng Việt và luôn ý thức dân tộc mình. Cháu nói tiếng Việt khá đến độ ai cũng nghĩ cháu ở Việt Nam mới sang. Tôi cũng dạy cháu những lễ nghi phép tắc của người phụ nữ Việt Nam.
Trong ngày cưới cháu, tôi hát Tân hôn dạ khúc như lời dặn con mình. Tôi không cầm nổi nước mắt khi nói thật cho mọi người biết rằng cháu không phải là con đẻ của tôi vì sự thật vẫn là sự thật, phải để mọi người biết. Trong quá trình sống, ranh giới mẹ kế con chồng không còn nữa.
Từ trong tâm khảm chúng tôi là mẹ - con của nhau và mãi mãi vẫn là thế. Tôi không có con nên mọi tình cảm, dành hết cho cháu. Cô và nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có một sự nghiệp biểu diễn nhạc dân tộc lẫy lừng thế giới và phần nào làm rạng danh cho người Việt. Vậy còn trong cuộc sống riêng tư, “ngôn ngữ âm nhạc” riêng của hai người như thế nào?
Âm nhạc dắt chúng tôi đi, se duyên thành vợ chồng và kết định mệnh thành những người bạn tri âm tri kỷ của nhau. Tôi thấy mình may mắn vì có được những điều đó. Và may mắn nữa, ở xứ người, chúng tôi sống thuần túy bằng âm nhạc và là nhạc dân tộc chứ không phải là những thứ gì ở bên ngoài nó.
Anh Hải vừa sáng tạo ra Nụ hôn bồi âm. Hai người trong tư thế hôn nhau và phát ra một âm thanh đặc biệt của âm nhạc giải tỏa mọi thứ. Nụ hôn này sẽ hàn gắn những rạn nứt cho những cặp uyên ương nào hay cãi vã và mang lại niềm vui trong cuộc sống gia đình. Với các nước dân số ít thì sẽ cần thiết (chống chỉ định với các nước dân số đông).
Câu hỏi cuối. Ở độ tuổi thất thập, khi về Việt Nam biểu diễn thấy cô có hẳn cả một nhạc sĩ đệm đàn tầm cỡ và một make up chuyên nghiệp đi cùng. Có kỹ tính quá không cô?
Người đệm đàn cho tôi là anh Jean Louis Bey Don, nguyên Giám đốc Nhạc viện Vanves ở Pháp và chuyên gia make up Theresa Hà. Họ đều là những người bạn của tôi. Tôi nghĩ, một nghệ sĩ lên sân khấu luôn phải đẹp và phải biết cách hóa trang cho phù hợp với bài hát. Sự đầu tư cẩn thận đó cũng là một cách tôn trọng khán giả. Một nghệ sĩ tài danh
https://thuviensach.vn
đến cỡ nào mà không biết cách tôn trọng khán giả thì sớm bị đào thải thôi.
Xin cảm ơn cô!
https://thuviensach.vn
CA SĨ DUY QUANG
Một đời khổ vì vợ
Í
t ai biết, phía sau giọng ca “bạch diện thư sinh” thống lĩnh sân khấu âm nhạc trong nước và hải ngoại mấy chục năm qua, phía sau sự thanh thế nghệ thuật con nhà nòi Phạm Duy, lại là một người đàn ông long đong trong chuyện tình cảm và lao đao vì vợ mê cờ bạc.
Để rồi cho đến khi lìa đời, bước qua một vài cuộc tình và hai cuộc hôn nhân chính thức, người đàn ông ngoài lục thập này vẫn đơn thân trên con đường hạnh phúc.
Duy Quang hát tình, đúng hơn là rải tình trên từng câu từng chữ của mỗi ca khúc anh truyền tải đến cho người nghe. Tôi cũng không biết có
https://thuviensach.vn
bao nhiêu cô gái suốt mấy thập kỷ qua đã điêu đứng vì cái tình trong giọng hát của người đàn ông có dáng vẻ rất hào hoa ấy. Nhưng ít nhất, chỉ đơn thuần là giọng hát, cũng đủ khiến anh thành một người tình trong âm nhạc. Một giọng hát không quá lả lơi như Sĩ Phú, không quá tỉnh táo như Tuấn Ngọc, “người tình” Duy Quang thật ấm áp, nồng nàn.
Theo một chiều dài thời gian, những đức tính ấy vẫn được “người tình” giữ lại tuy nhiên có sự mỏi mệt đang hiển hiện trong từng lời ca được hát ra. Nó không phải là sự mỏi mệt của bước chân thời gian và đương nhiên không phải do không tìm được những điều mới mẻ hơn về mặt cảm xúc khi cùng hát những tình ca cũ.
Mà, như một người chiến binh với chính duyên số của mình, sau khi trận chiến kết thúc, dù vẫn còn sức lực nhưng những dư chấn của những cuộc chiến đó vẫn còn đeo đẳng trong tâm trí.
Một vóc dáng thư sinh trong đời ai đâu nghĩ sẽ đeo thêm phận số. Một giọng hát thư sinh cũng vậy, đâu ai tin là sẽ có ngày vướng buồn vướng lụy. Chỉ có điều, với người đàn ông này, có những điều không ngờ được, phía sau giọng hát thư sinh “rải tình” kia…
Trời cho tôi nhiều nhưng cũng lấy đi nhiều
Anh nổi tiếng với một giọng ca được mệnh danh là “thư sinh hát, hát rất thư sinh”. Vậy xin được hỏi anh, bao nhiêu năm qua, anh có còn tự tin để nói: vẫn thư sinh dù tuổi đã… xế chiều?
Tôi nghĩ, trời ban cho người nào một chất giọng nào đó nó sẽ tồn tại với thời gian, trừ trường hợp nó trác táng quá. Cũng như giọng nói, đành rằng giọng nói sẽ trầm hơn nhưng với tôi, may mắn là vẫn giữ được những nốt cao như ngày xưa để có thể rung cảm một cách trẻ trung, trong sáng với âm nhạc.
Những cảm xúc âm nhạc cũng như tình yêu, mình giữ được như lửa thì nó còn cháy. Nếu anh thấy chán chường, thất vọng, thì đừng nói giọng hát mà cả cảm xúc của mình nó cũng thay đổi.
Tôi đã nghe anh hát cùng một ca khúc trong những giãn cách thời gian, tôi thấy hình ảnh người đàn ông trong anh cứ mỏi mệt dần. Vậy, có điều gì trong cuộc sống làm anh cảm thấy chán chường, thất vọng ư?
Có thể trong những thời điểm đó tôi phải làm việc nhiều, bận nhiều thứ công việc và có nhiều xung động tâm lý không tốt. Nhưng chẳng có gì khổ tâm vì tôi sống rất lạc quan, trong những lúc khó khăn nhất tôi
https://thuviensach.vn
cũng tự tìm ra niềm vui riêng của mình.
Tôi thấy cách trả lời vẫn chưa thuyết phục và hơi chung chung. Loại trừ yếu tố hồi hương cùng gia đình, thì một nam ca sĩ đang rất thịnh ở hải ngoại, về nước không cùng vợ, không cùng con, hẳn là một vấn đề?
Quyết định về Việt Nam với tôi cũng không khó khăn vì thực ra từ lúc ra đi, trong lòng tôi đã nghĩ đến một ngày về. Nhất là những người có tâm hồn nghệ sĩ, lại thường xuyên hát những giai điệu buồn bằng tiếng mẹ đẻ, luôn cảm nhận có một khoảng trống về mặt tinh thần khó bù lấp. Có thể nói vậy hơi khuôn sáo nhưng đó là suy nghĩ thật. Mãi đến 2004, tôi mới được thực hiện ước nguyện.
May mắn là khi tôi về, con tôi cũng lớn, đứa 18, một đứa 11 tuổi. Tôi được cái may mắn có cô em út là Thái Hạnh, một người không nổi tiếng trong gia đình nghệ thuật họ Phạm, chăm sóc các con dùm tôi.
Thế mẹ của các con ở đâu mà anh phải gửi các con cho em gái chăm sóc?
Mẹ các con hư lắm, tôi không muốn nhắc tới. Cô ấy dính vào con đường cờ bạc, tôi tiếc cho cô ấy, là cô ấy có những điều tốt đẹp nhất, gia đình hạnh phúc nhất mà cô không giữ. Danh tiếng của chồng, những đứa con rất ngoan… cuối cùng không lớn bằng niềm đam mê cờ bạc.
Đã nhiều lần tôi khuyên cô ấy từ bỏ con đường ấy để trở về với cuộc sống của mình nhưng rồi cô ấy nghiện ngập cờ bạc quá nặng, không từ bỏ được.
Nếu cô ấy không vướng vào con đường đấy, giờ tôi là triệu phú Mỹ rồi đó. Bao nhiêu tiền đều nướng hết. Nó giống như một cái túi không có đáy, bỏ vào bao nhiêu tiền lại rớt xuống bấy nhiêu. 10 năm trời, tôi đã bán ba căn nhà, nhà giá rẻ nhất 400 ngàn đô và cao nhất gần 1 triệu đô.
Như anh nói, với một người vợ như vậy mà anh không “cải tổ” được, thì hoặc anh bất lực, hoặc cô ấy quá “ghê gớm”. Nhưng cũng có một lý do nữa hơi tế nhị: là bản thân tình yêu không lớn đến mức có thể làm thay đổi được bạn đời của mình?
Cô ấy giỏi lắm, có sức thuyết phục ghê lắm. Ai gặp cô cũng đều bị cô ấy thuyết phục. Tất cả bạn bè tôi cũng như các công ty làm ăn với tôi, ví dụ như trung tâm Thúy Nga, cũng đều bị cô mượn tiền. Nặng nề lắm.
https://thuviensach.vn
Cô lấy tiền tôi đi cũng không trầm trọng bằng cô ấy làm ảnh hưởng đến danh tiếng của tôi. Tôi đã từng bị mất rất nhiều bạn bè nhưng giờ thì họ hiểu tôi hơn. Hồi xưa họ trách tôi, họ cứ nghĩ là tôi đồng lõa.
Trong 10 năm, nhiều lần cô ấy hứa hẹn làm lại nhưng chứng nào tật đấy. Có thời điểm vài tháng hoặc nửa năm cô ấy “làm lại”, tôi ngủ ngon hơn được một chút, nhưng đến lúc tôi khám phá ra thì trầm trọng lắm rồi.
Thế nên tôi nghiệm ra, người dưng khó hại mình nhưng người thân thiết, họ biết quá nhiều điểm yếu của mình nên dễ đẩy mình vào con đường cơ cực. Nghe thì cay đắng nhưng tôi nói thật với anh, niềm tin xin anh đừng đặt quá nhiều vào một số mối quan hệ thân vì khi về đây, tôi lại tiếp tục “dính chưởng”.
Có thể do cái dở của tôi cũng là tin người quá. Còn trải qua bao mệt mỏi như vậy, thì tình yêu cũng tổn thương và rồi mất dần, mất dần… Ma lực của cờ bạc thật kinh khủng, nó sẽ lấy đi của con người tất cả: thời gian, tình yêu và cả hạnh phúc nữa. Giọt nước làm tràn ly là không còn gì để bán nữa. Giọng hát thời tuổi trẻ của tôi trong cái thời sung sức gần như nướng hết vào cuộc chơi của vợ.
Thế còn phản ứng của các con anh thế nào khi có một người mẹ như vậy?
Khi đó mấy đứa còn nhỏ, có nói chúng cũng chẳng hiểu. Sau này lớn lên các con biết chuyện thì giận lắm, nên chẳng tha thiết đến mẹ nữa. Sống trong cảnh nay bán nhà, mai bán nhà, thì quả là địa ngục với các con dù tôi cũng không muốn làm cho con ảnh hưởng vì những chuyện đó. Lúc chia tay con tôi cũng còn nhỏ, giờ đứa 25, đứa 18 rồi.
Và bây giờ anh có biết cô ấy đã đi đâu, về đâu sau cơn lốc cờ bạc cuốn đi của cô quá nhiều thứ?
Cô ấy khi ra đi cũng không giữ liên lạc với tôi và mỗi khi muốn biết tin tức cô ấy, tôi phải hỏi thăm một số người liên quan và đến giờ tôi được biết là cuộc sống của cô ấy cũng khá tội nghiệp.
Cũng dễ hiểu là một người phụ nữ không tiền, không côngăn việc làm, không còn tuổi trẻ, thì sự vất vả không thể tránh khỏi. Hồi xưa cô ấy đẹp lắm, là hoa khôi của cộng đồng người Việt tại thủ đô Washington.
Nếu một ngày nào đó anh sẽ gặp lại cô ấy như Kim Nham gặp lại Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại, thì anh sẽ phản ứng thế nào - oán trách hay thương cảm?
https://thuviensach.vn
Nếu nhìn cô ấy khổ sở thì chắc chắn tôi đau lòng lắm. Tôi ước mong đừng để mình nhìn thấy hình ảnh đó và mong muốn cô ấy có một đời sống tốt hơn. Bi kịch nằm ở chỗ phụ nữ đơn thân, nhan sắc đầu hàng thời gian, tiền bạc thì đã hết cả.
Dù gì thì cũng là người phụ nữ 17 năm đầu ấp tay gối (từ năm 1983 đến năm 2000) và là mẹ của các con tôi. Tôi nguyện cầu cho cô ấy những gì tốt đẹp nhất và nguyện cầu cho tôi đừng phải nhìn thấy cô ấy với một số phận không may mắn.
Nên có thể hiểu khi Duy Quang về Việt Nam, anh mang theo bước chân mỏi mệt của một người đàn ông cạn kiệt tiền bạc và tan nát trong hạnh phúc riêng tư?
Sự tan vỡ gia đình chỉ là một động cơ nhỏ thôi. Tôi bắt đầu lại ở quê hương bằng những bài hát, bằng những kỷ niệm đẹp. Áp lực kiếm tiền để lo cho con cái cũng không nhiều vì thực ra tôi cũng có tiền, tôi cũng dành dụm được một ít để mang về làm vốn liếng.
