🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chậm Rãi Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn CHẬM RÃI Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp:La Lenteur Nhà xuất bản: Gallimard, Paris 1996 Tác giả: Milan Kundera Dịch giả: Ngân Xuyên Xuất bản: Đông Tây **★** ebook©vctvegroup https://thuviensach.vn 1 C húng tôi nảy ra ý muốn nghỉ chiều và qua đêm tại lâu đài. Nhiều lâu đài ở Pháp đã biến thành khách sạn: một vùng cây cối lọt thỏm trong một vùng không gian trơ trụi, khô cằn; một khoảng nhỏ để đi dạo với chim muông, cây cỏ giữa một hệ thống đường cao tốc rộng lớn. Tôi đang lái xe, qua tấm kính hậu tôi nhận thấy một chiếc xe con chạy phía sau. Ngọn đèn nhỏ bên trái nhấp nháy, cả chiếc xe phả ra những làn sóng nôn nóng. Người tài xế đang tìm cơ hội để vượt qua tôi; anh ta quan sát lựa thời cơ giống như một con diều hâu lựa lúc lao xuống chụp con chim sẻ. Véra, vợ tôi, nói với tôi: “Cứ năm mươi phút lại có một người chết vì tai nạn giao thông ở Pháp. Nhìn mà xem, tất cả cái đám đông điên cuồng đang quay lượn quanh chúng ta. Đó cũng chính là những người đã tỏ ra thận trọng kinh khủng khi có một bà già bị móc túi ngay trước mặt họ ở trên phố. Làm sao họ lại không cảm thấy sợ hãi khi ngồi sau tay lái?” Tôi biết nói gì đây? Có thể là thế này: con người đang cúi gập mình trên chiếc xe máy chỉ có thể tập trung chú ý vào khoảnh khắc hiện tại anh ta đang lao xe đi; anh ta bị buộc chặt vào mảng thời gian bị cắt rời khỏi cả quá khứ và tương lai; anh ta bị dứt tung khỏi dòng chảy liên tục của thời gian; anh ta ở ngoài thời gian; nói cách khác, lúc đó anh ta đang trong trạng thái xuất thần, ở trạng thái đó anh ta không còn biết gì đến tuổi tác, vợ con, những nỗi âu lo của mình nữa cả, thế nên anh ta không thấy sợ, bởi vì nguồn gốc nỗi sợ là ở phía trước, phía tương lai, mà một người đã thoát khỏi tương lai thì không có gì phải sợ. Tốc độ là một hình thức xuất thần mà cuộc cách mạng kỹ thuật đã tặng cho con người. Ngược lại với người đi xe máy, người chạy bộ luôn luôn hiện diện trong cơ thể anh ta, buộc phải không ngừng nghĩ xem mình đã phồng chân, kiệt sức chưa; trong khi chạy anh ta cảm thấy trọng lượng, tuổi tác của https://thuviensach.vn mình, ý thức hơn bao giờ hết về bản thân và thời gian sống của mình. Mọi chuyện sẽ thay đổi khi con người giao phó khả năng tốc độ cho máy móc: kể từ khi đó, cơ thể riêng của anh ta bị đặt ra ngoài quá trình vận động, anh ta hiến mình cho cái tốc độ phi cơ thể, phi vật chất, tốc độ thuần túy, tốc độ tự nó, tốc độ xuất thần. Một liên minh kỳ lạ: cái lạnh lùng vô cá tính của công nghệ liên minh với ngọn lửa hừng hực của sự xuất thân. Tôi nhớ lại một phụ nữ Mỹ ba mươi năm về trước, với phong thái nghiêm nghị, quyền uy, một kiểu người công cụ của thuyết khiêu dâm, đã giảng giải cho tôi một bài học (mang tính lý thuyết lạnh lùng) về sự giải phóng tình dục; cái từ được nhắc đến nhiều nhất trong câu chuyện của chị ta là từ “cực khoái”, tôi đếm được bốn mươi ba lần cả thảy. Sự tôn thờ cực khoái: chủ nghĩa vị lợi được phong chiếu vào đời sống tình dục; hiệu quả đối lại với sự lười nhác; sự giao hợp bị rút lại thành một trở ngại cần phải nhanh chóng vượt qua để đạt tới cơn bùng nổ xuất thần, mục đích thực sự duy nhất của tình ái và của vũ trụ. Vì sao cái thú của sự chậm rãi đã biến mất? Ôi, họ đâu rồi, những con người thong thả của thời xưa? Họ đâu rồi, những nhân vật vô công rồi nghề trong các bài hát dân gian, những gã lang thang lãng du từ cối xay gió này đến cối xay gió khác và đêm về ngủ dưới sao trời? Có phải họ đã biến mất cùng với những lối đi trên bờ ruộng, những bãi cỏ và khoảng rừng thưa, cùng với thiên nhiên? Có một câu tục ngữ Czech mô tả sự lười biếng thong thả của họ bằng một ẩn dụ: “Họ đang ngắm nhìn các cửa sổ nhà Trời”. Người đang ngắm nhìn các cửa sổ nhà Trời thì không phải là buồn chán; đó là người sung sướng. Trong thế giới chúng ta hiện nay, sự lười biếng bị chuyển thành sự không có việc gì làm, đấy là một điều hoàn toàn khác: người không có việc gì làm là người buồn phiền, chán nản, luôn luôn phải đi kiếm công việc mà anh ta thiếu. Tôi nhìn vào gương chiếu hậu: vẫn chiếc xe con đó không thể vượt lên trước tôi bởi dòng xe cộ đang đi ngược lại. Ngồi bên cạnh tài xế là một phụ nữ. Tại sao người đàn ông không kể cho chị ta nghe một chuyện vui gì đấy? Tại sao anh ta không đặt tay mình lên đầu gối chị ta? Thay vào đó anh ta lầm bầm chửi rủa người tài xế phía trước cứ lái chậm rì rì, mà người phụ nữ https://thuviensach.vn cũng không hề có ý chạm vào tay anh ta, xét về mặt tâm lý, chị ta đang cùng lái xe với người đàn ông, như thế là cả chị ta cũng chửi rủa tôi nữa. Và tôi bỗng nghĩ đến một hành trình khác từ Paris đến một lâu đài ở vùng quê xảy ra hơn hai trăm năm trước đây, cuộc hành trình của bà T và chàng Hiệp Sĩ đi theo bà ta. Đây là lần đầu họ được gần gũi bên nhau và bầu không khí nhục cảm không thể nào diễn tả nổi vây quanh họ diễn ra với một nhịp điệu rất chậm rãi: rung rinh theo nhịp lắc lư xe ngựa, hai thân thể chạm vào nhau lúc đầu là vô tình, sau đó là cố ý, thế là câu chuyện bắt đầu. https://thuviensach.vn 2 Đ ây là nội dung cuốn tiểu thuyết của Vivant Denon: một buổi tối có một chàng trai hào hoa trạc tuổi hai mươi đi xem hát. (Tên tuổi cũng như tước hiệu anh ta không được nhắc đến, nhưng tôi hình dung anh ta là một chàng Hiệp Sĩ). Ở lô bên cạnh anh ta trông thấy một quí bà (cuốn tiểu thuyết chỉ cho biết chữ cái tên đầu bà ta: Bà T.); bà này là bạn của bà Bá Tước, mà bà Bá Tước lại là người tình của chàng Hiệp Sĩ. Bà ta mời chàng sau buổi diễn về nhà mình chơi. Sửng sốt bởi lời mời rõ ràng, dứt khoát, lại càng bối rối hơn vì chàng biết người tình của bà T, một Hầu Tước nào đấy (chúng ta không bao giờ biết được tên ông này; ở đây chúng ta đang đi vào thế giới chuyện kín, nơi không có các tên tuổi), chàng Hiệp Sĩ chẳng cần hiểu là có chuyện gì cứ lên xe ngựa ngồi bên cạnh bà mệnh phụ đáng yêu. Sau một chặng hành trình êm đềm, vui thú, chiếc xe ngựa dừng lại ở một miền quê, bên chân cầu thang phía trước của một lâu đài, tại đó ông chồng của bà T. ra đón họ với vẻ mặt cau có. Ba người ăn tối trong bầu không khí lặng lẽ, nghiêm nghị, sau đó ông chồng xin phép rời bàn trước, để lại hai người với nhau. Tiếp đến là buổi đêm của họ: một đêm có hình thù như bộ tam bình, một đêm giống như cuộc du ngoạn qua ba chặng: đầu tiên hai người đi dạo trong khu vườn; sau đó họ làm tình trong lầu hóng mát; cuối cùng, họ tiếp tục làm tình trong một căn buồng kín ở lâu đài. Rạng ngày họ rời nhau ra. Do không thể tìm thấy căn phòng của mình trong bát quái trận đồ các hành lang, Hiệp Sĩ quay lại khu vườn, ở đó chàng hết sức sửng sốt khi chạm trán vị Hầu Tước, chính cái người mà chàng biết là tình nhân của bà T. Vị Hầu Tước vừa mới chân ướt chân ráo đến lâu đài, gặp chàng liền vồn vã chào hỏi và cho chàng hay lý do cuộc viếng thăm bí ẩn của ông ta: Bà T cần một bức bình phong để ông ta, vị Hầu Tước, không https://thuviensach.vn bị nghi ngờ trong mắt đức ông chồng. Vui thích thấy mưu kế đã thành, ông ta chế giễu Hiệp Sĩ, người đã phải đóng vai một kẻ tình nhân hờ hết sức nực cười. Mệt mỏi vì một đêm ân ái, chàng thanh niên rời đi Paris trên chiếc xe ngựa do vị Hầu Tước tốt bụng cấp cho. Cuốn tiểu thuyết này mang tựa đề Point de lendemain (Không ngày mai) được xuất bản lần đầu năm 1777; tên tác giả bị thay bằng (bởi chúng ta đang ở trong thế giới chuyện kín) sáu chữ cái bí hiểm in hoa M. D.G. O. D. R, mà nếu muốn người ta có thể đọc thành là: “Monsieur Denon, Gentilhomme Ordinaire du Roi” (Ngài Denon, Một Cận Thần Bình Thường Của Đức Vua). Sau đó, với bản in rất nhỏ và hoàn toàn khuyết danh, nó lại được xuất bản năm 1779, một năm sau nó lại xuất hiện dưới cái tên một nhà văn khác. Các lần in tiếp theo nữa là vào năm 1802 và 1812, vẫn không có tên tác giả thực; sau nửa thế kỷ bị lãng quên, nó lại tái xuất vào năm 1866. Kể từ đó nó được ghi cho Vivant Denon và suốt thế kỷ này danh tiếng của nó ngày càng tăng lên vững chắc. Hiện nay nó được tính vào số các tác phẩm văn học được coi là đại diện xuất sắc cho nghệ thuật và tinh thần của thế kỷ Mười Tám. https://thuviensach.vn 3 T rong ngôn ngữ thường ngày, từ “chủ nghĩa khoái lạc” dùng để chỉ một xu hướng vô đạo đức chạy theo cuộc sống hưởng lạc, nếu như không phải là trụy lạc. Cố nhiên, điều này là không chính xác: Epicurus, nhà lý thuyết vĩ đại nhất về khoái lạc, có quan niệm đầy hoài nghi về cuộc sống sung sướng: hưởng khoái lạc là người không bị đau khổ. Như vậy đau khổ là khái niệm nền tảng của chủ nghĩa khoái lạc: người ta hạnh phúc chừng nào biết tránh được đau khổ, và bởi vì những sự khoái lạc thường mang lại bất hạnh nhiều hơn là hạnh phúc, nên Epicurus khuyên chỉ nên chọn những khoái lạc nào thật chắc chắn và khiêm nhường. Lời khuyên đó dựa trên một nền cảnh đáng buồn là: bị ném vào cảnh khốn cùng của thế gian, con người thấy rằng giá trị duy nhất rõ ràng và chắc chắn là khoái lạc, mà cũng thật nhỏ nhoi thảm hại những khoái lạc con người cảm nhận cho bản thân mình: một ngụm to nước lạnh, một ánh mắt ngước nhìn bầu trời (nhìn vào cửa sổ nhà Trời), một sự vuốt ve. Dù khiêm nhường hay không, khoái lạc chỉ thuộc về người nào thể nghiệm chúng, và một nhà triết học có thể phê phán xác đáng nền tảng ích kỷ của chủ nghĩa khoái lạc. Thế nhưng, theo tôi thấy, gót chân Asin của chủ nghĩa khoái lạc không phải là sự tự kỷ, mà là tính chất (ôi, ước gì tôi nhầm) không tưởng vô vọng: thực vậy, tôi ngờ rằng lý tưởng khoái lạc sẽ không bao giờ đạt tới được; tôi sợ là kiểu cuộc sống như chúng ta đang sống có thể là không phù hợp với bản tính con người. Nghệ thuật thế kỷ Mười Tám đã kéo khoái lạc ra khỏi màn sương mù của những điều ngăn cấm đạo đức; nó đã làm nảy sinh thái độ mà chúng ta gọi là “sự phóng đãng”, điều này tỏa ra từ những bức tranh của Fragonard và Watteau, từ các trang sách của de Sade, Crebillon trẻ hay của Charles Duclos. Đó là lý do anh bạn trẻ Vincent của tôi tôn thờ thế kỷ đó và nếu có https://thuviensach.vn thể được, anh ta sẵn sàng mang trên ve áo mình một khuôn mặt trông nghiêng của Hầu Tước Sade. Tôi chia sẻ sự sùng kính của anh ta nhưng xin nói thêm rằng cái lớn lao thật sự của nghệ thuật đó không phải ở sự tuyên truyền cách này hay cách khác cho chủ nghĩa khoái lạc mà ở sự phân tích của nó. Chính vì thế tôi xem tác phẩm Les liaisons dangereuses (Những mối ràng buộc nguy hiểm) của Choderlos de Laclos là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của mọi thời. Các nhân vật trong sách đó chỉ bận tâm duy nhất đến việc đi tìm khoái lạc. Tuy nhiên, dần dần người đọc sẽ thấy rằng điều cuốn hút các nhân vật là việc chinh phục khoái lạc nhiều hơn là hưởng thụ khoái lạc. Rằng đó không phải ham muốn khoái lạc, mà là ham muốn chiến thắng đã dẫn dắt người khiêu vũ. Rằng cái thoạt tiên hiện ra là một trò chơi tục tĩu vui vẻ đã xoay chuyển một cách kín đáo và tất yếu thành cuộc đấu tranh với cái sống và cái chết. Nhưng đấu tranh, nó có gì chung với chủ nghĩa khoái lạc? Epicurus viết: “Người khôn ngoan không tìm kiếm hoạt động nào gắn với đấu tranh”. Hình thức thư tín của tác phẩm Les liaisons dangereuses không phải là một thủ pháp kỹ thuật đơn giản có thể dễ dàng thay bằng một thủ pháp khác. Hình thức đó tự nó đã có sức thuyết phục, nó cho chúng ta biết những chuyện mà các nhân vật đã sống qua, chúng sống qua chuyện đó là để kể lại, truyền đạt, thông báo, thú nhận, viết ra. Trong một thế giới mà mọi chuyện đều được nói hết ra như vậy, thứ vũ khí vừa dễ dùng nhất vừa chí tử nhất là sự tiết lộ. Valmont, nhân vật của cuốn truyện, gửi cho người phụ nữ mà chàng quyến rũ một bức thư vĩnh biệt sẽ có tác dụng giết chết bà ta; bức thư đó do một bà bạn của chàng, nữ Hầu Tước Merteuil đọc cho chàng viết từng dòng một. Về sau, vì muốn báo thù, bà vợ Merteuil đã đưa bức thư mật đó của Valmont cho tình địch của chàng; người này thách chàng đấu kiếm và Valmont đã bị chết. Sau cái chết của chàng ta, những thư từ thầm kín giữa chàng và bà Merteuil bị phát giác, nữ Hầu Tước đã sống quãng đời còn lại trong sự bị khinh miệt, săn đuổi, ruồng rẫy. Trong cuốn tiểu thuyết này không có điều gì là bí mật chỉ của riêng hai người; tất cả mọi người đều dường như sống ở trong một cái vỏ sò rộng lớn, âm vang, ở đó mỗi từ thầm thì nói ra sẽ được nhân lên, vọng mãi, vang https://thuviensach.vn khắp. Khi còn nhỏ, mọi người thường bảo tôi nếu áp vỏ sò lên tai sẽ nghe thấy được tiếng thì thầm mơ hồ xa xăm của biển cả. Cũng theo cách như vậy, mỗi từ được nói ra trong thế giới của Laclos đều mãi mãi được nghe thấy. Đó là gì vậy, thế kỷ Mười Tám?Đó có phải là thiên đường khoái lạc không? Hay phải chăng loài người đã luôn luôn sống bên trong một cái vỏ sò âm vang như thế mà không biết? Dẫu thế nào đi nữa, cái vỏ sò âm vang - đó cũng không phải là cái thế giới của Epicurus, người đã bảo các môn đệ: “Các ngươi phải sống ẩn mình”. https://thuviensach.vn 4 N gười đàn ông ở quầy lễ tân khách sạn rất dễ chịu, dễ chịu hơn những người thường ngồi ở quầy lễ tân. Khi nhận ra chúng tôi đã từng ở đây hai năm trước, anh ta cho chúng tôi biết là có nhiều điều đã đổi thay kể từ ngày đó đến nay. Họ đã mở mang phòng hội nghị để có thể tổ chức được nhiều loại cuộc họp khác nhau và xây thêm một bể bơi đẹp. Tò mò muốn thấy bể bơi, chúng tôi băng qua một đại sảnh rất sáng sủa, có các ô cửa lớn trông ra khu vườn. Ở đầu kia đại sảnh có một cầu thang rộng dẫn xuống bể bơi, nó rộng rãi, lát gạch vuông, mái lợp kính. Véra nhắc tôi nhớ lại: “Lần trước đây là một vườn hồng nhỏ”. Chúng tôi thu dọn xong phòng ở rồi đi ra vườn. Những thảm cỏ xanh cắt hình bậc thang chạy xuống phía sông Seine. Trời đẹp, tâm trạng phấn chấn, chúng tôi quyết định dạo chơi một lúc. Vừa đi được mấy phút đột nhiên thấy hiện ra đường cao tốc nườm nượp xe cộ; chúng tôi đành quay lại. Bữa ăn tối rất ngon, người nào cũng mặc trang phục lịch sự như để tưởng niệm cái thời đã qua mà ký ức về nó vẫn còn đang bay lượn dưới trần nhà nơi đây. Ngồi bên cạnh chúng tôi là một cặp vợ chồng với hai đứa con nhỏ. Một đứa đang hát to giọng. Người hầu bàn bưng cái khay cúi xuống bàn họ. Bà mẹ chăm chăm nhìn anh ta để cô gợi cho anh ta khen ngợi một điều gì đây về đứa con mình, đứa này thấy có người nhìn liền đứng thẳng người trên ghế và hát to giọng hơn. Một nụ cười vui sướng nở trên khuôn mặt ông bố. Rượu Bordaux tuyệt diệu, món thịt vịt, đồ tráng miệng (mang ở nhà đi) - tôi và Véra ăn uống, trò chuyện vui vẻ, thoải mái. Sau đó, khi trở về phòng, tôi bật tivi xem một lúc. Trên màn hình lại hiện lên rất nhiều trẻ con. Nhưng lần này chúng là lũ trẻ da đen đang hấp hối. Kỳ nghỉ của chúng tôi ở lâu đài trùng với thời kỳ mà suốt trong nhiều tuần ngày nào ti vi cũng chiếu những https://thuviensach.vn đứa trẻ của một dân tộc châu Phi có cái tên khó nhớ (tất cả chuyện này xảy ra đã từ hai, ba năm trước, làm sao mọi người nhớ được mọi cái tên!) bị tàn phá bởi cuộc nội chiến và nạn đói. Bọn trẻ gầy gò, kiệt sức, không đủ sức xua đám ruồi bu trên mặt chúng. Véra bảo tôi: “Người già ở nước đó có bị chết không?” Không, không, cái đáng quan tâm nhất về nạn đói này, cái làm cho nó thành duy nhất trong hàng triệu nạn đói đã từng xảy ra trên hành tinh chúng