🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler - Gerhard Boldt full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler
Gerhard Boldt
(2017)
Lúc đó là đầu tháng hai năm 1945. Công trường Wilhelmplatz vắng tanh và lạnh lẽo. Khắp nơi mà mắt có thế nhìn thấy được, những bức tường, những cửa sổ bể tan hoang, đằng sau đó những đống gạch ngói đổ nát điêu tàn chất cao. Từ dinh Tể Tướng cũ, một công thự kiểu trung cổ đẹp mê hồn, tượng trưng cho thời đại Wilhelmie, nay chỉ còn lại mặt tiền bị hư hại nặng. Khu vườn hoa trước dinh bị gạch ngói chôn vùi. Chỉ còn tiền điện của Dinh Tể Tướng mới là còn đứng vững với chiếc bao lơn có góc cạnh, nơi mà Adolf Hitler đến loan báo cho dân chúng Bá-linh các chiến thắng để được các tiếng hoan hô bất tận chào đón. Luôn luôn với vẻ oai nghiêm, hơn thế nữa, vẻ làm lo sợ, biểu hiện toàn vẹn phong thể của Hitler, các tòa nhà của "dinh thự của Fuhrer" trải dài suốt dọc con đường Voss Strasse, giữa công trường Wilhelmphatz và đại lộ Hermann Goering. Những binh sĩ của Tiểu đoàn phòng vệ Bá-linh, những thanh niên cao lớn, từ lâu biến mất trên đường các thành phố Đức quốc, vẫn còn đứng trên các bục gỗ và bồng súng chào tất cả các sĩ quan mà họ trông thấy. Những tấm thép che đường xuống hầm trú ẩn được hé mở. Mỗi khi có báo động chúng được khép lại. Nơi căn hầm này, năm trước mỗi đêm hàng trăm trẻ con tại Bá-linh cùng với mẹ của chúng đến ẩn nấp tránh bom trong tư cách là "khách của Fuhrer". Nhưng từ nhiều tuần qua, chính Hitler cũng phải xuống ở tại căn hầm ẩn trú dưới mặt đất này.
10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler Gerhard Boldt
vietmessenger.com
Nguyên bản: Hitler's Last Days
Người dịch: Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
Năm xuất bản: 1946
Nhà xuất bản: Sông Kiên
LỜI NÓI ĐẦU
Chùng tôi vẫn còn choáng váng vì cơn biến động hãi hùng đã chụp xuống chúng tôi. Hàng triệu người Đức cảm thấy những khó khăn vĩ đại riêng chỉ để tiếp tục sống mà thôi, nhiều người khác còn bị khổ đau vì các vết thương thể xác và tinh thần mà chiến tranh đã để lại. Liệu chúng tôi đã có thể động đến các vết thương ấy chưa ? Đó là câu hỏi mà tôi tự đặt ra khi nghe câu chuyện lôi cuốn do một Đại úy kỵ binh kể lại trong một trại tù binh nơi tôi bị giam giữ. Các thính giả của ông ta cực kỳ hỗn tạp gồm những người bị bắt một cách thường tình, những người khác bị bắt để thẩm cung, các đảng viên Quốc Xã và những người chống Quốc Xã. Sự tinh cờ đưa đẩy viên sĩ quan trẻ tuổi ấy đến sống bên cạnh Hitler, ba tháng trước khi chiến sự chấm dứt. Những gì diễn ra dưới mắt chúng tôi là cả một cuốn phim về trận đánh đẫm máu tại Bá-linh, những trận chiến do những người phòng vệ cuối cùng tung ra và những khổ đau không thể nào tả được của thường dân, với một bối cảnh đầy những rối ren,những xung đột đầy tham vọng, những tâm trạng vị kỷ không một chút ngại ngùng, những sự luồn cúi nhu nhược, cùng với sự suy mòn của tinh thần và thể chất của một con người đã dẫn dắt dân tộc Đức vào một cơn tai biến rùng rợn nhất Lịch sử.
Những người nghe câu chuyện đã phản ứng khác nhau. Luôn luôn có những người quyết liệt, không chịu rời bỏ dù cho là một phần nhỏ, thiên kiến của mình. Lại có những người, mãi cho đến hồi chung cuộc tàn bạo vẫn vào những bài diễn văn của Fuhrer như lá lời kinh thánh, cũng như vào sự ồn ào của hệ thống tuyên truyền của Goebbels. Những người đó lại còn muốn cho rằng các hình ảnh về
các trại tập trung Belsen Buchenmald chỉ là "tuyên truyền". Nhưng khi nghe câu chuyện của một chứng nhân được nhìn tận mắt, họ cảm thấy vũ trụ của niềm tin và của ảo tưởng bị sụp đổ, không còn giữ được khả năng xây dựng một chuyện truyền kỳ mới vào nữa, cũng như cầu viện đến một danh từ rất thích hợp là "phản bội" nữa. Có những người khác đã từng phải cúi đầu trước sự khủng bố của Sở mật thám Gestapo và đã chỉ tìm thấy trong câu chuyện nay sự xác nhận những điều họ được biết hay cảm thức được từ lâu nay. Tất cả mọi người đều muốn đưa ra ánh sáng để sau cùng có thể lập bảng kết toán của một quá khứ, tất cả mọi người muốn sự thật, chỉ có sự thật mà thôi.
Chắc chắn rằng các biến cố đang còn gần gũi quá, thời gian chưa đủ chín để có thể tuyên bố phán xét tối hậu. Cần phải làm thật nhiều,phải sưu tầm kỹ trước khi có thể viết lại lịch sử của trận Đệ nhị thế chiến và về Fuhrer của nền Đệ tam Cộng hòa Đức Quốc Xã. Những điều mà chúng tôi nghe được từ miệng của Đại úy Boldt là một phần nhỏ trong cái toàn bộ mênh mông, nhưng đấy là một phần đóng góp cho cuộc điều tra rộng lớn cần thiết. Chính vì vậy tôi đã yêu cầu ông ta viết lại câu chuyện về các biến cố trong đó ông ta có tham dự, để giúp dân tộc Đức tìm thấy sự thật. Đó là kết quả là cuốn sách nhỏ này.
Gerhard Boldt nói với chúng tôi với sự ngay thẳng bộc trực,không thiên kiến của một sĩ quan ở tiên tuyến không bao giờ làm chánh trị và cùng với hàng triệu quân nhân Đức khác nữa, ông ta là người luôn luôn tin tưởng nơi cấp chỉ huy của mình, ông ta đã tham dự, trong tư cách là kỵ binh, vào các trận đánh gay go tại phòng tuyến Maginot, giữa Sedan và Montmédy và ông đã tiến vào Toul trên lưng ngựa, kiếm tuốt trần. Chiến trường Nga Sô đã mang ông đi qua các quốc gia ven bờ biển Baltique cho đến Leningrat, trong bão tuyết ở Demiamk, trong khu đầm lầy thuộc Pripet và miền đông nam hồ Ilmen. Ông ta xứng đáng với chiếc huy chương thập tự sắt. Ông ta đã bị thương năm lần nhưng, sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn tại Đức và một công việc tạm thời tại Hung Gia Lợi, trong Bộ tham mưu liên lạc với Sư đoàn ky binh Hung, ông ta trở lại Nga Sô và đã sống ngay tuyến đầu qua các trận đánh khủng khiếp trên đường di tản
chiến thuật dài dằng dặc. Các huy chương và nhất là chiếc chiến thương bội tinh vàng, đã giúp cho ông ta được chỉ định vào tháng giêng năm 1945, làm sĩ quan tùy của Tướng Guderian, Tổng tham mưu trưởng quân lực Đức một chức vụ mà ông vẫn giữ bên cạnh Tướng Krebs, người tiếp nối Guderian. Người Anh đã bắt giữ ông ta ngày 26 tháng giêng năm 1946, để thẩm vấn ông về những tháng bi thảm cuối cùng ấy và đặc biệt hơn nữa vè những ngày cuối cùng mà ông đã sống với Hitler trong căn hầm tại Dinh Tể Tướng. Ông được trả tự do mà khônq bị một cấm đoán nhỏ nào ngay cả sau khi khai cung.
Câu chuyện của ông bắt đầu vào thời kỳ cuối cùng của trận Đệ nhị thế chiến.
ERNST A. HEPP
Reichenberg, tháng 12 năm 1946
CHƯƠNG I.
HỘI NGHỊ TẠI DINH TỀ TƯỚNG
Lúc đó là đầu tháng hai năm 1945. Công trường Wilhelmplatz vắng tanh và lạnh lẽo. Khắp nơi mà mắt có thế nhìn thấy được, những bức tường, những cửa sổ bể tan hoang, đằng sau đó những đống gạch ngói đổ nát điêu tàn chất cao. Từ dinh Tể Tướng cũ, một công thự kiểu trung cổ đẹp mê hồn, tượng trưng cho thời đại Wilhelmie, nay chỉ còn lại mặt tiền bị hư hại nặng. Khu vườn hoa trước dinh bị gạch ngói chôn vùi. Chỉ còn tiền điện của Dinh Tể Tướng mới là còn đứng vững với chiếc bao lơn có góc cạnh, nơi mà Adolf Hitler đến loan báo cho dân chúng Bá-linh các chiến thắng để được các tiếng hoan hô bất tận chào đón. Luôn luôn với vẻ oai nghiêm, hơn thế nữa, vẻ làm lo sợ, biểu hiện toàn vẹn phong thể của Hitler, các tòa nhà của "dinh thự của Fuhrer" trải dài suốt dọc con đường Voss Strasse, giữa công trường Wilhelmphatz và đại lộ Hermann Goering.
Những binh sĩ của Tiểu đoàn phòng vệ Bá-linh, những thanh niên cao lớn, từ lâu biến mất trên đường các thành phố Đức quốc, vẫn còn đứng trên các bục gỗ và bồng súng chào tất cả các sĩ quan mà họ trông thấy. Những tấm thép che đường xuống hầm trú ẩn được hé mở. Mỗi khi có báo động chúng được khép lại. Nơi căn hầm này, năm trước mỗi đêm hàng trăm trẻ con tại Bá-linh cùng với mẹ của chúng đến ẩn nấp tránh bom trong tư cách là "khách của Fuhrer". Nhưng từ nhiều tuần qua, chính Hitler cũng phải xuống ở tại căn hầm ẩn trú dưới mặt đất này.
Đây là lần đầu tiên tôi được đưa đến tham dự hội nghị hàng ngày về tình hình, trong đó có mặt Hitler và đại biểu của ba thành phần cấu tạo quân lực Đức : Lục quân, Không quân, Hải quân. Trong các cuộc hội nghị ấy, tình hình được mang ra thuyết trình và các quyết định liên quan đến đường lối chiến tranh trên bộ, trên biển và trên không được hình thành. Hôm nay tôi sẽ được trình diện ở đó.
Chiếc Mercédés nặng nề dừng bánh trước các cây trụ vuông khổng lồ của cánh cửa vĩ đại phía bên phải, dành cho các quân nhân. Dinh Tể tướng có hai lối ra vào riêng biệt. Cánh cửa bên trái dành cho Đảng, cửa bên phải, dành cho Quân đội. Đại tướng Guderian, Tổng tham mưu trưởng. Thiếu tá Nam tước Freytag Von Loringhoven, phụ tá của ông và tôi, đặt chân xuống đất. Hai binh sĩ canh gác bồng súng chào. Chúng tôi chào lại và bước lên 12 bậc cấp đưa đến cửa ra vào. Tôi đếm từng bậc một và tôi thấy hình như chúng có ảnh hưởng đáng kể đến số mệnh của tôi. Một binh sĩ hầu cận mở cánh cửa bằng cây sồi nặng nề và chúng tôi tiến vào Dinh Tể Tướng. Được soi sáng bằng một vài bóng đèn hiếm hoi và có vẻ khiêm nhường, căn phòng mênh mông càng có vẻ trống trải và lạnh lẽo hơn. Trước sự gia tăng dồn dập của các cuộc không tập, người ta đã đem cất các bức tranh, các tấm thảm. Bốn cửa sổ lớn bị vỡ toang được bịt kín bằng giấy bồi cứng và cây. Trên trần và trên một trong các bức tường một vệt nức rộng và sâu chạy dài. Một tấm vách ván đã được dựng lên phía Dinh Tể Tướng cũ. Một binh sĩ phục dịch mặc đồng phục hỏi giấy phép ra vào quy định của tôi. Vì lẽ tôi không có giấy phép ra vào, cũng như chẳng có giấy tờ tùy thân gì cả nên tên tôi được soát xét lại trong một cuốn sổ lớn. Người ta để
cho tôi đi qua. Nam tước Freytag dắt tôi đến cục sở của võ phòng, ở gần ngay đó, và giới thiệu tôi với vị Chánh võ phòng, Trung tá Borgmann. Ông hỏi ông nầy cuộc họp sẽ được tổ chức ở trong văn phòng của Hitler hay dưới hầm ẩn trú. Vì lẽ lúc nầy không có mối đe dọa bị không tập nào đè nặng lên thành phố, cuộc họp được trù liệu diễn ra trong văn phòng rộng lớn. Trong trường hợp trái ngược, phiên họp sẽ diễn ra dưới hầm ẩn trú, nằm ngay dưới dinh Tể Tướng.
Để có thể đến được mục tiêu, chúng tôi phải đi qua không biết bao nhiêu là hành lang và tiền đình. Từ lâu, người ta không thể đi theo lộ trình trực tiếp vì tòa nhà đã bị bom làm thiệt hại nặng nề. Chính vì thế mà gian phòng khách danh dự rộng lớn gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cứ đầu mỗi lối đi, các quân nhân SS lại một lần kiểm soát giấy tờ của chúng tôi. Tuy nhiên cảnh tòa nhà trong đó có phòng làm việc hay còn y nguyên và gần như là phần duy nhất của tòa nhà mênh mông còn lại có thể được toàn dụng. Mặt nền các hành lang bóng lộn như gương, các bức tranh vẫn còn được treo trên tường, những bức màn hoa vĩ đại và nặng nề treo mỗi bên của các cửa sổ thật cao.
Trong tiền đình cuối cùng, chúng tôi lại phải chịu một cuộc kiểm soát gắt gao hơn. Chúng tôi thấy có nhiều sĩ quan SS và lính gác với súng tiểu liên. Đại tướng, Thiếu tá và tôi phải gởi vũ khí lại. Hai sĩ quan lấy các chiếc cặp đựng giấy tờ của chúng tôi và kiểm soát kỹ càng xem có chứa vũ khí hoặc chất nổ không. Các chiếc cặp nầy đặc biệt bị nghi ngờ từ khi có vụ mưu sát ngày 20 tháng 7 1. Lẽ tất nhiên chúng tôi lại phải chứng minh lý lịch. Chúng tôi không bị lục soát nhưng các sĩ quan SS quan sát chăm chú quân phục của chúng tôi.
Chúng tôi đến sớm, mới chỉ có 15 giờ 45 và căn phòng đợi gần như còn trống rỗng. Ba binh sĩ hầu cận SS đứng gần một chiếc bàn dài đặt thức uống và bánh ngọt. Trước cánh cửa đối diện mở thông với văn phòng, ba sĩ quan SS khác đang canh gác với tiểu liên. Đại tướng lợi dụng mấy phút chờ đợi để gọi điện thoại về bộ Tổng hành dinh đặt tại Zossen để hỏi tình hình mới nhất của mặt trận Miền
Đông. Chúng tôi chờ đợi. Sau cùng, ông Sturmbannfuhrer SS Gunsche, phụ tá nhân viên của Hitler xuất hiện, ông ta loan báo là chúng tôi có thể vào phòng họp ngay. Hitler vừa chấm dứt một cuộc tiếp xúc với Bormann. Thật vậy cảnh cửa văn phòng đột nhiên mở rộng và ông Bí thư Bormann từ trong đó bước ra.
Kia rồi, tự nhiên tôi nghĩ, con người có ảnh hưởng rất to tát đối với Hitler, một viên ác thần. Trông ông ta độ chừng 45 tuổi, vóc dáng trung bình, mập, vạm vỡ với chiếc cổ bò mộng. Người ta có cảm tưởng ông là một lực sĩ. Khuôn mặt tròn với hai má phình và hai cánh mũi rộng, tạo nên một vẻ cương nghị và hung bạo. Tóc ông đen và dán sát xuống đầu, được hất ngược ra sau. Cặp mắt âm trầm, và tướng mạo của ông ta bộc lộ ra một mẫu người mưu lược.
Chúng tôi chào ông ta và bước vào văn phòng. Cảnh trí bên trong thật khác thường. Căn phòng thật cao và rộng, nền phòng gần như được hoàn toàn trải thảm, bàn ghế tương đối nghèo nàn. Bức tường hướng ra vườn bị ngắt quãng bởi các khung cửa số thấp gần đến mặt đất và bởi một cánh cửa kiếng lớn. Những bức màn màu xám viền quanh các khuôn cửa. Bàn giấy của Hitler nặng, đồ sộ, nằm ngay trước bức tường ấy. Chiếc ghế bành bọc vải đen được đặt theo một vị trí để có thể ngồi nhìn ra khu vườn. Trên bàn chỉ có vô số viết chì, một bộ trang trí bàn giấy, hai chặn giấy có chiều cao bất bình thường, một điện thoại và một chuông bấm. Dọc hai bên tường, bên trái cũng như bên phải có nhiều bàn tròn và ghế da.
Nam tước và tôi trải các bản đồ tham mưu trên mặt bàn giấy theo thứ tự dự định trình bày. Bản đồ thứ nhất thuộc mặt trận vùng Balkans, bản đồ cuối cùng, mặt trận Courlande.
Trong vài phút làm công việc đó, Phụ tá nhân viên của Hitler đứng đằng sau chúng tôi và không bỏ sót một cử chỉ nào của chúng tôi cả. Xong xuôi chúng tôi ra khỏi văn phòng. Đồng hồ chỉ 4 giờ và hầu hết những người phải dự hội nghị đã đến trong phòng đợi. Họ kết từng nhóm, đứng hoặc ngồi, nói chuyện gẫu với nhau, ăn bánh, uống cà phê ướp hương đậu hay rượu mạnh. Đại tướng ra hiệu cho tôi lại gần để giới thiệu tôi. Chung quanh ông có Thống chế Keitel, Đại tướng Jodl, Đại Đô đốc Doenitz và Bormann. Xa hơn một chút là
nhóm tùy viên của họ. Trong một góc, cạnh chiếc bàn nhỏ có đặt một điện thoại, Himmler đang nói với Fegelein, Chỉ huy trưởng Waffen SS, đại diện thường trực của Himmler cạnh Hitler. Fegelein cưới em gái Eva Braun, bà nầy sẽ trở thành bà Hitler. Thái độ của ông ta đã có nét cao kỳ của người anh em cột chèo với vị lãnh tụ tối cao của chế độ. Kaltenbrunner, lãnh tụ đáng sợ của cơ quan an ninh, ngồi một mình trong góc đọc một tờ báo. Đại diện thường trực của lãnh tụ ngành tuyên truyền và báo chỉ, Lorenz, đang nói chuyên với ông Standartenfuhrer Zander, đại diện của Bí thư Bormann. Thống chế Goering ngồi nơi chiếc bàn tròn ngay chính giữa phòng với Bộ tham mưu của ông : Tướng Koller và Christians. Tướng Burgdorf, Đệ nhất tùy viên của Hitler, đi ngang qua phòng đợi và vào văn phòng. Một lát sau ông trở ra và loan bảo : "Fuhrer mời quí vị vào". Goering đi đầu, những người khác tiếp nối ông theo một thứ tự vị thứ.
Hitler đứng ngay giữa căn phòng đối diện với phòng đợi. Những người mới đến tiến về phía ông. Ông tiếp đón gần như tất cả mọi người bằng một cái bắt tay câm lặng, không một lời chào hỏi nào. Thỉnh thoảng ông hỏi người nầy người kia một câu và được trả lời "vâng, thưa Fuhrer" hoặc "không, thưa Fuhrer".
Tôi dừng lại gần cửa và mở lớn mắt xem những gì xảy ra trước mặt. Chưa bao giờ tôi trông thấy một quang cảnh đặc biệt hơn thế. Đại tướng Guderian có lẽ đang nói với Hitler về tôi vì ông nầy đang nhìn về phía tôi. Guderian ra dấu cho tôi, tôi tiến lại gần. Chầm chậm, người khom xuống, từng bước ngắn, Fuhrer tiến đến trước mặt tôi. Ông đưa bàn tay phải cho tôi bắt và nhìn tôi bằng một cải nhìn thấu suốt hãn hữu. Nắm tay của ông mềm và yếu ớt. Đầu ông lắc lư nhè nhẹ. Chi tiết này còn hiện ra rõ ràng hơn sau đó, khi tôi có thì giờ ngắm ông. Cánh tay trái của ông buông thõng như bị tê liệt, và bàn tay luôn luôn bị run rẩy. Mắt ông có một thứ ánh sáng khó tả cho ta cảm giác một sự sợ hãi, gần như là tàn bạo, vẻ mặt và hai tủi dưới hai mắt xệ xuống chứng tỏ sự mệt mỏi, sự kiệt sức, cử động của ông là cử động của một ông già.
Đấy không còn là một Hitler tự tin ở sức mạnh của mình nữa, sức mạnh được dâng hiến cho dân tộc Đức trong những năm trước và lúc nào cũng được Goebbels bày tỏ ra trong kỹ thuật tuyên truyền của ông. Với Bormann tháp tùng, ông đi từng bước chậm chạp về phía chiếc bàn giấy và ngồi xuống trước một chồng bản đồ. Hôm nay hội nghị phải bắt đầu bằng sự duyệt xét tình hình chiến lược tại Miền Tây và Miền Nam. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Quân lực (O.K.W.) 2 phải thuyết trình và chính Đại tướng Jodl đứng ra nói. Mặc dù là vị chỉ huy của O.K.W., nhưng Keitel không xen vào việc thuyết trình tình hình và còn tỏ ra không hề chú ý đến những gì được trình bày là khác. Những sĩ quan trẻ chủng tôi chỉ gọi ông ta là "Ông Thống chế phân phối xăng". Danh từ ít nhằm tấn công vào cả nhân ông, hơn là các chức vụ của ông. Trong thực tế người ta không biết làm cách nào đề định nghĩa cho đúng vai trò của ông trong tư cách là vị chỉ huy O.K.W. Ông ta chỉ hành xử quyền hạn thật sự trên số dự trữ xăng của Đức Quốc, trong tất cả các lãnh vực khác thuộc thẩm quyền của ông, vị đại diện của Quân lực Đức Quốc Xã này chỉ nhận lệnh của Hitler và mang chúng ra thi hành.
Jodl bắt đầu. Mỗi một lời nói, mỗi một cử chỉ của ông đều thích ứng với khí sắc của Hitler. Ông Fuhrer thì lại không chịu được kẻ khác nói lớn tiếng trước mặt mình. Do đó Jodl nói chậm rãi và bằng một giọng ôn hòa. Tất cả tình hình phía Tây còn bị chế ngự bởi cảm giác gây ra do sự thất bại của cuộc Tổng phản công tại Ardennes 3. Hai phe đối nghịch đang chỉnh đốn lại hàng ngũ. Sau cuộc thất bại thảm hại của chúng tôi, mặc dù với ý chí kiên cường nhứt đời, vấn đề chiến thắng không còn có thề được đề cập tới nữa. Do đó Jodl cố gắng một cách thấy rõ để không làm phật lòng Fuhrer, bằng cách chỉ trình bày các chiến công cá nhân.
"Thưa Fuhrer, ông ta trình bày, trên cao độ này, và với một cây viết chì ông chỉ một điểm trên bản đồ, đàng sau ngôi làng Mesenicht, một cuộc phục kích do bốn quân nhân và một Feldwebel tổ chức, đã bắt được hai tù binh".
