Quản Lý Phát Triển Xã Hội Việt Nam: Thực Trạng, Vấn Đề Đặt Ra Và Định Hướng Chính Sách

Quản Lý Phát Triển Xã Hội Việt Nam: Thực Trạng, Vấn Đề Đặt Ra Và Định Hướng Chính Sách

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Với bất kỳ thể chế chính trị nào thì quản lý phát triển xã hội cũng có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Quản lý phát triển xã hội là một vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao trùm lên toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội. Quản lý phát triển xã hội là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý đến các khách thể nhằm mục tiêu phát triển xã hội bền vững; phát triển hài hòa cơ cấu xã hội; định hướng, kiểm soát các biến đổi xã hội; thực hiện các bảo đảm an sinh xã hội; thực thi chính sách xã hội phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực, địa bàn nhằm hài hòa quan hệ xã hội, quan hệ lợi ích; xử lý ổn thỏa các vấn đề xã hội nảy sinh, bảo đảm sự đồng thuận xã hội, an sinh xã hội, an ninh con người.

Trước đổi mới, Việt Nam áp dụng chính sách quản lý phát triển xã hội gắn với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nhưng qua thực tiễn đã xác nhận sự bất cập của mô hình đó đòi hỏi phải đổi mới quan niệm về phát triển xã hội và quản lý xã hội gắn với thể chế kinh tế thị trường. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đã xác nhận tính đúng đắn quyết định đổi mới của Đảng và nhờ đó đã giải quyết thành công nhiều mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý phát triển xã hội trong thời gian qua cũng đặt ra những tình huống mới mà nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Có thể bạn thích sách  Siêu âm tổng quát

Nhằm cung cấp cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong nghiên cứu quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quản lý phát triển xã hội Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách do tác giả Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, làm chủ biên.

Nội dung cuốn sách phân tích khái quát cơ sở lý luận với hệ thống khái niệm và lý thuyết về quản lý phát triển xã hội. Đồng thời, phân tích thực trạng quản lý phát triển xã hội qua việc khảo sát thực tiễn ở 7 tỉnh, thành phố trong cả nước đại diện cho các vùng, miền với các điều kiện, mức độ phát triển khác nhau trong nhiều lĩnh vực như: lao động việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, phân cực giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng… Từ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, trên bình diện cơ chế, nội dung cuốn sách phân tích định hướng chính sách và đề xuất mô hình chuyển từ cơ chế quản lý phát triển xã hội sang cơ chế quản trị xã hội. Đó là quá trình chính phủ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng và các cá nhân là những đối tác hợp tác bình đẳng để điều chỉnh và quản lý các vấn đề xã hội; đưa ra mô hình quản trị phát triển xã hội ở Việt Nam dựa trên mối quan hệ của ba trụ cột: Nhà nước – thị trường – các tổ chức xã hội và cá nhân nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội để đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Có thể bạn thích sách  Thiết Kế Bài Giảng Lịch Sử 7

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên tập, xuất bản, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 11 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT