🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Tối Giản - Hành Trình Trở Về Số 0
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
nguoi_toi_gian
https://thuviensach.vn
Mөc lөc
1. Lời nói đầu
2. Sách là mặt trăng hay ngón tay?
3. PHẦN I: BỨC TRANH TOÀN CẢNH
4. Chương 1: Chết thử
5. Chương 2: “Lối sống tối giản” và “Tư duy tối giản” 6. Chương 3: Lối sống tối giản là một sӧi dây
7. Chương 4: Ô danh của người Hawaii hay cuộc lạc đường của nhân loại
8. Chương 5: Những kẻ nô lệ trong thế giới tự do
9. Chương 6: Bình yên kiểu Thủy Điển và bình yên kiểu Việt Nam 10. Chương 7: Trở về số 0
11. PHẦN II: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ CHUYỆN NGOẠI HÌNH 12. Chương 1: Người đẹp Remedios: Tại sao phải mặc quần áo? 13. Chương 2: Văn hóa khỏa thân và sở thích khoe thân 14. Chương 3: Thì sao
15. Chương 4: Thần thái phái đẹp
16. Chương 5: Chuẩn đẹp của ai?
17. Chương 6: Làm đẹp có cần thiết?
18. PHẦN III: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ TIỀN
19. Chương 1: "Vô sở hữu" và phong trào lên núi chữa bệnh ở Hàn Quốc
20. Chương 2: Tiền có mua đưӧc bình an?
21. Chương 3: Của có đi thay người?
22. Chương 4: Bạn thực sự mong muốn điều gì?
23. Chương 5: Tiền có là vấn đề?
24. Chương 6: Tiền để làm gì?
25. Chương 7: Bằng lòng và ham muốn
26. Chương 8: Tập trung vào mong muốn chứ không phải tiền 27. PHẦN IV: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ KIẾM TIỀN
28. Chương 1: Anh nông dân Jon Jandai: "Life is easy" 29. Chương 2: Làm ít đưӧc nhiều
30. Chương 3: Luôn có một cách đơn giản
31. Chương 4: Vòng kim cô "8 tiếng"
https://thuviensach.vn
32. Chương 5: Có cách nào tốt hơn không?
33. Chương 6. Kiếm tiền phải vui
34. Chương 7: Vòng tròn rừng cây
35. Chương 8: Tách khỏi guồng máy
36. PHẦN V: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI 37. Chương 1: Chuyện giày dép và "mặt dày"
38. Chương 2: Sức mạnh của "mặt dày"
39. Chương 3: Chuẩn mực của xã hội
40. Chương 4: Chiếc mặt nạ mang tên "thể diện" 41. Chương 5: Chiều lòng sao hết thế gian
42. Chương 6: Thiên thần và ác quӹ
43. Chương 7: Chuyện thị phi
44. Chương 8: Vậy à?
45. Chương 9: Làm sao để hạnh phúc?
46. PHẦN VI: TỐI THIỂU HÓA - GIỮ Ở MỨC ÍT NHẤT CÓ THỂ 47. Chương 1: "Bận rộn" là một mӻ từ?
48. Chương 2: Tối giản không gian sống
49. Chương 3: Hiện tại là một món quà
50. Chương 4: Chỉ kiểm soát những thứ thuộc về mình 51. Chương 5: Không kỳ vọng
52. PHẦN VII: CHÂN DUNG NGƯỜI TỐI GIẢN
53. Chương 1: Độc lập
54. Chương 2: Tự do
55. Chương 3: Hạnh phúc
56. PHẦN VIII: BỆNH TẬT & CÁI CHẾT
57. Kết luận
https://thuviensach.vn
Lӡi nói đầu
Ơn giời, bạn đây rồi! Tranh thủ lúc bạn vừa mới giở trang đầu tiên của quyển sách này, tôi lập tức phải tố giác ngay một tên tội phạm có thể đưӧc xem là kẻ thù lớn nhất của đời bạn. Hắn là kẻ đã khiến cuộc sống của bạn mệt mỏi, cuồng quay và vô định hướng. Hắn tung hỏa mù làm bạn quên mất “cần” và “muốn” khác nhau. Hắn thảy bạn vào vòng xoáy của những công việc không tên chiếm lĩnh hết thời gian và tâm trí của bạn. Hắn phủ bөi lên ước mơ và hoài bão của bạn khiến bạn mãi đi lạc đường.
Hắn kìa! Kẻ mang tên “Bộn Bề” (Xin phép đưӧc viết hoa để bạn luôn nhìn thấy sự hiện diện của hắn, và như thế từ đây hắn sẽ khó lòng trốn khỏi cặp mắt phán xét của bạn). Bạn thấy đấy! Bộn Bề nằm trên bàn làm việc của bạn. Bộn Bề rải rác khắp không gian chung quanh. Bộn Bề len lỏi vào từng ngóc ngách trong tâm trí. Bộn Bề xen vào giữa những cuộc vui. Bộn Bề nhảy múa trên những hóa đơn thanh toán và giấy báo nӧ. Bộn Bề rưӧt đuәi bạn theo từng vòng quay của những chiếc kim đồng hồ. Bộn Bề lan tràn khắp cuộc đời của bạn, có khi… cả kiếp!
Nếu bạn tự tin rằng cuộc sống của mình hoàn toàn trong trẻo và gọn gàng, xin hãy gấp quyển sách này lại và đӧi đến ngày cần đến nó. Nếu không, xin hãy cùng tôi khám phá một thế giới kì lạ nơi mọi kẻ Bộn Bề đều bị trөc xuất.
Chuyện là, trong khi đi tìm một liều thuốc đặc trị Bộn Bề tôi bị quyến rũ bởi nhiều khái niệm mới lạ. Thú vị một điều là các khái niệm này cuối cùng đều trỏ gốc về một ý tưởng, đó là “chủ nghĩa tối giản” (minimalism). Khái niệm về “phong cách sống tối giản” lần đầu tiên đưӧc truyền bá vào Việt Nam thông qua một bài báo viết về một kiểu sống lạ đời đang trở thành trào lưu ở Nhật (Danshari). Bài báo mô tả những người theo chủ nghĩa tối giản sống trong căn phòng nhỏ xíu với chỉ vài chөc vật dөng tối thiểu cần cho cuộc sống. Tất cả
https://thuviensach.vn
tài sản của họ có thể gom vào một chiếc ba lô cùng với tâm thế sẵn sàng lên đường đi khám phá thế giới vào bất cứ lúc nào.
Tôi bắt đầu tìm đọc hàng loạt các quyển sách và bài viết bằng ngoại văn về chủ nghĩa tối giản để xem chính xác nó là gì. Theo cảm nhận của tôi, đó là một thứ “tôn giáo vô thần”, trong đó mỗi tín đồ thờ một
kiểu phù hӧp với mình. Có lẽ vì vậy, sẽ thật nực cười nếu ai đó tự định ra tiêu chuẩn cө thể cho những người muốn trở thành “người theo chủ nghĩa tối giản”, như bạn chỉ đưӧc có bao nhiêu món đồ, bạn không dùng xe riêng, không dùng điện thoại và internet, không có TV trong nhà, hay thậm chí phải sống độc thân.
Thay vì nhìn vào hiện trạng bên ngoài, tôi nghĩ nên nắm bắt thần thái của những người tối giản để mô tả họ. Với tôi, đó là những người có một cái tâm tĩnh lặng, một cái đầu biết tư duy mạch lạc về những thứ mình cần, và một đôi tay dám vứt bỏ những thứ thừa thãi trong cuộc sống của mình. Từ tư duy ấy mới khiến không gian sống của người tối giản không thể tinh gọn hơn và họ không còn sӧ mất bất cứ điều gì, không còn bị ràng buộc vào bất cứ điều gì. Nói cách khác, đó là những con người tự do, tự do tuyệt đối.
Mөc đích của quyển sách này là truyền cảm hứng cho bạn vận dөng phong cách sống tối giản và tư duy tối giản như một công cө hữu hiệu để giải phóng bản thân khỏi những kẻ mang tên Bộn Bề. Điểm đích mà tôi muốn trỏ đến đó là sự tự do về tinh thần. Tin tôi đi, việc hướng về phong cách sống tối giản và rèn luyện tư duy tối giản không chỉ giúp bạn thoát khỏi những áp lực về công việc, những lo toan về tài chính, mà còn giúp bạn tận hưởng từng giây, từng phút của cuộc sống này.
Tôi gọi hành động tối giản hóa cuộc sống, tối giản hóa suy nghĩ là hành trình trở về số 0, hay nói cách khác là cuộc hành trình trở về với bản ngã của mình. Ở đấy, tâm tưởng của bạn không còn bị lẫn tạp với những định kiến mà xã hội đã nhồi vào bộ não của bạn. Ở
đấy, bạn cảm thấy linh hồn mình đưӧc hoàn toàn tự do và cuộc sống mình ngập tràn trong viên mãn. Tôi không biết liệu bạn có thể đi cùng tôi đến cuối chặng đường, nhưng tôi tin chắc ngay cả khi bỏ cuộc giữa chừng, cuộc đời của bạn cũng sẽ bớt bề bộn hơn một
https://thuviensach.vn
chút. Một chút đó là bao nhiêu thì còn phө thuộc vào mức độ cam kết với hạnh phúc của cuộc đời bạn.
https://thuviensach.vn
Sách là mặt trăng hay ngón tay?
Trước khi vào nội dung chính, hãy cùng khởi động bằng việc nhìn lại cách đọc sách thuộc dòng self-help, gọi một cách chính thống là sách phát triển bản thân, gọi một cách mỉa mai là sách dạy đời. Đây là một trong những dòng sách chiếm nhiều chỗ nhất trên kệ của các nhà sách, sở hữu nhiều tựa thuộc loại bán chạy nhất, nhưng đồng thời cũng bị ném gạch đá nhiều nhất.
Tại sao lại có hiện tưӧng như vậy? Tại sao có những người xem sách self-help là tác nhân tạo bước ngoặt cho đời mình, có những người xem sách self-help như một làn gió mát luồn qua tóc rồi bay đi mất, nhưng cũng có người khinh khỉnh xem nó như một loại chất tẩy não tào lao?
Đức Phật từng ví von những lời dạy của mình như ngón tay chỉ trăng. Khi Phật chỉ trăng, mặt trăng không nằm trên ngón tay của Phật mà nằm theo hướng ngón tay ấy chỉ. Người khôn ngoan sẽ biết nương theo ngón tay để nhìn về hướng mặt trăng, trong khi người mu muội chỉ biết nhìn chằm chặp vào ngón tay và xem đó như chân lí.
Tôi tin rằng sách self-help cũng vậy. Khi các tác giả truyền đạt một thông điệp về cuộc sống qua quyển sách của họ, có độc giả nhìn thấy tinh thần của thông điệp ấy và hướng đến đó theo cách riêng của mình, nhưng cũng có độc giả chỉ biết mә xẻ và phê phán những biện pháp mang tính giáo điều mà tác giả đưa ra. Nếu xem sách là mặt trăng, người đọc có thể sẽ không bao giờ thấy hài lòng. Nhưng nếu xem sách là ngón tay, người đọc sẽ tập trung nhìn theo hướng ngón tay ấy chỉ để thưởng lãm vẻ đẹp của ánh trăng và cảm nhận đưӧc làn gió mát thәi qua tâm hồn mình. Thậm chí, nếu họ không chỉ thưởng lãm mà còn biết chiêm nghiệm thì cuộc sống của họ có thể sẽ thay đәi hoàn toàn theo một hướng tốt đẹp hơn.
https://thuviensach.vn
Mỗi quyển sách self-help chẳng qua cũng chỉ là một cái ngón tay! Dù ngắn dù dài, dù cong dù thẳng, dù thon thả hay thô kệch thì ngón tay ấy cũng đang chỉ về một ánh trăng nào đấy. Trừ khi đề bài bắt bạn mô tả ngón tay, còn không xin hãy nhìn theo hướng ngón tay ấy chỉ chứ đừng săm soi bình phẩm nó.
https://thuviensach.vn
Phần IBӭc tranh toàn cảnh
https://thuviensach.vn
Chương 1Chết thӱ
"Chết thử” là một trong những việc khá “biến thái” mà tôi từng làm trong đời. Sau trải nghiệm ấy, tôi ngộ ra rằng: Đôi khi cần một lần chết thử để khỏi quên là mình đang sống, và đang đưӧc sống!
Hồi trẻ mỗi lần hậm hực chuyện gì tôi hay nằm tưởng tưӧng ra cảnh mình chết. Mөc đích chỉ để bay lên không trung và hả hê nhìn xuống đám người dám khiến mình buồn bực đang khóc lóc vật vã như thế nào. Nghĩ lại thấy chết kiểu ấy thật… rẻ tiền! Mà thôi, sửu nhi chấp làm gì!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hay tự kiểm điểm mình bằng câu hỏi: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng, nếu tháng này là tháng cuối cùng, nếu năm nay là năm cuối cùng mình đưӧc sống trên cõi đời này, vậy mình có hành động khác đi không? Đây cũng là cách tôi định hướng cho cuộc đời mình. Nếu có 10 năm thì phải học mấy mөc abc này, nếu có 5 năm thì làm chuyện xyz kia, còn nếu có 1 tháng thì phải ăn cho đủ các món miền này miền nọ. Nói thêm, nếu còn 1 ngày thì luôn là… “Trở về Gia Lai ngay lập tức”. Buồn cười cho câu “Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của bạn”. Tôi mà sống theo phương châm đó thì đã về Gia Lai nằm phè chờ chết hàng chөc năm nay rồi.
Có một điều tôi hài lòng nhất, đó là trả lời xong những câu hỏi trên mới thấy, tôi vẫn đang sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc của mình. Đưӧc làm điều mình thích. Đưӧc ở cạnh người mình yêu. Mua đưӧc những thứ mình cần. Cho đưӧc những thứ mình có. Nên mới nói, nhiều khi tôi khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng: Giờ có chết tôi cũng không còn gì hối tiếc!
Cho đến khi tôi “chết thử”… Trước khi “chết thử”, tôi vẫn hỏi lại mình một lần nữa cho chắc ăn: Có còn gì hối tiếc? Tôi nhẩm lại cái To-do List của mình, nào là học hát với Lưu Thiên Hương, bay bằng khinh khí cầu, ở trong cái lồng vô trọng lực, có một cây Sala riêng, tham
https://thuviensach.vn
dự lễ hội hóa trang ở Brazil, thả đèn trời tại Đại học Maejo ~ lablabla ~ Quá trời thứ phải làm, nhưng mà thật ra… không làm cũng chả chết ai! Thế là tôi yên tâm nhắm mắt “lên đường” với phương pháp dùng sức tưởng tưӧng trời phú của mình.
Chọn một ngày lành tháng tốt khi chồng vắng nhà, tôi sung sướng nằm thẳng cẳng chờ chết bên cạnh thằng con hai tuәi đang há mồm say ngủ.
Nghe đồn khi chết, linh hồn đưӧc đưa đến một cánh đồng hoa lá đẹp như tiên cảnh, ta vui say ở đó một hồi thì bỗng dưng cảm thấy nhớ nhà da diết. Lúc trở về nhà bỗng thấy cờ tang, kèn trống ầm ĩ. Chưa kịp hỏi ai chết thì thấy cái mặt mình thấp thoáng sau nải chuối trên bàn thờ. Bám theo cốt truyện đó, tôi bắt đầu cho tâm trí mình trôi lơ lửng trên cao nhìn xuống đám tang của mình. Chuyện diễn ra thế nào tôi không dám kể tiếp đâu, vì nó bi kịch quá. Bi kịch không nằm trong cái đám tang đông đúc lộm nhộm, khi người thân của ta vẫn còn chưa ý thức đưӧc rõ ràng nỗi trống vắng mất ta. Bi kịch nằm ở những chuỗi ngày đằng đẵng phía sau, khi họ không biết làm cách nào để thấy ta, trò chuyện cùng ta…
Tôi nhìn thấy bi kịch của chính mình qua lần “chết thử” ấy. Trong giây phút, tôi đã ngӥ mình sắp chết thật vì vӥ tim, đó là khi thấy Cá Con quấy khóc đòi mẹ, thấy Cá Cha ngồi trầm ngâm với khói thuốc mỗi đêm, thấy hai cha con cứ ôm nhau thui thủi trong nhà lặng lẽ như hai cái bóng… Đến lúc này, tôi mới nhận ra mình còn quên làm một việc quan trọng nhất trước khi cái chết thật đến với mình. Đó là… viết những lá thư cho những người yêu thương mình. Nội dung là gì ư? Là toàn bộ quyển sách này.
Sau cái đêm “chết thử” bằng cách tưởng tưӧng một cách nghiêm túc ấy, sáng hôm sau tôi thức dậy với đôi mắt sưng bөp. Tôi ôm hôn Cá. Da thịt thật của tôi này, chạm lấy da thịt thật của Cá này. Cảm giác hạnh phúc và biết ơn ngập tràn vì mình vẫn còn sống. May sao Cá Cha lúc này đang ở xa nên không phải làm nạn nhân trong trò lố của tôi.
https://thuviensach.vn
Cũng như lần hai mẹ con đi du lịch ở Tây Ban Nha, sau khi bị mất tiền, lừa tiền, ăn cắp tiền đến nhẵn túi, cúi xuống nhìn thấy Cá đang hát líu lo, lòng tôi bỗng vui hơn bao giờ hết. Ơn trời, Cá vẫn còn ở đây, chỉ cần vậy là đủ! Và ơn trời, mình vẫn còn ở đây, chỉ cần vậy là đủ!
Tôi gọi toàn bộ trạng thái cảm xúc lúc ấy là tinh thần “Tôn Vinh Sinh Mệnh”, tinh thần tôi thấm thía đến tận xương máu sau trò chơi “chết thử” này. Đó là cảm giác còn người là còn tất cả. Cảm giác không sӧ mất bất cứ điều gì. Cảm giác mọi vấn đề xảy ra xung quanh trở nên biến mất. Cảm giác đưӧc tồn tại trên cuộc đời này là đặc ân. Cảm giác trân trọng thân thể, trân trọng cuộc sống, trân trọng vị trí mà mình đang đứng ở ngay giây phút này. Giác ngộ ra đưӧc điều ấy, tôi giác ngộ ra rằng điểm xuất phát hiện tại của mình bất kể đang như thế nào thì vẫn là một số 0 thật hoàn hảo và diệu kì. Đó cũng là lúc tư duy tối giản đưӧc thăng hoa.
https://thuviensach.vn
Chương 2“Lӕi sӕng tӕi giản” và “Tư duy tӕi giản”
Thuật ngữ “lối sống tối giản” hay “phong cách sống tối giản” lần đầu tiên đưӧc truyền bá vào Việt Nam thông qua một bài báo viết về một kiểu sống lạ đời đang trở thành trào lưu ở Nhật (Danshari). Bài báo
mô tả những người theo chủ nghĩa tối giản sống trong căn phòng nhỏ xíu với chỉ vài chөc vật dөng tối thiểu cần cho cuộc sống. Tất cả tài sản của họ có thể gom vào một chiếc ba lô cùng với tâm thế sẵn sàng lên đường đi khám phá thế giới vào bất cứ lúc nào.
