🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bí Mật Hồ Cá Thần
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
Mục lục
Chương 1 - 2
Chương 3 - 4
Chương 5 - 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9 -10
Chương 11 -12
Chương 13 - 14 - End
https://thuviensach.vn
Mục lục
Chương 1 - 2
Chương 3 - 4
Chương 5 - 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9 -10
Chương 11 -12
Chương 13 - 14 - End
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 1 - 2
Sau bữa cơm tối, những người đàn ông xóm trại tụ tập ở nhà tôi. Bố tôi đón khách rất hồ hởi. Bố trải chiếu ra sân mời khách ngồi. Ông móc trong gầm giường cái hũ sành chuyên để đựng rượu đưa cho mẹ tôi và bảo:
- Mua cho tôi hũ rượu.
- Làm gì mà uống rượu? - Mẹ tôi hỏi.
- Có việc quan trọng. Thôi đi đi! - Giọng bố tôi hơi gắt.
- Nhưng mà tiền đâu? - Mẹ tôi hỏi.
- Hết tiền rồi à? Tiền bán lươn hôm qua để đâu?
Bố tôi hỏi vậy nhưng vẫn móc từ trong túi ra một nắm tiền lẻ nhàu nát đưa cho mẹ.
Mẹ tôi ôm hũ đi ra ngõ, mẹ lẩm bẩm điều gì đó.
Những người đàn ông cởi áo vứt xuống chiếu, ngồi quây lại hút thuốc lào. Bố tôi vừa rót nước mời khách vừa hỏi:
- Thấy con cá nổi lên thật đấy à?
- Thật chứ đùa à! - Lão Bương nói, cổ ngỏng lên như cổ cò. - Trưa nay tôi nhìn thấy nó nổi tềnh ềnh trên mặt đầm. Đúng là nó chứ còn ai vào đấy. Vẫn hai cái vây có ngón xòe ra như năm ngón. Hình như năm nay nó yếu hơn. Bơi lờ đờ lắm.
https://thuviensach.vn
Một người nói:
- Từ năm ngoái đến nay nó đi đâu nhỉ? Không ai nhìn thấy. Đánh lưới mấy lần cũng không đụng.
Một người khác:
- Có thể nó ra biển nay mới lại về.
Bố tôi cãi:
- Ông nói hay thật. Cá đầm sống thế chó nào được ngoài biển. Người kia nói lại:
- Con này thành tinh rồi. Nó sống đâu mà chẳng được.
Mẹ tôi đã mua rượu về. Mẹ đặt hũ rượu xuống chiếu, hỏi: - Có cần gì nữa không?
Bố tôi nói:
_ Rang cho mẻ lạc.
Mẹ không nói gì, đi vào bếp. Cửa bếp bập bùng ánh lửa. Một lúc sau, mẹ tôi mang cái rá đựng lạc rang bước ra. Bà nắm một nắm to bỏ xuống nền hiên nhà đã quét sạch cho hai anh em tôi. Chúng tôi vừa ăn lạc vừa nghe chuyện của những người đàn ông xóm trại.
Bố tôi hỏi:
- Mai anh em ta định vây bắt như thế nào?
Lão Bương lắc lư cái đầu, giọng đã hơi lạc đi vì rượu:
https://thuviensach.vn
- Dồn hết lưới ra. Nếu không xong, tớ sẽ dùng biện pháp cuối cùng. Một người hỏi:
- Biện pháp cuối cùng là gì?
Lão Bương cười:
- Tớ có cân thuốc nổ của thằng cháu làm nghề khai thác đá cho. Cứ ném xuống đáy hồ thì con gì cũng nổi lên hết.
Bố tôi nói:
- Đừng có làm liều. Mấy ông chính quyền không để yên đâu. Lão Bương cười sặc sụa:
- Bố cu sợ hả? Sợ quái gì. Nửa đêm tớ quẳng xuống, có ma mới biết. Một người nói chen vào:
- Chuyện thuốc nổ cứ tạm để đấy. Sáng mai dậy sớm thả lưới. Quyết sống chết với nó trận này nữa xem sao. Phải làm sớm, để đến trưa trời nắng, nó chui vào chùa thì có lưới giời cũng chịu.
Đêm hạ ong ong. Muỗi bay vo ve quanh chỗ hai anh em tôi nằm. Trong nhà vẳng tiếng quạt của bà tôi. Ngoài sân, ngọn đèn dầu tỏa sáng những gương mặt ửng đỏ vì rượu.
Lão Bương lại lắc lư cái đầu:
- Nếu bắt được con cá tôi chỉ xin bộ lòng.
Bố tôi lừ mắt:
- Ông khôn
https://thuviensach.vn
- Có gì mà khôn - Lão Bương lại ngỏng cái cổ cò lên - So với con cá, bộ lòng đáng gì.
Bố tôi nói:
- Ông có biết trong dạ dày nó có gì không? Con cá này là cá ngậm ngọc đấy.
Lão Bương cười khùng khục:
- Ngọc gì mà ngọc. Có chăng chỉ là nắm lông vịt nhà thằng Bí. Chiều qua đàn vịt nhà nó bơi qua đầm, lên đến bờ đã mất đứt hai con. Con cá quỷ này nó đớp chứ còn ai.
Một người đàn ông khác lên tiếng:
- Cứ chia đều ra. Tôi nghe nói cá sống lâu năm và khôn như con này xả thịt kho với thuốc bắc là thành thuốc thánh. Tôi sẽ chữa được bệnh đau xương của tôi.
Chuyện như thế về con cá tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Thằng Mên, em tôi, đập chân tôi hỏi:
- Con cá có ngọc hả anh?
Tôi trả lời:
- Tao không biết.
Thằng Mên lại hỏi:
- Sao ông Bương lại thích bộ lòng cá? - Tôi nói nh
- Vì ông ấy thích uống rượu với lòng cá.
- Thế họ có bắt được con cá không? - Em tôi hỏi.
https://thuviensach.vn
- Không biết. - Tôi lơ đãng trả lời.
Lúc này tôi đang dỏng tai về phía bờ đầm. Đêm mùa hạ vắng lặng vô cùng. Một cảm giác là lạ mơ hồ chen vào trong tôi. Tôi vừa muốn đi ra bờ đầm vừa cảm thấy sợ hãi.
Khuya lắm những người đàn ông xóm trại mới tan cuộc rượu.
Khi khách đã về hết, bố tôi mang đống lưới ra sân xem lại. Hai anh em tôi chui vào màn đi ngủ. Bà tôi lên tiếng:
- Hai anh em mày thức khuya thế? Mai xẻo tai cũng không chịu dậy. Tôi thì thào:
- Bà ơi! Sáng mai bố cháu và mấy bác sẽ đánh lưới đầm đấy. Bà tôi nói:
- Lại muốn bắt con cá thần chứ gì. Bố mày từng ấy tuổi rồi vẫn còn dại. - Cá thần có bị bắt không bà?
- Đã là thần thì không ai bắt được. Làng này bao nhiêu người đã tìm mọi cách mà có ai được cái vẩy nào đâu. - Bà tôi thở dài. - Có lớn mà chẳng có khôn. Thôi ngủ điạ.
Hai anh em chúng tôi nằm mãi mà không ngủ được. Mới đầu hạ mà trời oi vô cùng. Quanh nhà tiếng côn trùng kêu ri ri. Tôi nghe mơ hồ có tiếng cá quẫy ngoài đầm Vực. Có phải con cá có hai bàn tay. Tôi và lũ bạn trong xóm trại chưa bao giờ được nhìn thấy con cá. Nhưng năm ngoái thì chúng tôi thấy nó bơi trong đầm Vực ầm ầm suốt đêm.
Những đêm mùa hạ oi bức, lũ trẻ chúng tôi thường ôm những mảnh chiếu rách lên mặt đê nằm ngủ. Một đêm trăng mùa hạ năm ngoái chúng tôi
https://thuviensach.vn
tỉnh giấc bởi tiếng đập nước ầm ầm. Chúng tôi ngồi túm vào nhau nhìn xuống mặt đầm Vực. Cả mặt đầm trong đêm trăng sáng như mặt gương. Chúng tôi không nhìn thấy gì rõ cả, mà chỉ nghe tiếng đập nước rất mạnh và tung lên lấp lánh. Và rồi, cả một cột nước sáng lóe dựng lên chạy từ đầu này đến đầu kia đầm nước. Cảnh tượng kỳ vĩ ấy làm chúng tôi run lên vì sợ hãi và mê mẩn. Anh em tôi kể cho bà nghe. Bà tôi bảo:
- Chắc là con cá có niềm vui gì đấy.
Tôi hỏi bà:
- Cá cũng biết vui hả bà?
Bà tôi nói:
- Vật gì mà lại không có lúc vui lúc buồn.
Tôi cãi bà:
- Cháu chẳng tin tí nào cả.
Bà tôi nhìn tôi và nói nhỏ:
- Khi nào lớn cháu sẽ tin."
Tuổi thơ chúng tôi gắn bó với đầm Vực như một người thân. Đầm Vực rộng mênh mông chạy ven chân đê làng. Tôi còn nhớ mấy năm về trước, cây cối còn mọc um tùm quanh bờ đầm. Chiều chiều, cò về phủ trắng trên những vòm cây cao. Nhưng rồi người làng rủ nhau đi lấy trứng cò. Sau đó họ bắt cò và cuối cùng họ tìm cách bắt cả lũ cò mẹ, cò bố. Đêm đêm, tôi nghe tiếng cò kêu thất thanh. Những lúc như thế tôi nghe tiếng bà lẩm bẩm: “Tai ác thế, có ngày trời phạt”.
Hết bắt cò, người làng lại thi nhau chặt cây ở ven bờ đầm. Lúc đầu họ chọn cây to, sau thì gặp cây gì chặt cây ấy. Bây giờ, bờ đầm chỉ còn lại
https://thuviensach.vn
những bụi dứa dại và tầm xuân. Và bầy cò mỗi ngày lại trở về thưa hơn. Cho đến một chiều, chúng tôi không còn thấy bóng dáng cánh cò nào nữa. Cũng lúc đó người ta phát hiện ra con cá thần xuất hiện trở lại sau bao ngày biệt tăm.
Một ngày, những người đàn ông xóm trại nhìn thấy con cá thần nổi lên và từ từ bơi quanh đầm như một con trâu. Ngay hôm sau, những người đàn ông xóm trại và trong làng kéo nhau ra bờ đầm. Họ giăng lưới và hạ vó bè để bắt con cá.
Con cá đụng lưới. Và nó không thoát được. Hàng chục tấm lưới bao quanh nó. Những người đàn ông hò hét vang mặt đầm. Họ kéo con cá lên một chiếc thuyền. Gần chục người đàn ông xúm vào gỡ lưới ra. Con cá dài gần bằng chiếc thuyền nan của dân xóm trại. Nó nằm im như chết. Chỉ còn đôi mang lớn thở phát ra những tiếng “hập, hập”. Khi lưới đã được gỡ ra hết thì con cá quẫy mạnh, gần chục người đàn ông xúm quanh nó bị hất tung lên trời và rơi xuống hồ nước. Tất cả những người đứng trên bờ tròn mắt kinh hãi. Con cá thoát lưới lao vun vút trên mặt đầm như một con tàu mở hết tốc lực. Tấm lưới bị xé tan dễ dàng như bọn trẻ con xé những tàu lá chuối để làm kèn.
Ma! Đúng là ma rồi!
Một người nào đó kêu lên thất thanh và vùng bỏ chạy. Những người khác cũng ù té chạy theo và kêu lên: “Ma! Ma!”.
Đêm ấy, dân làng tụ tập trên mặt đê. Dưới mặt đầm tối đen ầm ầm tiếng cá đập nước. Cả đầm nước sôi sùng sục bởi con cá. Người làng tưởng như thấy có cả một đàn trâu mộng đang đuổi nhau dưới đầm Vực.
Đêm ấy, bà tôi thắp hương lên bàn thờ, lầm rầm khấn vái. Khi bà khấn xong, bố tôi hỏi:
- Bà khấn ai thế?
https://thuviensach.vn
- Khấn ông cá chứ khấn ai. - Bà tôi thì thầm.
- Bà lạ thật.
- Cá thần đấy anh ạ. Không khéo năm nay lại vỡ đê thì chết cả làng. Bố tôi gắt bà:
- Thần thánh cái gì. Ngày mai con câu nó về cho bà kho tương. Bà tôi mắng:
- Anh đừng có dại mồm dại miệng.
Bố tôi không nói gì. Ông lẳng lặng mang hết số cước dự trữ bện lại. Rồi bố tôi mang bộ lưỡi câu chùm lớn nhất chưa dùng đến bao giờ ra giũa thêm cho sắc. Bố tôi âm thầm chuẩn bị để bắt
Trưa ngày hôm sau, bọn trẻ con xóm trại chúng tôi kéo nhau lên mặt đê vừa bàn tán về con cá thần vừa chờ đợi nó nổi lên. Nhưng mặt đầm hôm đó lặng phắc và trong đến rợn người. Và chúng tôi phát hiện ra ở giữa đầm chập chờn một vầng đen lớn. Vầng đen ấy cứ chập chờn, chập chờn mãi. Chúng tôi vừa sợ hãi vừa tò mò muốn biết cái vầng đen ở giữa đầm kia là cái gì. Buổi chiều chúng tôi hỏi bà về cái vầng đen ấy. Bà tôi im lặng một lúc lâu mới nói khẽ: “Đấy là ngôi chùa dưới đáy đầm”. Tôi hỏi: “Sao lại có chùa ở dưới đấy hở bà?”. Bà tôi bảo: “Có cháu ạ. Có cả sư nữa!”.
Rồi bà tôi vừa ngoáy trầu vừa kể cho chúng tôi nghe về ngôi chùa ở dưới đáy đầm Vực.
Trước kia ở chân đê ven bờ đầm Vực có một ngôi chùa nhỏ. Một nhà sư già trụ trì ngôi chùa cùng một vài chú tiểu. Hàng ngày bà tôi thường ra chùa tụng kinh và quét dọn giúp nhà chùa sau khi đã tạm xong công việc đồng áng.
https://thuviensach.vn
Vào một năm, nước sông Đáy lên cao. Cứ sau một giấc ngủ ngắn tỉnh dậy, dân làng đã thấy nước lên đến cả mét. Bà tôi đội nón, khoác áo tơi lá ra sông. Rồi bà tôi đến chùa tìm vị sư già cầu xin nhà sư tụng kinh cầu trời rút nước. Nếu không, đê vỡ thì cả làng không chết vì nước cũng chết vì đói.
Vị sư già sắm lễ, tụng kinh suốt ngày đêm. Trong tiếng mưa rền rĩ là tiếng mõ và tiếng tụng kinh đều đều bền bỉ của nhà sư. Cả đêm ấy, bà tôi không ngủ được. Vừa mờ sáng bà đã chui ra khỏi lều trên mặt đê nhìn xuống sông. Bà tôi sợ hãi nhận thấy nước chẳng những không rút chút nào mà còn dâng lên. Bà tôi chạy xuống chùa. Vị sư già vẫn ngồi như thế từ hôm qua. Tiếng mõ và tiếng tụng kinh vẫn bền bỉ trong tiếng mưa gió gào thét. Đến sẩm tối thì nước đã lên mấp mé mặt đê. Bà tôi cùng nhiều dân làng đứng trên đê khóc. Dưới chân đê phía cánh đồng, tiếng mõ và tiếng tụng kinh của vị sư già vẫn đơn độc vang lên.
Khoảng canh ba, những người làng dọn lên mặt đê ở bỗng nghe một tiếng “ầm” khủng khiếp vang lên. Và sau đó là tiếng réo ù ù như từ trên trời đổ xuống. Đê vỡ. Những người lớn ôm lấy con cái khóc như
Sáng hôm sau, bà tôi không nhìn thấy làng đâu nữa. Tất cả đã chìm vào trong nước. Cả ngôi chùa nhỏ cũng biến mất. Bà tôi chạy đi tìm vị sư già, nhưng không thấy. Nước đã cuốn ngôi chùa nhỏ cùng vị sư già xuống đáy đầm Vực. Chỉ còn lại mấy chú tiểu. Vào giữa đêm, vị sư già đã ra lệnh cho các chú tiểu lên mặt đê. Nhà sư ở lại một mình gõ mõ tụng kinh cầu cho nước rút.
Sau này, người làng cũng không tìm được thi thể nhà sư. Vào những ngày nước trong trời đẹp, người làng vẫn nhìn thấy bóng ngôi chùa dưới đáy nước. Bà tôi bảo, vào những đêm thanh vắng, bà tôi vẫn nghe thấy tiếng mõ và tiếng tụng kinh của nhà sư già dưới đáy nước đầm Vực vọng lên.
https://thuviensach.vn
Cũng sau vụ vỡ đê năm ấy, giữa dòng sông Đáy và đầm Vực có một lối thông ngầm. Có lẽ vì thế mà khi nước sông trong thì nước đầm trong, nước sông đục thì nước đầm đục. Cũng từ ngày đó, thi thoảng vào đêm khuya, người ta lại nghe thấy tiếng khỏa nước giữa đầm. Một số người kháo nhau đó là ma đầm Vực. Nhưng bà tôi quả quyết đó là tiếng khỏa nước của nhà sư già. Sau này, người ta phát hiện một con cá lớn nổi lên. Bà tôi cho đó là cá thần. Còn những người đàn ông xóm trại lại tìm mọi cách để bắt con cá. Nhưng bao nhiêu lưới đều bị phá rách, bao nhiêu bộ lưỡi câu chùm đều bị mất tăm.