Tiền lo cho các con tôi gửi nhà băng bên đó để lo cho cuộc sống và học hành của các con. Về Việt Nam, tôi đầu tư vào công việc và các dự án kinh doanh của mình. Hiện nay tôi đang mở một bar trên đường Lê Quý Đôn và một dancing trên đường Lê Đại Hành. Số tiền hàng tháng cũng đủ cho một cuộc sống dễ chịu.
Còn oán trách ư, không đâu, bởi vì cô ấy đã cho tôi hai đứa con rất ngoan và rất đẹp. Dù vợ trong cảnh cờ bạc và tôi sống mất thăng bằng trong gần 10 năm để rồi chịu không nổi vì nhà cửa mất sạch, đành chia tay nhau. Dẫu sao bây giờ mọi chuyện cũng đã thành quá khứ, thì oán trách nhau làm gì nữa!
Chia tay Yến Xuân khi đã hết cảm xúc
Gặp ca sĩ Yến Xuân, có thể hiểu là lúc anh cần một người phụ nữ bên đời sau bao sóng gió với người vợ cũ? Cuộc gặp này, có phải là một sự trở lại của say ngợp thực sự của một người đàn ông rung cảm trở lại với tình yêu?
Đúng vậy. Tôi gặp Yến Xuân khi đã ly dị với người cũ được 7 năm. Tôi đã hy vọng Xuân là một người bạn, một người yêu và là một người vợ tốt bởi bạn thì hiểu nhau hơn, người yêu sẽ thương hơn, vợ thì lo lắng cho gia đình hơn...
Và anh đã thất vọng vì cô ấy không có được những điều anh cần? Nếu vậy, có khắt khe với Yến Xuân quá không?
https://thuviensach.vn
Những gì tôi chờ đợi đều không được. Tôi nghĩ là tôi kiếm một người vợ chung tay, chung sức chung lưng để tạo dựng gia đình nhưng nó không được như mong muốn. Yến Xuân thì không đủ sức lo cho mọi thứ chu toàn. Đúng hơn là tôi ngộ nhận, cô ấy cũng ngộ nhận, hai người ngộ nhận về nhau để rồi thất vọng lẫn nhau.
Anh thất vọng về cô ấy như anh đã nói. Vậy anh có biết Yến Xuân thất vọng về anh điều gì, có phải như lời đồn đại: một người nổi tiếng như anh không có nhiều tiền?
Cũng đừng nói thế tội nghiệp cô ấy. Cô ấy yêu tôi chứ không phải đến với tôi vì tiền. Đó là sự thật.
Dĩ nhiên có những chuyện chỉ người trong cuộc mới hiểu nên chẳng hay ho gì đâu để nói ra. Ăn thua là cảm giác đã mất đi, khi nó mất rồi thì không thể nào ở với nhau được. Ghen tuông hay giận hờn, tha thứ cho nhau dễ lắm. Khi mà không còn cảm xúc thì không còn cách nào đến gần nhau.
Cả hai chúng tôi đã cùng giết chết cảm xúc đó. Tôi, với những khó khăn của đời sống đã làm tôi chai lì mặc dù tôi chưa bao giờ lớn tiếng hay gay gắt với cô ấy. Suy nghĩ khác nhau từ từ tạo ra một khoảng cách và không thể đưa hai người nhìn về cùng một hướng được nữa. Nó sẽ dẫn đến tình trạng hai người đồng sàng nhưng dị mộng, không còn tha thiết gì với nhau nên nếu ở với nhau thì khổ thôi.
Tuyệt đối trong trường hợp này không hề có một người đàn bà hay một người đàn ông nào đó chen vào. Có thể lỗi cũng thuộc về tôi nữa, tôi không đủ sức để làm cho mọi thứ tốt hơn.
Vậy nếu đủ sức, sẽ là như thế nào?
Nếu như tôi có nhiều tiền hơn và quan tâm đến vợ nhiều hơn, đại khái thế. Nếu tôi đừng bị những gánh nặng gia đình thì sẽ đỡ hơn. Chuyện tự nhiên xảy đến tôi cũng đâu có muốn thế, và có lẽ cô ấy cũng không muốn. Khi ra đi, cô cũng thấy cái đó là điều hay, tốt cho cả hai người.
Chia tay rồi, chúng tôi vẫn nói chuyện như thường. Bất cứ điều gì làm tốt cho nghề nghiệp của cô ấy, tôi vẫn vui vẻ. Tuy nhiên, những gì làm được cho cô ấy cả trong công việc lẫn trong cuộc sống tôi đã làm. Tôi biết trước khi chưa có tôi Yến Xuân rất khác và tôi từng mong có tôi thì cô ấy sẽ hát khá hơn.
Gần hai năm sống với nhau, cô ấy tiến bộ hẳn về kỹ thuật và cách thể hiện. Đến lúc tôi đưa cô qua Mỹ hát, nhiều người còn hỏi cô này là ai sao mà hát hay thế. Cô ấy hát hay ở những bài hát êm đềm, đừng
https://thuviensach.vn
xưa quá, nhạc của những năm 80, cô ấy hát rất hay, hoặc nhạc jazz. Anh có tiếp tục dõi theo từng bước nghề nghiệp của cô ấy không, kể cả khi cô ấy đi rồi? Anh có nghĩ một ngày nào đó hai người sẽ quay trở lại với nhau?
Tôi để ý nhưng không góp ý vì bây giờ mà xía vào nữa thì rất khó nói. Tình cờ, có một lần tôi đi một phòng trà mới cũng có nghe Yến Xuân, tôi thấy cô tiến bộ hẳn, thậm chí hơn cả thời có tôi. Cô ấy không biết tôi ngồi dưới đâu. Tôi và Yến Xuân thì không chờ đợi nhau quay trở lại.
Kiếp đam mê và đường tình không hoa hồng
Tôi thấy, hình như ca khúc Kiếp đam mê do anh viết, như đóng đinh vào số phận của anh sau bao sóng gió tình cảm. Bài hát này anh viết cho cô gái nào vậy?
Tôi viết cho một người tình ở Mỹ, một cô gái rất đẹp. Lúc đó tôi chưa gặp Mỹ Hà (người vợ đầu). Sau khi gặp Mỹ Hà, tôi chia tay với cô gái này. Cùng với bài này, tôi viết một bài nhạc nữa như tặng cho người vợ nhưng thực ra là tặng cho mối tình thầm lặng này. Bài đó có tên là Vì yêu em.
Chứ không phải là ca sĩ Julie? Tôi được nghe, cô ấy cũng là vợ anh và hai người có với nhau một người con. Sao không thấy anh nhắc đến cô ấy?
Julie là mối tình đầu của tôi và là người khiến tôi lựa chọn âm nhạc. Chúng tôi sống với nhau không có hôn thú một thời gian thì chia tay. Nguyên nhân tan vỡ thì thôi, để tôi giữ riêng cho mình. Và giờ cuộc sống của cô ấy cũng thầm lặng lắm. Đi thêm vài bước, và giờ cũng cô đơn như tôi lúc này.
Anh đa tình quá!
Đúng là tôi đa tình nhưng lại rất chung tình. Khi yêu người nào tôi chỉ biết đến người đó thôi. Hai năm sau kia chia tay Julie tôi mới đến với cuộc tình mới.
Sau những đổ vỡ, anh có muốn tiếp tục đến với hôn nhân? Một người nghệ sĩ mà không yêu thì chắc là chết nhưng nếu kết hôn thì tôi không nghĩ tới nữa. Ở vậy, còn hơn là lấy phải những người đồng sàng dị mộng. Cuộc chia tay của tôi và Yến Xuân cũng còn mới quá nên tôi cũng chưa sẵn sàng cho một tình yêu dù biết việc gì đến nó cũng sẽ phải đến.
https://thuviensach.vn
Có những lúc tôi tự hỏi sao định mệnh luôn đẩy tôi vào tình cảnh như vậy, luôn đẩy tôi vào những cảnh ngộ không bình thường. Tôi thấy nhiều người không nổi tiếng, ít tiền, nhưng họ có cuộc đời rất bình dị. Hay là trời cho tôi nhiều thứ mà lấy lại của tôi nhiều thứ đến thế.
Tôi đã cố gắng nhiều để thay đổi số phận, cố gắng mở lòng ra hơn và dễ dãi hơn với mình và với người nhưng không được. Nhiều người khó khăn, nỗi buồn không xâm chiếm được nhưng tôi lại muốn mở lòng để yêu thương người hơn nhưng rồi cuối cùng tôi lại là kẻ mất nhiều thời gian.
Xin cảm ơn anh!
https://thuviensach.vn
CA SĨ KHÁNH HÀ
Làm chủ vết thương và câu chuyện đáng yêu với người tình trẻ…
K
hánh Hà nói, chị trông trên sân khấu bình tĩnh là vậy nhưng ngoài
đời, rất gần gũi và yếu đuối đàn bà. Đằng sau giọng hát tròn, sâu và dường như rất phẳng lặng ấy; đằng sau hạnh phúc viên mãn với người chồng trẻ tài hoa Tô Chấn Phong, là cả một quá khứ không ít cơ cực.
Lần đầu tiên, chị chia sẻ những điều này, cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp cận một chân dung khác của Khánh Hà, hoàn toàn không quen như chị trong âm nhạc, nhưng ít ra cũng giúp tôi hiểu tại sao Khánh Hà lại hát sâu như thế…
https://thuviensach.vn
Khánh Hà hát tỉnh táo. Từng chữ, từng nốt, rất êm và rất đẹp. Và cũng từng chữ một, từng nốt một, nếu tinh tế một chút ta sẽ nhận ra: người hát đang làm chủ cảm xúc, đúng hơn là làm chủ nỗi buồn - bởi hầu hết những ca khúc Khánh Hà hát, có mấy khi là những ca khúc vui đâu. Có chút kìm nén đấy, u uẩn đấy, chút tiếc nuối đấy, nhưng nó nằm
ở tầng sâu trong những lời, những chữ được nhả ra vốn rất tròn trịa và hoàn hảo kia…
“Đi qua những điều đó rồi thì bình tĩnh mà thể hiện nó. Nếu cảm thấy bình tĩnh không nổi thì cho phép mình điên một chút, phiêu một chút, nhưng chỉ là chút chút thôi!” - chị nói về những điều mà tôi vừa gọi tên ở trên.
Tôi lại phát hiện ra một điều lạ: thực ra, cái rộng lòng nhất và cũng hẹp lòng nhất thế gian này, lại là sân khấu, bởi nó luôn là nơi đón nhận biết bao nỗi buồn vui của người nghệ sĩ nhưng rồi cũng là nơi vắt kiệt hết nỗi buồn đó để rồi người nghệ sĩ sớm cũ đi với nỗi buồn vui đã mất của mình.
Khánh Hà là một trong những người hiếm hoi nhận biết được cái “bản chất thật” của sân khấu, không bị rơi vào tình trạng dốc cho hết năng lượng của một thời tuổi trẻ để nhanh tàn héo theo sự đào thải nghiệt ngã của quy luật thời gian.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chị không cho đi, mà là cho một cách nhẹ nhàng, tỉnh táo, đủ để nỗi buồn thấm và lắng. Thế nên bao năm qua giọng hát Khánh Hà luôn có một mãnh lực nào đó nằm trong chính cái hồn đàn bà được chưng cất, nên nỗi buồn đã không còn thô ráp mà hiện hữu một cách sang trọng.
Sai lầm cuộc hôn nhân đầu tiên
Hãy bắt đầu bằng những yếu đuối đàn bà của chị như lời chị nói nhé! Thực ra đâu phải dễ tin, vì trên sân khấu, Khánh Hà luôn bình tĩnh, có lúc cảm giác như “lạnh” kia mà?
Ô, nếu thế thì anh nhầm đấy! Tôi dễ xúc động, dễ tin và dễ thương người và cũng luôn là người thích lắng nghe và chia sẻ với người khác. Với những người xung quanh, tôi luôn là một nơi để họ dốc những bầu tâm sự.
Dù mình có bận bịu thế nào cũng bỏ hết để ngồi chia sẻ, có khi từ chiều đến 2 - 3 giờ sáng. Cũng có những lúc 3 giờ sáng bị dựng dậy, dần thành chuyện bình thường. Thôi thì không biết bao chuyện của thế gian, của biết bao con người. Cuối cùng tôi là một cái “kho” buồn vui của những người xung quanh đấy.
https://thuviensach.vn
Vấn đề là không bao giờ tôi thấy điều đó là mình bị làm phiền mặc dù có lúc buồn ngủ lắm. Những người đó thông thường là những người trong hoặc ngoài giới nghệ sĩ, nhưng đa số là ngoài giới.
Tôi nhớ lần Linda Trang Đài còn tương tư Tommy Ngô, suốt ngày buồn, thương nhớ cậu đó. Đêm, 2 giờ sáng cũng dựng cổ tôi dậy. Câu chuyện thường là làm thế nào để có được cậu Tommy và làm thế nào để giữ được. Cũng mừng cho họ là cuối cùng đã có nhau và hạnh phúc trên cả sân khấu lẫn ngoài cuộc đời.
Vậy còn những lúc chị buồn thì sao, có chia sẻ với tất cả mọi người không?
Thường thì tôi giấu. Phần vì tôi không thích cho người ta biết nhiều mình đang như thế nào, phần vì tôi là nghệ sĩ, nhiều khi người ta lại thích nghe và “lan truyền” những chuyện không mấy vui của mình hơn.
Bù lại bây giờ ông trời cho tôi một cuộc sống rất ít nỗi buồn nên tôi luôn bình thản chia sẻ với người khác. Có những lúc hát tôi phải tưởng tượng ra nỗi buồn, nỗi đau từ những người mình chia sẻ đấy chứ. Tuy nhiên, tôi cũng không phải là người nhàm chán. Đúng hơn, tôi luôn có mức độ với những buồn vui của mình để cân bằng cuộc sống.
Nhiều người còn lấy làm lạ, năm 1969, khi Khánh Hà bước vào nghề ca hát cũng là lúc Sài Gòn đâu đâu cũng những giai điệu buồn của Bolero. Hầu hết các gương mặt nổi tiếng ngày đó cũng là nhờ dòng nhạc này, và đặc biệt là những ca sĩ đến từ Đà Lạt như chị. Nhưng tại sao chị lại chọn nhạc Tây?
