🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
“I can think of no single book that has so changed the conception held by economist as to the working of the capitalist system”
- ROBERT L. HEILBRONER
https://thuviensach.vn
LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ
Nhà xuất bản GIÁO DỤC
Trường Đại học KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI - 1994
https://thuviensach.vn
Lời nhà xuất bản
https://thuviensach.vn
Trong quá trình đổi mới chương trình giảng dạy các môn học kinh tế thị trường cho sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, chúng ta cần rất nhiều tài liệu tham khảo, sách giáo khoa để phục vụ cho việc biên soạn một chương trình giảng dạy thích hợp và đáp ứng nhu cầu tham khảo của các nhà hoạch định chính sách và cơ quan nghiên cứu kinh tế.
Trong bối cảnh đó, việc xuất bản tác phẩm kinh điển “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (Gọi tắt là “Lý thuyết tổng quát”) của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes là một đòi hỏi thiết thực. Đó là một trong số các cuốn sách cơ bản góp phần xây dựng lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện đại.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, sau khi các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp vừa trải qua giai đoạn gọi là đại suy thoái, khi các biến số chính của kinh tế học vĩ mô như sản lượng, khối lượng việc làm, lãi suất và kéo theo là vốn đầu tư đã biến động theo chiều hướng không thể phán đoán và giải thích được. Các mô hình (lý thuyết) kinh tế đương thời không còn giải thích đầy đủ được những gì đã diễn ra tại các nước đó trong thời kỳ nói trên.
Bá tước John Maynard Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ông đã giảng dạy kinh tế học ở trường Tổng hợp Cambridge, làm việc ở Bộ tài chính nước Anh và là người có công lớn trong việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong tác phẩm của mình, J. M. Keynes lần đầu tiên đưa ra mô hình sản lượng và việc làm do cầu quyết định, ông đã dùng mô hình này để giải thích mức sản lượng thấp và mức thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 1930 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. Ngày nay lý thuyết này được gọi là Lý thuyết trọng cầu. Ông lập luận rằng con số thất nghiệp cao là đặc trưng của một nền kinh tế thị trường không có điều tiết, và vì vậy, để đạt được mức hữu nghiệp cao, nhà Nước phải điều tiết mức tổng cầu thông qua chính sách tài chính và tiền tệ.
Sau khi tác phẩm được xuất bản năm 1936, hầu hết các nhà kinh tế trẻ đã trở thành những người theo trường phái của Keynes. Trong các thập niên 1950 và 1960 học thuyết này gặp sự chống đối mãnh liệt từ phía những người theo phái trọng tiền mà đứng đầu là Milton Friedman, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ. Họ thừa nhận cách phân tích của Keynes giải thích được nguyên nhân gây ra đại suy thoái, nhưng cho rằng chưa đưa ra được một cách giải thích xác đáng về lạm phát. Theo họ, lạm phát chủ yếu theo lượng tiền trong lưu thông gây ra. Hiện nay, kinh tế học vĩ mô đã hấp thụ được tinh hoa của cả hai phương pháp này, mặc dù vẫn còn những người cực đoan đứng hẳn về một phía.
“Lý thuyết tổng quát” đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch này được thực hiện theo lần xuất bản năm 1991 của nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press, tập VII trong các tác phẩm chọn lọc của J. M. Keynes.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Lương Xuân Quí; Giáo sư Vũ Đình Bách; Phó Giáo sư, Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Hương đã chỉ đạo việc tổ chức dịch, hiệu đính cuốn sách này. Cám ơn sự trợ giúp của tổ chức SIDA Thuỵ Điển cho việc dịch, in ấn và các chuyên gia nước ngoài đã gợi ý chọn sách, cảm ơn Nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press đã cho phép dịch ra tiếng Việt và xuất bản tác phẩm này tại Việt Nam.
Đây là một cuốn sách rất khó hiểu cả về mặt ý nghĩa kinh tế, ngôn ngữ, cũng như cách lập luận. Để hiểu được sâu sắc hơn, có lẽ cần phải đọc thêm các tập khác của bộ sách đồ sộ này. Bởi vậy, công việc biên dịch, hiệu đính và biên tập chắc còn nhiều sai sót khó tránh được. Chúng tôi rất trân trọng mọi góp ý của bạn đọc, xin gửi về Nhà xuất bản giáo dục hoặc trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
https://thuviensach.vn
Lời giới thiệu chung
https://thuviensach.vn
Lần xuất bản mẫu mực mới này đối với toàn tập của John Maynard Keynes là một công trình tưởng niệm của Hội kinh tế Hoàng gia đối với ông. Ông đã dành một phần rất lớn cuộc đời sôi động của mình cho Hội. Năm 1911, lúc đó mới ở tuổi 28, ông đã trở thành chủ bút tờ Economic Journal (Tạp chí kinh tế) kế nghiệp ông Edgeworth. Hai năm sau ông lại được cử làm thư ký toà soạn, ông giữ những chức vụ đó liên tục hầu như cho đến hết cuộc đời. Thực ra ông Edgeworth đã quay lại làm việc cùng với ông từ năm 1919 đến năm 1925 để giúp ông trong công
việc thu thập tư liệu và xuất bản. Ông MacGregor đã thay ông Edgeworth cho đến năm 1934 khi ông Austin Robinson kế nghiệp ông MacGregor và tiếp tục giúp Keynes cho đến năm 1945. Nhưng trong những năm đó, Keynes vẫn chịu trách nhiệm chính và đưa ra những quyết định chủ yếu về mọi bài báo đăng trong Tạp chí kinh tế, chỉ trừ có một hoặc hai số báo mà do bị ốm nặng vào năm 1937, nên ông không đảm đương được. Chỉ một vài tháng trước khi ông qua đời vào dịp lễ Phục sinh năm 1946, Keynes được bầu làm chủ tịch Hội, và ông đã trao quyền chủ bút cho ông Roy Harrod và chức thư ký toà soạn cho ông Austin Robinson.
Với tư cách chủ bút kiêm thư ký toà soạn, Keynes giữ một vai trò chính trong việc hình thành mọi chủ trương chính sách của Hội kinh tế Hoàng gia. Chính phần lớn nhờ ông mà các hoạt động xuất bản quan trọng của Hội - lần xuất bản Sraffa của Ricardo, lần xuất bản Stark về các công trình kinh tế của Bentham và lần xuất bản Guilleband của Marshall cũng như một số ấn phẩm trước đó, trong những năm 30, đã được khởi xướng.
Khi Keynes qua đời năm 1946, Hội kinh tế Hoàng gia muốn làm một việc gì đó để tưởng nhớ những công lao to lớn của ông. Cho nên Hội đã lựa chọn việc xuất bản các tác phẩm toàn tập của ông. Sinh thời, Keynes rất thích các ấn phẩm in đẹp, cho nên Hội đã tìm cách làm cho các tác phẩm của ông được lưu danh đời đời là điều hoàn toàn xứng đáng với tên tuổi của ông, việc làm này của Hội đã thành công với sự giúp đỡ của ông Macmillan với tư cách là chủ các nhà xuất bản và nhà in trường Đại học Cambridge.
Lần xuất bản này chỉ liên quan đến các tác phẩm của Keynes về lĩnh vực kinh tế học. Những thư từ riêng tư của ông và gia đình đều không được đề cập đến ở đây. Có thể nói, lần xuất bản này chỉ thể hiện Keynes như một nhà kinh tế học.
Các tác phẩm của Keynes thuộc năm thể loại lớn. Thứ nhất, đó là những tác phẩm ông đã viết và xuất bản thành sách. Thứ hai, những bài báo và các cuốn sách nhỏ ông đã viết trong suốt cuộc đời. Tiểu luận về sức thuyết phục và tiểu luận và tiểu sử. Thứ ba, một khối lượng lớn các bài viết của ông đã được đăng tải nhưng chưa được thu thập như các bài đẵng lẻ tẻ trên các báo chí, các bức thư gửi cho các báo, các bài viết đăng trên các tạp chí và không nằm trong hai tuyển tập lớn, và nhiều cuốn sách nhỏ khác nữa. Thứ tư, một số tác phẩm cho đến nay vẫn chưa được đăng. Thứ năm, thư từ ông thường trao đổi với các nhà kinh tế và liên quan đến kinh tế học hoặc các công việc về lợi ích công cộng.
Việc công bố các thư từ về kinh tế học của Keynes cần phải được lựa chọn kỹ càng. Trong thời kỳ sử dụng máy chữ và tủ đựng hồ sơ, giấy tờ, và đặc biệt đối với một người năng động và bận rộn như vậy, không thể cho đăng nếu không có sự xem xét, chọn lựa những mẩu giấy mà Keynes có thể đã đọc cho người khác viết về một số vấn đề chưa thật quan trọng hoặc có tính chất tạm thời. Song, chúng tôi muốn thu thập và cho xuất bản càng nhiều càng tốt những thư từ mà trong đó Keynes phát triển những suy tư của riêng ông và những lý lẽ ông đã đưa ra để bảo vệ những ý kiến của ông trong các cuộc tranh luận với các nhà kinh tế học, cũng như các thư từ có ý nghĩa lớn lao vào những thời kỳ mà Keynes bị lôi cuốn vào các công việc chung của đất nước.
Ngoài những cuốn sách đã được xuất bản rồi, những người chuẩn bị cho bộ sách này còn có hai nguồn tư liệu chính. Trước hết trong bản chúc thư Keynes đã chỉ định ông Richard Kahn làm người thi hành di chúc và chịu trách nhiệm về các tài liệu kinh tế học của ông. Những tài liệu này hiện đang được lưu trữ tại thư viện Marshall thuộc trường đại học Cambridge và có thể được sử dụng cho lần xuất bản này. Cho đến năm 1914 Keynes chưa có thư ký riêng và những tài liệu ông ta viết trước năm đó chủ yếu là những bản thảo viết tay, những bức thư quan trọng của ông. Vào thời kỳ ấy hầu hết các thư từ mà chúng tôi có trong tay hiện giờ là những thư ông nhận được hơn là những thư do ông viết gửi đi. Trong những năm 1914-1918 và 1940-1946 Keynes làm việc ở Bộ Tài chính.
Với việc cho phép sử dụng những sổ sách chính thức, người ta thu thập được nhiều thư từ mà chính ông đã viết. Từ năm 1919 trở đi cho đến cuối đời, Keynes được sự giúp đỡ của một thư ký, bà Stevens trong nhiều năm liên
https://thuviensach.vn
tiếp. Vì vậy trong 25 năm cuối cuộc đời làm việc của ông, phần lớn chúng tôi có bản sao qua giấy carbon những bức thư của ông đã gửi đi cũng như những chính bản thư từ ông đã nhận được.
Tất nhiên trong thời kỳ này, Keynes cũng có những lần tự mình viết thư. Trong một số trường hợp, chúng tôi đã thu thập được những bức thư ông gửi đi từ những người mà ông thường xuyên giao dịch. Chúng tôi thu thập được những cuộc trao đổi quan trọng giữa đôi bên, và để đánh giá đúng mức cả đôi bên, chúng tôi rất muốn xuất bản đầy đủ những thư từ trao đổi giữa hai bên.
Nguồn tư liệu thứ hai là một số những quyển dán những bài báo cắt mà mẹ ông Keynes đã giữ lại trong gia đình trong một thời gian rất lâu. Đó là bà Florence Keynes, vợ ông Neville Keynes. Từ năm 1919 trở đi, những quyển dán các bài báo cắt này bao gồm hầu hết các bài viết có tính chất tạm thời, chưa thực sự rõ ràng về các ý kiến đề xuất của Maynard Keynes, những bức thư mà ông đã gửi cho các tờ báo và khá nhiều tư liệu mà qua đó người ta có thể nhận thức được không chỉ những gì ông đã viết mà cả những phản ứng của nhiều người khác đối với những ý kiến đề xuất của ông. Nếu không có những quyển dán các bài báo cắt đó đã được giữ gìn rất cẩn thận,
thì bất kỳ người biên tập hoặc người viết tiểu sử nào về Keynes chắc đã vấp phải không ít khó khăn. Kế hoạch xuất bản như đã được dự tính bao gồm tổng số 25 tập. Trong số đó, 8 tập đầu là những cuốn sách của Keynes đã được xuất bản từ trước, từ cuốn Tiền tệ và tài chính Ấn Độ năm 1913 cho tới cuốn Lý thuyết tổng quát năm 1936, cộng thêm cuốn Luận trình về xác suất. Sau đó đến các tập IX và X trong đó có những Tiểu luận về sức thuyết phục và Tiểu luận về tiểu sử là những bài báo do chính Keynes sưu tầm. Tiểu luận về sức thuyết phục khác với bản in ban đầu ở hai mặt: nó bao gồm trọn vẹn các bài báo hoặc các cuốn sách nhỏ chứ không giống như ở bản in ban đầu, trong đó đã được viết lại cho ngắn gọn, và nó được bổ sung thêm một hoặc hai bài báo viết về sau có tính chất hoàn toàn giống như những bài trong bộ sưu tầm ban đầu của Keynes. Trong cuốn Các tiểu luận và tiểu sử chúng tôi thêm vào một hoặc hai bài nghiên cứu về tiểu sử mà Keynes viết sau năm 1933.
Bốn tập tiếp theo, tập XI tới tập XIV, sẽ in các bài báo và thư từ về kinh tế và một tập dành riêng cho các bài viết về xã hội, chính trị và văn học. Chúng tôi cũng sẽ đưa vào các tập này những phần thư từ kinh tế của Keynes có liên quan mật thiết tới các bài báo đã được in trong đó.
Chín tập sau, như chúng tôi ước tính hiện nay, sẽ bàn về các hoạt động của Keynes trong những năm từ khi bắt đầu cuộc đời hoạt động xã hội của ông ta, tức là từ năm 1905 cho đến khi ông mất. Ở mỗi một trong các thời kỳ mà theo đó chúng tôi đề nghị chia nhỏ các tư liệu này, tập sách có liên quan sẽ đăng các bài viết có tính chưa rõ ràng về mặt nhận định mà cho tới nay chưa sưu tầm những thư từ nói về các hoạt động này, kể cả những tư liệu và thư tín cần thiết khác để hiểu rõ hơn hoạt động của Keynes. Những tập sách này đang được Elizabeth Johnson và Donald Moggridge biên tập, hai người này có nhiệm vụ theo dõi và giải thích các hoạt động của Keynes một cách đầy đủ làm cho các tập tài liệu này hoàn toàn dễ hiểu đối với thế hệ mai sau. Cho đến khi tác phẩm này được hoàn thiện chúng tôi thấy khó có thể nói được chắc chắn là tài liệu này sẽ chỉ được phân phối như hiện nay đăng trong phạm vi chín tập, hoặc có cần phải thêm một, hai tập nữa hay không. Tất nhiên sẽ phải có một tập cuối cùng về thư mục và bảng tra cứu.
Những người chịu trách nhiệm về lần xuất bản này là Huân tước Kahn, với tư cách vừa là người thi hành chúc thư của Huân tước Keynes vừa là một người bạn lâu năm và thân cận của ông. Huân tước Kahn hoàn toàn có đầy đủ khả năng giải thích những điều gì còn đang có sự hiểu nhầm; ông Roy Harrod là tác giả bản tiểu sử của Keynes; ông Austin Robinson là người cộng sự về mặt biên tập của Keynes trong tờ Tạp chí kinh tế và là người thay thế Keynes làm thư ký cho Hội kinh tế Hoàng gia. Elizabeth Johnson là người làm nhiệm vụ biên tập đầu tiên của tạp chí. Gần đây Donald Moggridge đã cùng với Elizabeth Johnson tham gia vào trách nhiệm này. Tất cả những người nói trên trong những thời kỳ khác nhau còn được sự giúp đỡ của Jane Thisthethwaite, tức là bà McDonald, bà này lúc đầu chịu trách nhiệm về việc sắp xếp lại một cách có hệ thống các hồ sơ tài liệu của Keynes; Judith Masterman, người đã nhiều năm làm việc với bà Johnson và các tài liệu này và gần đây nhất là Susan Wilsher, Margaret Butler và Barbara Lowe.
https://thuviensach.vn
Lời dẫn của ban biên tập
https://thuviensach.vn
“Tôi đã rất quan tâm đến mối quan hệ nhân quả, có thể nói là giữa sự phát triển tư duy của tôi từ quan điểm kinh điển đến cách nhìn nhận hiện nay, với trình tự mà theo đó vấn đề này đã phát triển trong đầu tôi. Điều mà một vài người coi như là không cần thiết gây ra tranh luận thì thực sự bắt nguồn từ tầm quan trọng của những gì mà tôi đã từng suy ngẫm và tin vào và của những giây phút chuyển biến mà đối với bản thân tôi là những giây phút đầy cảm hứng… Các bạn không nói tới nhu cầu thực tế hoặc, nói một cách chính xác hơn, đường cầu về sản lượng nói chung, trừ khi nó được ngụ ý trong số nhân. Đối với tôi, xét về mặt lịch sử, điều kỳ lạ nhất là sự hoàn toàn biến mất của lý thuyết cung cầu về sản lượng nói chung, tức là lý thuyết về việc làm, sau khi nó đã được bàn luận sôi nổi nhất trong kinh tế học trong một phần tư thế kỷ. Một trong những chuyển biến trọng đại nhất đối với tôi, sau khi luận trình về tiền tệ của tôi được xuất bản, là tôi bất ngờ hiểu rõ điều này. Điều đó chỉ đến với tôi sau khi đã đề ra cho bản thân một quy luật tâm lý là khi thu nhập tăng, khoảng cách giữa thu nhập và tiêu dùng sẽ tăng - một kết luận có tầm quan trọng lớn lao đối với tư duy của chính bản thân tôi, nhưng không ai cũng thấy được rõ ràng như vậy. Sau đó khá lâu đến với tôi khái niệm lãi suất lúc đó được coi là thước đo ưu tiên chuyển hoán. Điều này đã trở thành hoàn toàn rõ ràng trong đầu óc tôi khi tôi nghĩ đến nó. Và cuối cùng, sau khi đã có những suy nghĩ lung tung và khá lẫn lộn và đưa ra nhiều bản phác thảo, định nghĩa hợp lý về hiệu suất biên của vốn đã giúp tôi liên kết sự việc nọ với sự việc kia”.
Với những lời lẽ này, Keynes đã nói với R. F. Harrod mùa hè năm 1936 về sự phát triển những ý tưởng của mình về Lý thuyết tổng quát(1).
Nguồn gốc của Lý thuyết tổng quát là ở chỗ Keynes không hài lòng với Luận trình về tiền tệ của ông ta ngay ở thời điểm nó được xuất bản(2) trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài vào những năm kế tiếp sau năm 1929, và một nhóm các nhà kinh tế học trẻ ở Cambridge đã họp ngay sau khi cuốn sách đó được xuất bản để tranh luận và mổ xẻ Luận trình đó. Chính từ cuộc tranh luận tiến hành trong nhóm này mà Richard Kahn đã kể lại khá chi tiết cho Keynes nghe, ông đã đặt cơ sở mở đầu cho việc chuyển biến từ Luận trình về tiền tệ sang Lý thuyết tổng quát(3).
Giai đoạn này đánh dấu việc Keynes cam kết tiến hành xem xét lại các cơ sở lý luận của luận trình về tiền tệ, mà chỉ xét đến một cách ngẫu nhiên những biến động về mặt sản lượng. Vì vậy trong lời nói đầu của ông viết cho các độc giả Nhật Bản về luận trình này tháng 4 năm 1932, Keynes đã ghi rõ là tốt hơn không phải xem xét lại luận trình mà ông đề nghị cho “in một cuốn sách nhỏ thuần tuý có tính chất lý luận, mở rộng và chỉnh lý cơ sở lý luận các quan điểm của ông ta như đã đề ra trong quyển III và IV”(4). Sự cam kết của Keynes trở nên rõ ràng hơn vào mùa thu năm 1932 khi ông thay đầu đề giáo trình của ông, từ “Lý thuyết thuần tuý về tiền tệ”, đầu đề này dùng từ mùa thu 1929, sang “Lý thuyết tiền tệ trong sản xuất”, đầu đề này được sử dụng cho đến năm 1934. Những bài giảng này của Keynes nói về những biến động về sản lượng nói chung và có những mầm mống về khái niệm ưu tiên chuyển hoán, mặc dù cho mãi đến mùa thu 1933 các bài giảng của ông mới sử dụng đầu đề là Lý thuyết tổng quát.
Hướng thay đổi tư duy của Keynes giữa Luận trình và tiền tệ và Lý thuyết tổng quát xuất hiện vào năm 1933 dưới hình thức một bản tiểu luận “Lý thuyết tiền tệ trong sản xuất”, một cuốn sách nhỏ “Cách tiến tới phồn vinh”, một bài báo “Số nhân” và một bản tóm tắt tiểu sử của T. R. Malthus(5). Tất cả những bài này đều trình bày không thoả mãn với lý thuyết đã được chấp nhận.
