Pluto – Urasawa Naoki full mobi pdf epub azw3 [Psychological]

Pluto – Urasawa Naoki full mobi pdf epub azw3 [Psychological]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
MOBI

Trong thế giới tương lai , nơi robot hình người được tạo ra để phục vụ con người, nhưng 1 số đã vượt qua giới hạn, con người đã ra lệnh tiêu diệt bảy robot lớn nhất trên thế giới. Thám tử hàng đầu của Europol Gesicht được phân công điều tra các vụ giết người bí ẩn-robot, nhưng chính ông lại là 1 trong7 robot đó.

***
Đối với những người yêu thích seinen manga thì Urasawa Naoki và Tezuka Osamu không phải là những cái tên xa lạ. Urasawa Naoki nổi tiếng với những kiệt tác như Monster, 20th century boys và là bậc thầy của thể loại trinh thám,bí ẩn. Còn Tezuka Osamu: con người được kính trọng nhất trong nền công nghiệp M/A.Được tôn vinh là “God of Manga” không chỉ vì những đóng góp to lớn của ông đối với M/A,sức ảnh hưởng đối với vô số mangaka thế hệ sau(trong đó có 3F-cha đẻ Doraemon,Toriyama Akira – Dragon balls,…dĩ nhiên là cả Urasawa Naoki nữa) mà còn bởi những kiệt tác để đời như Tetsuwan Atom( Astroboy),Black Jack hay Hi no Tori( Phoenix).
Pluto là tác phẩm được Urasawa dựa trên cốt truyện của arc ” The greatest robots in the world” trong vol 3 Astroboy kể về con robot bí ẩn tên Pluto cùng hành động hủy diệt 7 robot tiên tiến nhất của loài người. Khác với Monster và 20th century boys,Pluto được sáng tác dựa trên một cốt truyện sẵn có với những nhân vật sẵn có.Nhưng điều đó không tạo khó khăn cho Urasawa mà còn giúp ông một lần nữa vượt qua đỉnh cao của bản thân(lần trước thì 20th century boys vượt Monster).
Lưu ý:Những ai chưa coi Pluto thì nên đọc tới đây thôi vì từ đây sẽ bắt đầu có spoiler.
Trong Pluto, Urasawa có một chút điều chỉnh so với cốt truyện gốc của Tezuka(thực ra là khá nhiều). Đầu tiên là biến Gesicht( robot của Đức) thành nhân vật chính thay vì Atom( robot Nhật) như cốt truyện gốc.Robot Pluto trong đây tiêu diệt 7 robot kia bởi lí do thù hận,khác với trong bản gốc-muốn trở thành kẻ mạnh nhất.Tuy nhiên cả 2 bản đều có điểm chung là Pluto bị điều khiển bởi kẻ khác.Urasawa còn chi tiết thêm,phức tạp hơn,thay đổi vài điểm về hoàn cảnh của từng robot so với bản gốc cho phù hợp với cốt truyện mới như:
Mont Blanc( robot Thụy Sĩ):thêm chi tiết Mont Blanc được mọi người yêu quý,bị ám ảnh bởi chiến tranh.
North #2( robot Anh): thành quản gia của một nhạc sĩ già.
Brando( robot Thổ Nhĩ Kỳ): thêm chi tiết có gia đình,nhận đám trẻ mồ côi làm con.
Hercules( robot Hi Lạp):thêm chi tiết là bạn thân+đối thủ với Brando.
Epsilon( robot Úc)+ Atom( robot Nhật):giữ nguyên.
Gesicht( robot Đức):thêm chi tiết có gia đình.
Chỉ với những thay đổi đó+ cuộc chiến trung Á cùng vài cái reference( liên tưởng) của Black Jack(có ai chưa nhận ra gã bác sĩ chợ đêm là ai không),Phoenix, Urasawa đã khéo léo giữ lại cái hồn của bản gốc nhưng không quên đặt vào tác phẩm cái riêng của bản thân.