Mẹ tôi thích vậy. Ngay từ nhỏ, bà đã cho con đi học tiếng Pháp và Anh và các con bà luôn thích hát nhạc ngoại. Mẹ tôi cũng là người phụ nữ lạ, gần như thích gì được nấy. Từ nhỏ bà thích lớn lên lấy chồng nghệ sĩ và sinh ra các con là ca sĩ, thì gần như bà được toại nguyện.
Rồi thích các con hát nhạc Tây, tất cả các chị em đều hát, vì theo bà, ca phảimới, theo các xu hướng thế giới thì mới gọi là hay. Những năm đi hát trong nước, chị Bích Chiêu, anh Tuấn Ngọc, anh Anh Tú và tôi đều hát nhạc ngoại. Tôi với mẹ tôi về tính cách lại hoàn toàn không giống nhau và cũng không mấy hợp nhau, mẹ tôi rất cứng rắn còn tôi thì yếu đuối. Lớn rồi nhưng lúc nào tôi cũng sợ mẹ và mẹ nói gì cũng nghe răm rắp.
Kể cả chuyện yêu đương ư?
Chuyện yêu thì không, mặc dù mẹ luôn cấm cản. Từ thời mới lớn, bà đã rất cấm đoán trong chuyện yêu đương vì bà luôn sợ tôi đi sai đường. Nhưng có lẽ càng cấm, càng dễ sai vì “lửa càng che đậy càng rực
https://thuviensach.vn
nóng” mà.
Cứ cấm mãi, nên khi tôi gặp ai là tôi yêu mà không biết mình mù quáng. Người yêu đầu tiên và cũng là người chồng đầu tiên của tôi, mẹ cấm dữ lắm. Mẹ tôi nói không xứng và không cho tôi lấy nhưng càng cấm tôi lại càng thích lấy. Lấy rồi, mẹ tôi giận lắm.
Cuối cùng thì mẹ đúng hay chị đúng?
Mẹ… đúng! Có lẽ mẹ trải nghiệm rồi nên mẹ nhìn người không sai. Và cũng có thể do mẹ cấm nhiều quá nên tôi mới đi sai. Tôi hối hận về cuộc hôn nhân này mặc dù nó chỉ kéo dài có vài năm.
Hồi yêu thì không biết gì, tôi khờ lắm. 18 tuổi tôi đã lấy chồng. Nhưng khi lấy về rồi mới biết không hề hợp nhau trong cả cách sống, sinh hoạt hàng ngày đến cách nghĩ.
Khi bỏ nhau rồi, trong chuyện riêng tư mẹ tôi càng “soi” kỹ hơn, vì sợ tôi lại đi nhầm đường lần nữa. Giờ tôi cũng không muốn nhắc nhiều đến người này và đến câu chuyện này nữa mặc dù chúng tôi có với nhau một đứa con, năm nay cũng đã 37 tuổi rồi, đang làm về máy tính và chưa lập gia đình…
Phần bị mẹ “soi” nhiều, phần thất bại vì cuộc hôn nhân đầu tiên nên chị quyết định đi Mỹ định cư vào cuối tháng 3-1975? Không hẳn vậy. Cứ xem đó là một bước rẽ do số phận đi. Nhưng khi sang Mỹ, vừa thoát khỏi ông chồng, vừa thoát khỏi sự “quản chặt” của mẹ nên tôi… sướng lắm. Tôi cũng bắt đầu hát nhạc Việt và tôi nhớ, tôi hát bài Bay đi cánh chim biển một cách đầy sảng khoái, thấy đời sao mà sung sướng thế (cười).
Chứ hồi ở nhà, đi đâu cũng cảm giác như có mẹ đang ở sau lưng. Được “tự do” nhưng tôi lại biết giữ mình hơn để không sa vào lưới nữa. Và đó cũng là lý do trong nhiều năm trời trên đất Mỹ, chị chấp nhận sự cô đơn nuôi con mà không cần một người đàn ông nào bên cạnh?
Tôi lo cho việc hát và chăm sóc con, thậm chí đôi lúc không còn thời gian chăm con, cũng phần nữa là chim sợ cành cong nên không nghĩ nhiều về chuyện yêu, hôn nhân gì nữa.
Ngày ngày đi hát, tôi phải gửi con cho anh Tú vì nhà tôi và nhà anh Tú cạnh nhau, cũng có lúc gửi cho cha đẻ của nó. Nhưng nói thật, gửi cho ông ấy tôi không hề yên tâm chút nào. Nó bị bỏ nhà một mình hoài. Có lúc bế thằng bé về mà cả người nó toàn mùi thuốc lá.Nhiều lúc nghĩ lại mà thấy hồi đó mình cũng có lỗi với nó.
https://thuviensach.vn
Anh Tú vừa là bác, nhưng vừa như là cha. Mỗi lần nó khóc hay nó hư, gọi anh Tú là thằng bé im re. Kể cả sau này khi nó ngoài 20 tuổi, nó có thể cãi mẹ nhưng không dám cãi anh Tú đâu. Nếu không có anh Tú chăm lo nó, không biết tôi có hát nổi không nữa. Tôi còn nhớ, trong một lần sinh nhật nó, bạn bè hỏi cha mày đâu, nó chỉ anh Tú. Thấy mà chảy nước mắt.
Tô Chấn Phong giống như bạn thân của con tôi
Một mẹ, một con, hẳn hai mẹ con cũng như hai người bạn và chia sẻ với nhau được nhiều?
Không biết số mình sao chứ với mẹ đẻ cũng không hợp và với con cái cũng không hợp lắm. Nó thương mẹ, nhưng không có nghĩa chuyện gì nó cũng nói với mẹ.
Mấy chục năm nay, nó thân với anh Phong và chuyện gì nó cũng nói với anh Phong. Anh Phong khuyên là nó nghe. Lúc bắt đầu vào Đại học, chuyện học hành của nó cũng do anh Phong khuyên nhủ.
Riêng cha đẻ của nó, tôi luôn khuyến khích nó gặp mà nó cũng không muốn gặp. Có thể do anh Phong nói chuyện hay và hoàn toàn có thể chinh phục được nó.
Vậy ngược thời gian, chị có thể nhắc lại kỷ niệm hồi anh Phong chinh phục… mẹ của con trai chị không?
Cũng chẳng chinh phục gì đâu. Chúng tôi gặp nhau như duyên số. Lúc đầu anh Phong mời tôi thu một cuốn video vào hè năm 1990 với hai ca khúc là Bài không tên số 8 và Bảy ngày đợi mong thì phải. Chúng tôi vẫn bình thường, vẫn xưng em gọi chị một cách ngọt xớt.
Phong có nói với tôi: “Nghe chị đã lâu mà em cứ nghĩ chị già lắm, không ngờ chị ngoài trông trẻ thế”. Rồi chúng tôi đi ăn với nhau và nói chuyện rất nhiều. Tôi thấy quý Phong nhưng vẫn giữ một khoảng cách vì dù sao tôi có con đã lớn còn Phong trông trẻ thế, tôi cũng sợ người ta đồn đại.
Tôi còn về nói với Lưu Bích: “Bích ơi, chị thấy cậu này trông rất được, dễ thương, chị giới thiệu cho mày nhé!”. Lưu Bích chối đây đẩy: “Chị vô duyên. Em không mai mối gì đâu. Chị thích thì làm mai cho chị đi!”.
Và rồi “tự mai mối” cho mình thật?
Phải duyên phải số thôi, chứ mai mối gì. Rồi chúng tôi tiếp tục đi ăn, nói chuyện và tình yêu đến lúc nào chẳng hay.
https://thuviensach.vn
Có phải từ cuộc tình đẹp của anh chị, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết tặng hai người ca khúc Từ muôn kiếp trước?
Đúng vậy. Ca khúc này được viết khi anh Khanh chứng kiến tình cảm của chúng tôi dễ thương quá, nên đã dành cho chúng tôi những lời ca rất đẹp. Chúng tôi chẳng ai chọn ai, mà là số phận chọn.
Phong tuy trẻ thật nhưng rất người lớn, ăn nói điềm đạm, phong thái chững chạc. Còn tôi tuy lớn tuổi hơn, nhưng tính tình lại con nít. Có những sự “ngược” bổ sung như thế nên từ bao giờ tự khớp trong cuộc đời nhau.
Và thế là “xin cho về trọ gần nhau”? Được biết phải mấy năm sau anh chị mới tổ chức lễ cưới sau một thời gian dài sống chung. Trong khoảng thời gian đó, thông thường là những thử thách với những cặp nhân tình. Để đi đến lễ cưới và có nhau đến giờ, anh chị có phải trải qua thử thách nào không?
Nhiều lắm. Sống 5 năm chúng tôi mới cưới nhau, nhưng đến năm thứ 3 tưởng là tan rồi đấy chứ. Cuộc sống với nhiều điểm khó hợp, cự cãi, lúc người này nhịn thì người kia không nhịn và ngược lại.
Và cái quan trọng là tự ái của ai cũng cao, cái tôi của ai cũng lớn nên thấy cái việc không nhịn là một việc đương nhiên, một điều tất yếu. Đến lúc mâu thuẫn cao trào nhất thì chúng tôi… nhìn lại. Ơ, có gì đâu chứ? Yêu, vẫn yêu. Cần nhau, rất cần. Thế tại sao không vượt qua những điều nhỏ nhặt để sống đúng với những con người đã qua những trải nghiệm nhất định?
Và thế, “chiến cuộc” dịu xuống. Hay đúng hơn những gì cần cãi nhau đã cãi nhau hết rồi. Những gì cần nói cũng đã nói hết rồi. Thế là chúng tôi từ từ thấy thương nhau hơn, cần nhau hơn và cuộc sống tương đối phẳng lặng từ ngày đó cho đến giờ.
Chúng tôi có một đứa con chung năm nay cũng đã 19 tuổi. Bao năm qua, mọi thứ với chúng tôi quen thuộc nhưng mới mẻ. Phong vẫn hay nói với bố tôi: “Bố ơi, vợ con lấy trai tơ đấy”, đểu thế chứ, nhưng dễ thương. Nói chung, cuộc sống tương đối dễ chịu.
Có phải vì cuộc sống dễ chịu như vậy nên trong giọng hát, chị rất cầu toàn, thậm chí chỉn chu quá? Có lúc nào chị nghĩ, sẽ phải nổi loạn hơn chút nữa trong giọng hát thì Khánh Hà sẽ còn tuyệt hơn nữa?
Anh Phong đôi lúc cũng góp ý với tôi: “Honey ơi, chỗ này honey cứ phiêu thêm chút nữa đi, chênh, phô một chút cũng được nhưng nó thật với cảm xúc của mình”. Tôi cũng nghe và biết cách điều chỉnh đấy chứ.
https://thuviensach.vn
Tôi quan niệm, tôi đã nổi loạn bao nhiêu năm qua trong giọng hát, nhưng đó là sự nổi loạn âm thầm. Nhưng cơ bản là tôi biết kìm những cảm xúc của mình. Có nổi loạn thì cũng làm cho những yếu đuối đàn bà trong giọng hát của mình thành một mãnh lực nhất định. Còn cho phép mình điên hơn nữa, say hơn nữa sẽ đâu còn là Khánh Hà? Và lúc đó, chắc gì khán giả còn yêu tôi như biết bao năm qua?
Xin lỗi chị về một câu hỏi hơi tế nhị. Có bao giờ anh Phong cảm thấy mình “lép” hơn vợ trong nghề nghiệp không?
Không. Đúng hơn là anh ấy không quan tâm đến chuyện đó. Trong công việc của tôi nếu không có anh Phong, dễ gì được như bây giờ? Anh ấy lo lắng từng li từng tí. Nghĩ từng cách tạo các phân cảnh. Góp ý từng bài hát. Chụp hình. Rồi làm những việc phụ dù rất nhỏ nhặt nhưng ít nhất làm cho các sản phẩm của Khánh Hà được tốt hơn và làm cho hình ảnh Khánh Hà được đẹp hơn.
Câu hỏi cuối. Nhiều người đã nghe một người đàn bà “lục thập” hát một lúc 20 bài hát mà không phải lấy hơi một chỗ nào trong một live show như chị quả là một điều ngoài sức tưởng tượng. Làm cách nào để giọng chị “không sợ thời gian” như vậy?
Tôi tập thể dục mỗi ngày và tập thở để luôn có được làn hơi dồi dào. Bên cạnh đó, anh Phong luôn biết cách điều tiết mọi sinh hoạt hàng ngày giúp tôi để tôi giữ được làn hơi khỏe. Live show mà anh nhắc tới, đến giờ tôi vẫn không hài lòng vì thực tế tôi chỉ hát được tầm 70% sức lực thật của Khánh Hà thôi.
Cảm ơn chị!
https://thuviensach.vn
H
CA SĨ HỌA MI
Sống đẹp với chồng cũ và những hy sinh đáng trân trọng ọa Mi - nữ ca sĩ có giọng hát như luôn khát khao nỗi thấu hiểu và
đồng cảm chân thành luôn là một nhân cách đẹp. Cô sở hữu những câu chuyện cuộc đời và tình người, cho và nhận để đọc và hiểu, đồng cảm và xúc động, yêu thương và trân trọng. Đặc biệt là câu chuyện đẹp với chồng cũ.
Gần 30 năm xa xứ, khoảng thời gian đủ làm cho thanh sắc của một nữ ca sĩ có nhiều thay đổi nhưng một điều kỳ lạ ở Họa Mi, giọng hát không khác xưa, tuy nhiên có chút gì sâu trầm hơn, chứa đựng nhiều tâm sự sau bao biến động cuộc đời.
Chồng luôn hiểu và tôn trọng tôi
https://thuviensach.vn
Kể từ ngày cô xa quê hương, suốt một quãng thời gian dài khán thính giả không thấy Họa Mi xuất hiện trên sân khấu như các ca sĩ hải ngoại khác. Vì sao vậy, thưa cô?
Ở Pháp, có thời gian tôi vì cuộc sống mà đi hát cho một nhà hàng người Hoa. Phải nói thật, sau những đêm diễn, về nhà tôi muốn ôm mặt khóc. Chưa bao giờ cảm thấy mình hát mà cô đơn đến như vậy.