Như vậy, Lý thuyết tổng quát được dần dần xây dựng một cách vững chắc kể từ năm 1931. Vào mùa xuân năm 1934, trên thực tế mọi vấn đề đều được đặt vào đúng vị trí của nó trừ những ý kiến về hiệu suất biên của vốn, như thấy rõ trong các bản dự thảo từ thời kỳ đó và trong một bài thuyết trình mà Keynes chuẩn bị trong chuyến đi thăm Mỹ tháng Năm và tháng Sáu(6). Song chỉ vào mùa hè năm 1934, bản sửa đổi cuối cùng mới hoàn thành, và mùa thu năm đó Keynes giảng bài dưới đầu đề “Lý thuyết tổng quát về việc làm” lấy ngay từ những tờ in thử đầu
tiên.
Tuy nhiên, trước khi xuất bản, bản thảo còn được mang ra thảo luận, nghiên cứu và thay đổi khá nhiều trong khoảng một năm. Keynes chuyển các bản in thử cuốn sách cho R. F. Kahn, Joan Robinson, R. F. Harrod, D. H.
https://thuviensach.vn
Robertson và R. C. Hawtrey và ghi lại cẩn thận những lời nhận xét và những ý kiến đề nghị hoàn thiện thêm và cũng trình bày rõ ràng những điểm mà ông không đồng ý với họ(7). Như vậy là sau gần năm năm chuẩn bị khá căng thẳng cuốn sách đã ra đời vào tháng Hai năm 1930, được bán với giá 5 shilling để khuyến khích sinh viên mua đọc.
Sau khi xuất bản vẫn còn có những cuộc tranh luận, bàn cãi kể cả đôi khi còn có cả những ý kiến trái ngược nữa. Chính Keynes đã khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến để làm sáng tỏ thêm cuốn Lý thuyết tổng quát này(8). Ông viết: “Tôi rất chú trọng đến những khái niệm cơ bản được trình bày một cách tương đối, đơn giản để làm nền tảng cho lý thuyết của tôi hơn là những hình thức riêng biệt mà tôi đã dùng để miêu tả những khái niệm
đó. Tôi không hy vọng là những khái niệm phải hoàn toàn đúng trong giai đoạn đầu của cuộc thảo luận. Nếu những khái niệm cơ bản đơn giản được mọi người chấp nhận và trở nên quen thuộc, thì thời gian, kinh nghiệm và sự hợp tác của nhiều người sẽ tìm được cách tốt nhất để diễn đạt chúng”.
Với tinh thần đó, Keynes bắt tay vào việc liên lạc bằng thư từ với nhiều nhà phê bình nhầm giải thích và phổ biến những tư tưởng của ông(9). Ngoài ra, trong quá trình thảo luận, những khái niệm của ông đã thay đổi. Tháng Tám năm 1936, ông viết thư cho R. C. Hawtrey(10): “Tôi có thể nói rằng tôi đang suy nghĩ để vào năm tới việc những lời chú giải cuối trang cho cuốn sách trước của tôi mà ở trong đó có ghi những lời phê bình và các điểm cần phải làm sáng tỏ thêm. Thực vậy, toàn bộ cuốn sách cần phải viết lại và bố cục lại. Nhưng tôi hãy còn chưa ở trong tình trạng tâm tư đã có sự thay đổi đầy đủ để làm được việc đó. Mặt khác, tôi có thể giải quyết những điểm riêng biệt”. Từ thời kỳ này, chúng tôi có một bản mục lục dự thảo cho cuốn sách lấy tên là Những chú giải cho cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, một đầu đề lập lại bản mục lục đầu tiên của ông sau cuốn Những hậu quả kinh tế của hoà bình(11). Keynes cũng sử dụng đầu đề này khi ông đọc các bài giảng Cambridge mùa xuân năm 1937, trong số đó còn ghi lại được bản thảo của hai bài giảng(12). Trên thực tế, ông hình như đã đạt được khá nhiều tiến bộ để nhìn nhận cuốn Lý thuyết tổng quát vào thời đó, vì ông đã nói với Joan Robinson tháng tư năm 1937(13): “Tôi đang dần dần đứng ở phía bên ngoài để xem xét cuốn sách và tôi đang cảm nhận được đường hướng diễn tả mới. Ông có thể thấy được những điều tôi suy nghĩ qua các bài giảng sắp tới”. Nhưng đáng tiếc thay những “lời chú giải” không thể vượt ra ngoài các bài giảng của ông, vì Keynes bị đau tim nặng vào đầu mùa hè năm 1937 và ông chẳng thể nào đủ sức làm được việc gì cho đến khi cuộc chiến tranh nổ ra năm 1939 sau đó năng lực của ông được định hướng theo hướng khác: làm thế nào để ông có thể duyệt lại toàn bộ cuốn Lý thuyết tổng quát nếu như chính ông cũng không rõ tình trạng sức khoẻ thực sự của mình ra sao. Chỉ có một điều chắc chắn là ông rất muốn duyệt lại cuốn sách đó.
Từ khi được xuất bản ở Anh tháng hai năm 1936, cuốn Lý thuyết tổng quát được in lại ở Mỹ và được dịch sang tiếng Đức, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Italia, Serbia-Croatia, Hindi, Phần Lan, Hungary và Nga. Các lần xuất bản ở Đức, Pháp và Nhật đều có đăng thêm lời nói đầu, đặc biệt tiếp theo sau lời tựa ban đầu trong bản tiếng Anh. Những lời nói đầu viết thêm đó được đăng tải dưới đây.
Lần xuất bản này tiếp theo sau lần in lại đầu tiên của bản tiếng Anh, nó khác với bản tiếng Anh in đầu tiên ở chỗ là các dòng 23-25 của trang 123 được sửa lại như đã đính chính và có những sửa đổi ở các trang 44, 113, 176, 357. Ở bản phụ lục 1, chúng tôi đã giới thiệu một danh mục các điều sửa đổi nhỏ từ lần xuất bản in lại lần thứ nhất. Ngoài ra, ở bản phụ lục 2 và 3, chúng tôi cho in lại các bài báo của Keynes với nhan đề “Những biến động về đầu tư ròng ở Mỹ” và “Những biến động tương đối về tiền lương thực tế và sản lượng” mà đề cập đến những sai lầm ở các trang 103-104 ở cuốn trước và ở các trang 9-10 ở cuốn sau. Bạn đọc cần phải xem các tập XIII và XIV nếu muốn biết rõ nội dung cuốn Lý thuyết tổng quát và căn nguyên, nguồn gốc của nó.
Khi cho in tập này, chúng tôi có ý định chủ yếu là theo đúng sự đánh số trang của bản gốc. Một số lớn các tài liệu phê bình và phân tích cụ thể đã nảy sinh xung quanh bản chính của nhà xuất bản đầu tiên và chúng tôi cho rằng những chỉ dẫn về các tài liệu nói trên cũng cần phải được in lại trong lần xuất bản này. Điều này có nghĩa là chúng tôi khó có thể theo đúng cách in chuẩn như đối với các tập khác trong cùng bộ sách. Theo quan điểm của chúng tôi, cái lợi về mặt tra cứu đó là điều chủ yếu. Trong các tập khác, chúng tôi đã giảm bớt việc in chữ hoa mà các nhà in đầu tiên rất ưa thích, nhưng thực ra không hợp với người đọc hiện nay.
https://thuviensach.vn
Bức thư của Keynes viết cho R. P. Harrod ngày 30-8-1936. Nó được đăng toàn văn ở tập XIV.
https://thuviensach.vn
Xem bức thư của Keynes gửi cho mẹ ông ngày 14-9-1930 trong tập V, tr. xv.
https://thuviensach.vn
Một bản ghi chú về cuộc họp của nhóm này và những tư liệu còn sót lại trong cuộc họp đó đăng trong tập XIV.
https://thuviensach.vn
John Maynard Keynes, tập V. tr. XXVII.
https://thuviensach.vn
“Lý thuyết tiền tệ trong sản xuất đăng ở tập XIII: “Cách tiến tới phồn vinh” ở tập IX (VI) I: “Robert Malthus; Người đầu tiên của các nhà kinh tế học Cambridge” ở tập X, chương 12.
https://thuviensach.vn
Bài thuyết trình này đăng ở tập XVI.
https://thuviensach.vn
Những thư từ trao đổi về bản thảo cuốn sách và văn bản cuối cùng của Lý thuyết tổng quát đăng trong tập XIII.
https://thuviensach.vn
Xem bài “Lý thuyết tổng quát về việc làm” của Keynes (1937). Bài này đăng trong tập XIV.
https://thuviensach.vn
Bức thư này đăng toàn văn ở tập XIV.
https://thuviensach.vn
Keynes gửi cho R. G. Hawtrey, 31-8-1936. Lá thư này được in toàn văn trong tập XIV.
https://thuviensach.vn
Xem cuốn “Sự xem xét lại bản hiệp ước” (JMK. Tập III, tr. XIII)
https://thuviensach.vn
Đăng ở tập XIV.
https://thuviensach.vn
Thư gửi cho Joan Robinson ngày 20-4-1937.
https://thuviensach.vn
Lời tựa
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này chủ yếu dành cho các nhà kinh tế học, bạn đồng nghiệp với tôi. Tôi mong rằng nó cũng dễ hiểu đối với những người khác. Nhưng mục đích chủ yếu của cuốn sách này là bàn về các vấn đề lý thuyết khó hiểu mà chỉ bàn đến việc áp dụng lý thuyết đó vào thực tiễn ở diện thứ yếu. Vì nếu kinh tế học chính thống có sự sai sót, thì phải tìm sai lầm không phải ở kiến trúc thượng tầng vì bộ phận này đã được xây dựng khá công phu để đảm bảo tính trước sau như một, mà ở chỗ thiếu tính rõ ràng và tính tổng quát trong các tiền đề. Như vậy tôi không thể đạt được mục tiêu thuyết phục các nhà kinh tế học xem xét lại trên cơ sở phê phán một số các giả thuyết
cơ bản của họ, trừ khi đưa ra những lý lẽ hết sức trừu tượng thông qua nhiều cuộc tranh luận gay gắt. Tôi mong rằng phần tranh luận sẽ giảm bớt đi. Nhưng tôi nghĩ việc này là quan trọng không những để giải thích quan điểm của chính bản thân tôi mà còn để cho thấy ở những mặt nào nó xuất phát từ lý thuyết phổ biến. Những ai gắn bó chặt chẽ với điều mà tôi gọi là “Lý thuyết cổ điển” sẽ giao động giữa niềm tin rằng tôi hoàn toàn sai lầm và sự tin tưởng rằng tôi cũng chẳng nói điều gì mới mẻ cả. Xin hãy để cho người khác quyết định hoặc cái này hay cái kia hoặc cái thứ ba là đúng. Các đoạn sách có tính chất tranh luận nhầm cung cấp ít nhiều tư liệu cho một câu trả lời; tôi phải xin được tha thứ nếu như trong khi theo đuổi những điều phân biệt gây cấn, sự tranh luận của tôi tự nó thể hiện một sự gay gắt quá đáng. Trong nhiều năm với niềm tin tưởng tôi đã bám giữ các lý thuyết mà tôi hiện nay đang bàn luận đến và tôi hoàn toàn hiểu rõ các mặt mạnh của các lý thuyết đó.
Các vấn đề đang tranh luận có một tầm quan trọng mà không cần phải thổi phồng hay phóng đại. Nếu như những lời giải thích của tôi là đúng, thì chính các nhà kinh tế học đang cộng tác với tôi chứ không phải quảng đại quần chúng mà tôi cần phải thuyết phục. Tại giai đoạn tranh luận này, quảng đại quần chúng, mặc dù được hoan nghênh tại cuộc bàn luận, vẫn chỉ là những người đứng ngoài để nghe ngóng một nhà kinh tế học đưa ra những sự khác biệt ý kiến giữa những nhà kinh tế học cộng sự với tôi vì họ hầu như đã làm mất ảnh hưởng thực tế của lý thuyết kinh tế và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi những sự khác biệt ý kiến đó được giải quyết.
Quan hệ giữa cuốn sách này và cuốn Luận trình về tiền tệ của tôi (JMK các tập V và VI) mà tôi đã có dịp cho xuất bản 5 năm trước đây chắc là rõ ràng hơn đối với tôi so với những người khác. Những gì đập vào trí óc tôi như là một tiến trình tự nhiên trong một chuỗi suy tư mà tôi đã theo đuổi từ nhiều năm nay, có thể làm cho bạn đọc ngạc nhiên bởi sự thay đổi lộn xộn về quan điểm. Cái khó khăn này không thể giảm đi do có một số thay đổi về thuật ngữ mà tôi buộc phải sử dụng. Những thay đổi về ngôn ngữ này tôi đã đề cập đến trong các trang tới đây của cuốn sách, nhưng mối liên hệ chung giữa hai cuốn sách có thể được thể hiện ngắn gọn như sau. Khi tôi bắt đầu viết Luận trình về tiền tệ tôi lúc đó hãy còn chịu sự tác động nặng nề của đường lối cổ truyền coi ảnh hưởng của tiền tệ như là một thứ gì đó tách rời khỏi lý thuyết tổng quát về cung và cầu. Khi tôi viết xong luận trình này, tôi đã đạt được một vài tiến bộ là đẩy lùi lý thuyết tiền tệ trở lại để trở thành lý thuyết về sản lượng nói chung. Nhưng do thiếu sự giải thoát khỏi các thành kiến, cho nên tôi đã mắc phải một lỗi lầm nghiêm trọng trong các phần lý luận của tác phẩm đó (nói rõ hơn là quyển III và VI) mà tôi đã bỏ qua không giải quyết đầy đủ các hậu quả của những thay đổi về mặt sản lượng. Những cái gọi là những phương trình cơ bản của tôi là một hình ảnh thời lấy theo giả định một sản lượng đã cho trước. Các phương trình đó cho thấy, khi cho rằng một sản lượng đã được xác định, các tác nhân gây ra sự mất cân đối về lợi nhuận có thể phát triển như thế nào và như vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt sản lượng. Nhưng sự phát triển năng động, khác với hình ảnh tức thời, đã bị đặt vào tình trạng không hoàn chỉnh và hết sức lộn xộn. Cuốn sách này, mặt khác, đã tiến triển thành một công trình nghiên cứu sơ khởi về các tác nhân quyết định những thay đổi về mức sản lượng và về việc làm nói chung, và trong khi người ta thấy tiền tệ đi vào kế hoạch kinh tế một cách cần thiết và đặc biệt, thì những số liệu kỹ thuật về tiền tệ bị lùi về phía sau. Một nền kinh tế tiền tệ, như chúng ta sẽ thấy, về thực chất là nền kinh tế trong đó những quan điểm luôn thay đổi về tương lai có khả năng ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm mà thôi. Nhưng phương pháp phân tích hành vi kinh tế hiện nay của chúng ta, do bị ảnh hưởng của ý kiến luôn luôn thay đổi về tương lai, là phương pháp phân tích dựa trên tác động qua lại giữa cung và cầu, và với cách này gắn chặt với lý thuyết cơ bản của chúng ta về giá trị. Vì thế, chúng ta đi tới một lý thuyết tổng quát hơn bao gồm cả lý thuyết kinh điển rất quen thuộc với chúng ta như là một trường hợp đặc biệt.
https://thuviensach.vn
Tác giả một cuốn sách như cuốn này vì phải đi trên những con đường không quen thuộc, cho nên rất mong nhận được những lời phê phán và trao đổi, nếu muốn tránh được những lầm lẫn không cần thiết. Thật là lạ lùng là người ta trong một lúc nào đó có thể tin vào những việc rồ dại nếu người ta suy nghĩ một mình khá lâu về các việc đó, đặc biệt đối với kinh tế học (cùng với các khoa học đạo đức khác) mà ở đó thường không thể nào đưa những ý kiến ra tranh luận để rút ra kết luận, dù cho chính thức hay thử nghiệm. Trong cuốn sách này, so với khi viết Luận trình về Tiền tệ tôi đã luôn luôn nhờ đến các lời khuyên và những lời phê phán mang tính xây dựng của ông R. F. Kahn. Rất nhiều ý kiến trong cuốn sách này được lấy từ những gợi ý của ông. Ngoài ra tôi còn được sự giúp đỡ rất nhiều của bà Joan Robinson, ông R. G. Hawtrey và ông R. F Harrod; những người này đã đọc lại toàn hộ bản thảo và các bản in thử. Bảng tra cứu ở cuối cuốn sách do ông D. M. Bensusan-Butt thuộc học viện King trường Đại học Cambridge biên soạn.
Việc biên soạn cuốn sách này đối với tác giả là một cuộc đấu tranh lâu dài tự giải thoát khỏi những thói quen cũ trong cách suy nghĩ hiện đại. Và các bạn độc giả cũng mất không ít thời gian để đọc nó nếu như tác giả đã có một sự thành công nào đó khi viết cuốn sách này. Những ý kiến được trình bày công phu trong cuốn sách này là hết sức đơn giản và rõ ràng. Khó khăn không phải ở những ý kiến mới lạ, mà ở cách giải thoát khỏi những ý kiến cũ còn ẩn sâu trong đầu óc vì những ý kiến đó đã được nuôi dưỡng từ lâu trong tâm trí của mọi người.
13 tháng Mười hai, 1935
J. M. Keynes
https://thuviensach.vn
Lời tựa về lần xuất bản bằng tiếng Đức
https://thuviensach.vn
Alfred Marshall, tác giả của cuốn Những nguyên lý kinh tế học mà tất cả các nhà kinh tế học Anh đương thời đã được học tập, đã phải cố gắng đặc biệt để nhấn mạnh tính kế thừa trong tư duy của ông với tư duy của Ricardo. Tác phẩm của ông phần lớn bao gồm việc liên kết chặt chẽ nguyên lý biên và nguyên lý thay thế với cách suy nghĩ của Ricardo, lý thuyết của ông về sản lượng và tiêu dùng như một tổng thể khác với lý thuyết của ông về sản xuất và phân phối một sản lượng đã xác định, chưa bao giờ được trình bày một cách riêng biệt cả. Tôi không dám chắc liệu bản thân ông ta có cảm thấy cần phải có một lý thuyết như vậy không. Nhưng những người tiếp tục sự nghiệp và những người theo tư tưởng triết học của ông chắc chắn đã không cần đến lý thuyết đó và cũng chẳng cảm thấy thiếu nó. Chính tôi đã được giáo dục trong bầu không khí đó. Tôi tự nghiên cứu những học thuyết này và chỉ trong vòng một thập kỷ qua tôi đã nhận thấy những học thuyết đó là chưa đủ. Qua sự suy nghĩ của chính bản thân, tôi thấy cuốn sách này là phản tác dụng, nó dẫn dắt học viên xa rời truyền thống cổ điển (hoặc chính thống) của Anh. Sự nhấn mạnh của tôi tới vấn đề này trong những trang sách sau đây và tới những điểm bất đồng của tôi đối với học thuyết tiếp thu được đã bị một vài nhóm học giả ở Anh coi như là một sự tranh cãi quá đáng, không đúng lúc. Nhưng làm sao mà một tín đồ Thiên chúa giáo trong kinh tế học Anh, thực ra là một giáo sĩ của đạo này, lại có thể tránh né một cuộc tranh luận khi ông này lần đầu tiên trở thành tín đồ đạo Tin lành?
Nhưng tôi nghĩ rằng tất cả những điều trên đây có thể gây ấn tượng có một phần nào khác nhau đối với các độc giả Đức. Học thuyết chính thống khi còn thống trị vào thế kỷ 19 ở Anh, chưa bao giờ nắm chắc được tư duy của người Đức. Ở nước Đức có những trường phái kinh tế học khá quan trọng. Họ đã tranh luận sôi nổi về tính thích đáng của lý thuyết cổ điển để phân tích các hiện tượng đương thời. Trường phái Manchester và chủ nghĩa Marx cả hai suy cho cùng đều bắt nguồn từ Ricardo, một kết luận chỉ làm cho mọi người ngạc nhiên về bề ngoài mà thôi. Nhưng ở Đức đã từ lâu phần lớn dư luận không tin vào bên này mà cũng chẳng ủng hộ bên kia.
Tuy thế, cũng khó mà khẳng định rằng trường phái tư tưởng này đã xây dựng cho mình một lý thuyết đối lập, hoặc đã tìm cách làm việc đó. Họ tỏ ra hoài nghi, hiện thực, thoả mãn với những phương pháp và kết quả mang tính chất lịch sử và kinh nghiệm chủ nghĩa, do đó họ từ bỏ mọi sự phân tích hình thức. Một cuộc tranh luận phi chính thống quan trọng nhất về đường lối lý luận là cuộc tranh luận của Wicksell. Các sách của ông thịnh hành ở
Đức (vì không có bản dịch tiếng Anh cho mãi đến gần đây); thực ra cuốn quan trọng nhất trong số sách đó lại viết bằng tiếng Đức. Những người theo học thuyết của ông ta phần lớn là người Thuỵ Điển và người Áo. Những người Áo theo học thuyết của ông kết hợp những tư tưởng của ông với lý thuyết đặc thù của Áo để trên thực tế đưa những tư tưởng này trở về với học thuyết kinh điển. Như vậy nước Đức, hoàn toàn trái ngược với thói quen của nó trong hầu hết các ngành khoa học, đã bằng lòng trong cả một thế kỷ không có bất kỳ một lý thuyết chính thức nào về kinh tế học mà lúc đó đang thịnh hành và được mọi người công nhận.
