🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Điện Biên Phủ Từ Góc Nhìn Của Người Lính Pháp
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Điện Biên Phủ Từ Góc Nhìn Của Người Lính Pháp
Roger Bruge
Người dịch: Ngữ Phan
Số hoá: ptlinh, Đánh đông dẹp bắc
Nguồn: NXB Thông tấn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Mục Lục
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
SƠ ĐỒ CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ
CHÚ GIẢI
ĐIỆN BIÊN PHỦ MỘT NĂM SAU TRẬN ĐÁNH (phần 1)
https://thuviensach.vn
Phần 1: SỰ LỰA CHỌN
Chương 1 - "TÔI NGHĨ RẰNG CHÚNG TA CÓ HAI TRẬN ĐÁNH"
Chương 2 - SINH THÁI HỌC KHÔNG CÓ CHỖ Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
Chương 3 - SỰ GIÚP ĐỠ CỦA "NGƯỜI ANH" TRUNG QUỐC Chương 4 - “CHÚNG TÔI SỐNG DƯỚI ĐẤT, NHƯ NĂM 1914" Phần 2: CUỘC TẤN CÔNG
Chương 5 - CUỘC ĐỤNG ĐỘ ĐẦU TIÊN
Chương 6 - ĐÊM DÀI TRÊN CỨ ĐIỂM GABRIEN Chương 7 - SỰ TRỞ VỀ CỦA BIGA
Chương 8 - TRUNG TÂM ĐỀ KHÁNG ĐỒI D
Phần 3: TRẬN ĐÁNH
Chương 9 - CUỘC TẤN CÔNG NGỌN ĐỒI THỨ NĂM Chương 10 - HỘI CHỨNG HIRÔSIMA
Chương 11 - ÊLIAN I: CÁI CHẾT VÀ BÙN LẦY
Chương 12 - TIỂU ĐOÀN 2 DÙ NGOẠI QUỐC TRƯỚC HUYGHÉT I
Phần 4: THẤT BẠI
Chương 13 - TƯỚNG NAVA MUỐN NGỪNG BẮN Chương 14 - "CHÀO ĐÓN CÁC BẠN TRÊN CÁCLÔLÔ" Chương 15 - SỰ CÁO CHUNG CỦA TIỂU ĐOÀN BIGA Chương 16 - “VÀ NHẤT LÀ KHÔNG CÓ CỜ TRẮNG” Chương 17 - TIẾNG CHUÔNG BÁO TỬ CŨNG ĐÃ ĐẾN VỚI ISABEN
https://thuviensach.vn
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Kỷ niệm lần thứ 50 Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Thông Tấn ra mắt bạn đọc cuốn "Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người lính Pháp" được dịch từ bản Pháp văn "Lee hommes de Dien Bien Phu” (Những con người của Điện Biên Phủ) do Nhà xuất bản Perrin (Paris) ấn hành năm 1999.
Sinh năm 1926, gia nhập quân đội và đã từng tham chiến ở Đông Dương, trở về Pháp làm báo và viết sách chuyện về đề tài chiến tranh, tác giả Rô giê Bruýtgiơ (Roger Bruge) đã vận dụng thủ pháp điều tra, tiếp cận và mô tả trận Điện Biên Phủ bằng cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá của chính người trong cuộc.
Tận dụng các nguồn tư liệu có thể khai thác, những thông tin thu thập qua thư từ, lời kể, bản đồ tác chiến, biên bản ghi chép của Ủy ban điều tra về Điện Biên Phủ, tìm tới những nhân chứng quan trọng, trong đó có các tướng lĩnh, chính khách Pháp như Nava (Hen ri Navarre), người vạch kế hoạch "bình định Đông Dương trong vòng 18 tháng - cha đẻ của tập đoàn cứ điểm; Đờ Caxtơri (De Castries), tư lệnh trực tiếp chỉ huy mặt trận và nhiều tướng tá, binh sĩ khác cùng thân nhân của họ, tác giả đã tái hiện sinh động và chân thực những sự kiện đã từng xảy ra tại Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm, các trạm cứu thương, tiểu đoàn chiến đấu và cả trên máy bay thả dù tiếp tế..., kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Có thể coi cuốn sách là một ký sự chiến trường, với sự ra đời và thất thủ của lần lượt các cứ điểm Him Lam (Béatrice), đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie), đồi A1 (Éliane 2), C1 (Éliane 1)... cho đến ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtơri phải ra hàng, Nava bị triệu hồi vội vàng về nước thực hiện việc rút quân. Bộ đội ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.
Điều hấp dẫn và thú vị của cuốn sách còn được thể hiện ở những chất liệu
https://thuviensach.vn
sống mà tác giả đã chắt lọc qua thư trao đổi, hồi ức, tâm sự, phản ảnh cách xử sự, phản ứng, sự bất đồng, trong đó có cả những lời cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau giữa những sĩ quan quân đội và chính khách, làm rõ tiến trình, ý đồ chiến lược, chiến thuật từ phía quân đội Pháp, giúp người đọc không chỉ thấy rõ sự thất bại nặng nề cả về quân sự và chính trị của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tại Đông Dương sau sự kiện Điện Biên Phủ, mà còn hiểu biết, cảm thông hơn về nỗi bất hạnh của những quân nhân Pháp bị đẩy tới Điện Biên, vì mưu đồ thực dân xâm lược. Lợi ích bất chính của giới cầm quyền đã biến họ thành thủ phạm, mà cũng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Thiết nghĩ, những trang sách tự nó đã gián tiếp chỉ ra nguyên nhân thất bại của quân đội Pháp và thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam..
Tất nhiên, do tác giả và các nhân vật trong sách là những người bên kia chiến tuyến, khó tránh khỏi những hạn chế trong cách nghĩ, tầm nhìn, chưa thể lý giải sâu xa nguồn gốc thắng lợi của quân và dân ta là nhờ đường lối đúng đắn, độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng, sự kết hợp chặt chẽ giữa Trí và Dũng của cả dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp, đánh thắng mọi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Về mặt biên dịch, hiệu đính và in ấn, dẫu đã cố gắng ở mức cao nhất mà khả năng có thể vẫn khó tránh khỏi thiếu sót, mong được sự thông cảm, góp ý và hy vọng cuốn sách sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu bạn đọc muốn tìm hiểu sâu và toàn diện về Điện Biên Phủ - chiến sử vàng bất hủ của dân tộc.
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN
SƠ ĐỒ CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
CHÚ GIẢI
GONO: Tập đoàn tác chiến Tây Bắc
Gabrien: Trung tâm đề kháng Độc Lập
Bêatơrít: Trung tâm đề kháng Him Lam
Annơ Mari: Trung tâm đề kháng Bản Kéo
Huyghét: Trung tâm đề kháng sân bay, gồm các cứ điểm 311, 311A, 206, 209, 307
Clôđin: Trung tâm đề kháng nam sân bay Mường Thanh, gồm các cứ điểm:
https://thuviensach.vn
309, 310, 311B, 305, 322, 603, 604, 607
Đôminíc: Trung tâm đề kháng đồi D gồm các cứ điểm D1, D2, E1, D3, 203, 204, 507, 508
Élian: Trung tâm để kháng đồi A gồm các cứ điểm C1, C2, A1, A3, 512, 506, 511
Isaben: Trung tâm đề kháng Hồng Cúm
ĐIỆN BIÊN PHỦ MỘT NĂM SAU TRẬN ĐÁNH (phần 1)
Là học sinh cũ của trường Thiếu sinh quân, Alanh Gămbiê, tính đến tháng 7-1954 thì 23 tuổi, đã chọn đội quân lê dương, nơi rèn đúc tính cách con người tốt nhất. Alanh là con trai của tướng Phécnăng Gămbiê, Tham mưu trưởng của tướng Na va, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Anh thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh ngoại quốc. Khi tiểu đoàn rời vùng châu thổ sông Hồng ngày 3-1-1954 để được không vận lên Điện Biên Phủ, không một người sĩ quan nào có thể hình dung rằng trang sử cuối của chiến tranh Đông Dương sẽ viết ở đây trong cái thung lũng nhỏ bé của xứ Thái mà dòng sông Nậm Rốm uốn quanh đã cắt làm đôi.
Từ cuộc tiến công của Việt Minh ngày thứ bảy, 13-3-1954, đánh vào tập đoàn cứ điểm, ván bài đã thay đổi, Alanh Gămbiê tin rằng anh đang ở một nơi lý tưởng với một sự kiện đặc biệt. Nhưng anh không phải là người duy nhất. Ở cụm cứ điểm Isaben phía nam Điện Biên Phủ, trung úy bác sĩ Êminlơ Pông thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn Angiêri, viết thư cho vợ là Giôgiét: "Anh muốn già thêm vài ngày để biết rốt cuộc mọi việc sẽ diễn ra
https://thuviensach.vn
như thế nào, kết thúc ra sao. Anh nghĩ mình đã đến đúng lúc, đúng chỗ (18- 3)".
Tuy nhiên, trận đánh đã mở đầu không hay ho gì và vào tối ngày 13-3, kẻ thù đã chiếm Bêatơrít và loại tiểu đoàn lê dương phòng ngự cụm điểm tựa ra khỏi vòng chiến. Đêm sau, Gabrien và những người lính Angiêri bảo vệ
cứ điểm lại biến mất. Alanh Gămbiê là trung đội trưởng ở đại đội 12 của đại úy Mi sô. Mỗi buổi sáng, từ Isaben, một hoặc hai đại đội xuất phát đi mở đường còn một đơn vị khác rời Điện Biên Phủ. Hai đội tuần tiễu gặp nhau ở giữa đoạn đường đi đến An nơ Mari.
Ngày thứ bảy 20-3, đại đội 11 của đại úy Phuốcniê và đại đội 12 của đại úy Mi sô lại đi tuần tra về phía bắc. Đại đội 12 đã bị ghìm chân, chỉ thoát được khi có sự can thiệp của xe tăng. Tuy nhiên, kết quả thật nặng nề: năm người bị giết, năm người bị thương và hai người mất tích. Alanh Gămbiê bị
thương lúc 17 giờ 15: một viên đạn xuyên vào đầu gối của anh.
Vào buổi tối, trung tá Lalăng đến thăm người sĩ quan trẻ và hứa sẽ đưa anh rời khỏi nơi này nhanh chóng. Những chiếc trực thăng ở Lào đã đợi, sẵn sàng chờ lệnh. Tuy vẫn nuôi hy vọng đó, Alanh từ chối mọi sự thiên vị; dẫu là con tướng anh cũng chỉ đi khi đến lượt. Thiên hạ cũng đã xì xào khá nhiều khi Gia nhin, cô vợ trẻ của anh, đã sang Đông Dương gặp anh, và được bổ nhiệm làm thư ký y tế tại Bệnh viện Lanetxăng ở Hà Nội. Alanh ít viết thư cho vợ, vì lấy tin ở những người bị thương sơ tán về, cô còn hiểu tình hình mặt trận nhiều hơn anh. Dẫu sao thì ngày 14-3, sau hôm Việt Minh tấn công, anh cũng đã viết vội cho cô một bức thư.
"Chắc em sợ hãi vì thấy những người bị thương trở về. Việt Minh có quấy rối chút ít và vài kẻ khinh suất, thường đó lại là những kẻ mạnh hơn người, đã bị quở mắng gay gắt. Hiện nay chẳng có gì trầm trọng cả đâu, em hãy yên tâm. Tinh thần là điều tuyệt vời và là cái chủ yếu nhất. Một lần nữa, anh
https://thuviensach.vn
xin em đừng nghe những điều thiên hạ kể lại. Nói chung, việc định vị là không chính xác và về thiệt hại thì ít ra họ cũng nói tăng gấp mười. Con người cũng dã man lắm. Có lúc anh hơi sợ và anh đã cảm ơn Chúa. Sau này người ta sẽ hiểu hơn...”
Hai tháng trước, vào ngày 13-1, Alanh đi đến Gabrien thăm trung úy Giăng Phốc, con trai của đại tá Phốc đã từng là phó chỉ huy của tướng Gãmbiê ở trường Xanh Mai xen. Hai chàng trai thân nhau và trong bức thư ngày 15-1 Phốc kể lại với cha anh, chỉ huy trưởng trung đoàn 4 lính Tuynidi, về cuộc gặp Alanh:
"Anh ấy đến để tự giới thiệu. Rất đáng mến! Bà Gămbiê (Chú thích: Mẹ của Alanh Gămbiê (BT). đã đến Sài Gòn ở với chồng. Vợ Alanh làm thư ký ở Hà Nội. Cả gia đình sẽ sum họp ở đây trừ đám con gái. Con gặp Alanh có vài phút, anh ở binh đoàn lê dương. Con nghĩ sẽ có dịp gặp lại anh ấy”.
Bận công việc, hai sĩ quan không được gặp lại nhau. Ngày 15-3, hai ngày sau cuộc tấn công của quân địch, Gianhin nhận được bức thư nhỏ của Alanh: "Tối nay anh không viết thư cho em vì anh muốn tranh thủ ngủ một lát trước khi đi trực. Ngày mai anh sẽ viết sớm cho em. Hôn em triệu lần và chúc em ngủ ngon". .
Nhưng anh đã báo một tin buồn cho bố mẹ mà anh muốn giấu Gianhin: "... Mẹ hỏi con tin tức về Giăng Phốc. Buồn thay, anh ấy đã bị giết sáng nay trong lúc đi sang phòng tuyến của quân ta. Con đã gặp đại đội trưởng của anh ấy. Theo lời ông ấy, Phốc đã bị hai viên đạn trung liên, một ở bụng, một ở ngực, có lẽ trúng tim. Chúng con cũng biết tin về cái chết của đại tá Gô sê, của trung úy Đờ Bréttờvin và của trung úy Bayi (người lái xe Jeep đưa cha về hôm mồng 3-1 đấy mẹ ạ) ...” .
https://thuviensach.vn
Đoạn cuối viên sĩ quan Tơra không thiếu động lực tinh thần:
"Sau những tin tức như vậy, người ta tự hỏi có tin nào lại đến nữa không! May thay tinh thần chúng con vẫn vững vàng và khí thế nhanh chóng trở lại. Các tu sĩ cố gắng nghĩ đến cái chết trong phòng riêng của họ, chúng con cũng có khi nghĩ đến điều đó nhưng mặc dù vậy, chúng con có một đức tin tuyệt vời!"
Ngày 16-3, Gianhin nhận được mảnh giấy mới. Đó là thư cuối cùng: "Anh không còn thì giờ viết thư. Anh sẽ cố gắng viết cho em trong ngày hôm nay. Hôm qua anh chẳng nhận được gì của em cả. Hôn em" .
Từ sau những "nụ hôn” ngắn gọn đó là sự im lặng. Không còn chịu dựng được nữa. Thư từ làm yên lòng các gia đình, nhưng khi hòm thư đã rỗng, sự kinh hoàng đã ập đến. Khi Gianhin biết chồng mình đã bị thương, lúc đầu cô nghĩ anh bị một viên đạn trong đùi là "còn may" vì cô còn có thể đến thăm chồng. Nhưng Alanh đã được sơ tán bằng phương tiện gì? Đó là vấn đề mà người chỉ huy cứ điểm Isaben phải đặt ra bởi vì trong thư ngày 15-3- 1954 gửi tướng Gămbiê, trung tá Lalăng thừa nhận rằng "mối quan tâm lớn của ông vẫn là việc sơ tán người bị thương".
"Cơ hội sơ tán là hiếm và bấp bênh. Những khu vực nhảy dù được phân bổ cho Isaben đã được nhận biết, tuy nhiên không thể cắm cọc tiêu được vì như vậy sẽ gây sự chú ý cho con mắt quan sát của địch. Khi trực thăng bay đến, có thể cắm cọc tiêu và chở người bị thương đó trong vòng nửa giờ".
Phía bên Lào bầu trời vẫn trống vắng cho đến ngày thứ ba, 23-3.
https://thuviensach.vn
"Hôm đó chúng tôi không được báo trước (điện báo đến chậm), Lalăng viết cho bố Alanh, ba chiếc trực thăng đến cùng một lúc trên bàu trời. Thật là một cơ hội hiếm hoi nếu không biết tận dụng ở mức tối đa. Một trong ba chiếc đậu xuống trước bệnh xá, thả người lái phụ xuống rồi bay lên để tránh pháo địch. Chúng tôi giải thích cho người lái phụ biết nên đỗ ở đâu để đỡ bị địch quan sát hơn. Khi chiếc trực thăng kia trở lại, chúng tôi cấp tốc đưa con ngài - đứng phía bên trong số người bị thương phải sơ tán đang chờ sẵn ngay cửa ra vào bệnh xá - lên trực thăng và cất cánh". Buồn bã đến mức giữ im lặng suất nhiều năm, linh mục Ghiđông, cha tuyên úy, mãi đến năm 1961 mới thổ lộ chứng kiến của mình với tướng Gămbiê : "Tôi đang ở trong chiếc hầm trú ẩn, nghe tiếng động cơ trực thăng tôi chạy ra. Nó đỗ xuống gần bệnh xá thì một quả đạn rơi xuống bên cạnh. Trước nguy cơ đó, trực thăng bay lên nhưng đúng lúc đó một quả đạn thứ hai nổ ngay dưới bụng nó. Chiếc trực thăng hình như bị sức ép của đạn nhưng vẫn tiếp tục bay đi, rồi một ngọn lửa to phụt ra, người ta thấy phi công cố tìm cách cho máy bay đỗ xuống, nó đã ở trên các hầm hố tổ ong của pháo binh và đổ nghiêng xuống hàng rào dây kẽm gai, cửa hướng vào phía trong. Trung sĩ lái phụ đã kéo được người lái chính ra phía ngoài, anh ta bị gãy chân. Một thùng dầu bốc cháy nhưng phía cửa máy bay không có lửa. Các pháo thủ thét lên: "Cẩn thận, khéo đụng phải mìn". Thùng dầu thứ hai nổ, chiếc trực thăng thành một lò lửa khổng lồ. Tôi nói một lời xá tội và vì không rõ có người bị thương trên trực thăng hay không, tôi vòng ra sau rào dây kẽm gai để nhìn các y tá đang xúm quanh người phi công. Chính viên phi công đã nói với tôi rằng thiếu úy Gămbiê đã ở trên trực thăng (thư của linh mục Ghiđông đờ Môngtêvécđơ viết ngày 22-3-1961 cho tướng Gămbiê).
Thượng sĩ Hăng ri Bácchiê trước khi bị cưa chân và được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Anh đã giải thích trong bản báo cáo rằng lúc gần 12 giờ 30 người ta giao thiếu úy Gămbiê cho anh:
https://thuviensach.vn
"Tôi đón người bị thương từ trong bệnh xá và bay lên. Tôi ở độ cao 10m thì đạn cối nổ dưới trực thăng làm thủng thùng dầu dưới buồng lái, dầu bốc cháy và cắt đứt chân tôi. Tôi nói với trung sĩ lái phụ Bécna cho trực thăng đỗ xuống nhưng thật là tàn nhẫn! Cánh quạt đuôi đã rời ra và rơi cách 20m. Chúng tôi bị đổ nghiêng về một bên và thân mây bay biến thành bể lửa. Tôi bị va vào cửa kính vỡ. Tôi bò đi và lính lê dương đã kéo tôi ra khỏi đám cháy. Không thể cứu thiếu úy Gămbiê. Anh ta ở bên trong máy bay trực thăng, muốn đưa ra phải có trang phục chịu lửa".
Trong báo cáo của ông lấy từ hồ sơ lưu trữ của ủy ban điều tra, Lalăng lại có cách giải thích khác:
"Không chú ý đến hệ thống cọc tiêu tại chỗ, cũng không chú ý đến các tín hiệu dẫn đường, các phi công đã đỗ xuống nơi nào mà họ cho là tốt. Một trong hai chiếc trực thăng đã chọn ngay cả lối vào trạm quân y với lý do họ phải trao cho bác sĩ một bức thư. Nhận được lệnh cất cánh (pháo binh bắt đầu "đóng khung" trạm xá) và đậu xuống một nơi khác, họ lại còn quay lại đón người phụ lái. Vài giây sau, chiếc trực thăng đã bị một quả trái phá phá hủy. Không phải nghi ngờ gì nếu tổ chức nghiêm túc hơn và có chút ít kỷ luật thì bi kịch đã có thể tránh được" (Báo cáo của trung tá Ăngđờrê Lalăng ngày 7-l0-1954).
Một nghĩa trang đã được sắp xếp. Trong khung vuông dành cho sĩ quan, trung úy Ginbe Roy của tiểu đoàn 2, trung đoàn Angiêri số 1, bị chết ngày thứ sáu, 19-3, đã yên nghỉ, Alanh được mai táng bên cạnh Roy. Vào phút vĩnh biệt, đại úy Mi sô cho đặt một mảnh trực thăng vào trong mộ để nhận dạng khi cần thiết.
https://thuviensach.vn
Khi được tin, tướng Gămbiê rời Sài Gòn ra Hà Nội. Ngày 24-3 ông đến văn phòng của ông Xípphray, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở Bắc Việt Nam. Không chắc ông này có lắng nghe tướng Gămbiê nói không vì trong thư ông gửi cho ông Đuysesnơ, Tổng đại diện của Hội chữ thập đỏ của Pháp ở Đông Dương, ông nhắc về cuộc viếng thăm của tướng Gămbiê đến "yêu cầu ủy ban Hà Nội chuyển cho Hội chữ thập đỏ quốc tế lời phản kháng trịnh trọng của ông về hành động ghê tởm mà lính địch đã phạm phải khi bắn hạ một trực thăng chở đầy người bị thương ở Điện Biên Phủ. Tám sĩ quan bị thương đi trên máy bay, trong đó có con trai của ông là trung úy Alanh Gămbiê. Chiếc trực thăng số 595 bị bắn rơi bằng đại bác, đã bốc cháy và tám thương binh đã bị chết cháy".
Quả thật là có tin đồn về tám thương binh đã bị chết trên chiếc trực thăng, tuy nhiên việc đó không có căn cứ cho nên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Pháp ở Hà Nội đã không làm tròn nhiệm vụ khi trình bày như một sự thật đầu tiên và bằng văn bản về một chuyện mới chỉ là tin đồn. Hơn nữa, ba trực thăng bay đến sáng 23-3 không có dấu chữ thập đỏ, vậy chúng là mục tiêu quân sự.
Trận đánh lại tiếp diễn, các cuộc đụng độ ngày càng chết chóc, tưởng như là người của tướng Đờ Caxtơri không muốn chiến đấu hết sức mình, không có mục tiêu gì khác hơn là kéo dài, kéo dài cho đến một cuộc ngừng bắn khó có thể xảy ra khi người ta thấy họ vẫn cứ cầm súng trong tay, bất khả chiến thắng. Các tổn thất của Pháp cao hơn lực lượng nhảy dù xuống để tăng viện, số người bị thương tăng lên với những tỉ lệ ngược lại với mọi dự kiến, thời gian ở tập đoàn cứ điểm được tính bằng ngày. Ngày thứ sáu, 7-5-1954, Tướng Đờ Caxtơri ra lệnh cho những người sống sót ngừng bắn và trận địa tràn ngập bởi đội quân "bộ đội" nét mặt không cởi mở, tất cả đều tin tưởng ở sự nghiệp chính nghĩa của mình.
https://thuviensach.vn
Tại Giơnevơ, theo lệnh của Chính phủ, từ 30-4, các quân nhân Pháp đã tiếp xúc với các đồng nhiệm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người ta thương lượng về một nền hòa bình mà mỗi bên đều hy vọng là bền vững, nước Việt Nam được cắt ngang từ vĩ tuyến 17, việc đình chiến ấn định vào ngày 27-7, đạo quân viễn chinh có 300 ngày để rút lui khỏi Bắc Kỳ và Bắc Trung kỳ.