Hàng trăm khán giả, họ chỉ nghe hát vậy thôi, họ không biết tiếng Việt, vì thế không thể đồng cảm với những lời ca như chính mình rút ruột để mà hát. Với âm nhạc, tôi nhận thấy mình luôn hết mình, ít khi tôi hát mà không nhập hết cả tâm hồn, gửi hết cả nỗi lòng mình vào đó. Như em biết đó, một ca sĩ, buồn nhất là không được hát, nhưng đau nhất là hát mà không ai đồng cảm được với mình…
Chồng tôi rất hiểu, anh chia sẻ rằng: “Anh biết em là một nghệ sĩ quá yêu nghề hát và đó cũng là lý do để em không thể theo nghề ở nơi này”. Một ca sĩ yêu nghề và coi đam mê như một lẽ sống, không ai nghĩ rằng một ngày mình sẽ ngưng hát, dù là tạm ngừng. Ở Pháp, cộng đồng người Việt không đông nên hát cho cộng đồng không thể thường xuyên và cũng không mấy ai có thời gian để thường xuyên nghe mình hát.
Cô vẫn còn bao lựa chọn khác: sang Mỹ hát cho kiều bào, tham gia các show diễn chocộng đồng người Việt ở châu Âu… Đấy cũng là vấn đề quan trọng nhất. Ở Pháp, lúc đó tôi có chồng và 4 đứa con. Tôi không thể bỏ gia đình hàng tháng trời để đi diễn để bỏ các con bơ vơ ở xứ người được.
Cũng đồng nghĩa với việc, nếu chọn giữa đam mê của mình và gia đình, cô sẽ chọn vế thứ hai?
Điều đó là đương nhiên. Tôi không muốn sau những lần lưu diễn về mà không biết chuyện gì đã xảy ra với các con và gia đình sau một chuỗi ngày dài. Tôi cũng không thể lên sân khấu nếu như cả tuần liền không được gần gũi và trò chuyện với các con hay nấu cho con những món ăn quen thuộc. Tôi không bao giờ có khái niệm đánh đổi trong nghề nghiệp, chứ chưa nói đến đánh đổi điều thiêng liêng nhất của tôi là gia đình.
Nhưng chồng cô, một người sống ở Pháp từ nhỏ và những đứa con đã quá quen với cách sống, cách nghĩ của người châu Âu, dễ dàng hiểu và tôn trọng, thậm chí động viên cô hát chứ?
Chồng và các con luôn động viên. Tuy nhiên, không giống như một số người là cuộc sống và nền văn minh nước Pháp không thể làm thay
https://thuviensach.vn
đổi bản chất người phụ nữ Việt Nam trong con người tôi. Là một ca sĩ yêu nghề nhưng cách sống của tôi không hề nghệ sĩ bao giờ, sự phiêu lưu trong nghệ thuật để tìm những điều thăng hoa không thể bằng sự dừng lại yên bình với cuộc sống giản dị với chồng và những đứa con. Với các con, tôi luôn là bạn.
Với chồng, tôi không chỉ là một người vợ mà là một cộng sự trong cuộc đời anh, thấu hiểu và tôn trọng. Tôi thích được đi chợ, nấu cơm, lo cho chồng cho con như bất cứ một người vợ, một người mẹ Việt Nam thuần túy dù tôi có ở đâu và dù bất cứ thời gian nào.
Cô có thể nói rõ hơn những “tôn trọng và thấu hiểu” của “người cộng sự” trong cuộc đời cô hiện nay?
Chúng tôi đến với nhau và thành vợ thành chồng từ năm 1995, đều là những mảnh vỡ ghép lại - tôi và anh đều đã trải qua một cuộc hôn nhân, và tôi cũng đã có ba người con riêng với người chồng trước.
Anh là một kỹ sư, người gốc Sa Đéc nhưng sống ở Pháp từ nhỏ nên không rành tiếng Việt lắm. Cuộc sốngcủa chúng tôi có thể gọi là hạnh phúc, khi anh luôn là một người đàn ông biết lo cho vợ, con và cuộc sống gia đình, tôn trọng những chuyện riêng tư của vợ. Tôi cũng vậy, luôn hiểu và tôn trọng những gì thuộc về quá khứ của anh.
Đó là hạnh phúc, là “thấu hiểu” như cô nói và cũng là điều không phải ai cũng có được. Vậy, hẳn cũng có những điều không “thấu hiểu” lắm khi cô và chồng cũng có những khác nhau từ xuất phát điểm của không gian sống?
Em nói đúng. Đó là điều buồn của tôi. Có một điều mà anh không bao giờ hiểu được tôi chính là không hiểu tôi… hát gì như bao nhiêu khán giả ở nhà hàng người Hoa mà tôi đã hát cho họ nghe ở đó. Với chồng cũ, tôi đã sống hết mình
Là một người phụ nữ “truyền thống” đúng nghĩa và cô cũng đã hết lòng lo toan cho người chồng cũ - nghệ sĩ Saxophone Lê Tấn Quốc từ khi còn ở Việt Nam sau đó bảo lãnh chú và các con sang Pháp. Nhưng có một điều nhiều người chưa hiểu là tại sao chú Quốc lại rời Pháp về Việt Nam và từ đó trở thành “người xưa” của cô?
Đó là một câu chuyện dài em ạ. Tuy nhiên, anh Quốc không hoàn toàn là “người xưa” đâu, chúng tôi vẫn là những người bạn tốt. Cho đến giờ anh vẫn luôn hiểu, tôn trọng và thương tôi và tôi cũng vậy.
https://thuviensach.vn
Yêu nhau là duyên, lấy nhau là nợ. Không lấy nhau nữa là không còn nợ nhưng không có nghĩa đã hết duyên.
Như là lời trong một bài hát chị đã hát “Bao nhiêu năm gặp lại, dòng đời vẫn chia đôi. Bao nhiêu năm gặp lại, tình còn trang giấy mới…”?
Dòng đời thì đã chia đôi từ lâu nhưng “tình còn trang giấy mới” thì không phải. Cái ở lại giữa chúng tôi là cái nghĩa. Có nhiều điều tôi muốn nói với anh qua những ca khúc mà tôi sẽ hát, đó là một quá khứ đẹp mà cả tôi và anh đã, đang và sẽ trân trọng và gìn giữ như thể giữ lại một thời yêu thương nhau.
Những cái gì đẹp đã đi qua cuộc đời mình thì nên giữ nó lại em ạ, giữ lại để sống và hành xử với nhau được tốt và đẹp hơn. Cuộc sống vốn đã có biết bao nhiêu điều nặng nề, phức tạp, nếu mình không đơn giản nó đi và nghĩ tốt về nhau thì mệt mỏi lắm.
Phải là một người đàn ông như thế nào thì mới ở lại trong cô tốt và đẹp như vậy chứ?
Tôi đến với anh từ năm tôi 20 tuổi, khi đó tôi là ca sĩ còn anh là một nhạc công thổi Saxophone ở đoàn Kim Cương. Có thể nói tôi đối với anh, tình thương nặng hơn tình yêu. Ban đầu đến với nhau là tình thương và tình yêu dần nảy nở trong quá trình sống với nhau.
Anh tốt, hiền và hiếu thảo, điều đó làm tôi rất cảm động. Là con út trong một gia đình đông con, 15 tuổi anh đã phải kiếm tiền lo thêm cho cha mẹ. Còn tôi, 11 tuổi mất cha, 18 tuổi mất mẹ, muốn có cha mẹ để phụng dưỡng cũng không còn nữa nên thấy hình ảnh anh Quốc hiếu nghĩa, tôi rất ngưỡng mộ. Chúng tôi quen nhau 6 tháng thì làm đám cưới.
Khi chưa cưới, tôi biết anh bị bệnh về mắt - gọi là hẹp thị trường. Nếu là một người bình thường nhìn được 360 độ thì anh chỉ nhìn được 30 độ. Gần như các tế bào trong đáy mắt anh dần bị hủy diệt, không một nơi nào có thể chữa được.
Một người bị bệnh tật thường rất dễ mặc cảm và khó tính, tôi biết điều đó nên tôi luôn nhường nhịn anh những lúc anh nói những điều có thể làm mình khó chịu. Lấy chồng rồi, tôi thêm một trách nhiệm nhưng không bao giờ tôi coi đó là gánh nặng và dù có vất vả, thì đó cũng là bổn phận chứ không phải là sự chịu đựng. Người ta chỉ coi nhau là gánh nặng và chịu đựng khi họ đã thù nhau.
Còn tôi lấy chồng, yêu thương chồng thì dù vất vả thế nào, tôi cũng lấy làm hạnh phúc. Đó cũng chính là điều để đến giờ anh luôn tôn trọng
https://thuviensach.vn
tôi và tôi cũng luôn thương anh. Lúc đó, tôi luôn hy vọng mắt anh sẽ khỏi nên hết thuốc nam đến bấm huyệt, những gì có thể tìm để hy vọng chồng mình sáng mắt là tôi đều tìm, nhưng đều không kết quả.
Chú Quốc có bất ngờ không khi biết cô quyết định ở lại Paris sau chuyến lưu diễn năm 1988?
Tôi nghĩ là anh rất bất ngờ nhưng tôi biết là anh hiểu tôi và anh hiểu dù có đi đâu thì tôi vẫn là tôi thôi, chỉ khác nhau về nơi ở chứ không thể khác về con người và tình người.
Tôi hiểu những đớn đau anh phải chịu khi anh sang Liên Xô chữa mắt. Lúc đó, lãnh đạo thành phố rất hiểu và tạo điều kiện để anh được đi chữa trị. 15 ngày chữa ở Liên Xô, theo anh đó là những ngày trời đày. Anh phải mở mắt để người ta chích thuốc vào tròng mỗi ngày nhưng cũng không có kết quả.
Khi quyết định ở lại Pháp, tôi cũng chỉ hy vọng ngày đón anh sang, anh sẽ tìm lại được ánh sángnhư một người bình thường. Sang Pháp hai năm, tôi đi hát cho nhà hàng của người Hoa và cộng tác với trung tâm Thúy Nga để có tiền gửi về lo cho các con đều đặn. Khi có tiền, tôi đón anh và các con sang.
Những ngày ở Pháp, nuôi 3 con với… một chồng, cô đã xoay xở như thế nào?
Vẫn như ngày ở Việt Nam thôi, vất vả thế nào tôi cũng chịu được. Tôi đưa anh đến một Viện mắt ở Pháp, câu trả lời vẫn là cả thế giới bó tay với căn bệnh của anh.
Họ có nói với anh: “Ở đây, anh sẽ là một người tàn tật, anh sẽ được hưởng chế độ của một người tàn tật. Chúng tôi sẽ cho anh một con chó và một cái gậy, anh cứ yên tâm vui sống”. Nghe vậy anh không thể chịu được. Anh sốc vô cùng. Có thể, ở Pháp những người tàn tật nghe điều đó họ thấy hết sức bình thường nhưng người Việt mình không thể nghe quen. Còn tôi, càng sốc hơn khi bác sĩ nói rằng, bệnh này có thể di truyền và hàng năm phải đưa các con đi khám cho đến khi các cháu 18 tuổi mới thôi.
Khi đó, đứa con nhỏ nhất của tôi mới 6 tuổi, có nghĩa là 12 năm tôi phải sống trong hoang mang về sự đe dọa bệnh tật đối với con mình. Đến khi cháu thứ ba tròn 18, tôi mới thực sự thở phào vì ơn trời Phật, cả ba đứa đều không mắc bệnh như anh Quốc.
Và việc trở về Việt Nam là quyết định của chú Quốc?
https://thuviensach.vn
Khi biết mắt mình thực sự vô phương cứu chữa, anh nói anh chỉ ở lại 4 tháng. Những ngày đó anh không thể ra đường vì tôi phải đi làm, các con thì đi học.
Anh luôn bị giày vò về việc ở lại Pháp, anh như một người vô dụng và thành gánh nặng cho tôi. Một hôm anh nói: “Anh về Việt Nam, có gia đình, bạn bè. Họ sẽ đến chở anh đi cà phê mỗi sáng và anh có thể đi làm. Ở đây, anh như một cục nợ của em và anh không thể hòa nhập được với cuộc sống bên này”. Nghe xong, tôi cũng chỉ biết khóc.
Nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ, đó là sự lựa chọn đúng của anh vì tôi hiểu, có nhiều người Việt Nam được con cái bảo lãnh sang, cô đơn không chịu được vì con cái suốt ngày đi làm nên họ đã tự tử. Tôi sợ một ngày anh cũng vậy nên tôn trọng quyết định của anh.
Anh về, còn tôi ở lại lo cho các con. Và khi về, anh đi làm ngay, vui sống với bạn bè. Điều đó làm tôi cảm thấy yên tâm rất nhiều. Chúng tôi vẫn thư từ qua lại kể từ ngày anh về Việt Nam.
Việc cô đi bước nữa, chú Quốc có sốc lắm không? Câu hỏi này nên để anh Quốc trả lời nhưng tôi chỉ có thể nói được: tôi đi bước nữa sau anhQuốc. Anh về được một thời gian thì anh lập gia đình. Vợ anh quen với tôi từ trước và bây giờ, chúng tôi rất quý và thương nhau.
Đây là những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp chúng tôi giữ lại sau những đổ vỡ không ai muốn trong cuộc đời. Đến hôm nay tôi có thể nói, tôi sống với anh thế là vẹn nghĩa, không có gì để phải ân hận. Những gì hạnh phúc của một thời, chúng tôi sẽ giữ lại như một kỷ niệm đẹp để nhắc mình sống tốt hơn.
Giờ là lúc sống và hát cho mình
Sau những buồn vui và lo toan, đến bây giờ cô có thể nói rằng đã đến lúc mình cất tiếng hát trở lại sau bao năm vắng bóng? Bôn ba rồi mới hiểu một ca sĩ Việt Nam không đâu hạnh phúc bằng hát cho khán giả quê nhà em à. Em biết không, hát ở Pháp hay ở Mỹ, cho 1.000 người nghe chỉ cần ba người yêu thích mình hát và hiểu những gì mình hát là tôi hạnh phúc lắm rồi. Còn ở Việt Nam, khán giả mình, yêu mình, đồng cảm với mình, thì còn hạnh phúc nào bằng? Tiếng hát sẽ luôn cô đơn nếu thiếu người thấu hiểu và chia sẻ. Bây giờ, con trai lớn của tôi đã ngoài 30 tuổi, làm một kỹ sư máy tính, đã lập gia đình và ở riêng. Đứa thứ hai cũng đã có bạn gái. Con gái thứ ba đã đi làm và đứa út cũng đang học. Các con đều ngoan và
https://thuviensach.vn
thương mẹ, thế cũng cảm ơn ông trời đã ưu ái cho cuộc sống của tôi. Bây giờ, tôi có thể yên tâm đi hát, cầu xin trời cho mình giọng hát còn được lâu hơn để hát phục vụ khán thính giả.