Do đó, tôi có thể hy vọng có ít sự chống đối từ những độc giả Đức hơn là từ phía các độc giả Anh, khi đưa ra một lý thuyết về việc làm và sản lượng như một tổng thể. Về nhiều mặt quan trọng lý thuyết này khác với lý thuyết chính thống. Nhưng liệu tôi có thể hy vọng khắc phục được đối lập về kinh tế của Đức không? Liệu tôi có thể thuyết phục các nhà kinh tế học Đức rằng các phương pháp phân tích chính quy có một tầm quan trọng nào đó góp phần giải thích các sự kiện đương thời và hình thành một chính sách hiện nay không? Nói cho cùng, chính là người Đức muốn có một lý thuyết. Các nhà kinh tế Đức đã và đang khao khát muốn có một lý thuyết sau khi đã sống không có nó từ bao lâu nay! Nhất định tôi cần phải thử một chuyến xem sao vì đó là cần thiết và rất đáng làm. Tôi sẽ rất hài lòng nếu như tôi có thể đóng góp dù chỉ một vài phần nhỏ bé cho các nhà kinh tế học Đức chuẩn bị nên một lý thuyết hoàn hảo đáp ứng những điều kiện đặc thù của nước Đức. Vì tôi cũng phải thú thực rằng phần lớn cuốn sách này được minh hoạ và giải thích chủ yếu liên quan đến các điều kiện ở các nước Anglo
Saxon.
Tuy nhiên, lý thuyết về sản lượng nói chung mà cuốn sách này sẽ bàn đến, sẽ dễ dàng thích nghi hơn với các điều kiện của một nhà nước độc quyền hơn là một lý thuyết về sản xuất và phân phối một sản lượng xác định trong điều kiện tự do cạnh tranh và trong chừng mực mở rộng việc tự do kinh doanh cho tư nhân. Lý thuyết về các quy luật tâm lý có liên quan đến tiêu dùng và tiết kiệm, ảnh hưởng của chi phí tín dụng đối với giá cả và tiền lương thực tế, vai trò của lãi suất - tất cả những mặt này là những cấu phần cần thiết trong nếp suy nghĩ của chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Tôi muốn nhân dịp này biểu thị tấm lòng biết ơn của tôi đối với công việc dịch thuật tuyệt vời của ông Herr Waeger (tôi hy vọng là bảng từ vựng của ông ở cuối tập sách này(1) có thể tỏ ra hữu dụng vượt quá mục đích trước mắt) và công việc xuất bản của các ngài Duncker và Humblot đã giúp đỡ tôi từ 16 năm về trước khi xuất bản cuốn Hậu quả kinh tế của hoà bình của tôi và đã tạo điều kiện cho tôi duy trì mối quan hệ với độc giả Đức.
7 tháng 9, 1936
J. M. Keynes
Không in trong lần xuất bản này (lời toà soạn)
https://thuviensach.vn
Lời tựa về lần xuất bản bằng tiếng Nhật
https://thuviensach.vn
Alfred Marshall, tác giả của cuốn Những nguyên lý kinh tế học mà tất cả các nhà kinh tế học Anh đương thời đã học tập, đã phải cố gắng đặc biệt để nhấn mạnh tính kế thừa trong tư duy của ông với tư duy của Ricardo. Tác phẩm của ông phần lớn bao gồm việc liên kết chặt chẽ nguyên lý biên và nguyên lý thay thế với cách suy nghĩ của Ricardo. Lý thuyết của ông về sản lượng và tiêu dùng như một tổng thể khác với lý thuyết của ông về sản xuất và phân phối một sản lượng đã xác định chưa bao giờ được trình bày một cách riêng biệt cả. Tôi không dám chắc liệu bản thân ông ta có cảm thấy cần phải có một lý thuyết như vậy không. Nhưng những người tiếp tục sự nghiệp và những người theo tư tưởng triết học của ông chắc chắn đã không cần đến lý thuyết đó và cũng chẳng cảm thấy thiếu nó. Chính tôi đã được giáo dục trong bầu không khí đó. Tôi tự nghiên cứu những học thuyết này và chỉ trong vòng một thập kỷ qua tôi đã nhận thấy những học thuyết đó là chưa đủ. Qua sự suy nghĩ của chính bản thân, tôi thấy cuốn sách này là phản tác dụng; nó dẫn dắt học viên xa rời truyền thống cổ điển (hoặc chính thống) của Anh. Sự nhấn mạnh của tôi tới vấn đề này trong những trang sách sau đây và tới những điểm bất đồng của tôi đối với học thuyết tiếp thu được đã bị một vài nhóm học giả ở Anh coi như là một sự tranh cãi quá đáng, không đúng lúc. Nhưng làm sao mà một người được giáo dục trong nền kinh tế học chính thống Anh, một giáo sĩ đang theo đạo
Thiên chúa, lại có thể né tránh một cuộc tranh luận khi ông này chuyển sang đạo Tin lành? Có thể các độc giả Nhật Bản sẽ không yêu cầu mà cũng chẳng ngăn cản tôi công kích chống lại truyền thống nước Anh. Chúng tôi hiểu rất rõ là các sách kinh tế của Anh rất được ưa chuộng và tìm đọc ở Nhật nhưng điều chúng tôi không biết rõ là dư luận của người Nhật đối với sách kinh tế của Anh như thế nào. Một việc làm gần đây đáng khen ngợi của câu lạc bộ kinh tế Quốc tế Tokyo là cho tái bản cuốn “Các nguyên lý kinh tế chính trị học” của Malthus coi đây là cuốn đầu tiên trong bộ sách được tái bản ở Tokyo. Điều đó đã khuyến khích tôi nghĩ rằng một cuốn sách vạch lại nguồn gốc của nó từ Malthus hơn là từ Ricardo có khả năng được một số giới ở Nhật đón nhận với ít nhiều cảm tình.
Dù sao tôi cũng biết ơn tạp chí Nhà Kinh tế học Phương Đông đã giúp cho tôi có dịp tiếp cận bạn đọc Nhật Bản, không bị sự cản trở do một ngôn ngữ nước ngoài gây ra.
4 tháng Mười hai, 1936
J. M. Keynes
https://thuviensach.vn
Lời tựa về lần xuất bản bằng tiếng Pháp
https://thuviensach.vn
Hơn 100 năm nay, trường phái chính thống thịnh hành trong kinh tế chính trị học Anh. Nói như thế không phải là học thuyết này không có sự thay đổi. Trái lại, học thuyết này đã tiến triển dần dần. Nhưng các giả định, bầu không khí và phương pháp của nó thật kỳ lạ là vẫn y nguyên như trước và người ta nhận thấy có sự thừa kế tuyệt diệu qua những biến đổi xảy ra. Tôi đã được nuôi dưỡng trong sự chuyển biến liên tục và tính chính thống đó. Tôi
đã học, đã dạy và viết về quan điểm chính thống. Qua con mắt của những người ngoài, chắc là tôi còn thiên về tính chính thống đó. Những nhà sử học về học thuyết sau này sẽ coi cuốn sách này chủ yếu vẫn theo truyền thống đó. Nhưng khi viết cuốn sách này và một tác phẩm khác nữa dẫn đến cuốn này, tôi cảm thấy rõ ràng là đã tách ra khỏi tính chính thống, đã phản ứng mạnh mẽ chống lại nó, đã tìm cách giải thoát mình khỏi một cái gì đó để được tự do. Và tình trạng tâm trí này về phần tôi là sự giải thích cho một số lầm lỗi nào đó đã phạm phải khi viết sách, đặc biệt là lời chú giải gây tranh cãi trong một vài đoạn văn và thái độ của cuốn sách động chạm quá nhiều đến những người chủ trương một quan điểm riêng và quá ít đối với những ai chia sẻ những suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ muốn thuyết phục những người xung quanh tôi và không nói với sự thẳng thừng đầy đủ đối với dư luận bên ngoài.
Bây giờ, ba năm đã trôi qua, tôi đã khá quen thuộc với cách làm việc mới và hầu như đã quên các việc làm trước đây của mình; tôi thấy mình có đầy đủ nghị lực nếu viết lại thì sẽ cố gắng tự giải phóng mình khỏi lỗi lầm đã mắc phải trước đây và trình bày lập trường của tôi một cách rõ ràng, rành mạch hơn.
Tôi nói điều này, một phần để giải thích và một phần để xin lỗi cho tôi trước độc giả Pháp. Và ở Pháp không hề có phái chính thống có quyền lực đối với dư luận đương thời như ở nước tôi. Ở Mỹ, tình hình cũng không khác gì nhiều so với Anh. Nhưng ở Pháp, cũng như những nơi khác ở Châu Âu, không có một trường phái nào thống trị như thế kể từ ngày tàn lụi của trường phái các nhà kinh tế học tự do Pháp, đã phát triển rực rỡ 20 năm trước đây (mặc dù trường phái này còn tồn tại rất lâu sau khi ảnh hưởng của họ đã hết, cho nên cũng đã phải cáng đáng nhiệm vụ, khi lần đầu tiên trở thành chủ bút trẻ của tờ Tạp chí Kinh tế, là phải viết lời cáo phó về nhiều người
trong số họ: Levasseur, Molinari, Leroy-Beaulieu). Nếu Charles Gide đã đạt được mức độ ảnh hưởng và quyền lực như Alfred Marshall, thì vị trí của các bạn tất sẽ có nhiều điều giống như của chúng tôi. Như ta thấy, các nhà kinh tế học của nước các bạn theo thuyết chiết trung, một cách quá mức (chúng tôi đôi khi nghĩ như vậy) mà chẳng hề có gốc rễ sâu sắc trong việc hệ thống hoá tư tưởng. Có thể điều này làm cho họ dễ dàng tiếp cận những gì mà tôi cần phải nói. Nhưng điều đó cũng có thể dẫn đến kết quả là các bạn đọc của tôi đôi khi phân vân tôi đang nói tới cái gì vậy khi tôi nói về trường phái tư duy “cổ điển” và các nhà kinh tế học “cổ điển” đó là sử dụng sai ngôn ngữ. Do đó, có lẽ sẽ có lợi cho các bạn đọc Pháp nếu tôi tìm cách chỉ rõ rất ngắn gọn cái mà tôi coi là những điểm khác biệt chủ yếu trong quan điểm của tôi.
Tôi đã gọi lý thuyết của tôi là lý thuyết tổng quát. Tôi muốn nói qua thuật ngữ này là tôi chủ yếu chú trọng đến cách ứng xử của hệ thống kinh tế nói chung, với tổng thu nhập, tổng lợi nhuận, tổng sản lượng, tổng số việc làm, tổng số vốn đầu tư, tổng số tiền tiết kiệm chứ không phải chỉ nói đơn thuần về thu nhập, lợi nhuận, sản lượng, việc làm, vốn đầu tư và tiền tiết kiệm của các ngành, các công ty hoặc các cá nhân riêng biệt. Và tôi tìm lý lẽ để chứng minh rằng có những sai lầm quan trọng đã phạm phải khi áp dụng cho toàn hệ thống nhiều kết luận đã đạt được đối với một phần được xét riêng biệt của hệ thống đó.
Hãy cho phép tôi được đưa ra những thí dụ về những điều tôi muốn nói và chứng minh. Luận điểm của tôi cho rằng đối với toàn bộ hệ thống, số tiền thu nhập tiết kiệm được, theo nghĩa là nó không sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày, nhất thiết phải ngang bằng số vốn đầu tư ròng mới, nhưng luận điểm đó đã bị coi là một ý kiến ngược đời và đã trở thành một đầu đề tranh luận rộng lớn. Sự giải thích về điều này có thể tìm thấy, không nghi ngờ gì
nữa, ở chỗ là mối quan hệ ngang bằng này giữa tiết kiệm và đầu tư, tất yếu là đúng cho toàn hệ thống nói chung, nhưng hoàn toàn không đúng cho riêng từng cá nhân. Không có lý do nào để giải thích tại sao công việc đầu tư mới mà tôi chịu trách nhiệm, lại phải có quan hệ nào đó với số tiền tiết kiệm của riêng tôi. Thật là chính đáng khi chúng ta coi thu nhập của cá nhân là độc lập với những gì người đó tiêu dùng và đầu tư. Nhưng điều này, tôi cần phải nhấn mạnh, không được làm cho chúng ta xem nhẹ việc là nhu cầu xuất phát từ tiêu dùng và đầu tư của một cá nhân là nguồn thu nhập của các cá nhân khác, cho nên thu nhập nói chung không thể không phụ thuộc vào thái độ của cá nhân đối với các chi dùng và đầu tư. Và đến lượt mình, mức độ sẵn sàng của các cá nhân trong tiêu dùng
https://thuviensach.vn
và đầu tư lại phụ thuộc vào thu nhập của họ, nên một mối quan hệ được thiết lập giữa tổng số tiền tiết kiệm và tổng số tiền đầu tư. Việc này có thể trình bày khá dễ dàng như là một sự ngang bằng chính xác và cần thiết, không phải tranh luận về khả năng xem nó có hợp lý hay không. Nói cho đúng ra thì điều này chỉ là một kết luận vô vị. Nhưng nó lại khuấy động mạch tư duy mà từ đó nảy sinh nhiều vấn đề quan trọng. Nói chung người ta thấy mức sản lượng và số việc làm hiện có là tuỳ thuộc, không phải vào khả năng sản xuất hoặc vào mức thu nhập tồn tại từ trước, mà phụ thuộc vào những quyết định sản xuất hàng ngày mà các quyết định này lại phụ thuộc vào các quyết định hàng ngày về đầu tư và vào dự kiến về mức tiêu thụ hiện tại và tương lai. Ngoài ra, chừng nào chúng ta biết được thiên hướng tiêu dùng và tiết kiệm (như tôi gọi là như vậy), tức là biết kết quả về các sở thích tâm lý cá nhân trong cộng đồng nói chung muốn sử dụng thu nhập theo ý riêng của họ, thì chúng ta có thể tính toán được mức thu nhập và do đó mức sản lượng và số việc làm ở trạng thái cân bằng về lợi nhuận với một mức đầu tư mới nhất định. Từ đó phát triển học thuyết về số nhân (Multiplier). Hoặc thiên hướng tiết kiệm tăng sẽ thu hẹp thu nhập và sản lượng, khi các yếu tố khác giữ nguyên. Nhưng tăng động cơ đầu tư thì thu nhập và sản lượng cũng tăng. Như vậy chúng ta có thể phân tích các yếu tố quyết định thu nhập và sản lượng của toàn bộ hệ thống. Chúng ta có một lý thuyết về việc làm (theo nghĩa chính xác nhất). Những kết luận rút ra từ cách lý giải này đặc biệt thích hợp với các
vấn đề tài chính và chính sách nhà nước nói chung và với chu kỳ kinh doanh (chu kỳ kinh tế). Một điểm khác có tính đặc thù riêng của cuốn sách này là thuyết về lãi suất. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà kinh tế học cho rằng tỷ suất tiết kiệm hiện hành quyết định việc cung cấp vốn tự do và tỷ lệ đầu tư hiện hành chi phối nhu vầu về vốn, và có thể nói lãi suất là yếu tố cân bằng giá do điểm giao nhau của đường cung ứng tiền tiết kiệm và đường cầu về đầu tư, quyết định. Nhưng nếu tổng số tiết kiệm là nhất định và trong mọi trường hợp đúng bằng tổng số đầu tư, thì rõ ràng là lời giải thích này thất bại. Chúng ta phải tìm kiếm giải pháp ở chỗ khác. Tôi tìm thấy giải pháp đó trong ý kiến cho rằng lãi suất có chức năng duy trì sự cân bằng, không phải giữa cung và cầu về tư liệu sản xuất mới mà giữa cung và cầu về tiền tệ, có nghĩa là giữa cầu về thanh khoản và các phương pháp thoả mãn nhu cầu này. Ở đây tôi đang quay trở lại học thuyết của các nhà kinh tế học tiền thế kỷ 19. Ví dụ Montesquieu nhìn thấy khá rõ ràng chân lý này. Montesquieu được coi như một nhân vật người Pháp tương đương với Adam Smith - nhà kinh tế học vĩ đại nhất trong các nhà kinh tế học. Montesquieu hơn hẳn những người theo phái trọng nông (một trường phái kinh tế ở Pháp cuối thế kỷ 18) về mặt uyên thâm, đầu óc sáng suốt và lương tri nhạy cảm (đó là những đức tính cần thiết đối với một nhà kinh tế học). Nhưng tôi phải để cho cuốn sách này trình bày một cách chi tiết là việc này sẽ diễn biến như thế nào.
Cuốn sách này có nhan đề: Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Và đặc điểm thứ ba trong cuốn sách mà tôi muốn lưu ý các bạn là cách xử lý tiền tệ và giá cả. Sự phân tích dưới đây cho thấy là tôi đã hoàn toàn giải thoát khỏi những điểm lộn xộn về lý thuyết định lượng mà một thời đã gây cho tôi nhiều phiền toái. Tôi coi mức giá như một tổng thể được xác định cũng chính xác như các giá riêng biệt, tức là bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Các điều kiện kỹ thuật, mức tiền lương, mức độ sử dụng máy móc thiết bị và lao động, tình hình thị trường và sự cạnh tranh quyết định các điều kiện cung ứng sản phẩm của từng người sản xuất và toàn bộ sản phẩm trong xã hội. Quyết định của các nghiệp chủ mà từ đó các nhà sản xuất cá lẻ nhận được phần thu nhập của mình và quyết định của các cá nhân này về việc sử dụng số lợi nhuận thu được sẽ quy định lượng cầu của xã hội. Và giá cả - kể cả giá riêng lẻ và mức giá - xuất hiện như một sự tổng hợp của hai yếu tố này. Tiền tệ, và khối lượng tiền tệ không phải là những thứ gây ảnh hưởng trực tiếp ở giai đoạn khảo sát này, chúng đã làm xong phần công việc của chúng ở giai đoạn phân tích sớm hơn. Khối lượng tiền tệ chi phối việc cung ứng các phương tiện dễ chuyển hoán và từ đó chi phối cả lãi suất, và cùng với các yếu tố khác (đặc biệt là yếu tố tin cậy), chi phối động cơ đầu tư mà động cơ này lại định mức cân bằng của thu nhập, sản lượng và việc làm và (ở mỗi giai đoạn, kết hợp với các yếu tố khác) mức giá cả nói chung thông qua các ảnh hưởng của cung và cầu đã được thiết lập.
Tôi tin rằng tới thời gian gần đây, kinh tế học ở bất kỳ nơi nào cũng chịu ảnh hưởng của J. B. Say. Đúng là “Luật thị trường” của ông đã bị hầu hết các nhà kinh tế học bỏ rơi từ đầu nhưng những nhà kinh tế học này lại không từ bỏ được những giả thiết cơ bản của J. B. Say, đặc biệt là sai lầm của ông ta cho rằng cầu do cung gây nên. Ông Say ngầm định rằng hệ thống kinh tế luôn luôn hoạt động ở mức hết khả năng của mình cho nên một hoạt động mới luôn luôn thay thế, chứ không bao giờ bổ sung cho một hoạt động khác nào đó. Hầu hết lý thuyết
https://thuviensach.vn
kinh tế sau đó đều dựa vào giả thiết này theo như ý nghĩa nó đã đưa ra. Tuy nhiên, một lý thuyết dựa trên một cơ sở như vậy rõ ràng là không có khả năng giải quyết các vấn đề thất nghiệp và chu kỳ kinh tế. Có lẽ tôi có thể biểu thị tốt nhất cho các bạn đọc Pháp điều gì tôi mong đợi ở cuốn sách này bằng cách nói rằng trong lý thuyết sản xuất cần phải hoàn toàn tách khỏi các học thuyết của J. B. Say và trong lý thuyết về lãi suất cần phải quay về với các học thuyết của Montesquieu.
