🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mười Bảy Khoảnh Khắc Mùa Xuân Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn MƯỜI BẢY KHOẢNH KHẮC MÙA XUÂN Một tiểu thuyết của YULIAN SEMYONOV Đặng Lan dịch từ tiếng Nga In theo bản dịch của Nhà xuất bản Lao động, Hà nội https://thuviensach.vn Trình bày mỹ thuật: A. Skorodumov Юлиан Семёнов СЕМНАДЦАТЬ МГНОВЕНИИ ВЕСНЫ Роман на вьетнамском языке © Nhà xuất bản Tiến bộ, 1979 Перевод на вьетнамский язык https://thuviensach.vn Pdf bun_oc OCR Dr. No Soát lỗi chính tả Dr. No, Justbenice, phục.levinh, tranminator, amylee Bìa thanhbinhtran và Ebolic Đóng eBook amylee Cộng đồng tve-4u.org Trân trọng cảm ơn các bạn đã tham gia để hoàn thành eBook này! https://thuviensach.vn E-book này được thực hiện trên tinh thần thiện nguyện, phi lợi nhuận và phục vụ cộng đồng người đọc chưa có điều kiện mua sách giấy. Bạn nên mua sách giấy để ủng hộ đơn vị xuất bản và thưởng thức trọn vẹn tác phẩm. Trân trọng gửi đến tất cả các bạn! https://thuviensach.vn Yulian Semyonov (08.10.1931 – 15.09.1993) Là một trong các nhà văn Xô viết nổi tiếng, chuyên viết về thể loại trinh thám. Sau khi tốt nghiệp khoa Đông phương học ở Trường đại học tổng hợp Moskva, ông làm phóng viên lưu động cho nhiều tạp chí thanh niên, về sau làm đặc phái viên báo “Sự thật”. Ông đã đi hầu khắp các nước trên thế giới, đã đặt chân đến Bắc và Nam cực, đã viết bài từ Việt Nam và Cuba, Mỹ và Nhật. Lúc nào cũng thấy ông sửa soạn lên đường, vội vã, đi công tác đây đó, vậy mà khả năng viết văn của ông vẫn sung sức lạ thường. Yulian Semyonov là tác giả tám tiểu thuyết dài. Ông đã viết kịch bản cho năm bộ phim và hàng loạt phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng cả ở Liên Xô lẫn nước ngoài. Đặc biệt, độc giả rất thích tiêu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” của ông. Đây là tác phẩm tư liệu về một nhân viên tình báo Liên Xô hoạt động ở nước Đức phát xít: Maxim Maximovich Isaуev; đó cũng chính là đại tá SS von Stierlitz, phục vụ tại cơ quan an ninh quốc xã thuộc Đế chế thứ ba... https://thuviensach.vn Trả lời vô số câu hỏi của bạn đọc, Yulian Semyonov viết: “Có thể nào cho rằng Isaуev là một nhân vật tưởng tượng? Nhất quyết không. Hình tượng nhân vật này được đúc rút từ những con người chính trực hiện nay mà tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vì họ đang trải qua một cuộc sống tuyệt vời, trung thực và dũng cảm”. https://thuviensach.vn Kính tặng hương hồn cha tôi. https://thuviensach.vn | Chương 1 | Lúc đầu, Stierlitz không tin vào tai mình nữa, có tiếng họa mi hót lảnh lót trong vườn. Không khí lạnh giá, nhuốm màu xanh xanh, và mặc dù vạn vật xung quanh đã mang sắc thái mùa xuân rụt rè giống như một bức tranh màu vẽ bằng thuốc nước tinh tế, tuyết vẫn còn kết lại chặt cứng và người ta chưa thấy nó nhuốm màu thiên thanh phơn phớt, là cái màu báo hiệu đến đêm sẽ tan. Những thân cây cổ thụ khổng lồ đen sẫm lại. Trong vườn thoang thoảng mùi cá vừa ướp lạnh. Chưa thấy cái mùi hăng hăng của lá cây thông và cây dương năm ngoái thối rữa; đó là mùi vị của mùa xuân. Thế mà lại có tiếng họa mi véo von, lảnh lót tràn ngập khu vườn tối om và yên tĩnh này. Stierlitz nhớ đến ông nội của anh. Ông cụ có cặp lông mày dày, có bộ râu quai nón. Ông cụ biết nói chuyện với các loài chim. Ông cụ gọi đàn chim sẻ bay đến, rồi ngồi dưới gốc cây mà ngắm chúng hồi lâu. Đôi mắt của ông cụ đưa đi đưa lại nhanh như mắt chim, và bầy sẻ hoàn toàn không sợ hãi ông cụ. – Pinh – pinh – ta – ra – ra! – ông cụ huýt sáo gọi. Bầy chim sẻ đáp lại một cách vui vẻ và tin cậy. Mặt trời đã lặn hẳn và những thân cây cổ thụ màu đen in những cái bóng đều đặn, tím sẫm trên mặt tuyết trắng. “Mày chết cóng mất thôi, họa mi đáng thương ơi, – Stierlitz nghĩ bụng. Anh khép vạt áo choàng lại và quay vào nhà. – Cũng chẳng giúp gì nó được, vì họa mi là loại chim duy nhất không tin con người.” Stierlitz xem đồng hồ; đã bảy giờ đúng. https://thuviensach.vn “Hắn sắp tới rồi đây, – anh thầm nghĩ. – Bao giờ hắn cũng đúng hẹn. Mình đã tự đề nghị hắn từ nhà ga đi thẳng qua rừng đến đây, để tránh mặt bất cứ ai. Không sao. Mình sẽ đợi hắn một lát. Chờ đợi ở một chỗ đẹp như thế này cũng dễ chịu thôi...” Stierlitz bao giờ cũng tiếp tên điệp viên ấy ở đây, trong cái biệt thự nhỏ xinh xắn đứng bên bờ hồ. Địa điểm bí mật này là nơi thuận tiện nhất, vì nó ở giữa rừng sồi vắng vẻ, xa cách hẳn mọi người. Biệt thự này trước kia là của hai vợ chồng nghệ sĩ, múa tại nhà hát “Opera”. Họ đã chết trong một trận ném bom, để biệt thự lại cho các con. Stierlitz thuyết phục thượng tướng SS Paul trong ba tháng liền, để y đồng ý chi tiền mua biệt thự đó. Mấy đứa con của hai vợ chồng nghệ sĩ nọ đòi rất đắt, cho nên thượng tướng Paul, kẻ phụ trách Cục tài chính của hai tổ chức SS* và SD*, cương quyết từ chối lời thỉnh cầu của Stierlitz. Y nói: “Ông điên à? Sao ông không tìm mua một chỗ nào rẻ hơn? Sao ông say mê cái biệt thự xa xỉ ấy đến thế nhỉ? Chúng tôi không thể vung tiền qua cửa sổ được đâu! Như vậy là quá ư tàn nhẫn đối với một đất nước đang mang gánh nặng chiến tranh như nước ta”. Schutzstaffel, là một tổ chức bán quân sự trực thuộc Đảng Quốc xã dưới trướng Adolf Hitler, hoạt động tại Đức dưới thời Cộng hòa Weimar và Đệ Tam Đế chế cũng như trên khắp các vùng lãnh thổ châu Âu bị Đức chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sicherheitsdienst, Cục An ninh, là một cơ quan thuộc lực lượng SS của Đức Quốc xã. Từ năm 1944, SD nắm luôn ngành Quân báo. Stierlitz đành phải lôi cấp trên trực tiếp của mình đến xem biệt thự. Đó là Walter Schellenberg, ba mươi tư tuổi, thiếu tướng, chỉ huy Cục tình báo chính trị của tổ chức SD. Là một người có trí tuệ siêu việt biết thưởng thức vẻ đẹp tinh tế. Schellenberg hiểu ngay rằng không thể tìm được địa điểm nào tốt hơn để nói chuyện với các điệp viên quan trọng, bằng biệt thự này. Việc mua bán được tiến hành qua một số người mạo tên. Và gã Bolsen, kỹ sư trưởng của “nhà máy hóa chất quốc dân mang tên Robert Ley” nhận được quyền sử dụng tòa biệt thự. Bolsen thuê ngay một người gác cổng với https://thuviensach.vn tiền lương khá cao và cho ăn đầy đủ. Cái gã Bolsen ấy chính là đại tá SS von Stierlitz. Bày bàn ăn xong, Stierlitz vặn radio. Đài phát thanh Luân Đôn đang truyền đi một bản nhạc vui. Dàn nhạc của một người Mỹ tên là Glenn Miller đang chơi một khúc nhạc trong phim “Khúc nhạc chiều của thung lũng mặt trời”. Thống chế Himmler rất mê bộ phim ấy, nên đã cho mua bên Thụy Điển một bản mang về. Từ đó, nó thường được đem ra chiếu trong hầm ngầm ở phố Hoàng tử Albrecht, nhất là giữa các trận ném bom đêm, khi không thể tiến hành hỏi cung những người bị bắt. Stierlitz gọi dây nói cho người gác cổng chạy lên. Anh bảo: – Hôm nay, anh có thể về nhà với các con. Sáu giờ sáng mai, anh hãy trở lại đây, và nếu tôi chưa đi, thì anh hãy pha cho tôi một cốc cà-phê đặc, thật đặc vào, rõ chưa? “Yustas gửi Alex, Từ Berlin. Tin tức về thành phần quân số của các tập đoàn quân ở mặt trận phía Đông trong tháng Hai. 1. Tập đoàn quân “Courland”: 20 binh đoàn tổng số quân: 232 nghìn người số tay súng: 110 nghìn tên 2. Tập đoàn quân “Phương Bắc”: 28 binh đoàn tổng số: 384 nghìn người số tay súng: 141 nghìn tên 3. Tập đoàn quân “Wisla”: 37 binh đoàn tổng số quân: 527 nghìn người https://thuviensach.vn số tay súng: 280 nghìn tên 4. Tập đoàn quân “Trung tâm”: 43 binh đoàn tổng số quân: 413 nghìn người số tay súng: 191 nghìn tên 5. Tập đoàn quân “Phương Nam”: 35 binh đoàn tổng số quân: 449 nghìn người số tay súng: 143 nghìn tên Tổng cộng: số quân: 2 triệu 5 nghìn người số tay súng: 865 nghìn tên Nguồn tin này do một trung tá quân dự bị cung cấp. YUSTAS”. “Schwark gửi Alex, Từ Vienna Nội dung – số lượng quân dự bị tính đến ngày 1-2-1945: a) Số quân dự bị kể cả bệnh binh đã ra viện: 546 nghìn người b) Số quân thường trực của các đơn vị quân đội đang huấn luyện: 147 nghìn người c) Học viên các trường và các lớp quân sự: 113 nghìn người d) Số tên đang chạy chữa tại các quân y viện: 650 nghìn người https://thuviensach.vn e) Các đơn vị hậu vệ binh: 205 nghìn người g) Các đơn vị đồn trại: 18 nghìn 500 người h) Các đơn vị quân vụ và đơn vị khác trong quân đội: 143 nghìn người i) Số nhân sự không tính trong danh sách bộ đội: 310 nghìn người Tổng cộng: 2 triệu 132 nghìn 800 người Nguồn tin này do nhân viên tốc ký OKW* cung cấp. OKW là Bộ Tổng chỉ huy lục quân (Chú thích của người dịch). SCHWARK”. “Greta gửi Alex. Các tài liệu thu được cho phép kết luận rằng, trong tháng giêng năm 1945, nền công nghiệp Đức đã sản xuất: đạn dược – nhiều gấp 3 lần năm 1941 vũ khí – nhiều gấp 2 lần năm 1941 xe tăng – nhiều gấp 7 lần năm 1941 máy bay – nhiều gấp 3 lần năm 1941 tàu chiến – nhiều gấp rưỡi năm 1941 https://thuviensach.vn Nguồn tin này do viên thư ký của trợ lý Bộ trưởng Đức quốc xã Speer về các vấn đề kế hoạch hóa, cung cấp. GRETA”. “Dick Fritz gửi Alex, từ Copenhagen. Hôm qua, một chiếc tàu treo cờ Tây Ban Nha đã nhận lên tàu hai sĩ quan tình báo SD cao cấp. Chiếc tàu “Màu xanh da trời” đã nhổ neo đi Stockholm. Hai sĩ quan tình báo SD kia lên tàu với thẻ căn cước kỹ sư thủy văn. Ra tiễn họ là Schellenberg, chỉ huy Cục tình báo chính trị. Nguồn tin này do bộ phận đặc trách quân cảng cung cấp. DICK FRID”. “Angela gửi Alex, từ Munich. Có một số xe của các sĩ quan SS cao cấp đã chạy tới Sở an ninh thành phố. Tại đây, chúng thay xe khác, thường dùng loại xe của các hãng Pháp hay Mỹ và đi sang Thụy Sĩ trên những chiếc xe này. Trong ngày hôm qua đã có 5 chiếc xe như thế chạy sang Thụy Sĩ. Nguồn tin này do thợ máy của phòng kỹ thuật ô tô khu vực biên phòng cung cấp. Angela”. https://thuviensach.vn “Thomas gửi Alex, Từ Leipzig. Hàng ngày nhà băng thương mại chuyển những khoản tiền lớn sang các nhà băng Tây Ban Nha – hiện chưa biết rõ tên các nhà băng đó. Các đảng viên quốc xã và vợ con chúng đóng góp từ 100.000 đến 400.000 mác. Theo các tin tức thu được, họ sẽ không được sử dụng số tiền ấy. Nguồn tin này do thủ quỹ nhà băng cung cấp, THOMAS”. Tất cả những tin tức ấy đều gửi cho Alex, người chỉ huy Cục tình báo Liên Xô, đều được kiểm tra lại bằng mọi phương pháp tinh vi nhất theo khả năng cho phép. Việc thẩm tra xác nhận các tin tức đó đúng với sự thật. Chúng liền được gửi tới cho mọi ủy viên của Hội đồng quốc phòng. Đồng chí chỉ huy Cục tình báo nghĩ rất đúng, khi cho rằng trong mấy ngày tới, ông sẽ nhận được một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, bởi vì tình hình xem ra hết sức rối rắm, kỳ quặc kèm theo hàng trăm dấu hỏi. – Để đề phòng, – ông nói với người thư ký của mình, – đồng chí hãy liên lạc với Đài phát thanh, để họ chuẩn bị một buổi truyền tin đặc biệt cho Yustas. Chưa có gì cụ thể – bảo đồng chí ấy cứ yên tâm chờ nhiệm vụ mới. Không hiểu sao tôi lại tin rằng người thực hiện nhiệm vụ mới sẽ là Yustas. Tôi rất muốn hy vọng rằng đồng chí ấy sẽ hoàn thành, và đó sẽ là nhiệm vụ cuối cùng đối với đồng chí ấy. Tháng giêng năm 1945, quân Nga tiến vào Krakow và thành phố ấy vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù bọn Đức đã có kế hoạch gài mìn phá tan. Sau chuyện ấy, Kaltenbrunner ra lệnh triệu hồi Kruger, chỉ huy Vụ Đông Âu của cơ quan Gestapo, người chịu trách nhiệm thực hiện chiến dịch trừng phạt kia, về gặp hắn. https://thuviensach.vn Kaltenbrunner im lặng khá lâu. Hắn chăm chú nhìn bộ mặt to bè, nặng nề của viên tướng kia, rồi hỏi nhỏ: – Ông có lời bào chữa nào đủ tính chất khách quan để Quốc trưởng có thể tin tưởng ở ông hay không? Kruger, một kẻ hơi thô lỗ, bề ngoài chất phác, đợi câu hỏi ấy từ lâu và đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Nhưng y phải chơi cái trò tác động tâm lý cái đã. Sau mười lăm năm nằm trong Đảng Quốc xã và tổ chức SS, y đã thạo nghề đóng kịch. Kruger biết rằng không nên trả lời ngay lập tức, cũng như không thể hoàn toàn chối cãi tội lỗi của mình. Y đã học được cách xử sự chính xác và tài tình trong mọi chuyện và ở khắp mọi nơi, thậm chí ngay ở nhà mình, có hôm y bắt gặp mình đóng vai một người hoàn toàn khác hẳn. Y nhận thấy rằng, ban đêm, đôi khi y tỉnh dậy và nằm im khá lâu, mắt nhắm nghiền, tai dỏng lên lắng nghe không gian yên tĩnh; y có cảm giác rằng, ở đây, trong phòng ngủ tối mù của mình, vẫn đang có một cặp mắt lạnh lùng và bình thản nào đó theo dõi y. Lúc đầu, thỉnh thoảng y còn trò chuyện với vợ – dĩ nhiên là chỉ thì thầm vào ban đêm. Nhưng cùng với tiến bộ của kỹ thuật tình báo, mà y biết rõ hơn ai hết, nói chung Kruger ngừng việc trò chuyện hoặc nói lên thành tiếng một vài điều mà đôi khi y cho phép mình nghĩ tới. Ngay cả khi dạo chơi với vợ ở trong rừng, y cũng câm như cá, hoặc chỉ nói đến những chuyện vớ vẩn, bởi lẽ y có cảm giác rằng ở trung tâm người ta đã sáng chế ra một loại máy có khả năng ghi âm tiếng nói cách xa một cây số trở lên. Dần dà, trong con người y diễn ra một sự thay đổi lớn. Kruger trước kia đã biến mất. Thay vào đó, dưới cái vẻ của một người mà ai cũng biết, với cái vẻ ngoài hoàn toàn không thay đổi, là một con người khác do con người trước tạo ra, hoàn toàn xa lạ đối với hết thảy mọi người, không chỉ sợ nói lên sự thật, mà còn là sợ cho phép mình nghĩ đến sự thật. – Thưa thượng tướng, – Kruger cau mày, nén một tiếng thở dài và đáp, giọng khổ sở, – tôi không có lý do chính đáng để biện bạch... Và tôi không https://thuviensach.vn thể có được. Tôi là người lính, chiến tranh là chiến tranh, và tôi không hề chờ đợi rằng mình sẽ được vỗ về... Y đóng kịch đạt lắm rồi. Y biết rằng, y càng tỏ ra nghiêm khắc với chính mình bao nhiêu, thì y càng có khả năng tước bỏ vũ khí trong tay Kaltenbrunner bấy nhiêu. Không gì làm cho lũ chó săn điên tiết bằng sự bỏ chạy của con thỏ. Thực ra, Kruger chưa biết bầy chó săn sẽ xử sự ra sao, nếu con thỏ nằm xuống và giơ chân lên, nhưng các quan hệ trong tổ chức SS thì y biết khá tỏ tường rằng y càng tự lấy roi quất vào mình mạnh bao nhiêu, càng ít chống đỡ hay bào chữa bao nhiêu, thì Kaltenbrunner hoặc bất kỳ tên nào khác giữ cương vị đó sẽ càng nhẹ tay hơn bấy nhiêu. – Chớ có hèn yếu như thế, – Kaltenbrunner nói, và Kruger hiểu rằng y đã chọn cách xử lý hoàn toàn chính xác, y đã thắng chính bản thân y, – cần phải phân tích kỹ lưỡng thất bại để khỏi lặp lại sau này. Kruger đáp: – Thưa thượng tướng, tôi hiểu rằng tôi có lỗi rất lớn. Nhưng tôi mong ngài thượng tướng hãy nghe đại tá Stierlitz báo cáo. Ông ta hoàn toàn biết rõ chiến dịch của chúng ta và có thể xác nhận rằng tất cả đã được chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng đến mức cao nhất. – Stierlitz thì có dính dáng gì tới chiến dịch? – Kaltenbrunner nhún vai. – Ông ta làm bên cơ quan tình báo, tại Krakow ông ta lo những vấn đề khác kia mà. – Tôi biết rằng, tại Krakow ông ta nghiên cứu vấn đề quả tên lửa “Fau-2” bị biến mất, nhưng tôi thấy mình có trách nhiệm báo cho ông ta biết mọi chi tiết về chiến dịch của chúng ta, bởi vì tôi nghĩ rất đúng rằng, khi trở về Berlin, ông ta sẽ báo cáo với Thống chế SS Himmler hoặc với ngài về cách tổ chức chiến dịch của chúng tôi. Tôi chờ đợi thêm các chỉ thị của ngài, nhưng như vậy là tôi không thấy có thêm chỉ thị gì. – Stierlitz có nằm trong số nhân vật được phép biết nội dung chiến dịch ấy không? https://thuviensach.vn – Thưa, tôi không được rõ. Kaltenbrunner gọi viên thư ký vào và bảo: – Anh hãy tìm hiểu xem Stierlitz ở Vụ VI có nằm trong số những người được phép tiến hành chiến dịch “Schwarzfire” hay không. Khi viên thư ký bước ra, Kruger hiểu rằng mình đã đưa Stierlitz ra hứng đòn quá sớm, bèn rút lui: – Tôi xin chịu toàn bộ lỗi lầm, – y nói tiếp, đầu cúi gầm, cố nặn ra những câu nói thiểu não, – Tôi sẽ rất đau lòng, nếu ngài trừng phạt Stierlitz. Tôi vô cùng kính trọng ông ta, vì đó là một chiến hữu trung thành. Tôi không có gì bào chữa, và tôi chỉ có thể chuộc lỗi của mình bằng cách đổ máu ngoài chiến trường. – Thế ai sẽ chiến đấu với kẻ thù ở đây? Tôi à? Một mình tôi chắc?! Hy sinh cho Tổ quốc và vì Quốc trưởng ở ngoài mặt trận thì đơn giản quá! Sống ở đây, dưới những trận oanh tạc, tiễu trừ sạch sành sanh mọi trò xấu xa, tội lỗi mới là chuyện khó! Ở đây vừa cần lòng dũng cảm, vừa cần trí thông minh! Phải hết sức thông minh, ông Kruger ạ! Kruger