Được hai bên chấp thuận ngày 20-7, điều 23 của Hiệp định dự kiến: "Trong một thời hạn nhất định sau khi Hiệp định đình chiến có hiệu lực sẽ cho phép nhân viên mai táng của phía bên kia được vào phần lãnh thổ Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát quân sự để tìm kiếm và lấy hài cốt của các quân nhân của phía bên kia, bao gồm cả những tù binh đã mất".
Một ủy ban hỗn hợp sẽ quy định những thể thức thi hành các công việc này cũng như thời hạn phải thực hiện. Một phái đoàn của mỗi bên bắt tay vào việc và thảo ra sự thỏa thuận về những điều kiện theo đó những người chết tại Đông Dương sẽ được tìm kiếm, nhận dạng và tập hợp lại. Các cuộc thương lượng đã diễn ra rất tích cực bởi vì chỉ sáu tháng sau khi ký Hiệp định Giơnevơ, một văn bản sáu trang mới được hai bên thông qua. Bản thỏa thuận 24 đã được ký ngày 1-2- 1955 do tướng Đờ Brêbítxông và đại tá Lê Quang Đạo thay mặt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặt tài chính của công việc này được một ban khác xem xét với thủ tục được thông qua ngày 4-6 bởi tướng Savát và tướng Văn Tiến Dũng. Nước Pháp có thể yên tâm, các tử sĩ của nước Pháp sẽ được mai táng trang nghiêm, tử tế. (Chú thích: Từ năm 1945 đến 1954 quân đội (Pháp) đã mất ở Đông Dương 64.150 người trong đó 12.550 người Pháp, trong số mất có 2.955 người mất tích. Trong số mát tích có trung úy Hăngri Lơcléc đờ Hớtơloốc mất ngày 4-1-1952 ở Trung khu (Bắc Việt Nam), con trai nguyên soái Lơcléc.)
Ngày 13-4-1955 tướng Gămbiê gửi văn bản lưu ý tướng Agôstini, Tham mưu trưởng về sự quan tâm đối với việc "di chuyển thi hài các quân nhân
https://thuviensach.vn
được mai táng ở Điện Biên Phủ, trước khi các đơn vị cuối cùng của Pháp rút khỏi Hải Phòng".
Tướng Gămbiê, nghĩ tới mộ con trai, giải thích: "Sau ngày 15-6 các cơn mưa có thể gây khó khăn cho việc di chuyển này, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Ông nhấn mạnh rằng "năm nay còn có thể tìm được vị trí các mộ nhờ có các sĩ quan hiện đang phục vụ tại Đông Dương và tất cả những người cũ của tập đoàn cứ điểm. Năm sau tìm kiếm dấu vết giữa cỏ cây sẽ khó khăn".
Trong tay Gămbiê có hai sĩ quan của Isaben chưa trở về Pháp: Trung úy Ghisa và bác si Rêdinlô là người mổ cho Alanh khi bị thương. Các sĩ quan khác thì tình nguyện: Bác sĩ Pôn Grauuyn, trung úy Lui Pa giê, các đại úy Pôn Ben mông và Hăng li Ghiơminô. Ngày 20-4-1955, tướng Agôstinô trả lời Gămbiê, cho biết là ông đã làm việc với tướng Đờ Brêbítxông, trưởng đoàn Pháp tại Ban hỗn hợp trung ương. Brêbítxông đã thực hiện sự vận động mà Gămbiê mong muốn và đã có một trả lời tích cực ngày 25-4. Được biết, thực hiện thỏa thuận 24, các cuộc khai quật đầu tiên được dự kiến tiến hành ở xứ Thái vào tháng 10, sau mùa mưa, Brêbítxông đã yêu cầu người đồng nhiệm Việt Minh cho phép "một đội trinh sát của các sĩ quan Pháp đã từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, có thể đến đó vào tháng 5. Nhiệm vụ của họ là đánh dấu các ngôi mộ trên thực địa".
"Tôi rất đỗi ngạc nhiên, ông ta viết, người đối thoại Việt Minh đã đồng ý ngay về nguyên tắc một việc trinh sát như vậy".
Từ Hải Phòng, nơi ông ta ở, trong lúc người Pháp trao cho Việt Minh - để thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ - vật tư, nhà cửa, xe cộ
https://thuviensach.vn
công cộng, Brêbítxông gửi một bức thư khác cho Gămbiê vào ngày 2-5. Tin xấu, lãnh đạo Việt Minh không duyệt việc cho phép này.
Tướng Văn Tiến Dũng đã đồng ý về nguyên tắc ngày 25- 4. Nhưng ngày 29 phái đoàn đối phương lại nêu lại vấn đề đã thỏa thuận. Họ đã nêu ra đủ mọi thứ khó khăn, khó mà phát hiện được những căn cứ của ác ý này. Tôi sao gửi ông bức điện gửi Văn Tiến Dũng để dồn ông ta vào chân tường. Thành thực mà nói, tôi không tin tưởng lắm ở cuộc vận động cuối cùng này".
Ông đã nhầm, vị tướng Việt Minh, cuối cùng đã chấp nhận về mặt nguyên tắc về việc một phái đoàn Pháp ở Điện Biên Phủ, phái đoàn hạn chế chỉ có một sĩ quan là đại úy Ben mông. Brêbítxông khuyên Gămbiê nên bằng lòng vì sự cho phép, hiệu quả bất ngờ ấy.
Ba trăm ngày mà Hiệp định Giơnevơ quy định đã trôi qua và các đại đội cuối cùng của bán lữ đoàn lê dương thứ 13 đã ra khỏi trên chiếc tàu cũ Sơn Tây, trong khi các tướng Cônhi và Vanuyxem ngày 18-5 đã lên tàu "Thành phố Hải Phòng".
Ngày hôm sau, trung tá Hải quân Lêôxt nhét vào bụng của tàu La Tritđơrơ (Sấm sét) các tàu nhỏ cuối cùng của ông ta, Đô đốc Kéc vin là người cuối cùng rời Vịnh Hạ Long, đem cờ hiệu của ông lên tầu Giuynvéc. Để lại sau mình hàng ngàn phần mộ, nước Pháp vĩnh biệt xứ Bắc Kỳ.
"Đại úy Ben mông có nhiệm vụ nhận biết các nghĩa địa và các nơi chôn cất ở Điện Biên Phủ rồi xác định một số lượng phần mộ lớn nhất trong thời hạn mà ông được giao", đoạn này được nêu lên trong báo cáo của tướng Giắccô,
quyền Tổng chỉ huy Đông Dương năm 1955, trước khi thêm vào lời giải thích cụ thể như sau: "trong khuôn khổ nhiệm vụ của ông ta, không có việc
https://thuviensach.vn
tiến hành khai quật, cũng không có việc tìm kiếm những tù nhân đã chết trên các nẻo đường bị bắt hoặc trong các trại".
Thành lập cuối tháng 5, phái đoàn gồm đại úy Ben mông và một phiên dịch người Việt Nam. Phái đoàn không có một phương tiện gì để tìm tòi điều tra, không có xe cộ, không có máy vô tuyến điện, không có dụng cụ, không nhân viên. Chỉ nhận được sự bảo đảm là: "mọi cái sẽ tìm được tại chỗ”. Ben mông sẽ xuất phát từ Sài Gòn đi Hà Nội, lưu lại thủ đô theo đúng luật lệ của Chính quyền Cộng sản và sẽ bay đi Viêng Chăn của Lào, từ đó một chiếc trực thăng quân sự Pháp sẽ đưa đi Điện Biên Phủ.
Ngày 4-6, Ben mông đáp máy bay thường xuyên đường bay Sài Gòn - Hà Nội và gặp điều nhục nhã đầu tiên tại sân bay Gia Lâm: không có đại diện nào của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đón. Ông tự triết lý rằng không nên hy vọng được đi trên thảm đỏ trên lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát. Cảnh sát ở sân bay Gia Lâm cho phép ông gọi điện thoại và một giờ sau, một sĩ quan quân đội nhân dân đưa ông về Hà Nội. Một cuộc gặp làm việc được dự kiến vào ngày mai. Sau một đêm nghỉ ngơi, ông gặp lại những người đối thoại và giới thiệu với họ kế hoạch làm việc của mình. Còn phải chờ đợi - Ben mông báo cáo - kế hoạch của chúng tôi không được chấp thuận ngay tức thì. (Chú thích: Báo cáo của đại úy Ben mông do con gái là Rasen Mông roa - Ben mông thông báo cho tác giả. Là người cũ của đạo quân viễn chinh Pháp (CEF) ở Italia và quân đội của Đờ Lattơrơ. Pôn Ben mông sinh năm 1909 ở Isenscơ. Có vợ và hai con gái, Côlét và Rasen. ông mất ngày 18-3-1975 ở Sa tô Đ’ôlonnơ nơi ông làm thị trưởng từ năm 1966.)
Ngày lên đường được xác định là ngày 7-6. ông sẽ bay trên đường Hà NộI - Viêng Chăn rồi một máy bay nhỏ được thuê riêng để đưa ông đến một căn cứ Pháp trên Cánh đồng Chum, ở đó có trực thăng của đại úy Ginbe Morítxông ngày hôm sau sẽ đưa ông đến "lòng chảo". Sinh năm 1917 ở
https://thuviensach.vn
Caiđông (Girôngđờ) viên phi công thuộc phi đoàn 02/065, tự hỏi sứ mệnh của ông đại úy pháo binh này có điều gì bí mật mà lại được Việt Minh cho phép hạ cánh xuống Điện Biên Phủ. Nhất là trong mùa mưa này? Các nhà chức trách cộng sản không thể quên rằng những cuộc tìm kiếm như thế sẽ
rất khó khăn thậm chí không thể thực hiện được giữa vụ gió mùa.
Khi xuất phát, trực thăng của Morítxông gặp trời đẹp nhưng khi đến dãy núi án ngữ chân trời, trời xấu đi, viên phi công không chui vào màn sương mù đặc mà quay trở lại căn cứ. Đầu chiều, Ben mông và người phiên dịch lại lên máy bay. Cánh quạt quay và đài điều khiển cho phép cất cánh. Thời gian bay dự kiến khoảng một giờ và khi chiếc Sikorski làm động tác lướt đầu tiên, viên sĩ quan có cảm giác là trực thăng không còn được lái nữa. Morítxông quay lại phía ông và gào lên một tiếng gì đó mà Ben mông không hiểu vì tiếng ồn của động cơ máy bay đã át đi. Người bạn đường của ông dùng ngón tay chỉ vào một điểm ở phía trước máy bay và bỗng nhiên tầm nhìn của vị hành khách bị mờ đi. ông ấy đã nhìn thấy? Viên phi công kêu to "Nậm Rốm?".
Giữa những thửa ruộng nối tiếp nhau như những hình vẽ hình học diện tích không đều nhau, Ben mông đưa mắt lần theo dòng sông đang uốn khúc, chia đôi thung lũng từ bắc đến nam. Những đợt mưa gió mùa đã tăng lưu lượng của các dòng sông nhánh lên gấp đôi và chỉ trong một phút thôi dã có thể nhận ra các trung tâm đề kháng Élian, Huy ghét, Bêatơrít...
Ngày 7-5-1954, Ben mông đã đi bộ vượt qua cầu Mường Thanh và đã hòa mình vào dòng tù binh vô tận mà người chiến thắng giục giã bước đi trên đường mòn với những tiếng "mau lên" đầy hân hoan chiến thắng.
https://thuviensach.vn
Sau một cơn hấp hối chậm rãi, Điện Biên Phủ đã sụp đổ. Không có đầu hàng, không có cờ trắng, chỉ có ngừng bắn đơn phương. Những chiến binh cuối cùng của trận đánh lớn cuối cùng mà quân đội Pháp tiến hành trong 56 ngày đêm, không có thay phiên, đã nhận được lệnh tướng Đờ Caxtơri ngừng bắn lúc 17 giờ 30.
* * *
Có những sự thất bại giống như những cái bạt tai không đáng phải chịu.
Lượn ngoắt ngoéo giữa những cụm mây trên sườn núi, Morítxông lần lượt tiếp cận và phát hiện được vùng đất mong chờ mà người ta cho đốt mấy bó rơm làm hiệu: máy bay đã được chờ đợi. Ngày 8-6, lúc 15 giờ 30, Ben mông giẫm lên mặt bùn lầy của thung lũng, không ngờ lại trở lại đây 396 ngày sau khi sự yên tĩnh đã trở về với xứ Thái. Trước đây bị tróc lột và đầy những hố bom đạn, nay đất đai được che kín dưới màu xanh cây cối; địa hình giống hệt như hồi tháng 5-1954 nhưng viên sĩ quan không ngửi thấy mùi hăng hắc của trận đánh mà trái lại ông đang hít thở mùi nằng nặng của rơm rạ bị ướt. Viên phi công bắt tay Ben mông, hẹn ông 15 ngày sau nghĩa là ngày 23-6 sẽ đến. Được các đại diện của nhà chức trách địa phương, có vài chiến sĩ bộ đội thờ ơ đi theo, đón tiếp, Ben mông hiểu rằng ông không được đón tiếp như một người bạn. Quả vậy, hành lý của ông được khám xét kỹ lưỡng "không có ngóc ngách nào là bị bỏ quên", ông nhận xét trong bản báo cáo của mình.
Người ta dẫn ông và người phiên dịch đến căn nhà tranh dành cho họ. Nó ở cổng ngôi làng cũ đã được xây dựng lại, có khoảng năm chục ngôi nhà trên đường dẫn đến Isaben, trung tâm đề kháng phía nam. Trong nhà có hai phần: một bên là buồng có bốn giường cá nhân trải đệm Thái làm bằng cỏ khô bên kia là nơi nghỉ, phòng tắm, nghĩa là hai bàn có ghế dài để ngồi ăn
https://thuviensach.vn
cơm và hai bàn khác nhỏ hơn, bên trên mỗi bàn có để một cái thau.
Vừa mới đến chỗ ở, Ben mông đã được đón tiếp vị đại biểu của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thăm, ông đưa giấy ủy nhiệm cho người đó. Thông qua phiên dịch, người đại diện trả lời rằng ông sĩ quan Pháp có thể
tin cậy ở sự hợp tác của ông. Để đảm bảo "an ninh" cho phái đoàn, sáu người bộ đội sẽ trú quân ở gần đó. Về ăn uống, người đại diện rất lấy làm tiếc không thể cung cấp cho họ những thức ăn kiểu phương Tây, nhất là bánh mì và rượu vang, những thực phẩm chưa được biết trong thung lũng.
Ben mông báo cáo về: "ông ta bảo đảm rằng ông sẽ quan tâm để chúng tôi không thiếu thốn gì và cố gắng cho làm những món ăn mà chúng tôi yêu cầu. Để giữ gìn sức khỏe cho chúng tôi, ông bố trí một y tá để chăm sóc chúng tôi và thuốc men mà chúng tôi có thể cần đến. Ngày mai, 9-6, hội nghị họp vào 8 giờ sáng và hằng ngày họp vào 19 giờ để xem xét các công việc cần thực hiện".
Sáng ngày 9, được trang bị từ đầu đến chân, Ben mông chuẩn bị đi một vòng khắp địa điểm thì người đại diện Việt Nam thông báo công việc chỉ có thể bắt đầu từ ngày 11-6 vì Chính phủ cho dân chúng nghỉ hai ngày: "Đó là một truyền thống địa phương", vị quan chức giải thích.
Viên sĩ quan Pháp nhớ lại ông chỉ có kinh phí cho mười lăm ngày đã được chuẩn bị tốt và ông còn dự tính công việc có thể kéo dài do có gió mùa và các bãi mìn vẫn còn ở trong thung lũng, như người ta nói. Ông đại diện Việt Nam khuyên hãy tin tường vào kinh nghiệm của nhân dân; bãi chiến trường vẫn còn ở nguyên trạng và chẳng ai biết chính xác khu vực có mìn bắt đầu từ đâu. Không thể kiếm được nhân công bản xứ trước ngày 11, Ben mông bày tỏ mong muốn được tiến hành một cuộc trinh sát cá nhân và yêu cầu đó được chấp thuận. Đến 14 giờ, có người phiên dịch đi theo và sĩ quan liên lạc của quân đội Việt Nam cùng đi, Ben mông leo lên đến Élian 2 một trong các quả đồi nằm ở phía đông nam trên tả ngạn sông Nậm Rốm.
https://thuviensach.vn
Tiếp sau những trận chiến đấu ác liệt, trận đánh chiếm quả đồi này đã làm cho quân đội Việt Nam phải trả giá đắt. Họ đã dựng lên đỉnh quả đồi những cây tre lớn hình chữ thập lớn khoác vải dù để tưởng nhớ đến hàng trăm người bị chôn vùi trong vùng đất bị bom đạn cày xới này. Từ trên điểm cao Élian 2, Ben mông có tầm nhìn rộng rãi, ông thấy lờ mờ dưới cành lá, những đường nét của một vài điểm tựa hơi khó nhìn vì ánh sáng phản chiếu: Đôminíc 2, Clôdin, những điểm tựa đầu tiên của Trung tâm đề kháng sân bay... Dưới chân ông, những hầm trú ẩn đã bị sập những đường hào đầy ắp nước dường như muốn ẩn đi dưới chiếc áo choàng xanh lục của cây cỏ. các nghĩa trang cũng đã biến mất, phải phát quang các bụi rậm. Nhưng nếu đất có gài mìn... Sau khi khảo sát ngoại vi Élian với những bước chân thận trọng, Ben mông chuyển sang hữu ngạn, theo hướng Clôđin:
"Chúng tôi thấy những xe cộ bị phá hủy, những chiếc xe tăng của thiết đoàn Herơvuiốt đã bị tháo động cơ ba khẩu pháo 105 bị hỏng đã được kéo lên bờ đường cái. Tôi ngạc nhiên thấy đạn đủ các cỡ ngổn ngang trên mặt đất: đạn pháo 105, đạn súng cối, lựu đạn bắn bằng súng, bằng đạn đại liên. v. v ...
Đến những điểm mà tôi nghĩ là đã tìm thấy một nghĩa trang, những người "bảo vệ" đi theo tôi, ngăn không cho tôi rời đường mòn để bảo đảm an toàn. Theo họ, nhiều dân thường và cả quân nhân đã đem tính mạng để trả giá cho sự tò mò, chưa nói đến hàng chục con gia súc đã bỏ mạng".
Một năm sau khi các trận chiến đấu kết thúc, người ta vẫn chết trong thung lũng vì lý do "ngày hôm sau của chiến tranh". Và cũng ít có khả năng danh sách những người bị nạn được khép lại, chưa có một chiến dịch rà mìn nào được hoạch định. Cuối cùng ngày 11-6 với chín người "lao động”, Ben
mông đã nhận ra một nghĩa trang nhỏ trên Élian 3, bên bờ sông Nậm Rốm. Một người Thái dẫn đường cả đoàn vì mìn, đạn cối và lựu đạn còn nhiều trên dấu đường đi. Năm ngôi mộ nổi lên trong quang cảnh lộn xộn đó nhưng không thể nhận diện được. Ở nghĩa trang được gọi là nghĩa trang nhà Chùa, dọn đường đi, những người "lao động" phát quang được một khu vực
https://thuviensach.vn
với chiều dài 21m, chiều rộng 15m, thì có những nấm mồ xuất hiện, bên cạnh những hố trũng sâu do sự vữa sụt của hài cốt. Những con người khốn khổ bị mai táng ở hố cạn, chắc do người đào hố làm vội vàng vì sợ hỏa lực pháo, ở đây cũng không nhận diện được.
Buổi tối, Ben mông yêu cầu cho ông ta ít nhất 50 lao động để hoàn thành được nhiệm vụ nhưng vị đại biểu nói không thể tập họp được một số lượng người như vậy vì dân số ở đây ít ỏi. Ngày 12-6, tuy nhiên, toán làm việc đã đông lên: người ta cấp cho ông 17 nông dân Thái. Một chữ thập xuất hiện báo hiệu một hài cốt. Đó là người Pháp đầu tiên được nhận diện: Mô rít Miê, lính dù thuộc tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, tiểu đoàn của Bia; thẻ căn cước của người lính này còn cắm trên cành thập tự. Những hài cốt khác cũng được nhìn thấy và sợ các cơn mưa thường ngày làm đất lún, Ben mông cho cắm một cây tre trên mỗi ngôi mộ.
Ngày 13 khi toán lao động đang dọn nghĩa trang nhà Chùa, phát các bụi cây và dây leo thì người đại úy là sĩ quan liên lạc Việt Nam theo sát gót ông, thuyết phục nên trèo lên đồi Élian 1 vì ở đó các cuộc đụng độ đã giết nhiều người nhất.
Đồi Élian 1 có diện mạo của một chiến trường nguy hiểm cho việc thăm dò, phần lớn các chiến hào đã bị lấp từng phần - Ben mông nhận xét - Nhiều mìn được nhìn thấy trên những phần đất trống trải, chúng tôi tiến lên vô cùng thận trọng. Không thể có được nguồn tin về số người chết trên Élian 1. Họ quá đông. Do đó chúng tôi đi về phía Élian 4, chắc phải có mộ của trung úy Đờ PhRốmông của tiểu đoàn 6 dù thuộc địa.
Ginlơ đờ PhRốmông chết ngày 11-4-1954. Một ngôi mộ đã được tìm thấy nhưng một viên đạn trái phá đã phá toác mộ, và khi những hài cốt rùng rợn được khai quật, vòng tay căn cước đeo ở cổ tay cho biết anh là một người lính Angiêri. Mặc dầu trung úy Đatanh đã cung câp nhiều chỉ dẫn (Đatanh là người của tiểu đoàn 6 dù thuộc địa), mộ của PhRốmông không thể tìm thấy. Đoàn tìm mộ trở lại nghĩa trang đã tìm thấy hôm qua, nay được trút bỏ chiếc áo phủ màu xanh lục. Ở đây xếp thành 223 ngôi mộ mà chỉ có một
https://thuviensach.vn
ngôi là nhận dạng được. Ngày 14, dưới trời mưa và trong lúc công việc tìm kiếm mộ vẫn được tiếp tục ở các địa điểm khác, Ben mông đi đến Sở chỉ huy Điện Biên Phủ, ông hy vọng tìm được hài cốt của trung tá Pirốt, tư lệnh pháo binh ở đó : "Các ngóc ngách của Sở chỉ huy đã bị phá hủy - ông Ben mông nhận xét. Các hầm trú ẩn bị phá hủy và người ta chẳng nhận ra cái gì cả. Mưa không ngừng rơi làm cho các cuộc tìm kiếm thêm phức tạp. Tôi nghĩ rằng mình đã tìm đúng chỗ nhưng hầm trú ẩn đã sụp đổ các tường đất đã lún sụt. Chỉ có dẹp gọn đi mới hy vọng có hiệu quả. Lúc trở về cùng với bác sĩ Grauuyn ướt sũng, vắt bám đầy mình, chúng tôi trở về.
Ngày 15-6 các cơn mưa trút nước vẫn tiếp diễn, dẫu mưa đã nhỏ hơn. Trước khi rời, ông Ben mông đã nghiên cứu các bức ảnh hàng không chụp vào tháng 5-1954, điều đó đã giúp ông có thể báo cho đại diện địa phương về dự đoán địa điểm hai nghĩa trang nhỏ. Một sự trùng hợp, những "người lao động" đã cập nhật chúng. Cái thứ nhất chắc chắn là của trạm giải phẫu dù số 5 của đại úy bác sĩ Hanz. Ở đó cây thánh giá sẽ giúp cho việc nhận diện được nhanh chóng: Rôlăng Gentilini thuộc tiểu đoàn 8 dù xung kích. Ở nghĩa trang thứ hai ở phía nam Clôđin, một ngôi mộ thứ hai, mộ của Lui Lơ Gôn phơ của thiết đoàn xe tăng. Buổi chiều không phát hiện được thêm mộ nào. Mưa lại nặng hạt, ai về nhà nấy, Ben mông thay quần áo đi tắm và nhận được một gáo nước lạnh khác, khó chịu hơn trước mắt ông: Ngày mai là lễ hội Mùa, trong hai ngày tới không có nhân công. "Những lễ hội này là truyền thống - người ta nói với ông - không thể phản đối, còn ông không thể tiến hành việc tìm kiếm mà không có người đi cùng. Chúng tôi chịu trách nhiệm về an toàn của ông" - người sĩ quan liên lạc nói thêm đồng thời nhắc đến việc có mìn.
