Người Tối Giản – Hành Trình Trở Về Số 0

Người Tối Giản – Hành Trình Trở Về Số 0

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Mục lục 1. Lời nói đầu 2. Sách là mặt trăng hay ngón tay? 3. PHẦN I: BỨC TRANH TOÀN CẢNH 4. Chương 1: Chết thử 5. Chương 2: “Lối sống tối giản” và “Tư duy tối giản” 6. Chương 3: Lối sống tối giản là một sӧi dây 7. Chương 4: Ô danh của người Hawaii hay cuộc lạc đường của nhân loại 8. Chương 5: Những kẻ nô lệ trong thế giới tự do 9. Chương 6: Bình yên kiểu Thủy Điển và bình yên kiểu Việt Nam 10. Chương 7: Trở về số 0 11. PHẦN II: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ CHUYỆN NGOẠI HÌNH 12. Chương 1: Người đẹp Remedios: Tại sao phải mặc quần áo? 13. Chương 2: Văn hóa khỏa thân và sở thích khoe thân 14. Chương 3: Thì sao 15. Chương 4: Thần thái phái đẹp 16. Chương 5: Chuẩn đẹp của ai? 17. Chương 6: Làm đẹp có cần thiết? 18. PHẦN III: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ TIỀN 19. Chương 1: “Vô sở hữu” và phong trào lên núi chữa bệnh ở Hàn Quốc 20. Chương 2: Tiền có mua đưӧc bình an? 21. Chương 3: Của có đi thay người? 22. Chương 4: Bạn thực sự mong muốn điều gì? 23. Chương 5: Tiền có là vấn đề? 24. Chương 6: Tiền để làm gì? 25. Chương 7: Bằng lòng và ham muốn 26. Chương 8: Tập trung vào mong muốn chứ không phải tiền 27. PHẦN IV: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ KIẾM TIỀN 28. Chương 1: Anh nông dân Jon Jandai: “Life is easy” 29. Chương 2: Làm ít đưӧc nhiều 30. Chương 3: Luôn có một cách đơn giản 31. Chương 4: Vòng kim cô “8 tiếng” 32. Chương 5: Có cách nào tốt hơn không? 33. Chương 6. Kiếm tiền phải vui 34. Chương 7: Vòng tròn rừng cây 35. Chương 8: Tách khỏi guồng máy 36. PHẦN V: TƯ DUY TỐI GIẢN VÀ ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI 37. Chương 1: Chuyện giày dép và “mặt dày” 38. Chương 2: Sức mạnh của “mặt dày” 39. Chương 3: Chuẩn mực của xã hội 40. Chương 4: Chiếc mặt nạ mang tên “thể diện” 41. Chương 5: Chiều lòng sao hết thế gian 42. Chương 6: Thiên thần và ác quӹ 43. Chương 7: Chuyện thị phi 44. Chương 8: Vậy à? 45. Chương 9: Làm sao để hạnh phúc? 46. PHẦN VI: TỐI THIỂU HÓA – GIỮ Ở MỨC ÍT NHẤT CÓ THỂ 47. Chương 1: “Bận rộn” là một mӻ từ? 48. Chương 2: Tối giản không gian sống 49. Chương 3: Hiện tại là một món quà 50. Chương 4: Chỉ kiểm soát những thứ thuộc về mình 51. Chương 5: Không kỳ vọng 52. PHẦN VII: CHÂN DUNG NGƯỜI TỐI GIẢN 53. Chương 1: Độc lập 54. Chương 2: Tự do 55. Chương 3: Hạnh phúc 56. PHẦN VIII: BỆNH TẬT & CÁI CHẾT 57. Kết luận Lời nói đầu Ơn giời, bạn đây rồi! Tranh thủ lúc bạn vừa mới giở trang đầu tiên của quyển sách này, tôi lập tức phải tố giác ngay một tên tội phạm có thể đưӧc xem là kẻ thù lớn nhất của đời bạn. Hắn là kẻ đã khiến cuộc sống của bạn mệt mỏi, cuồng quay và vô định hướng. Hắn tung hỏa mù làm bạn quên mất “cần” và “muốn” khác nhau. Hắn thảy bạn vào vòng xoáy của những công việc không tên chiếm lĩnh hết thời gian và tâm trí của bạn. Hắn phủ bụi lên ước mơ và hoài bão của bạn khiến bạn mãi đi lạc đường. Hắn kìa! Kẻ mang tên “Bộn Bề” (Xin phép đưӧc viết hoa để bạn luôn nhìn thấy sự hiện diện của hắn, và như thế từ đây hắn sẽ khó lòng trốn khỏi cặp mắt phán xét của bạn. Bạn thấy đấy! Bộn Bề nằm trên bàn làm việc của bạn. Bộn Bề rải rác khắp không gian chung quanh. Bộn Bề len lỏi vào từng