King’s College
Cambridge, Anh quốc
20 tháng 2, 1939
J. M. Keynes
https://thuviensach.vn
QUYỂN I
PHẦN GIỚI THIỆU
https://thuviensach.vn
Chương 1
LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT
Tôi đã đặt tên cho cuốn sách này là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ trong đó nhấn mạnh tới chữ tổng quát. Đặt tên như vậy cho cuốn sách là nhằm nêu bật lên sự tương phản giữa tính chất các lý lẽ và kết luận của tôi với lý lẽ và kết luận của lý thuyết cổ điển(1) về chủ đề mà trên cơ sở đó tôi đã được dạy dỗ, chủ đề mà đang chi phối tư duy kinh tế, cả về lý thuyết lẫn thực hành, của giai cấp thống trị và giới học giả thuộc thế hệ này, cũng như đã chi phối một trăm năm qua. Tôi sẽ chứng minh rằng các định đề của lý thuyết cổ điển chỉ áp dụng
cho một trường hợp đặc biệt, chứ không phải cho trường hợp tổng quát, vì tình trạng mà lý thuyết này giả định là một điểm giới hạn của những vị trí cân bằng có thể có được. Hơn nữa, các đặc trưng của trường hợp đặc biệt do lý thuyết cổ điển giả định không phải là những đặc trưng của xã hội kinh tế mà trong đó chúng ta đang sống, cho nên kết quả là những lời dạy trong lý thuyết này làm cho mọi người lầm đường lạc lối và gây nên những tai hại cho họ nếu chúng ta tìm cách áp dụng nó vào thực tế cuộc sống.
“Các nhà kinh tế học cổ điển” là một danh từ do Marx đặt ra để chỉ Ricardo và James Mill và những người đi trước họ, tức là những người sáng lập ra lý thuyết mà đỉnh cao nhất là trường phái kinh tế học Ricardo. Tôi đã quen, và có thể là phạm một sai lầm, là đã liệt vào “trường phái cổ điển” những người theo Ricardo, tức là những người đã chấp nhận và hoàn thiện lý thuyết kinh tế học Ricardo, kể cả (ví dụ như) J. S. Mill, Marshall, Edgeworth và giáo sư Pigou.
https://thuviensach.vn
Chương 2
NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CỦA KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN
Phần lớn các luận trình về lý thuyết giá trị và sản xuất trước hết là liên quan tới các việc phân phối một khối lượng nguồn lực nhất định trong sản xuất giữa những hình thức sử dụng khác nhau và liên quan tới những điều kiện quyết định mức thù lao tương đối cho loại nguồn lực này và giá trị tương đối của các sản phẩm làm ra từ số lượng nguồn lực đó(1).
Vấn đề khối lượng các nguồn lực sẵn có tức là số dân có khả năng làm việc, tài nguyên thiên nhiên và tư liệu sản xuất tích luỹ được cũng thường được đề cập đến theo kiểu giải thích. Nhưng lý thuyết thuần tuý về các nhân tố quyết định mức sử dụng thực tế các nguồn lực sẵn có, ít khi được xét rất chi tiết. Nói rằng lý thuyết đó chưa bao giờ được xét tới, tất nhiên là một điều vô lý. Vì tất cả các cuộc thảo luận liên quan đến mọi biến động về việc làm
có rất nhiều và đều dính líu đến lý thuyết này. Tôi muốn nói không phải chủ đề này đã bị bỏ qua, nhưng lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chủ đề này đã được coi là quá giản đơn và quá rõ ràng đến nỗi nó chỉ còn được nhắc tới một cách qua loa mà thôi(2).
I
Tôi nghĩ, lý thuyết cổ điển về việc làm, dường như là đơn giản và rõ ràng, đã dựa trên hai định đề cơ bản mặc dù không được trình bày trên thực tế, đó là:
I. Tiền công bằng sản phẩm biên của lao động
Điều này có nghĩa là tiền công trả cho một nhân công bằng giá trị có thể bị mất đi nếu như số lao động sử dụng bị giảm bớt đi một đơn vị (sau khi trừ đi mọi chi phí khác mà sự giảm bớt sản lượng này có thể tránh được); tuy nhiên, với điều kiện là sự ngang bằng có thể bị xáo trộn, tuỳ theo một số nguyên tắc nào đó nếu sự cạnh tranh và thị trường không được hoàn hảo.
II. Khi một khối lượng lao động nhất định được sử dụng, độ thoả dụng của tiền công bằng độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm đó.
Nói như vậy có nghĩa là tiền công thực tế của người có việc làm chỉ vừa đủ (theo nhận định của chính người làm đó) để cung ứng một khối lượng lao động thật sự cần thiết cho công việc sản xuất với điều kiện là sự ngang bằng đối với mỗi đơn vị lao động riêng biệt có thể bị xáo trộn bởi sự kết hợp giữa các đơn vị có thể được sử dụng tương tự như những điểm thiếu hoàn hảo trong cạnh tranh tiêu biểu cho định đề thứ nhất. Độ phi thoả dụng ở đây phải được hiểu như là bao gồm mọi nguyên nhân có thể xui khiến một người hay một tập đoàn người khước từ cung ứng sức lao động của mình hơn là chịu nhận tiền công mà họ cho là có độ thoả dụng thấp hơn một mức tối
thiểu nào đó.
Định đề này phù hợp với cái mà người ta có thể gọi là thất nghiệp “do thiếu ăn khớp” (Frictional unemployment: thất nghiệp tạm thời do công nhân thay đổi việc làm hoặc do cung cầu không phù hợp). Để có thể giải thích trong thực tế định đề này, cần phải tính đến một số điều không chính xác về điều chỉnh mà ngăn chặn trạng thái việc làm đầy đủ và liên tục. Ví dụ, thất nghiệp do tạm thời thiếu cân bằng giữa các số lượng tương đối về nguồn lực chuyên dùng là kết quả tính toán sai về mức cầu thỉnh thoảng bị gián đoạn; hoặc do sự chậm trễ về thời gian là hậu quả của những sự thay đổi không thể lường trước được; hoặc có chuyển việc làm này sang việc làm khác mà không thể thực hiện được đúng trong thời gian quy định. Vì thế sẽ tồn tại trong một xã hội luôn luôn biến động một tỷ lệ nguồn lực không được sử dụng “giữa các hoạt động sản xuất”. Ngoài sự thất nghiệp do “thiếu ăn khớp”, định đề này còn phù hợp với thất nghiệp “tự nguyện” do sự từ chối hoặc sự thiếu khả năng của một đơn vị lao động. Đó là kết quả của pháp chế, hoặc thói quen xã hội, hoặc liên kết để thương lượng tập thể hoặc do chậm phản ứng với một sự thay đổi hay chỉ do sự ngang bướng của con người không chịu nhận một sự trả công
https://thuviensach.vn
lao động ngang với giá trị sản phẩm làm ra với năng suất biên của nó. Nhưng cả hai loại thất nghiệp do “không ăn khớp” và do “tự nguyện” là quá ư đầy đủ và toàn diện. Các định đề kinh cổ không chấp nhận khả năng có một loại thứ ba nào khác mà tôi sẽ định nghĩa dưới đây là sự thất nghiệp bắt buộc.
Với những điều kiện kể trên, khối lượng các nguồn lực được sử dụng được quyết định bởi hai định đề theo như lý thuyết cổ điển. Định đề thứ nhất cho chúng ta một đường cầu việc làm; định đề thứ hai cho chúng ta một đường cung và số lượng việc làm được xác định ở điểm mà tại đó, độ thoả dụng của sản phẩm biên cân bằng với độ phi thoả dụng của việc làm biên.
Từ những điều trình bày trên đây, chỉ có 4 phương cách có thể làm tăng số việc làm:
(a) Cải tiến về mặt tổ chức hoặc về mặt dự báo nhằm giảm bớt sự thất nghiệp do “không ăn khớp”; (b)Hạ thấp độ phi thoả dụng biên của lao dộng được thể hiện qua tiền lương thực tế mà với mức lương đó thì có thêm lao động được nhận vào làm việc, như vậy sẽ giảm bớt thất nghiệp “tự nguyện”;
(c) Tăng thêm năng suất biên vật chất của lao động trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá cho người ăn lương (dùng từ ngữ thích hợp của giáo sư Pigou để chỉ những hàng hoá mà độ thoả dụng của tiền lương danh nghĩa căn cứ vào giá cả của nó); hoặc
(d)Tăng giá các hàng hoá không dành cho người ăn lương so với giá các hàng hoá dành cho người ăn lương; kết hợp với sự chuyển hướng tiêu dùng của những người không làm công ăn lương từ các loại hàng hoá dành cho người ăn lương sang các loại hàng hoá không dành cho người ăn lương.
Theo sự hiểu biết của tôi, đó là thực chất của Lý thuyết về thất nghiệp của giáo sư Pigou, là bản tường trình chi tiết duy nhất hiện có của Lý thuyết cổ điển về thất nghiệp(3).
II
Có đúng thật không là những loại thất nghiệp nói đến trên đây là đầy đủ, toàn diện bởi vì dân chúng thường ít khi làm việc nhiều như họ muốn trên cơ sở tiền công mà họ nhận được? Vì thông thường sẽ có nhiều lao động hơn với tiền lương danh nghĩa hiện nay nếu thực sự người ta có nhu cầu đối với lao động(4). Trường phái kinh điển dung hoà hiện tượng này với định đề thứ hai của họ bằng cách biện luận rằng mặc dù nhu cầu về lao động với mức tiền lương danh nghĩa hiện nay có thể được thoả mãn trước khi mọi người mong muốn làm việc với số tiền công này được thu nhận, tình hình này do có một sự thoả thuận công khai hay ngấm ngầm giữa những công nhân không muốn làm việc với số tiền công ít hơn và biện luận rằng nếu toàn thể lao động đồng ý chịu giảm bớt tiền lương danh nghĩa thì sẽ có thêm nhiều việc làm hơn. Nếu trường hợp này thực sự xảy ra như vậy, một sự thất nghiệp mặc dù bề ngoài là bắt buộc nhưng nghiêm túc mà nói thì không hẳn như vậy, và phải được xếp vào loại thất nghiệp “tự nguyện” do những hậu quả của thương lượng tập thể về tiền công v.v..
Điều này nêu ra hai nhận xét, thứ nhất là thái độ của công nhân đối với tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa, và nhận xét này không cơ bản về mặt lý thuyết, nhưng nhận xét thứ hai mới thật là cơ bản. Bây giờ chúng ta hãy giả định là lao động không sẵn sàng chấp nhận làm việc với một tiền lương danh nghĩa thấp và sự giảm bớt mức lương danh nghĩa này tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc đình công hay những hình thức đấu tranh khác và sẽ đưa ra khỏi thị trường lao động những người hiện đang làm việc.
Phải chăng từ đó suy ra là mức tiền lương thực tế phản ánh chính xác độ phi thoả dụng biên của lao động? Không hẳn như vậy. Vì, mặc dù một sự giảm bớt tiền lương danh nghĩa hiện tại sẽ dẫn tới sự rút lui của một số lao động, điều đó chẳng hề làm giảm giá trị tiền lương danh nghĩa hiện có về mặt dùng tiền lương để mua hàng hoá, nhưng nó thực sự sẽ là như vậy nếu do trong một phạm vi nào đó nhu cầu về lao động là đòi một số tiền lương danh nghĩa tối thiểu và không đòi một số tiền lương thực tế tối thiểu. Trường phái kinh điển đã mặc nhiên cho rằng điều đó sẽ không gây ra những thay đổi đáng kể trong lý thuyết của họ. Nhưng thật ra không phải như vậy. Vì
nếu việc cung ứng lao động không phải là một hàm số của tiền lương thực tế với tư cách là biến số duy nhất của lao dộng, những lý lẽ của trường phái đó sẽ hoàn toàn bị đập tan và làm cho vấn đề về việc làm hiện nay trở thành hoàn toàn không xác định(5). Các nhà kinh tế học cổ điển hình như không nhận thức được rằng trừ phi sự cung ứng
https://thuviensach.vn
lao động chỉ là một hàm số của tiền lương thực tế, đường cung của họ về lao động sẽ dịch chuyển theo mọi biến động của giá cả. Như vậy phương pháp mà họ sử dụng gắn chặt với những giả định riêng biệt của họ và không thể dùng để giải quyết trường hợp tổng quát hơn.
Ngày nay kinh nghiệm thông thường cho chúng ta biết không chút nghi ngờ rằng một tình trạng mà ở đó lao động đòi (trong những giới hạn nhất định) phải trả bằng tiền lương danh nghĩa chứ không phải là tiền lương thực tế, là một điều bình thường, chứ không phải chỉ là một khả năng có thể xảy ra. Trong khi công nhân thường đấu tranh chống việc giảm tiền lương danh nghĩa, họ không có thói quen rút lui khỏi công việc họ đang làm mỗi khi
giá hàng tiêu dùng cho người ăn lương tăng lên. Đôi khi có người cho rằng thật là phi lý khi người lao động chỉ đấu tranh chống việc giảm tiền lương danh nghĩa mà chẳng chú trọng đến đấu tranh chống việc giảm tiền lương thực tế. Vì những lý do trình bày dưới đây (tiết III của chương này), điều này có thể không phi lý như bề ngoài nó tỏ ra như vậy, và, như chúng ta sẽ thấy sau này, may thay lại đúng như vậy. Nhưng dù hợp lý hơn hay phi lý, kinh nghiệm cho thấy là trên thực tế lao động đã xử sự như thế nào.
Ngoài ra, lập luận cho rằng sự thất nghiệp đặc trưng cho thời kỳ suy thoái là do người lao động từ chối không chịu giảm tiền lương danh nghĩa đã không được chứng minh bằng những sự việc thực tế. Thật là không hợp lý lắm khi khẳng định rằng nạn thất nghiệp ở Mỹ năm 1932 là do công nhân cương quyết từ chối không chấp nhận giảm tiền lương danh nghĩa hoặc kiên trì đòi hỏi tiền lương thực tế cao hơn mức mà năng suất của bộ máy kinh tế có thể cung cấp cho họ. Khối lượng việc làm có những thay đổi khá lớn nhưng không có một sự biến đổi rõ ràng nào về mức nhu cầu thực tế tối thiểu của lao động hoặc về năng suất lao động. Lao động không tỏ ra kém hùng hổ trong thời kỳ suy thoái hơn là trong thời kỳ thịnh vượng mà còn trái lại là khác. Năng suất vật chất của lao động cũng không suy giảm. Các sự việc này là cơ sở vững chắc hàng đầu để xem xét cách phân tích cổ điển còn phù hợp nữa không.
Sẽ là một điều thú vị khi được biết kết quả của một cuộc điều tra thống kê về mối quan hệ thực tế giữa những sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa và những thay đổi về tiền lương thực tế. Trong trường hợp khi một sự thay đổi chỉ liên quan đến một ngành công nghiệp riêng biệt, người ta có thể dự kiến sự thay đổi về tiền lương thực tế sẽ diễn ra theo cùng chiều với sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa. Nhưng trong trường hợp có những thay đổi về mức tiền lương chung, tôi cho rằng sự thay đổi về tiền lương thực tế so với sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa thường được thấy không xảy ra theo cùng một chiều, mà hầu như bao giờ cũng ngược chiều với nhau. Như thế có nghĩa là khi tiền lương danh nghĩa tăng lên, ta sẽ thấy tiền lương thực tế giảm xuống; và khi tiền lương danh nghĩa giảm xuống, tiền lương thực tế lại tăng lên. Điều này là do trong một thời gian ngắn, việc tiền lương danh nghĩa giảm và tiền lương thực tế tăng, do những lý do riêng của chúng, đều có thể là do giảm việc làm; người lao động sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận giảm tiền lương khi việc làm không đầy đủ, song tiền lương thực tế nhất thiết phải tăng cùng một hoàn cảnh vì thu nhập biên tăng đối với một số thiết bị sản xuất nhất định khi sản lượng bị giảm sút.
Thật vậy nếu đúng là tiền lương thực tế hiện có là ở mức tối thiểu mà ở dưới mức đó không thể có nhiều lao động được sử dụng hơn là số đang làm việc trong bất kỳ tình huống nào, thì nạn thất nghiệp bắt buộc, ngoài nạn thất nghiệp do không ăn khớp, sẽ không thể tồn tại. Nhưng nếu giả thiết rằng đây là trường hợp luôn luôn xảy ra như vậy thì sẽ là điều vô lý. Vì ở mức tiền công danh nghĩa hiện nay, thông thường vẫn có nhiều lao động hơn số hiện đang làm việc, mặc dầu giá cả hàng hoá mua bằng tiền công tăng và do đó tiền lương thực tế giảm xuống. Nếu điều này không đúng thì hàng hoá mua bằng tiền công tương đương với tiền lương danh nghĩa hiện có không phải là một số đo chính xác về độ phi thoả dụng biên của lao động, và định đề thứ hai sẽ không đứng vững.
Tuy nhiên còn có một ý kiến phản đối cơ bản hơn. Định đề thứ hai bắt nguồn từ ý nghĩ cho rằng tiền công lao động thực tế tuỳ thuộc vào những sự thoả thuận về tiền lương giữa chủ và thợ. Dĩ nhiên mọi người thừa nhận là những sự thoả thuận trên thực tế được tiến hành giữa hai bên bằng tiền, và ngay cả tiền lương thực tế mà người lao động có thể chấp nhận được cũng hoàn toàn không thể không phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa tương ứng thường có. Chính tiền lương danh nghĩa mà hai bên thoả thuận được coi là để quyết định tiền lương thực tế. Như vậy, lý thuyết cổ điển giả định rằng người lao động luôn luôn có quyền giảm tiền lương thực tế của họ bằng cách
https://thuviensach.vn
chấp nhận giảm tiền lương danh nghĩa. Khi lập luận rằng tiền lương thực tế có khuynh hướng tiến tới ngang bằng với độ phi thoả dụng biên của lao động, thì định đề rõ ràng giả định rằng người lao động có khả năng quyết định tiền lương thực tế mà vì nó họ làm việc, dù cho họ không thể quyết mức định số lượng công việc sẽ có với số tiền công đó.
Lý thuyết truyền thống, nói một cách ngắn gọn, cho rằng những thoả thuận về tiền lương giữa chủ và thợ quy định tiền lương thực tế, thành thử trong trường hợp có sự cạnh tranh tự do giữa những người chủ, và người lao động không bị hạn chế trong việc kết hợp đấu tranh thì những người thợ đó, nếu họ muốn, có thể đưa số tiền lương thực tế của mình lên cho phù hợp với độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm mà các ông chủ yêu cầu theo mức tiền lương đó. Nếu điều này không đúng, thì sẽ không có lý gì nữa để mong chờ xu hướng tiến tới sự cân bằng giữa tiền lương thực và độ phi thoả dụng biên của lao động.
Điều cần nhớ ở đây là các kết luận cổ điển nhằm áp dụng cho toàn bộ lao động, chứ không có nghĩa là một cá nhân đơn lẻ có thể được nhận vào làm việc khi chấp nhận giảm tiền lương danh nghĩa mà các bạn đồng nghiệp của anh ta đã từ chối. Các kết luận đó được giả định là cũng có thể áp dụng cho một hệ thống đóng cũng như cho một hệ thống để mở và không phụ thuộc vào những đặc điểm của một hệ thống để mở hoặc vào những hậu quả của việc giảm bớt tiền lương danh nghĩa trong một nước về mặt ngoại thương; điều này tất nhiên hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này. Các kết luận này cũng không dựa trên các hiệu ứng gián tiếp gây ra bởi tác động của một dự luật về giảm bớt tiền lương tính bằng tiền có một vài tác động trở lại đối với hệ thống ngân hàng trong chương 19. Các kết luận đó chỉ dựa vào quan điểm cho rằng trong một hệ thống đóng, một sự giảm bớt mức chung của tiền lương danh nghĩa tất yếu sẽ kéo theo việc giảm tiền lương thực tế ít ra trong một thời kỳ ngắn và chịu những hạn chế nhỏ, dù không phải bao giờ cũng theo một tỷ lệ nhất định.
Bây giờ giả thiết cho rằng mức chung của tiền lương thực tế tuỳ thuộc vào sự thoả thuận về tiền lương danh nghĩa giữa chủ và thợ, rõ ràng là không đúng. Thật vậy, điều lạ lùng là đã có quá ít cố gắng để chứng minh hay bác bỏ giả thiết đó. Vì nó còn lâu mới phù hợp với nội dung chủ yếu của lý thuyết cổ điển. Lý thuyết này dạy chúng ta phải tin rằng giá cả bị chi phối bởi giá biên của vốn tính bằng tiền, và rằng tiền lương danh nghĩa chi phối
phần lớn giá biên của vốn. Như vậy, nếu tiền lương danh nghĩa thay đổi, người ta chắc đã cho rằng trường phái cổ điển viện lý lẽ rằng giá cả sẽ phải thay đổi hầu như theo cùng một tỷ lệ, mà để tiền lương thực tế và mức độ thất nghiệp hầu như vẫn như cũ, bất cứ một lợi lộc hoặc thua thiệt nhỏ nào đối với lao động đều tính vào chi phí hoặc lợi tức của các yếu tố khác của chi phí biên (chi phí do tăng thêm một đơn vị sản lượng) là những yếu tố không bị
ảnh hưởng của những sự thay đổi(6). Tuy nhiên các học giả cổ điển hình như đã từ bỏ cách tư duy như vậy một phần do họ có sự tin tưởng vững chắc rằng người lao động có khả năng quyết định tiền lương thực tế của mình và một phần là do họ có sự quan tâm đến ý kiến cho rằng giá cả tuỳ thuộc vào số lượng tiền tệ. Và một khi đã tin tưởng vào ý kiến cho rằng người lao động luôn luôn có thể quyết định tiền lương thực tế của họ, khi ý kiến khác cho rằng người lao động luôn luôn có thể quyết định mức tiền lương thực tế nào sẽ phù hợp với việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân công) tức là phù hợp với số lượng việc làm tối đa tương thích với một mức tiền lương thực tế nhất định.