Nhưng lần này thì quá đáng, ngay cả Hitler cũng phải đưa tay ra hiệu ngắt lời, và Jodl nói qua các Sư đoàn và các đại pháo. Tại Ý,
hai Quân đoàn của chúng tôi bị địch đẩy lui cho đến phía Bắc Florence. Ai cũng ý thức rằng theo cách trình bày của ông, Tướng Jodl có một nhiệm vụ rất khó khăn. Khí sắc của Hitler hôm nay lại không phải là tốt đẹp nhất. Jodl lại áp dụng phương thức của ông. Ông làm nổi bật tinh thần tranh đấu của một Đại đội quân nhân tiên phong ; Đại đội nầy đã chiến đấu đặc biệt hăng say trong một vụ phản công trong vùng Florence. Thế rồi rất nhanh và rất nhẹ nhàng, như là sự kiện chẳng có gì quan trọng so với thành quả tuyệt diệu do Đại đội nói trên thu đạt đưọc, ông trình lên Hitler cuộc "di tản chiến thuật" của nhiều Sư đoàn trong khu vực hải cận thuộc biển Adriatique. Mọi chuyện đều êm xuôi. Những người tham dự len lén nhìn nhau, người ta cỏ thể nghe cả tiếng thở của họ, Jodl làm ta nghĩ đến một người làm trò quỷ thuật khéo léo, ông ta ở trong nhóm cận thần tả hữu của Hitler từ lâu lắm rồi, và biết ông nầy rất rõ cũng như cách thức làm cho ông nầy vui lòng khi trình lên các báo cáo có vẻ bất lợi. Keitel chưa hề mở miệng lấy một lần và không tham dự vào cuộc thảo luận lúc đó đã được bắt đầu. Tất cả các chuyện đó còn có thể có nghĩa gì nữa đâu ! Chỉ một mình Goering thỉnh thoảng phát ra một tiếng để bày tỏ quan điểm của mình.
Hitler có vẻ bằng lòng với bản báo cáo của Jodl. Ồng ta vừa đùa vừa nói với Trung tá Von John, tùy viên của Keitel : "John, hãy canh chừng kỹ để hai ông già có thể đến với tôi kịp thời trong hầm trú ẩn lúc có báo động oanh tạc nhé".
Phải cả hai đều là những thuộc hạ tuyệt đối tuân phục. Thật không đáng ngạc nhiên chút nào khi nhiều người gọi Keitel một cách đầy ác ý là "Lakei-tel"
(Laquais-tel - gia nô đến thế).
Tiếp theo đó là cuộc duyệt xét tình hình phía Đông. Trong tư cách Tổng tham mưu trưỏng và Chỉ huy trưởng O.K.H. 4, Guderian trình bày một cái nhìn tổng quát về tình hình. Phần trình bàv của ông rất chính xác, đầy tính cách chuyên môn, ông ta không biết đến các thủ đoạn khôn khéo của Jodl. Thái độ của ông được xác định vừa do cả tánh vừa do tình trạng của ông đối với Hitler. Năm 1941, sau vụ thất bại của cuộc tấn công vào Mạc-tư-khoa, Hitler đã bắt Guderian hồi
hưu. Sau vụ chính biến do quân đội chủ xướng ngày 20 tháng 7 năm 1944, tướng Zeitzler, Tổng Tham mưu trưởng bị giải chức, Guderian lại được tín nhiệm trở lại và được chỉ định vào chức vụ ấy. Người ta biết rằng, từ ngày đó, lòng tin của Hitler vào tập thể sĩ quan và vào Bộ Tổng tham mưu đã lung lay rất nhiều. Như vậy sự trở lại quân đội của Guderian không được thực hiện dưới sự tán trợ tốt đẹp. Mối tương quan giữa họ với nhau tương đối tốt đẹp trong mấy tháng đầu tiếp theo sau đó, tuy nhiên một vụ đụng chạm đã xảy ra vào tháng 12 năm 1944. Nó phát xuất từ sự khác biệt trong quan điểm chiến lược. Ít ra Guderian cũng có giá trị riêng của ông là dám cãi lại với Hitler. Có lẽ ông ta gần như là người độc nhất trong đám cận thần của Hitler hãy còn cỏ sự can đảm ấy.
Ngay cả sau sự thất bại của cuộc Tổng phản công tại Ardennes, Fuhrer vẫn bị chế ngự bởi một định kiến là không bao giờ để bị dồn vào thế phòng thủ tuyệt địa. Ồng ta tưởng tượng là có thể dấu được yếu điểm của mình trước kẻ thù bằng cách hành động một cách hung hăng, Adolf Hitler chỉ biết có tấn công. Tấn công bằng mọi giá, đấy là châm ngôn chính trị và quân sự của suốt cuộc đời ông. Mục tiêu chiến lược của ông là trước hết phải tranh thủ thời gian. Guđerian cho rằng quan niệm ấy sai lầm, quan niệm của ông hoàn toàn trái ngược, ông cho rằng các trận tuyến kéo dài quá và lực lượng của chúng tôi không đủ để có thể vừa phát động một cuộc tấn công ở một phía, vừa chống trả khả mạnh trong thế thủ ở phía kia, nhứt là ở phía Đông. Tình hình cực kỳ căng thẳng trên tất cả các tuyến phòng thủ của chúng tôi. Vì lẽ biết quá rõ mặt trận Miền Đông và tiềm lực quân sự của Nga Sô, Guderian đã ước lượng đúng mức mối đe dọa đang đè nặng lên cạnh sườn nầy. Mục tiêu chính của ông là ngăn chặn bằng mọi giá không cho quân đội Nga Sô Viết tràn ngập Trung Âu. Do đó ông đề nghị tập trung tất cả các lực lượng còn khả dụng để kết tạo và phòng ngự một thành lũy hùng mạnh ở phía Đông. Để có thể đạt mục tiêu ấy, lẽ tự nhiên là phải đề phòng tuyến phía Tây yếu đi, từ bỏ các thành công vì uy tín hão và rút bỏ khu vực Courlande.
Chuyện gì đã xảy ra trong thực tế? Hitler đã từ chối rút ra hậu quả của sự thất bại phải gánh chịu tại Ardennes. Ông đã cương quyết ra
lệnh không được để cho cuộc phản công bị gián đoạn và cấm ném vào mặt trận Miền Đông các đơn vị vừa được thong thả. Kết quả là các sự việc mà bộ Tổng tham mưu vừa loan báo đã xảy ra. Ngày 12 tháng giêng, với một lực lượng đáng kể, quân Nga mở một cuộc tấn công vĩ đại vào con sông Vistule, ở phía Nam Varsovie. Vì phòng tuyến của chúng tôi quá yếu nên chỉ cần vài ngày là quân Nga đã phá vỡ gần như hoàn toàn tất cả những cơ cấu phòng thủ của chúng tôi, Ba Lan bị mất, lập tức đến phiên vùng Silésie, rồi phần lớn nhất của Đồng Phổ và các tỉnh ở phía đông con sông Oder. Sau khi chiếm Kustrin, Hồng quân đã ở ngay ngưỡng cửa Bá-linh.
Guderian chấm dứt phần trình bày, chào kính và rút lui. Tôi đến bàn giấy thu dọn các bản đồ sau chót. Rồi đến phiên tướng Christians, chồng của một trong ba nữ thư ký của Hitler. Ông ta bắt đầu trình bày tình hình trên không. Goering và Tham mưu trưởng của ông, Tướng Roller nghe thuyết trình với vẻ xa vắng. Trong khi đó, Guderian đến gần Doenitz, kéo ông này ra cuối phòng và nói nhỏ nhưng với giọng khẩn khoản. Ông ta biết ảnh hưởng của Đô đốc đối với Hitler và Đô đốc sẽ làm cho Hitler chấp nhận đề nghị dễ dàng hơn là ông. Mặt trận vùng Couiande lại được đề cập đến.
Guderian tuyệt đối muốn mang trở về Đức, đề tăng cường cho mặt trận miền Đông, 23 Sư đoàn thuộc các Binh đoàn XVI và XVIII đang bị vây hãm ở đó. Đối với các đơn vị này, mở một đường máu đề tiến về Đông Phổ là chuyện không còn có thể làm được nữa. Cuộc di tản chỉ còn có thể thực hiện được nhờ hai hải cảng Windau và Libau. Nhưng phải làm gấp mới được. Mỗi ngày chậm trễ sẽ làm cho phương tiện chuyển vận bị giảm bớt đồng thời mối nguy sẽ phải gánh chịu nhiều sự tổn thất nặng nề gia tăng. Người ta cần từng binh sĩ một. Tuy nhiên, Hitler, vì Thụy Điển cho nên đã gạt bỏ tất cả các đề nghị của Guderian về vấn đề này. Hitler sợ rằng Thụy Điền sẽ tham chiến vào phút chót mặc dầu Đại sứ của ông ở Stockholm đã đoan quyết ngược lại, và ông nghĩ rằng chỉ có sự hiện diện của các sư đoàn tại Courlande mới còn giữ được không để cho Thụy Điển nhảy vô vòng chiến.
Christians tiếp tục bài thuyết trình. Ông nói về các cuộc oanh tạc của đối phương trên các mặt trận sôi động dữ, và công cuộc tiếp tế bằng đường hàng không cho những đơn vị bị bao vây. Hitler nóng nảy ngắt lời ông : "Goering, công việc chế tạo máy bay săn giặc mới đã đến đâu rồi"?, Goering ấp úng vài tiếng rồi nhường lời cho Roller.
Ông này lại chuyển lời cho Christians trả lời :
"Thưa Fuhrer, công cuộc chế tạo có gặp một vài khó khăn, hệ thống chuyền vận bằng đường sắt ngày càng khó nhọc, tôi...".
Hitler lại ngắt lời ông bằng một cử động đột ngột: "Bỏ qua đi!", ông ta nói với giọng khàn khàn.
Christians lại tiếp tục thuyết trình. Làm sao người ta cò thể chế tạo các kiểu phi cơ mới được ? Vừa mới hoàn thành một kiểu phi cơ và bắt đầu lo sản xuất hàng loạt thì Hitler can thiệp vào bắt hoàn thiện thêm một vài điểm mà kẻ nào đó đã xúi dại ông, ông ta liền ra lệnh cấm xúc tiến việc sản xuất đã gần như xong xuôi và ra lệnh nghiên cứu một kiểu mẫu mới. Kỹ nghệ hàng không Đức do đó không thể nào sản xuất hàng loạt một kiểu máy bay được nữa. Mặt khác, kỹ nghệ hàng không lại phải chịu đựng các cuộc oanh tạc hãi hùng và tỏ ra thua kém Anh Mỹ đến mức độ không còn hy vọng gì nữa.
Tiếp theo là Đô đốc Wagner, tư lệnh hành quân hải chiến trình bày tình hình thuộc lãnh vực của ông. Như thường lệ, Doenitz ngồi ngang mặt Hitler. Bên cạnh ông là Đô đốc Puttkamer, phụ tá cho Hitler từ năm 1934 và là sĩ quan liên lạc với Thủy sư Đô đốc. Chẳng có gì nhiều để trình bày. Vấn đề tiếp tế cho các đơn vị tại Courlanđe và tại Na Uy, vài chiến công yếu ớt của tàu ngầm và vài trận đánh do các đơn vị duyên phòng thực hiện. Chỉ có thế !
Buổi hội nghị về tình hình chính thức coi như đã chấm dứt. Mọi cặp mắt đổ dồn vào Đô đốc Doenitz khi ông nầy nói với Hitler : "Thưa Fuhrer, sau khi thảo luận với O.K.H, tôi có một vài điểm để nói thêm về vấn đề di tản chiến thuật các đơn vị tại Courlande. Kế hoạch di tản đã sẵn sàng. Bằng cách vận dụng tất cả chiến thuyền cơ hữu, bằng cách xử dụng tất cả trọng tải mà chúng tôi có thể cung cấp được và bằng cách nhờ không quân che chở hữu hiệu, tôi tính rằng
chủng ta sẽ cần bốn tuần để đưa người và quân dụng trở về. Tuy nhiên việc bỏ lại một số cơ giới nặng là việc không tránh được. Tổng quát, cần phải rút 500.000 người. Khả năng của Windau và Libau rất đầy đủ để thực hiện chiến dịch". Hitler đứng dậy đi lui đi tới vài bước ngang qua căn phòng. Bỗng nhiên ông ta quay lại và bằng một giọng lanh lảnh, gần như là hét lên, ông tuyên bố :
"Tôi đã nói rằng không thể có vấn đề di tản các đơn vị tại Courlande. Tôi không thể bỏ lại quân dụng. Mặt khác, tôi phải đề phòng Thụy Điển".
Đoạn dịu giọng, ông nói tiếp :
"Có thể đưa về một Sư đoàn, Guderian, trình tôi ý kiến về vấn đề nầy vào sáng ngày mai. Xong rồi, xin cám ơn quí ông. Bormann, xin anh ở lại".
Tất cả các sĩ quan chào kính. Các tùy viên thu dọn tài liệu, và mọi người đi ra, trừ Bormann.
Trong phòng đợi quang cảnh lại náo nhiệt trở lại. Các tùy viên gọi điện thoại. Goering cáo từ cùng với người phụ tá trẻ. Himmler cũng rút lui cùng với Kaltenbrunne và Fegelein. Những người khác ngồi xuống chung quanh các chiếc bàn, giải khát và thảo luận về tình hình. Một binh sĩ hầu cận đến gần Keitel và mở nắp một hộp xì gà mời ông. ông Thống chế cười thoả mãn, chọn một điếu với sự chăm sóc có vẻ quả đáng và sửa soạn châm lửa. Ông ta cũng lấy một điếu thứ hai và nhét vào túi áo nhỏ. Doenitz uống rượu mạnh với các sĩ quan của ông. Mọi người chia tay nhau chừng nửa giờ sau đó. Chúng tôi lại đi theo lộ trình bất tận, qua các hành lang và tiền đình, vượt qua các hàng rào kiểm soát và lính canh, và rồi bước ra ngoài trời. Lúc đó đã 19 giờ 30, chúng tôi lên xe đi về.
° ° °
Bầu trời đêm trong suốt và nhiều sao. Đèn xe tắt hết, chúng tôi tiến qua thành phố tối om, diễn qua trước hàng dãy đống gạch ngói đổ nát bất tận. Không có một dấu hiệu nhỏ nào của sự sống, không một tia sáng yếu ớt nào. Với vẻ ma quái, như là dấu tích còn sót lại của
một thế giới đã biến mất, những bức tường còn lại vểnh mũi nhọn lên trời. Thật khó mà tưởng tượng rằng, ngày trước, nơi đây đã có một thủ đô cực kỳ náo nhiệt, những con đường tràn ngập ánh sáng và sức sống, với những cửa hàng xinh đẹp và nhiều người ăn mặc thanh lịch đi dạo phố. Người tài xế thình lình lái xe chệch sang một bên để tránh một trái bom chưa nổ. Chúng tôi ra khỏi thành phố và chiếc xe lao mình vào con đường thoang thoảng hương thông.
Sau chừng nửa giờ, chiếc xe quanh về phía trái và dừng bánh trước một cánh cổng lớn. Chúng tôi đã đến Tổng hành Dinh Jossen ở cách Bá-Iinh khoảng 30 cây số về phía Nam.
Nó gồm hai nhóm cơ sở chính : "Maybach I" mà hiện tại chúng tôi đang có mặt, và nơi đặt Bộ Tham mưu của O.K.H. và "Maybach II" cách thêm 300 thước ở phía Nam về phía Wunsdorf, nơi đây lại có một bộ phận chi nhánh của O.K.W. Các hầm ẩn trú được kiến trúc như nhà ở được lập lại rải rác trong khu rừng Marche được che dấu kỹ đến nỗi người ngoại cuộc không thề nghi ngờ gì được. Ngay khi vừa đến nơi chúng tôi được báo cho biết một cuộc báo động có thể sắp diễn ra.
Đến 21 giờ, Dinh Tể Tướng gọi đến "Hội nghị tại hầm trú ẩn của Fuhrer vào nửa đêm. Vào theo Đại lộ Hermann Goering. Tướng Gehlen mang theo tài liệu liên quan đến mặt trận Hung Gia Lợi và Poméranie".
Hitler thường triệu tập các cuộc hội nghị đêm kiểu nầy mà không cần nghĩ đến chuyện làm phiền cộng sự viên. Vì chính ông gần như là chỉ làm việc vào ban đêm. Đối với chúng tôi đấy chỉ là một sự mất thì giờ phiền phức. Mỗi lần như như vậy, Guderian cực kỳ phiền giận vì chúng tôi vốn dĩ đã quá nhiều việc rồi. Tôi vừa đặt ống nghe xuống thì Dinh Tể Tướng lại gọi nữa : "Vì lý do bảo động oanh tạc, hội nghị dời lại đến một giờ sáng. Ngoài ra không có gì thay đổi". Lại một đêm không ngủ nữa !
Từ ngày bắt đầu có các cuộc oanh tạc, chúng tôi đã xuống ở tầng nhì của hầm trú ẩn chìm dưới đất. Mỗi một trong 12 hầm trú ẩn có hình mỏng ngựa gồm có hai tầng, hầm nầy nối kết với hầm khác.
Ngoài ra, một hệ thống liên lạc ngầm dưới đất nối liền trụ sở của chúng tôi với trạm 500, một trung tâm điện thoại lớn nhất Đức quốc đặt sâu 20 thước dưới lòng đất. Từ đó xuất phát các mạch dây quân sự và dân sự quan trọng nhất nối liền các trung tâm đầu não của thủ đô và vùng phụ cận với các quốc gia Âu Châu chưa bị Đồng minh tái chiếm. Cơ sở nầy đã hoàn tất từ năm 1939, Tổng hành dinh đã ở đấy trong chiến dịch xâm chiếm Ba Lan 5 và trong thời sắp phát động cuộc tấn công về phía Tây. Vào thời kỳ ấy vị Chỉ huy trưởng là Brauchitsch có tướng Halder làm Tham mưu trưởng. Báo động chấm dứt, chúng tôi lại trở lên. Sự di chuyến bao giờ cũng nhọc mệt vì phải mang theo tất cả các tài liệu quan trọng. Chúng tôi lại trở lại Bá-linh một lát sau nửa đêm. Chân trời được chiếu sáng bởi một đám cháy khổng lồ. Trước khi khởi hành chúng tôi đã hỏi xem coi các khu vực nào đã vừa bị oanh tạc để không bị kẹt nửa đường một cách vô ích.
Chúng tôi rời Đại lộ Hermann Goering để chầm chậm tiến vào lối đi hẹp dẫn đến hầm trú ẩn của Fuhrer. Số lính gác được tăng gấp đôi vào ban đêm. Gần như mỗi bước đều có một lính canh, họ mang tiểu liên và lựu đạn. Trong bóng tối, việc kiểm soát được thực hiện nghiêm ngặt còn hơn ban ngày. Một binh sĩ đưa chúng tôi cho đến lối vào hầm nằm trong hoa viên của Dinh Tể Tướng và giao chúng tôi cho trạm gác ở đấy.
Chúng tôi phải đi xuống 37 bậc thang vì mái hầm bằng bê tông cốt sắt ở đây dày đến tám thước. Hầm trú ẩn của Fuhrer chỉ là một phần của cơ sở ngầm dưới Dinh Tề Tướng và gồm có hai phần : một phần dùng làm chỗ ở đích danh của Hitler, văn phòng, phòng ngủ, phòng tắm và một phòng họp với một phòng đợi. Từ đó một hành lang dẫn đến năm phòng khác : chỗ ở của giáo sư Morell, bác sĩ riêng của Hitler, con chó và bầy chó con của ông ta, một phòng làm trung tâm tin tình báo, một phòng cho đội cận vệ và một WC.... Trong hành lang có bốn tổng đài điện thoại. Mười hai bậc thang đưa lên phần thứ hai mà nóc hầm chỉ dày có ba thước. Chỉ có phần trú ẩn của Hitler là đã hoàn tất khi trận đánh Bá-linh bắt đầu.
Dưới chân cầu thang, chúng tôi gặp lại các sĩ quan SS đã tiếp đón chúng tôi hồi chiều. Chúng tôi phải để lại áo choàng và vũ khí. Các xách tay lại bị khám xét cẩn thận, chúng tôi lại phải bình thản và tươi cười trong khi những cái nhìn như muốn lột trần chúng tôi chiếu thẳng vào người. Rồi chúng tôi đi vào phòng đợi và chờ ở đó. Kaltenbrunner chào Guderian. Bormann vẫn còn ở cạnh Hitler. Sau đó ít lâu, cửa mở và Bormann mời Kaltenbrunner vào.
Chúng tôi ở lại phòng đợi một mình với biết bao ý tưởng. Mới thoạt nhìn, tôi cảm thấy một mối bất thiện cảm không cưỡng lại được đối với Kaltenbrunner, thật khó mà giải thích tại sao. Ông ta cao đến gần hai thước, có cặp vai đặc biệt rộng và hai bàn tay ông là hai chiếc ê tô thật sự. Mỗi lần bắt tay ông ta là tôi lo cho bàn tay của tôi. Nét mặt của ông có vẻ thô lỗ và hung dữ. Một vết thẹo dài vắt ngang mặt và không bao giờ người ta có thể tưởng tượng được đó là một người trí thức. Ông ta gốc người Áo và tạo được sự nghiệp bằng sự cuồng tính và tính tàn nhẫn và những mưu mô, các mưu mô nầy không phải do chính ông ta tự tay sắp đặt tất cả. Vì lẽ các mưu mô ấy xác định tính cách đặc biệt của môi trường ông ta sống, tưởng nên ngừng tại đây một lát vì lẽ cũng có đôi chút thú vị.
Sau khi nắm chính quyền và cho đến lúc cuộc chiến sắp bùng nổ, chính Heydrich là người nắm giữ nhiệm vụ lãnh đạo ngành An ninh của chế độ tập họp dưới quyền lực lượng cảnh sát hình sự và chính trị cũng như cơ quan SD và sở Gestapo ; ông ta còn tiến đến mức đặt Himmler vào một thế có thể gọi là lệ thuộc vào ông ta. Đấy là câu chuyện ai ai cũng biết mà Heyđrich luôn luôn biết dàn xếp để đạt đưọc cứu cánh của mình. Sau khi chiến tranh bắt đầu, vài người thân cận của Himmler, nhất là Schellenberg và Ohlendorf thành công trong việc bôi đen Heydrich với Himmler. Heyđrich thấy ảnh hưởng của mình đối với Hỉmmler giảm sút nhưng đã dàn xếp để chiếm được sự tin cẩn của Hitler. Tính kiêu căng bệnh hoạn của ông, lòng tham vọng vô biên làm cho ông ta muốn có một lãnh vực hoạt động mới hoàn toàn độc lập với Himmler. Ông đã đạt đến kết quả là được bổ nhiệm vào chức vụ Toàn quyền Bảo hộ xứ Bohême Moravie và bị ám sát chết năm 1943 6 bởi những người Tiệp Khắc sau khi đặt xứ này duới một chế độ khủng bổ đẫm máu. Himmler lợi
dụng cơ hội để củng cố vị trí của mình, ông phải ngăn chặn sự trở lại của một người đối thủ nguy hiểm như thế.
Do đó ông ta đã gạt bỏ Streckenbach, môn hạ của Heydrich để gọi Kaltenbrunner thế vào chức vụ cũ của ông này, lúc đó Kaltenbrunner là lãnh tụ cơ quan Gestapo và cơ quan SD tại Vienne. Thoạt tiên Kaltenbrunner chỉ là một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay của Himmler, nhưng chẳng bao lâu sau lại bị lôi cuốn vào một đợt sóng khác.
Lúc ấy có ba người cạnh tranh nhau để dành sự sủng ái của Hitler : Goebbels, Himmler và Bormann. Ribbentrop bị gạt ra ngoài từ lâu rồi, chính Goering cũng bị dồn vào phía sau. Uy tín của ông ta bị sứt mẻ nhiều do sự thất bại của Không quân Đức. Mỗi người trong số năm người đó ghét cay ghét đắng những người khác, và tìm cách dùng mưu hoành đạt nhau một cách thường trực.
