🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 9 Quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú
Ebooks
Nhóm Zalo
a
Mục lục
1. Lời cảm ơn
2. Lời nói đầu
3. Giới thiệu
4. Quy tắc 1 - Chi tiêu để giàu có
5. Quy tắc 2 - Sử dụng tất cả các đồng minh đầu tư tuyệt vời mà bạn có
6. Quy tắc 3 - Tỉ lệ nhỏ, sức bật lớn
7. Quy tắc 4 - Chế ngự kẻ thù trong gương
8. Quy tắc 5 - Thu về lợi nhuận lớn với một danh mục đầu tư hợp lý
9. Quy tắc 6 - Ví dụ về Chỉ số chứng khoán vòng quanh thế giới 10. Quy tắc 7 - Thử ngó xem bí kíp của một kẻ ăn trộm 11. Quy tắc 8 - Tránh bị cám dỗ
12. Quy tắc 9 - Giải pháp chọn cổ phiếu 10% nếu bạn không thể kiềm chế
13. 9 Quy tắc làm giàu
Lời cảm ơn
T
ôi muốn gửi lời cảm ơn đến Ian McGugan vì đã động viên tôi thực hiện cuốn sách này, và đã cho tôi thấy như thế nào là một bài viết về tài chính tốt. Cảm ơn các giáo viên tại Trường Singapore American đã gợi ý tôi bắt tay vào thực hiện một tài liệu hướng dẫn dễ hiểu với cả đối tượng người đọc không chuyên. Rất nhiều người trong số các bạn đã đạt đến cột mốc quan trọng là có thể nói không với những khoản phí tư vấn tài chính cao ngất ngưởng sau khi đọc cuốn sách này và tôi thực sự tự hào về các bạn vì điều đó.
Xin được ngả mũ trước Kris Olson, Keith Wakelin, Dev Wakelin, Neerav Bhatt, Gordon Cyr và Seng Su Lin bởi đã cho phép tôi được quan sát và theo dõi vấn đề tài chính cá nhân vì lợi ích của người khác.
Và vì sự giúp đỡ nhiệt tình cho một cá nhân thiếu hiểu biết về công nghệ, tôi xin gửi lời cảm ơn chuyên gia excel - Dan Skimin; người giàu lòng kiên nhẫn - La- vinia Vasundran; huấn luyện viên công nghệ - Dianan và chuyên gia đồ họa - Paul Welsh.
Cảm ơn chuyên gia Facebook, Alex Wong; chuyên gia website, David Dixon; bậc thầy nghệ sĩ, Fang Yang; thư kí bí mật, John Kimzey; cùng người đã mang đến cho tôi nguồn năng lượng dinh dưỡng, Jane Antique.
Nick Wallwork, đến từ John Wiley & Sons, xứng đáng nhận được sự kính trọng chân thành của tôi vì đã tin vào dự án này; cùng nhà sản xuất, Janis Soo; biên tập viên, Jennifer Wells và đội ngũ marketing Cynthia Mak và Cindy Chu.
Cuối cùng, gửi lời cảm ơn đến vợ tôi, Pele Hallam Young, người vẫn luôn dành sự ủng hộ kiên định cho tôi. Mỗi ngày bên cô ấy đối với tôi đều như một kì nghỉ Giáng Sinh vậy.
Lời nói đầu
B
ất cứ một biên tập viên tạp chí nào cũng sẽ phải rùng mình khi một chiếc phong bì màu nâu cùng một tập bản thảo tự nhiên xuất hiện trong hòm thư. Nhất là khi nó đi kèm một lá thư bắt đầu bằng: “Gửi
người tìm kiếm sự thật. Âm mưu toàn cầu kiểm soát trí não của chúng tôi bằng chất florua được hé lộ trong bài báo 15.000 từ đính kèm. Gọi cho tôi ngay để nói về vấn đề khi nào ông sẽ đăng nó.”
Mặc cho lối chơi chữ quái gở đó, với cương vị là biên tập viên, tôi thực sự nuôi hy vọng rằng đằng sau một trong những chiếc phong bì nâu sẽ là một thứ gì đó tuyệt vời. Tôi có thể khẳng định với bạn
rằng thường thì hy vọng đó chỉ hiện thực hóa một lần mỗi thập kỉ hoặc tương tự thế. Bằng chứng ư? Andrew Hallam.
Tôi chưa từng gặp Andrew khi chiếc phong bì đó được đặt trên bàn làm việc của tôi tại Tạp chí MoneySense. Bên trong nó là một bài viết được đánh máy về War- ren Buffett. Tôi nhớ lúc đó mình đọc bài viết trong văn phòng và nhìn ra ngoài con phố Front Street ở Toronto, tư tưởng đấu tranh không biết nên làm gì. Sự nhiệt huyết của tác giả nhảy ra ngoài trang giấy, ông ta cũng có vẻ là một nhà tri thức hiếm gặp. Thế nhưng ai là tác giả bài viết này, Andrew là ai? Và tại sao ông ta lại viết tên Buffett chỉ với một chữ t?
Tôi quyết định liên lạc với Andrew và tôi thực sự vui mừng là mình đã làm điều đó. Ông giải thích với tôi rằng ông hiện đang là một giáo viên ở Vancouver Island với niềm đam mê vào đầu tư. Và chắc chắn ông ấy sẽ rất sẵn lòng sửa đổi một chút bài viết của mình đồng thời trả lại cho Mr. Buffett cái tên có hai chữ t.
Bài viết đó được đón nhận khá tốt và trong vòng vài năm nay, Andrew trở thành một người đóng góp thường xuyên cho chuyên trang của chúng tôi. Ông viết những câu chuyện về thị trường
chứng khoán, nghệ thuật mặc cả và cuối cùng cả về quyết định của ông khi chuyển tới Singapore và nhận một công việc giảng dạy tại một trường dành cho các học sinh quốc tế.
Đâu đó trên hành trình này, tôi nhận ra rõ ràng rằng Andrew đang sống và hít thở những bằng chứng khẳng định tất cả các lý thuyết về tài chính cá nhân đều có thể áp dụng vào thực tế. Ông là một người lao động với mức lương bậc trung và cũng chẳng hề có mối liên hệ nào tới Phố Wall. Nhưng có một điều ta có thể thấy rõ từ những câu chuyện của ông, Andrew đang tích lũy được lượng của cải với tốc độ vô cùng ấn tượng.
Cụ thể cách thức mà Andrew đã làm để đạt được những thành quả như vậy thì tôi không được biết rõ bởi tôi và Andrew thường chỉ liên lạc với nhau qua email hoặc điện thoại nên những hình dung về con
người thật của ông trong tôi chỉ nằm lại ở mức phỏng đoán. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã thay đổi khi ông sắp xếp cho tôi cơ hội được tới Singapore và thỉnh giảng một tuần cho học sinh về phong cách viết tại trường Singa- pore American.
Khi gặp mặt Andrew lần đầu tiên, có ba ấn tượng để lại trong tôi. Đầu tiên (quả thực là một nhận xét nông cạn), tôi không thể ngừng chú ý rằng Andrew có nước da màu vàng sẫm.
Không giống với một số người trong chúng ta với tổng quan hình thể vật lý dạng chiếc thùng, Andrew có vẻ ngoài gầy gò và cao một cách khó chịu. Ông như được thiết kế để nhảy không ngừng nghỉ xuyên qua những trảng cỏ Xavan. Andrew chia sẻ với tôi rằng ông đã từng là một vận động viên chạy đường dài và tôi không thể nhận ra ông ấy có thể đủ giỏi để chiến thắng các đối thủ của mình trong mỗi cuộc đua. Suốt một tuần sau đó, ngày nào tôi cũng thấy Andrew mang một đôi giày chạy và chinh phục những đoạn đường khá xa mà nếu là tôi thì chắc tôi sẽ gọi một chiếc taxi và đi ăn trưa. Ông kiểm soát việc tập luyện của mình với sự chính xác của một chiếc đồng hồ bấm giây.
Đặc điểm thứ hai tôi nhận thấy ở Andrew là sự vui vẻ của ông. Trong suốt tuần đó và cả vài năm về sau, tôi đã từng thấy Andrew lộ
rõ vẻ stress nhưng chưa bao giờ thấy khuôn mặt đó chán nản, giận dữ hay nhỏ nhen.
Điểm cuối cùng về Andrew thu hút sự chú ý của tôi là niềm vui thú mà ông đặt vào công việc giảng dạy. Xem cách ông thu hút sự chú ý của một lớp gồm những cậu bé 15 tuổi, rồi khuyến khích, thúc giục và tạo sự hứng khởi cho chúng trong suốt tiết học, tôi nhận ra rằng nghề giáo viên vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đủ công bằng, sau tất cả những điều kì diệu họ hoàn thành mỗi ngày.
Vậy tại sao tất cả những thứ này lại liên quan đến tiền bạc? Trong cuốn sách này, Andrew sẽ nói cho bạn biết về những kinh nghiệm của riêng ông trên hành trình tới sự giàu có. Nhưng nếu bạn có thể gạch chân một tỉ lệ nhỏ những gì được ông khéo léo truyền tải, đó chính là tầm quan trọng của việc nhìn nhận tiền bạc như một phần của những trải nghiệm lớn lao hơn.
Andrew đã thành công trong việc tích lũy của cải trong khi đồng thời là một vận động viên thể thao và một nhà giáo tâm huyết, đó là còn chưa kể đến một cá nhân hạnh phúc và thỏa mãn. Cuốn sách của ông muốn nói lên một điều đó là bạn không cần là một nhân viên kế toán thuế hay một kẻ bủn xỉn để có thể trở nên giàu có.
Ông tiếp cận với chủ đề xây dựng của cải với tầm nhìn của một vận động viên chạy đường dài. Chế độ của ông bắt đầu từ chủ nghĩa hiện thực. Nhà vô địch không thể lừa dối để có thể đi đến chiến thắng. Họ phải chấp nhận tập luyện cho một cuộc đua với những cố gắng bền bỉ trong một thời gian dài.
Điều tương tự cũng áp dụng cho lĩnh vực tài chính cá nhân. Không giống như các tác giả khác, Andrew không ở đây để đi theo thiên hướng làm-giàu-nhanh. Tuy nhiên, những gì ông làm đó là cho bạn thấy một chu trình đơn giản nếu được theo đuổi sau một thời gian đủ dài sẽ giúp bạn trở nên giàu có nhanh hơn tất cả những người hàng xóm của bạn. Trong thực tế, ông đã giải thích cách mà bạn có thể làm tốt hơn 80% nhà đầu tư đơn giản bằng cách tránh những sản phẩm, dịch vụ đắt đỏ mà những nhà tư vấn tài chính cố gắng nhét vào danh mục đầu tư của bạn.
Một số tác giả cố gắng làm bạn cảm thấy sợ hãi với những dự đoán về sự sụp đổ tài chính. Số khác lại làm bạn hứng khởi với những hứa hẹn về khoản lời khổng lồ sẽ có được khi dấn thân vào những lĩnh vực đầu tư nóng. Andrew tránh cả hai trường phái ngu ngốc kể trên. Thay vào đó, với sự lạc quan vốn có của mình, ông sẽ cho người đọc thấy một thói quen lạc quan về kinh tế vĩ mô sẽ mang lại lợi ích lâu dài như thế nào – kể cả cho dù bạn có đang nằm trong tâm của cuộc suy thoái tài chính đi chăng nữa. Đặc biệt nếu bạn là một nhà đầu tư trẻ, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra thực tế mình nên cầu mong thị trường trì trệ chứ không phải một thị trường phát triển.
Andrew truyền tải những thông điệp của mình theo một cách mà bất cứ ai cũng sẽ thích thú và coi trọng. Văn phong của ông đầy tính cá nhân, vui vẻ, lạc quan – đi kèm những chỉ trích không giấu giếm cách mà ngành công nghiệp tài chính đã hủy hoại cố gắng của chúng ta trong việc trở nên giàu có. Và như những gì bạn mong đợi ở một giáo viên, Andrew vừa khắt khe vừa dễ tiếp cận.
Cuốn sách của Andrew là một hướng dẫn tràn đầy niềm vui và thực tế về cách một người lao động thu nhập bậc trung có thể trở nên giàu có. Tôi đã rất vui khi mở chiếc phong bì màu nâu vài năm trước, và bạn cũng sẽ vui như thế khi quyết định mở những trang của cuốn sách này.
IAN MCGUGAN
Giới thiệu
N
ếu bạn đang phân vân một con đường sự nghiệp cho mình sau này, một hướng đi sẽ mang lại cho bạn sự giàu có cùng khoản tiền lương cao ngất ngưởng, chắc hẳn trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay đến những lĩnh vực như luật, y, kinh doanh hoặc nha sỹ? Có lẽ sẽ ít ai nhắc đến nghề nghiệp của tôi nếu mục tiêu của họ là trở nên giàu có. Tôi là một giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông – một nghề nghiệp được coi là bậc trung. Thế nhưng tôi đã trở thành một triệu phú không nợ nần vào tuổi 30.
Tôi chưa bao giờ chọn những khoản đầu tư mạo hiểm và cũng chẳng được thừa kế một xu nào từ bất kì ai. Khi học đại học, tôi đã tự trả toàn bộ học phí của mình. Làm sao tôi có thể trang trải được việc học của bản thân song song với đó tiết kiệm được một triệu dol- lar mà không cần đến bất kì một khoản nợ nào khi còn chưa chạm đến ngưỡng 40 tuổi của cuộc đời? Thật may mắn, tôi đã được học (và được tạo sự hứng khởi) từ một số nhân vật rất hiểu biết về tài chính. Họ thúc giục tôi buộc phải làm chủ được những gì mà lẽ ra tôi nên được học ở trường. Và bởi vì việc dạy các kĩ năng về tài chính là một điều vô cùng hạn chế ở các trường học nên rất có thể bạn đang là một trong số hàng triệu người phải chịu những ảnh hưởng từ sự thiếu sót trong nền giáo dục đó. Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay sẽ bù đắp cho bạn.
Thử nhớ lại xem khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã bao giờ bạn ngồi trong giờ số học, tiếng Anh, lịch sử hoặc sinh học với một câu hỏi luẩn quẩn trong đầu: “Lợi ích thực tế nào sẽ đến cho cuộc sống
sau này của mình? Những câu độc thoại của Hamlet, công thức lượng giác hay những kiến thức về các hoạt động bên trong cơ thể của một chú lợn sẽ mang lại cho bạn lợi ích gì bên ngoài bốn bức tường của lớp học?”. Thật không dễ dàng gì để có thể đưa ra một câu trả lời cả.
Thế nhưng, chủ đề tiền bạc thì không cần bàn cãi là một điều quan trọng. Không giống như việc giải phẫu lợn hay một bài toán đố hóc búa, bất cứ ai cũng có thể nhận được những lợi ích rõ ràng bằng cách làm chủ tài chính. Tuy nhiên, hầu hết gia đình lại thường tránh né chủ đề này. Chủ đề tiền bạc chắc cũng được nói đến nhiều như chuyện về một kẻ khờ trong gia đình mà chẳng ai còn muốn nhắc đến nữa. Bạn biết đấy – người chú hay hứa hẹn và cô dâu đặt hàng qua thư đang làm việc với vai trò đạo diễn trong ngành công nghiệp phim ngoại lai chẳng hạn.
Bạn cần một bằng chứng khẳng định rằng tiền bạc luôn là một vấn đề luôn bị né tránh? Bố mẹ bạn đã bao giờ chia sẻ với bạnvề việc họ mất bao lâu để có thể trả tiền xây nhà chưa, và yếu tố nào đã ảnh hưởng đến điều đó? Họ đã bao giờ giải thích cho bạn cách hoạt động của thẻ tín dụng chưa, và họ đã đầu tư tiền bạc ở đâu và như thế nào? Đã bao giờ họ tiết lộ những câu chuyện về việc họ chọn mua xe gia đình như thế nào trong những năm qua? Họ đã chi trả cho những chiếc xe đó như thế nào, hay những loại thuế nào áp dụng cho nhà ở hoặc thu nhập mà họ đang phải trả? Trong hầu hết mọi trường hợp, bố mẹ không bao giờ nói về những điều này.
Nếu không được giáo dục về tài chính đúng hướng, một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng với những tấm bằng học thuật sáng chói cũng có thể sở hữu một kiến thức tài chính không bằng một học sinh lớp 8. Vì lí do này, khi những sinh viên kể trên
bước chân vào một môi trường làm việc thật sự, họ sẽ có cảm giác như phải chống lại giá rét mùa đông dù trên người không manh áo vậy.
Kĩ năng quản lý kém cùng những lỗ hổng trong giáo dục về tài chính đã khiến rất nhiều người rơi vào những thói quen tiêu xài không hợp lý và những khoản đầu tư thiếu sáng suốt, đặc biệt là khi cố gắng bắt kịp theo thói quen mua sắm và tiêu xài phóng khoáng của bạn bè trong khi khả năng tài chính của hai người không giống nhau. Hãy cùng gọi người bạn này với cái tên A chẳng hạn.
Bạn không thể bắt chước thói quen của A nếu muốn giàu có. Bạn không thể tiêu xài giống anh ta. Bạn cũng không thể vay mượn hay
đầu tư giống anh ta.
Trên thực tế, anh A đang đầu tư dưới sự cố vấn của một chuyên viên tài chính với lời hứa hẹn giàu sang hoặc ít nhất là một tuổi về hưu an nhàn. Thế nhưng, quá nhiều lời khuyên sẽ giống như nhân vật giàu có Pardonner trong tác phẩm Những câu chuyện ở Can terbury của Geoffrey Chaucer, với một điểm khác biệt quan trọng: Khi Pardonner moi tiền từ những người hành hương đạo Cơ-đốc – với lời hứa hẹn về những khoản hời trên trời – những gì họ nhận được đều rất rõ ràng (không giống với những khoản hoa hồng tư vấn tiềm ẩn hiện nay). Hầu hết các nhà hoạch định tư vấn tài chính đều không có lợi ích song hành với lợi ích của bạn, cho dù trông họ có thân thiện như thế nào. Và bởi vì tất cả những thứ này bạn đều không được học ở trường nên rất có thể về sau bạn sẽ nhận ra mình đã đầu tư sai lầm ra sao và thực ra bạn đang chi trả những khoản chi phí cho chiếc xe Mercedes-Benz của một người khác. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy đó.
Tuy nhiên, tại sao bạn phải đọc cuốn sách của tôi trong khi có cả trăm cuốn khách cũng cùng chủ đề? Để giải thích điều này, tôi sẽ kể cho bạn lí do tôi viết “9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú”.
Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đều biết rằng – bên cạnh việc dạy Tiếng Anh – tôi còn còn đăng nhiều bài báo liên quan đến lĩnh vực tài chính cá nhân, hai trong số đó thậm chí còn được đề cử cho Giải thưởng xuất bản quốc gia lĩnh vực tài chính ở Canada.
Vì lí do này, đồng nghiệp đã muốn tôi chia sẻ kiến thức về tiền bạc. Tuy nhiên, tôi muốn truyền đạt theo một cách nào đó mà không phải là các buổi hội thảo. Tôi muốn tìm một cuốn sách đơn giản nhất nói về các vấn đề đầu tư đúng đắn, mua về và tặng họ.
Do đó, tôi đã mua 80 quyển sách với 12 tựa khác nhau. Và rồi bởi vì tôi đang dạy một nhóm học sinh môn tiếng Anh, tôi đã cho họ đọc và gặp những nhóm nhỏ sau đó để bàn luận về nhưng gì họ học được.
Sau đó tôi nhận ra một vấn đề. Rất nhiều thuật ngữ được sử dụng bởi các tác giả tài chính chẳng khác gì chữ tượng hình Ai Cập đối với học sinh của tôi cả. Quá nhiều tác giả không quan tâm đến việc những gì họ viết có đọng lại được trong đầu của những độc giả không, có nhiều kiến thức ở lĩnh vực tài chính hay không.
Tôi cần một phương tiện khác để tiếp tục việc chia sẻ và giảng dạy, do đó, tôi viết cuốn sách này để giúp hơn 100 người bạn cũng như đồng nghiệp. Song song với đó, tôi tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo miễn phí về tài chính, thực ra tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn là giảng dạy để tìm ra những gì mà những sinh viên đại học hoặc những người đã tốt nghiệp hiểu gì về tiền bạc từ đó rút ra phương pháp truyền tải hiệu quả tới đối tượng người nghe rộng khắp.
Trong quá trình viết “9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú”, tôi cũng chia sẻ nó với khoảng một chục người chưa qua đào tạo về tài chính nhưng có quan tâm đến lĩnh vực đầu tư. Họ đã cho tôi những phản hồi quý giá về những gì họ hiểu và chưa hiểu, từ đó tôi có thể tìm ra những thay đổi cần thiết như giải thích thêm ở những thuật ngữ khó hiểu hoặc tránh sử dụng chúng.
Kết quả là cuốn sách này đã ra đời: đến từ một vị thầy giáo triệu phú luôn lắng nghe cẩn thận người đọc. Trong đó, tôi chia sẻ 9 quy luật về tiền bạc mà lẽ ra bạn nên được dạy ở trường. Bạn sẽ học cách tiêu xài như triệu phú và đầu tư một cách tốt nhất trong khi tránh được những cạm bẫy của nỗi sợ, lòng tham hay hành động xấu của những bàn tay muốn thao túng ví tiền của bạn. Bản thân tôi đã theo đuổi những quy luật vượt thời gian đồng thời dễ áp dụng này và trở thành một triệu phú không nợ nần vào tuổi 30. Giờ thì hãy để tôi chia sẻ nó cho bạn.
Quy tắc 1Chi tiêu để giàu có
B
ản thân tôi không hề giàu có vào năm 30 tuổi. Nhưng nếu muốn, tôi có thể thuê một chiếc Porsche, vay một khoản tiền lớn cho một ngôi nhà đắt đỏ, hào nhoáng và tận hưởng những kì nghỉ chất lượng năm sao vòng quanh thế giới. Tôi sẽ trông thật giàu có nhưng thực ra lúc đó tôi đang ở trong tâm sự ràng buộc luẩn quẩn của những khoản nợ ngân hàng và thẻ tín dụng. Thực tế mọi thứ có thể khác xa những gì bạn vẫn thấy.
Năm 2004, tôi nhận dạy kèm một cậu bé người Mỹ ở Singapo. Mẹ cậu bé gửi cậu ở nhà tôi mỗi chiều thứ Bảy. Bà lái một chiếc Jaguar đời mới nhất với giá trị tại Singapo rơi vào khoảng hơn 250.000 đôla (giá xe hơi ở quốc đảo này rất đắt đỏ). Họ sống trong một ngôi nhà lớn, và bà đeo một chiếc đồng hồ Rolex cực kì thời trang. Tôi đã nghĩ rằng họ rất giàu có.
Sau một vài buổi dạy, mẹ cậu trả tiền học phí cho con mình bằng một tờ séc. Bà cười và kể cho tôi nghe về kì nghỉ ở nước ngoài gần đây của gia đình bà, đồng thời bày tỏ vẻ hạnh phúc khi tôi đồng ý giúp con bà.
Tờ séc bà đưa tôi có giá trị 150 đôla. Sau khi bà mẹ ra về, tôi đạp xe xuống phố để gửi tờ séc vào ngân hàng.