Sau cái đêm bện cước và giũa sắc thêm bộ lưỡi câu chùm, bố tôi dậy sớm ra đầm câu cá. Cần câu của bố là phần ngọn của một cây tre đực. Bố tôi đứng trên bờ đầm vứt lưỡi câu xuống nước. Hai cánh tay ông bắp nổi cuồn cuộn. Những người đàn ông xóm trại đều có hai cánh tay cuộn bắp như bố tôi. Họ sinh ra trên xóm trại ven sông. Mới ba tuổi, họ đã làm quen với sông nước và nghề chài lưới.
Mỗi lần bố tôi phất cần câu, cước xiết vào nước kêu chiu chiu. Chỉ lát sau, hầu hết những người đàn ông xóm trại đều mang câu chùm ra đầm cùng săn con cá. Hàng chục bộ lưỡi câu chùm to, sắc, cắt ngang dọc đáy đầm.
Chợt bố tôi kêu lên: “Trúng rồi”. Sợi cước bỗng căng lên và cứng như một sợi dây thép. Bố tôi choãi chân, ngả người về phía sau giữ cần câu. Ông hối hả cuộn cước vào. Con cá bị trúng lưỡi câu như phát điên. Nó lao vút lên khỏi mặt nước. Con cá khổng lồ văng mình lên đen bóng dưới nắng buổi sáng. Khi nó rơi xuống thì cả một cột nước lớn dựng lên. Rồi nước đổ xuống mặt đầm như người ta đổ cá. Những người đàn ông xóm trại đều vứt cần câu của họ chạy về phía bố tôi. Bố tôi bị con cá kéo lê trên bờ đầm. “Rắc”. Cần câu gãy. Bố tôi vội nắm lấy sợi dây cước. Con cá lại phóng mình lên mặt nước, kéo bố tôi ngã sấp xuống. Bố tôi vội đứng dậy. Trong lúc lúng túng, ông cuộn cả một đoạn cước chùm móc sâu hơn vào mình, nó
https://thuviensach.vn
lao như điên. Vô tình, sợi cước trở thành lưỡi kéo sắc và khỏe vô cùng cắt đứt hẳn hai ngón tay bố tôi. Bố tôi kêu thét lên, ngã vật xuống. Sợi cước tuột khỏi tay ông và biến mất vào lòng đầm.
Những người đàn ông đưa bố tôi về nhà. Bà tôi vội giã cây lá dấu đắp vào vết thương cho bố tôi. Từ đấy bàn tay bố tôi mang tật. Nhưng bố tôi và những người đàn ông xóm trại vẫn không hề từ bỏ khát vọng bắt được con cá. Bố tôi nghĩ đến con cá là nghĩ đến mối thù hận và nghĩ đến một viên ngọc nào đấy trong bụng cá, mà nhờ nó có thể thay đổi cuộc sống nghèo khó của gia đình tôi. Ông Bương nghĩ đến con cá là nghĩ đến một bữa rượu túy lúy với lòng cá. Những người khác nghĩ đến con cá như là một con quỷ mang theo những điều dữ. Còn chúng tôi, lũ trẻ xóm trại mỗi lần nghe nói đến con cá là trong ký ức tơ non của chúng tôi lại hiện lên hình ảnh một đêm trăng với cột nước rực rỡ kỳ ảo khi con cá lướt trên mặt đầm, cùng với sự bí mật đầy thổn thức của ngôi chùa và vị sư già dưới đáy đầm nước.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 3 - 4
Chúng tôi dậy sớm hơn mọi ngày. Hai anh em tôi chạy ra sân. Cả xóm trại đã í ới những tiếng đàn ông gọi nhau. Họ đang khiêng thuyền lên mặt đê để đi xuống đầm nước. Lũ trẻ con xóm trại như được thông báo trước, cũng kéo nhau lên mặt đê. Cả đầm Vực im phăng phắc trong buổi sớm mùa hạ.
Những chiếc thuyền nan đã được hạ xuống nước. Trên mỗi chiếc thuyền lưới đã chất đầy. Tiếng chèo khỏa nước, người thúc nhau thả lưới làm náo động cả vùng đầm. Những người đàn ông xóm trại chia làm bốn nhóm thả lưới thành một vòng tròn rộng bao bọc lấy lòng đầm. Tiếng gõ vào mạn thuyền đồng loạt vang lên. Tiếng động và lưới quét làm cho lũ cá mè nhảy lao xao. Vòng khép của lưới mỗi lúc một thu nhỏ lại.
Ở phía bờ đầm sát chân đê, lũ trẻ chúng tôi đứng tụm vào nhau. Thằng Mên đứng bên cạnh tôi thì thầm:
- Người ta sẽ bắt được con cá anh nhỉ?
Một đứa trẻ lên tiếng thách thức:
- Đố mà bắt được nó. Cá thần chứ có phải thường đâu.
Một đứa khác hỏi:
- Ai bảo mày là cá thần?
- Bà thằng Mên bảo thế. Bà nó bảo ở đáy đầm có một bà sư vẫn sống coi chùa.
https://thuviensach.vn
- Chùa thì có. Bà tao cũng bảo thế. Nhưng sư thì làm sao mà sống được dưới nước.
Thằng Mên vội nói:
- Bà sư có phép đấy.
Một đứa trẻ hỏi:
- Thế sư và cá thần, ai giỏi hơn?
- Sư phải giỏi hơn chứ
Đứa trẻ kia cãi lại:
- Làm sao mà mày biết được?
- Người thì phải giỏi hơn. Thế mày có giỏi hơn con dế của mày không?
Cuộc cãi nhau của bọn trẻ chúng tôi chợt im bặt khi những người săn cá đồng loạt kêu lên. Ở giữa vòng lưới nổi lên cái đầu con cá như một cái chum sành đựng thóc. Rồi con cá lại từ từ chìm xuống. Tiếng hò hét, tiếng gõ vào mạn thuyền vang lên dồn dập. Vòng lưới dày đặc rùng rùng thu nhỏ lại.
- Kéo lưới!
Lão Bương gào lên ra lệnh. Tất cả đàn ông trên các con thuyền đồng loạt kéo lưới, lũ trẻ chúng tôi như nín thở. Nhưng tay lưới vẫn thấy nhẹ. Khi lưới được kéo lên gần hết thì họ thấy lập lờ trong lòng lưới một vật gì đó dài và đen như một khúc gỗ.
Một người đàn ông kêu lên:
- Cẩn thận nó lại giả vờ chết đấy!
https://thuviensach.vn
Nhưng cái vật dài và đen kia không phải con cá mà là một bức tượng phật rêu phủ đầy.
- Phật dưới chùa đấy. - Bố tôi nói to.
- Mang lên bờ đi.
- Mang làm gì cho tốn công, vứt lại xuống đầm ấy.
Lúc đó lão Bương đã áp thuyền sát bức tượng và nói:
- Cho tớ mang về làm củi đun.
Nói xong lão cầm mái chèo gõ vào bức tượng gỗ:
- Tượng gỗ mít đây mà. Củi này còn đượm chán.
Lão Bương sai hai anh con trai kéo bức tượng lên thuyền và chèo vào bờ. Lũ trẻ chúng tôi chạy ùa lại xem bức tượng. Bức tượng như vẫn còn nguyên vẹn và phủ đầy rêu. Chỉ có đôi mắt tượng là rêu không phủ. Tuy đôi mắt tượng đã mờ đi bởi ngâm dưới nước nhiều năm, nhưng tôi cảm thấy đôi mắt ấy vẫn nhìn được mọi người.
Những người đàn ông xóm trại bực bội thu lưới và khiêng thuyền vượt qua bờ đê về nhà. Lũ trẻ chúng tôi hò nhau chạy lên mặt đê. Chúng tôi sung sướng vì lòng tin của chúng tôi đã đúng. Con cá đó là con cá thần và không ai có thể bắt được.
Khi hai anh em tôi về đến nhà thì bà tôi đang ngồi im lặng trên chiếc giường tre. Trên bàn thờ, ba nén hương sắp tàn.
Tôi bảo bà:
- Bà ơi, bố cháu và các bác không bắt được con cá.
https://thuviensach.vn
Bà tôi không nói gì, chỉ khẽ thở dài.
- Nhưng họ kéo được tượng phật ở dưới chùa bà ạ.
Thằng Mên khoe. Nghe vậy, bà tôi
- Phật à?
Tôi nói:
- Cháu nhìn thấy cả mắt Phật. Nhưng cháu sợ lắm, mắt ông ấy như mắt người thật, cháu thấy như là chớp chớp.
- Đâu rồi? - Bà tôi vội hỏi - Ông Phật ấy đâu rồi?
- Ông Bương mang về nhà rồi. - Tôi thưa. - Ông ấy bảo để làm củi. - Giời phạt! Giời phạt!
Bà tôi kêu lên và đi như chạy sang nhà ông Bương. Hai anh em tôi chạy theo bà.
Hai anh con trai lão Bương đang phơi lưới ngoài sân. Ở hiên hè, lão Bương ngồi uống trà và hút thuốc lào. Thấy bà tôi tất tả vào sân, lão Bương:
- Chào cụ, mời cụ vào xơi nước.
Bà tôi không đáp lại lời mời của lão mà gắt hỏi:
- Ông để ngài đâu rồi?
- Ngài nào? A! - Lão Bương phá lên cười. - Cái khúc gỗ vớt dưới đầm chứ gì. Kia kìa.
Theo tay lão Bương chỉ, chúng tôi nhận ra bức tượng Phật để nằm ở sát tường bếp. Bà tôi bước lại bức tượng, giọng bà run rẩy: “Nam mô a di đà
https://thuviensach.vn
phật…”. Đứng sau bà, tôi nhìn vào đôi mắt phật. Tôi cảm thấy đôi mắt phật chớp chớp.
- Ông cho người trả lại chùa đi. - Bà tôi nói.
- Ấy thưa cụ, được khối củi chứ ít à? - Lão Bương lắc lư cái đầu - Chùa ở đâu mà trả, ra bùn cả chứ còn gì nữa.
Bà tôi nói to:
- Ông cần bao nhiêu củi tôi đổi cho ông. Tôi mang ngài về, tôi trả lại chùa.
- Ấy, tùy cụ… - Lão Bương nói, có vẻ tiếc.
Bà tôi nhờ người mang bức tượng về sân nhà. Bà thắp mấy nén hương trước bức tượng và lầm rầm khấn.
Đến chiều trời nổi giông và mưa đổ xuống như trút. Sấm nổ inh tai trên nóc nhà. Khi bữa cơm tối muộn mằn của các gia đình xóm trại đã xong, trời vẫn mưa dữ dội. Mỗi lần chớp lóe lên thì bức tượng lại hiện ra uy nghi và như đang giận dữ quát mắng. Bà tôi đội nón, khoác áo tơi lá đi gọi mấy đứa cháu ngoại của bà đến giúp bà. Các anh tôi xúm nhau vào khiêng bức tượng. Bà sai tôi xách chiếc đèn bão đi theo bà.
Đến bờ đầm, bà sai các anh đặt bức tượng xuống. Bà chắp tay khấn vái một hồi lâu, rồi cho thả bức tượng phật xuống đầm.
Trên đường trở về khi lên đến mặt đê bà tôi dừng lại. Bà tôi đứng im lặng trong mưa nhìn xuống đầm nước tối đen. Một lát sau bà nói:
- Năm xưa đê vỡ ở chỗ này đây
Khi bà cháu tôi định quay về thì tôi nhận ra trên mặt đê phía trước có người qua ánh chớp. Tôi sợ quá kêu lên:
https://thuviensach.vn
- Bà ơi! Có người!
- Ai? - Bà tôi hỏi - Ở đâu?
Tôi chỉ tay về phía bóng người. Bà tôi cầm lấy đèn bước về phía tay chỉ. Tôi bám chặt sau bà. Khi đến gần bóng đen, bà tôi giơ cao ngọn đèn. Trong ánh đèn, tôi thấy một người khoác chiếc áo tơi lá, đội mũ lá, đứng quay về phía đầm Vực. Bà tôi lên tiếng.
- Ai kia? Ma hay người?
Người đó quay lại và khẽ nói:
- Tôi đây. Tôi là Bộc đây mà.
- Ông Bộc! - Bà tôi kêu khẽ - Mưa gió ông ra đây làm gì? - Tôi… tôi... - Ông Bộc ấp úng - Tôi định đi soi cá.
Thấy nói đi soi cá, tôi vội nói:
- Cho cháu đi với, ông Bộc nhé.
Ông Bộc cười:
- Cháu không đi được đâu, có ma đấy- Cháu không sợ.
- Bạo nhỉ? - Ông Bộc nói. - Thôi để hôm khác.
Bà tôi xách đèn bước lại gần ông Bộc. Tôi thấy ông Bộc lúng túng quay đi.
- Về đi ông. - Bà tôi nói khẽ.
Ông Bộc im lặng. Một lát sau ông nói:
https://thuviensach.vn
- Hai bà cháu về trước đi.
Tôi nghe thấy bà tôi khẽ thở dài. Rồi bà bảo tôi:
- Về đi cháu.
Hai bà cháu tôi bước đi. Được một đoạn, tôi quay lại. Trong ánh chớp của mưa đêm, tôi thấy ông Bộc đứng đó như một cây dứa dại khô.
Đến khuya thì mưa đột ngột tạnh hẳn. Mây tan và trăng lên. Tôi tỉnh giấc thấy bà tôi đang ngồi ngoài hiên nhà. Tôi rón rén chui ra khỏi màn đến bên bà.
- Sao bà không ngủ? - Tôi thì thầm hỏi.
- Bà nghe thấy tiếng mõ và tiếng tụng kinh.
Nghe bà nói, tôi ngồi sát vào bà hơn. Người bà tôi sực mùi trầu quế. Hai bà cháu ngồi im lặng. Đêm im ắng và xa xăm vô cùng.
Chợt
- Cháu có nghe thấy gì không?
- Dạ, không.
- Tiếng kêu i i đấy, nghe thấy không?
Tôi bắt đầu cảm thấy sợ. Tôi như nín thở và dỏng tai lên. Đêm vẫn im phăng phắc, ánh trăng lành lạnh vẫn chảy loang trên những vòm lá trong vườn. Bất chợt từ trong đêm, tôi nghe thấy tiếng “i i” kéo dài từ đâu đó vọng về.
- Cháu nghe thấy… - Giọng tôi tắc lại. Bà tôi nói nhỏ.
- Tiếng cá thần đấy.
https://thuviensach.vn
- Cá thần hở bà? Vì sao nó lại kêu?
Bà tôi nói:
- Chắc có chuyện buồn.
- Cá thần cũng biết buồn hở bà? - Tôi hỏi lại.
Bà ôm tôi vào lòng. Mùi trầu quế của bà sực nức làm tôi đỡ sợ. Bà nói:
- Thần cũng buồn cháu ạ. Có khi thần còn buồn hơn cả người. Vì thần biết nhiều chuyện hơn người.
Tiếng “i i” lại vọng về và như dài hơn lần trước. Chưa bao giờ, đêm lại huyền bí như bây giờ. Lúc ấy, tôi chợt lo lắng cho bố tôi. Tôi hỏi:
- Bà ơi, cá thần có trả thù những người bắt nó không?
- Có. Nếu ai đó cứ cố tìm cách giết nó. Nhưng cá thần sẽ tha thứ. Thần dễ tha thứ, cháu ạ.
Nghe bà nói vậy, tôi không còn thấy sợ hãi chút gì nữa. Tôi muốn chạy ra đầm nước để nói với cá thần hãy tha thứ cho bố tôi và những người đàn ông khác của xóm trại.
- Đi ngủ đi cháu. - Bà tôi nói và dắt tôi vào giường.
Tôi nằm xuống, không sao ngủ được. Thằng Mên em tôi đã ngủ say từ tối. Thi thoảng nó lại cười khanh khách trong mơ.
Thấy tôi chưa ngủ, bà bảo:
- Ngủ đi cháu.
Tôi xoay về phía bà, hỏi:
https://thuviensach.vn
- Bà ơi, ông Bộc ra đê làm gì thế?
Bà tôi nằm im lặng, lâu sau bà mới nói khẽ:
- Ông ấy cũng muốn bắt con cá. Hơn năm chục năm nay rồi, ông ấy tìm cách bắt con cá. Tội nghiệp.
Nghe bà nói, tôi vội ngồi dậy.
- Sao ông ấy lại tìm cách bắt con cá? Để làm gì hở bà?