Thật ra, trước khi đưӧc gán cho một phong cách sống, “tối giản” đã đưӧc dùng để mô tả một phong cách nghệ thuật, chủ yếu là nghệ thuật thị giác và âm nhạc. Đối với ngành thời trang, chắc hẳn bạn không ngạc nhiên khi thấy giới sành điệu tôn vinh vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp của sự đơn giản thay vì ren rua rườm rà như một giai đoạn nào đó trước đây. Nhưng trong hội họa và điêu khắc, bạn hẳn sẽ rất bất ngờ khi ngắm nhìn những tác phẩm tối giản. Tôi đã từng phì cười khi thấy một bức vẽ xanh lè, chính xác là xanh lè từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, nhưng đưӧc bán với giá hàng tỉ đồng. Hay tôi cũng từng mắt tròn mắt dẹt khi thấy một cөc đá cong cong hình chữ C đưӧc tôn vinh trên ti vi và nghe nghệ sĩ điêu khắc giải thích đây là hình ảnh tối giản của chiếc cung tên.
Hay gần đây, cư dân mạng cũng hay chia sẻ những động tác tập thể dөc siêu đơn giản nhưng hiệu quả cao dành cho những người thích khỏe đẹp nhưng lười vận động. Plank là một ví dө. Chỉ cần chống tay nằm đơ như cây cơ song song với mặt sàn sẽ có cơ thể săn chắc. Đơn giản vậy ai mà không mê. Trong khi đó, âm nhạc tối giản cũng nәi lên như một cách để một số các nhà soạn nhạc chống lại khuynh hướng tìm kiếm sự cầu kì quá mức trong sáng tác nhạc đang ngày càng gia tăng. Dòng nhạc này kì khôi đến khó tả nên tôi sẽ không tả ở đây. Nếu tò mò, bạn hãy tìm nghe xem sự đơn giản
https://thuviensach.vn
hóa trong các giai điệu mang lại hiệu quả gì nhé! (Từ khóa: Minimal Music hay Minimalist Composers)
Bản thân từ “phong cách tối giản” vốn xuất phát từ “minimalism” trong tiếng Anh, nghĩa là “phong cách tối thiểu” hay “chủ nghĩa tối thiểu”. Ai đó đã quá tài tình khi chuyển ngữ từ “tối thiểu” trong tiếng Anh thành “tối giản” trong tiếng Việt. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là một cách chọn từ rất hӧp lí, bởi vô tình sự “tối thiểu hóa” đã đưӧc nâng lên một đẳng cấp cao hơn, tinh tế hơn. Vì trong khi “tối thiểu hóa” chỉ mang nghĩa là giữ ở mức ÍT nhất có thể, thì “tối giản hóa” lại chỉ việc giữ ở mức ĐƠN GIẢN nhất có thể. Rõ ràng, “ít” chỉ nói về số lưӧng, nhưng “đơn giản” thì lại bao hàm vừa số lưӧng vừa chất lưӧng.
Mà có lẽ cách gọi tên khác nhau cũng mang lại những hình dung khác nhau về lối sống này. Như trong tiếng Nhật, lối sống tối giản đưӧc biết đến với cái tên Danshari với nghĩa Hán – Việt là “đoạn xả li”, trong đó “đoạn” là đoạn tuyệt, “xả” là rũ bỏ và “li” là rời xa. Theo đó, lối sống tối giản đưӧc tạo thành bởi ba tinh thần lớn, đó là không chấp nhận đưa thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống của mình, vứt bỏ hết những thứ không cần thiết hiện có và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất.
Trong khi đó, với ý nghĩa “tối thiểu hóa”, lối sống tối giản ở phương Tây lại đưӧc thể hiện ở ba mảng chính:
Tối thiểu hóa các vật dөng: mөc tiêu là đồ đạc, nội thất trong nhà; các phương tiện, thiết bị phөc vө cho cuộc sống như xe cộ, điện thoại; những thứ khoác trên người như quần áo, giày dép... Bước này nhằm giúp người ta chỉ sở hữu những thứ thật sự cần thiết đối với cuộc sống của mình.
Tối thiểu hóa những việc cần làm: loại bỏ hết những việc không cần thiết trong To-do list của một ngày hay thậm chí của một đời. Mөc đích của thao tác này là nhằm giúp bản thân tập trung hơn vào những việc quan trọng, từ đó đạt đưӧc năng suất và hiệu quả mĩ mãn hơn.
Tối thiểu hóa các mối quan hệ: khảng khái từ chối các cuộc gặp gӥ vô nghĩa và dứt khoát tiễn chân những mối quan hệ chỉ
https://thuviensach.vn
mang lại đau khә cho mình, từ đó tránh mất thời gian và tâm trí vào những việc không đâu.
Còn trong quyển sách “Người tối giản: Hành trình trở về số 0” này, bạn sẽ thấy tôi tiếp cận với phong cách sống tối giản theo một cách hoàn toàn khác, trong đó nghiêng nhiều về tối giản hơn là tối thiểu và nghiêng nhiều về mặt tinh thần bên trong (tư duy tối giản) hơn là mặt biểu hiện bên ngoài (lối sống tối giản). Trong hình dung của tôi, tinh thần cơ bản nhất của tư duy tối giản là đặt sinh mệnh con người vào vị trí trung tâm, xem sinh mệnh con người là một khởi điểm đẹp đẽ nhất, một sự “tối thiểu hóa” hay “tối giản hóa” hoàn hảo nhất. Từ đó, với tôi hành trình tối giản hóa cuộc sống là cuộc hành trình đi đến đỉnh cao của tư tưởng tôn vinh sinh mệnh và tất cả những tinh thần thiêng liêng và tự nhiên nhất của sinh mệnh ấy. Để làm gì? Để đưӧc hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận mọi điều trong cuộc sống này.
Hãy đọc quyển sách này để cảm thө đưӧc tinh thần tự do của những người tối giản. Đừng lo, chúng ta sẽ tìm cách đến đưӧc cảnh giới của bức tranh xanh lè và cөc đá hình chữ C mà không phải vứt bỏ hết vật chất, không phải ngừng việc kiếm tiền, không phải tu hành một cách khә hạnh như các nhà sư. Bằng cách nào ư? Xem lối sống tối giản là một sӧi dây để vươn đến đưӧc tư duy tối giản! Tức là sao? Xin mời đọc tiếp!
https://thuviensach.vn
Chương 3Lӕi sӕng tӕi giản là một sӧi dây
Một lần nọ, tôi làm thông dịch cho một bàn tiệc giao lưu giữa thầy hiệu trưởng một trường Hàn Quốc và các thầy hiệu trưởng trong thành phố Hồ Chí Minh. Khi các món cao lương mĩ vị đưӧc dọn lên bàn, tôi khẽ gọi người phөc vө lại và xin một đĩa thức ăn chay.
Thấy vậy, thầy hiệu trưởng một trường đại học trong thành phố ngồi kế bên bèn cất lời:
Em ăn chay trường à?
Tôi thành thực trả lời:
Dạ thú thực hôm nay là ngày thứ ba trong đời em ăn chay ạ. Ồ, vậy à? Nhưng sao lại là ngày hôm nay?
Dạ, em cùng một số sinh viên cam kết ăn chay trong ba ngày vì 150 sinh viên khoa em đã bình an vô sự trở về sau chuyến đi dã ngoại ở Mũi Né tuần rồi ạ.
Ồ, vậy à? Hay nhỉ! Mà thầy thích cách em giữ lời cam kết đó ngay cả khi đi làm việc như thế này.
Tôi xấu hә thừa nhận:
Dạ, khә lắm thầy ạ! Bao nhiêu món ngon bày ra trước mắt mà không đưӧc đөng đũa… mới chưa đưӧc ba ngày mà em thấy như mình đã nhịn ăn cả thế kỉ.
Thầy hiệu trưởng phì cười, rồi hỏi tôi:
Theo em, lí do em ăn chay là gì?
Dạ, chắc chắn không phải vì mөc đích tôn giáo, em không có đạo. Nhưng em thích cảm giác cơ thể đưӧc gột rửa sạch sẽ,
https://thuviensach.vn
tinh thần ung dung thư thái. Ăn chay ngày đầu cho em cảm giác đó.
Nghe vậy, thầy bèn thủ thỉ kể cho tôi nghe một câu chuyện:
Ngày xưa, có một người lên núi sống suốt 10 năm để chuyên tâm luyện tập bắn cung nhằm trở thành một cung thủ xuất sắc. Khi xuống núi, ông ta tham gia một cuộc thi bắn cung hội tө rất nhiều nhân tài từ khắp mọi nơi đә về. Có người giương cung bắn rơi đưӧc một con chim đang bay trên bầu trời, có người bắn đưӧc một lúc đến hai con. Đến lưӧt ông, ông chỉ giương cung lên mà không dùng đến mũi tên nào. Vậy mà “mũi tên vô hình” của ông lại hạ đưӧc một con chim đang bay qua.
Thoạt đầu, tôi tưởng thầy đang kể điển tích “Kinh cung chi điểu”1, nhưng té ra không phải. Thầy chậm rãi kể tiếp:
1 Điển tích “Kinh cung chi điểu” trong Chiến quốc sách, kể về chuyện Canh Luy giương cung không có mũi tên, giả bắn một phát mà một con chim nhạn rơi xuống. Canh Luy giải thích với vua Ngөy Vương rằng, con chim này đã bị thương do mũi tên trước của một cung thủ khác, vết thương chưa lành và lòng khiếp sӧ chưa tan, nên nghe tiếng cung rít lên thì sӧ hãi mà rơi xuống.
Khi nhà vua hỏi vì sao ông có thể tài giỏi đến mức như vậy, ông trả lời: Tâu bệ hạ, để bắn rơi đưӧc con chim mà không dùng đến mũi tên, hạ thần đã tập luyện bắn chim bằng mũi tên suốt 10 năm!
Thấy mặt tôi thộn ra, vị hiệu trưởng nọ cười bí ẩn:
Em cứ từ từ suy nghĩ xem ẩn ý của ông ấy là gì nhé!
Sau khi nhấm nháp hết đĩa mì xào chay, dịch bài diễn văn của thầy hiệu trưởng Hàn Quốc, dịch đôi ba mẩu chuyện xã giao giữa các thầy với nhau, chờ đến lúc thuận lӧi, tôi lại quay sang vị hiệu trưởng nọ thỏ thẻ:
https://thuviensach.vn
Thưa thầy, em nghĩ mãi mà không hiểu! Thầy có thể gӧi ý cho em đưӧc không ạ?
Khà khà, thầy đang muốn em suy ngẫm về mөc đích và phương tiện. Để đạt đưӧc một mөc đích, người ta phải dùng đến một phương tiện. Đôi khi, đạt đưӧc mөc đích ấy rồi thì phương tiện kia không còn cần thiết nữa. Việc ăn chay của em chẳng qua cũng chỉ là một phương tiện, không phải sao?
À, bây giờ thì em đã hiểu! Thuốc Fugacar là một phương tiện để diệt trừ giun, khi giun chết rồi thì không cần dùng đến thuốc Fugacar nữa (?). Em ăn chay để lòng thanh tịnh, nếu lòng đã tịnh rồi thì thịt hay cá bỏ vào miệng cũng không làm lòng em xáo động nữa!
Chuyện bắn chim nói trên rõ ràng là hư cấu. Nhưng sau nhiều năm ngẫm đi ngẫm lại, tôi vẫn nghĩ rằng đó không hẳn là một câu chuyện hư cấu, mà là một câu chuyện thậm xưng. Thậm xưng cho việc khi đạt đến một cảnh giới cao siêu nào đấy rồi, người ta không còn cần sӧi dây để đu đến đấy nữa. Nhưng cuộc đời này không chỉ có một cảnh giới hay một sӧi dây. Điều cốt lõi là chúng ta cần chọn cho mình cảnh giới nào và sӧi dây nào.
Và suy cho cùng, đôi khi lối sống tối giản (tức vứt bớt đồ đi, làm bớt việc đi, gặp bớt người đi, bận lòng bớt đi) chỉ là phương tiện chứ không phải là mөc đích. Khi đã có tư duy tối giản rồi thì dù có ngồi giữa một đống bộn bề cuộc sống bạn vẫn cảm thấy thân tâm trong trẻo. Nói cách khác, lối sống tối giản chỉ là một trong những sӧi dây để bạn lần tìm đến cảnh giới tự do tuyệt đối về mặt tinh thần. Nhưng ngay cả khi bạn thích cảnh giới này, và lựa chọn sӧi dây này, bạn vẫn có thể chọn cách leo cho riêng mình. Bám lấy sӧi dây rồi nhấp lên từng chút một hay với tay để vươn mình từng quãng thật dài? Điều quan trọng nhất là bạn phải nhìn thấy cảnh giới cần tiến đến để chọn cho mình một cách leo thoải mái và phù hӧp nhất với mình, chứ không phải là răm rắp bắt chước cách leo của người bên cạnh mà không hiểu mình đang leo đi đâu, mình làm như họ để làm gì.
Hiểu đưӧc điều này, bạn sẽ hiểu nơi tôi muốn đưa các bạn đến không phải là một căn phòng sạch bách đồ đạc, hay một cuộc sống khә hạnh không vật chất, mà là một cảnh giới tinh thần khi bản thân
https://thuviensach.vn
bạn không còn bị ràng buộc vào bất cứ thứ gì, kể cả lúc vật chất thừa mứa đang vây xung quanh.
https://thuviensach.vn
Chương 4Ô danh cӫa ngưӡi Hawaii hay cuộc lạc đưӡng cӫa nhân loại
"Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình đang thuộc về số đông, đó là lúc bạn phải dừng lại và suy ngẫm”.
Mark Twain
Một buәi chiều đẹp trời ở thiên đường Hawaii (mà ở đây, đẹp trời là thường lệ).
Tôi nghịch làm rơi tung tóe những đồng xu trong lúc đӧi chuyến xe buýt đi về hướng bãi biển. Chiếc xe buýt trờ đến ngay trước mặt trong lúc tôi đang nhặt nhạnh từng đồng trên bãi cỏ nên tôi đã không kịp nhìn thấy con số in trên đầu xe. Tôi hỏi bác tài khi cánh cửa xe mở ra:
Đây là xe buýt số 57 ạ?
Không phải. Xe buýt số 57 đâu dừng ở đây! Trạm của nó ở kia kìa.
Tôi nhìn theo ngón tay bác tài chỉ với tư thế vô tình hơi đơ như nuốt phải cây thước.
Cô thấy cái mái nhà trắng trắng kia chưa? Trạm xe buýt ở ngay trước căn nhà đó.
Tôi đoán bác tài đang ngồi ở trên cao nên mới nhìn thấy cái mái nhà trắng ấy. Tôi gật gù cảm ơn cho qua, bởi tự cảm thấy dường như mình đã khiến chiếc xe buýt này phải dừng quá lâu vì một chuyện không đâu. Không ngờ bác tài thúc giөc:
Thôi cô lên xe đi! Tôi chở cô đến đó.
https://thuviensach.vn
Tôi bẽn lẽn bước lên xe. Cả một chiếc xe buýt đầy người đang đә dồn những ánh mắt khoan dung về phía tôi cùng những nө cười thân thiện. Trong tích tắc, tôi cảm thấy cả mình lẫn bác tài thật may mắn khi đang ở Hawaii. Đәi lại những hành khách phía sau là những người Hàn Quốc nóng nảy, có lẽ họ đã ầm ĩ ném cà chua và trứng thối vào bác tài dở hơi khi làm mất thời gian quý báu của hành khách vì một con hâm mù đường.
Mỗi người Hawaii tôi gặp luôn để lại cho tôi một cảm giác thư thái. Dường như thời gian đối với họ luôn tuôn chảy tràn trề. Họ không phải hối hả vì bất cứ điều gì. Mà có lẽ khi sống chậm như vậy, con người cũng trở nên nhân văn hơn.
Có điều, người Hawaii lại bị đánh giá là một dân tộc lười biếng trong mắt các nhà chuyên môn. Bởi quanh năm suốt tháng, họ chìm ngập trong hội hè và những vũ điệu ngoáy mông, “lắc dừa”. Hawaii “phát triển” đưӧc như ngày nay chủ yếu là nhờ vào ngành du lịch. Và như thế, xét về góc độ “phát triển xã hội”, những chuyên gia kinh tế sẽ nhìn người Hawaii chặc lưӥi mà rằng “Con người thế này xã hội làm sao phát triển đưӧc!”
Quả là một thiên kiến lớn khi hiện đại hóa trở thành một chuẩn mực về giá trị cho mọi dân tộc hướng đến. Nhìn xem chúng ta định nghĩa như thế nào về sự “phát triển”? Những tòa nhà chọc trời, hệ thống máy móc sản xuất hiện đại thay thế sức người, đột biến gen trên động vật và cây trồng? Trong khi thế giới vẫn “phát triển” không ngừng mỗi ngày như vậy, hành tinh xanh của chúng ta đang bị nhuộm thành hành tinh đen. Cuộc sống của con người đúng là tiện lӧi hơn, nhưng không hề thoải mái hơn. Xã hội càng “phát triển”, thì con người lại càng bị đẩy vào một vòng xoáy quay cuồng và hối hả.
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói “Tôi thường tự hỏi mөc đích của cuộc sống chúng ta là gì, và tôi kết luận rằng mөc đích của cuộc sống là để đưӧc hạnh phúc”. Ở cấp độ nhà nước, có lẽ Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới lấy chỉ số hạnh phúc của nhân dân làm thước
đo cho sự phát triển, chứ không phải là tәng sản phẩm quốc nội. Còn ở cấp độ cá nhân, có lẽ cũng có một số ít người (may quá trong
https://thuviensach.vn
đó có tôi) đã sớm lấy hạnh phúc làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình bất chấp vòng xoáy của thời hiện đại.
Tôi nghĩ nhiều người trong số các bạn sẽ không đồng tình với tôi ở điểm này, nhưng có lẽ chúng ta không cần tranh luận. Bởi điểm khác nhau trong quan điểm của chúng ta là nội dung của giá trị cuối cùng mà con người hay xã hội cần hướng đến. Chúng ta cũng không cần tranh luận vì dù chúng ta nghĩ thế nào thì nhân loại vẫn đang đi theo một chiều hướng mà không ai cản lại đưӧc. Tranh luận vấn đề này chẳng khác nào hai đứa con nít cãi nhau cả buәi về việc cái áo xanh đẹp hơn hay cái áo đỏ đẹp hơn. Hãy cứ sống theo cách bạn thích và bạn cảm thấy hài lòng.