Nhưng đây là vấn đề: Tờ séc bị trả lại – người phụ nữ đó không có đủ tiền trong tài khoản. Tất nhiên tình huống này có thể xảy ra với bất kì ai nhưng đối với gia đình này, nó lặp đi lặp lại thường xuyên như việc mất điện ở Kathmandu1 vậy. Tôi vội liên lạc với bà và bà nài nỉ tôi hãy đợi một tuần trước khi bà có thể gửi tiền vào tài khoản. Cuối cùng tôi buộc phải nói với bà về việc không thể dạy kèm con bà được nữa.
1 Kathmandu là một thành phố nằm ở miền Trung Nepal, một quốc gia nghèo với lượng điện vô cùng thiếu thốn. Ở Kath- mandu mỗi ngày có thể mất điện đến 12 tiếng.
Tại sao tất cả những điều này lại có thể xảy ra? Sau tất cả, lẽ ra người phụ nữ ấy phải rất giàu có. Bà lái một chiếc Jaguar, sống trong một ngôi nhà lớn và đeo đồng hồ Rolex. Chồng bà là một nhân viên đầu tư làm việc trong một ngân hàng, người dường như có thể ngụp lặn trong bể tiền mình làm ra.
Tôi chợt nhận ra rằng bà ấy có thể không giàu có chút nào. Chỉ vì ai đó nhận được lương cao hàng tháng và sống như hoàng gia Ba tư hoàn toàn không đồng nghĩa với việc họ là người giàu có.
Quy luật Hippocrates của sự giàu sang
Nếu chúng ta có ý định tích lũy của cải, có lẽ mỗi người nên cam kết với bản thân tương tự như lời thề Hip- pocrates của các bác sĩ: trong mọi trường hợp, KHÔNG LÀM HẠI BỆNH NHÂN. Chúng ta đang sống trong thời đại của sự thỏa mãn từng giây. Nếu bạn muốn liên lạc với ai đó xa cả nửa vòng trái đất, bạn có thể làm điều đó ngay lập tức bằng một cuộc điện thoại hoặc một tin nhắn. Trong trường hợp bạn dự định mua một thứ gì đó và muốn nó được chuyển đến tận nhà, bạn chỉ cần một cú điện thoại và thẻ tín dụng – kể cả khi bạn không có đủ tiền để trả cho món đồ đó.
Cũng giống như gia đình Mỹ có vẻ giàu có ở Singapo đó, không khó để làm tổn hại đến tương lai tài chính của chúng ta bằng cách thổi phồng những khoản tiền mình không hề sở hữu. Những chuyện tương tự như thế chẳng của riêng quốc gia nào cả.
Để tránh được những tổn hại tài chính, chúng ta cần xây dựng những khối tài sản, chứ không phải tích lũy các khoản nợ. Một trong những cách chắc chắn nhất để vươn tới sự giàu có trong suốt cuộc đời đó là hãy tiêu xài ít hơn số tiền bạn kiếm được và dùng khoản tiền còn lại đầu tư một cách thông minh. Quá nhiều người làm tổn hại nghiêm trọng tình hình tài chính của bản thân bởi họ không nhận thức được sự khác biệt giữa “nhu cầu” và “ham muốn”.
Rất nhiều người trong số chúng ta kiếm được một công việc tuyệt vời ngay khi ra trường và ngay lập tức bắt đầu hành trình tiêu xài một cách hoang phí. Thường thì thói quen này sẽ được bắt đầu một cách vô thức. Hãy thử tượng tượng ra tình huống sau, với thẻ tín dụng của mình một người mua một chiếc bàn ăn mới, ngay sau đó họ cảm thấy những chiếc đĩa và bộ đồ ăn không tương xứng với chiếc bàn mới và họ phải tiếp tục mua mới và thay thế.
Tới lượt những chiếc ghế, thật chẳng ăn nhập chút nào với chiếc bàn ăn mới của mình, họ dùng thẻ Visa để tiếp tục mua sắm. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một người bạn nói với họ chiếc thảm trông chẳng hợp chút nào với bộ ghế mới, họ tiếp tục lùng sục trong những mẩu quảng cáo để tìm một chiếc thảm tuyệt đẹp theo phong cách Ba Tư. Tiếp đến, họ mơ về cả dàn giải trí mới, và rồi là sửa nhà, tiếp đến là một kì nghỉ vô cùng xứng đáng tại Hawaii.
Thay vì sống trong một Giấc mơ Mỹ, thực tế họ đang mắc kẹt trong cơn ác mộng thần thoại Hy Lạp. Theo đó, thần Zeus đã trừng phạt vị vua Sisyphus bằng cách bắt ông liên tục đẩy một hòn đá lên núi,
vấn đề nằm ở chỗ tảng đá này sẽ lăn xuống một cách điên cuồng mỗi khi gần lên tới đỉnh. Không ít người đã phải chịu đựng những guồng xoay tương tự như vậy chỉ vì thói quen tiêu dùng của mình. Khi họ gần trả được hết những khoản nợ, họ tự thưởng cho mình bằng cách thêm sức nặng vào tảng đá của Sisyphus, tự đưa mình trở lại chân núi của sự nản chí.
Mua một thứ gì đó sau khi đã tiết kiệm đủ tiền cho nó (thay vì mua bằng khoản nợ thẻ tín dụng) thật là một chuyện của những năm 50 của thế kỉ trước – ít nhất đó là cách nhìn nhận hiện nay của không ít người tiêu dùng. Kết quả là thế kỉ 21 đã chứng kiến rất nhiều khoản nợ cá nhân chất đống và chúng thường vô tình bị phớt lờ.
Trước khi học cách đầu tư để tích lũy tài sản, hãy học cách tiết kiệm. Nếu bạn muốn trở nên giàu có với một mức lương tầm trung, bạn không thể chỉ ở mức độ bình thường. Hãy gác sang một bên thói quen tiêu dùng mà rất nhiều người khác đã trở thành nạn nhân của nó.
Theo tờ Tạp chí Phố Wall, trung bình một gia đình ở Mỹ trong năm 2010 mắc phải khoản nợ tín dụng khoảng 7.490 đôla.(1) Một bài đăng khác trên tờ Huffington Post cho hay trong năm 2011, 23% người Mỹ mắc phải các khoản nợ thế chấp nhiều hơn cả giá trị ngôi nhà họ đang ở. Ở Nevada, 66% số hộ gia đình thậm chí bán cả nhà đi cũng không đủ tiền để trả các khoản nợ thế chấp.(2)
Giờ là lúc mọi thứ trở nên hấp dẫn. Có thể ngay lúc này bạn đang nghĩ rằng chắc chỉ người lao động thu nhập thấp mới có các khoản vay quá mức, tuy nhiên hãy xem lại các thông tin dưới đây:
Theo một tác giả đồng thời là nhà nghiên cứu về tài sản ở Mỹ, người đã từng nghiên cứu về sự giàu có của người Mỹ từ năm 1973, Thomas Stanley cho biết hầu hết những ngôi nhà được định giá từ một triệu đô la trở lên (số liệu năm 2009) không thuộc quyền sở hữu của các triệu phú. Thay vào đó, hầu hết các ngôi nhà triệu đô thường thuộc về những cá nhân chưa đạt đến tầm triệu phú cùng các khoản vay thế chấp lớn cùng phong cách tiêu xài đắt đỏ.(3) Trong một sự tương quan mạnh mẽ, 90% số người đạt tiêu chuẩn trở thành triệu phú sống trong những ngôi nhà có giá trị chưa đến 1 triệu đôla.(4)
Nếu có một tuyên thệ nào đó tương tự lời thề Hippo- cratics trong lĩnh vực tài chính cá nhân, không ít người đã vi phạm nghiêm trọng những gì mình hứa. Tuy nhiên dù mức lương của một người có cao đến đâu, nếu họ không thể sống thoải mái trong trường hợp không làm việc, họ cũng chưa thể được xếp vào mức thực sự giàu có.
Tôi định nghĩa sự giàu có như thế nào?
Đến đây có lẽ bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của việc phân biệt rõ ràng giữa sự giàu có thật sự và giàu có giả dối, từ đó có thể tránh khỏi lối sống của những kẻ giải vờ giàu có trên thế giới. Sự giàu có bản thân là một khái niệm tương đối. Tuy nhiên, đối với những người được cho là giàu có, họ cần đạt được hai tiêu chuẩn sau đây:
1. Họ phải có đủ tiền để có thể sẵn sàng từ bỏ công việc mình đang làm mãi mãi, nếu đó là sự lựa chọn của họ.
2. Họ cần có những quỹ đầu tư, quỹ hưu trí hoặc một quỹ tín thác có thể mang lại cho họ gấp đôi mức thu nhập các hộ gia đình trung bình trong nước suốt cả đời.
Theo Cục Điều tra Dân số gia đình Mỹ, thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình trong năm 2009 là 50.221 đôla.(5) Dựa theo định nghĩa của tôi, nếu một người có thể kiếm được gấp đôi số đó (từ 100.442
đôla trở lên) từ các khoản đầu tư, điều đó có nghĩa là họ thực sự giàu có.
Kiếm được gấp đôi thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong một quốc gia – trong khi không hề phải làm việc – là giấc mơ xa xỉ của không ít người.
Các khoản đầu tư tạo ra tiền mặt như thế nào?
Bởi cuốn sách này sẽ tập trung vào việc xây dựng tài sản sử dụng thị trường chứng khoán và trái phiếu, hãy lấy một ví dụ có tính tương quan cao. Giả sử John xây dựng một danh mục đầu tư có giá trị 2,5 triệu đô la. Khoản đầu tư này sẽ mang về lợi nhuận 4% một năm, tương đương khoản tiền mặt 100.000 đôla. Vì lí do này, John sẽ không bao giờ lâm vào tình trạng thiếu tiền. Trong trường hợp khoản tiền lời từ danh mục nêu trên tăng lên 6 hoặc 7% mỗi năm, qua thời gian John sẽ có nhiều lợi nhuận hơn để trang trải cho sinh hoạt phí cũng đang tăng lên.
Nếu John đang sở hữu những thứ kể trên, tôi cho rằng anh ấy là một người giàu có. Nếu John còn đang sở hữu xe hơi hiệu Ferrari cùng một cơ ngơi trị giá triệu đô, tôi cho rằng anh ấy rất giàu có.
Tuy nhiên nếu John có một danh mục đầu tư trị giá 400.000 đôla, sở hữu căn nhà triệu đô nhưng bằng sự trợ giúp của một khoản vay thế chấp lớn và một chiếc Ferrari đi thuê thì tôi cho rằng John không giàu có chút nào, kể cả anh ta có mức lương mỗi năm là 600.000 đôla đi chăng nữa.
Tôi không khuyến khích rằng chúng ta nên sống như những kẻ tuyệt vọng, tiết kiệm từng đồng ta kiếm được. Tôi đã thử cách đó (như sẽ chia sẻ với bạn sau) và phải thừa nhận nó không vui vẻ là bao. Tuy
nhiên, nếu bạn muốn trở nên giàu có, việc có một kế hoạch chủ định đồng thời theo dõi sát sao những gì bạn mua sắm là một bước rất quan trọng để bắt đầu việc đầu tư. Nếu xây dựng khối tài sản là một môn học bắt buộc với tất cả mọi người và nếu môn đó có tính điểm (cả sau khi bạn đã rời trường học), bạn có biết ai sẽ có khả năng là người trượt thảm hại nhất không? Những vận động viên bóng rổ nhà nghề.
Hầu hết các vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp chơi cho giải NBA để kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm, nhưng liệu họ có giàu không? Hầu hết trong số họ đều mang vẻ giàu sang nhưng việc bạn kiếm được bao nhiêu cũng không phải là mấu chốt. Theo một bài báo đăng tải trên Toronto Star vào năm 2008, một quan chức NBA khi đến thăm đội bóng Toronto Raptors đã từng cảnh báo các cầu thủ rằng họ nên cân bằng thói quen chi tiêu của bản thân bởi 60% cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ sở hữu một khả năng tài chính suy sụp 5 năm sau khi họ ngừng nhận được mức lương “khủng” của mình.(6) Làm sao điều đó lại có thể xảy ra? Thật đáng buồn nhưng thực tế đã chứng minh các cầu thủ chơi cho giải NBA có rất ít các kiến thức tài chính cơ bản. Vì sao ư? Trường học không hề cung cấp cho bạn những kiến thức về thế giới tài chính.
Bằng cách làm theo những khái niệm về của cải được truyền tải trong cuốn sách này, bạn có thể tự mình đạt được trạng thái tự chủ tài chính. Và nếu bạn cam kết với bản thân sẽ tuân theo các quy luật nêu ra, bạn sẽ trở nên giàu có – thật sự giàu có. Điều này bắt đầu bằng việc thực hiện theo quy luật đầu tiên: chi tiêu để giàu có. Nếu bạn giảm thiếu tối đa các hoạt động mua sắm không cần thiết, bạn sẽ có nhiều tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư hơn.
Tất nhiên, nói thường dễ hơn làm nhất là khi bạn nhìn thấy người khác đang thoải mái mua về những thứ bạn cũng đang muốn có. Thay vì nhìn xem cỏ nhà ai xanh hơn, hãy thỏa mãn với sân vườn của chính nhà bạn và nếu bạn buộc phải so sánh, hãy làm điều đó
với chiếc xe cũ kĩ của cha tôi. Làm được điều này đồng nghĩa với việc bạn đang bắt đầu xây dựng được nền móng của sự giàu sang. Giờ thì tôi sẽ giải thích nó hiệu quả với tôi như thế nào.
Bạn có thể nhìn đường khi đang lái xe?
Năm 15 tuổi, khi đang ngồi trong chiếc Datsun 1975 của cha tôi và lao đi với tốc độ như một viên đạn. Tôi ngó mắt vào đồng hồ chỉ tốc độ và chợt nhận ra nó đã hỏng. “Làm sao cha biết được mình đang chạy xe nhanh như thế nào nếu đồng hồ tốc độ không hoạt động?”, tôi hỏi.
Cha bảo tôi hãy lật tấm thảm sàn dưới chân. “Gấp nó lại”, ông cười. Có một cái lỗ kích thước bằng nắm tay trên sàn xe ngay dưới chân tôi, và tôi có thể thấy phần đường mình đang băng qua. “Ai sẽ cần đồng hồ tốc độ cơ chứ, khi mà con có thể có được một cảm nhận tốt hơn về tốc độ khi trực tiếp nhìn con đường”, cha nói vói tôi.
Năm sau khi tôi 16 tuổi, tôi đã mua một chiếc xe hơi cho riêng mình bằng tiền tiết kiệm có được từ công việc ở siêu thị. Một chiếc xe đã chạy được 6 năm hiệu Honda Civic 1980. Đồng hồ tốc độ của nó còn hoạt động và thật tuyệt vời là chẳng có tấm thảm nào dưới chân tôi cả. Và vì đây là chiếc xe tốt nhất trong gia đình tôi, nó khiến tôi cảm thấy mình thật thời thượng. Nó hé lộ cho tôi một trong những bí mật tuyệt vời nhất của việc xây dựng của cải: nhận thức của bạn sẽ thôi thúc các thói quen mua sắm.
Một trong những cách chắc chắn nhất để trở nên giàu có theo thời gian đó là hãy tiêu tiền ít hơn số mà bạn kiếm được. Nếu bạn có thể điều chỉnh quan điểm của mình để thỏa mãn với những gì mình có, sẽ chẳng còn cám dỗ nào có thể thổi bùng khoản tiêu xài cá nhân nữa. Bạn sẽ có thể dùng tiền để đầu tư trong một khoảng thời gian dài và nhờ sự kì diệu của lãi kép trên thị trường chứng khoán, kể cả những người có mức thu nhập trung bình cũng có thể tích lũy được một khoản đầu tư lớn. Nhờ có chiếc xe của bố, tôi cảm thấy thật giàu có vì sở hữu một con chiến mã đáng để lái trên đường, ít nhất thì nó cũng không phải chịu đựng tình trạng dột từ nóc xe và cửa sổ khi đi dưới trời mưa. Thay vì so sánh xe của mình với những chiếc
mới hơn, nhanh hơn và đẹp hơn, tôi chọn xe của bố (bạn có thể phải khởi động nó bằng một chiếc tua vít ở khe đánh lửa) làm tiêu chuẩn so sánh.
Đạo Phật cho rằng “ham muốn” sẽ dẫn đến sự chịu đựng. Như gia đình cậu bé tôi dạy kèm ở Singapo, sự ham thích dường như không có giới hạn những thứ đẹp đẽ sẽ mang lại một mức độ hậu quả nào đó về sau – đặc biệt nếu chẳng may trụ cột của gia đình mất việc hoặc muốn nghỉ hưu. Nó làm tôi nhớ đến một chiếc bumper sticker2 mình từng thấy trên đường, nhại lại một câu thoại trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn: “I owe, I owe, it’s off to work I go”.3
2 Miếng dán ở phía sau xe hơi in các thông điệp, hình ảnh để thu hút sự chú ý của những người tham gia giao thông khác.
3 Nguyên tắc trong truyện là “Hi-ho! Hi-ho! It’s off to work we go.” Câu nói được tác giả nêu ra được nhại lại thành “I owe, I owe, it’s off to work I go” mang ý nghĩa “Vì đang chịu rất nhiều khoản nợ nên tôi đi làm đây.”
Tại sao những người khao khát được giàu có nên lái xe của người giàu có?
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, chẳng việc gì bạn phải lái một chiếc xe cũ kĩ hay giá rẻ cả. Việc đó thì có gì vui? Bạn nên lái những loại xe mà những cá nhân triệu phú thường lái? Thoạt nghe, có thể nhận định những người muốn trở nên giàu có nên lái xe theo phong cách của người giàu có thể nghe thật vô lí khi dành cả hàng chục nghìn đô cho một chiếc BMW, Mercedes-Benz hay Ferrari trong khi bạn đang mong muốn trở nên giàu có. Tuy nhiên, hầu hết mọi triệu phú đều có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên với quan điểm của họ khi chọn xe. Trong năm 2009, trung bình số tiền mà các triệu phú Mỹ bỏ ra để mua xe chỉ là 31.367 đôla.(7) Và bạn cũng nên quên những người đồng hành đến từ Châu Âu đắt đỏ như BMW, Mercedes-Benz hay Ferrari đi vì nhãn hiệu xe hơi được yêu thích nhất đối với nhiều triệu phú chính là Toyota buồn tẻ.(8)
Rất nhiều người muốn trở nên giàu có cố gắng tỏ ra vượt trội hơn so với bạn bè bằng cách dành ít nhất 40.000 đôla cho những chiếc xe đắt đỏ, lớn hơn cả mức 31.367 đôla mà các triệu phú Mỹ thường bỏ ra. Làm sao bạn có thể xây dựng sự giàu có và giảm thiểu sự căng thẳng về tài chính khi bạn chi cho xe hơi nhiều hơn cả triệu phú? Thật chẳng khác nào thi chạy nước rút với một vận động viên Olympics mà lại chấp họ chạy trước 50 mét.
Hình tượng bên ngoài chẳng là gì nếu bạn mất việc và chẳng thể chi trả chi phí hàng ngày hay nếu bạn phải làm việc cho đến tận năm 80 tuổi.
Nếu bạn muốn bắt kịp giới triệu phú, hãy bắt đầu ngay tại điểm xuất phát và tìm cho một một định hướng lớn lao nhất. Thật vô nghĩa để chi nhiều hơn cả triệu phú cho một chiếc xe.
Mua xe nhiều hơn cả người có nhiều hơn 10 triệu đô
Năm 2006, Warren Buffett, một trong ba người đàn ông giàu có nhất thế giới, đã mua chiếc xe đắt nhất ông từng có: một chiếc Cadillac có giá 55.000 đôla.(9) Theo đó, một decamillionaire4 trung bình chi 41.997 đôla cho chiếc xe hơi của mình.(10) Nếu bạn đang ở một siêu thị dành cho người có thu nhập cao, hãy ra bãi đậu xe và nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy rất nhiều xe hơi có giá hơn 41.997 đôla. Một số trong đó thậm chí còn có giá cao hơn xe hơi của Warren Buffett. Bạn nghĩ có bao nhiêu trong số chủ những chiếc xe kia có tài sản nhiều hơn 10 triệu đôla hoặc hơn thế? Nếu bạn đang nghĩ con số có thể là “không” thì tức là bạn đang hiểu ra vấn đề khá nhanh đấy. Không ít người đang liều mình trên con đường trở nên giàu có hoặc tự chủ tài chính bằng ảo tưởng của việc trông có vẻ giàu có thay vì sự giàu có thực sự.
4 Khái niệm chỉ những triệu phú có tài sản trị giá hơn 10 triệu USD.
Bất kì khoản tiền nào bạn tiết kiệm được từ việc mua xe hơi (không kể đến các khoản lãi từ việc tiết kiệm nếu bạn không thể mua xe ngay) đều có thể dùng để đầu tư và tạo ra của cải. Xe hơi không
phải một khoản đầu tư. Không như các tài sản dài hạn khác như nhà đất, trái phiếu hay cổ phiếu, xe hơi sẽ mất giá theo thời gian.
Một trong những gã hiểu biết nhất tôi từng gặp – Và quan điểm của anh ta về việc mua xe hơi
Khi tôi 20 tuổi, tôi nhận việc rửa xe tại một trạm xe buýt để có tiền trang trải học phí đại học. Những gì tôi học được từ một người thợ máy sâu sắc dường như giá trị hơn tất cả những gì tôi được học tại trường đại học. Russ Perry là một thợ máy triệu phú đang nuôi hai đứa con trong vai trò một người bố đơn thân. Sự thính nhạy về tài chính của Russ trước đây đã được nhắc đến với tôi từ một người thợ máy khác: “Này, nếu Russ có bao giờ nói với cậu về chủ đề tiền bạc, hãy chắc chắn rằng cậu sẽ lắng nghe nó!”
Chúng tôi làm cùng nhau ca đêm và thường thì cũng không quá bận rộn – đặc biệt là vào cuối tuần – vì thế chúng tôi có khá nhiều thời gian để nói chuyện.
Công việc của tôi thì khá đơn giản, tôi lau chùi xe buýt, tiếp nhiên liệu cho chúng và theo dõi số khoảng cách mỗi xe đã đi vào cuối ngày. Mỗi khi rảnh việc, tôi thường vừa có cảm giác khúm núm vừa cảm thấy vô cùng sảng khoái khi Russ lên lớp về chủ đề tài chính và con người. Không phải tất cả mọi thứ Russ nói đều đúng hoàn toàn nhưng sự dân dã trong cách truyền tải của anh ấy luôn có một phần sự thật bên trong.
Russ cho biết anh ta có thể nhận ra ngay độ thông minh của mỗi người bằng cách nhìn vào chiếc xe họ lái. Anh không thể hiểu nổi lí do tại sao một người lại có thể chi một khoản tiền rất lớn cho một thứ gì đó mà giá trị lại giảm đi theo thời gian – một chiếc xe hơi sang trọng chẳng hạn, hay thậm chí họ đi thuê nó hoặc vay tiền để mua. Russ vò đầu bứt tai về thực tế này. Russ tin tưởng vào việc đầu tư và các tài sản như chứng khoán hay nhà đất bởi chúng có thể tăng giá trị theo thời gian. Bất cứ thứ gì làm hao hụt của cải, như xe hơi chẳng hạn, Russ coi đó là một khoản nợ.