ta, đó là ở chỗ nó giết hại chỉ trẻ em mà thôi. Chúng ta không hề thấy một người lớn nào đau khổ trên màn hình dù cho chúng ta xem tin tức hàng ngày, như thế đủ để khẳng định rằng đây là một hiện tượng chưa từng thấy bao giờ. Vì vậy hoàn toàn tự nhiên là không phải người lớn mà là trẻ em đã nổi lên chống lại sự độc ác đó của các bậc bề trên của chúng, và với tính tự phát bồng bột của trẻ thơ, chúng đã phát động một chiến dịch nổi tiếng: “Trẻ em châu Âu gửi gạo cho trẻ em Somalie”. Somalie! Đúng rồi! Cái câu khẩu hiệu lừng danh này đã gợi cho tôi nhớ lại cái tên bị lãng quên! Ôi thật tội nghiệp toàn bộ công việc đã bị quên bẵng mất. Chúng đã mua về các bao gạo, rất nhiều các bao gạo. Các bậc cha mẹ xúc động trước tình cảm đoàn kết toàn hành tinh này của con cái mình đã đóng góp thêm tiền bạc và tất cả các cơ quan đã hăng hái bắt tay vào việc. Gạo được tập trung lại ở trường học, chở ra hải cảng, đưa xuống tàu mang đến châu Phi, mọi người đều có thể dõi theo thiên sử thi lúa gạo vinh quang này. Ngay lập tức sau cảnh trẻ em đói lả, màn hình tràn ngập các cô bé gái ở độ tuổi lên sáu, lên tám. Chúng ăn mặc như người lớn và có những cử chỉ điệu đà làm duyên của các bà già đỏm dáng, ôi, thú vị làm sao, cảm động làm sao, nực cười làm sao, khi bọn trẻ hành động như người lớn, các cô bé cậu bé hôn gió, sau đó một người đàn ông bế một đứa bé trên tay bước đến, trong khi anh ta đang giảng giải cách thức tốt nhất để giặt sạch những chiếc tã lót do đứa con vừa làm bẩn thì có một phụ nữ xinh đẹp tiến lại, há to miệng và thè cái lưỡi rất gợi tình ra, tiếp đến chị ta cho cái lưỡi đó vào trong cái miệng rất hiền từ nhu nhược của anh chàng đang bế đứa bé. “Đến giờ ngủ rồi”, Véra nói và tắt ti vi. https://thuviensach.vn 5 V iệc trẻ em Pháp tất bật giúp đỡ cho lũ bạn châu Phi nhỏ tuổi của chúng luôn luôn gợi tôi nhớ lại khuôn mặt của ngài trí thức Berck. Đấy là những ngày vinh quang của ông. Cũng thường như các trường hợp vinh quang khác, trường hợp của ông đã được thôi thúc bởi một sự thất bại. Chúng ta hãy nhớ lại: vào những năm tám mươi của thế kỷ này, thế giới bị bao phủ bởi đại dịch có tên gọi AIDS, căn bệnh này truyền qua đường tiếp xúc tình dục và từ rất sớm đã hoành hành trong giới những người đồng tính luyến ái. Để nổi lên chống lại những người theo thuyết định mệnh cho rằng đại dịch này là sự trừng phạt đúng đắn của chúa trời và để tránh cho người bệnh cảm giác họ gây nên tội, những người độ lượng đã bày tỏ tình đoàn kết anh em với họ và ra sức chứng tỏ rằng không có mối nguy hiểm nào từ phía những người bị bệnh cả. Vậy là ngài nghị sĩ quốc hội Duberques và nhà trí thức Berck đã cùng ăn trưa tại một nhà hàng nổi tiếng ở Paris với một nhóm người nhiễm AIDS; bữa ăn diễn ra trong tình thân ái, và không để lỡ cơ hội nêu một tấm gương tốt, nghị sĩ Duberques đã mời camera đến vào đúng lúc ăn. Khi các nhà quay phim hiện ra trên ngưỡng cửa, ông ta đứng lên, tiến lại gần một bệnh nhân, đỡ người đó từ ghế ngồi dậy và hôn vào cái miệng anh ta đang ăn đầy kem sôcôla. Berck sững người, bất ngờ. Ông hiểu ngay rằng một khi đã được quay phim, chụp ảnh, cái hôn vĩ đại của Duberques sẽ trở thành bất tử, ông đứng lên, vò đầu suy nghĩ xem có nên cũng đến hôn một người bị AIDS không. Thoạt đầu ông từ bỏ sự cám dỗ đó, bởi thâm tâm ông không hoàn toàn chắc rằng cú tiếp xúc với cái miệng người bệnh là không bị lây nhiễm; tiếp đó ông quyết định vượt lên sự nghi ngại của mình, coi cú hôn đó như là một sự mạo hiểm vậy; cuối cùng một ý nghĩ đã chặn ông lại trên đường đến với cái miệng bị dương tính: nếu ông cũng hôn một người bệnh, như thế ông không phải là đối thủ của Duberques, mà hoàn toàn https://thuviensach.vn ngược lại, ông bị coi ở mức là một bản sao, một kẻ theo đuổi, tệ hơn nữa là một kẻ bợ đỡ, bởi qua hành động bắt chước vội vã đó ông sẽ góp thêm ánh hào quang còn rạng rỡ hơn cho vinh quang của người khác. Vì thế ông cứ đứng nguyên và mỉm cười một cách vô hồn. Nhưng mây giây phút do dự đó đã khiến ông phải trả giá đắt, bởi ống kính đã ở đấy, và vào buổi tin tối cả nước Pháp đã đọc thấy trên mặt ông ba giai đoạn ông ngập ngừng suy tính và họ cười hi hí. May bọn trẻ đi quyên góp gạo cho Somalie đã đến giải thoát cho ông vào đúng lúc ấy. Ông tận dụng mọi cơ hội ném vào công chúng câu châm ngôn tuyệt vời: “Chỉ trẻ em là sống trong sự thật!”, rồi ông bay sang châu Phi và tự mình chụp ảnh cạnh một bé gái da đen nằm chết, mặt phủ đầy ruồi. Bức ảnh lập tức nổi tiếng khắp thế giới, còn nổi tiếng hơn cả nụ hôn của Dubsrques dành cho bệnh nhân AIDS, bởi vì một đứa trẻ chết đáng giá hơn một người lớn chết, cái điều thực tế hiển nhiên của thời nay mà Duberques lại để sổng mất. Nhưng là một người không cam chịu bị đánh gục, vào ngày hôm sau Duberques xuất hiện trên tivi; là một tín đồ cơ đốc giáo lõi đời, ông ta biết Berck là một người vô thần, điều này khiến ông ta nảy ý định mang theo một cây nến, đó là thứ vũ khí mà đứng trước nó ngay đến những kẻ vô đạo ương ngạnh nhất cũng phải cúi đầu; trong khi trò chuyện với nhà báo ông ta rút cây nến từ túi ra và thắp nó lên; với mục đích đầy phản trắc là gieo rắc sự nghi ngờ về mối quan tâm của Berck đến những miền đất xa lạ, ông ta nói về đám trẻ nghèo khổ ở riêng nước ta, ở các làng quê chúng ta, ở các khu ngoại ô của chúng ta, và mời các công dân hãy xuống đường, mỗi người cầm một cây nến làm một cuộc tuần hành lớn qua khắp Paris để tỏ tình đoàn kết với các trẻ em đang đau khổ sau đó ông ta mời đích danh Berck (với một sự thích thú cố giấu) đến cùng ông dẫn đầu đoàn tuần hành. Berck buộc phải lựa chọn: hoặc là tham gia vào cuộc tuần hành, tay cầm nến, giống như một cậu bé trong dàn đồng ca của Duberques, hoặc là tránh chuyện đó đi và chịu bị tai tiếng. Đây là một cái bẫy mà ông đã tìm cách thoát ra bằng một hành động táo bạo và bất ngờ: ông quyết định bay thẳng sang một nước châu Á đang có nổi loạn để bày tỏ rõ ràng, công khai sự ủng hộ của mình đối với những người bị áp bức; than ôi, địa lý luôn luôn là điểm yếu của ông; đối với ông, thế giới chia ra một bên là Pháp và https://thuviensach.vn một bên là Không - Pháp với những cái tỉnh mù mờ của nó mà ông thường lẫn lộn lung tung; vì vậy ông bước ra khỏi máy bay ở một chỗ khác, một xứ sở lặng lẽ tẻ ngắt, cái sân bay miền núi ở đó thì lạnh lẽo và phục vụ rất tồi; ông phải lưu lại đấy tám ngày đợi một chuyến bay khác chở ông trong tình trạng đói khát và bị mắc bệnh cúm trở lại nhà ở Paris. “Berck là ông vua tuẫn đạo của những người khiêu vũ”, Pontevin bình luận. Quan niệm về người khiêu vũ chỉ lưu truyền trong một nhóm nhỏ bạn bè của Pontevin mà thôi. Đó là một phát minh lớn của ông, và người ta có thể lấy làm tiếc là ông không bao giờ phát triển nó thành một cuốn sách hay lấy nó làm chủ đề cho một cuộc hội thảo quốc tế. Nhưng ông không màng đến sự nổi danh. Và đám bạn bè nghe ông nói càng thêm chăm chú, thích thú. https://thuviensach.vn 6 T ất cả các nhà chính trị thời nay, theo Pontevin, đều có một phần người khiêu vũ trong mình, và tất cả những người khiêu vũ đều có can dự vào chính trị, nhưng không phải như thế mà chúng ta nhầm lẫn loại người này với loại người kia. Người khiêu vũ khác nhà chính trị thông thường ở chỗ nó không phải muốn quyền lực mà muốn vinh quang; khát vọng của nó không phải là tìm cách áp đặt một tổ chức xã hội nào đấy cho thế giới (nó rất ít quan tâm đến việc đó) mà là chiếm lĩnh sân khấu để làm tỏa rạng cái tôi của mình. Để chiếm lĩnh sân khấu cần phải đẩy những người khác ra khỏi đó. Ở đây phải cần đến những chiến thuật đặc biệt. Trận đánh mà người khiêu vũ thực hiện, Pontevin gọi là môn “judo đạo đức”; người khiêu vũ thách thức với cả thế giới: ai có thể tỏ ra đạo đức hơn (dũng cảm hơn, trung thực hơn, chân thành hơn, dám hy sinh hơn, thật thà hơn) nó? Và nó vận dụng hết mọi quyền năng cho phép nó đặt người khác vào tình thế bị thấp kém về đạo đức. Nếu người khiêu vũ có dịp dự vào trò chơi chính trị, nó sẽ công khai từ chối tất cả các cuộc thương lượng bí mật (cái luôn luôn là sân chơi của các nhà chính trị thực thụ), xem chúng là những chuyện dối trá, xấu xa, vờ vĩnh, bẩn thỉu; nó sẽ tuyên bố công khai các yêu cầu của mình bằng cách lên sân khấu múa hát và sẽ gọi đích danh những người khác cùng làm như vậy; tôi nhấn mạnh: không phải một cách kín đáo (để cho người khác có thời gian cân nhắc, suy nghĩ, tranh luận với những điều ngược lại), nhưng là theo cách công khai, mà nếu có thể nửa thì chơi trò bất ngờ, kiểu như: “Các bạn đã chuẩn bị (như tôi đây) ngay bây giờ dành suất lương tháng Ba để giúp đỡ cho trẻ em Somalie chưa?” Chơi kiểu bất ngờ như vậy, mọi người chỉ có hai cách lựa chọn: hoặc là từ chối và thế là tự đánh mất uy tín của mình, liệt mình vào hàng kẻ thù của trẻ em; hoặc nói ra tiếng “vâng” đầy bối rối, khó https://thuviensach.vn khăn mà ống kính chắc chắn sẽ cố tình ghi lại theo cách như nó đã chộp được giây phút do dự của ngài Berck đáng thương ở cuối buổi ăn trưa với các bệnh nhân AIDS. “Tại sao ngài lại im lặng, thưa bác sĩ H., trong khi nhân quyền đang bị nhạo báng tại đất nước của ngài?” Bác sĩ H. bị hỏi câu này vào chính giữa lúc ông đang mổ một bệnh nhân nên không thể nào trả lời được; nhưng khi khâu xong cái bụng mổ, ông cảm thấy xấu hổ vì sự im lặng của mình đến mức phun ra một tràng những điều người ta muốn nghe từ miệng ông và còn hơn thế nữa; sau đấy người khiêu vũ vừa lên lớp cho ông (và đó là một miếng đánh khác rất khủng khiếp trong môn võ judo đạo đức) mới chịu buông tha: “Xong rồi. Chậm chút nữa thì...” Tình hình có thể căng hơn (dưới chế độ độc tài, chẳng hạn), nơi mà việc xuất đầu lộ diện công khai là một điều nguy hiểm; đối với người khiêu vũ mối nguy hiểm ít hơn những người khác, bởi vì nó bước ra dưới ánh đèn, bốn phía đều nhìn thấy, nó được che chở bởi sự chú ý của mọi người. Nhưng nó có những người hâm mộ vô danh, đám đông đó đáp lại lời kêu gọi hùng hồn và nông nổi của nó bằng cách kí tên vào các bản kiến nghị, tham dự những cuộc hội họp bị cấm, diễu hành trên phố; những người này sẽ bị đối xử không hề nể nang và người khiêu vũ sẽ không bao giờ cảm thấy áy náy tự trách mình đã gây ra bất hạnh cho họ, bởi nó biết rằng một sự nghiệp cao cả đáng giá nhiều hơn là một cá nhân này hay khác. Vincent trách cứ Pontevin: “Mọi người đều biết anh căm ghét Berck, và chúng tôi đồng ý với anh chuyện đó. Thế nhưng, dù cho ông ta có là con lừa đi nữa, ông ta lại ủng hộ các sự nghiệp mà bản thân chúng ta cũng coi là chính nghĩa, hay như anh nói, thói háo danh của ông ta ủng hộ các sự nghiệp đó. Vậy tôi hỏi anh: nếu anh muốn can thiệp vào một vụ xung đột công khai, gây chú ý đến một chuyện khủng khiếp nào đấy, giúp đỡ một người đang bị truy nã, thì làm sao ở thời buổi ngày nay anh lại có thể không phải là hoặc tỏ ra là người khiêu vũ?” Đáp lại câu hỏi đó, Pontevin bí ẩn nói: “Anh nhầm nếu anh nghĩ tôi có ý tấn công những người khiêu vũ. Tôi bảo vệ họ. Tất cả những ai không thích những người khiêu vũ và muốn bôi xấu họ đều luôn luôn vấp phải một trở ngại không thể vượt qua được; sự chính trực của họ; bởi phải thường https://thuviensach.vn xuyên xuất hiện trước công chúng, nên người khiêu vũ buộc phải giữ mình đứng đắn, lịch sự; nó không phải ký một hợp đồng với Quỷ như Faust đã làm, nó ký hợp đồng với Thiên Thần: nó tìm cách biến cuộc đời mình thành một tác phẩm nghệ thuật, đây là việc Thiên Thần giúp nó; bởi vì đừng nên quên rằng, khiêu vũ là một nghệ thuật! Chính nỗi ám ảnh thấy cuộc đời riêng của mình như là chất liệu của một tác phẩm nghệ thuật đó thể hiện bản chất thật sự của người khiêu vũ; nó không thuyết giảng đạo đức mà làm cho đạo đức nhảy múa! Nó muốn làm cả thế giới xúc động và choáng ngợp trước vẻ đẹp cuộc đời nó! Nó say mê đời mình như nhà điêu khắc say mê bức tượng ông ta đang tạc”. https://thuviensach.vn 7 T ôi ngạc nhiên vì sao Pontevin không phổ biến những tư tưởng rất hay của ông rộng ra công chúng. Ông có việc gì lớn phải làm đâu, vị tiến sĩ sử học ngồi buồn chán tại công sở của mình ở Thư Viện Quốc Gia. Ông không màng đến việc làm cho lý thuyết của mình nổi tiếng ư? Nói thế là còn ít: ông ghê tởm tư tưởng. Người phổ biến rộng rãi các tư tưởng của mình thì sẽ phải thuyết phục những người khác tin vào quan điểm đó, phải tác động đến họ, và như thế sẽ nhanh chóng sa vào vai trò của những người có tham vọng thay đổi thế giới. Thay đổi thế giới! Theo ý Pontevin, đó là một tham vọng quái gở làm sao! Không phải chỉ vì thế giới hiện tồn đã vô cùng tráng lệ, mà bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào cũng không tránh khỏi dẫn đến chỗ tồi tệ hơn. Và thêm một lý do nữa, xét từ góc độ cá nhân, là mọi tư tưởng khi đã được phổ biến ra sớm muộn cũng sẽ quay lại tác giả của chúng và tước mất khoái cảm mà ông ta có được khi đang suy nghĩ về chúng. Bởi Pontevin là một trong những môn đệ lớn của Epicurus: ông sáng chế và phát triển các tư tưởng của mình chỉ đơn giản là vì nó đưa lại khoái cảm cho ông. Ông không khinh miệt loài người mà coi đó là nguồn gốc không vơi cạn của những ý nghĩ tinh nghịch vui vẻ, nhưng ông cũng không hề ham tiếp xúc chặt chẽ với nó. Ông có một nhóm bạn cũ vây quanh, thường tụ tập ở quán cà phê Gascon, và một góc nhân loại bé nhỏ này đã đủ cho ông rồi. Trong số bạn bè đó, Vincent là người ngây thơ và đa cảm nhất. Tôi thích anh ta, chỉ trách cứ một điều (thật ra có phần do ganh tị) là sự tôn sùng như trẻ con và theo tôi là thái quá của anh ta đối với Pontevin. Nhưng mà tình bạn của họ cũng có điều cảm động. Bởi vì họ bàn luận nhiều vấn để anh ta quan tâm - triết học, chính trị, sách báo - nên Vincent rất sung sướng được ngồi một mình với Pontevin; Vincent liền tiếp đưa ra những ý tưởng đột ngột, khiêu khích, Pontevin bị cuốn theo liền tranh biện lại người học trò của https://thuviensach.vn mình, gợi hứng thêm cho anh ta, cổ vũ anh ta nêu tiếp vấn đề. Nhưng chỉ cần có người thứ ba bước vào là Vincent trở nên khốn khổ, bởi vì khi đó Pontevin lập tức thay đổi: ông nói to hơn và đâm ra hào hứng, hào hứng quá mức thích thú của Vincent. Đây là một trường hợp: hai người đang ngồi trong quán cà phê, Vincent hỏi: “Anh thật sự nghĩ gì về tình hình ở Somalie?”