Thách thức đặt ra là, giữa cơn lốc của thời cuộc mang tên “hiện đại hóa”, con đường nào dành cho những người muốn đặt hạnh phúc lên trên hết rồi mới đến sự “phát triển” về mặt vật chất của cá nhân và toàn xã hội? Tôi tin tưởng độc giả sẽ tìm đưӧc câu trả lời trong quyển sách này.
https://thuviensach.vn
Chương 5Nhӳng kẻ nô lệ trong thế giӟi tự do
Tôi có một ước mơ thầm kín là… cạo trọc đầu. Tại sao? Còn gì tuyệt hơn đội mũ bảo hiểm không phải lo tóc mất nếp, tóc thôi rөng và da đầu thôi gàu, thôi tốn tiền mua kẹp mua cài, đặc biệt đi massage đầu lúc đó hẳn sẽ rất “phê”. Về lý thuyết, đầu tôi tôi cạo chẳng ảnh hưởng gì đến ai, cũng không phạm pháp. Nhưng tại sao tôi không dám làm điều mình thích? Đơn giản vì xã hội có những nguyên tắc vô hình trói tôi trong đó. Tôi sӧ bị đánh giá khi đứng trên bөc giảng, khi đến gặp các nhà tuyển dөng, khi gặp bạn bè hay thậm chí khi phải đối diện với những ánh mắt hiếu kì của đám đông xa lạ. Và tôi định nghĩa đây là một dạng “mất tự do về tinh thần do chính bản thân mình gây nên”.
Về cơ bản, người ta dễ dàng nhận ra mình bị mất tự do với những sự trói buộc hay áp đặt rõ ràng. Chẳng hạn như khi dân tộc bị đô hộ, khi cha mẹ cấm bước chân ra khỏi cửa, khi vӧ/chồng bắt ở nhà trông con cả ngày, hay công ty cấm đi toilet trong giờ làm việc. Nhưng ít ai nhận ra là mình đang bị mất tự do trong tâm tưởng với những sӧi dây trói vô hình mang tên định kiến xã hội. Nói đơn giản là bệnh “sӧ dư luận”. Chẳng hạn sӧ người đời đánh giá nên không dám công khai chuyện “ăn kem trước cәng”, sӧ thất bại bạn bè cười chê nên không dám khởi nghiệp, hay sӧ thiên hạ đàm tiếu nên không dám li hôn dù mỗi ngày bị chồng đánh ba trận. Hành vi không dám cạo đầu của tôi ở trên cũng thuộc nhóm nguyên nhân “sӧ dư luận” này. Hệ quả của nó là cuộc đời của mình nhưng không dám sống theo ý mình, cứ vừa sống vừa canh me xem đã sống đúng với kiểu thế gian trông đӧi hay chưa.
Nhiều người trong số những người “sӧ dư luận” cũng mắc thêm một căn bệnh nữa là muốn chiều lòng tất cả mọi người xung quanh. Vì họ cực kì nhạy cảm với sự đánh giá của người khác nên nhất cử nhất động đều cốt để đối phương không phật ý, bất chấp việc này
https://thuviensach.vn
khiến họ mệt mỏi và không đưӧc là chính mình. Mọi nỗ lực chiều lòng cấp trên, chiều lòng đồng nghiệp, chiều lòng mẹ chồng hay chiều lòng bất kì ai sẽ đều có nguy cơ trở thành một sӧi dây trói tinh thần bạn chừng nào bạn còn xem đó là “sự cố gắng”. Cách phân biệt xem mình có đang đưӧc tự do về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc hay không cũng không khó. Bạn có thể tự hỏi bản thân: Tôi hành động như thế này là vì yêu thương hay vì sӧ hãi? Nếu vì yêu thì xin chúc mừng, còn nếu vì sӧ thì xin chào mừng đến với hội những người tình nguyện làm nô lệ.
Sống theo kì vọng của người khác đôi khi cũng có tác dөng tốt là tạo động lực để mình phấn đấu đáp lại kì vọng đó. Nhưng nó chỉ tốt trong trường hӧp kết quả mà họ kì vọng cũng là kết quả mình mong muốn. Ví dө là một giảng viên, tôi biết người ta sẽ không chấp nhận chuyện tôi văng tөc chửi thề, nên tôi phải luôn giữ ý tứ trong lời ăn tiếng nói của mình trên mạng xã hội. Điều đó cũng tốt nên tôi thầm biết ơn kì vọng xã hội đối với hình ảnh một giảng viên đã giúp tôi tự định vị mình trong trường hӧp này. Nhưng trong một bối cảnh khác, có những điều tôi và các đồng nghiệp của tôi làm đi ngưӧc lại với kì vọng về chuẩn mực của một nhà giáo. Tôi hiểu để làm đưӧc điều đấy, cần có một cái đầu tự do, một lòng dũng cảm và thậm chí cả một bộ mặt dày. Ví như chuyện một thầy giáo nọ mặc áo vest với quần xà lỏn trên giảng đường khi dạy về sáng tạo vưӧt ra ngoài khuôn khә chắc chắn sẽ đi ngưӧc lại kì vọng của xã hội về hình ảnh chỉn chu của nghề giáo. Với riêng những giảng viên tóc vàng, tóc đỏ, mỗi móng tay sơn một màu, vài hình xăm thấp thoáng trên cơ thể như chúng tôi, chuyện ấy “chẳng có gì để ầm ĩ”.
Có một nghịch lý là tuy nhiều người trong số chúng ta bị áp lực trước sự kì vọng của gia đình và xã hội, nhưng bản thân lại tiếp tөc áp đặt sự kì vọng lên người khác. Chúng ta muốn chồng phải như thế này, con phải như thế kia, bạn bè phải như thế nọ. Sự kì vọng này có phải là sӧi dây trói đối phương hay không thì chưa rõ, nhưng chắc chắn đó là sӧi dây trói chúng ta tự cột chặt mình. Vì sao? Vì chúng ta đang vô tình ra sức kiểm soát những thứ không thuộc về mình, mà kết cөc của việc này phần nhiều sẽ là sự thất vọng ê chề, sự cáu giận, bực tức, buồn bã, mệt mỏi.
https://thuviensach.vn
Một dạng mất tự do về tinh thần khác đưӧc gây ra bởi căn bệnh “thích chứng tỏ”. Phàm là người ai cũng có mong muốn đưӧc công nhận hay đưӧc tôn vinh. Mỗi người sẽ có một cách để đạt đưӧc điều đó. Tuy nhiên có vẻ như cách nhanh nhất để hủy hoại tự do về tinh thần của mình là chạy theo những thứ vỏ bọc bề ngoài, phóng đại hay lấp liếm sự thật chỉ để mua những lời trầm trồ của đối phương. Chẳng hạn, có phө huynh muốn nở mày nở mặt với hàng xóm nên ép con thi vào đại học danh tiếng, hay suốt ngày tâng bốc quá sự thật về con cái mình (rồi tha hồ nơm nớp lo sӧ cái kim trong bọc lòi ra). Có cậu sửu nhi muốn lấy le với bạn gái nên mưӧn tiền bạn bè để bao cô nàng đi ăn nhà hàng 5 sao. Hay một nhóm bӧm nhậu tranh giành nhau một cách khốc liệt với nhiều kĩ xảo tinh vi để thắng cuộc (hay thua cuộc) trong công cuộc trả tiền cho chủ quán. Và phần đông thế giới này đang rầm rập nay đәi xe, mai đәi điện thoại, mốt đәi áo quần giày dép, quyết chí không thua thằng nào con nào.
Hӥi những kẻ nô lệ trong thế giới tự do, khi nào bạn mới bừng tỉnh?
https://thuviensach.vn
Chương 6Bình yên kiểu Thӫy Điển và bình yên kiểu Việt Nam
Tôi có dịp đến Thөy Điển vào giữa mùa hè khi thời tiết đang ở đỉnh cao của sự đẹp. Suốt một tuần, tôi đưӧc đưa đi chơi qua các thành phố, thị trấn nhỏ trên chiếc xe “ngôi nhà di động”. Điều đặc biệt là không khí trong vắt đến lạ lùng, những rừng cây lá kim đâm thẳng lên trời, những con đường tươi mới và dịu mát nườm nưӧp xe cә và xe mui trần.
Tôi sống cùng gia đình Jenn, một đứa bạn đặc biệt người Phần Lan gốc Việt. Chúng tôi đã gặp nhau 4 lần ở 4 đất nước khác nhau. Anh chị Jenn đều làm nha sĩ, ba con nhưng vẫn y như vӧ chồng son. Căn nhà có nhiều mảng tường ốp kính nằm giữa thảm cỏ xanh rì rộng hơn 1000m². Không gian ở đây lúc nào cũng thừa mứa cho mấy đứa nhỏ nhảy nhót chơi đùa, cho người lớn tө tập ngủ lại nhà nhau trong mỗi dịp viếng thăm. Thời gian ở đây cũng thừa mứa, chẳng ai cần phải hối hả làm gì. Gia đình Jenn hiếu khách ngày nào cũng chở tôi đi thăm thú các nơi.
Lúc đó tôi đang bắt đầu viết quyển Người tối giản. Tôi chӧt nghĩ “Sách này mà xuất bản ở cái xứ này chắc MỘT quyển cũng không bán đưӧc!”. Ở đây không có bon chen, không có bộn bề, không có những cám dỗ làm người ta hư hỏng, cũng không có những ánh mắt săm soi hay định kiến xã hội khiến người ta không dám sống theo cách mình muốn. Ở đây cũng không có những phiền muộn liên quan đến tiền bạc, bởi con cái có nhà nước lo, bệnh tật có bệnh viện trả.
Xin một phút cho những ai đang nghĩ “Thөy Điển thật tuyệt – Việt Nam thật tệ”.
Chắc các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện hai bức tranh đối lập vẽ sự bình yên: Một bức vẽ mặt hồ yên ả không một gӧn sóng, phong
https://thuviensach.vn
cảnh nên thơ hữu tình, ai nhìn vào cũng thấy bình yên. Trong khi đó bức kia vẽ một trận cuồng phong dữ dội, nhưng trên vách núi là một con chim mẹ bình thản bên đàn con ríu rít, bỏ mặc sự đời.
Nhà vua nọ đã chọn bức thứ hai để trao giải chủ đề “Bình Yên” bởi:
“Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không có khó khăn, không có cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên”.
Nhiều người hỏi tôi “Sao ở Tây sướng vậy mà cứ đòi về Việt Nam làm gì?”. Câu trả lời nằm ở 2 bức tranh trên. Bình yên kiểu Thөy Điển hay kiểu Đức là chuyện nhỏ. Bình yên trong giông bão như gia đình thị chim kia mới là đỉnh cao của bình yên. Mà tôi thì thích ở đỉnh cao. Và tôi cũng muốn giúp đưa mọi người đến đỉnh cao, trong trường hӧp này là sự bình yên trong tâm trí ngay giữa một mớ hỗn độn của cuộc đời. Tôi tin ai cũng có thể làm đưӧc, miễn là họ muốn.
https://thuviensach.vn
Chương 7Trӣ về sӕ 0
Một đêm ở Chiangmai, chúng tôi bắt gặp hai đứa trẻ nằm ngủ thẳng cẳng trên một tấm bạt trải trên vỉa hè. Bên cạnh chúng là lәn ngәn những chiếc thiên đăng đang đưӧc ba mẹ chúng chào bán cho khách du lịch. Giữa rừng thiên đăng rực rӥ thắp sáng cả bầu trời cùng tiếng hò hú đầy phấn khích của khách tham gia lễ hội, giấc ngủ của hai đứa trẻ vẫn no tròn.
Em tôi nói:
- Nhìn hai đứa nhỏ tội quá ha!
Tôi trả lời tỉnh rөi:
- Giống Cá! (Tên con trai tôi)
Nó tròn xoe mắt:
- Sao giống?
- Cá cũng nằm co ro dưới đất giữa những hộp giày trong khi ba mẹ nó đang bán giày cho khách.
Em tôi vẫn tưởng tôi đang đùa. Nó cười mỉa mai:
- Ừm, trong phòng máy lạnh, có gối và chăn đắp, thậm chí cả nhạc du dương.
Ồ, tөi con nít nào sẽ quan tâm đến chuyện đó chứ! Với những đứa nhóc 4-5 tuәi, ngủ trên vỉa hè hay trong một cửa hàng giày có máy lạnh thì khác gì nhau! Chúng sẽ vẫn sung sướng và hào hứng khi đưӧc đi theo cha mẹ và nghịch những món đồ lạ mắt. Ngay lúc này đây, thằng Cá con nhà tôi đang cười điên dại trong khi nghịch “ngôi nhà mới” của nó làm bằng thùng giấy carton lớn đưӧc khoét vài ba cái lỗ xộc xệch tạo cửa sә. Vài tháng trước nó cũng phát cuồng với
https://thuviensach.vn
căn nhà nhựa khәng lồ đắt tiền mà ba nó tậu cho, với một niềm vui thích không hơn bây giờ một tẹo nào.
Từ bao giờ chúng ta hay đánh giá hạnh phúc của người khác dựa trên mức độ vật chất của họ? Nghiệt ngã hơn, từ bao giờ chúng ta cho phép mức độ hạnh phúc của chính mình tӹ lệ thuận với mức độ vật chất mà mình đang có? Rồi thậm chí, lấy tiêu chuẩn về hạnh phúc của mình để làm thước đo hạnh phúc cho người khác?
Trong phần “Chết thử”, tôi đã nói “Đôi khi cần một lần chết thử để khỏi quên là mình đang sống”. Trong những lúc bối rối nhất, tôi hay hình dung linh hồn mình tách khỏi thể xác bay khỏi thế gian nhộn nhạo, rồi linh hồn tôi từ trên cao sẽ nhìn xuống toàn bộ thế gian bộn bề, nhìn cách thể xác tôi đang quay cuồng trong mớ hỗn độn đó. Linh hồn tôi luôn sáng suốt nên nó sẽ phân tích đưӧc đâu là số 0 mà thể xác cần quay về.
Số 0 đó là gì?
Đó là linh hồn của một đứa trẻ ngây thơ, biết tận hưởng từng giây từng phút trong cuộc đời mình. Đó là linh hồn trong trẻo của một người “chưa bị xã hội hóa”, chưa có khái niệm gì về những ràng buộc giữa những hành vi và cảm xúc của bản thân với mớ tư tưởng, định kiến, đòi hỏi của xã hội đang dội vào mình. Rõ ràng, loài người chúng ta đang bị “nhồi nhét” bởi một loạt những khuôn mẫu vớ vẩn, thay đәi xoành xoạch theo không gian và thời gian. Lúc thì răng đen mới đẹp, mũi tẹt thì kém xinh, rồi gia đình phải có nếp có tẻ, không đẻ đưӧc con trai là có tội với tә tiên, phải học lên đại học thì tương lai mới rộng mở, thành công đưӧc đo bằng mức thu nhập v.v…
Từ một linh hồn trong trẻo đang ở số 0 hoàn hảo, chúng ta dần bị cuốn theo tất cả những thứ mà xã hội đã quy định ấy như bị thôi miên. Dần dà, chúng ta nghĩ đó là những chuyện đương nhiên, những tư tưởng ấy là chân lý, và chúng ta phải chạy theo số đông đó nếu muốn yên әn tồn tại. Chúng ta bắt đầu đánh vật với cuộc sống mưu sinh, điên cuồng chạy theo vật chất, bất lực trước những mối quan hệ không thành, mắc kẹt trong hàng đống định kiến của
https://thuviensach.vn
xã hội, khә sở với những tiêu chuẩn mà người ta đang áp đặt cho cuộc đời mình. Chúng ta thốt lên “Đời là bể khә!”. Và khi ai đó nói “Không, đời đơn giản lắm!”, ta sẽ dập họ tơi tả để bảo vệ cái bể khә của mình.
Bạn có thực sự muốn bản thân đưӧc hạnh phúc? Chỉ cần bạn lắng nghe trái tim mình. Đời phức tạp bộn bề ra sao mặc kệ. Hãy quay về số 0.
Hãy quay về số 0. Đời phức tạp bộn bề ra sao mặc kệ.
https://thuviensach.vn
Phần IITư duy tӕi giản và chuyện ngoại hình
https://thuviensach.vn
Chương 1Ngưӡi đẹp
Remedios: Tại sao phải mặc quần áo?
Một cô nàng đẹp lạ đến ám ảnh mà tôi từng biết đến là nhân vật Người đẹp Remedios (Remedios the Beauty) trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez. Với tôi, nét đẹp lạ của nàng không nằm ở tấm thân nuột nà và gương mặt mĩ miều luôn trong trạng thái hoan hỉ, cũng không nằm ở làn hương quyến rũ và đặc trưng đến mức “người ta có thể chỉ đích vào nơi nàng từng đứng và thời gian chính xác lúc nàng rời đi”. Cách nhìn nhận của nàng về sự tồn tại của bản thân trong thế giới này mới thật là lạ.
Cuộc sống của nàng không bị ràng buộc bởi bất cứ một luật lệ nào. Nàng ăn khi đói, ngủ đến khi muốn thức dậy, và tỉ mẩn tắm đi tắm lại hàng giờ trong niềm thích thú tột bậc. Bất chấp thế gian xô bồ xung quanh, nàng vẫn “luôn luôn sung sướng trong thế giới hiện thực giản dị của mình” nhờ đưӧc “miễn dịch với cái xấu từ trong bөng mẹ”.
Trong lúc các bà các chị lúc nào cũng tất bật với việc chải chuốt áo xống, Remedios không tìm thấy bất cứ lí do gì để đә thời gian và tâm trí vào đấy. Nàng cứ thế thuồn thuỗn không quần không áo đi lại trong nhà, kể cả khi có khách khứa. Để tránh nghe những lời phàn nàn đầy phiền nhiễu từ những người trong gia đình, nàng tự may cho mình một cái váy vải gai đơn giản. Nàng hài lòng vì chỉ cần tròng áo qua đầu thì không phải nghe ai kèo nhèo nữa. Rồi khi mọi người cứ rỉ rả chuyện tóc phải cắt thế này hay phải buộc thế kia, nàng giải quyết tranh cãi nhẹ tênh bằng cách cạo phăng đi mái tóc dài như suối chảy của mình.
