Pyotr Đại đế – Người Con Vĩ Đại Của Nước Nga – Robert K. Massie full prc pdf epub azw3 [Danh Nhân]

Pyotr Đại đế – Người Con Vĩ Đại Của Nước Nga – Robert K. Massie full prc pdf epub azw3 [Danh Nhân]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Pyotr I (tiếng Nga: Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий), có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I (sinh ngày: 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva – mất ngày: 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721), đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế (hay Pierre Đại đế, Pi-e Đại đế, tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Vua Pyotr Đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài.[1] Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển.

Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt-Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.

***

Robert Kinloch Massie sinh năm 1929 là một nhà sử học người Mỹ, nhà văn, người đạt giải thưởng Pulitzer và nhận được học bổng Rhodes. Ông đã nghiên cứu lịch sử nước Mỹ tại Đại học Yale và lịch sử châu Âu hiện đại tại Đại học Oxford. Năm 1967, trước khi ông và gia đình chuyển đến Pháp, Massie đã viết và xuất bản cuốn sách mang tính đột phá của mình Nicholas và Alexandra, tiểu sử Hoàng đế và Hoàng hậu cuối cùng của Nga. Năm 1971, cuốn sách là cơ sở của giải thưởng Oscar trong phim cùng tên.

***

Về tác phẩm:

Quyển sách này trình bày cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử ngoại hạng: Pyotr I Đại đế (1672-1725), là Pyotr của nước Nga cũ và sau đấy là Hoàng đế của Đế quốc Nga. Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và gần đây được nhân dân Nga bình chọn là người Nga được yêu mến nhất mọi thời đại, ông đã đạt thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ông. Ông đã đưa một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu dường như hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vượt lên thành một cường quốc khiến cho những nước Châu Âu còn lại phải nể vì.

***

Điểm nhấn

“Lịch sử đã dành cho Pyotr Đại đế nhiều lời khen ngợi. Có lẽ lời khen ngợi trước tiên là tầm nhìn chiến lược của ông, kế đến là nhận thức rồi quyết tâm. Những tầm nhìn, nhận thức và quyết tâm ấy hầu như thiếu vắng trong khắp nước Nga thời bấy giờ. Chỉ một mình ông có tầm nhìn sâu rộng, nhận thức đúng đắn, rồi có quyết tâm sắt đá để đi đến đích. Chẳng hạn, trong khi bao triều đại trước đều không nhận ra là nước Nga bao la chỉ có một cảng biển thông ra bên ngoài thế giới trong sáu tháng mỗi năm, không có hải quân, và cả nước Nga mãn nguyện với đội thuyền đi theo dòng nước trên sông; chỉ riêng Pyotr Đại đế nhận ra đấy là những khiếm khuyết vô cùng hệ trọng trong chiến lược xây dựng kinh tế và quân sự cho đất nước ông. Chính Pyotr Đại đế đã nhận thức được công dụng diệu kỳ của một chiếc thuyền buồm không những có thể đi xuôi mà còn có thể đi ngược lại chiều gió – điều mà loại thuyền bè Nga hồi ấy không thực hiện được. Quyết tâm xây dựng cảng biển và tạo dựng nên hải quân Nga khởi phát từ tầm nhìn và nhận thức như thế.”

***

Quyển sách này trình bày cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử ngoại hạng: Pyotr I Đại đế[1] (1672-1725), là Pyotr[2] của nước Nga cũ và sau đấy là Hoàng đế của Đế quốc Nga. Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và gần đây được nhân dân Nga bình chọn là người Nga được yêu mến nhất mọi thời đại, ông đã đạt thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ông. Ông đã đưa một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu dường như hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vượt lên thành một cường quốc khiến cho những nước Châu Âu còn lại phải nể vì.

Có thể bạn thích sách  Hồi Tưởng Và Suy Nghẫm Tập 2: Đất Nước Tôi Và Thế Giới - Mikhail Gorbachev full mobi pdf epub azw3 [Tự Truyện]

Đây là bản dịch từ quyển sách tựa đề Peter the Great: His life and World của Robert K. Massie, một nhà báo và sử gia danh tiếng nhờ những công trình nghiên cứu sử học cận đại hết sức công phu.