Ngày 17, Ben mông nêu lại yêu cầu và người đại diện của Quân đội nhân dân Việt Nam đã phải xiêu lòng, cho phép ông đi đến Isaben. Quãng đường từ chỗ họ đến trận địa cũ của đại tá Lalăng dài 6 kilômét, người sĩ quan trưng dụng một số xe đạp. Đến độ cao của cứ điểm cũ của trung úy Uyiem, trên hữu ngạn, xe đạp trở nên vô ích bởi vì cầu Xuđra - mang tên tư lệnh
https://thuviensach.vn
công binh cũ - chưa được khôi phục, vì vậy phải lội qua sông Nậm Rốm. Thực ra, các thành viên của bạn bơi qua sông, áo quần do các ông bộ đội mang trên đầu.
Nỗi ngạc nhiên thứ nhất, nghĩa trang ở ngoài hàng rào dây thép gai đã được nhân dân bản Hồng Cúm dọn cỏ và quét dọn theo lệnh của đại diện Việt Minh. Những cây chữ thập có ghi tên còn đọc được và mộ Alanh Gămbiê đã được tìm thấy. Trên 58 ngôi mộ, 40 ngôi có mang tên, đó là một tỉ lệ đáng kể so với Élian, ở đó các cuộc oanh tạc đã thay đổi địa hình đến mức hàng trăm chiến binh được chôn cất mà không có hy vọng nhận dạng.
Sau khi vượt sông trở lại, đoàn dừng lại ở đường băng sân bay và nhìn thấy hai nấm đất gần những mảnh vỡ của một chiếc máy bay. Chắc chắn đây là những thành viên của phi hành đoàn. Buổi chiều trời quang và cho phép Ben mông đi tiếp. Các nhà chức trách địa phương không mặn mà gì với cuộc đi này vì ở đấy cũng có nhiều mìn. Hơn nữa những người cầm dao phạt đã đụng đầu với một khu rừng thật sự nguyên sinh, mọi sự tìm kiếm sẽ không thực hiện được. Lui trở về đoàn gặp những xe tải quân sự đang đỗ, bên cạnh đó, bộ đội đang thu thập xe tăng và pháo mang về Hà Nội. Chính viên sĩ quan liên lạc đã khẳng định điều đó.
Ngày 18-6, người đại diện địa phương muốn xóa ấn tượng về việc mất hai ngày trong hội Mùa, đã tập hợp 50 người Thái để quét dọn nghĩa trang Clôđin và nghĩa trang trạm quân y Hant. Nghĩa trang trạm quân y có những dãy gồm 50 mộ, 12 trong đó đã được nhận dạng nhưng 5 mộ là hố chôn chung và không thể xác định là có bao nhiêu thi hài trong đó.
Tin rằng công việc sẽ tiếp tục vào đầu mùa khô, viên sĩ quan ghi vào sổ tay các địa điểm mà nạn nhân của trận đánh đã được chôn cất thường là dưới làn đạn trái phá. Đến tháng 10, ông nghĩ, người ta sẽ mở các ngôi mộ và các hố chôn chung và chắc là sẽ có thể xác định tên cho phần lớn các thi thể. Trong nghĩa trang chính, 172 thi hài đã được khai quật mà chỉ có 4 thi hài là có thể nhận diện. Vị trí của 12 thi thể khác còn được đại úy thừa nhận, ông nhận diện được người Việt Nam ngay đầu tiên: trung sĩ nhảy dù Hoàng
https://thuviensach.vn
Công Năng. Ít lâu sau, thư ký của người đại diện thông báo cho Ben mông 110 mộ vừa được phát hiện ở Isaben. Viên chức ấy hứa sẽ cho sơn lại tên trên các thập tự.
Phía nam bệnh viện trung tâm, nơi mổ của trung úy bác sĩ Ginđrây sau khi thiếu tá bác sĩ Grauuyn đã lựa chọn thương binh, nhờ phát quang các bụi rậm, đã thấy được 4 hào đầy, dài ít nhất 25 mét mỗi cái. Trước khi Ben mông lên đường, Grauuyn có cho biết là gần 300 thi thể đã được chôn cất ở đó đó là những thương binh nặng chỉ đến bệnh viện để chết và những người khác quá yếu không chịu nổi những hậu quả của một cuộc mổ xẻ. Làm thế nào để khôi phục tên tuổi cho những người chết - lẫn lộn giống nhau như anh em thế này?
Dày và mau hạt, mưa, gió mùa gõ trống trong thung lũng. Mưa rơi suốt đêm 20 cho đến rạng ngày 21, những đám mây cuối cùng sẽ vỡ tung ra trên bầu trời chiến trường xưa vào sáng 21. Bầu trời xanh đã trở lại và khuyến khích Ben mông men theo một đường mòn dẫn đến nghĩa trang của Đôminíc 4, ở đấy dân làng đang phát những cây cỏ dại lấn át nghĩa trang. Viên sĩ quan lo lắng với ý nghĩ xúc động: ban đêm, nước sông dâng lên tràn ngập các ngôi mộ gần bờ nhất và đe dọa cuốn phăng đi theo dòng nước. "Công việc chỉ có thể tiến hành sau mùa mưa!", ông lấy làm tiếc.
Sau một bữa ăn thanh đạm, Ben mông lợi dụng lúc mưa im gió lặng để đi xem xét những mảnh vỡ của chiếc máy bay Privateer đã bị rơi ở tây bắc An nơ Mari ở độ cao 1600 mét. Năm thi thể đã được chôn cất trong một hố chung cách máy bay 30 mét. Máy bay chỉ còn những mảnh vỡ không có gì đáng chú ý. Đây là chiếc Privateer có thương hiệu Manphanôpski bị súng phòng không bắn rơi ngày 14-4-1954.
Ngày 23-6 đã đến và chiếc trực thăng có thể trở lại bất cứ lúc nào, không còn vấn đề thị sát trận địa mà phần lớn một phần không thể tới được. Tuy nhiên thời tiết đã quá xấu đến mức người phi công lái trực thăng chắc đã bỏ
https://thuviensach.vn
chuyến bay: "Trần mây rất thấp, núi chìm trong mây. Mưa phùn rơi và đến trưa, trời quang đãng nhưng cảnh đẹp trời chỉ ngắn ngủi nhất thời vì gió đã nổi lên và sương mù đặc đã che kín".
Bản tổng kết nhiệm vụ là tích cực. Dĩ nhiên, nhiều nghĩa trang đã được biết của Bộ tổng chỉ huy Pháp hoặc đã chụp được trong các bức ảnh thám không chưa được cập nhật, hoặc do thiếu thông tin, hoặc do đất đai đã bị gài mìn, song những kết quả đạt được giữa một mùa mưa gió đã cho thấy những người chết của tập đoàn cứ điểm, được nhận diện hay không đều được mai táng trang trọng. Trừ một vài hố chung mà các nạn nhân là người của hai bên đã được chôn cất không phân biệt quốc tịch.
Người ta đọc dưới ngòi bút của Ben mông rằng "hầu hết toàn bộ những người bị giết có thể sẽ được tìm thấy”. Trong báo cáo của mình, ông đề xuất việc thành lập một nghĩa trang lớn tập hợp tất cả những người chết và lấy Élian 4 làm địa điểm vì nó ở trung tâm các điểm đề kháng, nơi diễn ra những cuộc chiến đấu ác liệt nhất.
Công việc làm trong 15 ngày cho phép nghĩ rằng tiếng trống trận đã im, đã có thể tìm ra một giải pháp để hồi hương phần lớn các thi thể bị tổn thương hoặc thỏa thuận về một cuộc mai táng cuối cùng tại chỗ. Mang niềm hy vọng đó, sau 16 ngày chờ đợi dưới những cơn mưa gió mùa, ngày 9-7, Ben mông từ biệt thung lũng. Sau khi trở về, ông thảo báo cáo trình lên tướng Giắccô, Quyền Tổng chỉ huy.
Cây cối rậm rạp che khuất phần lớn các thiết bị, các sắp đặt bố trí của chiến trường, Giắccô bình luận. Không một cuộc phá dò mìn nào được tiến hành. (chỉ có vài mảnh đất vuông trồng ngô đang được khôi phục. Một đài kỷ niệm để tôn vinh quân đội nhân dân làm bằng sào tre và vải dù đã được thiết lập trên đỉnh Élian 2. Các nghĩa trang, mộ chung và hào giao thông - nơi chôn cất người chết, đều được tôn trọng nhưng bị cây cối che phủ.
https://thuviensach.vn
Nói đến kết quả mà phái đoàn Ben mông đã đạt được, Giắccô lấy làm hài lòng: 638 ngôi mộ cá nhân đã được nhận biết, trong đó 162 đã được nhận diện (xác định được tông tích). Những chữ ghi trên mộ đã được làm lại theo chỉ dẫn của đại úy Benmông. 300 thi thể đã được mai táng trong một hố chung ở nam sân bay Mường Thanh. Hai nghìn thi thể của cả hai bên đã được quân đội Việt Nam chôn cất trong một hố chung trên đồi Élian 1. Nếu việc thăm dò chiến trường có thể được thực hiện bằng những phương tiện cần thiết sau khi đã gỡ mìn trước, thì những kết quả tích cực khác chắc chắn sẽ có thể đạt được.
Vị tướng tỏ ý tin tưởng rằng "thi thể các quân nhân được mai táng ở Điện Biên Phủ có thể được tìm thấy phần lớn, nhưng đông nhất là những thi thể không thể nhận diện được Tuy nhiên không thể nói là thời gian nào thì một kíp khai quật đầu tiên sẽ được gửi đến".
Ben mông không bao giờ trở lại trong thung lũng của dòng sông Nậm Rốm và ý tưởng về một đại nghĩa trang trên đỉnh đồi Élian 4 sẽ được xếp vào ngăn tủ các dự án quá tham vọng. Những người chết ở Điện Biên Phủ sẽ không có phần mộ nào hơn là những thửa ruộng và những sườn đồi, nơi phát triển của lớp thực vật nhiệt đới tốt tươi qua nhiều năm tháng đã che lấp các vết sẹo chiến tranh của mặt đất và cả những di hài của các chiến binh.
Vì lý do gì mà người ta lại quyết định thiết lập, ở xứ Thái một căn cứ không - bộ (Chú thích: Căn cứ không quân và lục quân (BT). .) cách Hà Nội 300km?
Và tại sao tướng Na va lại chấp nhận sự đụng độ trong lúc ông không thể không thấy những rủi ro của một trận đánh như vậy và không thể không biết đến bệnh thiếu quân số kinh niên mà đạo quân viễn chinh đã phải chịu bao nhiêu năm nay?
Những trách nhiệm về sự thất bại của trận đánh đã được điều tra nghiên cứu
https://thuviensach.vn
và xác định từ năm 1955 bởi một ủy ban điều tra đứng đầu là đại tướng Catơru. Sau khi xem xét những hồ sơ mật và nghe điều trần trong cuộc họp kín với các tướng lĩnh, nhất là các tướng Ăngri Nava - Tổng chỉ huy ở Đông Dương khi xảy ra sự kiện, Rơnê Cônhi của Lục quân Bắc Việt và Crixtian đờ Caxtơri, người chịu trách nhiệm về "chiến trường được tổ chức", đại tướng Catơru cho rằng cả ba người đều chịu trách nhiệm về sự thất bại, ở các cấp của họ và với những tình tiết giảm tội rộng rãi. (Chú thích: Thành phần ủy ban điều tra đã được công bố trên công báo ngày 10- 4- 1955. Chủ tịch: tướng Catơru. Các ủy viên: tướng Valanh, đô đốc Lơmôniê, tướng Ma nhăng và toàn quyền Lơ bô. Thư ký: Tướng Ma dô. Phiên họp đầu tiên là vào ngày 21-4-1955. )
Lời chê trách đầu tiên dành cho Nava là trận Điện Biên Phủ không được suy tính đầy đủ. Lời chê trách này là rất nặng nề. Làm sao có thể tưởng tượng được là đưa 12.000 người đi 300 kilômét cách căn cứ của họ mà không biết họ sẽ trở về như thế nào? Hoặc người nào đó có trơ trẽn không mà nghĩ rằng có lẽ không có ngày về! Tuy nhiên không thiếu những thái độ thận trọng đề phòng như thái độ của đại tá Ni cô, một năm trước là tư lệnh không quân vận tải ở Đông Dương. Để thả các tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ - chiến dịch Hải li - tốt hơn nên hỏi ý kiến ông ta. Tóm tắt ý kiến của mình, ông đặt câu hỏi: hàng ngàn người được không vận lên xứ Thái rồi sẽ ra sao? ông cho rằng sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể "vận chuyển trở lại bằng đường không những đơn vị đã thả xuống đất khi gặp phải sức ép đặc biệt mạnh mẽ của một kẻ thù đã tiếp cận". Tấn bi kịch sau này đã được ghi trong câu ấy. Người ta biết cách đi đến đó nhưng không biết cách từ đó trở về như thế nào.
Những hậu quả mà trận đánh đã thai nghén từ khi mới manh nha, - người ta đọc trong lưu trữ hồ sơ của ủy ban điều tra, "chỉ xuất hiện quá muộn màng ở tướng Nava ... Khi ông nhận thức được những sai lầm trong tính toán của mình thì đã quá muộn để xem xét lại . Về phần Cônhi, ông cũng nhận được những lời chí trích mạnh mẽ và ủy ban điều tra cho rằng ông có thể tránh
https://thuviensach.vn
được một số sai lầm "nếu các khu ngoại vi của cứ điểm dã được các sĩ quan tham mưu của ông kết hợp với các sĩ quan của không đoàn chiến thuật phía Bắc nhận biết và nghiên cứu trên thực địa. Những kết luận của một cuộc nghiên cứu như vậy, việc có thể làm từ đầu tháng 12-1953, có thể đưa tướng Nava đến quyết định từ bỏ đúng lúc ý định giao chiến ở Điện Biên Phủ.
Năm 1954, tướng Đờ sô - chỉ huy không đoàn chiến thuật phía Bắc, khi nói về Điện Biên Phủ trước ủy ban điều tra của Catơru, nhấn mạnh rằng người ta biến tập đoàn cứ điểm thành một Con nhím (Chú thích: Điểm tựa biệt lập có khả năng phòng thủ ở mọi phía (ND). ), đó là một sai lầm lớn vì, ông ta nói, không nên bao giờ đặt mình vào trường hợp không thể chiếm một cứ điểm con nhím bằng cách này hoặc cách khác, sau một thời gian hạn định và xác định vững chắc”.
Đờ sô nói thêm với một thái độ hài hước dữ dằn: "Giả thử Việt Minh không chiếm Điện Biên Phủ bằng sức mạnh thì họ làm gì? Vẫn ở đấy chăng? trong khi đồng ý giảm nhẹ tội cho những người chịu trách nhiệm quân sự, ủy ban
điều tra của tướng Catơru nhắc lại là đạo quân viễn chinh thường đơn độc một mình trong cuộc chiến tranh năm 1945 do tướng Lơcléc phát động một cách bất đắc dĩ. Người ta đọc trong kết luận của ủy ban điều tra:
Tổng chỉ huy không cảm thấy mình được ủng hộ. Ông có lý do để nghĩ rằng chiến tranh Đông Dương không được chỉ đạo và theo dõi đầy đủ từ Pa ri. Ông biết rằng dư luận công chúng đã mệt mỏi vì một cuộc chiến tranh kéo dài đã bảy năm và những tổn thất không ngừng tăng lên, đặc biệt đã đào một luống cày sâu trong các thế hệ sĩ quan trẻ. Ông hiểu rằng nước Pháp đã kiệt quệ tài nguyên và dè sẻn khi người ta gửi viện binh cho ông, sự chậm chạp khi nó đến với ông, đã phản ánh những khó khăn ngày càng tăng trong việc đáp ứng các yêu cầu của ông.
Có phải vì những lý do dó mà Chính phủ Lanien cũng bị cáo giác? Theo ủy ban điều tra, Chính phủ đã không chỉ đạo cuộc chiến tranh với đầy đủ sự
https://thuviensach.vn
sáng suốt và kiên quyết, ra những chỉ thị cho tướng Na va chậm trễ đến nỗi ông này đã làm tổng chỉ huy từ nhiều tháng nay mà mới nhận được chỉ thị thả lính dù xuống Điện Biên Phủ. Song trước Lanien, từ năm 1946, các chính phủ nối tiếp nhau lãnh đạo nước Pháp lại không nhận những trách nhiệm như thế ư?. Thế mà từ Đông Dương những lời cảnh báo đã thấu tới họ, ý nghĩa của nó không thể bỏ qua. Đạo quân viễn chinh luôn luôn là đứa con nghèo khổ của quân đội Pháp. Chính phủ giao nhiệm vụ cho nó nhưng chỉ những người nhập ngũ theo hợp đồng thì mới đưa ra nước ngoài. Người ta không động đến những người làm nhiệm vụ quân dịch, điều đó không ngăn cản bộ chỉ huy làm mọi cách để khuyến khích những người được gọi nhập ngũ tình nguyện sang Đông Dương.
Chúng ta hãy đọc đoạn trích của Thông tư ngày 17-6-1952 của Bộ trưởng Quốc phòng gửi Tổng trưởng các bộ chiến tranh, không quân, hải quân, dưới ngòi bút của tướng Ganêvan: "Những khó khăn mà ba quân chủng gặp phải cho đến nay, để đảm bảo sự thay thế các lực lượng của chúng ta ở Đông Dương, vẫn nổi cộm trong năm 1952 và 1953. Vậy cần có một nỗ lực lớn trên phương tiện tuyên truyền để tạo ra một lượng tối đa các thiên hướng và do đó mà thu được một số lớn người tình nguyện sang Viễn Đông. Nỗ lực đó phải hướng vào đặc biệt là những thanh niên được gọi đi quân dịch.
Trong lưu trữ không thiếu những lời khiếu nại của các cấp chỉ huy về vấn đề quân số. Ngay từ năm 1946, trung tá đờ la Brốtxơ thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma rốc báo cáo về những người phải giữ lại trong đơn vị ông khi họ đã hoàn thành hợp đồng: Chúng tôi gần như bị tước vũ khí khi những người trong đơn vị đã hoàn thành hợp đồng hoặc thời gian phục vụ bình thường theo quân dịch, đôi khi từ hơn mười tám tháng nay. Không chút do dự và bằng những lời lẽ đôi khi rất mạnh mẽ, những người này trình bày hoàn cảnh của họ với các sĩ quan ... Họ cảm thấy rằng chính quốc không quan tâm đến họ và đạo quân viễn chinh không được lòng dân.
https://thuviensach.vn
Ngày 11-6-1946, đại tá Mát xuy thuộc một thiết đoàn của Sư đoàn thiết giáp số 2, cũng nêu những nỗi băn khoăn tương tự:
“Mọi quân nhân của đơn vị đến đây với cái nhãn duy nhất "tình nguyện vì cuộc chiến tranh chống Nhật" và để đi theo tướng Lơcléc, bởi vì lúc đó chẳng có việc gì làm ở Pháp. Phục vụ vượt quá thời gian ra đi của vị tướng sau khi đã phục vụ vượt quá yêu cầu đối với các lớp lính tương ứng của chính quốc có lẽ là lạm dụng lòng tin”.
Hai năm sau, vào ngày 13-4-1948, tướng Xalăng phàn nàn về sự chậm trễ trong việc quyết định ngày lên đường của những người có thể hồi hương và đề nghị áp dụng một chương trình thay quân: "Tôi không phải không cảm thấy sự thực hiện một chương trình như vậy sẽ kéo theo việc gửi người làm nghĩa vụ quân dịch sang Viễn Đông , ông nói và thêm: nếu những đề nghị của ông không được ghi nhận "Vấn đề hiện diện của nước Pháp ở Đông Dương sẽ được đặt ra vào quý tư năm nay".
Sự cao giọng tiếp tục không ngừng. Trong một hồ sơ hồi tháng 7-1949 do đại tá Crevơcơ thảo ra và ký (ông sẽ là người chỉ huy các lực lượng ở Lào năm 1954) người ta đọc: "Sự thiếu hụt người Pháp ngày càng trầm trọng thêm, trong vài tháng tới đạo quân viễn chinh có nguy cơ phải bỏ một số đất đai". Nhưng Crevơcơ đi xa hơn và cảnh báo: "Việc rút quân, nếu chúng ta buộc phải làm, đòi hỏi mười tám tháng để thực hiện, trong những điều kiện bất lợi và có thể là đẫm máu".
Năm 1950, sau khi rút khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn, tướng Cácpăngchiê, tổng chỉ huy, đã gửi đến Chủ tịch Hội đồng một báo cáo dày tám trang trong đó ông đề nghị Chính phủ chống lại mọi hành động co rút "được xem như là dấu hiệu của sự yếu đuối sự khuyến khích kẻ thù và làm cho bạn bè xa rời mình... Theo tôi nghĩ, đó là dấu hiệu rời bỏ Đông Dương .
Tuy nhiên, Cácpăngchiê phải chịu khuất phục trước quyết định của cấp lãnh
https://thuviensach.vn
đạo chính trị, họ không tăng viện như ông yêu cầu và "chấp nhận phá vỡ sự cân bằng với Việt Minh mà tiềm lực không ngừng tăng lên với một nhịp độ nhanh hơn lên từ hai tháng qua do sự giúp đỡ của Trung Quốc. Không chịu ngồi ì, Tổng chỉ huy bày tỏ ý kiến về tương lai Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông. Lúc này là vào cuối năm 1950:
“Đó là khởi đầu của việc co rút, tín hiệu của việc rời bỏ Đông Dương, bởi vì nước Pháp không muốn hoặc không thể tiếp tục ủng hộ sự nỗ lực cần thiết để bảo đảm sự hiện diện của nước Pháp ở đó. Nhưng tôi nghĩ lúc bấy giờ phải nói ra điều đó và không tìm cách ở lại trong khi ra đi hoặc tìm cách ra đi trong khi ở lại. Tháng 1-1951, sau khi bẻ gãy cuộc tấn công của Việt Minh vào Tiên Yên và Móng Cái ở biên giới với Trung Quốc và ngăn chặn sự đe doạ nhằm vào Hà Nội, tướng Đờ Lattơrơ Đờ Tátxinhi báo cáo với Bộ trưởng Quốc phòng Gian Mốt sơ rằng: "ông đã chạy như người say trên đất Bắc Kỳ vừa để giúp đỡ những nơi khẩn cấp trước, vừa liều lĩnh mạo hiểm nhất thời ở những nơi khác". Và Đờ Lattơrơ nói thêm: "trước tầm quan trọng của nhiệm vụ mà chúng tôi được giao phó và trước sự gia tăng các phương tiện của kẻ thù, những lực lượng mà tôi có trong tay không đủ. Tôi đã thấy trước điều đó khi mới đến và ở Hà Nội tôi đã trình bày với ngài ước tính đầu tiên về sự tăng viện cần có".