Để kết luận, có hai ý kiến phản đối định đề thứ hai của lý thuyết cổ điển. Ý kiến thứ nhất có liên quan đến hành vi thực tế của lao động. Một sự giảm bớt tiền lương thực tế do giá cả tăng trong khi tiền lương danh nghĩa không thay đổi, nói chung sẽ không làm cho cung về lao động theo mức lương hiện hành giảm xuống dưới mức số lao động đang làm việc trước khi giá cả tăng. Nếu giả định sự giảm bớt tiền lương thực tế làm cho mức cung lao động giảm xuống tức là giả định tất cả những người lao động hiện đang không có việc làm, mặc dầu họ rất muốn làm việc với số tiền công hiện nay, sẽ không chấp nhận yêu cầu mời họ vào làm việc trong trường hợp giá sinh hoạt tăng dù chỉ rất ít. Thế nhưng giả thuyết kỳ lạ đó rõ ràng là làm chỗ dựa cho “Lý thuyết về thất nghiệp” của giáo sư Pigou(7) và đó cũng là điều mà tất cả các thành viên của trường phái chính thống mặc nhiên thừa nhận.
Nhưng ý kiến phản đối thứ hai, mà có tầm quan trọng căn bản hơn sẽ được chứng tỏ phát triển trong những chương kế tiếp, xuất phát từ việc chúng tôi tranh luận về giả thiết là mức chung của tiền lương thực tế bị trực tiếp chi phối bởi tính chất của cuộc thương lượng về tiền lương. Khi giả định rằng cuộc đàm phán về tiền lương quyết
https://thuviensach.vn
định tiền lương thực tế, trường phái cổ điển đã đưa ra một giả định bất hợp lý. Vì có thể người lao động nói chung không có một phương pháp nào khả dĩ để làm cho hàng hoá mua bằng tiền công tương đương với mức chung của tiền lương danh nghĩa và phù hợp với độ phi thoả dụng biên của khối lượng công việc làm hiện có. Có thể không có phương cách, mưu chước nào để người lao động nói có thể giảm tiền lương thực tế xuống một mức nhất định bằng cách xem xét lại các cuộc thương lượng về tiền với giới chủ. Đó sẽ là luận điểm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng trước hết chắc chắn có những tác nhân khác sẽ quyết định mức chung của tiền lương thực tế. Mọi cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này sẽ là một trong những chủ đề chính của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa ra những lý lẽ cho rằng đã có một sự hiểu lầm cơ bản về cách thức hoạt động thực sự nền kinh tế chúng ta hiện đang nghiên cứu.
III
Mặc dầu cuộc tranh chấp về tiền lương danh nghĩa giữa các cá nhân và tập đoàn thường được coi là có tác dụng quy định mức chung của tiền lương thực tế, nhưng thực ra nó lại liên quan đến một mục đích khác. Vì tính cơ động không hoàn hảo của giới lao động và vì tiền lương không có chiều hướng đạt tới một sự bình đẳng hoàn toàn về lợi ích trong các ngành nghề khác nhau, nên bất kỳ một cá nhân hay một tập đoàn lao động nào, khi chấp nhận giảm bớt tiền lương danh nghĩa của mình so với các người lao động khác, đều phải chịu một sự giảm bớt tương đối về tiền lương thực tế, điều này làm cho họ có đủ lý do để phản đối việc đó. Mặt khác, không thể nào phản đối được tất cả những lần giảm lương thực tế do có sự thay đổi về sức mua của đồng tiền, mà điều này thì ảnh hưởng tới tất cả các công nhân ở mức độ như nhau; và trên thực tế, những lần giảm tiền lương thực tế như vậy thông thường không vấp phải một sự chống đối nào, trừ phi giảm bớt đó đi đến mức quá đáng không thể nào chịu đựng nổi. Hơn nữa, mọi ý kiến phản đối việc giảm bớt tiền lương danh nghĩa áp dụng cho những ngành công nghiệp riêng biệt cũng không gây nên một sự cản trở nào đối với việc tăng tổng số việc làm như đã thường xảy ra khi có sự chống đối tương tự đối với tất cả các lần giảm thực tế.
Nói một cách khác, cuộc đấu tranh về tiền lương danh nghĩa trước hết ảnh hưởng tới sự phân phối tổng số tiền lương thực tế giữa các tập đoàn lao động khác nhau, chứ không ảnh hưởng tới số tiền bình quân tính theo đơn vị công việc; số tiền bình quân này như chúng ta sẽ thấy phụ thuộc vào một loạt các tác nhân khác nhau. Sự liên kết giữa những người công nhân trong một tập đoàn lao động là để bảo vệ tiền lương thực tế tương đối của họ.
Mức chung của tiền lương thực tế phụ thuộc vào những tác nhân khác của hệ thống kinh tế. Như vậy, thật là may mắn là các công nhân, mặc dù hành động theo bản năng, đã vô tình trở thành những nhà kinh tế học có lý lẽ hơn trường phải cổ điển, chừng nào họ chống đối mọi sự cắt giảm tiền lương danh nghĩa, mặc dù sự cắt giảm này ít khi hay chẳng bao giờ có tính chất toàn diện phổ biến, ngay cả khi số tiền lương thực tế tương đương với các khoản thu nhập đó vượt quá độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm hiện có. Ngược lại công nhân không hề chống đối việc giảm bớt tiền lương thực tế vì việc này gắn với tăng tổng số việc làm và giữ cho tiền lương danh nghĩa tương đối không thay đổi trừ khi sự giảm bớt đó đạt tới mức đe dọa giảm tiền lương thực tế xuống dưới mức phi thoả dụng biên của khối lượng việc làm hiện tại. Bất kỳ tổ chức công đoàn nào cũng sẽ chống lại việc cắt xén tiền lương danh nghĩa, dù cho chỉ cắt giảm rất ít mà thôi. Nhưng vì không có một tổ chức công đoàn nào lại nghĩ đến việc phát động một cuộc đình công mỗi khi giá sinh hoạt tăng, cho nên họ không gây nên một sự cản trở nào đối với việc tăng tổng số việc làm như trường phái cổ điển đã gán cho họ như vậy.
IV
Bây giờ chúng ta cần phải định nghĩa loại thất nghiệp thứ ba, gọi là thất nghiệp “bắt buộc” hiểu theo nghĩa chính xác mà lý thuyết kinh điển không chấp nhận là có thể xảy ra.
Chúng tôi không có ý nói đến một năng lực làm việc chưa tận dụng hết như là một loại thất nghiệp bắt buộc. Làm việc tám giờ trong một ngày không thể gọi là thất nghiệp vì nó chưa quá khả năng của con người là làm việc được mười giờ đồng hồ. Chúng ta cũng không thể coi là thất nghiệp “bắt buộc” nếu một nhóm công nhân không muốn lao động vì họ không thích làm việc với một tiền công thấp hơn một mức nào đó. Ngoài ra, nên loại trừ thất
https://thuviensach.vn
nghiệp “không ăn khớp” ra khỏi định nghĩa thất nghiệp “bắt buộc”. Như vậy, tôi xin định nghĩa như sau: những người được gọi là bị thất nghiệp bắt buộc, nếu mỗi khi giá cả hàng hoá mua bằng tiền công tăng lên đôi chút so với tiền lương danh nghĩa, thì tổng cung của những người lao động muốn làm việc thì tại mức tiền lương danh nghĩa đó và tổng cầu về lao động tại mức lương danh nghĩa đó dầu lớn hơn khối lượng việc làm hiện có. Một định nghĩa khác cũng cùng một nội dung như vậy sẽ được trình bày ở chương tiếp sau (tiết I).
Từ định nghĩa trên đây, có thể rút ra kết luận là việc tiền lương thực tế ngang bằng với mức phi thoả dụng biên của việc làm mà định đề thứ hai đã giả định trước, nếu đem ra giải thích qua thực tế, phù hợp với tình trạng không có nạn thất nghiệp “bắt buộc”. Tình trạng sự việc này sẽ được chúng tôi mô tả như là tình trạng có đầy đủ việc làm, và cả nạn thất nghiệp “do không ăn khớp” và nạn thất nghiệp “tự nguyện” đều hoàn toàn phù hợp với tình trạng có việc làm đầy đủ như đã được định nghĩa ở trên. Chúng ta sẽ thấy rằng điều này phù hợp với các đặc điểm khác của lý thuyết cổ điển, lý thuyết này được xem như một lý thuyết phân phối trong tình trạng có đầy đủ việc làm. Chừng nào mà các định đề cổ điển còn đứng vững, nạn thất nghiệp theo nghĩa bắt buộc trên đây không thể xảy ra. Vì thế, nạn thất nghiệp, thể hiện qua hình thức bên ngoài, phải là do kết quả của việc tạm thời bị mất việc làm trong thời kỳ chuyển công tác hay do gián đoạn nhu cầu về các nguồn lực chuyên dùng cao độ nay do hậu quả của việc công đoàn không cho phép sử dụng lao động tự do. Như vậy các tác giả thuộc truyền thống cổ điển vì bỏ qua giả thuyết đặc biệt làm cơ sở logic về nhận định của họ là nạn thất nghiệp thể hiện ở bề ngoài (trừ những ngoại lệ được thừa nhận) về cơ bản chỉ có thể do công nhân thất nghiệp chối không chịu nhận mức thù lao tương đương với năng suất biên của họ. Một nhà kinh tế học cổ điển có thể thông cảm với người lao động khi anh ta từ chối không chấp nhận sự cắt xén tiền lương danh nghĩa của anh ta, và nhà kinh tế học đó sẽ thừa nhận rằng nếu buộc người lao động phải chịu những điều kiện tạm thời thì đó không phải là một điều khôn ngoan; nhưng tính trung thực khoa học buộc ông ta phải tuyên bố là sự từ chối này dù sao cũng là nguyên nhân của sự rắc rối.
Tuy nhiên, nếu lý thuyết cổ điển chỉ có thể áp dụng cho trường hợp đầy đủ việc làm, thật là ảo tưởng khi đem áp dụng nó cho những vấn đề thất nghiệp bắt buộc nếu quả có vấn đề như vậy (và ai sẽ phủ nhận nó?). Các nhà lý thuyết cổ điển cũng giống như các nhà hình học thuộc phái Euclid trong không gian phi Euclid, sau khi phát hiện rằng trong thực tế những đường thẳng về bề ngoài là song song, nhưng nhiều khi lại gặp nhau, họ đổ lỗi cho các đường thẳng chẳng chịu giữ vững hướng thẳng, đó là cách duy nhất để tránh những va chạm không hay đang xảy ra. Sự thật thì không có cách cứu chữa nào khác ngoài việc gạt bỏ tiên đề đường song song của Euclid và thiết lập một môn hình học phi Euclid. Trong kinh tế học ngày nay cũng cần phải làm một việc tương tự như thế. Chúng ta cần phải gạt bỏ định đề thứ hai trong học thuyết cổ điển và xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó nạn thất nghiệp bắt buộc hiểu theo nghĩa chính xác của từ này có thể xảy ra.
V
Khi nhấn mạnh điểm làm chúng ta xa rời khỏi hệ thống cổ điển, chúng ta đừng nên vì thế mà không nhận thấy một điểm tương đồng quan trọng, vì chúng ta sẽ giữ lại định đề thứ nhất như trước đây, chỉ với những điều kiện giống như trong lý thuyết cổ điển. Và chúng ta phải dừng lại trong giây lát để xem xét nó bao hàm những gì.
Định đề này có nghĩa là với một cách tổ chức, trình độ thiết bị và kỹ thuật nhất định, thì tiền lương thực tế và khối lượng sản phẩm (và do đó khối lượng việc làm) có mối quan hệ đơn trị với nhau, do đó nói chung mức tăng số việc làm chỉ có thể xảy ra cùng với việc giảm mức tiền lương thực tế. Vì thế tôi không tranh luận sự việc cơ bản sống còn này mà các nhà kinh tế học cổ điển đã khẳng định (đúng) là không thể bác bỏ được. Trong một tình trạng tổ chức, thiết bị và kỹ thuật nhất định, tiền lương thực tế do một đơn vị lao động thu được có một mối tương quan (nghịch) đơn trị với khối lượng việc làm. Vì thế, nếu số người có việc làm tăng lên, thì trong một thời gian ngắn, tiền công cho một đơn vị lao động tính theo hàng hoá mua bằng tiền lương nói chung phải giảm bớt và lợi nhuận sẽ tăng(8). Đây chỉ đơn giản là phần bổ sung của lập luận quen thuộc cho rằng công nghiệp hoạt động bình thường phải chịu quy luật lợi tức giảm dần trong một thời gian ngắn mà trong đó thiết bị v.v. được coi như không thay đổi; do đó sản phẩm biên trong các ngành sản xuất hàng hoá theo tiền lương (sản phẩm biên chi phối lương thực tế) nhất định giảm đi khi số người có việc làm tăng. Chừng nào mà lập luận này còn đứng vững, bất kỳ phương cách
https://thuviensach.vn
tăng nào số người có việc làm phải đồng thời dẫn tới sự giảm bớt sản phẩm biên và do đó sự giảm bớt mức tiền công tính theo sản phẩm này.
Nhưng khi chúng ta gạt bỏ định đề thứ hai, thì một sự giảm bớt số người có việc làm - mặc dầu tất yếu có liên quan đến việc người lao động nhận một mức tiền công ngang bằng về giá trị với một số lượng lớn hơn về hàng hoá mua bằng tiền lương - không nhất thiết là do người lao động đòi hỏi một số lượng lớn hơn về hàng hoá mua bằng tiền lương; và việc người lao động đồng ý tự nguyện nhận mức tiền lương danh nghĩa thấp hơn không nhất thiết là một phương thuốc chữa bệnh thất nghiệp. Lý thuyết về tiền lương trong mối quan hệ với việc làm mà chúng ta đang đề cập tới, không được làm sáng tỏ hoàn toàn trước khi đọc đến chương 19 và phụ lục của chương này.
VI
Từ thời Say và Ricardo, các nhà kinh tế học cổ điển đã dạy rằng cung tạo ra chính cầu của nó; điều đó có ý nghĩa rằng trong một chừng mực đáng kể nào đó nhưng không được xác định rõ ràng, toàn bộ chi phí sản xuất nhất thiết phải được sử dụng hết, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc mua sản phẩm.
Trong cuốn “Các nguyên lý về kinh tế chính trị học” của J. S. Mill học thuyết này đã được trình bày rõ ràng như sau:
Các phương tiện dùng để chi trả cho hàng hoá cũng chính là hàng hoá. Phương tiện mà mỗi người dùng để thanh toán cho các sản phẩm của người khác chính là sản phẩm mà người đó sở hữu. Tất cả những người bán, theo đúng nghĩa của từ này, tất yếu cũng là những người mua. Nếu chẳng ta có thể bỗng nhiên làm cho năng lực sản xuất của đất nước tăng gấp đôi, chúng ta phải tăng gấp đôi lượng cung các mặt hàng trên mỗi thị trường; nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tăng sức mua lên gấp hai lần. Mỗi
người sẽ phải tăng lượng cầu cũng như lượng cung lên gấp đôi; mỗi người sẽ phải có khả năng mua gấp hai lần so với trước vì chính họ đều có trong tay số lượng hàng hoá gấp hai lần so với trước để trao đổi(9).
Như một hệ quả của học thuyết đó, người ta đã giả định rằng bất kỳ một hành vi không muốn tiêu dùng riêng biệt nào cũng dẫn tới một việc là sử dụng vào việc đầu tư để sản xuất ra của cải vốn. Đoạn sau đây trích trong cuốn “Lý thuyết thuần tuý về những giá trị nội địa”(10) của Marshall, chứng minh cho luận đề truyền thống này:
Tất cả số tiền thu nhập của mỗi người đều được chi dùng vào việc mua hàng hoá và dịch vụ. Thật ra một người thường tiêu dùng một phần số tiền thu nhập và để dành phần còn lại. Nhưng theo một chân lý kinh tế quen thuộc, một người mua lao động và hàng hoá bằng phần thu nhập mà anh ta để dành cũng như bằng phần thu nhập mà anh ta chi dùng. Người này được coi là biết chi tiêu khi anh ta tìm cách tận hưởng vui thú với hàng hoá và dịch vụ mà anh ta mua được. Người này được coi là biết để dành khi anh ta dùng sức lao động và hàng hoá anh ta mua vào công việc sản xuất ra của cải vật chất mà từ đó anh ta hy vọng tìm thấy những cách hưởng lạc trong tương lai.
Thật vậy, không dễ gì trích những đoạn tương tự trong tác phẩm sau này của Marshall(11), hoặc của Edgeworth hoặc Giáo sư Pigou. Ngày nay học thuyết đó không bao giờ được nói tới dưới hình thức thô sơ như thế. Tuy nhiên, nó vẫn là cơ sở của toàn bộ lý thuyết cổ điển, và nếu không có nó thì lý thuyết này không thể đứng vững được. Các nhà kinh tế học đương đại, có thể do dự khi đồng ý với Mill, nhưng lại sẵn sàng chấp nhận các kết luận đã sử dụng học thuyết của Mill làm tiền đề. Trong hầu hết các tác phẩm của Giáo sư Pigou, chẳng hạn, người
ta đều tin rằng tiền tệ không thực sự quan trọng trừ về mặt trao đổi và rằng lý thuyết về sản xuất và việc làm có thể được xây dựng (như lý thuyết của Mill) như dựa trên cơ sở những trao đổi “thật sự” với tiền tệ được giới thiệu số lượng trong một chương sau đây. Niềm tin đó là một lời giải thích hiện đại của học thuyết cổ điển. Tư tưởng của thời đại ngày nay còn gắn chặt với quan điểm cho rằng nếu dân chúng không tiêu dùng tiền của họ bằng cách này thì họ sẽ tiêu dùng bằng cách khác(12). Các nhà kinh tế học sau chiến tranh ít khi thành công trong việc duy trì
https://thuviensach.vn
quan điểm một cách nhất quán. Vì tư tưởng của họ ngày nay bị tiêm nhiễm khá nhiều khuynh hướng trái ngược và những sự việc thực tế nghiệm quá rõ ràng và không ăn khớp với quan điểm trước kia của họ(13). Nhưng họ đã không rút ra những kết luận sâu xa và không xét lại lý thuyết cơ bản của họ.
Thoáng nhìn qua, các kết luận này có thể đã được áp dụng vào loại hình kinh tế trong đó chúng ta thực sự đang sinh sống là do có sự so sánh sai lầm với một loại kinh tế không dựa trên cơ sở trao đổi theo kiểu của Robinson Crusoe, trong đó thu nhập, mà các cá nhân tiêu dùng hay giữ lại như là kết quả hoạt động sản xuất của họ, hoàn toàn và thực sự là sản phẩm cùng loại của hoạt động đó. Nhưng ngoài việc này, kết luận cho rằng mọi chi phí sản xuất phải được thu hồi lại toàn bộ bằng doanh số bán hàng do kết quả nhu cầu, kết luận này xem chừng rất
hợp lý vì khó mà phân biệt được kết luận đó với một giả định khác có vẻ tương tự mà không thể nghi ngờ được, đó là giả định cho rằng tổng số tiền thu nhập của tất cả các thành viên trong cộng đồng tham gia vào hoạt động sản xuất nhất thiết phải có một giá trị vừa vặn bằng giá trị của số lượng sản phẩm làm ra.
Cũng như vậy, thật là tự nhiên khi giả thiết là hành vi một cá nhân tự làm giàu cho mình mà hiển nhiên không lấy một cái gì của người khác thì cũng là làm giàu cho toàn bộ cộng đồng, thành thử (như đã trình bày trong đoạn văn trích dẫn vừa rồi của Marshall) một hành vi tiết kiệm của một cá nhân tất yếu dẫn đến một hành vi đầu tư tương tự. Vì, một lần nữa, không nghi ngờ gì nữa là số tiền lời ròng về của cải của cá nhân phải đúng bằng tổng số tiền lời ròng về của cải của cộng đồng.
Tuy nhiên những ai nghĩ theo cách đó bị đánh lừa bởi một ảo ảnh khiến cho họ nhầm lẫn hai hoạt động thực chất khác biệt nhau mà lại có vẻ giống nhau. Họ lầm tưởng rằng có một mối liên hệ gắn các quyết định nhịn tiêu dùng trong hiện tại với các quyết định đảm bảo tiêu dùng trong tương lai, trong khi đó các động cơ đưa tới những quyết định sau không liên quan một chút nào tới những động cơ đưa tới những quyết định trước.