hiểu rằng y sẽ không bị đẩy ra mặt trận, một hình phạt đáng sợ nhất. Đáng sợ không phải chỉ vì những viên đạn Nga, – vì đương nhiên là ngoài đó y sẽ nắm cương vị chỉ huy, – mà chẳng qua chỉ là vì y hiểu rằng đám sĩ quan quân đội từ lâu vẫn nuôi một mối căm hờn ghê gớm đối với những kẻ vốn là người của tổ chức tình báo SD. Họ chỉ cố tìm cách đẩy những cộng sự SD kia ra tòa án của Đảng quốc xã hay tòa án binh – mà đã đến nước ấy thì đừng có hy vọng vào sự thương xót, quy luật của mặt trận là quy luật chết người... Viên thư ký mở cửa không một tiếng động, đặt lên bàn Kaltenbrunner mấy chiếc cặp giấy mỏng. Kaltenbrunner giở nhanh các cặp đó, hừ một tiếng ngạc nhiên và nói: – Cảm ơn. Anh tìm hiểu xem Stierlitz có được tiếp chuyện ở Bộ chỉ huy hay không, sau khi từ Krakow trở về và nếu có, thì ở nhà ai. Anh cũng https://thuviensach.vn điều tra xem ông ta đã đề cập tới vấn đề gì trong lúc nói chuyện. – Thưa ngài, để dự phòng, tôi đã điều tra rồi ạ, – viên thư ký đáp. – Stierlitz không được ai tiếp chuyện. Vừa trở về, ông ta lập tức chuyển sang điều tra, phát hiện một đài phát chiến lược đang hoạt động cho Moskva... Kruger nhớ lại, có lần ở Krakow y đã nghe viên đại tá tình báo Berge nói chuyện với tướng Neuboodt, khi đại tá này xin ra mặt trận. Kruger quyết định lặp lại cảnh đó; y đột nhiên thoáng nghĩ rằng, Kaltenbrunner là kẻ hết sức đa cảm, giống như mọi kẻ tàn ác khác. – Thưa thượng tướng, dẫu sao tôi cũng xin ngài cho phép tôi được ra mặt trận. – Ông ngồi xuống đây, – Kaltenbrunner nói, – và đừng có ngốc nghếch như Gretchen. Hôm nay ông có thể nghỉ, còn ngày mai thì ông hãy viết cho tôi một bản báo cáo tỉ mỉ, chi tiết về toàn bộ chiến dịch. Chúng tôi sẽ nghĩ xem nên phái ông tới đâu. Người thì ít, mà việc thì nhiều. Rất nhiều, ông Kruger ạ. Khi Kruger đã đi khỏi, Kaltenbrunner gọi viên thư ký vào và bảo: – Anh hãy thu thập cho tôi toàn bộ hồ sơ về Stierlitz trong vòng một, hai năm vừa rồi. Nhưng phải tiến hành thế nào để Schellenberg không hay biết việc đó. Đừng gây không khí hoảng sợ; Stierlitz là một điệp viên quý giá, một con người dũng cảm, không nên nghi ngờ anh ta. Đây chẳng qua chỉ là việc kiểm tra lẫn nhau trên tình bằng hữu thôi... Và anh hãy chuẩn bị mệnh lệnh cho Kruger. Chúng ta sẽ cử ông ấy làm phó giám đốc sở Gestapo ở Praha, nơi ấy đang là một điểm nóng... – Ngài nghĩ như thế nào, hở ngài giám mục, trong con người thì cái gì nhiều hơn, nhân tính hay thú tính? – Tôi nghĩ rằng, ở trong con người, hai cái đó ngang nhau. – Không thể như vậy được. – Chỉ có thể như vậy thôi. https://thuviensach.vn – Không đúng. – Nếu trái lại thì cái nọ đã thắng cái kia từ lâu rồi. – Ngài trách chúng tôi hướng tới cái hạ tầng và coi tinh thần là cái có sau. Tinh thần quả là cái có sau. Tinh thần nảy sinh như cây nấm trên lớp men căn bản. – Và thứ men ấy? – Là tính hiếu danh. Đó là cái mà ngài gọi là sự dâm dục, còn tôi, tôi gọi là ý nguyện lành mạnh, là sự mong mỏi được ngủ với một người phụ nữ và yêu quý cô ta. Đó là cái khát vọng muốn đứng hàng thứ nhất trong công việc của mình. Thiếu nó, toàn bộ sự phát triển của loài người đã ngừng từ lâu. Thiên chúa giáo đã tốn không ít công sức để kìm hãm sự phát triển của loài người. Ngài hiểu tôi đang nói đến thời kỳ nào của đạo Thiên chúa chứ? – Vâng, vâng, dĩ nhiên tôi biết thời kỳ đó. Tôi biết rõ thời kỳ đó, nhưng tôi còn biết một điều khác nữa. Tôi không còn thấy sự khác nhau giữa thái độ của ông đối với con người và cái thái độ đối với con người mà Quốc trưởng đang tuyên truyền. – Đúng thế ư? – Đúng thế. Quốc trưởng nhìn thấy trong con người một tên đại bịp hám danh, khỏe mạnh, cường tráng và muốn giành cho mình không gian để sinh sống. – Ngài không thể tưởng tượng là ngài sai lầm đến mức nào đâu, bởi vì Quốc trưởng nhìn thấy trong mỗi người Đức không phải một tên đại bịp thông thường, mà là một tên đại bịp tóc vàng. – Còn ông thì thấy trong mỗi con người một tên đại bịp nói chung. – Còn tôi nhìn thấy trong mỗi con người cái mà từ đó nó đã nảy sinh ra. Con người sinh ra từ con khỉ. Mà con khỉ là thú vật. – Đến đây thì tôi và ông bất đồng với nhau. Ông tin rằng con người phát sinh từ con khỉ. Ông chưa nhìn thấy cái con khỉ đã sinh ra con người, https://thuviensach.vn và con khỉ ấy chẳng thì thầm câu nào vào tai ông về đề tài ấy. Ông chưa sờ nắn được cái đó, và ông không thể sờ nắn được cái đó. Ông tin như thế, vì niềm tin ấy phù hợp với tổ chức tinh thần của các ông. – Thế thượng đế nói thầm vào tai ngài rằng ông ta sáng tạo ra con người à? – Tất nhiên, không ai nói gì với tôi, và tôi không thể chứng minh sự tồn tại của thượng đế, điều đó không chứng minh được, chỉ có thể tin vào nó mà thôi. Ông tin vào con khỉ, còn tôi tin vào thượng đế. Ông tin vào con khỉ, bởi vì điều đó phù hợp với tổ chức tinh thần của ông, tôi tin vào thượng đế, bởi vì điều đó phù hợp với tổ chức tinh thần của tôi. – Ở đây ngài đã lẫn lộn một chút rồi. Tôi tin vào con người, chứ không phải tin vào con khỉ. – Tin vào cái con người phát sinh từ con khỉ chứ gì? Ông tin vào con khỉ ở trong con người. Còn tôi tin vào thượng đế ở trong con người. – Trong mỗi con người đều có thượng đế hay sao? – Tất nhiên. – Thượng đế nằm ở chỗ nào trong con người Quốc trưởng? Trong con người Goering? Trong con người Himmler? – Ông nêu ra một câu hỏi hóc búa. Chúng ta đang nói đến bản chất của con người kia mà. Dĩ nhiên, trong mỗi con người của mấy tên khốn kiếp ấy có thể tìm thấy dấu vết của thiên thần đã bị hủ bại. Nhưng tiếc thay, toàn bộ bản chất của chúng lệ thuộc vào cái quy luật đã man, tất yếu, dối trá, hèn hạ, bạo lực đến mức, trên thực tế, ở đó không còn chút tính người nào nữa. Nhưng về nguyên tắc, tôi không tin rằng một con người sinh ra nhất thiết phải mang trong mình tính chất đáng nguyền rủa của nguồn gốc loài khỉ. – Tại sao ngài gọi là tính chất đáng nguyền rủa của nguồn gốc loài khỉ? – Tôi nói theo ngôn ngữ của tôi. https://thuviensach.vn – Nghĩa là nên chấp nhận qui luật của thượng đế về việc thủ tiêu loài khỉ? – Hoàn toàn không phải như vậy. – Ngài luôn luôn tránh né rất hợp với tinh thần đạo đức trước những câu hỏi đang giày vò tôi. Ngài không chịu trả lời “có” hay “không”, trong khi mỗi người đi tìm niềm tin đều thích cụ thể, thích nghe một tiếng “có” hoặc “không”. Thế mà ngài lại cứ trả lời theo cái kiểu nước đôi, không dứt khoát. Chính điều đó khiến tôi chán ghét cả phương pháp của ngài lẫn hoạt động thực hành của ngài. – Ông căm ghét hoạt động thực hành của tôi. Điều đó đã rõ... Tuy nhiên, trên thực tế ông đã từ trại tập trung chạy trốn thẳng đến chỗ tôi. Giải thích điều đó kể cũng thú vị đấy nhỉ? – Điều đó một lần nữa chứng tỏ rằng trong mỗi con người, như ngài nói, đều tồn tại một thượng đế và một con khỉ. Nếu như thượng đế chỉ có mặt trong tôi, chắc hẳn tôi đã chẳng chạy đến với ngài, sẽ chẳng bỏ trốn, mà có lẽ ở lại để nhận cái chết từ tay bọn đao phủ SS, có lẽ tôi đã chìa má bên kia ra cho chúng, để thức tỉnh tính người trong lòng chúng. Giá thử ngài sa vào tay chúng, không biết ngài sẽ chìa má bên kia ra, hay sẽ cố tránh đòn, thưa ngài giám mục? – Thế nào là chìa má bên kia? Ông lại gán cái câu chuyện ngụ ngôn tượng trưng vào bộ máy thực tế của nhà nước quốc xã rồi. Chìa má ra trong ngụ ngôn là một chuyện. Như tôi đã nói với ông, đó là chuyện ngụ ngôn về lương tâm con người. Còn việc sa vào cái bộ máy không thèm hỏi anh xem anh có định chìa má bên kia ra hay không, lại là chuyện khác. Rơi vào cái bộ máy mà về nguyên tắc và tư tưởng của nó đã mất hết lương tri thì... Tất nhiên, không đáng đối xử với cái máy, hoặc với một hòn đá chắn đường hoặc với một bức tường mà ta vấp phải, như đối xử với một sinh vật khác. – Thưa ngài giám mục, kể ra hơi bất tiện, có lẽ tôi động chạm đến bí mật của ngài, nhưng phu nhân Eisenstat có nói với tôi rằng... Có thể cô ta https://thuviensach.vn lỡ lời và tôi không dám đặt câu hỏi này với ngài... Nhưng hình như ngài đã từng có mặt ở Sở Gestapo thì phải? – Tôi biết trả lời ông như thế nào nhỉ? Phải, tôi đã có mặt ở đó... – Thế là rõ. Ngài không muốn đề cập đến vấn đề ấy, vì nó là câu hỏi đau lòng đối với ngài. Nhưng thưa giám mục, ngài có nghĩ rằng sau khi chiến tranh kết thúc, các con chiên của ngài sẽ không tin ở ngài nữa hay không? – Thiếu gì người có mặt ở Sở Gestapo. – Thế nếu như người ta bảo nhỏ các con chiên rằng, với tư cách là một kẻ phá hoại, vị giám mục của họ đã được bố trí vào ngồi chung xà lim với những người tù không bao giờ quay về nữa, thì sao? Mà những người được trở về như ngài chỉ là một phần triệu thôi... Con chiên sẽ chẳng tin ngài lắm đâu... Lúc ấy, ngài biết truyền bá sự thật của mình cho ai? – Tất nhiên, nếu tác động tới con người bằng những phương pháp đó thì có thể tiêu diệt bất kỳ ai cũng được. Trong trường hợp ấy, vị tất, tôi có thể cứu vãn nổi tình thế của tôi bằng bất cứ cách nào. – Ngài sẽ làm gì lúc đó? – Lúc đó ư? Phải bác bỏ. Bác bỏ bằng tất cả khả năng mà tôi có, bác bỏ cho tới lúc người ta tin ở tôi. Nếu người ta không tin, thì về thực chất bên trong, coi như tôi đã chết rồi. – Thực chất bên trong. Nghĩa là xương thịt vẫn còn, vẫn sống. – Tùy Chúa phán xử. Tôi còn sống là còn sống. – Tôn giáo của ngài chống lại việc tự sát phải không? – Chính vì lẽ đó mà tôi sẽ không tự sát. – Ngài sẽ làm gì khi mất khả năng truyền đạo? – Dù không còn truyền đạo nữa, tôi vẫn cứ tin. – Thế tại sao ngài không chọn cho mình một lối thoát khác là cùng lao động với tất cả mọi người? https://thuviensach.vn – Ông gọi thế nào là “lao động”? – Là khiêng đá để xây dựng lâu đài khoa học chẳng hạn. – Nếu xã hội chỉ cần một người tốt nghiệp khoa thần học đi khiêng đá, thì tôi chẳng có gì để nói chuyện với ông. Như thế thì quả thực là thà bây giờ tôi quay về trại tập trung và chui vào lò thiêu xác còn hơn... – Tôi chỉ đặt câu hỏi, “nếu như” thôi. Tôi rất thú vị, nếu được biết giả thuyết của ngài, nghĩa là ý nghĩ của ngài sau này. – Ông cho rằng một người truyền đạo cho con chiên là một tên đại bịp, một kẻ vô công rồi nghề ư? Ông không coi đó là một việc làm ư? Theo ông, khiêng đá mới là lao động, còn tôi, tôi cho rằng lao động tinh thần ngang hàng với bất kỳ thứ lao động nào khác, lao động tinh thần là loại đặc biệt quan trọng. – Chính tôi làm nghề viết báo, và các bài phóng sự của tôi đã bị đầy đọa cả từ phía bọn quốc xã, lẫn từ phía đạo thiên chúa chính thống của ngài. – Chúng bị đạo Thiên chúa chính thống lên án, vì một nguyên nhân sơ đẳng là ông đã lý giải không đúng về bản thân con người. – Tôi không giải thích con người. Tôi vạch ra cái thế giới của bọn lưu manh và đĩ điếm đang sống chui lủi trong các hầm nhà ở Bremen và Hamburg. Nhà nước Hitler gọi việc ấy là sự vu khống một cách đáng ghê tởm đối với chủng tộc thượng đẳng, còn nhà thờ thì gọi việc ấy là sự vu khống con người. – Chúng tôi không sợ sự thật của cuộc đời. – Các ngài rất sợ! Tôi đã vạch ra rằng những con người khốn nạn kia cố tìm đến nhà thờ ra sao và nhà thờ đã xua đuổi họ như thế nào; chính đám con chiên đã xua đuổi họ, còn các vị linh mục thì không dám phản đối con chiên. – Tất nhiên là không thể phản đối. Tôi không lên án ông về sự thật. Tôi không lên án ông về việc ông vạch ra sự thật. Tôi bất đồng ý kiến với https://thuviensach.vn ông trong cách dự báo con người tương lai kia. – Thưa giám mục, thế ngài không có cảm giác rằng những câu trả lời của ngài chứng tỏ ngài là một chính khách, chứ không phải là người chăn con chiên hay sao? – Chẳng qua ông chỉ nhìn thấy ở tôi cái gì hợp với quan niệm của ông. Ông nhìn thấy trong tôi cái đường viền chính trị, mà đường viền này mới chỉ tạo nên một mặt phẳng. Cũng hệt như có thể thấy chiếc thước tính logarit là cái có thể dùng để đóng đinh. Thước tính logarit có thể dùng để đóng đinh, nó có chiều dài và sức nặng. Nhưng đó mới chỉ là một cách nhìn cho phép thấy được chức năng thứ mười, thứ hai mươi của vật thể, trong khi đó người ta có thể dùng thước tính logarit để tính toán, chứ không chỉ dùng để đóng đinh. – Thưa ngài giám mục, tôi đặt câu hỏi, còn ngài, đã không trả lời, lại còn đóng đinh vào người tôi. Ngài rất khôn khéo biến tôi từ người lục vấn thành kẻ phải trả lời. Ngài lập tức biến tôi từ người đi tìm tín ngưỡng thành kẻ tà giáo. Tại sao ngài lại nói rằng ngài đứng trên cuộc xâu xé, trong khi chính ngài cũng đang đứng giữa cuộc xâu xé đó? – Đúng là tôi đang đứng giữa cuộc chiến tranh xâu xé, nhưng tôi chiến đấu chống lại bản thân chiến tranh. – Ngài rất duy vật trong khi tranh luận. – Tôi đang tranh luận với nhà duy vật mà lại. – Nghĩa là ngài có thể chiến đấu với tôi bằng vũ khí của tôi? – Tôi buộc phải làm như thế. – Ngài hãy nghe đây... Vì quyền lợi của các con chiên của ngài, mà tôi cần ngài bắt liên lạc với các bạn của tôi. Tôi sẽ trao địa chỉ cho ngài. Tôi tin cậy trao cho ngài địa chỉ các đồng chí của tôi... Ngài giám mục, ngài sẽ không phản bội những người vô tội... – Lại thế rồi! Tôi đã trả lời ông... https://thuviensach.vn Nghe xong đoạn băng ghi âm đó, Stierlitz vội đứng dậy, bước lại bên cửa sổ để khỏi bắt gặp cái nhìn của kẻ hôm qua cầu xin sự giúp đỡ của vị giám mục, còn hôm nay thì đang nhếch mép cười trong khi nghe tiếng nói của mình. Hắn đang uống rượu cognac và rít thuốc lá liên tiếp. – Ở chỗ ông giám mục không được hút thuốc à? – Stierlitz hỏi, không quay mặt lại. Anh đứng bên chiếc cửa sổ – to tướng, choán hết bức tường – và ngắm những con quạ đang tranh nhau miếng bánh mì; người gác cổng được lĩnh hai suất một ngày và rất thích chim. Bác ta không biết rằng Stierlitz là sĩ quan tình báo SD, nên tin chắc rằng biệt thự này hẳn là của những người ái nam ái nữ, hoặc là của các thương gia lớn: chưa có một phụ nữ nào lui tới đây bao giờ, và khi đám đàn ông gặp mặt nhau thì họ trò chuyện rất khẽ, các món ăn toàn loại đặc biệt, thượng hảo hạng, thức uống thì phổ biến là của Mỹ. – Vâng, ở đấy tôi khổ sở vì không được hút thuốc. Lão già thì cứ huyên thuyên trong khi tôi thèm thuốc đến chết được... Gã điệp viên này tên là Klaus. Người ta tuyển mộ hắn cách đây hai năm. Hắn tự đến xin được tuyển mộ; cái tay nguyên là thợ sửa bản in này thích những cảm giác giật gân. Hắn làm việc hết sức khôn khéo, thường tước khí giới của những người tiếp chuyện với mình bằng những lập luận thành thực và gay gắt. Hắn được phép nói tất cả mọi chuyện, cốt sao công việc có kết quả nhanh chóng là được. Càng quen biết lâu và xem xét kỹ con người Klaus, Stierlitz càng thấy sợ hắn. “Hay là hắn mắc bệnh, – có lần Stierlitz nghĩ bụng, – Khát vọng phản bội cũng là một thứ bệnh đặc biệt. Kể cũng đáng chú ý: Klaus hoàn toàn phản đối Lombroso*. Hắn đáng sợ hơn tất cả bọn tội phạm mà mình đã gặp, thế mà bề ngoài hắn lại có vẻ đáng kính và dễ thương đến thế...” Cesare Lombroso (1835 – 1909) – bác sĩ tâm thần và nhà hình pháp học người Ý, kẻ đề xướng khuynh hướng nhân loại học phản động trong hình luật tư sản. https://thuviensach.vn Stierlitz quay lại bàn, ngồi xuống trước mặt Klaus và mỉm cười với hắn. – Thế nào? – anh hỏi. – Nghĩa là anh tin rằng lão già sẽ thu xếp việc liên lạc ổn thỏa cho anh chứ gì? – Vâng, vấn đề ấy đã được giải quyết. Tôi thích làm việc với bọn trí thức và cố đạo hơn cả. Ngài biết không, được quan sát một con người đang đi tới chỗ chết thực là thú vị lạ lùng. Đôi lúc, thậm chí tôi muốn bảo chúng: “Đứng lại! Thằng ngốc! Mày đi đâu thế?!”