Bà tôi lại thở dài:
- Bà không biết. Cả làng cũng không ai biết. Mọi người bảo ông ấy lẩn thẩn. Nhưng bà thì không nghĩ thế. Tội nghiệp. Ngày trước, ông ấy là người có tội.
- Ông ấy có tội hở bà? Ông Bộc có tội gì hở bà?
- Bà nói ra cháu cũng chưa hiểu được. Thôi ngủ đi cháu. Bà thì không bao giờ tin ông Bộc có tội.
Tôi nằm xuống. Nhưng không sao ngủ được. Tôi nghĩ về ông Bộc, và tự hỏi: “Ông Bộc cũng có tội hay sao?”.
Ông Bộc là người lớn tuổi thân thiết của anh em tôi và lũ trẻ xóm trại.
Ông sống độc thân trong ngôi nhà nhỏ ở cuối xóm. Bà tôi bảo ông chưa bao giờ lấy vợ. Sau ngày hòa bình 1954, ông bỏ làng đi đâu không biết. Gần mười năm sau ông trở về cất một túp nhà lá ở cuối xóm, làm nghề đánh cá sông và câu cá đầm Vực nuôi thân.
Buổi sớm, tôi và thằng Mên mò đến nhà ông Bộc.
Vừa thấy hai anh em tôi ở đầu ngõ, ông đã lên tiếng:
https://thuviensach.vn
- Vào đây. Ông vừa đi bắt ba ba về. Vào đâyo xem này.
Hai anh em tôi xúm quanh chiếc vại sành lớn đặt ở cạnh bể nước. Trong vại có đến năm, sáu con ba ba rất lớn. Lâu lắm rồi ông Bộc mới lại đi bắt ba ba. Gần năm nay, ông yếu hẳn và nhiều lúc cảm thấy sợ nước. Những con ba ba to gần bằng cái mũ cắt nằm chồng lên nhau im thin thít. Thi thoảng chúng mới thò cái đầu ra khỏi mai, ngước đôi mắt bé tí nhìn chúng tôi. Tôi thấy những con ba ba thật hiền lành. Bà tôi biết chúng tôi hay sang nhà ông Bộc xem ba ba thì dặn: “Hai cháu đừng có thò tay vào mà ba ba nó cắn. Nó mà cắn thì chẳng làm sao gỡ ra được. Chỉ trừ khi có sấm”. Chúng tôi hỏi bà: “Ba ba sợ sấm hả bà?”. Bà bảo: “Ừ”. Chúng tôi lại hỏi: “Tại sao nó lại sợ mỗi sấm?”. Bà tôi nghiêm giọng: “Vì sấm là ông giời. Nó chỉ sợ giời thôi”. “Thế không có sấm thì làm sao?”. Bà tôi cười: “Thì người ta kéo cối xay lúa. Nó nghe tưởng là tiếng của giời, nó nhả ra”.
Ông Bộc là người có tài bắt ba ba nổi tiếng cả một vùng. Bố ông xưa kia cũng chỉ sống bằng nghề bắt ba ba và câu cá quả. Vào mùa hạ, ông Bộc dậy rất sớm ra đầm Vực. Ông men theo bờ đầm và quan sát trên mặt nước. Ba ba khi bơi dưới mặt bùn nhả tăm rất nhiều. Nhìn tăm, ông Bộc biết được tăm nào là tăm ba ba và to hay nhỏ. Cứ thế ông lặn xuống nước, chỉ một loáng ông đã lôi được con ba ba lên bờ. Lũ trẻ xóm trại cũng đã nhiều lần được ông cho đi theo để xem ông bắt ba ba.
Ông Bộc nuôi ba ba trong những chiếc vại sành. Ông bảo như thế ba ba mới không trốn đi được. Ông kể với chúng tôi ba ba là giống rất khỏe. Thuở bố ông Bộc còn sống, bố ông bắt được một con ba ba lớn. Ông cụ phải dùng cối đá để úp con ba ba đó. Sáng sau tỉnh dậy, không thấy cái cối đá đâu nữa. Ông cụ chạy đi tìm thì thấy cái cối đá từ góc sân đã được chuyển ra cửa ngõ. Hóa ra con ba ba cứ vừa bò trong cái cối đá vừa đẩy cái cối đá đi suốt đêm.
Cứ đến phiên chợ Đình hay chợ Thá, ông Bộc lại bắt lũ ba ba nhốt vào hai cái lồng sắt mang bán và lúc nào cũng vậy, sau buổi chợ chúng tôi kéo
https://thuviensach.vn
đến nhà ông để nhận quà. Ông không bao giờ quên mua quà cho chúng tôi. Món quà mà tôi thích nhất là những ông tướng thời xưa mặt đỏ, râu dài, tay cầm gươm uy nghi, làm bằng bột nếp pha màu. Tôi chỉ từ giã những ông tướng bột uy nghi kia khi nào các ông đã bị mốc xanh, mốc vàng phủ kín cả mặt mũi, mũ áo mà thôi
Những năm trước kia đầm Vực ba ba nhiều vô kể. Có những ngày, ba ba lên bờ phơi nắng. Chúng nằm san sát những mô đất quanh bờ đầm. Hồi đó, chúng không sợ người như bây giờ. Có những bác thợ cày lên bờ đầm ngồi nghỉ. Bác thợ cày nhìn thấy một tảng đá mốc thếch bèn ngồi lên ung dung hút thuốc lào. Mãi lâu sau, thấy tảng đá mình đang ngồi cứ nhúc nhích, nhúc nhích, bác thợ cày thấy lạ lật lên xem thử. Một cái bụng ba ba vàng ươm phơi ra.
Bây giờ ba ba ít đi nhiều. Người xóm trại chẳng mấy khi thấy chúng lên bờ. Chỉ có ông Bộc là biết chúng ở đâu.
Trêu chọc lũ ba ba trong vại sành chán chúng tôi rủ nhau vào nhà. Trong ngôi nhà nhỏ có một cái cửa ra vào duy nhất, ông Bộc đang ngồi lặng im trên chiếc phản gỗ. Tôi chợt nhớ lại đêm qua ông đứng trên đê trong đêm mưa gió. Tôi nhớ đến lời bà tôi nói về ông. “Ông Bộc có tội ư? Ông ấy có tội gì nhỉ?”. Câu hỏi ấy vang lên trong tâm hồn trẻ thơ của tôi.
Thấy chúng tôi bước vào, ông nói khẽ:
-Hai đứa vào đây. Ông phần chuối cho các cháu đây, ăn đi.
Thằng Mên tham ăn, vặt ngay một quả ăn vội vàng. Tôi huých nó một cái. Nó kêu lên:
- Ơ! Sao anh đánh em?
Tôi nói:
https://thuviensach.vn
- Mày tham lắm. Chưa mời ai đã ăn.
Thấy vậy, ông Bộc cười:
- Cứ ăn đi, ăn thoải mái. Ngoài vườn nhà ông còn mấy buồng đang ín.
Tôi cầm quả chuối ông Bộc đưa, im lặng nhìn ông. Nhà ông ẩm thấp và nhợt nhạt ánh sáng. Gương mặt ông Bộc như đang nổi chìm trong ánh sáng chen những khoảng tối trong ngôi nhà. Lúc đó, tôi muốn hỏi ông Bộc: “Ông ơi! Người ta bảo ông có tội, có phải thế không ông?”. Nhưng tôi không làm sao nói được.
Chỉ một loáng, thằng Mên đã ăn hết ba quả chuối. Nó nằm xoài trên phản, cúi đầu xuống gầm phản, nói:
- Ông ơi! Lính của ông đi đâu hết rồi?
Ông Bộc cười khà khà:
- Chúng nó đi chơi cả rồi. Chưa đến bữa mà.
Lính của ông Bộc là lũ cóc dưới gầm phản nhà ông. Ngôi nhà của ông ít ánh sáng và thường ẩm thấp. Quanh nhà lại mọc um tùm các loại cây nên cóc rất nhiều.
Một lần đi câu cá về, hai ống quần ông bám đầy cỏ may. Chúng tôi bảo ông để chúng tôi nhặt giúp. Ông xua tay bảo: “Để ông sai lính của ông nó làm”. Chúng tôi chẳng hiểu ông nói gì. “Lính nào hở ông?”. Chúng tôi hỏi. Ông cười: “Cứ đợi đấy, đợi đấy”. Nói xong ông vứt cái quần bám đầy cỏ may vào gầm phản. Lâu sau, ông bảo chúng tôi thử nhìn xuống gầm phản xem sao. Chúng tôi cúi rạp mình nhìn xuống và trố mắt ngạc nhiên khi thấy một bầy cóc lớn bé đang thi nhau đớp những bông cỏ may bám vào hai ống quần ông. Chúng làm việc một cách cần mẫn và tự giác, không thèm để ý đến chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Cũng từ đó, cứ mỗi lần lên đê chơi là chúng tôi lại mang những cái quần bám đầy hoa cỏ may đến nhà ông để nhờ lũ lính của ông nhặt giúp.
Hai anh em tôi tha thẩn ở chơi với ông đến gần trưa, cho đến khi mẹ tôi gọi chúng tôi về ăn cơm. Trước khi về, ông Bộc ghé tai tôi nói nhỏ: “Chiều lại đây ông cho theo sông gỡ vẹ cá”. Tôi mừng rơ “dạ” thật to và chạy một mạch về nhà.
Vào lúc ngang chiều tôi trốn thằng Mên sang nhà ông Bộc. Hai ông cháu tôi xuống sông. Ông Bộc chỉ có một chiếc thuyền nan nhỏ do ông tự làm. Sông mới vào hạ nên nước chưa lớn lắm để vẫn có thể thả vẹ được. Hai bờ sông, ngô bắt đầu đang bạc râu. Chúng tôi trèo lên thuyền và bơi đi. Ông Bộc thả khoảng hai chục vẹ cá chép. Vẹ là một loại bẫy cá chép. Đó là một cái lồng bằng tre cứng trông giống cái lồng gà. Vẹ có một cái cửa để cho những con cá chép to có thể chui vào. Trong vẹ có một hòn đá để giữ vẹ và mồi nhử được bọc trong một cái túi vải để chống nước cuốn mất. Vẹ được buộc vào một cây sào nhỏ cắm xuống lòng sông để đánh dấu. Vẹ thả từ chiều hôm trước đến chiều hôm sau thì cất lên.
Con thuyền trôi nhẹ nhàng trên mặt sông rộng. Nhà tôi có một chiếc thuyền lớn hơn thuyền nhà ông Bộc nhiều và được đóng bằng gỗ. Nhưng chẳng mấy khi bố tôi cho chúng tôi theo thuyền. Vừa bơi thuyền đến nơi thả vẹ, ông Bộc vừa nói:
- Chỉ ít bữa nữa là không thả được vẹ. Mưa nhiều nước sông cao và đục thì cá chép không ăn vẹ nữa.
Lúc này, tôi nhìn ông Bộc khác vô cùng với khi ông ngồi trong ánh sáng nhợt nhạt của ngôi nhà. Tôi thấy ông mỉm cười và khe khẽ hát một bài gì đó.
Khi đến bãi thả vẹ, ông bảo tôi:
- Ông sẽ cho cháu nhấc một vẹ.
https://thuviensach.vn
Những cái vẹ lần lượt được kéo lên, nhưng vẫn không có cái nào có cá. Tôi hỏi ông:
- Hay là cá vào lại ra rồi, ông?
Ông Bộc
- Vẹ ông nhạy lắm, vào là hết đường ra. Bắt đầu có mưa rồi, cá chép ít ăn vẹ. Phải đợi sang hẳn thu ông mới thả.
Đến một cái vẹ khác, ông bảo tôi:
- Cháu kéo cái vẹ này lên đi. Cẩn thận, cá to đấy.
Tôi ngồi sát mép thuyền. Tôi thấy hồi hộp. Tôi từ từ kéo cái dây buộc vẹ lên. Một lúc sau tôi thấy dây buộc vẹ rung mạnh. Tôi kêu khẽ:
- Có cá rồi ông ơi!
Ông Bộc cười:
- Có chứ.
Cuối cùng, vẹ đã hiện ra trên mặt nước. Con cá chép trong vẹ quẫy dữ dội tìm lối thoát. Tôi sung sướng kéo chiếc vẹ vào lòng thuyền. Con chép quẫy nghiêng ngả chiếc vẹ. Một con cá chép sông rất to, đôi râu đỏ chảy dài hai bên miệng, những chiếc vảy to trông như bộ giáp vàng.
Chúng tôi nhấc được thêm hai con cá nữa. Mỗi chiếc vẹ bao giờ cũng chỉ bẫy được một con chép mà thôi.
Lúc này, mặt trời đã xuống sát dãy núi phía tây. Mặt sông tím lại. Những ngọn gió mỏng bắt đầu lùa trên mặt nước. Ông Bộc khỏa nhẹ mái chèo đưa thuyền về bến. Tôi ngồi ở mũi thuyền nhìn ông. Trông ông bé bỏng và yếu
https://thuviensach.vn
đuối vô cùng. Bỗng có tiếng cá quẫy rất mạnh ở phía sau. Tôi thấy ông Bộc giật mình. Ông ngừng tay khỏa chèo và quay lại:
- Con cá. - Ông Bộc khẽ
Chiếc thuyền từ từ quay ngang. Ông Bộc vẫn ngồi im lặng nhìn những vòng sóng lớn đang lan rộng trên mặt sông đã tan vào bóng tối. Lúc đó tôi lại nhớ đến lời bà tôi. Và tôi tự hỏi, ông cần con cá ở đầm Vực làm gì mà hơn năm mươi năm nay ông theo đuổi nó.
Khi những vòng sóng đã mất hút, ông Bộc khẽ thở dài và quậy chèo bơi thuyền đi.
- Ông ơi! Sao ông muốn bắt con cá thần ở đầm Vực?
Tôi buột miệng hỏi ngay. Nghe tôi hỏi, ông cũng lại khẽ giật mình và ngừng tay chèo. Ông nhìn tôi rất lâu rồi hỏi:
- Ai nói cho cháu điều này? Bà cháu phải không?
- Vâng - Tôi đáp.
- Đúng vậy cháu ạ - Ông Bộc nói rất chậm - Ông muốn bắt được con cá ấy. Con cá ấy đã cứu ông, đồng thời cũng giết ông.
-Nó giết ông? - Tôi nói như kêu. - Cháu không hiểu.
Ông Bộc gác mái chèo lên. Con thuyền chầm chậm trôi theo dòng nước. Ông Bộc và tôi ngồi im lặng trong lòng chiếc thuyền nan nhỏ giữa sông. Chợt ông hỏi tôi:
- Cháu có nghĩ ông là người có tội không?
Là cậu bé mười hai tuổi, tôi vô cùng lúng túng trước câu hỏi của ông.
https://thuviensach.vn
- Bà cháu bảo người ta cho ông là người có tội. - Tôi nói bà cháu không tin.
- Bà cháu không tin thật không?
Ông hỏi và nhìn về phía tôi chờ đợi.
- Bà cháu không tin.
Sau câu nói đầy quả quyết của tôi, ông Bộc bỗng nấc lên. Ông khóc! Tôi chưa bao giờ nghĩ là ông khóc, và tôi hoảng hốt. Trong lòng thuyền nhỏ giữa dòng sông rộng, tiếng khóc của ông cô đơn. Lát sau ông thôi khóc và đưa ống tay áo quệt nước mắt.
- Ông không có tội. - Ông nói, giọng đau khổ. - Có phải thế không cháu? - Vâng. - Tôi đáp.
- Đã hơn năm mươi năm nay rồi, nhiều người nghĩ là ông có tội. Chỉ có một người biết rõ là ông không có tội…
- Ai vậy ông? - Tôi vội hỏi.
- Đó chính là con cá ở đầm Vực.
- Con cá thần ư? - Tôi kêu lên.
- Nó chỉ là một con cá sống lâu năm. Nó không phải là cá thần. Con cá ấy chỉ có một mắt.
- Tại sao con cá ấy lại biết ông không có tội?
- Vì nó cất giấu một vật, và vì vật ấy ông trở thành k
- Ông kể cho cháu nghe đi. - Tôi năn nỉ - Vật ấy là cái gì?
https://thuviensach.vn
- Ông có kể, cháu cũng chưa hiểu được đâu. - Ông nói - Khi nào cháu lớn ông sẽ nói cho cháu nghe. Thôi ông cháu mình về đi, kẻo bà cháu mong.
Nói xong, ông khỏa mạnh mái chèo. Con thuyền kẻ một đường thẳng về bến làng.
Lên bờ, ông Bộc bắt con cá chép lớn nhất đưa tôi mang về biếu bà. Tôi lặng lẽ về nhà. Bà tôi đang nấu cơm trong bếp. Tôi đưa con cá cho bà và nói:
- Ông Bộc là người không có tội bà ạ.
Bà ngước mắt nhìn tôi, im lặng. Và khi bà cúi xuống, tôi nghe thấy tiếng bà thở dài.