Ở Pháp, cô mở cửa hàng kem, bánh. Công việc bận bịu có dễ cho cô cất tiếng hát như cô mong muốn không?
Đúng là bận thật vì tôi phải cùng ông xã lo lắng việc kinh doanh. Nhưng cửa hàng của tôi chủ yếu bán sỉ, giờ ông xã trông coi nên tôi cũng có điều kiện thời gian hơn để tham gia các show diễn nếu có lời mời.
Nhiều người nhận xét rằng Họa Mi có giọng hát đẹp, sáng, sang trọng, sâu và bền, nhưng luôn ẩn chứa bên trong là một nỗi buồn như chưa được giải thoát. Cô ơi, có phải vậy không?
Vế đầu thì tôi không có ý kiến vì đó là nhận xét của khán giả, như một món quà cho nghệ sĩ. Nhưng vế sau, tôi nghĩ biết thế nào được. Khi hát, tôi đã tự giải thoát cho mình rồi. Những buồn khổ thì nên quên đi, nên giữ lại cái hạnh phúc dù nó thuộc về quá vãng để cho những gì tưởng như mất đi trong bài hát nó không thực sự mất mà nó luôn đẹp. Buồn cũng phải đẹp.
Cô có một cuộc đời có nhiều biến động nhưng không hề có tai tiếng. Làm sao để giữ mình được thế, thưa cô?
Lại một lần nữa cảm ơn trời và những khán thính giả đã yêu mến. Tôi thì nghĩ, mấu chốt ở tấm chân tình. Có sao, cứ sống vậy, yêu ghét đều phải chân thành để cho nhẹ nhàng trong cuộc sống. Tôi sống đơn giản, hết lòng, thành thật, không màu mè và không bao giờ ích kỷ. Tôi nghĩ, nếu em, hay bất kỳ ai khác sống vậy, trời sẽ không phụ đâu.
Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện.
https://thuviensach.vn
Đ
NGHỆ SĨ SAXOPHONE LÊ TẤN QUỐC
“Em đi rồi, đời anh mỏi mệt”
ược nhắc đến như một người đàn ông trong cuộc tình ân hận của
ca sĩ Họa Mi nhưng ít ai biết từ ngày xa người vợ cũ, ông đã sống như thế nào giữa cuộc sống khốn khó với đôi mắt mù lòa… Tôi đã nghe tiếng kèn của ông qua các đĩa riêng: Dư âm, Im lặng, Thành phố buồn, Đường xưa lối cũ… Một tiếng kèn buồn. Buồn đến cô độc.
Người nghệ sĩ gần như độc thoại với chính mình như để hoài nghi một niềm hy vọng nào đó, nên tiếng kèn cứ lởn vởn quanh một góc riêng của bóng tối đời mình. Có lúc nó ấm, có lúc nó lạnh, hay đúng hơn
https://thuviensach.vn
là tự nó ấm, rồi tự nó lại lạnh đi.
Tôi cũng hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi trong CD Một mai em đi, tiếng kèn củaông sẽ giao hòa với tiếng hát buồn như tiền kiếp của người vợ cũ. Nhưng tôi đã nhầm. Nó gần như đứng ra một khoảng riêng để đo đếm nỗi lòng trong đời một lần nữa.
Và giọng hát Họa Mi như được hát từ một cuộc đời khác, tuyệt vọng đứng nhìn một cuộc đời đã khuất dạng từ một lằn ranh định mệnh. Gần đấy mà xa lắm. Giao cảm đấy nhưng cũng bao nỗi bùi ngùi.
Nhiều người cho rằng Lê Tấn Quốc là người hạnh phúc bởi vì dù đã xa Họa Mi bao nhiêu năm nhưng hai người vẫn giữ tình cảm tốt đẹp và mãi là những tri âm trong cuộc đời và trong âm nhạc.
Nhưng câu chuyện cuộc đời khi hai người đã lật sang khác, thì mọi thứ lại không đơn giản như một khái niệm ngắn gọn được gọi lên trong một vài khoảnh khắc…
Họa Mi vẫn là tình yêu duy nhất
Chú Quốc, sau khi nghe CD Một mai em đikhông riêng gì chú mà ai cũng có thể hiểu là cô Họa Mi đang hát cho chú. Cũng đàn ông với nhau, chú có nghĩ khi nghe, chồng cô ấy sẽ buồn?
CD thu xong, tôi có lấy đĩa gửi sang Pháp cho Họa Mi. Tôi dặn các con chúng tôi: “Chỉ đưa riêng cho mẹ, đừng để cho bác (chồng sau của Họa Mi) thấy nhé!”. Các con tôi bảo: “Không sao đâu ba, bác hoàn toàn hiểu”.
Nhưng tôi nói với con, người lớn có những tâm sự riêng và trong tâm hồn họ cũng có những góc riêng dành cho nỗi buồn đã được định mệnh sắp đặt.
CD này được thực hiện ban đầu với ý định của nhà xuất bản là tiếng kèn Lê Tấn Quốc có tiếng hát Họa Mi, chứ không phải là đĩa tiếng hát Họa Mi có tiếng kèn Lê Tấn Quốc. Nhưng rồi tôi chọn bài hát và biên tập, sau khi hỏi Họa Mi muốn hát gì.
Tôi nghĩ, hát cho nhau một lần nữa để thắp lại niềm giao cảm nghệ thuật, rồi ai về cuộc đời người đó. Nhưng đến bài cuối, tôi nhớ là bài Hẹn hò của Phạm Duy, chợt cả hai chúng tôi đều thấy lạnh gáy: một bài hát viết về một nỗi bi kịch của tình yêu khi cả hai người cùng chết. Đành rằng cái chết sẽ đến với bất kì ai theo luật tự nhiên, nhưng không hiểu sao chúng tôi đều thấy lo sợ…
Cũng dễ hiểu, là cô chú không muốn mất đi mối tình nghệ thuật sau những ân nghĩa dành cho nhau ở cuộc đời này. Nhớ về cô Họa
https://thuviensach.vn
Mi trong cuộc sống của mình, chú sẽ nhớ điều gì?
Cô ấy là một hình ảnh khó phai trong đời, dù có khốn khó thế nào cũng một lòng một dạ với chồng con. Bản lĩnh, tính khí mạnh bạo như đàn ông. Ngôi nhà tôi đang ở là của nhà nước cấp cho Họa Mi.
Dù cô ấy đi đã lâu nhưng những người hàng xóm vẫn nhớ hình ảnh cô ấy mặc chiếc áo rách, chiếc quần bạc màu bồng con đi dọc xóm hoặc đội cái nón lá tả tơi đi chợ.
Rồi những cảnh hồi cô ấy nhảy tàu chợ đi hát, đúng hơn là trốn đi hát vì hồi đó ca sĩ chỉ được hát một tụ điểm trong thành phố. Để đứa con dưới sàn tàu, cô ấy thức cho con ngủ rồi tối lại phải lên sân khấu.
Tối về, cô bưng tô cơm nguội, canh đã bốc mùi tanh để ăn. Rồi khi đi diễn nước ngoài, hành lý cô mua cũng là mua cho chồng con, mà chẳng mua gì cho cô ấy…
Rồi khi sang Pháp, cô ấy đã viết thư cho Tổng thống Pháp, để mong tạo điều kiện đưa tôi sang Pháp chữa. Tổng thống nhận được thư, chuyển cho Bộ ngoại giao yêu cầu giúp đỡ. Những gì cần sống cho tôi, cô ấy đã sống hết mình.
Kỷ niệm đầy đặn như thế, sao ngày đó, chú không sống ở Pháp bên vợ con mà lại về Việt Nam, để lại một nốt buồn ngậm ngùi trong bản tình ca của hai người…
Trước khi sang Pháp, chúng tôi có nói với nhau, nếu sang đó chữa khỏi mắt thì tôi ở lại, nếu không tôi sẽ về vì ở nhà vẫn còn mẹ già. Những ngày đi chữa mắt là những ngày thử thách kinh khủng với cuộc sống của tôi. Lòng tôi rất thương, rằng khi tôi về, gánh nặng ba đứa con sẽ một mình cô ấy gánh, bằng đôi vai yếu ớt của người phụ nữ nơi đất khách quê người, không bạn bè không người thân thích. Nhưng nếu tôi ở lại thì gánh nặng và nỗi khổ tâm của cô ấy sẽ được nhân lên. Tôi rất sợ khi sống một nơi không việc làm, lại bệnh tật như vậy, sống trong cảnh cô đơn mỗi ngày khi vợ con vì mưu sinh mà không ở nhà, chắc chắn tôi sẽ bị tâm thần. Nên lòng dù còn nặng, còn thương, còn nhiều nỗi ân hận nhưng tôi vẫn quyết định ra về.
Ngày ra sân bay, cô ấy và các con khóc hàng giờ, rất tội nghiệp. Bạn bè bảo: “Quốc ơi, xé vé máy bay đi và ở lại đi”. Nhưng tôi không thể làm khác.
Nghe chú nói, cháu thấy cô Họa Mi vẫn hiện hữu trong cuộc sống của chú. Hiện hữu, nhưng có… đè nặng?
https://thuviensach.vn
Đè nặng thì không, vì chúng tôi đều đã giữ lại những suy nghĩ tốt đẹp nhất cho nhau. Sau khi xa Pháp, chúng tôi có liên lạc.
Có những chiều mưa dầm dề tôi ra bưu điện nghe điện cô ấy gọi về, tôi có nói: “Nếu em thấy ai hợp, thương con mình thì em cứ mạnh dạn bước đi bước nữa, đừng lo gì cho anh cả”.
Cúp điện thoại, tôi thầm khóc vì tôi biết rằng chúng tôi chẳng bao giờ tái hợp vợ chồng trong cuộc đời nữa.
Và tại sao tôi lại thấy đè nặng khi Họa Mi tìm được một người đàn ông rất xứng đáng, mang lại cho cô ấy hạnh phúc? Điều tôi yên lòng nhất, là anh ấy rất yêu ba đứa con của tôi, vừa như một người cha, vừa như một người bạn.
Tuy nhiên, tôi là một người đàn ông được xác định giới tính, lại có tâm hồn nghệ sĩ, cũng đã có những giây phút xao lòng. Rồi hôn nhân trắc trở, đi thêm bước nữa nhưng điều tôi khẳng định, tình yêu của tôi chỉ có một, là Họa Mi.
Đến với người sau vì nghĩa nặng hơn tình…
Khi cô Họa Mi trở về, đọc trên những bài báo, cô ấy nói về chú rất xúc động. Ngay cả CD. Một mai em đi này nữa, cô ấy hát cho chú, với nhiều tâm sự. Khi phải đọc, nghe những điều này, người vợ sau của chú có buồn lắm không chú?
Không. Bởi vì tôi biết Na (người vợ sau) rất thương Họa Mi. Khi cô ấy về hát và làm album thì báo chí mới viết nhiều, chứ thực sự từ năm 1996 - 1998, vợ chồng Họa Mi đã về đây, qua nhà ăn cơm và nói chuyện với nhau như những người bạn tốt.
Đám cưới Họa Mi ở Sài Gòn vợ chồng tôi cũng đi và khi tôi cưới,Họa Mi cũng gửi thiệp chúc mừng. Chúng tôi đã bỏ hết mọi rào cản không cần thiết của cuộc sống để vẫn là những người bạn tốt và nhìn nhau đầy quý trọng.
Giai đoạn “hậu Lê Tấn Quốc” của Họa Mi, như chú đã chia sẻ, là một niềm vui khi vợ cũ của mình hạnh phúc. Và chú, có thể nói về “tình sử” tiếp theo của mình, ở giai đoạn “hậu Họa Mi”?
Chưa lần nào tôi nghe Na nói tại sao cô ấy lấy tôi, nhưng nhìn hành động cụ thể, thì cô ấy là một ân nghĩa lớn với tôi. Cô ấy đã đến, chăm nom ba đứa con và cả tôi, khi Họa Mi đi Pháp.
Rất khó tin khi một cô gái trẻ (kém tôi 18 tuổi), lại đẹp, có thể thương một người đàn ông nghèo, lại trong cảnh mù lòa và đã qua một lần đò với gánh nặng con cái và gia đình đến thế, nhưng sống bao nhiêu năm
https://thuviensach.vn
qua, tôi mới biết có những tình cảm thiêng liêng vẫn tồn tại trong đời. Nó cho tôi niềm tin để sống. Và không chỉ con, mẹ tôi bệnh bao năm trời, cô ấy cũng tận tình chăm sóc.
Chúng tôi có thêm hai đứa con, cuộc sống khốn khó thế nào Na cũng cam chịu. Trong đời thường, cô ấy rất giản dị, không đi chơi bao giờ, lo công việc bếp núc của một người vợ rất chu toàn, chăm sóc con cái rất chu đáo. Tôi không nghĩ đó là điều ông trời bù đắp cho tôi, mà tôi thấy mình may mắn khi có được một ân nghĩa giữa cuộc đời như vậy.
Lẽ ra cháu sẽ hỏi chị Na điều này, nhưng cháu nghĩ cũng là một điều cần thiết khi chờ câu trả lời từ chú: Người ta có quyền hiểu khác về chị Na, hoặc hiểu khác về chú, khi cô Họa Mi vẫn ở bên Pháp, vẫn ngóng về ba cha con, mà ở Việt Nam, trong ngôi nhà anh lại có thêm một người phụ nữ trẻ, đẹp?