Như vậy, chính giả thiết về sự ngang bằng giữa giá cầu của các sản phẩm nói chung với giá cung của các sản phẩm đó được xem là “tiên đề về đường thẳng song song” của lý thuyết cổ điển. Thừa nhận giả thiết đó, thì sẽ suy ra tất cả những thứ khác; những lợi ích xã hội do sự tiết kiệm của tư nhân và quốc gia đem lại, thái độ truyền thống đối với lãi suất, lý thuyết cổ điển về thất nghiệp, lý thuyết định lượng về tiền tệ, những lợi ích vô hạn của chính sách tự do kinh doanh đối với ngoại thương và còn nhiều vấn đề khác nữa mà chúng ta còn phải tranh luận.
VII
Tại các điểm khác nhau trong chương này, chúng ta đã lần lượt bàn đến lý thuyết cổ điển dựa trên các giả thuyết sau đây:
(1)Rằng tiền công thực tế bằng mức phi thoả dụng biên của số việc làm hiện có.
(2)Rằng không có hiện tượng như thất nghiệp bắt buộc theo đúng nghĩa của từ đó.
(3)Rằng mức cung tạo ra chính nhu cầu của nó theo nghĩa giá cầu tổng hợp bằng với giá cung đối với tất cả các mức sản lượng và việc làm.
Tuy nhiên, tất cả ba giả thiết trên đều dẫn tới một kết cục chung theo nghĩa là ba giả thiết hoặc đều đứng vững hoặc cùng suy đổ. Vì mỗi một trong ba về mặt logic đều bao hàm hai giả thiết kia.
Điều này nằm trong học thuyết Ricardo. Vì Ricardo có ý không quan tâm đến số lượng thu nhập kinh tế quốc dân, coi nó khác với sự phân phối thu nhập. Trong việc này, Ricardo đã đánh giá đúng tính chất lý thuyết của ông. Nhưng những người kế tiếp ông, do kém sáng suốt hơn, đã sử dụng lý thuyết cổ điển trong các bàn bạc về nguyên nhân của sự giàu có. Thư của Ricardo gửi cho Malthus ngày 9-10-1820 có viết: “Kinh tế chính trị học theo ông nghĩ là một sự tìm tòi, khảo cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có. Nhưng tôi nghĩ đó là việc nghiên cứu luật quyết định sự phân phối các sản phẩm
công nghiệp giữa các giai cấp đã có cũng gây dựng nên nền công nghiệp đó. Không thể lập ra quy luật liên quan đến số lượng sản phẩm nhưng có thể lập ra quy luật chi phối tỷ lệ phân phối. Càng ngày tôi càng hài lòng là cách điều tra thứ nhất là vô ích và không hiện thực, còn cách điều tra thứ hai thật sự là đối tượng của khoa học”.
https://thuviensach.vn
Thí dụ, trong quyển “Kinh tế học về phúc lợi” (lần xuất bản thứ 4, tr.127). Giáo sư Pigou viết: “Trong suốt phần trình bày này, trừ trường hợp điều trái ngược được trình bày rõ ràng, người ta bỏ qua việc là một số nguồn lực thường không được sử dụng trái với ý muốn của người chủ sở hữu. Điều này không ảnh hưởng tới thực chất của lý lẽ mà chỉ giản đơn hoá cách trình bày”. Như vậy khi Ricardo có ý từ bỏ việc đả động tới số lượng thu nhập quốc dân nói chung, giáo sư Pigou, trong một cuốn sách viết đặc biệt về vấn đề thu nhập kinh tế quốc dân khẳng định rằng lý thuyết đó đứng vững khi có một số người thất nghiệp bắt buộc như trong trường hợp có đầy đủ việc làm.
https://thuviensach.vn
Lý thuyết về thất nghiệp của giáo sư Pigou được nghiên cứu tỉ mỉ hơn ở phụ lục chương 19 sau đây.
https://thuviensach.vn
Xem trích dẫn sách của giáo sư Pigou nói trên, chú thích 2.
https://thuviensach.vn
Điểm này được trình bày chi tiết ở phụ lục của chương 19 sau đây.
https://thuviensach.vn
Theo tôi nghĩ, lập luận này chứa đựng một phần lớn sự thực mặc dù các hậu quả đầy đủ của một sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa vẫn còn phức tạp hơn nhiều như chúng ta sẽ thấy ở chương 19 dưới đây.
https://thuviensach.vn
Xem phụ lục, chương 19.
https://thuviensach.vn
Lý lẽ đưa ra như sau: có n người được thuê làm việc, người thứ n trong mỗi ngày làm tăng số thu hoạch thêm một giạ (đơn vị đo lường thể tích, khoảng 36 lít, để đong thóc), và tiền công nhận được có sức mua là một giạ thóc một ngày. Tuy nhiên, người thứ n+1 có thể chỉ thêm vào 0,9 giạ mỗi ngày mà thôi, và do đó số người có việc làm không thể tăng lên tới n+1 trừ phi giá của lúa mì tăng lên so với tiền công cho tới khi nào tiền công mỗi ngày có một sức mua bằng 0,9 giạ. Tổng số tiền công lúc ấy sẽ bằng 9/10(n+1) giạ so với n giạ trước đó. Như vậy, việc sử dụng thêm một người làm
việc, nếu thật sự có như vậy, nhất thiết sẽ gây ra việc chuyển thu nhập từ những người làm việc trước đây sang cho giới chủ.
https://thuviensach.vn
“Các nguyên lý về kinh tế chính trị học”. Quyển III, chương 14; tiết 2.
https://thuviensach.vn
Cuối tiết III của chương này.
https://thuviensach.vn
J. A. Hobson, sau khi trích dẫn đoạn trên đây của Mill trong cuốn “Sinh lý học trong công nghiệp” (Physiology of Industry) (trang 102) nêu lên rằng Marshall đã bình luận như sau về đoạn này ngay từ trong cuốn “Kinh tế công nghiệp” (Economics of Industry) trang 154. “Nhưng mặc dầu con người có khả năng mua, họ có thể không thích sử dụng quyền đó”. Và Hobson viết tiếp: “Nhưng Marshall đã không nắm được tầm quan trọng chủ yếu của sự việc này và ông hình như hạn chế tác dụng của việc này ở những thời kỳ “khủng hoảng”. Đây là một lời bình chính đáng, tôi nghĩ như vậy, dưới ánh sáng của tác phẩm mà Marshall đã viết sau đó.
https://thuviensach.vn
Alfred và Mary Marshall trong cuốn “Kinh tế công nghiệp”, trang 17 đã viết như sau: “Thật là không tốt đối với thương mại là bán những quần áo chóng hỏng do làm bằng chất liệu xấu. Vì nếu dân chúng không dùng tiền của mình để mua quần áo mới thì họ sẽ chi vào việc tạo công việc làm cho lao động dưới một hình thức khác nào đó”. Bạn đọc sẽ nhận thấy tôi lại đang trích dẫn tác phẩm trước đây của Marshall. Ông này đã trở nên khá nghi ngại khi viết cuốn “Những nguyên lý” cho nên ông ta tỏ ra hết sức thận trọng và hay lẩn tránh. Nhưng những tư tưởng cũ không bao giờ từ bỏ hay loại trừ khỏi các giả thuyết cơ bản của tư duy Marshall.
https://thuviensach.vn
Điểm nổi bật của giáo sư Roblins là ông ta hầu như là một mình tiếp tục duy trì một đường lối nhất quán trong tư duy, khuyến cáo thực tiễn của ông ta cùng thuộc một hệ thống như lý thuyết của mình.
https://thuviensach.vn
Chương 3
NGUYÊN LÝ VỀ CẦU THỰC TẾ
I
Để khởi đầu, chúng ta cần đến một vài thuật ngữ mà sau này sẽ được định nghĩa chính xác. Trong một tình trạng kỹ thuật, nguồn lực và các chi phí nhất định, việc nghiệp chủ sử dụng một số lao động nào đó bắt buộc ông ta phải trả hai loại chi phí: một là số tiền phải trả cho các yếu tố sản xuất (không kể các nghiệp chủ khác) về các dịch vụ của chúng mà chúng ta gọi là chi phí yếu tố của việc làm; hai là số tiền ông ta phải trả cho các nghiệp chủ khác về những gì đã mua của họ, cộng với những tổn thất mà ông ta phải gánh chịu do sử dụng máy móc, số tiền này được gọi là chi phí sử dụng của việc làm (user cost of the employment)(1). Giá trị sản lượng vượt quá các chi phí yếu tố và chi phí sử dụng là lợi nhuận, hay là, nhưng chúng ta thường gọi, thu nhập của nghiệp chủ. Chi phí yếu tố cộng với lợi nhuận của nghiệp chủ sẽ là cái mà chúng ta định nghĩa là tổng thu nhập do việc sử dụng lao động. Lợi nhuận của nghiệp chủ theo định nghĩa trên là số lượng mà ông ta cố gắng tối đa hoá khi ông ta quyết định về khối lượng lao động sẽ được sử dụng. Đôi khi để cho thuận tiện, khi chúng ta xét việc đó theo quan điểm
của nghiệp chủ, chúng ta gọi tổng thu nhập (tức là chi phí yếu tố cộng với lợi nhuận) do việc sử dụng một lượng lao động nhất định đem lại, là “doanh số” của số lao động được sử dụng đó. Mặt khác, giá cung tổng hợp(2) của sản phẩm do một số lượng lao động nào đó sản xuất ra là số “dự kiến về doanh số” mà nghiệp chủ vừa đủ trả cho số lao động đó(3).
Suy ra là trong một tình trạng kỹ thuật, nguồn lực và chi phí yếu tố nhất định tính theo đơn vị lao động, số lượng người làm trong mỗi xí nghiệp, mỗi ngành riêng biệt cũng như trong toàn bộ nền kinh tế tuỳ thuộc vào doanh số mà các nghiệp chủ dự kiến thu được từ việc bán sản lượng tương ứng với số lao động được sử dụng đó(4).
Vì các nghiệp chủ cố gắng cố định số công nhân ở mức họ dự kiến có thể tối đa hoá chênh lệch giữa doanh số với chi phí yếu tố.
Giả sử Z là giá cung tổng hợp của sản lượng khi sử dụng N nhân công, lúc đó mối liên hệ giữa Z và N có thể viết là Z = ϕ(N) và gọi là hàm số cung tổng hợp(5). Cũng như vậy, giả sử D là doanh số mà nhà kinh doanh mong nhận được do sử dụng N nhân công, mối liên hệ giữa D và N có thể viết D = f(N) và gọi là hàm số cầu tổng hợp.
Bây giờ, nếu với một trị số nhất định của N, doanh số dự kiến lớn hơn giá cung tổng hợp, nghĩa là nếu D lớn hơn Z, thì điều này sẽ khuyến khích nghiệp chủ tăng số nhân công làm việc nhiều hơn N và, nếu cần thiết, tăng thêm chi phí để cạnh tranh với nhau nhằm thu hút các yếu tố sản xuất cho trị số N mà làm cho Z mà trở nên ngang bằng với D. Như vậy khối lượng nhân công được xác định bởi giao điểm giữa hàm số cầu tổng hợp và hàm số cung tổng hợp, vì tại giao điểm này, dự kiến về lợi nhuận của nghiệp chủ đạt được mức tối đa. Giá trị của D của hàm số cầu tổng hợp mà ở đó nó bị cắt ngang bởi hàm số cung tổng hợp sẽ được gọi là nhu cầu thực tế. Vì điều này là nội dung chủ yếu của Lý thuyết tổng quát về việc làm, một đối tượng mà chúng tôi phải trình bày, cho nên trong các chương tiếp sau đây, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố khác nhau mà hai hàm số này phải phụ thuộc vào đó.
Mặt khác, lý thuyết cổ điển, mà thường được biểu thị rõ ràng trong lời tuyên bố rằng “cung tạo nên chính cầu của nó” và tiếp tục làm cơ sở cho toàn bộ học thuyết kinh tế chính thống, liên quan đến giả thiết đặc biệt về mối liên hệ giữa 2 hàm số trên. Vì “cung tạo nên chính cầu của nó” phải có nghĩa là f(N) và ϕ(N) bằng nhau đối với tất cả các trị số của N, tức là đối với tất cả các mức sản lượng và việc làm, và khi có một sự gia tăng của Z ( = ϕ(N)) tương ứng với một sự gia tăng của N, thì D ( = f(N)) nhất thiết phải tăng lên cùng một lượng như Z. Nói một cách khác, lý thuyết cổ điển giả định rằng giá cầu tổng hợp (hay doanh số) luôn luôn phù hợp với giá cung tổng hợp,
thành thử dù trị số của N là như thế nào chăng nữa thì doanh số D cũng có một giá trị ngang bằng với giá cung
https://thuviensach.vn
tổng hợp Z tương ứng với N. Như vậy có nghĩa là cầu thực tế, thay vì có một giá trị cân bằng duy nhất, sẽ có một loạt vô hạn định các giá trị mà tất cả đều có thể chấp nhận được; và số việc làm không thể xác định được trừ phi mức phi thoả dụng biên của lao động đặt cho nó một giới hạn cao hơn.
Nếu điều này đúng, thì sự cạnh tranh giữa các nghiệp chủ sẽ luôn luôn dẫn đến việc mở rộng số lượng việc làm cho đến khi cung về sản lượng nói chung không còn co giãn nữa, tức là khi bất kỳ một gia tăng thêm nào về cầu thực tế sẽ không còn kéo theo bất cứ một gia tăng nào về sản lượng nữa. Hiển nhiên, điều này chẳng khác gì với tình trạng có việc làm đầy đủ. Tại chương trước, chúng ta đã định nghĩa tình trạng có việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân công) trên cơ sở thái độ và cách cư xử của lao động. Một tiêu chuẩn khác cũng tương tự như thế, mà chúng ta đã chấp nhận, đó là một tình hình mà trong đó tổng số việc làm không co giãn khi phản ứng với việc tăng lên của cầu thực tế về sản lượng. Như vậy, định luật của Say, mà cho rằng giá cầu tổng hợp về sản lượng nói chung ngang bằng với giá cung tổng hợp đối với tất cả các khối lượng sản phẩm, là tương đương với giả định rằng sẽ không có một trở ngại nào đối với tình trạng có việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, nếu đây không phải là quy luật đúng liên quan đến các hàm số cung và cầu tổng hợp, thì phải viết thêm một chương hết sức quan trọng về lý thuyết kinh tế mà nếu không có nó thì mọi cuộc tranh luận về khối lượng việc làm tổng hợp đều là vô ích.
II
Một sự tóm tắt ngắn gọn lý thuyết về việc làm mà chúng tôi đưa ra trong những chương tiếp sau có thể giúp các bạn độc giả ở giai đoạn này, mặc dầu sự tóm tắt đó không phải hoàn toàn dễ hiểu. Các thuật ngữ liên quan sẽ được định nghĩa rõ ràng, chi tiết hơn khi cần thiết. Trong phần tóm tắt này, chúng ta sẽ giả định rằng tiền lương danh nghĩa với các chi phí yếu tố khác là không thay đổi tính trên đơn vị lao động được sử dụng. Như sự đơn giản hoá này, điều mà chúng ta sẽ loại bỏ sau này, chỉ nhằm giúp cho việc trình bày được dễ dàng mà thôi. Tính chất chủ yếu của sự lập luận thật sự vẫn như vậy cho dù tiền lương danh nghĩa v.v. có thể bị thay đổi hay không.
Về đại cương lý thuyết của chúng tôi có thể được trình bày như sau: Khi số việc làm tăng, thì tổng số thu nhập thực tế cũng tăng lên. Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập thực tế tăng, thì tổng số tiêu dùng không tăng nhiều như thu nhập. Do đó các ông chủ sẽ bị thua lỗ nếu toàn bộ số lao động tăng thêm phải được sử dụng vào việc thoả mãn nhu cầu tăng lên cho tiêu dùng trước mắt. Như vậy, để chứng minh cho việc sử dụng một số lượng công nhân nào đó là đúng, cần phải có một số tiền đầu tư hiện tại đủ để hấp thụ số dư thừa tổng sản lượng so với phần sản lượng mà quần chúng dự định tiêu dùng khi số việc làm vẫn ở mức nhất định. Vì nếu không có số tiền đầu tư này, số thu nhập của các nghiệp chủ sẽ ít hơn là số cần thiết để kích thích họ đảm bảo số việc làm đã được dự tính. Vì thế, đứng trước cái mà mọi người gọi là khuynh hướng tiêu dùng của dân chúng, mức việc làm cân bằng, là mức mà các nghiệp chủ nói chung không có động cơ tăng hoặc giảm số việc làm, sẽ tuỳ thuộc vào số tiền đầu tư hiện tại. Số tiền đầu tư hiện tại lại tuỳ thuộc vào cái mà chúng ta sẽ gọi là sự kích thích đầu tư, và sự kích thích đầu tư lại tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đồ thị hiệu suất biên của tiền vốn và toàn bộ các lãi suất về các khoản tiền vay có kỳ hạn trả trước khác nhau và loại rủi ro.
Như vậy, nếu biết được khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới, thì chỉ có một mức sử dụng nhân công phù hợp với sự cân bằng, vì bất kỳ mức sử dụng nhân công nào khác cũng sẽ đưa tới sự không ngang bằng giữa giá cung tổng hợp của sản lượng nói chung và giá cầu tổng hợp của sản lượng. Mức này không lớn hơn mức toàn dụng nhân công; nói một cách khác, tiền lương thực tế không thể nhỏ hơn mức phi thoả dụng biên của lao động. Nhưng nói chung không có lý do gì để trông mong mức đó ngang bằng với mức toàn dụng nhân công. Mức cầu thực tế tương ứng với trình trạng toàn dụng nhân công là một trường hợp đặc biệt, chỉ có thể thực hiện được khi
khuynh hướng tiêu dùng và sự khuyến khích đầu tư có một mối quan hệ đặc biệt với nhau. Mối quan hệ này tương ứng với các giả thiết của lý thuyết cổ điển và ở mức độ nào đó là một mối quan hệ tối ưu. Nhưng mối quan hệ đó chỉ có thể tồn tại khi, do tình cờ hay cố ý, mức đầu tư hiện tại tạo ra một số lượng cầu vừa đúng bằng số tăng của giá cung tổng hợp của sản lượng do kết quả của việc toàn dụng nhân công so với mức mà cộng đồng muốn chi cho tiêu dùng khi cộng đồng có đầy đủ việc làm.
Lý thuyết này có thể tóm tắt qua các giả định dưới đây:
https://thuviensach.vn
(1) Trong một tình trạng kỹ thuật, nguồn lực và chi phí nhất định, thì số tiền thu nhập (kể cả thu nhập danh nghĩa lẫn thực tế) phụ thuộc vào mức sử dụng nhân công N.
(2) Mối quan hệ giữa thu nhập của cộng đồng và mức mà cộng đồng dự kiến sử dụng tiền thu nhập để tiêu dùng, được ký hiệu bằng D1, sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cộng đồng, cái mà chúng ta sẽ gọi là khuynh hướng tiêu dùng của cộng đồng. Điều này có nghĩa là tiêu dùng tuỳ thuộc vào mức tổng thu nhập và do đó vào mức thuê nhân công (số lượng việc làm) N, trừ khi có sự thay đổi nào đó về khuynh hướng tiêu dùng.
(3) Số lượng lao động N mà các nghiệp chủ quyết định sử dụng tuỳ thuộc vào tổng (D) của hai đại lượng, đó là D1, số tiền mà cộng đồng định tiêu dùng, và D2, số tiền mà cộng đồng định dành cho việc đầu tư mới. D chính là cái mà chúng ta đã gọi trên đây là nhu cầu thực tế.
(4) Bởi vì D1 + D2 = D = ϕ(N), trong đó ϕ là hàm cung tổng hợp, và vì, như chúng ta đã thấy trong giả định (2) trên đây, D1là một hàm số của N mà chúng ta có thể viết χ(N), tuỳ theo khuynh hướng tiêu dùng nên suy ra là ϕ(N) - χ(N) = D2.
(5) Do đó, khối lượng việc làm ở mức cân bằng tuỳ thuộc vào (a) hàm số cung tổng hợp f (b) khuynh hướng tiêu dùng c và (c) khối lượng đầu tư D2. Đây chính là nội dung chủ yếu của lý thuyết tổng quát về việc làm. (6) Đối với mọi giá trị của N, có một năng suất biên tương ứng của lao động trong các ngành sản xuất hàng hoá mua bằng tiền công, và chính năng suất này quy định tiền lương thực tế. Vì vậy, giả định (5) phải tuân theo điều kiện là N không thể vượt quá giá trị mà làm giảm tiền lương thực tế xuống ngang bằng với mức phi thoả dụng biên của lao động. Điều này có nghĩa không phải tất cả các biến động của D đều thích hợp với giả thiết tạm thời của chúng ra là tiền lương danh nghĩa không thay đổi. Như vậy, điều cơ bản là khi trình bày đầy đủ lý thuyết của chúng tôi, không cần đến giả thiết này.