Buổi tối sau bữa cơm, tôi đi lững thững lên đê. Tôi thấy người lớn sao toàn chuyện khó hiểu. Tại sao con cá thần đầm Vực lại giữ cái điều bí mật của ông Bộc? Tại sao ông lại khóc? Tại sao bà tôi lại thở dài? Tôi không hiểu được.
Tôi ngồi trên mặt đê nhìn xuống mặt đầm Vực mênh mông đầy bí ẩn. Đom đóm từ các lùm cây ven bờ đầm và dưới chân đê đang ùa ra. Tiếng nhái và côn trùng kêu ran ran. Hình như tôi nghe thấy tiếng con cá thở rất gần và nước đầm Vực xao động. Rồi đột nhiên, một tiếng đập nước rất lớn vang lên. Mặc dù trời tối, nhưng tôi vẫn nhìn thấy một cột nước trắng dựng lên và đổ ào xuống mặt đầm. Tôi nín thở, người sởn da gà. Rồi con cá bơi lướt trên mặt đầm như một chiếc thuyền gắn máy.
Chỉ một lúc sau, mặt đầm trở lại phăng phắc. Tôi nghe thấy tiếng “i i” từ mặt nước vọng lên. Bỗng có tiếng người sau tôi:
- đấy ư?
https://thuviensach.vn
Tôi thót mình quay lại và nhận ra ông Bộc.
- Nó đấy, con cá đấy. - Giọng ông Bộc thì thào. - Cháu có tin ông sẽ bắt được nó không?
Tôi không trả lời ông Bộc. Tôi không tin ông bắt được con cá. Những người đàn ông xóm trại với đủ dụng cụ đánh bắt mà cũng không làm gì nổi nó, huống hồ ông Bộc già yếu và bé nhỏ thế kia. Tôi chỉ thấy thương ông, thương luôn cả nỗi băn khoăn về con cá của ông.
- Ông sẽ bắt được nó.
Ông Bộc lại thì thào. Rồi ông cười. Tiếng cười như chỉ đủ để ông nghe thấy. Tôi cảm thấy sợ. Đôi mắt ông trong đêm như chợt chói lên.
- Ông sẽ bắt được nó.
Rồi ông lại cười một mình.
Nghe tiếng tôi, ông Bộc chợt tỉnh. Ông lập cập nắm lấy tay tôi. Ông lầm lũi dắt tôi xuống chân đê. Đưa tôi về đến ngõ thì ông quay lại. Tôi thấy bóng ông lập cập trên đường.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 5 - 6
Trời đã vào giữa thu. Buổi sáng thức dậy thấy se se lạnh. Sương non đọng mờ mờ dưới chân đê khuất gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô đầm Vực
Bọn trẻ chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mồi câu. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ. Sau đó chúng tôi cho khoai sọ vào cối giã cua, giã cùng thính và mẻ chua. Khoai sọ được giã, quánh lại với mẻ chua, thính rang tỏa mùi thơm phức, béo ngậy.
Chúng tôi bọc mồi câu vào một chiếc lá khoai nước, mang cần câu ra đầm Vực. Sang thu, đầm Vực vắng lặng. Nước đầm Vực có rút đi và sẫm lại. Mỗi đứa trẻ xóm trại đến chọn cho mình một chỗ ngồi câu kín đáo. Anh em tôi vẫn đến địa điểm câu năm ngoái ở cạnh một gốc si già, xung quanh được che kín bằng đủ các loại cây như cây vú bò, cây cứt lợn, cây tóc tiên và những đám dây đậu dại. Hai anh em tôi chui vào giữa những bụi cây. Mặt nước đầm Vực chỗ chúng tôi ngồi sẩm tối bởi bóng tán lá si đổ xuống. Tôi vê một mẩu mồi câu bằng hạt đỗ tương móc vào lưỡi câu buông xuống mặt nước yên tĩnh.
Mấy năm gần đây, cứ sang giữa thu là anh em tôi đi câu cá rô. Vào những mùa câu cá rô, cái vại sành nhà tôi lúc nào cũng có hơn chục con cá rô lớn để ăn dần. Đó cũng là mùa trồng rau cải dọc bãi sông. Bà tôi thường hay nấu món canh cải cá rô. Mỗi lần nấu, bà tôi chỉ bắt hai con cá rô. Bà tôi luộc cá rô, rồi sau đó gỡ thịt để riêng. Phần xương và phần đầu cá được giã kỹ, sau đó lọc lấy nước như lọc cua nấu canh. Chẳng bao giờ bà quên đập một lát gừng cho vào nồi canh. Khi nào chúng tôi câu được nhiều cá thì bà làm món cá rô nướng. Cá rô nướng chấm với tương gừng là món ăn chúng
https://thuviensach.vn
tôi rất thích. Bữa nào có cá rô nướng bố tôi lại lôi hũ rượu trong gầm giường ra.
Cá rô đầm Vực nổi tiếng cả một vùng. Vì đầm Vực không thể nào tát cạn được nên lũ cá rô sống được rất lâu năm. Cá rô đầm Vực con nào cũng mốc thếch, ngạnh cứng như đinh, đầu bạc trắng. Có lúc đang mổ cá thấy dao cùn, bà tôi liếc lưỡi dao vào đầu một con cá rô cứng hơn cả miếng đá mài. Chỉ sau đó một lúc, lưỡi dao đã sáng loáng sắc lẻm.
Hai anh em tôi ngồi câu và ngắm nhìn những con gọng vó chạy loăng quăng. Thằng Mên sốt ruột:
- Sao lâu thế mà cá không cắn
Tôi bảo:
- Cá rô chứ không phải lũ tép mại, mày hiểu chưa.
Thằng Mên lại hỏi:
- Thế con cá thần có cắn câu không?
Tôi bĩu môi:
- Mày dốt lắm. Mồi câu này cá thần chỉ hắt hơi một cái là bay.
Lúc đó, chiếc phao câu khẽ nháy. Tôi ra hiệu cho thằng Mên im lặng. Chiếc phao nháy chậm và đều, rồi từ từ chìm xuống.
- Giật đi, anh! - Thằng Mên kêu lên.
Tôi giật mạnh. Đầu cần câu trĩu xuống, cước căng xiết. Chỉ một loáng, một chú cá rô đực dài hơn gang tay đã được kéo lên. Hai anh em tôi vất vả mãi mới gỡ được con cá và tống vào giỏ.
https://thuviensach.vn
Khi hai anh em tôi đang ngồi câu thì nghe tiếng sột soạt ở gần đó và tiếng người nói chuyện. Tôi nhận ra đó là tiếng lão Bương và một người đàn ông khác.
- Ông quyết dùng cái thứ ấy à?
- Hết cách rồi - Lão Bương nói - Bây giờ là mùa nước đầm cạn, dễ tính lắm.
- Bao giờ thì thực hiện
- Tối nay thôi. Có vậy tôi mới tìm ông. Khoảng quá nửa đêm tôi sẽ cho nổ. Gần sáng, ông và mấy thằng con nhà tôi ra đầm vớt cá.
- Đã chuẩn bị xong chưa?
- Chiều nay tôi gói thuốc nổ.
- Cẩn thận đấy nhé.
- Sợ đếch gì. - Giọng lão Bương hùng hổ. - Tôi làm trò này mãi rồi. Nhớ là không lộ cho ai biết đấy.
Khi lão Bương đi rồi, thằng Mên hỏi:
- Ông Bương định làm gì thế anh?
- Lão ấy đánh mìn. - Tôi nói - Lão Bương muốn bắt con cá thần. - Cá thần có sợ mìn không?
- Tao không biết, nhưng…
Tôi không biết nói với thằng em tôi thế nào. Trong đầu tôi đã có một kế hoạch. Tôi giục thằng Mên về.
https://thuviensach.vn
Buổi chiều tôi đi qua sân nhà lão Bương, giả vờ vào xin nước uống. Tôi ngậm chiếc gáo dừa, nhưng không uống nước. Tôi quan sát xung quanh và nhận thấy lão Bương đang gói một bọc gì đó ở trong bếp. Tôi nghĩ ngay là lão đ gói thuốc nổ.
Sau khi rời nhà lão Bương, tôi đi tìm mấy đứa bạn trong xóm nói cho chúng nghe chuyện lão Bương sẽ dùng mìn để giết con cá. Bàn bạc với nhau mãi, chúng tôi quyết định sẽ lẻn vào bếp nhà lão để đánh cắp quả mìn.
Buổi tối ăn cơm xong, tôi nói dối mẹ là vào làng thăm bà ngoại. Mấy đứa chúng tôi tập trung trên đê. Từ trên đê nhìn xuống, chúng tôi thấy hiên nhà lão Bương sáng đèn và tiếng anh con cả lão: “Bố thôi đi, say rồi đấy”. Sau đó là tiếng lão Bương: “Hôm nay tao phải uống cho sướng để tối còn làm việc lớn”. Một lúc sau, anh con cả lão Bương đi ra ngõ, lão Bương gọi với theo: “Đi đâu thì nhớ về nhà, khuya có việc đấy”.
Anh con cả đi rồi, lão Bương cầm đèn đi ra chuồng bò lúi húi xem cái gì đó. Rồi lão cầm đèn đi vào nhà. Tôi nói với mấy đứa bạn:
- Hành động thôi chúng mày ạ.
- Chắc ăn chưa?
- Chỉ còn mình lão ở nhà thôi, mà lại say rượu nữa.
- Thế mày biết lão để quả mìn ở đâu không?
- Tao thấy lão gói mìn ở trong bếp. - Tôi nói. - Nhưng bây giờ chắc lão để ở chuồng bò. Lúc nãy thấy lão cầm đèn ra đấy.
- Thôi, cứ vào chuồng bò trước.
Bọn trẻ chúng tôi lặng lẽ đi xuống chân đê. Chúng tôi men theo bờ rào cây dứa dại ở vườn nhà lão Bương. Đêm nhờ nhờ trăng. Chúng tôi quá quen
https://thuviensach.vn
thuộc đường ngang ngõ tắt của khu xóm trại. Mùa hạ, lũ trẻ con xóm trại thường tập trung trên mặt đê, sau đó chia nhau ra từng nhóm đi lấy trộm hoa quả ở các nhà trong xóm trại. Đôi khẫn lũ bạn lẻn vào vườn cắt cả buồng chuối, phủ lá xoan cho chóng chín. Sau này phát hiện ra, chúng tôi vẫn chứng nào, tật ấy. Bởi ở xóm trại heo hút này, chúng tôi chẳng biết chơi trò gì vào buổi tối của kỳ nghỉ hè ba tháng dài vô tận.
Tôi dẫn đầu lũ trẻ tìm lối chui vào vườn nhà lão Bương. Chúng tôi cúi người đi đến sát chuồng bò. Mùi nước đái bò nồng nặc bốc lên cùng với muỗi bay như trấu.
- Vào đi. - Một đứa thì thầm.
Chúng tôi tìm cửa chuồng bò chui vào. Thấy người, con bò phì mạnh một cái làm chúng tôi giật mình túm vào nhau.
- Không có gì đâu! - Tôi nói run run - Có mỗi con bò thôi. - Nhưng quả mìn nó như thế nào?
- Cứ tìm đi rồi thì biết -Tôi thì thầm - Mỗi đứa tìm một góc.
Lũ trẻ chúng tôi bắt đầu rờ rẫm. Chuồng bò lỉnh kỉnh đủ thứ, nào cuốc, xẻng, cày, rổ rách…
- Ối giời! - Tiếng một đứa kêu lên.
- Làm sao thế?
- Tao thọc tay vào đống phân bò rồi.
Có tiếng một đứa cười hinh híc.
- Cười cái gì mà cười.
https://thuviensach.vn
- A, lại đây, lại đây.
- Thấy rồi à? - Tôi vội hỏi nhỏ.
- Không phải. Ở đây có sọt cỏ, lại mà lau tay.
Đứa bị dính phân bò mò mẫm bước lại. Nó vừa lấy cỏ lau phân bò vừa làu bàu trong miệng. Chợt nó kêu lên khe khẽ:
- A, cái gì đây này, Mon, lại đây mà xem.
Tôi vội bước lại bên sọt cỏ. Lúc này chúng tôi đã quen với bóng tối trong chuồng bò. Vì vậy mọi vật như rõ hơn.
Tôi cầm lấy cái vật thằng bạn đưa cho và khẽ reo lên:
- Đúng rồi. Đúng là quả mìn chúng mày ạ.
- Cẩn thận, nó nổ thì tan xác đấy.
- Thôi chuồn đi.
Ngay lúc đó, có tiếng người ngoài sân. Chúng tôi hoảng hốt nhìn ra, nhận thấy lão Bương đang cầm đèn đi về phía chuồng bò.
- Chạy đi. - Một đứa giục.
- Không được. - Tôi nói - Chạy bây giờ là lão ấy biết ngay. Cứ nằm
Mấy đứa chúng tôi nép vào nhau. Chúng tôi nhìn rõ lão Bương nên cứ tưởng lão cũng nhìn rõ chúng tôi. Lão Bương vẫn mỗi lúc một gần chuồng bò. Ánh đèn từ tay lão đã hắt vào cửa chuồng bò. Chúng tôi nép người sau đít con bò. Khi đến trước cửa chuồng bò, lão Bương dừng lại vạch quần đái. Vừa đái, miệng lão vừa tóp tép. Sau đó, lão bước vào cửa chuồng bò. Mặt tôi nóng rát. Lão Bương giơ ngọn đèn lên nhìn con bò và cười:
https://thuviensach.vn
- Ngoan nhé, ăn uống no say rồi chứ, bò?
Nói xong, lão Bương cầm đèn quay vào nhà. Chúng tôi vội vã ôm quả bộc phá (mà chúng tôi quen gọi là mìn) chui ra khỏi vườn lão Bương, chạy thục mạng lên mặt đê.
Cả bọn nằm vật ra mặt đê, thở dốc. Một lát sau, chúng tôi ngồi dậy bàn cách giấu quả mìn.
- Vứt xuống sông cho nó trôi đi. - Một đứa nói.
Đứa khác cãi.
- Không được đâu. Nguy hiểm lắm.
- Hay là giấu vào gò cây dứa ấy.
- Càng chết, đến lúc rét bọn nó hay đốt cây dứa khô lắm.
- Tớ bảo thế này nhé. - Tôi đề nghị. - Chúng mình đào một cái hố sâu, chôn quả mìn xuống là yên tâm.
- Phải rồi. Phải rồi. - Cả bọn nhao nhao đồng ý.
Chúng tôi n công một đứa về lấy xẻng. Sau đó cả bọn kéo nhau đến gò đất mọc đầy những cây dứa dại. Chúng tôi chọn một nơi kín đáo, thay nhau đào hố, khá sâu.
Khi chúng tôi chôn xong quả mìn thì sương đêm đã ươn ướt trên cỏ. Trước khi chia tay, lũ trẻ ngoắc tay nhau thề không được nói cho ai biết. Nếu đứa nào để lộ thì cả bọn sẽ không cho chơi cùng nữa.
Về đến nhà tôi bị bố tôi mắng cho một trận vì tội nói dối. Vì thấy tôi về muộn, mẹ tôi vào làng tìm tôi. Bà ngoại nói với mẹ tôi là không thấy tôi vào làng.
https://thuviensach.vn
Khi lên giường đi ngủ, thằng Mên hỏi:
- Anh đi đâu về đấy?
- Mày hỏi làm gì?
- Anh đi chơi mà không cho em đi nhé.
- Việc đêm nay mày không thể đi được.
- Các anh làm gì thế. - Thằng Mên năn nỉ. - Nói cho em nghe với nào. - Không thể nói cho ai nghe được.
- Vì sao?
- Chúng tao đã thề rồi, mày đừng hỏi nữa.
Tôi đã thiu thiu ngủ, chợt nghe tiếng ầm ĩ từ phía nhà lão Bương. Tôi dỏng tai nhưng không nghe rõ. Khi bà tôi lên giường đi ngủ, tôi hỏi:
- Người ta cãi nhau gì thế, bà?
- Bố con nhà ông Bương cãi nhau vì mất cái gì đấy.
Nghe bà nói, tôi cười khúc khích. Bà tôi hỏi:
- Tối nay cháu đi đâu?
Tôi im lặng. Bà bảo:
- Lần sau không được nói dối mẹ nhé.
- Vâng ạ! - Tôi đáp - Nhưng cháu không đi chơi đâu.
- Thế thì đi đâu? Sao bố cháu hỏi không trả lời.
https://thuviensach.vn
- Vì cháu hứa với bạn cháu rồi.
- Không được làm việc xấu cháu ạ.
- Cháu không làm việc xấu đâu. Lẽ ra cháu nói với bà. Nhưng chúng cháu đã thề với nhau không được nói với ai.
- Ừ, đã thề thì… phải giữ lời thề.
- Vâng.
Tôi đáp nhỏ và chìm dần vào giấc
Tôi mơ thấy lão Bương tìm được quả mìn mà chúng tôi đã chôn sâu dưới đất. Lão Bương khoái chí cười sằng sặc. Lão ôm quả mìn đi ra bờ đầm. Lão đứng bên bờ đầm, ngực phanh áo, tay cầm quả mìn có dây cháy chậm đang phì phì phun khói. Lão giơ cao quả mìn và gọi to: “Hỡi con cá ma quỷ, tao sẽ cho mày ăn quả mìn này, rồi tao sẽ mổ bụng mày ra, lấy bộ lòng nhắm rượu”.