. – Ồ, không nên nói thế, – Stierlitz bảo hắn, – như vậy là thiếu khôn ngoan. – Ngài có cá hộp không? Thiếu món cá, tôi phát điên lên được. Cá có nhiều chất phospho lắm. Các tế bào thần kinh đòi hỏi... ngài ạ. – Tôi sẽ thết anh những món cá hộp ngon tuyệt. Anh thích loại nào? – Tôi mê loại ngâm dầu olive... – Tôi hiểu rồi... của nước nào, hàng nội hay là... – “Hay là”, – Klaus cười nhắc lại. – Dù như thế là thiếu lòng ái quốc, song tôi vẫn thích các món ăn và thức uống của Mỹ hoặc Pháp... – Tôi sẽ tặng anh cả một thùng hộp cá Sardine Pháp chính cống. Nó ngâm dầu olive, thơm nức... tha hồ nhiều chất phospho... Anh biết không, hôm qua tôi có xem cặp hồ sơ về anh... – Tôi sẵn sàng trả một giá rất đắt để được xem nó, dù chỉ liếc bằng một con mắt... – Không hấp dẫn lắm như anh tưởng đâu... Khi anh cười, nói, phàn nàn rằng anh đang đau gan, thì điều đó gây một ấn tượng nhất định rằng trước lúc đó anh vừa hoàn thành một chiến dịch hóc hiểm... Còn trong cặp hồ sơ về anh thì chán lắm: toàn những báo cáo với tố giác; lẫn lộn tất cả: anh tố giác người ta và người ta tố giác anh... Không, xem nó chán lắm... Đáng chú ý là điểm khác kia; tôi đã tính rằng, căn cứ vào các báo cáo của https://thuviensach.vn anh, nhờ sáng kiến của anh, chính quyền đã tóm cổ chín mươi bảy người... Mà tất cả số người ấy đều không hé răng nói một lời về anh. Tất cả, không trừ một ai. Mặc dù Sở Gestapo hỏi cung chả đến nỗi kém đâu... – Ngài kể chuyện ấy với tôi làm gì? – Tôi cũng chả biết.Thử phân tích xem sao thôi. Anh có thấy đau lòng, khi những người đùm bọc anh bị bắt hay không? – Thế ngài nghĩ thế nào? – Tôi không biết. – Có quỷ biết được... Rõ ràng tôi cảm thấy tôi là kẻ mạnh khi giao chiến mặt đối mặt với họ. Cảnh cắn xé làm cho tôi thích thú... Sau khi bị bắt, họ sẽ ra sao... tôi không cần biết... Điều gì sẽ đến với chúng ta? Với hết thảy mọi người? – Cũng đúng như thế, – Stierlitz tán thành. – Đằng sau chúng ta là một trận đại hồng thủy. Người dẫn chúng ta toàn là những kẻ hèn hạ, nhút nhát, tham lam, chuyên tố giác lẫn nhau. Đúng là kẻ nào cũng đều như thế cả. Không thể trở nên tự do giữa đám nô lệ... Quả là như vậy. Thế thì sao không làm kẻ tự do nhất trong số những kẻ nô lệ? Phần tôi, trong tất cả những năm vừa qua, tôi luôn luôn sử dụng sự tự do hoàn toàn về tinh thần... Stierlitz hỏi: – Anh nghe đây, thế tối hôm kia có ai đến nhà ông giám mục không? – Không có ai cả... – Khoảng chín giờ... – Ngài nhầm rồi, – Klaus đáp, – ít ra thì cũng không có ai do ngài cử đến. Chỉ có một mình tôi ở đó thôi. – Có lẽ, người đến nhà giám mục là... Người của tôi đã không nhìn rõ mặt hắn. – Ngài có theo dõi nhà lão ta à? https://thuviensach.vn – Dĩ nhiên, không lúc nào ngừng... Như vậy là anh tin rằng lão già sẽ làm việc cho anh phải không? – Sẽ làm việc cho tôi. Nói chung, tôi cảm thấy mình có sứ mệnh của một người theo phái đối lập, một nhà hùng biện, một thủ lĩnh. Mọi người phải khuất phục trước sức ép và logic tư duy của tôi... – Được rồi. Anh cừ lắm, Klaus ạ. Có điều chớ nên huyênh hoang quá mức. Bây giờ hãy nói đến công việc. Anh sẽ nghỉ ngơi vài ngày ở một căn phòng của chúng tôi... Bởi vì sau đó anh sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng, mà nhiệm vụ ấy lại không thuộc phạm vi của tôi... Stierlitz nói đúng: hôm nay các đồng sự của anh ở bên Sở Gestapo có đề nghị anh cho họ mượn Klaus một tuần: ở Cologne bắt được hai gã “chơi đàn dương cầm”* người Nga. Họ bị tóm ngay trong lúc đang làm việc bên điện đài. Họ không chịu khai gì cả, cần phải gài một tay thật cứng vào cùng xà lim với họ. Không thể tìm được ai tốt hơn Klaus. Stierlitz hứa sẽ tìm Klaus và báo cho hắn biết. Tiếng lóng của bọn tình báo, mật thám Đức gọi các chiến sĩ điện đài Liên Xô hoạt động trong vùng kiểm soát của chúng. – Anh hãy lấy một tờ giấy trong chiếc cặp màu xám, – Stierlitz nói, – và hãy viết như sau: “Thưa đại tá, tôi bị mệt lử cả người. Sức tôi đã kiệt. Tôi đã làm việc tận lực, nhưng không thể tiếp tục được nữa. Tôi muốn nghỉ...”. – Viết thế này làm gì ạ? – Klaus ký tên và hỏi. – Tôi thiết nghĩ anh sẽ vui lòng đi Innsbruck nghỉ một tuần, – Stierlitz trả lời và chìa cho Klaus một xấp tiền. – Ở đấy, các câu lạc bộ sĩ quan vẫn đầy các cô nhân viên phục vụ và đám con gái vẫn vui chơi trượt tuyết trên núi như xưa. Không có bức thư này, tôi không thể tách ra cho anh một tuần lễ để anh tận hưởng hạnh phúc được. – Cảm ơn ngài, – Klaus nói, – riêng khoản tiền thì tôi còn nhiều... – Nhiều hơn nữa có gì phiền phức đâu? https://thuviensach.vn – Vâng, nói chung thì không có gì phiền phức cả. – Klaus đồng ý. Hắn cất tiền vào túi sau, – Hồi này chữa bệnh lậu đắt quá, – và hắn cười to. – Anh hãy nhớ lại một lần nữa xem: có ai nhìn thấy anh ở nhà ông giám mục không? – Có gì phải nhớ lại! Không một ai cả... – Tôi muốn nói cả người của chúng tôi. – Nói chung thì người của ngài có thể nhìn thấy tôi, nếu họ theo dõi nhà ở của lão già đó. Song vị tất... tôi không thấy ai cả. Stierlitz nhớ lại: một tuần trước đây, chính anh đã mặc bộ quần áo tù khổ sai cho hắn, trước khi đóng vở kịch truy đuổi các tù chính trị chạy qua cái làng, nơi giám mục Schlag đang sống. Anh nhớ rõ nét mặt Klaus hôm đó, cách đây một tuần: cặp mắt hắn sáng bừng vẻ hiền hậu và dũng cảm – hắn đã nhập vai rất đạt. Hôm ấy Stierlitz nói chuyện với hắn bằng giọng khác hẳn, bởi vì ngồi cạnh anh là một vị linh mục, khuôn mặt ông ta rất đẹp, có giọng nói sầu thảm và lời lẽ vô cùng chính xác. – Trên đường tới căn phòng mới của anh, chúng ta sẽ bỏ lá thư này vào hòm thư, – Stierlitz nói. – Và anh hãy bỏ một bức nữa cho ông giám mục, để gạt bỏ mọi nghi ngờ. Bức thư ấy anh hãy tự viết lấy. Tôi sẽ không quấy rầy anh. Để tôi đi pha cho anh một cốc cà-phê nữa nhé. Khi anh quay lại, Klaus đang cầm một tờ giấy. – “Trung thực có nghĩa là phải hành động, – hắn vừa cười vừa đọc, – niềm tin dựa trên cuộc đấu tranh. Tuyên truyền cho lòng trung thực và danh dự mà hoàn toàn ngồi bó tay là phản bội: phản bội cả con chiên lẫn chính mình. Con người có thể tha thứ cho thái độ thiếu trung thực của mình, nhưng con cháu thì không đời nào. Bởi vậy, tôi không thể tha thứ cho tình trạng ngồi bó tay của mình. Không hành động gì còn tệ hơn cả sự bội phản. Tôi đi đây. Ngài hãy tự biện bạch lấy. Cầu chúa giúp đỡ ngài.” Viết như thế có được không, thưa ngài đại tá? – Hay lắm. Anh cho biết, anh đóng kịch với chính mình phải không? https://thuviensach.vn – Dĩ nhiên. Tôi sống hàng nghìn năm, bởi vì trong khi làm việc với người này người nọ, tôi đóng kịch với chính mình: tôi không còn là người đứng trước ngài nữa, mà là một người khác chính tôi cũng không quen biết, một người dũng cảm, khỏe mạnh, đẹp đẽ và bất ngờ... – Anh không thử viết văn xem sao? – Không ạ. Nếu như tôi viết văn được thì tôi đã chẳng trở thành... – Klaus bỗng ngừng bặt và liếc trộm Stierlitz. – Nói tiếp đi, anh chàng lập dị... Chúng ta đang trò chuyện cởi mở với nhau kia mà. Anh muốn nói rằng, nếu như anh biết viết văn, thì anh đã chẳng làm việc cho chúng tôi phải không? – Có một cái gì đó gần giống như thế. – Không giống như thế đâu, – Stierlitz sửa lại, – chính là anh muốn nói như vậy. Phải không nào? – Đúng thế ạ. – Cừ lắm. Với tôi, anh nói dối chẳng ích lợi gì. Chẳng ích lợi gì đâu. Anh uống whisky đi, rồi chúng ta lên đường. Tối hẳn rồi, máy bay địch sắp ném bom đấy. – Phòng ở cách xa đây không ạ? – Ở trong rừng, cách đây chừng mười cây số. Ở đấy yên tĩnh lắm, anh sẽ đánh một giấc đến tận sáng mai. Khi đã ngồi trong xe, Stierlitz hỏi: – Lão già có nói gì đến cựu thủ tướng Brüning* không? Heinrich Brüning, một chính khách phản động người Đức, trong những năm 1930 – 1932 từng giữ chức thủ tướng Đức. – Tôi đã viết trong báo cáo gửi ngài rằng lão ta lập tức thu mình lại. Tôi ngại không dám khai thác lão nữa… – Anh đã làm đúng... Lão già cũng không đả động gì đến Thụy Sĩ à? https://thuviensach.vn – Hoàn toàn im lặng. – Thôi được. Chúng ta sẽ tìm cách khác. Điều quan trọng là lão ta đã nhận lời giúp đỡ một người cộng sản. Chà, cái lão giám mục này! Stierlitz giết chết Klaus bằng một phát đạn bắn vào thái dương. Anh không nói cho hắn biết, như người ta thích diễn tả trên màn ảnh, vì sao và nhân danh ai anh giết hắn. Hai người đứng trên bờ hồ khi máy bay đồng minh bắt đầu kéo đến bắn phá. Đây là khu vực cấm, nhưng trạm gác – điều này Stierlitz biết rất rõ – ở cách đây hai cây số. Trong khi máy bay đánh phá, ai có thể nghe thấy một tiếng súng lục khô khan? Anh tính rằng Klaus sẽ ngã từ trên bậc bê tông xuống nước – trước đây người ta vẫn ngồi câu cá ở chỗ này – do đó sẽ không để lại vết máu trên bậc bê tông. Kể ra cái ấy cũng chẳng quan trọng, bởi vì đêm nào chẳng có mưa tuyết. Như thế thì một vết máu trên bậc bê tông giữa khu vực cấm chả có gì đáng ngại. Hay nói đúng hơn là hoàn toàn không có gì nguy hiểm. Klaus lặng lẽ đổ xuống nước như một bao cát, Stierlitz ném khẩu súng lục xuống chỗ hắn ngã (giả thuyết về việc tự sát do thần kinh căng thẳng tột độ được xây dựng một cách chính xác; hai bức thư do chính bàn tay Klaus viết), anh cởi găng tay và đi qua rừng tới chỗ xe ô tô của mình. Từ đấy tới “Andorf” bốn mươi cây số. Giám mục Schlag sống ở xóm đó. Stierlitz tính rằng một tiếng sau anh sẽ tới đó, – anh đã dự kiến hết thảy mọi điều, kể cả khả năng đưa ra chứng cớ thời gian chứng tỏ mình không dính dáng đến vụ giết người vừa rồi... “Trung tâm gửi Yustas, Đồng chí có biết về những cuộc tiếp xúc giữa bọn quốc xã với các nhà ngoại giao phương Tây ở Stockholm hay không? Và nếu có biết, thì cụ thể là gì? Đồng chí biết gì về Kleist, cộng sự của Ribbentrop, không?” “Yustas gửi Trung tâm, https://thuviensach.vn Theo tôi, hiện nay chưa thể có bất cứ sự tiếp xúc đáng kể nào giữa bọn quốc xã với phương Tây. Theo lệnh Hitler, thống chế SS Himmler tuyên bố rằng hắn sẽ xử tử tất cả những tên phản bội nào dám tiếp xúc với Đồng minh. Tiến sĩ Kleist là kẻ thông tin của Gestapo ở Bộ Ngoại giao. Theo chỗ tôi được biết, trước đây hắn không hề có mối liên hệ đáng kể nào với phương Tây. Sứ mệnh của hắn ở Stockholm liên quan đến các vấn đề biên bản, và theo nguồn tin của tôi, hắn không được trao bất cứ nhiệm vụ nào về việc thiết lập mối liên lạc với các nước Đồng minh. YUSTAS” Kẻ cầm đầu Cục an ninh SD của Đức quốc xã, Ernst Kaltenbrunner, nói giọng thủ đô Vienna rõ rệt. Hắn biết rằng Quốc trưởng và Himmler tức giận về điều đó, bởi vậy đã có thời kỳ hắn theo học một nhà ngữ âm học tài ba, để học cách nói giọng Đức chính cống. Nhưng ý đồ ấy chẳng ăn thua gì, vì hắn yêu thích thủ đô Vienna, say sưa với nó, nên không thể bắt mình dùng thứ tiếng “chính thống”, thay thế cái thổ ngữ thành Vienna vui tươi – tuy quả có hơi tục tĩu của mình, – dù chỉ mỗi ngày một giờ đồng hồ. Cho nên, gần đây Kaltenbrunner không sắm vai người Đức nữa, và hắn ăn nói với tất cả mọi người bằng cái giọng mà hắn đã quá quen: giọng thủ đô Vienna. Với cấp dưới, hắn thậm chí không nói theo giọng thủ đô Vienna, mà theo thổ ngữ Innsbruck: giọng nói của những người Áo ở miền núi hết sức đặc biệt, và đôi khi Kaltenbrunner thích làm cho các nhân viên trong bộ máy của hắn cuống lên: họ rất sợ hỏi lại hắn một từ mà họ nghe chưa rõ và cảm thấy vô cùng lúng túng, hoang mang. – Không phải Sibelite, mà là Stierlitz, – Kaltenbrunner cười hô hố vào ống nói, – theo tôi, trong số nhân viên biên chế làm gì có ai là Sibelite. Còn điệp viên của các anh thì tôi để ý làm gì. Phải rồi! Đúng Stierlitz, và nếu tìm thấy thì lại tôi ngay. Cảm ơn. Tôi chờ. Hắn nhìn thượng tướng SS Müller, kẻ cầm đầu Gestapo và nói: https://thuviensach.vn – Tôi không muốn làm cho ngài khó chịu và nghi ngờ đối với những đồng chí trong Đảng và các cộng sự cùng các bạn chiến đấu của ngài, nhưng sự việc thực tế chứng tỏ mấy điểm sau đây. Một là, tuy gián tiếp, song dẫu sao Stierlitz vẫn dính dáng tới thất bại của chiến dịch Krakow. Ông ta có mặt ở đó, nhưng vì những hoàn cảnh khôn khéo lạ lùng mà thành phố ấy vẫn nguyên vẹn, trong khi lẽ ra nó phải tan thành mây khói. Hai là, ông ta điều tra vụ quả tên lửa “Fau-2” mất tích, nhưng không tìm thấy tên lửa đó, và tôi cầu Chúa để cho nó chìm nghỉm trong các đầm lầy ở vùng hội lưu giữa sông Wisla với sông Vistula... Ba là, hiện giờ ông ta vẫn đang điều tra hàng loạt vấn đề liên quan tới vũ khí trừng phạt và tuy rằng chưa thấy những thất bại rõ rệt, song chúng ta cũng chả thấy công việc tiến triển hay có thắng lợi đáng kể nào. Mà điều tra không có nghĩa là chỉ gài vào những người trái quan điểm, mà còn có nghĩa là phải giúp đỡ những người đang suy nghĩ một cách chính xác và có triển vọng… Bốn là, ông ta có nhiệm vụ truy tìm chiếc đài phát di động đang hoạt động – căn cứ vào mật mã – phục vụ cơ quan tình báo chiến lược của bọn Bolshevik, thế nhưng nó vẫn tiếp tục hoạt động ở vùng ngoại ô Berlin như cũ. Thưa ngài Müller, tôi sẽ rất vui mừng, nếu ngài lập tức phủ nhận mọi nghi ngờ của tôi mà không chờ người của tôi mang hồ sơ về ông ta đến. Tôi có cảm tình với Stierlitz, và tôi muốn ngài trao cho tôi các tài liệu minh chứng có thể bác bỏ những mối nghi ngờ bỗng nhiên nảy ra trong đầu tôi. Müller vừa làm việc suốt đêm qua, mới chợp mắt được một lúc, hai bên thái đương đang đau nhức, nên y trả lời nghiêm trang, chứ không quen đùa cợt như mọi khi: – Tôi chưa bao giờ có bất cứ dấu hiệu nào để nghi ngờ anh ta. Còn sai lầm và thất bại trong công tác của chúng ta thì vị tất đã có ai dám bảo đảm là sẽ không mắc phải. – Nghĩa là ngài cho rằng tôi lầm to chứ gì? Câu hỏi của Kaltenbrunner rõ ràng pha chút gay gắt, cho nên, tuy mệt mỏi, Müller cũng đã hiểu điều đó. https://thuviensach.vn – Sao lại thế được... – y trả lời, – Cần phải phân tích mối nghi ngờ vừa nảy ra ở tất cả mọi phía, nếu không thì người ta nuôi bộ máy của tôi để làm gì?.. Nếu không, có thể coi chúng tôi như một lũ vô công rồi nghề, trốn tránh mặt trận. Ngài còn có bằng chứng nào nữa không? – Müller hỏi. Kaltenbrunner im lặng, di di điếu thuốc lá trên môi, sợi thuốc rơi vào cổ họng làm y ho sặc sụa hồi lâu; mặt y tái xanh, gân cổ cuộn lên đỏ tía. – Biết nói với ngài thế nào nhỉ, – Kaltenbrunner lau nước mắt tự nhiên chảy ra, trả lời. – Thậm chí tôi chưa biết nói với ngài thế nào... Tôi đã yêu cầu ghi âm những cuộc trò chuyện giữa ông ta với người của chúng tôi mấy ngày liền. Những người mà tôi tin tưởng tuyệt đối thường nói với nhau về tình hình bi đát hiện nay, về sự ngu ngốc của giới quân sự nước ta, về sự đần độn của Ribbentrop, về thằng khờ Goering, về sự khủng khiếp đang chờ đợi tất cả chúng ta, khi bọn Nga tiến vào Berlin... Thế nhưng Stierlitz lại nói: “Toàn chuyện vớ vẩn, tất cả đều tốt đẹp, tình hình phát triển bình thường”... Lòng ái quốc và lòng ái mộ với Quốc trưởng không phải thể hiện ở chỗ mù quáng lừa dối các bạn đồng sự của mình... Tôi tự hỏi, liệu ông ta có phải là thằng ngốc hay không? Bởi vì ở nước ta cũng chẳng ít những kẻ ngu ngốc luôn miệng nhắc lại một cách thiếu suy nghĩ các câu nói vô nghĩa của Goebbels. Không, ông ta không phải là thằng ngốc. Thế thì tại sao ông ta lại nói dối? Hoặc giả ông ta không tin bất cứ ai, hoặc giả ông ta sợ một cái gì đó, hoặc giả ông ta trù tính một kế hoạch nhất định và muốn mình hoàn toàn trong sạch. Trong trường hợp này, ông ta trù tính kế hoạch gì vậy? Mọi chiến dịch của ông ta phải có lối thoát ra ngoại quốc, tới các nước trung lập... Và tôi tự hỏi, liệu ông ta có từ đó trở về hay không? Và nếu trở về, thì ở bên ấy, ông ta có liên hệ với các phần tử chống đối hay những tên khốn kiếp hay không? Tôi không tài nào trả lời chính xác được, dù là khẳng định hay phủ nhận… Tất cả những điểm Kaltenbrunner kể ra lúc trước đều được Müller đánh giá không đáng một xu, bởi vì Kaltenbrunner chỉ là một tình báo viên nghiệp dư. Nhưng điều hắn vừa nói buộc Müller phải thầm khen óc phân https://thuviensach.vn tích của viên thượng tướng. Cái điều vặt vãnh mà hắn vừa nói rọi vào Stierlitz từ một phía hoàn toàn bất ngờ. Müller hỏi: – Đầu tiên, ngài cần xem hồ sơ về anh ta, hay là để tôi điều tra luôn? – Ngài hãy cầm luôn đi, – Kaltenbrunner khôn ngoan đáp, vì hắn đã kịp nghiên cứu kỹ tài liệu rồi, – Bây giở tôi phải tới gặp Quốc trưởng đây. Müller nhìn Kaltenbrunner dò hỏi. Y chờ đợi hắn kể một vài tin tức nóng hổi nào đó từ dưới hầm ngầm của Hitler mang về, nhưng Kaltenbrunner không nói gì. Hắn kéo ngăn bàn bên dưới lấy chai rượu cognac “Napoleon” ra, đẩy chiếc ly về phía Müller và hỏi: – Ngài uống đã nhiều chưa? – Tôi chưa nhấp một ngụm nào cả. – Thế sao mắt ngài đỏ ngầu? – Tôi không ngủ, vì công việc về Praha nhiều quá; người của tôi đã bám được vào đuôi các nhóm cộng sản bí mật. Tình hình ở đó trong vài tuần tới chắc sẽ thú vị lắm. – Kruger sẽ là trợ thủ đắc lực của ngài. Về mặt công vụ, ông ta là một tay rất cừ, tuy rằng óc tưởng tượng hơi tồi. Ngài hãy uống đi, rượu cognac sẽ làm cho người sảng khoái. – Ngược lại rượu cognac khiến tôi mệt mỏi và buồn ngủ. Tôi thích rượu vodka hơn. – Loại rượu cognac này không làm cho ngài buồn ngủ đâu, – Kaltenbrunner mỉm cười và nâng chiếc ly của mình lên. – Nào, cạn chén! Hắn uống liền một hơi, và yết