Khi Himmler được bổ nhiệm làm Tư lệnh Binh đoàn "Vistule" vào năm 1944, và bắt đầu tập trung trong tay càng ngày càng công khai, toàn bộ quyền binh dân sự và quân sự, Bormann đã cảm thấy rất sợ hãi cho vị thế của chính mình, ông ta tin rằng có thể tìm thấy nơi Kaltenbrunner một dụng cụ thích nghi cho các sự vận động của ông. Khéo léo, đầy âm hiểm, ông ta cố gắng đẩy Kaltenbrunner lên vai trò quan trọng hàng đầu cạnh Hitler. Các cuộc vận động của ông ta càng được dễ dàng thêm, nhờ sự kiện theo đó Himmler, do các chức vụ mới, bắt buộc phải thường có mặt tại Tổng hành dinh của ông ta đặt tại Bade, san đó lại được di chuyến đến Prenzlau, phía Tây Nam Stettin, đề chứng tỏ khả năng quân sự của ông. Kaltenbrunner leo rất mau lên các cấp bậc đến mức được Hitler ra lệnh trực tiếp mà không cần phải qua trung gian Himmler, thượng cấp của ông ta.
Chúng tôi chờ đợi khoảng nửa giờ khi Hitler, Bormann và Kaltenbrunner xuất hiện. Sau nghi thức chào hỏi ngắn ngủi, chúng tôi bước vào phòng và Hitler lập tức yêu cầu Guderian trình bày tình hình mặt trận Miền Đông. Căn phòng nhỏ chỉ rộng chừng năm thước vuông, vách tường trơ trụi và được quét vôi màu xám. Bàn ghế trong phòng chỉ có một ghế dài nâu, gắn liền vào tường, một chiếc
bàn lớn trải bản đồ và một ghế bành nhỏ. Số người tham dự hôm nay rất hạn chế. Guderian biết rằng phải lợi dụng cơ hội rất hiếm có nầy. Ông ta cố gắng hết sức làm cho phần trình bày càng nổi bật càng tốt và đặc biệt đưa ra ánh sáng mối đe dọa đè nặng lên Bá linh, Đức Quốc, ông tuyên bố một cách cương quyết, sẽ đứng vững hay sẽ sụp đổ cùng với Thủ đô của nó. Vậy phải cố gắng bằng mọi giá đẩy xa sự đe dọa đó. Hitler hỏi tầm quan trọng của các lực lượng mà Hồng quân đang điều động về phía Bá-linh. Tương quan lực lượng là 5 chống 1 và phần bất lợi thuộc phía chúng tôi. Gehlen muốn trải các cuộn bản đồ đế nhấn mạnh cho Hitler rõ hơn sự bất cân xứng lực lượng đó. Nhưng Hitler ra hiệu ngăn ông lại.
Guderian tiếp nối phần trình bày và giải thích chi tiết kế hoạch của ông về vùng Poméranie. Ông ta vận dụng tất cả tài thuyết phục của mình để chứng minh rằng tình thế của chúng tôi rất tuyệt vọng và các đề nghị của ông là cơ may độc nhất của chúng tôi để thoát hiểm. Cần phải hồi hương ngay lập tức hai Binh đoàn đang trú đóng tại Courlande, tập họp tức khắc các lực lượng trừ bị có thể vận dụng được trong nội địa, di chuyển ngày đêm đến Poméranie cùng với Quân đoàn VI Thiết kỵ SS do Sepp Dietrich chỉ huy, vừa mới chiến đấu tại Arđennes, và đừng do dự để cho phòng tuyến phía Tây yếu bớt. Như vậy người ta có thể tập trung từ 30 đến 40 Sư đoàn với chừng 1.500 chiến xa. Với các lực lượng ấy Guderian sẽ tấn công tại Poméranie hướng về mặt Nam và tại khu vực Glogau hướng về mặt Đông Bắc. Ông ta hy vọng thế này : thứ nhất, đẩy xa nguy cơ đang đe dọa Bá-linh thứ hai, tái chiếm vùng Silésie và các nhà máy kỹ nghệ của vùng nầy, thứ ba, xây dựng một tuvến phòng ngự vững chắc dọc theo biên giới, phòng tuyến nầy sẽ mang tên là phòng tuyến Tirschtiegel. Phải dốc hết toàn lực vào lá bài cuối cùng còn lại nầy. Nếu địch quân đầy mạnh được lợi điểm của họ ở phía Tây, hậu quả sẽ ít trầm trọng hơn là nếu tình hình sa sút ở phía Đông. Phải đẩy Hồng quân ra khỏi Đức Quốc bằng mọi giá.
Guđerian bắt đầu nói nhanh hơn và với nhiều nhiệt tâm hơn thường lệ. Ông ta không lưu tâm đến các cử chỉ của bàn tay Hitler như muốn để qua một bên, gạt bỏ các đề nghị của ông, mà cứ tiếp tục giải thích sự cần thiết phải chấp nhận các đề nghị đó, được hỗ trợ
bởi các tin tình báo do Gehlen mang lại, đó là các tin tức cực kỳ chính xác. Ông ta trỏ vào các bản đồ, các đồ biểu, các bản liệt kê dựa theo kết quả của các chuyến bay thám thính, của các cơ sở tình báo, các cung từ tù binh và đào binh.
Hitler không ừ hữ một tiếng nào cả. Ông ta nhìn chăm chăm vào các tấm bản đồ như là không nghe thấy gì cả. Hai bàn tay ông nắm lấy nhau một cách xung động. Guderian dứt lời. Ông ta mệt mỏi, nhìn Hitler tràn đầy hy vọng. Hitler vẫn luôn luôn bất động. Ông ta tạo một sự im lặng đầy lo ngại, đôi lúc bị khuấy động bởi những tiếng ầm ầm xa xa do các trải bom nổ chậm phát nổ. Tôi gần như không dám thở và cảm thấy tim mình đập mạnh liên hồi. Số phận của mặt trận Miền Đông đang được quyết định. Hitler chậm chạp đứng dậy kéo lê chân đi vài bước và nhìn trân trối vào khoảng không. Thình lình ông ta dừng bước và ra lệnh cho chúng tôi lui ra một cách mau lẹ và lạnh lùng. Chỉ có Bormann ở lại với ông ta.
Con xúc xắc cuối cùng vừa được quăng ra......
--------------------------------
1Đọc:"Những trận đánh lịch sử của Hitler"; sách in lần thứ hai — Sông-Kiên xuất bản.
2O.K.W. : Ober Kommando der Wehrmacht : Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Quân lực.
3Đọc : "Những trận đánh lịch sử của Hitler Sòng Kiên xuất bản —Sách in lần thứ hai.
4O.K.H. : Oberkommanđo des Heeres: Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân.
5 -
Đọc: "Hitler, người phát động thế chiến thứ hai" Sông Kiên xb — 6
Sách đã phát hành.
CHƯƠNG II.
HITLER VÀ CÁC TƯỚNG LÃNH CỦA ÔNG
Như thường lệ, Hitler không chịu nghe theo các đề nghị của Bộ Tổng tham mưu. Số 22 Sư đoàn của các Binh đoàn XVI và XVIII vẫn ở lại Courlande. Quân đoàn Thiết kỵ SS và vài Sư đoàn có thể được trích ra từ mặt trận Miền Tây và tại Đức vẫn không được gởi đến Poméranie, nơi đây binh sĩ của chúng tôi coi thường cái chết đề chiến đấu chống lại một bức tường thép lửa. Nhưng tại Hung Gia Lợi, 1200 chiến xa được tập trung đề thực hiện một cuộc tấn công điên rồ lên mạn Bắc và mạn Đông hồ Balaton, nẳm về phía tây Budapest. Tại đấy đã có sẵn lực lượng tập trung của Binh đoàn VI chỉ huy bởi Tướng Balk, Quân đoàn VI Thiết kỵ của Sepp Dietrich và một đơn vị kỵ binh. Ý định của Hitler là bắt họ tấn công về phía Nam và phía Đông để tái chiếm tất cả khu vực nằm giữa Punfkirchen và ngã ba sông Danube với sông Drave, tái hội nhập Budapest vào hệ thống phòng thủ Đức lấy sông Danube làm xương sống của tuyến phòng thủ ấy. Ngược lại cuộc tấn công tại Poméranie thì được đảm trách bởi Binh đoàn III, rất yếu, với chừng 500 chiến xa.
Tuy nhiên Guderian vẫn không sờn lòng. Cho đến tháng 3, cùng hiệp ý với Tướng Gehlen, ông đã cố thuyết phục Hitler từ bỏ các kế hoạch của ông ta nhưng không có kết quả nào khác hơn là càng bị Hitler nhìn với một nhãn quan xấu.
Khi Gehlen tỏ ra khẩn khoản trong một cuộc tiếp xúc mới, trưng ra các tin tức tình báo chính xác, dựa trên các sự kiện hiển nhiên, chứng minh ưu thế to tác của địch quân, nhấn mạnh rằng địch quân làm chủ bầu trời và họ không ngừng gia tăng sản xuất chiến xa và đại bác, Hitler thình lình đứng bật dậy và tuyên bố một cách kiêu kỳ :
"Tôi bác công việc này của Bộ Tổng tham mưu. Đoán biết ý định của quân thù và từ đó rút ra những kết luận hữu ích là công việc của bậc thiên tài, và bậc thiên tài thì không bao giờ bận bịu vì các chuyện vụn vặt như các chuvện mấy ông trình tôi !"
Đến mức ông còn cấm Guderian và Gehlen trình bày tình hình "một cách có ẩn ý" mỗi khi họ phải trình báo lên ông những tin tức xấu. Nhiều lần ông ta tuyên bố rằng ông có bốn phận phải theo đuổi mà không vướng mắc một trở ngại nào các chủ tâm của một đại lãnh tụ quân sự của ông. Vào đầu tháng 4, ngay sau khi Guderian ra đi, Tướng Gehlen bị cất khỏi chức vụ chỉ huy "phân bộ quân đội ngoại quốc Miền Đông", và theo lệnh của Fuhrer, phân bộ này phải thu hẹp lại đến nỗi không còn có thể làm được việc gì nghiêm chỉnh nữa. Lưỡi búa cũng giáng lên chính Guderian sau đó.
Trong vòng tháng 3, nhiều khó khăn đã xảy ra trong việc lựa chọn các vị chỉ huy quân sự. Nhân một buổi họp, Guderian lưu ý Hitler về Thống chế Manstein, và đề nghị gọi Thống chế trở lại quân đội. Manstein là người đã chiến thắng tại Sévastopol và sau đó là một trong những Tướng lãnh sung sướng nhất hoạt động với Binh đoàn XI trong khu vực phía Nam của mặt trận Miền Đòng. Tuy nhiên ông đã phạm "lỗi lầm không thể tha thứ được" là nhiều lần dám khuyên Fuhrer cẩn thận trong đường lối chiến tranh tại Nga Sô. Ông ta phải về vườn. Khi Guderian nêu tên ông ta ra trước hội nghị, Hitler trả lời : "Nếu tôi có được 40 Sư đoàn xung kích được trang bị tuyệt hảo, tôi sẽ không giao cho ai khác chỉ huy ngoài Manstein. Có lẽ đó là sĩ quan giỏi nhất mà Bộ Tổng tham mưu đã sản xuất ra, nhưng tôi không thể dùng đến ông ta trong tình thế hiện tại. Ông ta không tin tưởng ở chủ nghĩa Quốc Xã. Do đó ông ta không thể nào chịu đựng nỗi gánh nặng trách nhiệm mà ngày nay là bổn phận của mỗi một đại lãnh tụ quân sự".
Vào tháng 3, khi Hitler được báo cho biết sự thất bại của trận phản công tại hồ Balaton, ông ta nổi một con thịnh nộ kinh hồn chưa từng thấy. Ông ta quên mất rằng chính mình đã ra lệnh mở cuộc tấn công đó. Theo ý ông, cuộc thất trận này phát sinh do sự thiếu nhiệt tình của Tướng Woohler, Tư lệnh Đạo quân miền Nam. Tay nắm chặt, ông ta hét lớn với Guderian : "Woohler đã luôn luôn chống lại chủ nghĩa Quốc Xã với thái độ ngạo mạn tệ hại nhứt. Hắn không có nhiệt tâm. Một con người nắm trong tay nhiều trách nhiệm to lớn mà như vậy thì thử hỏi tôi còn có thề trông cậy được gì ?" Lập tức Woohler bị bãi chức.
Khi cần phải chỉ định một Quân ủy trưởng cho vùng Fradfort-sur Oder, Guderian và Jodl tìm cách đề nghị Đại tá Von Bonin, trưởng phòng hành quân của Bộ Tư lệnh Lục quân (O.K.H). Khi phòng tuyến Đức bị chọc thủng trên sông Vistula bởi đợt tấn công của Nga sô ngày 12 tháng giêng năm 1945. Hitler đã ban hành mệnh lệnh nổi danh về việc trấn giữ các thành lũy, lệnh này ấn định rõ ràng rằng các thành lũy phải được tử thủ dầu cho hoàn cảnh có đến thế nào đi chăng nữa. Đặc biệt là Varsovie phải được chống giữ cho đến người lính cuối cùng. Năm ngàn binh sĩ trú đóng ở đầy dưới quyền chỉ huy của một tướng lãnh. Lệnh tử thủ được chuyển đến thành phố chậm mất 12 tiếng đồng hồ. Do đó, đội quân trú phòng Đức đã có thể di tản chiến thuật để không bị vây hãm trong thủ đô Ba Lan. Không có một chứng cớ nào cả, nhưng Hitler vẫn đổ trút hết trách nhiệm về sự chậm trễ ấy cho Bonin và giao ông ta cho Sở Mật thám Gestapo. Viên đại tá biến mất trong nhà lao Lehrter Bahnhot, dù tội trạng của ông ta không bao giờ được xác định rõ ràng.
Jodl nói với Hitler : "Thưa Fuhrer, để chống giữ Francfort, nếu Ngài muốn cử một sĩ quan có khả năng nhất, cương quyết nhất trong Quân lực, thì cần phải dùng Đại tá Von Bonin".
"Không thể được, Hitler gầm lên, tôi không thể dùng một người không chịu thi hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của tôi". Vấn đề được giải quyết xong và Đại tá Von Bonin tiếp tục nằm khám. Và không ai biết được số phận của ông ta như thế nào cả.
Cơn thịnh nộ của Fuhrer đã vượt khỏi mọi giới hạn khi người ta báo cho ông tin thất trận của một "đảng viên Quốc Xã cuồng tín". Khi biết Vienne thất thủ, Hitler đã lâm vào một trong những cơn giận dữ dễ sợ nhất đời. ông ra lệnh giáng Sepp Dietrich 1 xuống thành binh nhì và lột hết huy chương.
Đúng y lệnh về các thành lũy, tất cả các thành phố và các địa phương quan trọng nằm phía sau đường giới tuyến đã được lịnh thành lập nhiều đồn lũy phòng ngự. Nếu quân đội Đức bị bắt buộc rút lui nữa, thì tất cả các cái gọi là "pháo đài" ấy, được đặt dưới quyền chỉ huy của một tướng lãnh, phải chiến đấu, ngay cả trong các trường hợp tuyệt vọng nhứt, cho đến giọt máu cuối cùng. Vì lẽ
từ lâu đã không còn các đơn vị được huấn luvện kỹ càng để đảm nhận sứ mạng ấy nữa, nên lịnh tử thủ đã trở thành tương đương với việc làm cho nhiều ngàn người Đức không có khả năng chiến đấu bị thảm sát một cách vô ích.
Vào tháng 2 và 3 năm 1945, tình hình bước sang một khúc quanh bi thảm cả ở phía Tây lẫn phía Đông. Sau khi vượt qua cầu Remagen, quân lực Anh Mỹ như một triều sóng ồ ạt tràn qua Đức quốc. Không có ngưng nghỉ, nhịp độ tiến quân tăng dần. Chính lúc đó, được hậu thuẫn bởi sự tuyên truyền ồn ào của Goebbels, Hitler tuyên bố phát động chiến tranh du kích với sự hiện hữu của tổ chức Werwolf. Mô phỏng theo khuôn mẫu của du kích quân Ba Lan, và Nga và Các phong trào bí mật tại các Quốc gia bị Đức chiếm đỏng, các toán quân võ trang sẽ từ mặt đất chui lên thình lình. Con nít, đàn bà, ông lão mọi người phải cố gắng tiêu diệt kẻ thù bằng các cuộc phục kích liên miên bất tận.
Có thật là Hitler đã nghĩ rằng công trình tuyệt vọng ấy còn có thể làm chậm lại sự suy đổ về mặt quân sự, có thể chận đứng được dòng biến chuyển của tình thế không ? Liệu có phải ông đã tin tưởng một cách chân thật rằng dân tộc Đức sẽ đi theo ông trong ý định tự sát không ? Hay là ông ta tự thấy mình như một vĩ nhân anh hùng trong một vở tuồng vĩ đại của Wagner, một anh hùng duy thực một cách tàn khoe, đứng giữa đống lửa đang cháy muốn kéo theo tất cả dân tộc Đức trong buổi hoàng hôn của "Đại Đức quốc ngàn năm" của ông ta ? Thật không thể nào đoán được cái gì thực sự đã xảy ra phía sau vầng trán của con người ấy. Đã từ rất lâu, Hitler không còn tiếp xúc với dân tộc Đức và không còn hiểu họ nữa. Dân tộc nầy đã mệt vì chiến tranh, mệt mỏi không thể tả được, dân tộc ấy đã trở nên bạc nhược sau sáu năm chiến đấu và chịu đựng oanh tạc. Họ muốn hòa bình, chỉ có hòa bình mà thôi. Chắc tổ chức Werwolf phải được một nhân vật nào lạc quan lắm chuẩn bị, mới có thể hứa hẹn cả bóng dáng của sự thành công được. Nếu chiến tranh du kích thành công được ở Nga, ở Ukraine, ấy chính là vì một chính sách điên cuồng đã buộc dân chúng phải tham gia để loại trừ nó, ấy chính là vì phòng tuyến quá rộng và vì Đức quốc không có đủ người để trải đầy khoảng đất ấy. Nếu các phong trào bí mật đã thành công tại
Pháp, Na Uy, Đan Mạch ấy chính là nhờ họ nhận được vũ khi và một sự trợ giúp tích cực về mặt tinh thần từ sự tuyên truyền của địch (Đồng minh), và cũng vì họ có thể tin tưởng vào một sự cứu giúp trực tiếp rất gần gũi, Đức quốc không hề có bất cứ điều kiện nào trên đây.
Hoạt động của phong trào Werwolf đã nhanh chóng được xác nhận là con số không, bởi vì các quân lực của địch tiến quá mau và, ngoài ra, vì dân tộc Đức đã gần như hoàn toàn từ chối theo đuổi hình thức chiến tranh ấy. Ngay cả người binh sĩ ưu tú nhất của Hitler cũng gần như không đáp ứng lời kêu gọi của ông ta. Khi Sư đoàn VI chuyên chiến đấu trong rừng núi gồm toàn quân SS. Sau khi từ Na Uy rút về, bị quân Mỹ vây hãm trong vùng Taunus, Hitler ra lịnh cho mười lăm ngàn người của ông phân tán mỏng để làm nòng cốt cho các tổ chức của phong trào Werwolf. Mệnh lệnh đã không đạt được kết quả nào.
Nếu sứ mạng của tổ chức Werwolf ở phía Tây là ít ra cũng làm chậm đà tiến quân của địch, thì về phía Đông, bằng một chiến dịch báo chí và tuyên truyền, người ta cố gắng khích động dân chúng chống lại Hồng quân theo phương cách dã man, tàn bạo nhứt. Vào tháng 3, Guderian đưọc kêu gọi tham dự chiến dịch nầy. Trong một cuộc họp báo tại phòng hội của Bộ tuyên truyền, ông ta nói về các hành động bạo tàn của quân Nga ở phía Đông. Trong khi đó làn sóng tị nạn kinh hoàng và bất tận lại dâng cao, cấp bách. Một bức tường liên tục gồm toàn xe cộ bị phá hư, người và vật đang ngoắc ngoải vì đói và lạnh, dựng lên hai bên cảc con đường từ phía Đông đến. Trong những nhà ga tại Bá- linh vô số các chuyến tàu liên miên đổ xuống những con người khốn khổ đó, mà phần nhiều đã phải di chuyển trên các toa lộ thiên dưới trời tuyết giá. Vô số người đã ngã chết, họ đã chịu đựng các nỗi thống khổ không thể tả được và phi cơ Đồng minh đã làm gia tăng nỗi nguy khốn của họ.
Nhưng Hitler chẳng thấy gì về tất cả các chuyện đó, hoặc giả, ông ta không muốn thấy để khỏi mâu thuẫn với "nguồn cảm hứng thần thánh của ông". Trong những năm sau cùng của cuộc chiến, ông ta ít khi rời khỏi Tổng Hành Dinh đặt tại Rastenburg, ở Đông Phổ, nơi
đây ông sống trong cảnh đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la và những hồ vĩ đại. Sự tĩnh mịch và vẻ mỹ lệ của phong cảnh không hề gợi ra một tí gì về các sự khiếp đảm của chiến tranh. Đối với ông, chiến tranh chỉ gồm trong những con số, những đường vạch bằng viết chì xanh đỏ trên bản đồ tham mưu. Ông cũng lại chẳng hạ lệnh trình ông coi các hình ảnh của các sự tàn phá thực sự do các cuộc oanh tạc gây ra, hình ảnh có thể cho ông ít ra là một ý tưởng gần gũi với thực tại. ông ta biết được gì về nỗi đau khổ của dân chúng ? Những kẻ thân cận đã rất khổ sở khi tìm cách dấu ông tất cả những tin tức xấu để khỏi khuấy động niềm tin tai hại của chính ông. Trong khi Churchill, ngày trước bị Hitler cho là "một tên ngu ngốc về phương diện quân sự", trèo lên các đống đổ nát tại Luân-đôn đề truyền niềm hy vọng cho dân chúng, tiến lên tuyến đầu với điếu xì gà nơi miệng và võ trang bằng một chiếc gậy, đề khuyến khích quân sĩ bằng sự hiện diện của mình, thì Hitler lại ẩn náu trong vùng rừng núi Đông Phổ, đằng sau một đạo quân SS võ trang cùng mình mà không hề một lần xuất hiện cả trước dân chúng của các thành phố đã bị tàn phá, lẫn binh sĩ đang chiến đấu ngoài tiền tuyến. Mặt khác ông lại để thì giờ lo những việc vô ích nhất. Quốc sự cũng như các quyết định liên quan đến sự sống chết của hàng ngàn người có thể phải bị chờ đợi đó khi ông ta bận xem xét một vài mẫu hình vẽ vài huy chương mới. Ngay cả vào thảng 3 năm 1945 ông ta vẫn còn đòi trình bày một dự án thuộc loại nầy. ông cũng còn có thể trình bày hàng giờ về các kế hoạch kỳ dị mà ông đã dày công hoạch định đề tái thiết Thủ đô và các thành phố lớn tại Đức. Người ta có thể chấp nhận rằng đó là những lúc nghỉ ngơi của ông, một kiểu xả hơi như Roosevelt chơi tem, nhưng ít ra các tên "ngốc nghếch" Churchill và Roosevelt ấy cũng còn khả thông minh biết để cho các tướng lãnh của họ lo liệu cảc vấn đề quân sự. Trong một lần duy nhất Hitler có cơ hội thoảng nhìn quang cảnh thủ đỏ bị san bằng. Đấy là vào cuối tháng 11 năm 1944, khi ông rời Tổng Hành Dinh tại Rastenburg được mệnh danh là "Wolfschanze" (hang sói) và là nơi đã xảy ra cuộc mưu sát ngày 20 tháng 7, để đến đóng đô "tạm thời" ở Bá-linh. Khi đi qua vùng ngoại ô trên chuyến xe lửa đặc biệt, ông ta đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc và xúc động khi thấy quang cảnh hoang tàn sụp
đổ. Ông nói với đảm thân cận rằng không bao giờ ông có thề ngờ rằng các quả bom lại có thề có hiệu quả đến như vậy !