Remedios xinh đẹp hiện ra với quả đầu trọc lóc và thân thể ngọc ngà miễn cưӥng giấu dưới một lớp váy duy nhất mà không cần đến
https://thuviensach.vn
nội y. Trong tiểu thuyết, nàng là biểu tưӧng của cái đẹp trong mắt cánh đàn ông, là một đứa thiểu năng trong mắt những người trong gia đình, nhưng lại đưӧc cho là người sáng suốt hơn bất cứ ai trong mắt người ông họ. Còn với tác giả, nàng không thuộc về cõi tөc thế này. Thế nên tác giả mới sắp xếp cho nàng đưӧc một cơn gió ấm thәi bay về trời vào một ngày nắng đẹp cùng tấm chăn thô trải giường, để lại nỗi hậm hực của cô em vì mất tấm chăn.
Trở lại với thế giới hiện thực, chắc chúng ta tìm đỏ mắt không ra một người chưa bị xã hội hóa kiểu Remedios. Bạn nghĩ có ư? Bạn nghĩ bạn cũng giống Remedios ở chỗ không quan trọng hình thức bên ngoài và không để bản thân bị chi phối bởi những thứ khoác lên mình? Nếu chỉ là phương diện hình thức, tôi cũng biết nhiều người như vậy. Một nhóm nәi danh nhất là hội các bà nội trӧ ngày đêm chăm lo cho một chồng và một số con. Vì mải lo cho người khác nên bản thân mình ăn gì mặc gì không còn quan trọng. Liệu có quá bất công không khi nhóm phө nữ sống theo kiểu này đưӧc các ông chồng gọi thầm sau lưng là con mө vӧ xuề xòa, trong khi nàng Remedios xinh đẹp đưӧc tác giả vuốt ve bằng lời nhận xét “càng vứt bỏ kiểu cách để tìm kiếm sự thoải mái, càng bỏ qua những quy phạm để tuân theo cái bộc phát tự nhiên, thì nàng càng trở nên đẹp ghê gớm và càng làm cho cánh đàn ông thèm muốn tӧn”. 2
2 Những cөm từ/câu trong dấu ngoặc kép của phần này đưӧc trích từ chương 10, 11, 12 của tác phẩm Trăm năm cô đơn.
Rốt cөc, vì sao có sự khác nhau trong cách nhìn nhận đối với sự xuề xoà của một bên là con mө vӧ và một bên là nàng Remedios? Các bà nội trӧ xin đừng vội trả lời trong cay cú rằng “vì nó đẹp”, bởi chúng ta cần nhìn nhận nhân vật này ở một cấp độ sâu xa hơn. Như thế nào ư? Bạn biết mà!
https://thuviensach.vn
Chương 2Văn hóa khӓa thân và sӣ thích khoe thân
Một buәi trưa nọ, đang mải mê tắm táp thì Người đẹp Remedios của chúng ta phát hiện ra một kẻ đang rình trộm từ trên mái nhà. Nàng vẫn nằm trong bồn và tiếp tөc tắm, không hốt hoảng, không giận dữ, chỉ tỏ ra lo lắng cho anh chàng kia và lên tiếng cảnh báo nhiều lần về việc mái nhà bị mөc. Lời qua tiếng lại, chàng trai si tình tội nghiệp vẫn đinh ninh rằng Remedios đang bật đèn xanh cho mình nên tha thiết ngỏ lời cầu hôn. Nàng từ chối thẳng thừng, không phải vì anh ta là kẻ biến thái, mà bởi nàng nghĩ có điên mới đi lấy một người rỗi hơi bỏ phí hàng giờ, thậm chí bỏ cả bữa trưa chỉ để… nhìn một cô gái tắm.
Cách nghĩ của Remedios về thân thể của con người vẫn xuất hiện đâu đó trong các tôn giáo, điển hình như Kì Na giáo của Ấn Độ. Các tu sĩ thuộc một nhánh lớn của dòng tôn giáo này cho rằng con người tâm linh là “trần truồng” theo nghĩa rộng, không bị ràng buộc vào bất cứ điều gì và không ở trong bất cứ trạng thái vật chất nào. Trong văn hóa tôn giáo Ấn Độ, khỏa thân không đưӧc xem là vấn đề dung tөc. Bởi những gì mà người ta cảm nhận đưӧc khi khỏa thân là một “thân tâm phơi phới, tự do toàn bộ”, và cảm thấy “cơ thể mình đang chạm vào nắng gió, lòng bàn chân áp sát mặt đất an tĩnh trong trạng thái buông bỏ những gì che đậy bề mặt, những hình thức và giả trang bên ngoài”.3
3 http://thuvienhoasen.org/a9716/triet-hoc-ky-na-giao-nguyen-uoc
Tuy nhiên, đừng đánh đồng chuyện tồng ngồng của Remedios hay các tu sĩ với sở thích khoe thân trên mạng xã hội của các cô nàng hiện đại. Đối với tôi, sự trần truồng của Remedios hay các tu sĩ vẫn văn minh hơn rất nhiều so với kiểu nhồi hai trái bưởi vào giữa màn hình máy tính cùng dòng caption: “Ghét ghê, tự nhiên giữa mặt nәi một cái mөn”. Ôi, đừng nói đến mөn nhọt, ngay cả khuôn mặt của
https://thuviensach.vn
chủ nhân cũng đã trở nên tàng hình trước một là thủ thuật blur hình, hai là hiệu ứng đánh lừa thị giác gây ra bởi hai trái bưởi kia.
Sự khác nhau giữa cách người ta để lộ cơ thể nói trên chính là nằm ở trạng thái tinh thần. Đối với Remedios và các tu sĩ, họ đã hoàn toàn để linh hồn tự do trước những trói buộc trần tөc. Trong khi đó, linh hồn của những cô nàng khoe bưởi một cách cực đoan (không phải loại khoe bưởi nào cũng xếp vào dạng “cực đoan”) lại bị giam giữ trong những ảo tưởng về sắc đẹp của mình. Cho nên, cái đẹp của họ rốt cөc trở thành cái đẹp vô hồn, trống rỗng không khác gì bộ não của họ.
Nhắc lại chuyện con mө vӧ xuề xoà, rõ ràng trạng thái tinh thần của hai bên hoàn toàn khác nhau. Ở Remedios có một sự yêu thương và hòa hӧp với thân thể đến mức hoàn hảo. Chỉ riêng việc nàng có thể nằm hàng giờ trong bồn tắm và tận hưởng từng khoảnh khắc bên cơ thể của mình cũng đã cho thấy điều đó. Sự trân trọng bản thân như vậy chẳng phải là điều mà phө nữ hiện đại vẫn luôn đưӧc nhắc nhở, thậm chí cảnh báo đấy sao?
Lần đầu đi nhà tắm hơi (jjimjibang) ở Hàn Quốc, mẹ tôi nhất quyết chỉ ở khu sinh hoạt chung (nơi đưӧc mặc đồng phөc) chứ không bước vào khu tắm hơi (nơi không đưӧc phép mặc quần áo). Lý do mẹ tôi đưa ra là vì:
- Người mẹ đầy thẹo thế này, người ta cười chết!
Tôi phải ra sức thuyết phөc mẹ rằng trong kia không phải là một cuộc trình diễn thời trang, và chẳng ai nhìn ai, nhất là chẳng ai đi soi những cái thẹo chằng chịt của mẹ (sau những lần mә cắt mật, cắt tử cung, buồng trứng, đại tràng). Mẹ tôi không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Nỗi e ngại về việc phơi bày cơ thể trước người khác cũng là mối e ngại chung của nhiều người khi tham gia khỏa thân tập thể lần đầu. Họ nghĩ mình chưa đủ đẹp để cởi truồng trước mặt người khác. Họ sӧ bị người khác đánh giá về các khiếm khuyết trên cơ thể của mình. Có lẽ mẹ tôi sẽ còn sốc hơn nữa khi đến nhà tắm hơi của Nhật hay Đức, nơi cộng đồng khỏa thân không chỉ là
https://thuviensach.vn
những người cùng một giới, hay trông bề ngoài giống như cùng một giới.
Tôi không cә động mọi người cứ vô tư trần như nhộng giữa chốn công cộng, mà trừ khi cả xã hội cә động, một mình tôi không làm đưӧc điều đó. Xã hội có cә động không? Câu trả lời là “sẽ”. Theo tôi, lễ hội khỏa thân, phong trào khỏa thân đi xe đạp, khỏa thân làm
việc trong một số văn phòng công ty và các hình thức khỏa thân tập thể khác đang manh mún nở rộ bên trời Tây chẳng qua là nỗ lực để kéo con người trở về với cái bản ngã của mình mà không sӧ ai dè bỉu. Và có thể lắm chứ, khi xã hội càng trở nên văn minh, người ta sẽ càng hướng con người đến trạng thái của một sinh linh trần trөi như thế.
Tất nhiên, chỉ khi con người ta nhận đưӧc sự đồng thuận của cả một tập thể lớn, thì họ mới dám sống như tә tiên mình vốn vẫn vậy. Nếu không, họ cũng chỉ là những người lạc loài trong xã hội như Remedios. Bất chấp họ nghĩ gì, người ta chỉ nhìn cách biểu hiện bên ngoài để gán mác “biến thái”, “điên nặng” hay “thiểu năng”. Tôi ủng hộ Remedios bởi đối với tôi, khỏa thân với một tinh thần của con người tự do là một dạng khỏa thân rất có “văn hóa”. Nó cũng chẳng khác gì văn hóa cởi truồng của cả một tập thể như ở các lễ hội hay các phòng tắm hơi. Ở đó, không ai săm soi ai. Chỉ có sự giải phóng cơ thể đưӧc đặt lên trên tất cả.
Điều tôi muốn nhắn gửi qua những câu chuyện trên là hãy tối giản hóa cách nghĩ về cơ thể của mình. Đừng quá tự ti về những khiếm khuyết, cũng đừng quá tập trung đến mức quá lố về những ưu điểm trên cơ thể mình. Khi ta xem cơ thể là một món quà tuyệt vời của tạo hóa, thì dẫu trông nó như thế nào, đó cũng là một cơ thể rất đẹp.
Có thể nhiều người đang thắc mắc, tại sao tôi lại để dành giấy mực cho việc khỏa thân. Cởi truồng thì liên quan gì đến “tối giản”? Xin thưa, cơ thể của bạn tự thân nó đã là một dạng tối giản. Khi bạn tập trung vào cách Remedios và các tu sĩ Kì Na nghĩ chứ không phải cách họ sống, khi bạn đồng cảm và áp dөng đưӧc cách nhìn nhận của họ về cơ thể con người, khi đó bạn đang ở đỉnh cao của sự tối
https://thuviensach.vn
giản về hình thức. Để làm gì? Tất nhiên, không phải để trần truồng đi trên phố (chẳng để làm gì, chỉ tә trúng gió), mà là để cảm nhận đưӧc sự hòa quyện của cơ thể mình với vũ trө này.
Tôi không chắc là bạn có ngộ ra đưӧc ngay hay không, nhưng hy vọng một ngày nào đó bạn sẽ cảm đưӧc điều đấy, để bớt phản ứng thái quá trước mọi việc liên quan đến cơ thể mình. Mà nếu đỉnh cao của sự tối giản về hình thức này bạn chưa chạm đến đưӧc thì cũng không sao. Dưới đây vẫn còn những cái đỉnh thấp thấp khác cho bạn chinh phөc.
https://thuviensach.vn
Chương 3Thì sao
Suốt buәi học nọ, một anh Hàn Quốc trong lớp cứ thi thoảng lại nhìn tôi rồi tủm tỉm cười. Tôi hiểu cái điệu cười ấy, và cũng đoán trước đưӧc anh ta sẽ vồ lấy tôi ngay khi thầy thông báo nghỉ giải lao để giải tỏa sự hiếu kì của mình.
Y như rằng!
- Giang, ai cắt tóc cho em vậy?
- Dạ, em tự cắt!
Một nỗi kinh ngạc tột độ hiện trên gương mặt của một người thuộc chủng tộc sùng bái cái đẹp hoàn mĩ về ngoại hình. Và tôi cũng nhìn thấy cả một sự vӥ òa hiện ra trong ánh mắt của anh ta theo kiểu “Thảo nào!”
Anh ta dặn dò một cách thật tâm:
- Từ nay đừng vậy nữa nhé!
Anh ấy không phải là người duy nhất săm soi bộ tóc mái mới toanh của tôi. Số là trước đó tôi nhìn thấy một siêu mẫu trên tạp chí cá tính với bộ tóc mái ngồ ngộ và hay ho. Một kiểu mái xéo mới. Tôi bèn lấy kéo ra tác nghiệp như thường lệ. Phần tóc trong góc trán bên trái chỉ để lại khoảng 1cm, sau đó tỉa cho dài dần về bên phải. Đơn giản vậy thôi.
Nhưng cái không đơn giản làm hiện thực luôn khác xa với nghệ thuật là đặc điểm của từng loại tóc. Tóc tôi vốn bông xù nên phần tóc 1cm bên góc trái dù có thấm nước, vuốt keo thì vẫn luôn cố trở về trạng thái cũ là loe ngoe dựng ngưӧc lên trời. Tôi biết nó buồn cười. Tôi thông cảm cho ai nhìn vào mái tóc của tôi mà cười mím chi cho đến cười thích thú, hay thậm chí là cười mỉa mai cho đến cười nhạo báng.
https://thuviensach.vn
Với tôi, nguyên tắc quan trọng nhất trong tình huống này là phải dày mặt mà vui sống. Chẳng việc gì phải phản ứng một cách cực đoan như gào khóc nức nở mỗi khi soi gương, trốn chui nhủi không dám ra đường, và niềm đau dâng đến cùng cực khi có ai hỏi đến. Nếu bạn từng rơi vào trường hӧp như tôi (mặc dù có thể không phải do tự tay mình gây ra), hãy làm mặt mình dày lên bằng mẫu đối thoại với chính bản thân như sau đây:
- Huhu tóc gớm quá!
- Gớm thì sao?
- Tóc này làm sao dám ra đường.
- Ra đường thì sao?
- Người ta cười chứ sao!
- Người ta cười thì sao?
- ...
Cứ hỏi cho đến khi bạn vӥ lẽ ra: Ờ, thì có sao đâu!
Lần nào đi ăn đám cưới cũng mặc có mỗi chiếc váy này! (Thì sao?) Nhà mất điện phải mặc áo quần nhăn quéo, đến công ty ai cũng nhìn! (Thì sao?) Hình như hội hotgirl đang bình phẩm cái túi xách hàng chӧ của mình! (Thì sao?) Chết, ảnh thấy gàu trên tóc mình! (Thì sao?)
Rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra việc gì mới là quan trọng trong cuộc sống này. Hỏi “Thì sao?” là một phương pháp đơn giản hóa vấn đề giúp giữ những ám ảnh không đâu về ngoại hình của bạn luôn ở một mức thấp nhất có thể.
https://thuviensach.vn
Chương 4Thần thái phái đẹp
Nhìn chung, những ám ảnh về quần áo, giày dép, đầu tóc và những thứ khoác bên ngoài cơ thể thật ra chỉ mang tính nhất thời. Có một nỗi đau dai dẳng hơn mà nhiều người, đặc biệt là các chị em phө nữ phải chịu đựng đó là sự tự ti về một số khiếm khuyết trên cơ thể mình. Ám ảnh phә biến ở nữ giới có thể kể đến việc thừa cân, da nám, bắp tay đô, chân vòng kiềng hay ngực lép; trong khi ám ảnh đối với cánh đàn ông thường là đầu hói, bөng bia, chiều cao khiêm tốn và một số thứ khiêm tốn khác.
Ám ảnh của tôi là toàn bộ các đường nét “lệch chuẩn” của mình. Từ đầu cho đến gót chân không có bộ phận nào trên cơ thể khiến tôi hài lòng. Mặt thì như cái bánh xèo đắp lên ba cái bánh bèo. Thân hình thì như con robot bị lỗi. Thế nên từ bé tôi luôn mơ một ngày mình sẽ lột xác thành một cô tiểu thư xinh đẹp (đến khi có chồng con thì mơ về già sẽ trở thành một bà lão thần sắc phi thường) Thậm chí một đêm nọ, tôi nằm mơ thấy mình sống trong một ngôi làng nơi mà mỗi năm người dân phải hiến tế một mĩ nữ cho con quái vật hung hãn để nó thôi quậy phá. Và năm ấy… đến lưӧt tôi! Một giấc mơ thật tuyệt!
Thế rồi một hôm tôi gặp một chị gái đẹp hút hồn. Thân thiết đưӧc một tí thì chị ấy cho tôi xem bức ảnh chị chөp 3 năm trước. Theo cách mô tả của chị thì đây là hình ảnh một người con con gái xấu xí mà chị không thích. Để có đưӧc nhan sắc như hiện tại, chị đã dùng đến dao kéo “đập đi sửa lại” toàn bộ gương mặt mình. Tôi nói thật tâm:
Em thấy sự khác nhau giữa chị bây giờ với chị của 3 năm trước không phải là đôi mắt hai mí, cái mũi cao hay gương mặt V-line. Cái làm chị đẹp ra chính là thần thái. Mà em nghĩ cái này không dao kéo nào có thể giúp tạo ra đưӧc. Làm thế nào chị có đưӧc
thần thái cuốn hút như bây giờ?
https://thuviensach.vn
Chị giải thích chính sự thay đәi những đường nét bên ngoài cộng với từng bước hoàn thiện cách ăn mặc và trang điểm đã giúp chị dần tự tin hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu. Nhưng chính trong khoảnh khắc này, tôi nhận ra một điều: Ồ, rốt cuộc phẫu thuật thẩm mӻ chỉ là một sӧi dây! Cũng như lối sống tối giản chỉ là một sӧi dây để lần đến cảnh giới tư duy tối giản (như đã nói ở phần I.3), việc tút tát ngoại hình bên ngoài chẳng qua chỉ là một trong những phương tiện để làm bật ra đưӧc cái đẹp đích thực từ bên trong – đó chính là thần thái.
Nhắc đến thần thái mới nhớ đến một chị gái lạ lùng đến ám ảnh từng đi lướt qua tôi giữa một chiều Sài Gòn khói bөi. Đó là một chị gái có mái tóc tém đinh lởm chởm, mắt ti hí, mũi tẹt, da sần sùi. Nhưng tôi không thể rời mắt đưӧc khỏi chị ấy. Cái thần thái thoát tөc tỏa ra từ những đường nét “lệch chuẩn” kia tạo ra sự cuốn hút đến kì lạ. Tôi cứ nhìn và tự hỏi: Sự tự tin trong người đàn bà này là kiểu “Tôi đẹp, tôi biết rõ điều đó”, hay là kiểu “Tôi không đẹp, nhưng tôi cóc thèm quan tâm chuyện đó”? Nhưng tôi gọi tên nhan sắc của chị gái xa lạ đó là “đẹp một cách rất xấu” hay “xấu một cách rất đẹp”. Thần thái ấy là cái tôi thèm muốn hơn bất cứ một gương mặt búp bê nào.