hầu của hắn đưa lên đưa xuống nhanh như yết hầu của những kẻ nghiện rượu nặng. “Hắn uống ghê thật”, – Müller nhận xét, miệng nhấm nháp từng ngụm nhỏ, – “chắc hắn sắp rót thêm ly nữa cho mà xem”. https://thuviensach.vn Kaltenbrunner châm một điếu thuốc lá “Karo”, loại thuốc nặng và rẻ tiền nhất, rồi hỏi: – Thế nào, ngài làm thêm ly nữa chứ? – Cảm ơn, – Müller đáp, – rất vui lòng. Loại cognac này quả là tuyệt diệu. https://thuviensach.vn | Chương 2 | Stierlitz định bụng rằng hôm nay anh sẽ nghỉ việc sớm hơn một chút, để từ phố Hoàng tử Albrecht đánh xe đến Nauen: ở đấy, trong cánh rừng, giữa ngã ba đường có một tiệm ăn nhỏ của Paul. Cũng như một năm hay năm năm về trước, con trai của Paul là Thomas cụt chân không hiểu bằng cách nào vẫn xoay được khoản thịt lợn để thết các khách hàng quen của mình món bắp cải bọc thịt hầm, hay ít nhất thì cũng có món sốt-vang thỏ ăn với củ cải ngâm giấm. Những lúc máy bay không ném bom, tưởng như chẳng có chiến tranh gì cả, bởi lẽ, hệt như ngày xưa, chiếc máy thu thanh quay đĩa vẫn hoạt động và cái giọng trầm của Bruno Warnke vẫn hát: “Ôi, cảnh Mogelsee đẹp biết chừng nào...” Nhưng Stierlitz thế là không nghỉ việc sớm hơn được. Holtoff làm bên Vụ IV của Gestapo ghé lại chỗ anh và nói: – Tôi hoàn toàn rối trí mất rồi. Hoặc là thằng tù của tôi bị bệnh tâm thần, hoặc là phải chuyển nó sang bên cơ quan tình báo của các anh, bởi vì nó ăn nói hệt như bầy lợn Anh-cát-lợi đang kêu gào trên đài phát thanh vậy. Stierlitz đi sang phòng làm việc của Holtoff và ngồi ở đó đến bẩy giờ tối để nghe những lời lẽ điên khùng của một nhà thiên văn học bị Sở Gestapo ở Wannsee bắt ngày hôm kia. Ông ta đi rải những tờ truyền đơn do chính tay ông ta viết. Mỗi tờ có một nội dung khác nhau. Holtoff đẩy về phía Stierlitz cả một tập. Stierlitz bắt đầu chọn các tờ giấy xé từ vở học sinh ra, trong đó có ghi: “Hỡi những người Đức! Hãy mở mắt ra! Bọn thủ lĩnh mất trí của chúng ta đang dẫn chúng ta đến chỗ chết! Thế giới nguyền rủa chúng ta! Hãy chấm dứt ngay chiến tranh! Hãy đầu hàng đi!” Số tờ truyền https://thuviensach.vn đơn có nội dung như thế nhiều hơn cả. Những tờ khác viết ngắn gọn hơn: “Cầm đầu nước Đức là những thằng điên! Đả đảo Hitler! Hòa bình cho đất nước!” Và giờ đây, ngồi trên chiếc ghế đẩu gắn chặt xuống sàn, nhà thiên văn học lại kêu lên, không biết đến lần thứ mấy, một cách điên dại: – Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa! Không thể! Tôi không thể! Tôi muốn sống! Sống một cách bình thường, đơn giản, các người có hiểu hay không! Dưới chế độ phát xít, tư bản hay Bolshevik đều được cả! Tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi nghẹn thở trước sự mù quáng, ngu ngốc, điên cuồng của các người! – Đứa nào ra lệnh cho mày viết truyền đơn? – Holtoff nhắc lại câu hỏi, theo đúng phương pháp lấy cung, giọng không quát tháo. – Tự mày không thể đi đến mức khốn nạn như thế được. Đứa nào trao nội dung các tờ truyền đơn cho mày? Bàn tay mày đã bị ý muốn của kẻ địch dắt dẫn, bày vẽ. Mày đã đánh hơi và kết bạn với kẻ thù nào của nước Đức, ở đâu và bao giờ? – Tôi chẳng đánh hơi và kết bạn với ai hết! Tôi sợ phải nói với chính bản thân tôi! Tôi sợ hết thảy! – nhà thiên văn học hét to. – Chẳng lẽ các người không có mắt hay sao?! Chẳng lẽ các người không hiểu rằng giờ cáo chung đã điểm rồi?! Chúng ta đã tan nát! Chẳng lẽ các người không hiểu rằng mỗi sự hy sinh thêm lúc này đều là sự dã man hay sao! Các người luôn mồm ra rả nói rằng các người sống vì dân tộc! Vậy thì các người hãy cút đi! Các người hãy giúp đỡ những gì còn lại của dân tộc! Các người dồn những đứa trẻ bất hạnh vào chỗ chết! Các người là những kẻ cuồng tín, những kẻ cuồng tín tham tàn leo lên nắm chính quyền! Các người no nê phè phỡn, các người hút những loại thuốc lá đắt tiền và uống cà phê thả cửa! Hãy để cho chúng tôi được sống như những con người, chứ không phải như những kẻ nô lệ câm lặng! – Nhà thiên văn học đột nhiên dừng lại, lau mồ hôi hai bên thái dương rồi thấp giọng kết luận: – Hoặc giả các người hãy giết chết tôi tại đây mau lên, để tôi khỏi phát điên vì hiểu ra sự bất lực https://thuviensach.vn của bản thân mình và sự ngu muội của cái dân tộc mà các người đã biến thành một bầy cừu hèn nhát. – Rồi hẵng, – Stierlitz lên tiếng. – Kêu thét chưa phải là lý lẽ thuyết phục. Ông có đề nghị gì cụ thể không nào? – Ngài bảo sao? – nhà thiên văn sợ hãi hỏi. Giọng nói điềm tĩnh, từ tốn, xen lẫn nụ cười của Stierlitz đã gây nên ấn tượng trái ngược đối với nhà thiên văn học: từ lúc bị bắt, ông ta đã quen nghe những câu thét mắng và những cái tát vào mặt, ông ta đã quen thấy như thế, chứ chưa được nghe lời nói dịu dàng. – Tôi hỏi ông có đề nghị cụ thể gì không? Chúng ta làm thế nào để cứu trẻ em, phụ nữ và các cụ già? Ông khuyên nên làm thế nào để đạt mục đích đó? Phê phán và nổi giận bao giờ cũng dễ thôi. Dựa vào một chương trình hành động sáng suốt mới là cái khó. – Tôi phủ nhận khoa chiêm tinh học, – sau hồi lâu suy nghĩ, nhà thiên văn học chậm rãi đáp, – nhưng tôi bái phục khoa thiên văn. Người ta đã triệt bỏ mất khoa thiên văn của tôi ở thành phố Bonn... – Vì thế mà mày nổi khùng phải không, hở đồ chó? – Holtoff quát to. – Đợi một chút đã, – Stierlitz nói và cau mày khó chịu, – không nên quát ầm lên như thế... Mời ông nói tiếp... – Chúng ta đang sống trong năm mặt trời không yên tĩnh. Những vụ nổ của các tai lửa, việc truyền thêm một khối lớn năng lượng mặt trời ảnh hưởng tới các thiên thể, các hành tinh và các ngôi sao, ảnh hưởng tới nhân loại nhỏ bé của chúng ta... – Chắc ông nhìn sao trên trời có thể tiên đoán được chuyện gì đó, – Stierlitz ngắt lời ông ta, – cho nên ông mới điên đầu lên phải không? – Nhìn sao đoán số chỉ là linh tinh, thậm chí có thể là một giả thuyết thiên tài nhưng không chứng minh được. Không, tôi xuất phát từ một giả thuyết thông thường, chứ hoàn toàn không có ý đồ nêu ra một giả thuyết thiên tài. Đó là mối tương tác giữa mỗi sinh vật sống trên trái đất với mặt https://thuviensach.vn trời và các vì sao... Và mối tương tác ấy giúp tôi đánh giá chính xác hơn, tỉnh táo hơn mọi sự kiện đang diễn ra trên mảnh đất của Tổ quốc tôi... – Tôi sẽ rất thú vị nếu nói chuyện tỉ mỉ hơn với ông về đề tài đó, – Stierlitz nói, – Chắc anh bạn tôi sẽ cho phép ông trở về xà-lim nằm nghỉ vài hôm, rồi chúng ta sẽ quay lại câu chuyện này. Khi nhà thiên văn học được dẫn đi, Stierlitz nói: – Ở mức độ nào đó, người này đang ở trong tình trạng tâm thần không bình thường, anh không thấy à? Tất cả các nhà bác học, văn sĩ, diễn viên đều có trạng thái tâm thần không bình thường theo kiểu riêng của họ. Phải có phương pháp tiếp cận riêng đối với họ, vì họ sống theo một lối sống do họ tự nghĩ ra. Anh hãy gửi lão già lập dị này đến bệnh viện của chúng ta cho họ giám định xem sao. Hiện thời chúng ta có quá nhiều công việc quan trọng, nên chẳng đáng tốn thì giờ vô ích cho những tên bẻm mép vô trách nhiệm làm gì, dù có thể chúng thuộc loại người tài năng. Giá như bây giờ là thời bình, thì chúng ta sẽ tống hắn vào trại tập trung, để người ta nhanh chóng rèn lại đầu óc hắn và sau đó hắn sẽ làm lợi cho đất nước và dân tộc bằng một hoạt động nào đó tại học viện hay trong một nhóm nghiên cứu... Còn hiện nay thì... – Nhưng nó ăn nói như một thằng Anh-cát-lợi chính cống trên đài phát thanh Luân Đôn... Hoặc như một tên đảng viên xã hội – dân chủ bám đít Moskva vậy. – Người ta sáng chế ra máy thu thanh là để nghe đài. Hắn đã nghe quá nhiều. Không sao, điều đó bình thường thôi. Bọn tình báo chúng tôi chả thèm chú ý đến chuyện đó. Vài ngày nữa, ta nên gặp lại hắn để thăm dò, xem hắn quả thực là một nhà bác học, hay chỉ là một kẻ mắc bệnh tâm thần. Nếu hắn là một nhà bác học nghiêm túc, tôi và anh sẽ đến gặp ngài Müller hay ngài Kaltenbrunner để đề nghị cấp cho hắn một khẩu phần ăn thật khá và đưa vào trong núi, ở đấy vườn hoa khoa học của chúng ta đang nở rộ. Hắn sẽ thôi ba hoa, khi được làm việc ngoài vòng bom đạn, lại có bánh mì với bơ và một ngôi nhà đủ tiện nghi giữa rừng thông. Phải thế không nào? https://thuviensach.vn Holtoff nhếch mép cười: – Nếu như mỗi người đều có một ngôi nhà trong rừng, nhiều bánh mì với bơ và ở ngoài vòng bom đạn, thì chắc chẳng có ai ba hoa cả... Stierlitz chằm chằm nhìn Holtoff, cho đến lúc hắn ta không chịu nổi cái nhìn của anh, phải tất tưởi xếp đi, đặt lại mấy chồng giấy tờ trên bàn, anh mới mỉm cười thân ái với người đồng sự cấp dưới của mình... “Bản tốc ký về cuộc họp ở dinh Quốc trưởng. Dự họp có thống chế Keitel, Jodl, công sứ Havel – đặc phái viên Bộ ngoại giao, chủ tịch của Đảng Quốc xã Bormann, thượng tướng SS Fegelein – đặc phái viên do hành dinh của thống chế SS Himmler phái tới, Bộ trưởng Công nghiệp Speer, đô đốc Voss, thiếu tá hải quân Ludde-Neutka, đô đốc von Putkamer, các sĩ quan tùy tùng, các nhân viên tốc ký. Bormann: Ai đi đi lại lại ở đằng ấy mãi thế? Ồn quá! Xin giữ trật tự cho, các ngài quân nhân. Putkamer: Tôi đã đề nghị đại tá von Belov báo cáo cho tôi biết tình hình lực lượng không quân ở Ý. Bormann: Tôi không nói đến ông ta. Mọi người đều nói cùng một lúc, điều đó luôn luôn gây nên tiếng ồn ào khó chịu. Hitler: Tôi thấy việc đó không làm phiền tôi. Ngài đại tướng này, trên bản đồ chiến sự chưa thấy ghi diễn biến tình hình ngày hôm nay ở Courland đấy. Jodl: Thưa Quốc trưởng, ngài chưa để ý kỹ đấy ạ. Mấy chỗ này là dấu mới ghi sáng hôm nay. Hitler: Chữ đề trên bản đồ quá nhỏ. Cám ơn, bây giờ thì tôi nhìn rõ rồi. Keitel: Tướng Guderian lại đòi rút các sư đoàn của chúng ta khỏi vùng Courland. https://thuviensach.vn Hitler: Đó là một kế hoạch thiếu khôn ngoan. Hiện nay quân của tướng Rendulich nằm sâu trong hậu phương quân Nga, cách Leningrad bốn trăm cây số, đang thu hút về phía mình từ bốn mươi đến bảy mươi sư đoàn Nga. Nếu chúng ta rút quân của ta ra khỏi vùng đó, tương quan lực lượng ở ngoại vi Berlin sẽ lập tức thay đổi và hoàn toàn bất lợi cho chúng ta, chứ không như tướng Guderian lầm tưởng. Trong trường hợp chúng ta rút quân khỏi vùng Courland, mỗi sư đoàn Đức ở ngoại vi Berlin sẽ phải chống chọi với ít nhất ba sư đoàn Nga. Bormann: Nên làm một nhà chính trị tỉnh táo, ngài thống chế Keitel ạ... Keitel: Tôi là quân nhân, chứ không phải là chính khách. Bormann: Đó là hai khái niệm không tách rời nhau trong thời đại chiến tranh tổng lực. Hitler: Để di chuyển quân ra khỏi vùng Courland, chúng ta cần ít nhất nửa năm, căn cứ vào kinh nghiệm chiến dịch Libau. Điều đó thật nực cười. Chúng ta chỉ được tính từng giờ, đúng là từng giờ thôi, để giành thắng lợi, căn cứ vào các sự kiện thực tế, chứ không phải vào những mơ tưởng hão huyền. Bất cứ ai có thể nhìn nhận, phân tích, kết luận, đều có trách nhiệm trả lời chỉ một câu hỏi như sau: có khả năng sắp tới giành được chiến thắng hay không? Tôi không hỏi để nghe lấy một câu trả lời cương quyết có tính chất mù quáng. Tôi không ưa niềm tin mù quáng, tôi tìm kiếm niềm tin dựa trên sự thông hiểu. Thế giới chưa hề chứng kiến một khối liên minh nghịch lý, ngược đời nào như khối các nước đồng minh hiện nay. Sự khác biệt về chất giữa các tư tưởng, khát vọng, nhân tố và tính cách có thể tạo nên một liên minh không phương hại gì đến mình, nhưng điều đó chỉ nói lên một tình thế bế tắc không lối thoát: tôi muốn nói giống như sự cầm tù ở trại tập trung. Ví dụ, ở đó, như người ta kể, các sứ thần của tòa thánh, những tên cộng sản vô thần và bọn cấp tiến Pháp có thể sống tâm đầu ý hợp trong một nhà với bọn bảo thủ Anh. Tình thế bế tắc đẻ ra liên minh. Đó là cái liên minh tuyệt vọng, liên minh vô vọng và phi chủ đích. Trong khi các mục https://thuviensach.vn đích của bọn Nga, Anh, Mỹ trái ngược hẳn nhau, thì mục đích của chúng ta hết sức rõ ràng đối với tất cả chúng ta. Trong khi chúng chuyển động do bị chi phối bởi sự khác biệt về khát vọng ý thức hệ, thì chúng ta vận động tiến lên nhờ một khát vọng duy nhất, cuộc sống của chúng ta lệ thuộc vào khát vọng ấy. Trong khi các mâu thuẫn giữa bọn chúng đang phát triển và sẽ phát triển, thì giờ đây, hơn bao giờ hết, sự thống nhất của chúng ta kết thành một khối vững chắc – sau nhiều năm gian khổ và vĩ đại, tôi đã đạt được điểm này. Phá vỡ khối liên minh giữa các kẻ thù của chúng ta bằng con đường ngoại giao hay các con đường khác đều là không tưởng. May lắm là một sự không tưởng không kèm theo thái độ hoảng loạn và thất vọng. Chỉ bằng cách giáng cho chúng những đòn quân sự, chỉ có biểu lộ tinh thần không khoan nhượng và sức mạnh dồi dào của mình, chúng ta mới thúc đẩy ngày tận số của khối đồng minh đó mà thôi. Khối đồng minh sẽ tan vỡ, khi các vũ khí chiến thắng của chúng ta gầm lên. Không có gì tác động mạnh đến các giới dân chủ phương Tây bằng sự biểu dương lực lượng. Không gì có thể làm cho Stalin tỉnh táo bằng, một mặt, thái độ lúng túng của phương Tây, mặt khác, các đòn quân sự của chúng ta. Các ngài nên nhớ rằng, hiện nay, Stalin đang tiến hành cuộc chiến tranh không phải ở vùng rừng Bryansk hay trên những cánh đồng Ukraine. Ông ta đang chỉ huy quân đội của mình trên lãnh thổ Ba-lan, Romania, Hungary. Khi đặt chân lên những mảnh đất không phải là Tổ quốc mình, quân Nga đã yếu đi, và ở mức độ nhất định, đã mất tinh thần. Nhưng lúc này tôi không chú ý tối đa đến quân Nga hay quân Mỹ. Tôi rất chú ý đến những người Đức! Chỉ có dân tộc ta mới có thể và cần phải chiến thắng! Hiện nay, cả nước ta đã trở thành một pháo đài quân sự. Cả nước ta – tôi muốn nói đến nước Đức, nước Áo, nước Na-uy, một phần nước Hungary và nước Ý, phần lãnh thổ đáng kể ở Tiệp Khắc và Bohem nằm dưới sự bảo hộ, nước Đan Mạch và một phần nước Hà Lan. Đó là trái tim của nền văn minh châu Âu. Đó là nơi tập trung sức mạnh vật chất và tinh thần. Yếu tố chiến thắng đã rơi vào tay chúng ta. Chúng ta, những quân nhân, lúc này giữ phần quyết định việc chúng ta sử dụng nhanh chóng tới mức nào yếu tố ấy để giành chiến thắng. Các ngài hãy tin ở tôi – chỉ sau mấy đòn quyết liệt đầu tiên của quân ta, https://thuviensach.vn khối đồng minh sẽ tan vỡ ngay. Những quyền lợi ích kỷ của mỗi nước trong khối đó sẽ che lấp không cho chúng nhìn thấy tầm chiến lược của vấn đề. Để giờ chiến thắng của chúng ta mau gần lại, tôi đề nghị như sau: tập đoàn quân xe tăng SS thứ sáu bắt đầu phản công ở ngoại vi Budapest, để, một mặt, bảo đảm an toàn cho pháo đài phía nam của Đảng Quốc xã ở Áo và Hung, và mặt khác chuẩn bị thọc vào sườn bọn Nga. Các ngài nhớ cho rằng, chính ở đó, ở phía Nam, ở Nagykanizsa, chúng ta có bảy mươi ngàn tấn dầu lửa. Dầu lửa – đó là dòng máu lưu thông trong các động mạch của chiến tranh. Tôi thà nộp thành Berlin còn hơn để mất số dầu lửa ấy, vì nó bảo đảm cho tôi sự bất khả xâm phạm của nước Áo, làm cho nước Áo gắn làm một với quân đội gồm một triệu người của Kesselring ở Ý. Tiếp đó: nhóm tập đoàn quân “Wisla” sau khi tập hợp lực lượng dự bị sẽ dùng căn cứ quân sự Pomeranian để tiến hành phản công quyết liệt vào sườn bọn Nga. Quân của thống chế SS sau khi chọc thủng tuyến phòng ngự của bọn Nga sẽ thọc sâu vào hậu phương chúng và giành thế chủ động. Được các đơn vị của Stettin trợ giúp, họ sẽ chia cắt mặt trận của bọn Nga thành nhiều mảnh. Vấn đề đưa lực lượng dự bị đến ứng cứu đối với Stalin là vấn đề của mọi vấn đề. Khoảng cách chống lại ông ta. Ngược lại, khoảng cách ủng hộ chúng ta. Bảy tuyến phòng ngự che chở Berlin và thực sự làm cho nó bất khả xâm phạm sẽ cho phép chúng ta vi phạm các quy luật của nghệ thuật quân sự và di chuyển một khối lượng quân đáng kể từ phía nam và phía bắc sang phía tây. Chúng ta sẽ có dự trữ thời gian: Stalin phải mất hai, ba tháng để bố trí lại lực lượng dự bị, còn chúng ta chuyển quân chỉ mất năm ngày, các khoảng cách của nước Đức cho phép làm như vậy, bất chấp các truyền thống chiến lược. Jodl: Dầu sao, giá có thể gắn vấn đề ấy với các truyền thống chiến lược thì vẫn hơn... Hitler: Ngài muốn nói gì thế, Jodl? Jodl: Tôi thiết nghĩ điều đó rất sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng, nhưng tôi cho phép mình không tán thành một điều là đem tách rời các chi tiết của kế hoạch này với các truyền thống của khoa học quân sự. https://thuviensach.vn Hitler: Tôi không nói đến chi tiết mà nói đến đại thể. Cuối cùng, các chi tiết riêng biệt bao giờ cũng có thể giải quyết được ở các ban tham mưu nhờ các nhóm chuyên gia ngành hẹp. Giới quân sự có hơn bốn triệu người được tổ chức thành một quả đấm kháng cự khổng lồ. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tổ chức quả đấm kháng cự khổng lồ ấy thành một miếng đòn chiến thắng khủng khiếp. Hiện nay, chúng ta đang ở vào thời kỳ giống như tháng tám năm 1938. Chúng ta thống nhất thành một khối vững chắc. Chúng ta, dân tộc Đức. Nền công nghiệp quân sự của chúng ta sản xuất số vũ khí nhiều gấp bốn lần so với năm 1939. Quân đội của chúng ta đông gấp hai lần so với năm đó. Lòng căm thù của chúng ta thật đáng sợ, ý chí chiến thắng của chúng ta vô cùng mãnh liệt. Tôi hỏi các ngài: chẳng lẽ chúng ta lại không giành được hòa bình bằng con đường chiến tranh hay sao? Chẳng lẽ chiến thắng quân sự lại không đẻ ra chiến thắng chính trị hay sao? Keitel: Như ngài thủ lĩnh Bormann đã nói, nhà quân sự bây giờ đồng thời là nhà chính trị. Bormann: Ngài không đồng ý chăng? Keitel: Tôi đồng ý. Hitler: Ngài thống chế, tôi yêu cầu đến mai ngài đã phải chuẩn bị xong cho tôi những đề nghị cụ thể. Keitel: Xin tuân lệnh Quốc trưởng. Chúng tôi sẽ chuẩn bị một kế hoạch đại thể và nếu Quốc trưởng duyệt y thì chúng tôi sẽ bắt tay vào việc hoạch định mọi chi tiết cụ thể”. Thượng tướng SS Fegelein, anh vợ của Hitler, sau khi trở về hành dinh của Himmler, đã thông báo cho hắn biết về cuộc họp cuối cùng dưới hầm bunker. – Mọi giải pháp chính trị cho vấn đề, – Fegelein nói, – đều bị Quốc trưởng kiên quyết gạt bỏ. https://thuviensach.vn – Giới quân nhân có thái độ như thế nào đối với kế hoạch của Quốc trưởng? – Himmler hỏi. – Mỉa mai. Kể cũng lạ thật, nhưng chính giới quân nhân lúc này lại đi đến chỗ tin chắc rằng kết cục của chiến tranh không thể giải quyết bằng bất cứ con đường nào khác, ngoài giải pháp chính trị. – Đầu hàng ư? – Himmler đăm chiêu hỏi, – Người ta đánh nhau đã mệt mỏi rồi chăng? – Tại sao cứ nhất thiết phải đầu hàng? Thương lượng... Stierlitz về đến nhà lúc bảy giờ, khi trời bắt đầu nhá nhem tối. Anh thích nhất mùa này trong năm: tuyết hầu như không còn nữa, sáng sáng những ngọn cây thông cao tràn ngập ánh mặt trời và tưởng chừng bây giờ đã đến mùa hè, có thể đi Mogelsee chơi suốt ngày và ở đó tha hồ câu cá hay ngồi trên ghế bành mà ngủ. Ở đây, tại Babelsberg, một nơi rất gần Potsdam, anh hiện sống một mình trong ngôi biệt thự nhỏ của mình. Cách đây một tuần, bà quản lý lo việc nội trợ của anh, đã đi về chỗ cháu gái của mình ở Thuringia. Bà ta không thể chịu đựng thêm những cuộc ném bom liên tục vì thần kinh đã căng thẳng tột độ. Bây giờ người dọn dẹp nhà cửa cho anh là cô gái, con ông chủ quán rượu “Người đi săn”. Cô ta rất sáng ý, trẻ trung và xinh xắn. “Chắc cô này là người Saxon, – Stierlitz nghĩ bụng, trong lúc nhìn cô gái khéo léo sử dụng chiếc máy hút bụi cồng kềnh ở phòng khách để làm sạch thảm, – tóc đen, mà mắt thì xanh da trời. Giọng nói của cô gái là giọng Berlin thật đấy, nhưng chắc chắn cô ta vẫn là người Saxon. Stierlitz nhìn chiếc đồng hồ kiểu cũ của mình và nghĩ bụng: “Đã đến lúc thay nó rồi. Giá như chiếc “Longines” của mình nhanh hay chậm thì mình còn quen được. Chứ cái đồng hồ này lúc chạy chậm, lúc chạy nhanh, chẳng ra thể thống gì cả”. https://thuviensach.vn – Mấy giờ rồi, cô bé? – Stierlitz hỏi. – Gần bảy giờ ạ... Stierlitz mỉm cười: “Cô bé sướng thật... Cô ấy có thể cho phép bản thân nghĩ rằng bây giờ “khoảng chừng bảy giờ”, “gần bảy giờ”. Những người hạnh phúc nhất trên trái đất là những người có thể tự do sử dụng thời gian mà hoàn toàn không sợ gì hậu quả... Nhưng đúng là cô này nói giọng Berlin pha chút thổ ngữ vùng Mecklenburg”. Nghe tiếng xe ô tô chạy lại gần nhà, anh gọi: – Cô bé ơi, ra xem ai đến thế? Anh đang ngồi trên ghế bành, cạnh lò sưởi trong căn phòng làm việc nhỏ bé của mình, nghe có tiếng kẹt cửa, cô gái ngó vào và nói: – Có người bên Sở cảnh sát đến gặp ngài. Stierlitz đứng dậy, vươn vai kêu răng rắc và đi ra cửa. Một hạ sĩ SS cầm chiếc lẵng to đang đứng ngoài đó. – Thưa đại tá, người lái xe của ngài bị ốm, tôi thay anh ta mang suất ăn lại hầu ngài ạ... – Cảm ơn, – Stierlitz trả lời, – Anh hãy để vào tủ lạnh. Cô bé sẽ giúp anh. Anh không ra tiễn viên hạ sĩ khi hắn quay về. Anh chỉ mở mắt, khi cô gái bước vào phòng làm việc của anh không một tiếng động, cô dừng chân bên cửa và hỏi nhỏ: – Nếu ngài Stierlitz muốn, em có thể ở lại ngủ đêm ở đây. “Lần đầu tiên cô bé được nhìn thấy từng ấy thức ăn, – anh bỗng hiểu, – tội nghiệp cho cô bé”. Anh mở mắt, duỗi người ra và trả lời: – Không nên... Không cần ngủ lại, nhưng em có thể lấy một nửa số pho-mát và giò về mà ăn... https://thuviensach.vn – Sao ngài nghĩ như thế, ngài Stierlitz, – cô gái đáp, – em ở lại có phải vì mấy thứ thức ăn đâu... – Em phải lòng tôi à? Em mê tôi quá hay sao? Mái tóc bạc của tôi đã làm cho em mê muội phải không? – Trên đời này em thích nhất những người đàn ông tóc đã điểm bạc... – Thôi được, chuyện tóc điểm bạc thì chúng ta sẽ còn quay lại... sau khi cô em lấy chồng... Em tên là gì? – Marie... Em đã thưa với ngài rồi mà... Marie... – Ừ, phải rồi... mong em tha lỗi. Marie. Maria Madalena. Tất cả các cô bé tên là Marie đều đầy rẫy tội lỗi, đúng không nào? Em hãy lấy thức ăn đi và đừng làm dáng nữa. Em bao nhiêu tuổi? – Mười chín ạ. – Ồ, một cô gái trưởng thành hẳn hoi rồi. Em từ vùng Saxon đến đây lâu chưa? – Lâu rồi ạ. Từ ngày cha mẹ em di chuyển đến đây. – Thôi đi về nghỉ đi, Marie. Kẻo tôi sợ sắp đến giờ oanh tạc, em đi đường nguy hiểm đấy. Cô gái đã ra về. Stierlitz che kín cửa sổ bằng những chiếc rèm ngụy trang ánh sáng rồi bật chiếc đèn bàn. Anh cúi người về phía lò sưởi và lúc này mới nhận thấy rằng các thanh củi nhóm lò được xếp hình giếng tròn đúng như anh thích, ngay mấy miếng vỏ cây bạch dương cũng được để ngay ngắn trên chiếc đĩa xanh. “Mình có bảo cô bé làm như thế không nhỉ... Có bảo hay không? Có, bảo qua thôi. Thế mà cô bé vẫn nhớ, – anh thầm nghĩ trong lúc châm lửa vào miếng vỏ cây bạch dương, – tất cả chúng ta đều nghĩ đến thế hệ trẻ theo quan niệm của những ông giáo già, và khách quan nhìn vào thì thấy https://thuviensach.vn cái đó buồn cười thật. Mình thì đã quen coi mình như một ông già: bốn mươi chín tuổi rồi còn gì...” Stierlitz đợi cho ngọn lửa thèm khát liếm lem lém các thanh củi bạch dương khô cong, anh mới đi lại bàn mở đài. Anh nghe thấy đài Moskva đang truyền đi một bài tình ca cổ xưa. Stierlitz nhớ có lần Goering nói với đám sĩ quan tham mưu của hắn: “Nghe đài địch là không có tinh thần ái quốc, nhưng thỉnh thoảng mình cũng thích nghe xem kẻ địch bịa đặt những câu chuyện vô lý về chúng ta như thế nào.” Lúc ấy, Stierlitz hiểu rằng Goering là một thằng hèn, thiếu thông minh: cả tên hầu cận lẫn tên lái xe cho hắn, – tên này đã bị Müller thuê tiền, – đều báo tin rằng hắn lén nghe đài địch. Nếu tên “Quốc xã số hai” định dùng cách đó để thanh minh tội lỗi cho mình, thì như thế là hắn hèn nhát và hoàn toàn thiếu tin tưởng vào tương lai. Ngược lại, Stierlitz nghĩ, lẽ ra hắn chẳng cần phải giấu giếm chuyện hắn nghe đài địch một cách khôn khéo, mà chỉ cần chế giễu và nhạo báng luận điệu của đối phương là được. Điều đó chắc chắn sẽ tác động tới Himmler, một kẻ mà óc tư duy chẳng có gì đặc biệt lắm. Bài tình ca kết thúc bằng khúc nhạc piano êm đềm. Giọng nói xa xôi của phát thanh viên Moskva rõ ràng là một người Đức, bắt đầu truyền đi các tần số, qua đó có thể nghe các buổi phát thanh vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Stierlitz ghi lại các con số. Đó là tín hiệu mật mã ấn định trước cho anh, anh đợi nó đã sáu ngày nay. Anh ghi các con số vào một cột thẳng hàng. Con số khá nhiều, và phát thanh viên có lẽ sợ người ta không kịp ghi chúng nên cẩn thận đọc lại một lần nữa. Rồi những bài tình ca Nga du dương lại vang lên. Stierlitz lấy từ trong tủ ra một cuốn sách nhỏ của Montaigne, anh dịch con số thành chữ và đối chiếu các chữ ấy với khóa mật mã ẩn giữa những nhận xét thông thái của nhà tư tưởng vĩ đại và ôn hòa người Pháp. Sau khi giải mã bức điện vừa thu được, anh đốt tờ giấy ghi các con số và chữ viết, trộn tàn giấy lẫn với tro trong lò sưởi và uống thêm một ly cognac. https://thuviensach.vn “Các đồng chí ở nhà cho mình là thiên tài hay là người có thể làm nổi mọi việc? – Stierlitz thầm nghĩ. – Thật vô cùng nan giải... Mình không thể tin vào những cuộc tiếp xúc ấy...”. Stierlitz có đủ mọi cơ sở để nghĩ như thế, bởi vì nhiệm vụ trên giao cho anh qua đài phát thanh Moskva mang nội dung như sau: “Alex gửi Yustas. Theo tin tức của chúng tôi, ở Thụy Điển và ở Thụy Sĩ đã xuất hiện những sĩ quan an ninh cao cấp SD và SS. Chúng đang tìm cách liên lạc với bọn điệp viên cỡ lớn của các nước Đồng minh. Đặc biệt, ở Bern bọn SD đang cố tìm cách tiếp xúc với các điệp viên của Allen Dulles. Đồng chí phải xác định rõ xem các ý đồ tiếp xúc ấy có phải là: 1) tin tức giả nhằm đánh lạc hướng? 2) sáng kiến riêng của các sĩ quan SD cao cấp; 3) nhiệm vụ của Trung tâm giao cho chúng, hay không. Nếu các điệp viên của SD và SS thực hiện nhiệm vụ của Berlin, thì phải xác định rõ: ai đã cử chúng đi làm nhiệm vụ ấy. Cụ thể là: kẻ nào trong số các thủ lĩnh cao cấp của Đức quốc xã tìm cách tiếp xúc với phương Tây? ALEX”. Yustas chính là anh, đại tá SS Stierlitz. Ở Moskva, chỉ có ba nhà lãnh đạo cao cấp biết anh là đại tá an ninh Liên Xô Maxim Maximovich Isaуev mà thôi... ...Sáu ngày trước khi bức điện mật gửi đến tay Stierlitz, Stalin, sau khi tìm hiểu những tin tức mới nhất do các chiến sĩ tình báo Liên Xô gửi về, đã mời Cục trưởng Cục tình báo tới nhà nghỉ của Người ở ngoại ô Moskva và nói: https://thuviensach.vn – Chỉ những người ngây thơ về chính trị mới có thể cho rằng nước Đức đã kiệt quệ, và bởi vậy đã hết nguy hiểm... Nước Đức là một chiếc lò xo bị nén lại tới mức tối đa, mà người ta cần phải và có thể bẻ gẫy nó, bằng cách tận lực cố gắng ngang nhau từ cả hai phía. Ngược lại, nếu áp lực từ một phía biến thành điểm tựa hỗ trợ, thì khi bật ra, chiếc lò xo ấy có thể bật mạnh về phía ngược lại. Sức bật đó sẽ rất mạnh, bởi vì, một là bè lũ Hitler còn hết sức cuồng tín, hệt như ngày trước, và hai là tiềm lực lớn của nước Đức còn lâu mới cạn. Bởi vậy, phá vỡ mọi âm mưu thương lượng giữa bè lũ phát xít với tất cả những thế lực chống Liên Xô ở phương Tây phải được các đồng chí xem như nhiệm vụ số một của mình. Đương nhiên, – Stalin nói tiếp, – các đồng chí phải hiểu rằng, các nhân vật chủ chốt trong những cuộc đàm phán riêng rẽ có thể diễn ra ấy chắc sẽ là những phần tử thân cận nhất của Hitler, những kẻ có uy tín lớn trong nội bộ Đảng Quốc xã cũng như trong dân chúng. Bọn chúng, những phần tử thân cận nhất của Hitler ấy, phải trở thành đối tượng tập trung chú ý của các đồng chí. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi tên bạo chúa sắp đến ngày tận số, các phần tử thân cận nhất của hắn sẽ bán rẻ hắn để cứu lấy mình. Đó là tiên đề của mọi trò chơi chính trị. Nếu các đồng chí bỏ qua những quá trình có thể xảy ra ấy là các đồng chí có lỗi lớn... Đâu đó xa xa vẳng lại tiếng còi báo động phòng không và tiếng cao xạ lập tức nổ giòn. Nhà máy điện cắt điện và Stierlitz ngồi im khá lâu bên lò sưởi nhìn những ngọn lửa xanh đang liếm các đầu thanh củi màu đỏ sẫm như những con rắn. “Nếu đậy nắp thông hơi lại, – Stierlitz uể oải nghĩ bụng, – thì ba giờ sau mình sẽ thiếp đi, nói như người ta vẫn nói, một giấc ngàn thu... Mình với bà nội của mình đã suýt ngủ một giấc như thế ở Yakimanka, khi bà cụ đậy nắp lò quá sớm, trong lúc ở đó vẫn còn những mẩu củi đỏ sẫm và những lưỡi lửa xanh như thế này. Cái thứ hơi đốt mà hai bà cháu mình bị đầu độc vốn không có màu và hoàn toàn không mùi vị... Theo ý mình...”. https://thuviensach.vn Chờ cho các mẩu củi đen hẳn lại và không còn những lưỡi lửa xanh, Stierlitz mới đậy nắp thông hơi, châm một ngọn nến lớn cắm vào cổ một chai champagne, và lấy làm lạ rằng mình đã tạo nên một lớp vẩy nến bao xung quanh chai. Anh đã đốt khá nhiều nến, chiếc chai vì thế bị vẩy nến hầu như che lấp hết cả; trông nó giống như một chiếc bình cổ kỳ quặc, sần sùi, màu trắng nhạt. Stierlitz nhờ các bạn mình, những người có việc sang Tây Ban Nha, mua về cho anh các loại nến màu khác nhau. Rồi anh đem những chiếc chai lạ lùng ấy đi tặng những người quen. Hai tiếng nổ mạnh vang lên rất gần nhà anh. “Bom tấn rồi, – anh xác định. – Họ ném bom giỏi lắm. Đúng là họ ném bom giỏi thật. Dĩ nhiên, nếu họ nện trúng xuống nhà mình thì đáng trách quá. Anh em ta sẽ chẳng còn tìm ra dấu vết của mình ở đâu nữa. Nói chung, phải chết tan xác thì thật là khó chịu. Sashenka ơi, – bỗng nhiên anh như nhìn thấy khuôn mặt vợ anh. – Sashenka, vợ yêu của anh ơi; Sashenka, con trai lớn của bố ơi... Bây giờ bố chẳng muốn chết tí nào. Dù nhà có sụp xuống, thì bằng bất cứ cách nào, bố cũng phải chui ra. Nếu chỉ có một mình trên đời thì chết cũng chẳng đáng sợ lắm. Chứ đã gặp con rồi thì bố không muốn chết tí nào. Những anh ngốc hay viết trong tiểu thuyết, rằng ông ta lặng lẽ nhắm mắt xuôi tay bên cạnh những người thân yêu. Không có gì đáng sợ hơn là phải chết trên tay những đứa con yêu quý, chỉ được nhìn thấy chúng lần cuối cùng, cảm thấy chúng rất gần gũi với mình và hiểu rằng thế là vĩnh viễn biệt ly, thế là hết, chỉ còn lại nỗi đau khổ ghê gớm cho các con...” Một lần, Stierlitz có cùng với Schellenberg dự buổi chiêu đãi tại đại sứ quán Liên Xô ở phố Unter den Linden. Tại đó, anh với Schellenberg có nói chuyện với một nhà ngoại giao trẻ tuổi Liên Xô. Với vẻ mặt ủ dột – phong thái thông thường của mình – anh lắng nghe cuộc tranh luận giữa nhà ngoại giao Nga với tên Cục trưởng cục tình báo chính trị quốc xã về cái quyền của con người tin vào lá bùa hộ mệnh, vào linh tính và “mọi trò nguyên thủy” khác, theo cách nói của người bí thư sứ quán. Cũng như tất cả mọi lần, trong cuộc tranh luận vui vẻ này, Schellenberg tỏ ra khôn khéo, biết https://thuviensach.vn chứng minh và nhân nhượng. Stierlitz nổi giận, khi thấy hắn lôi anh bạn Nga vào vòng tranh luận. “Hắn đang rọi đèn pha, – anh thầm nghĩ, – để nhìn cho kỹ đối phương. Tính cách con người bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết trong khi tranh cãi. Điều đó Schellenberg biết nhận ra hơn bất kỳ ai”. – Nếu ngài hiểu rõ tất cả mọi điều trên thế giới này, – Schellenberg nói tiếp, – thì khi đó đương nhiên ngài có quyền bác bỏ niềm tin của con người vào sức mạnh của lá bùa hộ mệnh. Nhưng liệu ngài đã hiểu rõ tất cả mọi điều hay chưa? Ý tôi không muốn nói đến ý thức hệ, mà tới vật lý, hóa học, toán học... – Có nhà vật lý hay toán học nào, – đồng chí bí thư sứ quán nhà ta hăng lên, – lại đeo lá bùa lên cổ rồi mới bắt tay tính toán bao giờ? Điều đó thật vô nghĩa. “Anh ta chỉ nên dừng lại ở cuối câu hỏi thôi mới phải, – Stierlitz thầm nhận xét, – nhưng anh ta đã không kìm được, nên đã tự trả lời câu hỏi của mình. Trong lúc tranh luận, điều quan trọng là đặt câu hỏi, như thế sẽ thấy rõ phía đối phương, và lại trả lời bao giờ cũng phức tạp hơn là đặt câu hỏi...”. – Nhà vật lý hay nhà toán học có thể đeo bùa hộ mệnh nhưng không trưng nó ra lắm chứ? – Schellenberg hỏi: – Hay là ngài phủ nhận khả năng đó? – Phủ nhận khả năng nào đó là điều ngây thơ. Phạm trù khả năng là một cách nói khác của khái niệm triển vọng. “Trả lời được... – Stierlitz lại nhận xét thầm, – Nên hỏi móc lại, chẳng hạn “Ngài có đồng ý như thế không?” Nhưng anh ta lại không hỏi mà cứ tiếp tục hứng đòn”. – Như thế, có lẽ chúng ta cũng nên liệt cả lá bùa hộ mệnh vào phạm trù khả năng chưa rõ rệt chăng? Hay là ngài phản đối điều đó? Stierlitz quyết định đỡ lời: https://thuviensach.vn – Bên Đức đã thắng trong cuộc tranh luận, – anh khẳng định, – song để cho được công tâm, cũng phải thừa nhận rằng, trước những câu hỏi tuyệt diệu của nước Đức, nước Nga đã đưa ra những câu trả lời không kém phần tuyệt diệu. Chúng ta đã giải quyết xong đề tài này, nhưng tôi không hiểu phía chúng tôi sẽ ăn nói ra sao, nếu bên Nga giành chủ động trong tấn công bằng cách hỏi trước... “Hiểu ý chưa, anh bạn?” – cặp mắt Stierlitz lộ vẻ dò hỏi, và căn cứ nét mặt của nhà ngoại giao Nga, Stierlitz biết rằng anh ta đã hiểu bài học của anh. “Đừng nóng giận, anh bạn thân mến, – anh nghĩ khi nhìn nhà ngoại giao bỏ ra chỗ khác, – người đáng nổi nóng là tôi, chứ không phải ai khác... Có điều là anh bạn đã sai, khi nói về lá bùa hộ mệnh... Những lúc tôi hết sức khó khăn và cần quyết định một nước cờ liều lĩnh – mà nước cờ của tôi bao giờ cũng nguy hiểm chết người – thì tôi lại đeo lá bùa hộ mệnh lên ngực. Đó là nắm tóc của Sashenka... Tôi đã phải vứt chiếc bao do vợ tôi khâu đi vì nó có vẻ của người Nga rõ quá, và mua một chiếc bao của Đức, vừa nặng, vừa đắt tiền, để đặt nắm tóc vàng rượi của vợ tôi – của Sashenka vào trong. Và nắm tóc ấy chính là lá bùa hộ mệnh của tôi...”