Russ nói: “Andrew, nếu cậu có thể đi hết cuộc đời mình mà không cần xe hơi, đó sẽ là một lợi thế vô cùng lớn.” Anh chỉ tay về phía một người đang băng qua bãi đỗ xe đang làm việc trong ban quản lý “Cậu nhìn thấy người đang vào chiếc BMW kia chứ?”
Tôi đã từng rất ngưỡng mộ chiếc xe đó khi mới vào làm việc. Nó thực sự rất đẹp. “Gac đó mua chiếc xe 2 năm trước, mới tinh”, anh tiếp lời, “nhưng anh ta đã mất đến 17.000 đôla từ chiếc xe bởi sự khấu hao giá trị đồng thời từ khoản lãi của một số món nợ. Trong khi đó, ba năm nữa, tôi cá là gã sẽ mua một chiếc xe mới.” Lúc đó tôi tự hỏi không biết ba năm nữa chiếc BMW kia sẽ mất giá đến mức nào khi mà chỉ trong hai năm giá trị của nó đã giảm đến vậy.
“Nếu một người thực sự giàu có, chẳng có gì vô lý khi ném tiền vào những vật dụng sang trọng cả. Nhưng nếu một người đang muốn trở nên giàu có và họ thực hiện những khoản mua sắm kiểu như vậy, giàu sang sẽ không bao giờ đến. Không bao giờ!”, Russ giải thích.
Russ tiếp tục nói về quan điểm mà ai cũng cho là đúng. Hầu hết mọi người được tin rằng đều sẽ mất tiền vào xe hơi và đó vô tình trở thành một tiên đoán tự trở thành sự thật.5 Anh nói mọi người hoàn toàn có thể tránh việc bị mất tiền vào xe hơi nếu họ cẩn thận, Russ chính là một ví dụ. Tôi nghĩ những quan điểm mà Russ có được xuất phát từ thiên hướng tài chính và phẩm chất một người thợ máy trong anh. Câu hỏi lớn nhất tôi gặp phải lúc nghe câu chuyện Russ chia sẻ đó là liệu nó có hiệu quả đối với tôi hay không – một gã thợ máy tài năng theo kiểu một người Neanderthal6 có hai tay trái. “Khi cậu mua xe hơi, hãy nghĩ đến giá trị của nó khi bán lại.” Sự khấu hao giá trị mạnh nhất của một chiếc xe hơi sẽ diễn ra vào năm đầu tiên. Russ khuyên tôi đừng bao giờ mua xe mới và chỉ mua một chiếc xe khi có ai đó đã chịu khoản khấu hao khổng lồ cho bạn.
5 Hiệu ứng Pygmalion: con người thường có xu hướng hành xử theo cách nghĩ và họ đã mặc định dẫn đến sự hiện thực hóa một tình huống đã được mong đợi từ trước.
6 Người Neanderthal là một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, các mẫu được tìm thấy trong thế Pleistocene ở châu Âu và một vài nơi thuộc phía Tây và Trung Á.
Anh làm rõ giá trị bán tốt nhất đến từ những chiếc xe Nhật. Anh gợi ý hãy tìm đến một chiếc xe mới được sử dụng có số kilomet đã đi không quá nhiều. Chiếc xe tốt hơn là có nước sơn nguyên gốc, lốp xe tuyệt vời cùng nội thất xe ổn.
Nếu tôi trả giá chuẩn xác cho một chiếc xe đồng thời khoản khấu hao lớn đã được giải quyết bởi người khác, tôi có thể bán chiếc xe đó trong khoảng một trong hai năm tới nếu muốn, với mức giá tương đương giá tôi đã mua, thậm chí còn có thể cao hơn, Russ chia sẻ.
Chiến lược mua xe của triệu phú tương lai
Hãy cùng kiểm chứng lý thuyết của Russ, tôi bắt đầu tìm kiếm một chiếc xe sẽ không làm túi tiền của mình thủng một lỗ lớn.
Cũng không quá lâu để tôi có thể có những cảm nhận đầu tiên về thị trường. Tôi xem qua một số báo cáo khách hàng về các hãng xe đáng tin cậy. Một nguồn vô giá đó là hướng dẫn được cập nhật hàng năm của Phil Edmonston, Lemon-Aid Used Cars. Một số hãng xe và dòng xe thì như những quả chanh đích thực trong khi đó số còn lại có thể ví như một con ngựa chiến. Tôi dành vài phút mỗi sáng xem mục phân loại trên tờ báo địa phương và khi thấy một thứ gì đó thú vị với mức giá tốt, tôi sẽ kiểm tra nó kĩ hơn. Trong vòng một vài năm sau đó, tôi mua được một vài chiếc xe hơi Nhật mới đi được chặng đường ngắn và khá đáng tin cậy với giá nằm trong khoảng 1.500 đến 5.000 đôla. Tôi sẽ sử dụng chiếc xe này trong vòng khoảng 12 tháng và không bỏ thêm bất cứ khoản tiền nào vào nó. Những chiếc xe tôi mua có giá khá thấp nên khoản tiền lời nhận được sau khi bán lại cũng không quá lớn, rơi vào tầm từ 800 đến 1.000 đôla.
Thật không may là có quá nhiều người không có kĩ năng dùng tiền tốt và tôi thấy khá dễ dàng để tìm ra những người đang tuyệt vọng
bởi đã lỡ vay quá nhiều tiền. Hãy mua xe của họ. Thường thì đối tượng này đang cần tiền nhanh, để nâng cấp xe hoặc để trả những khoản nợ lớn đang ngày càng nặng trĩu. Tôi đã mua xe từ cả hai đối tượng, sử dụng nó cho khoảng 60.000 dặm và cuối cùng bán nó 2 hoặc 3 năm sau với mức giá tương đương số tiền tôi bỏ ra mua.
Có lần tôi mua một chiếc Toyota đã qua sử dụng 12 năm nhưng chặng đường đi chưa dài với giá 3.000 đôla. Tôi lái nó khoảng 4.000 dặm từ British Columbia, Can- ada xuống bán đảo Mexican Baja rồi Guadalajara trước khi quay trở lại Canada. Sau khi đi tổng cộng khoảng 8.000 dặm chỉ trong một chuyến đi như vậy, tôi bán lại xe với giá 3.500 đôla. Sử dụng chiến lược mua xe khôn ngoan này, bạn có thể biến khoản tiết kiệm trên thành một khoản lời nhỏ bằng cách đầu tư theo một số cách mà tôi sẽ giải thích thêm cho bạn ở phía sau cuốn sách này.
Đây là một chiến thuật đơn giản một cách đáng ngạc nhiên để mua những chiếc xe cũ mà có thể tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian và tiền của.
Hãy tưởng tượng bạn đang lang thang trong một bãi đậu xe, thường thì bạn sẽ không được làm điều đó một mình hoặc thậm chí là cùng bạn mình. Một nhân viên bán hàng ăn mặc chải chuốt sẽ nhanh chóng tiếp cận bạn cùng rất nhiều mẫu mã và hãng xe. Họ sẽ có độ tập trung cao nhưng nếu bạn không giống tôi, ví tiền của bạn sẽ vơi đi nhanh hơn bởi nhân viên bán hàng đó và áp lực từ một gã miệng lưỡi trơn tru có thể hạ gục bạn. Cuối cùng, bạn đã nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Một chú cá tuế bé nhỏ như tôi cần một chiến lược hiệu quả cao trước những chú cá to lớn, đói bụng và đầy kinh nghiệm – và đây là những gì tôi làm: Đầu tiên, tôi xác định chính xác những gì mình đang tìm kiếm. Năm 2002, tôi muốn một chiếc xe Nhật có cần sang số và nước sơn nguyên gốc. Tôi không muốn phải sơn lại xe bởi tôi không đủ kinh nghiệm để xác định xem các khoản phí đó đã được tính chưa, ví dụ như các vết rỉ sét hoặc tổn thất từ tai nạn. Tôi cũng muốn chắc chắn rằng chiếc xe đó mới đi được dưới 80.000 dặm đồng thời có giá bán dưới 3.000 đôla. Ngoài ra các vấn đề như
chiếc xe bao nhiêu tuổi, nó có được bảo trì phù hợp không hay đã phải trải qua những tình huống như thế nào ở đời chủ trước thực sự không là vấn đề.
Như một mật vụ nặc danh được bao bọc trong sự dũng cảm, tôi ghi lại danh sách những chiếc xe trong tầm ngắm và mở trang vàng để gọi đến các hãng bán xe trong bán kính 20 dặm. Cực kì trung thành với vũ khí của mình, tôi nói cho họ biết chính xác những gì mình
đang cần và sẽ không quan tâm đến bất cứ thứ gì nằm ngoài các tiêu chí trên.
Tôi đã phải giữ quan điểm của mình rất vất vả với đội ngũ bán hàng lành nghề nhưng mọi thứ khi được thực hiện qua điện thoại dường như dễ dàng hơn khi phải nói chuyện trực tiếp. Hầu hết người bán để nói với tôi họ có một số thứ chắc chắn sẽ làm tôi hứng thú nhưng họ không thể hạ giá xuống 3.000 đôla được. Một số thì cố gắng dụ tôi vào tròng với các phương án mua bán thay thế, số khác cho rằng mức giá trần tôi đưa ra hết sức hoang đường. Nhưng tôi không quan tâm. Chiến lược tôi đã đề ra như một thanh gươm hiệp sỹ và điện thoại, chính là chiếc khiên đáng tin cậy. Tôi cũng đã xây dựng cho mình một tinh thần thượng võ bởi chắc rằng mình sẽ còn phải liên lạc với họ sau đó.
Bởi những cuộc gọi đầu tiên của tôi không đi đến đâu, tôi gọi lại cho họ khi gần đến cuối tháng. Lúc đó tôi đã hy vọng rằng những nhân viên bán hàng sẽ trở nên “đói bụng” hơn nữa nếu họ chưa đạt được định mức mỗi tháng được giao. Và may mắn đã đến, tại một hãng có một đôi vợ chồng già thanh toán một chiếc Toyota Tercel cũ đi được 30.000 dặm. Nó chưa hề được thẩm định lại giá hoặc lau chùi nhưng họ đã để tôi mua lại ngay với mức giá 3.000 đôla.
Tất nhiên, bạn không việc gì phải giới hạn chiến thuật trên với mức mua 3.000 đôla. Nó cũng đúng với bất cứ dòng xe, hãng xe nào và nó cực kì tiết kiệm thời gian. Thêm nữa, số tiền bạn tiết kiệm từ nó còn có thể dùng để đầu tư sinh lợi nhuận.
Cẩn trọng trong mua bán nhà đất
Tới đây có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra việc mua xe hơi đắt đỏ sẽ cản trở như thế nào trên con đường tới sự giàu sang. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 còn dạy cho chúng ta biết thêm những bài học về nhà đất.
Một trong những bài học bất cứ ai muốn giàu có cũng phải học đó là ngân hàng không phải là những người bạn. Họ xuất hiện để kiếm tiền cho các cổ đông. Để làm điều đó, ngân hàng có một đội ngũ nhân viên bán hàng vô cùng nhã nhặn và có khả năng thuyết phục từ đó dẫn bạn tới những sản phẩm đầu tư (tôi sẽ nói rõ thêm ở Chương 3) trong khi đó cung cấp những khoản vay mua nhà trôi nổi bọc đường để khiến bạn phải trả lãi nhiều năm sau đó.
Điều gì đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009? Đó chính là sự tham lam của ngành ngân hàng đồng thời thiếu sự chăm sóc trách nhiệm đến quyền lợi của khách hàng cùng sự thiếu hiểu biết của những người vay tiền để mua những ngôi nhà nằm ngoài khả năng chi trả.
Cùng diễn biến của tình trạng bong bóng nhà đất, khi người mua mua nhà mà họ không thể trả và khi những tỉ lệ lãi suất thấp và quyến rũ tới mức nguy hiểm bắt đầu tăng lên, họ không thể trả khoản vay thế chấp được nữa. Không có gì ngạc nhiên, họ sẽ phải bán nhà, tạo ra lượng cung lớn trong thị trường nhà đất. Khi cung lớn hơn cầu, mọi người sẽ không trả giá cao nữa cho dù đó là bất cứ mặt hàng gì – giá bắt đầu giảm. Nhà đất không phải một ngoại lệ.
Ngân hàng bắt đầu bán các khoản nợ thế chấp đó cho các định chế tài chính trên phạm vi toàn cầu. Và khi chủ gia đình sở hữu những khoản nợ đó không thể trả được nợ thế chấp, các định chế tài chính nêu trên sẽ được sở hữu những ngôi nhà được thế chấp. Vấn đề nằm ở chỗ họ phải chịu tổn thất lớn như một kết quả của việc giá nhà giảm mạnh như một người nhảy dù mà không có dù.
Bởi ngân hàng đã đóng gói các khoản nợ và bán cho các định chế tài chính khác. Những tổ chức này cuối cùng cũng mắc vào khó khăn khi chủ sở hữu nhà không thể trả nợ. Tình huống này đặt rất
nhiều định chế tài chính có tiếng vào vòng nguy hiểm. Vì nguồn tài chính hẹp dần, ngân hàng cũng không sẵn sàng cho doanh nghiệp vay. Vì thế doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để vận hành các hoạt động hàng ngày. Hiệu ứng móc xích để lại hậu quả là sự trì trệ trong kinh tế và sa thải hàng loạt trên toàn thế giới.
Nó gợi nhớ tôi về bài học mẹ đã từng dạy khi tôi vay tiền lần đầu tiên bằng cách thế chấp một mảnh đất gần bờ biển. Bà hỏi tôi: “Nếu lãi suất tăng gấp đôi, liệu con có thể trả không?”. Theo điều khoản của khoản vay, tôi phải chịu lãi suất 7% mỗi năm. Lúc bấy giờ, bà biết rằng 7% vay thế chấp là khá rẻ, đặc biệt khi đặt lên bàn cân so sánh với lãi suất cuối những năm 1970 và 1980. Bà nhận thức rõ nếu tôi không thể chi trả khi lãi tăng lên gấp đôi, tức là 14%, khoản tiền lãi sẽ khiến tôi trắng tay.
Lời khuyên của bà một là điểm đáng lưu tâm nếu bạn không muốn có ngày ngôi nhà của mình sẽ bị tước mất. Nếu bạn đang cân nhắc mua nhà, hãy nhân đôi lãi suất và thử xem bạn còn khả năng chi trả không. Nếu còn, bạn hoàn toàn có thể chi trả và xứng đáng cho ngôi nhà đó.
Trợ giúp tài chính cho một triệu phú
Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc đại ý rằng của cải không thể tồn tại qua ba thế hệ. Một thế hệ xây dựng của cải, thế hệ kế tiếp duy trì nó và một thế hệ phá hủy tất cả.
Các nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng – trái ngược với những gì bạn có thể đang nghĩ – hầu hết triệu phú đều không được thừa hưởng khối tài sản của họ. Hơn 80% số được khảo sát là thế hệ đầu tiên trong gia đình trở nên giàu có.(10)
Tôi dạy học tại một trường tư ở Singapore nơi hầu hết học sinh đều không phải người bản địa và đến từ những gia đình giàu có. Tôi nói với học sinh (kiểu nửa đùa nửa thật) rằng họ đang nằm trong danh
sách những cá thể phải chịu nguy hiểm về mặt tài chính. Bố mẹ thì lúc nào cũng muốn giúp con cái nhưng người Trung Hoa dường như cả nghìn năm nay đã biết rõ rằng tiền được đưa vào tay những
người trẻ tuổi không có kinh nghiệm xây dựng của cải, sẽ sớm bị tàn phá mà thôi.
Trong cuốn sách cổ điển của Thomas Stanley, Triệu phú nhà bên, ông đã giải thích nhận định cho rằng những người nhận được các món quà tài chính hữu ích từ bố mẹ (tiền mặt, cố phiếu, nhà đất) sau đó thường có mức của cải thấp hơn hẳn so với những người có cùng mức thu nhập mà không nhận được bất kì khoản hỗ trợ về tài chính nào.(11)
Đây là một vấn đề khó để các bậc phụ huynh có thể nắm bắt. Họ cảm thấy mình có thể tạo cho con cái một xuất phát điểm tài chính vững vàng bằng cách cho tiền. Tuy nhiên theo thống kê, những đồng tiền dễ dàng có được là những đồng tiền sẽ bị hoang phí. Stanley thực hiện nghiên cứu này với một nhóm gồm nhiều các giáo sư có học vấn ở độ tuổi 40 và 50 và phân loại họ theo thiên hướng khả năng. Tiếp đó, Stanley chia họ thành hai nhóm: nhóm nhận được và nhóm không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Sự hỗ trợ tài chính ở đây bao gồm tiền mặt, giúp đỡ trả nợ, giúp đỡ mua xe hoặc giúp trả tiền mua nhà. Ông tìm ra rằng những người nhận được trợ giúp nhiều khả năng có ít của cải hơn những người không nhận được hỗ trợ từ bố mẹ. Có thể nói, nhận được trợ giúp về tài chính sẽ cản bước sự phát triển khả năng xây dựng của cải của một người.
Ví dụ, một kế toán viên trung bình nhận được sự trợ giúp tài chính về phía gia đình sẽ có mức của cải ít hơn 43% so với đối tượng còn lại không nhận được hỗ trợ. Trong sự đối lập mạnh mẽ, chỉ có đúng hai nhóm đối tượng nằm trong tập những người nhận được trợ giúp tài chính ở nghiên cứu bên trên của Stanley trở nên giàu có hơn sau đó là giáo viên và giảng viên.(12)
Tôi đã trở thành triệu phú như thế nào?
Cha tôi là một thợ máy và tôi là một trong bốn đứa trẻ được nuôi nấng dựa trên đồng lương của ông, do đó trong suốt quá trình trưởng thành, tôi không có nhiều tiền để phung phí. Bắt đầu từ năm
15 tuổi, tôi tự mua quần áo của riêng mình. Năm tôi 16, tôi tự mua xe bằng tiền kiếm được từ công việc làm thêm ở siêu thị. Tôi phải làm việc cho những gì mình muốn nhưng tôi không thực sự thích làm việc. Bởi như tất cả mọi đứa trẻ, tôi thích chơi đùa trên bãi biển hơn.
Do đó, đối với tôi, tiền lương được nhận chắc chắn sẽ tương đương với khối lượng công việc. Khi tôi nhìn thấy một món đồ có giá “chỉ” 10 USD tôi sẽ tự hỏi chính mình rằng tôi có muốn lau sàn siêu thị đồng thời xử lý những túi khoai tây nặng 50 pound để có đủ tiền mua nó không. Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ từ bỏ ý định mua nó. Không bao giờ nhận những đồng tiền “miễn phí” đã tập cho tôi thói quen tiêu xài có trách nhiệm.
Lời thú tội của một người đã từng là kẻ bần tiện
Cho đến hôm nay, tôi và vợ mình vẫn đang có một cuộc sống rất đầy đủ. Chúng tôi lái một chiếc Mercedes-Benz kiểu cổ và một chiếc Mazda khiêm tốn. Chúng tôi đi du lịch rất nhiều, với tổng cộng 25 nước đã tới thăm. Chúng tôi sống trong một căn hộ chung cư đắt tiền có bể bơi, sân chơi squash, sân tennis và phòng tập thể hình. Chúng tôi tận hưởng dịch vụ mát xa mỗi tuần, 52 tuần trên năm. Và nếu sức khỏe cho phép, tôi và vợ sẽ còn có thể tận hưởng những thứ nêu trên thêm 40 năm nữa.
Sự ác cảm từ đầu với các khoản nợ đã dẫn tôi đến vị trí này. Tôi ghét nợ nần. Nó có thể là hơi quá đối với hầu hết mọi người nhưng đối với cá nhân tôi vay nợ là một điều giống như thỏa ước với cái ác vậy. Luôn tâm niệm về những tình huống xấu nhất, tôi lo lắng nếu mình mất việc mà không thể chi trả các khoản nợ thì điều gì sẽ xảy ra?
Tôi không khuyến khích rằng các bạn trẻ có ý định nghỉ hưu sớm nên sống như cách tôi làm những năm đầu của tuổi 20. Nhưng nhắc nhở bản thân rằng các khoản nợ như những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng đã giúp tôi rất nhiều. Cho dù bạn thấy điều tôi vừa nói thật hứng khởi hay chỉ là một sự ảo tưởng không hơn
không kém, tôi nghĩ bạn cũng đã rút ra một điều gì đó cho bản thân từ câu chuyện của tôi.
Tôi bắt đầu đi dạy lớp 7 vài tháng sau khi tốt nghiệp đại học. Tìm cách giảm tối đa tiền thuê nhà và tiền thức ăn là những phương hướng tôi vạch ra để nói không với các khoản nợ sinh viên. Đây chắc hẳn là một ý kiến nghe có vẻ hợp lí nhưng tôi cá là thậm chí cả những người ăn xin ở các thành phố lớn chắc cũng sẽ bất ngờ trước chủ nghĩa tiết kiệm mà tôi theo đuổi.
Khoai tây, pasta, và trai sò là những món đồ ngon, bổ, rẻ nhất tôi có thể tìm thấy. Trai sò rõ ràng là nguồn protein dồi dào. Với một chút tiền, tôi thường sẽ lang thang trên các bờ biển cùng một người bạn đã nghỉ hưu tên là Oscar để mua về rất nhiều sò. Trong khi Oscar có thiên hướng ăn uống tao nhã, những gì tôi thử nghiệm dường như dũng cảm hơn rất nhiều: cho vào lò vi sóng một ít khoai tây hoặc pasta luộc đồng thời cùng sò đã được nêm nếm dầu oliu. Tuyệt! Một bữa tối với giá dưới 1 USD. Việc bạn có thể chịu đựng việc cần ăn một bữa ăn ngon tốt như thế nào không quan trọng, vấn đề là theo đuổi kiểu ăn uống đó mỗi ngày cũng như kiểu dụ thú cưng ăn đồ ăn cho chó, mèo vậy. Tuy nhiên những khoản nợ của tôi đã vơi dần khi tôi có thể sống tốt chỉ cần 30% lương giáo viên, cho phép tôi dành 70% còn lại để trả nợ.
Chung chỗ ở với một người bạn cùng phòng cũng giúp cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, bởi tôi không thích phải trả tiền nhà lắm nên tôi thường tìm kiếm ai đó đang có ý định đi du lịch dài ngày và cần một người để trông coi nhà cửa.
Và kể cả dù trời lạnh đến đâu, tôi cũng sẽ không mở hệ thống sưởi ấm trong căn nhà đi thuê không phải trả tiền này. Vì muốn tối giảm chi phí, tôi sẽ đi lòng vòng trong nhà cùng một đống áo trên người
trong khi ngoài trời tuyết đang phủ kín. Tuy nhiên, nếu có lò sưởi thì tôi sẽ dùng nó. Vào buổi đêm, tôi sẽ nhóm lửa và mang chăn mền ra ngủ cạnh lò sưởi. Còn nhớ có lần thức dậy giữa đêm, tôi thấy hơi thở mình trắng xóa.