. Pontevin kiên nhẫn giảng giải cho anh ta cả một bài học về châu Phi. Vincent nêu lên các chủ đề, hai người cùng thảo luận, có thể họ còn đùa vui với nhau nữa, nhưng không cố tỏ ra thông minh, sắc sảo, chỉ là để cùng nhau có đôi phút thư giãn trong một cuộc trò chuyện hết sức nghiêm túc. Vừa lúc đó Machu bước vào cùng với một người đẹp lạ mặt. Vincent cố gắng tiếp tục câu chuyện đang dở dang: “Anh hãy nói tôi nghe, Pontevin, anh không nghĩ là anh đã nhầm khi tuyên bố rằng...” và cứ thế anh ta sôi nổi triển khai cả một chuỗi lập luận phản bác lại các lý thuyết của ông bạn. Pontevin im lặng hồi lâu. Ông là bậc thầy của những đoạn ngừng lâu. Ông biết rằng chỉ những người nhút nhát mới sợ những khoảng ngừng như vậy và khi không biết nói gì thì họ thường dễ sa vào những câu ấp úng khiến họ trở nên lố bịch, buồn cười. Pontevin biết cách giữ im lặng tột bậc đến mức ngay cả dải Ngân Hà, bị ấn tượng bởi sự im lặng ông tạo nên, cũng khao khát chờ nghe ông nói lại. Không thốt ra một lời, ông ngước nhìn Vincent lúc này chẳng hiểu sao lại rụt rè cụp mắt xuống, rồi ông mỉm cười nhìn sang người phụ nữ, sau đó lại nhìn Vincent, đôi mắt ông đầy vẻ ân cần vờ vĩnh: “Có mặt phụ nữ ở đây mà anh cứ bàn luận mãi những chuyện cao siêu như vậy chứng tỏ libido của anh bị khuấy động rồi”. Khuôn mặt của Machu nghĩa một nụ cười ngờ nghệch vốn có, người đàn bà ném cái nhìn nhanh đầy kẻ cả và thích thú về phía Vincent, mặt Vincent thoắt đỏ bừng; anh cảm thấy bị thương tổn: người bạn vừa phút trước còn rất chăm chú nghe anh đột nhiên đang tâm đẩy anh vào tình thế bất lợi chỉ với mục đích duy nhất là lấy lòng một phụ nữ. Tiếp đến những người bạn khác kéo vào quán, ngồi xuống và chuyện trò rôm rả; Machu kể chuyện vui; bằng mấy nhận xét nhỏ khô khan, Goujard để lộ sự uyên bác sách vở của mình; nghe có tiếng cười phụ nữ văng vẳng. https://thuviensach.vn Pontevin vẫn im lặng; ông đang chờ thời cơ; khi thấy sự im lặng của mình đã gây đủ hiệu lực, ông lên tiếng: “Cô bạn nhỏ của tôi cứ đòi tôi đối xử thô bạo với cô ấy”. Lạy Chúa, ông thật biết cách khơi chuyện. Ngay cả những người ngồi ở bàn bên cũng im bặt, chờ nghe ông nói; tiếng cười trở nên run rẩy trong không trung. Chuyện cô bồ của ông muốn ông đối xử thô bạo với cô ta thì có gì đáng vui cười cơ chứ? Tất cả là ở ma thuật giọng nói của ông, và Vincent chỉ còn biết ganh tị mà thôi, khi ý thức được rằng so với giọng Pontevin, giọng anh ta như một tiếng sáo mảnh so với tiếng đàn xelô. Pontevin nói nhẹ nhàng, không bao giờ cao giọng, nhưng tiếng ông vẫn vang khắp phòng, át hết các thứ tiếng khác. Ông nói tiếp: “Đối xử thô bạo với cô ấy... Nhưng tôi không thể làm việc đó được! Tôi không phải là kẻ thô bạo! Tôi quá đứng đắn, lịch sự!” Tiếng cười vẫn run rẩy trong không trung, và để nhấm nháp sự run rẩy ấy, Pontevin ngừng lời. Lúc sau ông nói: Thỉnh thoảng có một cô đánh máy trẻ đến nhà tôi. Một hôm đang trong lúc đọc bài, với đầy thiện ý, tôi bất ngờ nắm tóc cô ta, lôi ra khỏi ghế và kéo lại giường. Nửa chừng, tôi để cho cô ta đi và bật cười to: “Ôi, tôi nhầm rồi, cô không phải là người muốn tôi đối xử thô bạo. Ôi, xin tha lỗi cho tôi, cô gái nhé!” Cả quán cà phê cười ầm lên, Vincent cũng cười, anh đã lấy lại được tình yêu đối với ông thầy của mình. https://thuviensach.vn 8 T hế nhưng sang ngày hôm sau anh nói với ông vẻ trách móc: “Pontevin này, anh không chỉ là nhà lý thuyết đại tài về những người khiêu vũ, mà chính anh còn là một người khiêu vũ cỡ bự nữa.” Pontevin (hơi bối rối): “Anh nhầm lẫn các khái niệm đấy”. Vincent: “Khi tôi và anh đang ngồi cùng nhau, có thêm một người nữa đến, thế là chỗ chúng ta ngồi đột nhiên chia thành hai, người mới đến và tôi trở thành khán giả, còn anh, anh nhảy ngay lên sàn diễn”. Pontevin: “Tôi đã nói với anh rồi, anh đem các khái niệm đập nhập với nhau. Khái niệm “người khiêu vũ” chỉ áp dụng cho những người trình diễn trong đời sống công cộng. Mà tôi thì ghê tởm đời sống công cộng”. Vincent: “Cái cách hôm qua anh ứng xử trước mặt người phụ nữ ấy hệt như cách của ông Berck trước ống kính quay phim. Anh muốn kéo toàn bộ sự chú ý của cô ta về một mình anh. Anh muốn tỏ ra là người lịch thiệp, sắc sảo. Và anh đã dùng miếng võ judo tầm thường nhất của giới trình diễn để đánh tôi”. Pontevin: “Võ judo trình diễn”, có thể. Nhưng đó không phải là judo đạo đức! Chính vì vậy anh đã nhầm khi gọi tôi là người khiêu vũ. Bởi vì người khiêu vũ luôn muốn tỏ ra đạo đức hơn bất kỳ ai khác. Trong khi tôi, tôi lại muốn tỏ ra tồi tệ hơn anh”. Vincent: “ Người khiêu vũ mong muốn tỏ ra đạo đức hơn là vì cử tọa đông đảo của nó mang tính ngây thơ và xem những cử chỉ đạo đức là những cử chỉ đẹp. Còn đám cử tọa nhỏ của chúng ta là những kẻ tai ác và thích sự vô đạo đức. Vì thế anh đã dùng món judo vô đạo đức nện tôi, điều đó không trái với bản chất tự nhiên của anh là một người khiêu vũ”. Pontevin (chợt đổi sang giọng khác, rất thành thực): “Vincent, nếu tôi lỡ xúc phạm anh, xin anh tha thứ”. https://thuviensach.vn Vincent (lập tức xúc động bởi sự hối lỗi của Pontevin): “Tôi không có gì phải tha thứ cho anh cả. Tôi biết anh đùa thôi mà”. Không phải ngẫu nhiên mà nơi gặp gỡ của họ lại là quán cà phê Gascon. Trong các vị thánh chủ của họ, vị thánh lớn nhất là Đáctanhăng: vị thánh chủ của tình bạn, giá trị duy nhất mà họ tôn thờ. Pontevin nói tiếp: “Theo nghĩa rất rộng của từ (mà thực tế đây là chỗ anh có lý) thì chắc chắn trong mỗi chúng ta đều có một người khiêu vũ, và tôi bảo đảm với anh rằng, khi thấy một người phụ nữ đi đến, tôi còn là một người khiêu vũ gấp mười lần những người khác. Tôi biết làm gì chống lại cái đó? Nó mạnh hơn tôi nhiều” Vincent cười hồn hậu, càng thấy xúc động thêm, trong khi đó Pontevin chuyển sang giọng sám hối: “Ngoài ra, nếu như tôi là nhà lý thuyết đại tài về những người khiêu vũ, như anh vừa nói, thì chắc là giữa họ và tôi có điểm chung nào đó, nếu không tôi đã không thể hiểu được họ. Vâng, tôi bảo đảm với anh điều đó, Vincent ạ.” Đến đây, Pontevin đang từ là một người bạn hối hận lại chuyển thành nhà lý thuyết: “Nhưng đó chỉ là một điểm rất nhỏ thôi, bởi vì theo nghĩa hẹp của khái niệm mà tôi dùng, tôi không có gì giống với người khiêu vũ cả. Tôi tin chắc rằng một người khiêu vũ thật sự, một ông Berck, ông Duberques khi có phụ nữ trước mặt thì họ sẽ không hề muốn phô trương hay quyến rũ chút nào. Họ sẽ không bao giờ bận tâm tìm cách kể câu chuyện về cô đánh máy chữ đã bị họ nắm tóc lôi lên giường do đã nhầm cô ta với một người nào khác. Bởi vì cử tọa mà họ tìm cách lôi kéo không phải là một số phụ nữ cụ thể và hữu tình, đó là cả một đám đông những người vô hình! Anh nghe nhé, đấy là một chương khác cần được phát triển thêm trong lý thuyết về người khiêu vũ: sự vô hình của cử tọa! Đây là cái làm cho loại người này có tính chất rất hiện đại! Họ phô trương không phải cho anh hay cho tôi mà cho toàn thế giới. Mà toàn thế giới là cái gì? Một khối vô tận không có mặt! Một sự trừu tượng hóa”. Họ đang dở câu chuyện thì Goujard bước vào cùng với Machu, người này vừa đến ngưỡng cửa đã lên tiếng với Vincent: “Anh bảo tôi là anh được https://thuviensach.vn mời dự một cuộc hội nghị lớn của các nhà côn trùng học. Tôi có tin mới cho anh đây! Ngài Berck cũng đến dự hội nghị đó”. Pontevin: “Lại lão ta hả? Ở đâu cũng thấy mặt lão!” Vincent: “Lạy Chúa, lão sẽ làm gì ở đấy nhỉ?” Machu: “Anh là nhà côn trùng học, phải biết lão chứ?” Goujard: “Hồi còn sinh viên, lão đã có thời gian theo học tại trường Đại học Côn trùng. Ở hội nghị này họ định trao tặng lão danh hiệu nhà côn trùng học danh dự”. Pontevin: “Phải tới đó quấy đảo lên!” và quay sang Vincent: “Anh phải lo cho tất cả chúng tôi lẻn vào!” https://thuviensach.vn 9 V éra đã ngủ say; tôi mở cửa sổ trông ra vườn và nghĩ về cuộc dạo chơi của bà T. và chàng Hiệp Sĩ khi họ rời lâu đài trong đêm, một cuộc dạo chơi gồm ba chặng thật khó quên. Chặng đầu: họ khoác tay nhau dạo bước, trò chuyện, họ thấy một chiếc ghế đá trên bãi cỏ liền ngồi xuống đó, vẫn tay trong tay tiếp tục chuyện trò. Đêm sáng trăng, khu vườn dốc thoai thoải theo những bậc cấp về phía sông Seine, tiếng thì thầm của dòng sông quyện lẫn với tiếng xào xạc cây cối. Chúng ta hãy cố lắng nghe vài đoạn câu chuyện của họ. Hiệp Sĩ đòi hôn. Bà T đáp: “Tôi rất sẵn lòng: anh sẽ rất kiêu ngạo nếu tôi từ chối. Sự tự ái sẽ khiến anh tin rằng tôi sợ anh”. Những điều bà T. nói là kết quả của một thứ nghệ thuật, nghệ thuật trò chuyện, nó không để cho một cử chỉ nào xảy ra mà không bình luận và gán cho một ý nghĩa; ở đây chẳng hạn, bà ta tặng cho Hiệp Sĩ cái hôn mà chàng yêu cầu, nhưng là sau khi đã áp đặt sự giải thích của mình về sự ưng thuận đó: nếu như bà ta cho phép ôm hôn thì đó cũng chỉ là để đưa lòng kiêu hãnh của Hiệp Sĩ vào đúng khuôn khổ của mình. Khi bằng một thao tác tư duy bà ta biến cái hôn thành một hành động phản kháng thì không phải là bà ta lừa bịp ai, kể cả Hiệp Sĩ, tuy nhiên chàng phải xem xét những ý kiến đó một cách rất nghiêm túc, bởi vì chúng là một bộ phận của một cách thức suy nghĩ đòi hỏi phải được đáp lại bằng một cách thức suy nghĩ khác. Trò chuyện không phải là việc giết thời gian; ngược lại, trò chuyện là cái tổ chức thời gian, thống trị nó, đặt ra các lề luật riêng mà nó phải tôn trọng. Kết thúc chặng đầu cái đêm của họ là: nụ hôn bà ta tặng cho Hiệp Sĩ đến làm chàng bớt kiêu căng đã không dừng lại chỉ một lần, những nụ hôn https://thuviensach.vn “dồn dập, gấp gáp, xen vào câu chuyện, thay cho câu chuyện...” Nhưng đột nhiên sau đó bà ta đứng dậy và quyết định quay về. Thật là một diễn viên siêu hạng! Sau cơn bối rối cảm xúc ban đầu, cần phải chứng tỏ rằng khoái cảm yêu đương là một thứ quả còn xanh; cần phải nâng giá nó lên, làm cho nó thành thèm khát hơn; cần phải tạo ra một khoảng ngừng, một trạng thái căng thẳng, một tình thế lửng lơ. Trên đường quay trở về lâu đài cùng Hiệp Sĩ, bà T. như bị rơi vào hư không dù biết rõ rằng đến phút cuối bà sẽ có đầy đủ sức mạnh để đảo ngược hoàn cảnh và kéo dài cuộc hò hẹn. Chỉ cần một câu nói, một câu tầm thường, vớ vẩn thuộc loại có hàng tá trong nghệ thuật trò chuyện đã lâu đời. Nhưng trong sự đồng mưu bất ngờ, trong cơn mất hứng không lường trước này, bà ta chẳng nghĩ ra được câu gì. Bà ta giống như một diễn viên đột nhiên quên mất kịch bản. Vâng, quả thật, bà ta phải có kịch bản mới diễn được; khác với thời nay, khi một cô gái có thể nói “Anh muốn, em cũng muốn, vậy chúng ta đừng để mất thời gian!” Đối với hai người này, một thái độ thẳng thắn như vậy vẫn còn nằm bên kia chiếc rào chắn mà họ không thể chặt đứt được, mặc dù họ đã rất tự do phóng túng. Nếu không người nào nảy ra được ý gì kịp thời, nếu họ không tìm được cớ gì để tiếp tục cuộc đi dạo, thì theo lô gích sự im lặng giữa hai người, họ sẽ buộc phải trở vào lâu đài và từ biệt nhau. Họ càng thấy khẩn cấp phải tìm ra một cái cớ để dừng chân và nói to nó lên thì miệng họ càng như bị khâu chặt lại: mọi lời lẽ có thể giúp đỡ thì dường như đã bo mặc hai người giữa lúc họ đang trong cơn tuyệt vọng cầu cứu. Chính vì vậy, khi bước đến cửa lâu đài “như có một bản năng chung mách bảo, bước chân họ đi chậm lại”. May sao, đến phút cuối cùng, dường như người nhắc vở rốt cuộc đã thức dậy, bà ta đã nhớ lại kịch bản của mình: bà ta tấn công Hiệp Sĩ: “Tôi rất chán anh...” Cuối cùng lối thoát đã tìm thấy! Bà ta nổi giận! Bà ta đã tìm ra cái cớ để dựng nên một cơn giận nhỏ giả vờ nhằm kéo dài cuộc dạo chơi của họ: bà ta đã tỏ ra thành thật với chàng, khi đó sao chàng lại không nói một lời về người yêu dấu của mình, về bà Bá Tước? Nhanh lên, nhanh lên, cần phải phân bua, giảng giải! Cần phải nói! Cuộc chuyện trò lại được khơi lên, https://thuviensach.vn họ lại rời khỏi lâu đài theo con đường mà lần này sẽ dẫn họ thoải mái bước vào vòng tay của ái tình. https://thuviensach.vn 10 T rong khi nói chuyện, bà T. khoanh vùng từng khu vực, nêu lên giai đoạn tiếp của các sự kiện để cho người bạn tình biết chàng phải nghĩ gì và phải nói tiếp như thế nào. Bà ta làm việc đó một cách tinh tế, nhẹ nhàng, nói xa xôi như là đang nói về một việc gì khác. Bà ta khéo léo để cho chàng thấy bà Bá Tước là một con người lạnh lùng, ích kỷ, do đó giải thoát cho chàng khỏi bổn phận trung thành và làm chàng vững tâm với chuyện chơi đêm mà bà đã vạch ra. Bà ta không chỉ vẽ ra tương lai ngay trước mắt mà cả tương lai xa hơn bằng cách để lộ cho Hiệp Sĩ hiểu rằng bất luận thế nào bà cũng không muốn trở thành kẻ cạnh tranh với bà Bá Tước, người mà chàng không nên lìa bỏ. Bà thuyết giải cho chàng một hồi về sự giáo dục tình cảm, dạy cho chàng biết triết lý thực tế của bà về tình yêu là cần phải thoát ra khỏi sự câu thúc của các nguyên tắc đạo đức và ẩn mình dưới sự thận trọng kín đáo, đức hạnh cao nhất trong tất cả các đức hạnh. Thậm chí bà ta còn chỉ bảo một cách hết sức tự nhiên cho chàng biết cách cư xử ngày hôm sau đối với chồng bà ta. Các bạn sẽ thấy kinh ngạc: trong cái lãnh thổ được tổ chức, khoanh vùng, kẻ vạch, tính toán, đo lường rất kỹ càng đó - đâu là chỗ tự phát, “điên rồ”, đâu là sự hoang tưởng, đâu là sự mù quáng của ham muốn, “tình yêu điên cuồng” mà các nhà siêu thực tôn sùng, đâu là sự quên mất bản thân mình? Đâu là những đức hạnh của sự phi lý, cái tạo thành ý niệm tình yêu của chúng ta thời nay? Không, chúng không có chỗ ở đây. Bởi bà T. là một nữ hoàng của lý trí, không phải là lý trí độc ác của nữ Hầu Tước Merteuil, mà là một lý trí nhẹ nhàng, hiền lành, một lý trí mang sứ mệnh tôi cao là bảo vệ tình yêu. Tôi nhìn thấy bà ta đang dẫn chàng Hiệp Sĩ đi trong đêm trăng. Bây giờ bà đứng lại và chỉ cho chàng thấy hình thù cái mái nhà vừa chợt hiện ra https://thuviensach.vn trước mặt họ trong khoảng tranh sáng tranh tối; ôi, cái lầu hóng mát, nhân chứng đêm trăng đó, đã có những thời khắc thú vị làm sao, chỉ tiếc là bà ta đã nói với chàng bà không có chìa khóa để mở cửa vào. Họ bước lại gần cửa và (kỳ lạ làm sao! bất ngờ làm sao!) căn lầu hóng mát đã mở ngỏ. Vì sao bà ta bảo với chàng là mình quên mang chìa khóa? Vì sao bà ta không nói cho chàng biết là căn lầu hóng mát đó từ lâu đã không đóng khóa gì nữa? Mọi điều đã được sắp xếp, tính toán, bày đặt, mọi điều đã được phân thành lớp lang, không có gì là thẳng tuột cả, hay nói cách khác, mọi điều là nghệ thuật; trong trường hợp này đó là nghệ thuật kéo dài sự lơ lửng, đúng hơn: nghệ thuật duy trì thật lâu trạng thái hưng phấn. https://thuviensach.vn 11 D enon không miêu tả hình dáng bà T., nhưng tôi chắc chắn một điều là bà ta không thể gầy được; tôi hình dung bà ta có “một eo lưng tròn trịa, mềm mại” (đây là những từ Laclos thường dùng để mô tả cơ thể phụ nữ đầy thèm muốn trong tác phẩm Những mối ràng buộc nguy hiểm) và cái dáng tròn trịa của cơ thể ấy sẽ khơi dậy vẻ tròn trịa và chậm rãi của các chuyển động và cử chỉ. Từ con người bà ta toát ra sự lười biếng dịu dàng. Bà ta rất khôn khéo trong việc chậm rãi và phô diễn cả một loạt kỳ thuật để kéo chậm lại mọi việc. Điều này đặc biệt thấy rõ ở chặng hai của đêm ấy diễn ra trong lầu hóng mát: họ bước vào, ôm hôn nhau, ngả người xuống đi văng và làm tình. Nhưng “tất cả chuyện này hơi có phần thô bạo. Chúng tôi đã hiểu ra sai lầm của mình... Khi vội vã lao vào khoái cảm nhục thể thì sẽ làm hỏng đi những niềm vui thú có trước đó”. Cả hai người lập tức nhận thấy sự vội vã tước mất của họ nhịp chậm rãi dịu dàng là một sai lầm; nhưng tôi không tin điều đó lại là bất ngờ đối với bà T., tôi cho rằng bà ta đã biết sai lầm là không tránh khỏi, là nhất định xảy ra, bà ta đã chờ đợi nó, do đó bà ta đã tạo ra khoảng giữa ở lầu hóng mát như là một ritardando để hãm phanh, để bóp nghẹt cái tốc độ đã dự đoán trước, bà ta đã tiên liệu các sự kiện sao cho đến chặng ba, ở một chỗ mới, cuộc phiêu lưu tình ái của họ có thể bùng nổ mạnh mẽ trong nhịp điệu chậm rãi tuyệt vời của nó. Bà ta ngắt quãng cuộc làm tình trong lầu hóng mát, kéo Hiệp Sĩ đứng dậy, lại đi dạo với chàng một lúc nữa, ngồi xuống chiếc ghế đá trên bãi cỏ, lại tiếp tục trò chuyện, sau đó dẫn chàng trở lại lâu đài, đi vào một buồng kín nối với phòng của bà ta; đây vốn là nơi trước kia chồng bà ta đã sắp xếp như một ngôi đền tình yêu huyền diệu. Bước vào cửa Hiệp Sĩ sửng sốt: những https://thuviensach.vn tấm gương treo kín bốn mặt tường nhân hình phản chiếu của họ lên nhiều lần theo cách đột ngột hiện lên một chuỗi vô