🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 21 Bí Mật Của Những Nhà Diễn Thuyết Tài Ba Nhất Lịch Sử
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
1 NGHỆ THUẬT TẠM DỪNG TRƯỚC KHI PHÁT BIỂU 2 NGHỆ THUẬT NÓI LỜI MỞ ĐẦU
3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN PHONG THÁI
4 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÔNG ĐIỆP
5 NGHỆ THUẬT NÓI NGẮN GỌN
6 NGHỆ THUẬT TRÍCH DẪN
7 NGHỆ THUẬT NÊU THỐNG KÊ
8 NGHỆ THUẬT KHÔNG LẠM DỤNG SLIDE TRÌNH CHIẾU 9 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG SỰ HÓM HỈNH
10 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGỤ NGÔN
11 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỬ CHỈ
12 NGHỆ THUẬT NHÌN BÀI DIỄN VĂN VÀ ĐỌC 13 NGHỆ THUẬT TẠO NHỊP NHƯ LÀM THƠ 14 NGHỆ THUẬT TẠO VẾ ĐỐI
15 NGHỆ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI
16 NGHỆ THUẬT DÙNG TỪ
17 NGHỆ THUẬT CHỦ ĐỘNG
18 NGHỆ THUẬT XIN TÀI TRỢ
19 NGHỆ THUẬT NHẤN MẠNH LỜI NÓI
20 NGHỆ THUẬT NÓI LỜI KẾT
21 NGHỆ THUẬT TẠO SỰ KHÁC BIỆT
LỜI GIỚI THIỆU
Lãnh đạo là bán hàng. Và bán hàng là nói chuyện.
Khả năng nói chuyện và quảng bá về công ty của giám đốc điều hành chính là nhân tố then chốt trong việc quyết định giá trị của công ty đó trên thị trường. Harold Burson, người sáng lập kiêm lãnh đạo của một trong những công ty về quan hệ công chúng lớn nhất Hoa Kỳ, Burson & Marsteller, đã tiến hành một cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy 86% các chuyên gia phân tích đều nói rằng họ “sẽ mua cổ phiếu dựa trên danh tiếng của CEO công ty đó”. Burson kết luận rằng chính nhân cách và khả năng bán hàng của CEO mới là nhân tố then chốt cho sự phát triển lành mạnh của công ty. Nếu vị giám đốc điều hành không thể thuyết phục, đảm bảo và quảng bá về thế mạnh độc nhất cũng như tương lai của công ty thì công ty đó sẽ đứng bên bờ vực thẳm.
Burson cũng khẳng định rằng những dịch vụ mà một công ty quan hệ công chúng cung cấp, chẳng hạn công ty của ông, không thể tự nó biến vị CEO đó thành một ngôi sao bán hàng hay trở thành nhân tố đưa sản phẩm thâm nhập thị trường quan trọng bậc nhất của công ty.
Các chuyên gia quan hệ công chúng có thể giúp viết lời thuyết trình cho một CEO, chuẩn bị thông cáo báo chí tạo ra các hình ảnh minh họa trực quan, giúp CEO thực hành cách phát âm chuẩn và khiến giọng địa phương của vị CEO đó bớt nặng. Họ cũng có thể dựng lên những câu chuyện viết trong tờ Wall Street Journal hay Forbes, nhưng họ không thể tạo ra một nhân vật công chúng xuất sắc được.
Ngày nay, 60% các công ty từng có mặt trong danh sách Fortune 500 vào năm 1970 đã không còn tồn tại. Giá trị cổ phiếu của các công ty vào thời đó được đánh giá theo giá trị các bất động sản công ty nắm giữ, các nhà máy, công xưởng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, khả năng đi lại thông với đường quốc lộ cũng như những yếu tố vật lý khác. Còn trong thời kỳ “cách mạng thông tin” như ngày nay thì những tài sản hữu hình từng có giá trị trong quá khứ nay không còn nữa, do đó chúng không được tính đến. Vậy bạn tính giá trị của một phần mềm bằng cách nào? Làm thế nào bạn có thể áp một giá trị cụ thể lên một thông tin nhất định nào đó?
Trong bối cảnh với nhiều thay đổi nhiễu loạn này, khả năng thuyết phục của lãnh đạo cấp cao chính là nhân tố đo lường then chốt nhất. Ví dụ khi Steve Jobs quay trở lại làm việc cho Apple, cổ phiếu công ty này tăng lên 200% trong một ngày bởi trong ông toát lên năng lực cũng như sự tự tin.
Hãy tự hỏi mình điều này: Tôi có các kỹ năng giao tiếp để đi đến đỉnh cao không? Tôi có năng lực của một ngôi sao để giúp công ty mình liên tục phát
triển không?
Kỷ nguyên của cá nhân kiệt xuất
Nếu ngày nay là một thế giới của sự thay đổi thì nó cũng là kỷ nguyên của sự sùng bái cá nhân kiệt xuất.
Những người sáng lập tạp chí Time hiểu rõ điều đó. Tạp chí People, sinh sau đẻ muộn sau Time, nhưng giờ lại bán chạy hơn tờ cha chú của nó nhiều lần.
Hollywood biết rõ điều này. Năng lực của một ngôi sao thể hiện ở khả năng cung cấp tài chính và tiếp thị cho một bộ phim mới. Kịch bản và cốt truyện hầu như không có liên quan.
Thế giới chính trị gia hiểu điều đó. John Major, Thủ tướng Anh từ năm 1990 đến 1997, đã bị đánh bại cách biệt trong chiến dịch tái tranh cử. Một số người cho rằng thất bại của ông là do vướng phải những vụ bê bối tình dục. Mặc dù những vụ bê bối tình dục đó không ảnh hưởng được đến ông, nhưng với tư cách là người lãnh đạo đảng cầm quyền, ông là con cừu bị “làm thịt” trong vụ giết mổ chính trị đó. Vì sao? Bởi sự xuất hiện của một nhân vật kiệt xuất ở phía đối lập với ông, Tony Blair.
Trong bài báo số ra ngày 2 tháng 2 năm 2001, tờ New York Times đã đăng tin Tony Blair là vị Thủ tướng Anh nổitiếng nhất trong lịch sử, hơn cả Churchill hay Thatcher. Tuy nhiên, bài báo cũng trích lời của một quan sát viên cho rằng Thủ tướng Blair thể hiện “phong cách trình bày quá khéo léo, hay hơn cả bản thân bài phát biểu”. Bài báo còn nói rằng cách thể hiện của ông là “quá khéo léo khi nói về những thành tựu chứ không phải bản chất thực sự của những thành tựu đó”.
Tony Blair là nghệ sĩ về thuyết trình. Người đồng cấp là Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thân thiết của ông cũng vậy. Bất chấp những lời gièm pha, buộc tội hay vụ bê bối tình ái Monica Lewinsky (chưa kể tới vụ “Whitewater”, “Filegate” và “Travelgate”), danh tiếng của Clinton vẫn vang dội – tất cả là nhờ ông biết cách thể hiện phong cách chiến thắng của mình.
Trong thế giới của các tập đoàn, cũng tương tự như thế giới chính trị, những người như George H. W. Bush sẽ không thể nào sống sót. Một lần, khi tôi đang soạn thảo bài phát biểu cho ông, ông đã nói với tôi rằng: “Mọi bài phát biểu chỉ là thứ nhảm nhí!” Nhưng cái “thứ nhảm nhí” đó có thể lại chính là ngôn ngữ của lãnh đạo. Tổng thống Bush không hiểu được sức lôi cuốn của Reagan, người làm chủ được nghệ thuật thuyết trình.
Nhện và Sư tử
Thời kỳ của một CEO “nhện” – làm việc không biết mệt mỏi, luôn cống hiến,
quản lý hướng tới chi tiết, những người miệt mài thêu dệt nên cấu trúc của công ty và quản lý nó – nay đã tàn. Những người có vẻ đang sở hữu ít nhất tám cái chân nhện giăng khắp các hướng không còn tiếng nói nữa. Đó là Harold Geneen của AT&T và John Akers của IBM, những lãnh đạo của công ty dựa trên nền tảng tài sản ngày một lỗi thời.
Trong thời đại cách mạng thông tin này, phải là Sư tử chứ không phải Nhện mới có thể sống sót ra khỏi khu rừng các tập đoàn và leo tới đỉnh cao nhất. Không có gì ngạc nhiên khi một công ty hoạt hình khổng lồ lại chọn hình ảnh chú sư tử làm biểu tượng cho mình. Chú sư tử với bộ bờm dầy và chiếc đầu to thể hiện quyền lực và những tiếng gầm với âm thanh mạnh mẽ.
Những vị lãnh đạo có khả năng đưa sản phẩm ra thị trường là những người chiến thắng. Nắm bắt được nghệ thuật thuyết trình có thể giúp biến một vị lãnh đạo “nhện” thành lãnh đạo “sư tử”.
Franklin Roosevelt(1) chính là chú Sư tử đó. Phương thức điều hành của ông không giúp nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Chiến tranh đã làm điều đó. Nhưng chính nghệ thuật thuyết trình của ông lại giúp nước Mỹ có thêm niềm vui và hi vọng, giúp ông bốn lần đắc cử Tổng thống.
Winston Churchill(2) cũng là một chú Sư tử khác. Khi nước Anh kiệt quệ do chiến tranh, ông đã biến ngôn từ của mình thành vũ khí và làm Đức quốc xã khiếp sợ, khiến chúng chùn bước không dám xâm chiến Anh Quốc. Churchill đã làm chủ được nghệ thuật thuyết trình.
Đọc cuốn sách này bạn sẽ khám phá ra những bí mật của các bậc thầy về lãnh đạo, từ thời cổ đại như Demosthenes cho tới các nhân vật nổi tiếng hiện đại như Reagan, từ các chiến binh như Napoleon cho tới các bậc thần thánh như Jesus. Bạn sẽ tìm thấy những công cụ và cách thức mà các bậc lãnh đạo đó phát triển, trau chuốt và mài giũa, những thứ mà họ coi là phương pháp bí mật giúp họ củng cố thêm quyền lực.
Không phải tất cả những cá nhân trên đã vĩ đại ngay từ lúc sinh ra.
Dáng người thấp bé của Napoleon(3)trở thành phương thức thể hiện khả năng ra lệnh.
Lincoln(4)tìm ra cách khắc phục âm thanh nói như rít và giọng đặc địa phương của mình.
Churchill phát triển các kỹ năng khắc phục chứng nói ngọng và nói lắp. Ông khiến bài phát biểu của mình tỏa sáng như kim cương.
Martin Luther King Jr(5), người da màu trong thế giới da trắng của người Mỹ, đã tìm ra một cách để được lắng nghe.
Margaret Thatcher(6), người phụ nữ giữa những người đàn ông ở Quốc hội đã vượt qua những định kiến mạnh mẽ về giới.
Những người nghệ sĩ trong lĩnh vực thuyết trình đó đã mài giũa các kỹ năng thuyết trình để củng cố vóc dáng và thông điệp của mình.
Vóc dáng, tư thế và năng lực
Hai mươi mốt bí mật về nghệ thuật thuyết trình nêu trong cuốn sách này sẽ tiết lộ những cách thức giúp nâng cao sức thu hút của những người truyền đạt vĩ đại nhất trong lịch sử đó. Không cần phải quá vất vả bạn cũng có thể học được. Một số bí mật có thể học ngay tức khắc, một số học trong một tiếng và số khác học trong một ngày. Phần lớn chúng đơn giản như việc mua một chiếc cà vạt hay thoa một lớp son mới. Việc áp dụng hai mươi mốt kỹ năng này sẽ giúp trang bị cho bạn về vóc dáng, tư thế và năng lực để tạo sức hút cho bài thuyết trình của mình.
1
NGHỆ THUẬT TẠM DỪNG
TRƯỚC KHI PHÁT BIỂU
Nơi tôi đứng lại chính là nơi tôi bắt đầu.
– WILLIAM SHAKESPEARE
Đối với hầu hết những người có khả năng trở thành lãnh đạo, dáng vẻ bề ngoài là tài sản tối quan trọng. Nhưng Benito Juarez, Tổng thống Đảng Dân chủ đầu tiên của Mexico (người đầu tiên không phải là độc tài) lại cao dưới một mét rưỡi và khá xấu xí. Những kẻ giàu có nhạo báng ông là “Juarez tội nghiệp nhìn như con cóc vậy”. Juarez cũng là vị Tổng thống đầu tiên không phải là người Tây Ban Nha mà mang dòng máu thuần thổ dân châu Mỹ.
Làm cách nào mà một người không được yêu mến lại có thể vượt qua được những định kiến của tầng lớp vương giả – trong số đó toàn những người Creole (huyết thống thuần Tây Ban Nha)? Làm sao mà người đó có thể được những người gốc Tây Ban Nha lai thổ dân chấp nhận, trong khi họ là người coi khinh những thổ dân làm nghề nông? Mặc cho dáng hình thấp bé và những bài thuyết trình chính trị được đọc với giọng đặc tiếng thổ dân Zapotec, Juarez vẫn lên được vị trí cao nhất của Mexico.
Tạo sự mong đợi từ phía khán giả
Ở tuổi 26, Juarez tranh cử cho vị trí tại cơ quan lập pháp của Mexico. Khi chàng trai thổ dân nhỏ bé và chất phác bước lên phát biểu, phần lớn khán giả tỏ thái độ coi thường, nhưng Juarez vẫn có cách tạo dấu ấn riêng về sự hiện diện của mình. Anh không nói ngay lúc đó mà quan sát khuôn mặt của khán giả và buộc từng khán giả kẻ cả đó phải bắt gặp ánh mắt của anh. Những tiếng xì xầm của đám đông lặng xuống thành im bặt khi Juarez đứng gần một phút nhìn chăm chú vào khán giả, nhẩm lại trong đầu phần mở đầu bài thuyết trình của mình. Anh biết rằng rất nhiều khán giả có thể sẽ cho rằng lời mệnh lệnh của anh là không thuyết phục nên đã tạm dừng khá lâu với mục đích củng cố sự mong đợi của họ.
Cuối cùng, sau một hồi im lặng dài, Benito Juarez cất tiếng: Tự do, Chân lý, Lòng nhân ái…
Những câu từ đầy thuyết phục của anh được khán giả nghe một cách rõ ràng, mạch lạc và chăm chú.
Phần mở đầu của Bonaparte
Napoleon là một bậc thầy khác về nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu. Cũng như Juarez, ông không có lợi thế về dáng người, và khi truyền đạt với quân đội Pháp, ông nói bằng giọng đặc tiếng Ý của đảo Corse, hòn đảo nơi ông sinh ra.
Nhưng con người có một không hai này thường đứng yên lặng trong khoảng 40 đến 50 giây trước khi phát biểu. Như thể cứ mỗi giây ông chờ đợi thì trong mắt binh lính ông lại cao thêm một cm.
Napoleon là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới, bởi ngoài những ưu thế khác thì ông còn rất biết cách tạo sức thu hút đối với người khác. Phương pháp tạm dừng trước khi phát biểu được ông sử dụng như chiếc chìa khóa nâng cao tầm quan trọng cho thông điệp của mình.
Cố tình tạo sự yên lặng
Cho dù bạn đang giới thiệu vị chủ tịch mới của câu lạc bộ, giới thiệu một diễn giả lên nói chuyện, đưa ra lời phát biểu ngắn trong một sự kiện quan trọng, hoặc bạn đang phát biểu tại phòng thương mại, hãy cố tình tạo ra sự yên lặng nào đó trước khi nói. Giống như việc diễn viên thể hiện một nhân vật tầm cỡ, bạn cũng có thể củng cố sự tín nhiệm của bạn thông qua hành động.
NAPOLEON BIẾT CÁCH TẠO SỨC THU HÚT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC.
PHƯƠNG PHÁP TẠM DỪNG TRƯỚC KHI PHÁT BIỂU ĐƯỢC ÔNG SỬ DỤNG NHƯ CHIẾC CHÌA KHÓA NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CHO
THÔNG ĐIỆP CỦA MÌNH.
Coriolanus, một nhân vật trong vở kịch cùng tên của Shakespeare là người có vẻ bề ngoài có sức ảnh hưởng lớn. Một nhân vật khác đã tả về Coriolanus thế này: “Ông ấy có đôi mắt xuyên qua được cả bộ áo giáp của hiệp sĩ.” Khi diễn vai Coriolanus trên sân khấu, diễn viên Christopher Plummer đã thể hiện tính cách đó bằng phương pháp tạm dừng trước khi phát biểu.
Bạn hãy thử tạo sự trì hoãn như vậy vào lần tới khi bạn thuyết trình bán hàng hoặc khi trả lời câu hỏi trong một cuộc hội thoại. Nếu ai đó trong số khán giả đặt câu hỏi cho bạn, thay vì nói ngay ra câu trả lời thì bạn hãy tạm dừng để có thời gian tiếp thu câu hỏi và sắp
xếp ý nghĩ thành câu từ. Trước khi phát biểu, hãy định hình câu trả lời trong đầu – ở dạng câu có chủ ngữ và vị ngữ. Một câu trả lời nóng vội thể hiện rằng bạn không nghe kỹ câu hỏi. Việc cố tình tạm dừng trước khi nói sẽ có tác dụng tăng sức nặng cũng như sự thông thái cho cả câu trả lời của bạn lẫn cảm nhận của khán giả đối với câu trả lời đó. Khán giả sẽ đánh giá bạn là đã thực sự lắng nghe câu hỏi của họ thay vì vội vã đưa ra câu trả lời được soạn sẵn.
Khi chuẩn bị đưa ra câu trả lời, hãy nghĩ việc tạm dừng trước khi phát biểu như chiếc đai an toàn mà bạn cần thắt trước khi lái xe. Nó sẽ là phương thức an toàn giúp bạn tránh những sơ suất nói chuyện dông dài. Trước khi trả
lời, hãy nhìn thẳng vào mắt người đặt câu hỏi và giữ ánh nhìn của họ trong một nhịp.
Điểm nghỉ của Hitler
Adolf Hitler, người có tài hùng biện chỉ đứng sau những tội ác, là bậc thầy về việc sử dụng phương pháp tạm dừng trước khi phát biểu. Các thước phim quay lại cảnh ông ăn mặc kiểu cách với bộ ria mép, tóc rẽ gọn bên trán, trên tay cầm giấy ghi chép, khiến người khác phải sốt ruột trong khoảng năm phút khi đứng trước hàng nghìn người tại quảng trường Berlin. Rồi sau một hồi yên lặng dài thu hút được toàn bộ sự chú ý của khán giả, ông mở đầu bài phát biểu, gần như bằng một giọng thì thầm:
Chúng ta muốn hòa bình.
Củng cố uy quyền
Elizabeth Cady Stanton(1), người tiên phong đấu tranh cho quyền phụ nữ, là một nhà hùng biện tài ba, một phần cũng nhờ bà biết tận dụng sức mạnh của sự yên lặng. Stanton hiểu rằng đối với đàn ông, bất kỳ người phụ nữ nào thuyết trình hoặc thuyết giảng cho người khác đều bị họ coi như quái vật. Bà quá quen với lời nói chua cay của nhà văn nổi tiếng người Anh hồi thế kỷ 18, Dr. Samuel Johnson, rằng:
Thưa ngài, một người phụ nữ đi thuyết giảng thì cũng tựa như một con chó đi bằng hai chân sau. Nó đi không giỏi lắm nhưng ngài sẽ ngạc nhiên bởi nó đi được bằng chân sau.
Ngay cả đối với những người phụ nữ khác, họ cũng cảm thấy rằng một người phụ nữ mà có uy quyền là thứ gì đó thật khó xử. Stanton hiểu rằng bà phải cố gắng thu hút sự chú ý và tôn trọng của người nghe trước khi mở miệng nói. Nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu được bà sử dụng để củng cố uy quyền của mình. Với bà nó khá hiệu quả. Bài phát biểu của Elizabeth Cady Stanton tại hội nghị họp ở Seneca Falls, New York năm 1848 vẫn còn nguyên giá trị là một kiệt tác:
Đàn ông không thể tự mình hoàn thành sứ mệnh, anh ta không thể theo đuổi cuộc đua mà không có sự trợ giúp.
Cũng giống như những họa sĩ thiên tài như Raphael hay Rembrandt cần đóng khung cho các tác phẩm của mình, một bài thuyết trình cũng cần như vậy. Nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu chính là chiếc khung đó.
Cân bằng tâm lý
Khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II, cao 1m57, đến thăm Washington vào năm 1991 và phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ở Rose Garden, chiếc bục phát biểu vốn được điều chỉnh theo chiều cao của Tổng thống Bush, gần như cao quá đầu bà. Người ta đã nhanh chóng đặt vào một chiếc ghế đẩu để Nữ hoàng đứng lên. Sau khi đã đứng chắc chắn, Nữ hoàng ngừng lại trước khi bắt đầu phát biểu với mục đích để khán giả nhận thức được sự yên lặng của mình.
Nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu có thể được dùng làm cán cân cân bằng tâm lý cho phụ nữ. Năm 1957, tôi từng được chứng kiến Nữ hoàng Elizabeth cố tình tạm dừng trước khi bắt đầu phát biểu tại dinh thự của Thống đốc ở Williamsburg, Virginia. Khoảng ngừng đó khiến khán giả hoàn toàn tập trung, và Nữ hoàng đã có một bài chào mừng trọng thể vô cùng sâu sắc. Vậy mà hôm sau, khi những lời phát biểu đó xuất hiện trên mặt báo thì đọc lại khá nhàm chán. Nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu mà Nữ hoàng sử dụng đã đảm bảo rằng khán giả sẽ chú ý lắng nghe và củng cố sức mạnh cho những câu chữ của bà.
Đàn ông cũng như phụ nữ, dù cao hay thấp thì cũng đều đạt được tầm vóc đáng kể thông qua chiến thuật giữ im lặng. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2000, nghệ thuật tạm dừng trước khi nói đã củng cố cho những bài phát biểu tiếp theo của không chỉ ứng viên Gary Bauer – người cao 1m65 mà còn cho cả ứng viên Bill Bradley – người cao hơn 1m7.
Đứng, nhìn và thu hút sự chú ý của khán giả
ĐÀN ÔNG CŨNG NHƯ PHỤ NỮ, DÙ CAO HAY THẤP THÌ CŨNG ĐỀU ĐẠT ĐƯỢC TẦM VÓC ĐÁNG KỂ THÔNG QUA CHIẾN THUẬT GIỮ IM LẶNG.
Trước khi nói, hãy cố gắng nhìn vào mắt của mỗi người nghe. Hãy luyện cho bản thân sao cho trước khi phát biểu thì tự nhẩm trong đầu
từng từ trong câu mở đầu của bạn. Mỗi giây bạn chờ đợi sẽ có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu mở đầu. Hãy biến nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu trở thành bài chuẩn bị câm lặng của bạn trước khi bạn thực hiện bất kỳ bài thuyết trình nào.
Đứng, nhìn và thu hút sự chú ý của khán giả, khi đó họ sẽ ngả hẳn người ra phía trước để nghe bạn nói.
2
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI MỞ ĐẦU
Chiếm cảm tình bằng lời mở đầu táo bạo.
– VIRGIL
Những người thuyết phục thành công mở đầu thông điệp của mình một cách mạnh mẽ, chứ không phải bằng những lời tán dương hay cảm tạ nghe lọt tai. Năm 1875, một người đàn ông từng là nô lệ đã phát biểu lời mở đầu nhân dịp thành lập cơ sở kinh doanh tại Atlanta. Booker T. Washington có bắt đầu bằng việc cảm ơn ban tổ chức đã cho ông cơ hội được phát biểu không? Ông có bắt đầu bằng việc cảm ơn những thành viên ban tổ chức da trắng đó đã mở rộng phạm vi vé mời cho người da màu không? Không! Dưới đây là lời mở đầu của ông trong triển lãm hàng cotton vùng Đông Nam Hoa Kỳ:
Thưa các quý ông, một phần ba dân số miền Nam là người da màu.
Bằng việc đưa ra một thực tế thẳng thắn đến trần trụi như thế, ông đã thu hút được sự chú ý của khán giả. Trong suốt phần còn lại của bài phát biểu, họ lắng nghe vô cùng chăm chú.
Mở đầu nhã nhặn là mở đầu ngớ ngẩn
Khoảnh khắc quan trọng nhất của bất kỳ bài phát biểu hay thuyết trình nào đó chính là khi bạn nói lời mở đầu. Toàn bộ khán giả đều chờ đợi xem bạn trông như thế nào và nói ra sao. Đừng lãng phí thời khắc tâm lý quan trọng đó bằng những lời ba hoa rỗng tuếch và sáo rỗng! Hãy sử dụng nghệ thuật nói lời mở
đầu.
Churchill từng nói: “Mở đầu nhã nhặn là mở đầu ngớ ngẩn”. Khi nói một điều gì đó nhã nhặn nhưng nhàm chán, bạn sẽ bị coi là ngớ ngẩn và tẻ nhạt. Vậy mà có tới 99% giám đốc cấp cao lại bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng những nhận xét như thế này:
Thật vinh dự khi tôi được phát biểu trước cộng đồng Kiwanis ở Middletown. Tôi vô cùng ngưỡng mộ sự nỗ lực hết mình của các bạn trong cộng đồng…
Thật sáo rỗng, nhàm chán và ba hoa!
Giờ ta hãy nghe thử lời mở đầu của thủ lĩnh vĩ đại người da màu Frederick Douglass trong bài phát biểu tại Ohio ngày 4 tháng 7 năm 1852:
Xin lỗi, sao các vị lại mời tôi tới đây? Tôi và những người
KHOẢNH KHẮC
mà tôi đại diện chẳng có lý do gì để chào mừng ngày này cả.
Đây rõ ràng không phải là lời mà khán giả của Douglass mong chờ rồi!
Một ví dụ khác về lời mở đầu mạnh mẽ đó là của Churchill, ngày 10 tháng 5 năm 1940, đã mở đầu bài phát biểu trước các thành viên Quốc hội, mà phần lớn trong số đó trong
QUAN TRỌNG
NHẤT CỦA BẤT KỲ BÀI PHÁT BIỂU HAY THUYẾT
TRÌNH NÀO ĐÓ CHÍNH LÀ KHI BẠN NÓI NHỮNG LỜI MỞ ĐẦU.
nhiều năm đã từng chế nhạo và coi thường những lời cảnh báo của ông về Hitler, bằng lời biện hộ trang nghiêm đến không ngờ:
Tôi nói với các vị với cương vị lần đầu là Thủ tướng trong giờ phút long trọng trong cuộc sống của quốc gia chúng ta, của Đế chế chúng ta, của các đồng minh và trên hết, nhân danh hòa bình.
Trong lời tuyên bố hòa giải đầy sâu sắc khác, Thomas Jefferson đã mở đầu bài diễn văn nhậm chức của mình tại thủ đô Hoa Kỳ năm 1801 như sau:
Chúng ta đều là người của Đảng Cộng hòa, chúng ta đều là người ủng hộ lập chế độ liên bang.
Mục tiêu của Jefferson là xây nhịp cầu kết nối hai đảng phái chính trị của đất nước(1).
Ngày nay, những diễn giả thành công cũng mô phỏng cách thức của các nhà lãnh đạo vĩ đại khi họ cũng tạo dấu ấn cho lời mở đầu của mình. Tiến sĩ John Ross là lãnh đạo của Giáo hội Scotland ở Pueblo Colorado, và là một trong những người thuyết giảng đòi hỏi cao nhất tôi từng biết. Ông từng nói với tôi rằng: “Jamie à, nếu anh không thu hút sự chú ý của họ ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên, thì những người đàn ông sẽ mơ mộng về việc Broncos sẽ xử lý Raiders thế nào(2), và phụ nữ thì lo lắng không biết món thịt quay trong lò có xong kịp khi họ về tới nhà không.”
Mở đầu thật bất ngờ
Hãy bắt đầu bằng một câu nghe thật lọt tai như vị chính khách cao niên Bernard Baruch đã nói trong bài phát biểu trước ủy ban về bom hạt nhân năm 1946:
Chúng ta tới đây để đưa ra lựa chọn giữa sự nhanh chóng và cái chết.
Nhà ái quốc của bang Massachusetts, Sam Adams, đã mở đầu bài thuyết trình trước hội đồng của bang năm 1776 bằng những lời lẽ đầy sức mạnh như sau:
Chúng ta có mặt trên lục địa này – trước sự ngạc nhiên của cả thế giới – ba triệu linh hồn hòa chung với nhau vì một lý do.