Nói xong, lão Bương ném quả mìn xuống lòng hồ. Quả mìn nổ. Một lúc sau con cá từ từ nổi lên. Hai cái vây của nó rách bươm. Cùng với con cá là những bức tượng gỗ của ngôi chùa đồng loạt đội nước đứng lên. Những bức tượng phủ đầy rêu từ từ lội vào bờ. Đi sau những bức tượng kia là một nhà sư già. Và sau nhà sư già là bà tôi và ông Bộc. Chợt tôi nghe tiếng bà tôi lay gọi:
- Gì đấy Mon? Ngủ mê hả cháu? Thôi ngủ đi, chạy đuổi suốt ngày rồi đêm lại ngủ mê.
- Bà ơi…
Tôi định kể cho bà về việc chúng tôi ăn cắp quả mìn của lão Bương. Nhưng tôi vội thôi khi nhớ đến lời thề của lũ trẻ chúng tôi.
https://thuviensach.vn
- Ngủ đi cháu.
Giọng bà tôi ấm áp. Tôi kéo chiếc chăn chiên lên tận cổ, nằm im lặng.
Đêm mùa thu se lạnh và vắng lặng lạ thường. Đã mấy tháng nay, không ai nghe thấy tiếng con cá thần quẫy trong đêm. Những đêm như thế, tôi thường dỏng tai trong đêm để nghe tiếng “i i” từ đâu đó ngoài đầm Vực vọng về. Nhưng tôi không nghe thấy gì ngoài tiếng côn trùng quanh nhà và tiếng lá vườn trong những đêm có gió. Tôi tin rằng con cá thần đã theo sông Đáy ra biển. Có lẽ mùa hạ năm sau nó mới trở về.
Một mùa đông khắc nghiệt lại đến. Buổi chiều nào chúng tôi cũng ra chân đê lấy những cây dứa dại khô chất thành đống đốt lửa. Và đây cũng là một mùa đông khủng khiếp đối với tôi. Năm ấy tôi bước vào tuổi mười ba và trải qua một trận ốm ghê gớm. Sau này tôi cũng không biết mình bị bệnh gì. Tôi nằm co quắp trên giường ở góc nhà. Bà tôi suốt ngày đốt một đống lửa cạnh giường cho tôi sưởi. Lạnh quá, tôi bò ra mép giường để gần lửa hơn. Hầu như tôi không đứng lên được lâu. Cho nên suốt ngày tôi chỉ nằm hoặc bò. Tôi chẳng thích ăn gì, chỉ thích ngửi mùi áo bà tôi. Ông Bộc đôi ngày lại sang thăm tôi. Ông cho tôi đủ thứ quà. Nhưng tôi chẳng thích gì ngoài những ông tướng ngày xưa bằng bột nếp. Mỗi khi nhìn thấy ông tướng bằng bột nếp trong tay ông Bộc thì tôi như khỏe hẳn. Tôi ngồi dậy đón quà từ tay ông và ngắm nghía. Ngồi được một lúc tôi lại phải nằm xuống. Lúc nào tôi cũng đặt ông tướng bột kia nằm bên cạnh.
Hơn một tháng nằm liệt giường bệnh tôi cũng không hề giảm. Tóc tôi dài ra và xanh mướt, lưỡi xanh lè như váng đồng. Bà tôi quyết định đưa tôi đến nhà một ông thầy lang cách nhà tôi hơn mười cây số. Bà lấy chiếc thúng cái, lót một ít rơm và đặt tôi nằm vào trong đó. Lúc đó tôi bé và nhẹ như một con mèo. Bà tôi lấy chiếc nón đậy tôi và đội cái thúng có tôi nằm trong đó, đưa đến nhà ông lang.
https://thuviensach.vn
Lên đến đê, tôi nghe có người hỏi: “Bà đi bán gì đấy?”. Tôi nghe bà tôi mắng: “Nhổ vào mồm cái nhà ông này”.
Hôm ấy, bà tôi đã đội cái thúng đựng tôi đi bộ suốt hai chục cây số. Nhưng ông lang kia cũng không chữa được cho tôi. Những ngày sau đó tôi chỉ nằm chờ chết. Tôi không còn ngồi dậy được để đón những ông tướng thời xưa bằng bột mà ông Bộc mua cho tôi nữa. Ông Bộc ngồi bên mép giường nhìn tôi im lặng.
Một buổi tối, tôi nghe bà tôi khóc với bố tôi: “Gọi người đóng cho nó bộ áo đi”. Tối hôm đó, tôi nghe tiếng đục đẽo ở đầu nhà. Tối đó là tối đầu tihằng Mên không rời tôi. Thi thoảng nó lại cầm tay tôi gọi: “Anh ơi, anh đừng đi đâu nhé”. Tôi không trả lời nó được, tôi nằm thở thoi thóp.
Bà tôi thắp thêm đèn. Tôi mơ hồ thấy có nhiều người đến nhà tôi. Tôi có ngờ rằng, ở ngoài góc sân, bố tôi và mấy người trong họ đang đóng cho tôi chiếc áo quan nhỏ bằng gỗ mít.
Mấy ngày sau đó, ông Bộc không thấy sang nhà tôi và thực ra, cũng không ai trong gia đình tôi để ý đến sự vắng mặt của ông. Chỉ từ khi tôi ốm, ông Bộc mới đến nhà tôi. Còn trước đó, bần cùng lắm ông mới đến.
Đến gần nửa đêm thì chiếc áo quan nhỏ đóng xong. Khi bố tôi và mấy chú trong họ khiêng chiếc áo quan để lên hiên nhà thì bà và mẹ tôi òa khóc. Hàng xóm nghe tiếng khóc tưởng tôi mất tất tả chạy sang. Cùng lúc đó, ông Bộc từ đâu xuất hiện. Mặt mũi ông bơ phờ, ông bỏ chiếc bao tải khoác trên vai xuống và nói:
- Tôi mua được mấy thang thuốc lá của một bà mế Hòa Bình, sắc cho cháu uống xem sao.
Bố tôi thở dài:
https://thuviensach.vn
- Chẳng ăn thua gì đâu, ông ạ. Chắc nó bỏ chúng tôi nội nhật nay mai thôi.
Ông Bộc im lặng mở bao tải đưa cho bà tôi ba thang thuốc lá. Bà tôi lặng lẽ đun thuốc. Đến gần sáng, bố tôi cậy miệng đổ hết bát thuốc cho tôi.
Thật kỳ lạ, uống hết ba thang thuốc thì tôi ngồi dậy được. Thấy vậy, ông Bộc lại khoác bao tải rời xóm trại lặng lẽ ra đi. Mấy ngày sau ông trở về. Vừa thở, vừa ho, ông vừa mở bao tải đưa cho bà tôi chục thang thuốc nữa. Uống xong chục thang thuốc ấy tôi đã theo thằng Mên lên đê chơi được rồi.
Một buổi chiều, thằng Mên n
- Em dẫn anh đi xem cái này.
Nói xong nó dẫn tôi ra chuồng trâu sau nhà và chỉ cho tôi xem chiếc áo quan nhỏ còn thoang thoảng mùi gỗ mít già.
- Bố đóng cái này cho anh đấy.
Tôi im lặng mở mắt thao láo nhìn chiếc áo quan.
- Anh có sợ không? - Thằng Mên hỏi.
Tôi không nói lời nào.
- Anh mà chết là bố đặt anh vào cái này. Anh đừng đi đâu, anh nhé.
Tôi gật đầu. Vừa lúc ấy, bà tôi cũng đến. Bà đuổi chúng tôi đi. Đến chiều, tôi thấy bố tôi đập chiếc áo quan và châm lửa đốt. Bà tôi lấy một ít tro thả xuống đầm Vực và sông Đáy.
Đêm ấy, bà ôm tôi ngủ. Từ ngày tôi ốm, đêm nào ngủ bà cũng ôm tôi. Tôi nằm co trong vòng tay của bà và mùi trầu quế. Tiếng bà tôi thở đều đều.
https://thuviensach.vn
- Cháu nhớ là suốt đời phải sống tết, chết giỗ ông Bộc nhé. Nếu không có ông ấy thì cháu chẳng còn được sống đến bây giờ đâu.
Tôi nằm nghe bà nói. Từ khi ốm dậy, tôi thường ít ngủ hơn. Đêm xóm trại mang cảm giác xa xăm vô cùng. Một cái gì đó vừa hoang vắng, vừa thổn thức thường xâm chiếm lòng tôi trong đêm. Có phải là tôi hoảng sợ hay tôi đã lớn lên trong tâm hồn đa cảm của mình?
á thần lại về rồi đấy. - Bà tôi khẽ nói.
- Sao bà biết? - Tôi hỏi.
- Bà lại nghe thấy tiếng nó kêu. Chắc lại có chuyện buồn. - Ông Bộc có còn muốn bắt con cá nữa không hở bà?
- Đêm nào ông ấy cũng ra bờ đầm. - Bà tôi thở dài. - Tội nghiệp quá, cháu ạ.
- Cháu sẽ bắt con cá ấy cho ông Bộc.
- Cháu làm sao mà bắt được? - Bà tôi chép miệng - Ông ấy đã săn nó cả đời mà cũng không bắt được. Tất cả đàn ông xóm trại này cũng thế.
- Nhưng cháu sẽ bắt được.
- Đừng nói dại, cháu ạ.
- Vì sao hở bà? - Tôi xoay người về phía bà và hỏi.
- Vì đó là cá thần.
- Cá thần sao lại không giúp ông Bộc? Ông Bộc là người tốt nhất xóm trại, bà ạ. Đấy không phải là cá thần, vì thế cháu sẽ bắt được.
- Ngủ đi. Từ nay cháu không được nói thế nữa.
https://thuviensach.vn
Và trong giấc mơ, tôi vụt lớn lên, cường tráng và đầy lòng dũng cảm. Tôi đi ra bờ đầm Vực và lao xuống nước. Tôi truy tì
Những cây rong đuôi chó dưới đáy đầm dựng lên thành một khu rừng rậm, bí ẩn và đầy đe dọa. Tôi cầm một thanh gươm đi vào khu rừng. Tôi vừa vung gươm phạt đứng những bụi rong đuôi chó vừa gọi vang:
- Con cá một mắt đâu. Ta muốn giết mày. Có giỏi thì ra đây!
Sau tiếng gọi của tôi, có tiếng gầm ghê gớm thoát ra từ khu rừng rong đuôi chó. Và con cá hiện ra. Hai chiếc vây của nó lớn như hai cánh cửa, quạt nước sôi sùng sục. Con cá chỉ có một mắt. Nó há miệng phơi ra những chiếc răng sắc lởm chởm như những chiếc răng bừa. Nhìn tôi nó cười khùng khục và cất tiếng:
- Thằng nhãi kia láo thật, sao mày dám xâm phạm vào khu rừng của tao? - Tao đến đây để giết mày! - Tôi gầm lên.
- Giết ta ư? Ta có tội gì mà ngươi đòi giết ta? Ngươi có biết ta là cá thần không?
Tôi khua gươm nói:
- Mi không phải là cá thần. Nếu là cá thần, sao mi lại không giúp ông Bộc.
Nói xong, tôi nhảy tới chém con cá. Con cá quẫy đuôi tránh lưỡi gươm. Nước đầm sôi lên, ngầu đục. Tránh được lưỡi gươm của tôi, con cá bơi lùi ra xa. Tôi chỉ gươm vào con cá:
- Muốn sống mi hãy trả lại bí mật cho ông Bộc.
C
https://thuviensach.vn
- Bây giờ ta mới nhớ ra lão Bộc là ai. Nhưng đó không phải là lỗi của ta. Tôi quát:
- Không lỗi của mi thì của ai?
Con cá nói:
- Lỗi đó là bạn bè của lão Bộc. Bà nội ngươi cũng có lỗi.
Tôi kêu lên:
- Bà ta ư? Không! Bà ta không bao giờ có lỗi. Mi đúng là một tên nói láo.
Nói xong tôi lại vung gươm lao vào. Con cá giương vây ra đỡ những nhát gươm của tôi. Tiếng gươm va vào xương vây cá xoang xoảng. Cả đầm Vực cuộn sóng. Các loại cá ở đầm Vực nhảy tứ tung. Vừa chống đỡ lại đường gươm của tôi, con cá vừa kêu: “Không phải lỗi tại ta. Không phải lỗi tại ta”. Tôi thét to: “Chính là mi”. Và đâm mũi gươm vào ngực con cá. Máu con cá phun ầm ầm vào tôi. Tôi ngạt thở và kêu lên.
Tôi tỉnh khỏi cơn mê, thở hổn hển. Bà xoa ngực tôi, nói:
- Mê gì mà hò hét ầm cả lên thế, cháu?
Tôi nằm im, tự hỏi bà tôi cũng có lỗi với ông Bộc ư?
Những gì tôi nghe thấy chỉ là giấc mơ, chứ con cá làm sao nói được tiếng người và tôi làm sao đánh nhau được ở dưới nước. Nhưng tôi vẫn cứ muốn hỏi về những lời của con cá.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 7
Một mùa đông nữa lại đến. Mùa đông năm nay hình như lạnh hơn năm ngoái. Suốt cả mùa hè qua, những người đàn ông xóm trại không nói gì đến con cá. Cũng suốt cả mùa hè đó hầu như đêm nào lũ trẻ chúng tôi cũng lên đê chơi đủ trò với nhau. Những đêm nóng quá, chúng tôi còn rủ nhau ngủ lại trên mặt đê cho đến gần sáng mới mò về nhà. Suốt mùa hè đó, chúng tôi không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ con cá còn ở lại đầm Vực. Nhiều đêm tỉnh giấc giữa lũ trẻ ngủ chồng chất bên nhau trên mặt đê, tôi ngồi co mình nhìn xuống mặt đầm, cố gắng nghe xem có tiếng con cá vọng lên hay không. Nhưng không có động tĩnh gì ngoài tiếng bắt mồi của lũ cá chuối nhỏ. Thi thoảng vang lên tiếng nhái “oe oé” khi bị một con rắn nào đấy đớp gọn ngang bụng.
Khi đợt gió mùa đông bắc đầu tiên đổ qua sông, tràn vào xóm trại thì bà tôi bị ốm. Bà tôi suốt ngày nằm trên giường có rải rơm, đắp một tấm chăn chiên đã rách nhiều chỗ, rên nhè nhẹ.
Hàng ngày bố tôi ra sông kiếm cá về cho mẹ tôi nấu cháo cho bà. Mỗi khi mẹ tôi bưng bát cháo cá nóng hôi hổi đến giường, bà tôi lại cau mày, xua tay:
- Đừng nấu nướng cho vất vả con ạ. Mẹ không ăn được gì đâu. Chắc đợt này mẹ đi thôi.
Nghe vậy, bố tôi gắt:
- Bà cứ nói dại. Ốm thì phải ăn cho nó chóng phục sức. Bà muốn bỏ con cháu hay sao mà không chịu ăn.
https://thuviensach.vn
Nghe bố tôi nói vậy, bà lại cố gượng dy, ăn dăm thìa cháo. Một chiều bà gọi mẹ tôi đến bên giường, nói:
- Mẹ không ở lại lâu được đâu. Mẹ nói vậy để con cháu chuẩn bị. Mẹ tôi rơm rớm nước mắt:
- Bà phải chịu khó uống thuốc và chịu khó ăn. Bà sống ngày nào chúng con có chỗ cậy nhờ ngày ấy.
Bà tôi nói:
- Mẹ biết, nhưng số mệnh người ta nó thế. Có muốn cũng không được. Đêm qua mẹ mơ thấy nhà sư chết đuối ở đầm Vực năm xưa về bảo mẹ đi. Mẹ bảo nhà sư ấy là thư thư cho mẹ ít ngày.
Mẹ tôi an ủi:
- Bà mệt thì bà mê thấy thế thôi. Chứ người chết rồi làm sao hiện về được nữa.
Bà tôi nói:
- Mộng mê cũng là thật đấy con ạ.
Suốt những ngày bà tôi ôm, ông Bộc thường xuyên đến thăm. Ông lặng lẽ ngồi bên cạnh giường bà tôi. Một lần tôi nghe ông Bộc nói với bà tôi:
- Bà tha thứ cho tôi. Tôi đã làm bà phải mang nhục.
Bà tôi nhìn ông Bộc rất lâu rồi nó
- Ông đừng đày đọa ông nữa. Tôi mới là người có lỗi với ông. Ngày đó vì tôi thương ông, giận ông và cũng đau đớn quá. Đến lúc nghĩ ra thì không kịp nữa.
https://thuviensach.vn
Ông Bộc xúc động:
- Bà đừng nói nữa. Bà cố sống thêm vài năm nữa đi.
Bà tôi khẽ lắc đầu:
- Tôi không sống được nữa ông ạ.