Không biết chị gái đẹp “lệch chuẩn” ấy nay đã qua dao kéo để đưӧc “đúng chuẩn” theo lời xúi giөc của những người đã bị xã hội hóa hay chưa! Nhưng điều tôi biết ơn vô cùng đó là chị ấy đã cùng với người
đẹp dao kéo tôi vừa kể trên làm rõ một điều thật sự quan trọng với một đứa con gái có nhan sắc “lệch chuẩn” như tôi. Nếu cái tôi cần là một vẻ đẹp thực sự, một vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, thế thì có nhất thiết phải chọn cách phẫu thuật thẩm mӻ để đưa các đường nét của mình về “chuẩn của số đông thời đại” (mà không biết khi nào sẽ thay đәi)? Hay có cách nào khác để vẫn có đưӧc thần thái kia mà không cần phải bám theo sӧi dây gắn đầy dao kéo?
Thách thức của tôi là cần phải đưa tư duy của mình trở về số 0 đối với “tiêu chuẩn về cái đẹp”.
https://thuviensach.vn
Chương 5Chuẩn đẹp cӫa ai?
Rốt cuộc, như thế nào là đẹp khi tiêu chuẩn cho một gương mặt hay một hình thể đẹp thay đәi xoành xoạch từ thời này sang thời khác, từ vùng này sang vùng khác? Rốt cuộc, răng trắng đẹp hay răng đen đẹp, da sáng đẹp hay da nâu đẹp, mặt góc cạnh đẹp hay mặt trái xoan đẹp, mình dây đẹp hay thân hình phây phây đẹp? Đẹp hay xấu chẳng qua cũng mang tính tương đối. Thế nên tôi nghĩ thay vì phán xét bản thân hay ai đó “xấu xí”, hãy cứ nghĩ rằng nhan sắc ấy đơn thuần là “lệch chuẩn” so với tiêu chuẩn về cái đẹp của số đông trong một cộng đồng nhất định.
Làm thế nào khi ngoại hình vô tình bị “lệch chuẩn”? Bạn có hai cách để đưӧc thỏa mãn. Một là thay đәi diện mạo của mình cho phù hӧp với thị hiếu đám đông. Hai là tập cách xóa bỏ toàn bộ các tiêu chuẩn rườm rà và nhất thời đang bủa vây trong tâm trí. Nói cách khác, hãy
đưa tâm trí mình trở về số 0 đối với các quan niệm về cái đẹp. Hãy như một đứa trẻ thơ hay nàng Remedios, nhìn mọi việc theo đúng bản chất của nó, không đánh giá hay bình phẩm tốt xấu đúng sai.
Tôi từng thực hành hai cách để quên đi tiêu chuẩn của thế gian.
Cách thứ nhất xuất phát từ việc một ngày tôi nhận ra lý do khiến mình ám ảnh không phải vì những đường nét xấu xí một cách đồng bộ trên gương mặt, mà vì những tấm ảnh và những tấm gương phản chiếu những đường nét ấy. Chúng luôn khiến tôi giật bắn mình. Khi tôi ít chөp ảnh đi, ít soi gương lại, thì tất cả những khiếm khuyết về hình thể không còn làm phiền tôi nữa. Nói cách khác, khi quên tiệt rằng mình xấu xí, tôi cảm thấy cái đẹp lan tỏa tràn trề khắp thân thể mình, nguồn nhựa sống cứ thế tuôn chảy mà chẳng cần đến một khuôn mặt V-line, một chiếc mũi cao, một nө cười đẹp theo chuẩn của xã hội. Cái đẹp ấy tỏa ra từ trí tuệ là những kiến thức tôi tích luӻ trong quá trình học và đọc không ngừng. Cái đẹp ấy cũng tỏa ra từ những trải nghiệm đưӧc tích lũy từ những tháng ngày lăn lóc trong các hoạt động cộng đồng và quá trình chu du khám phá
https://thuviensach.vn
thế giới. Cái đẹp ấy người ta có cảm nhận đưӧc không tôi mặc kệ. Vì chuyện người ta nghĩ có quan trọng gì?!
Cách thứ hai xuất phát từ sự thông hiểu về “tính không” (emptiness) của sự vật. Tức không có gì trên đời là xấu hay là tốt. Sự vật hiện hữu hay sự việc xảy ra xấu hay tốt là do cách nhìn nhận của mỗi người. Thay vì né tránh tấm gương tôi học cách thân thiết với nó để đối diện, chấp nhận và yêu thương bản thân mình. Mỗi ngày tôi ngồi trước gương ngắm chính mình. Tôi nhìn sâu vào bộ tóc xơ cứng, trán hẹp, tai nhỏ, mắt xếch, mũi gồ, xương hàm bạnh, răng ngắn lӧi dài. Đây là xấu? Đây là đẹp? Hay đây không là gì cả? Nếu tôi còn phán xét, nghĩa là tư duy của tôi vẫn đang bị trói buộc bởi tư duy của số đông. Tôi thực hành nhìn nhận tất cả những đường nét này theo đúng bản chất của nó chứ không phải theo quan niệm của người Việt. Tôi học yêu tất cả những đường nét này. Tôi biết ơn tất cả những đường nét đưӧc ban tặng này. Và tôi thấy tôi đẹp hoàn hảo theo đúng chuẩn của… tạo hóa.
https://thuviensach.vn
Chương 6Làm đẹp có cần thiết?
Cho đến bây giờ, tôi đã kể về nàng Remedios đầu trọc và mặc suốt một chiếc váy vải gai, tôi kể chuyện mái tóc gớm ghiếc của mình, tôi kêu gọi tối giản tủ quần áo, tôi chỉ trích các cô nàng khoe bưởi và uốn éo tự sướng cả ngày trên mạng, tôi khuyến khích mọi người yêu quý từng khiếm khuyết của cơ thể mình (tí nữa tôi còn cә vũ chị em cứ xách dép lên mà đi chân trần giữa phố đông). Phải chăng tôi đang chủ trương con người không cần làm đẹp?
Tuyệt đối không! Với tôi, cơ thể là món quà của tạo hóa, còn đưӧc làm cho bản thân trở nên xinh đẹp là đặc ân của con người. Trước đây, khi ở Hàn Quốc tôi hay thảng thốt mỗi khi thấy mấy chú tuәi trung niên đánh phấn, hay những cậu con trai kẻ mắt và tô son (khẳng định là họ chỉ đang làm đẹp, họ thẳng, không cong). Nhưng qua thời gian, ngẫm lại tôi thấy mình nông nәi. Giờ đây tôi xin khẳng định, không chỉ phө nữ, mà tất cả mọi người trên thế gian này đều có quyền làm đẹp theo cách mà họ muốn.
Nhưng để hạnh phúc, điều quan trọng không phải là làm đẹp ở mức độ nào và dưới cách thức nào, mà là ở trạng thái tinh thần nào. Hãy hình dung chính bạn trong một trạng thái tinh thần tốt nhất. Giảm vài cân giúp cơ thể nhẹ nhàng hẳn ra, điều trị mөn xong da mặt mưӧt
mà như da em bé, hấp dầu xong tóc thơm mềm như tơ lөa. Một giờ ở spa khiến bạn thư thái với cảm giác đưӧc nâng niu chăm sóc, một màu son tươi tắn tôn vẻ rạng ngời, một đường mascara giúp đôi mi
cong thêm quyến rũ, một đôi giày cao gót giúp dáng bạn trở nên thanh tao. Một hàm răng trắng bóng và hơi thở thơm tho giúp anh cười sảng khoái, một chiếc đồng hồ hiệu giúp anh cảm thấy bản thân đẳng cấp, một ít gel trên tóc giúp anh cảm thấy mình phong lưu, vân vân và mây mây. Mỗi lần cảm nhận bản thân đẹp hơn, bạn cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn, cuộc đời cũng dễ thương hơn,
https://thuviensach.vn
người người cũng đáng yêu hơn. Vậy thì có lý do gì mà không làm đẹp?
Sẽ không ai chê trách bạn cả, trừ việc bạn biến mình trở thành nô lệ của cái đẹp. Ngưӥng mộ cái đẹp là tự nhiên, hướng về cái đẹp là điều đáng khuyến khích, nhưng vật vã vì cái đẹp là một căn bệnh, và vồ vập trước cái đẹp là một thói xấu. Bạn khә sở vì mình xấu xí, bạn đố kị vì “Bạch Tuyết kia muôn phần đẹp hơn”, bạn chải chuốt cả ngày chỉ để khoe dân mạng rằng mình đẹp, hay tệ hơn, bạn phán xét người khác và phân biệt đối xử dựa trên mức độ đẹp xấu của họ. Tất cả những triệu chứng ấy tố cáo rằng bạn đã rời xa cảnh giới tự do về mặt tinh thần đối với hình thức.
Tóm lại, hãy cứ tích cực làm đẹp. Nhưng khi chưa đưӧc đẹp như mong đӧi thì cũng đừng làm như thể cả thế giới này đang chống lại bạn. Hay khi đã đẹp đưӧc như mong đӧi thì đừng làm như thể đó là tất cả những gì mình có. Hãy làm đẹp không phải vì sӧ dư luận, không phải để chứng tỏ, không phải vì muốn làm hài lòng thế gian. Hãy làm đẹp trong niềm vui thích của chính mình. Tưởng tưӧng, nếu cái đẹp là một con chó thì việc bạn cần làm là thong dong dắt nó đi dạo, chứ không phải là hồng hộc chạy đuәi theo nó.
https://thuviensach.vn
Phần IIITư duy tӕi giản và tiền
https://thuviensach.vn
Chương 1"Vô sӣ hӳu" và phong trào lên núi chӳa bệnh ӣ Hàn Quӕc
"Vô sở hữu” (musoyu) là một cөm từ dần trở nên quen tai ở Hàn Quốc từ sau khi nhà sư Bob Jong xuất bản quyển sách cùng tên vào năm 1976. Ngày nay, để mua quyển sách này, nghe nói bạn phải bỏ ra trên 2 triệu đồng, thậm chí có thể sẽ chẳng tìm đưӧc
người nào muốn bán nữa. Lý do là vì vị sư đưӧc bao người kính trọng ấy trước khi viên tịch vào năm 2010 đã để lại di ngôn không cho phép tiếp tөc xuất bản quyển sách. Nếu bạn thấy trên naver.com vẫn còn đăng bán sách này với giá chỉ từ 1 đến 8 đô la, đừng vội mừng! Đó chỉ là cái bìa trơ trọi mà khi click vào bạn sẽ đưӧc thông báo rằng sách hiện không còn trên kệ.
Tin vui cho những ai hiếu kì muốn biết quyển sách ấy viết gì đây! Ngay sau khi nhà sư Bob Jong qua đời, hàng loạt các quyển sách viết về thầy cùng tư tưởng của thầy xuất hiện ngập tràn trong các cửa hiệu. Tất nhiên, sách nói riêng về “vô sở hữu” cũng không là ngoại lệ. Còn trên các diễn đàn, người ta đua nhau tranh cãi xem rốt cөc “vô sở hữu là cái gì?” Nhưng khoan hãy định nghĩa nó là gì, chúng ta nghe câu chuyện này đã.
Một ông nhà giàu mắc bệnh nan y tìm đến cửa Phật than thở. Vị sư trө trì bèn chỉ cho ông một cách để hết bệnh, nhưng với điều kiện ông phải cho tất cả tài sản của mình không giữ lại bất cứ một thứ gì. Để đánh đәi lấy mạng sống quý giá, ông nhà giàu chấp nhận buông bỏ toàn bộ cơ nghiệp mà mình đã vất vả gây dựng cả đời. Sau đó theo lời của nhà sư, ông lên núi sống một cuộc đời thanh đạm giữa thiên nhiên. Và thế là ông… hết bệnh.
Đấy, như thế gọi là sức mạnh của “vô sở hữu”(?). Câu chuyện này có lẽ đã truyền cảm hứng sâu sắc cho những người ở xứ sở kim chi
https://thuviensach.vn
vốn nәi tiếng hay làm phim hết giữa chừng vì nhân vật chính mắc bệnh ung thư mà chết. Những bệnh nhân hân hoan bỏ công việc, bỏ gia đình kéo nhau lên núi tìm kiếm phép màu. Có những người
trở về trong hạnh phúc vì bệnh tình quả đã thuyên giảm. Có những người trở về trong ê chề vì “ở trển khә quá” hay “nhớ nhà chịu không đưӧc”. Cũng có những người rốt cөc không chống đưӧc số mệnh để trở về.
Mặc dù là một người sùng bái tư tưởng “vô sở hữu” nhưng tôi không cә xúy cho niềm tin rằng “vô sở hữu” là một liều thuốc tiên. Chẳng cần phải tranh cãi xem liệu những người chữa bệnh thất bại kia có phải do chưa làm đúng cách hay không, bởi có một chứng cứ thuyết phөc rành rành rằng nhà sư Bob Jong, người dành cả đời để thực hành vô sở hữu, đã rời bỏ thế gian này cùng căn bệnh ung thư phәi.
Vậy sống theo tư tưởng “vô sở hữu” thì đưӧc gì? Xin bạn hãy tự tìm câu trả lời sau khi tôi giải quyết vấn đề bỏ ngỏ ở trên “vô sở hữu là gì?” Thật lòng, tôi không bị thuyết phөc lắm bởi những cách lý giải khác nhau, khi thì quá thâm sâu và trừu tưӧng, khi thì quá nông nәi và trần tөc. Một cách giải thích đại chúng nhất là “‘vô sở hữu’ không phải là không sở hữu gì, mà là không sở hữu những gì không cần thiết với cuộc đời mình”. Nhưng có lẽ nói vậy cũng chưa đủ. Tôi nghĩ “vô sở hữu” phải là một cái gì hơn thế.
Nghĩ xem, chúng ta dù nghèo cách mấy cũng luôn có những vật sở hữu của riêng mình. Kể cả ăn mày còn sở hữu một bộ quần áo, một đôi dép, một vỏ chai nước hay vài xu lẻ kia mà. Nông dân thì sở hữu ruộng đất, cuốc thuәng, heo gà. Hộ nghèo thì sở hữu giường chiếu, nồi niêu, bát đũa. Tầng lớp trung lưu chúng ta dù không sở hữu nhà cửa, chứng khoán, siêu xe như đại gia thì cũng đang sở hữu công việc, điện thoại, laptop. Có người cũng tự cho vӧ, chồng, người yêu là vật sở hữu của mình nữa cơ ạ.
Bây giờ hãy thành thật với nhau xem chúng ta cảm thấy như thế nào khi mất đi những món đồ thuộc quyền sở hữu của mình? Ta khóc òa khi bị mất tiền, ta phát điên khi mất cái điện thoại, ta bại hoại khi mất cái xe, ta chửi cả xóm nghe khi mất con gà, ta tạt axit
https://thuviensach.vn
vào mặt con đàn bà “dám cướp chồng của chị”. Vậy đấy, thằng em tôi có lần còn nhắn tin nức nở “Chị ơi, em mất tất cả rồi!” khi bị… rớt cái ví.
Rõ ràng tinh thần của chúng ta đã bị trói buộc quá chặt vào những vật chất trong cuộc sống này. Nói cách khác, chúng ta bị lệ thuộc vào sở hữu. “Vô sở hữu” đối với tôi là một trạng thái tinh thần hoàn toàn ngưӧc lại với những phản ứng trên. Nếu một tỉ phú bị phá sản hoàn toàn mà vẫn thản nhiên cho rằng “của đi thay người” hay “tiền bạc là vật ngoài thân”, khi đó tôi sẽ tung bông bung lөa mà rằng: Chúc mừng ông đã đạt đến cảnh giới Vô - Sở - Hữu. Không phải vì ông đã gia nhập vào thế giới Vô - Sản, mà vì ông đã không để những thứ mình sở hữu tác động đến trạng thái tinh thần của mình.
“Vô sở hữu” với tôi chính là như vậy! Không phải chuyện bạn đang không sở hữu gì hay sở hữu bao nhiêu tài sản, mà bạn đã hoàn toàn đưӧc tự do về thể xác và tinh thần đối với những tài sản ấy. Do vậy, thực hành “vô sở hữu” không có nghĩa là phải vứt hết đồ đạc đi, hay phải ngừng việc kiếm tiền lại, mà là thực hành để cái tâm không còn vướng bận bởi thế giới vật chất nữa. Dù vậy, với nhiều người, việc thực hành này vô cùng khó khăn. Nên đôi khi cũng cần bỏ tất cả sau lưng để lên núi, hay đơn giản hơn là dọn dẹp hết những thứ thừa thãi trong cuộc đời mình như một bước đệm để tiến đến trạng thái tinh thần ấy.4
4 Thật ra, ý tưởng về rũ bỏ lòng tham và dөc vọng phә biến trong tư tưởng Phật giáo, tuy nhiên thuật ngữ vô sở hữu (non-possession) lại không xuất phát từ triết lí đạo Phật, mà từ Kì Na giáo (Jaina giáo), một tôn giáo của Ấn Độ đưӧc sáng lập gần như cùng thời với Phật giáo. Năm lời thề của Kì Na giáo là không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không sở hữu.
https://thuviensach.vn
Chương 2Tiền có mua đưӧc bình an?
Một lần sau khi làm thủ tөc check-in bay sang Barcelona tại sân bay Rome, chúng tôi phát hiện mình đã bị ăn cắp tiền. Do thói quen, tôi hay kẹp tiền vào hộ chiếu, ở góc bọc trang bìa của bao đựng. Em tôi cũng thế. Hộ chiếu đưӧc đưa cho nhân viên làm thủ tөc check-in đang “núp lùm” sau một cái quầy rất cao. Về lý thuyết, đó là một cơ hội không thể tuyệt hơn cho những ai có máu tham. Chúng tôi mỗi người bị lấy mất một tờ 500 Euro trong khi mớ tiền lẻ vẫn còn nguyên.
Vì phát hiện khi đã chuẩn bị lên máy bay rồi nên chúng tôi không thể làm gì để khắc phөc hậu quả đưӧc nữa. Chuyện đáng nhớ là cách chúng tôi cảm nhận sau chuyện này. Tâm tôi không một chút gӧn sóng dù số tiền đó bằng thu nhập nửa tháng của tôi ở thời điểm ấy. Bởi tôi còn đứng ở đây, đó là một chuyện quá đủ để biết ơn cuộc sống. Nhưng ở băng ghế bên kia, em tôi đang ngồi bần thần vì sốc, chốc chốc lại thở dài than trách bản thân sao bất cẩn hay cay cú vì đời sao lại có cái loại, cái bọn, cái lọ, cái chai. Nó mất một ngày vui vẻ ở Barcelona, còn tôi thì tự nhủ vì sao người ta có thể bận lòng vì 500 Euro khi thu nhập mỗi ngày gấp 10 lần số đó.