Hoặc hãy xem Thượng nghị sĩ Daniel Webster đã bắt đầu bài diễn văn ủng hộ cho Thỏa hiệp năm 1850:
Ngày hôm nay tôi phát biểu không phải với tư cách một người Massachusetts, không phải người con của phương Bắc, mà là một công dân của nước Mỹ.
Bạn cũng có thể mở đầu bằng một câu chuyện đời thường mang tính cá nhân, khiến khán giả cảm động mà cũng có thể chọc cười họ. Lincoln từng khiến khán giả vô cùng thích thú khi bắt đầu bài phát biểu đáp trả Stephen Douglas thế này:
Những gì mà ngài Douglas nói đều là sự thật, rằng tôi từng mở một cửa hàng tạp hóa và đã từng là nhân viên bán hàng, trong đó bán cả rượu whiskey. Nhưng tôi nhớ rằng vào những ngày đó, ngài Douglas cũng từng là một trong những khách hàng tốt nhất của tôi. Rất nhiều lần, tôi đứng ở một phía của quầy tính tiền và bán whiskey cho ngài Douglas đứng ở phía bên kia quầy. Tuy nhiên, có sự khác biệt đó là tôi đã rời vị trí bên này quầy của tôi, còn ngài Douglas thì vẫn kiên trì bám trụ lấy vị trí đó của ngài ấy.
Lincoln hiểu rằng trong một loạt các cuộc tranh luận để vận động tranh cử cho chức Thượng nghị sĩ bang Illinois với Douglas, ông phải sớm giành được sự cảm thông và chú ý của khán giả trước vị diễn giả tài ba và chính khách nổi tiếng hơn đó. Là một chính trị gia kém nổi hơn, Lincoln không lãng phí khoảnh khắc của chiến thuật nói lời mở đầu đó bằng những câu chuyện phiếm nhạt nhẽo, tầm phào.
“Hôm qua, ngày 7 tháng 12…”
Nếu bạn đang muốn tiết lộ một tin tức gay cấn hay một thông tin đầy kinh ngạc, hãy thử dùng nó làm lời mở đầu, như những gì Tổng thống Roosevelt đã làm năm 1941:
Hôm qua, ngày 7 tháng 12 năm 1941 – một ngày sẽ sống mãi với nỗi ô nhục – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bị hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công với chủ tâm từ trước.
NẾU BẠN ĐANG MUỐN TIẾT LỘ MỘT TIN TỨC GAY CẤN HAY MỘT THÔNG TIN ĐẦY KINH NGẠC, HÃY THỬ DÙNG NÓ
Hoặc bạn có thể áp dụng lời mở đầu đầy kích động của Tổng thống Truman trên sóng phát thanh ngày 6 tháng 8 năm 1945:
Mười sáu tiếng trước, máy bay của Hoa Kỳ đã thả một quả bom xuống Hiroshima…
Có thể bạn sẽ tự nhủ rằng: “Này, tôi đâu
LÀM LỜI MỞ ĐẦU. phải Tổng thống Hoa Kỳ. Tôi chỉ đang làm một bài thuyết trình đơn giản về sản phẩm
mới thôi.” Ngay cả khi bạn không phát biểu từ Nhà Trắng tới toàn thể quốc gia, bạn vẫn có thể mở đầu bằng một tuyên bố đầy sửng sốt, một thông tin quan trọng cho khán giả của mình.
Phá vỡ khuôn sáo
Tôi từng thấy vị CEO của một công ty gốm sứ mở đầu bài phát biểu bằng cách cầm một chiếc đĩa bằng cả hai tay để vẫy. Chiếc đĩa nhìn trang nhã hệt như đồ của hãng gốm sứ danh tiếng Spode của Anh hay Lenox của Mỹ. Rồi đột nhiên ông ấy dùng hết sức ném chiếc đĩa xuống nền nhà. Chiếc đĩa không vỡ, nhưng chính ông ấy đã phá vỡ khuôn sáo của việc cứ phải nói lời mở đầu bằng những lời tán dương tẻ nhạt, vô vị.
Trong một lần được hỏi rằng tại sao ông không bao giờ mở đầu bài phát biểu của mình bằng câu “Tôi vô cùng vinh dự…”, Churchill đã trả lời rằng:
Chỉ có rất ít việc khiến tôi cảm thấy vinh dự, và nói chuyện không phải là một trong số chúng.
Churchill tin vào việc nắm bắt tâm trí của khán giả ngay từ những phút đầu.
Tán dương theo kiểu “mở ngoặc đơn”
Một CEO đã hỏi tôi rằng: “Jamie, liệu tôi có cần nói lời gì đó tốt đẹp dành cho những người đã mời tôi không?”
Tôi trả lời là: “Không, ít nhất thì không nên ở phần mở đầu, khi mà khán giả sẽ nghĩ rằng anh bắt buộc phải nói điều đó.”
Churchill đã từng giải thích rằng việc tán dương ở phần mở đầu của bài phát biểu sẽ nghe như thể đang xu nịnh, trong khi đó cùng một lời tán dương nhưng được đưa ra ở giữa bài phát biểu thì lại có cảm giác chân thành. Ông gọi sự cảm kích tới trễ đó là sự tán dương theo kiểu “mở ngoặc đơn”.
Tôi từng được nghe một phụ nữ đưa lời tán dương vào giữa bài phát biểu của mình như sau: “Và khi nói về nghệ thuật lãnh đạo thì không ai là minh chứng rõ ràng hơn ngài thị trưởng Flaherty, người đã…”
Tôi cũng từng được nghe một nghị sĩ thể hiện sự cảm kích ở giữa bài phát biểu: “Nhân tiện, những con số về các chi phí trong bài báo đó vô cùng xa vời, cũng như thể quãng đường của tôi đến được lỗ thứ tám khi tôi chơi golf với chủ tịch của các vị, ngài Bill Reilly, năm ngoái…”
Cho dù đó chỉ là một vài lời nhận xét tại buổi lễ khánh thành, buổi tập trung nội bộ cổ vũ tinh thần cho nhân viên bán hàng của công ty, buổi thuyết
trình giới thiệu sản phẩm mới hay một bài phát biểu trang trọng, hãy sử dụng nghệ thuật nói lời mở đầu.
Tôi không quan tâm liệu tất cả các bài phát biểu bạn nghe đều bắt đầu với những câu như “Thật vinh dự cho tôi khi được phát biểu…” Những câu như vậy nghe quá sáo mòn, như một đồng xu cũ có cạnh bị mài nhẵn tới mức không thể phân biệt được sự khác biệt nữa. Hãy nhớ rằng nếu những lời tán dương được nói ra ngay từ ban đầu nghe sẽ sáo rỗng thì những lời tán dương bạn đang ca ngợi sẽ không được đánh giá cao.
Nếu bạn thực sự cảm thấy rằng việc mình được mời đúng là một niềm vinh dự thì hãy nhắc tới điều đó vào thời điểm khác của bài phát biểu, khi bạn thực sự làm việc đó trong niềm tự hào. Dưới đây là ví dụ:
Nhân tiện đây xin nói rằng, tôi đã đi nói chuyện ở rất nhiều thành phố trên khắp đất nước, nhưng đây là nơi đầu tiên mà tôi được trao chìa khóa. Tôi chỉ hi vọng rằng thông điệp của tôi sẽ mở ra những cơ hội mới cho thành phố của các bạn.
Bắt đầu bằng sức mạnh của một người lãnh đạo
Nếu bạn muốn có phong cách như một nhà lãnh đạo, hãy bắt đầu thật mạnh mẽ. Những diễn giả bình thường chỉ bắt đầu với những câu mở đầu vui đùa. Sự khác biệt giữa một diễn giả bình thường với một diễn giả xuất chúng thường là: một người thì mở đầu sáo rỗng, còn người kia mở đầu thật bất ngờ.
CEO của một công ty giấy lớn đã bắt đầu cuộc họp bán hàng giai đoạn mùa đông như thế này:
Trước mắt chúng ta đang là cả một năm bán hàng lớn nhất trong lịch sử công ty [ngừng một lát…] trừ phi chúng ta thổi bay nó đi!
Seattle, đầu bếp trứ danh người Ấn Độ tại vùng Northwest, đã mở đầu bài phát biểu trước các khán giả da trắng vào năm 1854 bằng những lời nhận xét chỉ trích như sau:
Đã có một thời người dân của chúng ta trải khắp vùng đất như thể những con sóng trên mặt biển lăn tăn bao phủ lấy nền sàn lát đầy vỏ sò. Giờ thì đó chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm thê lương.
Một trong những nhà thuyết giáo vĩ đại nhất Hoa Kỳ đó là James Forbes ở New York. Ông mở đầu bài giảng đạo về mối quan hệ của con người với Chúa trời bằng cách gõ vào một chiếc âm thoa rồi nói rằng: “Chúa có thể nghe tiếng các bạn và các bạn có thể lắng nghe tiếng Chúa”.
Một trăm năm trước…
Tôi được nghe lời phát biểu của Martin Luther King vào tháng 8 năm 1963,
khi ông đứng trên bậc của Đài tưởng niệm Lincoln nói trước hàng trăm nghìn khán giả. Lời mở đầu của ông vang vọng lại lời của vị Tổng thống bị ám sát này:
Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại, người mà hình bóng đang che chở cho chúng ta, đã ký vào Bản tuyên ngôn Giải phóng nô lệ…
Khi bạn ngồi soạn câu chữ cho bài phát biểu hoặc bài thuyết trình sắp tới của mình, hãy dành thời gian cho câu mở đầu. Viết nó ra, sửa sang nó rồi thực hành.
Hãy lập kế hoạch cho nghệ thuật nói lời mở đầu. Sau đó sử dụng nghệ thuật tạm dừng trước khi phát biểu và thể hiện một câu nói sao cho thật thú vị, nhằm đánh bay suy nghĩ của khán giả rằng câu mở đầu thường nhàm chán. Nghệ thuật nói lời mở đầu chính là chìa khóa để nắm giữ sự chú ý, đồng thời là tiếng chuông đánh thức khán giả. Hãy bắt đầu bài phát biểu của bạn thật bất ngờ!
3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN PHONG THÁI Trang phục thể hiện con người bạn.
– WILLIAM SHAKESPEARE
Tướng George Washington(1)thường dùng bột phủ trắng bộ tóc giả của mình, chải chiếc áo gi-lê và áo khoác dài màu xanh, sau đó kiểm tra lại tất và quần xem đã phẳng phiu chưa. Cuối cùng ông thường đánh bóng đôi giày đen trước khi bước xuống cầu thang của điền sản Mount Vernon để chào khách.
Dù xuất hiện ở đâu thì nhìn ông vẫn rất cuốn hút, cho dù là khi bước vào căn cứ tạm thời hay lúc xung trận.
Dung nhan của một đức vua
Trong lịch sử nước Mỹ, có lẽ không ai thể hiện nghệ thuật phong thái tốt như George Washington. Binh lính khâm phục ông không phải vì tài hùng biện mà chính là khí chất của ông. Những người phụ nữ từng khiêu vũ với ông nói rằng ông giống như một vị thần. Với chiều cao hơn 1m91, vào thời đó ông gần như là người đàn ông cao lớn nhất. Ông nổi tiếng là người cao nhất Virginia. Dáng đi của ông – ngay cả trong những ngày cuối đời – vẫn thẳng đứng. Ngay cả Charlton Heston, người từng vào vai Washington cũng chưa thể hiện được hết vóc dáng của vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đó.
Winston Churchill trong cuốn sách Lịch sử các dân tộc nói tiếng Anh (History of the English-Speaking People) đãviết rằng chính “phong thái” của Washington là động lực giúp Lục quân Lục địa kiên cường đóng quân tại Valley Forge bất chấp nhiều lần thua trận và cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông.
Washington được bầu làm chủ tọa của một hội nghị mà sau này được gọi là Hội nghị lập hiến. Việc ông chấp thuận vị trí đó đã giúp cho hội nghị này được chính thức thừa nhận. Nếu Washington không đồng ý lãnh đạo vượt qua các cuộc tranh chấp thì người dân nước Mỹ có thể sẽ không nhận ra được quyền lực của mình.
Sau khi hiến pháp được phê chuẩn, Washington được 100% phiếu đồng thuận của các đại cử tri bầu ông làm Tổng thống. Có thể gọi ông là “Vị hoàng đế được bầu”. Trên thực tế thì một số sĩ quan trong Lục quân Lục địa đã thúc giục ông lên nắm quyền, nhưng ông từ
TRANG PHỤC
CHÍNH LÀ LỜI
TUYÊN BỐ. VIỆC CHỌN TRANG
PHỤC KHÔNG NÊN SUỒNG SÃ QUÁ
chối. Ngay cả một vị hoàng thân Đức tại châu Âu cũng mời ông nắm giữ ngai vàng. Nhưng ông cũng khước từ. (Washington không phải
HOẶC LỰA CHỌN NGẪU NHIÊN.
là vị tướng anh hùng đầu tiên hay cuối cùng được mời lên ngai vàng ở châu Âu. Các hoàng đế hiện tại của Hà Lan và Thụy Điển cũng đều có tổ tiên là các tướng nước ngoài.) Sở hữu dáng vẻ oai nghi hơn hẳn hậu duệ của dòng
dõi nhà Bourbon hay Stuart, mượn lời của Shakespeare thì George Washington đúng là “rất giống một vị vua”. Washington biết cách củng cố hình ảnh như một đức vua; ông hiểu rõ nghệ thuật thể hiện phong thái.
Cũng như Reagan nhiều thế kỷ sau, Washington thời đó xem chức vụ Tổng thống như cái rạp hát. Ông biến nó thành một buổi biểu diễn diễu hành bằng cách đi xe ngựa tới các thành phố và thị trấn ở những bang mới. Khi vừa ra ngoại ô một thành phố nào đó, ông thường xuống xe ngựa, chỉnh đốn lại áo quần và đánh bóng lại đôi giày. Sau đó ông leo lên lưng chú ngựa Prescott để tham gia vào đám diễu hành tới một thành phố khác.
Thần tượng Pop
Benjamin Franklin(2) cũng hiểu rõ phải làm sao để thực hiện được nghệ thuật thể hiện phong thái, nhưng với cách thức hoàn toàn khác biệt. Khi tới Versailles để trở thành Bộ trưởng Mỹ tại Pháp, ông muốn mình nổi bật hơn hẳn những cận thần của vua Louis XVI, những người đội tóc giả với trang phục đại lễ bằng vải lụa và nhung thời thượng ngày đó. Khi đó con gái ông, Sally đã nói rằng: “Nếu tới Versailles thì cha phải mua quần áo mới.”
Franklin đáp rằng: “Cha muốn mình trông giống một người đi tiên phong hơn chứ không phải giống một hoàng tử.”
Thế là thay vì mặc đồ lụa là, Franklin đã mặc chiếc áo dệt mỏng đơn giản kiểu Mỹ và không đội tóc giả. Ông hiểu rõ cả “xu hướng cách tân” hai trăm năm trước khi thuật ngữ này ra đời. Vào thời điểm mà xu hướng “con người tự nhiên” của triết gia Rousseau đang vô cùng thời thượng, Franklin đã vào vai của một “con người tự nhiên” Thế giới mới và góp phần tạo cảm hứng cho các cổ động viên nữ. Ông chính là thần tượng pop đầu tiên của Mỹ đi xuất ngoại.
Năm 1783, khi hiệp ước hòa bình về việc kết thúc cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ được ký kết, Benjamin đã chưng diện chiếc áo choàng Manchester màu nâu hơi sờn rách, cài khuy từ cổ tới đầu gối. Người bạn của ông, Ủy viên hòa bình John Adams phàn nàn về việc ông mặc bộ đó vào ngày huy hoàng này của người dân nước Mỹ. Franklin trả lời rằng:
Adams, tôi mặc chiếc áo này vào ngày cuối cùng xử phiên Cockpit do Bộ trưởng Tư pháp Anh, Wedderburn, khởi tố 10 năm trước, và giờ tôi muốn giúp chiếc áo khoác nâu cũ kỹ của mình được trả thù đôi chút.
Trang phục chính là lời tuyên bố. Việc chọn trang phục không nên suồng sã quá hoặc lựa chọn ngẫu nhiên.
James Monroe, Tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ và là người cuối cùng trong đế chế Virginia, đã đưa ra tuyên bố về việc lựa chọn trang phục của mình. Ông cũng là người làm chủ được nghệ thuật thể hiện phong thái. Khi thời trang mặc quần của thời Regency đã thay thế cho thời trang thế kỷ 18 là mặc quần bó và tất của đàn ông, Monroe mặc bộ trang phục sĩ quan và đội mũ đính phù hiệu để gợi nhắc cho những người đã từng được mời tới các buổi tiệc chiêu đãi tại dinh cơ của ông trong thời Chiến tranh Cách mạng, giờ đây chỉ còn là kỷ niệm xa vời. Thực ra ông muốn được gọi là Thượng tá Monroe hơn là Tổng thống Monroe. Giống như George Washington, phong cách ăn mặc của ông chính là lời tuyên bố gửi tới các khách mời đó là Monroe đã từng là một sĩ quan của thời Chiến tranh Cách mạng.
Biểu tượng riêng biệt
Người ta không nghĩ Abraham Lincoln là một Tổng thống hay đánh bóng hình ảnh của mình. Nhưng tại sao người đàn ông với chiều cao 1m93 đó, cao hơn hẳn chiều cao trung bình thời đó, lại chọn chiếc mũ đen hình ống chóp cao làm biểu tượng riêng của mình? Nó chỉ càng làm nổi bật hơn nữa chiều cao của ông. Cộng thêm nữa là chiếc khăn choàng dài mà ông quấn qua vai, phủ trên bộ vest sẫm màu lại tôn thêm dáng vẻ cao lênh khênh của ông.
Điếu thuốc lá của FDR (Franklin D. Roosevelt), điếu xì gà của Churchill và tẩu thuốc của Stalin, tất cả đều là những biểu tượng quen thuộc trong suốt thời kỳ Thế chiến thứ II. Bức tượng Winston Churchill trước Đại sứ quán Anh khắc họa hình ảnh vị Thủ tướng trên tay cầm điếu xì gà. Trong khi đó, Đài tưởng niệm của Franklin Roosevelt ở Washington không may lại là một sự tổn hại đối với hình ảnh của vị Tổng thống thời kỳ Suy thoái và Thế chiến thứ II. Tổng thống Roosevelt được thể hiện là đang ngồi trên xe lăn. Nhưng thay vì hình ảnh với nụ cười sôi nổi và rạng rỡ mà những người thuộc thế hệ chúng tôi còn nhớ qua các bức hình và thước phim tài liệu, thì khuôn mặt của Roosevelt ở đây lại có vẻ mệt mỏi và căng thẳng. Trên tay ông không có điếu thuốc nào, những người theo xu hướng “đúng về phương diện chính trị” đã bỏ điếu thuốc đó đi.
Ủy ban phụ trách Đài tưởng niệm của Roosevelt cũng cố gắng làm nổi bật hơn nữa chủ đề về người khuyết tật khi khắc thêm vào đó câu nói nổi tiếng của Roosevelt bằng hệ thống chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị (nhưng tới giờ thì ngay cả cầu thủ bóng rổ Shaq O’Neal, nếu anh này có bị khiếm thị chăng nữa, thì cũng chẳng thể nào kiễng chân lên mà với cho nổi!). Điều ngạc nhiên nữa là câu nói nổi tiếng nhất “một ngày sẽ sống mãi với nỗi ô nhục” của ông trong bài diễn văn Trân Châu Cảng lại không thấy xuất hiện
trong số hai mươi câu nói nổi tiếng của ông tại đài tưởng niệm đó. Chiếc xe lăn vô hình của FDR
Những người lớn tuổi chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một bức ảnh nào của Tổng thống Roosevelt trên chiếc xe lăn. Là một người hiểu rõ nghệ thuật thể hiện vóc dáng, ông không bao giờ cho phép chụp hình mình ở tình trạng đang khập khiễng.
Năm 1924, khi Roosevelt thay mặt cho Thống đốc Alfred Smith chuẩn bị lên phát biểu cho vị trí ứng cử Tổng thống của Đảng Dân chủ, ông đã đến quảng trường Madison Square Garden từ sớm khi chưa ai có mặt để có thể ngồi ngay ngắn lên xe lăn đặt phía sau bục diễn thuyết. Bốn năm trước đó, các đại biểu của Đảng Dân chủ đã chứng kiến một Roosevelt đầy mạnh khỏe và cường tráng, người mà họ đã lựa chọn để trở thành ứng viên Phó Tổng thống cho chiếc vé đi cùng với Thống đốc bang Ohio, James M. Cox – người tranh cử vị trí Tổng thống. Chẳng có lý do gì mà ông để người ta nhìn thấy mình bước vào trên một chiếc xe lăn. Khi đến thời điểm diễn thuyết, ông sẽ đẩy nhanh người ra phía trước và nắm lấy bục phát biểu. Trong thời gian khán giả vỗ tay chào mừng, ông sẽ có cơ hội hồi sức lại sau nỗ lực đầy mệt mỏi đó. Nghệ thuật thể hiện phong thái vô cùng quan trọng đối với Roosevelt.
Nghệ thuật sử dụng phụ kiện
Winston Churchill hiểu rõ tác động của nghệ thuật thể hiện phong thái. Trang phục “đầy sức mạnh” của ông là bộ vest mặc kèm gi-lê sọc nhỏ màu xanh nước biển, đeo chiếc đồng hồ loại sợi dây vàng mà ông được thừa hưởng từ người cha. Ông thường chọn chiếc nơ màu xanh lam chấm bi, có thể làm nổi bật màu mắt của ông. Cổ tay của chiếc áo sơ mi trắng có màu vàng gắn kết với huy hiệu Marlborough. Chiếc khăn tay màu trắng ló ra khỏi ve túi áo ông.
Churchill, cũng như Roosevelt, là một diễn viên có năng khiếu bẩm sinh. Ông hiểu rõ sức mạnh trang phục của mình: chiếc kính gọng đen nặng mà ông đeo khi đọc diễn văn, điếu xì gà ve vẩy trên tay trái, và ngón tay đặt hình chữ “V chiến thắng” được giơ lên bằng tay phải. Ngay cả chiếc mũ ông đội cũng có sự khác biệt: đó là sự kết hợp giữa mũ phớt mềm và mũ tròn quả dưa.
Chiếc túi xách của Maggie
Vị Thủ tướng vĩ đại thứ hai của nước Anh trong thế kỷ trước là một tín đồ luôn biết cách chăm sóc cho vẻ bề ngoài của mình. Đối với Margaret Thatcher, chưa có tuần nào mà bà lại không đi sửa sang lại kiểu đầu sấy phồng của mình. Những bộ vest được cắt may của bà – có thể là màu tím hồng, màu xanh nước biển hay xanh lá đậm, đều không chê vào đâu được và còn được tô điểm bằng chiếc ghim cài áo vô cùng trang nhã ở ve áo trái. Bà là một ngôi sao và bà diễn vai diễn của mình. Đứng bên cạnh bà, các nam đồng
nghiệp đều bị lu mờ. Bà không chỉ định thêm bất kỳ cộng sự nào là nữ vào nội các. Bà muốn là người phụ nữ duy nhất trong căn phòng hoặc trong các bức hình. Với chiếc túi xách tay và giọng nói được điều chỉnh phù hợp, bà có vẻ bề ngoài của một bà giáo hoặc một cô trông trẻ đang chịu trách nhiệm trông giữ lũ trẻ, các nhà chính trị Anh khác.
Chiếc túi xách tay của bà có giá trị ngang với điếu xì gà của Churchill. Trên thực tế, một trong những chiếc túi xách đó gần đây đã được bán đấu giá từ thiện với giá 150 nghìn đôla. Một đối thủ chính trị đã từng nói về bà: “Maggie chưa bao giờ thấy một thể chế chính trị của Anh mà lại chưa chạm được vào nó bằng chiếc túi xách của mình.”
CHURCHILL HIỂU RÕ SỨC MẠNH TRANG PHỤC CỦA MÌNH: CHIẾC KÍNH GỌNG ĐEN NẶNG MÀ ÔNG ĐEO KHI ĐỌC DIỄN VĂN, ĐIẾU XÌ GÀ VE VẨY TRÊN TAY TRÁI, VÀ NGÓN TAY ĐẶT HÌNH CHỮ “V CHIẾN THẮNG”.
Khi một bộ trưởng được yêu cầu tới số 10 phố Downing – văn phòng Thủ tướng, để họp nội các, Thủ tướng không có ở đó nhưng chiếc túi xách lớn của bà được đặt ngay giữa bàn. Không ai nói gì; chiếc túi xách chế ngự cả họ.
Phong cách ngôi sao
Nếu mỗi người đều có 15 phút nổi tiếng thì họ đều có khoảnh khắc đó khi họ trở thành ngôi sao – cho dù là một diễn giả tại một bữa tiệc trưa, người giới thiệu của một giải thưởng nào đó, giữ ghế chủ tịch của một cuộc họp thường niên, hoặc là một nhân vật được vinh danh tại một bữa tiệc của hiệp hội thương mại.
Mọi người có lẽ không còn nhắc đến “bộ lễ phục ngày Chủ nhật” của họ nữa, nhưng bạn vẫn nên có một bộ “trang phục ngôi sao” của riêng mình để ăn mặc cho phù hợp với một dịp như thế. Một người thợ may giỏi có thể che giấu bất kỳ vị trí thừa cân nào trên cơ thể của bạn nếu có. Bạn có thể chọn vải kẻ sọc nhỏ màu xanh nước biển giống như Churchill, và có thể thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn không dùng màu nhờ nhờ mà dùng họa tiết kẻ sọc đậm để có thể được nhìn rõ ngay cả khi đang đứng ở hàng sau.
Bạn cũng có thể nhờ thợ may cắt cho một bộ vải làm bằng sợi len xe màu xám giống như nguyên Bộ trưởng Cyrus Vance thường chọn khi phát biểu. Sau đó hãy biến bộ cánh của bạn mang phong cách đặc trưng – có thể là chiếc nơ thắt ở cổ áo hoặc bộ vest màu đỏ, giống như Thống đốc và cũng là nhà diễn thuyết Wisconsin thường chọn. Có thể hình
HÃY TÌM LẤY MỘT PHONG CÁCH ĐẶC TRƯNG PHÙ HỢP VỚI BẠN, VÀ MỌI NGƯỜI SẼ NHẬN RA NÉT ĐẶC
TRƯNG CỦA BẠN.
ảnh đặc trưng của bạn sẽ là một chiếc cà vạt màu đỏ sẫm đi kèm với chiếc khăn tay với màu tương đồng lộ ra khỏi miệng túi ngực. Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith, người phụ nữ đầu tiên được đề cử chức vị Tổng thống, thì luôn có một bông hoa cẩm chướng màu đỏ trên cổ áo. Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy thì luôn mang chiếc mũ tròn dẹt dáng hộp.
Một CEO có tên là Hamilton có tới mười chiếc cà vạt để bên trong chiếc áo vải kẻ sọc Hamilton. Mỗi một lần phát biểu ông lại đeo một chiếc, quay vòng chúng để tạo cảm giác mới mẻ.
Tuy nhiên hãy tránh việc thử nghiệm phong cách theo kiểu Hillary Clinton khoe những kiểu tóc mới. Hãy làm cho phong cách của bạn thật đơn giản nhưng đồng nhất! Hãy nghĩ về Barbara Bush và chuỗi vòng ngọc trai màu trắng đẹp tuyệt đã giúp tôn lên mái tóc màu bạch kim của bà. Hãy tìm lấy một phong cách phù hợp với bạn, và mọi người sẽ nhận ra nét đặc trưng của bạn.
Tỏa sáng như một ngôi sao
Bạn có thể nghĩ rằng những đồ phụ kiện như giày hay các chi tiết khác như móng tay sạch sẽ thì sẽ không ảnh hưởng lắm tới sự chú ý của khán giả dành cho bạn. Giày của bạn phải được đánh bóng, bộ quần áo phải được là phẳng, và móng tay thì phải sạch sẽ. Ngay cả một vị Tổng thống cũng không thể phớt lờ những thứ đặc biệt đó, như câu chuyện dưới đây:
Abraham Lincoln sắp phải tiếp đón một số mục sư đến trình kiến nghị, lúc đó ông đang lau đôi giày của mình thì một bộ trưởng nội các bước vào văn phòng do có vấn đề cần trả lời gấp. Vị bộ trưởng đó ngạc nhiên hỏi rằng: “Thưa Tổng thống, ngài đang tự lau giày của mình à?”
Lincoln lạnh lùng đáp: “Thế tôi còn lau giày của ai nữa?”