(7) Theo lý thuyết cổ điển, theo đó D = ϕ(N) đối với mọi giá trị của N thì khối lượng việc làm cân bằng độc lập đối với mọi giá trị của N nhỏ hơn giá trị tối đa của nó. Do đó, người ta có thể giả định rằng các tác nhân cạnh tranh giữa các nghiệp chủ có thể đẩy N lên đến giá trị tối đa này. Chỉ khi nào đạt đến mức này thì theo lý thuyết cổ điển mới có thể có sự cân bằng ổn định.
(8) Khi số việc làm tăng, D1 cũng sẽ tăng, nhưng không nhiều như D, vì khi thu nhập của chúng ta tăng, thì tiêu dùng của chúng ta cũng phải tăng, nhưng không tăng nhiều như vậy. Then chốt trong vấn đề thực tiễn của chúng ta phải tìm thấy trong quy luật tâm lý này. Vì từ đó suy ra rằng khối lượng việc làm càng lớn thì càng làm tăng thêm khoảng cách giữa giá trị cung tổng hợp (Z) của sản lượng tương ứng và số tiền (D1) mà các nghiệp chủ có thể hy vọng thu lại từ những khoản tiền tiêu dùng người tiêu thụ. Do đó, nếu không có biến động trong khuynh hướng tiêu dùng thì số việc làm không thể nào tăng lên, trừ trường hợp cùng lúc đó D2 cũng tăng lên để lấp khoảng cách đang tăng giữa Z và D1. Như vậy, nếu ta loại bỏ các giả thiết đặc biệt của lý thuyết cổ điển mà theo đó có một tác nhân nào đó tác động, khi số việc làm tăng, làm cho D2tăng lên đủ để lấp khoảng cách ngày càng lớn giữa Z và D1, thì hệ thống kinh tế có thể đạt đến thế cân bằng ổn định với N thấp hơn mức toàn dụng nhân công, tức là ở mức tương đương với giao điểm của hàm cung tổng hợp và hàm
cầu tổng hợp.
Như vậy, khối lượng việc làm không bị chi phối bởi mức phi thoả dụng biên của lao động thể hiện bằng tiền lương thực tế trừ trường hợp cung về lao động sẵn sàng làm việc với một mức tiền công thực tế nào đó đặt ra một mức tối đa cho số việc làm. Khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới kết hợp với nhau để quy định khối lượng việc làm, và khối lượng việc làm có mối quan hệ đơn trị với một mức tiền lương thực tế nào đó, chứ không phải là ngược lại. Nếu khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới dẫn đến kết quả là nhu cầu thực tế không đủ thì mức sử dụng nhân công thực tế sẽ thấp hơn cung về lao động luôn luôn sẵn sàng làm việc với mức tiền công thực tế hiện có, và tiền lương thực tế cân bằng sẽ cao hơn độ phi thoả dụng biên của mức việc làm cân bằng.
Sự phân tích trên đây giải thích cho chúng ta nghịch lý của sự bần cùng giữa sự phồn vinh. Vì tình trạng cầu thực tế không đủ một mình nó có thể và thường là khiến cho mức tăng việc làm phải dừng lại trước khi đạt được
https://thuviensach.vn
tình trạng toàn dụng nhân công. Sự thiếu hụt số cầu thực tế sẽ cản trở quá trình sản xuất mặc dù sản phẩm biên của lao động về giá trị vẫn còn lớn hơn mức phi thoả dụng biên của việc làm.
Hơn nữa, cộng đồng càng giàu thì khoảng cách giữa mức sản xuất thực tế và mức sản xuất tiềm năng càng rộng vì nhược điểm của hệ thống kinh tế càng nổi bật và khủng khiếp hơn. Bởi vì một cộng đồng nghèo có xu hướng tiêu dùng một phần lớn hơn nhiều sản phẩm làm ra, cho nên một mức đầu tư rộng lớn hơn nhiều nếu xu hướng tiết kiệm của các thành viên giàu hơn phải phù hợp với số lượng việc làm của các thành viên nghèo hơn.
Nếu trong một cộng đồng có tiềm năng giàu có, nhưng sự kích thích đầu tư lại yếu kém, thì dù cho cộng đồng có tiềm năng giàu có, tác động của nguyên tắc nhu cầu thực tế sẽ buộc cộng đồng này phải giảm bớt sản lượng hiện có cho đến khi cộng đồng đó trở nên nghèo đến nỗi thặng dư sản xuất của nó so với yêu cầu tiêu dùng bị giảm tới mức tương xứng với sự yếu kém về mặt kích thích đầu tư, mặc dầu rằng cộng động này vẫn còn tiềm năng về của cải.
Nhưng còn tệ hại hơn nữa là không những khuynh hướng tiêu dùng biên(6) trở nên yếu kém hơn trong một cộng đồng giàu có, mà còn vì sự tích luỹ vốn của cộng đồng đó đã lớn hơn, cho nên các cơ hội để đầu tư thêm lại kém hấp dẫn trừ khi lãi xuất giảm xuống với một nhịp độ khá nhanh. Sự việc này sẽ đưa chúng ta đến với lý thuyết về lãi suất và đến những lý do vì sao lãi suất không tự động giảm xuống đến mức thoả đáng, và đó sẽ là chủ đề quyển IV.
Như vậy, việc phân tích khuynh hướng tiêu dùng, việc định nghĩa hiệu quả biên của vốn và lý thuyết về lãi suất là ba lỗ hổng chính trong kiến thức hiện nay của chúng ta mà cần phải bổ khuyết. Khi nào việc này được hoàn tất, chúng ta sẽ thấy rằng lý thuyết về giá cả trở về vị trí thích đáng của nó như là một vấn đề bổ khuyết cho lý thuyết tổng quát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng tiền tệ giữ một vai trò chính yếu trong lý thuyết về lãi suất của chúng ta. Chúng ta sẽ cố gắng phân tích các đặc tính của tiền tệ làm cho nó khác với các loại của cải khác.
III
Ý kiến cho rằng chúng ta có thể yên tâm bỏ qua hàm số cầu tổng hợp là điểm rất cơ bản trong học thuyết kinh tế của Ricardo là nền tảng cho những gì mà chúng ta đã được giảng dạy trong hơn một thế kỷ qua. Thật ra, Malthus đã quyết liệt chống đối học thuyết Ricardo cho rằng nhu cầu thực tế không thể nào thiếu hụt được, nhưng không thành công. Bởi vì Malthus không thể giải thích được rõ ràng (ngoài lời kêu gọi chú trọng đến các sự việc có tính chất nhận xét chung) là như thế nào và tại sao nhu cầu thực tế có thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa, cho nên ông ta không thể đưa ra một lập luận hoàn chỉnh khác và Ricardo đã chinh phục nước Anh một cách trọn vẹn như Giáo hội Pháp đình đã chinh phục Tây Ban Nha vậy. Chẳng những học thuyết Ricardo được chấp nhận tại thủ đô bởi
các chính khách và giới học giả mà cuộc tranh luận đã chấm dứt, còn quan điểm của Malthus thì bị bỏ rơi, không được ai bàn đến nữa. Cái bí ẩn lớn về nhu cầu thực tế, mà Malthus đã cố công vật lộn để giành phần thắng đã biến mất trong các sách về kinh tế học. Người ta không còn thấy cái bí ẩn đó được nhắc lại dù chỉ một lần thôi trong toàn bộ các tác phẩm của Marshall, Edgeworth và Giáo sư Pigou, những người đã làm cho thuyết cổ điển được phát triển hoàn chỉnh. Nó chỉ có thể còn được nhắc đến một cách lén lút ẩn khuất trong các tác phẩm của Karl Marx, Silvio Gesell hay Major Douglas.
Thắng lợi hoàn toàn của Ricardo là một việc hiếm có và đầy bí ẩn. Thắng lợi có thể là do học thuyết đó dễ thích nghi với môi trường mà nó được áp dụng vào, việc nó đưa ra những kết luận hoàn toàn khác với những gì mà những người không có học thức dự kiến, đã tăng thêm cho nó uy tín về mặt trí tuệ. Việc nó đưa ra những điều giảng dạy khi đem thực hành lại tỏ ra quá ư khắc khổ và nhiều khi chẳng hợp khẩu vị người nghe, lại tăng thêm
tiếng tăm cho học thuyết đó. Việc học thuyết đó được áp dụng để xây dựng một kiến trúc thượng tầng logic đồ sộ và nhất quán làm tôn thêm vẻ đẹp của nó. Việc học thuyết đó giải thích được nhiều điều bất công xã hội và nhiều điều tàn ác như những việc xảy ra không thể tránh được trong quá trình tiến hoá và cho rằng những cố gắng thay đổi tình trạng đó nói chung sẽ gây nên nhiều hại hơn lợi, đã làm cho nó tranh thủ được cảm tình của các nhà cầm
https://thuviensach.vn
quyền. Việc học thuyết đó cung cấp các phương tiện để chứng minh và biện hộ cho những hoạt động tự do của cá nhân các nhà tư bản đã lôi cuốn các lực lượng xã hội đứng sau các nhà cầm quyền ủng hộ nó. Nhưng mặc dù bản thân học thuyết đó cho tới thời gian gần đây, vẫn chưa bị các nhà kinh tế học chính thống nghi vấn, các tiên đoán khoa học của nó đã thất bại và làm giảm rất nhiều uy tín của những người theo học thuyết đó. Vì các nhà kinh tế chuyên nghiệp từ sau Malthus tỏ ra chẳng chút bận tâm về việc kết luận rút ra từ lý thuyết của họ không phù hợp với những sự kiện quan sát được. Trái lại, người bình thường lại thấy rõ ràng sự không nhất quán, kể cả sự trái ngược nhau nữa. Điều này cho thấy những người bình thường ngày càng không muốn dành cho các nhà kinh tế học sự kính trọng mà họ thường dành cho các nhà khoa học khác mà những thành quả lý thuyết của họ chứng minh bằng thực nghiệm quan sát khi đem áp dụng vào thực tế.
Tính lạc quan nổi tiếng của lý thuyết kinh tế cổ truyền đã biến các nhà kinh tế học giống như những người thơ ngây, khờ dại đã từ bỏ thế giới thực tại để đi vào công việc trồng trọt khu vườn riêng của họ rồi dạy rằng tất cả mọi việc đều tốt đẹp đó trong một thế giới vốn đã tốt đẹp đó tự chúng xoay vần và muốn đi tới đâu thì đi. Theo ý tính lạc quan đó bắt nguồn từ việc các nhà kinh tế hoặc đã không để ý đến những điều trở ngại cho sự thịnh vượng mà nguyên nhân là sự thiếu hụt nhu cầu thực tế. Trong một xã hội hoạt động theo các định đề cổ điển rõ ràng là có một khuynh hướng tự nhiên đưa đến việc sử dụng tối ưu các nguồn lực. Rất có thể là lý thuyết cổ điển tượng trưng cho cách làm mà nền kinh tế của chúng ta cần phải tuân theo. Những giả định rằng nền kinh tế của chúng ta thật sự hoạt động như vậy thì đó là giả định mọi khó khăn của chúng ta đã hết.
Một định nghĩa chính xác về chi phí sử dụng sẽ được đưa ra trong chương 6
https://thuviensach.vn
Đừng lầm lẫn thuật ngữ này (xem dưới đây) với giá cung của một đơn vị sản lượng theo nghĩa thông thường.
https://thuviensach.vn
Độc giả sẽ nhận thấy rằng tôi đang loại trừ chi phí sử dụng ra khỏi số tiền thu được và khỏi giá cung tổng hợp của một khối lượng sản phẩm nhất định, cho nên cả hai thuật ngữ này đều không bao gồm chi phí sử dụng. Trong khi đó tổng số tiền mà những người mua phải trả, tất nhiên, sẽ gồm cả chi phí sử dụng. Những lý do tại sao nên làm như vậy sẽ được giải thích ở chương 6. Điều chủ yếu là doanh số tổng hợp và giá cung tổng hợp không gồm chi phí có thể được định nghĩa một các đơn nhất và rõ ràng, trong khi đó, vì chi phí sử dụng hiển nhiên là phụ thuộc vào mức độ mua hàng giữa các nghiệp chủ với nhau, nên chúng ta không thể định nghĩa tổng số tiền mà những người mua chi trả, kể cả chi phí sử dụng độc lập với mọi yếu tố này. Chúng ta cũng gặp khó khăn như thế khi định nghĩa giá cung theo nghĩa thông thường đối với một nhà sản xuất riêng biệt, và trong trường hợp giá cung tổng hợp của sản lượng nói chung, người ta vấp phải những khó khăn nghiêm trọng về mặt trùng lặp mà người ta thường bỏ qua không nói đến. Nếu chúng ta phải hiểu thuật ngữ này bao gồm cả chi phí sử dụng thì những khó khăn này chỉ có thể được giải quyết bằng những giả thiết đặc biệt liên quan đến trình độ liên kết của các nghiệp chủ thành các nhóm sản xuất hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất, những giả thiết này mơ hồ và phức tạp và thực ra không phù hợp với thực tế. Trái lại, những khó khăn trên đây sẽ không xảy ra, nếu giá cung tổng hợp được định nghĩa như trên, tức là không bao hàm chi phí sử dụng. Độc giả nên cố đợi đến phần trình bày đầy đủ hơn ở chương 6 và phụ lục của chương này.
https://thuviensach.vn
Một nghiệp chủ phải có một quyết định thực tế về quy mô sản xuất. Dĩ nhiên ông ta không chỉ có một sự kiện duy nhất dù là chắc chắn về doanh thu được từ một sản lượng nhất định, mà ông ta phải có nhiều dự kiến với nhiều mức độ xác suất và chắc chắn khác nhau. Do đó khi nói đến dự kiến doanh số của nghiệp chủ thì tôi coi đó là dự kiến doanh số mà nếu là chắc chắn, sẽ khiến cho nghiệp chủ có một cách cư xử giống như khi ông ta ra quyết định trong tình trạng phải đương đầu với nhiều khả năng mơ hồ trước đó.
https://thuviensach.vn
Ở chương 20, một hàm số liên quan chặt chẽ với vấn đề trên sẽ được gọi là hàm việc làm.
https://thuviensach.vn
Được định nghĩa trong chương 10 dưới đây.
https://thuviensach.vn
QUYỂN II
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM
https://thuviensach.vn
Chương 4
CHỌN CÁC ĐƠN VỊ
I
Trong chương này và ba chương tiếp theo, chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ một số việc khá rắc rối, phức tạp, tuy không có quan hệ đặc biệt hoặc trực tiếp đến các vấn đề đang là trọng tâm nghiên cứu của chúng ta. Những chương này có tính chất ngoài lề nên chúng ta phải tạm thời không đi vào các chủ đề chính. Vấn đề ngoài lề này chỉ được bàn đến ở đây vì nó chưa hề được giải quyết ở nơi nào khác một cách mà tôi cho là đáp ứng những yêu cầu của cuộc điều tra đặc biệt mà chính tôi đang tiến hành.
Ba việc rắc rối, phức tạp đã cản trở bước tiến của tôi trong việc viết cuốn sách này và cũng vì thế mà tôi không thể trình bày ý kiến một cách thuận lợi chừng nào tôi tìm ra được giải pháp thích hợp cho chúng, các việc đó là: thứ nhất, chọn các đơn vị định lượng thích hợp với các vấn đề thuộc toàn bộ hệ thống kinh tế; thứ hai, vai trò của dự kiến trong phân tích kinh tế; và thứ ba, định nghĩa về thu nhập.
II
Các đơn vị định lượng mà các nhà kinh tế học thường dùng để nghiên cứu là chưa thoả đáng, có thể thấy điều đó qua các khái niệm về thu nhập quốc dân (National Divident), quỹ vốn thực tế (The stock of real capital) và mức giá chung (The general price-level):
(i) Theo định nghĩa của Marshall và giáo sư Pigou(1), thu nhập quốc dân là thước đo khối lượng sản phẩm hiện có hay thu nhập thực tế, chứ không phải là thước đo giá trị sản lượng hay thu nhập bằng tiền (thu nhập danh nghĩa)(2). Hơn nữa, theo một nghĩa nào đó, thu nhập quốc dân còn tuỳ thuộc vào sản lượng ròng, tức là tuỳ thuộc vào phần thêm ròng vào nguồn lực của cộng đồng có thể để tiêu dùng hay để giữ lại làm quỹ vốn và có được là do các hoạt động kinh tế và những hy sinh không tiêu dùng trong giai đoạn hiện hành sau khi đã trừ đi mọi hư hao của quỹ vốn thực tế ngay từ đầu giai đoạn. Trên cơ sở này, người ta đã cố gắng xây dựng một khoa học định lượng. Tuy nhiên người ta đã chống đối khá mạnh định nghĩa này vì họ cho rằng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của cộng đồng là một mớ phức tạp không đồng nhất cho nên, nói một cách chặt chẽ không thể nào đo lường được; chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, thí dụ như khi tất cả các mặt hàng của một sản phẩm nào đó đều có cùng một tỉ lệ trong một sản phẩm khác.
(ii) Khó khăn còn to lớn hơn khi tính sản lượng ròng, người ta tìm cách đo lường số tăng thêm ròng vào thiết bị vốn (tư liệu lao động) vì lúc đó người ta phải tìm một cơ sở cho sự so sánh định lượng giữa các kiểu loại mới của máy móc trang bị được sản xuất trong giai đoạn này và các kiểu loại cũ bị phế thải vì hao mòn, hư hỏng. Để đạt tới thu nhập quốc dân ròng, Giáo sư Pigou(3) trừ đi một tỷ lệ hao hụt do lỗi thời v.v. được coi là “bình
thường”; và sự kiểm nghiệm thực tế về tính bình thường là ở chỗ hư hao xảy ra khá đều đặn khiến có thể dự tính trước được nếu không phải là chi tiết thì chí ít cũng về đại thể. Nhưng vì sự khấu trừ này không phải là một sự chiết khấu bằng tiền, cho nên giáo sư lại phải giả định rằng có sự thay đổi như vậy; tức là giáo sư đã giới thiệu một cách ngấm ngầm những thay đổi về giá trị. Hơn nữa, giáo sư đã không tìm ra được một công thức thích đáng(4) nào để đánh giá các trang thiết bị mới so với những trang thiết bị cũ, khi do có sự thay đổi kỹ thuật, hai loại trang thiết bị này không còn đồng nhất nữa. Tôi tin rằng khái niệm mà giáo sư Pigou đang nhằm vào là khái niệm đúng và thích hợp để phân tích kinh tế. Nhưng, chừng nào mà một hệ thống đơn vị thoả đáng chưa được chấp nhận, việc định nghĩa khái niệm này một cách chính xác là một công việc không thể làm được. Vấn đề so sánh một sản lượng thực tế với một sản lượng thực tế khác và sau đó tính toán sản lượng ròng bằng cách lấy các loại máy móc mới bù vào phần hao mòn máy móc cũ nêu lên những câu hỏi hóc búa mà người ta không thể nào giải đáp được.
https://thuviensach.vn
(iii)Ba là, yếu tố mơ hồ mà ai nấy đều biết nhưng không thể tránh được nằm trong khái niệm về mức giá chung làm cho thuật ngữ này rất không thoả đáng đối với những mục đích phân tích nhân quả đòi hỏi phải chính xác.
Tuy nhiên, những khó khăn này rất đáng coi là những vấn đề hóc búa. Chúng chỉ “thuần tuý lý thuyết” theo ý nghĩa là chúng không bao giờ gây rắc rối hoặc tham dự vào các quyết định kinh doanh và không liên quan đến tiến trình nhân quả của các biến cố kinh tế. Các biến cố này là rõ ràng và xác định bất kể tính vô định về lượng của các khái niệm nói trên. Vì vậy có thể kết luận rằng chúng không những chỉ thiếu chính xác mà còn là không cần thiết nữa. Tất nhiên, sự phân tích định lượng của chúng ta phải được tiến hành mà không dùng đến các cách thể hiện mơ hồ về lượng. Thực vậy, khi người ta cố gắng gạt bỏ những cách diễn tả mơ hồ đó, thì rõ ràng, như tôi mong muốn chứng minh, là người ta có thể tiến xa hơn nhiều.