ngóc ngách trong tâm trí. Bộn Bề xen vào giữa những cuộc vui. Bộn Bề nhảy múa trên những hóa đơn thanh toán và giấy báo nӧ. Bộn Bề rưӧt đuәi bạn theo từng vòng quay của những chiếc kim đồng hồ. Bộn Bề lan tràn khắp cuộc đời của bạn, có khi… cả kiếp! Nếu bạn tự tin rằng cuộc sống của mình hoàn toàn trong trẻo và gọn gàng, xin hãy gấp quyển sách này lại và đӧi đến ngày cần đến nó. Nếu không, xin hãy cùng tôi khám phá một thế giới kì lạ nơi mọi kẻ Bộn Bề đều bị trục xuất. Chuyện là, trong khi đi tìm một liều thuốc đặc trị Bộn Bề tôi bị quyến rũ bởi nhiều khái niệm mới lạ. Thú vị một điều là các khái niệm này cuối cùng đều trỏ gốc về một ý tưởng, đó là “chủ nghĩa tối giản” (minimalism. Khái niệm về “phong cách sống tối giản” lần đầu tiên đưӧc truyền bá vào Việt Nam thông qua một bài báo viết về một kiểu sống lạ đời đang trở thành trào lưu ở Nhật (Danshari. Bài báo mô tả những người theo chủ nghĩa tối giản sống trong căn phòng nhỏ xíu với chỉ vài chục vật dụng tối thiểu cần cho cuộc sống. Tất cả tài sản của họ có thể gom vào một chiếc ba lô cùng với tâm thế sẵn sàng lên đường đi khám phá thế giới vào bất cứ lúc nào. Tôi bắt đầu tìm đọc hàng loạt các quyển sách và bài viết bằng ngoại văn về chủ nghĩa tối giản để xem chính xác nó là gì. Theo cảm nhận của tôi, đó là một thứ “tôn giáo vô thần”, trong đó mỗi tín đồ thờ một kiểu phù hӧp với mình. Có lẽ vì vậy, sẽ thật nực cười nếu ai đó tự định ra tiêu chuẩn cụ thể cho những người muốn trở thành “người theo chủ nghĩa tối giản”, như bạn chỉ đưӧc có bao nhiêu món đồ, bạn không dùng xe riêng, không dùng điện thoại và internet, không có TV trong nhà, hay thậm chí phải sống độc thân. Thay vì nhìn vào hiện trạng bên ngoài, tôi nghĩ nên nắm bắt thần thái của những người tối giản để mô tả họ. Với tôi, đó là những người có một cái tâm tĩnh lặng, một cái đầu biết tư duy mạch lạc về những thứ mình cần, và một đôi tay dám vứt bỏ những thứ thừa thãi trong cuộc sống của mình. Từ tư duy ấy mới khiến không gian sống của người tối giản không thể tinh gọn hơn và họ không còn sӧ mất bất cứ điều gì, không còn bị ràng buộc vào bất cứ điều gì. Nói cách khác, đó là những con người tự do, tự do tuyệt đối. Mục đích của quyển sách này là truyền cảm hứng cho bạn vận dụng phong cách sống tối giản và tư duy tối giản như một công cụ hữu hiệu để giải phóng bản thân khỏi những kẻ mang tên Bộn Bề. Điểm đích mà tôi muốn trỏ đến đó là sự tự do về tinh thần. Tin tôi đi, việc hướng về phong cách sống tối giản và rèn luyện tư duy tối giản không chỉ giúp bạn thoát khỏi những áp lực về công việc, những lo toan về tài chính, mà còn giúp bạn tận hưởng từng giây, từng phút của cuộc sống này. Tôi gọi hành động tối giản hóa cuộc sống, tối giản hóa suy nghĩ là hành trình trở về số 0, hay nói cách khác là cuộc hành trình trở về với bản ngã của mình. Ở đấy, tâm tưởng của bạn không còn bị lẫn tạp với những định kiến mà xã hội đã nhồi vào bộ não của bạn. Ở đấy, bạn cảm thấy linh hồn mình đưӧc hoàn toàn tự do và cuộc sống mình ngập tràn trong viên mãn. Tôi không biết liệu bạn có thể đi cùng tôi đến cuối chặng đường, nhưng tôi tin chắc ngay cả khi bỏ cuộc giữa chừng, cuộc đời của bạn cũng sẽ bớt bề bộn hơn một chút. Một chút đó là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào mức độ cam kết với hạnh phúc của cuộc đời bạn.