Vị tướng cam đoan rằng ông đã tính đưa quân số người Âu lên mức tối đa, tuy nhiên ông còn nói "những xoay sở này cũng chỉ có một hiệu quả hạn chế, tôi yêu cầu ngài cố nài với Chính phủ để Chính phủ thấy nổi cộm lên sự cần thiết tuyệt đối phải ủng hộ hoạt động đã cam kết ở Đông Dương bằng một nỗ lực gia tăng, thiếu nó thì không thể tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng".
Tất cả những điều cảnh báo này đã được phát biểu - chúng tôi không bao giờ không nhấn mạnh - nhiều năm trước Điện Biên Phủ.
https://thuviensach.vn
Phần 1: SỰ LỰA CHỌN
Chương 1 - "TÔI NGHĨ RẰNG CHÚNG TA CÓ HAI TRẬN ĐÁNH"
Tướng Cônhi là "một trong những người đầu tiên" đề xuất trận đánh Điện Biên Phủ. ông ta có một chục tiểu đoàn phân tán trên hướng tây bắc của Bắc Kỳ và với tinh thần tiết kiệm thì ông cho rằng thế là quá nhiều. Để giảm nhẹ sự bố trí lực lượng này ông mong muốn có "một điểm neo tàu tốt ở xứ Thái nhưng, vì lý do địa lý, Lai Châu không thích hợp, Nà Sản thì bị hạn chế, còn lại, Cônhi nói, "sáu tiểu đoàn chẳng biết làm gì, vì, trong cái xứ này, người ta không ngăn chặn một hướng bằng một bánh xi niêm phong .
Ở Lai Châu, thủ phủ của xứ Thái, người trị vì là Đèo Văn Long, người mà Cônhi đánh giá là "chưa thể tin được, phong kiến nhưng có uy tín rõ rệt". Có thể nhờ người đó mà giữ Lai Châu được không?. Ít có khả năng. Trước hết phải dọn Nà Sản đi đã nhưng hình như Nava chưa vội. Cônhi đã yêu cầu, đã van xin trước khi Tổng chỉ huy, cuối cùng đã chấp nhận nguyên tắc của sự ra đi. Lai Châu là một "căn cứ không - bộ tồi, Nà Sản bị buộc phải biến mất, sự hiện diện của Pháp ở Tây Bắc, Bắc Kỳ trở thành loại da thuộc hay co rút lại, nhưng Cônhi lo lắng hơn cả là vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên vào đầu mùa hè 1953, vấn đề đang bàn là Điện Biên Phủ. Ở đây có một đường băng hạ cánh do người Nhật xây dựng từ năm 1945. Cônhi nói chuyện đó với Nava: "Đó có thể làm một căn cứ không - bộ để yểm hộ cho các hoạt động chính trị - quân sự, ông xác định cụ thể, không phải là một tập đoàn cứ điểm".
Cônhi ngạc nhiên được đọc trong một chỉ thị của Nava ngày 25-7 rằng việc
https://thuviensach.vn
chiếm Điện Biên Phủ cho phép can thiệp, khi kẻ thù đe doạ nước Lào mà Pháp có quan hệ bằng hiệp ước tương trợ.
Cônhi không tin rằng "với giá trị một tập đoàn cứ điểm lại có thể chặn được một hướng, dù hướng đó là Luang Prabang cách 400 kilômét ... . ông nói thêm: "Tôi đã thuyết phục được tướng Nava vì ngày 6-8, tướng Nava đã thôi không chiếm Điện Biên Phủ nữa. ông chấp nhận sẽ bám trụ ở đó sau khi đã rút khỏi Nà Sản, mà việc này chúng tôi sẽ làm trong vài ngày. Và vì một mối đe doạ luôn luôn có thể xảy ra trong xứ Thái, ch úng tôi làm 1u mờ Lai Châu.
Việc rút khỏi Nà Sản được thực hiện bằng máy bay từ ngày 8 đến ngày 12- 8-1953. Hiệu quả của sự bất ngờ đã phát huy tác dụng, Tướng Giáp không có thời gian để lên một kế hoạch tấn công vào những người phòng thủ cuối cùng và họ đã rút đi rồi. Trong lúc đó Nava lại suy nghĩ và trở lại với ý
tưởng ban đầu, quyết định đi đến Điện Biên Phủ.
Thật là một bất ngờ đối với tôi, Cônhi thú nhận, vào ngày 2-11, khi Tổng chỉ huy trở lại với ý định đi lên Điện Biên Phủ.
Chắc chắn là đối với ông, tư tưởng chủ đạo là hướng phải ngăn chặn, ý tưởng khác với tôi... Việc chọn Điện Biên Phủ làm một căn cứ không - bộ yểm hộ các hoạt động chính trị - quân sự, là do tôi đề xuất. Nhưng biến nó thành một tập đoàn cứ điểm, tôi không thể chịu trách nhiệm vì đó không phải là ý kiến của tôi.
Nava muốn xâm nhập vào Điện Biên Phủ vì một lý do buộc ông xem xét lại chiến lược của mình ở Tây Bắc Bắc Kỳ: một sư đoàn Việt Minh, sư đoàn 316, đang vận động theo hướng xứ Thái. Sự chuyển động đó làm ông bối rối, điều đó có nghĩa là Việt Minh có thể có ý định lấp chỗ trống của Pháp. Ngoài sự vận động của sư đoàn 316, phòng nhì được tin các trinh sát của các sư đoàn 308 và 312 đã nhận được lệnh trở về đơn vị mình. Cơ quan tình báo nghe ngóng ước đoán rằng sư 316 sẽ đến Lai Châu vào ngày 10-12, các
https://thuviensach.vn
đoàn xe Việt Minh đêm đêm đi trên tỉnh lộ 41, tất cả các tin tức đều ăn khớp: việc chuẩn bị hậu cần đã vượt xa các nhu cầu của sư 316. Vậy có những đơn vị khác sẽ tiếp theo không?
Bị Nava thúc, Cônhi cho chuẩn bị một chiến dịch không vận đến Điện Biên Phủ cách Hà Nội hơn 300 kilômét. Ông dự định sử dụng sáu tiểu đoàn dù, những đơn vị con cưng của đạo quân viễn chinh. Mật mã là Hải li, quyền chỉ huy giao cho tướng Ginlơ. Người ta đẩy nhanh các công tác chuẩn bị, bởi vì Nava nghĩ tới sư đoàn 316 đang tiến về hướng xứ Thái. Phải làm cho quân dù là những người đầu tiên đến thung lũng sông Nậm Rốm. Trong một thông tư đặc biệt phát đi ngày 21-11, Cônhi giải thích rằng Hải li nhằm tạo cho chúng ta một căn cứ viễn tập ở biên giới xứ Thái và nước Lào, lấy đi của Việt Minh một trung tâm tiếp tế lúa gạo quan trọng nhất của miền núi.
Đó là một lý lẽ hay! Cônhi hy vọng nhất là Hải li sẽ làm cho Tướng Giáp giảm sức ép lên vùng châu thổ, một vựa lúa ở xa quan trọng hơn. Ý nghĩ về một cuộc tấn công của Việt Minh vào vùng châu thổ - và mọi tin tức đều chỉ ra rằng nó đã được lập chương trình - làm cho Cônhi lo lắng. Mặc dầu nắm trong tay 80 ngàn người rải ra trong 918 đồn bốt, được 125 khẩu pháo chi viện, ông vẫn thấy nổi lên "sự xuống cấp của khu vực nhạy cảm này (Chú thích: Tháng 9-1952, Việt Minh kiểm soát 2900 làng vùng châu thổ. Đến tháng 3-1954 họ đã kiểm soát 3345. Cũng một đường biểu diễn như vậy với các bốt của lính bổ sung: mất 59 bốt trong thời gian từ 12-2 đến 18-5- 1954 (khoảng 3200 người có vũ trang so với 29 trong 10 tháng trước đó).
Sự vận động của các đơn vị là một việc, chất lượng của chúng lại là việc khác và Nava hiểu rằng bộ binh của ông không được tốt. Khi đến nắm quyền chỉ huy ngày 25-5-1953, tất cả các vị đại tá đã nói với ông điều đó. Tổng chỉ huy điều trần trước ủy ban điều tra: "Tôi không muốn nói nó là xấu. Trong phòng ngự nó còn vững chắc nhưng, với khung cán bộ từ Pháp sang, không quen, không hiểu đơn vị, thay đổi luôn luôn, gồm những người phần lớn chưa bao giờ chiến đấu ở Đông Dương, bộ binh của chúng ta kém
https://thuviensach.vn
hơn về chất lượng so với bộ binh Việt Minh. Họ ít nhiều giống bộ binh Pháp năm 1914 - 1918 là bộ binh được chà xát và tốt lên trong chiến đấu".
Ngày 23-10, Nava gặp lại Cônhi ở Lai Châu, cách Điện Biên Phủ 80 kilômét về phía bắc, nối liền với Điện Biên Phủ bằng đường mòn, một loại đường cho ngựa đi, dọc theo sông Nậm Cỏ. Nếu có quyết định rút, thì chỉ có du kích Thái ở lại, khung cán bộ là người Pháp hoạt động thành từng nhóm du kích, đến tận biên giới Trung Quốc. Với Điện Biên Phủ thì lại khác. Sau khi quân dù kiểm soát địa điểm, công binh sửa sang khôi phục lại đường băng và khi Ginlơ nắm được tình hình thì phần lớn các tiểu đoàn dù sẽ rời đi, các máy bay Đacôta sẽ đưa bộ binh của lực lượng đồn trú sau này đến thay thế họ .
Ngày 3-11, đại tá Béctêin, phó tham mưu trưởng của Nava, đưa đến cho Cônhi một chỉ thị yêu cầu chiếm Điện Biên Phủ trong thời gian từ 20 đến 25. Như vậy ngày mở đầu chiến dịch hầu như đã được ấn định trong lúc các sĩ quan tham mưu của Cônhi thậm chí không đồng ý vế sự cần thiết của nó. Đại tá Bastiani (Chú thích: Tham mưu trưởng của tướng Cônhi, đại tá Gátxông Bastiani không có quan hệ bà con gì với trung tá Đôminic Bastiani.) và các trung tá Đênép và Muyntriê đã trình bày ý kiến phản đối của mình bằng văn bản. Họ nhắc lại cuộc hành quân Hải âu - nhằm tiêu diệt sư đoàn 320 - chưa kết thúc (cuộc hành quân này sẽ chấm dứt trong ba ngày nữa), nhiều cuộc hành quân khác khẩn cấp hơn đang được nghiên cứu và việc đưa một căn cứ vào miền núi chưa có lợi ích trước mắt. Họ chấp nhận việc rút Lai Châu nhưng việc chiếm Điện Biên Phủ - họ nhấn mạnh theo cách nói của Bastiani - "sẽ là một biện pháp chuẩn bị cho việc phòng thủ nước Lào mà hiện nay chẳng ai đe doạ cả".
Tuy nhiên phải chịu khuất phục, nhưng ngày 12-11 ông nhấn mạnh với Ginlơ: "không có tập đoàn cứ điểm kiểu con nhím chung quanh đường băng, Ginlơ phải chuẩn bị "bố trí sắp đặt một lực lượng đồn trú bình thường gồm năm tiểu đoàn trong đó hai tiểu đoàn có thể du cư”. Hải li sẽ diễn ra từ
https://thuviensach.vn
ngày 20-11. Ngoài ra, Béctây từ Hà Nội về tham gia vào một cuộc họp với các người có trách nhiệm. "Tất cả những người có mặt phải dành lực lượng dự bị trong phạm vi quyền hạn của họ", đại tá Ni cô của lực lượng vận tải đường không làm yên lòng họ".
Ginlơ hỏi các tin tức về lực lượng Việt Minh. Làng đã bị chiếm chưa? Hình như hai hoặc ba đại đội của trung đoàn 148 đang đóng quân ở đó. Trong những điều kiện như thế, ít khả năng quân dù giành được lợi thế bất ngờ. Hơn nữa, quân của Ginlơ sẽ bị phân tán ít nhiều khi chạm đất. Tướng Mát xông, phó chỉ huy trường của Cônhi lo ngại: "Chúng ta sẽ mất 50% quân dù!".
Đờ sô phi công, quan tâm đến đường hạ cánh. Bao nhiêu ngày sau Hải li nó sẽ sử dụng được? Đại đội 17 công binh nhảy dù đợt đầu, sẽ bố trí sắp xếp nó. Đờ sô nhắc nhở là máy bay yểm trợ sẽ hoạt động theo giới hạn của sự can thiệp và Ni cô thì nghĩ đến gió bão, mưa phùn và các cơn mưa có thể khiến không thể đến được thung lũng sông Nậm Rốm bằng máy bay trong nhiều ngày. Giữa cao điểm của gió mùa, lượng mưa ở khu vực Điện Biên Phủ cao hơn nhiều so với mọi nơi khác ở Bắc Kỳ. Ông tự hỏi về việc sử dụng đường băng về mùa mưa "nếu chiến dịch phải kéo dài đến đó". Ni cô cũng diễn đạt một sự dè dặt khác: sự cách xa của các căn cứ không quân, từ đó hoàn toàn thiếu sự yểm trợ cho hành trình trong khi bay 300 km trên vùng núi. Còn về trọng tải thì dự kiến cho người/ngày (7kg) xem ra khá nhẹ đối với Ni cô mà giác quan thứ sáu chắc là đang có báo dộng bởi vì nhu cầu về ăn uống lên tới 12 kg một người/mỗi ngày trong thời gian chiến dịch nghĩa là đánh giá thấp hơn 70%. Hầu như chẳng đâu ra đâu cả
Nava đến Hà Nội ngày 17-11 và ấn định thời gian của Hải li là ba ngày sau, ngày 20. Phòng chiến tranh tâm lí của thiếu tá Phốt xây Phrăngxoa đánh lạc hướng bằng cách phao tin về một chiến dịch không vận trên điểm bắc vùng châu thổ. Ngày 19 về Sài Gòn, ngày hôm sau Nava tiếp chuẩn đô đốc
Cabaniê từ Pa ri đến mang theo câu trả lời từ chối không đáp ứng yêu cầu
https://thuviensach.vn
tăng viện. Chuẩn đô đốc còn mang theo một thông điệp của ông Lanien - Chủ tịch Hội đồng. Ông Chủ tịch hứa kết thúc chiến tranh bằng thương lượng nhưng cần phải hiểu rằng chỉ giải quyết khi có khả năng về sức mạnh. Thế mà khi những cuộc hành quân mới nhất đã phô trương thế tích cực thì vị đứng đầu chính phủ lại do dự đã đến lúc chưa để tìm kiếm một cuộc tiếp xúc theo đường ngoại giao và để hướng tới sự chấm dứt xung đột bằng những cuộc thương lượng kín đáo. Pa ri nhắc nhở Nava rằng vai trò của ông không phải là để đạt được một thắng lợi cuối cùng mà là để đặt đối phương trước điều chắc chắn là họ không thể giành thắng lợi được. "Hãy làm cho nhiệm vụ của ông thích ứng với những phương tiện mà ông có!", người ta khuyên Nava như vậy.
Tổng chỉ huy nghĩ rằng việc khởi đầu một chính sách thương lượng đã chín muồi, Điện Biên Phủ có thể sẽ cho ông một nền tảng tốt nhất, nhưng Tướng Giáp cũng nghĩ vậy và hai người sẽ giao chiến với nhau để giảng hòa được tốt hơn. Một trận đánh thừa?
Chuẩn đô dốc Cabaniê có thể không quan tâm gì đặc biệt về ngày đàm thoại của ông với Nava: ngày thứ sáu 20-11. Cũng vậy Tổng chỉ huy có nghĩ là nên nói với ông về cuộc hành quân Hải li và có nhấn mạnh thời điểm khởi sự thương thuyết sẽ bị chọn sai ở điểm nào không? Chiến dịch không vận lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương đã bắt đầu và những người lính dù đầu tiên vừa nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.
Rạng sáng ngày 20, ba vị tướng Ginlơ, Bô đê (phó của Nava), và Đờ sô, chui vào một chiếc Đacôta C47 bay về hướng tây. Ginlơ có nghĩ gì về những lời nói sau cùng của Nava? "Với điều kiện là thời tiết phải thuận lợi ...".
Số mệnh, nghĩa là sự sống hay là cái chết của hàng ngàn con người, có phải là do vài dám mây dông? Có phải do sự hiện diện dai dẳng của làn sương mù dày đặc ở trên địa điểm? Dưới chiếc máy bay chứa đầy những thiết bị
https://thuviensach.vn
thông tin liên lạc, bay ở độ cao hai ngàn mét, bầu trời mờ đục và sĩ quan khí tượng trên máy bay do dự không muốn báo tầm nhìn trên thung lũng sông Nậm Rốm. 7h15 phút, chiếc Đacôta chở các tướng đã đến Điện Biên Phủ, bị che phủ bởi sương mù dày đặc mà sĩ quan khí tượng, bỗng trở nên lạc quan, dự đoán là sẽ tan đi trong nửa giờ nữa. Mặt trời như chứng minh cho anh ta khi nó lấp lánh phản chiếu những khúc uốn của dòng sông Nậm Rốm. Bô đê quay đầu về phía Ginlơ và gợi ý bật đèn xanh cho Hải li.
Trong lúc đó ở sân bay Bạch Mai và Gia Lâm, quân dù chuẩn bị lên máy bay, Ni cô đã nắm lấy cơ cấu điều khiển chiếc Đacôta của đợt nhảy đầu tiên. Dù thiếu quân số ông vẫn dàn 67 chiếc máy bay để xuất phát, đó là một con số đáng kể đối với một sự bắt đầu, về lý thuyết có 70 chiếc máy bay cho 52 tổ lái. Tín hiệu xanh phát bằng rađiô đối với tất cả phi công và lính dù, là một sự nhẹ nhõm. Với 33 chiếc máy bay, đợt đầu cất cánh sau máy bay của Ni cô (tên mã: Texas), sau khi bay vòng trên bầu trời Hà Nội để lập đội hình rồi bay về hướng tây. Tại sân bay Gia Lâm, phía bên kia sông Hồng, động cơ của ba mươi hai chiếc Đacôta của đợt nhảy dù thứ hai đã khởi động.
Nhờ có ảnh chụp từ trên máy bay, một bản đồ của thung lũng đã được vẽ, có bốn hình chữ nhật biểu thị các khu vực tiếp đất của quân dù. Những ngày tiếp sau, các dụng cụ, khí cụ cho căn cứ tương lai được ném xuống (rơi tự do) hoặc thả bằng dù. Làng ở phần bắc của khu vực nhảy dù và thung lũng bị cắt bởi hai trục bắc nam con sông và ở tả ngạn là tỉnh lộ số 41. Ở phía bắc Điện Biên Phủ dọc theo đường băng hạ cánh cũ, Natasa, là khu vực nhảy dù thứ nhất. Quá về phía nam, Ôc tan trên hữu ngạn và Ximon trên tả ngạn. Cách gần 6 kilômét về phía nam và ở hữu ngạn là Xuydan, được dùng đến trong trường hợp bất ngờ. Gồm 651 lính dù, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của thiếu tá Biga nhảy đầu tiên xuống Natasa. Nhiệm vụ của nó: đứng chân ở các rìa phía tây của làng rồi chiếm lấy. Thứ đến: yểm hộ Natasa trong lúc thả đợt 2 tức là tiểu đội 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1 của thiếu tá Brêsinhắc có 820 quân dù, sẽ đậu xuống Ximon. Biểu hiện của các cuộc
https://thuviensach.vn
thay quân không đầy đủ được chính quốc đành chấp nhận và sự "vàng hoá" (Chú thích: Chỉ màu da quân lính (BT). các đơn vị, Biga có hai trăm người Việt Nam trong quân số, còn Brêsinhắc 420, một nửa tiểu đoàn. Đơn vị thứ ba của Liên đoàn không vận số 1 tiểu đoàn dù xung kích thứ nhất của thiếu tá Xukê nhảy vào buổi chiều cùng với công binh và một đại đội của trung
đoàn khinh pháo dù số 35.
Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 bị phạt ở lại từ thứ năm ngày 19 lúc 18h và mãi đến 21h các trung đội trường được triệu tập bởi các đại đội trưởng (Trapp, Man hia, Uynđơ và Lơ Pa) đã được thông báo nhiệm vụ. Hồ sơ nhảy dù gồm các ảnh chụp từ trên không, các bản đồ mà vùng trắng lại nhiều hơn vùng nắm vững tin tức và một tin khó chịu: người ta ước tính có 5 hoặc 6 đại đội Việt Minh đóng quân ở Điện Biên Phủ. Nếu hiệu ứng bất ngờ phát huy tác dụng, nếu các phi công tôn trọng sự chính xác của thời gian quy định cho các chuyến bay, nếu sự phân tán lúc dù chạm đất không quá lớn, nếu các túi đạn dược và các túi khí nặng đến cùng một lúc, nếu ...
Đối với Biga, sự nghi ngờ không được phép, người của ông sẽ phải "đấu kiếm" - thuật ngữ thời thượng - để chiếm lấy mục tiêu. Đêm ngắn ngủi và buổi sáng thứ sáu, máy bay nuốt các nhóm vào bụng và cất cánh theo hướng xứ Thái. Trung uý Lơ Bruđếc thuộc đại đội Trapp, kể lại đoạn tiếp theo với mẹ anh, đó là năm ngày sau khi nhảy dù. Mai Lơ Bruđếc sẽ rất hài lòng: bức thư có những 6 trang viết cả mặt trước và mặt sau:
"Còn nửa giờ nữa và chúng con thấy tổ lái cùng những người thả dù hối hả bận rộn. Nét mặt của những cậu ngồi cạnh con căng thẳng... Rađiô xuất hiện và ra tín hiệu cho những người thả dù; còn mười phút nữa. Con thử nhìn phong cảnh qua cửa sổ tròn của máy bay nhưng con đã phí thời gian. Ba phút. Rađiô ra lệnh: "Đứng dậy! Móc vào dây!" Chúng con dang tay chân bị cứng khớp và tai thì nghe tiếng ve vì máy bay giảm độ cao. Con nuốt nước bọt và có cảm giác là máy bay lướt qua các ngọn đồi. Một người thả dù đặt cái bao đựng đại bác không giật (ĐKZ) ở cửa máy bay mà còn
https://thuviensach.vn
không thấy mở. Con phải vẹo người để thấy khu vực nhảy dù nhưng tiếng chuông thả dù lại vang lên. Kíp pháo thủ ĐKZ nhảy đầu tiên, cửa đã mở, con liền nhảy ra! Có cảm giác là lộn đầu xuống trước trong khi cái mũ của con tuột khỏi đầu con nhưng sự va chạm lúc mở dù làm cho con lấy lại thăng bằng. Hạ sĩ nhất Manxini nhảy sau con, chân anh ta đụng vào dù con làm con lo lắng. Bầu trời đầy những dù xanh lục và trắng và vì còn phải theo dõi Manxini, con không hay mình đã tới mặt đất và con rơi vào một bụi cây. Con không thấy gì xung quanh mình, con bỏ cái dù của mình và tiến đến chỗ Manxini, trong lúc đó các máy bay yểm hộ bắn phá, oanh tạc các vùng xung quanh".