- Tôi sẽ đi tìm thuốc cho bà.
- Thuốc thang cũng không giúp tôi được đâu.
- Bà đừng nghĩ thế. - Ông Bộc nói - Thuốc lá của mấy mế tốt lắm. Thằng Mon cũng uống thuốc mế đấy.
Bà tôi mỉm cười:
- Thằng Mon khác. Vả lại tôi già rồi, vận cũng hết rồi. Ông đừng đi đâu nữa cho khổ. Mà năm nay tôi thấy ông yếu hẳn.
Ông Bộc cầm lấy tay bà tôi. Đôi mắt già nua của ông ứa ra hai giọt nước mắt.
- Bà có tin tôi là người vô tội không?
- Tôi tin từ lâu rồi. - Bà tôi nói - Nhưng tôi giữ trong bụng. Tôi không muốn nói ra.
Ông Bộc đứng dậy:
- Tôi phải đi tìm thuốc cho bà.
Bà tôi nói:
- Ông đừng đi. Tôi lo cho ông lắm.
https://thuviensach.vn
Ông Bộc không nói gì. Ông lùi lũi đi, chiếc bao tải đi trên đê. Tôi đứng ở sân nhà nhìn theo ông. Bóng ông bé bỏng trong sương sớm.
Buổi chiều, bọn trẻ chúng tôi hò nhau lấy cỏ khô để hun một cái hang chuột dưới đáy chân đê. Chúng tôi lấy mũ ra sức quạt cho khói vào hang. Cuối cùng một con chuột đồng to sụ phóng ra. Lũ trẻ hò hét bao vây con chuột. Con chuột chạy quáng quàng qua chân lũ trẻ, phóng thẳng về phía bờ
đầm, chui vào một bụi cây. Bọn trẻ chúng tôi kêu lên vì tiếc.
Khi chúng tôi đang ngồi trên đê cãi cọ đổ lỗi cho nhau vì để con chuột chạy thoát thì từ đám cây lớn ở bờ đầm xuất hiện một nhà sư. Lũ trẻ chúng tôi vội im bặt.
Nhà sư đi từng bước về phía chúng tôi. Bỗng một đứa kêu khẽ: - Chúng mày ơi, sư hiện hình!
- Đúng rồi! - Một đứa khác thì thào - Có một bà sư ở trong chùa dưới đầm. Đúng là bà này rồi.
Nghe vậy, bọn trẻ chúng tôi bàng hoàng. Chúng tôi chưa kịp làm gì thì nhà sư đã đến trước mặt.
- Chào các cháu
Bọn trẻ chúng tôi ngồi im thin thít. Thấy vậy nhà sư mỉm cười: - Các cháu cho nhà sư hỏi bà cụ Miên còn sống không?
Tôi giật mình khi nghe hỏi đúng tên bà tôi. Lúc đó bọn trẻ nhìn đổ dồn vào tôi.
- Đây… đây - Một đứa lắp bắp. - Đây là cháu bà Miên.
Nhà sư cười:
https://thuviensach.vn
- May quá, thế bà cháu…
Tôi cắt ngang lời nhà sư:
- Bà cháu đang ốm, bà không được đến…
- Ồ, chú bé. - Nhà sư nói và ngồi xuống trước chúng tôi. - Bà là người quen của bà cháu, ngày các cháu chưa ra đời, bà ở đây. Nay đi qua bà muốn đến thăm bà cháu. Nhà cháu vẫn ở trong xóm trại à?
Nghe nhà sư hỏi vậy, thằng Mên vội nói:
- Bà đi theo cháu. Cháu đưa bà về nhà. Thằng Mên hồ hởi đưa nhà sư đi về phía nhà tôi. Bọn trẻ chúng tôi nhìn theo không nói gì. Ngay sau đó, tôi chạy theo nhà sư và thằng Mên.
Nhà sư bước đến giường bà tôi, chắp tay nói:
- A di đà phật, chào c
Bà tôi ngước mắt nhìn nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cụ có còn nhận ra tôi không?
Bà tôi vẫn mở mắt không chớp nhìn nhà sư, rồi lắc đầu.
Nhà sư ngồi xuống mép giường, cầm tay bà tôi:
- Chị Miên, chị không còn nhớ em ư? Em là tiểu Thảo ở chùa làng mình ngày trước đây mà.
- Ôi, cô Thảo!
Bà tôi kêu lên và khóc.
https://thuviensach.vn
- Vâng, em là Thảo đây, tiểu Thảo đây mà. Chị còn nhớ ngày xưa mỗi khi đi làm về chị lại mang cho nhà chùa một bó rau đậu không?
Bà tôi mỉm cười, gật gù:
- Bây giờ cô ở đâu?
Nhà sư nói:
- Sau khi sư thầy mất, chùa bị cuốn xuống đầm, em đến ở chùa tận Thái Nguyên. Em có xây cất một am thờ cho sư thầy.
- Cô Thảo ơi! - Bà tôi vừa nói vừa khóc. - Chẳng đêm nào là tôi không nghe thấy tiếng sư thầy gõ mõ cầu kinh, cô ạ. Mồng một, ngày rằm, ngày sư thầy mất, tôi đều sắm lễ thả xuống đầm.
Nhà sư nói:
- Chị ơi, nay có dịp về quê, em qua đây để vái sư thầy và thăm chị. Chị ốm đã lâu chưa?
- Gần một tháng rồi, cô ạ. Chắc dịp này là tôi đi. Mấy ngày trước, tôi mơ thấy sư thầy về, sư thầy bảo tôi xuống giúp sư thầy sửa sang chùa, sư thầy nói ở dưới đó một mình vất vả lắm.
Buổi tối, nhà sư ở lại chơi với bà tôi. Nhà sư đòi ngủ với bà. Suốt đêm, bà tôi và nhà sư rì rầm trò chuyện.
Sáng sau, nhà sư chào bà tôi và mọi người trong gia đình rồi ra đi. Trước khi đi nhà sư lấy từ tay nải ra một ít tiền biếu bà tôi. Bà tôi không nhận. Nhà sư khóc và nói:
- Chị ơi, em biếu chị không phải vì em nghĩ chị đói khát, mà vì đây là lộc phật. Chị cầm lấy, bảo các cháu mua thuốc cho chị.
https://thuviensach.vn
Nghe nhà sư nói vậy, bà tôi nhận lời. Bà tôi sai mẹ tôi lấy đĩa, đặt tiền vào đó để lên bàn thờ thắp hương.
Nhà sư cầm tay bà tôi, nói:
- Chắc em không gặp lại chị được nữa, mong chị tha thứ cho em.
- Trước sau chị em mình cũng lại về với sư thầy thôi, em ạ. - Bà tôi nói - Nếu quy tiên thì về với sư thầy em nhé. Chị đợi em ở đó.
Nhà sư khóc, gật đầu và lặng lẽ đi. Khi lên đến mặt đê, nhà sư quỳ xuống, chắp tay lạy về phía đầm nước. Sau đó, nhà sư quay lại nhìn về phía nhà tôi, rồi xốc tay nải ra đi.
Buổi sáng nhà sư đi thì buổi chiều ông Bộc khoác bao tải trở về. Vừa bước vào cửa nhà tôi, ông đã gọi:
- Bà Miên ơi, tôi mua được thuốc cho bà đây rồi.
Bà tôi gượng quay lại nhìn ông Bộc, nói khẽ:
- Ông vất vả vì tôi quá.
- Bà nói thế làm gì. - Ông Bộc thở dài.
Bà tôi uống hết gần hai chục thang thuốc mế ông Bộc mua mà bệnh tình không hề giảm. Mấy ngày trở lại đây, bà tôi không ăn gì. Bà nằm thiêm thiếp như đang ngủ. Tóc bà bạc phơ khẽ lay lay. Hai bàn tay bà tôi khô, sách đặt lên bụng.
Một buổi chiều, bà tôi tỉnh lại. Bảo mẹ tôi ngoáy cho bà một miếng trầu. Mẹ tôi làm theo. Bà nhai khe khẽ. Nước trầu làm môi bà thắm lại. Thằng Mên ở đâu chạy về, nó nhìn và rồi cầm lấy tay bà nói:
- Bà ơi! Môi bà đỏ lắm, đẹp lắm.
https://thuviensach.vn
Bà tôi mỉm cười nhìn nó:
- Cháu biết khen bà rồi đấy.
Nói xong thì bà tôi đi. Mẹ tôi khóc nấc lên. Anh em tôi òa khóc theo. Chúng tôi ôm lấy bà gọi mãi. Nhưng bà tôi không một lời đáp lại. Miệng bà tôi thắm nước trầu, như đang mỉm cười.
Tôi chạy sang nhà ông Bộc. Nghe tôi báo là bà tôi đã mất, ông Bộc nấc lên. Ông khóc ư ư trong cổ hng.
Khi ngôi mộ bà tôi được đắp kín bằng những mảng cỏ, thì ông Bộc ngồi xuống và khóc. Bố tôi đỡ ông đứng dậy và mời ông về nhà.
- Anh chị cho phép tôi ở lại với bà cụ một lát. - Ông Bộc nói.
Gia đình tôi rời khu nghĩa địa. Đi một đoạn dài, tôi ngoái nhìn lại, ông Bộc vẫn ngồi trước mộ bà tôi trong gió rét. Trên đầu ông, mây màu chì phủ kín.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 8
Cả xóm trại bừng lên khi mùa xuân đến. Hoa tầm xuân dọc chân đê tỏa hương ngào ngạt. Những cây mâm xôi đâm mầm mập mạp. Cả những cây dứa dại lá cứng như thép và đầy gai cũng túa ra những chiếc lá non mỡ màng. Lũ trẻ xóm trại rong ruổi với mùa xuân. Chúng lấy những đọt lá dứa non và những ngọn tầm xuân mập mạp để ăn.
Mùa xuân năm nay chúng tôi rất ít khi thấy ông Bộc ra khỏi nhà. Ông suốt ngày ở trong bếp lửa, lụ khụ ho. Ngày nào chúng tôi cũng tạt qua nhà ông. Chúng tôi giúp ông quét dọn nhà cửa và chẻ củi. Đôi ba ngày mẹ tôi lại sang giúp ông giặt giũ. Những lúc này bọn “lính” cóc không giúp gì cho ông được.
Đã gần hết tháng hai. Trời ấm hẳn lên. Nhưng ông Bộc tối nào cũng không rời được bếp lửa. Nhiều đêm ông phải đốt lửa trong nhà. Gặp tôi lúc nào ông cũng nói:
- Mùa đông năm nay dài quá. Lúc nào ông cũng rét.
Rồi một ngày ông không bước khỏi giường được nữa. Buổi tối, bọn trẻ chúng tôi sang nhà ông. Chúng tôi hoảng sợ khi thấy ngôi nhà tối om. Chúng tôi gọi ông. Ông vừa ho vừa trả lời chúng tôi.
- Ông ơi, ông ốm hả ông?
Ông Bộc nói, giọng nặng nhọc. Xương cốt ông đau nhức, như có ai đào đục trong ấy.
https://thuviensach.vn
Chúng tôi mò tìm diêm trong bóng tối đốt đèn. Chúng tôi lấy củi nhóm một đống lửa gần phản cho ông nằm. Chỉ một loáng, ngọn lửa đã bốc cao. Ông nằm hướng về phía đống lửa, mặt ông hốc hác, miệng luôn phải há ra để thở. Thấy ánh lửa, lũ cóc trong gầm phản nhảy ra. Chúng giương đôi mắt lờ đờ quan sát muỗi và bầy kiến bò trên nền nhà đất.
Chúng tôi quyết định nấu nồi cháo cho ông. Nhưng khi sờ đến hũ gạo của ông thì chỉ còn một dúm nhỏ. Chúng tôi kéo ra ngoài sân phân công nhau về nhà lấy gạo. Nghe vậy, thằng Mên nói:
- Để em về lấy gạo cho.
Nói xong, nó chạy biến ra ngõ, lẫn vào bóng tối.
Khi ông Bộc ăn xong bát cháo, chúng tôi bỏ thêm củi vào bếp cho ông. Trước khi chào ông ra về, thấy tôi có vẻ bần thần, ông bảo:
- Cháu cứ về đi. Ông khỏe lắm rồi.
Sáng sáng, trên đường đi học tôi ghé thăm ông, tranh thủ nhóm cho ông một đống lửa. Buổi chiều, nếu không có việc gì, anh em tôi lại luẩn quẩn bên ông. Trời đột ngột nắng mấy ngày. Ông Bộc thấy khỏe hẳn. Ông ra sân ngồi sưởi nắng và làm những việc nhẹ. Ông tự nấu ăn lấy. Còn gạo và rau thì ông nhờ mẹ tôi mua.
Sau mấy ngày nắng ấm lại có gió mùa đông bắc ngày gió lạnh và mưa phùn. Ông Bộc lại nằm bệt giường. Ông ốm nặng hơn, chẳng ăn uống gì ngoài mấy thìa cháo loãng.
Một chiều tôi sang thăm ông. Tôi thấy ông đang ngồi trên phản tựa vào tường.
- Ông đỡ rồi à? - Tôi hỏi.
https://thuviensach.vn
Ông Bộc không trả lời tôi mà nói:
- Ông đang đợi cháu. Hôm nay ông thấy khỏe và muốn nói chuyện với cháu.
- Ông nói đi, cháu sẽ giúp ông.
- Cháu có nhớ chuyện con cá một mắt mà ông kể cho cháu nghe không? - Có, có! - Tôi đáp vội - Ông muốn bắt nó.
- Đúng vậy. Ông đã tìm cách bắt con cá ấy hơn 50 năm rồi. Nhưng ông không bắt được. Ông không còn thời gian để bắt nó nữa. Ông không sống nổi hết mùa xuân này đâu.
Nói đến đó, ông Bộc phải ngừng lại vì ho.
- Hơn 50 năm nay, người ta nghĩ ông là người có tội. Nhưng ông không có tội. Con cá quả một mắt ở đầm Vực đang giữ trong bụng nó một vật có liên quan đến ông. Nếu bắt được con cá, ông sẽ lấy lại được vật đó và sẽ được minh oan. Con cá ấy sẽ minh oan cho ông.
- Vật ấy là cái gì hở ông?
- Ông sẽ kể cho cháu nghe. Chuyện dài
Hơn 50 năm về trước, ông Bộc là một chàng trai. Bố anh cả Bộc là một ông đồ nho. Ông đồ nho mất sớm, cả Bộc với mẹ. Hàng ngày cả Bộc đi làm thuê. Đêm lại ra đầm Vực hay sông Đáy kiếm cá.
Năm cả Bộc mười bảy tuổi thì lính Pháp về xây đồn ở làng Giang cách xóm trại một cánh đồng rộng. Hầu như đêm nào anh cả Bộc cũng nghe tiếng súng từ lô cốt làng Giang bắn ra. Rồi một đêm, khi đang đơm đó ở cánh đồng làng, cả Bộc nghe tiếng súng rộ lên liên hồi. Đạn bay đỏ lừ về phía cả Bộc. Cả Bộc nằm xuống bờ ruộng. Sau đó tiếng súng nổ lác đác và
https://thuviensach.vn
ngừng bặt. Cả Bộc lại tiếp tục đi cất đó. Bỗng cả Bộc nghe có tiếng người rên rỉ. Cả Bộc đứng lại, lắng nghe và thầm thì: “Có ma thật à?”. Hồi còn bé cả Bộc hay nghe người ta kể chuyện ma đầm Vực thường xuyên hiện lên trêu người. Người nào gặp ma mà yếu bóng vía thì ma dìm chết. Có người đi khuya gặp một cô gái ngồi khóc tỉ tê. Thấy lạ, người đó đến vỗ vào vai cô gái, và giật mình thấy người cô gái lạnh buốt. Cô gái biến ngay thành một con ma tóc rũ rượi, răng như quả chuối, ngửa mặt cười khanh khách. Lại có người đi câu đêm, thấy một con lợn sề trắng dẫn theo một đàn con cứ chạy theo kêu khóc đòi mạng.
“Có ma thật ư?” - Cả Bộc tự hỏi - “Thế thì đến để xem ma thế nào. Có khác người không?”. Nghĩ vậy cả Bộc đến gần nơi có tiếng người rên. Cả Bộc lên tiếng: “Ai kêu đấy?”. Tiếng rên ngừng, một giọng nói yếu ớt cất lên: “Tôi… tôi”.
Cả Bộc hỏi:
- Tôi là ai? Ma hay người?
Tiếng người thều thào:
- Tôi… là… người.
Nghe vậy cả Bộc bước lại gần người đang nằm, bật diêm soi. Trong ánh lửa yếu ớt, cả Bộc nhận ra một người đàn ông còn rất .
Cả Bộc hỏi:
- Anh làm sao thế?
Người đàn ông nói:
- Tôi đi buôn bị bắt ở bốt Giang. Tôi trốn và bị bắn.
https://thuviensach.vn
Cả Bộc sờ người đàn ông thấy ướt đầm và tanh mùi máu. Cả Bộc kêu lên:
- Máu nhiều quá.