Năm 1945, khi tình hình kinh tế và quân sự biến chuyền ngày càng nhanh về phía thảm họa, Guderian cố thử can thiệp vào lãnh vực chinh trị. Bác sĩ P. Barandon, người nhân viên liên lạc mới giữa Bộ ngoại giao và Bộ Tổng tham mưu đến trình diện ông lần đầu tiên đêm 23 tháng giêng, Ông trình bày cho bác sĩ nghe nguyên nhân và hậu quả của sự sụp đổ của phòng tuyến Miền Đông và so sánh tình hình hiện tại với tình hình tháng 10 năm 1918. Để kết thúc, Guderian tuyên bố rằng phải lập tức cố tìm cách thương thuyết một cuộc ngưng bắn với đối phương của chúng tôi ở phương Tây.
Ngay tối hôm đó, Barandon đến tư đinh Tổng trưởng Ngoại giao. Cuộc tiếp xúc ban đêm với von Ribbentrop có tính cách khá đơn phương và không mang lại kết quả mào. Ribbentrop không hề hỏi Hitler liệu ông ta có thuận cho điều đình ngay tức khắc một cuộc ngưng bắn ở phía Tây không. Và để kết thúc, ông ta tuyên bố trong dáng điệu của một nhân vật lớn của Quốc Gia rằng Bộ Tổng Tham mưu trở nên điên rồ rồi sao. Guderian và Ribbentrop lại được cơ hội gặp nhau ngày 25 thảng Giêng, nhưng kết quả vẫn không có gì. Hai ngày sau, Bộ Tổng Tham Mưu lại đòi hỏi một cách thúc bách hơn nữa, phải mở các cuộc thương thuyết để đi đến ký kết ngưng bắn với Tây phương, vẫn không có gì xảy ra cả.
Guderian không sờn lòng và cố gắng hoạt động thêm trên bình diện chính trị. Vào giữa tháng ba, qua một đài phát thanh trung lập, ông ta biết có một bác sĩ Hess nào đó đã thăm dò tại Stockholm về một giải pháp hòa bình. Bác sĩ Barandon vẫn đóng vai trò trung gian. Ông ta gặp Ribbentrop ngày 21 tháng 3 và một cuộc gặp gỡ, có tôi tham dự, đã được tổ chức giữa ông Tổng trưởng và Đại tướng. Buổi họp không đưa đến một điều gì tích cực cả. "Quân đội không nên kêu gọi Bộ Ngoại giao điều đó mà phải chiến đấu, chiến đấu nữa, luôn luôn chiến đấu", đấy là những lời mà Ribbentrop đã nói để chấm dứt buổi hội đàm.
Từ đó, Guderian và Barandon đã hiểu rằng tìm kiếm một giải pháp mau lẹ qua ngõ Bộ Ngoại giao là vô ích. Do đó họ quyết định nói với
Himmler. Ngay hôm sau khi tiếp xúc với Ribbentrop, Guderian đến kiếm Himmler tại Prenzlau. Himmler đã tỏ ra rất cởi mở và khá quan tâm đến những lời trình bày của Guderian, tuy nhiên ông ta từ chối hậu thuẫn Guderian và tuyên bố rằng Hitler sẽ đuổi cổ ông ta lập tức hoặc xử bắn ngay nếu ông ta dám trình các đề nghị như thế.
Vậy thì phải dò ý tứ Goering. Chính Himmler tự nguyện tiếp xúc với ông nầy. Ông ta đến Karinhall và nói chuyện với Thống chế trong bốn giờ. Goering tuyên bố phần ông thì hoàn toàn đồng ý rằng phải hành động, nhưng từ chối nói với Hitler vì như vậy là phạm vào lời thề trung thành với ông này. Vả lại, ông ta giải thích, trong trường hợp đó Hitler sẽ đuổi cổ ông ta ngay. Từ đó, Himmler hành động riêng rẽ, sáng suốt hơn Hitler về phương diện chính trị, Himmler đã có các cuộc tiếp xúc với Bá tước Polke Bernadotte qua trung gian của bác sĩ Kersten người Thụy Điển, và do lời khẩn cầu của các người Thụy Điển, ông cho phóng thích khỏi các trại tập trung vài ngàn tù nhân chính trị Na Uy và Đan Mạch mà không cho Hitler biết. Chắc chắn ông ta hy vọng rằng bằng cách ấy, một ngày nào đó, mạng sống của ông sẽ được cứu thoát. Schellenberg đóng một vai trò quan trọng các cuộc thương thảo nầy, ông ta cùng được giao cho nhiệm vụ hồi hương lén lút các tù nhân được phóng thích và đã đến Thụy Điển nhiều lần. Khi Ribbentrop nghe tin Bernadotte có mặt ở Bá-linh, ông ta yêu cầu Bá tước đến gặp, nhưng câu chuyện của họ không dính dáng gì đến chính trị. Bây giờ Himmler cho Bá tước biết ông ta sẵn sàng thương thuyết với Anh Mỹ về vấn đề đầu hàng của Đức quốc, nhưng không thương thuyết với Nga sô. Ông ta nghĩ có thể ly gián Đòng minh bằng cách đề nghị quân đội Đức buông khí giới tại mặt trận Miền Tây và phía Nam, trong khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Miền Đông. Hitler và đám cận thần sẽ bị loại trừ, chính ông ta, Himmler sẽ nắm quyền lãnh đạo Đức quốc. Tất nhiên là Đồng minh không chấp nhận đề nghị này. Bá tước Bornađotte kể lại chi tiết các cuộc thương lượng nầy trong cuốn "Slutet" (Hồi chung cuộc). Lời xét đoán của Bá tước về Ribbentrop rất là bất thuận lợi.
Ít lâu sau, ngày 20 tháng 3, trong một phiên họp tại phòng làm việc, Hitler khuyên vị Tổng tư lệnh Guderian nên đi dưỡng bệnh tim tại
một dưỡng đường. Guderian hiểu và cám ơn. Ngày 30 tháng 3 ông nộp đơn từ chức.
Trong khoảng thời gian đó, cuộc bại trận diễn ra dưới các hình thái hỗn loạn, tại Poméranie, và tại Hung Gia Lợi. Poméranie đã thất thủ và hai Binh đoàn chiến đấu tại Dantzig và Đông Phổ bị cắt làm đôi. Lệnh tấn công tại Hung Gia Lợi thì đưa đến một cuộc triệt thoái với hậu quả nặng nề. Phần lớn các cuộc tấn công đều do cảc đơn vị SS đảm trách, và vì lẽ Hitler quan niệm sự thất trận vốn do tình trạng thiếu cuồng tín, vì thế đến phiên các đơn vị SS cũng bị thất sủng. Himmler bị giải chức Tư lệnh tại Poméranie vì thiếu khả năng. Do lệnh của Hitler, không những chỉ có Sepp Dietrich mà tất cả các Sư đoàn SS tại Hung Gia Lợi, từ sĩ quan đến binh sĩ đều bị tước quyền mang chiếc băng tay đặc biệt của đơn vị SS. Trong số đó có đơn vị "Leibstandarte Adolf Hitler", đơn vị "Hitler - Jugend" và "Das Reich" mà ngày trước được coi như ưu tú của các đơn vị ưu tú và đặc biệt rất hãnh diện với huy hiệu của họ. Trong khi ra mệnh lệnh truất quyền nầy, Hitler giận bốc khói, la hét như một kẻ điên tiết.
Vào thời đó, một nhân vật mới xuất hiện trong các buổi họp : Tướng Krebs, người kế vị Guderian, vốn là Tham mưu phó của O.K.H. Những người được chứng kiến các biến cố cuối cùng tại Dinh Tể Tướng đều nhận thấy rằng Hitler chắc chắn sẽ chọn Tướng Krebs. Ông Tướng nầy là một đảng viên Quốc Xã khích động, một kẻ cuồng tín của Hitler, một người không bao giờ mang lại một điều gì mâu thuẫn với ý nghĩ của lãnh tụ mình. Lúc được chỉ định vào chức vụ mới, ông đang là Tham mưu trưởng của Thống chế Model.
Mặt khác, ông ta lại là bạn thân của Bormann.
Trong khi cuộc chiến hãy còn tiếp diễn tại biên thùy Đông Phổ, Guderian đã đưa ra một mệnh lệnh về vấn đề huấn luyện và gia nhập các đơn vị Wolkssturm. Bormann cho rằng như thế là xen vào lãnh vực hành động của ông. Những đụng chạm dữ dội đã xảy ra và Guderian phải nhượng bộ. Ít lâu sau, cả hai lại gây gổ nhau dữ dội về vấn đề các sĩ quan Quốc Xã chỉ đạo, những quân nhân N.S.F.O. được bổ nhiệm tới các đơn vị sau cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy. Các sĩ quan nầy được tổ chức mô phỏng theo kiểu chính ủy trong
Hồng quàn và được giao cho thi hành một sự "giám sát" chính trị trên các đơn vị. Một vài sĩ quan loại này liên lạc thẳng với Bormann và báo cáo với ông này "thái độ chủ bại của tập thể sĩ quan trong Binh đoàn đang hoạt động tại Silésie". Trong thực tế, đấy là một điều láo khoét. Tuy nhiên Bormann đã không làm gì khác hơn là hấp tấp báo cáo với Hitler, ông nầy lập tức triệu Guderian tới. Guderian phàn nàn, trong một bức thư với những lời mạnh mẽ, sự can thiệp của Bormann vào một lãnh vực hoàn toàn xa lạ với ông ta, và các sĩ quan đã báo cáo thẳng với Bormann đã bị trừng phạt kỷ luật nghiêm khắc, vì đã vượt hệ thống quân giai.
Không kể tư cách chính trị của họ, các quân nhân N.S.F.O, thuộc Lục quân Đức chứ không phải thuộc Đảng.
Tiếp theo đó, Hitler lại hướng sự nghi ngờ qua Goering.
Chúng tôi lại tụ họp trong căn phòng làm việc của Dinh Tể Tướng để dự buổi họp hằng ngày. Lục quân và Hải quân đã báo cáo xong. Tướng Christians bắt đầu nói về tình hình trên không, nhưng Hitler đã ngắt ngang câu nói và hỏi đã có bao nhiêu máy bay săn giặc kiểu mới nhất đưực hoàn thành rồi. Đó là một câu hỏi mà Hitler đã đều đặn đặt ra từ mấy tháng qua. Christians tìm cách tránh khéo, nhưng vẻ bối rối của ông chứng tỏ một cách quả rõ ràng rằng chẳng có một máy bay mới nào được cất cánh cả. Hitler im lặng một lát. Nắm tay siết chặt cứng, vẻ mặt xanh nhợt trong lúc bình thường đã trở nên đỏ gay, ông ta bặm môi.
Thế rồi cái nhìn sáng hoắc như ánh chớp hướng về phía Goering : "Goering, Không quân của ông không còn xứng đáng là một đơn vị độc lập trong quân đội nữa!". Những câu nói gay gắt, chạm tự ái tuôn ra sau đó. Ông ta đối xử với viên Thống Chế như với một cậu sinh viên sĩ quan. Khi ông hơi nguôi giận, Goering đi ra phòng đợi và nuốt ừng ực từng hơi mấy ly cô nhắc liền.
Như thường lệ, khi khí sắc Hitler không vui, các người tham dự lần lượt biến mất đề cho cơn bão to giận dữ đừng quét đến họ. Nếu Fuhrer có hỏi gì thêm nữa thì các viên phụ tá của họ phải cố mà thay thế họ.
Từ vài tuần nay, Goering mặc một bộ quân phục Không quân không huy chương. Biết rõ cảnh ngộ, ông ta nghĩ rằng tốt hơn là không nên mặc bộ quân phục bằng da hoẵng màu xanh, với giày ống da của Nga sô với phản diện màu đỏ chói, đinh thúc ngựa bằng vàng, và vài kiểu nón cầu kỳ không thể tả được, cũng như càng không nên mặc các bộ quân phục bay bướm màu sắc rực rỡ khác. Ông nghĩ rằng bắt buộc cần phải ăn mặc khiêm nhường hơn. Mặt khác, ông ta tỏ ra càng lúc càng ít chú ý đến các vấn đề quân sự. Trước đây, trong các cuộc hội nghị, ông ta thường nghiêng thân mình đồ sộ trên tấm bản đồ trại rộng trên mặt bàn giấy đến mức gần như án hết không để cho người khác nhìn thấy. Trong khi Jodl hay Guderian thuyết trình, người ta thấy ông thường dò ngón tay đeo đầy nhẫn, trên bản đồ để theo dõi các lời giải thích, và đôi khi ông cố bày tỏ ý kiến ngay cả trong trường hợp những ý kiến ấy chẳng có gì chính xác lắm đối với các nhà chuyên môn. Tôi đã có dự khán một cảnh đặc biệt khổ não trong một buổi họp đêm trong căn hầm của Fuhrer. Chúng tôi đứng chung quanh chiếc bàn trải bản đồ trong căn phòng hẹp dùng làm phòng họp. Chỉ một mình Goering ngồi đối diện với Hitler. Mặt bàn bao phủ đầy bản đồ của Bộ Tổng tham mưu. Goering công khai biểu lộ vẻ buồn chán. Ngoài ra ông lại còn có vẻ mệt nhọc vì ông ngáp liên hồi. Sau cùng ông không cưỡng lại được. Lấy chiếc cặp bằng da cừu màu lục, ông ta chống hai khuỷu tay lên bàn, úp chiếc đầu vĩ đại vào mảnh da mềm mại. Hitler có vẻ như không thấy gì cả. Goering chắc sẽ ngủ thật nếu Hitler không đột nhiên yêu cầu ông dở khuỷu tay để lấy tấm bản đồ trên cùng ra.
Năng lực quyết định xưa cũ của Hitler giảm sút rất nhiều trong các tuẫn lễ cuối cùng. Có lẽ tình trạng ấy phát sinh từ chỗ chính ông cũng không còn có thể chịu đựng nổi các "trách nhiệm" ghê gớm nữa, cũng có lẽ là vì nhiều lý do khác. Dầu sao, rõ rệt là ông đã biểu lộ một vài hỗn loạn không những về thể chất mà cả tinh thần nữa. Chiếc đầu càng lắc lư thêm, bàn tay trái càng ngày càng run rẩy thêm lên. Ông ta trở nên do dự, bất định. Vào cuối tháng ba chẳng hạn, cần phải gởi gấp 20 thiết giáp đến tiếp cứu cho các đơn vị đang chiến đấu trong vùng Rhénanie. Địch quân làm chủ tuyệt đối không phận, và hệ thống thiết lộ thì bị tàn phá nặng nề, một hoạt động như
thế không thể là vấn đề hàng giờ nữa mà là hàng ngày. Trước hết Hitler ra lệnh đưa các chiến xa đến vùng Pirmasens thế rồi khi tình hình trên sông Moselle bị nguy ngập, ông ta ra lệnh đưa đến "vùng Trèves". Vì chiến xa không đến đó kịp, chúng lại được đưa đến Coblentz. Hitler còn đưa ra nhiều phản lịnh đến nối cuối cùng không ai biết là các chiến xa ấy ở đâu nữa. Kết quả là chẳng bao giờ các chiến xa ấy đến được tiền tuyến, và mới vừa ra khỏi xưởng, chúng bị rơi vào tay địch quân ngay.
Khi quân Nga tiến đến sông Oder, đến gần Bá-linh một cách nguy hiểm, Hitler ra lệnh chuẩn bị dời Tổng Hành Dinh về vùng miền Trung nước Đức. Một phần chính phủ và Bộ Tư lệnh quân sự phải được đặt tại Thuringe, gần trung tâm huấn luyện Ohrdruf. Nhưng các đội quân tiền phương cơ giới của các Binh đoàn Mỹ đã vượt qua sông Rhin và đến phía Tây Darmstadt, tiến đến địa điểm được mệnh danh là "Tổng Hành Dinh Olga" trước cả các nhà chức trách Đức. Các toán tiền phong và các cơ sở tình báo phải chuyến hướng về vùng "Sérail" tên gọi của Tổng Hành Dinh mà Hitler vừa quyết định đặt trong vùng Berchtesgaden. Tất cả vật liệu không cần thiết, các hồ sơ và nhân viên xét thấy có thể thông qua đều được đưa đến địa điểm ấy trong hy vọng sẽ có thể thu hồi lại được sau nầy. Thế nhưng Hitler lại cũng bỏ "Sérail" khi quân Nga tiến vào Áo quốc và vùng Bohême, và quyết định đặt Tổng Hành Dinh tương lai tại vùng Schleswig-Holstein. Cuối cùng chủng tôi vẫn còn ở lại Bá-linh, hoàn toàn bị cắt đứt với mọi liên lạc tình báo.
Khi các mũi dùi thiết giáp của Mỹ tiến đến phía tây Magdebourg và vùng Dessau Aken vấn đề đặt ra là có cần phải giựt sập các cây cầu trên sông Elbe không, đặc biệt là các cầu trên xa lộ. Hitler ngần ngại. Trong ba lần tôi phải ra lịnh phá hủy cho bộ phận phụ trách việc phá hoại của O.K.H. thì đã lại phải hủy bỏ lịnh đến hai lần. Mỗi lần như vậy là phải điều động cả một hệ thống nhân sự chuyên môn đến tận cây cầu. Khi vừa đến nơi thì lịnh đã bị hủy bỏ và như thế rất nhiều lần đến nỗi không ai còn biết lịnh ra để làm cái gì cũng như không còn biết phải làm gì nữa.
Công việc phá hoại được tiếp tục, cầu cống bị phá sập, hết cây nầy đến cây khác, thành phố và làng mạc cũng bị biến thành tro tàn hay các đống đổ nát. Tất cả những gì mà bom còn chừa lại, nay hoàn toàn bị sụp đổ dưới đạn trọng pháo của địch. Di sản vô giá của cả một nền văn minh như vậy là bị hủy diệt. Thế nhưng ý tưởng từ bỏ một cuộc chiến đấu từ nay trở nên vô ích vẫn không có vẻ gì là có xuất hiện trong đầu óc của Hitler. Hai ví dụ chứng tỏ tình trạng tinh thần của ông ta.
Khi quân đội Mỹ tiến gần đến Munster, trong vùng Westphalie. Bá tước Giám mục Galen gởi các mật sứ đến xin cho thành phố được đầu hàng. Ông muốn cứu dân chúng và ngăn chặn sự tàn phá một vài đền đài quí báu. Tin tức nầy đến tai Hitler do đại diện báo chí, Lorenz, thông báo, nhưng dưới một hình thức không có gì trùng hợp với những gì đã xảy ra sau đó. Đức Giám mục là một đối thủ bất cộng đái thiên của Đảng Quốc Xã, ông không ngừng tấn công vào những tiến triển của chế độ bằng những lời chỉ trích chua chát và công khai và không bao giờ chịu ngừng tiếng vì các đe dọa, trong cuộc chiến đấu cho Công lý và Sự thật. Vả chăng, sau đó, ông cũng không quên chỉ trích cả nhà chức trách chiếm đóng khi xét thấy cần. Hitler, đang tiếp các người đến tham dự hội nghị tại phòng đợi dưới hầm trú ẩn, thì tờ giấy báo tin Munster đầu hàng được đưa trình ông. Tôi chỉ đứng cách đó vài bước. Nét mặt ông co rút lại lập tức trong một vẻ cuồng nộ và vừa cử động nắm tay, ông hét lớn bằng một giọng thù hận vô tả : "Nếu một ngày nào đó tên nầy rơi vào tay tôi, tôi sẽ cho treo cổ nó".
Fegelein, Tướng lãnh Waffen SS là đại biểu thường trực của Himmler cạnh Fuhrer. Ông ta đã có một thái độ tự phụ hết sức xấc xược đối với các sĩ quan và công chức cao cấp bậc nhứt. Ông ta lấy một bà em của Eva Braun và nghĩ rằng vì lý do đó ông ta có thể tự cho phép mình làm mọi chuyện. Mặc dầu mới 37 tuổi, ông ta tấn công và chỉ trích tất cả mọi người bất kể tuổi tác, cấp bực, ngay cả khi các lời tấn công, chỉ trích ấy hoàn toàn phi lý. Trong giới sĩ quan trẻ chúng tôi chỉ gọi ông ta là "Flegelein" (quân xấc xược). Chỉ cần kể lại một trường hợp thôi, vào tháng ba khi Guderian báo cáo tình hình tại Poméranie, Fegelein ngắt lời ông một cách thô lỗ và tuyên
bố rằng ông tuôn ra các con số láo khoét, vừa nói vừa vung vẩy một tờ giấy có nhiều con số được đánh máy. Ông ta chứng minh sau đó rằng các con số ấy là hoàn toàn giả tạo. Fegelein có một vẻ gì tự mãn và kiêu căng đến mức lố bịch. Ông ta khoác lên thân thể béo phì một bộ quân phục bay bướm đến kỳ cục. Ngày 27 tháng 4 khi trận đánh Bá-linh sắp kết thúc và số phận của những người thân cận Hitler có thể coi như bị an bài rồi, ông ta tự ý bỏ trốn khỏi hầm trú ẩn. Quân SS bắt ông tại một vùng ngoại ô của thủ đô trong lúc ăn mặc thường phục để trốn. Ngày 28 tháng 4 ông ta bị tước đoạt binh quyền vì tội đào ngũ, bị tước hết mọi danh hiệu và huy chương. Bình minh ngày 29, Hitler ra lệnh bắn bỏ trong sân sau của Dinh Tể Tướng, con người đã từng là thuộc hạ tin cẩn và là người anh em bạn rể của mình.
--------------------------------
1Đọc : "Hitler, người đã phát động thế chiến thứ hai". Sông-Kiên xuất bản — sách đã phát hành.
CHƯƠNG III.
ĐÁM CẬN THẦN
Tại đây tưởng cũng nên ghi vài chi tiết về vài nhân vật thân cận Hitler, ít được biết hơn các người khác, nhưng không phải là ít ảnh hưỏng. Người ta đã viết nhiều về Himmler và về Goebbels, nhưng công chúng ít được biết về ông Reichsleiter Martin Bormann, công chúng gần như chỉ coi ông ta là phần tử chống giáo sĩ và giáo hội của Đảng.
Trước khi leo lên đến cấp lãnh đạo của Đảng nầy ; Martin Bormann là một nhân viên quản trị địa ốc tại Mecklembourg. Sau khi Đảng lên cầm quyền và cho đến khi chiến tranh bắt đầu, ông ta là thuộc cấp của Hess trong ủy ban lãnh đạo, sau đó trở thành phụ tá của Hess và được ông nầy chỉ định làm nhân viên liên lạc cạnh Hitler, khi chiến tranh mới bắt đầu. Từ lúc đó, ông ta đã cố hết sức làm việc đế củng cố địa vị. Ông ta đặt mục tiêu đầu tiên là loại Hess ra khỏi lòng tin của Fuhrer càng toàn diện, càng mau lẹ càng tốt. Ông ta thành công tuyệt vời trong việc tách xa Hess, đến nỗi chẳng bao lâu sau ông này gần như không còn một sự tiếp xúc nào với Hitler nữa. Bormann quả là một nhà tâm lý học xuất chúng. Ông ta nhận ra ngay các yếu điểm của Fuhrer và biết lợi dụng chúng để làm lợi cho mình, ông bắt đầu lấy lòng tin bằng cách làm giúp Fuhrer các công việc cá nhân nhỏ nhặt. Chiến thuật của ông là ghi nhớ ngay các lời nói của Fuhrer và diễn dịch chúng thành các mệnh lệnh viết rõ ràng tuyệt hảo và trình ngay cho Hitler ký. Hoạt động ấy làm Hitler vô cùng thích thú vì nó rất hợp với ý muốn của ông. Kế đó, bằng các bài diễn văn với lời lẽ hoa mỹ kèm theo các cử chỉ thích nghi, Bormann gắng sức bảo trì niềm tin của chính Hitler về tính chất gần như thần thánh của cá nhân ông nầy mà hậu quả là sự đáng được tòn thờ.
