Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ

Lý Thuyết Tổng Quát Về Việc Làm, Lãi Suất Và Tiền Tệ

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Moneylà một cuốn sách của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-1946. Tác phẩm này thường được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại. Ngay từ lần xuất bản thứ nhất vào tháng 2 năm 1936, tác phẩm đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. Người ta hay gọi đây là “Cuộc cách mạng của Keynes”. Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Nó phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản. *** Trong quá trình đổi mới chương trình giảng dạy các môn học kinh tế thị trường cho sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, chúng ta cần rất nhiều tài liệu tham khảo, sách giáo khoa để phục vụ cho việc biên soạn một chương trình giảng dạy thích hợp và đáp ứng nhu cầu tham khảo của các nhà hoạch định chính sách và cơ quan nghiên cứu kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc xuất bản tác phẩm kinh điển “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (Gọi tắt là “Lý thuyết tổng quát”của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes là một đòi hỏi thiết thực. Đó là một trong số các cuốn sách cơ bản góp phần xây dựng lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện đại. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, sau khi các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp vừa trải qua giai đoạn gọi là đại suy thoái, khi các biến số chính của kinh tế học vĩ mô như sản lượng, khối lượng việc làm, lãi suất và kéo theo là vốn đầu tư đã biến động theo chiều hướng không thể phán đoán và giải thích được. Các mô hình (lý thuyếtkinh tế đương thời không còn giải thích đầy đủ được những gì đã diễn ra tại các nước đó trong thời kỳ nói trên. Bá tước John Maynard Keynes (1883-1946là một nhà kinh tế nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ông đã giảng dạy kinh tế học ở trường Tổng hợp Cambridge, làm việc ở Bộ tài chính nước Anh và là người có công lớn trong việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF. Trong tác phẩm của mình, J. M. Keynes lần đầu tiên đưa ra mô hình sản lượng và việc làm do cầu quyết định, ông đã dùng mô hình này để giải thích mức sản lượng thấp và mức thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 1930 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. Ngày nay lý thuyết này được gọi là Lý thuyết trọng cầu. Ông lập luận rằng con số thất nghiệp cao là đặc trưng của một nền kinh tế thị trường không có điều tiết, và vì vậy, để đạt được mức hữu nghiệp cao, nhà Nước phải điều tiết mức tổng cầu thông qua chính sách tài chính và tiền tệ. Sau khi tác phẩm được xuất bản năm 1936, hầu hết các nhà kinh tế trẻ đã trở thành những người theo trường phái của Keynes. Trong các thập niên 1950 và 1960 học thuyết này gặp sự chống đối mãnh liệt từ phía những người theo phái trọng tiền mà đứng đầu là Milton Friedman, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ. Họ thừa nhận cách phân tích của Keynes giải thích được nguyên nhân gây ra đại suy thoái, nhưng cho rằng chưa đưa ra được một cách giải thích xác đáng về lạm phát. Theo họ, lạm phát chủ yếu theo lượng tiền trong lưu thông gây ra. Hiện nay, kinh tế học vĩ mô đã hấp thụ được tinh hoa của cả hai phương pháp này, mặc dù vẫn còn những người cực đoan đứng hẳn về một phía. “Lý thuyết tổng quát” đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch này được thực hiện theo lần xuất bản năm 1991 của nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press, tập VII trong các tác phẩm chọn lọc của J. M. Keynes. Chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Lương Xuân Quí; Giáo sư Vũ Đình Bách; Phó Giáo sư, Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Hương đã chỉ đạo việc tổ chức dịch, hiệu đính cuốn sách này. Cám ơn sự trợ giúp của tổ chức SIDA Thuỵ Điển cho việc dịch, in ấn và các chuyên gia nước ngoài đã gợi ý chọn sách, cảm ơn Nhà xuất bản Macmillan Cambridge University Press đã cho phép dịch ra tiếng Việt và xuất bản tác phẩm này tại Việt Nam. Đây là một cuốn sách rất khó hiểu cả về mặt ý nghĩa kinh tế, ngôn ngữ, cũng như cách lập luận. Để hiểu được sâu sắc hơn, có lẽ cần phải đọc thêm các tập khác của bộ sách đồ sộ này. Bởi vậy, công việc biên dịch, hiệu đính và biên tập chắc còn nhiều sai sót khó tránh được. Chúng tôi rất trân trọng mọi góp ý của bạn đọc, xin gửi về Nhà xuất bản giáo dục hoặc trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.