Trên thực tế, việc nhảy dù của tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 quá chậm và thiên về phía bắc. Đến 11h, trung uý Trápp đã tập hợp được nửa đại đội 2 đối diện với một xóm có vài ba nhà sàn từ đó có những loạt đạn bắn ra, một trung đội đã bị Việt Minh "đốt sạch", Việt Minh sử dụng đường kênh cắt ngang khu vực nhảy dù nhưng trung đội của trung uý Xamalen đã đến. Đại đội 4 của trung uý Đờ Uynđơ nhảy xuống khu rừng thưa phía bắc, xung quanh là quân Việt Minh, họ bị bất ngờ nên bắn với một nhịp độ mà Uynđơ cho là phi lý. Đại đội 4 chẳng có cách nào hơn là tổ chức thành những ổ phòng ngự biệt lập. Đại đội 3 của trung uý Manhila tập hợp ở rìa làng còn trung uý Lơ Pa quá khó khăn để đẩy lui địch đang bắn vào phía nam, rồi bắt đầu tấn công, nhưng kẻ thù tỏ ra rất bướng bỉnh. Hai trung đội tới được những ngôi nhà đầu tiên làm bằng tre nhưng không thể thoát ra được dưới hoả lực dày đặc của những vũ khí tự động nấp dưới hầm. Cũng lúc này, Biga liên lạc bằng rađiô với các đơn vị của ông và di chuyển sở chỉ huy và đại đội chỉ huy sở của trung uý Buốcgoa đến Lơ Pa giơ. Đến 11h30 thiếu uý Alleri đã nhận được các khẩu cối 81 nhưng anh chỉ có ba viên đạn; người của anh đi tìm đạn. Một giờ sau, tìm được một bao đạn và Alleri có thể khai hỏa. Ở chỗ Trapp cuộc chiến đấu gay go: Pêrétxianh, người phụ trách vô tuyến điện bị một viên đạn vào ngực, trung uý Coócbinô bị thương và trung sĩ nhất Lugrê đi trong nháy mắt đã ngụy trang lá cờ chuẩn mà anh phất vì Việt Minh chỉ cách có dưới 50 mét. Bên cạnh Lơ Bruđếc, Bôe với khẩu
https://thuviensach.vn
súng có kính ngắm "bắn bia vào những tay súng dùng vũ khí tự động .
"Bỗng nhiên - Bruđếc kể với mẹ, trò xiếc lại bắt đầu, lần này từ phía chúng con. Một số Việt Minh bằng những bước nhảy mau lẹ, di động từ bụi cây sang bờ ruộng. Trapp yêu cầu con chăm lo đến những người của Coócbinô, Xamalen vòng ra phía sau sườn bên trái của chúng con và đẩy lùi sự đe doạ của kẻ thù. Việt Minh bị hẫng chân".
Cái làng trở thành mục tiêu chủ yếu, cả Manhia và Lơ Pa giơ đều vận động các trung đội của họ nhưng không có kết quả lớn. Bám chặt vô tuyến điện, Biga đã yêu cầu được một cuộc oanh tạc bằng máy bay B26, các trung liên 12,7 li của chúng đã phá huỷ một phần những ổ đề kháng. Việt Minh chưa chịu thua, một đợt B26 nữa là cần thiết. Đến 16 giờ sau một cuộc công kích
và những đợt bắn gần vào Việt Minh đang bám trụ đến cùng trong các hố cá nhân, Lơ Pa giơ báo cáo đã đạt mục tiêu. Chưa phải là giảm được áp lực nhưng cũng gần như vậy. Tráp mất 11 người nhưng một số trong đó được thả dù kéo dài nên họ nhập vào đơn vị Uynđơ. Trung uý Gia cốp có bốn người chết và chục người bị thương. Manhila có một sĩ quan bị thương, thiếu uý Bulay, đã được sơ tán bằng trực thăng với Coocbinô. Lơ Pa giơ mất hai hạ sĩ quan, Gay và Máctơlinô. Trung uý bác sĩ Rivier của tiểu đoàn 6 và cha Sơvaliê tìm kiếm người bị thương và người hấp hối
Sau khi thượng sĩ Prigiăng phát khẩu phần ăn nhẹ, cuộc lùng sục bắt đầu. Người ta đếm được 90 xác chết Việt Minh và 4 người bị bắt. Thung lũng sông Nậm Rốm đã thuộc về tay quân dù, họ thu được một trung liên, một tiểu liên, hơn hai mươi ngàn viên đạn, một số thùng lựu đạn, 100kg thuốc
nổ và một số tài liệu mà trung uý Êlidơ tra cứu ngon lành. Nếu người Việt Nam gọi là Điện Biên Phủ thì người Thái sống trong thung lũng lại gọi nó là Mường Thanh. Người của Lơ Pa giơ đã tìm thấy sở chỉ huy của đối phương và khoảng một trăm bọc đồ. Người sĩ quan đầu tiên bị giết trong cuộc hành quân Hải li là đại uý bác sĩ Ray mông bị đạn khi nhảy dù xuống. (Chú thích: Sinh tháng 12-1914, Giăng Côdiuýts Ray mông làm nghĩa vụ
https://thuviensach.vn
năm 1935 tại trường Quân y. Bác sĩ trong lực lượng Pháp ở Đông Dương, rồi được phong trung úy, được bổ nhiệm về binh đoàn lê dương hiến binh làm đại uý bác sĩ vào dịp Nôen 1945. Có bằng nhẩy dù năm 1946, công tác ở Ma rốc. Năm 1953 được cử sang Đông Dương, đến Đông Dương vào tháng 9. Là bác sĩ các đơn vị không vận của cuộc hành quân Hải li, nhảy dù cùng tiểu đoàn 6 dù thuộc địa ngày 20- 11)
Tiểu đoàn 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1 của Brêsinhắc nhảy xuống khu vực nhây dù Ximon và đến sẩm tối hơn 1800 lính dù kiểm soát Điện Biên Phủ. Ở đơn vị Biga có 10 người bị giết, 31 người bị thương trong số đó những người nặng nhất được sơ tán bằng trực thăng đi Lai Châu là nơi đã bố trí trạm giải phẫu cơ động số 21 của trung uý bác sĩ Thômát.
Phân bố trong 30 máy bay Đacôta, 722 người của tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 đã cất cánh từ 13h15. Cùng với họ, có 6 sĩ quan pháo binh và 28 bao khí cụ. Đợt thả dù đầu tiên lúc 15h, họ được biết là tiểu đoàn 6 dù thuộc địa còn đang chiến đấu. Đại đội súng cối hạng nặng của đội lê dương đã nhảy dù với trung uý Môliniê, tám người và các xe hòm của trạm giải phẫu số 1 của trung uý bác sĩ Rugiơn nhảy trước các pháo thủ hai đội pháo 75 không giật, cho đến tối dù nở như những cánh hoa trên bầu trời.
Thứ bảy ngày 21, sau khi thả tiểu đoàn 8 dù xung kích , 654 lính lê dương (trong đó 336 là người Việt) của tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc nhảy xuống và nhận nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ, nếu cần, hai quả đồi ở phía tây bắc làng là Élian 2 và Élian 3. Tiểu đoàn cuối cùng, tiểu đoàn 5 dù Việt Nam của đại
uý B ... được thả xuống ngày chủ nhật 22.
Cuộc nhảy dù diễn ra như một bài tập - đại uý Máctine của đại đội 4 viết. Tôi khám phá ra một bản Thái bên bờ một con sông đẹp đẽ, trong một thung lũng rộng mênh mông có những ngọn đồi xanh tươi bao quanh. Đây là một vùng nông thôn. Đại đội của tôi khoảng 170 người tập hợp lại và chúng tôi hành quân đến một vị trí sau này trở thành Élian. Chúng tôi bắt
https://thuviensach.vn
đầu rút đi nhưng đêm thật là yên tĩnh. Ngược lại tôi không thấy người ta có thể làm gì ở đó và nhất là chúng tôi sẽ ra khỏi đó như thế nào. Tướng Ginlơ nhảy dù vào ngày thứ hai cùng với trung tá Lăng le thuộc Liên đoàn không vận số 2 bị vỡ mắt cá và tức điên lên đã trở về Hà Nội ngay hôm sau để bó bột (Chú thích: Sinh năm 1909 tại Pontivy, Pie Lang le tốt nghiệp trường võ
bị Xanh Xia năm 1930. Ở Đông Dương lần đầu với Sư đoàn 9 Bộ binh thuộc địa năm 1945. Sang Đông Dương lần thứ 2, chỉ huy phân khu Móng Cái rồi phân khu Đồng Hới. Trở về Pháp với quân hàm trung tá, đã tốt nghiệp nhảy dù cuối 1950. Lần thứ 3 sang Việt Nam nhảy dù xuống Điện Biên Phủ trong cuộc hành quân Hải li.). Những cuộc thả dù các khí cụ lớn đã bắt đầu. Một xe ủi bảy tấn đấu tiên được thả bằng dù đã bị tách ra "biến mất mãi mãi trong bùn lầy một thửa ruộng”, thiếu tá Angdơre Xudra kể. Bốn chiếc khác chạm đất đỡ nặng nề hơn nhưng không phải là của mới vì theo lý lịch của chúng thì chúng đã được dùng trong chiến dịch ở Italia, ở Pháp và ở Đức chưa kể trong nhiều cuộc hành quân ở Đông Dương. Công binh nhận được một trạm hàn, 25 cưa gỗ và 15 tổ máy phát điện. Lúc này, nỗ lực của họ hướng vào việc sửa chữa, khôi phục đường băng hạ cánh và đại đội 17 công binh nhảy dù của thiếu tá Sáclê, đã phát quang và san bằng mặt đất. Cuối đường băng họ sẽ xây dựng một cầu gỗ cho máy bay lăn vào bãi và khi phát hiện nó, Xudra đã đánh giá là "kỳ diệu”.
Biga đã điều một trăm người cho công binh sử dụng trong khi chờ đại đội Excăngđơ (4-12) và đại đội Phadenchiơ 8 ngày sau. Ngày 22, sau cuộc nhảy dù của Bảo an (tức là tiểu đoàn dù Việt Nam số 5 theo cách gọi của người Việt Nam), một chiếc Beaver liên lạc sẽ đỗ xuống, trên đó có Tướng Cônhi, ông tham dự cuộc hạ cánh của ba chiếc Crikê (Moran 500) được cử đến cho căn cứ. Ngày 25-11 sẽ là chiếc Đacôta đầu tiên.
Nếu trung uý Lơ Buđếc làm yên lòng mẹ bằng cách kể cho mẹ nghe câu chuyện về Hải li thì một sĩ quan khác của Biga, trung uý Xamalen quan tâm trước tiên là không làm cho cô Blăngsơ, vợ anh, đang chờ một đứa con ra đời vào tháng 12 lo lắng. Các bức thư của anh mô tả như anh được đưa đến
https://thuviensach.vn
một loại trại nghỉ hè ở miền Bắc Việt Nam. Không phải là Câu lạc bộ Địa Trung Hải nhưng cũng na ná như thế. Với ngòi bút của một nhà du lịch ngỡ ngàng, anh tả cảnh xứ Thái. Ở Bayon, cô vợ trẻ giả vờ như không biết chồng mình là thuộc một tiểu đoàn xấu xa, cau có, dữ tợn nhất Đông Dương. Lá thư đầu tiên viết ngày 21-11: "Lúc này chẳng có đánh nhau, anh ta nói với vợ. Sự bất ngờ đã qua rồi, mọi việc tốt đẹp. Vùng này đẹp lắm: màu xanh lá cây, núi non, sông ngòi ... Các anh ăn uống tốt vì người Thái bán cho các anh gà tơ và hoa quả để đổi lấy khẩu phần ăn; ở đây là vương quốc của cây tre, cái gì cũng làm bằng tre: nhà cửa, cọc sàn, gáo và nhiều loại đồ dùng. Anh viết thư cùng lúc lực lượng tăng viện nhảy dù, mọi người nhìn lên không trung, một cuộc hội tụ thực sự".
Chủ nhật 22, Xamalen kể tên các bạn bè là sĩ quan, gặp lại nhau ở Điện Biên Phủ: Rúc, vợ anh ta cũng ở Bayon, Garutếch, một người Bayon nữa, Pốttiê - chàng tóc hoe, Deflin ở Linlơ, Đuypirơ ở Ru be. Nhân viên quân bưu đưa bức thư đầu tiên của Blăngsơ vào tối 23 nhưng Xamalen không đọc được vì cứ tối đến là cấm đèn. Về phần anh, cũng phải mất sáu ngày với lá thư viết từ Hải li:
"Cuộc hành quân Hải li diễn ra thuận lợi. Bây giờ máy bay đỗ xuống và thư từ sẽ đến với các anh và nhất là được gửi đi đều đặn. Anh rất vui nhận được thư em ngày 20; đó là ngày các anh nhảy dù, chắc em đã ngủ khi người ta nói với anh "Đi!". Và khi đài phát thanh đã nói đến điều đó, các anh phải ngủ đêm tại trại đóng quân ngoài trời ở xứ Thái "
Xamalen chưa nói với vợ là anh đang ở đâu nhưng trước sự nằn nỉ của vợ, cuối cùng anh phải nhượng bộ: "Em hỏi anh có ở xa Điện Biên Phủ không, không, anh đang ở đó. Nhưng không phải là một thành phố. Đơn giản chỉ có những nhà sàn lợp tranh, cây cối và hai con đường xấu gọi là phố. Việt Minh đã sơ tán nhân dân, họ đã trở lại khi các anh đến. Tất cả họ là nông dân, không buôn bán. Phụ nữ tắm truồng trên sông, thật là kỳ cục, lạ lùng, nhất là họ lại xinh đẹp hơn ở vùng châu thổ. Họ mặc những chiếc áo dài
https://thuviensach.vn
màu đen và chiếc áo cộc màu rực rỡ viền thêu hoa bằng bạc".
Ở tiểu đoàn dù ngoại quốc số 1, ngày 23- 1 1 trung uý Béctơrăng viết thư cho bố mẹ ở Vudiê: "Chúng con ở trên những mỏm núi và ngủ trong lỗ!". Anh ta phàn nàn đêm bị lạnh và yêu cầu gửi cho anh một cái chăn thực sự. Khi nhận được rồi anh nhận xét: "Rất bằng lòng về cái chăn và từ hôm đó con ngủ như một ông lớn, con không còn bị ướt sương đêm và với vải dù
con làm một cái túi ngủ. Con ngủ trong nhung lụa! Phải biết cách làm chiến tranh".
Người sĩ quan sung sướng nhất chắc chắn là trung uý Đờ Phrômông được chuyển về tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 bốn ngày trước Hải li để được bổ nhiệm về đại đội Manhila. Tóc nâu, mắt xanh, cao 1,78 mét, tuần trước còn thuộc tiểu đoàn 2 Thái và từ một năm nay anh cố gắng để được thuyên chuyển về quân dù. Và anh kêu ca, phản đối... Đối với anh, một người lính không chiến đấu là một kẻ cầu an, sợ chết! Anh không muốn là một kẻ né tránh chiến đấu! Ngày 27-8- 1953, đi thực tập sĩ quan tình báo ở Hà Nội, anh viết thư cho bố mẹ? "Con không muốn sống ở đây, có quá nhiều những kẻ chỉ đút chân vào dưới bàn suốt ngày, cứ tưởng mình là không thể thiếu được. Họ không biết rằng họ được ngồi ở Hà Nội bên quạt máy là bởi vì có những người đang chui lủi trong rừng hoặc lăn lội trên đồng ruộng”.
Ngày 17-9, Phrômông được biết là tiểu đoàn của anh sắp rời xứ Thái về vùng châu thổ:
“Con hy vọng không bao giờ phải trở lại xứ sở đáng nguyền rủa này bởi vì chỉ phí mất thời gian của mình thôi. Cuộc sống này làm cho con ngày càng muốn trở về một tiểu đoàn dù hoặc một tiểu đoàn tác chiến. Con không có ý định qua ngày đoạn tháng ở đây để canh giữ một căn nhà tranh ở độ cao 1800m trong một xứ sở không có người”.
Cái mà anh gọi là nhà tranh chính là cỏ tranh, loại cỏ cho voi ăn, cao hơn
https://thuviensach.vn
đầu người khoảng một mét. Cái mà anh muốn là đánh nhau, làm chiến tranh. Hai lần được biểu dương trong các cuộc hành quân mà anh đã tỏ ra lanh lợi, sắc sảo quả quyết anh tìm mọi cách để rời người Thái. Anh còn nhờ bố ở Pa ri can thiệp về việc này. Sự "gửi gắm" đó chắc chắn đã có hiệu lực vì ngày 21-10 anh thổ lộ với bố mẹ là một sĩ quan ở Sài Gòn đã báo cho anh về vụ thuyên chuyển sắp tới. Điều này cũng không ngăn cản được anh vẫn bực bội phản ứng: "Thời gian mà bọn cạo giấy tự quyết định, con không hy vọng gì nhận được quyết định chính thức trước cuối tháng’.
* * *
Cuối cùng ngày 1-11, anh báo cho mẹ anh "tin vui": anh sẽ chuyển đến một đơn vị dù vào ngày 16 "đúng một năm sau ngày con đổ bộ từ tàu Campana". Năm ngày sau một thông điệp nhỏ làm nản lòng:
“Đã sắp một năm rồi kể từ ngày con đến đất nước này và con đã làm được gì? Chẳng đáng bao nhiêu. Có ít sự kiện hoặc hoạt động quan trọng mà con đã được tham dự... Người ta đã quẳng cho con một Huân chương chiến đấu, chắc chắn là muốn giữ cho con ngồi yên trước những con người đã kiếm được chiếc Bắc đẩu bội tinh vì những sự kiện chiến tranh ở phía sau".
Sau một thời gian dài im lặng, quá dài đối với bố mẹ đang lo lắng, một bức thư ngày 19-11 đã đến với họ. Niềm vui của người sĩ quan trẻ thể hiện trên từng dòng thư:
“Thế là con đã ở đây rồi! Từ hôm qua, con đã ở tiểu đoàn 5 dù thuộc địa. Con nghĩ đây là một tiểu đoàn rất giỏi. Chắc bố mẹ đã nghe báo chí nói đến. Con đã gặp lại lớp bạn cùng khoá, Đatanh và Lơ Viguru. Một môi trường dễ mến, người ta có cảm giác như đang ở trong một cửa hiệu đang quay tròn".
https://thuviensach.vn
Còn tướng Ginlơ chỉ viết vào ngày 26-11, sau cuộc hành quân Hải li. óng báo đã từ miền ngược trở về.
“nhưng lần này phương tiện giao thông đã tiện lợi hơn khi nghĩ rằng tôi vừa mới nhảy dù với tiểu đoàn 6 dù thuộc địa. Tôi gặp may, gần hai ngày sau khi tôi đến, một cuộc hành quân không vận đẹp đẽ! Lúc này, tôi đang làm quen với bộ phận Việt Nam. Các điều hành của tôi nhanh nhẹn hơn, tháo vát hơn người Thái, cũng có thể là đểu cáng hơn. Một lợi thế lớn so với các tiểu đoàn Thái là có nhiều người Âu và mỗi đại đội có ít nhất ba sĩ quan. Như vậy là những người bản địa có khung cán bộ tốt và người ta không có nguy cơ thấy họ chuồn rất nhanh”.
Ở tiểu đoàn 8 xung kích, đại uý Pisơlanh thì lại trái ngược với Phrômông vì anh không nguôi giận từ khi tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ mà không có anh. Là con trai một đại tá bộ binh đã về hưu, Giăng Phrăngxoa Xaviê vào nằm viện ở Hải Phòng vì bị bệnh ngoài da ở chân và anh không thể đi lại được vào lúc tiểu đoàn 8 đã được báo động trước khi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Pisơlanh điên tiết lên vì đã nhỡ mất cuộc hành quân nhưng một tin tức đã quất cho anh một roi.
Ngày 23-11, anh bộc lộ tình cảm với cha: “Từ một tháng nay con la lết như một ông già tội nghiệp, bây giờ con đã hồi sinh. Không có gì tồi tệ hơn việc chọn thời điểm đưa con vào bệnh viện; qua báo chí có thể bố đã biết một cuộc hành quân lớn đã được tung ra ở Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn của còn đã ở đấy. Bố cũng hiểu con phải trả giá như thế nào khi phải nằm bẹp vào lúc này nhưng cũng phải chịu thôi: con không đi bộ nổi một kilômét. Con định đuổi theo đơn vị sau khi khỏi bệnh nếu tiểu đoàn 8 xung kích không được đưa về Hải Phòng trong lúc đó".
Trên giường bệnh ở bệnh viện Xie, Pisơlanh có nghe nói đến "những cuộc thương thuyết diễn ra ở Giơnevơ”, anh lo cho đồng đội: “Dù sao, con cũng quan tâm đến những gì đã diễn ra ở trên đó. Phó một của con đã nắm quyền chỉ huy đại đội không phải là người hữu khuynh... Con sợ anh ta có những
https://thuviensach.vn
liều lĩnh vô ích. Thật là tồi tệ gây ra chết chóc cho mọi người vào lúc người ta sắp hướng tới con đường thương thuyết, vả lại đó là lối thoát duy nhất có thể có".
Ngày 26-11, Nava chấp nhận trận đánh chống lại các lực lượng mà Việt Minh đẩy lên xứ Thái. Dĩ nhiên, ông không ra quyết định này nếu chưa trao đổi với tướng lĩnh dưới quyền. Họp ở Hà Nội, họ thảo luận tình hình, các khả năng hoạt động ở hậu phương địch và cách chỉ huy các cuộc hành quân. Nava cho rằng, vì thiếu phương tiện, không thể chỉ huy các hoạt động sau lưng Việt Minh. Theo ông, phải chấp nhận trận đánh trong lúc phòng ngự, ở Điện Biên Phủ, một ngã tư mà Việt Minh phải đi qua để xâm lược Lào (Chú thích: Trước trận đánh, Cônhi đã đề nghị Nava oanh kích hậu phương Việt Minh từ vùng châu thổ để "kìm giữ sư đoàn 308" hoặc "phá hủy hạ tầng cơ sở Việt Minh”. Nava nói cuộc không kích này tỏ ra không hiệu quả và tốn kém về phương tiện, hơn nữa, tương ứng với một giả thuyết về Việt Minh, về sau này đã cho thấy là sai lầm" (Nhận xét của tướng Nava về các báo cáo của Tướng Cônhi ngày 20-12-1954).) "Tôi cũng nghĩ rằng trận đánh này sẽ tránh được sự đụng độ toàn cục trong vùng châu thổ nhờ sự chia cắt lực lượng chiến đấu Việt Minh. Tôi nghĩ rằng họ sẽ có hai trận đánh".
Ngày 24-11, Nava và Cônhi đi Điện Biên Phủ sau khi đã rẽ vào Mường Sài ở Lào gặp đại tá Crevơcơ thuộc lực lượng Pháp-Lào. Hai vị tướng đã đồng ý để tướng Ginlơ được thay phiên vì ông sắp hết hạn nhiệm vụ ở đây. Để thay ông, hai vị tướng còn do dự chưa biết chọn ai trong hai đại tá là Vanuxem và Caxtơri. Sẽ là đại tá thứ hai. Luôn luôn có Cônhi đi cùng, Tổng chỉ huy lại về Thái Bình ngày 30 và công bố bổ nhiệm Caxtơri. Việc lựa chọn nay sẽ thành vấn đề sau trận đánh và Chủ tịch ủy ban điều tra đã nêu lại với Nava: "Tôi hình dung rằng việc lựa chọn Caxtơri như ông đã làm, đáp ứng một khái niệm nào đó về trận đánh vì những đức tính sắc bén, linh hoạt, có nghị lực của ông ta. Chắc chắn đó là những căn cứ để ông chọn ông ta? ông ấy không phải là con người của tập đoàn cứ điểm phải không?"
https://thuviensach.vn
Phải chăng Catơru muốn nói với Nava rằng ông ta đã phạm sai lầm khi chọn một kỵ binh? Trả lời của Nava: Chúng tôi nghĩ rằng Điện Biên Phủ có thể đóng một vai trò tích cực bằng cách tung ra những đơn vị nhỏ để quấy rối đường liên lạc của Việt Minh. Chúng tôi không quan niệm về một trận đánh chung quanh tập đoàn cứ điểm bị bao vây. Từ ngữ tập đoàn cứ điểm không làm chúng tôi thích thú và Caxtơri gọi nó là "Chiến trường chuẩn bị sẵn".