Nói xong, cả Bộc xốc người đàn ông lên lưng, đi như chạy về nhà. Suốt từ lúc đó cho đến gần sáng, hai mẹ con cả Bộc rửa và băng vết thương cho người đàn ông.
Trời vừa hửng sáng thì lính từ bốt Giang đã kéo đến một số làng gần đó. Bộc đi thu đó vội chạy về nói với người đàn ông:
- Bọn lính đang đi lùng người vượt ngục đêm qua đấy.
Người đàn ông nói:
- Chúng nó tìm tôi đấy. Để cho tôi đi.
Cả Bộc nói:
- Anh đi làm sao được, mà đi đâu bây giờ?
Người đàn
- Tôi sẽ vượt qua sông.
Cả Bộc kêu lên:
- Không được đâu, anh đang bị thương. Để tôi giấu anh.
Nói xong, cả Bộc dìu người đàn ông ra sau nhà, giấu người đàn ông vào trong cây rơm. Sau đó, cả Bộc vừa lên nhà thì lính dã kéo đến đầy trên mặt đê. Một tốp lính kéo xuống nhà cả Bộc. Chúng nhìn thấy những chiếc đó còn ướt để ở góc sân, hỏi:
- Mày có thấy thằng nào chạy qua đây không?.
https://thuviensach.vn
Cả Bộc nói:
- Tôi chẳng thấy ai cả! Các ông tìm ai?
- Một thằng Việt Minh quan trọng. Nó bị thương, máu đầy ở cánh đồng. Cả Bộc nói:
- Tôi không biết.
- Đừng nói láo. Đêm qua mày đi kiếm cá ngoài đồng.
- Đúng thế, cả xóm này, làng này, đêm nào mà chả đi thả đó. Tôi chẳng thấy ai cả.
Một thằng sĩ quan đeo súng ngắn nói:
- Lục so nhà nó. Tao mà tìm thấy thằng Việt Minh ấy, tao bắn vỡ sọ mày.
Bọn lính lục soát trong nhà, dưới bếp và xung quanh nhà nhưng không phát hiện ra chỗ cả Bộc giấu người đàn ông. Chúng trở lại sân, nói:
- Cứ bắn vỡ sọ thằng này đi.
Tên sĩ quan rút súng ra khỏi bao, chĩa về phía cả Bộc nói: - Tao đếm đến ba, mày không khai thì mày phải thế mạng. Cả Bộc cãi:
- Tôi không biết thì làm sao tôi khai được.
Tên sĩ quan gầm lên:
- Câm mồm. Tao bắt đầu đếm. Một. Khai không?
https://thuviensach.vn
Cả Bộc vẫn đứng không nhúc nhích, mắt nhìn thẳng vào họng súng. - Hai. Có khai không?
Cả Bộc nói to:
- Tôi không biết thì tôi khai cái gì?
Tên sĩ quan cười gằn:
- Đừng có lừa ta. Bây giờ ta đếm lần cuối. Khai không
Cả Bộc lắc đầu:
- Tôi không biết.
- Ba.
Cả Bộc nói:
- Tôi không biết.
- Đoàng!
Tên sĩ quan bóp cò, cả Bộc như quỳ xuống. Tên sĩ quan phá lên cười. Hắn đã hất mũi súng lên khi bóp cò, đạn bay qua đầu cả Bộc. Hắn bước lại trước cả Bộc:
- Khá lắm. Mày cũng ghê đấy. Nhớ là không được chứa chấp bọn Việt Minh.
Nói xong, tên sĩ quan ra lệnh cho bọn lính rút lên đê và kéo về làng.
Cả Bộc đứng lặng giữa sân rất lâu rồi đi ra cây rơm đưa người đàn ông vào nhà.
https://thuviensach.vn
Người đàn ông nhìn Bộc:
- Em thật là một người dũng cảm. Em đã cứu anh khỏi chết. Em có biết anh là ai không?
Cả Bộc nói:
- Em không biết anh là ai, nhưng em tin anh là người t
Người đàn ông hỏi:
- Lúc đó em không sợ chúng bắn em thật à?
Cả Bộc cười:
- Có chứ, em cũng sợ. Nhưng em tin là chúng nó không dám bắn em. Người đàn ông cười, ôm cả Bộc. Cả Bộc nhìn người đàn ông, hỏi: - Anh không phải là người đi buôn. Anh là ai vậy?
Người đàn ông nói:
- Với em thì anh không phải giấu gì nữa. Anh là cán bộ Việt Minh. Em có nghe nói về Việt Minh bao giờ chưa?.
Cả Bộc gật đầu. Người đàn ông lại hỏi:
- Em có muốn làm Việt Minh không?
Cả Bộc nói:
- Em làm Việt Minh thế nào được?
Người đàn ông nói:
https://thuviensach.vn
- Những việc làm của em vừa rồi chứng tỏ em đủ phẩm chất để làm
Rồi từ ngày đó, gia đình Bộc trở thành cơ sở của Việt Minh. Và cả Bộc trở thành giao liên của Việt Minh huyện. Năm năm sau, cả Bộc trở thành một cán bộ Việt Minh chủ chốt của huyện. Cũng trong thời gian đó, giặc liên tiếp mở những chiến dịch càn quét, chúng tìm mọi cách phá vỡ các cơ sở cách mạng.
Một mùa hè, Bộc được cử về địa bàn quê hương mình xây dựng lại các cơ sở Việt Minh đã bị giặc đánh phá. Trong chuyến công tác vô cùng đặc biệt ấy, Bộc bị giặc phục kích trên chính cánh đồng quê hương mình. Anh thoát được ổ phục kích của địch, nhưng không thoát được vòng vây của chúng. Một cán bộ trong tổ chức của Bộc đã phản bội. Vì thế, bọn giặc biết vai trò quan trọng của Bộc, chúng cũng biết rằng Bộc mang theo người danh sách toàn bộ các cơ sở cách mạng của một địa bàn quan trọng nhất trong vùng. Bởi thế, trong đêm phục kích thất bại, bọn giặc đã triển khai bao vây cả cánh đồng để phục bắt cho bằng được Bộc. Ngày ấy cả cánh đồng liền với đồng chí rậm rạp như rừng. Suốt mấy ngày đêm liền, Bộc ém mình trong một cái hàm ếch lớn ở đầm Vực. Ban đêm, Bộc bò ra quan sát tình hình địch và bắt cua ăn sống để tìm cách vượt qua vòng vây. Anh phải vượt ra ngoài để liên lạc với huyện. Nếu không có tin tức của Bộc, huyện phải di chuyển cơ quan bí mật của Việt Minh và toàn bộ cơ sở Việt Minh trong vùng. Bộc là một cán bộ Việt Minh được hoàn toàn tin cậy và được thử thách. Nhưng hoạt động bí mật lúc đó có những nguyên tắc của nó. Mặc dù việc di chuyển lúc đó cũng là một việc nguy hiểm.
Và ở chính cái hàm ếch ven đầm ấy, Bộc bắt được con cá quả một mắt. Khi Bộc lạ lùng nhìn con cá quả một mắt thì Bộc nghĩ ra một mẹo để vượt qua sông, thoát khỏi vòng vây của giặc. Bộc tìm một sợi dây dại xâu con cá. Buổi chiều ấy, Bộc phát hiện ra cậu em họ đi câu cá quả ở đầm Vực. Bộc đã gặp người em họ và nói cho người em họ nghe tình thế của mình. Sau đó,
https://thuviensach.vn
Bộc đã lấy cái cầu câu cá quả của người em họ để đóng giả người đi câu vượt vòng vây.
Bọn giặc nhìn thấy Bộc liền giữ anh lại. Chúng biết ngay anh là người chúng đang bao vây. Vì ngón tay, ngón chân anh nhăn nheo, mặt nhợt nhạt và hốc hác, cùng với quần áo ướt đẫm dầm dề. Tất cả những cái đó chứng tỏ anh đã phải ngâm mình dưới nước một thời gian dài. Chúng liền lật quần áo anh để khám xét, rồi chúng chẻ cả những cần câu bằng ngọn tre của anh để tìm tài liệu. Nhưng chúng không thấy gì. Lúc đó, cái ống tre nhỏ đựng tài liệu được Bộc nhét vào bụng con cá quả một mắt. Bọn lính nhìn con cá quả to bằng bắp đùi và nói: “Mổ bụng con cá ra xem nó có giấu tài liệu trong đó không?”. Nghe vậy, Bộc giật thót mình. Bộc giữ con cá và kêu lớn: “Các ông mổ con cá thì tôi bán cho ai? Không bán được con cá thì lấy tiền đâu mua gạo”.
Bọn lính không nói gì, xông vào cướp con cá của Bộc. Bộc giả vờ ngã và hất con cá xuống đầm Vực. Con cá vừa chạm nước đã đập đuôi lặn mất hút. Bọn lính tức tối lôi Bộc về đồn.
Suốt ba ngày bị giam trong đồn, bị khảo tra dã man nhưng Bộc không hề hé răng. Tên đồn trưởng người Pháp quyết định thả Bộc. Trong lúc đó, có một hai cơ sở Việt Minh bị tên phản bội khai báo, bọn giặc đã vây bắt được một số cán bộ Việt Minh đưa về đồn. Cùng lúc đó Bộc được thả ra. Việc này đã gây nên nỗi nghi ngờ trong tổ chức Việt Minh huyện. Hầu hết mọi người đều cho rằng Bộc đã phản bội.
Bộc tìm lại tổ chức. Tổ chức hỏi tài liệu Bộc mang theo người đâu. Bộc kể lại việc con cá quả một mắt nhưng không có ai tin. Điều đó chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ của mọi người đối với Bộc mà thôi. Bộc đã bị khai trừ ra khỏi tổ chức. Bộc đau khổ bỏ quê hương đi làm thuê ở Bắc Cạn. Sau ngày
tổng khởi nghĩa Bộc trở về quê hương. Tổ chức Đảng và chính quyền ở địa phương Bộc đã từ chối việc xin tham gia đội du kích xã của Bộc. Tin Bộc là
https://thuviensach.vn
kẻ phản bội đã lan đi khắp xã. Mọi người nhìn thấy Bộc đều nhổ nước bọt và lánh mặt anh. Trẻ con trong làng hễ thấy Bộc là réo to lên bài vè:
“Bộc gì mà Bộc
Phản bội nhân dân
Lấy oán báo ân
Với giặc thì thân
Với ta thì giết
Cá ơi có biết
Bộc muốn hại mày
Gắp lửa bỏ tay
Bộc gì mà Bộc”.
Bộc đau khổ, nhục nhã, cúi mặt bước đi. Bộc tìm đến nhà người yêu để tìm sự an ủi, động viên. Nhưng cô gái ấy đã xua đuổi và nguyền rủa Bộc. Rồi một đêm mưa gió, Bộc đã lễ sống mẹ và bỏ làng ra đi. Khi lên đến mặt đê, Bộc quỳ xuống nhìn đầm nước mà than: “Cá ơi, mày hãy trả lại cho tao sự trong sạch!”. Nhưng con cá một mắt kia nào có nghe được lời than của Bộc.
Đến ngày hòa bình, Bộc đột nhiên trở về làng. Mẹ Bộc khóc con đã lòa đôi mắt. Người yêu Bộc đã đi lấy chồng. Bộc nói với mẹ rằng Bộc sẽ tát cạn đầm Vực, bắt con cá một mắt kia để minh oan cho mình. Nghe Bộc nói vậy, bà mẹ khóc. Bà biết rằng Bộc không bao giờ có thể tát cạn được đầm Vực. Đầm Vực có một lối thông ra sông Đáy. Sông Đáy có một lối thông ra biển. Bộc làm sao tát cạn biển.
https://thuviensach.vn
Biết không tát cạn được đầm Vực, Bộc liền sắm một bộ cần câu cá quả. Chiều chiều Bộc đứng trên bờ đầm Vực lặng lẽ vứt câu. Cứ thế, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cho đến bây giờ, ông Bộc đã câu được hàng nghìn con cá quả đầm Vực. Nhưng chưa bao giờ ông câu được con cá một mắt. Cho đến bây giờ, không ai còn nhớ chuyện anh cả Bộc xưa kia nữa, và trẻ con làng này cũng không biết từng có một bài vè “Bộc gì mà Bộc” nữa. Nhưng ông Bộc vẫn không khi nào nguôi ngoai nỗi buồn đau ấy.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 9 -10
Ông Bộc kể xong câu chuyện thì trời tối. Sương đã phủ mờ trên những vòm cây. Tôi giúp ông chuẩn bị bữa tối. Ông Bộc khoác tấm chăn dạ cũ có nhiều vết rách bước xuống giường. Ông ngồi xuống cạnh bếp. Ông run rẩy giơ đôi bàn tay đen đúa, sần sùi. Ánh lửa hắt lên chòm râu thưa thớt của ông.
- Ông ơi! - Tôi rụt rè hỏi ông - Sao ông không lấy vợ?
Ông mở to đôi mắt hơn, nhìn tôi. Một lúc sau, ông nói:
- Cả đời ông chỉ yêu có một người. Không lấy được người đó, ông không thể lấy ai khác.
- Người đó là người đã đuổi ông đi phải không?
- Đúng thế, cháu ạ!
- Sao người đó lại ác thế! - Tôi khẽ kêu lên.
Ông nhìn tôi hoảng hốt xua tay:
- Cháu không được nói thế. Đừng nói thế, cháu nhé. Đó là người rất hiền hậu và tốt không ai bằng. Nếu đúng là kẻ phản bội thì ông không được phép gặp người ấy.
- Nhưng ông không phải là kẻ phản bội! - Tôi kêu lên.
- Chỉ sau này người ấy mới tin như thế. - Ông nói nhỏ. - Nhưng tất cả đã muộn rồi. Người ấy đã có chồng, c con.
https://thuviensach.vn
- Bây giờ bà ấy ở đâu, hở ông? - Tôi hỏi.
Ông cười. Nụ cười mệt mỏi và méo xệch.
- Bà ấy quy tiên rồi, cháu ạ.
- Bà ấy là người làng mình, hở ông?
Ông gật đầu, im lặng. Qua ánh lửa, tôi thấy đôi mắt ông đẫm nước. - Bà ấy là ai vậy, ông?
Ông nhìn tôi không trả lời. Hai giọt nước mắt lăn trên gò má ông, lẫn vào chòm râu bạc.
- Ông nói cho cháu nghe đi. - Tôi cầm lấy bàn tay ông đã ấm ấm hơi lửa. - Bà ấy là ai? Ông nói đi.
Ông run rẩy ôm lấy tôi. Tôi nép vào ông. Tiếng ông như vọng ra từ lồng ngực gầy:
- Ông không còn sống được lâu nữa. Chính vì thế ông sẽ nói với cháu bà ấy là ai…
Ông ngừng nói. Tôi ngước mắt lên đợi chờ.
- Là ai hở ông? - Tôi giục.
- Bà ấy chính là bà nội của cháu.
Tôi vùng ra khỏi tay ông.
- Là bà cháu? - Tôi hỏi mà như hét lên.
Ông òa khóc như một đứa trẻ. Lát sau, ông lấy vạt chăn lau nước mắt. Ông nói:
https://thuviensach.vn
- Là bà nội cháu đấy. Ông nói vậy hy vọng cháu sẽ yêu bà cháu hơn.
Tôi chạy qua đê, lao về phía cánh đồng, nơi bà nội tôi đã yên nghỉ ngàn thu ở đó. Tôi đi vào khu phần mộ của họ Nguyễn. Tôi đến trước mộ bà tôi. Những bông cúc vàng mờ mờ trong bóng tối. Tôi quỳ xuống trước mộ bà và khóc. Cả khi bà tôi mất tôi cũng không khóc như thế. Tôi nức nở:
- Bà ơi! Sao bà lại bỏ ông Bộc?
Không có tiếng ai trả lời. Chỉ có tiếng gió thoang thoảng trong đêm và mùi cúc vàng đăng đắng. Tôi sờ tay lên ngôi mộ. Những ký ức về bà nội tôi lại hiện về. Tôi thấy thương bà tôi vô hạn.
Rời ngôi mộ bà nội, tôi đi về phía đầm nước. Đứng trên đầm, tôi nhìn mặt nước đầm thẫm tối. Bỗng giữa đầm nước tối đen ào lên tiếng cá quẫy ùm ùm và tiếng nước đổ xuống rào rào. “Con cá một mắt. Con cá một mắt”. - Tôi khẽ kêu lên.
Sau cái quẫy mạnh, con cá bơi vòng quanh đầm. Mặc dù trời tối, nhưng tôi vẫn nhìn thấy vệt bơi của nó. Khi đến chỗ tôi, con cá dừng lại và nổi lên. Người tôi run bắn. Tôi không sợ, nhưng cảm thấy kinh hoàng.
Trong mặt nước mờ mờ, con cá nổi lên như một con trâu mộng, bơi vào sát bờ chỗ tôi đứng. Tôi nghe thấy tiếng con cá thở phì phò.