À, chúng tôi đều biết nhau cả. Thực ra cô ấy thương ba đứa nhỏ con tôi và mấy đứa cũng quý Na lắm. Đến chăm sóc mấy đứa nhỏ, nhưng đâu có phải đến ăn ở gì (cười) vì nhà tôi lúc đó còn mẹ và em gái. Mọi thứ đều phải có giới hạn. Và với tự trọng của một người đàn ông đang có vợ, tôi cũng không cho phép mình đi quá những giới hạn cần thiết.
Chỉ sau này khi từ Pháp về, cuộc hôn nhân của tôi và Họa Mi xem như gãy đổ, tôi và Na mới đến với nhau (chính xác là sau 3 năm tôi rời Pháp về Việt Nam). Chúng tôi đến với nhau bằng tình thương và sự cảm thông (cô ấy cảm thông và hy sinh cho tôi nhiều hơn).
Ít nhất hai người phụ nữ đi qua cuộc đời chú (là hai người vợ), đều là những phụ nữ ân nghĩa. Nhưng như chú nói, tình yêu chỉ có một. Vậy, có bất công với chị Na quá không?
Tôi nghĩ, nên để con tim mình lên tiếng. Chúng tôi nên duyên do nghĩa nặng hơn tình. Mà có được cái nghĩa với nhau giữa đời đâu phải dễ. Không biết người khác thế nào, hoặc người ta có thể gọi tên tình yêu một cách dễ dàng, nhưng với tôi, chỉ một.
Hoặc là tôi không giống người khác ở chỗ đánh đồng khái niệm tình thương và tình yêu. Và cũng không tự đưa cuộc sống của mình ra để cân đong tình cảm. Nói chung, chúng tôi đã có một cuộc sống bình dị sau bao năm chung sống.
Nặng lòng với một mối tình đã xa. Chấp nhận an phận với một tình thương làm nên hạnh phúc. Có điều gì đó hơi nặng, hơi ngậm ngùi… Và nếu tiếng kèn nói lên tâm hồn chú, thì cháu muốn biết tại sao tiếng kèn của chú bao năm qua vẫn cô đơn và vẫn buồn đến vậy?
https://thuviensach.vn
Tiếng kèn tôi buồn từ lâu rồi, kể từ ngày chưa có Họa Mi chứ không chờ đợi bao thăng trầm, bão tố của cuộc đời như vậy. Cũng thú thật với anh, tôi không cô đơn về mặt quan hệ sinh lý, nhưng luôn cô độc về mặt tinh thần.
Càng ngày nỗi buồn của mình càng nặng thêm khi giờ đây, ngoài những tối đi diễn, tôi lại nằm nghe vô tuyến, rồi xuống nhà gần gũi hai đứa con một lúc… Hay đúng hơn đời tôi lúc này chỉ còn âm nhạc, một thứ âm nhạc trong tưởng tượng của hồn tôi và tôi tự chơi nhạc cho mình, để an ủi mình trong những khoảng trống.
Sao cay đắng thế, khi mà chú nói ở trên, chú có một cuộc sống bình dị!
Về âm nhạc, nếu hồi còn trẻ, tôi sẽ không chơi những chốn ồn ào ăn uống. Bây giờ là cả gánh nặng mưu sinh, tôi cũng phải chơi nhạc khi mọi người đang ăn uống ồn ào, chấp nhận tiếng kèn mình lạc lõng. Có khi sống trong bóng đêm, con người tôi lại tự hài lòng vì mình không phải nhìn quá nhiều sự phức tạp, sự phù phiếm của cuộc sống bên ngoài.
Còn về hạnh phúc, tôi cũng chỉ nói được: tình yêu nào cũng đẹp nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng đẹp. Tình yêu làm cho người ta mù quáng nhưng hôn nhân lại làm cho người ta sáng mắt.
Tôi đã trải qua hai điều đó. Nhưng thôi, cuộc sống nào cũng có những va chạm, có những lầm lỗi, có những đau khổ ngoài ý muốn của mình.
Giờ tôi cũng chỉ nói được, Na còn rất thương tôi và cô ấy không hề có bất cứ lỗi lầm gì với tôi về mặt tình cảm. Tôi cũng chẳng làm gì có lỗi. Nhưng chuyện gì xảy ra đã xảy ra rồi. Tôi sẽ lo lắng trọn vẹn cho các con tôi cho đến ngày tôi nhắm mắt. Bởi bây giờ, chỉ còn các con là lẽ sống của đời tôi…
Cảm ơn chú!
https://thuviensach.vn
C
NGHỆ SĨ KIM CƯƠNG
Tha thứ thì rồi nhưng quên thì chưa…
uộc đời kỳ nữ này hồ như vẫn còn nhiều ẩn số. Khi cuốn hồi ký Trôi theo dòng đời của NSND Bảy Nam, thân mẫu của NS Kim Cương được xuất bản, bạn đọc hiểu hơn một chút về Kim Cương của ngày cũ nhưng cô cho rằng, nếu cô cũng viết hồi ký như mẹ, chắc cuốn sách sẽ rất dày về những câu chuyện cuộc đời mình…
Cô tiếp tôi trong phòng lưu niệm NS Bảy Nam tại tư gia. Căn phòng gọn gàng, tủ quần áo của thân mẫu vẫn nguyên vẹn như thể NS Bảy Nam còn đang đi diễn chưa về.
Còn Kim Cương lại cho tôi một cảm giác khác hẳn, ngồi nói chuyện không tạo cái cảm giác như tôi đang thấy cô trên sân khấu. Những lời
https://thuviensach.vn
nói không trơn tru, linh hoạt như khi diễn, câu chuyện đời cô được kể với giọng ngắt quãng, có chút bối rối. Ký ức về mẹ được cô nhắc đầu tiên, như một đứa trẻ nhỏ nhắc về mẹ mình.
Những người tôi chọn, má không bao giờ chọn…
Hai má con sống với nhau gần như cả đời, như hai người tri kỷ, đến khi má mất cô mới cảm thấy mình là “một đứa trẻ mất mẹ”. Người ta chỉ cảm thấy thời gian dừng lại ở tuổi thơ khi họ quá ít điểm tựa khác trong đời ngoài mẹ, phải không cô?
Đúng vậy. Má với tôi hơi đặc biệt so với thông thường, mặc dù trong gia đình tôi là người chăm sóc má có thể không bằng em gái mình. Má như một người thầy, một người bạn diễn ăn ý nhất cuộc đời, một người bạn tâm tình tri kỷ. Má luôn là nơi để tôi đổ trút những tâm sự và ngược lại, lúc má còn sống.
Mỗi đêm đi diễn về, diễn tốt, hai mẹ con cũng nằm nói chuyện với nhau cả đêm. Tôi diễn dở, má cũng thức để… càu nhàu. Ở bên má, tôi quên là mình bao nhiêu tuổi, lúc nào cũng như một đứa trẻ cho nên khi má đi, tôi hẫng…
Cuộc đời của NS Bảy Nam theo những gì kể trong hồi ký, thật nhiều biến động, lắm gian truân, đầy khổ ải. Để đi trọn kiếp đam mê, gần như bà đã phải trả quá nhiều giá đắt. Nhưng với hơn 150 trang hồi ký, cô có cảm thấy bà chưa viết hết được những gì bà phải chịu, phải gánh?
Tôi hiểu là má chỉ viết một phần trăm những sự kiện đi qua đời má. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi tự hỏi, tại sao vì một niềm đam mê nghệ thuật mà má phải trả những cái giá quá đắt như vậy.
Cứ nhắm mắt lại, tôi hình dung ra hình ảnh một người đàn bà có mang 7 tháng mà chạy theo cả đoàn tàu đang chạy để khỏi lỡ tàu. Hồi đó, thấy vậy tôi còn vỗ tay hoan hô rằng sao má giỏi vậy, giờ mới thấy mình vô tâm.
Và tôi cũng hiểu tại sao hồi tôi 8 tuổi, má kiên quyết không cho tôi theo nghề hát mà “tống” tôi vào một trường nội trú hàng bao năm trời. Nhưng cuối cùng cô cũng như má, không cưỡng được niềm đam mê của mình và lại theo nghiệp diễn. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết tại sao cô không theo cải lương như má mà chuyển hẳn sang kịch nói?
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 đời theo sân khấu, từ bà cố, bà nội, ba má cho tới tôi là 4 đời phụng sự cho sân khấu. Tôi
https://thuviensach.vn
nghĩ mình đã nổi tiếng trong nghiệp diễn từ lúc 6 tuổi.
Cả thành phố Hà Nội ngày đó đã yêu “cậu bé” Kim Cương trên sân khấu lắm. Đùng một cái, bị “ném” vào trường nội trú, tôi ức với quyết định đó của má lắm nhưng rồi tôi cũng hiểu má không muốn con gái phải chịu nhiều truân chuyên.
Đến giờ tôi có thể nói, nếu không theo nghề diễn chắc tôi cũng chẳng biết làm được gì. Từ năm 1954, 1955 tôi đã nổi tiếng bên sân khấu cải lương và được ký giả Nguyễn Ang Ca của báo chí Sài Gòn lúc đó, đặt cho biệt hiệu là “Kỳ Nữ”.
Nhưng đến năm 1960, tôi thấy rằng mình phù hợp với kịch nói hơn, tôi cũng nhận thấy giọng ca mình cũng không hay lắm, theo cải lương không ổn. Trong khi đó, kịch nói có thể đặt ra những vấn đề xã hội gần gũi hơn, có thể đi vào góc cạnh của xã hội, thế là tôi theo kịch nói.
Có bao giờ cô nghĩ, nếu không có cái bóng của má, có khi nghệ sĩ Kim Cương khó có thể đạt được một sự nghiệp như thế? Đúng. Má là một cái bóng quá lớn. Nhiều người bây giờ vẫn nói, khi cha mẹ quá nổi tiếng, con theo nghề phải chịu áp lực nhưng tôi lại không bao giờ thấy vậy, cứ thế khóc cười hỉ nộ ái ố với cuộc đời qua từng vai diễn mà thành tên thành tuổi.
Tôi với má song hành trên sân khấu và ngoài cuộc đời như hai cái cây tự nhiên, cùng sống, cùng phát triển và nương tựa vào nhau những lúc giông bão. Hai má con, tình yêu thương nhau và tình yêu nghệ thuật trộn lẫn khó phân biệt.
Khi tôi chuyển sang kịch, má cũng chuyển hẳn sang kịch và hai má con lại tiếp tục đồng hành và có những thành công đáng kể. Má luôn theo sát những bước đường tôi đi. Khi tôi học ở Pháp, má sang đó hai năm để chăm sóc.
Như cô nói, má theo cô trên những bước đường. Nhưng lạ thay, trong hồi ký má cô không hề đả động đến một dòng nào về chuyện tình cảm của cô. Có phải, NS Bảy Nam quá tôn trọng những riêng tư của con gái?
Điều này thì hoàn toàn… ngược lại. Có thể nói khi tôi bắt đầu biết yêu, má quản tôi khá chặt. Chặt đến nỗi, đến 35 tuổi tôi mới lấy được chồng!
Khi ngoài 20 tuổi, tôi có trốn má đi chơi vài lần đến khuya. Về đến nhà, má và chiếc chổi lông chờ sẵn, đánh nát cả chổi.
https://thuviensach.vn
Trên sân khấu và ngoài đời, hai mẹ con quá nhiều điểm chung, nhiều sở thích chung, nhưng có một điều hoàn toàn khác là gu chọn chồng cho… tôi.
Má muốn tôi phải luôn nhẫn nhịn, hiền thục, chịu đựng và phải yêu những người theo mẫu của má. Kim Cương thì bao giờ biết nhịn nhục. Tôi thấy tôi là người phụ nữ mà đàn ông không dễ bắt nạt đâu.
Biết bao người má cho là được, tôi lại thấy không hề được. Những người yêu tôi thì má không bao giờ “chấm”. Biết bao người thương tôi nhưng không vượt qua được “bức tường” má nên cuối cùng đành phải đi cưới vợ khác cho xong.
Là do má quá khó hay do người kia mà bây giờ cô nhìn lại, cô thấy họ cũng không ổn nên má cô mới phải vậy?
Tôi thấy là do cái duyên thôi, chứ họ hoàn toàn tốt trong mắt tôi đến giờ. Có một người theo đuổi tôi gần mười năm, cuối cùng cũng đành phải chia tay. Dĩ nhiên, má khó là một phần nhưng từ cái khó đó, có nhiều cái phát sinh mà đến giờ không biết phải nói thế nào.
Hồi đó, anh ấy và tôi muốn hẹn hò nhau là phải ra chùa. Người trong đoàn mỗi lần gọi tôi, để đánh lạc hướng má đành phải nói dối: “Chị Cương có sư cụ cho gọi chị” nên má mới không “kiểm soát”. Không ít lần anh đến nhà chơi đành phải vào tủ áo trốn cả buổi vì má… đột nhiên xuất hiện và ngồi đó, không lên phòng nghỉ nữa.
Có thể, một người mẹ yêu thương con quá nhiều lúc cũng không muốn san sẻ tình cảm cho người khác?
Má cũng có vài lần “chọn rể” chứ có bắt con gái ở vậy đâu, nhưng má chọn thường không phải là gu của tôi. Ngược lại người tôi chọn, má luôn có “lý do” để ghét người ta. Một lần, má biết anh nọ thích tôi và tôi cũng có cảm tình với anh. Khi anh đến xin má gói trà có khi má không cho đâu. Nên chuyện không muốn san sẻ tình cảm, cũng có thể.
Vậy người chồng cũ của cô là do má chọn hay cô chọn? Tôi chọn đấy chứ. Hồi đó má không thích, má nói ảnh da đen, tắm đến 3 năm cũng chẳng trắng được.
Nói chuyện cưới cực khó. Tôi đành phải nói dối: “Con lỡ có bầu với người khác, ảnh biết và ảnh vẫn đồng ý cưới con. Nếu má không cho cưới, thì con không biết phải sống thế nào”. Má hỏi lại: “Có đúng nó biết chuyện và đồng ý, hay là con dối nó?”. Tôi nói: “Anh đồng ý”.
Khi con trai được 2 tuổi, má nói: “Nhìn cái mặt thằng nhỏ như cắt ra mà đặt với chồng nó, mà nó lừa tui là con người khác”. Tôi cười: “Thì
https://thuviensach.vn
thế má mới cho tụi con cưới. Nếu không thì biết đến khi nào?” Khi cô lấy chồng, má còn giữ thái độ “bất hợp tác” với con rể như lúc chưa cưới không?