Lãnh đạo của một công ty tái bảo hiểm hàng đầu đã nói với tôi rằng: “Jamie, không một ai, cho dù nền tảng có tốt thế nào đi chăng nữa, lại được tuyển dụng nếu anh ta đi đôi giày trông lôi thôi hay để móng tay bẩn thỉu cả.”
Trang phục dành cho nhân viên và trang phục thể thao
Trong tủ quần áo của bất kỳ ai cũng nên có cả trang phục công sở, trang phục thể thao lẫn trang phục trông như một ngôi sao.
Trang phục dành cho nhân viên sẽ hữu dụng khi bạn đang chào hàng, thuyết trình một sản phẩm, gọi điện chào hàng, hoặc thuyết trình bản phân tích thị trường tại một buổi hội thảo trong nhà. Bạn không phải một ngôi sao, nhưng ở thời điểm này, bạn đang đóng vai phụ. Bạn không cần phải mạo hiểm “chơi trội” hơn lãnh đạo của mình bằng cách ăn mặc theo kiểu bảnh chọe hơn.
Phong cách dành cho nam giới
Trang phục công sở sẽ đơn giản hơn chứ không cầu kỳ phong cách. Phù hợp
sẽ là một bộ vest với áo vest và áo sơ mi, chứ không cần đi kèm với áo gilê, về màu sắc có thể là màu xám hoặc xanh nước biển, đường kẻ sọc mờ sẽ ổn hơn là kẻ đậm lớn. Sử dụng cà vạt thắt nút đơn giản, đừng dùng kiểu đeo nơ. Với giày thì đừng chọn loại da lộn mà hãy chọn loại da thuộc mềm màu đen hoặc nâu đậm.
Ngoài ra, hãy đầu tư vào một thứ mà một CEO đã từng mô tả là “thứ trang phục không được tận dụng và bị đánh giá thấp: chiếc áo sơ mi trắng cổ điển”. Hãy tậu cho bạn ít nhất năm chiếc áo sơ mi trắng. Sơ mi nam cổ áo có khuy cài phía dưới hai bên cũng tốt, nhưng loại cổ nhỏ (không phải loại cổ rộng theo phong cách Ý) đi kèm với măng-sét loại cài khuy là tốt nhất. Măng-sét kiểu đúp cũng có thể chấp nhận được nếu bạn chọn vải thay vì dùng loại khuy trang trí.
Một chiếc áo sơ mi màu xanh da trời nhạt cũng luôn phù hợp. Đừng chọn tông màu nâu đất, đó là màu các tư vấn viên chính trị lựa chọn cho Phó Tổng thống Al Gore với mục đích là giúp ông trông có vẻ ấm áp và dễ gần hơn. Nó không phù hợp.
Bạn cũng đừng chọn hình ảnh mới như của Regis Philbin, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, với chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây hoặc xanh nước biển đậm, đi kèm với cà vạt cùng tông màu. Bạn là một lãnh đạo cấp cao chứ không phải một MC. Hãy để dành chiếc khăn tay kiểu cách cho các bữa tiệc tối sang trọng và một buổi ghi hình nếu bạn là MC.
Còn đối với những chiếc áo khoác dáng thể thao, hãy mặc chúng tới các câu lạc bộ thể thao chứ đừng mặc ở phòng làm việc của một tập đoàn!
Nhưng có thể bạn sẽ hỏi rằng thế còn ngày thứ Sáu “thoải mái” thì sao? (Dĩ nhiên là ở nhiều thành phố thuộc các bang miền biển phía tây như Los Angeles thì ngày nào cũng là ngày thoải mái!) Một giám đốc điều hành của công ty lâu đời, vững mạnh về tài chính nói với tôi sau khi ông ấy chuyển tới văn phòng ở Hawaii để làm việc: “Jamie, tôi đã phải đưa ra quy định là không được đeo cà vạt bởi các khách hàng của chúng tôi chẳng bao giờ đeo cả.”
Dáng thể thao không có nghĩa là ăn mặc cẩu thả. Một chiếc áo phông polo mặc với quần kaki và giày lười docksider, chiếc áo vest dáng thụng màu xanh nước biển hoặc chiếc áo khoác mỏng đi cùng giày lười loafer được lau chùi sáng bóng, sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ.
Ăn mặc để thành công là vô cùng dễ dàng mà không hề đắt đỏ. Bạn không cần phải là một quý ông sành điệu như Beau Brummel! Với trang phục thường ngày, bạn có thể mặc một chiếc áo sơ mi màu trắng, vest xám với dây đeo quần và đi giày màu tối. Tôi từng biết một người thất nghiệp có thể trở thành một lãnh đạo cấp cao, đã dành sáu tháng chỉ với chiếc tủ quần áo gồm một bộ vest màu xanh nước biển, vài chiếc áo sơ mi trắng giặt khô lấy ngay,
đôi giày đen, chiếc áo vest dáng rộng và chiếc quần màu xám. Vào cuối tuần thì anh ấy mặc quần kaki đi với áo sơ mi xanh da trời, cổ áo có khuy cài phía dưới hai bên. Đó là tất cả những thứ mà anh ấy có. Nhưng nó cũng đủ để trao cho anh công việc là một luật sư của Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thượng nghị viện.
Phong cách dành cho phụ nữ
Các nữ lãnh đạo cần cẩn thận và kỹ lưỡng hơn nam giới trong việc lựa chọn đồ bởi quần áo dành cho phụ nữ thường cầu kỳ hơn. Có rất nhiều lựa chọn về loại vải và phong cách, mà phong cách lại thay đổi thường xuyên.
Để có thể gợi ý về việc ăn mặc phù hợp, tôi đề xuất một cách có tên là 3D: Công nương Diana, Diane Sawyer và Elizabeth Dole. Họ chọn những bộ được cắt may khéo léo với đường cắt đơn giản, đồng màu, bao gồm cả những tông màu nhạt – nhưng không phải loại vải in hoa hay họa tiết rối mắt. Những người phụ nữ đó đều trông vô cùng chuyên nghiệp.
Phụ kiện dùng làm điểm nhấn
Phụ kiện dành cho phụ nữ là dùng để nhấn mạnh, chẳng hạn chuỗi vòng cổ ngọc trai hay dây chuyền vàng, hoặc chiếc khăn quàng hiệu Liberty hay Hermes. Đồ trang sức thì nên tối giản càng tốt. Đeo quá nhiều nhẫn sẽ không phù hợp khi đi làm, chúng sẽ chỉ khiến khán giả bị lạc hướng, thay vì giúp bạn nhấn mạnh điều gì đó. Và những tiếng leng keng của chiếc lắc tay nhiều khi nghe rất chói tai.
Còn đối với giày thì hãy làm theo lời khuyên của công nương Diana, một lần đã nói với một người bạn về lỗi thời trang lớn nhất ở Mỹ đó là giày dép:
Giày màu quá sáng còn gót lại quá cao… Những chiếc giày chỉ nên là thứ có màu tối nhất trên cơ thể.
Tuy vậy một số phụ nữ vẫn đi giày trắng với trang phục màu đỏ hoặc trắng. Vì sao? Có thể điều đó thể hiện lòng yêu nước, nhưng trông nó rất ngốc nghếch. Còn gót? Chưa có ai vật lộn đi trên đôi giày cao hơn bảy phân rưỡi mà lại trông chuyên nghiệp cả.
Nếu bạn được trao giải thưởng tại một bữa tiệc tối, hãy nhớ rằng bạn không ăn mặc như Cher, Madonna và Dolly Parton. Những thảm họa thời trang đó khoe da thịt quá nhiều và trang phục quá hở hang, trí thông minh thì lại quá ít. Chắc chắn là Erin Brockovich(3) đã thành công, nhưng đó chỉ là ở Hollywood.
Sử dụng phong cách giản lược
Hãy nghĩ về ba chữ D: Diana, Diane và Dole. Các phong cách riêng cổ
điển của họ chứng tỏ rằng phong cách giản lược có thể có tác dụng. Phong cách này chính là bí mật của nghệ thuật thể hiện phong thái.
Lời khuyên này có thể áp dụng cho cả mùi hương lẫn trang phục của bạn. Phụ nữ mà nồng mùi hương giống như thể “Miss hàng dùng thử” tại quầy bán đồ mỹ phẩm của chuỗi Bloomingdales. Những người đó khó mà thành công trong môi trường doanh nghiệp. Các thành phần lạc lõng khác trong một thế giới đầy chuyên nghiệp đó là những phụ nữ trang điểm quá đậm và làm tóc quá cầu kỳ.
PHONG CÁCH GIẢN LƯỢC CHÍNH LÀ BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN PHONG THÁI.
Bởi rất khó, nếu không nói là không thể, để có thể vượt qua được ấn tượng xấu ban đầu, do vậy tốt nhất là nên tránh gây ra một tác động tiêu cực nào đó.
Một nữ tư vấn viên làm việc trong môi trường doanh nghiệp đã nói rằng:
Tôi cố gắng để có cái nhìn như dùng sản phẩm của Estee Lauder(4) – kiểu trông tự nhiên mà vẫn hồng hào, như thể không hề trang điểm. Về tóc thì kiểu tóc vuốt keo dựng đứng lên trông chẳng khác gì lũ nhím sống trong sở thú.
Hãy ghi nhớ rằng đơn giản là đẹp và đơn giản là nhất. Cái bạn nên làm với đầu tóc mình đó chính là làm như thể bạn tự chuẩn bị ở nhà. Bộ móng tay sơn màu đỏ rực có thể giúp bạn thu hút sự chú ý, nhưng đồng thời khiến khán giả không còn tâm trạng nghe nữa. Bàn tay là một phần trong những cử chỉ mà bạn thực hiện khi nói, do vậy móng tay nếu quá dài hoặc quá rực rỡ sẽ khiến người nghe không tập trung vào thông điệp của bạn.
Cố gắng mang lại niềm vui trong những câu nói của bạn, chứ đừng là những cái nhìn soi mói thiếu thiện cảm. Phụ nữ vẫn có thể vô cùng nữ tính và thời trang mà không cần phải quá chưng diện hay gợi cảm.
Hãy thông thái
Nhà tự nhiên học Henry David Thoreau có thể đã từng nói: “Hãy cẩn thận với một doanh nhân đòi một bộ vest mới.” Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm sự thành đạt trong con mắt của mọi người thì sự lựa chọn trang phục cần vượt trội hơn bất kỳ doanh nhân nào khác hay loại hình nghề nghiệp mà bạn tham gia.
Hãy để trang phục chứng minh cho sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy để những nhà diễn thuyết vĩ đại, bộ ba chữ D trở thành hình mẫu cho nghệ thuật thể hiện phong thái của bạn.
4
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÔNG ĐIỆP Nói rõ ràng và có mục đích.
– WILLIAM SHAKESPEARE
Trong tháng cuối của chính quyền Eisenhower, tôi được chọn là người viết bài phát biểu ngắn cho Tổng thống. Tổng thống Eisenhower đã từng là người chuyên thảo các bài phát biểu cho tướng Douglas MacArthur ở Philippines vào những năm 1930, vì vậy ông chẳng xa lạ gì với việc thảo văn cho người khác. Thậm chí, ông còn viết một cuốn tự truyện bán rất chạy với tiêu đề Viễn chinh ở châu Âu (Crusade in Europe) năm 1948 mà không cần sự trợ giúp của tay bút viết thuê nào. Lúc đó tôi được gọi tới phòng Bầu dục, Tổng thống Eisenhower đang ngồi tại bàn. Ông đập mạnh chiếc kính xuống mặt bàn và hét lên:
“Đ.p.c.m của anh đâu?”
“Đ.p.c.m ư, thưa Tổng thống?”
“Đúng, Đ.p.c.m – Điều phải chứng minh. Anh không nhớ môn hình học hả? Điều mấu chốt là gì? Viết trong một câu! Điều anh muốn khán giả thực hiện sau khi kết thúc là gì? Nếu anh vẫn chưa biết điều đó trước khi đặt bút viết bài phát biểu thì anh đang làm lãng phí thời gian của chính mình và của cả tôi nữa.”
Thông điệp mấu chốt
Sau này, Fred Fox, người chuyên viết diễn văn cho Nhà Trắng, nguyên là người thuyết giáo mà tôi từng dạy ở Trường học Chủ nhật tại Williamstown, trong thời gian học tại Đại học Williams đã kể cho tôi rằng Eisenhower từng nói với ông rằng:
Anh phải viết được một thông điệp mấu chốt của anh vào mặt trong của hộp diêm trước khi anh bắt đầu sử dụng máy chữ.
Với bất kỳ một bài phát biểu hay thuyết trình nào, bạn cũng cần xác định thông điệp của mình trước tiên. Cho dù bạn đang tham gia cuộc gặp gỡ với một nhà đầu tư vào bữa sáng, đang chào hàng hoặc giới thiệu sản phẩm, điều bạn cần trước hết là đưa ra được thông điệp mấu chốt mà bạn muốn gửi tới người nghe.
Xác định thông điệp mấu chốt
Năm 1937, Winston Churchill chuẩn bị tham gia một bữa tiệc tối tại căn hộ ở Luân Đôn, tại
CHO DÙ BẠN
đó một số thành viên chủ chốt trong Đảng Bảo thủ của ông cũng được mời. Khi chiếc taxi đưa ông đến nơi, ông không vội ra ngay. Người lái taxi khá bối rối, đã nói rằng: “Thống đốc, chúng ta đến nơi rồi.”
“Xin đợi cho một chút”, Churchill trả lời, “Tôi vẫn đang suy nghĩ về một số lời “ứng khẩu” của mình.” Churchill hiểu rõ thông điệp mấu chốt của mình: Số lượng máy bay Luftwaffe của Đức đang có nhiều gấp trăm lần số máy bay của lực lượng Không quân Hoàng Gia Anh, do vậy nước Anh nên lắp thêm nhiều máy bay nữa. Khi chiếc taxi dừng lại,
ĐANG THAM GIA CUỘC GẶP GỠ VỚI MỘT NHÀ ĐẦU TƯ VÀO BỮA SÁNG, ĐANG CHÀO HÀNG HOẶC GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, ĐIỀU BẠN CẦN LÀM TRƯỚC HẾT LÀ ĐƯA RA ĐƯỢC THÔNG ĐIỆP MẤU CHỐT.
Churchill vẫn đang nghiền ngẫm làm cách nào để có thể nhấn mạnh thêm cho thông điệp của mình vào buổi tối hôm đó.
Có thể ông sẽ trích dẫn câu nói này trong bài diễn văn từ biệt của George Washington: “Cách duy nhất có thể đảm bảo cho hòa bình đó là chuẩn bị cho chiến tranh.” Hoặc ông có thể đưa ra thống kê rằng nếu nước Anh dồn toàn lực để sản xuất máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, thì phải tới năm 1942 nước Anh mới đạt được số lượng như của Đức đã có năm 1937. Chắc chắn ông sẽ kể cho khán giả câu chuyện về vườn thú Berlin:
Điểm thu hút của vườn thú là một cái chuồng nhốt một con sư tử và một con cừu chung với nhau, cả hai con cùng chung sống hòa thuận.
Một du khách người Anh đã hỏi người trông thú: “Ông tìm ra con sư tử này bằng cách nào thế?”
Người trông thú trả lời: “Con sư tử không phải vấn đề. Cái khó là con cừu. Sáng nào chúng tôi cũng cần một con cừu mới.”
Câu chuyện đó được kể với mục đích mô tả quân Đức Quốc xã như một loài động vật săn mồi.
Bí mật của một thông điệp mạnh mẽ
Nhà diễn thuyết vĩ đại, Cato(1), khi được hỏi về bí quyết trong các bài phát biểu đầy hùng hồn của ông tại Hội đồng nhà nước La Mã đã trả lời rằng:
Hãy tìm thông điệp trước rồi lời nói sẽ tự nó trôi theo.
Chúng ta rất nhiều lần tuôn ra những lời không đúng mục đích. Harold Macmillan, Thủ tướng Anh trong những năm 1950, đã từng hỏi ý kiến của Winston Churchill về bài phát biểu “non nớt” của ông tại Hạ viện năm 1925. Churchill hắng giọng đáp:
Harold à, khi anh đứng lên phát biểu, anh không biết mình sẽ nói gì; khi anh phát biểu anh không biết mình đang nói gì; và khi anh kết thúc, anh không biết mình vừa nói gì.
Thông qua lời chỉ trích này, Churchill nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhắm toàn lực vào mục đích thông điệp của bạn.
Churchill tỏ rõ thái độ coi thường đối với những bài phát biểu dông dài. Vì là một diễn giả tài ba, ông từng được hỏi có thực sự thích nghe những bài phát biểu của người khác tại các cuộc họp mà ông tham dự không, ông trả lời rằng:
Có quá nhiều bài phát biểu công khai mà lại có quá ít suy nghĩ cá nhân.
Trước tiên, bạn cần có tư duy cá nhân để có thể xác định được thông điệp mấu chốt của mình. Churchill có thể dễ dàng phát hiện những diễn giả chưa xác định được thông điệp mấu chốt của mình. Ông tả về họ:
Tôi không thể giấu được sự khinh bỉ của mình với lối nói chuyện không ra đầu ra đũa. Benjamin Franklin cũng có thái độ tương tự:
Hãy cứu rỗi chúng con khỏi những người tuôn ra tràng giang đại hải các từ mà chỉ có một giọt lý lẽ.
Chúng ta đều đã nghe và chỉ trích những diễn giả nói năng dài dòng, nhưng có rất nhiều người trong chúng ta cũng nói dông dài mà chưa hề nghe hay chỉ trích chính mình.
Dừng lại, suy nghĩ và lên kế hoạch
TRỪ KHI BẠN SẴN SÀNG MẠO HIỂM VỚI SỰ THỜ Ơ, SAO LÃNG VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẠN KHÔNG ĐƯỢC CHÚ Ý,
TRƯỚC TIÊN HÃY “DỪNG LẠI, SUY NGHĨ VÀ LÊN KẾ HOẠCH” CHO
THÔNG ĐIỆP MẤU CHỐT CỦA BẠN.
Ở trường mẫu giáo, ta được thầy cô dạy là “dừng lại, nhìn và lắng nghe” trước khi sang đường. Vậy thì, trừ khi bạn sẵn sàng mạo hiểm lao xuống đường bằng sự thờ ơ, sao lãng và đề xuất của bạn không được chú ý, trước tiên hãy “dừng lại, suy nghĩ và lên kế hoạch” cho thông điệp mấu chốt mà bạn muốn giải thích rõ ràng. Nói cách khác, thông điệp mấu chốt của bạn là gì? Hãy tập trung vào điều đó trước tiên!
Demosthenes, vị diễn giả vĩ đại nhất thành Athens, khi được hỏi đâu là ba thử thách dành cho một diễn giả vĩ đại, đã trả lời rằng: “Hành
động, hành động và hành động!” Ông khuyên những người chuẩn bị lên phát biểu, trước tiên hãy suy nghĩ xem họ muốn khán giả thực hiện điều gì, sau đó xây dựng bài phát biểu dựa trên hành động đó. Để củng cố cho thông điệp, bạn phải phát triển nó bằng các ví dụ và các câu chuyện, trường hợp cụ thể. Nhưng đầu tiên hãy cứ phát triển thông điệp mấu chốt của bạn.
Hãy thể hiện bài phát biểu như chơi hòa tấu
Churchill từng nói rằng một bài phát biểu như một bản nhạc giao hưởng. Có thể có ba đoạn nhưng nó phải có một giai điệu chủ đạo. Churchill thường lẩm bẩm đoạn hợp âm trung tâm trong Bản giao hưởng số 5 của Beethoven “da da da dum” (Cũng khá tình cờ là Churchill lại thiên vị con số 5 bởi bốn nốt nhạc đó đại diện cho chữ “V” – dấu hiệu của chiến thắng – trong mã Morse.) Churchill giải thích rằng Beethoven đã có sẵn trong đầu những âm đó trước khi ông viết Bản giao hưởng số 5.
Việc giao tiếp bằng lời nói cũng tương tự. Tôi từng trợ giúp cho nguyên Tổng thống, tướng Ford, viết cuốn hồi ký của ông. Tiêu đề nguyên gốc ông chọn là Lời phê phán thẳng thừng, nhưng tôi gợi ý ông chọn cụm từ trích dẫn từ Kinh thánh là Thời gian hàn gắn. Sau đó, tôi đưa ra luận điểm cho lựa chọn của mình:
Thưa Tổng thống, ngài hàn gắn vết thương của chiến tranh, Watergate, và nền kinh tế có nguy cơ suy thoái. Hãy để chúng làm chủ đề cho tác phẩm của ngài. Tự truyện của ngài không chỉ có những sự kiện theo đúng thứ tự thời gian.
Cho dù ngài đang kể về những trải nghiệm của mình khi là một hướng đạo sinh Đại bàng, một hậu vệ của đội Michigan all-American, một sĩ quan trên con tàu khu trục bùng cháy ở Thái Bình Dương, một thượng nghị sĩ năm đầu, nhà lãnh đạo của một nhóm thiểu số, Phó Tổng thống, hay là Tổng thống, thì thưa Tổng thống, ngài sẽ muốn trong mỗi chương, ngài là một người dàn xếp, hòa giải và là một người hàn gắn.
“Bỏ bánh pudding đi - Nó không có chủ đề gì cả”
Vào tháng 11 năm 1999, tôi có cơ hội làm khách của Winston Churchill tại Bucks, một câu lạc bộ dành riêng ở Luân Đôn, mà người ông nổi tiếng của Churchill cũng là một thành viên. Với món tráng miệng, tôi chọn món bánh
kem hoa quả, loại bánh được làm giống như bánh pudding. Nhưng chủ nhân bữa tiệc đã ngăn tôi lại: “Ôi, James, ông tôi đã loại món bánh kem hoa quả mà ông ấy đã gọi và nói rằng: ‘Bồi bàn, bỏ bánh pudding này đi. Nó không có chủ đề gì cả.’”
Vị Thủ tướng Anh này không thích những thứ “lỏng lẻo, rời rạc”, dù đó có là chiếc bánh pudding hay một bài thuyết trình. Và cách để ngăn điều đó xảy ra chính là nấu chín kỹ trước. Sẽ là quá muộn nếu để đến lúc ăn mới tính.
Nhiều năm sau, tôi cũng có một lời khuyên tương tự như vậy nhưng ở hình thức khác. Khi công tác tại cơ quan lập pháp của Pennsylvania, tôi mời
bộ trưởng – người trong phiên họp buổi sáng đã mở đầu bằng một lời cầu nguyện, đi ăn trưa và nói rằng:
“Lời cầu nguyện đấy rất hay.”
Ông ấy trả lời: “Cám ơn anh, James, nhưng đó không phải điều mà tôi muốn nói.” “Thế đó là cái gì?”
“Ôi Chúa ơi, chúng con cảm tạ Người vì đã cho chúng con tâm trí và cái miệng. Xin hãy giúp chúng con giữ cho cả hai thứ đó kết nối với nhau.”
Vấn đề với phần lớn các bài phát biểu, thuyết trình và các cuộc đối thoại trong kinh doanh đó là những người sắp sửa truyền đạt đó ngay từ đầu trong tâm trí đã không tự lên kế hoạch cho thông điệp mấu chốt của mình trước khi họ chuẩn bị phát biểu.
Trong những năm làm luật tại Hội đồng bang Pennsylvania, tôi cũng nhận được một lời khuyên chân thành tương tự. Tôi thường được mời tới câu lạc bộ Rotary hoặc Kiwanis để nói chuyện về phiên họp vừa kết thúc trong ngày. Trong bài phát biểu của mình, tôi thường liệt kê những dự luật đang được cân nhắc tại Hội đồng. Dự luật của tôi là về thiết lập hệ thống trường đại học cộng đồng, sửa đổi chế độ đền bù cho người thất nghiệp hoặc pháp chế về đường cao tốc. Đó đúng là một danh sách giặt là.
Rồi một nghị sĩ của bang đã kéo tôi sang một bên và nói:
Jamie, điều anh muốn thực hiện nhất là gì? Có phải dự luật về trường đại học cộng đồng là thứ anh muốn nhất không? Vậy thì hãy nói về nó. Anh đã nghe bài phát biểu của tôi về đường cao tốc rồi đấy. Bởi đó là ước mơ của tôi – đường nối liền các bang đi qua Pennsylvania, “có đường xá ắt sẽ có giao thương”. Sau đó tôi nói về những dự luật khác trong phần hỏi đáp sau bài phát biểu. Anh cũng nên làm như vậy – nói thật nhiệt huyết về dự luật trường đại học cộng đồng của anh và về lớp trẻ ngày nay sẽ là tương lai của ngày mai.
Tôi nhận ra rằng, để có thể hiệu quả hơn, tôi cần tập trung vào một thông điệp mấu chốt duy nhất, chứ không nên diễn giải cả một loạt các chủ đề khác nhau.
Vẽ sơ đồ cho đích đến của bạn
Người Trung Hoa có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”.
Bước khởi đầu của bạn sẽ vẽ nên sơ đồ cho đích đến mà bạn nhắm tới. Mục tiêu của bạn là gì? Cắt giảm chi phí, mở rộng phạm vi nghiên cứu hay tăng doanh thu? Một khi đã xác định được mục tiêu thì mọi thứ sẽ được định hướng thẳng tới kết quả cuối cùng.
Đầu tiên hãy quyết định xem bạn đang hướng tới ai. Chủ tịch của hãng Campbell’s Soup mời một loạt các lãnh đạo cao cấp trong
MỘT KHI ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỤC
các phòng ban của công ty tới dự bữa trưa tại văn phòng chủ tịch. Trưởng bộ phận marketing, trưởng bộ phận bán hàng, trưởng bộ phận PR và giám đốc tài chính đều tham dự.
Ông lắng nghe từng người phát biểu và
TIÊU THÌ MỌI THỨ SẼ ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG THẲNG TỚI KẾT QUẢ CUỐI CÙNG.
góp ý về việc tăng lợi nhuận, sau đó kể cho họ câu chuyện về chính đứa cháu trai của mình.
Khi còn ở Việt Nam, một cậu lính thủy trẻ tuổi bị thương đã nhờ cô y tá viết thư gửi cho vợ mình. Trong bức thư, cậu lính nói là: “Các y tá ở đây trông thô lắm.”
Đang ngồi chép, cô y tá xen vào: “Anh không nghĩ như vậy hơi bất công sao?” Cậu lính trả lời: “Cô quên là tôi đang viết thư cho ai à?”
Kể xong câu chuyện, ông nói thêm: “Đầu tiên chúng ta phải xác định được ai là khách hàng quan trọng của mình.”
Nhà thuyết phục tài ba Benjamin Franklin hiểu rõ tầm quan trọng của việc nói chuyện với khán giả của mình. Ông từng mua lại một công ty sản xuất xà phòng bị phá sản. Công ty này đã tự quảng bá cho mình là “cao giá trên thị trường”. Ông đã biến công ty trở nên thành công chỉ sau một đêm bằng một dòng mà ông thêm vào trên nhãn sản phẩm: “Xà phòng của Franklin giúp đôi tay trở nên nữ tính hơn.” Franklin đã nghĩ ra dòng thông điệp quan trọng đó, thậm chí trước khi ông mua lại công ty.
“Nói một đằng, mục đích một nẻo”
Shakespeare đã đưa ra lời khuyên tương tự thông qua một trong những nhân vật của ông trong vở Hamlet, phàn nàn về những người “nói một đằng, mục đích một nẻo”.
Bởi vậy trước khi nói, bạn hãy tự hỏi mình: Mục đích của mình là gì với nhà đầu tư tiềm năng này trong bữa sáng? Lời động viên dành cho đội ngũ nhân viên bán hàng là gì? Nói điều gì với phòng thương mại? Hãy xem “mục đích chủ chốt” của bạn chính là ưu tiên hàng đầu. Sau đó suy nghĩ, trình bày rõ ràng xung quanh thông điệp mấu chốt đó.
5
NGHỆ THUẬT NÓI NGẮN GỌN
Một bài phát biểu ngắn gọn, nếu nói tốt, sẽ còn tốt gấp đôi. – CERVANTES
Ronald Reagan có lần đã thết đãi nhóm chúng tôi một câu chuyện về bài thuyết giáo hay nhất mà ông từng được nghe. Hồi đó ông còn là một cậu bé ở Dixon, Illinois, đang ngồi trong nhà thờ vào một ngày có thể coi là ngày nóng nhất trong năm. Reagan kể rằng:
Trứng cũng có thể được rán chín trên bậc thềm của Đài tưởng niệm cuộc Nội chiến ở quảng trường thị trấn Dixon. Thời tiết oi bức tới nỗi bạn có thể dùng muôi để múc như múc súp vậy.