Bormann được mặc tình thao túng khi Hess dùng máy bay trốn qua Anh quốc năm 1941. Từ lúc đó ông ta càng ngày càng trở thành người tín cẩn và cố vấn của Fuhrer. Tuy rằng trong tư cách là
Reichsleiter, ông ta độc nhứt đứng đầu Bộ phận Đảng tại Dinh Tể Tướng nhưng trong thực tế, ông ta không ngần ngại hành xử thẩm quyền trên ba lãnh vực lãnh đạo khác : lãnh đạo chế độ, lãnh đạo chủ tịch đoàn, và là Fuhrer của N.S.D.A.P. Như vậy ông ta tiến tới chỗ chính mình lựa chọn những người muốn đến gần Hitler về các vấn đề của Đảng cũng như về các công việc của Quốc gia. Tất cả mọi việc đều phải qua tay ông ta trước khi đến Hitler. Trong sự kiêu căng ma quái, ông ta loại trừ tất cả những ai từ chối tuân phục mình. Không có gì chứng tỏ rằng Bormann nuôi dưỡng tham vọng một ngày nào đó tập trung tất cả mọi quyền hành trong tay, nhưng điều đó chắc chắn không phải là không có thể, bởi vì đấy chính là một tiến trình thuận lý của sự khao khát quyền hành không có gì dập tắt được nơi ông ta. Các cộng sự viên của ông ta, kể cả những người gần gũi nhứt đều ghét ông ta. Cách đối xử của ông đối với họ có thế được hình dung qua bút phê mà ông ta viết bên lề một công văn do một giới chức cao cấp SS trình lên : "Tôi không hơi đâu mà quan tâm đến báo cáo của bọn ngu xuẩn". Bormann không hề có lấy một bạn thân trong số người thân cận của Hitler, nhưng ông ta rất được nể sợ.
Viên Gauleiter Koch, người cung có rất nhiều tiếp xúc cá nhân với Hitler, tỏ ra rất tương hợp với Bormann. Ổng nầy cũng nặng nề và kém được giáo hóa như Bormann, nhưng vẻ mặt của ông ta lại còn thô lỗ, dữ dằn hơn. Với sự kiêu căng, ích kỷ và sự ngạo mạn, ông ta không hề nhượng bộ bất cứ cái gì cho người cạnh tranh với mình. Cung cách của ông ta biểu lộ rất rõ cả tánh của ông, vừa kiên căng vừa xấc xược. Vào tháng 4, sau khi Koenigsberg thất thủ, nhưng trong khi các Binh đoàn III và IV, đã bị vây hãm, vẫn còn cố gắng tung ra một trận đánh tuyệt vọng, trong lúc hàng trăm ngàn người đói khổ chạy tị nạn, trốn khỏi Đông Phổ, dồn dập đổ về hai bên Pillau và trong vùng Samland, chờ đợi phương tiện chuyển vận để đi về phía Tây, "ông vua của một vương quốc mà mặt trời không bao giờ lặn" nầy, như chính ông ta vẫn thích tự xưng như thế, đã chạy trốn và xuất hiện ở Dinh Tể Tưởng như là chẳng có chuyện gì xảy ra cả trong thời gian đó. Vậy mà Hitler đã không ra lịnh treo cổ ông ta như đã hạ lịnh treo cổ hàng ngàn sĩ quan và binh sĩ đang bị kẻ thù
bao vây, và cố gắng thoát tay tử thần. Ông ta chỉ thay bộ đồng phục của Đảng bằng một áo thường, có lẽ ông ta sợ bị dân chúng nhận diện ra và bắt xử tội lập tức.
Những câu chuyện sau đây cho ta hình dung rõ cả tánh của ông ta : Koch được Goering mời đến Karinhall, đã khoe khoang với chủ nhân rằng ông ta đang cho xây cất một lâu đài săn bắn còn đẹp hơn lâu đài của ông nầy nữa và sẽ hoàn tất vào mùa thu tới, nghĩa là còn vài tháng nữa. Và ngay giữa lòng cuộc chiến, trong lúc nhiều thành phố Đức tuần tự sụp đổ dưới bom đạn kẻ thù, ông Gauleiler này chi tiêu hàng triệu Đức kim, để biến đổi ngôi nhà riêng tại Buchenhof gần Wichenau thành lâu đài. Vì cẩm thạch Đức không đưọc tốt, nên ông ta cho mua ở Thụy Điển bằng các thương phiếu quí báu, với các thương phiếu này người ta có thể mua được quặng sắt để đúc đại bác. Khi quân đội chạy tháo lui từ Miền Đông, đến vùng Wichenau, ông ta từ chối biến lâu đài của mình thành quân y viện dành cho các chiến binh bị thương nặng. Ông ta chiếm đoạt vô số tài sản tư của dân chúng. Khi được bổ nhiệm làm Cao ủy ở Ukraine, ông ta còn ton hót Hitler đề được cấp thêm cho Quận Bialystok để có thể nói rằng vương quốc của mình trải dài từ biển Baltique cho đến Hắc Hải. Koch đã biết biến khỏi Dinh Tể Tướng đúng lúc và rời xa đám cận thần nguy hiểm của Hitler, để tìm chỗ an toàn.
Người ta thấy ông ta lần cuối cùng ở Flensbourg ngày 7 tháng 5 năm 1945.
Ông Reichshauptamtsleiter Sauer, người điều khiền việc sản xuất võ khí và đạn dược dưới sự kiểm soát của Speer, lại cấu thành một mẫu nhân vật đặc biệt khác trong số cận thần của Hitler. Một tay âm mưu không ngần ngại điều gì, ưa phô trương, béo, lùn như một con bò mộng, chỉ riêng vẻ bề ngoài ấy cũng đủ liệt ông ta vào loại người được Hitler ưa chuộng, ông ta lại cũng là người bị chi phối bởi lòng khao khát quyền hành không cách gì dập tắt được. Vào tháng 3 năm 1945, trong khi cuộc chiến diễn ra gay go tại Hung Gia Lợi, đạo quân phía Nam có một nhu cầu khẩn cấp về võ khí nhẹ. Cũng trong thời kỳ ấy, một cơ xưởng chế tạo võ khí lớn nằm ngay giữa xứ Slovaquie bị đe dọa bởi cuộc tiến quân của Nga Sô. Ở đấy có sẵn
vào khoảng 20 ngàn khẩu súng. Hitler biết tin, triệu Speer đến và ra lệnh cho gởi ngay lập tức số súng trên cho đạo quân Miền Nam. Vì lẽ Speer không trả lời thỏa đáng ngay, Hitler cho gọi Sauer. ông ta đến, đập gót chân, đưa cao tay, chào Fuhrer bằng một cái nhìn chói lọi và la lớn "Heil, mein Fuhrer !".
Đây rồi những người làm Hitler vừa lòng !
Khi Fuhrer nói cho ông ta biết về vụ súng ống, lập tức ông ta chứng tỏ đầy lửa nhiệt tâm, quả quyết là số súng ấy sẽ được đưa đến cho đạo quân phía Nam trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Hitler rất hài lòng, thế nhưng quân đội thì không được vừa ý chút nào vì lẽ chẳng bao giờ nhận được số súng ấy mà công việc ráp nòng vào báng súng đã không được hoàn tất, và trong di chúc của Hitler, Sauer được chỉ định kế vị Speer.....
CHƯƠNG IV.
CUỘC "DI TẢN CHIẾN THUẬT" CỦA TỔNG HÀNH DINH ĐỨC
Ngày 16 tháng tư, trận đánh sông Oder mở màn, đây là trận cuối cùng trong số các trận đánh lớn đã diễn ra tại Đức. Ngay từ hửng đông, một đợt pháo kích liên tục dữ dội không thể tưởng tượng đã được bắt đầu. Nó báo hiệu rằng màn sắp kéo lên để diễn lớp cuối cùng của vở bi kịch vĩ đại. Pháo binh Nga đã được tập trung trong một khu vực nhiều cây số vuông, các khẩu súng được đặt sát nhau. Cuộc pháo kích kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ và rồi thì binh sĩ Đức nhào ra khỏi hầm ấn trú một lần chót trong cuộc chiến để chận đứng đợt xung phong của Hồng quân.
Đường phố tại thủ đô hoàn toàn bị ngự trị bởi một vẻ náo động trong cơn sốt. Tiếng động điếc tai và đều đặn của cuộc pháo kích đã làm cho dân chúng từ trong nhà hoặc dưới hầm túa ra đường ngay lúc tờ mờ sáng. Các binh sĩ thuộc các đợt trưng binh cuối cùng của đội Wolkssturm vội vàng tiến đến các địa điểm tập họp. Ngay từ giữa trưa, các phân đội đầu tiên lên đường đến các vị trí báo động đằng sau phòng tuyến. Các rào chặn chống chiến xa tại Bá-linh và các khu vực phụ cận được đóng chặt. Người ta chỉ thấy ngoài đường phố toàn đàn bà và các bé gái, họ lo lắng nghe ngóng tiếng động đe dọa vẳng từ mặt trận vọng về. Liệu ngọn triều đó có sẽ tràn vào thành phố của họ hay là nó sẽ còn bị chặn đứng cho đến khi quân Mỹ đến Bá-linh ? Đấy là vấn đề dằn vặt xâu xé tâm can hiện trên nét mặt mệt mỏi của những người đứng sắp thành hàng dài trước các cửa tiệm nơi người ta phân phát thực phẩm. Chỉ có một niềm hy vọng duy nhứt còn giữ họ khỏi lâm vào tình trạng khiếp đảm... quân Mỹ. Quân Mỹ phải đến, phải đến !
Tôi ngồi nơi bàn giấy trong phòng đợi kế văn phòng tướng Krebs, trong Tổng Hành Dinh tại Zossen. Chuông điện thoại liên tục reo vang. Thường thường có ba máy cùng reo một lúc. Vị Tư lịnh gọi tôi.
Tôi mở cánh cửa hai lớp có nhồi bông đưa vào phòng làm việc của ông và hỏi xem ông cần điều chi. Ông ta đứng ở bên trái chiếc bàn lớn, nghiêng người trên những tấm bản đồ được kẻ nhiều đường xanh đó tượng trưng cho mặt trận Oder. Tôi phải bảo cho ông biết là đã vào phòng. Ông ta đứng thẳng dậy. Ông Tướng nhỏ bé mập mạp thường ngày vui vẻ nay trông có vẻ mệt mỏi và ưu tư quá. "Tôi muốn anh liên lạc với Tướng Burgdorf. Tôi muốn biết rốt cuộc chúng ta và Tổng Hành Dinh sẽ phải dời đến đâu. Cố gắng tiếp tục để liên lạc với Berchtesgađen. Bảo Freytag đến đây... và luôn tiện anh cho tôi một ly Vermouth". ông đặc biệt ưa thích loại rượu ngọt nầy và chính tôi giữ chai rượu ấy dưới đáy tủ sắt, gần hộp thuốc xì gà để mời khách. Tôi trở ra văn phòng và xin liên lạc, rồi tôi đi kiếm Thiếu tá Freytag Von Loringhoven. Chính ông nầy sáng nay đã báo cho tôi biết rằng quân Nga đã pháo kích dữ dội vào vùng Kustrin và chúng đã chuyển qua giai đoạn xung phong một giờ rưỡi đồng hồ sau đó, lúc nầy là 10 giờ sáng. Từ lúc đó tin tức từ mặt trận được đưa về cho chúng tôi rất ít. Hệ thống truyền tin chắc là đã bị tan tành rồi.
Bây giờ trận chiến chắc đang ở hồi sôi động cực điểm. Tôi không thể không nghĩ đến các bạn bè tôi đang chiến đấu ở đó. Đã bao nhiêu lần trong các năm qua tôi đã cùng chiến đấu với họ, đã bao nhiêu lần, giống như những người hiện đang ở trong địa ngục ấy tôi đã bấu chặt bàn tay xuống lòng đất chở che ?
Nhưng bây giờ đâu có phải là lòng đất mẹ thiêng liêng mà là một mảnh đất nào đó trong vùng mênh mông của Nga Sô. Đối với những người trai trẻ như chúng tôi, tốt hơn là nên cùng chiến đấu với đồng đội ở tuyến đầu. Thật là trầm uất khi phải chờ đợi như thế nầy trong trạng thái bất lực, trong khi biết rằng các hy sinh của họ sẽ vô ích. Những người không ngừng run sợ cho số phận riêng của mình không thể nào biết được những cảm nghĩ như thế. Họ đâu biết được thế nào là bị thương nặng giữa một trận chiến ác liệt như vậy, họ làm sao biết được những cảm nghĩ của người bị thương khi được đồng bạn tiến đến và cuối cùng mang mình về hậu tuyến ngang qua các hố bom đạn. Những kinh nghiệm ấy tạo ra một dây liên lạc không bao giờ đổ vỡ được nữa và chính vì thế tôi cảm giác thấy bực dọc vô cùng về tình trạng xa cách của tôi với phòng tuyến.
Freytag và tôi im lặng ngồi đối diện nhau một lúc, chìm đắm trong tư tưởng riêng tư của mỗi người, Freytag cao lớn, lịch sự luôn luôn dửng dưng, nhưng lộ vẻ mệt mỏi. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc ngày đêm. Sau cùng ông ta đứng dậy và đi vào phòng vị Tư lịnh. Tôi lôi chai rượu Vermoutb từ trong tủ ra và uống một ly. Một lát sau, năm phi cơ săn giặc Nga bay ầm ĩ ngang qua trên đầu chúng tôi. Đấy là một sự kiện hiếm có, vì cho đến lúc đó, không quân Nga không dám mạo hiểm bay sâu quả hai mươi cây số phía bên trong phòng tuyến của chúng tôi, ngoại trừ họ tin chắc là sẽ không gặp phi cơ săn giặc Đức. Tiếng điện thoại reo không ngừng, vẫn cùng câu hỏi : "Có tin gì về mặt trận không?" Trước 11 giờ ít phút, bàn giấy tôi tràn ngập Tướng lãnh và các vi Đại tá đến dự buổi họp tại văn phòng vị Tư lịnh. Hôm nay, giọng điệu trong các cuộc mạn đàm có vẻ cao hơn thường lệ. "Chúng ta sẽ di chuyển đi đảu ? Phải chuẩn bị gì ? Vẫn còn có thể đi đến Berchtesgaden ngang qua Bohême. Nhưng khả năng này còn kéo dài được bao lâu nữa ?" Cuộc điện đàm giữa Krebs và Burgdorf không cho biết gì thêm. Hitler chưa quyết định. Trong buổi họp tôi được chỉ thị liên lạc vói Berchtesgađen. Ở đấy có một feldwebel của phân đội tiền phương của chúng tôi đến từ vài ngày trước. Phu nhân và ái nữ của vị Tư lịnh đến với ông. Tôi thu thập tất cả các tin tức mà ông Tướng thường đề tâm đến. Bên kia đầu dây có tiếng hỏi : "Chúng tôi sẽ ra sao ?" Làm thế nào tôi biết được ! Hiện tại, tại Đức ai có thể trả lời được câu hỏi ấy ?
Quá 12 giờ trưa, chúng tôi nhận được báo cáo chi tiết đầu tiên về mặt trận. "Đợt tấn công đã bị đẩy lui. Hiện vẫn còn đang đánh nhau tại một vài điểm xâm nhập. Tổn thất rất cao". Phải, luôn luôn cùng một công thức. Nó đã được dùng trong trận Wolkhov, trong trận chung quanh hồ Ilmen, ven sông Pripet, trước Yarsovie... Vào lúc đúng 4 giờ chiều, cuộc pháo kích lại tái diễn với tất cả cường độ của nó, và lại kéo dài một giờ rưỡi, rồi quân Nga lại tấn công, hết đợt nầy đến đợt khác. Báo cáo được gởi về chập tối. "Toàn bộ mặt trận còn vững. Vài sự xâm nhập sẽ có thể được khóa chặt. Tăng viện cho chúng tôi binh sĩ và đạn dược !".
Đến 22 giờ, Krebs và ông Nam tước hôm nay đi theo, từ buổi họp hàng ngày tại Dinh Tể Tướng trở về. Tôi đã chuẩn bị cho họ hai phần ăn để sẵn trên bàn của mỗi người, bởi vì công việc bây giờ mới thực sự bắt đầu và sẽ không chấm dứt trườc ba hay bốn giờ sáng, nếu không phải là sẽ kéo dài suốt đêm. Vừa uống cà-phê, ông Nam tước nói với tôi : "Đêm nay ta sẽ di tản phòng tuyến về phía Tây Kustrin. Kháng tuyến chánh sẽ được dời về các vi trí ở Hardenberg. Tại mặt trận hiện quân ta đã kiệt sức. Có lẽ ta sẽ còn có thể cầm cự được 24 giờ nữa tại Hardenberg. Phía Tây tình hình cũng không sáng sủa gì hơn. Quân Anh tiến lên phía Bắc về Luneburg. Quân Mỹ đã vượt qua sông Elbe giữa Magdebourg và Dessau và hiện đến gần Bá-linh hơn cả quân Nga. Tại Saxe, họ đã tiến sâu vào Halle và Leipzig. Phía Nam, họ đã đến Bavière. Quân Nga đang ở trước Brunn và phía Tây kinh thành Vienne".
Ông ngưng nói, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng không. Có lẽ ông đang nghĩ đến vợ và con ông đang ở Leipzig ? "À còn chuyện nầy nữa, ông ta nói tiếp, khi đi ngang Tempelhof, một nhóm người hét vào chúng tôi : "Các ông chỉ là loài cọp khát máu !". Rồi ông quay trở lại bàn giấy và bắt đầu đọc các công văn vừa đến.
Ngày hôm sau, 17 tháng tư, các trận đánh tiếp diễn tại Bá-linh với một cường độ càng lúc càng tăng. Các Sư đoàn Đức phải nhường từng bước dưới các đợt xung phong dữ dội của quân Nga. Ngày 18 là một ngày mùa xuân trong sáng nhưng mang lại nhiều trận đánh mới. Cuộc tấn công của Nga Sô lan tràn về phía Nam. Đụng độ khốc liệt xảy ra tại Silésie và trong vùng rừng núi Lausitz, nơi mà ưu thế quân số của địch quá to lớn. Vào 9 giờ sáng một binh sĩ truyền tin còn thành công trong việc giúp cho tôi liên lạc được với vợ tôi lúc đó đang ở Lubeck. Mặc dầu khỏng biết tình hình đã tuyệt vọng đến mức nào, nàng tỏ ra lo sợ : "Quân Nga chắc đã đến trước Bá-linh được rồi. Em sợ cho anh quá. Anh còn nghe em đó không ? Anh không đến kiếm em được sao ? Chúng ta sẽ ra sao anh ? Ở đây người ta nói rằng quân Anh đã đến Luneburg rồi, đúng không anh ?".
Tôi không thể trả lời tất cả các câu hỏi dồn dập đó, điện đàm đã bị cắt. Bốn tuần lễ sau người ta đã báo tin cho nàng rằng tôi đã bị giết tại Bá-linh.
Ngày 19 thảng tư, cơn tuyết băng lại gia tăng thêm nữa. Mặt trận còn đứng vững trên sông Oder, ở hai bên Francfort, nhưng về phía Oranienburg và phía Đông thủ đô, quân Nga đã đến một cách nguy hiềm gần vùng ngoại ô. Phía Nam, họ đã tiến thật sâu với lực lượng thiết kỵ quan trọng vào vùng Lausitz. Các trận đánh ở đó đặc biệt ác liệt, tất cả các lực lượng cơ hữu đều được tung vào trận đánh. Cùng ngàv hôm đó Goebbels đã lên đài phát thanh đọc một bài hiệu triệu dân tộc Đức, bài nầy, hôm sau được tất cả báo chí còn phát hành đăng lại. Trong đó ông ta nói"... Bá- linh vẫn còn của Đức quốc, Vienne sẽ lại trở về với Đức quốc...". Và hàng triệu người Đức được thở một cách thong thả hơn khi nghĩ : "Fuhrer đã tuyên bố điều đó, ông ta chắc phải biết rõ điều mình nói".
Làm sao mà họ có thế nghi ngờ được, người ta đã nói láo với họ từ nhiều năm qua, dân chúng đã được huấn luyện để tin tưởng mù quáng vào sự tuyên truyền cùa Goebbels. Chắc chắn là các vũ khí bí mật 1 nổi tiếng sẽ được đem xử dụng ngay, và... Mặt khác, chẳng bao lâu nữa Nga và Mỹ sẽ lại đánh nhau. Goebbels đã đạt đưọc kết quả mỹ mãn đến nỗi phần đông binh sĩ chiến đấu trước Bá-linh đều tuyệt đối tin tưởng rằng không mấy chốc nữa quân Mỹ sẽ đến Bá linh để giúp họ đẩy lui quân Nga ! Đôi khi người ta dùng các phương tiện thô bỉ hơn. Có tin đồn đại rằng một đạo quân tiếp viện sẽ đến ngay. Truyền đơn được rải đầy trên thủ đô : "Binh đoàn Wenck đang tiến đến đế giải thoát các anh và mang lại chiến thắng cho các anh". Và dân chúng Bá-linh cũng như binh sĩ lại hy vọng. Nhưng Binh đoàn thứ XII ấy, mang tên tướng thiết giáp Wenck không hề có trong thực tế. Nó gồm có chín sư đoàn trên giấy tờ nhưng chỉ có ba sư đoàn nghĩa là một quân đoàn, đã có thể tập họp được. Quân đoàn được chỉ huy bởi tướng kỵ binh Kohler. Ông nầy, 15 ngày trước đây, khi từ Thụy Điển về và đến trình diện Tướng Krebs, đã nói cho tôi biết rằng người con trai độc nhất của ông vừa tử trận. Ba sư đoàn này ở trong một tình trạng tệ hại về vũ khí và trang bị. Chúng gồm 90% khóa sinh trẻ trong các trung tâm huấn luyện từ 17 đến 18 tuổi.
Trong một vài đơn vị, binh sĩ không có vũ khí. Những cậu bé con đáng thương đó lại cũng sẽ bị đưa vào chỗ chết. Đó "Đạo quân giải phóng" như vậy đó. Khi Hitler trao quyền chỉ huy Binh đoàn cho Wenck ngày 5 hav 6 tháng tư, ông ta nói với viên Tư lịnh bằng một g:ọng trang trọng : "Wenck tôi trao số phận của Đức quốc vào tay ông !" 2...
Ngày 20 tháng tư, sinh nhật thứ 56 của Hitler, quân Nga chọc thủng phòng tuyến hướng tây Bắc, giữa Guben và Powrst và tiến đến sông Spreewald ngay đêm đó. O.K.H tung lực lượng trừ bị cuối cùng gồm một thiết đoàn chiến xa tăng cường và võ trang đầy đủ khoảng 250 người, chặn địch quân tại Luckau, cách Zossen 40 cây số về phía Nam. Hai trăm năm mươi người có thể làm được gì đối lại với hàng trăm thiết giáp và phi cơ Nga? Vào 6 giờ sáng ngày hôm sau tôi bị đánh thức bởi một cú điện thoại của Trung úy Krankel, chỉ huy chiến đoàn gọi về. Chính anh ta nói : "Khoảng 10 chiến xa Nga đi ngang trước mặt chúng tôi. Tôi sẽ cho tấn công lúc 7 giờ". Mối đe dọa đã cực kỳ nguy hiếm đối với Tổng Hành Dinh của chúng tôi và đối với Bá-linh.
Không còn một lực lượng trừ bị nào khác nữa. Wenck đánh nhau với quân Mỹ trên sông Elbe. Krankel gọi tôi lúc 9 giờ : "Cuộc tấn công của chúng tôi thất bại, và chúng tôi bị tổn thất nặng. Tiền sát của chúng tôi cho biết chiến xa địch tiến rất sâu về phía Bắc". Vậy là chúng tràn về phía Bá-linh và cũng về phía Zossen. Tướng Krebs chuyển lập tức tin trên về Dinh Tể Tướng. Tuyệt đối cần phải có một quyết định, về vấn đề di tản Tổng Hành Dinh. Nhưng Hitler vẫn còn do dự. Một lúc sau chúng tôi được tin quân Nga đã đẩy mạnh mũi dùi về phía Bắc Bá-linh và đã tràn ngập Oranienburg.