Vào một tuần của tháng 12, bố tôi có việc công tác trong thành phố nên tôi mời ông về ở cùng. Là một người hoạt náo nhưng bố tôi lại im lặng một cách đáng ngạc nhiên khi tôi nói với ông: “Không! Bố, con sẽ không bật hệ thống sưởi đâu”. Và rồi sau đó tôi nhận ra việc có cơ hội được ngủ gần bố cạnh lò sưởi trong một căn phòng lạnh giá là một trong những khoảnh khắc cha con tuyệt vời nhất tôi từng có. Tuy nhiên, tôi đoán bố thì không nghĩ thế. Lần tới khi đến chỗ tôi làm, ông chọn ở khách sạn.
Cuối cùng thì tôi cũng cảm thấy thèm muốn sự tự do khi được ở một nơi của riêng mình, vì thế tôi chuyển đến một căn phòng ở tầng hầm với giá thuê 350 đôla một tháng. Tuy nhiên, tiền thuê rẻ lại đi cùng một bất tiện khác. Trong trường hợp này, nơi tôi ở cách trường quá xa, tới 35 dặm.
Nếu chọn giải pháp lái xe hơi đi làm thì chặng đường trên không phải một thứ gì đó quá tệ. Tôi cũng có xe, một chiếc Volkswagen cũ mèm, 20 tuổi tôi từng mua với giá 1.200 đôla (về sau tôi bán được nó với giá 1.800 đôla), tuy nhiên, tôi lại cảm thấy mình chưa sẵn sàng để trả tiền nhiên liệu cho chuyến đi 70 dặm mỗi ngày. Do đó, tôi chọn đi xe đạp.
Đạp xe 70 dặm mỗi ngày dù có mưa hay tuyết để đi làm và về nhà đã mang đến cho tôi vị trí dẫn đầu trong một cuộc đua không chuyên về sau. Lúc đó, tôi có một khoản đầu tư có thể cho phép mình mua một chiếc xe hơi thể thao mới tinh bằng tiền mặt và thuê một căn hộ cạnh bãi biển để ở nếu muốn. Nhưng nhìn vào cách tôi sống, tôi cá là đồng nghiệp đang nghĩ tôi sắp phá sản đến nơi.
Có lần, một đồng nghiệp gặp tôi cạnh một trạm xăng trên đường từ nhà đến nơi làm việc. Chúng tôi đều đang nạp năng lượng – tuy nhiên, tôi thì đang nạp năng lượng cho cơ thể của mình. Cô ta chạy về phía tôi lúc tôi đang ngồi trên xe đạp và nhét thanh kẹp PowerBar vào miệng: “Thực sự chắc chúng ta nên mở một cuộc quyên góp cho anh ở trường thôi.” Nếu lúc đó tôi nghĩ cô ấy chỉ đùa thôi, có lẽ tôi đã cười lớn.
Sau một thời gian, cuối cùng tôi cũng nghĩ rằng phong cách hiện tại của mình có phần hơi khắc nghiệt với bản thân. Tôi chuyển đến chỗ ở mới gần trường hơn sau khi mua một mẫu quảng cáo nhỏ trên tờ
báo địa phương với nội dung: “Giáo viên đang cần tìm một chỗ ở với mức phí dưới 450 đôla một tháng”. Mức giá này nhỏ hơn mức bình thường khá nhiều nhưng tôi đã tự quảng cáo mình là một người có việc làm và có trách nhiệm có thể đang tìm kiếm một người thuê nhà đảm bảo được các quyền lợi cho họ.
Tôi bắt đầu đầu tư từ năm 19 tuổi và đến lúc đó tôi đang có trong tay một khoản đầu tư đang phát triển, tuy nhiên, tôi không muốn bán chúng đi để có tiền chi trả các khoản nợ. Vì thế, tôi tiết kiệm từng chút thu nhập của mình cho mục đích đó. Một năm sau khi đi làm toàn thời gian đồng thời sống như một vị sư, tôi đã trả được hết nợ. Bắt đầu từ đây tôi chuyển hướng những đồng tiền mình có sang mục đích đầu tư.
Sáu năm sau khi trả hết các khoản nợ từ thời sinh viên, tôi mua được một mảnh đất cạnh bờ biển và tính toán rất kĩ về khả năng trả nợ thế chấp của mình. Tôi quyết định nhân đôi mức lãi suất để tăng thêm khả năng chi trả của mình.
Một khi tôi đã trả được nợ, tiền lại được dành cho đầu tư.
Phải thừa nhận là có rất ít người coi khinh nợ nần như tôi nhưng một khi bạn là một người không vướng bận vào nợ nần, bạn sẽ không bao giờ còn cảm giác thích nó nữa.
Đừng hiểu lầm tôi. Phần này trong câu chuyện tài chính của tôi không phải là một hướng dẫn cách làm cho một người trẻ để theo đuổi. Đó là một thử thách với tôi lúc trước nhưng giờ thì không còn một chút hấp dẫn nào nữa. Và vợ tôi – người tôi kết hôn cùng sau đó, cũng thừa nhận nó chẳng có gì thú vị cả. Nhưng nó nói lên một điều nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn có thể nâng cao khả năng đó nếu bạn biết tiết kiệm, đặc biệt là khi bạn còn trẻ.
Nhìn về tương lai
Những người muốn giàu có thường không quan tâm nhiều đến một thói quen mua sắm có trách nhiệm. Đó là lí do tại sao rất nhiều người cận kề tuổi về hưu vẫn phải làm việc trong khi họ mong muốn được đi du lịch vòng quanh thế giới hoặc hưởng thụ tuổi già cùng con cháu của mình. Tất nhiên, không phải ai cũng có phương châm như thế về công việc nhưng có bao nhiêu người trong lúc chuẩn bị nhắm mắt xuôi tay vẫn thốt lên: “Chúa ơi! Ước gì con đã dành nhiều thời gian hơn ở văn phòng” hoặc “Tôi vẫn thực sự mong rằng mình đã nhận được sự thăng tiến vào năm 2015 đó.”
Hầu hết mọi người đều thích những sở thích của mình hơn là làm việc, thích con cái hơn những chiếc điện thoại Blackberry, thích những giây phút trầm ngâm hơn là các cuộc họp với sếp. Tôi hiển nhiên là một người trong số họ và đó là lí do tôi cần học cách kiểm soát chi tiêu và đầu tư hiệu quả.
Nếu bạn là một người trẻ đang bắt đầu cuộc sống và bạn thấy ai đó cùng những món đồ đắt tiền bên mình, hãy nghĩ về cách họ có được chúng. Rất nhiều trong số đó có thể được mua bằng những khoản nợ cùng những đêm không ngủ chỉ như một phụ kiện người đó muốn có thêm. Rất nhiều trong số những người đó không bao giờ có thể trở nên giàu có, thay vào đó, cuộc sống của họ trở nên căng thẳng hơn nhiều.
Bằng cách học tiêu tiền của một người thực sự giàu có, bạn có thể xây dựng của cải trong tương lai mà không cần thêm bất kì sự lo lắng nào. Và bạn cũng không cần sống như một vị sư để thực hiện điều đó bởi bằng cách áp dụng những quy luật đầu tư của tôi, bạn hoàn toàn có thể đầu tư số tiền bằng một nửa số tiền hàng xóm bỏ ra, chịu mức rủi ro thấp hơn trong khi lợi nhuận thu về thì nhiều hơn gấp đôi họ. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra.
Chú thích
(1) Kelli B, Grant, “Những thẻ tín dụng mới tốt nhất”, Tạp chí Phố Wall, ngày 1 tháng 4 năm 2011, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011, http://www.marketwatch.com/story/the-new- best-credit-cards 1301520786753.
(2) Derek Kravitz, “Lượng thế chấp giá trị thấp tăng bởi nhiều chủ nhà không thể trả nợ”, The Huffington Post, ngày 8 tháng 3 năm 2011, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011,
http://www.huffingtonpost.com/2011/03/08/number-of-un- derwater mort_n_833000.html.
(3) Thomas Stanley, Đừng tỏ vẻ giàu có nữa (Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, 2009), 9.
(4) Ibid., 45.
(5)“Thu nhập hộ gia đình cho các bang: 2008 và 2009”, Cục điều tra dân số Mỹ, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011,
http://www.cencus.gov/prod/2010pubs/acsbr09-2.pdf.
(6) Dave Feschuk, “Chứng khoán tài chính của các đấu thủ NBA không phải là điều chắc chắn”, Toronto Star, ngày 31 tháng 1 năm 2008, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011,
http://www.thestar.com/sports/article/299119.
(7) Stanley, Đừng tỏ vẻ giàu có nữa, 204.
(8)Ibid.
(9) “Warren Buffet bảo đảm cho việc mua Caddy từ GM”, Left- Lane, ngày 6 tháng 6 năm 2006, truy cập tháng 10 năm 2010, http://www.leftlanenews.com/warren-buffett-vouch- es-for-gm-with caddy-purchase.html.
(10) Stanley, Đừng tỏ vẻ giàu có nữa, 204.
(11) Thomas Stanley và William Danko, Triệu phú nhà bên (New York, New York: Simon & Schuster, 1996), 9.
(12) Ibid., 151.
Quy tắc 2Sử dụng tất cả các đồng minh đầu tư tuyệt vời mà bạn có
R
ất nhiều trong số những gì bạn học được trong một tiết toán truyền thống ở trường, nói một cách ngoại giao, đều không có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tất nhiên, việc học về phương trình bậc hai (và tất cả những thứ tương tự như thế) sẽ tạo hứng thú cho các học sinh chọn con đường chuyên sâu về các
lĩnh vực liên quan đến toán. Thế nhưng, ít ai trong chúng ta cảm thấy hứng thú với những phương trình bậc hai.
Có lẽ lúc này không ít giáo viên toán sẽ nhìn tôi như một kẻ dị giáo nhưng tôi nghĩ phương trình bậc hai cũng quan trọng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên ẩn sâu trong những trang sách toán học cũ kĩ và nhạt nhẽo đó là một thành phần thực sự hữu dụng: tiền đề thần kì của khái niệm lãi suất kép.
Warren Buffett đã áp dụng lãi suất kép để trở thành một tỉ phú. Quan trọng hơn, bạn cũng có thể sử dụng nó và tôi sẽ chỉ cách cho bạn.
Buffett đã có một thời gian dài song hành cùng Chủ tịch Microsoft Bill Gates cho danh hiệu “người đàn ông giàu có nhất thế giới”. Ông có cuộc sống tương tự như hầu hết các triệu phú khác (không tiêu quá nhiều tiền vào những món đồ vật chất) và làm chủ được bí mật của việc đầu tư tiền bạc từ rất sớm. Theo đó, Buffett đã bắt đầu mua cổ phiếu đầu tiên vào năm ông 11 tuổi và thậm chí các tỉ phú lớn khác còn đùa rằng ông ta đã bắt đầu quá muộn.(1)
Bắt đầu đầu tư từ sớm là một trong những đặc ân tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng cho chính bạn. Nếu bạn bắt đầu sớm và đầu tư
hiệu quả (theo cách mà tôi sẽ diễn giải trong cuốn sách này) bạn có thể xây dựng cho mình một gia tài theo thời gian trong khi đó chỉ cần phải bỏ ra khoảng 60 phút mỗi năm để điều chỉnh, theo dõi khoản đầu tư của mình.
Warren Buffett từng nói đùa rằng: “Chuẩn bị trước là tất cả mọi thứ. Noah đâu đợi đến khi trời mưa mới bắt đầu đóng chiếc thuyền Ark.”(2)
Hầu hết chúng ta đều đã từng nghe qua câu chuyện Kinh Thánh về chiếc tàu của Noah. Chúa đã phán truyền cho Noah rằng ông nên xây dựng một con thuyền lớn để đưa muôn loài động vật đến với một khởi đầu mới sau cơn đại hồng thủy. Rất may là Noah đã kịp thời bắt tay vào xây dựng con tàu Ark. Ông không hề trì hoãn.
Tuy nhiên, hãy thử suy xét về Noah một chút, người đàn ông mà cũng có những đặc tính hay bản chất con người giống hệt chúng ta. Do đó kể cả việc Chúa có ra lệnh cho ông ta phải giữ bí mật về cơn đại hồng thủy sắp đến, ông ta cũng không chắc đã làm vậy. Xét cho cùng, ông ta cũng là con người. Nên tôi có thể tưởng tượng ra cảnh ông ta dạo xuống quán bar khu vực đó, làm vài cốc loại đồ uống tiền thân của bia Budweiser, thì thầm với một người bạn: “Nghe này, Chúa nói với tôi rằng sắp có một trận mưa to, và rằng tôi phải xây một con thuyền lớn và chèo đi một khi mặt đất ngập lụt”. Một vài người bạn của ông ta (hoặc thậm chí có thể là tất cả bọn họ) có thể sẽ cho rằng Noah đã ăn nhầm bùa mê thuốc lú nào đó mọc ngoài tự nhiên. Họ sẽ nghĩ đó là một câu chuyện điên rồ.
Nhưng, một số chắc hẳn sẽ tin ông ta. Cho dù bạn bè ông ta có cho rằng câu chuyện về cơn đại hồng thủy của Noah nghe cường điệu ra sao, nó hẳn sẽ phải khiến ít nhất một trong những người bạn của ông tự đóng cho hắn ta một con thuyền lớn riêng – hay ít nhất một con thuyền có kích cỡ tương đối.
Tuy nhiên, dù có ý định tốt, gã đó rõ ràng sẽ không hoàn toàn bị thuyết phục. Hắn có thể lập kế hoạch đóng con thuyền khi hắn ta có nhiều tiền hơn, đủ để chi trả cho nguyên vật liệu. Có thể hắn ta muốn chắc chắn, chờ xem liệu mây có mù mịt và mưa có lác đác
không. Nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin có lẽ sẽ gọi sự chần chừ của gã này là “chọn lọc tự nhiên”. Chẳng cần phải nói, gã rõ ràng đã không được chọn.
Để có cơ hội tốt nhất để tích cóp tài sản từ thị trường chứng khoán và trái phiếu, tốt nhất là hãy bắt đầu sớm.
Thật may mắn là những người bạn của bạn – nếu họ chần chừ – sẽ không phải chung số phận như những người bạn của Noah, nhưng con tàu ẩn dụ của bạn sẽ chèo ra xa ngoài khơi trong khi những người khác phải vùng vẫy trong mưa để đóng con thuyền của riêng họ.
Bắt đầu sớm cũng giống như có lợi thế thành công. Vấn đề là nằm ở sự kì diệu. Bạn có thể chèo chậm rãi, và những người bạn của bạn có thể đuổi theo sau bạn bằng những chiếc thuyền đua. Nhưng nhờ có lực được Albert Einstein miêu tả (một số người nói) là mạnh hơn phân chia nguyên tử, họ sẽ không bắt kịp được bạn.
Trong tác phẩm Hamlet của William Shakespeare, nhân vật chính nói với bạn anh ta: “Có nhiều điều trong trời đất, Horatio, hơn là từng được mơ ước đến trong triết lý của bạn”.
Hamlet ám chỉ tới những hồn ma. Einstein thì ám chỉ sự kì diệu của lãi suất kép.
Lãi suất kép - Khái niệm tài chính mạnh mẽ nhất thế giới
Lãi suất kép, nghe thì có vẻ rắc rối nhưng thực ra đây là một khái niệm vô cùng đơn giản.
Nếu khoản tiền 100 đôla thu được 10% lãi trong một năm, chúng ta đều biết nó sẽ mang về thêm 10 đôla, biến khoản tiền 100 đôla thành 110 đôla.
Bạn sẽ tiếp tục đầu tư ở năm thứ hai với 110 đôla và nếu như lãi suất tiếp tục là 10% một năm thì khoản tiền lãi nhận được vào cuối năm hai sẽ là 11 đôla, lúc này 110 đôla trở thành 121 đôla.
Tương tự, bạn đầu tư ở năm thứ ba với 121 đôla trong túi và lãi suất vẫn là 10%, bạn sẽ có thêm 12,10 đôla và khoản tiền 121 đôla giờ là 133.10 đôla.
Như bạn thấy, đây là hiệu ứng móc xích. Hãy xem ví dụ dưới đây để xem khoản tiền đầu tư 100 đôla với 10% lãi suất có thể làm được điều gì.
Khoản tiền 100 đôla đầu tư với mức lãi suất kép hàng năm 10% sẽ trở thành:
• 161,05 đôla sau 5 năm
• 259,37 đôla sau 10 năm
• 417,72 đôla sau 15 năm
• 672,74 đôla sau 20 năm
• 1.744,94 đôla sau 30 năm
• 4.525,92 đôla sau 40 năm
• 11.739,08 đôla sau 50 năm
• 78.974,69 đôla sau 70 năm
• 204.840,02 đôla sau 80 năm
• 1.378.061,23 đôla sau 100 năm
Chúng ta nên dừng lại ở đây bởi những khoảng thời gian dài hơn có vẻ không được thực tế cho lắm. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải là một nhân vật trẻ mãi không già như trong truyện Chạng vạng để có thể hưởng lợi từ quy luật trên. Ai đó bắt đầu đầu tư từ năm 19 tuổi (như tôi) và sống đến tuổi 90 (tôi mong muốn được như vậy) đã có thể có các khoản tiền hưởng lãi kép trên thị trường tới 71 năm. Họ có thể sẽ tiêu một phần trong số đó trong suốt quãng đường đời
nhưng chắc chắn họ sẽ giữ lại một phần phòng khi họ có thể sống đến tuổi 100.
Thực tế mang đầy cảm hứng khi bạn đầu tư sớm
Sau khi đã hoàn thành việc chi trả các khoản nợ lãi cao (dù là nợ mua ô tô hay nợ thẻ tín dụng), bạn sẽ sẵn sàng để áp dụng Nguyên tắc Con thuyền Noah. Bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt – vậy nên nếu bạn đang 18 tuổi, hãy bắt đầu ngay lập tức. Nếu bạn đã 50 tuổi mà vẫn chưa bắt đầu, thật chẳng có lúc nào thích hợp hơn ngay bây giờ. Bạn sẽ không bao giờ có thể trẻ hơn mình bây giờ đâu.
Số tiền không phải chi tiêu vào những chiếc ô tô đắt tiền, những đồ công nghệ tân tiến nhất, và những khoản phải trả cho thẻ tín dụng (giả dụ bạn đã trả hết nợ tín dụng của mình) có thể được đột ngột cộng dồn trong thị trường chứng khoán, nếu bạn kiên nhẫn. Thời gian tiền của bạn được đầu tư vào thị trường chứng khoán càng lâu, rủi ro sẽ càng thấp.
Chúng ta biết rằng các thị trường chứng khoán có thể đột ngột biến đổi. Chúng thậm chí có thể dao động ngang trong nhiều năm trời. Nhưng trong 90 năm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã tạo ra trên 9% lợi nhuận mỗi năm,(3) bao gồm cả những đợt khủng hoảng năm 1929, 1973-1974, 1987, và 2008-2009. Trong cuốn Cổ phiếu trong dài hạn, giáo sư tài chính Jeremy Siegel của trường Wharton Đại học Pennsylvania cho rằng một thị trường lịch sử nội địa, ví dụ như thị trường Mỹ,
không phải là nguồn duy nhất của khoản lợi nhuận dài hạn ấn tượng. Bất chấp việc tầm quan trọng trên thế giới của nước Anh đang giảm dần, doanh thu từ thị trường chứng khoán của nước này kể từ năm 1926 vẫn tương đương với của nước Mỹ. Trong khi đó, ngay cả 2 cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc cũng không gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động dài hạn của thị trường chứng khoán nước Đức, vốn cũng luôn là đối thủ của Mỹ.(4)
Điều tôi muốn khuyên không phải là hãy chọn thị trường chứng khoán của nước này thay vì nước khác. Một vài thị trường chứng
khoán sẽ hoạt động tốt hơn những thị trường khác, nhưng nếu không có quả cầu pha lê thần thoại chúng ta sẽ chẳng thể biết trước được điều gì. Thay vào đó, để đảm bảo cơ hội hành công tốt nhất, sở hữu tiền lãi của tất cả thị trường chứng khoán trên thế giới là một ý hay đó. Và bạn có thể thu lời theo cấp số mũ bằng cách đầu tư sớm nhất có thể. Bạn bắt đầu đầu tư lúc mình càng trẻ càng tốt.
Trở nên giàu có hơn hàng xóm của bạn trong khi đầu tư ít hơn
Câu hỏi dưới đây cho thấy “Nguyên tắc Noah” về việc bắt đầu sớm thực sự mạnh mẽ ra sao.
A. Bạn sẽ muốn đầu tư 32.400 đôla và biến nó thành 1.050.180 đôla? Hay
B. Bạn muốn đầu tư 240.000 đôla và biến nó thành 813.128 đôla?
Chắc chắn đây là một câu hỏi ngớ ngẩn rồi. Bất kì ai còn chút hơi thở cũng sẽ chọn A. Nhưng bởi phần lớn mọi người không được nhận một nền giáo dục tốt về tài chính, đại đa số sẽ may mắn được đối mặt với viễn cảnh B – chẳng bao giờ quan tâm tới viễn cảnh A.
Nếu bạn biết ai đó thật sự còn trẻ, họ có thể có lợi nhờ vào hiểu biết của bạn. Họ có thể biến 32.400 đôla thành hơn triệu đôla. Nhưng đừng làm họ yếu đi bằng cách cho họ tiền. Hãy để họ tự kiếm chúng. Và đây là cách thực hiện.
Nhà triệu phú người Bohem – Tiểu thuyết lịch sử hay nhất
Một bé gái 5 tuổi tên Star được mẹ mình, Autumn, nuôi dưỡng và lớn lên ở một hòn đảo của Bohem, nơi người dân tự làm ra quần áo của họ, đàn ông hay đàn bà ở đó đều không bao giờ tẩy lông, và cũng chẳng có ai cố gắng che giấu chất lượng của những chiếu áo len lỗi thời khiến người ta phát mê.
Thật không may, dù nơi này nghe có vẻ lôi cuốn thế nào (đặc biệt là tại những cuộc họp bế tắc tại tòa thị chính), đó không phải là thiên đường. Người dân trên đảo và dân địa phương thường ném những
lon nước giải khát bằng nhôm rỗng xuống biển. Autumn đã thuyết phục Star thu thập những cái lon đó tái chế chúng để bảo vệ môi trường, lại còn có thể giúp cô bé trở thành một triệu phú. Autumn
đưa Star đến kho tái chế địa phương, tại đó trung bình mỗi ngày cô bé kiếm được 1,45 đôla từ những chai lọ cô đem đến. Mặc dù trong sâu thẳm bà là người Bohem, Autumn hoàn toàn không phải là một
kẻ quê mùa. Bà nhận ra rằng nếu bà thuyết phục được Star kiếm 1,45 đôla mỗi ngày từ việc đem trả lại những cái lon, bạn có thể đầu tư 1,45 đôla mỗi ngày để khiến Star trở thành một triệu phú.