Cho nên mới nói, không phải cứ thu nhập tăng lên thì “sự chấp với tiền bạc” sẽ giảm đi. Nói cách khác, hai chuyện này chẳng liên quan gì đến nhau cả. Người bình an thì tiền nhiều hay ít vẫn thấy bình an. Người bất an thì có tiền hay mất tiền vẫn bất an.
Tin vui là bình an hay bất an không phải là bản chất của con người, mà đó là một thứ có thể học đưӧc. Bằng chứng là câu chuyện trên xảy ra cách đây hai năm, và giờ đây em tôi không còn bàng hoàng
mỗi khi mất của nữa. Nó cho rằng vì bị ảnh hưởng bởi tôi. Nhưng tôi cho rằng đó là kết quả của một thời gian dài đọc sách và học hỏi cách trân trọng hạnh phúc của bản thân.
https://thuviensach.vn
Chương 3Cӫa có đi thay ngưӡi?
Một ngày cách đây 15 năm, cha mẹ một người bạn thân của tôi có việc phải về quê. Hai bác dặn dò ba đứa con trông coi nhà cửa cẩn thận rồi bắt chuyến xe đêm từ Gia Lai đi Bình Định. Ngay trong đêm hôm ấy, ăn trộm lẻn vào nhà khoắng sạch xe cộ và toàn bộ tiền vàng trong tủ.
Mấy chị em bạn tôi sững sờ nhìn căn nhà trống hoác sau chuyến viếng thăm của những tên trộm. Sáng hôm sau, người chị mới lấy hết can đảm gọi điện thoại về Bình Định để thông báo hung tin. Ba chị em đã sẵn sàng đón nhận cơn thịnh nộ của cha mẹ. Thế nhưng, trái với phản ứng thường thấy, người mẹ trả lời:
- Thôi kệ đi con, của đi thay người!
Rồi với giọng vẫn còn run rẩy, bà kể lại chuyện xảy ra đêm trước khi chiếc xe khách đi qua đèo Mang Yang. Khi đә đèo, chiếc xe bỗng lao mỗi lúc một nhanh với tốc độ chóng mặt. Hành khách hoảng hốt nhận ra chiếc xe đã bị đứt thắng và thần chết đang đӧi họ đâu đó dưới chân đèo. Cha mẹ bạn tôi đã nghĩ đến viễn cảnh sẽ mãi mãi không còn đưӧc gặp lại ba đứa con của mình. Và thế rồi như một phép màu, người tài xế dùng phanh phө khẩn cấp, đồng thời rẽ xe đưӧc vào đường lánh nạn trên đèo. Cả xe thoát nạn.
Trọng tâm của câu chuyện này không phải là thực hư việc ông trời đã sắp xếp để “của đi thay người” như thế nào, bởi nếu có chuyện đó thì cả xe hẳn đều đã bị mất trộm (?). Điều tôi muốn nói ở đây là trạng thái tinh thần của cha mẹ bạn tôi khi nói câu “của đi thay
người”. Họ thật sự thấm thía đưӧc sự quý giá của mạng sống, trên toàn bộ của cải vật chất mà mình đang sở hữu.
https://thuviensach.vn
Chương 4Bạn thực sự mong muӕn điều gì?
Một câu nói đúng đến hoàn hảo khi đối chiếu với cuộc đời tôi là “Khi bạn thực sự mong muốn điều gì, cả vũ trө sẽ chung tay giúp bạn đạt đưӧc điều đó” (Nhà giả kim, Paulo Coelho).
Cả đời tôi chưa từng sở hữu đưӧc một số tiền lớn, nhưng tôi chưa bao giờ để tiền cản trở mình làm bất cứ điều gì, hay khiến mình cảm thấy tiêu cực. Có lẽ nhờ tôi không sӧ mất bất cứ thứ gì, nên tôi luôn có tất cả.
Hồi mới ra trường đưӧc hai ba năm, tôi có đưӧc một công việc nhàn hạ lương cao như ý. Đang lúc phơi phới hưởng thө cuộc sống thì em tôi thә lộ một chuyện với gương mặt không thể chán đời hơn:
- T muốn đi du học Hàn Quốc. T muốn thoát khỏi cuộc sống khә ải này.
Vầng, đó là ngày thứ 30 kể từ khi nó bắt đầu vào đời với chế độ làm việc 8 tiếng một ngày. Có thể vì cả nhà tôi xưa nay không có truyền thống lao động trong khuôn khә như vậy. Mỗi ngày tôi thương cảm nhìn nó trở về nhà trong trạng thái phờ phạc, héo mòn, thậm chí không mở nәi mồm để than thân trách phận.
Tình tỉ muội nәi lên cuồn cuộn, tôi hùa theo liền:
- Cho đi với!
Thế là chúng tôi đi. Đứa học chính trị, đứa học kinh tế. Điều đáng nói là lúc ấy tiền tiết kiệm của hai chị em chỉ vừa đủ mua một cặp vé máy bay một chiều. Vì sao không có tiền mà đi du học đưӧc? Vì đời nó kì diệu là vậy, thích thì nhích vậy thôi, vũ trө sẽ lo phần còn lại.
https://thuviensach.vn
Chuyện tương tự xảy ra trước khi tôi đi học tiến sĩ ở Đức. Chồng tôi có đủ tiền cho hai năm học, thằng nhóc con tôi cũng sẽ sống nhờ đưӧc vào khoản tiết kiệm của hai vӧ chồng. Chỉ còn mỗi tôi, cả đời vô sản. Nhưng tôi không muốn cản trở giấc mơ du học của chồng. Tôi cũng không muốn tiền bạc cản trở mình làm bất cứ điều gì trong đời. Nên tôi hăm hở đi. Và vũ trө tiếp tөc lo liệu phần còn lại để tôi an nhàn nghiên cứu, dịch sách, viết sách và đi thăm thú gần hết châu Âu đúng như mong đӧi.
Hãy gạt tiền sang một bên và tự hỏi, bạn thực sự mong muốn điều gì trong cuộc đời? Tôi xin nhắc lại thêm một lần nữa, hình như là lần thứ ba, đừng bao giờ để tiền bạc cản trở bạn thực hiện mong muốn đó!
https://thuviensach.vn
Chương 5Tiền có là vấn đề?
Ai nhạy có thể phản biện ngay cái câu tôi đã lải nhải đến ba lần ở trên, rằng: “Tiền bạc chưa bao giờ cản trở tôi, không có tiền mới cản trở tôi”. (Chế từ câu “Tiền không là vấn đề. Không có tiền mới là vấn đề”)
Nghe cũng có lý, nhưng chúng ta cùng phân tích thêm một chút điểm này. Chẳng hạn bạn thực sự mong mỏi một ngày đưӧc sở hữu căn biệt thự triệu đô ven sông. Bạn nghĩ cái đang cản trở mình là “thiếu tiền” ư? Không hề! Bởi đơn giản, nếu thiếu tiền chỉ cần kiếm tiền là xong. Cái cản trở bạn chính là những niềm tin tiêu cực ảnh hưởng đến cách kiếm tiền của bạn, cũng như kĩ năng cần tích lũy giúp bạn kiếm đủ tiền mua căn biệt thự trong mơ của mình.
Chúng ta mộng tưởng về căn biệt thự và xem nó là một thứ xa xỉ chỉ cho “người giàu”, chắc chắn không bao giờ đến lưӧt mình. Nhưng “người giàu” là ai? Người giàu không phải ai cũng là người thông minh hơn ta, học giỏi hơn ta, hay có nền tảng gia đình tốt hơn ta. Họ thoát khỏi cảnh đói nghèo để trở thành triệu phú chẳng qua cũng nhờ một điều duy nhất. Đó là biết rõ mình muốn gì, và hành động đến cùng để đạt đưӧc điều đó.
Bạn thật sự mong muốn điều gì? Nếu bạn vẫn tìm lý do để biện hộ cho việc mình không thể đạt đưӧc điều đó, chứng tỏ bạn chưa thật sự khao khát. Bởi khi thật sự mong muốn điều gì, người ta sẽ tìm giải pháp, chứ không phải lý do.
https://thuviensach.vn
Chương 6Tiền để làm gì?
Có một câu chuyện về hai người đàn ông làm nghề đánh cá ở một làng chài bên bờ biển, một người “cần cù” làm quần quật cả ngày lẫn đêm và một người “lười biếng”, chỉ làm vừa đủ rồi dành thời gian còn lại thư giãn và chơi đùa bên vӧ con. Chuyện có nhiều phiên bản khác nhau nhưng tôi xin đưӧc kể lại theo cách của mình.
Một ngày nọ, thấy anh “lười biếng” đang nằm trên bãi biển phơi nắng, anh “cần cù” chỉ trích:
- Tạo sao anh không lo đi đánh cá?
- Tôi kiếm đủ số cá cho hôm nay rồi. Tôi muốn dành thời gian còn lại để nghỉ ngơi thư giãn. Còn anh bận rộn cả ngày cả đêm đánh cá như vậy để làm gì?
- Tôi muốn đánh đưӧc nhiều cá, bán lấy tiền để tích góp mua thuyền.
- Mua thuyền để làm gì?
- Tôi sẽ đánh đưӧc nhiều cá hơn, kiếm đưӧc nhiều tiền để mua chiếc thuyền lớn hơn nữa.
- Có thuyền lớn hơn nữa để làm gì?
- Tôi sẽ mua thuyền lớn hơn nữa! Khi có nhiều tiền rồi tôi sẽ nghỉ ngơi không đi đánh bắt cá nữa, mỗi ngày nằm dài trên bãi biển phơi nắng, nghỉ ngơi, nghe tiếng sóng biển.
Anh “cần cù” vừa nghĩ về tương lai tươi sáng vừa tự đắc trả lời. Lúc này anh “lười biếng” mới nói: “Anh xem, tôi hiện tại mỗi ngày chẳng phải vẫn nằm phơi nắng và nghe tiếng sóng biển đó sao?!”
https://thuviensach.vn
Trong câu chuyện trên, rõ ràng cả hai ngư dân đều theo đuәi cùng một giá trị trong cuộc sống là “tận hưởng cuộc sống”. “Anh lười biếng” vẫn đang hạnh phúc với cuộc sống mỗi ngày vì giá trị mình theo đuәi đã đưӧc đáp ứng. Trong khi đó “anh cần cù” cảm thấy hạnh phúc lâng lâng khi hình dung đến cảnh mình “tận hưởng cuộc sống”, dù việc đó chưa xảy ra. Anh đang chấp nhận hi sinh thời gian hiện tại và hi vọng cái ngày tươi sáng kia sẽ đến, bất chấp hiện thực rằng không cần có nhiều cá, nhiều tiền mới làm đưӧc điều ấy.
Trên đây là một ví dө điển hình về sự ngộ nhận đối với tiền bạc. Nếu ngay từ đầu, thay vì tập trung vào tiền, anh “cần cù” tập trung vào thứ mình thật sự mong muốn trong cuộc đời thì những hành động mỗi ngày của anh ta đã khác đi. Rất tiếc, chuyện này dường như xảy ra rất phә biến trong xã hội hiện đại ngày nay.
https://thuviensach.vn
Chương 7Bằng lòng và ham muӕn
Chẳng hạn, phө huynh nào cũng mong muốn con cái có cuộc sống hạnh phúc và thành đạt. Nhiều người cho rằng để có đưӧc điều đó, con cái họ phải đưӧc ăn ngon mặc đẹp và học ở trường tốt nhất. Và vì khao khát đó nên họ hi sinh cả đời, làm lөng đầu tắt mặt tối để kiếm tiền lo cho con. Tôi gọi đây là dạng “bằng lòng ít, ham muốn nhiều” đối với những gì mình cho con. Hệ quả của cách sống này là người ta sẽ luôn thấy gánh nặng làm cha mẹ đè lên vai mình, thậm chí thấy có lỗi vì không lo đưӧc cho con cái bằng bạn bằng bè. Và vì họ phải gồng mình kiếm tiền đáp ứng cho các ham muốn của mình, nên luôn trong trạng thái căng thẳng, trong khi thời gian cho con cái cũng không còn.
Bạn có nhận ra một điều, nhóm phө huynh kể trên cũng giống anh ngư dân chăm chỉ đi chệch mөc tiêu ban đầu, trong trường hӧp này là “để con cái có cuộc sống hạnh phúc và thành đạt”? Làm sao chúng hạnh phúc thành đạt đưӧc khi mỗi ngày cha mẹ dành cho chúng một hai tiếng qua loa đại khái, dễ dàng cáu bẳn, luôn luôn cằn nhằn? Làm sao chúng hạnh phúc đưӧc khi thấy ba mẹ đang không hạnh phúc? Làm sao chúng thành đạt khi đưӧc ngậm thìa vàng thìa bạc từ bé, cuộc đời đã đưӧc trải nhung trải lөa, để chỉ cần một va vấp nhỏ trong cuộc đời cũng có thể bị đánh gөc?
Ngưӧc lại với kiểu phө huynh trên là kiểu phө huynh “bằng lòng nhiều, ham muốn ít”. Tôi nghĩ giữ đưӧc điều này thì không còn gì tuyệt vời hơn, bởi người ta sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc vì biết như thế nào là đủ. Đây chẳng phải là điều mà Phật giáo vẫn hướng con người ta đến đấy sao! Tôi chưa đến đưӧc cảnh giới ấy, nhưng cũng không có ý định đến cảnh giới ấy, bởi tôi đang ở một cảnh giới khác sôi động và rực rӥ sắc màu hơn. Đó là “vừa bằng lòng, vừa ham muốn” đối với những gì mình cho con.
https://thuviensach.vn
Hồi mới về nước, bạn bè hay hỏi sao không sống luôn ở Đức cho con cái có môi trường tốt để sống. Tôi nói vì tôi thích sống ở Việt Nam. Và thể nào họ cũng sẽ nói “Biết là vậy, nhưng hi sinh đời bố củng cố đời con chứ!”. Tôi chỉ có thể nói rằng: Tôi có thể hi sinh mạng sống của tôi cho con, nhưng không thể hi sinh cuộc sống của tôi cho nó. Tức là, tôi có thể chết vì con, nhưng tôi không thể sống vì nó. Tôi có cuộc sống của tôi, nó có cuộc sống của nó!
Thấy vӧ chồng tôi suốt ngày đi du lịch và ăn các món ngon, cha mẹ chồng tôi cũng luôn khuyên nhủ hai đứa tiêu pha tiết kiệm để dành tiền lo cho con cái, như bà đã làm với các con mình. Nhưng tôi thấy đó là một cái vòng giết người. Cả đời ông bà cố hi sinh mong cho cha mẹ chồng tôi đưӧc sung sướng, sau đó cha mẹ chồng tôi chưa sung sướng đưӧc giây phút nào thì lại tiếp tөc hi sinh cho chồng tôi đưӧc sung sướng. Giờ nếu chồng tôi tiếp tөc hi sinh cuộc đời mình, liệu sau này chúng tôi sẽ nói với con tôi như thế nào? Có phải là “Con thôi hưởng thө cuộc sống của mình đi, hãy sống vì con vì cái”, và lại thêm một thằng hết sung sướng. Tôi muốn là người cắt đứt cái vòng luẩn quẩn ấy.
Có thể đến đây, ai đó sẽ nghĩ tôi là bà mẹ ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình. Tôi kệ. Vì tôi đang thấy rất bằng lòng với những gì mình cho con cái. Về tinh thần, chúng tôi luôn có thừa mứa thời gian vui vẻ bên con và không ngừng học hỏi để trở thành những ông bố và bà mẹ tốt. Còn về vật chất, tôi bằng lòng vì chúng tôi lo đủ ăn đủ mặc cho con, gửi con học một trường dù chưa phải là tốt nhất nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều trường khác. Chúng tôi tin tưởng con mình chắc chắn đang hạnh phúc và rồi sẽ thành đạt, bất chấp chuyện nó có đưӧc chuyển lên trường mới tốt hơn hay không. Chỉ bấy nhiêu đó, tôi nghĩ con tôi cần phải biết ơn cha mẹ chúng và không có quyền đòi hỏi nhiều hơn. Bản thân tôi cũng sẽ không đòi hỏi ở mình nhiều hơn để đӥ cảm thấy áp lực.
Nhưng tôi có ham muốn có nhiều hơn như vậy không? Có! Rất rất nhiều là đằng khác! Tôi mơ một ngày con tôi sống trong một căn biệt thự có sân vườn rộng rãi, có phòng riêng đẹp như phòng Hoàng tử nhỏ, học trường sang chảnh kiểu dành cho con cháu
https://thuviensach.vn
hoàng gia. Những mơ ước ấy không hão huyền, vì đó là điều tôi đã đặt vào trong mөc tiêu của mình. Có điều, tôi đang tiến đến mөc tiêu ấy với một tâm trạng rất hân hoan và hạnh phúc. Bởi bất kể có đến đưӧc đó hay không, thì điểm đứng của tôi hiện tại bây giờ đã quá tuyệt vời và những gì tôi cho nó đã quá đủ. Và vì tôi vẫn bám chắc lấy mөc tiêu to lớn hơn của mình, đó là “giúp con có cuộc sống hạnh phúc và thành đạt”.
Sống ở cảnh giới “vừa bằng lòng, vừa ham muốn” này, đưӧc cái rất hồn nhiên!
https://thuviensach.vn
Chương 8Tập trung vào mong muӕn chӭ không phải tiền
Đồng ý rằng “tiền rất quan trọng”, có điều tôi tin hiếm ai lao vào kiếm tiền vì tiền quan trọng. Nói cách khác, hiếm có một ai thực sự kiếm tiền vì “mê tiền”, xem tiền là giá trị cần theo đuәi trong cuộc sống. Tiền kiếm đưӧc đem về làm cảnh, vẫn ăn mì gói uống nước lã, hạnh phúc ôm ấp tiền sống qua ngày.
Rõ ràng tiền quan trọng bởi vì tiền giúp mình đạt đưӧc những điều quan trọng trong cuộc đời. Phía sau động cơ kiếm tiền luôn là những giá trị mà chúng ta khao khát hướng đến. Khao khát phải là thứ mà khi nghĩ tới, chúng ta cảm thấy sung sướng, hào hứng đến vӥ òa. Như có người khao khát tự do, có người khao khát an toàn, có người khao khát đưӧc công nhận, có người khao khát yêu thương, và cũng có người khao khát đưӧc “phөng sự con cái” như ở phần trước.