Điểm đặc biệt của quyển sách trên thể hiện rõ tính cách chuyên nghiệp của tác giả: kết hợp lối viết phóng sự tường thuật với cách trình bày sử liệu sau khi đã tra cứu nghiêm túc và tổng hợp nguồn thông tin đa dạng. Qua văn phong hấp dẫn như tiểu thuyết cộng thêm sự phân tích tâm lý con người khúc chiết, tác giả nguyên tác trình bày một cách cặn kẽ không chỉ về cuộc đời Pyotr Đại đế mà còn về toàn bộ khung cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, địa dư của nước Nga và Châu Âu vào thế kỷ 17. Việc này giúp cho người đọc có sự hiếu biết sâu rộng về bối cảnh đất nước và con người đã dẫn đến những sự kiện và biến cố dưới triều đại của Pyotr Đại đế. Ví dụ như việc tại sao Pyotr Đại đế có chủ trương trừng trị nghiêm khắc – có người còn cho là tàn bạo – đám Cấm vệ do hành vi phản loạn không phải vì lý do chính trị, mà chỉ vì bị bỏ bê (Nhưng sự bỏ bê này có nguyên ủy của nó). Có nắm được cơ bản những bối cảnh, những mối liên hệ trước đây giữa Pyotr Đại đế và lực lượng Cấm vệ, ta mới có thể hiểu thêm về chủ trương và hành động cứng rắn của vị Sa hoàng này.

Muốn hiểu được rõ con người của Pyotr Đại đế không phải là dễ, theo vài khía cạnh nào đấy. Tác giả đã phân tích tố chất đa dạng của Pyotr Đại đế: sục sôi và gan lì, vừa bao dung vừa tàn nhẫn, vừa mềm mỏng vừa cố chấp, tình cảm ở mặt này nhưng cứng rắn ở mặt khác…, nhưng cuối cùng tạo nên khúc ngoặt cực kỳ quan trọng trong lịch sử nước Nga. Hơn nữa, tác giả cũng vẽ ra con người lạ kỳ của Pyotr Đại đế lạ kỳ theo quan điểm phương Đông: việc tu thân của Pyotr Đại đế khá lôi thôi, việc tề gia cũng lắm vấn đề, nhưng công cuộc trị quốc và bình thiên hạ lại đạt nhiều thành tựu!

Lịch sử đã dành cho Pyotr Đại đế nhiều lời khen ngợi. Có lẽ lời khen ngợi trước tiên là tầm nhìn chiến lược của ông, kế đến là nhận thức rồi quyết tâm. Những tầm nhìn, nhận thức và quyết tâm ấy hầu như thiếu vắng trong khắp nước Nga thời bấy giờ. Chỉ một mình ông có tầm nhìn sâu rộng, nhận thức đúng đắn, rồi có quyết tâm sắt đá để đi đến đích. Chẳng hạn, trong khi bao triều đại trước đều không nhận ra là nước Nga bao la chỉ có một cảng biển thông ra bên ngoài thế giới trong sáu tháng mỗi năm, không có hải quân, và cả nước Nga mãn nguyện với đội thuyền đi theo dòng nước trên sông; chỉ riêng Pyotr Đại đế nhận ra đây là những khiếm khuyết vô cùng hệ trọng trong chiến lược xây dựng kinh tế và quân sự cho đất nước ông. Chính Pyotr Đại đế đã nhận thức được công dụng diệu kỳ của một chiếc thuyền buồm không những có thể đi xuôi mà còn có thể đi ngược lại chiều gió – điều mà loại thuyền bè Nga hồi ấy không thực hiện được. Quyết tâm xây dựng cảng biển và tạo dựng nên hải quân Nga khởi phát từ tầm nhìn và nhận thức như thế.