Đứng trước các cấp như vậy, Cônhi lưu ý vấn đề lúc đó là "công thức đầu tiên về trận đánh Điện Biên Phủ, trận đánh di động. Vì thế tôi đã nhấn mạnh rằng, một kỵ binh là người có tư cách để được chọn. Tôi đã nói với Caxtơri: "Chúng ta cần một kỵ binh sơn cước, ông sẽ là kỵ binh sơn cước đó". Khi Điện Biên Phủ đã trở thành một tập đoàn cứ điểm, Caxtơri đã kém thoải mái".
Đương sự sẽ phản đối: ông ta không chỉ là một kỵ binh. ông ta đã "nghiên cứu nhiều các vấn đề phòng ngự", bởi vì sau khi bị một vết thương đã làm ông ta bất động, ông đã được Đờ Láttơrơ giao nhiệm vụ củng cố khu nam sông Hồng. "Tôi không cảm thấy bất lực khi nắm quyền chỉ huy mà người ta chỉ định tôi".
Caxtơri phải đi gặp Ginlơ "càng nhanh càng tốt", Ginlơ dự tính với chín tiểu đoàn, người ta có thể tổ chức một căn cứ không - bộ vững chắc. "Tôi đáp máy bay đi Điện Biên Phủ - Caxtơri nói - Tôi ở đó ba ngày. Cùng với tướng Ginlơ, chúng tôi đã nhìn thấy cái đã làm như một tổ chức phòng ngự. Lúc đó, Lai Châu bị sư đoàn 316 đe doạ. Caxtơri trở lại ngày 7-12. Sau khi nghiên cứu thực địa và bay trên lòng chảo, tôi đã đi đến kết luận là buộc phải giữ, về phía đông những gò đất hơi cách xa. Ngược lại, về phía tây, địa hình tương đối bằng phẳng ... Những khu vực mà địch có thể tập trung những lực lượng quan trọng đều ở xa hơn. Vậy thì điều mà tôi quyết định là mở rộng chu vi phòng ngự và dành một phần quân số của tôi để tìm
https://thuviensach.vn
sự tiếp xúc với sư đoàn 316”.
Lăng le đi dạo ở Hà Nội với mắt cá chân bó bột "để tập đi" khi Caxtơri đi xe Jeep qua gọi ông và báo cho biết ông ta đã được bổ nhiệm làm tư lệnh Điện Biên Phủ: "Cậu cùng đi, ông nói thêm, tướng Ginlơ đã chỉ định cậu lên nắm liên đoàn không vận số 2 thuộc quyền điều động của mình .
Chỉ có thời gian để buộc ba lô, để trình diện Tướng Cônhi, người bật đèn xanh cho việc rút khỏi Lai Châu và hai giờ sau, chẳng quan tâm đến cái chân bó bột nữa (ông vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đi lại), Lăng le nhảy lên một chiếc Đacôta. Xuống máy bay trên đường băng ở Điện Biên Phủ mà phía trên kéo dài những vệt khói phát quang đang làm và một đám mây bụi mịn màu vàng nghệ bị một làn gió nhẹ cuốn lên, Lăng le được biết các đơn vị chính quy của Lai Châu đã được không vận lên Điện Biên Phủ trong thời gian giữa hai ngày 5 và 8-12. Hàng trăm du kích Thái đang còn ở Bắc Lai Châu bằng hành quân bộ trong lúc chủ lực của sư đoàn 316 đang hành quân cấp tốc đến gần để cắt đường của họ. Còn ZONO (khu vực tác chiến Tây Bắc) đã được gạch bỏ ngày 1-12 và được thay bằng GONO (binh đoàn tác chiến Tây Bắc).
Nà Sản được rút đi nhẹ nhàng và Ginlơ hội nhập vào Điện Biên Phủ, tại sao Cônhi lại ở lại Lai Châu đang bị sư đoàn 316 đe doạ đột nhập? Trung tá Tranca thuộc ZONO đã nhận được những chỉ thị bằng văn bản ngày 13-11, sáu ngày trước Hải li, mà ông cũng được thông báo, cùng lúc nhận được lệnh "chuẩn bị không chậm trễ kế hoạch giúp Lai Châu". Người Thái đã cầm súng cùng chúng ta đánh Việt Minh. Có thể bỏ mặc họ được chăng?
Lai Châu là thủ phủ của họ ... Trong khuôn khổ cuộc hành quân PONLLUX (rút khỏi Lai Châu), tướng Ginlơ đặt GONO dưới quyền của ông vào ngày 1-12, Tranca đã đến Điện Biên Phủ hai ngày trước.
Sự tiếp cận của sư đoàn 316 sẽ làm rối loạn việc thực hiện kế hoạch PONLLUX, nhưng một kế hoạch thay thế (kế hoạch LEDA) đã được dự
https://thuviensach.vn
kiến. Lực lượng đồn trú Lai Châu được rút bằng máy bay, nếu kế hoạch PONLLUX trục trặc thì sẽ thực hiện kế hoạch LEDA, người ta sẽ theo đường mòn hướng đến Điện Biên Phủ. Thực ra thì quân Việt Minh coi thường Điện Biên Phủ như năm 40 và lao tới Lai Châu, ở đây quân đồn trú không đầy ba tiểu đoàn đang chờ máy bay. Cônhi ngửi thấy điều không hay ra lệnh thực hiện kế hoạch PONLLUX (Chú thích: Máy chụp X quang của bệnh viện Lai Châu đã được sơ tán theo đường Pa vi và đã giúp ích nhiều cho bệnh viện trung tâm Điện Biên Phủ. Không may hai ngày sau khi nổ ra cuộc tấn công của Việt Minh, ngày 13-3, một quả đạn 105 đã nổ trong hầm trú ẩn của máy chiếu vồ tuyến điện và đã phá hủy nó. Thiếu tá bác sĩ Grauuyn và trung úy bác sĩ Ginđrây đã đọc được cách khắc phục khi thiếu nó.). Việc rút quân kéo dài đến ngày 8-12. "Đã thực hiện được việc rút hầu hết các thành phần chính quy, Cônhi hài lòng nói, chúng ta để lại các du kích để đánh lừa Việt Minh, đi làm chiến tranh du kích và quấy rối họ”.
Chẳng ai không hiểu rằng không còn đụng độ với các lực lượng địa phương trang bị kém của Việt Minh nữa, nhưng còn sư đoàn 316 gồm những đơn vị chính quy? Đứng trước sư đoàn này, du kích Thái không phải là đối thủ nặng cân. Hơn nữa, chất lượng của du kích Thái nếu không còn phải bàn cãi gì nữa thì ít nhất cũng đã được đề cập tới. Mở đầu, trung tá Lăng le đã phát biểu với những lời lẽ như sau trước ủy ban điều tra: "Đó chỉ là những lũ nông dân nhút nhát, sợ hãi không có lấy một chút học vấn quân sự, cương quyết không chịu đánh nhau. Những người Âu khốn khổ trong khung cán bộ đã bị hy sinh trước”.
Lăng le chưa thôi kêu ca vì, đứng trước lính chính quy của sư đoàn 316, bản thân các lính dù của ông đã nếm những thất bại đầu tiên. Ngày 14-12 khi cuộc rút khỏi Lai Châu đang ở đỉnh điểm, tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù thuộc địa của thiếu tá Brêsinhắc và tiểu đoàn 1 dù xung kích của thiếu tá Xukê đã tung ra trên cả hai bờ sông Nậm Rốm một cuộc trinh sát lên hướng đông bắc. Sau khu vực sông, lính dù đi qua khu rừng thưa mà họ mở đường bằng dao phát, một công việc chậm rãi, kiệt sức, bỗng tiền quân vừa đến
https://thuviensach.vn
một khu rừng thưa thì phát hiện trinh sát Việt Minh bỏ chạy. Cuộc đụng độ vô cùng dữ dội, thậm chí cả đánh giáp lá cà với trung đội tiền vệ. Dưới hoả lực pháo của Điện Biên Phủ, quân Việt Minh rút một giờ sau đó nhưng Xukê trở về với 11 người chết, 3 người bị thương nặng khó sống được, 26 người bị thương nhẹ trong đó có 17 người âu và 2 sĩ quan, trung uý Benlua và thiếu uý Pascô .
"Chúng tôi đến sát địch, Benlua nhớ lại, và không nhận ra điều gì đã đến với mình, tôi bị 8 viên đạn tiểu liên bắn cách tôi dưới 10 mét, Pascô bị thương ở vai và chúng tôi được sơ tán ".
Cũng có lúc, lợi thế đã đổi sân, trung uý Béctơrăng thuộc tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc kể cho bố mẹ nghe cuộc xuất kích ngày 12-12:
“Hai đại đội chúng con chạm địch và bị ngăn lại. Con lao lên với hai trung đội; tưởng là giúp đỡ một trong hai đại đội, con cho anh em tiến lên không bắn, dưới làn đạn cối, lựu đạn phóng bằng súng và những viên đạn lạc hỗn độn, con xông vào Việt Minh ở bờ ruộng, khoảng 12 người đang rút lui
cách con 10 mét. Cỏn bắn bằng súng các bin, người của con bắn bằng tiểu liên, chúng con đã giết hết họ và thu súng đạn. Việt Minh đứng vụt dậy như một đàn gà gô, tất cả những người đứng trước mặt chúng con đều bị bắn ngã, đều bị trúng đạn".
Anh ta thêm cái câu kinh khủng này: "Đó là chiến tranh, cá nhân con rất hài lòng!” .
Ngày 3-12 lúc 21h khi chưa ai nói gì về sư đoàn 316, một đơn vị mạnh đã ra khỏi Điện Biên Phủ, ban đêm theo đường Pa vi hướng tới Lai Châu. Tướng Ginlơ đã giao cho đại uý Turê, thuộc tiểu đoàn 8 dù xung kích, một nhiệm vụ dễ dàng với ông ta như đeo găng tay: leo lên hướng đông bắc tiếp xúc các bộ tộc Mèo thân Pháp và trinh sát con đường Tuần Giáo - Lai Châu mà sư đoàn 316 có thể đi qua. Hành quân trên vùng núi nhưng những người
https://thuviensach.vn
tham gia, các trung uý nhảy dù, Đesmông, Bay, Combamâyrơ, là những người chuyên nghiệp. Đại uý Ghiêminô người đi săn, theo vết thú rất giỏi của tiểu đoàn 3 Thái đã được giao cho đại uý Turê sử dụng cùng với đại đội 12 của ông (Chú thích: Sinh năm 1926 ở Strátsbua, Ăngri Ghiêminô là chiến sĩ kháng chiến ở tuổi 17. Ở Điện Biên Phủ, Ghiêminô phục vụ trong tiểu đoàn Thái thứ 3 rồi tiểu đoàn dù Việt Nam số 5 trước khi chết ở Angiêri tháng 6-1958. Sau lần bị thương, được thưởng Bắc đẩu bội tinh hạng ba và 16 lần tuyên dương.). Cuộc trú quân ngoài trời lần thứ nhất được tổ chức trên đường mòn vào lúc 3h và 10h sáng. Turê và binh lính của ông dừng lại ở Mường Pồn, một loại trạm trú quân trên đường mòn Pa vi; trung sĩ Blăng trạm trưởng, nhận hai hoặc ba người què không đủ sức đi theo nhịp độ hành quân kinh khủng đó. Cả ngày và cả một phần đêm sau, mọi người hành quân và đến ngày 5-12 thì tới một làng người Mèo, ở đây một máy bay cào cào đã thả dù các con bài và các đồng bạc trắng dành cho các trưởng bản, các thầy mo chống đối Việt Minh. Đến ngày 7, các đội biệt kích thăm dò khu vực và khoảng 18h, gần đến đường đi Tuần Giáo, họ chạm trán với một trung đội Việt Minh, đơn vị này phải quay trở lui trước hỏa lực. Cả đêm mồng 7 và đến 13h ngày 8, các lính dù trinh sát đường không phát hiện được dấu vết lốp xe nào. Không có dấu vết các đoàn xe Việt Minh, sư đoàn 316 còn ở xa. Thông báo bằng rađiô, GONO ra lệnh quay về.
Nhật ký tiểu đoàn 8 dù xung kích viết: "13 giờ: chấm dứt cú đánh úp về sự đi lại của địch".
Đến 19 giờ, Turê bắt được lệnh trở về qua radiô: Bằng hành quân cấp tốc. Đại uý tự hỏi tại sao lại vội vã như thế? Họ
đang cách Điện Biên Phủ 80 km về phía đông bắc và không có Việt Minh ở đó! Thôi được sẽ ngủ sau. Họ lại trở về trong bóng tối, chỉ dừng lại vào sáng sớm để nghỉ ngơi. Ngày 10 12 lúc 16 giờ, họ đi về hướng Mường Pồn, nhưng một giờ sau qua rađiô, Turê như từ trên trời rơi xuống vì được biết tin Việt Minh đã ở trước Mường Pồn. Phải đổi hướng ngay, đường mòn
https://thuviensach.vn
Pavi không còn an toàn nữa, phải trở về Điện Biên Phủ bằng đường trên đỉnh núi. Vừa leo núi vừa phát cây cối. Mệt lử. Mặc dầu mệt nhọc họ vẫn làm thất bại một cuộc phục kích ngày 11 vào lúc tảng sáng và Việt Minh đã bỏ chạy. Turê cảnh giác, cho biệt kích cảnh giới trên một mỏm núi mà họ định qua đêm. Đến 19 giờ bắt liên lạc lại bằng rađiô, ông được biết Mường Pồn đã bị tấn công. Từ vùng Lai Châu và cả từ biên giới Trung Quốc đến, hơn hai ngàn du kích Thái toan chọc xuống Điện Biên Phủ vào lúc tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc và tiểu đoàn 5 dù Việt Nam đã rời đi từ buổi sáng để lên tăng viện. Turê và các sĩ quan của ông nghĩ rằng người ta giấu mình điều gì đó, người ta không di chuyển hai tiểu đoàn dù để cho họ đi hít thở không khí.
Có tiểu đoàn 5 dù Việt Nam đi theo ngày 11-12, tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc xuất phát hành quân lúc 9 giờ sáng. Sau khi vượt qua Bản Tân, ngôi làng đầu tiên ở hướng bắc, bộ phận đi đầu chạm trán và đánh tan một đơn vị Việt Minh. Tiểu đoàn 1 dù có 12 người bị thương trong đó có thượng sĩ nhất Bay. Thung lũng chật hẹp có đường mòn Pavi uốn quanh là một nơi vắng vẻ nguy hiểm và mệnh lệnh đưa xuống là leo lên các sườn dốc. Điều tệ hại nhất không phải là những nỗ lực bỏ ra để mở đường tìm lối đi mà là sự thiếu nước, bi đông đã cạn kiệt, suối thì không tìm ra. Thực phẩm đã định hạn mức mà thiếu tá Ghirô thì bị kiết lị. Lăng le hứa thả dù vào ngày mai. Chiều thứ bảy đóng quân trên đỉnh Pu Ya Tao, ở độ cao 1.000m. Máy bay cào cào đã bay trên vị trí này nhưng dù đã có lời hứa, họ vẫn luôn luôn phải chờ đợi những can nước. Từ phía bắc đến, vài người nói đã nghe được tiếng súng cối 81. Được tăng cường bằng lính bổ sung của thượng sĩ Vanlê và du kích của trung tá nhất Ácsimbô, đơn vị đồn trú nhỏ bé ở Mường Pồn cũng đã nếm những quả đạn đầu tiên vào buổi tối và từ đó Việt Minh đã tiếp cận những hàng rào tre sắc nhọn thay cho hàng rào kẽm gai. Đồn này là trạm khách tứ chiếng, một ngôi làng có xây công sự hơn là một đồn phòng ngự và sự có mặt của phụ nữ, trẻ con không kích động người Thái chơi kiểu anh hùng. Va le bị giết, Xablê và trung sĩ Blăng bị thương, hạ sĩ nhất Côttơren thuộc tiểu đoàn 8 xung kích biến mất trong đêm tối. Một người bị què khác
https://thuviensach.vn
của tiểu đoàn 8, hạ sĩ nhất Planhô chuồn vào rừng nhưng không có cái ăn, không có nước, đã trở lại tiểu đoàn ngày 23-12.
Nhờ đêm tối, dù có máy bay Đacôta đom đóm mà Turê xin được, Việt Minh đã chiếm Mường Pồn ... Các đại đội du kích ở bắc Mường Pồn làm nhiệm vụ nghi binh chỉ còn cách rút về Điện Biên Phủ. Trung úy Unpát đánh trận cuối trong rừng, làm lá chắn cho du kích luồn vào sau lưng để đi về Điện Biên Phủ. Unpát cùng vài lính Thái sau cùng sẽ được máy bay trực thăng đón đi. Thiếu uý Rugie, chỉ huy một đồn ở biên giới Trung Quốc, chiến đấu mở đường chạy đến biên giới Lào sẽ được một máy bay cào cào đến đón đưa về Điện Biên Phủ. Thiếu uý Ghinlécmít đánh cách phía nam Lai Châu 30km, bị bắt, ở trong trại tù binh 9 tháng. Trung sĩ nhất Camiơ Acsicô cũng bị bẫy mìn, đã chết trong thời gian bị bắt.
Thứ bảy, ngày 12, sau đợt liên lạc bằng radiô đầu tiên xác nhận tin Mường Pồn cháy và Việt Minh đã kiểm soát thung lũng, các đội biệt kích của tiểu đoàn 8 xung kích đã tiếp tục hành quân từ 6h30. Họ di chuyển trên các đỉnh núi khống chế thung lũng, trên đó là con đường mòn Pa vi ngoằn ngoèo, trong gần năm giờ trước khi gặp đội tuần tra của tiểu đoàn 5 dù Việt Nam. Gặp thiếu tá Lơcléc, Turê khẳng định Mường Pồn đang bốc cháy, các cuộc chiến đấu đã chấm dứt, vậy thì đuổi theo là vô ích, vả lại Việt Minh hình như khá đông. Tuy nhiên, Lơcléc liên lạc bằng vô tuyến điện với Điện Biên Phủ, đã nhận được lệnh đến Mường Pồn:
- Ông sẽ có những tổn thất, Turê cảnh báo, tôi đã cho gài bẫy đường về của chúng ta.
- Phải vô hiệu hoá các bẫy để cho chúng tôi đi qua.
- Vậy thì tôi để lại cho ông trung sĩ Brusếc, người gài bẫy giỏi nhất của chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Các đội biệt kích trở lại Điện Biên Phủ, còn Brusếc quay lại những nơi anh đi qua để tháo kíp lựu đạn và các lượng thuốc nổ khác mà chính anh đã cài đặt. Đã cảm thấy mệt và buổi tối lính bảo an cũng cắm trại trên đỉnh Pu Ya Tao cách tiểu đoàn dù ngoại quốc vài trăm mét. Rạng sáng chủ nhật, khi rời
Pu Ya Tao, vẫn là tiểu đoàn 5 dù Việt Nam mở đường với đại đội 1 của trung uý Đờ cua, đại đội này đã được lệnh chiếm cao điểm sắp tới là Pu San. Quân bảo an không bao giờ chiếm được nó, Việt Minh đã đến trước họ.
“Trời đêm yên tĩnh, thiếu uý Latan viết, trung đội của thiếu uý Luyxiên Bêan đi đầu. Trung đội tôi cũng đi theo đường mòn đó cách khoảng 100 mét. Bỗng nhiên một loạt súng vang lên và vài giây sau đạn nổ khắp nơi. Việt Minh nấp trong cỏ tranh, tôi chạy đến chỗ Bêan, anh bị đạn vào cổ vào vai, và cánh tay. Anh mất nhiều máu và ngất đi, tôi đỡ anh nằm xuống phía thấp của mặt đường vì anh vẫn đứng, máu chảy như suối, một nụ cười co rúm hiện lên trên môi anh. Trung uý bác sĩ Ruôn đã có mặt ở đó, ông làm thủ thuật mở khí quản tạm thời, Bêan kêu lên vì đau đớn".
Sự can thiệp của bác sĩ Ruôn đã cứu sống người bị thương đang gào lên vì một vết thương thứ hai. Chúng tôi nhìn thấy quả nhiên anh còn bị một viên đạn vào bụng. Lúc này, cưỡi trên mình người sĩ quan, bác sĩ chú ý về thủ thuật mở khí quản mà ông thực hiện trong những điều kiện tồi tệ nhất hơn là những kêu ca của bệnh nhân. Ông muốn anh chịu đựng cho đến lúc có trực thăng đến. Thiếu tá Lơcléc đã phát đi một lời cầu cứu không quân, hai chiếc Bearcat đã cất cánh và sẽ đến trong mười phút nữa. Mặc dầu nơi tiếp xúc giữa hai bên đối địch rất chật hẹp nhưng chính các máy bay sẽ tấn công bằng bom napan làm cháy cỏ tranh, trong đó có nhiều người bị thương của tiểu đoàn 5 dù Việt Nam đã bị chết trong những điều kiện tàn nhẫn.
“Khi Bêan bị thương, Latan kể tiếp, chúng tôi có cảm giác là cả tiểu đoàn bắn cùng một lúc vì những loạt đạn rất dày. Lửa bắt vào những đám cỏ cao và lan ra thành một sự đe doạ mới. Nhiều người chạy tránh lửa, những
https://thuviensach.vn
người bị thương đang nằm, thét lên kinh hãi rồi im bặt vì lửa đã thiêu họ. Đó là một thời điểm khó khăn: tiếng nổ của đạn cối, của chúng ta và của những người đối diện, loạt đạn ngắn, ngọn 1ửa như lốc xoáy, súng đạn nổ trong 1ò 1ửa, tiếng kêu của những người bị thương gặp lửa ... Từ phía sau một đại đội leo lên phía chúng tôi, đi đầu là trung uý Phuriê. Mới vào trận anh đã bị một viên đạn vào đầu. Đại uý Ôđờvin thay anh, nhưng mười phút sau người ta phải sơ tán ông vì ông đã bị đạn. Riêng đối với đại đội của tôi đã có 12 người chết, 24 người bị thương và 2 người mất tích, nghĩa là hơn nửa quân số” (Chú thích: Sinh năm 1927 ở Xanh Manh đờ Castiông (Girôngđơ) Ăngđrê Phuriê tốt nghiệp Trường võ bị Xanh Xia năm 1949, có bằng nhảy dù, được phong thiếu uý tháng 5-1950. Được chọn sang Đông Dương, biên chế vào tiểu đoàn 3 thuộc địa biệt kích dù ở Vannơ tháng 10- 1951. Trung uý lên tàu ở Mác xây vào tháng 12. Tham gia nhiều cuộc hành quân khác nhau, rồi đến Nà Sản. Bổ nhiệm vào tiểu đoàn 5 dù Việt Nam, nhảy xuống Điện Biên Phủ trong cuộc hành quân Hải li.).
Đêm càng khuya trên đỉnh Pu Ya Tao thì tiếng súng càng thưa dần và Việt Minh càng ra xa hơn. Trong đêm tối, lính canh chăm chăm nhìn đám tro ánh lên màu đỏ nhạt, lo lắng nghe vọng lặp lại tiếng dao phạt cây của Việt Minh, hình như đang mở những con đường để tiếp cận các đỉnh núi. Để tự trấn tĩnh, các lính dù Việt Nam nói rằng họ đang làm cáng để chở người bị thương của họ. Rạng sáng thứ hai, ngày 14, một số đơn vị bảo an và đại đội của đại uý Cabirô thuộc tiểu đoàn dù ngoại quốc trở lại những nơi đã diễn ra trận đánh để mai táng những người chết.