tận các cặp đang ôm nhau vây quanh họ. Nhưng đây chưa phải là nơi họ làm tình; dường như bà T. có ý ngăn chặn cơn bùng nổ quá mạnh của cảm xúc và kéo dài thời gian hưng phấn càng lâu càng tốt, bà ta kéo thẳng chàng vào buồng bên cạnh, một cái động chìm khuất trong bóng tối và được bọc lót xung quanh bằng những tấm đệm; chỉ ở đây họ mới làm tình với nhau một cách dẻo dai và chậm rãi cho đến rạng sáng. Bằng cách làm chậm dòng chảy cái đêm của họ lại, chia nó ra thành ba chặng khác nhau tách biệt, bà T. đã thành công trong việc làm cho mỗi khoảng thời gian nhỏ hiện ra như một công trình kiến trúc nhỏ tuyệt đẹp, như một hình thù. Tạo hình thù cho dòng chảy thời gian, đó là yêu cầu của cái đẹp nhưng cũng là yêu cầu của ký ức. Bởi vì cái vô hình thù là cái không nắm bắt được và không ghi nhớ được. Khoác cho cuộc gặp gỡ của họ một hình thù là điều đặc biệt quý giá đối với họ, bởi vì cái đêm của họ không có ngày mai và nó chỉ được lặp lại trong kỷ niệm mà thôi. Có mối liên hệ bí ẩn giữa sự chậm rãi và ký ức, giữa tốc độ và sự lãng quên. Ta hãy xem một trường hợp hết sức phổ biến: một người đang đi trên phố. Chợt có lúc anh ta cố nhớ lại một điều gì đó nhưng trí nhớ cứ tuột đi. Bất giác anh ta bước chậm lại. Ngược lại một người đang muốn quên đi một chuyện khó chịu vừa xảy ra thì cũng tự nhiên bước nhanh hơn, dường như anh ta muốn nhanh chóng tránh xa ra cái trong lúc đó đang ở quá gần bên mình. Trong hệ toán cuộc đời, kinh nghiệm này có dạng hai phương trình cơ bản: mức chậm rãi tỉ lệ thuận với cường độ trí nhớ; mức tốc độ tỉ lệ thuận với cường độ lãng quên. https://thuviensach.vn 12 S inh thời Vivant Denon, có lẽ chỉ có một nhóm nhỏ người thông thạo mới biết ông là tác giả cuốn Không ngày mai; và điều bí ẩn được lộ ra cho mọi người biết và (có lẽ) biết một cách dứt khoát, rõ ràng, chỉ sau khi ông mất đã lâu. Như vậy số phận của cuốn truyện giống một cách lạ lùng với câu chuyện mà nó kể lại: bị bao phủ trong bóng tối của điều bí mật, của sự lặng lẽ kín đáo, của sự thần bí hóa, của sự vô danh. Denon là nhà chạm trổ, nhà đồ họa, nhà ngoại giao, nhà du lịch, người am hiểu nghệ thuật, vị khách được sủng ái của các thính phòng, con người có một sự nghiệp nổi tiếng, nhưng ông không bao giờ đánh giá cao chất lượng nghệ thuật của cuốn truyện. Không phải vì ông từ chối vinh quang, mà điều này khi đó có một nghĩa khác; tôi hình dung đám công chúng mà ông quan tâm, muốn làm cho họ say mê, đám công chúng đó không phải là khối đông đảo những người vô danh mà nhà văn hiện nay thèm muốn có được, đó là một nhóm nhỏ những người mà bản thân ông có biết và thừa nhận. Niềm khoái cảm mà thành công mang lại cho ông ở những độc giả này không khác gì mấy niềm khoái cảm ông được hưởng trước một số cử tọa tụ tập quanh ông trong một thính phòng, nơi ông nổi bật lên. Có sự vinh quang trước khi phát minh ra máy ảnh và sự vinh quang sau đó. Nhà vua Vaclav xứ Czech ở thế kỷ XIV có thú vui là vi hành đến các khu phố Praha và trò chuyện với dân thường. Ông ta có quyền lực, vinh quang, tự do. Hoàng tử Charles xứ Anh quốc không có chút quyền lực nào, cũng chẳng có tự do, nhưng ông có một sự vinh quang to lớn: dù lánh mình trong khu rừng nguyên sơ hay ở buồng tắm riêng ẩn kín trong một boongke đặt dưới tầng ngầm thứ mười bầy ông cũng không sao thoát khỏi những ánh mắt dõi theo và nhận ra. Vinh quang đã nướng trụi của ông toàn bộ sự tự do, https://thuviensach.vn và bây giờ thì ông biết: thời nay chỉ những đầu óc hoàn toàn vô thức mới cảm thấy vui lòng khi tự nguyện đeo sau lưng họ cái chảo của sự nổi tiếng. Anh sẽ bảo là tính chất của vinh quang đã thay đổi, ít ra điều đó chỉ còn liên quan đến một số đặc quyền mà thôi. Anh nhầm. Bởi vì vinh quang không chỉ liên quan đến những người nổi tiếng, nó liên quan đến tất cả mọi người. Hiện nay, những người nổi tiếng ở trên các trang báo, trên màn ảnh truyền hình, họ choán ngập đầu óc tưởng tượng của mọi người. Và mọi người chỉ thầm mong sao có được khả năng trở thành đối tượng của một vinh quang như thế (không phải là vinh quang của nhà vua Vaclav hay lui tới các quán rượu, mà là vinh quang của hoàng tử Charles ẩn mình trong buồng tắm riêng dưới tầng ngầm thứ mười bảy). Khả năng này bám theo mỗi người như hình với bóng và làm thay đổi tính chất cuộc đời nó; bởi vì (đây lại là một định nghĩa thông thường khác rất nổi tiếng của hệ toán cuộc đời) mỗi một khả năng mới mà hiện tồn, dẫu là khả năng ít có thế xảy ra nhất, đều làm biến đổi toàn bộ sự tồn tại. https://thuviensach.vn 13 P ontevin có thể sẽ ít khó chịu về mình hơn nếu như ông bị sa vào những chuyện phiền toái mà nhà trí thức Berck mới đây đã phải chịu đựng từ phía một cô Immaculata nào đấy, cô này là bạn học phổ thông cũ mà thời còn đi học ngài Berck đã đem lòng thèm muốn (nhưng vô ích) . Một hôm, sau hai mươi năm xa cách, Immaculata nhìn thấy Berck trên màn ảnh truyền hình đang đuổi đám ruồi bâu trên gương mặt một bé gái da đen; cảnh đó như một sự thiên khải đối với cô. Lập tức cô hiểu là mình vẫn luôn luôn yêu ông. Ngay ngày hôm ấy cô viết cho ông một bức thư nhắc lại “mối tình thơ ngây” thuở trước của hai người. Nhưng Berck thì còn nhớ như in mối tình đó, nó chẳng ngây thơ chút nào, ông luôn bị người tình áp chế một cách quỷ quái và cảm thấy nhục nhã khi cô ta vứt bỏ ông một cách không thương xót. Vì thế dựa theo lối đặt tên hơi hài hước của bố mẹ mình cho cô hầu gái người Bồ Đào Nha, ông đã đặt cho cô ta cái biệt danh vừa châm chọc vừa buồn bã là Immaculata (Không Vấy Bẩn). Nhận được thư của cô ta ông rất bực tức (đó là một điều lạ, sau hai mươi năm mà ông vẫn chưa hoàn toàn suy ngẫm kỹ về thất bại trước đây của mình) và không đáp lại. Thái độ im lặng của ông khiến cô ta bực bội và trong thư tiếp theo cô ta nhắc cho ông nhớ lại bao nhiêu lá thư tình ông đã viết cho cô. Trong một bức thư như thế ông đã gọi cô ta là “con chim đêm khuấy động giấc mơ anh”. Cái câu bị quên khuấy từ lâu ấy ông thấy thật là một trò ngốc nghếch dại khờ và việc cô ta nhắc lại nó với ông thật là không lịch sự hay ho chút nào. Về sau, khi đã kinh qua những hồi hộp, lo âu, ông mới hiểu rằng cứ mỗi lần ông xuất hiện trên truyền hình thì cô ta, người phụ nữ mà ông không bao giờ vấy bẩn được, lại ba hoa đâu đó trong bữa ăn về mối tình thơ ngây của ngài Berck nổi tiếng, người nhiều năm về trước đã không thể ngủ được https://thuviensach.vn vì bị nàng khuấy động giấc mơ. Ông cảm thấy mình bị lột trần ra và không có gì che đỡ. Đó là lần đầu tiên trong đời ông khao khát mong mỏi được trở thành vô danh. Trong bức thư thứ ba cô ta đề nghị ông giúp đỡ; không phải cho cô mà cho người chị họ của cô, một phụ nữ đáng thương không được chăm sóc cẩn thận trong bệnh viện; không những là chị ta sẽ chết vì bị gây mê kém mà do bị khước từ khoản đền bù nhỏ nhặt nhất. Nếu ngài Berck rất quan tâm đến các trẻ em châu Phi thì hãy chứng tỏ là ngài cũng có thể quan tâm đến những người dân thường ở nước mình, dù cho những người đó không cho ngài một cơ hội nào xuất hiện trên truyền hình. Sau đó, chính người phụ nữ đó đã viết thư cho ông, trong thư chị ta ca ngợi Immaculata: “... Thưa ngài, hẳn ngài còn nhớ cô gái trẻ mà ngài từng viết thư bảo rằng đó là nàng trinh nữ trong trắng đêm đêm khuấy động những giấc mơ của ngài”. Có thể thế được chăng!? Có thể thế được chăng!? Berck đi đi lại lại trong phòng, miệng lẩm bẩm chửi rủa. Ông xé tan bức thư một cách khinh miệt và quẳng nó vào sọt rác. Một hôm ông được người phụ trách chương trình truyền hình báo tin có nữ đạo diễn muốn dựng một chân dung về ông. Khi đó ông khó chịu nhớ lại lời nhận xét mỉa mai về việc ông thích được phô diễn trên truyền hình, bởi vì nữ đạo diễn muốn quay bộ phim về ông, lại chính là con chim đêm, là đích thị Immaculata! Tình thế thật oái oăm: về nguyên tắc ông rất muốn có một bộ phim hay về mình bởi vì ông luôn muốn biến cuộc đời mình thành tác phẩm nghệ thuật; nhưng đến khi đó ông lại sợ rằng tác phẩm ấy có thể bị rơi vào thể loại hài kịch! Đối mặt với hiểm họa đang hiện ra rõ rệt này ông muốn giữ Immaculata ở một khoảng cách thật xa khỏi cuộc đời mình nên đã nói lại với giám đốc chương trình (vị này rất ngạc nhiên trước sự khiêm tốn của ông) hoãn kế hoạch lại một thời gian, nó hãy còn quá sớm đối với một người còn quá trẻ và chưa có địa vị gì lắm như ông. https://thuviensach.vn 14 C âu chuyện này gợi tôi nhớ lại một chuyện khác mà tôi may mắn được biết nhờ tủ sách phủ đầy các bức tường căn hộ của Goujard... Một hôm khi nghe tôi kêu ca nỗi u uất của mình, ông chỉ cho tôi thấy một giá sách có dòng chữ do chính tay ông viết: kiệt tác hài hước không chủ ý, và mỉm cười ranh mãnh, ông rút ra một cuốn sách xuất bản năm 1972 của một nữ phóng viên Paris viết về mối tình của mình đối với Kissinger, chắc các anh còn nhớ cái tên của nhà chính khách nổi tiếng nhất ở thời chúng ta này, cố vấn của tổng thống Nixon, kiến trúc sư hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam. Câu chuyện thế này: cô ta đến gặp Kissinger ở Washington để phỏng vấn ông, trước là cho tạp chí, sau là cho truyền hình. Họ hẹn gặp nhau nhiều lần nhưng không bao giờ vượt quá giới hạn của quan hệ thuần túy nghề nghiệp: một hay hai bữa ăn tối để chuẩn bị cho buổi truyền sóng, vài cuộc đến thăm phòng làm việc của ông ở Nhà Trắng, chỉ có một lần đến nhà riêng của ông nhưng có cả đoàn cùng đi. Dần dần, Kissinger có ác cảm với cô phóng viên. Ông không phải là kẻ lừa dối, ông biết điều gì làm mình lo lắng, và để giữ được khoảng cách, ông hùng hồn nói với cô về sức hấp dẫn của quyền lực đối với phụ nữ và về bổn phận của người làm chính trị là phải quên đi toàn bộ đời tư. Cô phóng viên nghe tất cả những lời trốn tránh này rất thành thật cảm động, chúng chẳng hề làm cô nhụt chí bởi vì cô có một niềm tin không hề lung lay là họ sinh ra để thuộc về nhau: ông tỏ ra thận trọng và nghi ngờ ư? Điều đó không làm cô ngạc nhiên: cô biết rõ là ông phải nghĩ đến những người phụ nữ khủng khiếp trước đây ông đã gặp; cô tin chắc rằng lúc ông hiểu được phần nào tình yêu của cô dành cho ông thì ông sẽ hết băn khoăn, lo lắng, sẽ quên đi những sự thận trọng đề phòng. Ôi, cô tin tưởng biết bao vào mối tình tinh khiết của mình! Cô có thể chê bai ông ta: Kissinger không https://thuviensach.vn có chút gợi dục nào. “Về mặt tình dục, ông ta không gây hứng thú gì cho tôi”, cô ta viết thế và nhắc lại nhiều lần (với sự khoái cảm bạo dâm mang tình mẫu tử đáng kinh ngạc) rằng: ông ăn mặc luộm thuộm; ông không đẹp trai; ông kém thẩm mỹ trong những chuyện liên quan đến phụ nữ; “đúng ra ông ta là một người tình vụng về”, cô nhận xét về Kissinger như vậy trong khi tỏ ra mình là một tình nhân tuyệt vời. Cô có hai con, ông ta cũng vậy, cô sắp xếp một cách khéo léo để ông không nghi ngờ những chuyến đi nghỉ chung ở Bờ Biển Ngà và vui thích thấy hai đứa con của Kissinger nhờ đó đã học được tiếng Pháp một cách dễ dàng, thoải mái. Một hôm, cô dẫn đoàn quay phim của mình đến quay căn hộ của Kissinger, ông đã không kìm chế nổi mình nên đã xua đuổi họ như một lũ đến quấy rầy. Một lần khác, ông cho gọi cô đến phòng làm việc và nói với cô bằng một giọng hết sức nghiêm khắc và lạnh lùng rằng ông không thể chịu đựng nổi nữa cái thái độ lập lờ mà cô xử sự đối với ông. Thoạt đầu cô tràn đầy tuyệt vọng. Nhưng rất nhanh cô bắt đầu tự nhủ: rõ ràng người ta đã coi cô là phần tử nguy hiểm về mặt chính trị và Kissinger đã nhận được từ cơ quan phản gián lời nhắc nhở không được năng gặp gỡ với cô nữa; căn phòng làm việc nơi họ gặp nhau được lắp rất nhiều micrô và ông ta biết điều đó; những câu nói của ông cộc cằn đêh khó tin, nhưng đấy không phải là nói với cô mà là nói với những tên cảnh sát giấu mặt đang rình nghe chuyện của họ. Cô ngước nhìn ông với nụ cười thấu hiểu và buồn bã; cảnh này hiện ra trong mắt cô nhuốm đầy vẻ đẹp bi thảm (đấy là tính từ cô hay dùng nhất): ông bị buộc phải xúc phạm đến cô, nhưng đồng thời ánh mắt ông nhìn cô lại nói về tình yêu. Goujard cười, nhưng tôi nói với ông: sự thật hiển nhiên của cái tình huống có thật ẩn đằng sau giấc mơ của cô tình nhân ít quan trọng hơn là vốn nghĩ, đó chỉ là một sự thật ti tiện, tầm thường, sẽ bị lu mờ trước một sự thật khác ở mức cao hơn và chịu được thời gian: sự thật của Sách. Ngay trong cuộc hẹn gặp đầu tiên của cô ta với thần tượng của mình, cuốn sách này đã ngự trị ở đấy dưới dạng vô hình, trên chiếc bàn nhỏ giữa hai người, ngay từ phút ấy nó đã trở thành mục đích giấu kín và vô thức của toàn bộ cuộc phiêu lưu của cô ta. Cuốn sách ư? Để làm gì? Phác họa chân dung Kissinger ư? https://thuviensach.vn Không, cô ta tuyệt đối không có gì để nói về ông ấy cả! Điều cô ta ấp ủ trong tim, đó chính là sự thật của riêng cô về chính bản thân cô. Cô ta không thèm muốn Kissinger, càng ít thèm muốn cơ thể ông ấy (“đúng ra ông ta là một người tình vụng về”); điều cô ta muốn là mở rộng cái tôi của mình, mở đường cho nó ra khỏi cái vòng chật hẹp của cuộc đời mình, làm cho nó trở nên tráng lệ, biến nó thành ánh sáng. Kissinger đối với cô là một con vật thần thoại, một con ngựa có cánh cho cái tôi của cô cưỡi lên làm cuộc hành trình lớn xuyên qua bầu trời. “Cô ta là đồ ngốc nghếch”, Goujard kết luận một cách khô khan như để chế nhạo những lời giảng giải hay ho của tôi. “Không đâu”, tôi nói, “có các bằng chứng khẳng định trí thông minh của cô ta. Đây là một chuyện khác với sự ngu ngốc. Cô ta tin chắc là mình được lựa chọn”. https://thuviensach.vn 15 Đ ược lựa chọn là một khái niệm thần học ý muốn nói: không một công tích gì, bởi một phán quyết siêu nhiên, bởi ý muốn tự do, nếu không phải là thất thường, của Chúa, người ta được lựa chọn cho một sự việc gì đây rất đặc biệt và khác thường. Chính theo đức tin này mà các thánh đã dồn hết sức ủng hộ cho các thánh tông đồ bị chịu nhiều khổ hình nhất. Các khái niệm thần học được phản ánh theo lối nhại trong cõi đời thông tục của chúng ta; mỗi người chúng ta đều cảm thấy khổ sở (ít hoặc nhiều) vì cuộc đời mình thấp tè, chán ngắt và đều có ước muốn thoát ra khỏi nó để bay lên. Mỗi người chúng ta đều biết đến ảo ảnh (mạnh hoặc yếu) thấy mình xứng với sự bay bổng đó, mình được định trước và được lựa chọn cho sự bay bổng đó. Cảm giác được lựa chọn hiện diện, chẳng hạn, trong mọi quan hệ tình yêu. Bởi vì tình yêu theo định nghĩa là một món quà tặng không cần phải có công tích gì; được yêu không cần công tích, đó chính là bằng chứng của một mối tình thực sự. Nếu một phụ nữ bảo tôi: em yêu anh bởi vì anh thông minh, bởi vì anh trung thực, bởi vì anh đã mua quà cho em, bởi vì anh không đi mò gái, bởi vì anh đã rửa bát đĩa cho em, nghe thế tôi sẽ thất vọng; tình yêu đó có vẻ vị lợi thế nào ấy. Tốt hơn biết bao nếu được nghe nói: em điên lên vì anh dù cho anh không thông minh không trung thực, dù cho anh là đồ dối trá, ích kỷ, đểu cáng. Có thể con người lần đầu tiên biết đến ảo ảnh được lựa chọn là từ thời bú mớm, nhờ sự chăm sóc nuôi nấng của người mẹ mà nó tự nhiên được hưởng không phải gắng công gắng sức gì. Việc học hành sẽ tước bỏ khỏi nó ảo ảnh đó và làm cho nó hiểu rằng mọi chuyện trong đời đều phải trả giá. Nhưng khi hiểu ra điều đó thì đã quá muộn. Các anh chắc đã thấy cô bé lên mười ấy, nó muốn áp đặt ý chí của mình cho đám bạn nhưng đột nhiên thấy ngắc ngứ thế là nó liền