Khi tới giờ giảng đạo, mục sư bước lên bục giảng kinh và nhìn xuống giáo đoàn. Ông chỉ tay xuống và nói: “Ở dưới đó còn nóng hơn”, rồi rời bục giảng bước xuống. Và đó là bài thuyết giảng của ông!
Đơn giản là đẹp
“Đơn giản là đẹp” được biết tới là câu châm ngôn thuộc giới thời trang và kiến trúc. Nó cũng là một kỹ thuật thuyết trình mà các Tổng thống cũng như các nhà thuyết giáo thường sử dụng làm nền tảng cho các phát biểu của mình.
“ĐƠN GIẢN LÀ ĐẸP” LÀ MỘT KỸ
THUẬT
THUYẾT
TRÌNH MÀ CÁC TỔNG THỐNG CŨNG NHƯ CÁC
NHÀ THUYẾT GIÁO
THƯỜNG SỬ DỤNG LÀM NỀN TẢNG CHO CÁC
PHÁT BIỂU CỦA MÌNH.
Một trong những việc đầu tiên mà Ronald Reagan làm khi chuyển tới Nhà Trắng đó là đưa bức chân dung của cựu Tổng thống Calvin Coolidge ra khỏi nhà kho và đặt nó ngay ở trung tâm, phía trước của tầng một.
Ngang với việc ghét phải tiêu tiền, Tổng thống Coolidge cũng ghét việc phí phạm lời nói không kém. Reagan ngưỡng mộ người tiền nhiệm của mình bởi phong cách nói súc tích, chính phong cách này mà Tổng thống Coolidge được đặt biệt danh là “Cal im lặng”.
Phó Tổng thống Coolidge tuyên thệ nhậm chức Tổng thống sau khi Tổng thống đương nhiệm Warren Harding mất đột ngột vào năm 1923. Một Coolidge ít
nói trở thành hình ảnh đối lập khá mới mẻ với một Harding cởi mở – người từng tự mô tả kiểu nói của mình là “dài dòng văn tự”.
Có một lần, sau khi Tổng thống Coolidge dự lễ ở nhà thờ, một phóng viên
đã có đoạn phỏng vấn với ông như sau:
“Thưa Tổng thống, bài thuyết giảng nói về vấn đề gì vậy?”
“Tội lỗi”, Coolidge trả lời.
“Ông ấy nói gì về điều đó?”
“Ông ấy chống lại nó.”
Lại có một giai thoại khác nói về sức mạnh trong sự khúc chiết của Coolidge:
Một phụ nữ đang đứng xếp hàng tại Nhà Trắng bỗng lao tới gần ông: “Thưa Tổng thống, tôi đã cược với chồng là mình có thể khiến ông nói nhiều hơn hai từ.”
Coolidge đáp: “Bà thua.”
Dĩ nhiên là rất hiếm để có thể sắp xếp thông điệp chỉ trong hai từ, nhưng hãy nhớ rằng đơn giản nói chung tốt hơn phức tạp.
Truman nói rằng vị Tổng thống ông ngưỡng mộ là James Polk. Khi được hỏi lý do, Truman đã trích dẫn bài diễn văn nhậm chức của Polk làm ví dụ.
Trước thềm điện Capitol vào tháng 3 năm 1845, một nghìn người chờ đợi bài diễn văn quan trọng của tân Tổng thống Polk. Nhiệm kỳ cách đó bốn năm, Tổng thống William Henry Harrison đã có bài diễn văn nhậm chức dài ba tiếng đồng hồ. Rồi ông bị ốm và mất ngay sau đó ít ngày.
Vài người nghĩ (chỉ có một phần là chế nhạo) rằng đó là lý do vì sao bài phát biểu của Polk lại ngắn đến vậy. Ông nói chỉ trong ba phút. Trong bài hùng biện ngắn gọn đó, ông điểm ra chính xác những gì ông sẽ làm với cương vị Tổng thống: sáp nhập Texas, giảm thuế, cho ngừng hoạt động của Ngân hàng Quốc gia, và hòa giải tranh chấp giữa tiểu bang Oregon với Vương quốc Anh. Ông làm những việc đó trong đúng bốn năm và nằm ở vị trí dẫn đầu trong danh sách của Harry Truman.
Súc tích tốt hơn dài dòng
Đôi khi thuật lãnh đạo nghĩa là khiến khán giả ngạc nhiên. Nếu họ ngồi vào ghế rồi nghĩ rằng bạn sẽ nói trong 20 hay 30 phút thì hãy khiến họ ngạc nhiên bằng cách chỉ nói trong năm phút. Đó chính là nghệ thuật nói ngắn gọn. Rõ ràng là súc tích thì tốt hơn dài dòng! Một bài phát biểu khúc chiết sẽ tốt hơn một bài dài lê thê.
Bài diễn văn hay nhất trong lịch sử là bài nào? Nhiều người nói đó là Diễn văn Gettysburg của Lincoln. Nó kéo dài bao lâu? Hai phút. Lúc đầu, bài diễn văn chính được dành cho Edward Everett, người được xem là nhà hùng biện tài danh nhất lúc bấy giờ. Là một diễn giả xuất sắc, thù lao mà Everett được
hưởng lúc đó ngang với 100.000 đôla thời nay. Ấy vậy mà người ta vẫn lãng quên bài phát biểu dài hai tiếng đồng hồ của Everett, trong khi phần lớn vẫn có thể thuộc lòng được ít nhất một phần trong bài phát biểu của Lincoln.
Ngắn gọn cũng dễ nhớ. Bài phát biểu nào của Churchill thường được trích dẫn nguyên vẹn nhất? Đó là bài phát biểu chưa tới một phút nhân dịp ông về thăm trường Harrow năm 1941, ngôi trường cấp hai mà ông dự học với một thành công “không mấy ấn tượng”. Và đây là câu chuyện: Vị hiệu trưởng vừa
PHẢI NGHE MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH DÀI CHẲNG KHÁC GÌ ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH MÀ KHÔNG CÓ DẤU CÂU.
khiến khán giả mệt nhoài khi cố gắng giới thiệu toàn bộ những thành tựu Churchill đạt được trong suốt thời gian 40 năm ở Hạ viện. Khi tới lượt mình phát biểu, Churchill chỉ ngón tay vào đám học trò, bước xuống bục phát biểu và bắt đầu bài diễn văn dài một câu của mình. Mở đầu bằng một lời thì thầm, tiếng nói của ông mạnh dần lên: “Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ được từ bỏ – trừ khi là theo tiếng gọi của danh dự và lương tri.”
Có thể Churchill nhớ đến trường hợp của Lord Balfour, tác giả của Tuyên bố Balfour về Israel năm 1917. Tại Houston, Balfour, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Anh, cũng phải chịu đựng một bài giới thiệu dài dòng với lời kết: “Giờ sẽ là diễn văn của ngài Lord Balfour”. Balfour đã mở đầu như sau:
Thưa quý ông quý bà, địa chỉ(1) của tôi là 15 phố Carlton Gardens, Luân Đôn.
Sau đó ông ngồi xuống.
Ở nhiều thời điểm khác nhau, lời nói ngắn gọn vẫn biểu đạt được hết ý. Ví dụ như:
Tại câu lạc bộ Other ở Luân Đôn, các thành viên mới được kết nạp bằng cách phải thuyết trình ngay lập tức về chủ đề mà mình bốc ngẫu nhiên trong một chiếc mũ.
Khi đến phiên Churchill được kết nạp, vị chủ tịch câu lạc bộ bước tới chiếc mũ và lấy ra một chiếc thẻ có ghi vẻn vẹn một từ: “TÌNH DỤC”.
Churchill nhìn vào chiếc thẻ và giọng nói ngân nga, nhịp nhàng: “Tình dục… [tạm ngừng] cho tôi cảm giác vô cùng dễ chịu.” Rồi ông ngồi xuống.
Phải nghe một bài thuyết trình dài chẳng khác gì đọc một cuốn sách mà không có dấu câu. Tướng Eisenhower, vào thời điểm còn là hiệu trưởng của Đại học Columbia năm 1949, là người tiếp theo sau ba diễn giả trước đó tại một bữa tiệc tối. Cả ba người kia đều có bài thuyết trình khá dài, và buổi tối hôm đó có nguy cơ chuyển sang buổi sáng. Khi tới lượt Eisenhower, ông nói rằng:
Mọi bài phát biểu đều được soạn thảo, nếu không đều phải có dấu câu. Tối nay tôi sẽ là dấu… [tạm ngừng] chấm hết.
Ngắn hơn đồng nghĩa với ngọt ngào hơn
Hãy tìm ra một cơ hội sử dụng nghệ thuật nói ngắn gọn, khiến khán giả cười thích thú và sau đó ta sống mãi với giây phút vinh quang đó. Đừng chỉ nói bằng giọng đều đều, nhàm chán.
Năm 1938, cha tôi tranh cử vị trí thẩm phán ở Pennsylvania. Đối thủ của ông, sau 30 phút phát biểu đã kết luận bằng câu: “Và tôi hi vọng tất cả các bạn sẽ bỏ phiếu cho Charlie Bidelspacher trở thành thẩm phán vào ngày mùng 4 tháng 11.”
Cha tôi phát biểu ngay sau đó, và ông đã mở đầu:
Tôi đồng ý. Tôi hi vọng tất cả các bạn sẽ bỏ phiếu ủng hộ cho người bạn tốt của tôi, Charlie Bidelspacher vào ngày mùng 4 tháng 11, nhưng vào ngày mùng 5 tháng 11 – Ngày bầu cử, hãy bỏ phiếu cho Sam Humes.
Hai mươi lăm năm sau, tôi cũng sử dụng chính nghệ thuật nói ngắn gọn đối với đối thủ của mình trong cuộc tranh cử chọn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa. Một nhà lập pháp đương nhiệm đã tấn công tôi bằng cách gọi tôi là “kẻ tranh cử ngoài địa hạt của mình” – là kẻ chuyển tới địa hạt chính trị của ông ta, thuê căn hộ tại đó, rồi tuyên bố ứng cử chống lại phe của ông.
Sau một bài diễn văn chỉ trích dài 15 phút, ông ấy kết thúc bài phát biểu trước Câu lạc bộ Phụ nữ Đảng Cộng hòa như sau: “Các bạn làm sao có thể tin tưởng kẻ tranh cử ngoài địa hạt của mình như thế, một kẻ không có chút kinh nghiệm hay tài sản nào?”
Tôi đứng lên, rút từ trong túi một tài liệu màu trắng, cẩn thận mở nó ra thành tờ giấy cỡ gần 46x46 cm và nói:
Tôi có tài sản riêng đấy chứ. Đây là chứng thư tại nghĩa trang Wildwood, nơi cả bốn thế hệ gia đình chúng tôi đã yên nghỉ, và vì vậy, có Chúa phù hộ, tôi sẽ là thứ năm.
Sắc bén nghĩa là kiên quyết
Có rất nhiều người nghĩ rằng, nếu họ được giao cho 20 phút thì họ buộc phải tận dụng từng giây từng phút – thậm chí là dùng thêm. Nếu họ nghĩ sẽ mất 15 phút mà bạn chỉ cho họ năm phút thì bạn đang thể hiện tài năng lãnh đạo xuất
chúng của mình. Bạn nổi bật nhờ phong thái đĩnh đạc tự tin, thể hiện sự sắc bén cũng như kiên quyết.
Franklin Roosevelt hiểu rõ sức mạnh của việc nói ngắn gọn. Bài diễn văn
nhậm chức lần thứ tư của ông diễn ra vào tháng 1 năm 1945 trong thời gian chiến tranh. Bài phát biểu dài ba phút và thông điệp mang ý nghĩa rằng: Chiến tranh không có thời gian cho những bài phát biểu dài dòng; tốt nhất là tất cả chúng ta quay trở lại làm việc và kết thúc chiến tranh.
Franklin Roosevelt là người hùng trong mắt Hubert Humphrey. Humphrey học tập các nguyên tắc của Roosevelt nhưng không may là không học nổi những thói quen phát biểu của ông. (Lối nói dài dòng của Humphrey khiến ông có biệt danh là Hubert Horatio Hornblower trong một số nhóm hội). Một khi đã đứng lên phát biểu thì Humphrey có vẻ như không muốn ngồi xuống. Khi khán giả phải nghe quá lâu, sự lỗi lạc của ông sẽ trở nên nhàm chán. Muriel, vợ ông, đã từng nói với ông rằng:
Hubert, để trở nên bất tử, anh không cần phải là vĩnh cửu.
Đôi khi chỉ cần một câu duy nhất cũng có thể truyền tải nghệ thuật thể hiện thông điệp cho bạn. Khi tướng George Washington được lựa chọn lãnh đạo Hội nghị Hiến pháp, ông chỉ nói duy nhất một câu:
Chúng ta hãy đưa ra một tiêu chuẩn, trong đó sự thông thái và tính trung thực có thể hồi phục.
Sức mạnh trong một câu nói duy nhất của Washington đã tác động mạnh mẽ tới James Madison, trong khi đó những bài phát biểu dài hơn của những người khác lại mờ nhạt dần trong tâm trí của ông. Chỉ một câu nói đó đã đem lại tinh thần cho các buổi tranh luận tiếp theo của các đại biểu.
Nếu tất cả khán giả đều trông đợi một bài phát biểu điển hình dài 20 phút, bạn hãy khiến họ kinh ngạc bằng một câu chuyện dài một phút mà vẫn tóm lược được thông điệp của bạn.
Kể chuyện chứ không phải đọc diễn văn
Mọi người không chỉ thích thú khi nghe các câu chuyện mà họ còn có thể mường tượng và ghi nhớ chúng. Vị lãnh đạo của một công ty, đồng thời là chủ tịch của Quỹ Liên hiệp tại địa phương hiểu rõ điều này. Ông được giới
thiệu bằng rất nhiều lời hoa mỹ tại các bữa tiệc trưa diễn ra hàng tuần tại Câu lạc bộ Rotary. Vài năm trước, vị chủ tịch cũ của Quỹ thường phát biểu trong khoảng hai mươi phút để giải thích về các khoản chi tiêu trong ngân sách và kết thúc bằng lời khuyến khích gây quỹ từ thiện. Nhưng vị chủ tịch mới này lại bắt đầu bài phát biểu bằng câu chuyện dưới đây:
Thưa quý vị: Quý vị đều thấy hai biểu đồ trước mặt. Chúng thể hiện tốt hơn những gì tôi nói ra về việc chúng ta cần gây quỹ bao nhiêu và vì sao chúng ta lại phải làm vậy. Nhưng tôi muốn kể về câu chuyện của một người thợ may sống ở vùng nông thôn nơi tôi sinh ra. Ông sống tha hương, rồi cùng vợ nuôi dạy ba đứa con và cho chúng học đại học.
Một ngày, ông gọi ba người con lại và nói: “Các con, mẹ các con và ta đã 40 năm nay chưa hề bước chân ra khỏi thành phố này. Chúng ta muốn quay lại nơi quê cha đất tổ, và ta muốn các con chi trả cho chúng ta.”
Con trai cả, một kế toán, trả lời: “Cha à, con cũng muốn lắm nhưng con đang kẹt tiền quá. Tại chúng con vừa mới lắp toàn bộ nội thất cho gian bếp mới.”
Cậu con trai kế, một luật sư, trả lời: “Cha ơi, con không thể rồi. Chúng con vừa mua xong con tàu tuần dương Chris Craft… ôi, không được đâu…”
Còn cậu con trai út, một bác sĩ thì nói rằng: “Cha, lúc nào cũng được nhưng không phải lúc này. Con đã nói với cha mẹ là chúng con vừa mới mua căn chung cư ở Florida chưa nhỉ? Lúc này thì chúng con chưa chi trả được.”
Người cha buồn rầu nói: “Các con, các con biết cha chưa bao giờ mua được một chiếc nhẫn cho mẹ các con. Và chúng ta cũng chưa bao giờ có đủ 15 đô la để lấy được tấm giấy đăng ký kết hôn.”
Cả ba cậu con trai đồng thanh: “Cha, cha biết chúng con cũng thế mà.”
Ông trả lời: “Và cả những kẻ rẻ tiền nữa!”
Tôi thì biết hôm nay, tại Rotary, không có ai là “rẻ tiền” cả!
Thứ khác thường lại là thứ bất ngờ
Làm điều khác thường đa phần là làm những điều bất ngờ. Các nhà quản lý cao cấp trong lĩnh vực quảng cáo nói với tôi rằng, một bản tin quảng cáo trên báo ấn tượng nhất chính là nguyên một trang báo nhưng chỉ có một dòng chữ in nhỏ ở giữa trang. Cả một trang được mua nhưng lại không bị lấp đầy chữ; chỉ một phần nhỏ là được sử dụng. Nhưng ấn tượng nó đem lại thật rõ ràng!
Không cần phải ăn hết!
Vợ tôi, Dianne, có mười quy tắc giữ vệ sinh trong nhà mà cô ấy đóng khung rồi treo trong buồng tắm. Tôi gọi chúng là “Những điều răn của học thuyết Dianne”. Trong đó có một quy tắc là:
Bạn không cần phải ăn hết sạch!
Nói cách khác, nếu có để lại một nửa lát thịt bò quay và một thìa khoai tây nghiền ở cuối bữa thì bạn cũng đừng cảm thấy rằng mình có trách nhiệm phải ăn gọn. Cô ấy thường nói rằng: “Nếu chỉ vì món tráng miệng thường đến ngay sau bữa tối thì anh cũng không nhất thiết phải gọi nó.”
Vậy nên, cho dù bạn đang chăm sóc cho vòng eo của mình hay đang chuẩn bị thông điệp truyền tải thì bạn cũng không cần phải “ăn hết những thứ được phục vụ”.
Chủ tịch của một công ty chuyên cung cấp phụ tùng đã làm theo lời khuyên này khi phát biểu tại một cuộc họp các cổ đông. Một số chi nhánh mới được mở, doanh số bán hàng mở rộng, cổ tức tăng cao. Mỗi thành viên tham gia được phát một bản báo cáo dài hai trang nói về tình hình tài chính
của công ty.
Các cổ đông ngồi vào chỗ và chờ đợi vị chủ tịch đọc bản báo cáo đó trong vòng 30 phút, bao gồm cả phần chào hỏi, những câu vô vị thường thấy về chất lượng sản phẩm hay sự xuất sắc của công ty, và sau đó là phần đánh giá và dự đoán nền kinh tế. Nhưng thay vào đó, ông lại mở đầu là: “Thưa quý vị, các nhà phân tích kinh tế của chúng ta hôm nay sẽ hỗ trợ cho bài phát biểu của tôi, như quý vị có thể thấy qua các con số và bảng biểu được thể hiện trong báo cáo trên tay quý vị.” Sau một lúc tạm dựng, ông tuyên bố bằng âm lượng lớn hơn: “TĂNG TRƯỞNG LÀ RẤT TỐT!”
DÙ BẠN ĐANG CHĂM SÓC CHO VÒNG EO CỦA MÌNH HAY ĐANG CHUẨN BỊ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN TẢI THÌ BẠN CŨNG KHÔNG CẦN PHẢI “ĂN HẾT NHỮNG THỨ ĐƯỢC PHỤC VỤ”.
Sau đó, ông làm dấu giơ ngón tay trỏ lên và ngồi xuống trong tiếng vỗ tay vang dội. Chỉ những người không tự tin mới cảm thấy phải tận dụng mọi khoảnh khắc được giao để tô điểm cho thông tin của mình; những người tự tin không làm như vậy.
Những nhà lãnh đạo thực thụ không cần phải nói dài. Tướng Eisenhower là một ví dụ. Ông không phí phạm thời gian để nói bất kỳ câu từ thừa thãi nào vào đêm trước ngày đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy.
Mưa bão đập xối xả vào cửa sổ căn nhà nơi các tướng lĩnh cấp cao của quân Đồng minh Anh – Mỹ đang nhóm họp. Thời tiết đang đe dọa khả năng thành công của cuộc đổ bộ vào đất liền vào sáng hôm sau trên các bãi biển vùng Normandy.
Từng thành viên chủ chốt của quân Đồng minh dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Eisenhower tóm tắt tình hình cho ông. Một người nói về khả năng phải dừng lại do mưa. Người khác báo cáo nguy cơ phải hoãn lại. Người thứ ba thì nói về tác động của thời tiết lên các tàu đổ bộ.
Eisenhower chăm chú lắng nghe. Khi các chuyên gia kết thúc bài phát biểu của mình, Eisenhower dừng lại và chỉ nói hai từ: “Đi thôi!” Một lần nữa, sự ngắn gọn chính là sức mạnh, và cũng rất dễ nhớ.
Ngắn gọn là sắc bén; khúc chiết là hiệu quả
Nghệ thuật nói ngắn gọn là gì? Nó là một câu nói ngắn được sử dụng để thay thế cho cả một bài diễn văn. Thông điệp được nói vắn tắt đó dễ ghi nhớ. Trên thực tế, sự ngắn gọn mới là lỗi lạc! Và nó cũng hiệu quả cho dù bạn đang đứng trên bục phát biểu hay đang ngồi quanh chiếc bàn họp.
Tôi được nghe câu chuyện về một quản lý trẻ tuổi đã vượt qua những
người khác, bước lên vị trí dẫn đầu tại các phiên họp giao ban nhờ nghệ thuật nói ngắn gọn.
Tại phiên họp hàng tháng do CEO chủ trì, các lãnh đạo của công ty sẽ thảo luận và tranh luận về các giải pháp cho các vấn đề khác nhau. Nhà quản lý trẻ đó thường để người khác, những người đang hào hứng thể hiện quan điểm, phát biểu dông dài các ý kiến khác nhau. Anh thường chăm chú lắng nghe các quan điểm của họ và ghi chép vắn tắt. Sau khoảng hai phần ba thời gian phiên họp, anh sẽ nói câu gì đó đại loại như:
Tôi nghĩ phần phân tích của Bob về chi phí rất tốt, còn Dick đưa ra những luận điểm rất hợp lý về việc các đối thủ của chúng ta đang làm gì. Nhưng như thế không phải tất cả đều hướng tới việc định vị thị trường sao?
Cho tới lúc đó thì số từ anh ấy nói ra là ít nhất. Nhưng anh thường tóm tắt khá hiệu quả phần thảo luận trước đó và kết thúc bằng câu hỏi chốt của mình. Vị CEO thường yêu cầu anh trả lời cho chính câu hỏi của mình. Và anh ấy sẽ đề cập đến các khuyến nghị một cách súc tích, nói những điều mà anh đã sắp xếp cụ thể trong đầu trong suốt cuộc họp.
Bạn cũng có thể nói ngắn gọn, bằng cách suy ngẫm và tư duy về những điều người khác nói, tìm kiếm sự đồng thuận hoặc một chủ đề gần như gói gọn được những điều họ vừa nói, sau đó định hình ý chính của buổi thảo luận bằng một câu hỏi. Ngắn gọn là sắc bén. Khúc chiết là hiệu quả.
Hãy thực hành nghệ thuật nói ngắn gọn và mang phong cách như một lãnh đạo.
6
NGHỆ THUẬT TRÍCH DẪN
Những người không bao giờ dẫn lời người khác thì cũng không bao giờ được người khác dẫn lời.
– BENJAMIN DISRAELI
John Kennedy là Tổng thống đầu tiên mở ra những lời trích dẫn trong chiến dịch tên lửa. Kennedy từng nói về Churchill trong Thế chiến thứ II như sau:
Ông ấy huy động ngôn ngữ Anh và gửi nó tới chiến trường.
Bạn có thể nói rằng JFK có khả năng thống soái các câu châm ngôn của con người vĩ đại đó và sắp xếp chúng theo hàng ngũ như pháo binh. Vào một tuần trong tháng 10 năm 1960, Kennedy đã cho “diễu hành” một đội quân gồm những lời thông thái của Robert Frost và Socrates, Dante và Franklin Roosevelt, Charles Dickens và Rudyard Kipling.
Kennedy trích dẫn các câu nói trong năm 1960 nhiều hơn tổng số trích dẫn của tất cả các ứng viên Tổng thống trước đó trong lịch sử. Trong thế kỷ 19 chỉ có hai danh nhân được nhắc tới, đó là George Washington trước năm 1860 và sau đó là Abraham Lincoln thời kỳ sau cuộc Nội chiến. Nhưng Kennedy cũng thường trích dẫn lời của các nhà thơ như T. S. Eliot và Alfred, Lord Tennyson, các sử học gia như Edward Gibbon và Thucydides, cũng như của các biểu tượng nước Mỹ như Benjamin Franklin và Ralph Waldo Emerson.
Thật ra những câu trích dẫn đó không phải do Kennedy tự đọc trong sách ra, mà nó có từ các bản thảo của Ted Sorensen, bạn tri kỷ và cũng là người chuyên soạn diễn văn cho Kennedy.
Bộ trưởng Bộ trích dẫn
Tôi được Richard Nixon chú ý tới khi ông đang là Phó Tổng thống, nhờ cuốn sổ có gáy lò xo đen của tôi, trong đó có ghi chép các mẩu chuyện và các lời trích dẫn. Tại lễ tang của Nixon tại California, tôi ngồi cạnh một cựu thành viên nội các của Nixon, Winton “Red” Blount. Ngài Blount nói với tôi rằng: “Tôi không nhớ tên của anh, nhưng tôi vẫn nhớ Tổng thống Nixon đã giới thiệu chúng ta là: Thưa Bộ trưởng Bộ Bưu điện, đây là Bộ trưởng Bộ trích dẫn của tôi.”
Những lời trích dẫn trong cuốn sổ của tôi mà Nixon thường thích sử dụng là những điều được rút ra từ lịch sử, chứ không phải trong
ĐỪNG ĐỀ CẬP TỚI BẤT KỲ TÁC GIẢ
văn chương. Ông thích đọc về tiểu sử của các chính khách như Edmund Burke, Benjamin Disraeli, Woodrow Wilson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Nixon từng nói: “Jamie à, tôi sẽ không trích lời của T. S. Eliot như Jack Kennedy(1)làm năm 1960 đâu.”
NÀO MÀ BẠN
KHÔNG QUEN
HOẶC THẤY
KHÔNG THOẢI MÁI KHI TRÍCH DẪN.
Nixon cũng luôn bỏ qua những lời trích dẫn mà ông không quen thuộc với hoàn cảnh ra đời của nó.
Quy tắc đầu tiên: Thấy thoải mái với lời trích dẫn
Đây là quy tắc đầu tiên trong nghệ thuật trích dẫn: Đừng đề cập tới bất kỳ tác giả nào mà bạn không quen thuộc hoặc thấy không thoải mái khi trích dẫn.
Tôi đã có một bài học với việc này. Trong một diễn văn tại lễ phát bằng tốt nghiệp viết cho Phó Tổng thống Spiro Agnew, tôi viết cho ông lời kết bằng câu trích của nhà văn Pháp Albert Camus.
Thứ khiến cho một công việc trở thành một nghề đó chính là dịch vụ của sự chân thành và dịch vụ của sự tự do.
Nhưng khi tới lượt Phó Tổng thống Agnew phát biểu thì ông lại phát âm cái tên “Camus” thành “Came-Us” theo tiếng Anh, thay vì lẽ ra phải phiên âm theo tiếng Pháp là “Ca-Moo”.
Sau đó, một phóng viên đã phỏng vấn tôi là: “Ai là ‘Camos’ vậy?” Để cố giấu đi nỗi hổ thẹn, tôi trả lời: “Một triết gia người Hy Lạp.” Quy tắc thứ hai: Nổi tiếng và ngắn gọn
Quy tắc thứ hai mà tôi gọi là “quy tắc chung”: Tên người trích dẫn phải được nhiều người biết tới và lời trích dẫn phải ngắn gọn.
Tôi đã nghe kể về một thành viên hội đồng của thành phố Philadelphia trích dẫn hoàn toàn một đoạn văn của siêu sao bóng rổ Michael Jordan trong một buổi nói chuyện với các học sinh trung học. Sau một phút đầu đọc nguyên lời trích của Jordan, học sinh đã chẳng còn chú ý tới ông nữa, ngay cả khi lời nói đó được nói ra từ người hùng vĩ đại nhất của chúng. Nó có sự nổi tiếng nhưng không có sự ngắn gọn. (Nhân tiện thì một bài thơ dài hơn tám câu cũng sẽ phản tác dụng tương tự.)
Dưới đây là lời nhận xét ngắn gọn và khá ấn tượng:
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp phân biệt đâu là nhà lãnh đạo và đâu là người quản lý.