. Hai mươi ba năm trước, ở Vladivostok, anh được gặp Sashenka lần cuối, trước khi lên đường hoàn thành nhiệm vụ do đồng chí Dzerzhinsky giao phó: nhập vào đám bạch vệ lưu vong; đầu tiên anh sang Thượng Hải, rồi tới Paris. Từ cái ngày mưa gió, đáng sợ, xa xôi ấy, hình ảnh nàng luôn luôn sống trong anh, nàng đã trở thành một bộ phận của cơ thể anh, hòa làm một với anh, biến thành một phần “cái tôi” của anh... Anh nhớ lại buổi gặp gỡ tình cờ giữa anh với đứa con trai vào một đêm khuya ở Krakow. Anh nhớ lúc “GrishanGrishanchikov” đến khách sạn gặp anh như thế nào. Hai cha con bật đài và thì thầm nói chuyện với nhau. Anh đã đau khổ ra sao, khi phải tạm biệt đứa con trai mà số phận đã xui khiến nó chọn đúng con đường của anh. Stierlitz biết rằng, con trai anh đang ở Praha, rằng nó có nhiệm vụ cứu thành phố ấy khỏi bị nổ tung, hệt https://thuviensach.vn như anh đã cùng thiếu tá Vortex cứu thoát thành phố Krakow. Anh biết rằng công việc của mình hiện giờ đang hết sức phức tạp, nhưng anh cũng hiểu rằng mọi ý đồ tìm cách gặp mặt đứa con – từ Berlin đến Praha xe chỉ chạy hết cả thảy sáu giờ đồng hồ, – đều có thể dẫn anh tới chỗ nguy hiểm. Stierlitz đứng dậy, lấy một cây nến, rồi bước lại bàn. Anh rút mấy tờ giấy ra và đặt đều trên bàn như khi chơi đố bài. Trên một tờ, anh vẽ một người cao to. Anh định viết chữ Goering bên dưới, nhưng lại thôi. Trên tờ thứ hai, anh vẽ mặt Goebbels, trên tờ thứ ba anh vẽ một khuôn mặt to có vết sẹo: Bormann. Nghĩ một lát, anh viết trên tờ thứ tư mấy chữ: “Thống chế SS”. Đó là chức vị của cấp chỉ huy anh – Heinrich Himmler. Gạt ba tờ sang một bên, Stierlitz dịch lại gần mình tờ có vẽ hình Goering và bắt đầu vẽ những hình tròn và hình vuông mà chỉ một mình anh hiểu. Anh nối các hình ấy lại với nhau bằng hai nét đậm, một nét nhạt hoặc chỉ bằng những nét chấm mờ. ...Người chiến sĩ tình báo, nếu đang ở nơi tập trung những sự kiện quan trọng nhất, phải làm một người cực kỳ đa cảm, thậm chí dễ xúc động như một diễn viên, nhưng cái tính đa cảm ấy phải được che giấu bởi sự lạnh lùng của một thứ logic chắc chắn và rõ ràng. Những khi tỉnh giấc giữa đêm khuya, đôi lúc Stierlitz cho phép tự coi mình đang là Isaуev. Anh lập luận như sau: làm một chiến sĩ tình báo chân chính nghĩa là thế nào? Thu lượm tin tức, phân tích, chọn lọc các sự kiện khách quan rồi chuyển về trung tâm để khái quát về chính trị và tìm ra giải pháp chăng? Hay là rút ra những kết luận của chính mình, vạch rõ triển vọng của mình và đề xuất các dự định của mình? Và nếu mi, Maxim Isaуev, chính mi cảm thấy chính xác cái mà mi đang mong đợi trong tương lai, thì mi có quyền tác động tới tương lai ấy hay không! Isaуev cho rằng cái bất hạnh của công tác tình báo thể hiện ở chỗ: khối lượng thông tin quá lớn lấn áp mất triển vọng, che giấu nó, làm cho các quyết định mang tính chất chủ quan, chứ không còn là những hậu quả khách quan của việc phân tích sự thật, dù sự thật ấy đáng buồn hay đáng vui đến mức nào. Isaуev https://thuviensach.vn nghĩ rằng nếu cho phép ngành tình báo lo việc vạch kế hoạch chính trị, thì có thể xảy ra tình hình là ý kiến đề nghị quá nhiều, mà tin tức lại quá ít. Isaуev cho rằng, anh, một chiến sĩ tình báo, trước hết phải có thái độ khách quan. Sẽ rất tệ hại, nếu ngành tình báo hoàn toàn lệ thuộc vào một đường lối chính trị vạch ra từ trước: điều đó đã xảy ra với Hitler, khi hắn vì tin vào sự suy yếu của Liên Xô, đã bỏ ngoài tai những ý kiến thận trọng của giới quân sự nêu ra, rằng nước Nga không yếu ớt như người ta tưởng. Cũng sẽ rất tệ hại, nếu ngành tình báo mưu toan bắt chính trị lệ thuộc vào mình. Sẽ lý tưởng, nếu người làm công tác tình báo thấy rõ triển vọng của sự phát triển quan trọng nhất của các sự kiện và đề nghị với các nhà chính trị hàng loạt giải pháp mà người ấy cho là hợp lý nhất. Isaуev nghĩ rằng người chiến sĩ tình báo có quyền nghi ngờ tính chất đúng đắn của những dự kiến do mình đưa ra. Anh ta không có quyền xa rời phương pháp khách quan trong khi nghiên cứu thực tại. Giờ đây, khi bắt tay vào việc phân tích lần cuối cùng vốn tài liệu mà anh đã thu thập được suốt trong những năm qua, Stierlitz phải cân nhắc tất cả các lý lẽ “tán thành” và “phản đối” của mình; vấn đề này liên quan tới số phận hàng triệu con người, do đó anh không thể phạm sai lầm trong khi phân tích. ...Lần đầu tiên, Stierlitz tập trung toàn bộ chú ý xem xét kẻ kế tục Hitler – tên “quốc xã số hai” – là Goering vào tháng tư năm 1942, sau trận ném bom của tám trăm “pháo đài bay” của Mỹ xuống thành phố Bonn. Thành phố bị hủy diệt hoàn toàn. Goering báo tin cho Quốc trưởng rằng trong trận ném bom ấy có ba trăm máy bay địch tham gia. Thị trưởng thành phố Bonn là Rickert, tóc bạc trắng sau những ngày đêm bị ném bom, đã đưa ra những số liệu bác bỏ lời Goering: trong trận ấy có tám trăm “pháo đài bay” tham gia và lực lượng không quân Đức đã hoàn toàn bất lực, không thể cứu nổi thành phố. Hitler nín lặng nhìn Goering, chỉ thấy da mặt hắn giật giật khinh bỉ, tay trái hắn không biết đặt vào đâu, tưởng chừng cả người Quốc trưởng https://thuviensach.vn ngứa ngáy như người mắc bệnh vẩy nến. Rồi sầm sầm nổi giận: – Sẽ không một trái bom nào của kẻ địch rơi xuống các thành phố Đức chứ?! – Hitler nói to, giọng đau đớn, mắt không nhìn Goering. – Ai đã huênh hoang tuyên bố như thế với nhân dân? Ai đã làm cho Đảng ta tin như vậy?! Tôi có đọc trong sách thấy người ta viết về các kiểu đánh bài, tôi không lạ gì khái niệm đánh lừa! Nước Đức không phải là chiếc bàn lót nhung cho người ta ngồi đánh bài! – Hitler hầm hầm nhìn Goering và nói tiếp: – Ngài đã chìm sâu vào cuộc sống xa hoa, đài các, ngài Goering ạ! Giữa lúc chiến tranh mà ngài sống như một ông hoàng hay như một tên trùm tài phiệt Do Thái! Ngài đem cung tên đi bắn hươu, trong khi máy bay kẻ thù đem bom đạn trút xuống đầu dân tộc tôi! Sứ mệnh của một lãnh tụ – đó là sự cao cả của dân tộc! Bổn phận của lãnh tụ là phải khiêm tốn! Nghề nghiệp của lãnh tụ là thực hiện đúng các lời hứa của mình! Sau đó, người ta được biết rằng, nghe xong những lời ấy, Goering đã về nhà mình và đi nằm với thể trạng sốt cao, kèm theo những cơn co giật thần kinh ghê gớm. Hắn liền đến thăm các thành phố bị ném bom, gặp mặt dân chúng, yêu cầu lập tức cứu chữa những người bị thương và giúp đỡ các nạn nhân, tổ chức lại lực lượng phòng không của thành phố, rồi sau đó đi nằm với thể trạng sốt cao: huyết áp tăng lên, tay chân lạnh ngắt, thái dương nhức như búa bổ, trán đau như bị vòng sắt siết căng. Himmler, trong lúc cố thu thập các tài liệu cho hồ sơ tố cáo Goering của mình, đột nhiên gặp cái trò vờ vịt ấy, liền yêu cầu cho hắn xem kết luận của bác sĩ. Song các số liệu khám nghiệm của y tế đều xác nhận rằng huyết áp của Goering quả có tăng vọt lên thật. Thế là, năm 1942, lần đầu tiên Goering, người kế tục chính thức của Hitler đã bị phê phán một cách nhục nhã đến thế trong lúc đủ mặt văn võ bá quan. Sự kiện ấy lập tức được đưa ngay vào hồ sơ của Himmler và sáng ngày hôm sau, chẳng cần xin phép Hitler, viên thống chế SS đã ra lệnh tiến hành nghe trộm mọi cuộc nói chuyện điện thoại của “người bạn chiến đấu thân cận nhất của Quốc trưởng”. https://thuviensach.vn Lần đầu tiên, được sự đồng ý của Quốc trưởng, trong vòng một tuần lễ Himmler đã ra lệnh nghe trộm các cuộc nói chuyện của thống chế Goering sau vụ tai tiếng với em mình là Albert Goering. Sau khi Goering anh đưa Goering em từ Vienna đến Praha phụ trách việc xuất khẩu của các nhà máy hãng “Skoda”, vốn nổi danh là người bảo vệ những ai bị lăng nhục, Goering em đã lấy một bản mẫu của ông anh và viết mấy chữ cho tên chỉ huy trại tập trung Mauthausen: “Lập tức trả tự do cho giáo sư Kish vì không có chứng cớ đáng kể về ông ta”. Rồi ký tên dưới chữ “Goering”. Không kèm thêm chữ cái ở đầu tên, họ. Tên chỉ huy trại tập trung sợ quá, vội thả hai người tên là Kish: một là giáo sư, còn người kia là cán bộ cộng sản đang hoạt động bí mật. Goering phải tốn nhiều công sức mới cứu em khỏi bị trừng phạt, bằng cách kể cho Quốc trưởng nghe câu chuyện ấy như một giai thoại nực cười. Sự việc trót lọt, và Himmler lập tức tránh sang một bên và cũng vừa cười đùa vừa kể lại chuyện đó hệt như Quốc trưởng. Isaуev xác định với mình rằng, nội dung chủ yếu trong lời phê phán của Hitler đối với Goering, sau vụ thành phố Bonn bị ném bom, là Hitler nhắc đến cảnh sống xa hoa, vương giả. Chính cái điều mà suốt mười năm qua toàn bộ bọn cận thần khác của Hitler cố tìm cách moi móc nhưng luôn luôn được Quốc trưởng bảo vệ, nay đã bị Hitler quy thành tội của kẻ kế tục mình. Tuy nhiên, sau sự kiện ấy, Hitler vẫn nói với Bormann: – Không một ai khác có thể kế tục tôi, ngoài Goering. Một là, không bao giờ ông ấy can thiệp vào đường lối chính trị độc lập, hai là, ông ấy có uy tín với dân chúng và, ba là, ông ấy là đối tượng chính để báo chí đối phương tập trung châm biếm và đả kích. Hitler đã nói như thế về cái người đã tiến hành toàn bộ hoạt động thực tế nhằm thâu tóm quyền lực, cái người đã nói hết sức thành thực và với vợ mình, chứ không phải với ai khác, và không phải trước các máy ghi âm – lúc ấy hắn không tin rằng, một lúc nào đó, các chiến hữu của hắn lại có thể nghe trộm lời hắn – vào ban đêm, lúc đang nằm trên giường, như sau: https://thuviensach.vn – Không phải anh đang sống, mà là Quốc trưởng đang sống trong anh... Là phi công lái máy bay chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, người hùng của nước Đức đế chế, sau thất bại của cuộc bạo động đầu tiên của bọn quốc xã, Goering chạy trốn sang Thụy Điển. Hắn bắt đầu đi làm phi công hàng không dân dụng ở bên đó và một lần, trong lúc chở hoàng thân Rosen, mặc dù gặp cơn bão khủng khiếp, Goering vẫn may mắn và khéo léo cho máy bay của mình hạ cánh an toàn xuống lâu đài Rocklestadt. Tại đây, hắn làm quen với cô Karina von Katzov, con gái của đại tá von Fock, khiến cô ta bỏ chồng để lấy hắn, rồi hắn quay về Đức gặp Hitler, tham gia cuộc biểu tình của Đảng Quốc xã ngày 9 tháng mười một năm 1923, bị thương, nhưng kỳ lạ thay lại không bị bắt. Hắn liền xuất dương sang Innsbruck, nơi Karina đang chờ hắn. Hai vợ chồng hắn không có tiền, nhưng được lão chủ khách sạn nuôi không, vì lão ta cũng là đảng viên Quốc xã như Goering và rất cay cú trước việc người Do Thái chiếm giữ bảy mươi phần trăm khách sạn ở Innsbruck. Sau đó, chủ khách sạn “Britannia”, mời vợ chồng Goering tới Venice và hắn sống ở đó cho đến năm 1927, đến ngày nước Đức công bố lệnh ân xá. Gần nửa năm sau, cùng với mười một đảng viên Quốc xã khác, Goering trở thành nghị sĩ quốc hội Đức. Bấy giờ Hitler không được ra ứng cử vì hắn là người Áo. Cần phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử mới. Theo quyết định của Hitler, Goering thôi công tác đảng và chỉ còn làm nghị sĩ quốc hội. Nhiệm vụ của hắn hồi ấy là phải tìm cách liên hệ với những nhân vật có thế lực đương thời. Muốn giành lấy chính quyền, đảng Quốc xã phải có mối liên hệ rộng rãi. Theo quyết định của đảng, Goering thuê một biệt thự lộng lẫy ở phố Baden. Hoàng thân Hohenzollern, hoàng thân Coburg và các trùm tư bản bắt đầu đến chơi nhà hắn. Linh hồn của biệt thự là Karina. Là một phụ nữ quý tộc hết sức quyến rũ – con gái một viên chức cao cấp của Thụy Điển, vợ của một anh hùng trong chiến tranh, của một chiến sĩ từng bị đầy đọa, lưu lạc, của một người chống đối nền dân chủ thả lỏng ở phương Tây, một https://thuviensach.vn nền dân chủ không đủ sức chống lại “chủ trương phá hoại của bọn Bolshevik”, Karina đã thu phục được tất cả mọi người. Cứ mỗi khi có tổ chức chiêu đãi, thì Goebbels, bí thư đảng bộ Quốc xã Berlin, lại tới nhà hắn từ sáng sớm. Goebbels là người liên lạc giữa đảng với Goering. Goebbels ngồi chơi dương cầm, còn Goering, Karina và Thomas, con trai riêng của Karina với người chồng trước, thì hát các bài dân ca; kẻ cầm đầu khối nghị sĩ quốc xã trong quốc hội không thể chịu nổi các nhịp điệu phóng khoáng của loại nhạc jazz Pháp, Mỹ. Ngày 5 tháng giêng năm 1931, chính Hitler, Schacht và Thyssen đã đến tòa biệt thự do đảng bỏ tiền ra thuê này. Chính biệt thự lộng lẫy này đã chứng kiến sự cấu kết giữa bọn trùm tư bản tài chính và công nghiệp với thủ lĩnh đảng Quốc xã Hitler. Sau đó là thắng lợi của Hitler. Karina đi máy bay sang thăm Thụy Điển và chết tại đó trong một cơn động kinh. Ước nguyện cuối cùng của ả là cứ để Hermann Goering làm tất cả những gì khiến nó trở thành người làm công cho Quốc trưởng. Sau cuộc đảo chính của Rem, khi mà nhiều đảng viên lão thành phản đối thủ lĩnh, cho rằng y đã bán rẻ lý tưởng bằng cách cấu kết với giới tư bản, thì trong các tổ chức cơ sở của đảng Quốc xã, người ta bắt đầu xì xào: – Goering không còn là Hermann, ông ta đã trở thành tổng thống mất rồi... Ông ta không tiếp các đồng chí của mình, mà bắt họ xếp hàng chờ đợi trong văn phòng của ông ta... Ông ta đã đắm mình trong cảnh xa hoa, đài các... Đầu tiên chỉ có những đảng viên thường xì xào với nhau. Nhưng đến năm 1935, sau khi Goering xây dựng lâu đài Karinhale ở ngoại ô Berlin, thì không phải các đảng viên thường nữa, mà ngay các nhân vật cỡ lớn của đảng Quốc xã như Lei và Sauckel cũng đều phàn nàn với Hitler về Goering. Goebbels thì cho rằng Goering đã bắt đầu trở nên sa đọa trong biệt thự của mình. https://thuviensach.vn – Cảnh sống xa hoa làm cho con người trở nên đồi bại. – Goebbels nói, – cần phải giúp đỡ Goering, vì ông ấy là người quá ư quý giá đối với tất cả chúng ta. Hitler đến xem xét kỹ lâu đài của Goering rồi nói: – Hãy để cho Goering được yên thân... Rốt cuộc, chỉ có mình ông ta biết cách nên ra mắt các nhà ngoại giao phương Tây như thế nào. Karinhale sẽ là dinh thự tiếp đãi khách nước ngoài... Ta hãy làm như vậy! Hermann xứng đáng với điều đó. Ta hãy coi Karinhale là tài sản của nhân dân, còn Goering chỉ là người sống ở đó thôi... Trong lâu đài ấy, theo lời đại sứ Tiệp Khắc Masaryk báo tin về nước mà người ta nghe trộm được, Goering luôn luôn có mặt ở nhà, say sưa đọc Jules Verne và Carl May, hai nhà văn mà hắn ưa thích nhất. Tại đây, hắn đi săn hươu bằng cung tên, còn tối tối thì ngồi lì trong phòng chiếu phim hàng mấy giờ liền. Hắn có thể xem liền tù tì năm bộ phim trinh thám. Trong lúc xem phim, hắn thường an ủi khách khứa của mình: – Các bạn đừng lo, đoạn kết bao giờ cũng có hậu... Stierlitz gạt tờ giấy vẽ thân hình cao to của Goering sang một bên và kéo tờ giấy vẽ mặt Goebbels nhìn nghiêng lại gần mình. Vì chuyên môn mò đến Babelsberg, nơi đặt xưởng phim quốc gia và là nơi tất cả các nữ tài tử đang sống, cho nên Goebbels bị người ta gọi là “con bò đực Babelsberg”. Trong hồ sơ về Goebbels, có đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa phu nhân Goebbels với Goering, khi Goebbels đang say mê cô tài tử Lida Baarova, người Tiệp. Lần ấy, Goering bảo phu nhân Goebbels như sau: – Ông ấy sẽ đập vỡ trán ông ta vì mấy mụ đàn bà cho mà xem. Thật là nhục nhã! Một người chịu trách nhiệm lớn lao về ý thức hệ của chúng ta, mà lại đi bôi nhọ mình bằng lối chơi bời gặp chăng hay chớ như thế! Hitler khuyên phu nhân Goebbels nên ly dị chồng: – Tôi sẽ ủng hộ phu nhân, – Hitler nói, – còn ông Goebbels thì tôi kiên quyết từ chối các cuộc gặp riêng, cho đến khi nào ông ấy hiểu rõ rằng, một https://thuviensach.vn đảng viên quốc xã chân chính, một người có đạo đức cao quý và biết thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình trước gia đình, phải xử sự ra sao cho phải đạo... Bây giờ, tất cả những chuyện ấy đã trở thành thứ yếu – tháng giêng năm nay, Hitler có tới nhà Goebbels dự lễ sinh nhật. Hắn mang tặng phu nhân Goebbels một bó hoa và nói: – Xin lỗi vì tôi đã đến muộn, nhưng tôi đã phải đi khắp Berlin mới mua được từng này hoa – ông bí thư đảng bộ quốc xã của Berlin là Goebbels đã đóng cửa tất cả các cửa hàng hoa, vì cuộc chiến tranh tổng lực không cần đến hoa mà... Bốn mươi phút sau, khi Hitler đã ra về, phu nhân Goebbels bảo chồng: – Quốc trưởng chẳng đời nào đến thăm vợ chồng Goering như thế này... Berlin hàng ngày bị bom đạn tàn phá, mặt trận diễn ra cách thủ đô của nước Đức nghìn năm văn hiến một trăm bốn mươi cây số, nhưng phu nhân Goebbels – Magda đang hân hoan với thắng lợi của mình. Đức lang quân đứng bên cạnh, mặt tái đi vì quá sung sướng sau sáu năm xa lánh, Quốc trưởng đã lại tới nhà thăm hắn... “Bây giờ thì chuyện đó không quan trọng nữa rồi, – Stierlitz tiếp tục suy luận, – bây giờ tất cả đều trở nên vô nghĩa...”