Tin tức lan tràn như lửa được quăng vào thùng thuốc súng. Tôi gần như không còn có thể đặt ống điện thoại xuống được nữa. Người ta không ngừng đặt cùng một câu hỏi : "Liệu buổi họp có vẫn còn được triệu tập hôm nay không ?", câu trả lời của tôi vẫn là : "Họp như thường lệ lúc 11 giờ". Bất kể lệnh của thượng cấp, tôi đã ra lệnh chuẩn bị cho một cuộc ra đi cấp lốc. Sắp sửa tới giờ họp, phòng việc của tôi bị tràn ngập, nào là tùy phái, thư ký, sĩ quan cận vệ đi đi lại
lại với sự náo nhiệt. Các tướng tá thì nói chuyện ồn ào đến nỗi tôi phải nhiều lần xin im lặng để nghe người ta nói gì trong điện thoại. Nhưng lúc còn vài phủt nữa là đến 11 giờ, mọi người lặng thinh, sự yên tĩnh đột ngột đến nỗi có thể nghe cả tiếng ruồi bay. Bên ngoài vẳng đến tiếng động rầm rầm không còn lầm lẫn gì được nữa và rất quen thuộc đối với ai đã từng ở ngoài tiền tuyến. Chúng tôi người nầy nhìn người kia và một người nào đó đã phá vỡ sự im lặng : "Đó là các chiến xa Nga, chúng đã đến Baruth. Theo tôi thì chúng còn cách chúng ta 10 có lẽ 12 cây số nữa". Một người khác tuyên bố : "Chúng có thể đến đây trong nửa giờ nữa". Tướng Krebs mở cửa : "Xin mời các ông vào". Buổi họp hàng ngày cuối cùng, bắt đầu tại Tổng Hành Dinh quân lực Đức. Bên ngoài có người gọi tôi. Tôi thấy Krankel, hốc hác, kiệt sực. Một nhúm chiến xa và 20 người, đó là những gì còn lại của thiết đoàn do anh chỉ huy ! Baruth đã lọt vào tay quân Nga, họ chỉ tạm thời dừng lại đấy. Tại đấy chúng tôi còn có hai giàn cao xạ, 20 binh sĩ và một nhóm người của đội Wolkssturm. Để chấm dứt, anh hỏi tôi có mệnh lệnh gì cho anh không. "Có chứ, tôi nói, anh phải sẵn sàng chiến xa và binh sĩ để tham chiến trở lại". Đoạn tôi bước vào báo cáo tự sự cho Tướng Krebs. Ông ta lập tức gọi điện thoại với giọng khẩn khoản, xin Hitler cho phép di tản Tổng Hành Dinh. Hitler từ chối.
Trên nét mặt của các sĩ quan từ trong phòng họp bước ra, ta cỏ thể đọc thấy ý nghĩ : Như vậy là chúng ta sẽ lọt vào tay quân Nga.
Một lát sau, Burgdorf gọi điện thoại. Hitler ra lịnh đưa về Bá-linh bằng cách lợi dụng bóng tối, tất cả những toán quân hãy còn cầm cự ở hai bên sông Elbe, giữa Dresden và Dessau. Cuộc điều quân này sẽ giúp cho quân Nga và Mỹ gặp được nhau. Vài giờ sau, những quân xa sau cùng của Đức chạy ngang qua một hành lang rộng 15 cây số hãy còn nối liền miền Nam nước Đức với phần còn lại của lãnh thổ thuộc chế độ. Sáng mai, sự phân cách sẽ thành vĩnh viễn. Tuy nhiên như nhiều lần đã xảy ra trong cuộc chiến, quân Nga dừng lại vào lúc mà chúng tôi ít mong đợi nhứt. Chúng tôi may mắn. Chiến xa Nga đã ở tại Baruth, cách Tổng Hành Dinh của chúng tôi 10 cây số nơi chúng có thể chiếm luôn mà không gặp một sự kháng cự quan trọng nào, nhưng chúng lại án binh bất động ! Sau cùng,
đến 13 giờ, Hitler mới ra lệnh di tản Bộ Tổng Tư Lịnh đến doanh trại của không quân tại Potsdam-Eiche. Đồng thời chủng tôi cũng được báo cho biết là buổi họp thường nhựt hôm nay sẽ bắt đầu lúc 14 giờ 30 tại Dinh Tể Tướng. Tại Tổng Hành Dinh, ai nấy hối hả chuẩn bị ra đi. Tất cả các phương tiện truyền tin được tháo gỡ. Đến 14 giờ tôi cùng đoàn xe ra khỏi cổng doanh trại tiến về phía Bá-linh. Ông Tướng đã ra đi cách 15 phút với viên sĩ quan phụ tá....
Đường xá tràn ngập người chạy loạn. Nhiều người ngồi xe do ngựa kéo, có người đi xe đạp, có người đẩy xe cây nhỏ, xe bò ệt, xe trẻ con, đa số đi bộ, tiến thẳng về phía trước, không chủ định, chỉ lo chạy trốn quân Nga. Các rào chặn chống chiến xa ven các thị trấn chỉ để cho họ đi qua từng hàng mỏng. Trên các rào chặn vĩ đại bằng cây và đá, trẻ con trèo lên đùa giỡn. Đội nón bằng giấy và võ trang bằng gươm cây, hoàn toàn vô tư lự, chúng làm điệu bộ quan trọng chào chúng tôi. Chúng tôi vạch một đường trong biển người hỗn loạn tiến về phía Potsdam. Tài xế một chiếc xe chạy ngược lại cho chúng tôi biết là trung tâm thủ đô đã lọt vào tầm tác xạ của quân Nga, có nhiều người đã bị chết trên con đường Dorotheenstrasse.....
Trong lúc ấy tại Dinh Tể Tướng, buổi đại hội nghị cuối cùng diễn ra với sự chủ tọa của Fuhrer. Rủi thay tôi lại không được tham dự, nhưng về sau Nam tước Von Loringhoven đã kể lại tôi nghe quang cảnh ấy : Hitler đã tập họp xung quanh ông một lần chót các đại diện Đảng, Chánh phủ và Quân đội. Trong ngày đáng ghi nhớ ấy, ngày 22 tháng tư năm 1945, trong khi các quả đạn đại bác của Nga Sô nổ vang trên đường phố Bá-linh, lần đầu tiên ông ta công nhận thua trận. Đến trước các cộng sự viên, ông ta tuyên bố : "... Chiến tranh đã thất bại... Tôi sẽ tự sát...". Ông ta cũng tuyên bố là vẫn ở lại Bá linh, rằng ông không đi về phía Tây cùng với Tổng Hành Dinh. Thống chế Kesselring nhận tất cả các quyền hành quân sự và dân sự "để liệu lý công việc Quốc Gia" trong phần phía Nam của lãnh thổ thuộc chế độ. Thủy sư Đô đốc Doenitz đưọc giao cho các quyền hành tương tự ở phía Bắc. Goebbels, Bormann và Krebs phải ở lại hầm ẩn trú dưới Dinh Tể Tướng với Fuhrer.
Trước khi đến Potsdam, tôi phải dừng lại để tái lập trật tự trong đoàn xe cứ mỗi lúc một kéo dài. Hai phi cơ săn giặc Đức bay trên đầu chúng tôi hướng về phía Đông, Chúng tôi chỉ còn nghe tiếng pháo kích như là một tiếng sấm động ầm ầm của một cơn giông bão từ xa. Gần nhà ga, chúng tôi đi ngang qua chừng 30 trái bom không nổ vẫn nằm ở đấy từ cuộc dội bom mới đây xuống Potsdam. Khi đến các chiếc cầu trước lâu đài cổ, chúng tôi lại phải bắt buộc dừng lại. Hàng trăm xe dồn cục trước rào chặn chống chiến xa được dựng lên giữa hai cây cầu. Tôi bước xuông và cố gắng vạch một lối đi trong đám hỗn loạn. Tại đây có những người quá bị khích động đứng trên xe la hét, những tài xế xe vận tải chửi thề ỏm tỏi, những phụ nữ khóc ròng ẵm trên tay các con dại được bọc trong mền. Cả thế giới ấy gây ra một sự huyên náo ghê rợn. Trong khi ấy, các đội công binh chiến đấu làm việc không ngừng, chung quanh hai cây cầu, để đặt các khối chất nổ và để phá hủy các trái bom không nổ. Sau cùng chúng tôi cũng tiến lên được. Ngôi lâu đài cổ của các vị vua Phổ xưa cũ đã bị phá hủy hoàn toàn. Chúng tôi lại phải đi theo các đường phụ. Đường phố luôn luôn bị chặn lại bởi các ngôi nhà sụp đổ hoặc các hố bom. Gác chuông nhà thờ cổ kính ở Potsdam, nơi Hitler khai sáng nền Đệ Tam Cộng Hòa Quốc Xã của ông ta và tuyên đọc một lời thề long trọng trước lăng của Đại đế Frédéric le Grand, đã sụp đổ và nằm sóng sượt giữa những đống gạch ngói đỗ nát và tro tàn. Ven thành phố, những biệt thự và công viên vẫn còn tồn tại trong một vẻ thanh bình yên tĩnh, biệt thư "Sans Souci" cũng được bom đạn chừa lại. Bây giờ chúng tôi đến trước trại Eiche rồi. Phân đội được gởi đến trước ra đón chúng tôi. Các bộ chỉ huy gặp nhau. Khi Freytag từ buổi hội nghị tại Dinh Tể Tướng trở về lúc 20 giờ, công việc khẩn cấp đã được làm xong. Tất cả đều tạm bợ bởi vì, có lẽ chúng tôi cũng chỉ ở đây không lâu. Vị chỉ huy trưởng của chúng đã được chỉ định ở lại trong hầm trú ẩn của Fuhrer tại thủ đô. Tôi không rõ chuyện gì sẽ xảy ra cho hai chúng tôi.
Sáng ngày hôm sau, người ta bắt đầu nghe nói rằng Tổng Hành Dinh lại phải di chuyển đến Rheinzberg, nơi đấy cơ sở có lẽ lại sẽ được đưa đến vùng Lubeck. Tôi không dám hy vọng điều đó. Liệu có thể nào trong vài ngày nữa tôi lại được gặp mặt vợ con chăng ?
Ngay hôm đó, Tướng Detlevsen ra lịnh cho tôi tổ chức phòng thủ O.K.H. Tôi cố sức tập họp một toán chiến đấu, đưa một vài chiến xa đi thám sát, và chặn tất cả lối đi qua giữa các hồ ở Geltow, Werder và Marquard, phía Bắc và Tây Potsdam. Làn sóng người trốn chạy không ngừng đông thêm. Khắp nơi bày ra cảnh tượng đau lòng. Sáng ngày 23, Nam tước được lịnh đến Dinh Tể Tướng ngay với những gì cần thiết để sống ở đó vài ngày, ông ta biết điều ấy có nghĩa là gì rồi. Tất cả chúng tôi đều buồn rầu trước sự ra đi của ông.
Tôi lại chúi đầu vào công việc. Quang cảnh ngoài đường càng lúc càng trở nên thảm thương. Hôm nay người ta bắt đầu thấy nhiều binh sĩ trà trộn vào đám người chạy trốn. Lúc đầu chỉ lẻ tẻ vài người, rồi đến từng toán nhỏ và sau cùng rất đông. Một vài người còn mang vũ khí và nhắm đến một đích nhứt định, nhưng phần đông đều mất tinh thằn và chạy trốn trong hỗn loạn. Tất cả bọn họ đều trở nên vô cảm xúc. Người ta nhận ra điều đó qua dáng điệu, qua cái đầu và vẻ nhìn của họ. Dòng thương binh cũng tiếp nối không dứt.
Vào 17 giờ, tôi được gọi và đến trình diện Tướng Detlevsen. Đó là một người cao lớn, nóng nảy khi tôi đi vào, ông đứng dậy và đưa tay bắt tay tôi. Đoạn vắn tắt và rõ ràng, ông ta đọc bản án tử hình của tôi : "Đại tướng Krebs có gọi điện thoại cách đây nửa giờ. Anh phải đến ngay Dinh Tể Tướng để tiếp Freytag. Đem theo tất cả đồ đạc. Tôi nghĩ là anh biết điều đó có ý nghĩa gì rồi".
Ổng nhìn tôi rất lâu, đặt tay lên vai tôi và ôn tồn nói thêm :
"Khi quân Nga đến, khi giây phút phải mang mặt nạ hơi ngạt đến, bấy giờ hãy cố thoát ra khỏi hầm ẩn trú kịp thời và đi tìm cái chết như một chiến sĩ ở công trường Wilhelmpatz". Ông ta nói câu sau cùng này chầm chậm, gần như với giọng thì thầm.
Rồi ông nói tiếp :
"Anh có ước vọng gì mà tôi có thể thỏa mãn cho anh không ?"
Một sự im lặng thâm thúy bao trùm. Tôi đưa cho ông địa chỉ của vợ tôi, chào kính rồi lui ra. Trong bóng tối lờ mờ nơi hành lang của doanh trại, tôi ý thức được tính cách trầm trọng của những lời nói
cuối cùng của ông Tướng. Trong những ngày, những tuần lễ trước đây, tôi hoàn toàn bị thu hút vào một trách vụ quá nặng nề, và tôi đã sống giống như tất cả chủng tôi đã sống ngoài mặt trận trong những năm chiến tranh mà không bao giờ hỏi lý do của các sự việc, không tự hỏi gì về tương lai, không có cả thì giờ đề đắm mình vào những luyến tiếc hay mơ mộng. Chúng tôi biết rằng kẻ thù đang ở trước mặt, bạn bè ở bên cạnh, và một cách rất ư là giản dị, chúng tôi chu toàn nhiệm vụ. Nhưng trong chúng tôi có mấy người biết được tình trạng thực sự hiện tại của tổ quốc ? Từ khi tôi phục vụ tại O.K.H., tôi đã biết rằng thất trận là chuyện không thể tránh được. Nhưng từ nay cái chết đang chờ đợi tôi. Sự sực tỉnh lại khủng khiếp làm sao ấy.
Tôi thu thập chầm chậm tất cả những gì cần thiết. Tôi từ biệt mọi người và lên đường. Tôi phải đi qua Potsdam, Neđlitz, Krampnitz và Kladow mới tới được đường Heerstrasse. Con đường đi thẳng qua Wannsee và Dahlem không còn dùng được nữa vì quân Nga đã cắt ngang. Bây giờ đường phố vắng ngắt, tiếng động điếc tai của các trận đánh chung quanh Bá-linh vẳng lại rất rõ. Trên trục giao thông mênh mông Đông - Tày, tôi chẳng gặp một ai. Đây đó có bóng người lướt từ một hầm nhà nầy qua hầm nhà khác. Càng đến gần trung tâm quang cảnh càng có vẻ là một thành phố chết. Chúng tôi đến Potsdamer Platz gần như không gặp trở ngại nào và chúng tôi tiến vào đường Wossstrasse. Mặt tiền đài của Dinh Tể Tướng mới và các đống đổ nát của những ngôi nhà kế cận sừng sững trong bầu trời đêm một cách ghê rợn.....
--------------------------------
1 Đọc "Hitler và vũ khí bí mật". Sông Kiên xuất bản. Sách đang in. 2 Đọc: "Những trận đánh lịch sử của Hitler" sách tái bản lần thứ hai.
CHƯƠNG V.
TRẬN ĐÁNH BÁ-LINH
Đường phố vắng ngắt, không một bóng người. Gạch ngói của một ngôi nhà sụp đổ chất đống trước cổng dành cho Đảng. Tôi nghe một tiếng nổ chát chúa của một viên đạn trái phá. Tôi ngừng xe tại một khoảng trống gần cổng ra vào dành cho Quân đội, đã có nhiều xe hơi đậu ở đấy. Bóng dáng người lính canh thường lệ không còn trông thấy nữa. Lối đi lên thềm Dinh Tể Tướng dành cho xe hơi không còn được sử dụng nữa. Đột nhiên tôi rùng mình. Một tiếng rít xẻ rách bầu không im lặng thảm đạm, và lập tức tiếng nổ tiếp theo của một quả đạn cỡ lớn. Viên đạn chắc phải rơi gần Potsdamer Platz. Về hướng đó, vừng sáng của một đám cháy bùng lên mau lẹ chiếu sáng trên các đống đổ nát. Một quả thứ hai nổ vài phút sau đó, nhưng xa hơn một chút. Sau cùng tôi cũng khám phá ra những lính gác đầu tiên. Những binh sĩ đứng gác tại cổng ra vào đã rút lui vào trong bóng che chở của tòa nhà đồ sộ. Một binh sĩ SS đến gần và hỏi tôi đi đâu. Viên hạ sĩ quan trực lập tức đưa tôi đến lối ra vào hầm trú ẩn nằm dưới Dinh Tể Tướng. Chúng tôi đi vào bằng một cánh cửa phụ. Ánh sáng rất yếu. Nhiều binh sĩ võ trang đứng dọc theo bức tường của một hành lang dài mà chúng tôi đang đi. Một vài người hút thuốc, những người khác chuyện trò, những người khác nữa ngồi xổm, đầu hướng về trước, và ngủ. Tiếng động ào ào của quạt máy làm át tiếng nói chuyện. Sau cùng chúng tôi đi đến một nơi được gọi là vị trí chiến đấu của ông Brigadefuhrer Mohnke. Mới đây ông nầy là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Leibstandarte 1. Và bây giờ là chỉ huy trưởng Biệt động đội Adolf Hitler mới được thành lập mấy hôm trước tại Tiergaten gồm những người tình nguyện ở khắp Đức quốc. Như vậy ông ta tập hợp được chừng 2000 người có nhiệm vụ lập một vòng đai phòng thủ cuối cùng chung quanh Dinh Tể Tướng. Mohnke nói rất lớn tiếng, khoa tay múa chân liên hồi, giữa một số sĩ quan SS. Mặc dầu có quạt máy, không khí dày đặc và hôi hám trong căn phòng hẹp trơ trụi dùng làm văn phòng của ông. Khi đã kiểm soát lại sự vụ lệnh của tôi cạnh Võ phòng, hai quân nhân SS đưa tôi vào bên trong
hầm. Từ đây ta chỉ nghe một ít tiếng nổ của các quả đạn pháo kích bên ngoài. Hầm trú ẩn chưa hoàn toàn được xây cất xong, những căn phòng mà chúng tôi đi ngang qua có vẻ trơ trụi và đáng ghét. Người ta ngửi thấy ở đây mùi ẩm mốc đặc biệt của các kiến trúc mới được xây cất. Chứng tôi đi qua một hệ thống chằng chịt nhiều phòng ốc nối với nhau bằng những hành lang hoặc bằng các cửa thép mỏng. Trong tiếng kêu vù vù liên tục của quạt mảy, có tiếng ồn ào nói chuyện chen lẫn vào. Có thể có từ 50 đến 60 căn phòng nhỏ dưới hầm. Hệ thống hầm có sáu lối thoát trong đó có ba lối thoát ra ngoài trời và số còn lại thông với tầng trệt của Dinh Tể Tướng. Nhiều căn phòng này chất đầy cho đến trần nào là bánh mì, đồ hộp và nhiều loại thực phẩm khác đến nỗi khó mà di chuyển ngang qua. Đâu đâu cũng bày ra một quang cảnh giống nhau. Hành lang và phòng nào cũng đầy binh sĩ, phần đông nằm ngủ hay nhàn rỗi ngồi dọc theo các bức tường. Một vài người chụm lại nói chuyện. Một số khác nằm dài xuống sàn và ngủ say, tay nắm chặt võ khí. Hầu hết là những thanh niên cao lớn và khỏe mạnh. Họ không còn cho ta cảm nghĩ là được khích động bởi nhiệt tình chiến đấu đặc biệt nữa, nhưng đúng hơn là một thứ nhẫn nại tiêu cực cam chịu với số phận của mình. Cảm nghĩ nầy sẽ được xác nhận trong những ngày kế tiếp kể cả đối với các sĩ quan cao cấp nhất.
Ảnh 1 : Bộ binh Đức trang bị và võ trang hùng hậu tiếp theo sau các chiến xa và quét sạch vùng đất chiếm được bằng lự đạn và lưỡi lê
Sau rốt, rồi chúng tôi cũng đến được nơi phải đến. Tôi lại bước vào một căn phòng nhỏ có mùi ẩm mốc, chật ních thư ký, họa viên và lính hầu. Krebs và Nam tước đang dự buổi họp với Fuhrer. Tôi phải đợi và có thể rảnh rỗi nghe tiếng nổ khi thì dịu bớt khi thì mạnh hơn của những trái đạn mà quân Nga pháo kích vào trung tâm thủ đô, và tôi lại đắm mình vào những ý tưởng riêng tư. Chúng quay cuồng quanh một câu hỏi duy nhứt : Tất cả mọi chuyện còn kéo dài được bao lâu nữa? Bao giờ thì đến hồi chung cuộc ? Giờ khắc trôi qua. Cuối cùng
Preytag xuất hiện. Trong gian phòng trần thấp, ông ta lại càng có vẻ cao lớn hơn. Ông thấy tôi và một nụ cười làm sáng rỡ vẻ mặt ông. Tôi trình diện theo đúng quân kỷ. Ông chìa tay cho tôi và nói : "Từ nay chúng ta gác bỏ tất cả các các nghi thức qua một bên. Tất cả các cái đó nay không còn ý nghĩa gì nữa". Một lát sau ông nói thêm. "Phải, bạn thân mến, chủng ta sẽ bị bắt và sẽ cùng bị treo cổ. Đi theo tôi, tôi sẽ chỉ cho anh công việc phải làm. Đại tướng chưa trở lại ngay đâu".
Chúng tôi đi qua một phòng rất ngăn nắp, chỗ ở của Tướng Burgdorf và phụ tá của ông. Phòng chúng tôi ở kế đó được ngăn cách bởi một cảnh cửa thép mỏng. Bên trái cánh cửa nầy có hai giường chồng lên nhau, phía kia là hai bàn giấy. Một bức màn lớn ngăn căn phòng ra làm hai. Tướng Krebs ở phần nửa bên kia. Tường được quét vôi màu xám như tại các phòng khác. Sau khi cất vật dụng cá nhân tôi lắng nghe ông bạn nói chuyện. Vai trò của tôi chỉ gồm có việc thiết lập mỗi giờ tình hình quân sự trong và ngoài Bá-linh và ở Potsdam. Bernd, đó là tên tục của Preytag, phụ trách cũng cùng công việc ấy nhưng cho các khu vực khác. Đoạn ông ta nói cho tôi biết các biến cố mới nhứt.
Quân Nga đã vượt qua thủ đô về phía Bắc, ngang qua Oranienburg. Đang có đánh nhau tại vùng ngoại ô phía Đông và phía Nam. Phía Nam, chiến xa Nga đã thọc một mũi dùi cho đến Nauen, cách Bá-linh 30 cây số về phía Tây. Rõ ràng là quân Nga muốn vây hãm thủ đô. Chỉ còn lại vài con đường di chuyển được phía Tây Bắc nối liền chúng tôi với thế giới bên ngoài. Người ta tính rằng địch quân sẽ hoàn tất cuộc bao vây vào ngày mai, nghĩa là ngày 24 tháng 4. Cái gọi là Đạo quân Wenck lúc ấy đang tập họp tại phía nam Magdebourg trên hữu ngạn sông Elbe và sẽ phải giải vây Bá-linh càng sớm càng tốt bằng cách đi ngang qua Potsdam. Ngay ở Bá linh, còn có Thiết đoàn 58 do Tướng Weidling chỉ huy, ông vừa chiến đấu vừa rút lui từ phòng tuyến sông Oder, nay đã kiệt sức và mòn mỏi, đơn vị nầy sẽ gồm có phần còn lại của các Sư đoàn đã được tung ra phòng tuyến sông Oder, các tiểu đơn vị phòng không, và người của đơn vị Wolkssturm. Chính những người sau cùng tạo thành phần lớn lực lượng phòng vệ chánh mặc dầu họ được trang bị
và võ trang rất yếu kém. Không có một khẩu trọng pháo nào cho suốt một phòng tuyến dài 130 cây số và đạn dược thì rất thiếu thốn. Các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Hitler Jugend sẽ thay thế những người vắng mặt trong những ngày sắp đến. Trong thủ đô còn gần hai triệu dân chúng. Tại Potsdam có một toán quân gồm hai Sư đoàn giảm thiểu do Tướng Reimann chỉ huy. Trong khu vực ấy chỉ còn lại chừng 40 hay 50 chiến xa. Đối diện, quân Nga tung ra bốn binh đoàn với hơn 1.000 chiến xa.