Câu nói trên là của Tiến sĩ Richard Eisenbeis, một giáo sư chuyên ngành quản lý tại Đại học Nam Colorado – nhưng có ai đã từng nghe nói về Tiến sĩ Eisenbeis chưa? Nếu cùng câu nói đó mà là của người khác, ví dụ như Bill Gates thì nó không chỉ chứa đựng sự ngắn gọn mà còn có sự nổi tiếng nữa.
Viết lên giấy và đọc
Một trong những trường hợp ngoại lệ cho “quy tắc chung” đó là: Nếu bạn viết lên giấy và đọc lời trích dẫn của một người không hề nổi tiếng, nó cũng có thể hiệu quả.
Tổng thống Theodore Roosevelt là Tổng thống thời hiện đại đầu tiên của Hoa Kỳ hiểu rõ được những bí mật về nghệ thuật quan hệ công chúng và làm chủ các kỹ thuật thu hút sự chú ý. Chính Roosevelt là người đã đổi tên Dinh Hành pháp thành Nhà Trắng và cho xây thêm Cánh Tây của tòa nhà nhằm đáp ứng số lượng nhân viên ngày càng gia tăng – một số người trong đó được thuê chỉ để tạo ra hình ảnh trên trang bìa cho Tổng thống. Theodore Roosevelt là Tổng thống đầu tiên nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông, và ông đã tận dụng nó để đem lại hiệu quả to lớn.
MỘT TRONG
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ CHO “QUY TẮC CHUNG” ĐÓ LÀ: NẾU BẠN VIẾT LÊN GIẤY VÀ ĐỌC LỜI TRÍCH DẪN CỦA MỘT NGƯỜI KHÔNG HỀ NỔI TIẾNG, NÓ CŨNG CÓ THỂ
HIỆU QUẢ.
Năm 1901, ở tuổi 44, Roosevelt tuyên bố chủ đề chính trong chính sách đối ngoại của mình phù hợp với địa vị mới của Hoa Kỳ là một cường quốc thế giới. Khi đứng trước các khán giả, T. R(2). ngừng lại giữa bài phát biểu, rút trong túi áo một chiếc phong bì, đeo lên mũi chiếc kính không gọng. Ông nhìn tập trung vào phong bì và chậm rãi phát biểu bằng giọng cao và rung của mình:
Người châu Phi có câu ngạn ngữ thế này: “Nói nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn.”
Nói cách khác, ông đã viết câu trích dẫn không ai biết tới như vẽ một bức tranh và treo nó lên để mọi người cùng thấy. Câu trích dẫn đó của ông đến một thế kỷ sau vẫn còn được nhớ tới là của Theodore Roosevelt.
Có lần tôi trợ giúp cho CEO của một công ty nhựa. Ông chuẩn bị phát biểu trước các nhân viên về vấn đề tăng chi phí. Trong lúc nghỉ ngơi uống cà phê, ông ấy tiết lộ rằng bà của ông đã cho ông một trăm xu để nhét lợn tiết kiệm cùng với lời nhắn:
Khi cháu nhặt được một xu
Hãy cho nó vào con lợn đất
Ngày nào đó cháu sẽ thấy rằng
“Mình có quá nhiều thứ để cảm tạ.”
“Ông có mang theo hình của bà không?”, tôi hỏi.
“Có chứ”, ông trả lời, vẻ hơi băn khoăn.
“Vậy thì mang nó lên sân khấu. Ông hãy viết lời nhắn của bà lên mặt sau bức ảnh, sau đó lấy tấm ảnh ra, đọc lời nhắn trước khi ông nói về việc cắt giảm chi phí.”
Kỹ thuật viết ra giấy rồi đọc cũng hiệu quả không kém đối với một CEO khác mà tôi làm việc cùng. Ông đã trích dẫn một câu của nhà tiên tri trong kinh thánh Joel vào đoạn cuối của bài phát biểu nói về các kế hoạch mới cho việc mở rộng kinh doanh:
Tôi luôn mang bên mình cuốn Kinh thánh của gia đình, để mở ra một trong những đoạn tôi yêu thích từ người chăn cừu và nhà tiên tri Joel:
“Và người già sẽ mơ những giấc mơ, còn người trẻ sẽ có tầm nhìn.”
Diễn văn cũng như một nhà hát. Vì vậy hãy chọn ra một câu trích dẫn phù hợp và đóng khung nó lên những đạo cụ sân khấu.
Trích dẫn chéo
DIỄN VĂN NHƯ MỘT NHÀ HÁT. VÌ VẬY HÃY CHỌN RA MỘT CÂU TRÍCH DẪN PHÙ HỢP VÀ ĐÓNG KHUNG NÓ LÊN NHỮNG ĐẠO CỤ SÂN KHẤU.
Phần trước tôi đã đề cập đến tính hiệu quả của sự bất ngờ. Còn có gì bất ngờ hơn việc trích dẫn lời nói của đối thủ chính trị nhằm hỗ trợ cho ý kiến của chính mình. Tôi gọi đó là “trích dẫn chéo”. Nguyên ứng cử viên cho chức Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa Jack Kemp đã dẫn lời Tổng thống Đảng Dân chủ John Kennedy. Để nhấn mạnh nó hơn nữa vào giữa bài phát biểu, Kemp đeo chiếc kính đọc
sách của mình lên, lấy ra chiếc ví, sau đó rút từ chiếc ví một tấm thẻ khổ 7x12 cm. Ông nhìn vào tấm thẻ sau đó đọc: “Tổng thống John Kennedy vào năm 1962 đã nói rằng: ‘Có một sự thật ngược đời rằng, hiện nay thuế suất quá cao còn thu nhập từ thuế lại quá thấp, và cách khả thi nhất để tăng thu nhập từ thuế về lâu dài đó là cắt giảm ngay thuế suất.’”
Trích dẫn chéo giúp tăng độ tin cậy. Năm 1960, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, tôi tích luỹ được cả đống những câu nói của các thành viên Đảng Dân chủ như Eleanor Roosevelt, Dean Acheson và Harry Truman đã được dùng để chỉ trích chính Thượng nghị sĩ Kennedy và hỗ trợ cho chiến dịch của Đảng Cộng hòa.
Cách đây không lâu, tôi chứng kiến một chính khách Đảng Cộng hòa rút ra một mẩu báo được cắt ra từ trong túi áo, sau đó ông khua khua trước mặt khán giả. Trên đó họ có thể đọc rõ dòng chữ được in đậm cỡ lớn:
CLINTON NÓI “NGÀY CỦA MỘT CHÍNH PHỦ LỚN ĐÃ TÀN!”
Kiểu trích dẫn chéo một lần nữa lại chứng minh giá trị khi tôi thuyết phục một CEO lấy ra khỏi chiếc túi mẩu báo cũ trong mục kinh doanh của tờ New York Times, mẩu báo tiên đoán về việcsụt giảm lợi nhuận của công ty ông. Sau đó, ông đeo chiếc kính lão và, đọc to mẩu báo. Khi đọc xong, ông vo tròn nó lại và ném xuống phía khán giả.
Trong nhiều năm, tôi đã làm việc cùng ủy
LỜI TRÍCH DẪN ĐƯỢC ĐƯA RA VÀO GIỮA BÀI
PHÁT BIỂU SẼ NHƯ THỂ MỘT SỰ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ CỦA CẦU THỦ PHÁT BÓNG CHÀY.
ban với bà Jean MacArthur, phu nhân của tướng Douglas MacArthur thời Thế chiến thứ II. Cứ mỗi năm, trước cuộc họp thường niên của ủy ban, tôi thường đi thang máy lên phòng của bà tại khách sạn Waldorf-Astoria và tháp tùng bà
trên chiếc xe lăn tiến vào thang máy rồi đi xuống phòng họp thuộc cùng khách sạn.
Một năm, cuộc họp ủy ban đó lại diễn vài ngày trước khi tôi phải đến châu Á, đại diện cho Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ/Philippine. Tôi đã thuyết phục bà MacArthur viết lên mặt sau của chiếc phong bì mà tôi rút ra khỏi túi vài dòng mà tôi sẽ đọc cho khán giả tại Manila.
Trong bài phát biểu nói về tính hiệu quả của những sáng tạo kinh tế và tinh thần tự lực, tôi ngừng lại, đeo kính lên và nói:
Tôi có một bức thư của một quý bà đáng kính và trang nhã, người hiểu rõ hơn ai hết quyết tâm không gì khuất phục được của người Philippine. Đây là nội dung:
“Chưa có ấn tượng nào lớn hơn có thể khắc sâu trong trái tim tướng Douglas MacArthur hơn là những kỷ niệm về lòng dũng cảm của người dân Philippine.
Ký tên
Jean MacArthur”
Khán giả Manila đứng lên chào đón người phụ nữ Hoa Kỳ mà họ ngưỡng mộ nhất.
Kịch tính hóa để nhấn mạnh
Hãy thử kịch tính hóa và tìm cách nhấn mạnh lời trích dẫn của bạn để biến nó thành nghệ thuật.
Tướng Eisenhower đã được Churchill đưa ra lời khuyên, giúp biến những câu trích dẫn của ông thành nghệ thuật trích dẫn. Sau Thế chiến thứ I,
Eisenhower được Pershing dẫn dắt, và sau này thường trích dẫn các câu nói của Pershing. Khi phát biểu trước các sĩ quan Anh và Mỹ, Eisenhower rút chiếc kính gọng trong ra khỏi túi áo và đọc mệnh lệnh của Tướng John Pershing.
Sau này, Churchill đã nói với ông rằng:
Này, ông phải dùng loại kính gọng màu đen giống tôi. Kính cũng dùng làm đạo cụ được, giống như điếu xì gà của tôi vậy.
Các câu trích dẫn thực chất cũng có quyền lực rất lớn. Một diễn giả đọc với một giọng đều đều và âm điệu không đổi sẽ khiến khán giả chán ngán dần, còn một lời trích dẫn được đưa ra vào giữa bài phát biểu sẽ như thể một sự thay đổi tốc độ của cầu thủ phát bóng môn bóng chày. Câu trích dẫn thu hút sự chú ý của khán giả. Nó khiến họ choàng tỉnh. Nó tiếp thêm năng lượng cho họ. Nhưng hãy nhớ rằng: Chỉ sử dụng một câu trích dẫn duy nhất cho mỗi bài phát biểu, sau đó hãy kịch tính
CHỈ LẤY NHỮNG CÂU ĐƯỢC NÓI RA TỪ NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG, LẤY NHỮNG QUAN SÁT SINH ĐỘNG VÀ DỄ NHỚ CỦA HỌ,
HOẶC NHỮNG LỜI MÀ BẠN CẢM
THẤY ĐỒNG TÌNH.
hóa nó. Đọc nó, thể hiện nó, diễn với nó! Hãy trao quyền lực cho lời trích dẫn của bạn!
Hãy thu thập kho vũ khí trích dẫn của bạn. Lựa chọn chúng. Chỉ lấy những câu được nói ra từ những người nổi tiếng, lấy những quan sát sinh động và dễ nhớ của họ, hoặc những lời mà bạn cảm thấy đồng tình.
Hãy thử làm giống tôi, sắp xếp chúng vào một cuốn sổ theo thứ tự abc, theo từng chủ đề như dưới đây:
hành động
nghề nghiệp
giải pháp
kinh doanh
kiến thức
nhóm
thay đổi
lãnh đạo
khẩn cấp
quyết định
tiền bạc
tầm nhìn
sự vượt trội
sự cần thiết
người chiến thắng
thông tin
cơ hội
tuổi trẻ
chính phủ
hoạch định
không khiếm khuyết
lịch sử
câu hỏi
ý kiến
nghiên cứu
Đưa ra, giới thiệu và thể hiện lời trích dẫn
Trong lúc chuẩn bị cho bài phát biểu, bạn hãy tìm kiếm trong cuốn sổ hồ sơ
đó, chọn lấy một lời trích dẫn phù hợp với bài phát biểu hoặc thuyết trình của mình, một câu hỗ trợ cho thông tin bạn đưa ra và giúp nhấn mạnh thông điệp của bạn. Hãy chọn lấy câu trích dẫn mà bạn muốn sử dụng, in nó ra một tấm
bìa kích thước khoảng 7x12 cm, sau đó thu nhỏ nó về cỡ tấm danh thiếp, phân lớp cho nó. Sau đó, vào giữa bài phát biểu, hãy lấy nó ra khỏi túi hoặc ví.
Sau đó thì dựng nó lên. Nếu bạn không đeo kính đọc sách, hãy làm theo cách của tôi: Lấy từ trong túi áo ngực chiếc kính gọng đen mắt tròn – giống kính Churchill thường đeo (mặc dù kính của tôi là loại không gọng) và đeo kính vào trước khi bắt bầu trích dẫn. Hãy diễn một chút để biến nó thành nghệ
thuật trích dẫn thực thụ.
Dưới đây là hai mươi câu trích dẫn theo kiểu “giấy nhét trong ví” phổ biến cho những tình huống kinh doanh mà tôi cung cấp cho các CEO trong các bài phát biểu của họ.
1. Winston Churchill [Vấn đề - Giải pháp]
Trong những tình huống nguy cấp và bế tắc, cách tốt nhất đó là quay lại nguyên tắc đầu tiên. 2. Khổng Tử [Vấn đề - Phân tích]
Nguyên tắc đầu tiên để trở thành một người chủ tốt đó là phải tìm ra được vấn đề trước tiên. 3. Ralph Waldo Emerson(3)[Sự kiện – Hoạch định]
Một sự kiện nhỏ đáng giá như sự quên lãng của những giấc mơ.
4. Benjamin Franklin [Đàm phán - Vấn đề]
Những thứ thiết yếu không bao giờ làm nên một cuộc thương thảo tốt.
5. Thẩm phán Oliver Wendell Holmes [Ý tưởng mới – Sự thay đổi]
Đôi khi trí óc của con người bị kéo phẳng ra bởi một ý tưởng mới và nó sẽ không bao giờ co lại về kích thước cũ.
6. Thomas Jefferson [Vấn đề - Giải pháp]
Luôn tiếp cận mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng.
7. John Kennedy [Hoạch định – Giải pháp]
Nhiệm vụ của chúng ta không phải là sửa chữa những chỉ trích về quá khứ mà là sửa chữa đường
lối cho tương lai.
8. Abraham Lincoln [Mục đích – Hoạch định]
Nếu ngay từ đầu chúng ta biết mình đang ở đâu và sẽ đi tới đâu, ta có thể đánh giá tốt hơn mình sẽ làm gì và phải làm thế nào.
9. William Shakespeare [Cơ hội – Sáng kiến]
Có một đợt thủy triều đến cùng với cơn bão công việc của con người dẫn dắt họ tới tương lai. 10. Alfred Lord Tennyson(4)[Thay đổi – Thách thức]
Người già yêu cầu về những thay đổi nhường chỗ cho cái mới.
11. Louis Pasteur(5)[Sự đơn giản]
Đừng quảng bá cho điều mà bạn không thể giải thích, hãy đơn giản hóa và chứng minh nó sớm. 12. Aldous Huxley(6)[Hoạch định]
Hãy mơ mộng một cách thực tế.
13. Abraham Lincoln [Sự cống hiến]
Số năm trong cuộc đời bạn không phải cái quan trọng. Quan trọng là cuộc đời bạn trong những năm đó.
14. Charles DeGaulle(7)[Cá nhân]
Lịch sử không dạy ta về thuyết định mệnh. Có những khoảnh khắc khi lý trí của một vài cá nhân tự do mở đường cho chúng ta.
15. George Patton(8)[Hoạch định]
Hãy liều lĩnh một cách có tính toán – nó khác xa so với việc làm liều.
16. Winston Churchill [Tính thiết thực]
Có hai loại thành công – thành công ban đầu và thành công cuối cùng.
17. Robert Frost(9)[Sự thay đổi]
Cho đến khi nào thì người ta nhìn nhận sự việc không đến nỗi là sự phản bội đi theo xu hướng chung.
18. Mark Twain [Sự thay đổi]
Sự trung thành với một ý kiến bị hóa đá sẽ chẳng bao giờ có thể phá vỡ xiềng xích hay thả tự do cho linh hồn con người.
19. Winston Churchill [Lãnh đạo]
Có một vách núi dựng đứng ở một trong hai phần con người bạn – một vách núi cẩn trọng, một vách núi quá liều lĩnh.
20. Winston Churchill [Thách thức]
Không ai có thể khiến bạn trở nên thấp kém hơn trừ khi bạn cho phép họ.
Nếu một trong số những trích dẫn trên hợp với bài phát biểu của bạn, hay cứ dùng nó. Nhấn mạnh nó, củng cố nó và trao quyền cho nó.
Hãy chọn và thể hiện một câu trích dẫn có khả năng khuếch đại thông điệp của bạn.
7
NGHỆ THUẬT NÊU THỐNG KÊ
Một số liệu thống kê cũng kể được một câu chuyện.
– MARGARET THATCHER
Năm 1990, tôi ngồi cùng với nguyên Tổng thống Ronald Reagan, ông sẽ là diễn giả chính trong bữa tối. Trong bữa ông không ăn bất cứ một món nào, ngoại trừ hai chiếc bánh quy sô-cô-la được phục vụ trong một chiếc lá bằng
nhôm. Ông ăn bánh theo kiểu nhúng bánh vào cốc nước nóng. Ông nói rằng: “Tôi học cách này từ người bạn thuyết giáo cũ của tôi [Billy Graham] và người bạn là ca sĩ [Frank Sinatra].” Nước nóng để làm mềm dây thanh âm (nước lạnh có thể khiến nó co lại), còn bánh quy là để cho đủ liều năng lượng bằng đường.
Rồi Reagan cẩn thận đeo kính áp tròng, một mắt là để nhìn gần, còn một mắt là để nhìn xa. Nói cách khác, đó là một mắt dùng để đọc chữ trước mặt, còn mắt kia là để quan sát khán giả.
MỘT VÀI SỐ LIỆU ĐƯỢC ĐƯA RA
MỘT CÁCH CHÍNH XÁC VÀ TRUNG THỰC, VỚI MỤC ĐÍCH ĐẠT ĐƯỢC SỰ TÍN NHIỆM
NGAY LẬP TỨC; SỐ KHÁC LẠI ĐƯỢC THỂ HIỆN MỘT
CÁCH TRÒN TRĨNH HƠN, NHẰM GIÚP KHÁN GIẢ DỄ GHI NHỚ.
ghi nhớ của khán giả.
Những số liệu thống kê cũng giống như hai chiếc mắt kính áp tròng của Reagan. Một vài số liệu được đưa ra một cách chính xác và trung thực, với mục đích đạt được sự tín nhiệm ngay lập tức; số khác lại được thể hiện một cách tròn trĩnh hơn, nhằm giúp khán giả dễ ghi nhớ.
Khi bạn đọc một số liệu như “123.411 khách hàng mới trong năm qua” từ một tấm thẻ hay một tờ giấy nhớ, bạn đang trích số liệu đó một cách chính xác nhằm có được sự tin tưởng ngay lập tức của khán giả. Nhưng khi bạn giải thích rằng: “Có nghĩa là chúng ta đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng trong năm qua” thì có nghĩa bạn đang kéo dài phạm vi
Một số liệu thống kê là sự trừu tượng hóa thể hiện bằng con số, đó cũng là sự trừu tượng khó nhằn nhất trong việc khiến khán giả phải ghi nhớ. Thách thức đối với các diễn giả đó là thể hiện số liệu thống kê đó theo cách khiến khán giả có thể tiếp thu.
Tới Mặt trăng rồi quay lại
Năm 1958, tình trạng thâm hụt của Hoa Kỳ đã lên tới con số 1 tỉ đô la. Lần đầu tiên, thâm hụt của Hoa Kỳ chạm tới mười con số. Tuy nhiên, số liệu thống kê của ngành thiên văn lại chỉ là thứ mơ hồ với người dân Mỹ – một số liệu vô nghĩa, con số quá khổng lồ khiến người khác không thể tiêu hóa và hấp thu.
Tổng thống Eisenhower đang vật lộn để cân bằng sáu trong tổng số tám kế hoạch ngân sách của ông đã vô cùng kinh ngạc. Bộ trưởng Bộ tài chính, George Humphrey, đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện, nếu “hiện tượng xuất huyết” trong thâm hụt chi tiêu không được ngăn chặn. Eisenhower đang tìm kiếm một hình ảnh trực quan về việc thâm hụt 1 tỉ đô la nhằm tác động lên người dân Mỹ.
Ông lưu ý với Kevin McCann, người chuyên viết diễn văn rằng: “Nếu anh lấy 1 tỉ đô la và xếp mỗi tờ một đô la cạnh nhau, liệu có thể tới Mặt trăng được không?”
McCann gọi cho Phòng Thương mại và yêu cầu nhân viên thống kê của họ thực hiện các tính toán. Trong bài diễn văn vài tuần sau đó, Eisenhower đã nói rằng:
Để hiểu được thâm hụt 1 tỉ đô la là thế nào, hãy tưởng tượng rằng lấy tất cả tờ tiền một đô la trong tổng số 1 tỉ đó rồi xếp chúng cạnh nhau thành một dãy. Chiều dài của nó còn hơn cả quãng đường lên Mặt trăng và quay trở lại!
Quá nhiều số liệu sẽ khiến khán giả tê liệt
Trong những năm cuối của thập niên 1920, Eisenhower được Tướng Pershing chú ý thông qua những mô tả sinh động về các cuộc chiến trong Thế chiến thứ I mà ông đã viết cho đài tưởng niệm nghĩa trang cho những người lính đã hi sinh của Quân viễn chinh Liên minh. Có một điều mà Tướng Pershing rất thích về Eisenhower đó là ông không hề khiến người đọc bị choáng ngợp bởi có quá nhiều số liệu thống kê trong các báo cáo.
NGƯỜI NGHE CÓ THỂ SẼ NGHI NGỜ VỀ CÁC CON SỐ KHI CHÚNG TRÔNG GIỐNG NHƯ ĐANG ĐƯỢC QUẢNG
CÁO.
Tin tưởng hay ghi nhớ?
Đó chính là bài học mà các CEO nên thuộc lòng. Có rất nhiều lãnh đạo của các tập đoàn tin tưởng một cách tuyệt đối rằng các số liệu về lợi nhuận và sản xuất chính là bằng chứng, cũng giống như lời giải cho một bài toán hình học. Người nghe có thể sẽ nghi ngờ về các con số khi chúng trông giống như đang được quảng cáo.
Khi đọc to các con số để chứng minh một luận điểm nào đó, hãy tự hỏi mình
rằng bạn đang muốn có điều gì: sự tin tưởng tại thời điểm bạn nói hay sự ghi nhớ trong tâm trí củakhán giả trong ít nhất một tuần sau đó?
Để tăng tối đa độ tin cậy, hãy trích dẫn một số liệu như cách bạn thường làm trong nghệ thuật trích dẫn, bằng cách lấy ra một tấm thẻ, đeo kính vào và đọc số liệu đó. Ví dụ:
Lợi nhuận năm nay đã tăng 17,2%.
Hoặc:
Năm ngoái có tới 103.133 hành khách hàng không mới.
Hoặc:
Theo tờ Wall Street Journal, khoảng 814.221 người lao động chuyển tới các thành phố và thị trấn mới vào năm ngoái sau khi chuyển địa điểm làm việc.
Có thể khán giả sẽ chẳng thể nhớ nổi con số mà bạn đọc ra vào ngày hôm sau, nhưng họ sẽ tin vào sự chính xác của nó khi bạn trích dẫn. Do vậy, để có được hiệu quả lớn nhất, hãy trích dẫn số liệu vào một chiếc thẻ và đặt nó vào một hình ảnh trực quan nào đó.
Đối với bất kỳ bài phát biểu hay thuyết trình nào, bạn sẽ trở nên thông thái hơn khi quan sát kỹ lưỡng cái tôi gọi là 3R về các con số: Giảm bớt (Reduce), làm tròn (Round) và có liên quan (Relate).
Giảm bớt các số liệu thống kê
Trước tiên, hãy rút bớt số lượng các số liệu thống kê mà bạn sẽ trích dẫn. Các khảo sát chỉ ra rằng với một số liệu thống kê, phần lớn khán giả nếu không có bút hay giấy vẫn có thể ghi nhớ từ bài thuyết trình. Thay vì trích dẫn hai số liệu để chứng minh cho cùng một luận điểm, hãy làm theo lời khuyên của Winston Churchill trong việc chọn xì gà:
Hãy chọn điếu cứng nhất và mịn nhất.
CÁC KHẢO SÁT CHỈ RA RẰNG VỚI MỘT SỐ LIỆU THỐNG KÊ, PHẦN LỚN KHÁN GIẢ NẾU KHÔNG CÓ BÚT HAY GIẤY VẪN CÓ
Chẳng hạn, nếu bạn nói rằng “71% các cặp mới cưới không thể đủ tiền để mua căn hộ đầu tiên cho mình” thì đừng bổ sung thêm là “chỉ có 32% các hộ gia đình Mỹ trong độ tuổi hai mươi có thể mua căn nhà đầu tiên của mình.”
Việc dùng cùng lúc hai số liệu thống kê sẽ khiến khán giả bối rối và nhầm lẫn. Tác động
THỂ GHI NHỚ TỪ BÀI THUYẾT
TRÌNH.
của số liệu thống kê đầu tiên sẽ bị rối tung lên và trở nên vô nghĩa khi bạn trích dẫn thống kê thứ hai.
Làm tròn các số liệu thống kê
Thứ hai, hãy làm tròn các số liệu thống kê khi bạn sử dụng. Tờ London Times vào ngày 5 tháng 7 năm 2000 đã cho in hai dòng sau:
Tính đến cuối năm, sáu trên mười người dân Anh, bao gồm cả trẻ em và người già sẽ có điện thoại di động riêng.
Và:
[Người Anh] mua 38.000 chiếc điện thoại di động mỗi ngày.
Nếu bài báo được sử dụng làm bài diễn văn thì con số “sáu trên mười” sẽ dễ nhớ hơn nhiều so với số liệu về số lượng điện thoại di động được mua mỗi ngày.
Một ví dụ khác là trên tờ Herald Tribune, số ra cùng ngày mùng 5 tháng 7 nói về sự thay đổi nhân khẩu học ở California. Bài báo làm tròn số liệu thống kê khi đưa tin “ba trên bốn ca tử vong là người da trắng, nhưng hai trong số ba ca khai sinh lại không phải là người da trắng (gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha và người châu Á).”
Bài báo sau đó viết rằng: “51,2% dân số của California năm 2001 sẽ không thuộc về chủng tộc người da trắng.” Nếu bạn định sử dụng số liệu này trong bài phát biểu thì nên thêm vào như sau: “nói cách khác thì hơn nửa…”, như vậy việc làm tròn con số sẽ giúp nó dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
Các chữ số Ả Rập được sử dụng trong phạm vi đến 10. Các nền văn minh Trung Đông trước kia, bao gồm cả người Xume, đều sử dụng phạm vi đến 6. Tuy vậy, số lượng chữ số được thể hiện trên bàn tay chúng ta được chứng minh rằng khiến người nghe dễ xử lý hơn. Ngày nay ta tư duy theo số 10, do vậy hãy liên tưởng những con số của bạn tới số lượng các ngón tay.
Thay vì nói “21,2% chọn uống loại cà phê khử caffein vào bữa sáng” thì hãy nói là “một trên năm”. Ta có thể dễ dàng ghi nhớ các con số ba trên bốn, bốn trên năm, hay bảy trên mười.
Chúng ta cũng dễ nhớ những con số thập phân liên quan tới 10 con số đầu tiên hơn. Chẳng hạn, ta có thể hiểu ngay 1/2, 1/3, 2/3, 1/4, 2/5… Do vậy đừng nói “59,4% phương tiện giao thông ở Colorado là xe dòng SUV”. Hãy thử nói là “ba trên năm” hay “ba phần năm”.
Những thống kê đơn giản cũng có thể được thể hiện ở dạng hình ảnh để
mang lại tác động lớn hơn. Nguyên một trang của tờ London Times có in hình ba bé gái ngồi trên chiếc ghế dài, quay lưng lại phía người đọc. Từ trái sang phải là ghi chú ở phía trên đầu mỗi bé:
BÁC SĨ
TÁC GIẢ
UNG THƯ
Hình ảnh đó là một thống kê ở dạng hình ảnh – một lời tuyên bố đầy thuyết phục rằng 32,4% phụ nữ sẽ tử vong vì ung thư.
Các số liệu thống kê cần có sự liên quan tới người nghe
Chữ R thứ ba đó là số liệu thống kê phải liên quan với câu chuyện được kể. Tôi từng nghe một chuyên viên thống kê mô tả tỉ lệ của một phần mười mũ mười lăm. Anh ấy so sánh con số thiên văn đó với hình ảnh một sợi tóc giữa tất cả những cái đầu trên thế giới này.