. Anh vẽ một vòng tròn lớn, rồi bắt đầu chậm rãi vạch rất nhiều nét mảnh và rất thẳng xuyên qua vòng tròn, Lúc này, anh nhớ lại tất cả những gì liên quan tới cuốn nhật ký của Goebbels. Anh biết rằng thống chế SS Himmler rất quan tâm đến quyển nhật ký ấy và có thời kỳ đã cố gắng tối đa để được đọc nó. Anh chỉ được xem ảnh chụp một số trang. Stierlitz có trí nhớ kỳ lạ là anh có thể chụp ảnh bằng mắt toàn bộ lời văn và ghi nhớ toàn bộ hầu như một cách máy móc, không cần bất cứ cố gắng nào. “9 tháng 12 năm 1943. Bên Anh đang bị dịch cúm, – Goebbels ghi. – Ngay quốc vương cũng ốm. Giá trận dịch này trở thành định mệnh đối với https://thuviensach.vn nước Anh thì hay quá, nhưng khó có hy vọng điều đó trở thành hiện thực. 2 tháng 3 năm 1943. Mình chưa thể nghỉ ngơi nếu toàn bộ bọn Do Thái chưa bị tống cổ ra khỏi Berlin. Sau khi nói chuyện với Speer ở Obersalzberg, mình đến nhà Goering. Hầm rượu của ông ta có tới 25 ngàn chai champagne. Một đảng viên quốc xã như vậy đấy! Ông ta mặc một chiếc áo thụng, màu sắc chiếc áo làm mình hoa cả mắt. Nhưng biết làm thế nào, đành phải chấp nhận con người thực của ông ta thôi”. Stierlitz cười khẩy; vì anh nhớ tới lần Himmler cũng đã nói như thế về Goebbels. Đó là vào năm 1942. Hồi ấy, Goebbels sống ở nhà nghỉ mát, trong một biệt thự nhỏ xinh, dùng làm “nơi làm việc” cho hắn, chứ không ở tòa nhà lớn cùng với gia đình. Biệt thự ấy nằm bên cạnh một chiếc hồ và có thể lọt vào bên trong mà không phải vượt rào; vì ở phía tiếp giáp với hồ có một đám lau sậy khá dày, nước chỉ ngập mắt cá chân, còn trạm canh gác, bảo vệ của đội SS thì đặt ở phía khác. Các nữ tài tử đến với Goebbels theo lối này. Họ đi xe lửa tới ga gần nhất rồi tắt qua rừng vào đây. Goebbels cho rằng việc dùng ô tô chở gái là sự xa xỉ quá mức mà một đảng viên quốc xã chưa xứng đáng được hưởng. Hắn đích thân dẫn họ lách đám lau sậy vào nhà, rồi gần sáng, khi đội SS ngủ gà ngủ gật, hắn lại đưa họ ra. Himmler dĩ nhiên thừa biết việc đó. Và Himmler đã nói: “Biết làm thế nào, đành phải chấp nhận con người thực của ông ta thôi”. Stierlitz vò nhàu hai tờ giấy vẽ Goering và Goebbels, châm vào ngọn nến để đốt và chờ đến lúc lửa bén rát ngón tay, anh mới ném chúng vào lò sưởi. Anh lấy chiếc que cời bằng gang khá đẹp dũi dũi tàn giấy rồi lại quay ra bàn ngồi và châm thuốc lá. Sau đó, anh kéo hai tờ giấy còn lại về phía mình. Đó là Himmler và Bormann. “Mình loại trừ Goering và Goebbels. Người ta sẽ không trông chờ gì vào họ. Cả hai tên ấy đều không. Goering rõ ràng có thể đàm phán đấy, nhưng hắn đang bị ghét bỏ, hắn chẳng tin ai. Còn Goebbels? Không. Tên này sẽ không đàm phán đâu. Hắn cuồng tín lắm, hắn sẽ chống chọi đến https://thuviensach.vn cùng, vả lại cũng không nên dựa vào hắn, bởi vì lập tức hắn sẽ tìm bạn đồng minh ngay. Còn một trong hai tên thôi: Himmler hay Bormann? Nếu mình được một trong hai tên này bảo đảm để hoạt động chống lại tất cả bọn còn lại, thì mình sẽ thắng. Nếu mình tính lầm – thì mình chỉ còn là một cái xác. Không được chậm trễ. Dựa vào tên nào bây giờ? Rõ ràng, nên dựa vào Himmler, Rõ ràng là không đời nào hắn có thể tiến hành đàm phán – hắn biết tên tuổi của hắn bị mọi người căm giận tới mức nào... Đúng, rõ ràng là phải dựa vào Himmler...”. Đúng vào lúc ấy, từ hầm ngầm của Quốc trưởng, Goering trở về lâu đài Karinhale của mình với vẻ mặt hốc hác, tái xanh và một cơn đau đầu dữ dội. Sáng hôm nay, hắn có đi ô tô ra mặt trận, tới chỗ xe tăng Nga chọc thủng tuyến phòng ngự. Từ đó, hắn lập tức trở về gặp Hitler. – Ngoài mặt trận hoàn toàn vô tổ chức, – Goering nói, – hoàn toàn rối loạn. Cặp mắt của những người lính hoàn toàn đờ dại. Tôi thấy các sĩ quan say rượu. Trận tấn công của bọn Bolshevik đã gây ra nỗi khủng khiếp, nỗi kinh sợ khủng khiếp cho toàn quân. Tôi cho rằng... Hitler lim dim mắt nghe Goering nói. Bàn tay phải của hắn nắm lấy khuỷu tay trái là cánh tay lúc nào cũng khẽ co giật. – Tôi cho rằng, – Goering nhắc lại, nhưng Hitler không cho hắn nói tiếp. Hitler lặng lẽ đứng dậy, cặp mắt đỏ ngầu của hắn trợn trừng, ria mép vểnh lên khinh bỉ. – Tôi cấm ông từ nay không được ra ngoài mặt trận. – Hitler nói bằng giọng rất khỏe của hắn, giống như ngày trước. – Tôi cấm ông gieo rắc nỗi kinh hoàng! – Đó không phải là nỗi kinh hoàng, mà là sự thật, – lần đầu tiên trong đời mình, Goering phản đối Quốc trưởng và cảm thấy chân tay hắn lạnh hẳn đi. – Thưa Quốc trưởng, đó là sự thật, và tôi có nghĩa vụ báo cáo với ngài sự thật ấy! https://thuviensach.vn – Ông im đi! Tốt nhất là ông hãy lo đối phó với không quân địch, ông Goering ạ! Và đừng có nhúng mũi vào những chỗ cần có một cái đầu bình tĩnh, sáng suốt và cần có sức mạnh. Rõ ràng đấy không phải là việc của ông. Từ nay và mãi mãi sau này tôi cấm ông không được ra mặt trận. Goering bị lăng nhục, hắn cảm thấy sau lưng mình hai tên vô danh tiểu tốt – Schmundt và Burgdorf – sĩ quan tùy tùng của Hitler, nhìn theo và cười nhạo hắn. Ở Karinhale, các sĩ quan tham mưu của lực lượng phòng không không quân đã đang chờ hắn. Lúc từ hầm ngầm của Hitler bước ra, hắn ra lệnh tập họp người của mình lại. Nhưng hắn chưa thể khai mạc cuộc họp được, vì sĩ quan tùy tùng báo rằng có thống chế SS Himmler tới. – Ngài thống chế muốn nói chuyện “tête à tête”* với ngài, – viên sĩ quan tùy tùng nói với vẻ bí ẩn bao hàm nhiều nghĩa, khiến cho những người xung quanh tưởng công việc của y chứa đầy bí ẩn. Tiếng Pháp, có nghĩa “mặt đối mặt”. Goering tiếp thống chế SS trong thư viện của mình. Himmler vẫn tươi cười và bình thản như mọi khi. Tay hắn xách một chiếc cặp da đen rất dày. Hắn ngồi xuống ghế bành, bỏ kính ra, lấy miếng da mềm lau mắt kính hồi lâu rồi nói luôn không cần rào trước đón sau: – Quốc trưởng không thể làm lãnh tụ của dân tộc được nữa. – Biết làm thế nào? – Goering hỏi như một cái máy, thậm chí không kịp hoảng sợ khi nghe câu nói trên của tên thủ lĩnh SS. – Nói chung thì hầm ngầm của Quốc trưởng đang ở trong tay lực lượng SS, – Himmler nói tiếp, giọng vẫn thản nhiên và đều đều như cũ, – nhưng cuối cùng vấn đề không phải là ở điểm ấy. Ý chí của Quốc trưởng đã bị tê liệt. Ông ấy không thể quyết định được việc gì nữa. Chúng ta có trách nhiệm hướng tới dân chúng. Goering nhìn chiếc cặp da đen và dày nằm trên đùi Himmler. Hắn nhớ rằng, một lần vào năm 1944, vợ hắn trong lúc nói chuyện điện thoại với https://thuviensach.vn người bạn gái, đã nói: “Tốt nhất là chị hãy lại nhà chúng tôi, nói chuyện điện thoại thế này nguy hiểm lắm, người ta đang nghe trộm chúng ta đấy”. Goering nhớ lúc ấy hắn đã gõ ngón tay xuống bàn và ra hiệu cho Karina: “Đừng nói chuyện ấy, đó là sự điên rồ”. Giờ đây hắn nhìn chiếc cặp da đen và nghĩ rằng trong đó có thể đặt máy ghi âm, và chỉ hai tiếng đồng hồ sau Quốc trưởng đã có thể nghe buổi nói chuyện này. Lúc đó thì hết. “Hắn có thể nói bất cứ chuyện gì, – Goering thầm nghĩ về Himmler. – Cha đẻ của những tên phá hoại ngầm không thể là một người trung thực. Hắn đã biết cái nhục mà mình phải chịu hôm nay ở chỗ Quốc trưởng. Hắn mò đến để hoàn thành nốt sứ mệnh của hắn đây”. Về phần mình, Himmler hiểu tên “quốc xã số hai” đang nghĩ gì. Bởi vậy, hắn thở dài và quyết định giúp tên kia. Hắn nói: – Ngài là người kế tục, do đó ngài sẽ làm tổng thống. Và như thế thì tôi sẽ làm thủ tướng. Himmler hiểu rằng nhân dân sẽ không đi theo hắn, một thủ lĩnh của lực lượng SS. Hắn cần có kẻ làm bình phong. Không ai có thể làm bình phong che đỡ tốt hơn Goering. Goering đáp lại vẫn như một cái máy: – Không thể được... – Hắn ngừng giây lát rồi nói thêm thật nhỏ, để lời mình khỏi bị ghi vào máy ghi âm, nếu nó được giấu trong chiếc cặp da đen. – Điều đó không thể được. Một người phải vừa làm tổng thống, vừa làm thủ tướng. Himmler khẽ mỉm cười, ngồi im một lát, rồi đứng bật dậy, chào Goering theo kiểu đảng viên Quốc xã và bước rất êm ra khỏi thư viện… https://thuviensach.vn | Chương 3 | Stierlitz từ phòng làm việc đi xuống nhà để xe. Thành phố vẫn đang bị ném bom như lúc nãy, nhưng bây giờ bom đang rơi ở một nơi nào đấy trong khu Zossen, ít ra thì anh có cảm giác như thế. Stierlitz mở cổng, ngồi vào bên tay lái rồi bật công-tắc điện. Động cơ cực tốt lắp vào chiếc xe “Ferret” của anh nổ rất đều và giòn. Stierlitz đánh xe ra ngoài, đóng cổng lại rồi phóng vút đi. Anh chỉ cho phép mình phóng vút đi như thế, những khi chỉ có một mình trong đêm tối, giữa lúc máy bay đang ném bom. Người Đức lái xe hết sức cẩn thận, chỉ có người nước ngoài: người Slav hay người Mỹ mới cho xe phóng vút đi như thế trong lúc đang đỗ. “Vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý”, – anh nghĩ bằng tiếng Nga, sau khi mở radio. Đài phát thanh đang truyền đi một bản nhạc nhẹ. Giữa những trận ném bom, người ta thường truyền đi những bài hát vui nhộn. Đã thành lệ: cứ mỗi khi chiến sự diễn ra ác liệt ngoài mặt trận, hoặc thành phố bị máy bay đánh phá dữ dội, đài phát thanh lại phát đi những chương trình vui nhộn, tức cười. “Nào, vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý! Hãy phóng nhanh lên để khỏi trúng bom. Bom thường hay rơi vào các mục tiêu bất động, do đó xác suất bom rơi trúng mục tiêu di động rất thấp. Nếu ta phóng với tốc độ năm chục cây số một giờ, xác suất sẽ giảm xuống đúng năm mươi lần...”. Anh rất thích đi ô tô. Mỗi khi nhận nhiệm vụ mà chưa biết cách thực hiện như thế nào, anh lại lái chiếc xe “Ferret” của mình chạy hàng mấy giờ liền trên các đường phố vòng quanh Berlin. Lúc đầu, anh chỉ nhìn phía trước và dận hết ga, tốc độ cao buộc anh phải tập trung chú ý, phải cảm thấy mình gắn làm một với chiếc xe, do đó đầu óc sẽ được giải phóng khỏi mọi ý nghĩ lớn nhỏ, khỏi những ý nghĩ loại trừ hay ngược lại, bổ sung lẫn https://thuviensach.vn nhau. Tốc độ cao là người trợ thủ của trí tuệ. Nó cho phép ta lãng quên hoàn toàn. Rồi cuộc dạo chơi bạt mạng chấm dứt ở một nơi nào đó, cạnh một quán rượu nhỏ có bán rượu cognac không cần phiếu – giữa những ngày khó khăn nhất của chiến tranh. Lúc ấy, có thể ngồi bên một chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, nghe cánh rừng lao xao, nhấm nháp hai ly rượu cognac “Jacobi” và bắt đầu chậm rãi suy tính tất cả những việc sắp phải làm. Sau khi phóng xe với tốc độ cực nhanh, các ý nghĩ kéo đến từ từ. Chuyến đi liều lĩnh giúp ta bình tâm, thư thái trong suy nghĩ – ít ra thì sự việc cũng đã diễn biến như thế đối với Stierlitz. Hai chiến sĩ điện đài của anh – Erwin và Kat – sống ở khu phố Köpenick bên bờ sông Spree. Hai vợ chồng họ đã đi ngủ. Dạo này Erwin và Kat đi ngủ rất sớm, vì Kat sắp đến ngày sinh nở. – Trông chị đẹp hẳn ra, – Stierlitz nói. – Chị thuộc vào số rất ít phụ nữ trở nên trẻ đẹp trong lúc có mang. – Người phụ nữ nào có mang cũng đều trở nên trẻ đẹp cả, – Kat trả lời. – Chẳng qua anh không có khả năng nhận biết hiện tượng ấy đấy thôi... – Không có khả năng nhận biết, – Stierlitz, cười, – điểm ấy thì chị nói đúng. – Anh uống cà-phê sữa nhé? – Kat hỏi. – Sữa ở đâu ra thế? Khỉ quá, tôi quên không mang sữa lại cho anh chị rồi. – Tôi đem bộ complet đi đổi đấy, – Erwin đáp. – Nhà tôi rất cần uống sữa, dù chỉ chút ít. Thức ăn cho người phụ nữ có mang kể cũng lý thú thật. Stierlitz xoa má Kat và hỏi: – Chị ra chơi một bản nhạc gì cho chúng tôi nghe đi? Kat bước lại bên dương cầm, lựa nốt và dạo một khúc nhạc của Bach. Stierlitz đi ra phía cửa sổ và hỏi nhỏ Erwin: https://thuviensach.vn – Anh đã kiểm tra chưa, xem chúng có gắn cái gì vào lỗ thông hơi của anh hay không? – Tôi kiểm tra rồi. Theo tôi, không có gì cả. Nhưng sao đồng chí lại hỏi thế? – Không sao cả. Vẫn đâu vào đấy. Để đề phòng thôi. – Các ông bạn của đồng chí ở tổ chức SD lại mới sáng chế thêm một trò gì mới chăng? – Chắc là như thế. Có quỷ biết chúng nó làm những gì. Loài người thích nhất các bí mật của người khác. – Có chuyện gì vậy? – Erwin hỏi. Stierlitz lắc đầu và hừm một tiếng. – Anh hiểu không, – Stierlitz chậm rãi nói, – tôi mới nhận một nhiệm vụ... – Anh lại hừm một tiếng nữa. – Tôi phải tìm ra kẻ nào trong số bọn thủ lĩnh quốc xã đang chuẩn bị tiến hành đàm phán riêng lẻ với phương Tây... Các đồng chí ở nhà ý nói đến bọn trùm sỏ, chứ không phải loại thấp hơn. Nhiệm vụ ấy anh thấy thế nào hử? Có vui không? Chắc các ông ở nhà nghĩ rằng, nếu tôi đã hoạt động trót lọt suốt hai mươi năm qua, thì tôi làm gì cũng được. Làm thằng phó của Himmler cũng hay đấy. Hoặc nói chung ngoi được lên cương vị thủ lĩnh thì càng tốt. Heil* Stierlitz chăng? Anh có thấy dạo này tôi bẳn tính không? Bọn Đức Quốc xã chào nhau bằng câu “Heil Hitler!” (“Hitler muôn năm!”) – Anh bẳn tính được đấy. – Erwin đáp. – Cô bé Kat định đẻ như thế nào đấy? – Stierlitz hỏi, khi Kat ngừng chơi đàn. – Theo em, người ta đã sáng chế ra cách đẻ nào mới hơn đâu, – Kat trả lời. – Hôm kia, tôi có nói chuyện với một bác sĩ phụ khoa... Tôi không muốn dọa hai bạn chút nào... – Anh bước lại bên Kat và đề nghị: – Chơi https://thuviensach.vn nữa đi, cô bé. Tôi không muốn dọa bạn, mặc dù chính tôi đang hết sức lo sợ đây. Lão bác sĩ già ấy bảo tôi rằng, trong lúc đỡ đẻ, lão có thể xác định chính xác sản phụ là người nước nào. – Tôi chưa hiểu ý anh. – Erwin nói. Kat ngừng chơi đàn. – Chơi tiếp đi, cô bé, chơi tiếp đi, – Stierlitz đề nghị, – và đừng có hoảng. Trước hết hãy nghe đã, rồi chúng ta sẽ bàn cách thoát ra khỏi tình trạng rắc rối đó. Trong lúc đau đẻ, phụ nữ thường kêu hét và rên rỉ. Cô hiểu chứ? – Cảm ơn anh, – Kat mỉm cười, – nhưng em lại cho rằng đấy là họ đang ca hát. Stierlitz lắc đầu, thở dài. – Nhưng họ kêu thét bằng tiếng mẹ đẻ, hiểu chưa, cô bé. Họ kêu bằng thứ thổ ngữ nơi họ đẻ ra. Nghĩa là cô sẽ kêu “mẹ ơi” bằng tiếng Ryazan*. Ryazan là một thành phố ở Liên Xô. Kat tiếp tục chơi đàn, nhưng Stierlitz thấy đôi mắt chị đột nhiên rưng rưng lệ. – Chúng ta làm thế nào bây giờ? – Erwin hỏi. – Nếu gửi hai bạn sang Thụy Điển thì sao? Tôi có thể lo được chuyện ấy. – Và anh sẽ mất sợi dây liên lạc cuối cùng chứ gì? – Kat hỏi. – Tôi sẽ ở lại đây với anh Stierlitz, – Erwin nói. Stierlitz lắc đầu: – Người ta sẽ không cho phép Kat đi một mình. Chỉ có cùng đi với Erwin mới được. Với tư cách một thương phế binh của chiến tranh, anh ấy cần phải sang điều trị tại một an dưỡng đường, có bà con thân thuộc là người Đức ở Stockholm viết thư mời sang... Một mình Kat thì chúng sẽ https://thuviensach.vn không cho đi. Bởi vì, theo hồ sơ của cảnh sát, thì ông chú anh ấy là đảng viên quốc xã ở bên Thụy Điển, chứ không phải chú của Kat. – Vợ chồng em sẽ ở lại đây, – Kat nói, – Không sao cả. Em sẽ kêu bằng tiếng Đức. – Có thể chen thêm một vài câu chửi bằng tiếng Nga, nhưng nhất thiết phải theo cách phát âm Berlin, – Stierlitz pha trò. – Ngày mai chúng ta sẽ quyết định việc này: chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ, không nên nóng vội và cũng chả cần phải ra vẻ anh hùng. Ta đi thôi, Erwin. Phải liên lạc với trung tâm. Căn cứ vào điện trả lời ngày mai, chúng ta sẽ quyết định dứt khoát. Năm phút sau, họ đi ra khỏi nhà, Erwin xách một chiếc va-li, bên trong đựng điện đài. Họ đi xe khoảng mười lăm cây số, tới Ransdorf, ngoặt vào rừng rồi Stierlitz tắt động cơ. Máy bay vẫn tiếp tục ném bom, Erwin xem đồng hồ và hỏi: – Ta bắt đầu chứ? – Bắt đầu, – Stierlitz trả lời và rít một hơi dài điếu thuốc lá Pháp nặng “Gaulois”. – Bắt đầu, – anh nhắc lại. “Yustas gửi Alex. Cũng như trước đây, tôi vẫn tin rằng không một chính khách quan trọng nào ở phương Tây lại đi đàm phán với SS hay SD. Tuy nhiên, vì được trao nhiệm vụ, nên tôi