Đặt số tiền đó vào thị trường chứng khoán Mỹ, Star kiếm được trung bình mỗi năm 9% (ít hơn một chút so với trung bình của thị trường chứng khoán trong 90 năm qua). Autumn cũng biết điều mà phần lớn các bậc phụ huynh không biết: Nếu bà dạy Star tiết kiệm, con gái bà sẽ trở thành một con người mạnh mẽ về tài chính. Nhưng nếu bà “tặng” Star tiền, chứ không phải dạy cô bé cách kiếm nó, con gái bà có lẽ sẽ trở thành một kẻ vô dụng về tài chính.
20 năm nhanh chóng qua đi. Star giờ đã 25 tuổi, và mặc dù cô không còn thu gom lon nước từ bãi biển nữa, mẹ cô vẫn yêu cầu cô đưa bà một tờ séc 45 đôla mỗi tháng (tương đương 1,45 đôla mỗi ngày). Autumn tiếp tục đầu tư tiền của Star trong khi Star bán rong những chiếc ‘dream catcher’ cô tự làm tại chợ nông sản địa phương.
Sống tại thành phố New York, người bạn thân Lucy của Star làm việc tại một ngân hàng đầu tư. (Tôi biết bạn đang tự hỏi làm sao mà hai người này lại có thể quen nhau, nhưng kệ đi. Câu chuyện của tôi mà!) Lucy sống một cuộc sống nhung lụa, cô lái một chiếc BMW, ăn tại những cửa hàng sang trọng và phung phí số tiền thu nhập đáng nể của mình vào quần áo, phim ảnh, những đôi giày đắt tiền và những đồ trang sức lấp lánh.
Đến tuổi 40, Lucy bắt đầu tiết kiệm 800 đôla hàng tháng, và cô nói về hoàn cảnh của Star, qua e-mail, về lượng tiết kiệm hạn hẹp 45 đôla một tháng của Star cho tương lai tài chính của mình.
Star không muốn khoe khoang, nhưng cô cần sửa lưng cho Lucy.
“Lucy”, cô viết, “bạn mới là người gặp rắc rối tài chính, không phải tớ. Đúng là bạn đang đầu tư nhiều tiền hơn tớ rất nhiều, nhưng bạn sẽ phải đầu tư nhiều hơn 800 đôla một tháng nếu bạn muốn có nhiều như tớ khi tớ nghỉ hưu.”
Bức thư làm Lucy bối rối, cô cho rằng Star chắc hẳn đã ăn quá nhiều nấm Bohem nên mới viết điều vớ vẩn khó hiểu như thế.
25 năm sau, cả hai cô gái đã 65 tuổi, họ quyết định thuê một ngôi nhà nghỉ dưỡng cùng nhau ở hồ Chapala, Mexico.
“Thế nào?”, Star hỏi, “Cậu có đầu tư nhiều hơn 800 đôla một tháng như tớ đã bảo không?”
“Câu hỏi đến từ một người đầu tư 45 đôla một tháng sao?”, Lucy hỏi ngạc nhiên.
“Nhưng Lucy, cậu đã quên mất nguyên tắc Noah, vậy nên cho dù đầu tư nhiều tiền hơn hẳn, cậu cuối cùng sẽ có ít hơn tớ, bởi cậu bắt đầu đầu tư muộn hơn nhiều.”
Cả hai người hưởng cùng một khoản lợi nhuận trong thị trường chứng khoán. Một vài năm họ kiếm được tiền, những năm khó khăn họ cũng bị lỗ, nhưng trên tổng thể, mỗi người họ có trung bình 9%.
Biểu đồ 2.1 cho thấy bởi Star bắt đầu sớm, cô có thể đầu tư tổng cộng 32.400 đôla và biến nó thành hơn 1 đôla tỉ. Lucy bắt đầu muộn hơn, đầu tư nhiều hơn đến gần 8 lần, nhưng lại thu được ít hơn so với Star 237.052 đôla.
a
Đến tận năm 19 tuổi tôi mới bắt đầu đầu tư, vậy nên Star sẽ vượt lên so với tôi. Nhưng so với phần lớn mọi người, tôi bắt đầu sớm hơn nhiều, vậy nên tôi có nhiều thời gian hơn để Nguyên tắc Noah có hiệu quả. Tôi đặt tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới, từ năm 1990 đến năm 2011, và kiếm được trung bình hơn 10% mỗi
năm. Số tiền tôi đặt vào thị trường từ năm 1990 giờ đã tăng gấp 7 lần giá trị ban đầu.
Khi tôi nói cho các bậc phụ huynh trẻ biết về sức mạnh của việc cộng dồn tiền, họ lại thường hào hứng để dành tiền cho tương lai con em mình. Tuy nhiên, việc “để dành” tiền cho một đứa trẻ lại khác hẳn việc vận động một đứa trẻ kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư.
Đưa tiền cho một người là làm họ bị phụ thuộc và yếu đi.
Dạy một người những bài học về tiền bạc và cổ vũ họ tự lăn lộn là giúp họ mạnh mẽ, độc lập và tự hào về mình hơn.
Tặng tiền bạc cho chính mình
Năm 2005, tôi cùng ăn tối với một cặp vợ chồng giáo viên, và chủ đề về việc tiết kiệm được đưa ra. Họ muốn tôi chia sẻ với họ việc nên tiết kiệm bao nhiêu cho tuổi già của mình. Không như phần lớn các giáo viên trường công lập, vốn có thể trông mong một quỹ hưu bổng khi nghỉ hưu, hai người bạn này có chung hoàn cảnh với tôi: là giáo viên trường tư, họ phải tự chịu trách nhiệm cho tiền hưu bổng của chính mình.
Tôi vẽ ra một số tiền nhỏ nhất mà tôi nghĩ họ nên dành ra hàng tháng. Nó nhiều gấp đôi số tiền họ đang tiết kiệm.
Người phụ nữ (tôi gọi là Julie) nghĩ rằng đó là một khoản có thể đạt được. Chồng cô (tôi gọi là Tom) thì lại nghĩ nó thật điên rồ. Vậy nên tôi yêu cầu họ làm một số việc:
1. Viết lại tất cả các khoản chi tiêu của họ trong 3 tháng, bao gồm chi phí ăn uống, chi phí thế chấp, xăng cho ô tô, và bảo hiểm sức khỏe.
2. Sau 3 tháng, xác định xem phí sinh hoạt hàng tháng của họ là bao nhiêu.
Lần cùng ăn tối tiếp theo, họ cho tôi biết kết quả của họ, điều đã khiến cả hai người họ choáng váng. Julie kinh ngạc khi biết cô đã chi bao nhiêu cho ăn uống bên ngoài, mua quần áo, và mua sắm các đồ linh tinh như cà phê Starbucks.
Tom kinh ngạc khi biết anh đã chi bao nhiêu vào bia rượu ở các câu lạc bộ khi anh chơi golf với bạn bè.
Khi giai đoạn 3 tháng tiến triển, họ bắt đầu thức tỉnh. Lôi khoản thu ra khỏi ví và ghi lại những khoản chi mỗi tối khiến họ nhận ra mình đã phung phí bao nhiêu. Như Tom đã giải thích: “Tôi biết rằng mình
phải ghi lại những vụ mua sắm và cuối mỗi ngày, giống như một cách thước đo trách nhiệm kế toán. Vậy nên tôi bắt đầu chi tiêu ít đi.”
Các hộ gia đình sử dụng có hiệu quả tài chính đều biết chi phí của họ là bao nhiêu. Hai điều thường xảy ra khi bạn ghi lại các khoản chi phí. Bạn biết được mình chi tiêu bao nhiêu trong một tháng, điều này cho bạn biết mình có thể đầu tư bao nhiêu. Đồng thời nó khiến bạn chi tiêu có trách nhiệm hơn, điều này giúp phần lớn mọi người giảm bớt hoang phí.
Bước tiếp theo là xác định xem chính xác trung bình mỗi tháng bạn cần chi trả những gì.
Khi bạn lấy thu nhập trừ chi phí trung bình hàng tháng của mình, bạn sẽ biết mình có thể đầu tư bao nhiêu. Đừng đợi đến cuối tháng mới đầu tư số tiền đó; thay vì thế, hãy chuyển số tiền vào lựa chọn đầu tư của bạn ngay trong ngày bạn nhận được tiền. Nếu không, đến cuối tháng (sau một vài buổi tối ra ngoài quá nhiều) có thể bạn sẽ không còn đủ tiền để làm theo kế hoạch tài chính mới của mình. Vợ tôi từng phạm phải sai lầm đó trước khi chúng tôi kết hôn, cô ấy đầu tư bất kể số tiền còn lại trong tài khoản vào cuối tháng hoặc cuối năm. Khi cô ấy đảo ngược lại, tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm ngay trong ngày nhận lương, kết quả là cô ấy đã đầu tư được nhiều gấp đôi.
Hai người bạn của tôi Julie và Tom cũng nhận thấy điều tương tự. Sau một năm, họ đã tăng gấp đôi số tiền họ đầu tư. Hai năm sau, khi cuộc trò chuyện cũ lại được đưa ra, tôi được biết họ đã tăng gấp ba lượng tiền ban đầu họ bỏ ra. Cả hai đều nói: “Chúng tôi chưa từng biết tiền của mình đi đâu mỗi tháng. Chúng tôi không có cảm giác mình sống có gì khác so với 3 năm trước, nhưng lượng kí quỹ trong tài khoản đầu tư của chúng tôi không nói dối. Chúng tôi đã tăng gấp ba số tiền tiết kiệm của mình.”
Sau một thời gian, có lẽ bạn sẽ không phải ghi lại từng xu mình đã tiêu. Bạn sẽ có một thói quen chi tiêu lành mạnh, và số tiền được tự động chuyển vào tài khoản đầu tư của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.
Đây là một mẹo hữu dụng khác. Vài năm sau, lương của bạn có khả năng sẽ tăng. Nếu nó tăng 1.000 đôla trong một năm nào đó, hãy thêm ít nhất một nửa vào tài khoản đầu tư của bạn, đồng thời đặt số còn lại vào một tài khoản riêng để dành cho những thứ đặc biệt. Bằng cách đó, bạn sẽ được thưởng gấp đôi bằng lượng tiền lương tăng lên.
Khi nào bạn nhất định không nên đầu tư
Trước khi kết lại việc bạn có thể tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu, có một điều rất quan trọng bạn cần hiểu rõ. Bạn có đang phải trả lãi cho thẻ tín dụng của mình? Nếu có, thì việc đầu tư tiền thật chẳng có ý nghĩa tài chính gì. Đa số thẻ tín dụng mất từ 18 đến 24% lãi suất hàng năm. Không trả hết số tiền đó cuối tháng có nghĩa công ty thẻ thân thiện của bạn (thứ bạn sẽ không bao giờ rời nhà mà không đem theo) đang rút tiền của bạn từng giọt từ tĩnh mạch gắn với động mạch đùi của bạn. Bạn không cần phải thông minh hơn một đứa trẻ lớp 5 mới nhận ra việc phải trả 18% lãi suất nợ thẻ tín dụng và đầu tư tiền với kì vọng lợi nhuận 10% cũng vô nghĩa như việc mặc nguyên quần áo ngâm mình trong một cái bồn khổng lồ chứa dầu bôi trơn rồi ngồi trên nóc xe bus để về nhà.
Trả nết nợ thẻ tín dụng 18% lãi suất cũng giống như kiếm được một khoản 18% miễn thuế từ tiền của bạn. Và không có cách nào khoản
đầu tư của bạn có thể đảm bảo một khoản lãi sau thuế như thế. Nếu bất kì tư vấn viên tài chính, quảng cáo, hay nhóm đầu tư loại nào hứa hẹn một khoản lợi nhuận 18% một năm, hãy nghĩ đến chuyên gia tài chính đáng hổ thẹn của Mỹ Bernie Madoff và chạy đi. Không ai có thể đảm bảo khoản lợi nhuận như thế đâu.
À, không ai ngoại trừ các công ty thẻ tín dụng. Họ làm ra 18 đến 24% mỗi năm từ bạn (nếu bạn đang chịu một khoản dư), không phải là cho bạn.
Cổ phiếu tăng giá trị như thế nào và tại sao
Bạn có thể tự hỏi làm thế nào mà tôi có thể thu về trung bình 10% một năm từ thị trường chứng khoán trong 20 năm. Có một số năm nhất định tiền của tôi bị giảm giá trị, nhưng cũng có những năm mà tôi kiếm được nhiều hơn 10% rất nhiều.
Tiền đến từ đâu? Và nó được tạo ra như thế nào?
Hãy tưởng tượng Willy Wonka (trong tiểu thuyết kinh điển của Roald Dahl, Charlie và Nhà máy Sô-cô-la) bắt đầu với một cửa hàng sô cô-la nhỏ. Mang hoài bão lớn, anh ta muốn làm ra loại kem không chảy, loại kẹo cao su không bao giờ mất vị, và loại sô-cô-la có thể khiến quỷ dữ cũng phải bán linh hồn của mình.
Nhưng Willy không có đủ tiền để xây dựng nhà máy của mình. Anh ta cần mua một tòa nhà lớn, thuê nhiều hơn đám công nhân nhỏ bé làm người ta rùng mình kia, và mua những máy móc có thể làm sô cô-la nhanh hơn anh ta làm trước đây.
Nên Willy thuê một số người tiếp cận sàn giao dịch chứng khoán New York và trước cả khi Willy biết, công việc kinh doanh của anh ta đã có các nhà đầu tư. Họ mua các phần doanh nghiệp của anh ta, hay còn được biết đến là “cổ phần” hoặc “cổ phiếu”. Willy không còn là chủ sở hữu duy nhất, nhưng bằng cách bán một phần doanh nghiệp cho cổ đông mới, anh ta có thể xây dựng một nhà máy lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn với số tiền thu được từ cổ đông, điều
này đã làm tăng lợi nhuận của nhà máy sô-cô-la bởi anh ta có thể sản xuất nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn.
Công ty của Willy giờ đã “cổ phần hóa”, có nghĩa những người sở hữu cổ phần (nếu muốn) có thể bán vốn của họ tại công ty của Willy cho những người muốn mua. Khi một công ty niêm yết đại chúng có cổ phần được giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoạt động giao dịch có ảnh hưởng không đáng kể tới doanh nghiệp. Vậy nên dĩ nhiên Willy có thể tập trung vào công việc mà anh ta giỏi nhất: làm sô-cô-la. Các cổ đông không bận tâm tới anh ta bởi nhìn chung, cổ đông thiểu số không có ảnh hưởng gì hoạt động sản xuất hàng ngày của công ty.
Sô-cô-la của Willy rất tuyệt vời. Làm hài lòng các cổ đông, anh ta bắt đầu bán ngày càng nhiều sô-cô-la hơn. Nhưng họ muốn nhiều hơn một chứng nhận từ sàn giao dịch chứng khoán New York hay công ty môi giới địa phương của họ chứng minh họ sở hữu một phần nhà máy sô-cô-la. Họ muốn được chia sẻ lợi nhuận doanh nghiệp mà nhà máy làm ra. Điều này cũng đúng thôi, bởi các cổ đông của một công ty theo lý thuyết cũng là chủ sở hữu.
Nên hội đồng quản trị (những người được các cổ đông bầu vào vị trí này) quyết định đưa các cổ đông một phần trăm lợi nhuận hàng năm, được biết đến là cổ tức, và mọi người đều vui vẻ. Nghĩa là thế này: nhà máy của Willy bán được một lượng sô-cô-la và bánh kẹo trị giá 100.000 đôla mỗi năm. Sau khi trả thuế thu nhập, lương cho nhân viên, phí bảo trì, nhà máy sô-cô- la của Willy Wonka thu về khoản lợi 10.000 đôla năm này qua năm khác, nên hội đồng quản trị của công ty quyết định trả cho các cổ đông mỗi năm 5.000 đôla từ khoản lãi 10.000 đôla hàng năm đó, chia đều cho các cổ đông. Cái này được gọi là cổ tức.
5.000 đôla lãi còn lại sẽ được tái đầu tư vào doanh nghiệp – nên Willy có thể mua được hệ thống máy móc to hơn và tốt hơn, quảng cáo rộng rãi cho sô-cô-la của anh ta, và sản xuất sô-cô-la thậm chí còn nhanh hơn, kiếm ra lợi nhuận cao hơn.
Khoản lãi tái đầu tư đó giúp cho doanh nghiệp của Willy sinh lợi thậm chí còn nhiều hơn. Kết quả là, nhà máy sô-cô-la đã gấp đôi lợi nhuận thành 20.000 đôla trong năm tiếp theo, và nó lại tăng khoản cổ tức trả cho các cổ đông.
Điều này tất nhiên sẽ khiến các nhà đầu tư khác thèm nhỏ dãi. Họ cũng muốn mua cổ phần của nhà máy. Giờ số người muốn mua cổ phần lại nhiều hơn số người muốn bán. Điều này tạo ra một lượng cầu muốn có cổ phần, khiến giá cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán New York tăng lên. (Nếu có nhiều người mua hơn người bán, giá cổ phần tăng. Nếu có nhiều người bán hơn người mua, giá cổ phần giảm).
Theo thời gian, giá cổ phần doanh nghiệp của Willy dao động: có lúc lên, có lúc xuống, tùy thuộc vào cảm tính của nhà đầu tư. Nếu có thông tin tốt về nhà máy, lượng cầu của công chúng đối với cổ phần sẽ tăng, đẩy giá cổ phần lên. Những ngày khác, các nhà đầu tư trở nên bi quan, khiến giá cổ phần hạ xuống.
Nhà máy của Willy tiếp tục kiếm ra nhiều tiền hơn qua các năm. Và trong thời gian dài, khi một công ty tăng lợi nhuận của nó, giá cổ phiếu nhìn chung cũng sẽ tăng theo.
Cổ đông của Willy có thể tạo ra tiền theo hai cách. Họ có thể ghi nhận lãi từ cổ tức (khoản trả bằng tiền mặt được đưa cho các nhà đầu tư, thường là bốn lần trong một năm) hoặc họ có thể đợi cho giá trị cổ phiếu của họ tăng lên đáng kể trên thị trường chứng khoán và chọn cách bán một phần hoặc tất cả cổ phần của họ.
Đây là cách theo giả thuyết một nhà đầu tư có thể kiếm được 10% một năm nhờ việc sở hữu cổ phần doanh nghiệp của Willy Wonka:
Montgomery Burns để mắt tới cổ phần Nhà máy Sô- cô-la của Willy Wonka, và ông quyết định dành 1.000 đôla để mua cổ phiếu của công ty sô-cô-la với giá 10 đôla một cổ phần. Sau một năm, nếu giá cổ phần lên đến 10,50 đôla, điều này có nghĩa là giá cổ phần tăng lên 5% (10,50 đôla cao hơn 5% so với 10 đôla mà Burns đã trả).
Và nếu Burns được trả 50 đôla cổ tức, chúng ta có thể nói rằng ông ta đã kiếm được một khoản 5% thêm vào, bởi một cổ tức 50 đôla là 5% của khoản đầu tư 1.000 đôla ban đầu.
Vậy nếu giá trị cổ phần của ông tăng 5% từ việc giá cổ phần tăng, và ông thu về một khoản 5% thêm vào từ tiền trả cổ tức, vậy sau một năm có khả năng Burns sẽ kiếm được 10% lợi nhuận từ cổ phần của ông. Tất nhiên, chỉ có 5% cổ tức được trả sẽ đi vào túi ông như một khoản lãi được “ghi nhận”. 5% “lợi nhuận” từ việc lên giá (khi cổ phiếu tăng giá trị) sẽ chỉ được ghi nhận nếu Burns bán cổ phần Willy Wonka của ông.
Tuy nhiên, Montgomery Burn không trở thành người giàu có nhất Springfield bằng cách mua bán cổ phần Willy Wonka khi chúng dao động giá. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình các nhà đầu tư bán rồi mua lại cổ phần ngay lập tức thường không thu về lợi nhuận cao được như các nhà đầu tư giữ cổ phần của họ trong thời gian dài.
Burns giữ cổ phần của ông trong nhiều năm. Đôi lúc giá cổ phần lên, cũng có lúc lại xuống. Nhưng lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng, nên giá cổ phần cũng tăng lên theo thời gian. Cổ tức hàng năm giúp Mont- gomery Burns vẫn có thể tiếp tục mỉm cười khoái trá, bởi lợi nhuận ông ta kiếm được từ việc giá cổ phiếu tăng đi kèm với cổ tức giúp ông ta có một khoản lợi nhuận tiềm năng trung bình 10% một năm.
Tuy nhiên, Burns không vui vẻ xoa hai bàn tay xương xẩu của ông ta như bạn nghĩ, bởi cùng lúc mua cổ phần Willy Wonka, ông ta cũng mua cổ phần bánh rán của Homer và quán bar của Lou. Cả hai doanh nghiệp đều không thành công, và Burns thua lỗ.
Trong chương tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một trong những cách tốt nhất để đầu tư vào thị trường chứng khoán là sở hữu mọi cổ phiếu trên thị trường, hơn là cố gắng theo chiến lược của Burns và cố đoán xem cổ phiếu nào sẽ tăng giá. Mặc dù việc mua hầu hết tất cả cổ phiếu trong một thị trường nào đó nghe có vẻ bất khả thi, nhưng sẽ dễ dàng nếu mua một sản phẩm duy nhất có tất cả cổ phiếu trong đó.
Trước khi bàn đến vấn đề đó, hãy nhớ rằng trong suốt cuộc đời bạn có thể chỉ cần đầu tư một nửa lượng tiền so với những người hàng xóm của bạn đầu tư nhưng vẫn thu được gấp đôi – nếu bạn bắt đầu
đủ sớm. Với các nhà đầu tư kiên nhẫn, toàn bộ lợi nhuận của các thị trường chứng khoán trên thế giới còn hơn cả những khoản lợi nhuận bất thường.
Ví dụ, thị trường chứng khoán Mỹ trung bình tạo ra 9,96% mỗi năm kể từ năm 1920 đến năm 2010. Có những giai đoạn nó phát triển nhanh hơn, trong khi những lúc khác nó lại đi xuống. Nhưng 9,96% lợi nhuận bình quân đó, như được thể hiện trong Bảng 2.1, đã mang lại một vài khoản lời ấn tượng trong thời gian dài. Đầu tư sớm, và đầu tư thường xuyên. Cơ hội để bạn từ từ trở nên giàu có sẽ cao hơn. Hãy để tôi chỉ cho bạn làm thế nào.
a
Chú thích
(1) Jay Steele, Warren Buffett, Bậc thầy về Thị trường (New York: Avon Books, 1999), 17.
(2) Andrew Kilpatrick, Về giá trị vĩnh viễn, Câu chuyện của Warren Buffett (Birmingham, Alabama: Đế chế xuất bản Andy Kilpatrick, 2006), 226.
(3) Điều tra đầu tư Value Line – Biểu đồ về một góc nhìn dài hạn 1920-2005 và Theo dõi Hoạt động của ETF DOW Jones của Morningstar từ năm 2005 tới năm 2011.
(4) Jeremy Siegel, Cổ phiếu trong dài hạn, bản 3 (New York: McGraw-Hill, 2002), 18.