- Mày hãy trả lại cho ông Bộc! - Tôi thì thào. - Trả lại đi, trả lại đ
Con cá vẫn im lặng. Tôi nghe rõ hơn tiếng con cá thở mạnh. Rồi nó từ từ chìm xuống.
- Trả lại đi! Trả lại đi!
Tôi gào lên trong đêm. Cánh đồng mênh mông và mặt nước tối vọng lên tiếng tôi. Từ giữa đầm nước tôi nghe thấy tiếng i i của con cá vọng lại.
https://thuviensach.vn
Tiếng i i buồn bã và xa lắc. Tiếng i i loang mãi trong đêm tĩnh lặng của một ngày mùa xuân đã nhiều gió ấm.
Đêm khuya tôi tỉnh giấc. Chiếc giường trống trải vô cùng. Thằng Mên vẫn cười khúc khích trong mơ. Từ lúc nó sinh ra, chưa bao giờ thằng Mên khóc trong mơ. Tôi mở mắt nằm im lặng. Trong ngôi nhà tối om thoảng mùi trầu quế của bà tôi, giờ tôi mới hiểu một phần vì sao mỗi khi bà tôi nhận những con cá của ông Bộc cho mà tôi mang về, bà lại cúi đầu giấu tiếng thở dài.
Những ngày tiếp theo gió ấm hẳn lên. Hoa tầm xuân bời bời nở. Một buổi sáng chủ nhật chúng tôi kéo nhau đến nhà ông Bộc. Ông Bộc đã khỏe hẳn. Ông chống gậy chập chững đi ra ngõ. Gặp chúng tôi, ông nói:
- Ông muốn lên đê. Các cháu dắt ông lên nhé.
Chúng tôi xúm vào cầm tay dắt ông lên mặt đê. Chúng tôi đỡ ông ngồi xuống. Ông nheo nheo mắt nhìn về phía mặt đầm nước.
- Khi nào ông khỏe hẳn - Ông Bộc vừa nói vừa thở, - ông sẽ câu được con cá một mắt.
Một đứa trẻ nói:
- Cháu đố ông câu được đấy. Cả xóm trại này cũng chẳng bắt được. Một đứa khác:
- Một mình ông ăn hết làm sao được con cá ấy mà ông bắt. Ông Bộc cười:
- Ông bắt nó không phải để ăn.
- Để làm thuốc hở ông? - Một đứa hỏi.
https://thuviensach.vn
- Cũng chẳng để làm thuốc. - Ông Bộc nói. - Tuổi ông không cần thuốc nữa.
Một đứa khác:
- Thế ông bắt nó để làm gì? A! Để ông bán. Con cá ấy mà bán thì được nhiều tiền lắm.
Nghe vậy, tôi nổi cáu:
- Chúng mày chẳng biết quái gì cả.
- Mày biết cái gì nào? - Một đứa cãi tôi.
- Đừng cãi nhau nữa, các cháu. - Ông Bộc nói - Đừng cãi nhau nữa
Nói đến đó ông ôm ngực họ. Ông ho mãi. Chúng tôi sợ quá ôm lấy ông. Dứt cơn ho, ông thở dốc:
- Các cháu đưa ông về đi.
Ông thều thào. Chúng tôi đỡ ông đứng dậy. Ông run rẩy bước. Được mấy bước, ông dừng lại ngoái đầu về phía đầm Vực. Ông cười, mồm há hốc. Ông cười không thành tiếng. Chỉ thấy người ông run lên từng đợt.
- Ông sẽ câu được con cá.
Ông lại cười. Ông cười không thành tiếng. Lúc đó, đôi mắt ông sáng lên kỳ lạ. Chúng tôi nhìn ông, bỗng thấy sợ.
- Chúng tao sẽ bắt được mày. Tao có hai mắt, mày có một mắt thì tao phải bắt được mày. Tao sẽ rạch bụng mày ra, lấy cái ống, mang xuống huyện…
https://thuviensach.vn
Nói xong ông lại cười. Nước mắt và nhớt dãi ông chảy ra. Tôi vội kêu lên:
- Về đi ông. Về đi ông.
Ông lập cập bước theo chúng tôi. Chúng tôi xúm vào đỡ ông xuống chân đê. Dọc con đường từ chân đê về nhà ông, thi thoảng ông dừng lại và cười. Mỗi lần cười như thế, người ông lại giật lên như bị bệnh.
Về đến gần nhà, chúng tôi gặp lão Bương khật khưỡng đi lại. Nhìn thấy ông Bộc, lão Bương đứng lại, mở to mắt nhìn ông.
- Đi đâu về đấy? - Lão Bương lên tiếng - Sao mà ốm yếu
- Tôi sẽ bắt được con cá đấy! - Ông Bộc nói - Chỉ mấy hôm nữa thôi. - Bắt con cá nào? - Lão Bương hỏi.
- Con cá một mắt. - Ông Bộc nói.
Lão Bương bỗng rú lên cười, rồi nói:
- Ông thì bắt cá cũng chẳng xong chứ lại đòi bắt con cá ấy. Nhom nhem như gà quáng manh thế kia thì làm được cái gì.
- Tôi phải bắt được nó, rồi sẽ mổ bụng nó.
Nghe ông Bộc nói vậy, lão Bương hơi ngẩn ra:
- À lại cái chuyện cũ ấy chứ gì? - Lão Bương bĩu môi - Ông tìm lại cái ấy để làm gì, chết đến nơi rồi đấy.
- Chết, chết thế nào được. - Ông Bộc thở dốc - Ông đừng có phá ngang.
Lão Bương lại rú lên cười, rồi bỏ đi. Được một đoạn, lão Bương quay lại:
https://thuviensach.vn
- Này Bộc, có bắt được con cá thì cho đây xin một góc bộ lòng nhắm rượu nhé.
Ông Bộc không nói gì, lập cập bước vào nhà.
Chúng tôi đỡ ông nằm xuống và đắp tấm chăn dạ rách cho ông. Ông nằm bất động, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm: “Tao được mày, tao sẽ bắt được mày”.
Chúng tôi vẫn nhóm bếp lửa giữa nhà cho ông. Ánh lửa tỏa sáng ngôi nhà bé nhỏ và ẩm mốc. Ông Bộc nằm thở đều đều. Hình như ông đã ngủ. Bọn trẻ chúng tôi ngồi im lặng quanh bếp lửa. Những con cóc thấy lửa bò ra. Suốt mùa đông rét mướt, bầy cóc trốn biệt trong những hốc tối và ấm áp đâu đấy ở quanh nhà. Có một vài con cóc bò đến sát mép bếp lửa. Chúng giương những đôi mắt hiền lành và ngơ ngác nhìn chúng tôi.
- Này, các cậu ơi! - Một đứa chợt lên tiếng.
- Cái gì? - Tôi hỏi.
- Mình phải nấu cơm cho ông Bộc ăn chứ?
- Ừ nhỉ. - Tôi nói. - Nhưng tớ thấy ông Bộc chẳng có gì ăn cả. - Thử tìm xem. - Một đứa đề nghị.
Chúng tôi đứng dậy, rón rén bước đến góc nhà, nơi ông Bộc để xoong nồi ở đó. Chúng tôi mở hết xoong nồi, tìm hết mọi nơi nhưng không thấy gì có thể nấu ăn được.
- Chẳng có gì cả. - Một đứa nói - Chỉ còn một ít gạo thôi.
- Làm thế nào bây giờ? - Một đứa nói khẽ.
Bọn trẻ chúng tôi im lặng. Chợt thằng Mên khẽ reo lên:
https://thuviensach.vn
- Em có cách đấy.
- Cách gì? - Tôi hỏi. - Mày nói thử xem nà
Thằng Mên nói:
- Mỗi người về nhà lấy một thứ mang đến, như thế ông Bộc có ối thức ăn.
- Ừ, đúng đấy! - Một đứa hưởng ứng - Nhà tớ có một niêu cá kho. Tớ mang cá kho.
- Nhà tớ chỉ có trứng vịt thôi. - Một đứa khác nói.
- Mẹ em nấu cơm rồi. - Thằng Mên nói. - Em lấy cơm cho.
- Được đấy! - Tôi nói - Chúng mày đi nhanh lên. Tao ở đây trông ông Bộc. Nhanh lên nhé, thằng Mên chui qua vườn mà vào bếp, bố biết thì chết.
Chỉ loáng một cái, bọn trẻ đã biến vào trong bóng tối đã phủ kín xóm trại.
Chừng nửa tiếng sau lũ trẻ quay lại. Chúng lôi từ bụng áo ra những gói thức ăn. Tôi lấy chiếc mâm đặt xuống cạnh bếp lửa. Như có phép lạ, một mâm thức ăn hiện ra với đủ loại thức ăn: Cá kho, trứng vịt, dưa chua, muối vừng, rau cải luộc, tương, bì lợn rim…
Tôi đến bên ông Bộc khẽ gọi:
- Ông ơi, ông, ông dậy ăn cơm.
Ông Bộc từ từ mở mắt nhìn chúng tôi:
- Các cháu vẫn ở đây ư? Ông ngủ lúc nào mà chẳng biết. Thôi, các cháu về đi kẻo bố mẹ lại đi tì
https://thuviensach.vn
- Ông dậy ăn cơm, ông ạ.
- Cơm à? - Ông Bộc nói. - Các cháu lại nấu cơm giúp ông à?
Ông Bộc ngồi dậy. Chúng tôi đỡ ông bước xuống khỏi phản và ngồi xuống bên bếp lửa. Tôi bưng mâm cơm đặt bên cạnh ông.
- Ông ăn cơm đi! - Bọn trẻ nói.
Ông Bộc nhìn chằm chằm vào mâm cơm:
- Ai bảo các cháu làm như thế này?
Bọn trẻ không đứa nào trả lời. Ông Bộc nhìn vào mặt từng đứa chúng tôi. Rồi ông nghẹn ngào:
- Như thế này ông chết được rồi.
Nói xong, ông khóc nấc lên. Chúng tôi nhìn ông và òa khóc theo.
https://thuviensach.vn
BÍ MẬT HỒ CÁ THẦN
Nguyễn Quang Thiều
www.dtv-ebook.com
Chương 11 -12
Chúng tôi có ngờ đâu đó là bữa ăn cuối cùng của đời ông Bộc. Ngày hôm sau chúng tôi đến thăm ông trên đường đi học về. Ông nằm mê man, thoi thóp thở. Tôi chạy về gọi mẹ tôi. Mẹ tôi tất tưởi sang thăm ông. Mẹ tôi lay gọi mãi ông mới từ từ mở mắt. Đôi mắt ông dài d
- Ông ơi, ông thấy trong người thế nào? - Mẹ tôi hỏi.
Ông Bộc nhìn mẹ tôi và như cố nuốt một vật gì đó mắc vào trong cổ họng.
- Ông thấy trong người thế nào? - Mẹ tôi hỏi lại.
- Ch…ê…ết! - Ông Bộc thều thào.
- Ông đừng nói dại! - Mẹ tôi nói. - Ông phải sống để vui với bà con xóm trại.
- Chết! - Ông lại thều thào.
Mẹ tôi lấy nước nóng rửa mặt cho ông Bộc. Rồi mẹ tôi kéo tôi ra hiên nhà dặn:
- Con ở đây với ông Bộc. Để mẹ đi báo cho mấy ông bà trong xóm. Chắc ông ấy không qua khỏi đêm nay đâu.
Nói xong, mẹ tôi tất tưởi đi. Tôi đến bên ông Bộc khẽ gọi: - Ông Bộc ơi, ông Bộc!
https://thuviensach.vn
Ông Bộc mở mắt nhìn tôi rất lâu rồi nói:
- Mon… đấy… à…
Tôi vội gật đầu:
- Vâng, vâng, cháu đâ
- Ông không… sống… được n-ữ-a…
Ông Bộc nói từng tiếng một nặng nhọc.
- Ông ơi! Cháu nhìn thấy con cá một mắt ở đầm Vực tối qua, ông ạ. - Một… mắt… à? - Ông Bộc hỏi.
Tôi vội gật đầu.
Mẹ tôi đã trở lại cùng một vài người già xóm trại. Họ gọi ông Bộc và hỏi ông có nhận ra ai không. Ông Bộc đã thiếp đi. Ông nằm bất động.
Mẹ tôi và mọi người kéo nhau bàn chuyện hậu sự cho ông Bộc. Mọi người quả quyết chỉ đến giữa đêm là ông Bộc sẽ trút hơi thở cuối cùng. Mẹ tôi được sai đi gọi thợ mộc trong làng đến để đóng áo quan cho ông Bộc. Cuối chiều thì hai ông thợ mộc trong làng đến. Họ lôi từ góc nhà ra mấy tấm gỗ mà ông Bộc đã chuẩn bị từ mấy năm nay.
Buổi tối, đèn đóm thắp sáng trưng ở sân nhà ông Bộc.
Làng xóm đến thăm ông Bộc rất đông. Mẹ tôi tất bật đun nước. Lũ trẻ xóm trại chúng tôi quanh quẩn trước nơi ông Bộc nằm. Đến khuya thì cỗ áo quan được đóng xong. Người ta khiêng cỗ áo quan lên hiên nhà và quét sơn
đỏ. Tôi nhìn cỗ áo quan của ông Bộc và rùng mình nhớ lại cỗ áo quan nhỏ mà bố tôi đóng cho tôi năm ngoái.
https://thuviensach.vn
Đến khuya mọi người về hết. Chỉ còn lại một vài người ở lại trông coi ông Bộc. Họ trải chiếu ra hiên nhà ngồi uống rượu và đánh tổ tôm. Mẹ tôi thu dọn nhà cửa cho ông Bộc xong rồi đưa tôi về nhà. Tôi nắm chặt tay mẹ tôi đi qua những lối xóm tối om. Và ngoài tiếng xào xạc của lá cây, tôi lại nghe từ phía bên kia con đê vọng v con cá.
Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi thấy mẹ tôi đang chuẩn bị gánh rau cải ra chợ bán. Tôi đến bên mẹ tôi, hỏi:
- Ông Bộc có làm sao không mẹ?
Mẹ nói:
- Sáng nay lại thấy tinh tỉnh. May thì qua khỏi. Ở nhà trông nhà. Mẹ đi chợ mua lạng thịt tươi nấu cháo cho ông cụ.
Gần trưa mẹ tôi đi chợ về. Tôi theo mẹ sang nhà ông Bộc. Ông bỗng tỉnh táo lạ thường. Thấy tôi đến, ông ra hiệu cho tôi lại gần. Tôi thấy đôi mắt ông tỉnh hơn. Tôi ngồi xuống bên ông, nói:
- Mẹ cháu đang nấu cháo thịt cho ông dưới bếp.
Ông không nói gì cứ nhìn tôi. Một lúc sau ông hỏi:
- Cháu gặp con cá à?
- Vâng! - Tôi đáp.
Tôi thấy ánh mắt ông chợt sáng lên.
- Ông không thể sống được nữa. Ông nhờ cháu một việc… - Việc gì hở ông?
https://thuviensach.vn
- Sau khi ông chết, cháu giúp ông bắt cho được con cá một mắt và mổ bụng nó ra, lấy cái ấy, mang lên huyện
- Vâng! Vâng! - Tôi đáp - Cháu sẽ bắt. Cháu sẽ bắt.
- Cháu phải hứa với ông là bắt được con cá ấy, cháu nhé. - Ông nói. - Nếu không ông chết không nhắm mắt được.
Tôi thấy ông tỉnh táo và rất nhanh, nhanh hơn cả khi còn khỏe mạnh. Tôi cầm lấy bàn tay khô đét của ông và nói:
- Cháu hứa, cháu hứa, ông ạ. Cháu sẽ bắt được con cá ấy. Cháu hứa với ông.
Những ngón tay ông bỗng khỏe lạ lùng quặp chặt bàn tay bé bỏng của tôi. Đôi mắt ông mở to lạ lùng nhìn tôi. Bỗng đôi mắt ông lạc đi. Ông nấc lên. Những ngón tay ông từ từ duỗi ra. Tôi hoảng hốt định chạy xuống bếp gọi mẹ thì mẹ tôi cũng vừa bưng bát cháo bốc hơi nghi ngút bước vào.
- Mẹ ơi! - Tôi kêu lên - Ông Bộc làm sao ấy.
Mẹ tôi đặt bát cháo và chạy đến bên ông Bộc. Mẹ tôi cầm lấy tay ông vừa lắc vừa gọi:
- Ông ơi, ông. Ông tỉnh lại đi, ông ơi!...
Ông Bộc nằm ngoẹo đầu sang một bên. Khóe miệng ông chảy một vệt nước dãi.
- Con ơi! - Mẹ tôi gọi tôi và òa khóc. - Ông Bộc mất rồi. Ông ơi là ông. Sao ông không đợi ăn miếng cháo rồi đi, hở ông. Sao ông vội đi thế này, ông ơi.
Tôi òa khóc theo mẹ. Nghe tiếng khóc của mẹ con tôi, hàng xóm vội vã ùa đến. Có ai đẩy tôi ra
https://thuviensach.vn