Thế là, với bao hoài bão nung nấu nhằm hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa, Pyotr Đại đế tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên đế cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình, tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu đế học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình; vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gô thô sơ cho đến khi hạ thủy. Và còn nhiều việc làm quyết đoán nữa, như ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm mặc cho giáo hội đầy quyền uy phản đối. Hoặc đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân – có thế lực mạnh nhất thời bây giờ – góp chi phí vào việc xây dựng hải quân; ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm! Hoặc ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thông sang kiểu gọn nhẹ – mục đích sâu xa là để dân Nga tăng năng suất làm việc – mặc cho chống đối của giáo hội uy quyền và thói bảo thủ muốn duy trì cách sống lâu đời.

Có thể bạn thích sách  Tứ Đại Danh Bộ Tẩu Long Xà hệ liệt - Ôn Thuỵ An full prc [Võ Hiệp]

Một công trình vĩ đại khác – khá điên rồ và mạo hiểm – là kiên trì tiến hành xây dựng nên thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn, có nghĩa là Thụy Điển có quyền chiếm lại bất cứ lúc nào! Quyết tâm ấy thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg, nhằm mở một đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon của Pháp và Hitler của Đức Quốc xã sau này.

Việc đánh giá Pyotr Đại đế có thể theo hai xu hướng. Một là cho rằng thành quả đều do cá nhân Pyotr: trong khi cả triều đình, cả giáo hội, cả các giới quý tộc và thương nhân – là những thế lực quan trọng thời bấy giờ ở Nga – không ai thiên về cải tổ và hiện đại hóa như ông (nhiều người còn chống đối, ngay cả người vợ đầu và con trai trưởng của ông). Riêng các cận thần và các cấp chỉ huy quân sự của ông chỉ thực thi sách lược và nhận mệnh lệnh của ông mà thừa hành, nên sự đánh giá càng làm nổi bật cá nhân Pyotr Đại đế trong việc biết trọng dụng nhân tài dù cho họ là người Nga hay người nước ngoài. Cũng nên ghi nhận là Pyotr Đại đế đã làm được nhiều việc nhờ ông có uy quyền tuyệt đối, có quyền ban hành luật theo ý muốn, thậm chí có quyền xử tử bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Nếu trong một thể chế quân chủ lập hiến hoặc hệ thống dân chủ như thời nay, chỉ một cá nhân như Pyotr Đại đế hẳn sẽ không thể làm được gì nhiều trong bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ như thế. Bằng chứng là một số cải tổ hành chính của Pyotr Đại đế, tuy có cơ sở chính đáng nhưng đã không thành công vì thái độ bảo thủ của các cấp địa phương.

Xu hướng thứ hai trong việc đánh giá Pyotr Đại đế thì cho rằng, những thành tựu là do sở thích cá nhân từ thời niên thiếu, rồi vì bản thân là sa hoàng, muốn gì cũng được, nên có điều kiện từ đồ chơi đi lên trò chơi, và từ trò chơi biến ra hành động thật sự. Có nghĩa là những hành động không nằm trong chiến lược tổng thể nào để phát triển đất nước. Điều này cũng đúng, nhưng thử hỏi trong bao vua chúa khác, có mấy người từ “chơi chơi” tiến lên “làm thật” tạo thành quả như thế? Ý kiến khác là xem vai trò cá nhân của ông không phải là yếu tố quyết định, trong khi phê phán ông về chế độ độc đoán, hà khắc – đôi lúc tàn bạo – theo kiểu phong kiến. Và trong công cuộc cải tổ, ông đã làm mất đi một vài giá trị truyền thống của xã hội Nga. Rộng ra hơn, những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, không được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông. Trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển… Chiều hướng đánh giá này cũng có cái lý của nó, tùy quan điểm của từng người. Chẳng hạn, có thể biện luận rằng một khi nước Nga đã trở nên hiện đại hóa thì dần dà đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn. Thật ra, chính Pyotr cũng chú trọng đến nông dân, như qua việc mang dây nho từ Pháp về trồng ở Nga, mời chuyên gia nước ngoài đến huấn luyện người Nga cách hớt lông cừu và dệt len lông cừu, nhập ngựa giống nước ngoài về nuôi, chỉ thị nông dân Nga dùng loại lưỡi liềm mới của Tây Âu có cán dài để không phải cúi người xuống khi sử dụng, v.v…