Quy tắc 3Tỉ lệ nhỏ, sức bật lớn
N
ăm 1971, khi vận động viên đấm bốc vĩ đại Mo- hammad Ali vẫn còn bất khả chiến bại và ngôi sao bóng rổ Mỹ Wilt Chamberlain tuyên bố công khai anh hoàn toàn có thể hạ gục Ali trên sàn đấu. Có rất nhiều người đã ủng hộ việc tổ chức trận đấu mà Ali chỉ coi như một trò đùa này. Và bất cứ khi nào bạn thấy một Ali tự tin cùng tiếng kêu gào của Chamberlain bên tai, Ali sẽ chụm tay và hô vang: “Tuyệt vời!”
Trong khi Chamberlain có thể đang mường tượng ra cảnh chỉ cần một cú đấm may mắn có thể hạ đo ván Ali và anh vẫn có một cơ hội nhỏ bé nào đó để giành chiến thắng thế nhưng hầu hết những ai quan tâm đến thể thao đều nghĩ khác. Cơ hội chiến thắng của Cham- berlain là quá nhỏ bé và sự dũng cảm của anh có thể chỉ dẫn đến chiến bại đau đớn cho một vận động viên bóng rổ.
Và đúng như người ta nghĩ, khẩu hiệu “Tuyệt vời!” của Ali cuối cùng cũng đã làm nỗi lo của Chamber- lain phải đặt một dấu chấm hết cho trận đấu vẫn được mong đợi.(1)
Hầu hết mọi người đều không thích mùi vị của sự thất bại và vì lí do này có một số điều nhất định mà đa số chúng ta sẽ không bao giờ làm. Nếu chúng ta đủ thông minh (xin lỗi Wilt) chúng ta đều sẽ không đánh cược rằng mình có thể đánh bại được một vận động viên quyền anh chuyên nghiệp trên sàn đấu. Chúng ta không thể đánh cược với một luật sư rằng mình có thể tự bào chữa và giành được chiến thắng trước tòa hay khẳng định mình sẽ vượt qua vua cờ ở môn cờ vua.
Tuy nhiên liệu chúng ta có thể thách thức một chuyên viên tư vấn tài chính trong một cuộc thi đầu tư dài hạn được không? Thường thì câu trả lời sẽ là không nhưng có thể bạn đã nhầm, đây có thể là một
trong những ngoại lệ hiếm hoi mà bạn có thể thử thách một ai đó trong lĩnh vực mà họ chuyên sâu và giành chiến thắng dễ dàng.
Một học sinh lớp năm cũng có thể xuất hiện trên Phố Wall nếu được dạy
Đứa trẻ này không nhất thiết phải thông minh. Cậu bé chỉ cần nhận thức được rằng khi cậu làm theo những lời khuyên tài chính từ các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, cậu sẽ không được định hướng đến những khoản đầu tư tốt nhất. Chiêu trò này được dựng lên để
chống lại hầu hết những nhà đầu tư tầm trung bởi hầu hết chuyên viên tư vấn đều có mục tiêu kiếm tiền cho chính họ - bằng chi phí bỏ ra của khách hàng.
Bộ mặt thật ích kỉ của ngành công nghiệp tư vấn tài chính
Hầu hết trong số các chuyên viên tư vấn tài chính đều đặt lợi ích của bản thân họ cao hơn lợi ích của bạn. Họ sẽ bán những sản phẩm đầu tư mang lại tiền cho họ (hoặc nhân viên của họ) trong khi bạn chỉ nằm ở ưu tiên số hai hoặc xa hơn nữa. Rất nhiều người trong số chúng ta đều biết rằng các nhà hoạch định đầu tư có thể là những người hoạt ngôn thú vị trong các bữa tiệc hoặc trên sân golf nhưng khi họ tư vấn bạn đầu tư và các quỹ tương hỗ chủ động quản lý thực ra họ đang làm hại bạn.
Thay vì gợi ý bạn tham gia quỹ tương hỗ chủ động quản lý, họ nên định hướng bạn theo các quỹ đầu tư bị động, đầu tư theo chỉ số.
Quỹ đầu tư theo chỉ số - Những điều chuyên gia thích và chuyên viên tư vấn ghét
Tất cả các cuốn sách không phải tiểu thuyết đều có phụ lục. Bạn đọc sách và lật đến phụ lục, nhìn vào những từ ngữ đại diện cho nội dung của cuốn sách. Phụ lục của cuốn sách chính là tóm lược tất cả những gì một cuốn sách muốn truyền tải đến người đọc.
Giờ thì hãy hình dung thị trường chứng khoán cũng như một cuốn sách vậy. Nếu bạn nhìn vào phụ lục của nó, bạn sẽ thấy tất cả
những gì “cuốn sách” này bao hàm. Ví dụ khi bạn nhìn vào phụ lục của cuốn sách nói về thị trường tài chính Mỹ, bạn sẽ bắt gặp danh sách rất nhiều các công ty đã lên sàn như Wal-Mart, The Gap, Exxon Mobil, Procter & Gramble, Colgate – Palmo- live, danh mục này cứ thế trải dài cho đến khi cả nghìn cái tên được liệt kê ra hết.
Trong giới đầu tư, nếu bạn mua một quỹ chỉ số chứng khoán toàn thị trường Mỹ, tức là bạn đang mua một sản phẩm đơn nhưng lại có hàng ngàn cổ phiếu trong đó. Nó đại diện cho toàn thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ với ba quỹ chỉ số, tiền của bạn có thể được trải đều và gần như khắp toàn bộ rổ tiền hiện có trên thế giới:
1. Một chỉ số chứng khoán của thị trường nước nhà (với người Mỹ là chỉ số Mỹ; với người Canada, là chỉ số cổ phiếu Canada)
2. Một chỉ số chứng khoán thị trường thế giới (nắm giữ mảng rộng nhất các cổ phiếu quốc tế trên toàn thế giới)
3. Một chỉ số trái phiếu thị trường của chính phủ (tiền bạn cho một chính phủ mượn với một lãi suất ổn định được đảm bảo)
Tôi sẽ giải thích về chỉ số trái phiếu ở chương 5, và ở chương 6 tôi sẽ giới thiệu với các bạn bốn con người thật sự từ khắp thế giới đã tạo được danh mục đầu tư theo chỉ số. (Như bạn sẽ thấy) họ đã làm được khá dễ dàng, và bạn cũng sẽ dễ dàng làm được.
Vậy đó, chỉ với ba quỹ chỉ số, bạn sẽ có thể khiến phần lớn các chuyên gia tài chính phải thua cuộc mà chạy đến mất dép (và cả quần áo, đồ lót, giày dép, hay tất).
Chuyên gia tài chính ủng hộ những điều không thể phản bác
Các chuyên gia ở những lĩnh vực khác, như là nha sĩ, giúp ích được rất nhiều cho những người không chuyên. Nhưng xét tổng quan, mọi người mất tiền mà chẳng nhận được gì từ các chuyên gia quản lý
tiền bạc… Cách sở hữu cổ phiếu thường tốt nhất là bằng một quỹ chỉ số.(2)
Warren Buffett, Chủ tịch Berkshire
Nếu bạn định hỏi Warren Buffett rằng bạn nên đầu tư vào đâu, ông ấy sẽ nói rằng bạn nên mua quỹ chỉ số. Là nhà đầu tư tuyệt vời nhất thế giới, và là người đang quyên góp từ thiện bằng tài sản của mình, lời chứng nhận của Warren Buffett là một phần đảm bảo mà ông để lại cho xã hội. Trong trường hợp này, ông ấy để lại tri thức: hãy cảnh giác với ngành dịch vụ tài chính, và thay vào đó hãy đầu tư vào các quỹ chỉ số.
Tôi không tin rằng mình sẽ tích cóp được một tỉ đôla với đồng lương giáo viên khi vẫn đang ở tuổi 30 nếu như tôi đang phải trả các phí tổn ẩn cho một tư vấn viên tài chính mà không hề hay biết. Đừng nghĩ rằng tôi không phải là một gã rộng lượng. Tôi chỉ không muốn bỏ ra hàng trăm ngàn đô-la trong thời gian đầu tư của mình cho một tên mồm mép khéo léo trong vỏ bọc một kẻ bán hàng. Và tôi cũng không nghĩ là bạn nên làm vậy.
Một nhà kinh tế đoạt giải Nobel sẽ khuyên gì?
Cách hiệu quả nhất để đa dạng hóa một danh mục cổ phiếu là bằng một quỹ chỉ số phí thấp.(3)
Paul Samuelson, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970
Người ta có thể cho rằng nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thời đại của chúng ta, Paul Samelson quá cố là người Mỹ đầu tiên đạt được giải Nobel kinh tế. Công bằng mà nói, ông ấy hiểu về tiền bạc rõ hơn rất nhiều so với những người môi giới đang phải khổ sở vì mâu thuẫn
lợi ích đang ở khu xung quanh nhà bạn như các văn phòng Merrill Lynch, Edward Jones, hay Raymond James.
Những người lên kế hoạch tài chính điển hình sẽ không muốn bạn biết điều này, nhưng một đội ngũ trong mơ gồm những người thắng giải Nobel kinh tế đã cho thấy rõ các cố vấn và cá nhân nghĩ mình
có thể đánh bại các chỉ số thị trường chứng khoán cứ sai hết lần này đến lần khác.
Chỉ đơn giản là họ sẽ không làm được. Đơn giản là chuyện đó sẽ không xảy ra.(4)
David Kahneman, đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002, trả lời khi được hỏi về cơ hội đánh bại một quỹ chỉ số dựa trên diện rộng trong dài hạn của các nhà đầu tư
Kahneman thắng giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu của ông về hành vi tự nhiên của con người có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của họ ra sao. Theo quan điểm của ông, quá nhiều người cho rằng họ có thể tìm được người quản lý quỹ sẽ đánh bại được chỉ số thị trường trong một khoảng thời gian dài.
Bất kì nhà quản lý quỹ trợ cấp nào không có đại đa số – và ý tôi là 70% hay 80% danh mục của anh hay cô ta – được đầu tư bị động – có nghĩa là [quỹ chỉ số] – đều sẽ vi phạm hành động bất lương, không thực hiện nghĩa vụ, hay một kiểu hành động vi phạm tồi tệ nào khác! Thật vô nghĩa nếu phần lớn bọn họ không có chính sách đầu tư bị động [chỉ số].(5)
Merton Miller, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1990
Những người quản lý quỹ trợ cấp được ủy thác để đầu tư hàng tỉ đô-la cho chính phủ và các doanh nghiệp. Tại Mỹ, hơn nửa trong số họ sử dụng phương thức chỉ số hóa. Theo như Miller, những người không làm vậy là những người đặt ra một chính sách thiếu trách nhiệm.
Tôi có một quỹ chỉ số toàn cầu gồm tất cả các chi phí với 8 điểm căn bản.(6)
Robert Merton, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1997
Năm 1994, Merton, một giáo sư đại học danh dự của Trường Kinh doanh Harvard, có lẽ đã nghĩ rằng ông có thể đánh bại thị trường.
Xét cho cùng, ông từng là giám đốc của Ban quản trị vốn dài hạn, một quỹ phòng vệ Mỹ (một loại quỹ tương hỗ tôi sẽ giải thích ở chương 8) với lợi nhuận được báo cáo là 40% một năm kể từ năm 1994 tới năm 1998. Đó là trước khi quỹ sụp đổ, mất hầu hết tất cả số tiền của các cổ đông, và phải ngừng hoạt động vào năm 2000.(7)
Lẽ tự nhiên, một người thắng giải Nobel như Merton hẳn phải là một người thông minh – và ông đủ thông minh để rút ra bài học từ lỗi lầm của mình. Khi được yêu cầu chia sẻ cổ phần đầu tư của ông trong một buổi phỏng với với PBS News Hour năm 2009, điều đầu tiên bật ra khỏi miệng ông là về quỹ chỉ số toàn cầu mà ông sở hữu chỉ mất có 8 điểm cơ bản.(7) Đó là một cách hoa mỹ để nói phí ẩn thường niên cho chỉ số của ông là 0,08%. Một nhà đầu tư lẻ trung bình làm việc cùng một tư vấn viên tài chính sẽ phải trả nhiều hơn từ 12 đến 30 lần phí đó. Những phí này có thể tiêu tốn đến hàng trăm ngàn đôla trong suốt một cuộc đầu tư. Tôi sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để làm cho phí đầu tư của bạn xuống tới rất gần phí mà Robert Merton trả sau khi rút ra được bài học từ sai lầm của mình.
Thông thường những kết luận (ủng hộ quản lý chủ động) chỉ có thể được lý giải bằng cách giả dụ các quy luật số học đã ngừng chính xác để tạo điều kiện cho những kẻ theo đuổi các nghề như người quản lý chủ động.(8)
William F. Sharpe, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1990
Nếu bạn may mắn sống bên kia được với Sharpe, ông sẽ nói cho bạn biết rằng ông là một người đề xuất quan trọng của quỹ chỉ số, và cho rằng các tư vấn viên tài chính và người quản lý quỹ tương hỗ theo đuổi các cách đầu tư thị trường chứng khoán khác đang tự lừa dối chính mình.(9)
Nếu một tư vấn viên tài chính thử bảo bạn đừng đầu tư vào quỹ chỉ số, họ hẳn cho rằng mình thông minh như Warren Buffett và giỏi xử lý tiền bạc hơn một người đạt giải Nobel kinh tế. Bạn nghĩ sao?
Điều khiến các chuyên gia phải lắc đầu
Các tư vấn viên được trả một khoản hậu hĩnh khi bạn mua những quỹ tương hỗ quản lý chủ động (hay ở ngoài Bắc Mỹ gọi là đơn vị tín thác) nên họ rất muốn mua chúng cho tài khoản khách hàng của họ. Tư vấn viền gần như chẳng được trả gì (thậm chí là không được trả chút nào) khi bạn mua các chỉ số thị trường chứng khoán, và sẽ tuyệt vọng cố lái khách hàng của họ sang hướng khác (có nhiều lợi cho họ hơn).
Một quỹ tương hỗ quản lý chủ động hoạt động như sau:
1. Tư vấn viên của bạn lấy tiền của bạn và gửi nó tới một công ty đầu tư.
2. Công ty đầu tư đó sẽ kết hợp tiền của bạn với các nhà đầu tư khác thành mỗi quỹ tương hỗ chủ động.
3. Công ty đầu tư có một quản lý quỹ, người đó sẽ mua và bán cổ phiếu trong quỹ đó, hi vọng rằng việc mua bán của họ sẽ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Trong khi một chỉ số chứng khoán toàn thị trường Mỹ lúc nào cũng sở hữu gần như tất cả các cổ phiếu trong thị trường Mỹ, một người quản lý quỹ tương hỗ chủ động mua và bán những cổ phiếu được chọn nhiều lần.
Ví dụ, một người quản lý quỹ tương hỗ chủ động hôm nay có thể mua cổ phần công ty Coca-Cola, ngày mai bán cổ phần của Microsoft, tuần tới mua lại cổ phiếu, và mua rồi bán cổ phần công ty General Electric hai hay ba lần trong vòng 12 tháng.
Nghe có vẻ là một chiếc lược hiệu quả, nhưng bằng chứng học thuật cho thấy rằng, theo thống kê, mua một quỹ tương hỗ quản lý chủ động là trò chơi của một kẻ thua cuộc khi so sánh nó với việc mua quỹ chỉ số. Bất chấp việc một người quản lý quỹ mua bán cổ phiếu cho quỹ của anh ta hay cô ta là theo chiến lược, đại đa số quỹ tương hỗ quản lý chủ động trong thời gian dài sẽ thất bại so với các chỉ số. Đây là lý do tại sao:
Khi thị trường chứng khoán Mỹ đi lên, ví dụ một khoảng 8% trong một năm nhất định, có nghĩa là trung bình đôla được đầu tư vào thị trường chứng khoán tăng lên 8% trong năm đó.(10) Còn khi thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống, ví dụ một khoảng 8% trong năm nhất định, có nghĩa là trung bình đôla được đầu tư vào thị trường chứng khoán có giá trị giảm 8% trong năm đó.
Nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa nếu thị trường chứng khoán thu được (giả dụ mà nói) 8% trong năm ngoái, mọi nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu Mỹ cũng thu về 8% lợi nhuận cho các vụ đầu tư của mình trong năm đó? Tất nhiên là không. Một số người kiếm được ít hơn, một số người kiếm được nhiều hơn. Trong năm mà thị trường thu về 8%, một nửa số tiền được đầu tư vào thị trường năm đó sẽ làm ra nhiều hơn 8% và một nửa sẽ thu về ít hơn 8%. Khi tính trung bình tất cả số “được” và “mất” (xét về chuyển động lên xuống của các cổ phiếu cá nhân trong năm đó) thì lợi nhuận trung bình sẽ là 8%.
Phần lớn số tiền trong thị trường chứng khoán đến từ các quỹ tương hỗ (và các quỹ chỉ số), quỹ trợ cấp, và tiền cấp vốn.
Vậy nếu thị trường làm ra 8% trong năm đó, bạn nghĩ trung bình quỹ tương hỗ, quỹ trợ cấp, và quỹ cấp vốn đại học sẽ làm ra bao nhiêu từ tài sản thị trường chứng khoán của chúng trong năm đó?
Câu trả lời, tất nhiên, sẽ là rất gần với 8% (trước các phí tổn).
Chúng ta biết rằng một quỹ chỉ số diện rộng sẽ có thể thu về gần 8% trong năm giả định này, bởi nó sở hữu tất cả cổ phiếu trên thị trường – khiến nó sẽ có lợi nhuận “trung bình” của thị trường. Không có khả năng toán học nào về một chỉ số chứng khoán toàn thị trường lại có thể đánh bại lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán tạo ra 25% trong một năm nào đó, một chỉ số chứng khoán toàn thị trường sẽ tạo ra khoảng 24,8% sau thanh toán các chi phí nhỏ (khoảng 0,2%) cho việc chạy các chỉ số. Nếu thị trường chứng khoán tạo ra 13% trong năm tiếp theo, một chỉ số chứng khoán toàn thị trường sẽ tạo ra khoảng 12,8%.
Một tư vấn viên tài chính bán quỹ tương hỗ thoạt nhìn ban đầu có vẻ có cơ hội cao chạm được tay vào túi tiền của bạn ngay lúc đó. Anh ta hay cô ta có thể nói rằng việc kiếm được khoản lợi nhuận bằng với khoản mà thị trường chứng khoán tạo ra (và không hơn) sẽ đại diện cho khoản lợi nhuận “trung bình” - và rằng anh ta hay cô ta có thể kiếm được nhiều hơn khoản lợi nhuận trung bình đó bằng cách mua những quỹ tương hỗ quản lý chủ động chất lượng cao.
Nếu những quỹ tương hỗ quản lý chủ động không tốn nhiều tiền để điều hành đến thế, và nếu người ta vẫn làm việc miễn phí, cơ hội để nhà đầu tư tìm được những quỹ sẽ đánh bại được chỉ số diện rộng sẽ gần với 50-50. Trong một nghiên cứu 15 năm của Mỹ, được xuất bản tại Tạp chí Quản trị Danh mục đầu tư, các quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán quản lý chủ động được so sánh với chỉ số thị trường chứng khoán 500 Standard & Poor. Nghiên cứu kết luận rằng 96% quỹ tương hỗ quản lý chủ động hoạt động kém hiệu quả hơn chỉ số thị trường Mỹ sau các chi phí, thuế và thiên vị kẻ sống sót.(11)
Thiên vị kẻ sống sót là gì?
Khi một quỹ tương hỗ hoạt động tệ hại, nó thường không thu hút các nhà đầu tư mới, và nhiều trong số khách hàng hiện tại của nó cũng tháo chạy khỏi quỹ tìm kiếm nơi chốn tốt hơn. Thông thường, quỹ hoạt động kém sẽ bị sáp nhập với quỹ khác, hoặc bị ngừng hoạt động.
Tháng 11 năm 2009, tôi phải trải qua một cuộc phẫu thuật ung thư xương – những mảnh lớn của ba trong số mấy cái xương sườn của tôi bị gỡ bỏ cùng với một khối u cột sống. Nhưng bạn có biết cơ hội sống sót trong 5 năm của tôi có lẽ còn cao hơn của quỹ tương hỗ trung bình. Kiểm tra dữ liệu về quỹ tương hỗ quản lý chủ động trong hai thập kỉ, các nhà nghiên cứu đầu tư Robert Arnott, Andrew Berkin, và Jia Ye đã theo dõi 195 quỹ quản lý chủ động, trước khi báo cáo lại rằng các quỹ có tỉ lệ tử vong là 17%. Theo như bài báo họ xuất bản trên Tạp chí Quản trị Danh mục đầu tư năm 2000 với tiêu đề “Các nhà đầu tư bị đánh thuế được phục vụ chu đáo thế nào
trong những năm 1980 và 1990?”, 33 trong số 195 quỹ họ theo dõi đã biến mất giữa năm 1979 và 1999.(12) Không ai có thể đoán trước được quỹ nào sẽ tồn tại và quỹ nào không. Xác suất chọn đúng được một quỹ quản lý chủ động mà bạn nghĩ sẽ sống sót không cao hơn việc dự đoán khoảng thời gian lâu nhất một người sống sót qua căn bệnh ung thư xương có thể tiếp tục được.
Khi quỹ đầu tư tốt nhất lại biến thành tồi tệ
Bạn có thể nghĩ rằng những quỹ tốt nhất (với những ghi chép theo dõi dài được lập ra) đã đủ lớn và đủ mạnh để có thể dự đoán được là sẽ sống lâu. Chúng sẽ không thể đột nhiên trở nên tệ đi và biến mất, phải không?
Đó là điều những nhà đầu tư tại quỹ 44 Phố Wall đã từng nghĩ tới. Đó là quỹ được xếp hàng đầu trong những năm 1970 – hoạt động tốt hơn tất cả các quỹ đa dạng hóa trong ngành và đánh bại chỉ số 500 S&P trong 11 năm liền. Tuy nhiên, thành công của nó chỉ là tạm
thời, và nó từ một quỹ hoạt động tốt nhất trong cả thập kỉ xuống thành quỹ hoạt động tệ nhất trong thập kỉ tiếp theo, mất đến 73% giá trị trong những năm 1980. Kết quả là, thương hiệu của nó chỉ còn là bùn đất, nên nó phải sáp nhập với Quỹ phát triển Cumberland vào năm 1993, quỹ đó rồi lại sáp nhập với Quỹ phát triển Mat terhorn năm 1996. Ngày nay, nó dường như chưa từng tồn tại.(13)
Rồi còn có Quỹ Lindner Large-Cap, là một quỹ khác cũng hoạt động rất xuất sắc, đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư đi theo bởi nó đã đánh bại chỉ số 500 S&P hàng năm trong suốt 11 năm từ 1974 đến 1984. Nhưng ngày nay bạn sẽ không thể tìm ra nó. Trong 18 năm tiếp theo (từ năm 1984 đến năm 2002), nó mang lại cho các nhà đầu tư chỉ 4,1% mỗi năm, so với 12,6% lợi nhuận thường niên cho các nhà đầu tư của chỉ số 500 S&P. Cuối cùng, ghi chép theo dõi thảm hại của Quỹ Lindner Large-Cap đã bị xóa khi nó phải sáp nhập vào Quỹ Tổng Lợi nhuận Hennessy.(14)
Bạn có thể đọc vô vàn sách về ghi chép theo dõi hoạt động của chỉ số so với các quỹ quản lý chủ động. Phần lớn đều nói các quỹ chỉ
số có lợi thế 80% so với các quỹ quản lý chủ động trong khoảng thời gian 10 năm hoặc hơn. Nhưng họ thường không tính đến thiên vị kẻ sống sót (hoặc thuế, tôi sẽ bàn về điều này ở chương tiếp theo) khi làm những so sánh đó. Nếu làm thế, lợi thế của các quỹ chỉ số thậm chí sẽ còn lớn hơn.