Ảnh 2 : Bá linh bị bao vây quân Đồng minh tiếp hợp nhau trên sông
Ảnh 2 : Bá-linh bị bao vây, quân Đồng minh tiếp hợp nhau trên sông Elber
"Ta còn có thể chiến đấu trong bao lâu nữa ?" tôi hỏi. Câu trả lời đến ngay, làm như bạn tôi đang chờ đợi câu hỏi ấy :
"Tám ngày, tối đa là mười ngày".
"Và anh trông mong gì ở Wenck?".
"Không có gì cả, tuyệt đối không có gì cả, vì các lực lượng của ông hoàn toàn không đủ để ảnh hưởng một cách quyết định vào diễn tiến các biến cố".
"Vậy thì không còn một tia hy vọng nào nữa hay sao ?".
"Không ta chỉ còn khả năng trì hoãn thảm họa sau cùng, thêm hai ba ngày nữa".
"Tuy nhiên - ông nói thêm giọng cay đắng - có lẽ sẽ có được một khả năng nữa nếu không có Hitler ở đó. Chủ lực của Binh đoàn IX vẫn còn cầm cự tại sông Oder, và chắc chắn sẽ còn có thể di tản chiến thuật về Bá-linh nhưng Hitler lại từ chối. Ông ta dứt khoát gạt bỏ mọi đề nghị trong chiều hướng đó của vị chỉ huy trưởng của chúng tôi và của Tướng Busse tư lệnh Binh đoàn IX, mặc dầu quân Nga đã tiến xa hàng trăm cây số đằng sau lưng đạo quân đó. Anh hãy tưởng tượng rằng Hitler muốn tấn công, ông ta muốn tái chiếm phòng tuyến Oder bằng một cuộc tấn công !".
Rụng rời tứ chi, tôi nhìn anh "Tấn công, tấn công à ?" Ấy, đúng như thế. Dầu Hitler đã chịu nhận là thất trận, ông ta vẫn luôn luôn tỏ ra không có một ý niệm nào về mọi chuyện xảy ra bên ngoài. Trước đây, ông ta còn không ra thăm tiền tuyến, kể từ khi trở về thủ đô, ông ta chẳng rời Dinh Tể Tướng được một lần để tự mình tìm hiểu tình hình. Chỉ cần một giờ thôi hoặc nửa giờ cũng đủ. Nhưng ông không muốn rằng cái thế giới ảo tưởng của ông bị xáo trộn bởi hình ảnh của thực tại. Nếu tình cờ một người thân cận nói với ông sự thật, lập tức ông nổi trận lôi đình. Quân đội Đức tan rã khắp nơi dưới các cuộc tấn công của địch, thế mà Hitler còn nghĩ đến chuyện tấn công! Himmler, Goebbels và ông ta đã ra lệnh treo cổ các binh sĩ và các đoàn viên của đội Wolkssturm tháo lui. Nhiều trăm sĩ quan và binh sĩ, nhiều
người đã từng được ban thưởng huy chương vì lòng can đã bị treo tòn teng trên các cành cây hoặc các trụ đèn, bởi vì họ không muốn tham dự vào cuộc tàn sát điên cuồng nữa. Cuộc khủng bố đặc biệt ghê rợn tại Dantzig. Có phải sự điên khùng đã đạt đến mức khiến ông ta tưởng tượng rằng có thế chận đứng được bánh xe lịch sử ? Có phải là ông ta đã trở nên khả vô nhân đạo khi muốn kéo càng nhiều người Đức càng tốt, theo ông xuống vực thẳm, hoặc tệ hại hơn nữa, đó có phải là một kẻ hèn nhát muốn kéo dài cuộc sống của riêng mình thêm đôi ba ngày nữa ? Không bao giờ chúng tôi có thể biết được.
Bây giờ Bernd tỏ bày cho tôi biết về các người đang trú ngụ dưới hầm. "Ngoài Hitler và các cận vệ, ở đây còn có bác sĩ của ông ta, bác sĩ Stumpfegger, và con chó quí cùng bốn chó con. Khi gặp con vật này, anh phải coi chừng vì nó rất dữ. Như anh biết Stumpfegger là y sĩ giải phẫu của Hitler. Ông giáo sư mập ú Morell, bình thường săn sóc ông ta đã biết cách chuồn đi đúng lúc. Tận cùng của căn hầm phía đường Hermann - Goering, là chỗ ở của Goebbels và vợ con. Họ chiếm hai phòng rất đẹp. Bormann và viên phụ tá của ông ta, ông Stanđartenfuhrer Zanđer, và người nữ thư ký thì ở cánh này của căn hầm. ông ta chia sẻ căn phòng cho ông Brigadefuhrer Albrecht, người em ông nầy và vài nữ thư ký. Phòng ấy nằm cạnh phòng vệ sinh, bên trải hành lang của chúng ta. Tận cùng phía nầy là chỗ ở của Lorenz và văn phòng báo chí. Phía bên kia, đối diện với phòng Bormann, là phòng của Fegelein, Đại tá von Below, Đô đốc Voss, Sứ thần Hewel và Thiếu tá Johannmeier. Như anh đã biết. Burgdorf và viên phụ tá, Trung tá Weiss, ở kế bên chúng ta. Trung tâm truyền tin nhỏ của Lục quân nằm đối diện phòng chúng ta, phía bên kia hành lang. Căn hầm còn chỗ cho các nữ thư ký đặc biệt của Hitler và vài nữ nhân viên liên lạc. Tổng quát, ở đây có từ 600 đến 700 quân SS, kể cả lính gác, lính hầu, thư kỷ, gia nhân và đầu bếp".
Ảnh 3 : Trước khi chết, Hitler đã chỉ định Thủy sư Đô đốc Deonitz kế vị ông. Đó là một món quà thê thảm. Trong cảnh điêu tàn đổ nát đang bốc khói của Đại Đức quốc. Deonitz, vị tân Fuhrer chỉ là một Tể tướng ma
Sứ thần Hewel là đại diện thường trực của Ribbentrop cạnh Hitler. Đấy là một con người dễ thương, có da thịt, không có vẻ gì là có tài nghệ đặc biệt, và hoàn toàn chịu đặt dưới ảnh hưởng của Hitler. Ông ta đã sống rất lâu tại Java và được gọi ngay sau khi Đảng nắm quyền. Công việc của ông ta khá bạc bẽo bởi vì Hitler không bao giờ tiếp những nhà ngoại giao nhà nghề, ông xem họ như là những con người nhu nhược, và là những kẻ chủ bại chỉ nhìn sự vật bằng cặp mắt của người ngoại quốc. Hitler không bao giờ quan tâm đến các khuyến cáo do các nhà ngoại giao trình về đến nỗi ông không bao
giờ thèm đọc các báo cáo ấy. Phương cách mà ông dùng đề tưởng thưởng công lao của Bá tước von der Schulenburg, Đại sứ của ông tại Mạc-tư-khoa có thể coi như điển hình. Schulenburg đã không ngừng trình về chính phủ các mối nguy cơ trầm trọng có thể xảy ra trong trường hợp có chiến tranh với Liên sô, và ngày 25 tháng tư năm 1941 ông còn tìm cách đích thân gặp Hitler để thuyết phục Fuhrer từ bỏ các kế hoạch của ông, Schulenburg bị qui tội sau ngày 20 tháng 7 năm 1944 mặc dầu không có gì chứng minh được rằng ông ta đã có tham dự vào cuộc mưu sát. Hewel đã xung phong xin đảm nhiệm chức vụ này và về sau ông đã bị giết trên đường phố Bá linh. Đô Đốc Voss đại diện Thủy sư Đô đốc Doenitz, ông thay thế Đô Đốc Puttkamer người giữ chức vụ này từ năm 1934, nhưng mới đây đã đi Berclitesgaden. Thiếu tá Jahannmeier kế vị Trung tá Borgmann, bị chết vì tai nạn máy bay cách đây vài tuần trên đường đi nhậm chức tư lệnh một sư đoàn ở miền Tây.
Được biết mọi chuyện như thế xong, tôi bắt đầu làm việc. Tôi phải chuẩn bị bản đồ để trình Hitler trong cuộc họp buổi sáng. Công việc của tôi sẽ rất phức tạp do sự kiện là quân ủy trưởng Thủ đô bị thay thế ba lần trong vài ngày từ khi trận đánh bắt đầu, mỗi lần có sự thay đổi như vậy là có sự xáo trộn toàn bộ tổ chức bộ chỉ huy. Tôi phải xoay xở bằng cách thâu thập tin tức thẳng từ tám bộ chỉ huy khu vực. Vào lúc hai giờ sáng, tôi hoàn tất công việc. Các khu vực báo cáo rằng hoạt động của địch bắt đầu giảm từ chập tối và đến đêm thì gần như là ngưng hẳn.
Đến gần 5 giờ 30 sáng, tôi bị đánh thức khá đột ngột bỏi tiếng nổ của năm hay sáu quả dạn pháo kích lớn của Nga Sô. Từ 6 giờ sáng đạn pháo kích rơi xuống theo nhịp độ cứ cách ba phút là một quả như hôm qua.
Khi tôi chưa kịp bận xong quân phục thì Gunsche phụ tá SS của Hitler xuất hiện, ông ta muốn biết tiến triển mới nhất của tình hình. Một lát sau tôi gọi Tham mưu trưởng các khu vực của Bá-linh và Potsdam. Khắp nơi đều báo cáo giống nhau. Quân Nga tấn công khắp nơi kể từ lúc rạng đông, sau một thời gian pháo kích chuẩn bị ngắn. Vài giờ sau, chúng tôi được biết con đưòng duy nhứt còn thông thương được với vùng Tây Bắc, vừa mới bị quân Nga cắt đứt.
Vậy là Bá-linh hoàn toàn bị vây hãm. Chúng tôi chỉ còn liên lạc với thế giới bên ngoài bằng một đường dây điện thoại ngầm còn hoạt động cho đến ngày 26. Bernd gọi điện thoại cho Bộ Tổng tham mưu, bộ phận nầy đã có thể tránh khỏi bị vây nhờ chạy trốn về Rheinsberg từ rạng đông, ông nhận được vài chi tiết về các trận đánh ở phía Bắc và phía Nam Đức quốc. Sau khi làm xong bản báo cáo cho tướng Krebs và kiểm soát lại một lần nữa các ghi chú trên bản đồ, chúng tôi đi đến căn hầm của Fuhrer vào lúc trước 10g30 một chút.
Chúng tôi đi ngang qua nhà để xe ngầm dưới đất nối với đường Wossstrasse bằng chiếc thang máy, và đi theo nhiều tiền sảnh đưa đến một hành lang dài nằm ngay dưới sân trong của Dinh Tể Tướng. Các cuộc tấn công trước đây đã làm bể nhiều chỗ nóc hầm bằng bê tông cốt sắt không được dày lắm và nước ngập đến đầu gối. Chúng tôi phải đi trên cảc tấm ván lắc lư để khỏi lội bì bõm. Vì lẽ ánh đèn soi sáng rất yếu ớt cho nên thật khó chịu khi phải đi qua đoạn đường này. Sau đó, chúng tôi đi ngang qua một văn phòng và hai phòng ăn cho nhân viên, cuối cùng mới đi xuống hầm của Fuhrer. Cuộc hành trình lâu độ năm phút. Chúng tôi bị chận lại sáu lần tại các trạm gác đôi hay ba, võ trang bằng tiểu liên và lựu đạn, kiểm soát tỉ mỉ căn cước của chúng tôi và quan sát xem chúng tôi có thật không mang vũ khí không. Trong các phòng ăn, chúng tôi thấy nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan SS ngồi trước các dãy bàn dài, uống rượu và cà-phê, trước mặt để nhiều đĩa bánh mì lớn. Quí ông nầy cho rằng chúng tôi, các sĩ quan thuộc quân đội chính qui không đáng có quyền được chào. Gunsche tiếp chúng tôi tại phòng đợi trước văn phòng Fuhrer. Hitler sắp ăn sáng xong, nên chúng tôi được yêu cầu kiên nhẫn đợi một lát. Gunsche cũng là một người có thân hình kiểu mẫu của một tay quyền anh hạng nặng và cái nhìn của ông bắt buộc ta phải nghĩ rằng tốt hơn là không nên có chuyện lôi thôi với ông ta. Trong hành lang rộng đưa tới phòng đợi, năm sĩ quan SS, võ trang cùng mình, canh gác thường trực. Điều nầy làm tôi nhớ đến đêm qua, trên đường Vossstrasse không có lấy một lính canh. Vậy kẻ thù ở đâu ? Trong đường phổ Bá-linh hay ở ngay trong hầm trú ẩn của Fuhrer ?
Ảnh 4 : Hitler duyệt qua một toán sĩ quan Áo đã khoác quân phục Đức. Theo sau là Đại tướng von Bock
Phòng đợi rộng chừng ba thước trên bảy thước. Dọc theo bức tường bên phải có một ghế dài, bên trên đó có treo sáu bức tranh thật đẹp, chánh bản của Ý. Chính giữa bức tường đối diện có một bàn giấy, một ghế dài, và bốn ghế dựa kiểu thôn dã. Bên phải, một cánh cửa thông vào phòng họp, bên trái một cửa thông vào phòng Hitler ở.
Đây rồi, cửa thứ hai bật mở và Hitler xuất hiện theo sau có Goebbels đi khập khiễng và Bormann.
Ông bắt tay Tướng Krebs và cũng chào chúng tòi kiểu đó rồi đi về phía phòng hội. Lưng ông ta còn có vẻ còm hơn cả lần tôi được thấy trước đây và bước đi của ông cũng có vẻ kẻo lê nhiều hơn. Điều đập mạnh vào tôi là cặp mắt ông, chúng không còn vẻ tinh anh của thuở trước nữa. Tất cả dáng nét của ông trở nên mềm nhũn, ông gợi cho ta cảm nghĩ đó là một ông già bịnh hoạn. Krebs ngồi bên trái Hitler và Goebbels ngồi đối diện. Con người nhỏ thỏ gầy ốm ấy cũng thay đổi nhiều, da xanh quá và gò má lõm sâu. Ông ta ít khi đặt câu hỏi trong phần lớn thời gian hội họp, ông ta im lặng và theo dõi từng li từng tí
bản thuyết trình tình hình bằng một tấm bản đồ. Cách vận dụng sắc mặt của ông và cặp mắt của ông, cặp mắt với tia nhìn thật cuồng tín ngày xưa, biểu lộ các nỗi lo âu đang nung nấu lòng ông. Công cuộc chống giữ Bá-linh được giao cho ông, ông liên kết số phận của thủ đô với số phận của gia đình mình. Ông ta bị cầm tù bởi chính sách tuyên truyền của chính ông. Ít ra những người khác cũng có thể đưa vợ con đến chỗ an toàn, phần ông, ông đã kẹt trong cái thế phải kéo theo vợ con vào cõi chết. Có điện thoại gọi tôi để nhận một tin tức báo cáo. Khi tôi trở lại, Hitler vẫn còn nói chuyện với Krebs. Goebbels nhẹ nhàng đứng dậy đến bên tôi và hỏi nhỏ có tin gì mới không. Ông ta có vẻ không chờ đợi tin tốt đẹp, Tôi báo cáo với ông rằng cuộc tấn công của quân Nga vào phía Nam Stettin gieo thảm họa cho các đạo quân đang chiến đấu trong vùng đó. Chiến xa của chúng đã tiến sâu được đến 50 cây số. Công cuộc chống giữ của ta rất yếu.
Krebs chấm dứt báo cáo. Hitler nhìn tôi với vẻ dò hỏi. Tôi ngần ngại trả lời vì tôi nghĩ là Krebs muốn làm việc đó thay tôi nhưng ông Tướng lại ra hiệu cho tôi nói. Vậy thì tôi nói trực tiếp với Fuhrer. Nhưng chiếc đầu lắc lư của ông đã làm tôi bối rối một cách kỳ lạ. Tôi phải tự mình làm một cố gắng để khỏi mất bình tĩnh khi tôi thấy ông đưa bàn tay run rẩy cầm lấy một tấm bản đồ để theo dõi lời phúc trình của tôi. Khi tôi chấm dứt, ông suy nghĩ một lát, rồi bằng một giọng giận dữ, ông nói với Krebs. cả người ông chồm hẳn về phía trước, tay nắm chặt lấy thành ghế. Ông ta nói nhiều câu đứt đoạn, do dự : "Căn cứ vào sức mạnh của chướng ngại vật thiên nhiên là sông Oder, sự thành công của quân Nga chỉ có thể do sự bất lực của các cấp chỉ huy Đức tại địa phương". Krebs cố gắng với tất cả thận trọng giải thích rằng trong khu vực nầy chúng tôi chỉ có các đơn vị lâm thời, vừa được thiết lập một cách cấp bách, trang bị kém và các toán đoàn viên của đội Wolkssturm, trong khi đó quân Nga tung ra nhiều Sư đoàn ưu tú. Mặt khác, lực lượng trừ bị của Binh đoàn III, do Tướng Manteuffel chỉ huy đã được tung vào cảnh mặt vì bị áp lực nặng, hoặc đã được rút về Bá-linh.
Nhưng Hitler gạt bỏ các lời giải thích đó bằng một cái khoát tay giận dữ :
"Chậm nhất là ngày mai phải tung ra một cuộc tấn công khởi đi từ vùng Bắc Oranienbourg. Binh đoàn III đừng ngần ngại rút quân tại các khu vực không bị tấn công dọc theo phòng tuyến trách nhiệm, đế cung cấp tối đa lực lượng cho đợt tấn công nầy. Phải thành công trong việc tái lập liên lạc giữa Bá-linh và Miền Bắc chậm lắm là trước tối mai. Hãy lập tức ban hành các mệnh lệnh cần thiết", ông ta nhấn mạnh lời nỏi bằng cách vạch bàn tay run rẩy lên tấm bản đồ. Bernd đi ra để soạn các mệnh lệnh. Khi Burgdorf đi vào giữa cuộc thảo luận và đề nghị giao cho Tướng Waffen SS Steiner làm Tư lịnh cuộc hành quân tấn công của đạo quan thứ III, Hitler không bỏ mất dịp nỗi điên một lần nữa : "Tôi không thể sử dụng đưọc viên Tướng tự phụ, hay quấy rầy và không quả quyết đó. Tôi không bao giờ chấp nhận giao quyền tư lịnh cho Steiner".
Ảnh 5 : Cuộc tiến quân của Đồng Minh vào miền Tây nước Đức
Trước đấy ít lâu, ông Tướng này còn là Tư lịnh Quân đoàn 3 SS tại Courlande, một chức vụ chọn lọc mà ông nhờ sự bảo bọc của SS và Hitler mới được. Phiên họp chấm dứt.
Vào giữa trưa, chúng tôi được báo cáo là áp lực của địch về phía Nam thành phố đã tăng gia đáng kể. Chưa đầy một giờ sau, chúng tôi được biết phi trường Tempelhot bị pháo kích dữ dội và không còn có thể xử dụng được nữa. Chỉ còn lại phi trường Gatow dùng cho
việc liên lạc của Bá-linh về mặt hàng không. Nhưng từ 17 giờ, báo cáo cho biết các phi cơ ở đấy cũng bị pháo kích.
Pháo binh địch đã xuất hiện trong khu rừng phía Bắc Doberitz. Ba chiến xa T.34 án ngữ trên đường Bá-linh — Nauen, trục giao thông nối với Miền Tây, và kiểm soát con đường ấy. Từ giữa trưa, người ta làm việc như điên để sửa sang trục Đông - Tây, hai bên "Trụ Chiến thắng " để làm bãi đáp cho các phi cơ.
Cuộc pháo kích tại trung tâm thành phố gia tăng cường độ khi đêm đến. Trong những ngày trước đó người ta chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc pháo kích lẻ tẻ phát xuất từ một vài giàn 175 ly, nhưng các loạt pháo kích hiện tại với một nhịp độ tăng dần chứng tỏ rằng quân Nga đã đưa vô số trọng pháo đến gần. Kết luận nầy được xác nhận ngày hôm sau 25 tháng 4. Đúng 5 giờ 30 sáng, một đợt pháo kích cực kỳ dữ dội đã đổ xuống trung tâm thủ đô và chỉ trở lại nhịp bắn cách quãng thường lệ một giờ sau. Sau khi nhận các báo cáo buổi sáng cho thấy không có gì đặc biệt, chúng tôi được gọi đến họp phiên thường lệ trước 10 giờ 30 một chút. Khi đến phòng đợi, tôi thấy có Bormann và ông Pressereferent Lorenz. Vài phút sau chúng tôi cùng Hitler đi vào phòng hội. Trước khi Krebs kịp báo cáo tình hình, Lorenz đi vào xin được phép nói.
Sáng nay máy thu thanh của ông ta nhận được bản tin sau đây phát xuất từ một đài phát thanh trung lập : quân Nga và Mỹ đã gặp nhau ở Mulde, tại vùng trung Đức, các vị Chỉ huy trưởng hai bên đã có xung đột sơ sơ với nhau vì không thỏa hiệp được khu vực mà mỗi bên chiếm đóng. Quân Nga trách quân Mỹ không tôn trọng thỏa hiệp Yalta 2. Tất cả chỉ có thế. Không có vấn đề đụng độ tiếp theo sau cách biệt quan điểm hay cái gì tương tự như thế...
Hitler như bị điện giật. Mắt ông lại chiếu ra những tia sáng mới. Thình lình ông ta đứng dậy :
"Các ông, đây là một bằng chứng mới và công nhiên cho thấy kẻ thù chúng ta đang chia rẻ. Liệu dân tộc Đức và lịch sử có khỏi kết tội tôi là một tên tội phạm nếu tôi bằng lòng ký kết hòa bình hôm nay trong khi rất có thể thấy được kẻ thù của chúng ta đánh nhau vào ngày mai không ? Liệu chiến tranh không thể xảy ra trong vài ngày nữa, tôi nói
gì, trong vài giờ nữa giữa bọn Bôn-sê-vích và bọn Anh Mỹ để chia phần chiến lợi phẩm Đức quốc hay sao ?"
° °
°
Sau đó tôi còn được nghe nói về lối thoát này một lần nữa, thật lâu về sau, trong một cuộc chuyện trò với một sĩ quan có tham dự các cuộc thương thuyết đầu hàng tại Reims ngày 6 tháng 5 năm 1945. Ông ta kể : phái đoàn Đức đã đến Reims. Chỉ còn chờ Tướng Eisenhower để bắt đầu cuộc tiếp xúc. Khi Eisenhower đến, ông đi thẳng đến trước Tướng Jodl và sau một lời giới thiệu mau lẹ, ông đặt câu hỏi; "Tại sao các ông còn chiến đấu sau khi bại trận tại Avranches ? Bộ các ông không biết rằng từ lúc đó chúng tôi đã có quyết định rồi sao?" Và Jodl trả lời : "Hitler và tôi đã nghĩ rằng đối thủ của chúng tôi sẽ va chạm nhau về vấn đề phân chia chiến lợi phẩm Đức quốc".
Ảnh 6 : Quân đội Đồng Minh tiến sâu vào trung tâm thành phố Bá linh
° °
°
Khi dứt lời, Hitler quay sang Krebs. Trong suốt buổi họp ông ta nhiều lần hỏi đạo quân của Wenck đang làm gì và tiến triển của cuộc tẩn công của Binh đoàn III ở phía Bắc Bá-linh ra sao. Nhưng chưa có một tin tức nào liên quan đến các vấn đề đó được báo cáo về cho chúng tôi.