Về lý thuyết, tiền là phương tiện để người ta thực hiện những điều cao cả trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều người do bộn bề cuộc sống mà quên mất điều này. Họ hùng hөc chạy theo đồng tiền để mong có một cuộc đời tốt đẹp hơn, nhưng rốt cuộc cả đời vẫn là một cuộc đuәi bắt, bắt đưӧc rồi lại muốn bắt nhiều hơn. Cuối cùng dù thu nhập có tăng lên bao nhiêu thì cuộc sống cũng không tốt đẹp lên, tinh thần cũng không hạnh phúc hơn. Chung quy cũng vì họ quên mất điều mình thật sự khao khát là gì (mөc tiêu) và hành động kiếm tiền ở giây phút hiện tại có ý nghĩa gì trong việc đưa họ đến gần hơn với mөc tiêu ấy.
Một phút thôi nghĩ về tiền, nghĩ về một giá trị lớn lao nhất mà bạn khao khát. Mỗi giây mỗi phút bạn đang sống, giá trị ấy có đang đưӧc đáp ứng? Nếu có, tại sao mình vẫn chưa thấy hạnh phúc? Nếu không, tại sao không? Mình có thể làm gì để đáp ứng đưӧc giá trị ấy.
https://thuviensach.vn
Khi mөc tiêu cuộc đời rõ ràng, bạn sẽ thấm thía đưӧc vai trò của đồng tiền trong đó. Lúc này thật sự đồng tiền sẽ trở thành một phương tiện, chứ không còn là mөc đích nữa. Đó cũng chỉ là “một trong những phương tiện” chứ không phải là tất cả. Bạn sẽ lờ mờ thấy đưӧc việc kiếm tiền là một niềm vui, vì nó đang giúp chúng ta tiến đến gần mөc tiêu, chứ không phải là một nghĩa vө mệt mỏi vì cuộc sống vốn phải khắc nghiệt như vậy.
https://thuviensach.vn
Phần IVTư duy tӕi giản và kiếm tiền
https://thuviensach.vn
Chương 1Anh nông dân Jon Jandai: "Life is easy"
Năm 2011, bài diễn thuyết của một anh nông dân chân chất sống ở vùng đông bắc Thái Lan đã khiến hàng triệu người trên thế giới phải lắng nghe và nhìn lại cuộc sống của mình5. Mặc dù câu cú đầy lỗi ngữ pháp, nhưng vốn tiếng Anh của anh cứ tuôn trào tự nhiên như hơi thở khiến người nghe thấm đến từng lời. “Hiện nay, có biết bao nhiêu người có bằng cử nhân, (…) có biết bao nhiêu người thông minh tài giỏi, vậy mà cuộc sống của chúng ta càng ngày càng vất vả. Chúng ta vất vả như vậy là vì ai? Chúng ta làm việc vất vả như vậy là vì ai? (…) Tôi chỉ muốn đưӧc bình thường, muốn ngang hàng với động vật. Một con chim mất một hai ngày để làm tә. Một con chuột mất một đêm để đào hang. Nhưng con người có trí khôn như chúng ta lại mất đến 30 năm mới có đưӧc một căn nhà. Có nhiều người còn không thể có đưӧc một căn nhà trong đời.”
5 Bạn có thể xem lại bài diễn thuyết ở đây
https://www.youtube.com/watch?v=21j_OCNLuYg
Những câu hỏi về cuộc đời đã thức tỉnh Jon Jandai, khiến anh vứt bỏ tất cả thế giới xô bồ lại sau lưng để đưӧc trở lại làm “người bình thường”. “Bình thường” đối với anh là phải nghĩ đưӧc: Cuộc sống rất đơn giản! Sao chúng ta lại làm cho nó phức tạp lên như vậy? Anh khăn gói rời bỏ Bangkok trở lại vùng quê nghèo, chấm dứt bảy năm hùng hөc học những thứ mình không cần, làm những việc mình không thích mà chỉ đủ để có một chỗ ngả lưng trong khu tập thể chật chội và những bữa cơm đạm bạc qua ngày.
Sau khi tự đưa bản thân trở lại vạch xuất phát, Jon xác định lại bốn nhu cầu cơ bản cho sinh hoạt của mình. Đó là cơm để ăn, áo quần để mặc, nhà để ở, và thuốc thang khi đau ốm. Đối với cái ăn, một năm anh chỉ cần bỏ ra hai tháng, mỗi ngày bỏ ra hai tiếng là đã trồng đưӧc đủ lúa thóc và rau rá cho sáu miệng ăn trong gia đình,
https://thuviensach.vn
thậm chí còn thừa đem ra chӧ bán. Đối với cái mặc, anh nhận thấy việc chạy theo thời trang là vô nghĩa nên chẳng bao giờ phải mua thêm bất cứ một bộ quần áo nào nữa. Để có một mái nhà che nắng mưa, anh tự tay xây cho mình một căn nhà dùng kĩ thuật đắp đất mà anh từng tình cờ đưӧc học. Còn đối với sức khỏe, anh xem bệnh tật là dấu hiệu cho thấy cần phải điều chỉnh lại lối sinh hoạt của mình và tự tìm tòi những bài thuốc dân gian từ những thứ xung quanh để chữa bệnh.
Jon cảm thấy hạnh phúc hơn lúc nào hết, tự do hơn lúc nào hết. Anh mở một nông trại chuyên trồng rau sạch và bảo vệ hạt giống, kết hӧp với những khóa huấn luyện ngắn hạn về phương pháp xây nhà vách đất, cách nấu ăn và các kĩ năng cần thiết khác để sống tự cấp, tự túc. Anh dạy người ta cách để cảm nhận đưӧc rằng “Cuộc sống rất dễ dàng”, bởi đó là điều cơ bản mà con người cần học nhất trong cuộc đời. Anh đi diễn thuyết khắp nơi, và xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình ở Thái.
Hãy quay lại với thời điểm Jon quyết định đặt mình ngang hàng với động vật để đưӧc suy nghĩ một cách giản đơn và sống một cách giản đơn. Đó là khoảnh khắc của sự buông bỏ. Bạn sẽ cảm thấy câu chuyện của anh không liên quan đến mình nếu cứng nhắc cho rằng buông bỏ tức là phải bỏ việc, bỏ chốn thành thị về quê cày cuốc, nuôi heo. (Nói thật, nhà tôi cũng từng cày cuốc, nuôi heo nên tôi hiểu đó không phải là những công việc đem lại cảm giác hạnh phúc phơi phới như anh Jon thә lộ). Buông bỏ ở đây đơn giản là một sự cởi trói cho tư tưởng khỏi những bó buộc về vật chất hay tình cảm trong cuộc đời.
Riêng tôi, tôi thích gọi tư duy mới của anh là tư duy tối giản đối với vật chất, và sự buông bỏ của anh Jon là hành động trở về số 0, trở về với bản ngã của mình. Nếu bạn cũng vô tình hay cố ý đưa đưӧc
tư duy của bản thân về cảnh giới số 0 nơi tư tưởng đưӧc giải phóng khỏi vật chất và định kiến xã hội, sẽ có hai trường hӧp xảy ra. Nếu tự tách mình khỏi thế giới để sống với nhang đèn, gõ mõ hay lần tràng hạt thì bạn trở thành người xuất gia tu hành. Còn nếu bạn vẫn
https://thuviensach.vn
đặt mình vào giữa đời thường, vẫn kiếm tiền, vẫn đi bar nhảy nhót, vẫn thịt chó mắm tôm thì bạn đã có tư duy của người tối giản.
Sẽ rất phí hoài công sức và thời gian nghe anh diễn thuyết và nghe tôi kể lại câu chuyện của anh để rồi kết luận rằng: “Anh ta khác tôi! Vì anh ta chịu làm ruộng, chịu ở nhà tranh vách đất, chịu mặc quần áo cũ, chịu tự chữa bệnh thay vì đi bác sĩ. Tôi không sống như vậy
đưӧc!”(?). Không ai bắt bạn phải bắt đầu lại theo cách giống Jon. Đúng là anh ta khác bạn. Nhưng điều này chỉ có nghĩa rằng bạn sẽ chọn điểm xuất phát khác với anh ta. Con số 0 của bạn không nhất thiết cứ phải có heo và có ruộng. Con số 0 của bạn là một khởi điểm mang màu sắc riêng của bạn và phù hӧp với bạn nhất.
https://thuviensach.vn
Chương 2Làm ít đưӧc nhiều
Mùa tựu trường năm 2010, tôi đưӧc giao cho một trọng trách lớn lao khi vừa mới chân ướt chân ráo về nước. Bộ môn Hàn Quốc học (hiện nay là khoa Hàn Quốc học) nơi tôi công tác quyết định tә chức một lễ hội văn hóa hoành tráng, dự định sẽ là lễ hội truyền thống diễn ra định kì mỗi năm của bộ môn. Nhiệm vө của tôi là đi xin tài trӧ, với số tiền cần có dự trù khoảng 150 triệu. Số tiền này không lớn, nhưng thật ra cũng không hề nhỏ đối với tôi, nhất là sau vài năm ở nước ngoài tôi hầu như đã trắng tay ở Việt Nam về phương diện quan hệ xã hội.
Một khó khăn mang tính chủ quan khác là tôi không thể bỏ cả tháng quý giá của mình để đến gõ cửa từng doanh nghiệp với tâm lý cầu may như cách những người đi trước vẫn làm. Đó là chưa nói đến việc tôi ngại nhất trên đời là ngửa tay xin tiền, dù đó không phải là xin cho cá nhân mình. Tôi sӧ người thân sẽ móc tiền ra đưa chotôi vì cả nể, tôi sӧ người quen nhìn tôi với con mắt khác, và tôi sӧ người lạ sẽ hốt hoảng ra hiệu với nhau khi thấy tôi “Ê con nhỏ xin tiền lại đến kìa!”.
Những lúc bế tắc, tôi hay tự trấn an mình: Thôi nào, thật ra đây là một vấn đề vô cùng đơn giản, sẽ có một cách rất đơn giản để giải quyết. Nguồn lực của vũ trө này dồi dào như vậy, lẽ nào không lấy
đưӧc 150 triệu? Sau khi tĩnh tâm cân nhắc tình hình, tôi quyết định làm một cách có vẻ như ít tốn sức nhất, đó là soạn thảo một lá thư.
Thưa Ông/Bà,
Tôi viết lá thư này với tư cách là một người Việt Nam yêu mến đất nước và con người Hàn Quốc. Nếu Ông/Bà là người Hàn, xin hãy đọc bức thư này.
Đầu năm nay, cả bộ môn Nhật Bản học lẫn bộ môn Hàn Quốc học của trường chúng tôi đều đã đủ lông đủ cánh để tách ra thành đơn
https://thuviensach.vn
vị độc lập. Điều này có nghĩa là hai bộ môn vốn nằm dưới mái nhà chung của khoa Đông Phương học trong suốt 16 năm qua giờ đây chính thức cuộc chạy đua để phát triển đột phá.
Một trong những chiến lưӧc quan trọng nhất là phải thu hút thật nhiều người tài giỏi vào học, để tạo ra nguồn lực tinh túy làm cầu nối trong mối giao bang giữa hai nước . Vậy mà, ngay từ điểm xuất phát, Hàn Quốc đã thua thảm bại. Trong kì thi đại học diễn ra tháng 7 vừa qua, trong khi tỉ lệ chọi đầu vào của ngành Hàn Quốc học là 1 chọi 3, thì của ngành Nhật Bản học là 1 chọi 35.
Thật là kì lạ! Ở Việt Nam, hiện nay, Hàn Quốc đang đưӧc hâm mộ gấp trăm lần so với Nhật Bản. Tại sao học sinh lại đә xô vào học ngành Nhật mà không phải ngành Hàn?
Có vẻ như thời gian qua chiến lưӧc quảng bá Hàn Quốc đã đưӧc tập trung quá nhiều, trong khi việc quảng bá ngành học về Hàn Quốc lại bị bỏ bê. Tôi nghĩ người Hàn Quốc cần quả quyết hơn nữa trong việc nâng cao hình ảnh của các cơ quan đào tạo về Hàn Quốc học ở Việt Nam.
Sắp tới đây, bộ môn Hàn Quốc học của trường chúng tôi tә chức “Lễ hội văn hóa Hàn Quốc” với quy mô lớn. Chúng tôi mong muốn thông qua lễ hội này, thanh niên Việt Nam sẽ không chỉ đưӧc trải nghiệm nền văn hóa độc đáo của xứ sở kim chi, mà còn bị thu hút vào một thế giới đầy lôi cuốn và sôi động của “sinh viên Hàn Quốc học”.
Xin hãy tham khảo kế hoạch tә chức lễ hội trong file đính kèm và hãy cùng chúng tôi góp phần vào việc quảng bá ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam.
Trân trọng.
Bước đầu tôi gửi thư đến một số hiệp hội lớn của Hàn Quốc và ngồi rung đùi đӧi điện thoại. Buồn cười một điều là trong bản thảo lần đầu này, tôi đã phạm một sai lầm ngớ ngẩn khi không kiểm tra thông tin kĩ lưӥng. Con số “1 chọi 35” tôi có đưӧc từ một nguồn “có vẻ
https://thuviensach.vn
đáng tin cậy”. Con số này từng khiến tôi bàng hoàng phải hỏi đi hỏi lại mấy lần và đưӧc xác minh đi xác minh lại rằng đúng là như thế. Chỉ sau này tôi mới vӥ lẽ ra, tỉ lệ chọi của ngành Nhật Bản học chỉ tầm 1:5! Cũng may, hậu quả từ việc vô tình nói điêu không đến, chỉ có kết quả mĩ mãn tìm đến với tôi.
Một ngày sau khi gửi thư đến những người tôi chưa từng gặp gӥ, văn phòng Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc gọi tôi đến nhận tiền tài trӧ. Người tiếp tôi là một phө nữ với gương mặt nền nã và đôn hậu. Bà trò chuyện thân tình với tôi về bộ môn Hàn Quốc học,
sau đó đưa cho tôi một chiếc phong thư. Bà nói Hiệp hội chỉ giúp đưӧc 1000 đô la, hy vọng tôi sẽ tìm thêm đưӧc nhiều nguồn khác.
Nhưng cái bà giúp chúng tôi không chỉ bấy nhiêu đấy. Những ngày tiếp theo, tôi tiếp tөc rả rích nhận đưӧc các cuộc điện thoại từ những doanh nghiệp mà thậm chí tôi còn chưa kịp gửi email cho họ. Nhờ bà nói giúp, họ lập tức mở hầu bao và chủ động liên hệ với tôi. Lúc ấy, việc kiếm tiền tài trӧ cho một ngày hội sinh viên tưởng chừng khó khăn lại diễn ra xuôi chèo mát mái. Cứ như thể một khi tinh mạch đưӧc khai thông, những nguồn lực sẽ tự động chảy ồ ạt về hướng ta muốn.
https://thuviensach.vn
Chương 3Luôn có một cách đơn giản
Một lần khác, tôi cùng một nhà xuất bản ở thành phố Hồ Chí Minh định hӧp tác để dịch và giới thiệu đến độc giả Việt Nam một quyển sách về thiết kế đô thị Hàn Quốc. Đại lý ủӹ quyền phía Hàn Quốc đưa ra mức giá quá cao nên nhà xuất bản nhờ tôi thuyết phөc họ giảm giá 50%. Họ nghĩ tôi thương lưӧng thì tốt hơn vì tôi… nói đưӧc tiếng Hàn.
Tôi nhận lời bước vào cuộc đàm phán xong mới tá hỏa là xưa nay kĩ năng trả giá là phần yếu nhất của mình. Có lần thành công nhất là kì kèo trả giá đưӧc mấy con cua, cầm kí cua đi vài trăm mét mà cứ ám ảnh gương mặt tội nghiệp của người bán hàng nên quyết định quay lại đưa thêm tiền cho chị ấy. Từ đó tôi hạn chế trả giá.
Làm cách nào để lấy đưӧc giá bản quyền quyển sách bằng một nửa so với mức họ yêu cầu? Chắc chắn sẽ có một cách nào đó rất đơn giản, tôi tự nhủ.
Sau khi cân nhắc, tôi quyết định thay vì nói chuyện ngay với đại lý ủy quyền của nhà xuất bản vốn đã rất chuyên nghiệp trong chuyện thương lưӧng giá cả, tôi tìm email liên hệ của chính tác giả quyển sách. Đó là một giáo sư của một trường đại học danh tiếng, một người từng mấy năm đi tìm công lý sau khi bị sa thải một cách oan uәng vì tính bộc trực của mình. Tôi nói với thầy:
“Thưa thầy, chuyên ngành của em là chính trị Hàn Quốc và mơ ước của em là mang những cái hay, cái đẹp của Hàn Quốc ứng dөng vào phát triển Việt Nam. Em nhận thấy quyển sách của thầy sẽ rất hữu ích cho những lãnh đạo cũng như những người trong ngành kiến trúc, nên em định dịch và xuất bản quyển sách này ở Việt Nam. Em đã thuyết phөc các nhà xuất bản, nhưng ở lập trường của họ, đây là một quyển sách chuyên môn cao, phạm vi độc giả hẹp nên
https://thuviensach.vn
rất dễ thua lỗ nếu phải trả mức phí bản quyền như agency của thầy đưa ra. Mức chấp nhận đưӧc của họ là xxxx”.
Đúng như tôi dự đoán, một học giả lỗi lạc như thầy sẽ trọng “danh” hơn trọng “lӧi”. Thầy lập tức liên hệ với agency của mình để chốt mức phí mới. Thế là xem như tôi deal đưӧc mức giá mong đӧi trong ba nốt nhạc, chỉ bằng việc thay đәi cách làm.
Chắc chắn, cách của tôi chưa phải là cách tốt nhất. Nếu là bạn, có thể bạn sẽ tìm ra những hướng giải quyết vấn đề còn đơn giản hơn. Tất cả những gì chúng ta cần là phải thôi ngay việc hùng hөc đâm đầu vào gian khә mà không thông qua bước tối giản hóa nó trước. Cũng như ai đó đã từng nói: Muốn thành công, đừng làm việc cần cù mà hãy làm việc khôn ngoan. Hay “nếu cày như trâu như bò mà giàu đưӧc thì trâu bò giàu hết rồi!”.
Cần cù là tốt, nhưng cần cù có thể là con dao hai lưӥi. Bởi khi bạn quá tập trung vào việc “cày”, bạn sẽ quên nhìn ngó xung quanh để phát hiện ra rằng thật ra đã có một cỗ máy nằm sẵn chờ giúp bạn. Đó là lý do tuy người lười hay bị chỉ trích, nhưng họ lại có thế mạnh
của riêng mình. Họ buộc phải tìm một con đường ngắn nhất và ít tiêu tốn sức lực nhất để đến đưӧc mөc tiêu. Nếu con đường đó không phải là “đường tà” thì chẳng phải rất đáng hoan nghênh sao?
https://thuviensach.vn
Chương 4Vòng kim cô "8 tiếng"
Sài Gòn một chiều mưa trắng xóa đất trời.