Quyển sách của Robert K. Massie có thể giúp người đọc đi đến sự phán xét cho riêng mình mà không né tránh mặt tiêu cực của Pyotr Đại đế — chẳng hạn sau khi đã nhìn thấy trào lưu dân chủ ở Tây Âu vẫn không muốn để dân Nga chia sẻ quyền lực. Cộng thêm bối cảnh phong phú, tác giả còn trình bày những lập luận, ức đoán khác nhau, rồi rút ra kết luận cỏ thể được xem là thuyết phục nhất. Người đọc có quyền tin hoặc không tin tác giả, nhưng ít ra ông đã không “ba phải” mà cũng không áp đặt.

Có thể bạn thích sách  Từ Biệt Berlin - Christopher Isherwood & Duy Đoàn (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Dù sao đi nữa, không ai có thể phủ nhận công lao của Pyotr Đại đế trong công cuộc xây dựng lực lượng quân sự và hiện đại hóa nước Nga, như la việc tạo dựng nên hải quân và đội thương thuyền hàng hải từ con số không: không tàu thuyền, không có công nghệ đóng tàu, không có ai biết lái tàu biển. Và còn nữa: từ “chuyện nhỏ” như thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, cho đến việc cài tổ hành chính, hoàn thiện cơ sở pháp luật, xây dụng hệ thống đường sá, kênh đào vĩ đại, hoàn thiện Thành phố Sankt-Peterburg, nâng cao vai trò người phụ nữ, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, v.v…

Đến đây ta mới thấy điều đặc sắc về tố chất của Pyotr Đại đế: trong khi sở thích cá nhân của ông thời thơ ấu tập trung vào vài lĩnh vực như quân sự và hàng hải nhưng khi đã là sa hoàng độc tôn và có cơ hội đi ra nước ngoài thì sự quan tâm học hỏi của ông lại trở nên bao quát. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm… Ông đến gặp gỡ và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học… Ông cũng học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước người, ông vẫn có thái độ nghiêm túc như khi đi gặp các nhà khoa học: không phải như một du khách nhàn nhã mà như du học sinh là muốn nghe, muốn thấy, muốn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu. Và từ đó, du học sinh có tên giả là Pyotr Mikhailov đi đến những câu trả lời nằm ở ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, ngay cả sự phóng khoáng về tôn giáo. Tức là, phân tích và kết luận của ông không phải là manh mún theo sở thích cá nhân, mà trở nên khá đồng bộ, tổng thể trong sách lược phát triển đất nước Nga.

Năm 1981, quyển Peter the Great: His life and World được trao hai giải thưởng danh giá thể loại tiểu sử: Pulitzer Prize và American Book Award.

Đây là một quyển sách đồ sộ, khúc chiết trong từng chi tiết, tuy cũng có phần dông dài trong việc tường thuật những điều hiển nhiên. Tác giả cũng dày công tổng hợp nhiều sử liệu, tài liệu nghiên cứu, ngay cả thư từ của nhân vật liên quan…, cuối cùng tạo nên một bức tranh hoành tráng về thời gian xuyên suốt trước khi Pyotr Đại đế ra đời và sau khi ông mất, về không gian bao trùm cả Châu Âu và một phần nước Mỹ.

Mặt khác, người dịch đã sưu tầm đưa thêm một số thông tin về địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử… nhằm giúp độc giả Việt Nam dễ theo dõi nội dung, cũng để tạo thuận tiện cho độc giả khi cần tra cứu, tên địa danh và nhân vật trong sách này được giữ theo nguyên tác, trừ tên riêng của Nga, Đức, Ba Lan… được phiên âm chuẩn hơn theo ngôn ngữ gốc, và trừ một vài từ đã được Việt hóa thông dụng.

DIỆP MINH TÂM

Mời các bạn đón đọc Pyotr Đại đế – Người Con Vĩ Đại Của Nước Nga của tác giả Robert K. Massie.