Đôi khi, tất cả những gì bạn cần làm để tìm ra một thống kê phù hợp đó là cuốn niên giám New York Times Almanac. RalphNader có thể cũng làm vậy khi phát biểu chống lại doanh nghiệp lớn. Ông nói rằng toàn bộ đất nước Mozambique có 20 triệu người với 15 tỉ GNP, trong khi đó tập đoàn tài chính Morgan
NHỮNG THỐNG KÊ ĐƠN GIẢN CÓ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở
DẠNG HÌNH ẢNH ĐỂ MANG LẠI TÁC ĐỘNG LỚN HƠN.
Stanley có cùng GNP như vậy nhưng với 200 đối tác thay vì 20 triệu người dùng chung.
Tác giả bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal đã vẽ nên hình ảnh về sự sung túc của Bill Gates như sau: Nếu Gates phải trả số phần trăm của tổng tài sản để đưa vợ đi xem phim tương đương với một người bình thường thì số tiền vé ông ấy phải trả sẽ là 19 triệu đô la.
Nói về các tỉ phú, tôi nhớ tới một câu chuyện mà tôi được nghe về Andrew Carnegie, ông vua ngành thép:
Một người đàn ông tiến lại gần ông và nói: “Ngài Carnegie, ngài là người giàu nhất thế giới. Ngài có nghĩ rằng mình nên chia sẻ nó một chút không?”
“Có chứ”, Carnegie nói khiến người đàn ông kia ngạc nhiên.
Sau đó Carnegie gửi một lời nhắn cho nam thư ký của ông. Người này xuất hiện chỉ sau một vài phút với tấm séc trên tay dành cho người đàn ông kia với số tiền là 32 xu. Con số đó là thương của tổng số tài sản ước tính hàng trăm triệu đô la của Carnegie đem chia cho tổng dân số của thế giới.
Cha tôi thường kể câu chuyện về ngày đầu tiên ông đi học tại lớp luật của thầy Chủ nhiệm khoa Roscoe Pound, Đại học Luật Harvard:
Ông giáo già da trắng, 80 tuổi, thường sải bước tới bục giảng. Ông thường dừng lại khi nhìn
quanh lớp.
“Các em có thể quay sang bên và nhìn vào người bạn ngồi bên phải được không?”
Sau khi mọi người thực hiện xong, ông lại nói: “Giờ thì các em có thể quay sang bên kia và nhìn vào người ngồi bên trái được không?”
Sau khi cả lớp đều nhìn xong, thầy Pound thường trầm ngâm: “Một trong số những sinh viên mà các em vừa nhìn sẽ không trở lại Harvard vào năm tới.”
Ông đưa ra con số thống kê về tỉ lệ chọi 32% và buộc người nghe phải tự mình trải nghiệm.
Chủ tịch kiêm CEO David Kearns cũng sử dụng kỹ thuật tương tự khi ông nói với khán giả trong bữa tiệc trưa như thế này:
Tôi có thể thấy rằng tất cả các bàn ở đây đều có tám người ngồi. Thử tưởng tượng rằng cứ hai người trong một bàn sẽ quay lại văn phòng làm việc và sửa lỗi của sáu người kia.
Nói cách khác, trong ngành công nghiệp của Hoa Kỳ, cứ bốn người thì có một người phải làm việc chỉ để sửa chữa sai lầm.
So sánh với thứ thân quen
Henry Kissinger, nguyên Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã phát biểu trước câu lạc bộ Union League tại Philadelphia năm 1998. Ông ấy nói về khu vực đang có vấn đề ở Balkans, Kosovo: “Kosovo rộng khoảng 13.000 kilomet vuông, gần bằng diện tích của Connecticut.”
13.000 kilomet vuông là con số mà bất kỳ một người nghe nào cũng cảm thấy khó nắm bắt và xử lý, nhưng khán giả của Kissinger lại dễ dàng hình dung ra diện tích của Connecticut. Trên thực tế, phần lớn mọi người đều hướng tới bang đó.
Trong một tình huống khác, tôi đã nghe Jeff Dewar thuộc bộ phận Quản lý chất lượng nội bộ tranh luận về mục tiêu không khiếm khuyết trong sản phẩm như sau:
Nếu ta chấp thuận tỉ lệ hoàn hảo là 99,9% trong mục tiêu của mình thì ta cũng phải chấp nhận những điều kiện sau: Mỗi ngày sẽ có hai máy bay hạ cánh không an toàn tại sân bay O’Hare ở Chicago và Bưu điện Hoa Kỳ sẽ làm thất lạc 15.000 bức thư mỗi giờ.
Ngày nay, các chính trị gia đã yêu cầu người viết diễn văn cho mình phải sử dụng những “tuyên bố ngắn” – hay những cụm từ hoặc thông tin thu hút, được thiết kế giúp người nghe dễ nhớ hơn.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Phó Tổng thống Gore đã tấn công Thống đốc Bush về đề xuất thuế (ngay cả khi ông ấy sử dụng những thống kê không chính xác):
Chính sách cắt giảm thuế đó mang lại cho các bạn điều gì? Chỉ đủ cho một gia đình lao động mua một lon Coca-Cola.
Thượng nghị sĩ Phil Gramm từng nhấn mạnh số tiền người dân phải đóng thuế bằng cách:
Chúng ta đành lấy ngày 15 tháng 5, thay cho ngày 15 tháng 4, làm ngày chót để hoàn thành hồ sơ thuế thu nhập, bởi cho đến ngày 15 tháng 5 thì từng đô la chúng ta đóng mới tới được tay Chính phủ Liên bang.
Thống kê đó gắn chặt trong đầu bạn.
Trong bộ phim tài liệu của PBS, Ken Burns nói rằng 623.000 lính đã thiệt mạng trong cuộc Nội chiến. Nhưng điều đáng nhớ hơn cả đó là, số người chết trong cuộc Nội chiến vượt quá số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh khác mà Hoa Kỳ tham chiến: Chiến tranh Cách mạng, Chiến tranh năm 1812, Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, Thế chiến thứ I, Thế chiến thứ II, Chiến
tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và Bão táp Sa mạc. Sử dụng số lẻ
Những thống kê mang tính so sánh có thể khiến người nghe thích thú, thậm chí gây sốc. Tôi từng nghe một diễn giả tại Phòng Thương mại Quốc gia phát biểu:
Lời cầu nguyện Chúa có 66 từ, mười điều răn có 179 từ, bài diễn văn Gettysburg có 282 từ. Nhưng bạn có biết có bao nhiêu từ trong các quy định của chính phủ Hoa Kỳ đối với việc buôn bán cải bắp không? 26.911 từ!
Hãy nghe con số đó. Nếu bạn muốn khán giả ghi nhớ ý chính của con số “26.911” thì bạn có thể nói là “hơn 25.000”.
Vài nghìn năm trước, triết gia người La Mã Cato the Elder đã viết: “Vì sao người ta lại tin nhiều hơn vào số lẻ?” Con số càng cụ thể thì nó càng có vẻ thuyết phục hơn.
Tôi có thể kể ra đây câu chuyện chứng minh cho sức mạnh của những con số “lẻ”.
Một người bạn của tôi, Thacher Longstreth, hội viên hội đồng Philadelphia, tranh cử cho vị trí Thống đốc bang Philadelphia của Đảng Cộng hòa. Ông thường phải tranh luận với Richardson Dilworth, thống đốc của Đảng Dân chủ.
Sau khi bị đánh bại, Longstreth đã hỏi Dilworth rằng: “Dick này, làm sao ông nhớ hết được những con số trong các cuộc tranh luận của chúng ta, như là “tỉ lệ phạm tội đã giảm 31,2%” hay “Philadelphia đã tạo ra được 8.146 công việc mới?”
“Ôi trời Thach ơi, chỉ là tôi tự “sáng tác” ngay lúc đấy thôi! Mà nghe cũng hay đấy chứ, đúng không?”
VIẾT RA CON SỐ CHÍNH XÁC LÊN MẨU GIẤY CHỨNG TỎ RẰNG BẠN ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ CÓ THÔNG TIN ĐÓ NGAY TRÊN TAY, CHỨ KHÔNG PHẢI PHỤ THUỘC VÀO TRÍ NHỚ.
Vì vậy, nếu bạn muốn khán giả tin vào con số của mình hơn là cần phải ghi nhớ chúng, hãy rút con số đó ra khỏi túi rồi đọc nó: “26.911 từ trong các quy định của Liên bang sẽ nói cho chúng ta biết về cách thức điều hành một doanh nghiệp.” Viết ra con số chính xác lên mẩu giấy chứng tỏ rằng bạn đã nghiên cứu và có thông tin đó ngay trên tay, chứ không phải phụ thuộc vào trí nhớ.
Con số dối trá và người dối trá đưa ra các con số!
Hãy nhớ lời nhận xét của Thủ tướng Disraeli về ba thứ mà ông ghét nhất trong các bài diễn văn.
Lời nói dối, lời nói dối chết tiệt và các số liệu thống kê!
Vấn đề mà các chính trị gia ngày nay phải đối mặt khi trích dẫn các con số làm căn cứ, đó là vấp phải sự hoài nghi của khán giả. Việc nhiều khán giả tin vào câu châm ngôn “Con số dối trá và người dối trá đưa ra các con số” có một phần sự thật. Từ “thống kê” trong tiếng Anh “statistics”, theo như từ điển Oxford English Dictionary bắt nguồn từ một từ Latin dành cho chính trị gia: statista.
Nếu có thống kê nào đó không hay về công ty bạn xuất hiện trên mặt báo, hoặc một người nào đó trích dẫn một vài con số gây hại cho bạn, bạn có thể kể câu chuyện này:
Vài năm trước, khi đang lái xe tới Florida, tôi dừng lại ở một quán MacDonald gần bãi biển Myrtle. Ở đó, tôi chứng kiến một cậu bé chín tuổi tiến lại gần một ông lão mặc quần short và áo thể thao, đang ngồi thu mình bên cốc trà.
Cậu bé nói: “Cháu chào ông, ông từ đâu tới vậy? Cháu sống ở Ohio.”
Ông lão cáu kỉnh trả lời: “Ta sống ở đó.”
“Hay quá. Cháu sẽ mười tuổi trong hai tuần nữa. Ông bao nhiêu tuổi?”
“Ta sẽ tám mươi tuổi vào tuần sau.”
“Tuyệt vời. Cha cháu nói là bất kỳ ông lão tám mươi tuổi nào cũng sẽ có bảy người phụ nữ.” “Con trai à,” ông lão trả lời, “đó là thống kê vô nghĩa nhất mà ta từng được nghe.”
Rõ ràng là có rất nhiều thống kê vô nghĩa. Nhưng một số thống kê lại vô cùng giá trị. Một số có thể giúp bạn củng cố thêm luận điểm. Những thống kê phù hợp có thể kể ra một câu chuyện mà khán giả của bạn sẽ tin tưởng và ghi nhớ.
Đó là tất cả những gì nằm trong bài thuyết trình của bạn. Hãy rút gọn, làm tròn và tạo sự liên quan cho tất cả những số liệu thống kê bạn sử dụng, biến chúng thành nghệ thuật nêu thống kê.
8
NGHỆ THUẬT KHÔNG LẠM DỤNG SLIDE TRÌNH CHIẾU
Quá nhiều slide trình chiếu sẽ khiến khán giả buồn ngủ.
– RICHARD NIXON
Winston Churchill chưa bao giờ dùng đến hình ảnh trực quan. Franklin Roosevelt chưa bao giờ sử dụng bảng biểu. Ronald Reagan chưa bao giờ phải dùng đến máy chiếu. Các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thể thay đổi vị trí giữa giọng nói của mình với các hình ảnh trực quan. Bạn không thể nhường chỗ của bục phát biểu cho thiết bị trình chiếu, vì có thể bị mất điện. Bạn không thể giao phó nghệ thuật lãnh đạo của mình cho các slide trình chiếu, vì có thể máy phát điện bị hỏng.
MỘT CHUỖI
NHỮNG HÌNH ẢNH SẼ KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO NIỀM TIN VÀ KINH NGHIỆM CÁ NHÂN CỦA DIỄN GIẢ ĐÓ.
Nhưng tại sao có quá nhiều lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn kinh doanh lại sai lầm khi hạ thấp giá trị của mình bằng việc phải chiều lòng những hình ảnh trực quan đó? Có người nói rằng người Mỹ – nhất là giới doanh nhân, luôn có niềm tin ngây thơ vào bất cứ thứ gì liên quan tới máy móc. Họ chìm đắm trong những thiết bị điện tử hoặc dụng cụ thay
thế đời mới, mà họ nghĩ rằng chúng sẽ làm việc giúp họ. Tuy nhiên, ở đây lại có một lý do cơ bản hơn: sợ hãi. Nỗi sợ hãi phải thuyết trình trước khán giả khiến cho ngay cả những giám đốc cấp cao nhất cũng phải tránh xa những ánh đèn sân khấu.
Họ không thừa nhận việc đó. Khi tôi tới thăm các lãnh đạo cao cấp với cương vị là một tư vấn viên về giao tiếp, họ nói rằng: “Nhìn này, tôi chẳng có nghĩa vụ phải làm gì cả. Tôi chẳng quan tâm nếu mình thành công vang dội. Tôi chỉ muốn mọi người hiểu hơn và tin tưởng vào thông tin đó, mà cách tốt nhất đó là sử dụng các slide và bảng biểu.” Rồi họ bền bỉ nói thêm rằng: “Anh biết đấy, hình ảnh chính là bằng chứng mà.”
Câu trả lời của tôi với họ đó là: Một chuỗi những hình ảnh sẽ không thể thay thế cho niềm tin và kinh nghiệm cá nhân của diễn giả đó.
Slide không thể thay thế cho việc phát biểu
Hiện nay, có quá nhiều giám đốc sử dụng các slide trình chiếu như một công cụ thay thế cho việc phát biểu. Họ không cần nói nữa, chỉ việc “giới thiệu”
từng slide mà thôi. Và rồi các slide đó như thể thuốc phiện; các diễn giả sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng quá lệ thuộc vào nó.
Bất kỳ bài phát biểu hay thuyết trình nào cũng nên là phần thể hiện bằng miệng với chính tính cách, kinh nghiệm và ý tưởng của bạn. Hãy nhấn mạnh vào sự thể hiện bằng lời nói, chứ đừng là sự thể hiện qua máy móc, thiết bị. Một màn hình vô tri vô giác không bao giờ sánh được với một bài thuyết trình thực sự.
Là đạo cụ, không phải một cái nạng
Đây là cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo chứ không phải cuốn sổ tay kỹ thuật; còn bạn – một diễn giả, cần tự quyết định xem mình muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một kỹ thuật viên.
NẾU MỤC TIÊU CỦA BẠN LÀ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÌ HÃY BIẾN CÁC SLIDE TRÌNH
CHIẾU THÀNH ĐẠO CỤ CHO BẠN CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT CÁI NẠNG.
Nếu muốn từ chức để làm việc ở vị trí kỹ thuật viên thì bạn hãy tiếp tục giới thiệu một loạt các slide. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là trở thành một nhà lãnh đạo thì hãy biến các slide trình chiếu thành đạo cụ cho bạn chứ không phải một cái nạng.
Khi tôi gặng hỏi các giám đốc cấp cao vì sao họ lại nhét đầy các slide vào bài thuyết trình của mình, họ đưa ra hai lý do: Đầu tiên họ nói: “Anh biết câu nói ‘Trăm nghe không bằng một thấy’ mà.” Sau đó họ bổ sung: “Mà
anh phải xem phòng đồ họa của tôi làm việc tốt thế nào để tạo ra các sản phẩm trực quan cho chúng tôi.”
Các CEO thường bị thu hút bởi những đặc quyền họ có, gồm xe limo, phòng tắm riêng, được tiếp cận những chiếc máy chiếu và các thiết bị tạo slide hiện đại nhất. Họ thích cảm giác được ra lệnh cho một hình ảnh trực quan hiện lên chỉ trong một cái búng tay. Và cũng bởi chúng có sẵn ở đấy chờ
họ, nên họ đã lạm dụng chúng.
Tuy nhiên, lý do thực sự mà các giám đốc cấp cao trở nên lệ thuộc vào các slide là vì chúng mang lại cho họ một lối thoát khỏi thách thức phải đối diện với khán giả. Họ chuyển hết trách nhiệm của mình sang phía máy móc. Câu trả lời của tôi cho câu ngạn ngữ “Trăm nghe không bằng một thấy” đó chính là “Cái lưỡi có thể vẽ ra những thứ mà mắt thường không thể thấy.”
Lời nói là tinh túy trong giao tiếp.
Củng cố chứ đừng thay thế
Các hình ảnh trực quan nên được sử dụng với mục đích củng cố, chứ không
phải thay thế cho bài thuyết trình. Côngcụ không nên làm chệch hướng chú ý của khán giả đối với diễn viên. Nó cũng không nên làm họ sao lãng thông điệp đưa ra. Lãnh đạo của một tập đoàn về dịch vụ công cộng đã sử dụng khá hiệu quả biểu đồ so sánh cước vận chuyển bằng xe tải, xe lửa và tàu biển. Ông ấy đã làm như sau. Ông đặt tấm biểu đồ đằng sau khán giả ở phía cuối gian phòng. Sau đó, khi gần hết bài thuyết trình, ông bước xuống bục thuyết trình để đi thẳng tới cuối phòng. Đúng như dự kiến, khán giả quay lại, mắt dán chặt vào tấm biểu đồ được vẽ rõ ràng, thậm chí trước cả khi diễn giả kịp tới nơi. Mặc dù biểu đồ được thể hiện bởi các màu đỏ, xanh lá, xanh nước biển đen, để so sánh giá cước giữa các phương tiện vận tải khá rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa, nhưng diễn giả vẫn tận dụng sự tập trung của khán giả lên tấm biểu đồ để làm phương thức tóm lược toàn bộ nội dung và kết thúc bài phát biểu của mình.
Ngược lại, một lãnh đạo khác lại có một bài thuyết trình tồi tệ nhất mà tôi được chứng kiến. Ông ta đáng lẽ nên học cách thể hiện trên sân khấu nhiều hơn. Ông ấy là chủ tịch của một trong những công ty chuyên về quảng cáo và PR hàng đầu Hoa Kỳ. Ông đã sử dụng một loạt các slide làm nền tảng cho bài thuyết trình của mình, nhưng trong phần lớn thời gian thuyết trình, ông lại bật một chiếc ti vi màn hình lớn để cho chạy các cuốn băng về một số quảng cáo của công ty. Kết quả là hôm đó trông như một rạp xiếc với ba sân khấu hoạt động cùng lúc, hai bên trình chiếu slide và phim quảng cáo, khán giả chẳng còn chú ý tới người biểu diễn ở khu vực trung tâm.
Nếu bạn sử dụng hình ảnh trực quan, mỗi lần hãy chiếu một cái thôi. Khi bạn chuyển sang chủ đề tiếp theo, hãy chuyển slide đó đi hoặc thay thế nó bằng màn hình đen, để khán giả luôn chú ý tới bạn.
Làm slide đơn giản
Các minh họa trực quan bạn sử dụng không nên quá phức tạp vì nó sẽ khiến việc tiếp thu trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, nhiều khi bạn còn có thể tạo ra những minh họa vô cùng hiệu quả ngay trong lúc bạn đang thuyết trình. Tôi từng chứng kiến chủ tịch của một công ty dầu tạo ra hình ảnh minh họa thành công ngay trước mặt khán giả. Ông đặt các khối hình, kiểu như đồ chơi xếp hình mà bọn trẻ hay chơi, ở phía sau ông, ngay trên bàn dành cho diễn giả, để mô phỏng cho luận điểm lợi nhuận trong ngành công nghiệp hóa học và sản xuất phim cao hơn hẳn so với của những công ty dầu. Ông xếp chồng lên nhau các khối hình với màu sắc khác nhau, vừa làm vừa nói về các số liệu thống kê. Việc sử dụng các khối hình đó đạt được ngay hiệu ứng thị giác, từ đó tác động lên tâm trí, về lợi nhuận tương đối ít ỏi của ngành công nghiệp dầu. Những khối màu tương phản đó thu hút sự chú ý hơn hẳn bất kỳ loại biểu đồ phức tạp với các đường zig-zag hay lên xuống chéo nhau.
Một chiến thuật xuất sắc khác đã được một người bạn của tôi sử dụng.
Ông ấy là phó chủ tịch của một công ty hàng đầu nước Mỹ, chuyên tạo các đặc điểm nhận diện thông qua logo cho các tập đoàn. Để chào bán các dịch vụ của công ty, ông mang theo tấm bảng bằng vải flanen để có thể đặt trên bàn hoặc treo trên tường. Trong lúc nói, ông chỉ vào các logo quen thuộc và dễ nhận diện có kích thước bằng đề can. Hành động chỉ trực tiếp đó giúp buổi thuyết trình sinh động hẳn lên, nó hướng trực tiếp ánh mắt khán giả vào từng logo khác nhau. Nếu ông ấy thay bằng việc đặt một tấm bảng chứa tất cả các loại logo khác nhau ở phía sau thì nó sẽ khiến khán giả bị sao lãng.
Có thể bạn đang tự hỏi vì sao người bạn của tôi không “giới thiệu” mỗi chiếc đề can hay logo và như vậy có phải là không làm theo lời khuyên mà tôi đưa ra trước đó. Câu trả lời là không, vì vật trưng bày đó quá đơn giản đến nỗi không cần giải thích gì thêm. Quy tắc: Nếu bạn phải mất nhiều thời gian để giải thích cho một slide hay một vật trưng bày thì đừng sử dụng chúng trong bài phát biểu hay thuyết trình của mình.
Phần lớn các minh họa trực quan sẽ bức tử bài phát biểu của bạn và làm suy giảm sự chú ý của khán giả, trừ khi chúng đơn giản và thỉnh thoảng được sử dụng. Hãy nhớ rằng không phải biểu đồ nào cũng sinh động và không phải bức hình nào cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Hãy tưởng tượng về một hình ảnh trực quan, cũng như một quảng cáo trên tạp chí. Nếu bức hình không thể tự nó giải thích ý nghĩa và không thể nhanh chóng tóm lược nội dung theo cách thức đơn giản, câu chữ hấp dẫn, thì đừng khoe khoang nó.
NẾU BẠN PHẢI MẤT NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ GIẢI THÍCH CHO MỘT SLIDE HAY MỘT VẬT TRƯNG BÀY THÌ ĐỪNG SỬ DỤNG CHÚNG TRONG BÀI
THUYẾT TRÌNH CỦA MÌNH.
Một vài năm trước, tôi được mời với tư cách tư vấn giao tiếp đến phát biểu tại hội nghị của một công ty dầu lớn, trong hoạt động ngoại khóa của công ty tại Tennessee. Trước khi tôi phát biểu lúc 3 giờ 30 phút thì có một đại biểu của công ty kiểm tra tâm lý học chuyên về hoạt động quản lý của doanh nghiệp, phát biểu trước 200 người. Anh ta cho tắt hết đèn đi, sau đó cho diễu hành một loạt những đồ thị, bảng biểu phức tạp, với mục đích thể hiện luồng ra quyết định trong doanh nghiệp. Sau khoảng 40 phút, tôi nghe có tiếng
rì rầm khác lạ mà ban đầu tôi tưởng là do máy chiếu bị lỗi. Cuối cùng tôi phát hiện ra đó là tiếng ngáy – sản phẩm kết hợp giữa sự uể oải do phải tiêu hóa bữa trưa, cộng với sự chán ngán bài thuyết trình toàn slide.
Vậy các minh họa trực quan của bạn sẽ là gia vị giúp tăng hương vị bữa ăn, hay nó là đồ ăn chính?
Hãy là người thuyết trình, đừng chỉ là người giới thiệu
Vài năm trước, trong một cuộc họp tổ chức ở Câu lạc bộ Union tại New York, tôi được nghe một bài phát biểu về Thế chiến thứ I. Diễn giả đã viết một cuốn sách rất hay dựa trên lời kể và hồi tưởng của các cựu chiến binh. Bởi tôi định giới thiệu ông nên không những tôi đã đọc xong cuốn sách đó, mà còn đề cập tới ông trong câu chuyện khi ngồi bên bàn dành cho các diễn giả. Nhưng ông đã chứng minh ngược hẳn lại với những gì thú vị mà ông viết ra.
Bài phát biểu sau đó không phải là bài phát biểu nữa mà là một chuỗi những lời giới thiệu cho các slide. “Và đây là bức ảnh chụp chiếc xe tăng tham gia trận Somme… Và đây là bức hình tướng Pershing.” Trong cuốn sách, đoạn mô tả trận Somme và nhân vật Black Jack Pershing vô cùng sống động, dễ nhớ hơn hẳn những bức hình một chiều này. Diễn giả đã bị lệ thuộc vào chiếc máy chiếu, và bài phát biểu của ông giống như lời đề tựa bằng lời nói cho một chuỗi các bức ảnh rời rạc.
Đừng biến các slide thành chiếc chăn bảo vệ bạn
Vấn đề ở đây đó là nghĩ ra lời giới thiệu ban đầu cho mỗi slide dễ hơn hẳn việc phải chuẩn bị cả một bài thuyết trình rồi sử dụng các slide để củng cố quan điểm. Đừng biến các minh họa trực quan thành chiếc chăn bảo vệ bạn, mà hãy biến chúng thành chiếc khăn tay bạn có thể kéo ra từ tay áo. Nếu không, với tư cách là một diễn giả, bạn sẽ chỉ về thứ hai, còn các slide sẽ thể hiện tất cả các mặt tiêu cực của nó.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên mình đã làm tốt thế nào dù không có các hình ảnh trực quan. Một đại lý du lịch tôi quen chuẩn bị giới thiệu gói du lịch tới Bermuda cho một hiệp hội. Khi nhìn vào chiếc vali, cô ấy mới nhận ra mình đã bỏ quên tập ảnh chụp bãi biển và khách sạn. Dù vậy cô vẫn không hủy buổi hẹn. Trong phòng khách sạn, cô viết ra giấy những gì cô còn nhớ trong thời gian ở Bermuda vài năm trước đó. Khi thuyết trình trước giám đốc hiệp hội, cô trở nên mơ mộng về một vùng vịnh có cướp biển xưa kia, nơi những cặp đôi có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ và chìm đắm trong cảnh hoàng hôn của hòn đảo. Cô vẽ nên một bức tranh lãng mạn với những buổi đạp xe dã ngoại, mang theo đồ ăn trưa được khách sạn chuẩn bị sẵn. Cô hào hứng kể về sự pha trộn hoàn hảo giữa vẻ mê hoặc của hòn đảo với những ngôi làng cổ duyên dáng của nước Anh. Cô đã chào bán thành công, mặc dù trước đó ở đại lý du lịch, chưa có ai từng chào bán tour cho một hiệp hội.
Sau này, cô nói với tôi rằng: “Đó là một bước chuyển lớn trong quá trình phát triển sự nghiệp của tôi – không phải vấn đề là tôi không cần tới tập ảnh, mà là tôi đã học được bí mật thực sự khi chào hàng”. “Bí mật” của cô ấy chính là những lời cô nói ra và cá tính mà cô thể hiện.
Các slide là món khai vị chứ không phải món chính
Slide thuyết trình được xem là món khai vị hoặc tráng miệng tuyệt vời, nhưng
không phải là món ăn chính. Slide là một phần của nghệ thuật sân khấu kinh doanh, nó được dùng để giải thích những thông tin trừu tượng như các số liệu thống kê hoặc quy trình tái cơ cấu tổ chức. Nó không chỉ hữu dụng mà còn mang tới sự đổi mới, thay đổi nhịp độ bài thuyết trình.
Các minh họa trực quan chỉ nên là phần bổ sung, chứ không thể thay thế cho phần phát biểu. Phần thể hiện trực quan không nên làm chệch hướng chú ý của khán giả đối với diễn giả, cũng không nên làm giảm ý nghĩa của thông điệp đưa ra.
Từ viết tắt SLIDES dưới đây sẽ tóm lược những thứ nên và không nên làm:
Slogan
(Khẩu
hiệu)
Hãy viết lời tựa phía dưới mỗi slide là một khẩu hiệu, một câu văn hùng hồn, hoặc một cụm từ gói trong một câu. Đừng viết dài như cả một bức thư.
Large
(Lớn)
Đặt dòng chữ khẩu hiệu ở định dạng VIẾT HOA LỚN.