Tôi 25 tuәi ngồi chống cằm nhìn ra thế giới hối hả bên ngoài qua lớp kính rộng ôm trọn hai mặt tiền của quán café Góc Phố. Ý nghĩ ấy lại đến! Liệu mình có quá lạc loài trong xã hội này!? Tất cả chúng bạn của tôi đang ngồi trong văn phòng làm việc, có thể nhiều người trong số đó cũng đang hòa mình vào dòng người chạy mưa ngoài kia. Có một điều chắc chắn, mười đứa bạn tâm đầu ý hӧp nhất của tôi sẽ không rảnh trước 5 giờ, thậm chí là 7 giờ tối hoặc hơn.
Mười năm sau. Cũng một ngày mưa. Cũng quán café Góc Phố. Cũng trong múi giờ hành chính.
May sao, tôi không còn ngồi một mình. Bên cạnh tôi là một ông chồng có tư tưởng Tây hóa và một phần khao khát tự do về tinh thần. Chúng tôi đang nhâm nhi tách café chờ đến lưӧt nộp hồ sơ xin visa du lịch cho Tәng lãnh sự quán Hàn Quốc nằm cách đấy mấy căn. Và tôi lại hỏi:
- Liệu mình có quá lạc loài trong xã hội này?
- …???
- Ý em là, mình ngồi đây trong khi cả thế gian đang quần quật lao động. Đứa nào đã nghĩ ra cái trò 8 tiếng này vậy?
Có vẻ như, đó không phải là câu hỏi mà tôi trăn trở. Luật chơi của xã hội luôn do những người thông minh nhất quyết định. Cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh đã tạo ra nền sản xuất với luật chơi khác với kiểu nông nghiệp. Con người không thích chơi kiểu đó thì cách dễ nhất là quay lại làm nông. Tôi không đủ sức để thay đәi luật chơi của cả xã hội, chứng tỏ tôi chưa đủ tầm. Hiện tôi chỉ đủ sức
https://thuviensach.vn
tách khỏi hệ thống đó để định ra luật chơi riêng cho cuộc đời mình (mà không phải quay lại làm nông).
Có lẽ câu hỏi lớn hơn mà tôi đang trăn trở, đó là làm cách nào để bạn bè của tôi cũng tách ra đưӧc hệ thống “8 Tiếng” đang siết chặt như chiếc vòng kim cô này? Tôi đã từng chứng kiến những đứa bạn cùng phòng mỗi ngày trở về khi chập choạng tối với tấm thân rã rời, sáng sáng mệt mỏi dắt xe ra đấu vật với dòng giao thông đang hòng hấp diêm toàn bộ giác quan của cơ thể. Tôi cũng đang chứng kiến bao nhiêu bậc phө huynh nhân danh “vì con cái” để làm việc ở văn phòng đến quá bữa tối, trong khi những đứa trẻ của mình thì giao phó cho người khác chăm sóc. Tôi chứng kiến bao bậc cha mẹ với căng thẳng đến cùng cực trong công việc không biết trút vào đâu nên chuyển chúng thành những cơn thịnh nộ trút vào đầu những đứa con tội nghiệp. Cuộc sống là cái gì mà khiến người ta phải khә sở đến vậy?
Chung quy lại, cũng bởi người ta đã bị đóng trong cái khung, bị đẩy đi vào một lối mòn mà bao thế hệ trước đã đi qua. Đó là cái khung mang tên “chế độ làm việc 8 tiếng mỗi ngày”.
https://thuviensach.vn
Chương 5Có cách nào tӕt hơn không?
Abraham Lincoln từng nói: “Nếu đưӧc cho 6 tiếng để chặt một cái cây, tôi sẽ dành ra 4 tiếng đầu để mài rìu”6. Có lẽ đây là câu nói lột tả đưӧc rõ nhất tầm quan trọng của “công cө” khi làm bất cứ việc gì. Đồng thời đây cũng là câu nói lột tả đưӧc rõ nhất hiện thực của đa số những người hiện đại, cứ hùng hөc làm, hùng hөc học mà không màng đến chuyện phải mài dũa kĩ năng và phương pháp làm việc của mình.
6 “Give me six hours to chop down a tree and I will spend the first four sharpening the axe”.
Nhìn vào một trường đại học chẳng hạn. Nhiệm vө của sinh viên là lĩnh hội cả bể kiến thức khәng lồ tương đương hàng triệu cái cây cần đốn. Có nhiều sinh viên cần cù bù thông minh lao vào học ngày học đêm để cố hạ cho bằng hết số cây. Cũng có nhiều sinh viên vung rìu chặt đưӧc vài phát thì bỏ ngang vì quá chán nản. Liệu có đưӧc mấy người thong dong tận hưởng những con điểm 9, 10 mà không cần phải quá lao lực? Nếu có những người đó, tôi chắc chắn rằng vì họ đã vô tình hay cố ý sở hữu đưӧc một chiếc rìu sắc trong tay. Đó chính là kĩ năng (hay phương pháp) học tập hiệu quả.
Dạo một vòng quanh nhà sách, nào là “kĩ năng đọc sách nhanh”, “kĩ năng ghi nhớ”, “kĩ năng tәng hӧp thông tin bằng sơ đồ tư duy” v.v… Nếu bạn nghĩ, “Ôi dào! Bài vở ngập đầu thời gian đâu ra mà đọc ba cái loại sách này!” thì chúc mừng bạn đã về với đội đốn cây bằng rìu
cùn. Trên thị trường giờ cũng rộ lên các khoá học về kӻ năng học tập, nhưng nhiều người vẫn xem đây như những gánh nặng chất thêm lên lưng những con lạc đà đang gồng mình với chương trình học quá tải. Một người thầy của tôi từng ví kӻ năng học tập “như những chiếc bánh xe đưӧc lắp vào chiếc ba lô nặng trịch đầy sách
https://thuviensach.vn
vở của các em, giúp các em kéo chiếc ba lô đi một cách nhẹ nhàng hơn”.
Đó là kӻ năng để học tập nhẹ nhàng mà hiệu quả. Còn trong công việc, liệu có cách nào giúp người ta làm việc thoải mái mà thu nhập vẫn tăng đều đều? Luôn có những cách tốt hơn! Chỉ cần người ta nhận ra tầm quan trọng của việc “mài rìu” để tăng giá trị sức lao động của mình và chọn lựa một cách làm việc thông minh hơn, hoặc chọn một công việc khác khiến mình say mê hơn. Nếu mөc tiêu là kiếm tiền để có một cuộc sống әn định, sẽ có nhiều con đường để đi đến đích, hà cớ gì cứ phải chọn con đường trong đó ngày này qua tháng khác miễn cưӥng làm một công việc mình không yêu thích?
Chỉ cần mỗi sáng thức dậy sớm hơn 30 phút, đọc một quyển sách khai mở tư duy để chúng ta nhìn thấy một chân trời mới rộng hơn, hoặc một quyển sách về kӻ năng phөc vө cho công việc hiện tại của mình. Như vậy thu nhập sẽ tăng đều đều và cuộc sống cũng sẽ dần đưӧc điều chỉnh lại theo giá trị đích thực mà mình hướng đến.
https://thuviensach.vn
Chương 6Kiếm tiền phải vui
Một lần trong giờ học ngữ pháp tiếng Hàn, dạy đến cấu trúc “Tôi không thích làm điều gì”, tôi liền nảy ra một ý tưởng. Tôi cho sinh viên mỗi người liệt kê ra hàng loạt những việc mình không thích làm bằng tiếng Hàn. Thế là cả lớp đua nhau kể lể. Có em không thích giặt đồ, có em không thích đi bộ, có em không thích ở một mình, có em không thích làm bài tập. Có em không thích chờ đӧi.
Cuối buәi, cả lớp xôn xao khi nghe công bố bài tập về nhà của tuần. Đó là “Hãy làm tất cả những việc bạn không thích một cách vui vẻ, sau đó ghi lại cảm nhận của mình bằng tiếng Hàn”. Buәi học tuần sau khá thú vị khi cả lớp sôi nәi chia sẻ về những trải nghiệm mới của mình. Câu chuyện thường bắt đầu bằng việc ai đó chuẩn bị làm việc gì với tâm trạng chán nản, sau đó nhớ tới bài tập của cô, thay đәi trạng thái và tận hưởng công việc, thế là tâm trạng thay đәi, kết quả thay đәi theo chiều hướng tích cực hơn.
Tôi nghĩ đó là một trong những điều kì diệu nhất của bộ não. Cách chúng ta nghĩ định hướng ngay từ đầu cách chúng ta làm việc. Văn phòng khoa của tôi nằm ở tầng 3 và không có thang máy, mỗi lần đi họp là mỗi lần cực khә. Cho đến một ngày tôi quyết định làm chủ cơ thể của mình. Trước khi bước lên bậc thang đầu tiên, tôi dừng lại, định hướng bản thân “Mình sẽ leo 2 tầng và thở hồng hộc như một con heo, hay sẽ đi thanh thoát và nhẹ nhàng như một nàng tiên?” (Kết quả tôi là một… bà tiên!)
Ai đó đã nói “Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc”. Nếu chúng ta kiểm soát đưӧc cảm xúc của mình để tận hưởng mọi việc trong cuộc sống, thì việc kiếm tiền cũng không là ngoại lệ. Có người
nghĩ kiếm tiền vất vả, là một “nghĩa vө” mà họ phải miễn cưӥng thực hiện nếu muốn tồn tại. Ngưӧc lại, có người lại nghĩ “làm giàu không khó”, kiếm tiền cũng vui như đang chơi game vậy thôi. Ai đúng ai sai? Ai cũng đúng cả! Nghĩ thế nào thì cuộc đời ra thế ấy mà thôi!
https://thuviensach.vn
Chương 7Vòng tròn rӯng cây
Chin Ning-chu7 là một nữ tác giả gây ấn tưӧng không nhỏ với tôi qua nhiều quyển sách như Mặt dày tâm đen, Làm ít đưӧc nhiều. Có những ý tưởng, những câu chuyện của bà ám ảnh tôi mãi. Một trong số những chuyện về bà khiến tôi phấn khích tột độ đó là chuyện mỗi năm bà luôn dành một tháng dừng lại tất cả các công việc kinh doanh, diễn thuyết của mình để… lên núi (lại lên núi). Ở đây, bà tĩnh tâm hành thiền, sống hòa mình vào thiên nhiên và nhìn lại cuộc sống của mình. Sau một tháng ấy, bà trở lại với cuộc sống trần tөc, thông tuệ hơn, sáng suốt hơn và tràn đầy năng lưӧng hơn.
7 1947- 10/12/2009 là một nhà tư vấn kinh doanh Trung Quốc người Mӻ. Những tác phẩm The Asian Mind Game, Thick Face, Black Heart, The Art of War for Women của bà luôn nằm trong top những quyển sách bán chạy nhất thế giới.
Thế rồi, chưa kịp bắt chước bà, tôi lấy chồng mất. Nhưng trong lòng tôi vẫn luôn hân hoan nghĩ về một ngày mình đưӧc tung tăng lên núi sống một tháng. Tất nhiên như một trải nghiệm “sống quay vào bên
trong” giữa xanh tươi đất trời, chứ cuộc sống nhân gian quá tươi đẹp, đời nào tôi chịu làm kẻ đứng ngoài cuộc. Nhìn thằng con một tháng tuәi, mãi mới nhích lên đưӧc một tuәi, rồi hai tuәi, ba tuәi… tôi vừa sốt ruột mong cho nó mau đủ lông đủ cánh, vừa háo hức nghĩ đến cảnh đưӧc trải nghiệm cuộc sống thanh sạch không chút bộn bề. (Có điều, thấy chồng có vẻ tồi tội nên tôi cũng đã hứa sẽ cho y đi theo).
Hôm rồi đọc quyển Năng đoạn kim cương tôi phát sốt khi bắt gặp lại ý tưởng về lối sống này dưới khái niệm “Vòng tròn rừng cây”. Hiểu một cách đơn giản, “vòng tròn” là một ranh giới tưởng tưӧng ta vẽ xung quanh mình. Trong vòng tròn này ta đưӧc tĩnh lặng hoàn toàn. Tác giả quyển sách cũng là người thầy lớn của tôi, thầy Michael Roach, cũng chia sẻ về “vòng tròn hàng tuần” đưӧc thực hiện vào mỗi ngày thứ Tư. Thầy không đến công ty làm vào ngày này, cũng
https://thuviensach.vn
không dành nó để nghỉ ngơi như hai ngày cuối tuần, mà dành ngày này để thiền tịnh và hoạt động cộng đồng. Và cứ mỗi năm một lần, thầy sắp xếp 2-3 tuần đến một nơi không bóng người để hoà mình hoàn toàn vào thiên nhiên, gọi là “vòng tròn rừng cây”. Cứ sau mỗi
lần từ “vòng tròn” trở lại với thế giới, thầy như đưӧc sống lại với một tinh thần tươi mới hơn, sáng tạo hơn và nhìn thấy những “vấn đề” tồn tại từ bao lâu mà ai cũng quen mắt đến mức không thấy đó là “vấn đề” để khắc phөc nữa.
Ai trong số chúng ta sẽ chấp nhận nghỉ không lương, chấp nhận tạm thời nghèo đi một chút về tiền bạc để giàu có hơn nhiều chút về nội tâm? Ai trong số chúng ta sẽ chấp nhận bớt thu nhập lại một ít để có thêm thời gian nghỉ ngơi và nhìn lại cuộc sống? Nếu bạn biết rằng “lùi một bước để tiến ba bước”, hay tĩnh lặng cũng là một công đoạn đáng giá của quá trình kiếm tiền, chắc bạn sẽ bớt cuồng việc lại.
Dường như mọi bộn bề trong cuộc sống chỉ trở nên nghiêm trọng khi ta đang là người trong cuộc. Nếu biết thoát ra và nhìn vào mớ hỗn độn ấy với đôi mắt khách quan, mọi điều sẽ vô cùng đơn giản. Xin chốt lại phần này bằng một câu nói rất hay trong “Ai đә đống rác ở đây?” của Ajahn Brahm:
“Khi nghịch cảnh bao vây tứ phía, hãy ngồi xuống và uống một tách trà.”
https://thuviensach.vn
Chương 8Tách khӓi guӗng máy
Trước mặt tôi là một em gái chân dài tới nách, gương mặt diễm lệ như một nàng công chúa. Ở cô nàng luôn toát ra một nguồn năng lưӧng vô hạn. Với đam mê thiết kế thời trang, nàng trở thành bà chủ của một thương hiệu thời trang cao cấp. Nàng rất tự hào vì thiết kế của nàng không phải cho siêu mẫu, mà cho những người thường mặc vào sẽ đẹp như siêu mẫu. Với đam mê ẩm thực, nàng trở thành bà chủ một nhà hàng món ăn Bắc. Tôi hiểu vì sao nhà hàng của nàng lại luôn nườm nưӧp khách như vậy. Nhìn cách nàng thưởng thức các món ăn do đầu bếp của mình chế biến với một niềm hân hoan hạnh phúc vô bờ là biết cái tâm của nàng đối với việc mình làm như thế nào. Rồi với niềm đam mê thiết kế nội thất, nàng đang chuẩn bị cho dự án mới của mình vào năm sau.
Giống như tôi, nàng thuộc típ người đam mê đủ thứ và ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời lại làm một vài thứ cho đến nơi đến chốn. Nhưng có một điểm khác nhau rất lớn giữa tôi và nàng. Đó là khi tôi khao khát điều gì, tôi chỉ nhìn thấy điều đó và không để tiền bạc cản trở mình đến với mөc tiêu. Trong khi đó, khi nàng khao khát điều gì, nàng chỉ nhìn thấy điều đó và biến khao khát đó thành tiền. Nói cách khác, tôi kiếm tiền để thực hiện điều mình khao khát còn nàng kiếm tiền bằng việc thực hiện điều mình khao khát. Thế nên mức độ giàu có về vật chất là khác nhau dù mức độ giàu có về tinh thần là như nhau.
Sai lầm thứ nhất của người hiện đại là ở chỗ họ luôn nghĩ rằng “bây giờ ráng chịu cực, sau này kinh tế khá lên sẽ làm việc mình yêu thích”. Mà nhiều người thậm chí còn không biết việc mình yêu thích là gì nên cả đời phải sống chung với lũ. Sai lầm thứ hai là ở chỗ họ không nhận thức đưӧc rằng họ hoàn toàn có thể làm công việc mình không yêu thích một cách vui vẻ (như đã nói trong phần Kiếm tiền phải vui). Nghĩa là bất kể công việc hiện tại họ đang làm là gì, có phù hӧp với năng lực và sở thích của mình hay không, luôn có một cách để tận hưởng nó. Cuộc sống chung quy lại cũng chỉ là một
https://thuviensach.vn
chuỗi những trò chơi, qua đưӧc màn này sẽ đến màn sau cao hơn. Lúc chơi game ta thấy thích thú đưӧc thì hà cớ gì sống ngoài đời thực lại không?
Sống tối giản không có nghĩa là bạn phải quyết định chọn từ bỏ công việc hiện tại. Nhưng khi bắt đầu tư duy theo hướng tối giản, nhiều người thường bỏ việc. Tại sao lại như vậy? Tuy bỏ việc không phải là một “quy định” của lối sống tối giản, nhưng khi họ dọn dẹp xong hết những bề bộn trong cuộc sống của mình, mөc tiêu và sở thích của cuộc đời bắt đầu hiện rõ ra. Lúc này họ tập trung hơn vào những giá trị giúp mình hạnh phúc. Nhiều người nhận thấy công việc hiện tại không đem lại cho mình niềm vui thú mà chỉ khiến họ thêm vật vã. Và thế là họ nộp đơn xin nghỉ việc, để sống một cuộc đời thực sự của mình.
Chuyện này cũng xảy ra với nhiều người nhận án tử “Ung thư”. Có hai kịch bản phә biến. Một là nghe tin bị ung thư -> cảm thấy suy sөp và hận đời -> điều trị ung thư -> chết một cách buồn bã trên giường bệnh. Hai là nghe tin bị ung thư -> cảm thấy trân trọng những giờ phút còn lại -> bỏ công việc nhàm chán hiện tại để làm việc mình thích -> sống đến già như một chiến binh.
Nếu chỉ còn một năm để sống, bạn có tiếp tөc làm những việc mình đang làm hiện tại hay không? Đam mê của bạn là gì? Có cách nào để biến đam mê đó thành tiền? Nếu không, có cách nào để thực hiện đam mê đó bất chấp điều kiện tiền bạc?
https://thuviensach.vn