Cũng chính ngày hôm đó chùng tôi cảm thấy các khó khăn đầu tiên trong sự liên lạc điện thoại về thế giới bên ngoài. Vì lẽ liên lạc vô tuyến từ lâu đã không còn nữa, chúng tôi không có tin tức gì trong nhiều giờ liền. Cuộc pháo kích của Nga Sô tăng gia thấy rõ. Những quả đại pháo đầu tiên đã nổ trong vòng thành Dinh Tể Tướng vào
buổi chiều. Phải ngưng quạt máy trong một khắc vì chúng thổi vào hầm, khói, hơi thuốc súng và bụi. Khi liên lạc được tái lập, tin tức xấu đã đổ về với nhịp độ tăng dần. O.K.H báo cáo rằng mặt trận phía Đông gần như hoàn toàn sụp đổ tại phía Nam Stettin. Đợt tấn công của Binh đoàn III do Steiner chỉ huy tiến được hai cây số rồi bị chận lại với tổn thất đẫm máu. Wenck bắt đầu tấn công lúc rạng đông với 3 Sư đoàn hướng về Potsdam, nhưng chúng tôi không còn nghe nói đến ông ta nữa. Phía Tây thủ đô, áp lực quân Nga còn mạnh hơn. Rathenow, cách Bá-linh 80 cây số đã bị chiếm. Có thể nói Bá-linh lùi dần về phía sau phòng tuyến Nga Sô. Đạo quân thứ IX vẫn còn khẩn thiết xin được phép rút về phía Tây Bắc hướng về Bá-linh vì bị tấn công mạnh đàng sau lưng và bị đe dọa hoàn toàn tiêu diệt. Hitler lại từ chối. Trong đa số chúng tôi, tinh thần xuống số không khi được biết rằng vào lúc 18 giờ quân Nga đã đến phi trường Tempelhof. Các trận đánh diễn ra dọc theo con kinh Teltow, phía Nam Dahlem. Nhiều quân xa thám sát của Nga đã xuất hiện tại phi trường Gatow. Hai ngàn người có mặt trong trung tâm huấn luyện không quân Kladok hiện cố thủ ở đó. Như vậy chúng tôi lại vĩnh viễn mất phi trường Gatow. Trong đêm, Hitler ra lệnh thực hiện công cuộc tiếp tế cho Bá Iinh bằng cách thả dù.
Ông ta triệu tập chúng tôi lúc 19 giờ để kiểm điểm lại tình hình, và ông ta có vẻ thất vọng. Khi ông biết, trái với lịnh của ông, Steiner đã đứng ra chỉ huy công cuộc tấn công của Binh đoàn III, ông ta không nổi trận lôi đình như chúng tôi đã lo sợ. Ông chỉ nói bằng giọng mệt mỏi : "Tôi đã nói với các anh rồi, cuộc tấn công sẽ không thể mang lại kết quả nào dưới sự chỉ huy của Steiner".
Sự đột tiến của Nga tại Spandau đe dọa trực tiếp hệ thống phòng thủ phía Tây Bá-linh, Axmann, Đoàn trưởng thanh niên Hitler (jeunea ses hitlériennes) được lịnh tung đám thiếu niên của ông ta về phía đó bằng cách hợp tác với bộ chỉ huy quân sự tại địa phương. Phải giữ các cây cầu ở Pichelsberg, trên sông Havel, bằng mọi giá. Đấy là sứ mạng được giao cho đoàn thanh niên Hitler. Từ khi trận đánh Bá-linh bắt đầu, Axmann rời khỏi tòa nhà to lớn Adolf-Hitler-Platz để dời đến Wilhemstrasse, gần Dinh Tể Tướng, cho nên ông ta đến đây hàng ngày để nghe ngóng tình hình. Khi các đoàn thiếu niên được tung
vào mặt trận, trong những ngày kế đó, ông ta ở lại với chúng và không chịu trốn xuống hầm trú ẩn của Fuhrer. Con người ấy, bị cưa cụt một tay, đã giữ một tư cách đàng hoàng cho đến phút chót.
Tin cho biết tình trạng của chúng tôi trở nên tồi tệ mau chóng, tất nhiên là đã lan truyền trong hầm trú ẩn như ngòi thuốc súng. Các lãnh tụ SS trước đây không còn thèm nhìn đến chúng tôi hoặc đối với chúng tôi với vẻ trịch thượng, đột nhiên cũng tỏ ra rất dễ thương là đàng khác. Từ đó Bernd và tôi thật vất vả không thoát nổi những người muốn hỏi thăm tình hình đứng đón chúng tôi khắp các hành lang "Theo các anh nghĩ thì bao lâu nữa Wenck sẽ đến Bá-linh ?" "Chúng ta sẽ phá vòng vây để lui về phía Tây chăng ?" "Chúng ta còn đứng vững được bao lâu nữa ?" Cứ như vậy, chúng tôi tìm cách trấn an những người mà hôm qua còn rất ngạo mạn. Những người đặt câu hỏi hầu hết là những người chưa từng đối diện với cái chết. Những người khác ngồi trước bàn giấy vừa thảo luận ồn ào vừa uống rượu, hoặc chờ đợi một cách thụ động một ngày mai vô định. Có thể là họ sẽ chiến đấu can đảm như những người khác nếu người ta cho họ cơ hội. Nhưng sự nhàn rỗi có tính cách bó buộc trong căn hầm nầy, trong khi đạn trọng pháo nổ trên đầu, không thể nào không có tác động làm mất tinh thần về lâu về dài. Nhiều người đã biết rằng từ đêm hôm đó căn hầm sẽ là mồ chôn của họ. Tuy nhiên không một ai có ý tưởng tự nguyện đi chiến đấu.
Tôi gọi Tham mưu trưởng các khu vực và hỏi họ về tinh thần của binh sĩ và các yếu tố quan trọng khác không được nói đến trong các bảo cáo. Tình hình khắp nơi đều giống nhau. Nhiều người già cả trong lực lượng Wolkssturm, không được huấn luyện, trang bị và võ trang đầy đủ, lại bị thuyết phục bởi các lời phô trương về cuộc kháng chiến, rời khỏi vị trí ngay khi vừa thấy bóng địch quân xuất hiện để chạy về với vợ con trong các hầm trú ẩn trong nhà. Phần đông chỉ tuân theo lời gọi nhập ngũ vì sợ súng tiểu liên của SS. Nhưng những thiếu niên, những chú bé l4, 15, 16 tuổi đã chiến đấu với sự nhiệt tình và sự khinh thường cái chết mà binh sĩ của chúng tôi đã chứng tỏ trong tất cả các mặt trận của cuộc chiến tranh này. Quân đội chính qui, vẫn còn đấy, đã chiến đấu rất giỏi nhưng chịu đựng kinh khủng sự thiếu thốn đạn dược. Điều tệ hại nhứt là sự thiếu quân số, được
võ trang mạnh mẽ và được huấn luyện kỹ, càng lúc càng được thấy rõ. Nếu quân Nga có đụng phải một sự kháng cự cương quyết ở một vài điểm thì họ cũng đã tìm được một điểm khác được phòng vệ yếu hơn hoặc được lực lượng Wolkssturm chống giữ và mau lẹ ập lên lưng những quân phòng vệ đầu tiên.
Việc tiếp tế gần như là vô phương và các đám cháy đã tạo ra những khó khăn chưa từng có. Vì thiếu nước đề chữa lửa, ngọn lửa hoành hành tiêu hủy cả nguyên các đường phố và chỉ dừng lại bởi các núi gạch đá không còn gì để cháy nữa. Ưu thế phương tiện của đối thủ, của chiến xa và nhất là của pháo binh của họ là ưu thế đè bẹp và thường tạo ra tình trạng thất vọng. Phi cơ thì không thể làm gì được nhiều với các binh sĩ của chủng tôi nấp trong các đống đố nát điêu tàn. Một sĩ quan thuộc một khu vực phía Nam báo cáo rằng những tù binh Đức thuộc đơn vị "Seydlitz Armee" cũ đã cống hiến các sự cộng tác quí báu cho Nga Sô bằng cách chịu làm hướng đạo. Tôi báo ngay cho Tướng Krebs các sự kiện đó.
Đêm đã khuya lắm rồi. Bernd và tôi trèo lên khỏi hầm để hít thở khí trời. Tiếng động của chiến tranh vang dội chát chúa và người ta nghe những tiếng nổ từ xa. Các đám cháy chọc thủng bóng đêm một cách thê lương. Không khí tươi mát và trong lành. Tôi hít đầy lòng ngực. Bầu không khí trong lành nầy quả là một lạc thú ; bầu trời đầy sao đẹp đẽ tuyệt vời bao trùm thành phố vĩ đại. Chúng tôi im lặng rất lâu để ngắm nhìn ánh lửa của các đám cháy vời cường độ thay đổi. Thế rồi Bernd nói: "Anh thấy không, tất cả rồi sẽ chấm dứt trong vài ngày tới. Tôi không muốn chết với những kẻ đang ở dưới hầm kia. Tôi muốn tự do hành động khi thời cơ đến". Rồi anh im lặng trở lại và chúng tôi theo đuổi ý tưởng của mỗi người. Đến nửa đêm, chúng tôi trở xuống. Chúng tôi còn có nhiều việc phải làm.
Ảnh 7 : Rommel "Con sói già của sa mạc ". Một trong những tướng lãnh tài ba nhất của Đức trong trận Đệ nhị Thế chiến. Ông được sự ngưỡng mộ của tất cả, ngay cả các đối thủ của ông....
Hôm sau, 26 tháng 4, lúc 8 giờ, có tin đồn là máy bay đã thành công trong một cuộc tiếp tế. Ngay từ lúc bình minh ló dạng một toán Me 109 đã có thể thả dù hàng ngàn thùng đồ xuống trung tâm thành phố. Rủi thay, chỉ có thể thu hồi một phần năm giữa các đống đổ nát. Nếu kể đến sức tiêu thụ đạn dược vĩ đại thì số thu lượm chỉ là một giọt nước trong đại dương. Chúng tôi cần nhất là đạn cho pháo binh và cho chiến xa vì một vài giàn trọng pháo và chiến xa còn lại của chúng tôi không còn đạn để bắn nữa. Một điện văn liền được gởi đi, các phi
cơ vận tải phải đáp bằng mọi giá xuống trục Đông Tây để mang thêm đạn dược đến. Những trụ đèn và cây cối trồng hai bên con đại lộ đã được bứng đi từ những ngày trước và tạo thành một phi đạo vừa đủ. Tuy nhiên nó còn lỗ chỗ những hố đạn và bị oanh tạc liên miên. Từ 9 giờ 32 chúng tôi được xác nhận là có hai chiếc Ju 52 chở đạn cho chiến xa đang trên đường bay đến. Lập tức tôi chuyển tin đó cho khu vực liên hệ để tránh nhầm lẫn. Y viện nhận được lịnh chuẩn bị 50 người bị thương để được di tản trong hai giờ nữa. Đến 10 giờ 30, hai chiếc phi cơ đậu xuống bên cạnh "Trụ Chiến thắng". Biến cố ấy đã làm cho tất cả chúng tôi xúc động, chúng tôi lại lên tinh thần, sự liên lạc với thế giới bên ngoài ít ra cũng được lập lại. Đến 11 giờ, hai chiếc máy bay chở đầy người bị thương sẵn sàng cất cánh. Tất cả mọi sự đều được thực hiện vội vã cuồng nhiệt vì không thể để mặc chúng dưới cơn mưa pháo kích của địch, không thể để quá một giây thời gian cần thiết. Chiếc thứ nhứt cất cánh suôn sẻ. Nhưng chiếc thứ hai, vừa mới cất cánh, đã chạm cánh trái vào mặt tiền của một ngôi nhà đổ nát và rơi xuống. Sau đó tôi được biết là không phải mọi người trên mảy bay đều chết cả vì nó chưa bay mau và lên cao mấy.
Phía Nam thành phố, lúc 8 giờ quân Nga tung ra một đợt tấn công trên con kinh giữa Dreilindcn và Teltow tiếp theo sau một đợt pháo kích chuẩn bị dữ dội. Hệ thống phòng thủ của chúng tôi bị tràn ngập mau lẹ. Các khu Machnow, Zehlendorf, Schlachtencee và Dahlem đều bị địch chiếm trong đêm. Nhiều đơn vị cơ giới Nga tiến nhanh về phía Grunewald và đã bị chận lại tại eo đất phân cách Schlachtensee và Krumme Lanke, nhưng các Sư đoàn 18 và 20 Thiết giáp Panzergrenadieren đang chiến đấu tại đây lâm vào tình trạng tối nguy hiểm, tin tức mà chúng tôi nhận được từ nhiều khu khác nhau càng lúc càng trở nên thiếu sót và mâu thuẫn. Chúng tôi cố gắng thu thập tin tức chính xác hơn. Hệ thống điện thoại tại Bá-linh đa số vẫn còn hoạt động. Chúng tôi dùng điện thoại gọi thẳng những người chúng tôi biết, đang ở trong các vùng thuộc khu vực có chiến trận, hay những người mà chủng tôi chọn tên trong niên giám điện thoại. Kiểu thu tin nầy tuy có vẻ thô sơ đối với Bộ Tư lịnh tối cao, nhưng đã mang lại kết quả mong đợi. "Thưa bà, bà vui lòng cho chúng tôi biết quân Nga có đến nhà bà chưa ?" Thông thường, hơn cả điều chúng
tôi chờ đợi, người ta trả lời : "Rồi, có hai tên đến cách đây nửa giờ, đó là các binh sĩ thuộc một đoàn thiết giáp 12 chiếc đang đậu ở ngã tư. Ở đây không có trận đụng độ nào. Cách đây chưa đầy 15 phút, từ cửa sổ tôi thấy các chiến xa đã di chuyển về phía Zehlendorf". Những tin tức ấy quá đủ với tôi. Chúng có thể giúp tôi phác họa tình hình một cách đầy đủ hơn là căn cứ vào báo cáo của các toán quân.
--------------------------------
1Đọc : "Hitler, người phát động thế chiến thứ hai". Sông-Kiên xuất bản - sách đã phát hành.
2Đọc : "Yalta hay sự phân chia thế giới", bản dịch Người Sông-Kiên và Lê-Thị-Duyên - Sông-Kiên xuất bản....
CHƯƠNG VI.
TÀN CƠN ÁC MỘNG
Sáng ngày 26 tháng 4, ba bức công điện của Thống chế Goering, từ miền Nam nước Đức, đánh về đã tới nơi. Nội dung đại khÁi như sau : "Thưa Fuhrer, do một sắc lịnh kÝ năm 1939. Ngài đã chỉ định tôi kế vị Ngài trong trường hợp Ngài không còn có thể điều khiẻn công việc của Quốc gia được nữa, tôi tưởng rằng đã đến lúc tôi nhận lãnh trọng trách ấy. Nếu đến như đêm hôm nay, ngày 26 thảng 4 mà tôi không nhận được một mệnh lịnh nào thì tôi sẽ coi như quyết định nầy đã được sự chuẩn nhận của Ngài".
Tin ấy là một tai vạ thình lình của Hitler. Trước tiên, ông ta khóc rống lên như một đứa trẻ con đoạn bắt đầu gầm thét như một người bị quỷ ám. Ông nhìn thấy ở đó một sự phản bội rõ rệt. Vả lại ông coi bức điện tín ấy như là một tối hậu thư thật sự, đặc tính mà Goering đã hết sức chối cãi trong cuộc biện luận trước tòa án Nuremberg 1. Sự tức giận của Hitler lan tràn ra khắp căn hầm trú ẩn. Chính Goebbels, cũng giận quày mòng mòng đã phát biểu cảm tưởng của mình bằng một loạt những lời tuyên bố cầu kỳ, trong đó các sáo ngữ danh dự, lòng trung nghĩa sự chết, máu, danh dự, Ngài, thưa Fuhrer, bọn họ, thưa Fuhrer và lại danh dự, tuy nhiên chúng các lời nói ấy không che đậy một cách hoàn toàn sự tức giận của ông khi thấy Goering sắp sửa thành công, ít ra ông cũng đã tin như vậy, trong việc rút đầu mình ra khỏi sợi dây thòng lọng. Bormann cũng vậy, ông ta không để mất cơ hội châm dầu vào ngọn lửa đang cuồn cuộn cháy trong Hitler. Ông nầy hạ lịnh cho Gestapo bắt Goering ngay lập tức. "Tống cổ hắn ta vô pháo đài Kufstein !" ông ta hét lớn. Một mật lịnh được thảo ngay. Nếu Hitler chết, Goering phải bị giết luôn.
Ông ta cũng không kém rụng rời, ngày 28 tháng 4 khi hay tin Himmler đã tìm cách bắt liên lạc với Anh - Mỹ qua sự trung gian của
Bá tước Bernadotte. Tin này đã được đài phát thanh các nước trung lập loan đi.
Ritter von Greim được chỉ định thay thế Goering và được triệu ngay đến Dinh Tể Tướng bằng vô tuyến điện tín xế chiều cùng ngày, ông ta đã đáp xuống trục Đông - Tây kế cận khải hoàn môn Brandenberg. Chiến công phi thường ấy được thực hiện không phải bởi một vị anh hùng vũ dũng, mà do một phụ nữ yếu đuối mảnh mai, nhà nữ phi hành Hanna Reitsch 2. Sự hạ cánh xuống đã nguy hiểm đến nỗi Von Greim, trước đó một lúc, đã bị một viên đạn bắn trúng vào chân, gây thương tích trầm trọng. Phải khiêng ông ta đến tận hầm trú ẩn, nơi đây ông được giải phẫu ngay tức khắc. Sau vài sự thổ lộ tâm tình ngắn ngủi, ông đi lê lết đến phòng của Hitler. Ông nầy thăng cấp Thống Chế cho ông ngay. Buổi hội kiến kéo dài độ bốn mươi lăm phút. Trong thời gian ấy Hanna Reitsch đứng bên ngoài phòng đợi. Nàng cũng vậy, cũng được Hitler tiếp đón một cách nồng hậu. Người đàn bà nhỏ thó ấy, khá đẹp, ở lại đó, sắc mặt rạng rỡ và trái ngược hẳn với tất cả các đấng mày râu ở chung quanh, nàng không hề biểu lộ một sự lo âu nào. Riêng tôi, tôi cũng đã cảm thấy hết sức xấu hổ cho phái mạnh của mình. Trong khi hầu hết các người sống dưới hầm ẩn trú chỉ còn nuôi những ý tưởng tuyệt vọng, đôi mắt nàng vẫn ngời sáng một sự quả cảm hùng tráng. Ngày hôm sau khi Hitler trao cho nàng một liều thuốc độc, đôi môi nàng khẽ hé một nụ cười.
Ảnh 8 :Âu châu nghiêng mình ở Munich (12-3-1938). Từ trái qua phải: Chamberlain ( Thủ tướng Anh) - Daladier ( Pháp)- Hitler - Mussolini - Bá tước Ciano ( Tổng trưởng Ngoại giao Ý, con rể của Mussolini....
Khi trở về phòng, tôi và Bernd gặp bà Goebbels. Trong thời gian lưu lại hầm ẩn trú Hanna Reitsch thường hay đến chơi với bà. Cho đến lúc cuối cùng, cũng như người nữ phi hành gia, Bà Goebbels không hề biểu lộ một sự lo sợ nào. Nhu mì và thanh lịch, bà bước lên từng hai bậc một cầu thang mà chúng tôi đang đi xuống. Khi gặp bất cứ một người nào, bà luôn luôn mỉm một nụ cười thân mật. Mẹ của sáu đứa con, mà năm đứa hiện đang ở trong hầm ẩn trú với bà, và cùng bị đe dọa bởi một vận số kinh khiếp bà luôn luôn biểu lộ một sức mạnh tinh thần thực sự phi thường khí lực siêu phàm ấy rõ ràng bắt nguồn từ sự tín ngưỡng thần thánh và cuồng nhiệt của bà đối với Hitler. Tín tâm ấy vẫn còn nguyên vẹn chăng ? Không làm sao biết được. Điều chắc chắn, đó là bà đã được phấn khích bởi một đại vong chánh trị và xã hội cộng thêm lòng sùng bái mù quáng đối với Fuhrer. Uy lực bi thảm và ghê gớm mà Hitler hành sử trên dân tộc Đức căn cứ vào ảnh hưởng có thể gọi là có tính cách thôi miên, mê hoặc của ông, đặc biệt trên một số rất đông phụ nữ.
Vào khoảng 23 giờ, chúng tôi lại được triệu tập để xem xét tình hình. Tình hình càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.
Sáng ngày hôm sau, tình hình đã trở nên tuyệt vọng. Đạn pháo kích rơi không ngớt trên tòa nhà Dinh Tể Tướng. Hầm ẩn trú rung chuyển từng hồi như dưới tác dụng của một trận động đất. Cường độ của cuộc pháo kích, căn cứ trên tiếng động, đã chuyển về phía Potsdamer Platz, khoảng mười tám phút sau giảm bớt. Trong khi tôi hấp tấp mặc quần áo, Bernd đang ngồi ở bàn viết, thình lình ngước mắt lên và nói với tôi: "Anh có biết là Fuhrer vừa kết hôn đêm rồi không ? " Tôi chưng hửng và hai đứa chúng tôi phá lên cười. Đoạn chúng tôi nghe thấy giọng nói nghiêm khắc của vị Tư lịnh của chủng tôi vang lên phía bên kia bức màn : "Bộ các anh điên hay sao mà cười như vậy về một chức quyền tối cao của Quốc gia". Một lúc sau, Krebs rời phòng, Bernd giải thích sơ cho tôi biết.
Người đàn bà mà Hitler đã làm lễ kết hôn đêm rồi, sau một mối giao tình kẻo dài từ mười ba năm qua, tên là Eva Braun. Tôi xấu hổ thú nhận rằng cho đến lúc đó tôi không hề biết có sự hiện diện của bà ấy trong căn hầm trú ẩn, dĩ nhiên là tôi chưa bao giờ được gặp. Đó là ái nữ của một viên thanh tra học chánh ở Munich. Bà khoảng ba mươi lăm tuổi và đã quen được với Hitler qua sự trung gian của "Giáo sư" Hoffmann nhiếp ảnh viên riêng của ông này, mà bà là người phụ tá. Hoffmann thuộc vào đám người thân thiết nhứt của Fuhrer từ lúc nắm chánh quyền cho đến khi chiến tranh bộc phát. Ông gả con gái cho Balđur Von Schirach và làm ăn khấm khá nhờ vào tình thân mà Hitler dành cho ông. Ông đã được độc quyền bản chân dung của Fuhrer, và đã kiếm đưọc nhiều chục triệu bạc. Năm 1932, Eva Braun đi theo Hoffmann khi ông nầy tháp tùng Hitler trong cuộc tuần du tuyên truyền quanh Đức quốc, và bà giao du với ông nầy. Tôi hỏi Bernd rằng làm thế nào mà công chúng không hề biết gì về mối giao tình ấy, nhưng chính Bernd cũng không thể trả lời được. Khi Hitler trở thành Tể tướng vào năm 1933, bà ta đã tuyên bố : "Đây là giây phút đau khổ nhứt đời tôi".
° °
°
Tin tức từ ngoài phố báo cáo về càng lúc càng trở nên tuyệt vọng. Trong suốt gần tám ngày rồi, đàn bà, trẻ con, các người già cả, bịnh hoạn, các binh sĩ đều sống miết trong các hầm nhà bên trong Bá linh. Cơn khát còn gây ra nhiều sự đau khổ hơn cơn đói nữa. Từ nhiều ngày qua không còn một giọt nước nào nữa. Thêm vào đó còn nhiều đám cháy thường trực và khói lùa vào tràn ngập các căn hầm, cùng với khí trời nóng bức của tháng tư. Các bịnh viện và các hầm nhà trong vùng bị oanh tạc đã từ lâu tràn ngập người bị thương. Hàng trăm ngàn người bị thương, quân nhân và thường dân, ẩn tránh trong các nhà ga và các đường xe điện ngầm.
Ảnh 9 : Ngày 7-3-1936, Goering ( Chủ tịch Quốc hội) khai mạc khóa họp của Quốc hội Đức xã...Hàng đầu :Hitles - Rudolf Hess - von Newath - Frick - von Blomberg - von Ichwerin - Krosigk
Thêm một lần nữa, hy vọng lại tái phát trong hầm trú ẩn. Vào lúc 10g30 chúng tôi nhận được bức công điện đầu tiên của Binh đoàn