Có một đoạn mà tôi vô cùng tâm đắc,đó là đoạn cuối chap 38,khi Tenma nhớ lại bữa ăn cuối cùng giữa ông và Atom(cho những ai chưa coi Astroboy thì Atom là robot do Tenma chế tạo dựa trên hình hài của đứa con yểu mệnh Tobio ).Bên cạnh thủ pháp biểu tượng rất hay là cử động của đôi môi trong cuộc hội thoại : Khi nói chuyện, Atom, một robot,luôn chuyển động đôi môi khi nói như con người. Ngược lại, Dr.Tenma, một con người, khi nói chuyện lại không hề nhếch mép,y như một cỗ máy).Một thủ pháp đậm chất điện ảnh!
Nhưng cái đắt giá nhất phải là phần lời thoại cực kì tinh tế. :
“Tobio thật đã chết trong tai nạn giao thông”
“Nhưng giờ con ở đây này”
“Tobio…ghét học”
“Được thôi,từ nay con sẽ không đi học luôn”
“Tobio…cũng ghét những món ăn này.
Con có thích ta không?”.
” Vâng.Con yêu bố mà”
Đồng thời điểm Tenma dùng dao cắt miếng thịt( lại một thủ pháp biểu tượng nữa,thể hiện quyết định cắt đứt mối quan hệ giữa ông và Atom) thì Urasawa đặt vào 1 câu thoại vô cùng đắt giá:
“Ta luôn la mắng Tobio thậm tệ.
Chắc chắn Tobio…cũng sẽ…ghét ta,cũng như…”.
Vì sao nó đắt giá? Hãy chú ý chỗ để lửng đó ” cũng như…”.Urasawa không nói ra,ông để cho người đọc tự tìm thấy những mảnh ghép cuối cùng trong câu chuyện giữa Atom và Tenma.Nếu đã xong Pluto,chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời.Đó là:”cũng như ta ghét chính bản thân mình vậy!”.Nguyên nhân Tenma rời bỏ Atom không đơn thuần vì ông nhận ra Atom chỉ là robot,chỉ là bản sao máy móc của con trai ông.Nó bi kịch hơn thế nhiều.Hãy tự hỏi vì sao ông vẫn đau khổ khi biết rằng đó chỉ là mỗt cỗ máy?Chỉ có một lí do thôi,Tenma đã yêu thương,đã coi cỗ máy Atom đó như con trai ruột của ông.Càng gần gũi với Atom,Tenma càng cảm nhận được cảm giác của người cha.Nhưng bi kịch thay,cũng vì vậy mà ông càng hối hận khi trước kia đã là một người cha tệ bạc,vô tình dẫn đến cái chết của con trai-điều làm Tenma hối hận nhất.Chính vì vậy mà Tenma căm hận bản thân mình.Chính vì vậy mà ông cho rằng mình không có tư cách làm cha.
Chi tiết “Tenma không ghét Atom” thực ra nằm sẵn ngay trong bộ truyện Astro boy chứ không phải do Urasawa chế ra.Nếu đọc kĩ Astroboy,ta sẽ thấy tuy Tenma bán Atom cho gánh xiếc ở đầu truyện nhưng cứ mỗi khi Atom gặp rắc rối lớn thì ông đều xuất hiện để giúp đỡ.Nhưng nếu chỉ đọc Astro boy thì bạn sẽ không hiểu lí do vì sao Tenma lại làm thế.
Ngoài Atom thì Gesicht cũng là một nhân vật rất đáng để nói tới.Chỉ thêm chi tiết có gia đình,vậy thì nguyên nhân gì khiến Gesicht có vai trò quan trọng bậc nhất trong Pluto ? Đó là quá khứ giết người của anh.Một con robot dám giết người!
“Robot không được phép làm hại con người”.
Điều luật nổi tiếng,quan trọng nhất trong bộ luật robot( nếu hứng thú thì bạn có thể google để đọc mấy điều còn lại).Xây dựng trên quan điểm robot là công cụ do con người tạo ra,sống là để phục lợi ích của loài người. Quan điểm này xét về lí thì nó không có vấn đề.Cho đến thời điểm robot ngày càng thông minh,ngày càng học hỏi,bắt đầu sinh ra những cảm xúc và loài người cũng dần có cảm xúc với robot,mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh.Khởi đầu là Brau 1589,kế đó là Abra/Goji,là Gesicht,rồi kế hoạch hủy diệt loài người của Dr.Roosevelt. Tất cả điều đó đặt ra câu hỏi: Con người có cảm xúc,robot cũng có cảm xúc.Vì sao con người có thể ghét robot còn robot lại không thể làm điều tương tự? Lí do bộ luật robot ra đời?Vì coi robot là những công cụ vô tri hay là để giữ vững quyền lực của con người?