Illustration (Minh họa)
Giữ cho các minh họa, ảnh hoặc biểu đồ ở dạng đơn giản và dễ hiểu nhất.
Directional (Định
hướng)
Đừng sử dụng que chỉ hay thiết bị chỉ. Nó rất dễ làm người khác bị sao lãng.
Erase
(Xóa)
Hãy xóa bức hình trước khi bạn chuyển sang bức hình kế tiếp. Nếu không nó sẽ giảm giá trị bài phát biểu của bạn. Nếu bạn có một chuỗi các slide thì hãy chèn các slide nền đen ở giữa.
Speech
(Phát biểu)
Đừng đọc bài phát biểu theo kiểu đọc một loạt các phần lời tựa của slide. Khán giả có thể tự đọc. Bạn đang thuyết trình chứ không phải giới thiệu từng slide.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại như Churchill và Reagan không sử dụng slide, nhưng họ vẫn là các diễn giả quyền lực nhất trong lịch sử. Đừng để các slide biến thành cái nạng và biến bạn thành kẻ khập khiễng chuyên nghiệp.
9
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG SỰ HÓM HỈNH Hãy sửa lại sự hóm hỉnh của bạn.
– WILLIAM SHAKESPEARE
Có thể bạn đã từng được khuyên rằng nên bắt đầu bài phát biểu bằng một câu chuyện cười, hoặc ít nhất cũng nên đưa vào trong bài phát đó, để xóa tan những e dè ban đầu. Tuy nhiên, chắc bạn sẽ để ý thấy rằng tiêu đề của chương này không phải là “Nghệ thuật kể chuyện cười” mà là “Nghệ thuật sử dụng sự hóm hỉnh”, bởi “hóm hỉnh” thể hiện nét thông minh pha lẫn hài hước.
Winston Churchill, Douglas MacArthur và Martin Luther King không bao giờ mở đầu bài diễn văn của họ bằng vài câu bông đùa mà họ nghe được vài tháng trước đó tại một bar của câu lạc bộ hay tại một cuộc họp của câu lạc bộ Rotary địa phương. Nhưng đã từng có một CEO gọi cho tôi vào trước ngày ông ta phải thuyết trình và nói rằng: “Humes, tôi đang cần một câu chuyện hài để bắt đầu bài phát biểu của mình. Anh biết đấy, cái gì đó để khuấy động không khí. Tôi biết anh có cả kho truyện cười mà.”
Tôi từ chối. Đúng, tôi có cả một file lớn các câu chuyện, giai thoại vui, nhưng tôi không tin vào việc đưa thêm truyện cười vào bài phát biểu nào đó mà tôi không phải người soạn thảo.
Đừng đưa truyện cười vào
Sự khác biệt giữa một câu chuyện cười và sự hài hước đó là sự khác biệt giữa một bức ảnh khiêu dâm với một cảnh tình yêu trong một bộ phim hay. Truyện cười được kể mang nghĩa thuần túy – không liên quan mấy tới bài phát biểu sau đó, sẽ là sự xúc phạm tới khán giả.
Nhưng vẫn có rất nhiều diễn giả mở đầu bài phát biểu của họ bằng một vài câu nói thể hiện sự hòa nhã kiểu sáo rỗng, sau đó kể một truyện cười cũ rích. Tôi vừa được nghe một vị giám đốc công ty môi giới tự làm xấu mình khi bắt đầu câu chuyện như thế này:
Tôi không giỏi phát biểu lắm, nhưng tôi biết rằng ta nên bắt đầu bằng một câu chuyện cười. Có một anh chàng tới gặp bác sĩ tâm thần…
Nó làm tôi nhớ tới nhân vật Sebastian được mô tả trong vở Bão tố (Tempest) của Shakespeare: “Anh đang lên dây cót cho chiếc đồng hồ hóm hỉnh của mình, và chút nữa thôi nó sẽ điểm.” Đừng giơ cờ lên vẫy vẫy và nói: “Đến lúc kể chuyện rồi thưa các bạn.” Hãy thêu dệt nó một cách mạch lạc
trong bài phát biểu của bạn. Cho dù có nhiều lãnh đạo có vẻ vẫn tin vào cách khác thì cũng chẳng có điều răn thứ mười một nào nói là “Ngươi phải bắt đầu bằng một câu chuyện cười.”
Aristotle từng viết rằng: “Tinh túy của sự hài hước là sự bất ngờ”. Vậy tại sao lại phải cố tỏ ra hài hước khi ai cũng biết trước rồi? Thay vào đó hãy giấu câu chuyện thú vị vào giữa bài phát biểu, rồi chắc chắn sẽ đến lúc đưa ra vài khoảnh khắc thư giãn nào đó.
Khi bạn cố hâm nóng bầu không khí bằng cách xào xáo lại một câu chuyện cười cũ rích, bạn đang mạo hiểm đâm đầu vào sự chào đón lạnh lùng của khán giả. Sự tôn trọng là điều mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng không mua lại được nếu đánh mất. Và bạn sẽ làm mất đi sự tôn trọng nào đó dành cho mình nếu kể một câu chuyện cười mà người khác từng nghe trước đó hoặc họ không thấy nó vui như bạn cảm thấy. Và rồi bạn sẽ còn phải trả giá thêm nữa nếu nụ cười mà bạn nhận được chỉ là sự chiếu lệ, như thể chỉ để gỡ gạc cho sự xấu hổ của bạn.
Bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ câu chuyện hài có thực nào trong các cuốn truyện cười. Sao cứ phải đánh liều để trông ngớ ngẩn nhỉ? Kể truyện cười không phải là yêu cầu tất yếu trong quá trình thăng tiến nghề nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, Hài hước thực sự, như Franklin Roosevelt, Winston Churchill và Abraham Lincoln đều từng chứng minh, chính là con dấu xác nhận cho một diễn giả xuất sắc. Như Shakespeare nhận xét: “Nó khiến bài phát biểu dong bước nhẹ nhàng hơn.” Sự hài hước là sự thay đổi nhịp độ, tạo sự mới mẻ.
Thay đổi nhịp độ bằng những tiếng cười khúc khích
KHI BẠN CỐ HÂM NÓNG BẦU KHÔNG KHÍ BẰNG CÁCH XÀO XÁO LẠI MỘT CÂU CHUYỆN CƯỜI CŨ RÍCH, BẠN
ĐANG MẠO HIỂM ĐÂM ĐẦU VÀO SỰ CHÀO ĐÓN LẠNH LÙNG CỦA KHÁN GIẢ.
Các diễn giả vĩ đại thường dùng sự hóm hỉnh để xoa dịu tâm trạng của khán giả. Trong chiến dịch năm 1864, Abraham Lincoln nhận ra trong một bài phát biểu ông đã mắc một số sai lầm về chỉ huy cuộc chiến. Ông đã làm khán giả thích thú bằng một câu chuyện của người miền Nam Illinois.
Một vị mục sư trong lúc thuyết giảng nói rằng Chúa cứu thế là người đàn ông hoàn hảo duy nhất từng xuất hiện trên Trái đất này, và chưa có sách vở nào ghi lại, trong Kinh thánh hay bất kỳ nơi nào khác, nói rằng có một người đàn bà hoàn hảo từng có mặt trên đời này.
Rồi từ phía cuối nhà thờ, một phụ nữ với dáng vẻ rụt rè, khổ sở, giọng lưỡng lự nói rằng: “Con xin lỗi, chưa Cha, con biết có một người phụ nữ hoàn hảo, tên là Reverend, và con đã phải nghe nói về bà ấy mỗi ngày trong suốt sáu năm qua.”
“Bà ấy là ai?”, mục sư hỏi.
Người phụ nữ bị chà đạp kia đáp: “Là người vợ đầu của chồng con.”
Năm 1940, Franklin Roosevelt tham gia chiến dịch tái tranh cử. Ông nhún vai coi thường những cuộc tấn công của Đảng Cộng hòa bằng cách kể câu chuyện cười về một người dân miền núi ở phía tây Virginia mà ông từng gặp lúc vận động tranh cử Phó Tổng thống năm 1920.
Giờ thì anh chàng miền núi đó bắt đầu khoái uống rượu lậu. Bác sĩ đã nói với anh đó rằng nếu anh ta còn tiếp tục uống rượu, anh sẽ bị điếc.
Anh ta trả lời: “Bác sĩ, nếu ông không phiền thì tôi thích thứ tôi đang uống hơn là thứ tôi đang phải nghe.”
Các nhà lãnh đạo không bắt đầu bài diễn văn bằng những truyện cười cũ rích mà họ tăng gia vị cho bài phát biểu của mình bằng những mẩu chuyện hóm hỉnh.
Bộ ba phương thức của sự hóm hỉnh
Dưới đây là cách dễ như ăn kẹo giúp cho bài phát biểu của bạn sinh động hơn bằng sự hóm hỉnh mà không khiến bạn bị bẽ mặt: Thể hiện sự hóm hỉnh theo ba phương thức sau: thực tế, có sự liên quan và không đọc nó!
Hãy khiến câu chuyện của bạn thực tế và có sự liên quan
Hãy kể những câu chuyện khiến người khác tin được. Đừng kể lại những câu chuyện cười bạn nghe về một con ngựa tiến đến quầy bar ở Texas hay câu chuyện về Jesus và Moses ở sân golf.
CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO KHÔNG BẮT ĐẦU BÀI DIỄN VĂN BẰNG NHỮNG
TRUYỆN CƯỜI CŨ RÍCH MÀ HỌ TĂNG GIA VỊ CHO BÀI PHÁT BIỂU CỦA MÌNH BẰNG
NHỮNG MẨU
CHUYỆN HÓM
HỈNH.
các ly rượu vàng.
Giai thoại về những người vĩ đại và nổi tiếng được xếp hạng cao nhất. Nếu câu chuyện của bạn không tạo ra tiếng cười bùng nổ thì cũng chẳng sao bởi ý nghĩa bên trong một nhân cách lịch sử đã luôn hấp dẫn người nghe rồi. Nếu trong bài phát biểu, bạn dự định thảo luận về các cách tiếp cận hoặc các phương án thay thế khác nhau, hãy thử câu chuyện này:
Trong chuyến đi vòng quanh Canada, Churchill tham gia một buổi đón tiếp và nhận thấy rằng mình đang ngồi kế bên một giám mục theo hội Giám lý kiêu ngạo.
Cô phục vụ xinh đẹp xuất hiện, trên tay cầm một khay
Cô mời Churchill một ly và ông nhận lấy. Rồi cô mời giám mục một ly khác. Vị giám mục kinh hãi nhìn ly rượu và nói: “Này cô gái trẻ, tôi thà phạm tội tà dâm còn hơn là phải uống thứ nước say xỉn này”.
Thế là ngay sau đó, Churchill ngoắc tay gọi cô gái lại: “Lại đây, cô gái. Tôi không biết là chúng ta vừa được trao cơ hội đấy.”
Và câu chuyện có sự liên quan khá rõ. Phần lớn mọi bài phát biểu đều liên quan tới việc lựa chọn hướng đi đúng đắn cho tương lai.
Nhưng nếu công ty của bạn không muốn thay đổi hướng đi hay đường lối thì mẩu chuyện này về Churchill khá phù hợp.
Năm 1900, chàng trai Churchill 26 tuổi mới được bầu vào nghị viện đã thực hiện một chuyến đi diễn thuyết vòng quanh nước Mỹ. Tại Washington, ông được giới thiệu với một người phụ nữ chuyên tài trợ vốn trông vô cùng sang trọng tới từ Richmond, Virginia. Bà ta luôn hãnh diện bản thân về sự cống hiến của mình dành cho “chính nghĩa đã mất của Liên minh Truyền thống gia đình của bà theo Đảng Dân chủ ở phía Nam, vốn đối nghịch với chính sách tái cơ cấu của Đảng Cộng hòa.
Khá lo lắng về việc nên để Churchill biết tâm tư của mình, nên khi đưa tay cho ông, bà đã nói: “Thưa ngài Churchill, trước mắt ngài là một người nổi loạn chưa hề được ‘tái cơ cấu’.”
“Thưa quý bà”, ông đáp với cái cúi đầu thấp, quan sát được cái áo cổ trễ của bà, “tái cơ cấu trong trường hợp của bà là một sự báng bổ”.
Churchill từng nhận xét rằng: “Các mẩu chuyện vui là thứ đồ chơi của lịch sử.” Bởi chơi đồ chơi khá vui nên bạn hãy thử một vài mẩu chuyện vui để làm cho bài thuyết trình của mình sống động hơn. Có thể công ty bạn đang phải đối mặt với một số vấn đề mới do một bộ luật mới được Quốc hội ban hành hoặc một số quy định hành chính mới. Bạn có thể kể lại câu chuyện sau về Benjamin Franklin.
Trước Hiến Pháp vào những năm 1780, nước Mỹ chìm trong nợ nần. Vào một ngày trong nhiệm kỳ của mình, Franklin tiếp đãi bác sĩ Benjamin Rush và Thomas Jefferson. Cuộc nói chuyện của họ chuyển sang chủ đề xem nghề nào xuất hiện đầu tiên.
Bác sĩ Rush, một thầy thuốc, nói rằng nghề của ông mới là lâu đời nhất: “Rốt cuộc thì chính nhờ có phẫu thuật thì mới đưa Eva ra khỏi chiếc xương sườn của Adam được.”
Nhưng Jefferson, người xây dựng nên khu đồn điền Monticell nói rằng: “Không, phải là ngành kiến trúc mới đúng. Rõ ràng kiến trúc sư là người đã mang cả thế giới này ra khỏi thế hỗn mang.”
Rồi Franklin đáp rằng: “Cả hai ông đều sai rồi. Đó chính là chính trị gia. Rốt cuộc các ông nghĩ ai là người tạo ra thế hỗn mang đó chứ?”
Tôi được nghe một câu chuyện về thuật ngoại giao mà một CEO đã kể cho các cổ đông của mình nghe. Để thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc nhìn nhận sai về thị trường, ông đã kể câu chuyện này:
Vào thời kỳ trước khi chuyển sang thế kỷ mới này, vị vua của một nước thuộc địa vùng Trung Đông có sáng kiến là phải làm sao cho vị Bộ trưởng Anh mới tới biết rằng ông ta chẳng quan trọng chút nào ở đất nước này cả. Ông cho xây một đường hầm trong phòng khách, kế bên ngai vàng của mình, để viên công sứ Anh sẽ phải bò bằng đầu gối tới diện kiến ông.
Khi viên công sứ Anh tới cung điện để trao quốc thư, ông nhìn thấy đường hầm chỉ cao tới thắt lưng kia, nhưng thay vì tiến lên phía trước bằng đầu gối, ông lại làm theo cách ngược lại. Vị vua
ngồi trên ngai vàng ở phía cuối đường hầm, thay vì nhìn thấy cái đầu phải cúi thấp xuất hiện, thì chỉ thấy phần ngược lại của cơ thể.
Việc không nêu tên danh nhân nổi tiếng ra cũng không quan trọng. Một câu chuyện lịch sử đáng tin cậy có thể áp dụng để minh họa cho bất kỳ sai lầm nào.
Giờ ta hãy chuyển đề tài các câu chuyện từ nghệ thuật lãnh đạo của các chính trị gia sang đề tài thể thao. Tôi từng nghe một giám đốc kể lại câu chuyện liên quan tới Tommy Lasorda, ông bầu cũ của đội bóng chày L.A. Dodgers:
Tất nhiên nói về những việc ta có thể làm để cơ sở vật chất khang trang hơn thì lúc nào cũng tuyệt. Nhưng trước hết ta phải nhìn vào cái cơ bản trước đã. Đó là thời kỳ mà Tommy Lasorda, một ông bầu kỳ cựu, đang quản lý Dodgers, vào năm mà đội này không thể đánh trúng một cú bóng có kích thước to bằng cả cái mũ nào. Đội của ông chìm nghỉm trong tít tận tầng hầm của giải quốc gia. Một nhân viên chuyên đi chiêu mộ cầu thủ, lúc đó đang ở làng Nebraska đã gọi cho ông và nói: “Tommy, tôi mới tìm được một cầu thủ ném bóng tuyệt vời. Chiều nay cậu ấy chơi một trận đúng là hoàn hảo. Ném 27 cú mà đội kia không bắt được trái nào! Không ai chạm tay được vào bóng, đến séc cuối mới có một cậu gian lận mà đánh được quả bóng.
“Sếp, cầu thủ đó đang đứng ngay đây. Tôi mời cậu ấy vào đội nhé?”
Lasodar nói: “Không, hãy mời cầu thủ đánh bóng gian lận ấy… chúng ta cần thêm cầu thủ đánh bóng.”
Áp dụng câu chuyện
Bí quyết kể chuyện cười đó là kể nó bằng chính trải nghiệm của bạn. Trong tập Ngón tay cái của viên kỹ sư (Adventures of the Engineer’s thumb), Arthur Conan Doyle đã để nhân vật thám tử tài ba đưa ra lời khuyên này:
Sherlock Holmes cười và nói rằng: “Kinh nghiệm, ông biết đấy, nó có giá trị gián tiếp; ông chỉ cần sử dụng chính ngôn ngữ của mình để được tiếng là người bầu bạn tốt nhất cho phần đời còn lại của ông.”
Holmes ngụ ý rằng để trở thành một người kể chuyện xuất sắc, bạn phải thể hiện kinh nghiệm bằng chính ngôn ngữ của mình.
Abraham Lincoln, Benjamin Franklin, Franklin Roosevelt và Ronald Reagan đều là những bậc thầy về kể chuyện. Họ sáng tạo ra những câu chuyện bằng chính kinh nghiệm của họ, cho dù đó là câu chuyện mà họ nghe lại từ người khác.
Khi bạn bắt đầu câu chuyện bằng câu “Anh chàng bán hàng này” hay “bác sĩ tâm lý này”, nghĩa là bạn đang bật xi nhan cho khán giả rằng đây là một câu chuyện cười, một thứ gì đó không thực sự xảy ra, và lúc đó bạn đã
BÍ QUYẾT KỂ
CHUYỆN CƯỜI ĐÓ LÀ KỂ NÓ BẰNG CHÍNH TRẢI
bị mất khán giả. Hãy dẫn dắt họ vào câu NGHIỆM CỦA BẠN. chuyện của bạn, ví dụ bằng cách nói rằng:
“Một phụ nữ lớn tuổi sống trong thị trấn nơi tôi lớn lên” hoặc “Một luật sư mà tôi quen có một vị khách hàng bước vào…”
Khi bạn tìm được một câu chuyện phù hợp với mục đích bài phát biểu của mình, hãy sử dụng nó. Giờ thì nó là của bạn, một câu chuyện đã xảy ra với bạn hoặc với bạn bè của bạn. Bạn hãy luyện tập bằng cách nói to câu chuyện đó, sau đó nhắm mắt lại và kể chuyện bằng ngôn ngữ của chính bạn. Sau khi lặp đi lặp lại vài lần theo phong cách của chính bạn, bạn sẽ bắt đầu tin rằng câu chuyện đó thực sự đã diễn ra.
Tôi đã soạn một bài phát biểu dành cho giám đốc của một công ty in ấn để ông ấy thuyết trình tại hiệp hội thương mại. Bài phát biểu có câu chuyện như sau:
Hiện nay, kinh doanh dần trở thành một từ bẩn thỉu nhất. “Bán hàng” là một từ gồm bảy chữ cái, và lợi nhuận được viết chính tả là l-ợ-i-n-h-u-ậ-n mà chẳng có sự kính trọng nào. Nhưng đối với tôi, động cơ của lợi nhuận không phải là thứ gì đó để lên án mà là để tuyên dương.
Trong mối quan hệ đó, tôi nhớ tới cuộc họp lớp trung học cách đây không lâu. Một người bạn học cũ của tôi, người mà ai cũng nhớ bởi anh ấy là người có vẻ lờ khờ nhất lớp, đến dự buổi họp lớp trên chiếc Rolls Royce với lái xe riêng. Có vẻ anh ấy đã trở thành vị chủ tịch trẻ thành công của công ty chuyên bán các loại gioăng và vòng đệm.
Dĩ nhiên là tất cả những người bạn học cũ như chúng tôi đều rất tò mò làm cách nào mà một cậu học trò ngốc nghếch có thể kiếm được nhiều tiền đến vậy. Sau một hồi bị chúng tôi chuốc rượu, một người bạn của tôi đã hỏi anh ấy: “Cậu tạo dựng công ty bằng cách nào thế?”
“Dễ thôi mà,” anh ấy trả lời, “Tớ tìm được một nhà sản xuất có thể chế tạo với giá một xu cho một sản phẩm, sau đó tớ bán với giá năm xu. Làm sao mà cậu túng quẫn cho được với mức lợi nhuận bốn xen đó!”
Sự phóng túng về độ hóm hỉnh và niêm luật
Tất nhiên là vị diễn giả chẳng có anh bạn nào như vậy, nhưng ông ấy đã kể chuyện như thể mình có thật. Đừng ngại việc phải phóng đại sự thật. Có phải bạn đang tuyên thệ đâu chứ. Giống như có sự phóng túng về niêm luật thì cũng có sự phóng túng về độ hóm hỉnh.
Một lãnh đạo công ty khác tôi quen cũng từng kể một câu chuyện về người bạn học tưởng tượng của mình:
Tôi vẫn nhớ buổi học môn sinh học thời cấp ba của tôi, thầy Davidson đã hỏi Angela DiMarco, cô bạn mới chuyển tới từ một trường học thuộc giáo xứ. “Angela, bộ phận nào trên cơ thể con người sẽ tăng kích thước tới mười lần kích thước trung bình của nó khi chúng ta cảm thấy phấn khích hoặc xúc động?”
“Em… em không thể trả lời câu hỏi đó.” Cô ấy lắp bắp trả lời, thẹn thùng không dám nhìn thẳng vào mắt thầy giáo.
Sau đó thầy Davidson gọi cậu bạn khác ngồi ngay cạnh cô ấy: “Đó là bộ phận gì hả Clark?”
Clark trả lời chính xác: “Con ngươi của mắt.”
Thầy giáo nói: “Thưa cô DiMarco, việc em từ chối trả lời câu hỏi của tôi chứng tỏ ba điều. Thứ nhất, tối qua em không làm bài tập tôi giao. Thứ hai, đầu óc em rất đen tối. Và cuối cùng,” giáo sư kết luận: “khi cưới chồng, em sẽ cực kỳ thất vọng đó.”
Rồi sau đó vị diễn giả nhẹ nhàng đi đến kết luận: “Vậy đó, nếu các bạn không học bài học về những xu thế hiện tại của thị trường, các bạn sẽ bị thất vọng lắm đấy.”
Để kể một câu chuyện minh họa cho tầm quan trọng của việc có một khoản tiền vốn xứng đáng dành cho đầu tư, tôi đã nghe một vị doanh nhân kể lại trải nghiệm tưởng tượng của mình:
Thời trẻ, tôi được chỉ định tới một văn phòng chi nhánh ở miền Trung Tây. Tôi nhớ là đã tham gia bữa tối của phòng thương mại nhân dịp vinh danh nhân vật của năm.
Người đó chính là vị chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng. Tên ông ấy được trang hoàng trên tòa nhà văn phòng lớn nhất của thành phố. Ông còn sở hữu một xí nghiệp máy bay nhỏ và điều hành hai công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Các thành viên của phòng thương mại liên tục kể lại câu chuyện về việc ba mươi năm trước ông ấy đã bước vào thành phố nhỏ bé này chỉ với một bộ vest trên lưng và quấn tất cả những gia sản đếm được vào một chiếc khăn hoa văn khổ lớn màu đỏ vắt chặt qua vai.
Mỗi khi các thành viên của thành phố lên tiếng phát biểu về sự đóng góp của ông, họ đều nhắc lại câu chuyện về chiếc khăn choàng.
Lúc đó tôi đang ngồi kế bên một tay phóng viên mới được phân công đến thành phố này. Trên thực tế, cả anh ấy lẫn tôi đều không sống lâu ở thành phố này.
Cuối cùng, người được vinh danh đứng dạy cảm tạ khán giả khi được hoan hô nhiệt liệt và cám ơn toàn thành phố đã vô cùng thân thiết với ông.
Khi ông ấy kết thúc, anh bạn nhà báo ngồi sát cạnh tôi đứng lên hỏi: “Thưa ngài, ngài có thể cho tôi biết ngài đã gói gì trong chiếc khăn choàng ba mươi năm trước?”
Ông ấy trả lời: “Lúc đó tôi đang cầm 100.000 đô la bằng trái phiếu và một giấy chứng nhận tiền gửi là 100.000 đô la.”
Minh họa bằng truyện ngụ ngôn
Benjamin Franklin cũng từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư bằng một câu chuyện. Hãy chú ý cách ông lồng ghép câu chuyện ngụ ngôn về kết quả xảy đến với một thương gia vào kinh nghiệm riêng của mình.
Một thợ sửa giày mà tôi biết ở Philadelphia lên xe ngựa tới thành phố New York để thăm anh trai mình. Ông ta cần tìm một nơi trông ngựa cho mình.
Ở trại trông ngựa đầu tiên, người chủ nói rằng: “Chúng tôi tính phí hai mươi đô la một tháng gồm việc cho ngựa ăn và cho uống nước, nhưng chúng tôi sẽ gửi lại ông hai đô la vì đã sử dụng phân ngựa.”
“Hai mươi đô la! Chúa ơi, đúng là nực cười!” Ông thợ sửa giày nói và ngó lơ nhìn chỗ khác.
Ở một chuồng ngựa khác, người chủ ra giá: “Mười đô la một tháng, nhưng chúng tôi sẽ trả lại cho ông một đô la tiền phân ngựa.”
Ông thợ sửa giày lắc đầu và hỏi người chủ có biết ai tính phí giá rẻ hơn không.
Người chủ kia trả lời: “Ở khu Arch Street có một ông già theo giáo phái Quaker, ông ấy chỉ lấy năm đô la một tháng.”
Ông thợ sửa giày liền tới nhà ông già kia hỏi giá.
Ông già trả lời: “Đúng, tôi chỉ lấy năm đô la mỗi tháng tiền trông ngựa cho ông thôi.” Ông thợ sửa giày hỏi lại: “Thế còn tiền phân thì sao?”
“Phân á? Có năm đô la một tháng thì chẳng có phân nào ở đây cả!”
Dưới đây là câu chuyện “thực tế” yêu thích mà tôi hay đưa vào các bản thảo bài phát biểu cho một số doanh nhân.
Vài tuần trước, tôi tình cờ gặp một người bạn cũ tại quán ăn và hỏi thăm con gái anh ấy, cô bé Jennifer, học hành tại trường đại học thế nào.
Anh ấy lắc đầu rồi đưa cho tôi bức thư mà anh rút ra từ túi áo khoác. Tôi đọc rồi hỏi liệu có thể xin bản sao của bức thư được không. Tôi đang giữ nó ngay ở đây. [Đến đoạn này, diễn giả rút từ trong túi áo ra một bức thư đánh máy, đã ký và được gấp gọn rồi đọc to:]
Thưa cha mẹ,
Giáng sinh này con sẽ không về nhà đâu. Con sẽ bỏ học và chuyển tới sống ở Nepal. Con đang có bầu và bạn trai con theo đạo Phật. Con sẽ chuyển đến nhà anh ấy sống ở đỉnh Himalaya.
Thân ái Jenny
Tái bút: Con không có bầu. Con cũng sẽ chẳng theo đạo Phật. Con cũng không định chuyển đến Nepal. Nhưng con trượt môn giải tích và sinh học. Tuy vậy câu chuyện trên cũng làm cho mấy điểm số đó nghe nhẹ nhàng hơn.
Hẹn gặp lại cha mẹ vào dịp Giáng sinh.
Jenny
Câu chuyện về bức thư của cô bé sinh viên đại học luôn có tác dụng mỗi khi một lãnh đạo nào đó thảo luận về một số vấn đề hiện hành, nhưng đồng thời cũng muốn đặt chúng theo đúng tỉ lệ của một bức tranh toàn cảnh lớn hơn.
Bây giờ bạn đang tự nhắc chính mình phải có sự liên quan (relevant) và thực tế (realistic). Vậy còn chữ R thứ ba, đừng đọc nó (don’t read it) thì sao?
Kể chuyện chứ đừng đọc truyện
Hãy kể chuyện như thể đó là một kinh nghiệm của bạn, chứ đừng đọc truyện cười hoặc đọc từ mảnh giấy ghi bài phát biểu của bạn. Ngoại lệ duy nhất trong quy tắc “đừng đọc nó” (don’t read) là khi có thứ gì đó được viết ra để làm công cụ cho câu chuyện, chẳng hạn bức thư của cô bé sinh viên đại học hoặc có thể là một mẩu báo được nhắc đến trong câu chuyện.