Khi tính đến các phí, thiên vị kẻ sống sót, và thuế, phần lớn các quỹ tương hỗ quản lý chủ động hoạt động kém hơn hẳn các quỹ chỉ số. Trong những tài khoản bị đánh thuế, trung bình quỹ quản lý chủ động của Mỹ hoạt động kém hơn chỉ số chứng khoán thị trường Mỹ 500 Standard & Poor tới 4,8% mỗi năm từ năm 1984 đến năm 1999. (15)
Lỗ hổng trên thân chiếc tàu quỹ tương hỗ quản lý chủ động
Có năm yếu tố đã kéo lợi nhuận của quỹ tương hỗ quản lý chủ động của Mỹ xuống: tỷ suất phí tổn, chi phí giao dịch, hoa hồng, và thuế. Nhiều người hỏi tôi tại sao họ không thấy các nghĩa vụ phí được đề cập đến báo cáo quỹ tương hỗ của họ. Với khả năng loại trừ tỷ suất phí tổn và hoa hồng – với cỡ chữ rất nhỏ - những thứ còn lại được giấu đi không cho họ xem. Mua những sản phẩm này, qua một vụ đầu tư có thể sẽ giống như tham gia cuộc bơi đua trong khi kéo theo một miếng thảm to đùng qua làn nước.
1. Tỷ suất phí tổn
Tỷ suất phí tổn là các chi phí đi kèm với việc điều hành một quỹ tương hỗ. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng nếu bạn mua một quỹ tương hỗ quản lý chủ động, các phí ẩn trả lương cho các nhà phân tích hoặc người giao dịch để chọn xem nên mua và bán cổ phiếu nào. Những người này là một vài trong số những chuyên gia được trả lương cao nhất trên thế giới; và như vậy, thuê họ sẽ rất tốn kém. Còn có chi phí để bảo trì máy tính của họ, trả tiền thuê văn phòng, đặt mua giấy để họ sắp xếp, sử dụng điện, và trả thù lao cho các tư vấn viên/người bán hàng vì đã đề cử quỹ của họ.
Rồi còn những người chủ của công ty đầu tư. Họ nhận được tiền lãi dựa trên các chi phí phần trăm thu được từ tỷ suất phí tổn của quỹ
tương hỗ. Tôi không ám chỉ con người bình thường nào đó mua các đơn vị quỹ trong quỹ tương hỗ. Tôi muốn nói đến những chủ sở hữu của công ty đầu tư.
Một quỹ thu thập nắm giữ 30 tỉ đôla sẽ làm tiêu tốn mất của các nhà đầu tư (những con người bình thường đâu đâu nào đó) khoảng 450 triệu đôla mỗi năm (hay 1,5% tổng tài sản của nó) cho các phí tỷ suất phí tổn. Số tiền đó bị tách ra khỏi giá trị của quỹ tương hỗ, nhưng nó không được ghi thành khoản cho các nhà đầu tư xem.(16) Và tiền cứ đổ ra cho dù quỹ tương hỗ có làm ra tiền hay không.
2. Phí 12B1
Không phải tất cả công ty quỹ quản lý chủ động đều đòi phí 12B1, nhưng gần 60% các công ty ở Mỹ đều có. Họ có thể mất đến 0,25%, hay hơn 75 triệu đôla một năm cho một quỹ 30 tỉ đôla. Những khoản này được dùng để trả cho chi phí quảng cáo bao gồm tạp chí, báo giấy, ti vi, và quảng cáo online nhằm lôi kéo các nhà đầu tư mới. Số tiền đó hẳn phải đến từ đâu đó. Thế nên các nhà đầu tư hiện tại đã phải trả cho các nhà đầu tư mới để họ nhập cuộc.(17) Giống như có một bóng ma đeo mặt nạ đang rút tiền từ trong ví của các nhà đầu tư quỹ tương hỗ hàng tối vậy. Các báo cáo cố vấn tài chính cũng không ghi thành khoản những chi phí này.
3. Phí giao dịch
Phí thứ ba bao gồm các chi phí giao dịch của quỹ, dao động theo từng năm dựa trên mật độ mua bán của người quản lý quỹ. Hãy nhớ rằng, các quỹ tương hỗ quản lý chủ động có các giao dịch viên chịu trách nhiệm mua và bán các cổ phiếu trong quỹ nhằm cố kiếm được lợi thế. Nhưng trên trung bình, theo như công ty nghiên cứu toàn cầu Lipper, trung bình quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán quản lý chủ động có chi phí giao dịch tích lũy là 0,2% một năm, hay 60 đôla triệu một năm đối với một quỹ 30 tỉ đôla.(18) Phí giao dịch, phí 12B1 và tỉ suất phí tổn không phải là những trở ngại vô hình đối với các nhà đầu tư quỹ tương hỗ.
4. Hoa hồng
Nếu như ba phí ẩn trên khiến bạn nhớ lại cơn ác mộng phải làm người nằm dưới cùng trong trò thả cún hồi tiểu học (một nhóm người nhảy lên trên một người khác, tạo thành một tháp người và chèn ép kẻ ở dưới cùng), tôi có một tin còn tệ hơn cho bạn. Nhiều công ty đầu tư còn tính cả phí bán: hoặc là một phần trăm trả ngay để mua quỹ (tiền sẽ đi trực tiếp vào túi người bán hàng) hoặc là một phí để bán quỹ (cũng sẽ đi trực tiếp vào túi người bán hàng). Những phí này có thể cao đến 6%. Nhiều tư vấn viên tài chính rất thích bán các quỹ có phí bán hàng, bởi nó góp thêm vào một sức bật kha khá cho tài khoản cá nhân của họ nhưng chúng lại không tuyệt đến thế cho các nhà đầu tư. Ví dụ, một quỹ có phí bán 5,75% sẽ phải kiếm được 6,1% trong năm tiếp theo để có thể hòa vốn số tiền kí quỹ. Nghe có vẻ là một phép tính lạ, nhưng nếu bạn bị mất đi một số phần trăm nào đó để trả cho các khoản phí, bạn sẽ phải kiếm được về một số phần trăm lớn hơn để có thể hoàn lại vốn ban đầu. Ví dụ, mất 50% trong một năm (từ 100 đôla xuống còn 50 đôla) sẽ đảm bảo rằng bạn cần gấp đôi số tiền của mình lên trong năm tiếp theo để có được 100 đôla ban đầu. Tư vấn viên chọn các quỹ có phí bán hàng cho khách hàng của họ đã làm méo mó hoàn toàn “con lợn đất”, bạn không nghĩ thế sao?
5. Thuế
Hơn 60% tiền trong các quỹ tương hỗ Mỹ là nằm trong các tài khoản bị đánh thuế.(19) Điều này có nghĩa là khi một quỹ tương hỗ quản lý chủ động kiếm được tiền trong một năm nào đó, nhà đầu tư sẽ phải trả thuế cho khoản lợi nhuận nếu quỹ nằm trong một tài khoản bị đánh thuế. Có một lý do cho việc này. Các quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán quản lý chủ động có nhà quản lý mua bán các cổ phiếu trong quỹ của họ. Nếu cổ phiếu họ bán tạo ra được một khoản lợi nhuận tổng thể cho quỹ, vậy các nhà đầu tư trong quỹ đó (nếu họ nắm giữ quỹ trong một tài khoản bị đánh thuế) sẽ nhận được một hóa đơn thuế vào cuối năm cho khoản lãi vốn được ghi nhận. Người quản lý quỹ càng thực hiện nhiều giao dịch, hiệu quả thuế của quỹ càng thấp.
Trong trường hợp quỹ chỉ số chứng khoán toàn thị trường, hầu như không có giao dịch nào. Lợi nhuận tạo ra từ các cổ phiếu được nắm giữ không bị đánh thuế đối với các nhà đầu tư của quỹ, trừ khi nhà đầu tư bán quỹ đó với giá cao hơn anh hay cô ta được trả. Thay vì trả một tỉ lệ thuế lãi vốn cao hàng năm, nhà đầu tư chỉ số có thể trì hoãn khoản lời của anh ta hay cô ta, và trả chúng khi anh ta hay cô ta bán quỹ. Làm vậy sẽ giúp lợi nhuận cộng dồn trở nên cao hơn đáng kể.
Các nhà quản lý quỹ tương hỗ biết rằng ít người sẽ so sánh kết quả “sau thuế” của họ với các quỹ tương hỗ khác. Ví dụ, một quỹ kiếm ra 11% một năm có thể sẽ đánh bại một quỹ kiếm ra 12% một năm – sau các loại thuế.(20) Điều gì khiến mỗi quỹ có hiệu quả thuế kém hơn quỹ khác? Đó là tần suất mua bán của chúng. Trung bình quỹ tương hỗ quản lý chủ động mua bán tất cả cổ phiếu mà nó có trong một năm trung bình. Đó gọi là “quay vòng 100%”.(21) Hoạt động mua bán của phần lớn các nhà quản lý quỹ tương hỗ gây ra lãi vốn ngắn hạn cho chủ những quỹ đó (khi quỹ làm ra tiền). Ở Mỹ, thuế lãi vốn ngắn hạn là một khoản tiền phạt nặng, nhưng chẳng mấy người quản lý quỹ quản lý chủ động có vẻ quan tâm.
Nếu so sánh, các nhà đầu tư quỹ chỉ số trả ít thuế hơn nhiều trong các tài khoản bị đánh thuế, bởi quỹ chỉ số làm theo chiến lược “mua và giữ”. Giao dịch trong một quỹ tương hỗ xảy ra càng nhiều, thuế phát sinh cho nhà đầu tư càng lớn.
Trong một cuộc nghiên cứu 15 năm của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Tài chính Bogle về hiệu quả hoạt động của quỹ tương hỗ sau thuế (từ năm 1994 đến năm 2009), người ta phát hiện ra các quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán quản lý chủ động có hiệu quả thấp hơn hẳn so với một chỉ số chứng khoán thị trường. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào một quỹ (trong tài khoản bị đánh thuế của bạn) có hoạt động tương đương với chỉ số thị trường chứng khoán từ năm 1994 tới năm 2009, nghịch lý là bạn sẽ có ít tiền hơn nếu bạn đầu tư vào một quỹ chỉ số. Nhưng tại sao bạn lại kiếm được ít tiền hơn nếu như quỹ của bạn cũng hoạt động tương ứng với chỉ số chứng khoán?
Trước các loại thuế, nếu quỹ của bạn hoạt động tương ứng với chỉ số Mỹ, bạn sẽ có trung bình 6,7% một năm. Nhưng sau các loại thuế, để một quỹ quản lý chủ động có thể tạo ra số tiền bằng với quỹ chỉ số Mỹ, nó sẽ phải đánh bại chỉ số tổng cộng 16,2% trong thời gian 15 năm. Đó là đã giả dụ rằng nhà quản lý quỹ tương hỗ mua và bán với mật độ bằng với số “quay vòng” của quỹ quản lý chủ động trung bình. Một so sánh sau thuế về hoạt động của quỹ tương hỗ với một chỉ số thị trường chứng khoán không phải là điều bạn có thể thấy trên một báo cáo quỹ tương hỗ thông thường.(22) Nhưng trong một tài khoản bị đánh thuế, lợi nhuận sau thuế là con số duy nhất ta nên quan tâm.
Thêm tỉ suất phí tổn cao, phí 12B1, phí giao dịch, hoa hồng, và thuế vào khoản đầu tư của bạn có chút giống với việc một võ sĩ quyền anh bịt mắt đứng trên võ đài và yêu cầu đối thủ đánh anh ta 5 phát vào quai hàm trước khi chuông báo trận đấu bắt đầu. Khó có thể có một trận đấu công bằng nếu như bạn đã bị thương sẵn.
Sự phù phiếm của việc tìm chọn quỹ tương hỗ tốt nhất
Bạn vừa bảo với tư vấn viên tài chính của mình rằng bạn muốn đầu tư vào quỹ chỉ số - và giờ cô ta đang tuyệt vọng. Cô ta sẽ không thể kiếm được đồng nào (hoặc không nhiều) nếu bạn đầu tư vào các chỉ số. Thay vào đó, bán quỹ tương hỗ quản lý chủ động sẽ sinh lời cho các tư vấn viên hơn nhiều. Cô ta cần bạn mua những sản phẩm có thể giúp cô ta được trả thù lao hậu hĩnh, và cô ta sẽ giở lá bài này ra:
“Hãy nghe tôi, tôi là một chuyên gia. Và công ty của chúng tôi có thể tiếp cận các nhà nghiên cứu, họ sẽ giúp tôi chọn được những quỹ quản lý chủ động đánh bại được các chỉ số. Hãy nhìn vào những quỹ được đánh giá cao nhất này. Tôi có thể chỉ cho bạn hàng tá những quỹ như thế đã từng đánh bại chỉ số thị trường chứng khoán trong vòng 10 năm qua. Tất nhiên tôi sẽ chỉ mua cho bạn những quỹ được đánh giá cao.”
Liệu có hàng tá những quỹ từng đánh bại các chỉ số thị trường chứng khoán trong vòng 5, 10, hay 15 năm qua không? Tất nhiên là
có. Nhưng những quỹ đó, bất chấp các ghi chép theo dõi của chúng, sẽ không thể lặp lại vận thắng của mình. Đầu tư quỹ tương hỗ là một ví dụ hiếm hoi về nghịch lý sự xuất sắc trong quá khứ chẳng có ý nghĩa gì cả.
Xem lại thực tế
Morningstar là một công ty nghiên cứu - đầu tư tại Mỹ, họ đánh giá quỹ dựa trên hệ thống 5-sao: năm sao cho một quỹ có ghi chép theo dõi ấn tượng, theo xuống đến một sao là cho một quỹ có ghi chép theo dõi tệ hại. Những quỹ năm sao thường là những quỹ đã đánh bại các chỉ số trong 5 hay 10 năm trước.
Vấn đề là thứ bậc các quỹ thay đổi theo thời gian, và hoạt động của quỹ cũng vậy. Chỉ bởi một quỹ có đánh giá năm sao không có nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt hơn chỉ số trong năm tiếp theo, 5 hay 10 năm nữa. Nhìn lại về quá khứ mà xem những quỹ hoạt động tuyệt vời thì thật dễ dàng, nhưng cố gắng chọn những quỹ hoạt động tuyệt vời
đó dựa trên hoạt động trước kia của chúng thì lại là một trò chơi tốn kém.
Lập luận lý thuyết có một thứ gọi là “xu hướng quay trở lại giá trị trung bình”. Về mặt thực tiễn, các quỹ quản lý chủ động hoạt động tốt hơn các chỉ số thường có xu hướng quay trở lại giá trị trung bình hoặc tệ hơn. Nói cách khác, mua những quỹ từng hoạt động tốt nhất có thể lại trở thành nụ hôn của thần chết.
Nếu một tư vấn viên đã quyết định mua cho bạn những quỹ được đánh giá năm sao của Morningstar vào năm 1994, và nếu anh ta bán chúng khi các quỹ bị trượt hạng (thay thế chúng bằng những
quỹ năm sao mới được chọn khác), bạn nghĩ nhà đầu tư sẽ hoạt động ra sao từ năm 1994 tới năm 2004, nếu so sánh với một quỹ chỉ số chứng khoán thị trường Mỹ diện rộng?
Nhờ có Tập san Tài chính Hulbert, một bản tin đầu tư đánh giá dự đoán hoạt động của các bản tin khác, chúng ta đã có câu trả lời, được nhấn mạnh ở Biểu đồ 3.1.
a
Nguồn: John C. Bogle, Sách cầm tay về nhận thức chung trong đầu tư
100 đô-la được đầu tư và liên tục điều chỉnh để luôn giữ được quỹ có mức đánh giá cao nhất của Morning- star từ năm 1994 tới năm 2004 sẽ thành tầm 194 đôla, trung bình 6,9% một năm.
100 đô-la được đầu tư vào một chỉ số chứng khoán toàn thị trường Mỹ diện rộng từ năm 1994 tới năm 2004 sẽ thành tầm 283 đôla, trung bình 11% một năm.(23)
Nếu bạn xét thêm nghĩa vụ thuế, kết quả cho những siêu quỹ của Morningstar sẽ còn thảm hại hơn. Hẳn bạn sẽ chạy như bị chó đuổi mất.
100 đôla được đầu tư và liên tục điều chỉnh để luôn giữ được quỹ có mức đánh giá cao nhất của Morning- star từ năm 1994 tới năm 2004 sẽ thành 165 đôla sau thuế, với 5,15% một năm.
100 đôla được đầu tư và một chỉ số chứng khoán toàn thị trường Mỹ diện rộng từ năm 1994 tới năm 2004 sẽ thành 271 đôla sau thuế, với 10,5% một năm.
Thật thú vị, hơn 98% số tiền được đầu tư vào quỹ tương hỗ đổ vào những quỹ được đánh giá cao của Morningstar.(24)
Nhưng chọn quỹ tương hỗ quản lý chủ động nào sẽ hoạt động tốt trong tương lai, theo như Burton Malkiel nói: “… giống như một cuộc vượt chướng ngại vật phải đi qua nhà bếp địa ngục vậy.”(25) Malkiel, một giáo sư kinh tế tại Đại học Princeton và là nhà văn có sách bán chạy nhất, cuốn Ngẫu nhiên bước dạo hướng dẫn đầu tư, còn nói thêm:
Không có cách nào để chọn trước được người quản lý [quỹ tương hỗ quản lý chủ động] tốt nhất cả. Tôi đã tính toán kết quả của các chiến lược thuê người và mua quỹ có hoạt động tốt nhất của 1 năm
gần đây, 2 năm gần đây, 5 năm và 10 năm gần đây, và không chiến lược nào có được lợi nhuận trên trung bình. Tôi đã tính toán lợi nhuận từ việc mua các quỹ tốt nhất được chọn bởi tạp chí Forbes… và phát hiện ra những quỹ nào sau cùng sẽ có lợi nhuận dưới trung bình thôi.(26)
Nhưng đa số các tư vấn viên tài chính vẫn không bỏ cuộc. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc bạn có tin rằng họ có thể làm được hay không, rằng họ có thể tìm được những quỹ sẽ đánh bại được các chỉ số thị trường.
Trước khi kết hôn, vợ tôi Pele đã được “giúp đỡ” bởi công ty dịch vụ tài chính Mỹ Ramond James. Cô ấy được bán cho các quỹ tương hỗ quản lý chủ động, và những phí quỹ tương hỗ ẩn đầu chuẩn làm cô ấy mất đến 1,75% giá trị tài khoản mỗi năm. Một phí thường niên tiếp diễn như vậy – gọi là phí bọc, phí tư vấn, hay phí tài khoản – giống như một hộp đựng bánh quy chứa thạch tín được bán tại cửa hàng thức ăn tốt cho sức khỏe của địa phương bạn vậy. Tại sao tư vấn viên của cô ấy lại đòi cô khoản phí phụ thêm này? Hãy cứ nói là tư vấn viên đang phục vụ vợ tôi theo cách mà Jesse James tai tiếng từng dùng để phục vụ hành khách đi tàu vậy – bằng cách lấy tiền của họ và chạy.
Theo như một bài báo năm 2007 được xuất bản trên tờ báo chuyên ngành hàng tuần của Mỹ - Tin tức đầu tư, các đại diện của Raymond James được thưởng nhiều hơn vì tạo ra các lệ phí cao hơn:
Theo phong cách của một kế hoạch 401(k), chương trình trả thù lao sau năm nay sẽ thưởng thêm 1% cho đại diện chi nhánh [Raymond James] người thu được 450.000 đôla phí và hoa hồng, thưởng 2% cho người thu được 750.000 đôla, và 3% cho đại diện và tư vấn viên thu được 1 triệu đôla. Sau đó, khoản tiền thưởng, vốn sẽ ảnh hưởng khoảng 500 trong số 3.600 đại diện của công ty, sẽ tăng thêm 1% điểm cho mỗi 500.000 đôla kiếm được thêm, mức tối đa là 10% cho người đại diện thu được 3,5 tỉ đôla phí và hoa hồng. Điều đó thúc
đẩy số tiền trả cho những đại diện ưu tú lên tới 100% - hay thậm chí còn hơn – số tiền họ mang về, theo như công ty cho biết.(27)
Với sự khuyến khích trò chôm chỉa thế này, người bán hàng và tư vấn viên cứ như những ông hoàng.
Nhìn vào danh mục đầu tư của vợ tôi năm 2004, sau khi theo dõi hoạt động tài khoản của cô ấy, tôi tính toán được tài khoản 200.000 đôla của cô ấy đáng ra phải hơn thế nếu cô ấy đầu tư vào quỹ chỉ số trong 5 năm qua, thay vì những quỹ tương hỗ quản lý chủ động của tư vấn viên. Trong tính toán của mình, tôi đã bao gồm cả 1,75% phí “lừa đảo” thường niên từ tư vấn viên của cô ấy, thêm cả những chi phí thông thường của những quỹ tương hỗ.
Khi Pele hỏi tư vấn viên của cô về việc tài khoản của cô ấy gần đây hoạt động kém hiệu quả, anh ta liền đưa ra một vài quỹ tương hỗ mới. Khi Pele hỏi về quỹ tương hỗ, anh ta bác bỏ ý kiến đó đi. Có lẽ anh ta đang để mắt tới một phần thưởng lớn: một chiếc Porsche hay Audi mui trần, mà anh ta chẳng thể kham nổi cái nào nếu mua cho khách hàng của mình quỹ chỉ số. Vậy nên anh ta chuyển cô ấy vào một nhóm các quỹ quản lý chủ động khác nhau từng đánh bại các chỉ số trong 5 năm qua – tất cả đều được đánh giá năm sao của Morning- star.
Và những quỹ này đã hoạt động ra sao từ năm 2004 đến năm 2007? Tệ hại. Bất chấp những ghi chép theo dõi tuyệt vời của những quỹ này, sau khi anh ta chọn chúng cho tài khoản của Pele, chúng hoạt động thật kém cỏi so với các chỉ số thị trường. Vậy nên Pele sa thải anh ta, và tôi kết hôn với cô ấy.
Trong suốt một cuộc đầu tư, điều chắc chắn thực sự là một danh mục đầu tư gồm các quỹ chỉ số sẽ đánh bại một danh mục gồm các quỹ tương hỗ quản lý chủ động sau khi tính tất cả các chi phí. Nhưng trong 1, 3, hay thậm chí 5 năm, luôn có khả năng quỹ quản lý chủ động của một ai đó sẽ hoạt động tốt hơn các chỉ số.
Tại một buổi hội thảo của tôi vào năm 2010, một người tôi sẽ gọi là Charlie, sau khi xem lợi nhuận của một danh mục dựa trên chỉ số đã
nói: “Tư vấn viên đầu tư của tôi đã đánh bại những khoản lợi nhuận này trong 5 năm qua.”