“Thật là một cảnh tượng kinh khủng, Latan nhớ lại. Những thân thể bị đốt cháy thành than, những cánh tay bị cụt đang giơ lên ... bốc mùi khủng khiếp. Trên một diện tích nhiều héc ta tất cả đã bị cháy. Những mảnh kim loại của quân trang dát vào da thịt bị cháy đen của vài thân thể. Những cái bụng bị phồng trướng, có cái đã nổ bung ra, nhìn thật kinh sợ".
Một hố lớn đã được đào, những cây thập tự bằng tre và một cuộc mai táng
https://thuviensach.vn
sơ lược đã diễn ra giữa đỉnh Pu San và đỉnh Pu Ya Tao. Một trung đội bồng súng chào và những bức ảnh đã được chụp cho nghi lễ được lưu danh mãi mãi. Khi đơn vị bảo an vừa được tập hợp thì lệnh cho quay lui đã được ban ra kèm theo một câu nhỏ: hành quân cấp tốc! Điều đó cho thấy ai đó ở Bộ chỉ huy GONO rốt cuộc đã nhìn thấy mức độ của các sự kiện vừa xảy ra. Nhịp độ hành quân sẽ tăng lên và như trung uý Rúc đã nhận xét, trở thành "một cuộc chạy đua tìm gia vị ngon".
Đại tá Đờ Caxtơri đã cảm nhận được mối nguy đến mức ông phái trung uý Uyem lên phía bắc cùng 400 lính Thái. Uyem sẽ chiếm giữ độ cao 836, từ đó có thể dùng hỏa lực khống chế đường mòn Pa vi để yểm trợ cho hai tiểu đoàn rút lui từ các mỏm núi xuống. Lăng le ra lệnh cho đại uý Lamuliát đi đón lực lượng bảo an và tiểu đoàn dù ngoại quốc cùng lính trù bị của tiểu đoàn 8 xung kích. Tiểu đoàn 1 dù thuộc địa của đại uý Xukê cũng nhận được nhiệm vụ như vậy. Trung tá Lăng le, mắt cá vừa mới tháo bột, lên đường cùng lính dù của ông.
Các đại đội của tiểu đoàn dù ngoại quốc rút theo thứ tự, Vécghê, Cabirô và Blăngdông làm hậu quân. Chiếc cào cào mới hơi nghiêng cánh mà hàng trăm Việt Minh đã xuất hiện trên sườn núi bên kia, thét lên và chạy tới phía lính lê dương. Một phát đại bác 155 li đã đào lõm hàng ngũ của họ trong chốc lát nhưng tổn thất không bao giờ làm họ nao núng. Họ giống như những tia nước phun ra từ tất cả các bụi cây họ ở đằng sau từng khóm cỏ và làn đạn của họ dày đặc. Tuy vậy vẫn phải đến Pu Ya Tao, ở đây, đại uý Vécghê đến đầu tiên, được xếp vào đoàn thu dung. Cabirô chỉ cách kẻ thù hai ngón tay như khi ta nhờ thắt cà vạt thì lại tuột khỏi tay, kẻ thù còn ở hậu quân thì đại đội "Vú nuôi” Brăngđông bị tấn công một cách tàn nhẫn chưa từng thấy. Một giờ sau, tiểu đoàn đã chiếm lĩnh lại Pu Ya Tao trong lúc Brăngđông "đấu kiếm" hăng hái ở sườn núi cuối cùng. Ghirô lo lắng, các trung uý Nêen và Thilu đề nghị đi đón Brăngđông nhưng Ghirô không cho. Các loạt đạn đến gần, những lính lê dương đầu tiên đã xuất hiện, quân phục rách nát, mặt và tay đầy máu ... Trung uý Raynô giải thích là trung đội lính
https://thuviensach.vn
người Việt của anh đã chạy tán loạn... Brăngdông nét mặt mệt mỏi, đang đi đến cùng với đại đội "cận vệ" của anh. Đại đội anh bị thiệt hại, họ nói là thiếu 40 người nhưng cũng không rõ ai chết, ai bị thương, ai bị bắt làm tù binh. Nhìn lên phía bắc họ được chứng kiến một cảnh đau lòng: trên mỏm núi bên cạnh, lính lê dương bị bắt đang rời trận địa, tay bị trói sau lưng, chung quanh là những người bộ đội cáu kỉnh. Ở tiểu đoàn, họ nói có 28 người chết và mất tích, 24 người bị thương sẽ được trực thăng đến đón, trong lúc các máy bay Bearcat thả bom napan xuống quân Việt Minh ở trong thung lũng.
Lính bảo an rút lúc 20 giờ và đại úy chỉ huy của họ đi đầu với người liên lạc bằng radiô của ông ta với cung cách là người đầu tiên vượt qua mạng của Điện Biên Phủ. Đó không phải là điều mà người ta chờ đợi ở ông, và sau khi thông báo cho ông vài ý tưởng đơn giản về cách chỉ huy một đơn vị nhảy dù, Lăng le gửi ông về Hà Nội theo chuyến máy bay đầu tiên. Để tỏ ra không thiên vị, Lăng le cũng gạt cả thiếu tá Lơcléc.
Trong chiến tranh, những người bại trận bao giờ cũng có lỗi. Tiểu đoàn dù ngoại quốc khoá đuôi cuộc hành quân, Brăngđông đi đầu - anh ta đã xứng đáng - Vécghê ở đuôi. Trong đêm thứ hai 14 rạng ngày thứ ba 15, đoàn quân lặp lại hành trình hai ngày như ra đi. Việc gia tăng tốc độ cảm thấy rõ nhưng mỗi người đều bị thúc đẩy bởi thuyết phục rằng Việt Minh sẽ phục kích hoặc đánh vào sườn họ. Trong lúc đó ở xa hơn về phía tây trên mỏm đồi có rừng cây, Uyem và những người lính Thái của anh bị cối 81 truy kích, anh phải yêu cầu pháo can thiệp để bịt miệng họ. Uyem có hai người bị giết, ba người bị thương và vẫn còn tin rằng việc rút lui của đoàn bảo an và tiểu đoàn dù ngoại quốc cùng 400 lính Thái của anh, đã được phép. Xukê và tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, chẳng hơn gì Lamuniát cùng với các đơn vị xung kích của ông, không phải can thiệp. Còn Turê và các đội biệt kích của ông đã tìm được chỗ trú ẩn, và họ ngủ ngon lành sau hơn mười ngày du cư.
Lăng le tưởng rằng chân đã khỏi và trở về Điện Biên Phủ nửa đi nửa phải
https://thuviensach.vn
cõng, với giúp đỡ của trung uý Xinglan thuộc đội liên lạc và sự quan sát của ông (DLO) (Chú thích: Tối thiểu có 1 sĩ quan và người phụ trách vô tuyến điện.). Tình trạng này làm cho ông điên tiết; hai tiểu đoàn dù có pháo binh và không quân chi viện mà lại chịu thua nhanh như vậy: "Không phải chúng ta đang có vấn đề đối đầu với một sư đoàn ưu tú, ông nói trước ủy ban điều tra, đây là sư đoàn 316. Các sư đoàn ưu tú, 312 và 308 chưa có mặt ở đây".
Vị đại tá nóng nảy xác nhận rằng từ 12-12, người ta được biết rằng các trận chiến đấu ác liệt sẽ diễn ra, tuy nhiên, hai tiểu đoàn dù di chuyển trong khu vực chi viện của pháo binh và không quân bị buộc phải rút lui, thì đối với ông thật là một điều huyễn hoặc khó tin.
“Họ được dẫn trở lại vị trí xuất phát trong những điều kiện gần như là tai hoạ, ông công nhận. Thấy có điều không ổn, đại tá Đờ Caxtơri đã cử tôi đi thu dụng tàn quân.
Tôi nhớ đã đến chỏm núi vào ban đêm, tôi nghe thấy cuộc chiến đấu ở trước mặt tôi, một trận đánh lộn xộn, không rõ ràng, chỉ cảm thấy bằng cách nghe rađiô và chỉ nhìn thấy đám tàn quân của các tiểu đoàn đang đến”.
Lăng le nói quá lên, ngoài đại đội Đờ Cua ở tiểu đoàn 5 dù Việt Nam và đại đội Brăngdông ở tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, các đơn vị khác trở về đều mệt mỏi, dĩ nhiên rồi nhưng bảo toàn quân số. Về phần Cáxtơri ông không quên chỉ trích một cuộc hành quân mà Lăng le có trách nhiệm:
“Giao chiến diễn ra 5 ngày và Lăng le hầu như không biết thu quân về. Dẫu sao quân của ông ta không đạt mục tiêu đã định: Mường Pồn. Họ không thể đến đó ... Họ đã thu nhận các đội biệt kích của Turê và một số du kích, tuy nhiên chúng ta không thể tiến lẩn quẩn mười kilômét về phía bắc Điện Biên Phủ. Cuộc đụng độ đầu tiên này chứng minh khả năng ít ỏi của các chiến binh chúng ta trong chiến đấu ở rừng rậm".
https://thuviensach.vn
Lăng le cũng nhấn mạnh đến tính không thích nghi của các chiến binh Các sĩ quan nhảy dù đã lưu trú ở đây lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba, là loại chất lượng hiếm hoi. Trừ vài ba sĩ quan ưu tú quân đội thường gồm những lính tình nguyện không có kinh nghiệm:
“Quân đội chúng ta không thích hợp với chiến đấu nơi rừng rậm. Trong đất nước này, người ta di chuyển trên những đường mòn chật hẹp mà cả những con lừa cũng không đi qua được, còn kẻ thù thì lại am hiểu những con đường đó. Nghĩa là địa hình bất lợi với chúng ta. Cuộc chiến đấu luôn luôn diễn ra cùng một kiểu như vậy. Tôi đi với hai tiểu đoàn, thường thường vào ban đêm để tiếp cận các sườn núi trước khi trời sáng và tôi giao chiến thông thường bằng hàng đôi, nhiều nhất là hàng ba. Bởi vì nếu không thì rất khó vượt qua. Các đơn vị đi đầu, sau nửa giờ, có khi một giờ hành quân đã chạm mặt với các đơn vị Việt Minh ngụy trang và cuộc giao chiến đã nổ ra. Trường hợp thuận lợi nhất thì mục tiêu bị đánh. Các tiểu đoàn chưa kịp thở thì một cuộc phản kích đã diễn ra đưa tất cả mọi người hầu như chạy tán loạn, trở về vị trí xuất phát”.
Trung úy Nêne thuộc tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc đã giữ kín về vụ Mường Pồn và trong thư gửi mẹ, anh chỉ khuyên: "Mẹ hãy đọc tờ Figaro, chắc họ có đưa tin về chiến sự , rồi anh viết thêm:
Những tuần gần đây là những tuần sóng gió trong chuỗi ngày con ở đây. Chúng con đã phải trả giá cho những cuộc "dạo chơi" quả là rất vất vả ... Ngày 14 và 15-12 công việc thật nóng bỏng và tế nhị nhưng rồi mọi việc đã qua đi nhanh chóng và chúng con vẫn có chỗ ngồi tốt để quan sát. Tinh thần vẫn cao nhưng thân thể khá mệt". (Thư viết ngày 20-12).
Là trung đội trưởng ở đại đội Brăngdông, trung uý Raynô viết thư cho Gia nhin, vợ anh, ngày 17: "Anh không còn nhớ bức thư cuối cùng anh viết cho em ngày nào, nhưng hằng ngày em đọc báo chắc em cũng hiểu rằng lâu nay anh không thể viết thư cho em được; anh không có thời gian mà cũng chẳng
https://thuviensach.vn
có can đảm để viết vì dù sức khoẻ anh không có vấn đề gì nhưng anh khá mệt mỏi".
Hôm trước, trung uý Gioócgiơ Rúc ở đại đội Mactanh gửi thư cho vợ là Crixtin. Anh viết thận trọng đến mức tầm thường hoá sự việc Dường như nói về một cuộc hành quân khác:
“Đó là một cuộc đi chơi xa vất vả. Các anh vẫn luôn đi theo con đường qua các chỏm núi. Đồng bằng ở chỗ các anh, ở độ cao 500m so với mặt biển thế mà các anh còn leo lên đến 1100m. Các anh không được ăn đều bữa và thiếu nước. Rốt cuộc các anh đã trở về mệt lử người, sau khi đã thấy cơ man nào là Việt Minh ở khoảng cách khá gần. Khi các anh về đến nơi, Xavie đờ Tút xê, trung uý thứ ba của đại đội, mới đi dưỡng bệnh ở Đà Lạt về. Anh ấy làm cho các anh món bít tết. Ngon tuyệt!". (Chú thích: Là con một sĩ quan bị Gestapo xử tử, Xavie đờ Tút sê bị tai nạn xe máy chết ở Angiêri năm 1956. "Nó đã 28 tuổi, miệng rộng, yêu đời, một chiến binh tuyệt vời ông bố là Misen, tướng không quân viết, nó giống như một con cá nằm dưới nước trong đội lê dương, gia đình thứ hai của nó".)
https://thuviensach.vn
Chương 2 - SINH THÁI HỌC KHÔNG CÓ CHỖ Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
"Lúc đầu, Lăng le nói, quân dù nhảy xuống, họ đã san phẳng nhà cửa, đã đào hố và, thực lòng mà nói, họ đã đi hơi xa trên những vị trí đó”.
Vậy Điện Biên Phủ là một vị trí ứng biến và Cônhi đã định ra những giới hạn cho nó: Huy ghét và Clôđin, Đôminíc và Élian trên các mỏm núi về phía đông và hai tiền tiêu có nhiệm vụ bảo vệ con đường: Bêatơrít ở đông bắc và An nơ Mari ở tây bắc. Mỗi trung tâm đề kháng trong số sáu trung tâm do một tiểu đoàn đóng giữ, số điểm tựa của trung tâm tuỳ thuộc vào địa hình. Ngày 17-12, theo yêu cầu của đại tá Đờ Caxtơri, Gabrien phải được xây dựng dưới 5km về phía bắc căn cứ, dọc theo đường mòn. Cônhi cũng đã tính đặt công trường xây dựng ở cự li 6 km về phía nam, ở đây ông đặt một cụm pháo, điều đó buộc Việt Minh phải phân tán làn đạn nếu muốn bắn cùng một lúc cả hai cụm cứ điểm của Pháp.
Tại Isaben có một tiểu đoàn bộ binh Angiêri và một tiểu đoàn lê dương làm nhiệm vụ bảo vệ các khẩu pháo.
Gậy ông lại đập lưng ông, chính Lalăng không hiểu gì về những người lính bản xứ. Những người lính của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angiêri là những người nông dân thất học ở vùng nam Bliđa, không nói được tiếng Pháp. Tăng viện cuối cùng đến với tiểu đoàn này từ tháng 7-1953 là: 297 người trong đó bảy hạ sĩ quan, đáp tàu thủy từ Apbơvin đến, 92 người trong số họ sang lần thứ hai nhưng trong đó có 59 người không phải tình nguyện. Thiếu tá Cácbonniê, một người cũ của tiểu đoàn 1 xung kích, chỉ huy tiểu đoàn, viết rằng thanh niên Angiêri "thường xuyên ý thức về quyền lợi của họ và không nghĩ gì về nghĩa vụ của họ". Kết thúc nhiệm kỳ, Cácbonniê được thay bằng đại uý Đuyriê và đảm đương nhiệm vụ quyến chỉ huy cho đến khi bị chết vì mìn. Thiếu tá Phavarông kế tiếp ông nhưng ngày 7-12 trong cuộc hành quân ở vùng châu thổ, hai máy bay Bia cát bổ nhào xuống
https://thuviensach.vn
tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angiêri. Mang ba lô tiếp tế và những két đạn, các tù nhân và người bị giam là quân nhân (PIM) rất đông bên cạnh binh lính của tiểu đoàn, và các phi công tin chắc rằng đây là một đơn vị Việt Minh, liền thả hai quả bom napan. Đại uý Gôndanve và 12 người bị bỏng nặng, thiếu tá Phavarông bị thương vì một mảnh đạn: "Nó vào chỗ hõm của vai trái và ra dưới cánh tay sau khi đã cắt đứt động mạch cánh tay và bó dây thần kinh".
Phavarông đã được sơ tán bằng trực thăng và được cứu sống kịp thời. Phòng tác chiến ở Hà Nội đang lúng túng giữa hai con đường tìm đâu ra một sĩ quan sẵn sàng chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 Angiêri sắp lên đường đi Điện Biên Phủ? Với danh nghĩa lâm thời người ta cử thiếu tá Đờ Pêrétti. ông ta ở lại 5 ngày và nhường chỗ cho đại uý Xanlô đờ Noayê, ông này dẫn tiểu đoàn đến sân Quần ngựa Hà Nội rồi đến Điện Biên Phủ bằng đường không vào giữa tháng 12. Phòng tác chiến sau đó áp dụng một cách cũ mà tốt là cởi áo Pie mặc cho Pôn. Người ta cho thiếu tá Biăngcô thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 Angiêri biết phó chỉ huy của ông là đại uý Giăngxênen phải về Hà Nội gấp - Giăngxênen hy vọng thế chân Biăngcô khi ông này về nước và thế là anh được thăng chức đứng đầu tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 Angiêri đã đóng trại ngoài trời từ ba ngày nay ở Điện Biên Phủ. Anh đáp máy bay vào sáng 20:
“Tôi đến trình diện với đại tá Đờ Caxtơri, ông giữ tôi lại ăn cơm, chỉ cho tôi biết nhiệm vụ của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angiêri (đặc biệt là việc bảo vệ hai đại đội pháo 105) và dùng xe Jeep dẫn tôi đến khu vực của tiểu đoàn 2 Angiêri và tiểu đoàn 2 Ma rốc của thiếu tá. Buri, đang chuẩn bị trở về Hà Nội. Tôi thấy khu vực chiếm đóng của tiểu đoàn là quá rộng và phân tán giữa các lùm tre và tôi đã cau mặt. Caxtơri đã thấy thái độ đó và yêu cầu chúng tôi, Bôri và tôi, đề nghị với ông về cách bố trí bộ đội".
Thứ hai, Giăngxênen làm một bản vẽ về Trung tâm đề kháng tương lai Isaben nằm trong vòng uốn của sông Nậm Rốm, phía tây là tàn tích của một
https://thuviensach.vn
con đê cũ, các mặt khác đều xa các ngọn đồi. Sau khi lính Ma rốc đã đi rồi, tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angiêri đón tướng Cônhi đến thăm. Giăngxênen mang găng tay trịnh trọng tiếp đón, cố ý làm cho khách hiểu rằng "thêm một đại đội nữa sẽ rất hoan nghênh". Cônhi cho ông hay rằng các đại đội pháo 105 của cụm Anlire đã đến, trước vài ngày tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh ngoại quốc, điều đó làm yên lòng viên sĩ quan chỉ huy lính bản xứ.
Huân chương Giải phóng, cựu chiến binh ở Narvik (Chú thích: Narvik: cảng ở miền bắc Na Uy nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân Đồng minh và quân Đức năm 1940.) tham gia lực lượng Pháp tự do của tướng Đờ Gôn, hai lần bị thương, Lalăng là một chiến binh lão luyện. Trước khi đáp máy bay lên Điện Biên Phủ, ông viết thư cho vợ là Mari Phrăngxoadơ rằng ông "hài lòng về sự thay đổi và về sự chỉ huy nghiêm túc chặt chẽ hơn nhiều mà người ta đã tạo ra cho anh. Mọi việc sẽ khác: cán bộ, nhiệm vụ, môi trường. Một nỗi buồn phiền duy nhất: thư từ đến chậm vì từ Hà Nội, sau khi chia chọn, sẽ được gửi đi bằng máy bay. Chỉ cần có sương mù là máy bay đã bị chậm rồi (ngày 3-1).
Mười ngày sau:
“Mọi người nói rằng nhiệm vụ hiện tại của các anh là chủ yếu. Nó không dễ dàng chút nào và anh đang thử thách một cách nghiêm khắc tinh thần trách nhiệm. Anh cầu xin nhưng không tìm thấy sự yên bình; em biết không, một sự thanh thản đẹp đẽ nhưng có vẻ bề ngoài nhiều hơn là hiện thực ... Sự chờ
đợi đó, con người xa lạ trước mặt anh đó, đè nặng lên anh nhưng anh hiểu rằng thắng được một ngày là một ngày quan trọng ... Nếu anh có ý thức về nhiệm vụ và thường khổ sở vì sự cách biệt với người chỉ huy thì người đối diện với anh ở bên kia phòng tuyến cũng vậy, lại còn nhiều hơn anh nữa,
anh thề với em như vậy. Luôn luôn có một mối lo sợ trước khi hành động, nhưng điều đó có tác động ở cả hai bên".
https://thuviensach.vn
Cuối thư, Lalăng thổ lộ hơi quá một tí nhưng tránh nói về nghề nghiệp của mình:
“Em yêu cầu anh giữ lời hứa, đừng giấu giếm em điều gì cả anh vẫn giữ lời; những giờ phút này thật nặng nề. Anh tự trách đã nói với em, anh còn tự trách nhiều hơn nữa về sự thử thách. Con người hay hoài nghi! Anh nghe lời trách móc này và anh xấu hổ về điều đó nhưng bản tính của anh là như vậy, thật khó khăn khi phải chống lại chính mình. Hãy cầu nguyện cùng anh cũng như anh cầu nguyện cho em và các con, để cho bức thư này không làm em đau buồn mà trái lại nó khơi gợi trong em sự phản ứng của nghị lực, điều đó luôn luôn là cách làm của em ... Tuy nhiên không có sự lo lắng nào, không có gì đến với mình nếu thượng đế không muốn, vậy em hãy tươi cười lên và yên tâm đi, chỉ có trái tim đáng thương này lang thang, mơ mộng. Một ngày mai chúng ta sẽ cùng nhau cất tiếng cười”.
Sau khi chữa bệnh ngoài da, đại uý Pisơlanh trở về tiểu đoàn 8 xung kích, ông gặp lại đại dội của mình, ông viết thư ngay mô tả địa điểm cho bố biết:
“Đây là một hoạt động rất lớn có thể có những tác động trở lại quan trọng. Điểm tựa này rất bền vững, dễ phòng thủ hơn điểm tựa Nà Sản và có các phương tiện quan trọng hơn. Chúng con đang chờ đợi một mưu toan của Việt Minh nhưng họ sẽ biết họ đang đối đầu với ai. Xứ này thay đổi một cách dễ chịu đối với chúng con so với vùng châu thổ. Đây là một vùng lòng chảo có núi non bao quanh, ở giữa, có hai, ba con sông nước lạnh buốt. Đêm đêm trời mát lạnh và con có thể chịu đựng được với cái túi ngủ và cái chăn.
Vùng lòng chảo Báo chí thích từ ngữ này nhưng đại uý Sơvaliê ở tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương thứ 13, ngày 2-3 đã bảo đảm với Giécmen, vợ ông, rằng "Từ này đã đưa đến một ý nghĩ sai lầm. Hình ảnh đúng đắn là hình một sân vận động mênh mông dài ít nhất là 20 kilômét, chiều ngang 7-8 km. Lòng sân vận động là thuộc về chúng ta, các bậc thang núi xung quanh
https://thuviensach.vn
là của Việt Minh ..." (Thư viết ngày 2-3).
Khi Sơvaliê khẳng định rằng các bậc thang thuộc về Việt Minh, ông ta nghĩ đến những ngọn núi có mây trắng bồng bềnh tạo thành những bậc thang khổng lồ cho đến tận biên giới Trung Quốc. Những quả đồi phần thuộc về người Pháp, trung uý Payơrê thuộc tiểu đoàn 4 lính Ma rốc leo lên Élian2. Với cha mẹ anh, anh cũng dùng từ "vùng lòng chảo", một ý nghĩ xuất phát từ trong sâu thẳm trí nhớ về hình ảnh có tính biểu tượng của cuộc hành hương Sáctơrơ: "Sau hai tháng làm việc, phong cảnh vốn là sự pha trộn giữa các thửa ruộng nhỏ, có rừng thưa bao quanh, đã hướng tới dáng dấp phong cảnh vùng Bốt xơ (vùng đất phù sa của bồn Pari nằm ở tây nam thành phố Pari), chỉ thiếu một chỏm nhà thờ".