sẵng giọng nói: “Bởi vì tớ bảo điều đó với cậu”, https://thuviensach.vn hoặc: “Bởi vì tớ muốn điều đó”. Nó cảm thấy mình là người được lựa chọn. Nhưng một hôm nó nói “bởi vì tớ muốn điều đó” khiến mọi người xung quanh cười ồ cả lên. Phải làm gì đây, cái người tự cho mình là được lựa chọn, để chứng tỏ sự tinh tuyển của mình, để thuyết phục bản thân mình và những người khác tin rằng nó không phải thuộc về đám đông tầm thường? Chính lúc này thời đại dựng nên trên sự phát minh ra nghề nhiếp ảnh đã đến hỗ trợ cho nó với các ngôi sao, các người nhảy, các nhân vật danh tiếng, hình ảnh những người này được phóng chiếu lên một màn ảnh rộng lớn đứng từ xa vẫn nhìn thấy, được mọi người hâm mộ nhưng không sao với tới được. Bằng cách dán mắt đầy ngưỡng mộ vào những người nổi tiếng, cái người cảm thấy mình được lựa chọn muốn chứng tỏ cho mọi người thấy bộ dạng khác thường của mình đồng thời khoảng cách giữa mình với đám đông bình thường, muốn nói một cách cụ thể với láng giềng, đồng nghiệp, bạn nhảy, những người mà anh ta buộc phải (chị ta buộc phải) cùng chung sống. Như vậy những người nổi tiếng đã trở thành một cơ quan công cộng như các trạm y tế, như sở An ninh xã hội, như các hãng bảo hiểm, như các trại tâm thần. Nhưng họ có ích chỉ với điều kiện là họ thật sự không để ai với tới được. Khi một người muốn khẳng định sự tinh tuyển của mình thông qua quan hệ cá nhân, trực tiếp với một nhân vật nổi tiếng nào đó, người đó có nguy cơ bị đuổi đi như cô tình nhân của Kissinger. Sự đuổi đi đó, nói theo ngôn ngữ thần học, gọi là sự sa ngã. Chính vì vậy cô tình nhân của Kissinger trong cuốn sách của mình đã nói rõ ràng và đúng đắn về mối tình mang tính bi kịch của cô, bởi vì sự sa ngã, dù cho Goujard có nhạo báng chăng nữa, theo định nghĩa là có tính bi kịch. Đúng vào lúc hiểu ra mình là tình nhân của Berck, Immaculata đã trải qua cuộc đời của phần đông phụ nữ: lấy chồng vài lần, ly hôn vài bận, dan díu với mấy anh chàng để lại cho cô mối thất vọng triền miên vừa yếu ớt và gần như ngọt ngào. Người tình mới của cô đặc biệt ngưỡng mộ cô; cô gắn với chàng ta hơn những người khác không chỉ vì anh chàng ngoan ngoãn vâng lời mà còn vì chàng ta có ích: đó là một nhà quay phim đã giúp đỡ cô rất nhiều khi cô mới bắt đầu làm việc ở truyền hình. Anh chàng hơi già hơn cô, nhưng có dáng vẻ một chàng sinh viên non trẻ dai dẳng hâm mộ cô; https://thuviensach.vn chàng thấy cô là người đẹp nhất, thông minh nhất và (đặc biệt) là người nhạy cảm nhất trong tất cả mọi người. Chàng ta thấy khả năng nhạy cảm của cô tình nhân giống như bức tranh phong cảnh của hội họa lãng mạn Đức: rải rác những cái cây hình thù vặn vẹo, cong queo, phía trên là bầu trời xanh xa xôi, nơi Chúa ngự trị; lần nào đi vào phong cảnh này, anh chàng cũng có ý muốn không sao cưỡng nổi là quỳ gối lặng yên một chỗ ngửa mặt lên trời chiêm ngưỡng kỳ tích thần thánh. https://thuviensach.vn 16 H ội trường dần đông người, có nhiều nhà côn trùng học Pháp và cũng có mấy người nước ngoài, trong số đó có một người Czech tuổi độ sáu mươi mà người ta đồn rằng đó là một nhân vật quan trọng của chế độ mới, có thể là một bộ trưởng hay chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học hay ít ra là một nhà nghiên cứu của cái Viện ấy. Dù thế nào đi nữa, chỉ nhìn theo góc độ tò mò thôi, thì đó là một nhân vật lý thú nhất của cuộc hội họp này (ông ta đại diện một thời đại mới của Lịch Sử sau khi chủ nghĩa cộng sản đã vĩnh viễn lùi vào bóng đêm thời gian); tuy nhiên, ở giữa đám đông ồn ào hay chuyện, với dáng người cao to vụng về, trông ông ta thật lẻ loi. Lúc thuận tiện mọi người vội vã đến bắt tay ông và hỏi han vài câu nhưng câu chuyện luôn luôn bị chấm dứt nhanh hơn là người ta mong đợi, và sau bốn câu trao đổi đầu tiên, họ không biết nói gì với ông nữa. Bởi vì, xét cho đến cùng, ông không có chủ đề chung bàn với họ. Những người Pháp nhanh chóng quay lại các vấn đề của mình, ông cố gắng theo dõi câu chuyện của họ, thỉnh thoảng đệm vào một câu “Chỗ chúng tôi thì ngược lại”, nhưng sau thấy không ai để ý đến những chuyện diễn ra ở “chỗ chúng tôi thì ngược lại” ấy, ông bèn bỏ đi, khuôn mặt đượm vẻ sầu muộn nhưng đó không phải do sự đau khổ hay bất hạnh gây nên mà là do tác động của ánh sáng và thái độ như là hạ cố ban ơn. Trong khi những người khác ồn ã kéo vào đầy hội trường có quầy bar, ông đi vào một căn phòng trống có bốn chiếc bàn xếp thành hình vuông chờ cuộc hội thảo khai mạc. Kề bên cửa có một chiếc bàn nhỏ đặt bản danh sách các khách mời và một cô gái chừng như cũng bị quên bẵng như ông. Ông đi lại phía cô ta và nói tên họ mình. Cô ta đề nghị ông nhắc lại cái tên đó thêm lại lần nữa. Lần thứ ba cô không dám nữa nhưng ngẫu nhiên cô thấy trong danh sách một cái tên gần giống như những âm thanh vừa được nghe. https://thuviensach.vn Đầy vẻ ân cần tử tế như một người cha, nhà bác học Czech cúi xuống bản danh sách và tìm thấy cái tên của mình được viết bằng những chữ CECHO- RIPSKY. “Ôi, ngài là ngài Sechoripi ạ? -cô gái thốt lên. - Phải đọc là Tché-kho-rjips-qui. - Ôi, đọc thế không dễ chút nào! - Vả lại, viết thế này là không chính xác”, nhà bác học nói. Ông cầm lây cây bút để trên bàn và vạch lên đầu hai chữ c và R hai dấu á. Cô thư ký nhìn hai cái dấu, nhìn nhà bác học và thở dài: “Phức tạp quá! - Ngược lại, rất đơn giản. - Đơn giản ư? - Cô có biết Jean Hus không?” Cô thư ký liếc nhanh bản danh sách đại biểu và nhà bác học Czech vội vàng giải thích: “Cô biết đấy, ông ta là một nhà cải cách lớn của Giáo hội. Một người tiền bối của Luther. Giáo sư ở đại học Charles, trường đại học đầu tiên được thành lập ở Đế Quốc La Mã Thần Thánh như cô đã biết. Nhưng có lẽ cô còn chưa biết là cái ông Jean Hus ấy đồng thời lại là một nhà cải cách chính tả nổi tiếng nữa. Ông đã làm cho nó trở thành đơn giản tuyệt vời. Để viết một âm như Tch cô buộc phải dùng đến ba chữ cái t, c, h. Người Đức thậm chí phải dùng bốn chữ: t, s, c, h. Trong khi nhờ Jean Hus chúng ta chỉ cần một chữ c với dấu ngoặc nhỏ ở trên đầu là đủ”. Nhà bác học lại cúi xuống bản danh sách đặt trên bàn cô thư ký và viết ra ngoài lề một chữ c to kèm theo một dấu á trên đầu: č, sau đó ông nhìn thẳng vào mắt cô ta và phát âm bằng một giọng rõ ràng và hết sức rành rọt: “Tch!”. Cô thư ký cũng nhìn thẳng ông và nhắc lại: “Tch”. - Đúng rồi. Tuyệt lắm. - Thật là tiện lợi. Chỉ tiếc là cuộc cải cách của Luther chỉ được biết đến ở nước ngài mà thôi. - Cuộc cải cách của Jean Hus..., nhà bác học nói như không để ý đến câu nói hớ của cô gái người Pháp, “không phải là hoàn toàn không được biết https://thuviensach.vn đến. Có một nước khác cũng dùng thứ chữ cải cách ấy... cô có biết là nước nào không?” - Thưa không - Nước Lituanie - Nước Lituanie, cô thư ký nhắc lại, cố lục xem trong óc mình cái xứ đó ở đâu trên thế giới. “Ở Lituanie cũng vậy. Bây giờ chắc cô hiểu vì sao chúng tôi, những người Czech khác, lại kiêu hãnh đến thế về những cái dấu nhỏ đặt trên đầu các chữ đó. (Mỉm cười:) Chúng tôi sẵn sàng phản bội tất cả. Nhưng vì những cái dấu này, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng”. Ông khẽ cúi chào cô gái và đi về phía những chiếc bàn xếp hình vuông. Trước mỗi chiếc ghế có một tấm các nhỏ đề tên. Ông tìm thấy cái của mình, ngắm nghía nó một lúc rồi cầm lên và mỉm một nụ cười buồn bã nhưng có vẻ xin lỗi đi lại trao tấm các cho cô thư ký. Vừa lúc đó có một nhà côn trùng học khác dừng lại trước bàn ở cửa vào, để chờ cô gái đánh dấu nhân bên cạnh tên ông ta. Cô gái nhìn nhà bác học Czech nói: “Xin chờ cho một lát, thưa ngài Chipiqui!” Người này làm một cử chỉ hào hiệp như ý nói: cô khỏi lo, tôi không giục đâu. Dáng nhẫn nại, không phải không có chút khiêm nhường cảm động, ông đứng chờ bên cạnh bàn (thêm hai nhà côn trùng học nữa dừng lại đó) và khi cô thư ký đã rảnh việc, ông chìa cho cô tấm các: “Cô xem, có kỳ cục không?”Cô gái nhìn ngơ ngác: “Nhưng thưa ngài Cheni-piqui, ở đó có đủ các dấu như ngài nói đấy chứ!” - Đúng vậy, nhưng đó là các dấu ớ! Người ta đã quên lật ngược chúng lên thành dấu á! Cô lại thử xem họ đặt chúng thế nào! Đặt trên chữ E và trên chữ O! Cechoripsky! - Ô vâng, ngài nói có lý! - cô thư ký phẫn nộ - Tôi tự hỏi, giọng nhà bác học Czech mỗi lúc một buồn bã hơn, vì sao người ta cứ luôn luôn quên chúng. Các dấu á ấy, chúng mới nên thơ làm sao! Cô có thấy không? Trông như đàn chim đang bay! Như đàn bồ câu đang tung cánh! (Bằng một giọng rất thích thú:) Vâng, nếu cô muốn, có thể nói là giống như đàn bướm”. https://thuviensach.vn Và ông lại cúi xuống bàn cầm lấy cây bút chữa lại tên mình trên tấm các nhỏ cho đúng chính tả. Ông làm việc đó đầy vẻ khiêm nhường như đang xin lỗi một điều gì đấy rồi ông lẳng lặng đi ra. Cô thư ký nhìn theo dáng đi cao to, lóng ngóng của ông, lòng dâng lên một tình thương như mẹ thương con. Cô hình dung cái dấu á như một con bướm dập dờn quanh nhà bác học và cuối cùng đậu lên mái đầu bạc xóa của ông. Khi đang đi về chiếc ghế của mình, nhà bác học Czech quay đầu lại và nhìn thấy nụ cười cảm động của cô thư ký. Ông mỉm cười đáp lại rồi bước đi và còn quay lại nhìn ba lần nữa. Đó là những nụ cười buồn bã nhưng kiêu hãnh. Một sự kiêu hãnh buồn bã: có thể định nghĩa nhà bác học Czech như vậy. https://thuviensach.vn 17 V iệc ông ta buồn bã khi thấy các dấu trọng âm đặt sai trên tên mình là điều dễ hiểu. Nhưng còn lòng kiêu hãnh của ông thì do đâu mà có? Đây là những nét tiểu sử chính của ông: một năm sau khi quân Nga đổ bộ vào Tiệp năm 1968, ông rời khỏi Viện côn trùng học và đi làm công nhân xây dựng cho đến tận lúc quân Nga rút năm 1989, tức là trong gần hai mươi năm. Nhưng chẳng phải là cũng có hàng trăm, hàng nghìn người bị mất việc ở Mỹ, ở Pháp, ở Tây Ban Nha, ở khắp nơi, đó sao? Họ khổ sở vì chuyện đó nhưng họ không lấy đó làm điều kiêu hãnh. Vì sao nhà bác học Czech lại kiêu hãnh, không như những người khác? Bởi vì ông bị mất việc không phải do những lý do kinh tế, mà là những lý do chính trị. Được. Nhưng trong trường hợp này vẫn phải lý giải vì sao sự bất hạnh do những lý do kinh tế gây nên lại ít nghiêm trọng hơn hay ít vẻ vang hơn. Một người bị thải hồi vì cãi nhau với sếp thì cảm thấy xấu hổ nhục nhã trong khi người bị mất việc vì những chính kiến của mình thì có quyền khoe khoang chuyện đó? Vì sao như vậy? Bởi vì, trong sự thải hồi kinh tế, người bị thải hồi đóng vai trò thụ động, thái độ của nó không có chút dũng cảm đáng kính trọng nào. Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng không phải thế. Bởi vì nhà bác học Czech bị đuổi việc sau năm 1968, khi quân Nga đã thiết lập ở nước mình một chế độ đặc biệt đáng ghét, không thực hiện một hành động dũng cảm nào cả. Phụ trách một phòng của Viện, ông chỉ quan tâm đến loài ruồi. Một hôm bất ngờ có một nhóm khoảng chục người đối lập chế độ mà ai cũng biết rành rành ùa vào phòng làm việc của ông đòi cho họ một buồng để họ tiến hành những cuộc họp nửa kín nửa hở. Họ hành động theo qui tắc của môn https://thuviensach.vn judo đạo đức: đến bất ngờ và tự lập thành một nhóm người công khai đứng quan sát. Cuộc chạm trán bất ngờ đặt nhà bác học vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nói “vâng” thì sẽ lập tức bị chuốc lấy nguy cơ thảm hại: ông có thể bị mất việc và ba đứa con ông cũng sẽ bị cấm vào đại học. Nhưng nói “không” với nhóm người mà trước đó đã chế giễu sự nhút nhát của ông thì ông không có đủ can đảm. Kết cục ông đành phải đồng ý, nhưng rồi ông lại tự khinh bỉ mình, khinh bỉ thái độ hèn nhát, yếu ớt của mình đã để cho họ tự ý hành động. Vậy là, nếu người ta muốn biết chính xác, do sự hèn nhát của mình nên sau đó ông đã bị đuổi việc và các con ông bị đuổi học. Hoàn cảnh đã như vậy, thế thì quái quỷ sao ông còn cảm thấy kiêu hãnh? Thời gian càng trôi qua ông càng quên dần đi sự ghê tởm thù ghét của mình đối với những kẻ đối lập và càng thấy tiếng “vâng” của mình khi đó là một hành động tự nguyện và tự do, là biểu hiện thái độ phản kháng cá nhân của mình chống lại cái chính quyền đáng ghét. Nhưng chẳng phải là muôn đời vẫn có vô số người bị lôi kéo vào vô số các cuộc xung đột chính trị và như vậy là họ có thể cảm thấy kiêu hãnh được bước lên sân khấu lớn của Lịch Sử hay sao? Tôi cần phải nói rõ hơn luận điểm của mình: sự kiêu hãnh của nhà bác học Czech không phải ở chỗ ông bước lên sân khấu Lịch Sử vào bất cứ lúc nào, mà chính vào lúc sân khấu được chiếu sáng. Sân khấu Lịch Sử được chiếu sáng có tên gọi là Thời Sự Lịch Sử Hành Tinh. Praha năm 1968 được rọi sáng bởi các đèn chiếu và được quan sát bởi các camera đã thành một Thời Sự Lịch Sử Hành Tinh tuyệt vời và nhà bác học Czech kiêu hãnh về việc đó đến tận hôm nay như vẫn còn cảm thấy cái hôn của nó đặt lên trên trán mình. Nhưng một cuộc thương lượng mua bán lớn, những cuộc gặp cấp cao của các nhân vật đứng đầu thế giới này, đó cũng là những tin thời sự quan trọng, chúng cũng được chiếu sáng, quay phim, bình luận; vì sao chúng lại không gợi nên ở các diễn viên tham gia vào đó cái tình cảm kiêu hãnh đáng xúc động này? https://thuviensach.vn Tôi xin nói rõ ngay điều sau rốt: nhà bác học Czech không phải xúc động bởi ân sủng của bất kỳ Thời Sự Lịch Sử Hành Tinh nào mà bởi ân sủng của cái được gọi là Cao Cả. Thời Sự là Cao Cả khi con người đứng trên tiền đài sân khấu đau khổ giữa lúc ở hậu đài vang lên tiếng súng nổ và trên đầu Tổng thiên thần chết chóc bay lượn. Vậy đây là công thức cuối cùng: nhà bác học Czech kiêu hãnh vi được xúc động nhờ ân sủng của Thời Sự Lịch Sử Hành Tinh Cao Cả. Ông ta biết rõ rằng sự ân sủng đó phân biệt mình với tất cả những người Na Uy và Đan Mạch, với tất cả những người Pháp và Anh có mặt cùng ông trong phòng họp này. https://thuviensach.vn 18 Ở bàn chủ tịch đoàn có một chỗ dành cho các diễn giả thay nhau lên nói; ông không để ý nghe họ. Ông chờ đến lượt mình, thỉnh thoảng lại cho tay vào túi sờ bản tham luận năm trang mà thâm tâm ông biết chẳng có gì mới mẻ: bị tách rời khỏi công việc khoa học hai mươi năm qua, ông chỉ có thể tóm tắt lại những điều đã công bố khi ông còn là một nhà nghiên cứu trẻ, khi đó ông đã phát hiện ra và miêu tả một loài ruồi lạ được ông đặt tên là musca pragensis. Đợi đến lúc nghe ông chủ tịch xướng lên những âm tiết đúng tên mình, ông đứng lên đi về phía chỗ dành cho các diễn giả. Trong khoảng hai mươi giây đi từ chỗ ngồi lên chỗ nói, một điều bất ngờ đã xảy ra đối với ông: ông thấy hết sức xúc động: lạy Chúa tôi, sau chừng ấy năm giờ đây ông lại được ở giữa những con người ông quý mến và quý mến ông, giữa những nhà khoa học gần gũi với ông và ở môi trường số phận đã sắp đặt cho ông; khi dừng lại trước chiếc ghế trống dành sản, ông không ngồi xuống; ông muốn một lần để mặc cho tình cảm của mình dẫn dắt, nên bất giác ông nói với những người anh em chưa quen biết của mình những điều vừa chợt đến trong đầu. “Xin thứ lỗi cho tôi, thưa quý ông quý bà, về việc tôi bày tỏ với các ngài nỗi xúc động ập đến bất ngờ trong tôi. Chính bởi sau gần hai mươi năm vắng mặt bây giờ tôi lại được phát biểu trước cuộc họp của những người cùng suy nghĩ về những vấn đề như tôi, cùng có một ham mê theo đuổi như tôi. Tôi đến từ một đất nước mà con người, chỉ vì dám nói to lên những điều mình nghĩ, có thể bị tước mất ý nghĩa của chính cuộc đời bởi lẽ đối với người làm