Đó là điều có thể, nhưng thực tế thống kê đã rõ ràng. Trong toàn bộ thời gian đầu tư của anh Charlie kia, rất có khả năng tài khoản của anh ta sẽ tụt lại rất xa sau một danh mục chỉ số.
Tháng 7 năm 1993, Thời báo New York quyết định tổ chức một cuộc thi kéo dài 20 năm kiểm tra khả năng của những tư vấn viên tài chính danh tiếng (và những lựa chọn quỹ tương hỗ của họ) đấu với lợi nhuận của chỉ số chứng khoán thị trường 500 S&P.
Cứ 3 tháng một lần, tờ báo sẽ báo cáo kết quả, coi như tiền được đầu tư vào các tài khoản miễn thuế. Các tư vấn viên được phép thay đổi quỹ mà không mất phí bất cứ khi nào họ muốn.
Thứ ban đầu tưởng như là một hoạt động quảng cáo tuyệt vời cho những người làm tiền danh tiếng này nhanh chóng biến thành thứ cảm tưởng như một cuộc trét nhựa gắn lông hàng quý (tarring and feathering – một hình thức trả thù hay trừng phạt dã man tại Mỹ ở
thế kỉ trước). Chỉ sau 7 năm, chỉ số 500 S&P như chiếc Ferrari so với chiếc Hyundai Sonata của các tư vấn viên, như được thể hiện ở Biểu đồ 3.2.
a
Số vốn ban đầu 50.000 đôla của quỹ chỉ số vào năm 1993 (so sánh với sự lựa chọn quỹ tương hỗ của từng tư vấn viên sau đó) sẽ thành một khoản tiền lớn hơn hẳn vào năm 2000.(28)
Điều bí ẩn là, mới chỉ sau 7 năm, Thời báo New York ngừng cuộc thi. Có lẽ các tư vấn viên dự thi của nghiên cứu đã chán với việc bị bẽ mặt lắm rồi.
Tìm kiếm sự giúp đỡ không có mâu thuẫn lợi ích
Tôi sẽ ví người tư vấn tài chính trung bình như một cái bánh sô-cô la. Liệu việc theo một kế hoạch dinh dưỡng không lành mạnh gồm
các món đồ ngọt bánh nướng có khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh? Tất nhiên rồi, trong khoảng 30 giây khi vị giác của bạn thưởng thức cái ngọt sánh mịn đó. Nhưng ảnh hưởng của tư vấn viên tài chính trung bình đối với sự giàu có lâu dài của bạn cũng giống như ảnh hưởng của một khẩu phần ăn gồm toàn bánh sô-cô-la đối với sức khỏe lâu dài của bạn vậy.
Có những tư vấn tài chính được trả theo giờ để đưa ra lời khuyên khách quan. Chẳng ai lại muốn chất thêm vào cái chồng hóa đơn của mình làm gì, nhưng một người lên kế hoạch tài chính “chỉ trả phí” được trả theo giờ có thể là một cộng sự chuyên nghiệp giúp bạn tạo được một danh mục quỹ chỉ số thành công.
Đối với người Mỹ, đó là một lựa chọn dễ dàng. Bạn có thể gửi tiền của mình cho Vanguard một công ty dịch vụ tài chính phi lợi nhuận có cơ sở tại Mỹ đồng thời là nhà cung cấp quỹ chỉ số lớn nhất thế giới. Bạn chỉ phải trả một khoản phí nhỏ 250 đôla mỗi năm, và một tư vấn viên làm việc cho Vanguard sẽ giúp bạn đầu tư tiền của mình. Khi tài khoản của bạn vượt quá 250.000 đôla, dịch vụ sẽ trở nên miễn phí.
AssetBuilder là một lựa chọn khác. Được dựng tại Texas, công ty này chỉ tính một khoản phí thấp để hoạt động như một người môi giới mua quỹ chỉ số qua một nhóm gọi là Cố vấn Quỹ Dimensional . Khoản phần trăm phí nhỏ hàng năm trả cho dịch vụ sẽ giúp bạn được rảnh tay không phải tự quản lý số tiền của mình.
Các công ty sau cũng chỉ tính phí thấp để xây dựng các tài khoản quỹ chỉ số cho khách hàng Mỹ: Công ty đầu tư RW (dựng tại Maryland), Tập đoàn Aperio (dựng tại California), và Công ty Quản lý Tài sản Evanson
(dựng tại California).
Còn có các công ty khác cũng cung cấp các dịch vụ tương tự. Nhưng hãy cẩn thận. Không phải tất cả doanh nghiệp “chỉ trả phí” đều cung cấp các dịch vụ giá rẻ.
ẩ
Nơi cất giữ những chi phí ẩn
Số lượng những người lên kế hoạch tài chính chỉ trả phí có bằng cấp đang ngày càng tăng tại Mỹ. Nhưng bạn phải cẩn thận. Một tư vấn viên trả phí, Bert Whitehead, trong cuốn sách Tại sao những người thông minh lại dùng tiền một cách ngu ngốc có nói rằng, có nhiều tổ chức (ví dụ như American Express) đáng ra cung cấp các dịch vụ trả phí, chỉ yêu cầu một lệ phí nhỏ cho một buổi cố vấn, nhưng thực ra họ quăng vào các tài khoản đầu tư các quỹ tương hỗ quản lý chủ động và các sản phẩm bảo hiểm của chính họ.(29) Các quỹ tương hỗ quản lý chủ động nhồi nhét thêm cho cái hòm tiền của các công ty dịch vụ đầu tư, vậy nên chúng tốt cho các doanh nghiệp bán cho bạn sản phẩm đó, nhưng không tốt cho bạn.
Dù vậy, tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn mọi dụng cụ cần thiết để xây dựng được danh mục đầu tư các quỹ chỉ số cho chính mình. Rồi bạn có thể thuê một nhân viên kế toán đáng tin cậy để xin lời khuyên về các tài khoản miễn thuế. Có được lời khuyên của một kế toán viên, bạn sẽ tự tin tránh được mọi mâu thuẫn lợi ích làm mục nát ngành dịch vụ tài chính – miễn là kế toán viên của bạn đừng bán thêm các sản phẩm tài chính.
Tuy nhiên, để suy xét lại, hãy cùng nhìn vào các quỹ chỉ số chứng khoán toàn thị trường và các quỹ tương hỗ quản lý chủ động bằng cách đặt chúng lại cạnh nhau và so sánh.
Bảng 3.1 Sự khác biệt giữa Quỹ quản lý chủ động và Quỹ chỉ số chứng khoán toàn thị trường
Quỹ quản lý chủ động
1. Một nhà quản lý quỹ mua và bán (giao dịch) hàng tá hoặc hàng trăm cổ phiếu. Quỹ trung bình cuối năm có rất ít cổ phiếu giống với cổ phiếu nó giữ đầu năm.
2. Nhà quản lý quỹ và nhóm của họ thực hiện các nghiên cứu bao quát. Họ được trả lương cao cho dịch vụ này và khoản đó tăng thêm chi phí của quỹ. Chi phí thêm vào này được trả bởi các nhà đầu tư.
3. Giao dịch cổ phiếu (mua và bán cổ phiếu) trong quỹ làm phát sinh phí hoa hồng, được trích từ giá trị quỹ tương hỗ. Các nhà đầu tư trả cho khoản phí này.
4. Giao dịch gây ra hậu quả, thuế được đổ lên đầu nhà đầu tư khi quỹ được giữ trong một tài khoản bị đánh thuế. Người thu thuế sẽ gửi một cái hóa đơn cho bạn.
5. Người quản lý quỹ tập trung vào quy mô và khu vực cổ phiếu nhất định. Ví dụ, một quỹ vốn nhỏ sẽ chỉ sở hữu các công ty nhỏ; một quỹ vốn lớn sẽ chỉ sở hữu các công ty lớn; một quỹ giá trị sẽ chỉ sở hữu những công ty nhỏ; một quỹ phát triển sẽ chỉ sở hữu các công ty phát triển.
6. Các công ty cung cấp quỹ tương hỗ có chủ sở hữu, người thu lợi từ các phí của quỹ. Càng nhiều phí thu được từ nhà đầu tư đồng nghĩa với lợi nhuận cho chủ sở hữu công ty đầu tư càng cao.
7. Bởi các công ty đầu tư quỹ tương hỗ có “chủ sở hữu” tìm kiếm lợi nhuận cho công ty đầu tư của họ, có các chiến dịch bán hàng hung hãn và những khoản thưởng trả cho người bán hàng (tư vấn viên) đã giới thiệu quỹ của họ cho khách hàng. Các nhà đầu tư phải trả cho khoản này.
8. Các công ty quỹ quản lý chủ động trả “phí lưu động” cho các tư vấn viên, thưởng cho việc họ đã bán được quỹ của họ cho các nhà đầu tư – những người cuối cùng lại phải trả cho khoản này.
9. Hầu hết công ty đầu tư Mỹ thu phí bán hàng hay phí trả nợ - khoản này đi thẳng vào túi người môi giới/tư vấn viên đã bán cho bạn quỹ. Nhà đầu tư trả các khoản này.
10. Các công ty bán quỹ tương hỗ quản lý chủ động được các tư vấn viên và người môi giới vô cùng yêu thích.
Quỹ chỉ số chứng khoán toàn thị trường
1. Một nhà quản lý quỹ mua một nhóm lớn các cổ phiếu – thường nhiều hơn 1000. Hơn 96% cổ phiếu giống nhau năm này qua năm khác. Không có giao dịch diễn ra. Các doanh nghiệp yếu kém rơi khỏi sàn giao dịch chứng khoán sẽ rơi khỏi chỉ số. Các doanh nghiệp mới được thêm vào.
2. Không có nghiên cứu nào được thực hiện đối với các cổ phiếu riêng lẻ. Một quỹ chỉ số toàn thị trường hoàn toàn có thể được điều hành trên máy tính mà không mất phí nghiên cứu. Mục đích của nó là thực sự sở hữu tất cả mọi thứ trên thị trường chứng khoán, nên không cần phải ra quyết định “mua bán”.
3. Không có “giao dịch” xảy ra nên phí hoa hồng để mua và/ hoặc bán vô cùng thấp. Số tiền tiết kiệm được chuyển cho các nhà đầu tư.
4. Không có giao dịch nghĩa là ngay cả khi ở trong một tài khoản bị đánh thuế, lãi vốn có thể tăng lên với khoản thuế thường niên ít nhất. Bạn tránh xa được người thu thuế.
5. Một chỉ số chứng khoán toàn thị trường sẽ sở hữu cổ phiếu trong tất cả các loại được liệt kê ở bên trái – tất cả được bọc trong một quỹ – bởi nó sở hữu “toàn bộ thị trường chứng khoán”.
6. Công ty đầu tư như Vanguard là một công ty “phi lợi nhuận”. Vanguard là nhà cung cấp quỹ chỉ số lớn nhất thế giới, phục vụ người Mỹ, người Úc và người Anh. Các chỉ số giá rẻ cũng được bán cho người châu Á, người Canada, và người châu Âu.
7. Người bán hàng hiếm khi chào bán các chỉ số bởi chúng mang lại ít lợi nhuận hơn cho các công ty dịch vụ tài chính.
8. Quỹ chỉ số hiếm khi phải trả phí lưu động cho các tư vấn viên. 9. Phần lớn quỹ chỉ số không thu phí bán hàng hay phí trả nợ.
10. Quỹ chỉ số không được yêu thích bởi phần lớn các tư vấn viên và người môi giới.
Cư dân toàn cầu và quỹ chỉ số
Nếu bạn là người Anh hay người Úc, bạn có thể làm theo hướng dẫn của Vanguard, công ty này đã dựng cơ sở tại đất nước của bạn. Là một tập đoàn phi lợi nhuận, có lẽ đó là nhà điều hành dịch vụ tài chính rẻ nhất thế giới, và chỉ số hóa là chuyên môn của họ.
Nếu như bạn là người nước khác, hoặc nếu bạn là cư dân toàn cầu làm việc tại nước ngoài, cũng có các lựa chọn chỉ số hóa dành cho bạn (tôi sẽ bàn ở chương 6). Cho dù các chi phí điều hành quỹ tương hỗ chứng khoán quản lý chủ động Mỹ đã cao, các quỹ trung bình không thuộc nước Mỹ thậm chí còn đắt đỏ hơn. Trong một nghiên cứu được trình bày vào năm 2008 bởi Báo Đại học Oxford, Ajay Khorana, Henri Servaes, và Peter Tufano đã so sánh chi phí quỹ thế giới, bao gồm phí bán hàng được ước tính. Theo như nghiên cứu, nước có quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán đắt nhất là Canada. Thật may mắn cho người Canada, Vanguard đang lập kế hoạch mở rộng dịch vụ của công ty tới những người hàng xóm phía Bắc đang phải chịu khổ sở từ lâu của mình.
Các chi phí đầu tư cao trên toàn cầu khiến cho việc cư dân toàn cầu ngoài nước Mỹ mua chỉ số cho tài khoản đầu tư của mình thay vì trả các khoản phí nặng đi kèm với quỹ tương hỗ quản lý chủ động càng trở nên quan trọng hơn.
Bảng 3.2 Phí quỹ tương hỗ thị trường chứng khoán quản lý chủ động trên thế giới
a
Nguồn: "Phí các quỹ tương hỗ trên thế giới", Báo Đại học Oxford 2008(30)
Ai đang cãi lại các chỉ số?
Có 3 loại người cãi rằng một danh mục đầu tư các quỹ quản lý chủ động có cơ hội tốt hơn để bắt kịp với một danh mục được đa dạng hóa các chỉ số sau thuế và phí trong thời gian dài.
Trước tiên xin giới thiệu, đang xuất hiện trên sân khấu của những chuyện đẩu đâu là tư vấn viên tài chính thân thiện ở khu vực của bạn. Rút ra khỏi túi tất cả các mánh khóe của mình, anh ta cần thuyết phục bạn rằng thế giới phẳng, rằng mặt trời xoay quanh Trái đất, và rằng anh ta có thể dự đoán tương lai tốt hơn một người Di gan tại lễ hội. Đề cập đến quỹ chỉ số với anh ta giống như một ai đó hắt hơi vào cái bánh sinh nhật của anh ta vậy. Anh ta muốn ăn cái bánh đó, và anh ta muốn một khúc trong cái bánh của bạn nữa.
Và kia, bên trái sân khấu, là một kẻ bán dạo dẻo lưỡi to lớn hơn đang ở trước mặt những khán giả đang bị bắt giữ. Khoác trên mình dáng vẻ chuyên nghiệp, cô ta làm việc tại phòng quan hệ công chúng cố vấn tài chính. Một phần công việc của cô ta là soạn ra những bình luận tóm tắt thị trường gây hoang mang thường đi kèm với các báo cáo quỹ tương hỗ. Họ đọc những thứ kiểu như:
Cổ phiếu rơi giá trong tháng này bởi doanh số bán lẻ giảm 2,5%, khiến cho người mua vàng nhiều hơn vải bông chéo. Điều này có khả năng sẽ làm tăng hợp đồng tương lai Trung Quốc do thâm hụt liên bang đang tăng, khiến cho hai chủ ngân hàng tại Phố Wall chạy qua Công viên Trung tâm bởi đường cong lợi suất trái phiếu bị thu hẹp.
Nói thị trường chứng khoán năm nay đi lên bởi nhiều con gấu bắc cực có thể tìm được bạn tình thích hợp trước tháng 11 cũng có giá trị như mấy lời bình luận kinh tế ngớ ngẩn khiến người ta bối rối mà những người lên kế hoạch tài chính viết và sắp xếp, cho rằng đằng nào cũng chẳng có ai đọc.
Nếu bạn hỏi cô ta, cô ta sẽ nói với bạn rằng quỹ tương hỗ quản lý chủ động là con đường nên theo – nhưng đáng tò mò là cô ta chẳng đề cập đến việc mình có khoản tiền thế chấp phải trả cho căn nhà nghỉ mùa hè bên bờ biển Hawaii giá 17 triệu đôla, và bạn cần phải giúp cô ta trả số tiền đó.
Thật đáng buồn, loại người thứ ba nói với bạn rằng quỹ tương hỗ quản lý chủ động theo thống kê trong lâu dài có cơ hội thu về lợi nhuận tốt hơn (so với các chỉ số) là những kẻ cao ngạo, hay những
kẻ cả tin, không muốn thừa nhận rằng tư vấn viên của họ đang đặt lợi ích tài chính của mình lên trên khách hàng.
Hãy cùng xét đến Peter Lynch, người được cho là một trong những nhà quản lý quỹ tương hỗ vĩ đại nhất trong lịch sử. Trước khi nghỉ hưu ở tuổi 46, ông đã quản lý quỹ Fidelity Magellan
, quỹ này đã thu hút sự chú ý của mọi người khi từ năm 1977 đến năm 1990 thu về trung bình 29% một năm.(31) Tuy nhiên, sau đó, quỹ từng thuộc quản lý của Lynch đã
làm các nhà đầu tư thất vọng, kiếm về tổng cộng chỉ 21% trong thập kỉ qua, nếu so với 41% của chỉ số 500 S&P.(32) Đánh vào lỗi của ngành công nghiệp, ông nói:
Vậy là nó đang trở nên kém đi, sự sa đọa bởi các chuyên gia đang giảm đi. Công chúng sẽ tốt hơn với một quỹ chỉ số.(33)
Là một thần tượng trong ngành những năm 1980, bạn có thể cho rằng Lynch là những còn sót lại của thời đại cũ. Có lẽ vậy. Nhưng hãy cùng xét đến hiện tại, và nhìn vào Bill Miller, hiện tại là nhà quản lý quỹ quản lý chủ động của Quỹ tín thác giá trị Legg Mason . Năm 2006, người viết bài Andy Ser- wer của Tạp chí Fortune đã gọi Miller là “nhà quản lý tiền tuyệt vời nhất thời đại”, sau khi quỹ của Miller đánh bại chỉ số 500 S&P 15 năm liền.(34) Nhưng, khi Jason Zweig của tạp chí Money phỏng vấn Miller vào tháng Bảy 2007, Miller lại đề cử quỹ chỉ số:
Một phần cổ phần đáng kể trong tài sản một người nên bao gồm quỹ chỉ số… Trừ khi bạn là người may mắn, hoặc cực kì tài năng trong việc chọn người quản lý, nếu không bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều nếu chọn quỹ chỉ số.(35)
Lời nói của Miller thật đúng lúc. Kể từ năm 2007, hoạt động quỹ của anh ta đột ngột giảm sút so với chỉ số chứng khoán toàn thị trường Mỹ. Tất nhiên, một vài nhà quản lý quỹ tương hỗ (những người thực sự điều hành quỹ) bị người chủ của mình yêu cầu mua cổ phần trong quỹ mà họ điều hành. Nhưng trong tài khoản bị đánh thuế,
nếu nhà quản lý quỹ không phải gắn bó với tiền của chính họ, thông thường họ sẽ không làm vậy. Ted Aronson chủ động quản lý hơn 7 tỉ đôla cho các danh mục hưu trí, vốn và tài khoản quỹ trợ cấp doanh nghiệp. Anh là một trong những người giỏi nhất trong ngành kinh doanh. Nhưng anh ta làm gì với số tiền bị đánh thuế của chính mình? Như anh đã bảo với Jason Zweig, người đang viết bài cho CNN Money năm 1999, tất cả số tiền bị đánh thuế của anh được đầu tư vào quỹ chỉ số của Vanguard:
Một khi phải nộp thuế, các tranh cãi ủng hộ [quỹ tương hỗ], quản lý chủ động trở nên thật méo mó… chỉ số chứng khoán nắm chắc phần thắng. Sau thuế, quản lý chủ động không thể nào thắng được. (36)
Hay, theo lời của một đại gia thực thụ, Arthur Levitt, cựu chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ:
Tội lỗi đáng sợ nhất là việc sở hữu một vài quỹ tương hỗ quá tốn kém. Những con số tưởng chừng chỉ là khoản phí nhỏ, chỉ phần mười của 1% cũng có thể làm một nhà đầu tư mất tới hàng chục ngàn đôla trong đời.(37)
Bạn không phải thất vọng với kết quả đầu tư của mình. Bằng cách nghiêm chỉnh tiết kiệm và sẵn sàng đầu tư thường xuyên vào quỹ chỉ số chi phí thấp, có hiệu quả thuế, bạn có thể chỉ cần đầu tư bằng nửa hàng xóm của mình – trong suốt cả đời – trong khi lại thu về nhiều tiền hơn.
Bạn có thể không được học những bài học này ở trường, nhưng chúng thực sự cần thiết cho sự ổn định tài chính của bạn:
1. Theo thống kê, đầu tư vào quỹ chỉ số sẽ cho bạn cơ hội thành công cao nhất, nếu so với đầu tư vào quỹ tương hỗ quản lý chủ động.
2. Chưa ai phát minh được hệ thống nào có thể chọn được quỹ tương hỗ quản lý chủ động sẽ liên tục đánh bại chỉ số thị trường chứng khoán. Đừng để ý đến những kẻ nói điều ngược lại.
3. Đừng để mình bị ấn tượng với lợi nhuận trước kia của bất kì quỹ tương hỗ quản lý chủ động nào. Chọn đầu tư vào một quỹ dựa trên hiệu quả hoạt động của nó trong quá khứ, là một trong những điều ngớ ngẩn nhất một nhà đầu tư có thể làm.
4. Quỹ chỉ số càng có ưu thế hơn so với quỹ quản lý chủ động nếu tiền được đầu tư vào một tài khoản bị đánh thuế.
5. Hãy nhớ rằng mâu thuẫn lợi ích là điều phần lớn các tư vấn viên phải đối mặt. Họ không muốn bạn mua quỹ chỉ số bởi họ (người môi giới) có thể kiếm được nhiều tiền hơn hẳn bằng hoa hồng và phí lưu động khi họ thuyết phục được bạn mua quỹ quản lý chủ động.
Chú thích
(1) W. Gregory Guedel. “Ali đấu với Wilt Chamberlain – Trận đấu suýt chút nữa diễn ra”, EastSideBoxing, ngày 29 tháng 5 năm 2006, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010, http://
www.eastsideboxing.com/news.php?p=7905&more=1
(2) Linda Grant, “Bắt đầu tự lập ở Phố Wall”, Tin tức Mỹ & Bản tin thế giới, ngày 20 tháng 6 năm 1994, 58.
(3) Mel Lindauer, Michael LeBoeuf, và Taylor Larimore, Cẩm nang đầu tư của Bogleheads (Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, 2007), 83.
(4) “Các nhà đầu tư không thể đánh bại thị trường, Lời các học giả”, Sổ sách Hạt Orange, ngày 2 tháng 1 năm 2002, truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010, http://www.ifa.
com/Library/Support/Articles/Popular/KahnemanInves torscantbeatmarket.htm.
(5) Peter Tanous, “Cuộc phỏng vấn với Merton Miller”, Cố vấn quỹ chỉ số, ngày 1 tháng 2 năm 1997, truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010, http://www.ifa.com/Articles/An_Inter
view_with_Merton_Miller.aspx.