HÃY KỂ CHUYỆN NHƯ THỂ ĐÓ LÀ MỘT KINH NGHIỆM CỦA BẠN, CHỨ
Nếu câu chuyện được kể vào giữa bài phát biểu, hãy đưa nó vào trong ngoặc vuông [câu chuyện của Churchill], hoặc [câu chuyện 4% lợi nhuận], hoặc [câu chuyện về sự “hỗn loạn” của Benjamin Franklin].
ĐỪNG ĐỌC
TRUYỆN CƯỜI HOẶC ĐỌC TỪ MẢNH GIẤY GHI BÀI PHÁT BIỂU CỦA BẠN.
Đó chính là cách mà Franklin Roosevelt và Ronald Reagan đã làm. Dĩ nhiên là họ đã kể những câu chuyện mà họ sử dụng thường xuyên đến nỗi đã thuộc lòng chúng.
Ví dụ, Reagan thường kể cho khán giả nghe câu chuyện về Churchill:
Năm 1953, ngài Winston Churchill được mời tới Hội liên hiệp chống uống rượu của phụ nữ Anh để đọc bài diễn văn tại khách sạn Savoy.
Trong bài phát biểu giới thiệu vị Thủ tướng 78 tuổi đó, bà hội trưởng của hiệp hội chống uống rượu nói rằng: “Thưa ngài Winston, ngài biết rồi đấy, hiệp hội của chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ nghệ thuật chính trị của ngài, nhưng không khuyến khích các thói quen nghiện rượu của ngài.
Trên thực tế, chúng tôi đánh giá rằng nếu tất cả số rượu, whiskey và brandy mà ngài đã tiêu thụ trong đời được đổ ra khán phòng này thì nó phải ngập tới cằm của ngài rồi.”
Churchill trả lời rằng: “Thưa bà hội trưởng, tôi đồng ý với tính toán chính xác của bà. Nhưng khi tôi nhìn thấy cái trần khá cao của căn phòng, cân nhắc về độ tuổi của mình, thì suy nghĩ duy nhất của tôi đó là: Những việc cần làm còn lại bao nhiêu và còn bao lâu để thực hiện!”
Nhưng trên tấm thẻ nhỏ của Reagan thì câu chuyện đó như thế này:
Churchill
Hội liên hiệp chống uống rượu của phụ nữ
phép tính của bà hội trưởng về rượu
Nếu rượu đổ vào phòng ngập tới cằm
Churchill – trần nhà cao – độ tuổi
“NHỮNG VIỆC CẦN LÀM CÒN LẠI BAO NHIÊU – CÒN BAO LÂU ĐỂ THỰC HIỆN.”
Tôi đã thảo câu chuyện này dành cho một giám đốc, người từng là quân nhân thời Thế chiến thứ II.
Tôi trở lại vùng Normandy với một nhóm các cựu chiến binh, và một người đã kể cho tôi nghe trải nghiệm của anh ấy ngay trước ngày đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy.
Vào thời đó, trước cuộc đổ bộ vào Normandy, tàu hỏa chật cứng người bởi hàng nghìn quân đóng ở Anh. Một cậu lính Mỹ trẻ tuổi đã phải đứng liên tục cả đêm trên chuyến tàu ở Bristol miền nam nước Anh. Anh ấy tiến vào một toa, trong đó có năm người và một con chó đang ngồi trong khoang dành riêng, loại sáu ghế. Anh tiến đến gần người phụ nữ là chủ của con chó xù Bắc Kinh và nói: “Thưa bà, tôi có thể ngồi được không?
“Chắc chắn là không rồi”, người phụ nữ đáp.
Sau khi đứng 15 phút, cậu lính Mỹ đã mệt mỏi và hỏi lại lần nữa: “Thưa bà, nếu không phiền, tôi đã phải đứng cả đêm rồi. Tôi rất yêu chó nên tôi có thể ôm nó trong lòng.”
Bà chủ đáp: “Không được.”
Ba mươi phút sau, cậu lính lại nói: “Tôi đã phải đứng 45 phút rồi. Tôi sẽ phải rời đi trong 24 tiếng. Bà làm ơn cho tôi ngồi một phút được không? “Chàng trai trẻ, cậu đúng là xấc xược thật
đấy”, người phụ nữ vừa nói vừa ôm con chó nhỏ của mình.
Lúc đó, cậu lính mở cửa sổ toa tàu, túm lấy con chó, ném nó ra ngoài rồi ngồi xuống.
Khi đó ông Đại tá với hàng ria mép ngồi chéo góc với họ lên tiếng: “Cậu biết không, đấy là vấn đề của người Mỹ các cậu: các cậu luôn làm mọi thứ sai cách. Cậu lái xe sai lề đường, cậu cầm dĩa sai tay, và giờ thì cậu ném nhầm con chó cái rồi.”
Với câu chuyện đó thì trên tấm thẻ bản 5x8cm ghi thế này:
Tàu hỏa chật ních
Một bà béo với con chó Peke
Từ chối – “Chắc chắn là không rồi”
Lần thứ hai – Người Mỹ các cậu thật thô lỗ
Từ chối lần ba
Ném con chó ra ngoài cửa sổ
Vị Đại tá – đối diện
“lái xe sai lề đường”
“cầm dĩa sai tay”
“NÉM NHẦM CON CHÓ CÁI”
Nếu bạn đọc truyện cười từng chữ, từng chữ một thì bạn sẽ chết đứng luôn tại bục phát biểu. Trước khi phát biểu, bạn hãy luyện tập kể to câu chuyện đó một vài lần, sau đó giảm xuống thành còn vài cụm từ để khơi gợi trí nhớ. Nhìn vào tấm thẻ để nhớ lại rồi kể chuyện, mắt nhìn vào khán giả chứ không phải tấm thẻ kia.
Mở đầu chương này tôi đã viết rằng, bắt đầu một bài phát biểu hoặc bài thuyết trình bằng một câu chuyện cười là hạ sách.
Sau cùng, tôi đã giải thích rằng, Churchill không bắt đầu bài phát biểu bằng những câu chuyện phiếm hay trò khôi hài. Nhưng Churchill hẳn sẽ làm vậy nếu câu chuyện đó là một cú hích mạnh mẽ cho một bài phát biểu rất ngắn. Churchill đã từng đứng lên tấn công sự thỏa hiệp vô nguyên tắc. Ông bắt đầu bằng câu chuyện:
Khi còn nhỏ, tôi thường trông ngóng gánh xiếc Barnum & Bailey tới từ Luân Đôn. Nhưng có một buổi biểu diễn mà cô trông trẻ của tôi không cho tôi xem. Cô ấy nói là: “Winston, buổi biểu diễn đó có nhiều cảnh quá khiếp sợ với con người chúng ta.”
Buổi biểu diễn có tên gọi “Kỳ quan không xương”. Giờ đây, sau 36 năm, tôi tìm thấy cái thứ kỳ dị đó ở đâu vậy?
Không phải trong rạp xiếc, mà ở đây, tại Hạ viện này, những kỳ quan không xương chính là những người ngồi hàng ghế đầu.
NẾU BẠN ĐỌC TRUYỆN CƯỜI TỪNG CHỮ, TỪNG CHỮ MỘT THÌ BẠN
Đó chính là cách mà Churchill khắc họa những thỏa hiệp vô nguyên tắc, “không xương” của Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao về vấn đề Hitler.
SẼ CHẾT ĐỨNG LUÔN TẠI BỤC PHÁT BIỂU.
Phần giới thiệu về diễn giả cũng có thể thêm chút hài hước. Ví dụ, tôi từng giới thiệu về một luật sư ở New York như sau:
Diễn giả của chúng ta ngày hôm nay có đầy đủ phẩm chất cả về gia đình, học vấn và kinh nghiệm. Ông không giống thằng cháu George của tôi chút nào. Cậu bé đó chưa bao giờ có đủ can đảm để đưa cho bố cuốn sổ liên lạc và xin chữ ký. Khi anh trai tôi nhìn thấy bảng điểm của George, một điểm D và một điểm F, anh ấy đã trách mắng thằng bé vì tội điểm kém. Sau khi bị mắng, George hỏi anh trai tôi: “Cha, cha nghĩ như thế là do di truyền hay do môi trường?”
Và đây, một thành viên của Hội Phi Beta Kappa(1) của Princeton, luật sư hàng đầu của một trong những công ty luật danh tiếng nhất Manhattan thì hẳn là đấng sinh thành phải rất thông minh cũng như, đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn.
Giám đốc một công ty thực phẩm khi giới thiệu trao giải cho một nhân viên bán hàng xuất sắc của năm đã bắt đầu bằng câu chuyện về Lincoln như sau:
Năm 1864, tướng Grant là một trong số ít các tướng của liên minh tham gia cuộc chiến, giành chiến thắng và tiến về hướng nam. Một ngày, Edwin Stanton – Bộ trưởng chiến tranh, đem theo một báo cáo mật gửi cho Tổng thống Lincoln.
Stanton nói: “Thưa ngài Tổng thống, những trang tài liệu này nói rằng có người nhìn thấy tướng Grant uống rượu trong lều.”
“Thật vậy sao?” Lincoln kéo dài giọng. “Thế báo cáo đó có nói tên loại whiskey mà ông ấy uống không?”
Stanton bối rối hỏi lại: “Tôi không hiểu việc đó có gì cần thiết không?”
Lincoln trả lời: “Bởi tôi muốn gửi một bình tới các tướng khác của tôi.”
Vậy đấy, tôi cũng muốn biết anh bạn Dick Standish của chúng ta đây có ăn sáng bằng món Cheerios(2) hay Wheaties không, và Dewar’s hay Johnnie Walker là thứ thuốc độc ưa thích của anh ấy.
Bởi vì tôi sẽ gửi một số những thứ đó cho các bạn.
Kết thúc hoặc mở đầu bằng sự hài hước
Một câu chuyện hài hước có thể dùng để bắt đầu một bài phát biểu ngắn chừng hai phút và cũng có thể được dùng làm cách kết thúc hiệu quả cho một bài phát biểu.
Trong bữa sáng ngày Chủ nhật của buổi hội thảo thuộc hiệp hội thương mại diễn ra vào cuối tuần, vị chủ tịch hiệp hội đã có lời kết thúc như thế này:
MỘT CÂU CHUYỆN HÀI HƯỚC CÓ THỂ DÙNG ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT BÀI PHÁT
Tôi muốn nói lời cảm ơn các bạn vì những ngày qua. Tôi đã có thêm nhiều kiến thức và niềm vui. Nó làm tôi nhớ tới chủ một cửa hàng áo lông mà tôi mới gặp ở Philadelphia, khi tôi đang đi tìm quà kỷ niệm ngày cưới cho vợ mình. Lúc tôi bước vào cửa hàng, một trong số những người quản lý đang tống cổ một gã ra khỏi đó. Sau đó tôi nghe người chủ kể lại câu chuyện đã xảy ra. Người đàn ông trẻ đó đi cùng một cô gái tóc vàng, bước vào cửa hàng chiều thứ Sáu tuần trước. Cậu ta nói với nhân viên bán hàng rằng cậu ta muốn tìm một chiếc áo khoác lông thú đắt nhất trong cửa hàng. Nhân viên hơi nghi ngờ, nhưng vẫn lấy ra một chiếc áo lông sóc khá đẹp.
BIỂU NGẮN
CHỪNG HAI PHÚT VÀ CŨNG CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG LÀM
CÁCH KẾT THÚC HIỆU QUẢ CHO MỘT BÀI PHÁT BIỂU.
“Mang nó đi đi,” vị khách hàng nói: “Anh không nghe tôi nói gì à? Tôi muốn một chiếc áo khoác đắt nhất của cửa hàng các anh.”
Thế là cậu nhân viên kia hối hả chạy đi lấy chiếc áo khoác lông hải ly. Rồi đến da hải cẩu, rồi lại đến áo lông gấu mèo Mỹ được xén tỉa cẩn thận, nhưng kết quả lần nào cũng như nhau. Cuối cùng cậu ta chốt bằng cách mang ra một chiếc áo lông chồn châu Mỹ đột biến gen giá 5.000 đô la.
Khi anh chàng kia nhìn thấy chiếc áo, mắt anh ta sáng lên. Anh ta quay sang cô gái bên cạnh và nói: “Ý kiến hay đấy. Em mặc thử đi để xem thế nào.” Và rồi nói với nhân viên bán hàng: “Tôi muốn mua nó. Hãy dùng thẻ tín dụng của tôi. May tên ‘Bunni’ vào phần lưng áo. Thứ Hai tôi sẽ quay lại để lấy áo.”
Anh nhân viên trả lời: “Được thôi thưa ngài, bất kể thứ gì ngài muốn.”
Thế là vào thứ Hai, anh chàng đi một mình tới cửa hàng. Ngay khi mới bước chân vào, cậu nhân viên kia chạy bổ tới giơ nắm đấm vào mặt anh chàng, rồi tiếp đến là nhân viên hướng dẫn, trưởng phòng mua sắm, quản lý cửa hàng và trưởng phòng tín dụng. Tất cả đều hét vào mặt anh
chàng. Vị trưởng phòng tín dụng giận dữ nói: “Chúng tôi đang tìm cậu đây. Tín dụng của cậu còn chẳng thể mua nổi một bàn chải đánh răng.”
Anh chàng trả lời: “Bình tĩnh nào các vị. Tôi có lấy thứ gì ở cửa hàng của các vị ra đâu. Tôi đến đây chỉ để cám ơn vì đã cho tôi một ngày cuối tuần thú vị thôi mà.”
Một lần khác, vào cuối bữa tối, tôi được chứng kiến một giám đốc nâng ly rượu, nói lời cám ơn chủ nhà và kể câu chuyện này về Churchill.
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cảm thấy biết ơn chủ nhân của bữa tiệc hôm nay vì những món ăn rất tuyệt vời. Nó chắc chắn vượt trội hơn hẳn bữa tiệc mà Winston Churchill được mời tại nhà công tước và phu nhân vùng Westminster.
Khi Churchill quay trở lại Luân Đôn vào thứ Hai tuần sau, một người bạn đã hỏi thăm ông về bữa tối hôm thứ Bảy. Churchill trả lời là: “Nếu rượu sâm panh khô như trong như điếu xì gà, nếu vang Chardonnay mát lạnh như món súp, nếu thịt bò cũng ít như sự phục vụ, nếu rượu brandy để được lâu như con gà già đó, nếu ức gà được đầy đặn như của cô phục vụ, và nếu cô phục vụ đó tận tình như bà chủ nhà, thì đó đúng là một bữa tối tuyệt vời!”
Hãy sử dụng trí thông minh như Churchill. Kể chuyện có duyên như Reagan. Hãy khiến câu chuyện của bạn thực tế và có liên quan, đảm bảo rằng bạn kể chuyện bằng ngôn ngữ của chính mình chứ không phải học thuộc rồi đọc nó! Nhìn lướt vào giấy ghi chép để nhớ lại nếu cần thiết. Hãy nhớ rằng, bí quyết của sự hóm hỉnh, như Reagan từng nói, đó là tạo sự thú vị nhưng vẫn
dẫn dắt người khác và ngược lại.
10
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGỤ NGÔN Thông qua những ngụ ngôn về ánh mặt trời.
– DYLAN THOMAS
Chúa Jesus không bao giờ dùng từ “cứu rỗi”. Chính Thánh Paul mới là người sử dụng từ mang gốc Hy Lạp này trong các bức thư của ngài, bởi ngài viết bằng tiếng Hy Lạp. Thay vào đó, Chúa Jesus đưa ra lời khuyên răn về câu chuyện một chàng trai ném hết tiền bạc vào rượu, đàn bà và ca hát, rồi sau đó trở lại và nói: “Xin cha hãy tha thứ cho con và cho con cơ hội thứ hai.” Đó chính là sự “cứu rỗi” được thể hiện trong câu chuyện này.
Bạn có nghĩ rằng những người chăn chiên và ngư dân thất học hiểu được từ “cứu rỗi” không? Nó cũng giống như việc dùng từ “hiệp lực” khi nói với các cao bồi về tác dụng phối hợp giữa hành động ném dây thừng và tạo thương hiệu cho nông trại. Người ta không thể hình dung được những từ như “cứu rỗi” hay “hiệp lực”.
Nhiều năm sau cái chết của Chúa Jesus, các môn đệ vẫn nhớ những lời thuyết giảng của Người và tập hợp chúng trong cuốn Kinh Tân ước. Vì sao? Bởi Jesus đã khéo léo sử dụng các dụ ngôn để giải thích cho những đức tính mang tính trừu tượng.
Ngụ ngôn giúp minh họa cho các khái niệm trừu tượng
“Tính nhân văn” cũng là một khái niệm trừu tượng khác. Để giải thích cho từ này, Chúa Jesus đã mô tả một người đàn ông bị bọn cướp đánh thừa sống thiếu chết rồi bỏ anh bên lề đường, nhìn anh ta như thể kẻ “vô gia cư”. Một vài thầy tu người Do Thái đi qua nhưng không quan tâm. Nhưng sau đó, một người Xamarita, không phải người Do Thái mà thuộc một bộ lạc khác, đã động lòng thương, dừng lại coi sóc anh ta. “Tính nhân văn” trong câu chuyện này được thể hiện qua người làm phúc đó, và ngày nay được sử dụng rộng rãi để nói về những người hay giúp đỡ người khác. Ngụ ngôn giúp minh họa cho các khái niệm trừu tượng.
Phần lớn lời giáo huấn của Chúa Jesus đều thông qua các ngụ ngôn, ví dụ ngụ ngôn về tòa tháp hay ngụ ngôn về hạt cải. Kinh thánh thậm chí còn viết về việc đầu tư, ngụ ngôn về đồng tiền ta-lăng.
Các bạn có nhớ câu chuyện về một người đàn ông để lại một phần tiền tiết kiệm của mình (đồng xu bằng bạc, thời đó gọi là đồng “ta-lăng”) cho người phục vụ để ông xa nhà một thời gian không? Sau này, khi người chủ trở về và
hỏi về số tiền kia, người phục vụ liền chạy ra ngoài đào số xu mà anh ta chôn giúp ông chủ.
Nhưng sau đó ông chủ đã đuổi việc người phục vụ này (“Ôi cái tên phục vụ chậm chạp này…”) vì không biết đầu tư khoản tiền đó, mà lại đi chôn cho chúng mục ra trong đất.
“Đừng thay ngựa giữa dòng”
Sức mạnh của ngụ ngôn được minh họa rõ nét qua câu chuyện nói về Tổng thống Abraham Lincoln, người từng được xem là chắc chắn sẽ thua trong cuộc chạy đua tái ứng cử năm 1864.
Dù sao các chính trị gia Đảng Cộng hòa cũng nghĩ như vậy. Nghị sĩ Thaddeus Stevens của Pennsylvania đã từ chối lời mời ủng hộ diễn văn Gettysburg với Lincoln, một thành phố mà Stevens có một văn phòng luật sư. Stevens thậm chí còn cười tự mãn: “Cứ để người đã khuất chôn người đã khuất.”
“KINH NGHIỆM” LÀ MỘT TỪ TRỪU TƯỢNG, VÀ SẼ KHÔNG HIỆU QUẢ NẾU KHÔNG CÓ HÌNH ẢNH NÀO GIÚP CHO TÀI SẢN ĐÓ ĂN NHẬP VÀO TÂM TRÍ CỦA
NGƯỜI DÂN.
Cùng lúc đó, tài sản giá trị nhất để giành chiến thắng của Lincoln chính là kinh nghiệm của ông trong vai trò một Tổng thống đương nhiệm. Nhưng để nói “Tôi có kinh nghiệm” sẽ không có tác dụng gì. “Kinh nghiệm” là một từ trừu tượng, và sẽ không hiệu quả nếu không có hình ảnh nào giúp cho tài sản đó ăn nhập vào tâm trí người dân.
Vậy là Lincoln đã kể cho khán giả của mình về một người nông dân sống ở Illinois, là người không thay ngựa giữa dòng.
Câu chuyện đó đã tập hợp được những người dân sống ở nông thôn đứng phía sau ông, và Lincoln đã thắng cử. Một lần nữa, sức mạnh của ngụ ngôn đã tạo ra những cụm từ thường xuyên được sử dụng và dễ hiểu.
Biến khái niệm thành nghĩa cụ thể
Trong cuốn Những cột chống của thuật hùng biện (Scaffolding of Rhetoric), Churchill nói rằng một ý tưởng trừu tượng sẽ đi từ tai này sang tai kia, nó không bao giờ có khả năng tự định hình, trừ khi nó được củng cố bằng một hình ảnh hoặc một câu chuyện. Hãy biến các khái niệm thành nghĩa cụ thể nếu bạn muốn người khác hiểu và nhớ chúng. Đó chính là điều mà Churchil thực hiện khi ông kể câu chuyện về “Kỳ quan không xương” (xem trang 137), gắn nó với những chính trị gia không xương.
Một thương nhân mà tôi quen, lãnh đạo
HÃY BIẾN KHÁI
của một công ty khởi nghiệp, đã biến khái niệm thành nghĩa cụ thể khi anh gặp các nhà đầu tư tiềm năng trong bữa sáng tại khách sạn Four Seasons ở Philadelphia. Trong lúc tranh luận về việc tăng gấp đôi nguồn vốn đầu tư, mà theo như các nhà đầu tư gợi ý, anh bạn tôi
NIỆM THÀNH
NGHĨA CỤ THỂ NẾU BẠN MUỐN NGƯỜI KHÁC HIỂU VÀ NHỚ CHÚNG.
đã kể câu chuyện nói về người đồng nghiệp trước đây của anh giờ đã nghỉ hưu:
Tôi muốn kể cho các anh nghe về Bob, anh bạn của tôi, người vừa về hưu sớm. Anh ấy và chị vợ Marge luôn có ý tưởng nghỉ hưu để về thị trấn Maine nhỏ bé này và mở một cửa hàng tạp hóa ở đây.
Sau một vài năm, việc kinh doanh của họ đi xuống. Có vẻ như một cửa hàng tạp hóa ở Maine cần phải có mọi thứ, gồm cả bồn rửa bát trong bếp, xoong chảo, cái bịt lưỡi dao, thùng rác, bốt, áo sơ mi, đèn pin, tú lơ khơ, và tất cả những thứ mà chỉ có Chúa mới biết. Nhưng mọi việc vẫn không tiến triển. Họ tính toán chưa đủ kỹ việc chi tiêu quá đà và rồi bị phá sản. Đó là câu chuyện nói về việc thiếu vốn đầu tư.
Câu chuyện của anh ấy đã tạo đượcấn tượng, và các nhà đầu tư đồng ý tăng gấp đôi số tiền đầu tư dự kiến của mình.
Kho vũ khí của những mẩu chuyện
Benjamin Franklin không phải là diễn giả giống như một số vị lãnh tụ khai sáng của nước Mỹ, nhưng ông có cả kho vũ khí của những mẩu chuyện giúp ông đánh trúng đích bất cứ lúc nào.
Đây có thể coi là người Mỹ đầu tiên trở thành tỉ phú nhờ chính sức mình. Ông đã giới thiệu với giới kinh doanh những cải tiến hiện đại về việc phân loại thư, nhượng quyền kinh doanh và bảo lãnh hoàn tiền. Ông là một nhân viên bán hàng có năng khiếu. Ông đã dùng kỹ năng của mình, không chỉ giúp mình giàu có hơn mà còn giúp cho nước Mỹ thoát khỏi ách kìm kẹp của Anh.
Nếu không nhờ tài thuyết phục của ông thì vua Louis hẳn sẽ không đem tiền cho vay, từ đó giúp Lục quân Lục địa của tướng George Washington tiếp tục trụ vững trên chiến trường. Không nhờ tài thuyết phục đó thì Bản Tuyên ngôn Độc lập sẽ không chắc được phê chuẩn, Hiến pháp không chắc đã được viết ra. Có câu chuyện được kể rằng:
Khi Franklin là Bộ trưởng Mỹ tại Pháp, ông tham gia một buổi khiêu vũ tại cung điện Versailles. Ông tháp tùng vua Louis XVI khắp phòng. Trong cuộc đối thoại với vị vua nước Pháp, ông chỉ tay vào một “quý cô mình dây”. Mặc dù biết rằng vua Louis ưa kiểu phụ nữ khêu gợi hơn, nhưng Franklin vẫn nói: “Thưa Bệ hạ, có một cô gái rất xinh.”
Đức vua lưỡng lự trả lời: “À, Franklin, rất tiếc là Chúa lại không ưu ái cô gái đó, vì cô ấy không thể tận dụng hết được vẻ đẹp của chiếc áo trễ cổ.”
“Đúng vậy, thưa Bệ hạ, nhưng ngài thì có thể ưu ái cho đất nước chúng tôi, bởi chúng tôi đang có cùng vấn đề như cô gái đó – một sự thâm hụt không thể tự hồi phục.”
Đức vua cười lớn và Franklin đã có được một khoản vay.
Kho vũ khí của Franklin còn có một câu chuyện mà ông từng kể khi Thủ tướng Pháp, Count Vergennes, hỏi ông quyết định của nước Mỹ về việc tiếp tục cuộc chiến đấu với lực lượng hùng mạnh của quân Anh:
Một vị linh mục người Pháp và mục sư theo phái Calvin từng có cuộc tranh luận về sự định trước của số phận.
Vị linh mục nói rằng: “Thưa ngài, ngài có thực sự tin vào sự định trước không?” Vị mục sư theo thuyết Calvin gật đầu bằng lòng.
“Ý tôi là, thưa ngài, ngài có thực sự tin vào giáo lý của định mệnh không?”
“Có”, mục sư trả lời.
“Ngài đồng ý với học thuyết về sự định trước của số phận?”
Mục sư trả lời: “Vậy tôi thà là một người Calvin biết rằng mình sẽ phải xuống địa ngục còn hơn là một tín đồ Công giáo không biết mình sẽ phải xuống địa ngục nào.”
Ngài thấy đấy, ngài Count Vergennes, chúng tôi sẵn sàng bước qua địa ngục để tìm kiếm số phận của mình, đó chính là tự do.
Nhà kho của những câu chuyện
Tôi gặp một giám đốc cấp cao về bảo hiểm “Bàn tròn triệu đô” tại một trong những bài phát biểu tôi thực hiện về chủ đề bán hàng qua giao tiếp. Anh ấy đã kể cho tôi một câu chuyện:
Jamie, tôi không học đại học, tôi không thể kể cho anh các vụ kiện tụng về các vấn đề như sự bất cẩn khiến tai nạn xảy ra đã giúp công ty tận dụng được các lỗ hổng luật về vấn đề bồi thường, và tôi không thể trích dẫn các điều khoản chính sách, nhưng tôi chắc chắn có thể khiến mọi người rùng mình khi kể về những chuyện có thể sẽ xảy ra nếu họ không được đóng bảo hiểm.
Tôi đã kể lại những câu chuyện rùng rợn ngoài đời thực của những người không có bảo hiểm. Những câu chuyện đó sẽ khiến bạn dựng tóc gáy. Tôi có đủ mọi loại truyện, từ một bà góa đang than khóc cho tới những đứa trẻ mồ côi vô gia cư – tất cả là vì họ không có bảo hiểm.
Tôi có hẳn một hồ sơ đựng những tấm thẻ nhỏ, trong đó có ghi đủ câu chuyện buồn và vui mà tôi từng đọc hoặc nghe qua, nói về việc không có bảo hiểm. Một số chuyện gây cười, nhưng một số chuyện lại lấy đi nước mắt của người nghe.
Jamie à, phần lớn những câu chuyện đó đều hiệu quả, và mỗi lần như thế, tôi lại bán được hợp đồng của mình. Và anh biết đấy, cậu con rể của tôi giờ cũng bắt đầu kinh doanh. Như tôi đã nói với nó: “Tất cả những thứ con cần là mỗi ngày một câu chuyện để giúp con bán hàng.”
Tôi nhận thấy những ngụ ngôn đó có giá trị đến nỗi tôi đã thu thập hàng tá chuyện để có thể phù hợp với bất kỳ tình huống hay chủ đề nào. Thứ giúp tôi có được sự chú ý của Nhà Trắng không phải là khả năng giống như một anh thợ rèn chế tác ra câu chữ, mà là nhờ bộ sưu tập các câu chuyện lịch sử. Trên thực tế, William Safire, trong cuốn sách của mình mang tên Trước mùa thu (Before the Fall) đã trích lời của Nixon: “Vì sao anh không thể kể những ngụ ngôn như Jamie Humes?”