khoa học, ý nghĩa cuộc đời không có gì khác hơn là khoa học của nó. Như các ngài đều biết, hàng nghìn người, toàn bộ giới trí thức nước tôi, đã bị đuổi việc sau mùa hè bi thảm năm 1968. Chỉ mới cách đây sáu tháng tôi vẫn còn là một công nhân xây dựng. Không, ở đây không có gì là nhục https://thuviensach.vn nhã cả, người ta học được nhiều điều, người ta kết bạn được với những người bình thường và đáng kính, và người ta cũng hiểu rằng chúng ta, những người làm khoa học, là tầng lớp có đặc quyền bởi vì làm một công việc mà việc đó đồng thời cũng là một niềm say mê - đấy là đặc quyền, vâng, thưa các bạn đồng nghiệp, thứ đặc quyền mà những người công nhân xây dựng trong đội của tôi không bao giờ được biết đến, bởi vì không thể nào mang vác những cái dầm xà mà say mê được. Cái đặc quyền ấy đã từ bỏ tôi trong hai mươi năm, giờ tôi có lại nó và tôi như say về điều đó. Điều này giải thích vì sao, thưa các bạn đồng nghiệp quý mến, tôi coi những giờ phút này như một ngày hội thực sự, thậm chí nếu như ngày hội đó đối với tôi có pha lẫn đôi phần buồn bã”. Nói xong ông ứa nước mắt. Điều đó làm ông thấy hơi ngượng nghịu, ông nhớ lại hình ảnh người bố về già thường hay mủi lòng xúc động, nhưng liền sau đó ông tự nhủ vì sao lại không để việc đó xảy ra một lần: những người này sẽ cảm thấy được vinh dự khi nghe ông thổ lộ nỗi xúc động của mình như đem tặng một món quà nhỏ từ Praha. Ông đã không nhầm. Cử tọa cũng bị xúc động lây. Khi ông vừa dứt lời, Berck đã đứng ngay dậy và vỗ tay. Ống kính lập tức có ở đấy, nó ghi lại khuôn mặt ông ta, bàn tay ông ta đang vơ, nó cũng ghi lại cả nhà bác học Czech. Cả hội trường đồng loạt đứng lên, kẻ trước người sau, những bộ mặt tươi cười hay nghiêm nghị, tất cả đều vỗ tay và điều đó làm họ thích thú đến mức không biết khi nào thì dừng lại, nhà bác học Czech đứng trước họ, cao lớn, rất cao lớn, rất đỗi vụng về, sự vụng về toát lên quanh dáng đứng của ông càng làm cho ông xúc động và khiến người khác xúc động theo, đến nỗi những giọt nước mắt không còn kín đáo đọng lại nơi mí mắt nữa mà chầm chậm chảy xuống quanh cái mũi của ông, lan xuống miệng xuống cằm ngay trước mọi con mắt nhìn vào của các đồng nghiệp, nhưng người này càng ra sức vỗ tay náo nhiệt. Cuối cùng, cơn phấn hứng lắng xuống, mọi người lại ngồi về chỗ và nhà bác học Czech cất giọng run run: “Tôi xin cảm ơn các bạn, từ đáy lòng mình tôi xin cảm ơn các bạn”. Ông cúi chào và đi về chỗ của mình. Và ông biết rằng ông đang sống giờ phút trọng đại nhất trong đời, giờ phút vinh https://thuviensach.vn quang, vâng, vinh quang, sao lại không nói từ đó ra được, ông thấy mình cao lớn và đẹp đẽ, ông thấy mình nổi tiếng và ước sao bước chân đi về chỗ cứ kéo dài mãi ra, không bao giờ ngừng lại. https://thuviensach.vn 19 T rong khi ông đi về chỗ của mình, sự im lặng bao trùm phòng họp. Có thể nói chính xác hơn là những sự im lặng bao trùm phòng họp. Nhà bác học chỉ phân biệt được một sự im lặng trong cả khối đó: sự im lặng xúc động. Ông không ngờ rằng dần dần, lặng lẽ như trong một bản xô nát chuyển từ giọng này qua giọng khác, sự im lặng xúc động đang chuyển thành sự im lặng ngượng ngùng. Mọi người đều hiểu rằng cái ngài có cái tên khó đọc này đang xúc động với chính mình đến mức ông đã quên cả đọc bản tham luận trình bày cho cuộc họp biết những phát hiện về những loài ruồi mới. Và tất cả đều thấy sẽ là bất lịch sự nếu nhắc ông nhớ tới việc đó. Sau hồi lâu do dự, vị chủ tịch đằng hắng và nói: “Tôi xin cám ơn ngài Tchécochipi... (ông dừng lại giây lát để dành cho vị khách này cơ hội nhớ lại lần cuối)... và bây giờ xin mời diễn giả tiếp theo”. Khi đó sự im lặng tạm bị ngắt quãng bởi một tiếng cười cố nén lại ở cuối phòng họp. Mải suy nghĩ, nhà bác học Czech không nghe thấy cả tiếng cười cả bản tham luận của người đồng nghiệp. Các diễn giả khác thay nhau lên đọc cho đến khi tới lượt một nhà bác học Bỉ cũng nghiên cứu về ruồi như ông thì ông mới chợt tỉnh: lạy Chúa, ông đã quên đọc bản tham luận của mình! Ông cho tay vào túi, năm trang giấy vẫn còn ở đây cho thấy không phải ông đang mơ. Má ông nóng lên. Ông thấy mình lố bịch. Còn có thể cứu vãn được điều gì chăng? Không, ông biết là không thể cứu vãn được gì nữa cả. Sau một lúc xấu hổ, ông cảm thấy được an ủi bởi một ý nghĩ lạ lùng: thật sự là ông lố bịch; nhưng không có gì tiêu cực, không có gì nhục nhã hay làm mếch lòng ở đây cả, sự lố bịch này càng làm tăng thêm sự buồn bã cố hữu của đời ông, do đó càng làm cho số phận ông đáng buồn hơn nữa, và như vậy là càng lớn lao và đẹp đẽ hơn lên. https://thuviensach.vn Không, lòng kiêu hãnh không bao giờ bỏ rơi sự buồn bã của nhà bác học Czech. https://thuviensach.vn 20 M ọi cuộc họp đều có những người bỏ ra ngoài nừa chừng, họ tụ tập ở căn phòng kế bên để uổng. Vincent đã chán nghe các nhà côn trùng học đọc tham luận, cũng chẳng thấy thích thú gì lắm trước hành động kỳ cục của nhà bác học Czech, anh bỏ sang phòng bẻn cùng những người khác quây quanh một cái bàn ở cạnh quầy bar. Sau hồi lâu ngồi im, cuối cùng anh đã bắt chuyện được với những vị khách lạ: “Tôi có một cô nhân tình bé bỏng cứ muốn tôi phải hung tợn”. Nếu Pontevin mà nói câu này thì ông ta sẽ ngừng lại một chút khiến cử tọa phải im lặng chăm chú. Vincent cũng thử làm như vậy, và quả thật, anh nghe dậy lên một tràng cười, một trận cười lớn; điều đó cổ vũ anh, mắt anh sáng lên, anh khoác tay để cử tọa im lặng, nhưng vào lúc đó anh nhận thấy họ đang nhìn về phía bên kia bàn và bị cuốn hút vào cuộc tranh cãi của hai vị khách đang bàn về tên các loài chim. Sau một hai phút, anh lại thử lén tiếng: “Tôi muốn nói với các ông rằng cô nhân tình bé bỏng của tôi đòi tôi phải có thái độ hung tợn”. Lần này mọi người nghe anh nói và Vincent không lặp lại sai lầm ngừng lời nữa; anh nói liền tù tì như sợ bị ai đó xen vào cướp lời: “Nhưng tôi không thể làm thế được, tôi là người rất tinh tế, đúng không”, và anh tự đáp lại những lời này bằng cách bật cười. Tiếng cười của anh không được ai hưởng ứng, thấy thế anh vội vàng tiếp tục câu chuyện và đẩy nhanh thêm cách nói của mình: “Tôi thường xuyên có một cô đánh máy trẻ, tôi đọc cho cô ta... - “Cô ta đánh máy tính à?”, một người vẻ quan tâm hỏi. Vincent đáp: “Vâng”. - “Máy của hãng nào?” Vincent nói tên hãng. Ông khách có một cái máy của hãng khác và thế là ông ta liền kể cho mọi người nghe những chuyện xẩy ra với cái máy của https://thuviensach.vn mình, nó hay gây ra cho ông ta những điều tệ hại. Mọi người hào hứng nghe chuyện, nhiều lần phá ra cười. Còn Vincent thì buồn rầu nhớ lại một tư tưởng cũ: người ta thường nghĩ rằng vận may của con người ít nhiều được xác định bởi dáng vẻ bề ngoài, bởi khuôn mặt đẹp đẽ hay xấu xí, bởi tầm vóc, bởi đầu để tóc hay cạo trọc. Nhầm. Chính là giọng nói quyết định tất cả. Mà giọng Vincent thì yếu và quá cao, khi anh mới nói thì không ai nghe thấy, buộc anh phải gắng sức nói to hơn, lúc ấy mọi người lại tưởng là anh đang hét lên. Pontevin thì ngược lại, ông ta nói hoàn toàn nhẹ nhàng, giọng ông ta trầm vang, dễ chịu, đẹp đẽ, mạnh mẽ, khiến mọi người chỉ dồn vào nghe ông. Ôi, Pontevin đáng ghét. Ông ta đã hứa hẹn đi cùng anh đến cuộc hội thảo với cả nhóm nhưng rồi lại thờ ơ bỏ cuộc, trung thành với bản tính của mình là thiên về diễn từ hơn về hành động. Một mặt, Vincent thấy thất vọng về điều đó, mặt khác anh càng buộc phải không được phản lại mệnh lệnh của ông thầy đã nói với anh trước khi đi: “Cần phải để cậu đại diện cho chúng ta. Tôi cho cậu toàn quyền hành động nhân danh chúng ta, vì sự nghiệp chung của chúng ta”. Cố nhiên, đây là một mệnh lệnh hài hước, nhưng nhóm cà phê Gascon tin chắc rằng trong cái thế giới phù phiếm này của chúng ta thì chỉ những mệnh lệnh hài hước mới đáng tuân theo. Trong ký ức mình, bên cạnh cái đầu của con người tinh tế Pontevin, Vincent còn thấy cái miệng rộng của Machu nở nụ cười tán đồng. Được hỗ trợ bởi thông điệp đó và nụ cười đó, anh quyết định hành động; đưa mắt nhìn quanh anh thấy trong đám người ngồi quanh quầy bar có một cô gái trẻ khiến anh để ý. https://thuviensach.vn 21 C ác nhà côn trùng học không ngờ lại là những người thô lỗ: họ chẳng màng gì đến cô gái trẻ mặc dù cô nghe họ rất chăm chú, tập trung, cô sẵn sàng cười khi cần phải cười và sẵn sàng tỏ vẻ nghiêm túc khi cần nghiêm túc. Rõ ràng, cô không biết một người nào có mặt ở đây cả và những phản ứng cẩn thận của cô mà không ai để ý ấy là nhằm che đậy một tâm hồn đang hoảng loạn. Vincent rời khỏi bàn, tiến lại nhóm người có cô gái đang ngồi và lên tiếng hỏi cỏ. Lập tức họ tách ra khỏi những người khác, bập ngay vào câu chuyện được nói ra một cách dễ dàng và hứa hẹn sẽ kéo dài mãi. Cô gái tên là Julie làm nghề đánh máy, cô có chút việc làm cho ông chủ tịch hội côn trùng học; được rảnh rỗi từ chiều, cô nhân dịp này ở lại qua đêm tại lâu đài nổi tiếng này giữa những người khiến cô e ngại nhưng đồng thời lại làm cô tò mò muốn biết bởi vì cho đến tận hôm qua cô chưa từng gặp một nhà côn trùng học nào. Vincent cảm thấy dễ chịu khi ngồi cùng cô gái, anh không bắt buộc phải nói to, ngược lại, anh hạ giọng xuống để những người khác không nghe thấy câu chuyện của hai người. Sau đó anh dẫn cô gái đến một cái bàn nhỏ, ở đó họ có thể ngồi đối diện với nhau và thoải mái trò chuyện. “Cô có biết không, anh nói, mọi sự đều tùy thuộc vào sức mạnh của giọng nói. Cái đó còn quan trọng hơn là có một khuôn mặt đẹp. - Giọng anh hay lắm. - Cô thấy thế à. - Vâng, em thấy thế. - Nhưng nó yếu ớt. - Thế mới lại dễ nghe. Chứ giọng em mới tệ hại, nghe cứ như tiếng quạ kêu, anh thấy không? - Không, Vincent nói vẻ âu yếm, tôi yêu giọng của cô, nó rất khiêu khích, suồng sã. https://thuviensach.vn - Anh nghĩ thế à? - Giọng cô y như cô vậy! Vincent nói một cách trìu mến. Con người cô cũng đầy tính suồng sã và khiêu khích!”. Julie nghe Vincent nói thích thú: “Vâng, em tin là thế. - Những người kia là đồ ngu”, Vincent nói. Cô gái cũng đồng tình luôn: “Đúng vậy. - Những kẻ hay khoe khoang. Những tên tư sản. Cô có thấy lão Berck kia không? Đồ đần độn!” Cô gái tán đồng hết. Bọn người kia xử sự với cô cứ như cô là vô hình vậy, cho nên cô thấy thích thú được nghe những lời thóa mạ lại họ, chúng cho cô cảm giác được phục thù. Càng nghe cô càng thấy thiện cảm hơn với Vincent, đó là một anh chàng đẹp trai, vui tính, giản dị chứ không phải là một kẻ hay khoe khoang. “Tôi muốn tạo nên một cuộc đại hỗn độn ở đây...”, Vincent nói. Câu đó nghe thật hay: nó như một lời hứa hẹn nổi loạn. Julie mỉm cười, cô muốn vỗ tay hoan nghênh. “Tôi sẽ đi kiếm cho cô một cốc uýtki!”, anh nói và đi về phía quầy bar ở đầu kia phòng. https://thuviensach.vn 22 V ừa lúc đó vị chủ tịch bế mạc cuộc hội thảo, các vị đại biểu ồn ào rời phòng họp sang phòng khách. Berck bắt chuyện với nhà bác học Czech: “Tôi rất xúc động về...”, Ông nói ngập ngừng vì khó tìm thấy một từ đủ tinh tế để gọi thể loại bài phát biểu của vị khách người Czech này, “... về lời chứng... của ngài. Chúng tôi có thiên hướng lãng quên quá nhanh. Tôi muốn bảo đảm với ngài rằng tôi hết sức nhạy cảm với những chuyện xảy ra ở nước ngài. Các ngài là niềm kiêu hãnh của châu Âu, một châu lục mà tự nó đã không còn có nhiều lý do để kiêu hãnh nữa”. Nhà bác học Czech phác một cử chỉ phản đối để tỏ ra khiêm tốn. “Không, xin ngài đừng phản đối, Berck nói tiếp, tôi biết điều mình nói. Ngài, chính xác là các ngài, giới trí thức của nước ngài, đã thể hiện sự phản kháng công khai đối với ách áp bức cộng sản, các ngài đã chứng tỏ sự dũng cảm mà chúng tôi không có, các ngài đã cho thấy niềm khao khát tự do, tôi muốn nói là lòng can đảm tự do, đến mức trở thành tấm gương cho chúng tôi noi theo. Vả chăng, ông nói thêm theo kiểu thân tình, thông đồng với nhau, “Budapest là một thành phố tráng lệ, sống động, và cho phép tôi được nhấn mạnh, là một thành phố hoàn toàn mang tính chất Âu châu. - Ý ngài muốn nói Praha?”, nhà bác học Czech rụt rè hỏi lại. Ôi, cái môn địa lý chết tiệt! Berck hiểu rằng nó đã khiến ông bị mắc một sai lầm nhỏ, nhưng nén lại cơn bực bội do sự thiếu tế nhị của người đồng nghiệp. Berck nói: “Tất nhiên, tôi muốn nói Praha, nhưng tôi cũng muốn nói Cracovie, tôi muốn nói Sofia, tôi muốn nói Saint - Petersburg, tôi nghĩ đến tất cả các thành phố ở phía Đông vừa thoát khỏi một trại tập trung khổng lồ. - Đừng nói đó là trại tập trung. Chúng tôi thường bị mất việc, nhưng chúng tôi không phải ở trong trại. https://thuviensach.vn Tất cả các nước phía Đông đều bị phủ đầy các trại, ông bạn thân mến ạ! Dù là các trại có thực hay các trại tượng trưng thì cũng thế cả thôi! - Đừng nói phía Đông,” nhà bác học Czech tiếp tục phản đối: “Praha, như ngài biết, là một thành phố cùng mang tính phương Tây như Paris. Đại học Charles thành lập vào thế kỷ XIV là trường đại học đầu tiên của Đế Quốc La Mã Thần Thánh. Chính tại đó, chắc ngài biết rõ, Jean Hus đã dạy học, ông ta là người tiền bối của Luther, một nhà cải cách vĩ đại của Giáo hội và chính tả”. Con ruồi nào đã đốt nhà bác học Czech vậy? Ông cứ liền tục sửa sai cho người đối thoại với mình, người này càng lúc càng thêm bực tức dù giọng nói vẫn cố giữ ôn tồn: “Ông bạn ạ, đừng lấy làm xấu hổ khi phải ở phía Đông. Nước Pháp rất có thiện cảm với các nước phía Đông. Thử nghĩ về cuộc di cư của các ngài ở thế kỷ XIX xem! - Chúng tôi không có cuộc di cư nào ở thế kỷ XIX cả. - Thế Mickiewicz thì sao? Tôi tự hào là ông ấy đã tìm thấy quê hương thứ hai của mình ở Pháp! - Nhưng Mickiewicz không phải là...”, nhà bác học Czech vẫn không thôi bắt bẻ. Đúng lúc này Immaculata nhập cuộc; cô làm cử chỉ dứt khoát ra hiệu cho người quay phim của mình, rồi dùng tay rẽ ông người Czech sang một bên, đến đứng cạnh tích và lén tiếng: “Jacques - Alain Berck...” Anh chàng quay phim đặt lại camera trên vai: “Đợi một chút!” Immaculata ngắt lời, đưa mắt nhìn người quay phim, rồi nói lại với Berck: “ Jacques - Alain Berck...” https://thuviensach.vn 23 T rước đó một giờ, khi Berck nhìn thấy Immaculata và nhà quay phim của cô ta trong phòng họp, ông đã định tính bài chuồn. Nhưng bây giờ cơn bực tức do nhà bác học Czech gây ra đã lấn át cơn bực do Immaculata gợi nên; ông muốn thoát khỏi gã đồng nghiệp thông thái rởm này, vì vậy ông cố mỉm một nụ cười mơ hồ với Immaculata. Phấn chấn, cô ta nói bằng một giọng vui vẻ và đầy thân mật: “Jacques - Alain Berck, trong cuộc họp này của các nhà côn trùng học mà ngài cũng thuộc về gia đình của họ bởi những sự ràng buộc của số phận, các ngài đã được sống những giờ phút đầy xúc động...” và cô ta đưa micrô về phía miệng ông. Berck đáp lại như một cậu học trò: “Vâng, chúng tôi đã được đón tiếp một nhà côn trùng học lớn người Czech suốt đời đã bị ngồi tù thay vì hiến mình cho khoa học. Chúng tôi rất xúc động trước sự có mặt của ông ấy.” Làm người khiêu vũ - đó không chỉ là một đam mê, mà còn là một con đường mà người ta không thể tránh được nữa; khi bị Duberques làm nhục sau bữa ăn với các bệnh nhân AIDS, Berck không đi đến Somalie như đã tuyên bố bởi vì ông thấy mình buộc phải chữa lại bước nhảy bị hỏng. Vào lúc này, ông thấy câu nói vừa rồi của mình là nhạt nhẽo, nó thiếu một cái gì đấy, một hạt muối, một ý tưởng bất ngờ, một sự kinh ngạc. Chính vì vậy ông không dừng lại mà nói tiếp cho đến khi ông thấy từ xa tiến lại gần một cảm hứng tuyệt vời: “Và nhân dịp này tôi xin báo cho cô biết là tôi có ý định thành lập Hội côn trùng học Pháp - Czech. (Tự ông cũng lấy làm sửng sốt trước ý tưởng này, tiếp đó ông cảm thấy phấn khích hơn). Tôi vừa trao đổi chuyện này với người đồng nghiệp đến từ Praha (ông làm một cử chỉ mơ hồ về phía nhà bác học Czech), ông ấy rất thích thú với ý nghĩ là sẽ đặt cho Hội này cái tên của một nhà thơ lớn lưu vong ở thế kỷ trước, người vĩnh viễn https://thuviensach.vn tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta. Mickiewicz. Adam Mickiewicz. Cuộc đời nhà thơ này như một bài học nhắc nhở chúng ta rằng mọi việc ta làm, dù đó là thơ ca hay khoa học, đều là sự nổi loạn. (Từ “nổi loạn” đã làm ông lấy lại được phong thái). Bởi vì con người luôn luôn mang bản chất nổi loạn (bây giờ ông thật sự hùng hồn và ông biết điều đó), phải không, ông bạn (ông quay về phía nhà bác học Czech, người này tức khắc lọt vào khuôn hình camera và nghiêng đầu như muốn nói “vâng”), ngài đã chứng tỏ điều đó bằng cuộc đời ngài, bằng những hy sinh, đau khổ mà ngài phải chịu đựng, vâng, ngài đã khẳng định cho tôi thấy điều đó, con người xứng với tên gọi con người thì luôn luôn phải nổi loạn, nổi loạn chống lại sự áp bức, và nếu sự áp bức không còn nữa...