Viết thư cho vợ là Pierét ở Liệu cùng với các con, trung uý Rastuin ở tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc ví Điện Biên Phủ như quê mình:
“Anh không biết so sánh xứ này với cái gì, có thể với vùng phụ cận của thung lũng Accơ, những chỏm núi phủ một lớp rừng, dày dưới gốc là lớp cây con nhằng nhịt khó gỡ, hoặc với vùng Picốtxen hoặc còn nữa với vùng Galốpbơ”.
Việc phá rừng gia tăng, nhiều đường hào và vị trí chiến đấu được đào và thiết lập, tất cả những điều đó đã biến đổi bộ mặt của thung lũng Điện Biên Phủ; người mới đến lần đầu tưởng được nhìn thấy một vùng rừng núi và những ruộng lúa thì đã bị bất ngờ. Sau thời gian thực tập ở bệnh viện Van đờ Grát năm 1953, bác sĩ Pông đáp máy bay của Hãng Air France sang Việt Nam công tác. Ngày 25-2, đến thay thế trung uý Canvê, bác sĩ của tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 lính Angêri, Pông thổ lộ với vợ :
“Từ trên máy bay đến Điện Biên Phủ, người ta thấy đó là một vùng trũng hoàn toàn bị phá trụi giữa các ngọn núi của xứ Thái. Trong lòng thung lũng một con sông uốn khúc ... Cây cối bị chặt, nhiều hầm ngầm được đào và gia
https://thuviensach.vn
cố bằng tre, nối liền với nhau bằng một hệ thống giao thông hào, toàn cảnh Điện Biên Phủ gần giống bãi chiến trường ở Vécđoong năm 1916”.
Nếu người Pháp dự định mở rộng trận địa thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nan giải về tiếp tế, cung cấp nước và sơ tán người bị thương. "Người ta không thể cho phép mình xây dựng một căn cứ không - địa rẻ tiền cách vị trí chiến đấu của mình tới 300 kilômét. Cônhi thừa nhận, ... Người ta không thể làm Anhirm cách 300 killômét trong một thời gian không hạn định. Người ta làm Arnhem cách 20 kilômét và trong vài ngày” (Chú thích: Liên hệ tới chiến dịch Market Garden ngày 17-9-1944 của quân đồng minh ở Hà Lan. ) .
Theo trung tá Lăng le, Cônhi việc đào đắp đất không tiến triển, ông thừa nhận: “Việt Minh làm tốt hơn chúng ta trên địa hình này. Nhất là họ có lao động. Chính các tiểu đoàn của chúng ta tổ chức vị trí. Có nhiều tù nhân, tù binh và người bị giam giữ nhưng bộ phận chủ yếu của các vị trí là do chúng ta làm; thời gian lấy vào giờ nghỉ của binh lính”.
Có lao động Thái khá nhiều đấy, nhưng với Lăng le mà khêu gợi sự tham gia của người Thái vào nỗ lực chung thì cũng giống như vẫy miếng vải đỏ trước mũi con bò tót Miura:
“Đó là những người Thái! Họ chẳng làm việc! Đại diện cho họ là một ngài tên là Boócđiê, con rể Đèo Văn Long, thủ lĩnh xứ Thái, một kiểu tiểu lãnh chúa địa phương ... Họ có bao nhiêu người? Tôi không thể đưa ra một con số, nhưng tôi thấy đó là một kiểu trạm đón tiếp du khách ... hàng trăm
người phải nuôi bấy nhiêu miệng ăn vô tích sự”.
Na va chủ trương rút người Thái khỏi cuộc nhưng Cônhi nghĩ rằng "về mặt tinh thần, tốt hơn nên để họ làm việc phòng thủ xứ sở họ". Người Thái cũng đặt ra vấn đề an ninh. Các gia đình thì ở trong ba ngôi làng gần Điện Biên Phủ, còn đàn ông được động viên thì ở trong các vị trí. Caxtơri không thích
https://thuviensach.vn
tình trạng này: "Sẽ có chuyện các đội tuần tra trong làng thu lượm những lính chính quy Thái về thăm vợ".
Với tinh thần trung thực, ông thừa nhận "đó cũng là một nguồn tình báo. Cũng cần nhìn mặt này mặt kia ...” .
Với đại đội cối hạng nặng của anh, trung uý Môliniê đã nhảy dù đợt hai và cấp trên của anh đã ấn định cho anh "một vị trí tạm được ở phía nam cách ngôi làng 500 mét". Vị trí này ở cạnh một ngôi chùa "một căn nhà cổ điển
sơn màu đỏ màu hạnh phúc - với một bàn thờ bọc vải đỏ, có thêu rồng vàng”. Ở chân bàn thờ, những chiếc bát trống rỗng dùng đựng lễ vật để cúng, chứng minh chủ nhân vội bỏ ra đi và hai chiếc chuông đồng thau,
khoảng 50cm, đó là toàn bộ những hiện vật của ngôi chùa. “Khi người ta ra lệnh cho chúng tôi chui xuống đất và xây dựng hầm trú ẩn, Môliniê kể, mọi người lao tới ngôi làng, mà dân đã sơ tán, để lấy những cột gỗ và mảnh ván. Bị che khuất dưới vòm lá cây, ngôi chùa không ai để ý, trở thành một nguồn
cung cấp gỗ cho công trình chúng tôi. Chỉ còn lại mấy cái chuông, tôi quyết định đưa về căn cứ hậu cần ở Hà Nội” (Chú thích:Những chiếc chuông của Điện Biên Phủ theo tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc được khôi phục lại khi nó rời
Đông Dương sang Angiêri, và sau khi tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc giải thể, chúng được đưa đến Bảo tàng Sidi Bel Abbès. Ngày nay chúng ở bảo tàng đạo quân lê dương ở Aubagne.) .
Ở An nơ Mari nơi tiểu đoàn dù ngoại quốc thứ nhất chiếm lĩnh các công sự dưới đất, trung uý Nêne đã vào tuổi 27. Trước khi sang Đông Dương, anh là sĩ quan tuỳ tùng của tướng Môngcla, là người chỉ huy tiểu đoàn Pháp của Liên hợp quốc tại Triều Tiên, nhưng chức vụ này anh không thích: "Người ta nhầm lẫn nghiêm trọng khi người ta muốn làm cho tôi thành một sĩ quan xalông!", anh thổ lộ với người thân. Nêne khá nổi tiếng, thiếu tá Ghirô đánh giá anh là "Có đẳng cấp cao hơn các sĩ quan có cùng quân hàm". Anh được sự kính trọng của các binh sĩ lê dương, anh đã tham gia tất cả các cuộc hành quân và giữ một kỷ niệm xấu về cuộc hành quân "Cá chó" diễn ra trước Hải
https://thuviensach.vn
li. Anh thổ lộ với bố, ngày 18-lO-1953:
"Cá chó" là một cuộc hành quân vất vả, khó chịu nhất là về mặt tinh thần mà con đã tham gia từ buổi đầu khi mới sang Việt Nam. Các phát súng không bao giờ gây cho con nhiều ấn tượng cả mà chính là những quả mìn. ôi những cái máy khốn nạn và kinh khủng đó! Nếu không chống lại nó, rốt cuộc quân đội sẽ bị một nỗi ám ảnh của những dụng cụ vô danh và giết người này, đến mức quân đội sẽ bị tê liệt”.
Về đời sống hàng ngày, Nêne kể những chuyện vặt vãnh với mẹ :
“Chúng con làm việc trên các vị trí của mình, hầm trú ẩn, dây thép gai, hào chiến đấu. Phải trả giá cho vài cuộc đi dạo ngày cũng như đêm, nhưng "khách hàng" có vẻ không hăng lắm và không đến gần. Việc đó cuối cùng thành buồn tẻ. Bây giờ con có cả một vườn thú trên chòm núi của con: một con gà trống, một con gà mái và một con chó đen như mực. Còn con vịt thì đã lên chảo từ hôm qua" (thư viết ngày 10-12).
Bạn của Nêne, trung uý Béctơrăng có một tinh thần bền vững, không thay đổi mà cha mẹ anh không phải lúc nào cũng nhất trí dược với anh. Khi bà Thêređơ, mẹ anh, cho anh biết là ông bố lo lắng thì anh ta chồm lên trên ngòi bút của mình: "Này, mẹ Thêređơ ơi, mẹ hãy lay bố già dậy đi, đừng lo ngại cho con, con đến đó là vì con thích. Nếu bố già thích săn thỏ thì con lại thích săn Việt Minh cơ".
Đó là phong cách Béctơrăng. Thích bông đùa và tin chắc ở khả năng không thể bị tổn thương của mình. Ngày 5-12, anh ta viết: "Chúng con đi dạo và con đã đi vào khu rừng thưa thật sự, với chiếc địa bàn và con dao phát. Con đã nhìn thấy dấu chân hươu, ngựa và dấu chân hổ ... Có lẽ chúng con còn ở đây vào dịp Noen. Vị trí rất vững chắc, đây là Chiến tranh 1914-1918 có hào chiến đấu và có dây thép gai”.
https://thuviensach.vn
Béctơrăng đang sống trong môi trường của mình, anh nói thêm: "Chúng con làm bếp với thực phẩm tươi sống, thay cho khẩu phần chiến trận; trung uý Đômingô cho gửi hàng sang bằng chiếc Bô bon của anh, chúng con ăn ý với nhau như anh em; đây là cuộc sống đế vương".
Ngày 28-1, anh trở lại với vấn đề ăn uống: "Người ta làm một loại bếp dưới đất và không thể để mình bị suy nhược. Chúng con cho đưa từ Hà Nội lên, măng tây, giăm bông hộp, đó là những món chi tiêu duy nhất của chúng con, không thể để thiếu thốn được! Tiến lên, không thể nhu nhược được!".
Vẫn từ tiểu đoàn dù ngoại quốc, trung uý Rây nô mô tả nhà của mình với Gia nhin:
“Giường của anh bằng rơm ẩm, áo ngủ được thay bằng quân phục chiến đấu trừ các trang bị, cứ hai đêm thì có một đêm cởi giầy, trần giường là những khúc gỗ và rất nhiều đất, ánh sáng thì có nến thắp cả ban ngày” (thư viết ngày 7-12).
Đại uý Pisơlanh cũng nghĩ tới đại chiến:
“Người ta chui xuống đất trong những công sự chiến trường như năm 1916, nhưng với một hoả lực bộ binh mạnh hơn nhiều cộng với tất cả các cuộc chi viện có thể của pháo và cối. Cho nên đừng lo lắng gì về số phận của tôi ... Thời hạn lưu lại của tiểu đoàn ở các nơi này ư? Tôi không hy vọng rằng chúng tôi sẽ được đưa về Hải Phòng trước Noen". (thư viết ngày 10-12).
Ở đơn vị Biga, trung uý Xamalen mô tả hầm trú ẩn với Blăngsơ, ngày 4-12. Có phần nào đỡ khắc khổ hơn chỗ Rây nô:
“Một lỗ lớn che bằng những khúc gỗ và đắp hơn 50cm đất. Đạn súng cối, pháo có thể bắn trúng ... Tôi sẽ ngủ yên chẳng lo ngại gì. Tôi đã lót vách bằng những chiếc chiếu tre và đặt lên đó ba thiếp mừng nhân dịp lễ thánh
https://thuviensach.vn
Angđirê, để thay các bức tranh. Tôi lót rơm làm nệm, để những bộ sừng hươu, để đặt súng và như vậy giống một cuộc hẹn đi săn”.
Ngày lên đường của tiểu đoàn 6 dù thuộc địa sẽ vào ngày 11-12, trước đó ba ngày, trung uý Trapp viết từ Hà Nội:
“Những ngày đóng quân cửa chúng tôi ở Điện Biên Phủ cuối cùng đã kết thúc. Ba tuần lễ, chấp nhận được, thế cũng là đủ rồi. Chúng tôi trở lại với nhịp sống bình thường và chỉ đợi một đòn "bất ngờ mới của Na va". Với
anh chàng đó, phải cảnh giác, ông ta chẳng báo trước đâu và sẽ gửi chúng ta đến một xó xỉnh nào đó bất ngờ nhất!”
Ở Điện Biên Phủ, những "người chui xuống đất" từ máy bay xuống ngày càng đông. Người ta khó hình dung hết tầm quan trọng của những vận động đó mà chỉ cần hai con số là đủ thấy khối lượng: trong nửa đầu tháng 12, 3470 lính dù rời Điện Biên Phủ cùng lúc sẽ đến Điện Biên Phủ là 4680 bộ binh, tất cả đều bằng không vận. Từ ngày khôi phục đường băng, không quân đóng góp công sức nghiêm túc, đã chở 3150 tấn, nghĩa là khoảng 170 tấn/ngày.
Sinh ra ở Pécpinhăng năm 1926, trung uý, bác sĩ Vécđaghê của tiểu đoàn 3 Thái đã đến Điện Biên Phủ vào ngày 1-12. Thời tiết thật tuyệt vời và Vécđaghê đã đi những bước chân đầu tiên trên đường băng, ngây ngất trước vẻ đẹp của thung lũng. Bị thu hút vào việc xếp đặt bệnh xá của mình, ông chưa có thời giờ viết thư cho vợ là Aclét, nhưng ngày 4-1 ông đã khai bút: "Các anh đang ở Điện Biên Phủ, quả tim của xứ Thái, trên một ngã tư đường quan trọng". Chuyển sang đề tài mang tính quân sự hơn, ông viết: "Các anh đã có bảy tiểu đoàn cộng với pháo binh, không quân, v v. Các cao điểm do quân dù canh giữ còn các anh chiếm lòng chảo của thành phố (nguyên văn) Điện Biên Phủ, đã ít nhiều chịu đựng các cuộc chiến đấu. Đây là một Nà Sản mới nhưng lớn hơn".
https://thuviensach.vn
Bị quyến rũ trước phong cảnh, Vécđaghê muốn chia sẻ với vợ niềm cảm hứng:
“Anh rất sung sướng được ở đây và anh chỉ yêu cầu mỗi một điều: Kết thúc thời gian phục vụ tiểu đoàn tại đây. Các anh mua gà vịt, trứng và lợn tại chỗ, còn thứ khác do máy bay chở đến. Một điều phiền phức duy nhất: các anh ở gần đường băng, ở đây cứ năm phút lại có một máy bay Đacôta đỗ xuống”.
Các binh lính của tiểu đoàn 3, trung đoàn lính Angiêri trèo lên đồi của cứ điểm Đôminíc, còn từ máy bay đi xuống là những lính lê dương của một đơn vị thuộc bán lữ đoàn lê dương thứ 13 của trung tá Gô sê. Theo truyền thống lớn của đội lê dương, tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13 của thiếu tá Bruynô và tiểu đoàn 3, bán lữ đoàn 13 của thiếu tá Pê gô sử dụng cuốc xẻng một cách hăng hái để làm nhớ lại rằng các binh sĩ lê dương trước hết là những người thợ xây.
Tham mưu trường bán lữ đoàn 13, thiếu tá Va đô, ngày 7-12, viết cho vợ ở lại Buốcăng Brétxơ cùng năm đứa con:
"Từ chiều hôm qua, các anh đã ở Điện Biên Phủ, một vùng trũng lớn có núi bao quanh. Hình như ở đó không có nhiều Việt Minh”.
Ngày 9-12: "Các anh đã bắt đầu làm công trình, chỉ vài ngày nữa, các anh sẽ sống dưới đất”..
Ngày 12-12: "Các anh tiếp tục chui xuống đất và ngày mai anh sẽ vào hầm trú ẩn của mình".
Ngày 14-12: "Đêm đầu tiên dưới hầm trú ẩn, chẳng thú vị gì nhưng sống yên tĩnh và các anh đã nhận được thực phẩm tươi. Ngôi làng tội nghiệp của Điện Biên Phủ đã bị hoàn toàn san bằng, đã từng có những căn nhà sàn lợp
https://thuviensach.vn
tranh rất đẹp”.
Ngày 17-12: "Trời mưa, các anh ở trong bùn lầy mặc dù bây giờ là mùa khô. Sau khi phá hủy làng để làm hầm trú ẩn, các anh chặt cây làm dân làng rất thất vọng".
Ở phía bắc trên cứ điểm Gabrien, các binh lính tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 lính Angiêri cũng chôn vùi xuống đất như phải ở đó mười năm. Hình thái trải dài của vị trí nổi lên trên ruộng lúa như một con tàu có boong cao đã làm cho nó được mệnh danh là "Tàu phóng lôi".
Trước khi lên máy bay, trung uý Phốc có được lưu lại Hà Nội. Là con của một sĩ quan, anh đợi tám ngày rồi mới viết thư cho mẹ :
“Chúng con rời khỏi đồn ở vùng châu thổ ngày 28-12 và đi Hà Nội. Lần đầu tiên con được thấy thành phố này: những đại lộ rộng rãi, những ngôi nhà có vườn xung quanh, những khách sạn khoáng đạt, v. v Các sĩ quan ngủ đêm trong thành phố có thể giải trí và con không bỏ qua cơ hội - Phụ nữ Trung Quốc xinh lắm! Con nói như vậy là xấu phải không, nhưng phải biết hưởng tuổi xuân chứ”.
Ngày 2-1, tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 lính Angiêri được dẫn tới khu vực không quân. Hai giờ sau, ba lô trên vai, họ leo lên vùng lãnh thổ mới, "Tàu phóng lôi", trung tâm đề kháng Gabrien tương lai. Đại uý Ca rê, sĩ quan tuỳ tùng ngạc nhiên: "Đáng lẽ lợi dụng rừng để ngụy trang chúng ta, chúng tôi lại nhận được lệnh phát quang bụi bờ trên quả đồi. Những tổn thất đầu tiên (hai người chết, ba người bị thương) ngày 4-1 do một máy bay C119 Packet gây nên khi nó thả dù sáu tấn dây thép gai mà không báo trước. Những thiệt hại đầu tiên do hỏa lực địch trong 6 ngày sau: giữa đêm Việt Minh bắn ba chục đạn cối 81 và tung một trung đội vào hàng rào dây thép gai: một người chết, hai người bị thương nhưng cũng tìm thấy những mũ của Việt Minh”.
https://thuviensach.vn
"Chúng tôi đang sống một cuộc sống thực sự của chiến trường, Phốcx xác nhận. Tôi bị phục kích cả một đêm, nhưng không thấy gì. Ban đêm trời lạnh, buổi sáng sương mù dày đặc che kín khu lòng chảo. Tôi bị cảm...” .
Trước ngày lên đường của tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc, trung uý Rastuin được đi phép ở Hà Nội cùng với bạn là Cudanh: "Anh cần mua hai, ba thứ lặt vặt, anh viết cho Pierét, nhưng nhất là anh muốn tắm và qua đêm trong một phòng ngủ văn minh".
Sau khi thuê một phòng ở khách sạn Mêtơrôpôn, hai sĩ quan mặc thường phục đi ăn tối có uống rượu vang Coócxơ có vị nhạt nhẽo đáng sợ. Sau đó đi xem phim và ngồi trong một quán rượu hai giờ. Rồi họ về ngủ "trên những khăn trải giường không ngửi thấy mùi mốc". Sáng hôm sau khi đã tắm "trong một bồn tắm thực sự", họ đi tham quan Hà Nội, đến phố Hàng Đào, đến phố Thợ Nhuộm, phố Hàng Da, "như phố xá của chúng ta thời Trung cổ".
Ngày 21-1, Rastuin bắt đầu mơ mộng "Nếu Chúa ban phước lành, anh hứa với Pierét, rốt cuộc anh sẽ xin được bổ nhiệm hoặc ở Hà Nội, hoặc ở Sài Gòn và hứa với em, anh sẽ đưa em tới đây. Em có thể tin tưởng tuyệt đối ở anh".
Ở tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 lính Ma rốc, trung uý Đờ Payơrê báo với bố:
“Con đã đến Điện Biên Phủ trong sự ồn ào náo động của máy bay, của dù và của các quân nhân đủ mọi quốc tịch, trong cái lòng chảo hình như đã trở thành một địa điểm thời thượng. Hơn nữa nó đã có diện mạo của một vùng dành cho đám lính tráng thô bạo. Các ruộng lúa đã biến mất dưới những hệ thống hàng rào dây thép gai và các mô đất đều bị đào xới như các cây thớt pho mát Gruye. Trung đội con có nhiệm vụ thay thế một ngôi chùa nhỏ ẩn dưới hàng cau bằng một công trình xây dựng kiên cố kiểu chiến lũy Maginô, với lý do dối trá và dễ dãi là ngôi chùa đó chiếm một điểm cao
https://thuviensach.vn
chiến lược” (Thư viết ngày 23-l).
Cũng trong tiểu đoàn này, trung uý Ga lốp Banh tâm sự riêng với em trai là Ăngđrê: "Ngày 16 người ta đưa các anh lên máy bay và chở các anh đến xứ Thái. Nhất là em đừng nói gì với mẹ và chị dâu, sợ mẹ và chị quá lo lắng. Nhưng ở đây không phải xấu hơn nơi khác đâu" (Thư viết ngày 24-l).
Trung uý Brunbrúc đã được không vận cùng với tiểu đoàn 2, trung đoàn 4 pháo binh thuộc địa vào ngày Noen năm 1953. Mồ côi từ nhỏ, tình cảm của anh dành cho em trai là Goócgiơ và chị là Alíc:
“Đã năm ngày rồi, anh ở cứ điểm mới ở xứ Thái làm anh nhớ lại cứ điểm Nà Sản, chỉ khác là ở Nà Sản các anh thay thế ai đó còn ở đây thì mọi cái đều phải làm mới. Các anh lật hàng tấn đất và anh chẳng có thời gian rỗi. Bữa ăn đêm Noen ở Hà Nội hơi tẻ nhạt nhưng vẫn là bữa ăn đêm Noen còn
ngày đầu năm ở đây thì quê kệch hơn và đánh dấu một sự trở về với đất, thậm chí dưới đất". (Thư viết ngày 3-l).
Nêne, Rây nô, Pisơlanh, Xamalen, Phốcx, Rastuin, Bectơrăng, Galốppanh, Payơrê, Brunbrúc và cả trung tá Gô sê nữa, không ai từ Điện Biên Phủ trở về. Cùng với họ, hàng trăm thanh niên khi ra đi đã lớn tiếng cười nếu người ta nói với họ rằng các anh sắp kết thúc cuộc đời rồi, mọi việc sắp dừng lại ở đó, ở vùng trũng của thung lũng dẹp đẽ này của xứ Thái.
Đến ngày 28-12, thiếu tá Xuđra thuộc tiểu đoàn 31 Công binh sẽ thu thập tại chỗ 2200 tấn gỗ và máy bay sẽ mang đến cho ông 3350 tấn. Con số đó xem ra có vẻ lớn nhưng thật ra nhu cầu của ông lên tới ... 36000 tấn. Việc xây dựng đường băng hạ cánh nói riêng là một chuyện nát óc. Song song
với đường mòn bằng đất, phải làm một đường băng bằng lưới sắt DSP nguồn gốc sản xuất từ Mỹ, nhưng vì thiếu đá nên Công binh buộc phải lót các ống tiêu nước đào dưới đường băng bằng các bó cành cây và bó củi. Đó không phải là điều lý tưởng; Xuđra sẽ thấy khi có cơn bão đầu tiên vì đất sẽ
https://thuviensach.vn