Việc hai nhóm sự vật không đồng do tự nó không thể cung cấp tư liệu để phân tích định lượng, thực ra cũng không cản trở chúng tôi trong việc thực hiện những so sánh thống kê xấp xỉ, dựa vào một yếu tố đánh giá rộng rãi nào đó hơn là dựa vào sự tính toán chặt chẽ, sự so sánh này có thể có một ý nghĩa và hiệu lực trong một giới hạn nào đó. Nhưng nơi thích hợp cho những khái niệm như sản lượng thực tế ròng và mức giá chung nằm trong lĩnh vực nghiên cứu có tính lịch sử và thống kê. Đối tượng của sự nghiên cứu đó là thoả mãn tính hiếu kỳ mang tính chất lịch sử hoặc xã hội, nó không đòi hỏi một sự chính xác hoàn toàn như cách phân tích nhân quả của chúng ta,
dù sự hiểu biết của chúng ta về các giá trị thực sự của các đại lượng có liên quan có đầy đủ và chính xác hay không. Nói rằng sản lượng ròng ngày nay lớn hơn nhưng mức giá thì thấp hơn so với 10 năm hay một năm về trước là một nhận định có tính chất giống như lời phát biểu rằng nữ hoàng Victoria là một nữ hoàng giỏi hơn nhưng không phải là một phụ nữ hạnh phúc hơn nữ hoàng Elizabeth - một nhận định không phải không có ý nghĩa và không phải vô tư, nhưng nó không thích hợp để làm số liệu cho phép tính vi phân. Sự chính xác của chúng ta sẽ là một sự chính xác giả tạo nếu chúng ta tìm cách dùng những khái niệm có phần mơ hồ và không định lượng như vậy để làm cơ sở cho một phương pháp phân tích định lượng.
III
Chúng ta nên nhớ rằng trong mọi trường hợp cụ thể, một nghiệp chủ thường phải quyết định về quy mô sử dụng một lượng thiết bị vốn (tư liệu lao động) nhất định. Và khi chúng ta nói rằng dự kiến về một lượng cầu tăng thêm, tức là có sự gia tăng thêm về hàm số cầu tổng hợp, sẽ dẫn đến việc tăng thêm tổng sản lượng thì chúng ta thực sự muốn nói rằng, các doanh nghiệp có thiết bị vốn của mình sẽ phải kết hợp với số thiết bị đó một số nhân công lớn hơn. Trong trường hợp một doanh nghiệp riêng lẻ hay một ngành công nghiệp chỉ sản xuất một sản phẩm
giống nhau, chúng ta có thể nói chính xách, nếu ta muốn là sản lượng tăng hay giảm. Nhưng khi chúng ta liên kết các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp, thì ngoài các số lượng nhân công dùng để điều khiển một lượng máy móc, thiết bị nhất định, thì chúng ta không thể nói gì chính xác được sản lượng. Các khái niệm về sản lượng nói chung và mức giá của nó đều không cần thiết trong bối cảnh này vì chúng ta không cần có cách đo lường tuyệt đối về tổng sản lượng hiện thời, như loại chúng ta cần để so sánh số sản lượng hiện thời với số sản lượng sẽ thu được
bằng cách kết hợp một lượng thiết bị khác với một số nhân công khác. Khi nhằm mục đích mô tả hay so sánh phỏng chừng chúng ta muốn nói là sản lượng tăng, thì chúng ta phải dựa vào cơ sở tổng quát để giả thiết rằng số nhân công kết hợp với một lượng thiết bị nào đó, sẽ là một chỉ số thoả đáng về số sản lượng tổng hợp thu được; cả hai đại lượng nói trên đều được giả định là cùng tăng hay cùng giảm, mặc dù không theo một tỷ lệ nhất định thể hiện bằng các con số.
Vì thế, khi bàn đến lý thuyết về việc làm, tôi đề nghị chỉ sử dụng hai đơn vị định lượng cơ bản là: các số lượng tính bằng tiền và các khối lượng việc làm. Đơn vị định lượng thứ nhất phải hết sức đồng nhất và đơn vị định lượng thứ hai có thể cũng phải làm như thế. Vì chừng nào những cấp bậc nghiệp vụ và những loại hình lao động khác nhau và sự làm công ăn lương còn được hưởng số tiền thù lao khác nhau, số lượng nhân công có thể được quy định ở mức đủ để đáp ứng mục đích mà chúng ta đề ra bằng cách lấy một giờ lao động giản đơn làm đơn vị để tính và tính một giờ lao động chuyên môn theo tỷ lệ so với lao động giản đơn, nghĩa là chẳng hạn một giờ lao động chuyên môn được thù lao ở mức gấp hai lần so với lao động giản đơn thì sẽ được tính bằng 2 đơn vị. Chúng
https://thuviensach.vn
ta sẽ gọi đơn vị thể hiện khối lượng việc làm là đơn vị lao động và tiền lương danh nghĩa của một đơn vị lao động được gọi là đơn vị tiền lương(5). Như vậy, nếu E là quỹ tiền công (hoặc tiền lương), W là đơn vị tiền lương và N là khối lượng việc làm, thì ta có E = N.W.
Giả thuyết về tính đồng nhất trong việc cung ứng lao động không hề bị đảo lộn bởi sự việc hiển nhiên là có những sự khác biệt lớn về kỹ năng chuyên môn của từng công nhân và sự phù hợp của họ đi với những công việc khác nhau. Vì nếu tiền công của người lao động cân xứng với hiệu suất của họ, thì những sự khác biệt được xử lý bằng cách chúng ta coi các cá nhân đóng góp vào số cung lao động cân xứng với số tiền công các cá nhân đóng góp vào số cung lao động. Và khi sản lượng tăng, nếu một doanh nghiệp nào đó cần phải tăng thêm số lao động để sản xuất mà số nhân công tăng thêm đó lại có năng suất kém hơn so với mục đích sản xuất đặc biệt của doanh nghiệp tính theo đơn vị tiền lương trả cho họ, thì điều này tất yếu là một trong những yếu tố cho lợi tức ngày càng giảm từ số vốn trang bị, xét về mặt sản lượng khi có nhiều lao động hơn được sử dụng để điều khiển các trang bị máy móc đó. Có thể nói là chúng ta quy về một nhóm theo tính không đồng nhất của các đơn vị lao động được trả công bằng nhau dùng cho máy móc, thiết bị mà chúng ta coi như ngày càng kém thích hợp để khai thác các đơn vị lao động sẵn có, khi sản lượng gia tăng, chứ không phải coi các đơn vị lao động sẵn có càng ngày càng kém thích hợp để sử dụng một số vốn trang bị đồng nhất. Như vậy, nếu không dư thừa số lao động có chuyên môn hay thành thạo qua thực tế sản xuất và việc sử dụng lao động kém thích hợp hơn gây ra chi phí lao động cao hơn tính theo mỗi đơn vị sản phẩm, thì điều này có nghĩa là tỉ suất lợi tức từ trang bị máy móc giảm khi số lượng lao động sử dụng tăng, và tỷ suất này tăng nhanh hơn so với trường hợp có dư thừa lao động(6). Ngay cả trong trường hợp giới hạn, khi mà các đơn vị lao động đã được chuyên môn hoá cao độ đến mức hàng tuần không thể thay thế cho nhau được, cũng không có gây cấn gì cả, vì điều này chỉ có nghĩa là độ co giãn về mặt cung ứng sản phẩm làm ra từ một loại trang thiết bị sản xuất nhất định nào đó đột nhiên giảm xuống số không khi tất cả số lao động chuyên môn hoá sẵn có để dùng thiết bị này đều đã được sử dụng(7). Do đó, giả thiết của chúng ta về một đơn vị lao động đồng nhất không gây ra trở ngại nào cả, trừ khi có sự bất ổn định trong tiền công tương đối trả cho các đơn vị lao động khác nhau; và ngay cả trở ngại đó cũng có thể xử lý được, nếu nó xảy ra, bằng cách giả định có một khả năng thay đổi nhanh chóng về số cung lao động và về hình dạng của hàm số cung tổng hợp.
Tôi tin rằng phần lớn rắc rối phức tạp không cần thiết có thể tránh được; nếu như chúng ta tự giới hạn nghiêm ngặt ở hai đơn vị tiền tệ và lao động. Khi chúng ta nghiên cứu cách vận động của hệ thống kinh tế nói chung; dành việc sử dụng các đơn vị sản lượng riêng biệt và các trang thiết bị cho các trường hợp khi chúng ta phân tích sản lượng của các doanh nghiệp hoặc các ngành công nghiệp riêng lẻ; và việc sử dụng các khái niệm mơ hồ như số lượng sản phẩm, số lượng thiết bị vốn nói chung và mức giá chung cho các trường hợp khi chúng ta cố gắng tiến hành một vài so sánh có tính lịch sử mà trong giới hạn nào đó có thể khá rộng là không chính xác mà chỉ gần đúng mà thôi.
Suy ra là chúng ta sẽ đo lường các lượng thay đổi trong sản lượng hiện tại bằng cách căn cứ vào số giờ lao động đã được trả công hoặc để thoả mãn người tiêu dùng hay để sản xuất ra các trang thiết bị mới, được sử dụng trên các trang thiết bị hiện có, còn số giờ lao động lành nghề được tính theo tỷ lệ tiền công trả cho họ. Chúng ta không cần phải so sánh định lượng giữa sản lượng này với sản lượng có thể đạt được bằng cách kết hợp một nhóm
công nhân khác với một lượng máy móc trang bị khác. Để dự kiến việc các nghiệp chủ có sẵn một số máy móc, trang thiết bị nào đó sẽ đối phó như thế nào trước sự thay đổi của hàm số cầu tổng hợp, chúng ta không cần phải biết tổng sản lượng thu được, mức sinh hoạt và mức giá chung biến đổi như thế nào so với trước đó ở một thời điểm khác hoặc ở một nước khác.
IV
Dễ dàng thấy rằng các điều kiện cung ứng như thường được thể hiện qua đường cung, và tính co giãn của lượng cung gắn sản lượng với giá cả, có thể được giải quyết bằng hai đơn vị mà chúng ta đã chọn thông qua hàm số cung tổng hợp mà không cần tham khảo đến các số lượng sản phẩm dù cho chúng ta lưu ý tới một doanh nghiệp
https://thuviensach.vn
hay một ngành riêng biệt hay hoạt động kinh tế nói chung. Vì hàm số cung tổng hợp đối với một doanh nghiệp nào đó (và cũng như đối với một ngành công nghiệp hoặc cho toàn bộ nền công nghiệp) được biểu thị như sau: Zr = φ(Nr)
trong đó Zr là doanh số (đã trừ đi chi phí sử dụng) mà dự kiến về nó sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh sử dụng mức việc làm Nr. Do đó nếu số việc làm và sản lượng có mối quan hệ sao cho số việc làm Nr dẫn đến kết quả sản lượng là Or, trong đó Or = ψ(Nr), thì từ đó suy ra rằng
p = Zr + Ur(Nr)
Or = φr(Nr) + Ur(Nr)
ψr(Nr )
là đường cung thông thường, trong đó Ur(Nr) là chi phí sử dụng (dự kiến) tương ứng với một mức việc làm Nr.
Như vậy, trong trường hợp của mỗi loại hàng hoá đồng nhất, mà đối với mặt hàng này Or = ψr(Nr) có một ý nghĩa nhất định, chúng ta có thể đánh giá Zr = φr(Nr) theo cách thông thường; nhưng sau đó chúng ta có thể tổng hợp các số Nr theo một cách mà qua đó chúng ta không thể tổng hợp các số Or, vì ∑Or không phải là một lượng tính bằng con số. Hơn nữa, nếu chúng ta có thể giả thiết rằng, trong một hoàn cảnh nào đó, một tổng lượng việc làm nào đó sẽ được phân phối một cách duy nhất giữa các ngành khác nhau, cho nên Nr là hàm số của N, thì có thể thực hiện được những bước đơn giản hơn khác nữa.
Xem “kinh tế học về phúc lợi” của giáo sư Pigou, nhất là phần I, chương 3.
https://thuviensach.vn
Mặc dù do một thoả thuận để thuận tiện cho việc đo lường, thu nhập thực tế được coi là tạo thành thu nhập quốc dân, thì thường được giới hạn trong phần hàng hoá và dịch vụ có thể mua được bằng tiền.
https://thuviensach.vn
Kinh tế học về phúc lợi, phần 1, chương V, về “giữ nguyên tiền vốn nghĩa là thế nào” như đã được sửa lại trong một bài báo đăng gần đây trên Tạp chí kinh tế tháng 6, 1935 tr. 225.
https://thuviensach.vn
Xem “các bài phê bình của giáo sư Hayek” đăng trong tạp chí “Economica”, tháng 8, 1935, tr. 247.
https://thuviensach.vn
Nếu gọi X là một số lượng nào đó tính bằng tiền, thì nhiều khi khá thuận tiện nếu ký hiệu Xw là vẫn số lượng đó được tính bằng đơn vị tiền lương.
https://thuviensach.vn
Đây là lý do chủ yếu giải thích tại sao giá cung sản phẩm tăng cùng với số cầu ngay trong trường hợp vẫn còn dư thừa thiết bị cùng kiểu, loại với các thiết bị đang được sử dụng. Nếu ta giả định rằng số cung lao động dư thừa hợp thành một đội quân thất nghiệp đều sẵn sàng làm việc cho các nghiệp chủ, và số lao động dùng cho mục đích nhất định nào đó sử dụng trả công, ít nhất là một phần, tính theo đơn vị công sức chứ không phải tính theo hiệu suất sử dụng cho mục đích nhất định (trong nhiều trường hợp, đây là một giả thiết thực tế), thì hiệu suất giảm dần của lao động được sử dụng là một thí dụ nổi bật về giá cung tăng lên theo sự tăng của sản lượng, chứ không phải do tính phi hiệu quả kinh tế nội bộ.
https://thuviensach.vn
Tôi không thể nói được đường cung thông thường được sử dụng để giải quyết khó khăn trên ra sao, bởi vì những ai sử dụng đường cung này đã không nêu rõ các giả thiết của họ. Có lẽ là họ giả định rằng số nhân công được sử dụng cho một mục đích nào đó luôn luôn được trả công theo đúng với hiệu suất lao động của họ khi thực hiện mục đích đó. Nhưng điều đó là không hiện thực. Có thể lý do chủ yếu để xử lý các hiệu suất lao động khác nhau, mặc dù còn tuỳ thuộc vào máy móc, trang bị, là ở chỗ số thặng dư gia tăng do việc tăng sản lượng trên thực tế chủ yếu thuộc về những người chủ máy móc, trang bị, chứ không mang lại lợi ích cho công nhân có năng suất cao hơn (mặc dầu những công nhân này được thuê mướn thường xuyên hơn hay được nâng cấp sớm hơn). Điều này có nghĩa là những công nhân có năng suất khác nhau cùng làm một công việc như nhau, ít khi được trả công lao động cân xứng với năng suất của họ. Tuy nhiên, mỗi khi tiền lương tăng cùng với việc năng suất tăng và chừng nào việc này xảy ra thì phương pháp của tôi vẫn tính đến trường hợp này, bởi vì khi tính số lượng đơn vị lao động được sử dụng, các công nhân riêng lẻ được đánh giá theo đúng với số tiền công trả cho họ, với giả thuyết của tôi, có những phức tạp nảy sinh khi chúng ta xử lý những đường cung cụ thể bởi hình dạng của chúng tuỳ thuộc vào số cầu về lao động thích hợp trong các lĩnh vực khác. Như tôi đã nói, bỏ qua những phức tạp này là không sát thực tế. Nhưng chúng ta không cần quan tâm đến khi chúng ta nghiên cứu vấn đề việc làm nói chung, miễn là chúng ta giả định rằng một khối lượng cầu thực tế nào đó có một cách phân phối riêng về số cầu này giữa các sản phẩm khác nhau chỉ có liên quan tới khối lượng cầu đó. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng, bất kể đến nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi về cầu. Thí dụ, một lượng tăng trong nhu cầu thực tế do thiên hướng tiêu dùng tăng, có thể gặp một hàm số cung tổng hợp khác với hàm số cung tổng hợp xuất phát từ sự kích thích đầu tư. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều nằm trong sự phân tích chi tiết những khái niệm tổng quát được trình bày ở trên, mà hiện tại tôi chưa có ý định giải thích ngay ở đây.
https://thuviensach.vn
Chương 5
DỰ KIẾN KHI QUYẾT ĐỊNH SẢN LƯỢNG VÀ VIỆC LÀM
I
Mọi công việc sản xuất đều có mục đích cuối cùng là thoả mãn người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng phải mất thời gian, và đôi khi khá nhiều thời gian là khác nữa, từ khi người sản xuất bỏ vốn để chi cho các khoản dùng để chi cho các khoản dùng để sản xuất hàng hoá cho người tiêu dùng mua. Trong khi đó, nghiệp chủ (kể cả người sản xuất và người đầu tư vốn) phải đưa ra những dự kiến tốt nhất(1) về những thứ gì mà người tiêu dùng sẵn sàng để mua khi nghiệp chủ sẵn sàng cung cấp hàng (trực tiếp hay gián tiếp) sau một thời gian có thể là khá dài; nghiệp chủ không còn có sự lựa chọn nào khác là phải theo sự hướng dẫn của những dự kiến đó nếu như ông ta phải dùng những quá trình sản xuất mất nhiều thời gian.
Các dự kiến, mà dựa vào đó nhà kinh doanh phải đưa ra quyết định, chia thành hai nhóm. Một số cá nhân hay doanh nghiệp chuyên môn hoá trong việc vạch ra các dự kiến thuộc loại thứ nhất, và một số khác lại chuyên đưa ra các dự kiến thuộc loại thứ hai. Loại thứ nhất liên quan tới giá cả mà nhà chế tạo có thể hy vọng nhận được đối với “thành phẩm” của mình ngay từ lúc ông ra bắt đầu tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm đó. Sản phẩm được gọi là “thành phẩm” (theo quan điểm của nhà chế tạo) khi nó sẵn sàng để được đem ra sử dụng hay bán cho một người khác. Loại thứ hai có liên quan đến những gì mà nghiệp chủ có thể hy vọng thu được trong tương lai dưới dạng thu nhập nếu ông ta mua (hoặc có thể là chế tạo) thành phẩm để bổ sung thêm cho thiết bị vốn (tư liệu lao động) của ông ta. Chúng ta có thể gọi loại thứ nhất là dự kiến ngắn hạn và loại thứ hai là dự kiến dài hạn.
Như vậy thái độ của mỗi doanh nghiệp riêng lẻ trong việc quyết định sản lượng hàng ngày(2), sẽ do những dự kiến ngắn hạn của doanh nghiệp đó quyết định, tức là các dự kiến liên quan đến chi phí sản xuất theo các mức khác nhau và các dự kiến về doanh thu khi bán các sản phẩm đó; mặc dầu trường hợp mua sản phẩm bổ sung thêm vào thiết bị vốn, và ngày cả khi bán cho các đại lý phân phối, các dự kiến ngắn hạn của các nghiệp chủ sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào các dự kiến dài hạn (hay trung hạn) của các người khác. Chính dựa vào các dự kiến khác nhau này mà các doanh nghiệp ấn định số nhân công cần phải thuê mướn. Các kết quả thực sự của công việc sản xuất và bán sản phẩm sẽ chỉ có quan hệ tới số lượng công nhân thuê mướn chừng nào chúng còn gây ra sự thay đổi về những dự kiến tiếp theo sau. Mặt khác, các dự kiến ban đầu hẳn là không thích hợp, nếu chúng buộc doanh nghiệp phải mua thêm trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu dự trữ và các vật liệu bán thành phẩm để doanh nghiệp đó có sẵn trong tay khi quyết định về quy mô sản xuất cho những ngày sau. Do đó, mỗi khi ra quyết định về sản xuất,
một doanh nghiệp tất yếu phải căn cứ vào số trang thiết bị và số nguyên vật liệu dự trữ trong kho, nhưng dưới ánh sáng của những dự kiến hiện hành về những chi phí và doanh số trong tương lai.
Ngày nay, nói chung, một sự thay đổi về dự kiến (ngắn hoặc dài hạn) sẽ chỉ ảnh hưởng toàn diện tới số việc làm trong một thời gian khá dài. Sự thay đổi về số việc làm do có sự thay đổi về dự kiến sẽ không giống nhau ở ngày thứ hai sau khi đã có sự thay đổi ở ngày thứ nhất cũng như ngày thứ ba sẽ không giống ngày thứ hai v.v. mặc dù không có sự thay đổi về dự kiến nào nữa. Trong trường hợp các dự kiến ngắn hạn, có sự thay đổi do thấy sản xuất nếu tiếp tục thì sẽ gây bất lợi, điều này xảy ra là vì những thay đổi thông thường không đủ mạnh mẽ hay nhanh chóng để đình chỉ công việc sản xuất ở tất cả các quy trình mà dưới ánh sáng của những dự kiến được sửa đổi lại, người ta thấy có sự sai lầm khi làm như vậy. Trong trường hợp các dự kiến có sự thay đổi thuận lợi thì các doanh nghiệp cần phải có một thời gian chuẩn bị để tăng thêm số nhân công cho vừa đúng với mức độ cần thiết. Trong trường hợp các dự kiến dài hạn, các máy móc, thiết bị chưa được thay thế vẫn sẽ được tiếp tục sử dụng với số nhân công sẵn có cho đến khi chúng không còn dùng được nữa và bị phế thải. Nếu các dự kiến dài hạn có sự thay đổi có lợi thì mức nhân công sử dụng lúc đầu có thể nhiều hơn so với thời kỳ sau đó khi mà các trang thiết bị
đã được điều chỉnh thích hợp với tình hình mới.
https://thuviensach.vn