(ông dừng lại một lúc lâu, chỉ có Pontevin là biết cách dừng lâu và hiệu quả như vậy; sau đó, ông hạ giọng:)... chống lại thân phận con người mà chúng ta không được quyền lựa chọn.” Nổi loạn chống lại thân phận con người mà chúng ta không được quyền lựa chọn. Cái câu cuối cùng này như bông hoa nở ra trong cơn ngẫu hứng của ông cũng khiến ông lấy làm ngạc nhiên; mà quả cái câu đó hay thật; nó đột ngột mang ông ra xa khỏi những lời thuyết giáo chính trị và đặt ông vào cùng hàng với những trí tuệ vĩ đại nhất của nước mình: Camus có thể đã viết một câu như vậy, cũng như Malreaux hay là Sartre. Immaculata sung sướng ra hiệu cho người quay phim, máy quay dừng lại. Chính khi đó nhà bác học Czech tiến lại gần Berck và nói: “Hay lắm, thật sự là rất hay, nhưng cho phép tôi nói với ngài rằng Mickiewicz không phải là ...” Sau mỗi lần xuất hiện trước công chúng, Berck bao giờ cũng như bị chếnh choáng; bằng một giọng dứt khoát, nhạo báng và ầm ĩ, ông ngắt lời nhà bác học Czech: “Tôi biết, ông bạn thân mến ạ, tôi cũng biết rõ như ngài rằng Mickiewicz không phải là nhà côn trùng học. Việc các nhà thơ thành nhà côn trùng học là điều rất hiếm có. Nhưng mặc dù điều thiệt thòi đó, họ vẫn là niềm kiêu hãnh của toàn nhân loại, mà nếu ngài cho phép, các nhà côn trùng học, trong đó có ngài, cũng là một phần trong đấy”. https://thuviensach.vn Một tràng cười thoải mái bung ra như hơi nước bị nén lâu nay được dịp xả; quả thật, ngay khi họ hiểu ra rằng cái ngài này do quá xúc động với mình nên đã quên đọc tham luận, các nhà côn trùng học rất thèm cười. Những lời xấc xược mà Berck vừa nói đã cởi bỏ cho họ sự đắn đo, ngượng ngùng, họ thả sức cười vang với niềm thích thú không hề che đậy. Nhà bác học Czech tự hỏi: vậy sự kính trọng mà các đồng nghiệp vừa bày tỏ với ông hai phút trước đây đã mất đi đâu? Làm sao họ lại có thể cười được, lại cho phép mình cười? Chẳng lẽ người ta chuyển từ tôn kính sang khinh bỉ dễ dàng thế sao? (Nhưng vâng, thưa ông bạn thân mến, đúng thế). Vậy ra thiện cảm là một điều rất mỏng manh, bấp bênh? (Chắc chắn là vậy, ông bạn thân mến ạ, chắc chắn vậy). Lúc này Immaculata đến bên cạnh Berck. Cô nói bằng giọng mạnh mẽ, như kiểu ngà ngà say: “Berck, Berck, anh tuyệt lắm! Anh đã nói toạc hết mọi chuyện ra! Ôi, em rất tôn sùng sự mỉa mai của anh! Anh đã làm em thấy đau khổ cho mình! Anh còn nhớ hồi ở trường phổ thông không? Berck, Berck, chắc anh còn nhớ đã gọi em là Immaculata! Con chim đêm ngăn không cho anh ngủ! Kẻ khuấy động những giấc mơ anh! Chúng ta cần hợp sức lại làm một bộ phim, một chân dung về anh. Anh phải thấy là ngoài em ra, không ai có quyền làm việc đó”. Tiếng cười như phần thưởng của các nhà côn trùng học tặng cho ông vì cú đòn đánh vào nhà bác học Czech cứ vọng mãi trong đầu Berck và làm ông ngây ngất; vào những lúc như vậy ông thấy dâng trào trong mình một quyền uy to lớn khiến ông có thể làm những hành động thành thực đến liều lĩnh mà chính ông thường thấy khiếp sợ. Vậy nên chúng ta hãy tha thứ trước cho ông những việc ông đã buộc phải làm. Ông nắm lấy tay Immaculata kéo sang một bên để tránh những đôi tai tò mò, thóc mách, rồi thấp giọng nói với cô ta: “Cô hãy xéo đi, đồ đĩ già, với những bà chị họ ốm đau của cô, hãy xéo đi, con chim đêm, con ngoáo ộp đêm, cơn ác mộng đêm, sự gợi nhắc lại vẻ ngu đần của tôi, bức tượng đài cho sự khờ khạo của tôi, kẻ khốn nạn trong những kỷ niệm của tôi, thứ nước tiểu hôi thối của tuổi trẻ tôi...”. Cô ta nghe ông nói mà không muốn tin vào tai mình nữa. Cô nghĩ đó là những lời khủng khiếp, ông nói chúng cho một ai khác để đánh lạc hướng, https://thuviensach.vn để lừa cử tọa, cô nghĩ những lời đó chỉ là một thứ mưu mẹo mà cô không thể hiểu được; vì vậy cô hỏi lại bằng một giọng nhẹ nhàng và ngây thơ: “Tại sao anh lại nói thế với em? Em phải hiểu những điều anh nói thế nào đây? - Cô phải hiểu chúng như tôi đã nói ra. Theo nghĩa đen! Con đĩ là con đĩ, kẻ quấy rầy là kẻ quấy rầy, cơn ác mộng là cơn ác mộng, nước tiểu là nước tiểu!” https://thuviensach.vn 24 T rong lúc đó, đứng từ quầy bar trong phòng, Vincent đã quan sát thấy hết cái mục tiêu mà anh chọn cho sự khinh bỉ của mình. Toàn bộ cảnh tượng diễn ra cách anh khoảng mười mét, anh không hiểu câu chuyện nói gì. Chỉ duy một điều anh thấy rõ là: Berck hiện ra trước mắt anh đúng như Pontevin đã phác họa về ông ta: một tên hề của phương tiện thông tin đại chúng, một diễn viên tồi, một kẻ khoe khoang, một người nhảy nhót. Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ vì sự có mặt của ông ta nên đoàn truyền hình mới hạ cố quan tâm đến các nhà côn trùng học! Vincent chăm chú nhìn để nghiên cứu nghệ thuật vũ điệu của ông ta: cái cách ông ta không rời xa ống kính quay phim, sự khéo léo của ông ta luôn luôn biết đặt mình trước người khác, vẻ duyên dáng khi ông ta vung tay để thu hút sự chú ý về mình. Vào lúc Berck cầm lấy tay Immaculata, anh không kìm được nữa, kêu lên: “Nhìn kìa, điều duy nhất ông ta quan tâm, đó là người phụ nữ của truyền hình! Ông ta không cầm tay người đồng nghiệp nước ngoài, ông ta lẩn tránh các đồng nghiệp, nhất lại là đồng nghiệp ngoại quốc, chỉ truyền hình mới là ông chủ duy nhất, bà chủ duy nhất của ông ta, là cô vợ ngoài giá thú của ông ta bởi vì tôi cam đoan rằng ông ta không có ai khác, bởi vì tôi cam đoan rằng ông ta là kẻ không có dái lớn nhất trên thế giới”. Đáng ngạc nhiên là lần này giọng nói của anh tuy vẫn yếu ớt như trước nhưng lại nghe được hoàn toàn. Quả là có một khung cảnh cho phép thậm chí một giọng nói yếu nhất cũng nghe thấy được. Đó là khi giọng nói đó phát ra những tư tưởng kích thích chúng ta. Vincent phát triển những suy nghĩ của mình, càng nói anh càng trở nên phấn hứng, gay gắt, anh nói về những người khiêu vũ và hợp đồng mà họ ký kết với Thiên Thần, hài lòng với sự hùng biện của mình, anh leo lên những lời lẽ khoa trương như người ta leo các bậc thang dẫn lên trời. Một anh chàng đeo kính, mặc trang phục ba https://thuviensach.vn mảnh, kiên nhẫn nghe và ngắm nhìn anh, như một con thú dữ rình mồi. Khi Vincent dứt cơn hùng biện, anh ta lên tiếng: “Thưa ngài, chúng ta không thể chọn thời để sinh ra. Và chúng ta sống luôn luôn dưới cái nhìn của ống kính quay phim. Điều đó đã thành ra một phần của thân phận con người. Ngay cả khi chúng ta làm chiến tranh, chúng ta cũng làm dưới con mắt nhìn của ống kính. Và khi chúng ta muốn chống lại bất cứ điều gì, chúng ta không thể buộc ai nghe mình được nếu như không có ống kính. Chúng ta tất cả đều là những người nhảy múa, như ngài nói. Tôi cũng chỉ nói vậy thôi: hoặc chúng ta là những người nhảy múa, hoặc chúng ta là những kẻ bỏ họp đi ra ngoài. Thưa ngài, ngài lấy làm tiếc là thời gian đã tiến lên trước. Vậy thì hãy quay lại sau đi! Quay lại thế kỷ XII, ngài thấy được chứ? Nhưng ở thời đó ngài phải chống lại các nhà thờ, kìm giữ chúng không cho chúng trở thành sự man rợ hiện đại! Vậy hãy quay lại xa hơn nữa nhé! Quay lại giữa bầy khỉ! Ở đấy chẳng có sự hiện đại nào đe dọa ngài nữa, ngài sẽ được sống như ở nhà mình, trong thiên đường không bị vấy bẩn của loài khỉ!” Không có gì nhục nhã hơn là không tìm ra được một đòn đích đáng để đánh trả một sự tấn công đích đáng. Trong sự bối rối khôn tả, bị chìm trong tiếng cười chế nhạo, Vincent chán nản rút lui. Sau phút rụng rời, anh nhớ ra Julie đang đợi; anh uống một hơi hết cốc rượu đang cầm trên tay; sau đó anh đặt cốc lên quầy bar, lấy thêm hai cốc uýtki khác, một cho anh, một mang về cho Julie. https://thuviensach.vn 25 H ình ảnh anh chàng mặc đồ ba mảnh găm chặt vào đâu anh như một cái dằm không tài nào nhổ ra được; điều này lại càng nhức nhối hơn nữa khi vào lúc này anh đang muốn quyến rũ một phụ nữ. Nhưng làm sao quyến rũ được cô ta khi mà trí óc anh đang bị một cái dằm làm cho đau đớn? Cô ta đón anh bằng giọng hờn mát: “Anh biến đi đâu nãy giờ thế? Em cứ nghĩ là anh không quay lại nữa. Anh muốn bỏ rơi em”. Anh hiểu cô vẫn chờ anh, điều đó giảm bớt phần nào nỗi đau nhức do cái dằm gây ra. Anh cố tỏ ra đáng yêu như trước nhưng cô ta vẫn bực tức: “Đừng phân trần gì với em cả. Anh cứ thay đổi luôn luôn. Mới rồi anh lại gặp người quen chứ gì? - Không, chẳng gặp ai cả, Vincent nói. - Có đấy, anh có gặp. Anh đã gặp một phụ nữ. Em xin anh, nếu anh muốn đi với cô ta thì cứ việc đi, cách đây nửa giờ em không biết anh. Vậy em vẫn có thể tiếp tục không quen biết gì anh cả”. Cô lại càng buồn bã và đối với người đàn ông không có niềm an ủi nào tuyệt vời hơn là nỗi buồn người đó gây ra cho một phụ nữ. “Hãy tin anh, chẳng có người phụ nữ nào cả. Chỉ có một kẻ quấy rầy, một tên ngu ngốc sầu thảm mà anh gây chuyện tranh cãi. Tất cả chỉ vậy thôi”, nói rồi anh vuốt ve má cô âu yếm, dịu dàng đến mức cô thôi nghi ngờ. “Đừng dối em, anh Vincent ạ, anh thay đổi hoàn toàn rồi. - Đi nào”, anh nói và mời cô cùng đi đến quầy bar. Anh muốn rút cái dằm ra khỏi đầu mình bằng một luồng uýtki. Anh chàng lịch sự vận ba mảnh luôn luôn có mặt tại đó cùng mấy người khác nữa. Bên cạnh anh ta không có cô bạn nào, điều này khiến Vincent vững tâm hơn khi đi kèm với Julie mà càng lúc anh càng thấy cô xinh đẹp hơn lên. Anh gọi thêm hai cốc uýtki, đưa cho cô một cốc, nhanh chóng uống cạn cốc kia, rồi nghiêng người về phía https://thuviensach.vn cô: “Em nhìn xem, cái tên ngu ngốc mặc đồ ba mảnh, đeo kính ấy đấy. Gã ấy ư? Nhưng anh Vincent, hắn ta rất kém cỏi, hoàn toàn kém cỏi, sao anh lại có thể bận tâm về hắn được? - Em nói có lý. Đó là một kẻ ăn nằm kém. Đó là một kẻ không cương được dương vật. Đó là một kẻ không có hòn dái”, Vincent nói, và anh cảm thấy sự có mặt của Julie làm anh bớt thất vọng, bởi vì thắng lợi thật sự duy nhất mà anh muốn là chinh phục người phụ nữ đang bị trượt hết tốc độ trong môi trường khô khan, trâng tráo của các nhà côn trùng học. “Hắn ta là đồ vô tích sự, vô tích sự, em bảo đảm với anh như vậy”, Julie nhắc lại. - “Em nói đúng, Vincent đáp, nếu anh cứ tiếp tục bận tâm về hắn thì rồi anh cũng đến ngu ngốc như hắn thôi”, nói rồi, ngay bên quầy bar, trước mặt mọi người, anh cúi xuống hôn vào môi cô. Đó là cái hôn đầu tiên của họ. Họ đi ra vườn hoa, dạo chơi một lúc rồi dừng lại tiếp tục hôn nhau. Sau đó, họ thấy một chiếc ghế dài đặt trên bãi cỏ liền cùng ngồi xuống. Từ xa vẳng lại tiếng rì rầm của dòng sông. Họ đang hoan hỉ mà chẳng biết là vì cái gì; nhưng tôi thì tôi biết: họ đang lắng nghe con sông của bà T, con sông của những đêm tình ái của bà ta; từ những cái giếng thời gian, thế kỷ những sự hoan lạc thầm gửi lời chào đến Vincent. Và anh dường như cảm thấy điều đó: “Ngày xưa, trong những lâu đài này, có những cuộc truy hoan. Thế kỷ XVIII, em biết chứ. Sade. Hầu tước Sade. Triết học trong phòng khách phụ nữ. Em biết cuốn sách đó không? - Không. - Cần phải biết cuốn đó. Anh sẽ cho em mượn. Đó là cuộc chuyện trò trong lúc truy hoan giữa hai người đàn ông và hai người đàn bà. - Vâng, cô đáp. - Cả bốn người đều trần truồng như nhau, giữa lúc đang làm tình. - Vâng. - Em thích cảnh đó chứ? - Em không biết”, cô nói. Nhưng cái câu “em không biết” đó không phải là một sự từ chối, mà là sự cảm động thành thực của một đức khiêm https://thuviensach.vn nhường mẫu mực. Người ta không phải dễ dàng mà rút được cái dằm ra. Có thể chế áp nỗi đau, xua đuổi nó, vờ như không nghĩ tới nó nữa, nhưng sự giả vờ đó là cả một sự cố gắng. Nếu như Vincent có say sưa nói về Sade và những cuộc truy hoan của ông ta thì vì anh muốn tìm cách lãng quên sự xúc phạm mà cái anh chàng bảnh bao vận đồ ba mảnh đã bắt anh phải chịu, hơn là để làm hư hỏng Julie. “Nhưng em biết rất rõ điều đó, anh nói và lại ôm ghì lấy cô mà hôn. Em biết rất rõ rằng em sẽ thích điều đó”. Và anh muốn trích dẫn cho cô nhiều câu, gợi lại cho cô nhiều đoạn mà anh biết được qua cuốn sách phóng đãng có tên gọi là Triết học trong phòng khách phụ nữ. Sau đó họ lại đứng lên đi dạo tiếp. Mặt trăng lớn nhô ra từ cành lá. Vincent nhìn Julie và đột nhiên anh thấy mê hồn: luồng ánh sáng trắng làm cho cô gái đẹp như một nàng tiên, một vẻ đẹp tinh tế, mong manh, trinh trắng, xa vời. Bỗng dưng, chính anh cũng không biết vì sao, anh hình dung ra lỗ đít của cô ta. Đột ngột, bất ngờ, hình ảnh ấy hiện ra và anh không tài nào thoát khỏi được nó nữa. Ôi, cái cửa hậu giải phóng! Chính nhờ nó mà cái anh chàng mặc ba mảnh (rốt cục, rốt cục!) đã hoàn toàn biến mất. Điều mà nhiều cốc uýtki không làm được thì một cái cửa hậu đã hoàn thành trong nháy mắt! Vincent ôm ghì Junlie hôn lấy hôn để, mân mê bầu vú của cô, ngắm nhìn vẻ đẹp tiên nữ của cô nhưng vẫn không thôi hình dung ra cửa hậu của cô. Anh rất thèm được nói với cô rằng: “Anh mân mê bầu vú của em nhưng anh chỉ nghĩ đến cửa hậu em”. Song anh không thể nói thế được, lời nói cứ mắc lại ở miệng. Anh càng nghĩ về cái cửa hậu của cô thì Julie càng trở nên trắng trẻo, trong suốt, thần tiên hơn khiến cho anh không thể nào mở miệng nói to lên những lời ấy được. https://thuviensach.vn 26 V éra ngủ, còn tôi đứng trước cửa sổ mở nhìn hai người đi dạo trong vườn hoa lâu đài giữa đêm trăng. Đột nhiên tôi nghe thấy Véra thở gấp hơn, tôi đi lại phía giường nàng và nghe nàng chợt kêu lên. Chưa bao giờ tôi thấy nàng bị ác mộng cả! Điều gì đã xảy ra trong lâu đài này? Tôi đánh thức nàng dậy, nàng nhìn tôi, đôi mắt mở to đầy sợ hãi. Rồi nàng vội vã kể lại câu chuyện, giọng nàng như đang trong một cơn sốt vậy: “Em đang ở trong một hành lang rất dài của khách sạn này. Chợt từ xa một bóng người hiện ra và tiến lại phía em. Khi còn cách khoảng chục mét, ông ta chợt kêu lên. Và anh có tưởng tượng được không, ông ta nói tiếng Czech! Những câu nói rất yếu ớt: “Mickiewicz không phải là người Czech! Mickiewicz là người Ba Lan!”