Khi về sống cùng rồi, má thương ảnh lắm. Khi chưa là con cái thì má vậy thôi nhưng là người cùng một nhà, má sống rất bao dung thậm chí lại luôn khuyên tôi biết nhịn nhục, chấp nhận. Khi chúng tôi chia tay, má cũng buồn lắm.
Vì sao lại chia tay hả cô?
Giờ nói lại là tại cả hai người. Cái tại lớn nhất của tôi là tin người quá. Đó cũng là điều bất hạnh của một nữ diễn viên, đi diễn nhiều quá cũng rất dễ mất chồng.
Nhưng giọt nước làm tràn ly lại là anh ta. Có những điều mà ngày trước tôi nghĩ mình không thể tha thứ. Tôi rất giận trong một thời gian rất dài đến mức tôi không cho phép anh ta được phép đến nhà và đừng để tôi nhìn thấy anh ta. Và đến giờ cũng không thể coi nhau là bạn bè được. Mà thôi, đừng nói chuyện này nữa!
Cô còn buồn về chuyện này?
Buồn làm gì nữa. Cũng gần ba mươi năm rồi còn gì. Không giận, không buồn nữa nhưng quên thì không thể quên được. Chưa ai yêu tôi như anh Bùi Giáng!
Người ta biết đến Kim Cương nhiều hơn nữa bởi một phần cô là giai nhân đặc biệt trong trái tim thi sĩ Bùi Giáng. Bao nhiêu năm qua không ai biết thực lòng cô ứng xử với tình cảm của thi sĩ Bùi Giáng như thế nào…
Đối với anh Bùi Giáng, tôi có tình thương của một con người với một con người chứ tôi không hề yêu anh ấy. Lúc hạ huyệt anh, tôi có nói mấy lời từ biệt. Tôi cảm ơn anh ba điều: thứ nhất, anh để lại cho đời những tác phẩm quá hay; thứ hai anh đã yêu tôi một mối tình đơn phương mà tôi nghĩ không có một người đàn ông nào có thể yêu tôi được như vậy; thứ ba, anh cho tôi một bài học: dù giàu dù nghèo, dù trẻ dù già, dù điên dù tỉnh, ta cũng phải có một mối tình để sống…
Thực tế, một người đàn ông yêu đơn phương mình suốt 40 năm mà không một người đàn bà nào có thể lọt vào trái tim anh ấy được, đó là một tình cảm vĩ đại.
Dù sao, cô là một nghệ sĩ tên tuổi, một nhan sắc của sân khấu còn thi sĩ Bùi Giáng là một người điên. Chuyện cô yêu lại là điều không thể nhưng được biết, cô cũng rất bao dung và có những
https://thuviensach.vn
quan tâm đặc biệt với thi sĩ Bùi Giáng…
Tôi đã từng nghĩ rằng, chỉ có anh điên mới yêu tôi suốt 40 năm chứ người tỉnh chắc họ chạy mất dép rồi!
Trong đầu anh ấy chỉ có nhớ mỗi tên tôi và số điện thoại nhà tôi. Những lúc anh đi gây lộn bị đánh, rồi bị công an bắt, anh đọc vanh vách số điện thoại nhà tôi và đã không ít lần tôi phải đi bảo lãnh anh ấy về.
Khi anh ấy bị tai nạn, tôi cũng là người ký vào giấy mổ. Tôi thường cho anh ấy quần áo để anh mặc. Khi anh ấy chết, có vài bộ còn chưa kịp mặc…
Cô có từng xem tình yêu của Bùi Giáng là một “nỗi khủng khiếp” với mình không?
Không! Mặc dù suốt 40 năm trời, người xông đất nhà tôi bao giờ cũng làanh Giáng. Tôi mà tin dị đoan chắc chết. Có lần má bảo: “Hay con đi đâu đó một vòng, qua 12 giờ thì về coi như con tự xông đất mình”. Tôi mặc. 6 giờ sáng anh đến, lì xì cho vài đồng rồi ảnh đi, cũng đâu có sao.
Một năm chỉ “thăm” cô có một ngày đầu năm thôi ư? Trời! Một năm phải mấy chục bận. Cứ mỗi lần thấy tiếng chuông cửa và thấy mấy đứa con nít chạy rầm rầm quanh nhà là biết chắc, rồi, Bùi Giáng tới. Bấm chuông không mở thì kêu cửa, và rồi gạch đá liệng vào nhà tới tấp, văng đủ thứ chửi tôi đấy chứ.
Nếu tôi ở nhà, tôi sẽ mở cửa cho anh vào. Anh vào, hiền khô, ngồi một lúc rồi anh đi. Có những lúc đến tôi không có nhà, anh đứng ngay giữa đường làm chim bay cò bay, kẹt xe liên hồi.
Có một người biết lại nói nhỏ: “Kim Cương chờ anh ngoài đường kia”, anh hỏi: “Đâu? Đâu?” rồi anh chạy vù một mạch, đường mới không kẹt nữa.
Có lần anh bị đánh, đến nhà, tôi bắt anh phải đi nhà thương anh nói phải có tôi đi cùng anh mới chịu. Cuối cùng thì tôi cũng phải ngồi lên xích lô đưa anh đến nhà thương.
Có lúc nào thi sĩ “thăm” nhà, cô dọn cơm mời ăn không? Không. Ai mà ngồi ăn cùng anh được. Lúc nào anh đến nhà tôi cũng trong tình trạng tóc tai bù xù, quần áo tả tơi, lon sữa bò và vỏ chuối đeo lủng lẳng đầy người. Mấy lần cho anh ăn dưa hấu thì có. Anh ăn xong anh đi, vài tuần sau lại “quay lại”. Có lần gần một năm không thấy anh, sau đóanh đến bấm chuông và nói: “Phật tái thế bị giam cầm dưới nhà thương Biên Hòa, sao cô không đi lãnh Phật về mà
https://thuviensach.vn
để người khác lãnh?”
Hình như, thi sĩ Bùi Giáng yêu cô khi còn tỉnh táo chứ không phải khi đã điên loạn?
Đúng vậy. Lúc đầu có người còn làm mai cho tôi cơ mà. Họ nói, có một ông giáo sư học ở Đức về, gia đình danh giá lắm. Hồi đó tôi chưa lấy chồng, nghe cũng thấy khoái lắm và có nhã ý mời anh qua nhà chơi.
Lúc anh qua, có mời tôi đi ăn trưa. Anh kiên quyết không đi xe hơi nhà anh, cũng không đi xe hơi nhà tôi mà nằng nặc chở tôi bằng xe đạp. Tôi nghĩ, chắc anh thích cách sống bình dân mới vậy nhưng càng nói chuyện thì càng thấy anh hơi “tưng tửng”.
Vì thế nên chị “rút lui”?
Tôi tránh không gặp và anh hiểu điều đó. Một lần anh đến nhà nói với tôi: “Tôi biết cô không thích tôi vì nhiều lẽ nhưng tôi thì quý cô lắm. Tôi luôn muốn cô là một thành viên trong gia đình tôi. Tôi có một thằng cháu, đẹp trai mà rất tốt, cô hứa sẽ lấy nó nhé?”. Tôi nói: “Thì anh phải cho cậu ấy lại đây em coi thế nào, có hợp hay không và quan trọng là cả hai có thương, có duyên với nhau không nữa”. Hôm sau anh có dẫn người đó đến thật.
“Người đó” thế nào hả cô?
Đó là một cậu bé 8 tuổi! Tức là nhỏ hơn tôi gần 20 tuổi! Trong 40 năm đó, một người điên vẫn phải có những lúc tỉnh, đặc biệt là khi họ quá yêu một ai đó. Hẳn cô đã có lần gặp Bùi Giáng trong tình trạng không điên. Lúc đó, Bùi Giáng có nói vì sao anh yêu cô đến thế không?
Có vài lần anh tỉnh táo, ăn mặc gọn gàng đến nhà tôi. Anh nói, anh gặp tôi trong một đám cưới của hai người bạn trước khi “đánh tiếng” để người khác mai mối. Lúc đó anh thấy tôi có một điều gì đó rất lạ, như có một vầng hào quang trên đầu.
Nỗi ám ảnh đó theo anh gần như trọn vẹn cả cuộc đời để rồi những khi anh điên nhất, bất cứ một ai đến thăm anh đều xua đuổi vì anh nói, nơi đó chỉ có Kim Cương được quyền đến.
Cô từng đến thăm Bùi Giáng tại nơi thi sĩ ở chứ?
Một số lần. Đến xem anh thế nào, cho anh vài bộ đồ, ít thức ăn. Với đàn ông yêu mình, dù người điên hay người tỉnh, dù nên duyên hay không nên duyên, dù hạnh phúc hay dang dở cô cũng đều đã vẹn nghĩa vẹn tình? Cô có chạnh lòng khi tất cả những người đàn ông dành nhiều yêu thương cho mình như vậy nhưng
https://thuviensach.vn
cô không may mắn trong tình duyên?
Nói chung không có gì tôi phải ân hận. Cũng cảm ơn tất cả cho tôi thấy không có gì bền bỉ, tất cả đều là vô thường cả.
May mắn là con trai tôi rất thương mẹ, hiếu nghĩa. Tốt nghiệp ở Canada với bằng giỏi, nhiều nơi mời ở lại làm việc nhưng nó chỉ muốn về với mẹ. Bây giờ, mọi lo toan trong gia đình là vợ chồng nó cả. Phải cảm ơn cuộc đời về những bù đắp để thấy rằng, tôi là người may mắn trong cuộc đời này.
Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!
https://thuviensach.vn
Đ
CA SĨ ĐÀM VĨNH HƯNG
Một đời cô độc và những cuộc tình chưa kể
ôi lúc tôi tự hỏi: phía sau những ngông ngạo và những phản xạ đối
kháng với cuộc đời, với người đời của Đàm Vĩnh Hưng thực sự là gì? Dĩ nhiên, tôi không nhìn người (trong đó có anh) theo con mắt của số đông, mà đối diện trực tiếp.
Hưng có thể vì bạn bè mà hết mình, vì người thân mà hết lòng hết dạ. Hưng kiếm tiền như một cái máy kể từ khi chưa làm ca sĩ đến khi đứng trên đỉnh cao danh tiếng. Hưng hát như lên đồng và có thể sẽ vẫn còn trong cơn say bóng hát kể cả khi nhạc chầu đã tắt.
Và Hưng cô độc. Cô độc như một bản thể sinh ra phải thế, cô độc trong chính niềm vui và cô độc trong chính tình thương đâu đó dành cho
https://thuviensach.vn
anh.
Tôi đã ba lần phỏng vấn Hưng. Mỗi lần mang về một chân dung khác nhau và mỗi lần Hưng đều cho tôi một sự bất ngờ. Không phải bất ngờ vì những điều anh cập nhật mới nhất hay thỉnh thoảng anh hé lộ cho tôi điều gì đó như chiêu thức mà ai đó - hoặc kể cả anh vẫn làm để gây chú ý (mà tôi thì không dễ bị ngạc nhiên đến thế).
Tôi đối diện Hưng với tư cách một cuộc đời đối diện một cuộc đời. Và tôi thấy rằng, tất cả những gì là anh suốt bao nhiêu năm qua, kể cả cái chân dung bị méo đi trong mắt người đời chẳng hạn - cũng đều có lý do.
Và bây giờ, tôi muốn trả anh về đúng là anh nhất.
Bị đánh giữa đường vì người thân nợ tiền
Gần đây, anh tiết lộ về tình yêu của mẹ và cái ngày anh được ra đời, nghe có gì đó buồn buồn tủi tủi. Thực hư thế nào, hả anh? Tôi đã 45 tuổi. Phải nói thật là thời gian để gần gũi cha mẹ không nhiều. 45 năm trước, mẹ tôi, một nữ sinh Y khoa 22 tuổi đã phải lòng một người đàn ông hào hoa. Khi tình yêu đã bùng cháy đến giai đoạn đẹp nhất thì bà phát hiện ra người đàn ông đã có gia đình. Nhưng rồi, bà cũng không thắng nổi cảm xúc, bất chấp mọi ngăn cản, bà vẫn sống với tình yêu của mình để rồi tôi được sinh ra. Đến giờ mẹ tôi vẫn chưa một lần được mặc chiếc áo cưới.
Tôi sống với một tuổi thơ không mấy êm đềm. Cuộc chiến kết thúc, ba tôi, một cảnh sát chế độ cũ, phải đi cải tạo. Khi về, ông làm nghề đạp xích lô mưu sinh, và cũng về với người vợ trước chứ không phải mẹ tôi. Trong khốn khó, mẹ tôi cũng phải bỏ đi tha phương cầu thực.
Tôi và cô em gái tự sống, tự lo toan cho nhau, và trở thành hai đứa trẻ vô gia cư, phải nương nhờ nhà ông bà ngoại. Ở nhờ thôi chứ tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Tối chỉ về ngủ nhờ chút rồi mai lại thức dậy sớm, theo vòng xoáy mưu sinh.
Anh đã làm những việc gì khi đó?
Tôi làm tất cả mọi thứ để đẻ ra tiền, trừ những việc bán rẻ danh dự mình thì tôi không làm.
Tôi làm như trâu như bò. Làm tóc, make up, trang điểm cô dâu, bán trả góp, làm đủ. Giữa trưa nắng khi đang liu thiu ngủ, người ta gọi đến nhà xa cả gần 20 cây số, làm tóc make up cũng chạy. Sáng sớm dậy sớm ra chợ chọn những bông hoa đẹp nhất để cài lên đầu cho cô dâu và lo hoa cho toàn bộ đám cưới, cắm hoa để người ta rước dâu cho kịp.
https://thuviensach.vn
Nhớ đến thời điểm đấy tôi thấy tự hào vì mình đã lao động hết mình để có thể kiếm tiền lo cho bản thân và người thân, giúp tôi đứng lên trong cái vũng lầy quá khứ mệt mỏi.
Dùng từ “vũng lầy”, có nghĩa là trong quá khứ đó, anh cũng đã nếm nhiều tủi nhục?