đã bắt tay thực hiện. Tôi cho rằng, có thể hoàn thành nhiệm vụ, nếu tôi báo cho Himmler biết một phần tin tức mà tôi nhận được từ chỗ đồng chí. Dựa vào sự ủng hộ của hắn, sau đó tôi có thể trực tiếp theo dõi những kẻ mà đồng chí cho là đang tìm cách đàm phán với phương Tây. Bản “tố giác” của tôi gửi Himmler, các chi tiết tôi sẽ tự tổ chức ở đây, tại chỗ, không cần xin ý kiến của đồng chí, – sẽ giúp tôi thông báo về Trung tâm mọi tin tức sốt dẻo có tác dụng khẳng định hoặc gạt bỏ giả thuyết của https://thuviensach.vn đồng chí. Hiện nay, tôi chưa thấy có cách nào khác. Nếu đồng ý, đề nghị đồng chí báo cho Erwin biết. YUSTAS”. – Đồng chí ấy thất bại đến nơi rồi, – đồng chí chỉ huy Trung tâm nói, khi bức điện mật mã về tới Moskva, – Nếu đồng chí ấy trực tiếp nói với Himmler thì sẽ thất bại ngay và không gì cứu vãn được nữa. Cứ giả thuyết rằng Himmler quyết định chơi một canh bạc với đồng chí ấy chăng nữa... Mặc dù đồng chí ấy không phải là nhân vật có thể đánh bạc với tên thống chế SS. Sáng mai hãy lập tức gửi điện cương quyết cấm đồng chí ấy hành động như vậy. Nhưng điều Trung tâm biết thì Isaуev không thể biết được, bởi vì các tin tức thu lượm trong mấy tháng vừa qua mở ra khả năng hiểu rõ cái nhân vật mang tên họ là Himmler. Hắn tỉnh giấc hoàn toàn, tưởng như có ai nắm lấy vai mà lay. Hắn ngồi dậy và đưa mắt nhìn rất nhanh xung quanh. Không khí tĩnh mịch. Kim dạ quang của chiếc đồng hồ báo thức nhỏ chỉ đúng 5 giờ. “Còn sớm, – Himmler nghĩ bụng, – ngủ thêm một tiếng nữa mới phải”. Hắn ngáp dài, ngả người xuống gối và quay mặt vào tường. Tiếng lào xào của rừng cây vọng vào qua cửa sổ thông gió để ngỏ. Tuyết rơi từ tối hôm qua và Himmler hình dung cảnh đẹp tuyệt diệu lúc này ở trong cánh rừng yên tĩnh, vắng vẻ giữa mùa đông. Bỗng nhiên, hắn nghĩ rằng bây giờ mà phải đi vào rừng một mình thì sợ lắm – sợ như hồi bé vậy. – Không, – đột nhiên Himmler nói nhỏ với chính mình. – Không, không và không bao giờ. Hắn đứng dậy, khoác áo choàng và bước lại bàn. Không bật đèn, hắn ngồi xuống mép chiếc ghế bành bằng gỗ và đặt tay xuống chiếc ống nghe https://thuviensach.vn máy điện thoại màu đen. “Phải gọi điện cho con gái, – hắn nghĩ, – Chắc con bé sẽ mừng lắm. Nó sống có vui vẻ gì cho cam”. Dưới tấm kính của chiếc bàn viết to tướng, lờ mờ hình bóng hai khuôn mặt trẻ con. Bất ngờ Himmler như nhìn thấy rõ bộ mặt của Bormann và nghĩ rằng cái tên vô lại ấy đã làm cho hắn lúc này không dám gọi điện cho con để nói: “Chào con mèo con! Bố đây. Con vừa nằm mơ cái gì đấy, mặt trời của bố?” Lúc này hắn cũng không thể gọi dây nói cho hai đứa con trai, vì chúng là con của mụ vợ không có giá thú với hắn. Himmler nhớ rằng Bormann đã im lặng vào năm 1943 khi hắn xin vay trong quỹ của đảng tám mươi nghìn mác để xây dựng cho Martha, mẹ của hai đứa con trai hắn, một biệt thự ở Bavaria, xa hẳn khu vực bị ném bom. Hắn cũng nhớ rằng, sau khi được Bormann cho biết, Quốc trưởng đã nhìn hắn dò hỏi mấy lần trong những lúc ăn tiệc chung ở Tổng hành dinh. Chính vì thế mà hắn không dám ly dị với người vợ chính thức, mặc dù hắn đã không sống ở nhà sáu năm trời. Hắn vẫn cứ phải dắt mụ đi dự các buổi chiêu đãi như thường. “Bormann không dính dáng đến chuyện này, – Himmler tiếp tục nghĩ, – mình tưởng lầm đấy thôi. Thằng súc sinh béo tốt ấy không phải là thủ phạm gây ra nỗi đau khổ cho mình. Mình sẵn sàng chịu đựng mọi chuyện xấu xa trong việc ly dị. Nhưng không bao giờ mình có thể đầu độc con bé”. Himmler mỉm cười nhớ lại thời kỳ đầu tiên, khi hắn sống với người vợ và đứa con gái nhỏ trong một căn phòng lạnh lẽo ở Nuremberg, trong cảnh đói kém. Trời, chuyện ấy xa xôi biết bao, nhưng cũng gần gũi biết bao! Mới có mười tám năm trôi qua. Hồi ấy, hắn làm thư ký cho Gregor Strasser, “ông anh” của Quốc trưởng. Hắn lưu lạc khắp nước Đức, hắn ngủ ngồi ở các nhà ga, ăn bánh mì không và uống một thứ nước tạm gọi là cà-phê, để lo việc chắp nối liên lạc giữa các tổ chức của đảng. Hồi bấy giờ, nghĩa là vào năm 1926, hắn không hiểu rằng ý đồ của Strasser là thành lập các đội hiến binh SS, nảy ra không phải vì yêu cầu tất yếu, mà vì cuộc đấu tranh https://thuviensach.vn chống Rem, thủ lĩnh của lực lượng SA, đã bắt đầu. Hồi ấy, Himmler tin tưởng sâu sắc rằng việc thành lập lực lượng SS là nhằm mục đích bảo vệ các lãnh tụ của đảng khỏi bàn tay “bọn Đỏ”. Hắn tin chắc rằng nhiệm vụ chính của “bọn Đỏ” là thủ tiêu vị lãnh tụ vĩ đại, người bạn duy nhất của nhân dân lao động Đức: Adolf Hitler. Hắn đã treo một bức chân dung khổng lồ của Hitler phía trên chiếc bàn của mình. Một hôm, Hitler ghé lại nhà Strasser, khi nhìn thấy bên dưới bức chân dung to tướng của mình một thanh niên mặt rỗ gầy gò, Hitler nói: – Có nên đặt một thủ lĩnh của đảng ở địa vị cao đến như thế so với mọi đảng viên quốc xã khác hay không? Himmler trả lời: – Giả sử ngài chỉ đơn thuần là một thủ lĩnh, thì tôi đã chẳng gia nhập Đảng. Tôi gia nhập đảng, vì cầm đầu nó là một vị lãnh tụ, chứ không phải một thủ lĩnh! Hitler đã nhớ hắn, Strasser hình như cũng hài lòng trước câu trả lời của gã thư ký kỹ thuật của tổ chức đảng Quốc xã ở Bavaria, nhưng trong thâm tâm hắn để bụng giận cái kẻ được hắn nâng đỡ, lôi từ tầng lớp hèn kém nhất lên cương vị lãnh đạo, mà lại quên ơn hắn. Khi đề nghị Quốc trưởng cử Himmler làm thống chế chỉ huy các đội SS mới được tổ chức lại, Strasser vẫn dự tính rằng lực lượng SS sẽ phục vụ trước hết là hắn, trong cuộc sống mái với Rem, để tranh thủ ảnh hưởng cho đảng và cho Hitler. Hai trăm tên SS đã được tập hợp lại dưới quyền hắn – chỉ có cả thảy hai trăm tên. Nhưng không có lực lượng SS thì Hitler không thể thắng lợi vào năm 1933 – Himmler hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, sau khi giành thắng lợi, Quốc trưởng chỉ cử hắn làm Chánh Sở mật thám ở Munich. Gregor Strasser, người đã kết nạp Himmler vào đảng – nhà lý luận và tư tưởng gia của đảng, người có sáng kiến thành lập lực lượng SS, đã tìm đến nhà Himmler. Hồi ấy Strasser đứng về phía đối lập với Quốc trưởng, đã tuyên bố thẳng với các đảng viên kỳ cựu rằng Hitler đã bán mình cho bọn trùm tư bản công nghiệp. https://thuviensach.vn Nhưng lần đó Himmler đã ngắt lời Strasser, bằng cách nói với y rằng nghĩa vụ của mọi đảng viên Quốc xã là phải trung thành với Quốc trưởng. – Ngài có thể đem các mối nghi ngờ của mình ra trình bày ở đại hội đảng, nhưng ngài không có quyền sử dụng uy tín của mình trong thế đối lập, vì điều đó phá hoại sự đoàn kết của Đảng. Tối hôm ấy, ở nhà mình, biết rằng nơi ở của hắn bị trung tâm cảnh sát đặt máy nghe trộm – trung tâm này hồi đó nằm trong tay Goering, – Himmler đã nói như sau, khi hắn cùng khách khứa ngồi ăn tiệc mừng ngày lễ: – Trước đây, tôi mơ ước gây giống tầng lớp thượng lưu của dân tộc bằng cách tổ chức cho các nhân viên SS của tôi, vốn xuất thân từ các gia đình thường dân, kết hôn với các tiểu thư quý tộc. Nhưng bây giờ tôi có nhiệm vụ đấu tranh với các phần tử thù địch của dân tộc là bọn cộng sản, bọn Do Thái và lũ cha cố. Nếu Quốc trưởng đã muốn như vậy, thì tôi sẽ không tiếc sức. Himmler chăm chú theo dõi mọi diễn biến ở Trung ương. Y thấy rằng, ở mức độ nhất định, thái độ say sưa với chiến thắng đã gạt công tác thực tiễn xuống hàng thứ yếu. Hắn cảm thấy, và điều đó không phải vô căn cứ, rằng các lãnh tụ của đảng ở Berlin chỉ lo đến chuyện diễn thuyết tại các cuộc mít-tinh, tối tối đi dự những buổi chiêu đãi của Đoàn ngoại giao, – tóm lại là chỉ lo tận hưởng các thành quả ngọt ngào của thắng lợi mà đảng Quốc xã vừa giành được. Himmler cho rằng tất cả những chuyện đó đều quá sớm. Và thế là, trong khoảng thời gian một tháng, hắn đã tổ chức xong ở Dachau một trại tập trung kiểu mẫu đầu tiên. Y nói: – Đó là trường học tốt nhất nhằm thông qua lao động giáo dục trách nhiệm công dân Đức chân chính cho tám triệu kẻ đã bỏ phiếu cho bọn cộng sản. Nếu nhốt cả tám triệu đứa vào trại tập trung thì vô lý quá. Đầu tiên hãy gây không khí khủng bố trong một trại tập trung, rồi thả dần những đứa đã bị trừng phạt ở đó ra. Chúng sẽ là những kẻ tuyên truyền tốt nhất cho hoạt https://thuviensach.vn động thực tế của đảng Quốc xã. Chúng sẽ làm cho bè bạn và con cái của chúng biết cách mù quáng tuân theo chế độ của chúng ta. Đặc phái viên của Goering được cử đến chỗ hắn. Tên kia đi thăm Dachau mấy giờ đồng hồ rồi hỏi Himmler: – Ông có nghĩ rằng trại tập trung này sẽ gây ra làn sóng công phẫn ở châu Âu và châu Mỹ hay không, dù chỉ là vì biện pháp này trái với công pháp? – Tại sao ngài lại coi việc giam giữ những kẻ thù của chế độ là trái với công pháp? – Bởi vì tuyệt đại đa số những người bị ông bắt đều không được ra tòa. Không có lời buộc tội, cũng chẳng có căn cứ gì vào hiến pháp cả... Himmler hứa sẽ suy nghĩ về vấn đề ấy. Đặc phái viên của Goering đi rồi, Himmler liền viết một bức thư riêng gửi cho Hitler, trong đó hắn chứng minh hùng hồn rằng cần phải bắt giữ và cầm tù những người chống đối mà không cần lập tòa án xét xử gì hết. Hắn viết như sau: “Đó chỉ là một biện pháp nhân đạo nhằm cứu kẻ thù của đảng Quốc xã khỏi cơn phẫn nộ của nhân dân mà thôi. Nếu chúng ta không giam các kẻ thù của dân tộc vào trại tập trung, chúng ta sẽ không thể bảo đảm cuộc sống cho họ được vì nhân dân sẽ lập phiên tòa xử tội họ”. Và để cho bức thư ấy khỏi lọt vào tay bất cứ ai trong số các cận thần của Quốc trưởng, ngay ngày hôm đó Himmler tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, trong đó hắn diễn thuyết đúng như vậy, nguyên văn từng lời, và ngày hôm sau diễn văn của hắn được in trên tất cả các mặt báo. Cuối năm 1933, khi ở Sở mật thám Berlin, nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của Goering, nổ ra chuyện xô xát, thì ngay đêm đó Himmler từ Munich tới Berlin và sáng hôm sau được Quốc trưởng tiếp. Hắn đề nghị Quốc trưởng trao “ngành cảnh sát chuyên ăn hối lộ của chế độ cũ” cho “những người con ưu tú của dân tộc”, tức lực lượng SS, kiểm soát. https://thuviensach.vn Hitler không thể làm phật ý Goering. Quốc trưởng không trả lời Himmler điều gì dứt khoát. Nắm chặt tay hắn, Hitler tiễn hắn ra đến cửa phòng làm việc, nhìn sát vào mắt hắn thăm dò, rồi đột nhiên mỉm cười vui vẻ và nhận xét: – Dẫu sao thì sau này anh cứ gửi các kiến nghị thông minh của mình lên cho tôi trước một ngày nhé; nghĩa là tôi muốn nói đến bức thư anh gửi cho tôi và bài diễn văn có nội dung y hệt trong cuộc mít-tinh ở Munich. Himmler hoang mang ra về. Nhưng một tháng sau, tuy không được gọi về Berlin, hắn vẫn được cử làm Chánh mật thám ở Mecklenburg và Lübeck, rồi sang tháng sau, ngày 20 tháng 12, được cử thêm làm Chánh mật thám ở Baden ngày 21 tháng 12 – Chánh mật thám ở Hesse, ngày 24 tháng 12 – ở Bremen, ngày 25 – ở Saxony và Thuringia, ngày 27 – ở Hamburg. Trong một tuần lễ, hắn trở thành kẻ cầm đầu ngành cảnh sát của nước Đức, trừ nước Phổ vẫn ở dưới quyền Goering như cũ. Hitler đề nghị Goering một bước nhượng bộ: cử Himmler làm Chánh mật thám của toàn đế chế, nhưng vẫn nằm dưới quyền Goering. Thống chế Goering đã chấp nhận đề nghị nhượng bộ ấy của Quốc trưởng. Tiếp nhận một cách thiếu mặn mà, bởi vì Goering thừa hiểu rằng dưới chế độ cực quyền, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào nắm trong tay lực lượng cảnh sát kín – tức ngành mật thám. Một người có địa vị như Goering mà cầm đầu mật thám thì mang tiếng quá. Chức vụ của y là Thống chế, Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Quốc hội Đức. Đã thế còn tham cái chức Chánh cẩm thì mang tiếng quá. Bởi vậy, hắn có thể đi theo hai hướng: hoặc biến Himmler thành người của mình, hoặc đè bẹp nó rồi bắt nó lệ thuộc vào mình. Goering không chọn con đường thứ nhất, vì thấy cái tên Himmler lầm lì, hay nói ngọng và lặng lẽ kia chẳng có gì trội lắm. Hắn chọn con đường thứ hai. Hắn chỉ thị cho ban thư ký của hắn, thông qua văn phòng Quốc trưởng, bổ nhiệm Himmler giữ chức thứ trưởng Bộ Nội vụ và Chánh sở mật thám, được quyền tham dự những buổi họp của nội các những khi bàn đến vấn đề cảnh sát. Goering tự tay gạch mấy chữ “về vấn đề an ninh của đế chế” trong quyết định bổ nhiệm. Như thế đã là quá nhiều đối với Himmler rồi. Sau khi https://thuviensach.vn quyết định ấy được văn phòng Quốc trưởng thông qua, Goering chỉ thị cho công bố nó trên mặt báo. Vừa nhìn thấy quyết định ấy trên mặt báo, Himmler liền gọi hai nhân viên của hắn phụ trách giới báo chí đến. Hai tên này chuyên thu thập các tài liệu tố cáo các nhà báo. Himmler đề nghị chúng cho bình luận quyết định bổ nhiệm về mình khác hẳn cách bình luận của báo chí chính thức. Goering đã phạm sai lầm cơ bản khi chịu nhượng bộ; hắn quên rằng, chưa có ai phế truất chức vụ chính của Himmler là thống chế SS. Thế là ngày hôm sau, tất cả các báo trung ương, nhất là những tờ hay gây chuyện, đều đăng quyết định kèm theo lời bình luận: “Ngành tư pháp quốc xã đã giành được một thắng lợi quan trọng: toàn bộ lực lượng cảnh sát, mật thám, Gestapo và hiến binh đã tập trung trong tay thống chế SS Himmler. Đó là lời cảnh cáo đối với mọi kẻ thù của đế chế; bàn tay trừng phạt của đảng Quốc xã sẽ giáng xuống mọi phần tử đối lập, mọi kẻ thù bên trong và bên ngoài”. Himmler dời về Berlin, chiếm biệt thự Am Donnerstag lộng lẫy ở ngay bên cạnh Ribbentrop. Và trong khi người ta tiếp tục hân hoan, say sưa với chiến thắng trước những người cộng sản, thì cùng với trợ thủ của mình là Heydrich, Himmler bắt đầu thu thập hồ sơ tố giác kẻ thù và chủ yếu là tố giác bạn bè. Hắn phải đích thân thu thập hồ sơ tố giác viên sếp trước đây của hắn – Gregor Strasser. Hắn hiểu rằng chỉ bằng máu của Strasser, ông thày đầu tiên của hắn, hắn mới có thể hoàn toàn xóa sạch vết tích cũ xưa của mình. Bởi thế, hắn đã chấp chi nhặt nhạnh từng li từng tí tất cả những gì có thể khiến Strasser bị khép vào tội xử bắn. Ngày 20 tháng sáu năm 1934, Hitler gọi Himmler tới bàn về các biện pháp chống Rem trong thời gian tới. Himmler vẫn chờ đợi ngày đó. Hắn chỉ chưa hiểu Quốc trưởng sẽ hành động như thế nào, nhưng qua hàng nghìn trang báo cáo của các điệp viên và nội dung các buổi nghe trộm điện thoại mà hắn đọc hàng ngày, thì hắn hiểu rằng cần phải hành động ngay. Himmler hiểu rằng hành động chống Rem chỉ là cái cớ để thủ tiêu tất cả những kẻ đã cùng Hitler khởi đầu sự nghiệp. Đối với những kẻ đó, trước https://thuviensach.vn đây Hitler chỉ là một người anh em trong đảng. Nhưng giờ đây, Adolf Hitler phải trở thành một lãnh tụ, một ông thánh đối với dân tộc Đức. Các đảng viên kỳ cựu đã trở thành gánh nặng đối với Hitler. Himmler hiểu rõ điều đó, khi thấy Hitler nổi cơn lôi đình lúc nói tới một nhóm đảng viên kỳ cựu rơi vào ảnh hưởng tuyên truyền của kẻ thù. Hitler không thể nói toàn bộ sự thật với bất cứ ai – ngay cả với những bạn bè thân cận nhất. Himmler cũng hiểu điều đó, bởi vậy hắn giúp Quốc trưởng bằng cách đặt lên bàn của lãnh tụ cặp hồ sơ tố giác bốn nghìn đảng viên kỳ cựu, thực tế là tố giác hết thảy những người đã cùng Hitler đặt nền móng xây dựng đảng Quốc xã. Hắn đã tính toán rất đúng về mặt tâm lý, rằng Hitler sẽ không quên công lao của hắn; vì không gì quý bằng người ta giúp mình tự biện hộ cho hành động tội ác của mình. Nhưng Himmler còn đi xa hơn nữa: hiểu được thâm ý của Quốc trưởng, hắn quyết định trở thành cánh tay đắc lực của Hitler đến mức, sao cho những cuộc thanh trừng sau này không thể động chạm tới bản thân hắn, mà ngược lại, những cuộc thanh trừng đó chỉ xảy ra dưới sự kiểm soát của hắn. “Mình cũng là đảng viên kỳ cựu như Strasser, – Himmler nghĩ, – nhưng mình sẽ vĩnh viễn là đảng viên kỳ cựu, nếu mình chứng minh cho đảng thấy rằng Strasser không phải là một đảng viên kỳ cựu, mà chỉ là một đứa mưu cầu danh vọng, một phần tử chống đối hằn học”. Khi Hitler mời hắn cùng đi tới nhà nghỉ của Goering ở Sorfeide, Himmler đã đạo diễn một vở kịch: một điệp viên do hắn bố trí, mặc y phục lực lượng SA của Rem, bắn vào chiếc xe mui trần của Quốc trưởng, và Himmler đã lấy thân mình che đạn cho vị lãnh tụ, miệng kêu lên – hắn là người đầu tiên trong đảng kêu lên như thế: – Thưa Đức Quốc trưởng của tôi, tôi vô cùng sung sướng được xả thân để bảo vệ Người! Trước đó, chưa một ai gọi Hitler là “Đức Quốc trưởng của tôi”. Himmler đã trở thành tác giả của cách xưng hô khôn khéo đối với “ông https://thuviensach.vn