. Rồi ông ta tiến lại gần hơn, vẻ hăm dọa, cách em chỉ mấy bước chân, vừa lúc đó thì anh lay em dậy. “Anh xin lỗi, tôi nói với vợ, em là nạn nhân của những điều cặm cụi viết lách của anh. - Thế là thế nào? - Giấc mơ của em là cái thùng rác anh vứt những trang hết sức ngớ ngẩn vào đó. - Anh lại nghĩ ra cái gì trong đầu đấy? Một cuốn tiểu thuyết à?”, nàng hỏi, vẻ bực dọc. Tôi nghiêng đầu. “Anh thường bảo với em là một hôm nào đó muốn viết một cuốn tiểu thuyết mà trong đó không có từ nào là nghiêm túc cả. Một Trò Đại Xuẩn Ngốc Cho Sự Thích Thú Của Anh. Em sợ rằng cái thời đó không đến đâu. Em chỉ muốn nhắc anh: phải chú ý”. Tôi cúi đầu thấp hơn nữa. https://thuviensach.vn “Anh còn nhớ những điều mẹ anh dặn dò không? Em nghe thấy giọng mẹ cứ như mới nói hôm qua: Milanku, thôi làm những trò tiêu khiển đi. Không ai hiểu con đâu. Con xúc phạm đến mọi người và mọi người rốt cục sẽ không chịu nổi con được nữa. Anh nhớ chứ? - Anh nhớ, tôi đáp. - Em xin anh. Những người nghiêm túc chống lại anh. Sự thiếu nghiêm túc sẽ đặt anh trần trụi trước bầy sói. Và anh biết là chúng đang đợi anh đấy, bầy sói ấy”. Sau lời tiên tri khủng khiếp đó nàng lại thiếp đi. https://thuviensach.vn 27 G ần chính vào lúc đó nhà bác học Czech trở về phòng mình, tinh thần sa sút, tâm hồn chết lặng. Hai tai ông vẫn đầy những tiếng cười nổ ra sau những lời châm chọc của Berck. Ông vẫn không ngớt tự hỏi: có thật người ta chuyển từ tôn kính sang khinh bỉ dễ dàng được thế không? Quả thực, tôi tự hỏi, đã biến mất đâu rồi cái hôn mà Thời Sự Lịch Sử Hành Tinh Cao Cả đã đặt lên trán ông? Đây chính là điều các triều thần của Thời Sự đã nhầm. Họ không biết rằng những tình huống mà Lịch Sử đặt lên sân khấu chỉ được chiếu sáng trong mây phút đầu tiên mà thôi. Không một sự kiện nào mang tính thời sự suốt trường kỳ của nó, mà chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, ở lúc mở đầu. Những đứa trẻ chết ở Somalie mà hàng triệu người xem nhìn thấy rõ ràng, chúng không chết nữa chăng? Chúng trở thành gì? Chúng béo lên hay gầy đi? Somalie có còn tồn tại nữa không? Và sau hết, nó đã bao giờ tồn tại chưa? Cái cách người ta kể Lịch Sử hiện đại giống như một cuộc đại hòa nhạc chơi liên tục một trăm ba mươi tám bản opus của Beethoven nhưng bằng cách chỉ chơi tám khuôn nhịp đầu của mỗi bản. Nếu người ta làm lại cuộc hòa nhạc đó mười năm sau, mỗi bản chỉ chơi duy nhất nốt đầu tiên, như vậy một trăm ba mươi tám nốt trong suốt cuộc hòa nhạc được trình tấu như một giai điệu duy nhất. Và trong hai mươi năm, toàn bộ âm nhạc của Beethoven rút lại chỉ còn là một nốt cao rất dài giống như cái nốt kéo ra vô tận và rất cao mà ông ta nghe thấy trong ngày đầu bị điếc. Nhà bác học Czech đắm chìm trong nỗi phiền muộn của mình, và ông nảy ra ý nghĩ an ủi là từ cái thời ông phải đi làm thợ xây, cái thời mà tất cả mọi người đều muốn quên đi, ông còn giữ lại một kỷ niệm có tính vật chất rõ rệt: những bắp thịt rắn chắc. Một nụ cười thỏa mãn kín đáo hiện lên https://thuviensach.vn khuôn mặt ông bởi vì ông tin chắc rằng không có ai trong số người ở đây có được những bắp thịt như ông. Vâng, anh tin hay không thì tùy, nhưng cái ý nghĩ có vẻ buồn cười đó đã giúp ông ta lấy lại được tinh thần. Ông cởi áo vét, nằm sấp trên đất. Sau đó ông chống tay nâng người lên. Ông lặp lại chuyển động này hai mươi sau lần và thấy tự bằng lòng. Ký ức ông hiện lại thời sống cùng các bạn thợ, sau mỗi buổi làm ông cùng họ ra cái ao nhỏ phía sau công trường để tắm. Nói thật ra, khi đó ông thấy sung sướng gấp trăm lần bây giờ trong lâu đài này. Các công nhân gọi ông là Einstein và họ yêu mến ông. Và ông lại nảy ra một ý nghĩ phù phiếm (ông biết rõ là nó phù phiếm và thậm chí lấy thế làm thích thú) là đi tắm trong bể bơi sang trọng của khách sạn. Với vẻ kiêu căng đầy thích thú và rất có ý thức, ông muốn khoe tấm thân mình ra trước mặt đám trí thức ốm yếu của cái đất nước màu mè giả tạo, cằn cỗi và hay phản trắc này. May sao, ông có mang theo từ Praha chiếc quần tắm (nó luôn theo ông đi khắp nơi), ông mặc nó vào rồi ngắm mình nửa khỏa thân trong gương. Ông co duỗi các bắp tay cho nó phồng lên. “Nếu ai muốn phủ nhận quá khứ của tôi, thì đây, những bắp thịt tôi đây, một bằng chứng không thể bác bỏ được!” Ông hình dung tấm thân của mình đang lượn quanh bể bơi, mở mắt cho người Pháp thấy rằng có một giá trị căn cốt, đó là sự hoàn thiện của cơ thể, sự hoàn thiện mà ông lấy làm tự hào nhưng họ thì không biết đến. Nhưng rồi ông thấy nếu cứ để trần thế này mà đi trong hành lang khách sạn thì hơi bất tiện nên khoác thêm lếp mình chiếc áo lót. Vấn đề còn lại là đôi chân. Để trần hay mang giày đều không thích hợp; cuối cùng ông quyết định là cứ mang giày. Trang phục xong xuôi, ông soi mình trước gương một lần nữa. Một lần nữa, nỗi buồn phiền của ông lại được gắn lại bởi lòng kiêu hãnh, và một lần nữa ông lại tự bằng lòng mình. https://thuviensach.vn 28 C ái lỗ cửa hậu. Có thể gọi nó theo cách khác, như Guillaume Apollinaire từng gọi: cái cửa thứ chín của cơ thể. Bài thơ ông viết về chín cái cửa trên cơ thể phụ nữ có hai bản: bản đầu ông gửi cho cô nhân tình Lou trong bức thư viết từ chiến hào đề ngày 11 tháng Năm 1915, bản thứ hai ông gửi cũng từ nơi ấy về cho một tình nhân khác, cô Madeleine, ngày 21 tháng Chín cùng năm. Hai bài thơ đều hay, khác nhau ở sự tưởng tượng, nhưng được viết theo cùng một kiểu: bốn khổ thơ nói về một trong những cái cửa trên cơ thể người tình: một con mắt, một con mắt khác, một lỗ tai, một lỗ tai khác, lỗ mũi phải, lỗ mũi trái, miệng, tiếp đó trong bài thơ gửi cho Lou, “cái cửa của mông em”, và cuối cùng, cái cửa thứ chín, cửa mình. Tuy nhiên trong bài thơ thứ hai gửi cho Madeleine đoạn cuối có sự thay đổi các cửa rất đáng chú ý. Cửa mình nằm ở vị trí thí tám, còn cái cửa hậu mở ra “giữa hai núi ngọc” thành cái cửa thứ chín: “còn thần bí hơn những cái cửa khác”, cái cửa “của những điều phù phép không dám nói ra, cái cửa tối cao.” Tôi nghĩ đến bốn tháng mười ngày ngăn cách giữa hai bài thơ, bốn tháng Apollinaire dầm mình trong chiến hào, quẫy lộn với những giấc mơ tình ái căng thẳng đã dẫn ông đến sự thay đổi cách nhìn đó, đến sự thần khải đó: chính cái cửa hậu mới là điểm thần kỳ, nơi tập trung toàn bộ năng lượng hạt nhân của sự khỏa thân. Cửa mình là quan trọng, tất nhiên rồi (tất nhiên, ai dám phủ nhận nó?), nhưng nó quan trọng một cách quá chính thống, đó là chỗ đã được đăng ký, phân loại, kiểm tra, bình phẩm, xem xét, thực nghiệm, giám sát, hát ca, khen ngợi. Cửa mình: đó là cái ngã ba ồn ào nơi nhân loại náo nhiệt gặp nhau, là cái đường hầm các thế hệ phải đi qua. Chỉ những kẻ ngốc mới đi tin vào sự sâu kín của chỗ đó, cái chỗ mà ai cũng biết. Nơi duy nhất thật sự sâu kín, đó là cửa hậu, cái cửa tối cao; tối cao bởi vì thần bí nhất, bí ẩn nhất. https://thuviensach.vn Sự khôn ngoan thông thái này Apollinaire phải trả giá bằng bốn tháng nằm dưới lửa đạn mới biết đến, còn Vincent thì biết được chỉ qua một cuộc dạo chơi với nàng Julie trắng muốt dưới ánh trăng. https://thuviensach.vn 29 T ình huống khó khăn là khi người ta chỉ có thể nói về một chuyện duy nhất nhưng đồng thời lại không có khả năng nói ra chuyện đó: cái lỗ cửa hậu mắc lại trong họng Vincent không nói ra được giống như túm giẻ tọng vào miệng làm anh bị câm. Anh nhìn lên trời như muốn cầu cứu. Và trời xanh chấp nhận lời cầu khẩn của anh, đem đến cho anh một cảm hứng thi ca; Vincent kêu lên: “Nhìn kìa!” và anh chỉ tay về phía mặt trăng. “Nó y như cái lỗ cửa hậu treo giữa trời!” Anh quay sang nhìn Julie. Trong suốt và dịu dàng, nàng mỉm cười nói: “Vâng”, bởi vì từ một giờ nay nàng sẵn sàng thán phục bất kỳ điều gì anh nói ra. Anh nghe tiếng “vâng” của nàng mà vẫn thấy thèm thuồng. Nàng có vẻ trinh trắng của một nàng tiên nên anh muốn nghe nàng nói mấy tiếng “cái lỗ cửa hậu”. Anh muốn nhìn thấy cái miệng nàng phát ra mấy tiếng ấy, ôi anh muốn như thế biết bao! Anh muốn bảo nàng: hãy nhắc lại theo anh, cái cửa hậu, cái cửa hậu, cái cửa hậu, cái cửa hậu, cái cửa hậu, nhưng không dám. Thay vào đó, bị sa bẫy hùng biện của mình, anh tiếp tục lún sâu vào ẩn dụ này: “Cái cửa hậu nơi phát ra luồng sáng nhợt nhạt phủ đầy lòng vũ trụ!”. Và anh lại chỉ tay về phía mặt trăng: “Đằng trước, trong cái cửa hậu của vô cùng vô tận!” Đến đây tôi không nén được nữa, xin nêu một nhận xét nhỏ về cơn ngẫu hứng này của Vincent: bằng sự ám ảnh thốt ra lời về cái lỗ cửa hậu, anh nghĩ là thực hiện một sự kết nối với thế kỷ XVIII, với Sade và với toàn bộ băng nhóm những người phóng đãng; nhưng vì anh không đủ sức theo đuổi ám ảnh này đến trọn cùng nên một di sản khác, rất khác biệt, thậm chí là đối ngược lại, ở vào thế kỷ sau đã ào đến giúp anh; nói cách khác, anh chỉ có khả năng nói về những ám ảnh phóng đãng này của mình bằng cách thi vị https://thuviensach.vn hoá nó; thay chúng bằng những ẩn dụ. Vậy là anh đã hy sinh tinh thần phóng đãng cho tinh thần thơ ca. Và cái lỗ cửa hậu, anh đã chuyển nó từ cơ thể phụ nữ lên trời. Ôi, sự chuyển chỗ này thật đáng tiếc, nhìn nó thật đáng bực! Cứ tiếp tục đi theo Vincent trên con đường này làm tôi phát ngấy: anh ta giãy giụa, mắc míu trong ẩn dụ này như một con ruồi bị dính hồ; anh ta lại còn kêu lên: “Lỗ cửa hậu của trời trông như con mắt của một camera thần thánh!” Dường như Julie đã nhận thấy sự vơi cạn của ẩn dụ đó, nàng ngắt dòng lãng mạn thi hứng của Vincent bằng cách chỉ tay về phía hội trường sáng ánh đèn phía sau các khung cửa: “Gần như mọi người đi hết cả rồi”. Họ bước vào: quả thực, trước các bàn chỉ còn lại một số người chậm chân. Anh chàng lịch sự mặc đồ ba mảnh cũng không còn ở đấy nữa. Nhưng sự vắng bóng anh ta càng khiến Vincent như nghe thấy lại mồn một giọng anh ta nói, một giọng nói lạnh lùng, bực bội, kèm theo tiếng cười của các đồng nghiệp. Anh lại thấy nhục nhã: làm sao trước mặt hắn ta anh lại bị lúng túng đến thế? Lại câm lặng thảm hại đến thế? Anh cố sức xua điều ấy ra khỏi đầu mình, nhưng vô ích, anh vẫn nghe thấy những lời của hắn ta: “Chúng ta sống luôn luôn dưới cái nhìn của ống kính quay phim. Điều đó đã thành ra một phần của thân phận con người...” Anh hoàn toàn quên mất Julie, và ngạc nhiên dừng lại ở hai câu này; y như một điều kỳ quặc vậy: lập luận của anh chàng lịch sự đó gần hệt như tư tưởng mà chính anh, Vincent, đã phản bác lại Pontevin: “Nếu anh muốn can dự vào một cuộc xung đột công khai, muốn thu hút sự chú ý hướng đến sự bất công, thì ở thời đại chúng ta làm sao anh lại có thể không phải là một người nhảy múa hay là đóng vai một người nhảy múa cho được?” Có phải đó là lý do khiến anh bối rối trước anh chàng bảnh bao? Có phải lập luận của hắn ta quá gần với anh khiến anh phải tấn công lại? Phải chăng tất cả chúng ta cùng ở trong một cái bẫy giăng ra bởi một thế giới đột nhiên bị biến thành một sân khấu không có lối thoát ngay dưới chân chúng ta? Phải chăng như vậy là không có sự khác biệt thật sự nào giữa những điều suy nghĩ của Vincent và của anh chàng bảnh bao kia? https://thuviensach.vn Không, tư tưởng này là không chịu nổi! Anh khinh bỉ Berck, anh khinh bỉ gã bảnh bao, và sự khinh bỉ này có trước các lập luận anh đưa ra. Vốn người bướng bỉnh, anh cố sức nắm bắt cho được sự khác biệt phân cách họ với nhau cho kỳ tới khi anh thấy nó rõ ràng: những người kia, giống như những tên đầy tớ khốn khổ, vui thích với thân phận con người như nó được áp đặt cho họ: những kẻ nhảy múa sung sướng được thành người nhảy múa. Trong khi anh, ngay dù cho anh biết là không có lối thoát nào cả, lại kêu to lên sự bất bình của mình với cái thế giới này. Khi đó anh tìm được câu trả lời mà anh sẽ phải ném vào mặt gã bảnh bao: “Nếu sống dưới con mắt nhìn của các ống kính đã trở thành thân phận của chúng ta, thì tôi nổi loạn chống lại thân phận đó. Tôi không lựa chọn nó”. Đấy là câu trả lời. Anh nghiêng người sang Julie và nói không cần giải thích với nàng: “Điều duy nhất chúng ta còn có thể làm là nổi loạn chống lại thân phận con người mà chúng ta không hề lựa chọn”. Đã quen với những câu bất lịch sự của Vincent, nàng thấy câu này rất tuyệt vời và đáp lại bằng một giọng phấn khích: “Chắc chắn thế rồi!” Và chừng như cái từ “nổi loạn” đem lại một niềm vui sướng sôi sục, nàng nói thêm: “Vậy hai chúng ta hãy đi về phòng anh”. Một lần nữa cái gã bảnh bao lại đột ngột biến khỏi đầu Vincent khi anh ngắm nhìn Julie và kinh ngạc thán phục những lời nàng vừa thốt ra. Nàng cũng cảm thấy kinh ngạc. Bên quầy bar vẫn còn mấy người trong nhóm nàng đã ngồi cùng trước khi Vincent đến bên nàng. Những người này làm như nàng không tồn tại, điều đó đã khiến nàng thấy bị xúc phạm. Bây giờ nàng nhìn họ đầy cao ngạo, kiêu hãnh. Bọn họ không làm nàng để ý đến nữa. Nàng có trước mặt một đêm tình ái và nàng có được nó là do ý chí của mình, do sự dũng cảm của mình; nàng thấy mình giàu có, may mắn và mạnh hơn tất cả những kẻ ngồi kia. Nàng nói vào tai Vincent: “Đấy là bọn không cương được dương vật”. Nàng biết những lời này là của Vincent và nàng nói chúng ra với anh là để cho anh hiểu rằng nàng thích anh và thuộc về anh. Như vậy là dường như nàng đã đặt vào tay anh một quả lựu đạn sảng khoái. Bây giờ anh có thể cùng với người mang lỗ cửa hậu đẹp này đi thẳng https://thuviensach.vn về phòng mình, nhưng như phải tuân theo một mệnh lệnh phát ra từ xa, anh buộc trước hết phải gieo rắc sự hỗn độn ở đây. Anh bị cuốn vào một vòng xoáy chóng mặt, trong đó trộn lẫn với nhau cả hình ảnh cái lỗ cửa hậu, cuộc giao hoan sắp tới, giọng nói chế nhạo của gã bảnh bao và cái bóng của Pontevin, người giống như Trotski đứng từ boongker của mình ở Paris chỉ huy một khung cảnh đại hỗn độn, một sự đại nổi loạn lộn xộn. “Phải tắm một cái”, anh nói với Julie và chạy theo câu thang xuống bể bơi lúc này vắng vẻ và nhìn từ trên cao xuống trông giống như sân khấu nhà hát. Anh mở cúc áo sơ mi. Julie ào theo anh. “Phải tắm một cái”, anh nhắc lại và ném cái quần ra. “Em cởi quần áo đi!”. https://thuviensach.vn 30 Đ oạn mắng mỏ của Berck đối với Immaculata được nói ra bằng một giọng trầm, theo âm gió, cốt để mọi người xung quanh không thể nắm bắt được thực chất tấn kịch đang diễn ra trước mắt họ. Immaculata biết giữ mình để không lộ ra điều gì; khi Berck đã bỏ đi, cô bước lại phía cầu thang, đi lên, và chỉ khi còn lại một mình trong hành lang vắng vẻ dẫn về phòng ngủ, cô mới bình tâm nhớ lại những điều làm cô chao đảo, choáng váng. Nửa giờ sau anh chàng quay phim hồn nhiên bước vào phòng, căn phòng hai người ở chung, và thấy cô đang nằm sấp trên giường. “Có chuyện gì vậy?” Cô không đáp. Anh ngồi xuống bên cạnh và đặt tay lên đầu cô. Cô đẩy tay anh ra như đẩy một con rắn bám vào người. “Có chuyện gì vậy?” Anh lặp lại câu hỏi này nhiều lần cho tới khi cô phải lên tiếng: “Anh đi súc miệng cho tôi nhờ, tôi không thể chịu nổi cái miệng hôi của anh”. Anh không bị hôi miệng, anh thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, vậy là anh biết cô nói dối, tuy nhiên anh vẫn ngoan ngoãn đi vào buồng tắm làm cái việc cô ra lệnh. Chuyện cái miệng hôi không phải bỗng dưng mà đến với Immaculata, đó là một kỷ niệm vừa mới có và nó tức thì chụp vào cái kẻ đang quấy rầy cô lúc này: kỷ niệm về cái miệng hôi của Berck. Trong khi bị ông tới tấp rủa mắng, cô không còn tâm trí đâu để ý đến mùi hôi hám của ông ra sao, mà đây là một người quan sát nấp trong người cô đã ghi lại cái mùi buồn nôn ấy, thậm chí thêm vào một lời bình luận rất cụ thể, sáng suốt: con người có cái miệng hôi này không có tình nhân; không ai quen được với cái mùi đó; người nào cũng cố tìm cách làm cho ông ta hiểu là ông bị hôi miệng để https://thuviensach.vn