Nhiều. Nhiều lắm chứ. Lao động vất vả tôi không lấy làm tủi nhục nhưng sự ngược đãi của người đời thì nhiều. Những người chủ nợ của gia đình đã từng xé áo tôi, và đánh tôi ngay giữa đường. Còn chửi bới, nhục mạ là chuyện hết sức bình thường.
Họ đánh chửi tôi là vì đòi nợ người nhà tôi. Người thân của tôi thì đã bỏ đi, không đòi được, họ nắm được tôi thì họ đánh cho hả giận thôi. Khi anh bị người đời ngược đãi thế thì ba mẹ, họ hàng lúc này đã làm gì để chia sẻ với anh?
Ba mẹ đi biệt, ai lo thân người đó. Chỉ có bạn bè ngoài đường thôi chia sẻ. Mà tôi thì có duyên sống với người dưng, người ngoài đường, và nhận được sự an ủi từ họ hơn là chính bà con dòng họ của mình.
Thậm chí, có những người thân, những lúc tôi ở dưới bùn lầy, chịu bao biến cố tai ương đủ thứ chuyện thì không thấy họ đâu, dù chỉ là một lời thương hại, chưa nói đến là hỏi thăm hay động viên. Lúc tôi mới ngoi lên được chút xíu thì họ nhào vào, họ đòi hỏi, họ kể lể, đến nỗi mà tôi không nghe điện thoại. Tôi thậm chí còn lưu số điện thoại của họ trong danh bạ là “Dòng họ đáng ghét”. Họ thường hỏi tôi những câu hỏi đại loại như “tại sao làm từ thiện giúp bao nhiêu người mà không chịu giúp gia đình, dòng họ?”.
Em gái tôi nhỏ hơn tôi 1 tuổi, tính tự lập cũng cao. Đói thì đầu gối phải bò. Cô ấy đi học may, rồi tự lo toan cho cuộc sống của cô và cô lập gia đình rất sớm. Tôi là người đứng ra lo toan hôn lễ cho em gái, trong cái đám cưới của một đứa con gái nghèo không có cha hay mẹ ở bên cạnh lúc đó.
Khi em gái đi lấy chồng, tôi càng ý thức rõ hơn sự cô độc của mình. Và không biết từ bao giờ, tôi đã quen với điều đó.
Lo làm lụng ngập đầu ngập cổ thế, thì thời gian nào để anh… cô độc?
Em cứ nếm cái cảnh đi ăn một mình, đạp xe một mình lang thang sau những ngày dài mưu sinh, thì em sẽ cảm nhận được sự tủi thân nó lớn đến mức nào. Đặc biệt là những ngày Tết và sinh nhật. Người ta ấm cúng sum vầy, tôi ngồi riêng một góc.
https://thuviensach.vn
Nhưng trách ai giờ. Có chăng là trách cuộc sống khốn khó quá, rất nhiều người họ cũng chẳng thể ý thức được có một cái ngày mà một người nào đó bên cạnh họ được ra đời. Ai cũng phải đau đáu với điều cần nhớ là mai làm gì, có đủ tiền để sống không.
Sự cô độc giúp tôi và anh Linh gần nhau
Có nên được hiểu tính cách và một số phản ứng của anh hiện tại, cũng do đời “ngược đãi” nhiều. Đặc biệt là bị ngược đãi những năm tháng làm một ca sĩ hát lót?
Cũng có thể. Tôi phải làm thân phận một ca sĩ hát lót trong suốt 4 năm trời, cho đủ các ca sĩ như Lam Trường, Trần Thu Hà, Thanh Lam… ở các quán bar từ 1997 đến 2000.
Tôi đã từng chờ đợi được hát và bị người ta đuổi về. Có lần tôi chờ từ rất lâu, thế rồi có một ngôi sao nữ nổi tiếng lắm, tự ngự trên sân khấu hát một lúc 6 bài, hơn nửa tiếng đồng hồ làm cho mọi người hát sau đều bị trễ show hết. Tôi đập bàn tuyên bố thà chết đói cũng không hát ở đó nữa. Còn chuyện chờ từ 7 giờ tối đến khi nào không còn ca sĩ hát hoặc ca sĩ bị kẹt xe thì tôi mới được lên sân khấu. Ngày nào cũng phải ngồi chờ như thế.
Và người đưa anh ra khỏi thân phận một ca sĩ hát lót để anh thành “hiện tượng” vào năm 2001 chính là Hoài Linh? Ngoài là một người nâng đỡ anh, thì Hoài Linh cũng là một “chủ nợ” lớn trong cả cuộc đời lẫn trái tim anh?
Đúng vậy. Đó là người tôi nhớ ơn đời đời vì anh Linh là người đã cho tôi rất nhiều sự che chở, bảo vệ và những cơ hội lớn trong sự nghiệp. Nếu không có bàn tay của Hoài Linh thì tôi sẽ không có những sản phẩm đầu tiên để khán giả biết đến tôi.
Anh Linh cũng trải qua những cay đắng trong lập nghiệp khi bơ vơ ở trời Mỹ giống như anh ngày trước, anh có biết điều này không? Anh có nghĩ rằng, tình cảm (và cả vật chất) của một người đã từ đắng cay mà có, sẽ là món nợ lớn hơn những món nợ thông thường và ta không được phép làm họ tổn thương?
Lúc tôi nhận sự giúp đỡ của anh Linh, tôi cũng chưa biết được anh Linh đã đi qua những ngưỡng cửa cuộc đời nào, những đắng cay tủi nhục ra sao. Dù người đó đã đi qua những ngày tháng gian khổ hay sung sướng từ trong trứng nước, thì tôi đều phải mang ơn, đều phải trân trọng.
Một người giúp mình như thế, anh nghĩ đến chuyện trả ơn như thế nào? Và trả ơn bằng điều gì?
https://thuviensach.vn
Với anh Linh, cho mà không đòi hỏi nhận, làm mà không bao giờ mong người khác trả ơn. Anh Linh chỉ cần cái người anh giúp cảm nhận được và hiểu được những gì anh cho là được rồi, anh ấy không đòi hỏi gì hơn đâu. Anh Linh là thế.
Tôi cũng chưa biết phải trả ơn cho anh Linh bằng cách nào. Tôi chỉ biết là với một tình cảm lớn thì mình sẽ tự rèn mình với những bài học, những phép tắc, những đạo lý cho - nhận ở đời để làm một người tử tế hơn nữa.
Tôi chỉ nói được, bất cứ những gì anh Linh cần đến tôi dù nhỏ hay lớn, tôi không cho mình được phép nói “không”.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong đời sống, cả anh và anh Linh, hai con người cô độc ở một mặt nào đó, chắc chắn sẽ tìm đến với nhau chứ!
Chắc chắn. Phải tìm đến nhau để xóa đi sự cô độc ấy chứ. Vậy tình cảm giữa anh và Hoài Linh được hiểu là loại tình cảm gì?
Tình yêu thương.
Vậy rào cản nào, mà hai người đã “tìm đến” mà không “ở lại”? Chẳng rào cản nào cả vì chúng tôi chẳng sợ ai, vì chúng tôi ai cũng dám sống hết mình cho cái cảm xúc của mình. Vấn đề còn lại là có ai chịu nổi cái khùng của nhau hay không? Cũng khó đấy. Nói chung là khó.
Hình như, bóng dáng Hoài Linh mờ dần theo nấc thang đỉnh cao anh chạm tới, nên anh mới cô độc trên chính đỉnh cao của mình? Không hẳn thế đâu. Có một khoảng thời gian tôi được vui vẻ, hạnh phúc và được che chở khi ở bên anh Linh. Đi đâu anh cũng quan tâm. Đi quay hình không có quần áo mặc thì anh ấy sắm, không có tiền đi lại thì anh ấy cũng cho. Ở Mỹ anh cũng gọi về động viên hàng ngày. Một người bị đời ăn hiếp, không cha không mẹ không có ai ở bên cạnh, mà có được một chỗ dựa lớn, xúc động lắm em ạ. Một tình thương lớn như thế, một sự che chở lớn như thế, đó là hạnh phúc thực sự mà bao nhiêu năm tháng xô đẩy theo dòng đời tôi đã không may mắn có được. Tôi sống những ngày bình yên dù có gặp giông bão gì. Thời gian đó tôi không cô độc đâu!
Điển hình là anh Linh đã từng muốn đốt cả một sân khấu ngoài Nha Trang chỉ vì bầu show bắt nạt anh cơ mà…
https://thuviensach.vn
Sao em biết chuyện đó? Thậm chí anh Linh còn thắp nhang bàn thờ tổ xin tổ tha lỗi là không bao giờ diễn cho bầu show đó nữa. Bây giờ, Hoài Linh là gì giữa bề bộn cuộc sống của anh? Anh ấy vẫn là anh ấy thôi. Anh Linh muốn tôi tự bước đi, tự lo hết tất cả mọi thứ. Tôi cũng đã làm những gì đúng như anh ấy hy vọng. Với anh Linh, tôi luôn ý thức rằng, không ai có thể cho tôi sự bao dung rộng lớn được như anh ấy. Bao dung hơn tất cả những gì bao dung. Chút tình nhỏ với Mỹ Tâm
Anh có nghĩ anh đang sống nhanh đến mức mà không cảm nhận được thời gian và một số thứ quý báu của mình qua đi lúc nào hay không?
Có thể là thế. Và có những thứ khi mất rồi thì mình mới biết. Tôi chỉ biết khi đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, tôi gần như không có bạn bè. Kể cả bạn “mày tao” bình thường. Tôi chỉ có vài người chị thân hiểu và chia sẻ được nhiều với tôi nhất. Có lẽ tôi hợp chơi với phụ nữ hơn.
Tiện anh nhắc về phụ nữ, tôi nhớ ra đã có một khoảng thời gian anh làm thơ tình tặng một người phụ nữ rất đặc biệt là ca sĩ Mỹ Tâm và hai người đều làm thơ đi thơ lại như một cặp nhân tình đúng nghĩa, thì phải?
Em làm tôi giật mình đấy. Khoảng thời gian đó khá đẹp, kéo dài trong vài tháng.
Những bài thơ đó nói lên điều gì? Là tự cho mình được sống ở một góc khác mà sự nổi tiếng đã đè hết lên tất cả và biến những điều đó thành xa xỉ? Hay là tình yêu - một chút tình nhỏ bé?
Tất cả những gì em hỏi đều có. Và từ trong tâm hồn hai người tự phát ra thôi. Và những bài thơ ấy chúng tôi viết ra chỉ hai người biết với nhau, không bao giờ công bố.
Ít ra, chúng tôi cũng biết được rằng, đã có, hay đúng hơn là đã từng có nhau trong lòng, dù là ngắn ngủi, ít ỏi, nhưng cảm xúc đó là thật. Và đó là người con gái đầu đời mà anh rung động? Và dù có rung động thật thì cũng “Chưa kịp hôn một người con gái/ Khi ngã vào lòng đất vẫn con trai”?
À, không tới mức độ như thế. Và tôi cũng không tiết hạnh với phụ nữ đến mức như em nghĩ đâu. Hay nói cách khác, tôi không xuẩn ngốc, không nghiêm túc đến như thế. Và cũng không nhất thiết phải đàng hoàng như thế. Tình cảm trong trẻo nhưng không có nghĩa là phải trong
https://thuviensach.vn
sáng ở tất cả mọi thứ liên quan đến nó.
Không phải cái gì cũng có thể tha thứ!
Thôi, tạm xa chút tình nhỏ bé, quay lại khối tài sản đồ sộ và một cuộc sống không thiếu thốn gì mà anh đang có, anh đi hát bao năm thì mới gầy dựng được?
Nói thế chứ tôi vẫn còn thiếu nhiều lắm. Vì còn thiếu nhiều nên mới vẫn phải đi hát hàng đêm đấy thôi.
Thời gian đầu, tôi mua được căn nhà nhỏ xíu bên đường Lê Văn Sĩ, xem như thỏa được ước mơ lớn bao năm của ba mẹ con không nhà không cửa, ở nhờ ở đậu cả một phần lớn cuộc đời hết nhà này qua nhà khác. Ngày đầu tiên, bước vào căn nhà 3 x 15 m, cười mà khóc, tự hỏi “mình có nhà thật rồi sao?”
Lúc đó, tôi mua nhà cũng không đủ tiền. Bầu show nói cứ mua đi, rồi hát trả nợ. Tôi hát liên tục ngày đêm và trả rất nhanh, khoảng trong vòng 6 tháng. Và cứ thế, sau nhà nhỏ là nhà to. Nhưng chắc nhà thì chỉ thế thôi…
Vì nhà càng to thì sự cô đơn càng lớn? Và đã đến lúc anh không còn chịu đựng được nhiều hơn nữa sự cô độc của mình? Cái miệng tôi bất chấp thế thôi nhưng bản chất tôi vẫn là một con người mềm yếu và sống từng ngày với sự cô độc. Ban ngày là tiếng cười, ban đêm là cô độc. Thậm chí, cô độc ngay cả trong tiếng cười của mình.
Đó là cái giá tôi phải trả cho cái hào quang mà tôi đã có, tôi làm mọi cách để có. Giữ nó, cũng là cách tôi tri ân những ân tình mà khán giả, mà cuộc đời tặng tôi.
Khi một người ngấm sự cô độc, người ta sẽ dễ hận thù hơn, nhưng ở một số người lại dễ tha thứ cho cuộc đời hơn. Xin lỗi anh vì một câu hỏi hơi thẳng thắn: Anh đón mẹ về lại với ngôi nhà của mình, cũng là để tha thứ với những gì cay đắng trong quá vãng?
Nói gì thì nói, người ngoài mình đối xử tốt được sao lại không đối xử tốt với người thân được? Người ngoài mình còn tha thứ được huống chi là máu mủ ruột thịt? Những con người đặc biệt ngoài đời đã tặng tôi bao yêu thương như thế, không lẽ tôi không học được cách cho mà lại đi thù hận chính người thân của mình?
Nhưng vết thương mà người thân để lại thường làm cho mình cảm thấy đau hơn là vết thương mà người dưng để lại. Vì người thân là để ta thương - thương ta - chứ đâu phải để làm khổ ta?
https://thuviensach.vn