Những câu hỏi trên,Urasawa để cho người đọc tự trả lời.
Có một sự thật là Urasawa để lại quá nhiều câu hỏi.Nhiều đến nỗi mà ngay cả những fan ruột của ông cũng than phiền về cái kết của Pluto là hụt hẫng,chóng vánh.Nhiều người còn cho rằng dù Pluto hay nhưng nó vẫn là tác phẩm yếu nhất của Urasawa và không đánh giá nó cao bằng 2 đàn anh là Monster và 20th century boys.
Tôi thì ngược lại,dù thích 20th Centurys Boys nhất nhưng tôi vẫn cho rằng,Pluto chính là tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất trình độ cũng như kĩ thuật xây dựng cốt truyện của Naoki Urasawa.Vì sao ư ?
Đầu tiên,plot của Pluto dựa trên story arc “Greatest robots in the world”. Mà đây chỉ là 1 arc khá ngắn trong astroboy.Cho nên đương nhiên là Urasawa không thể kéo độ dài lên như 2 bộ trước được.Và bắt buộc phải end như khi arc đó end( hãy xem cảnh end của arc Greatest robot trong vol 3 và cảnh end của Pluto để thấy sự tương đồng).
Vì thời lượng ngắn nhưng nội dung lại rất nặng nên Urasawa đành phải sử dụng những references (những liên tưởng) từ những bộ truyện khác của Tezuka để cho người đọc các manh mối. Nếu bạn nghĩ Pluto chỉ dựa trên cốt truyện củs arc ” Greatest robots in the world ” của Astroboy thì bạn đã lầm to.Để hiểu rõ Pluto,bạn bắt buộc phải đọc qua các tác phẩm nổi tiếng nhất của Tezuka.
Đầu tiên,câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: BRAU 1589 LÀ AI ?
Urasawa không tiết lộ rõ lí do vì sao Brau 1589 giết người. Nhưng ta có thể có chút manh mối nếu tìm trong vol 19 astroboy,arc Blue knight nếu tôi nhớ không nhầm.Nhớ cây giáo mà Brau 1589 ném vào Dr.Roosevelt ở cuối truyện không?Trong vol 19 cũng có 1 robot tương tự thế,tên là Blue Bon.Trong arc Blue knight, Blue Bon vốn là một Al cao cấp do giáo sư Lost chế tạo ra (xét về đẳng cấp thì ông này không kém Tenma bao nhiêu cả) cùng với 2 robot khác,một em gái và một em trai tên Tonto( nghe quen không?).Hai đứa em của Blue Bon bị một gã người quý tộc băm ra từng mảnh( nói thật là Astroboy dark chả kém Berserk hay Gantz đâu…).Từ đó gã bắt đầu thù hận loài người. Blue Bon quyết định lãnh đạo một cuộc nổi loạn của robot hòng tạo ra một vương quốc chỉ dành cho robot( thấy giống kế hoạch của con gấu Roosevelt chưa).Trong cuộc nổi loạn thì Atom cũng sát cánh bên cạnh Blue Bon( lí do là gì thì xem truyện rồi biết).Có lẽ vì thế mà trong Pluto, Brau 1589 gọi Atom là “người bạn cũ”. Cao trào là khi Blue Bon trong lúc tức giận,đã ném cây giáo để giết Dr.Lost và Atom không ngần ngại lao ra lấy thân mình chặn mũi giáo đó và hi sinh.Khi Blue Bon hối hận và từ bỏ sự hận thù thì gã quý tộc kia,đã lén ném chính cây giáo đó giết chết Blue Bon.
Tạm gác lại Brau 1589/Blue Bon,hãy chuyển sang tìm hiểu xem Dr.Roosevelt là ai?Trong Pluto thì Dr.Roosevelt là một siêu Al khổng lồ,là Al thông minh nhất của thế giời và là master mind của toàn bộ bi kịch trong truyện.Hình tượng siêu Al khổng lồ rõ ràng lấy cảm hứng từ 2 siêu máy tính Hallelujah và Abuela ở arc The Future trong Phoenix saga.
Nếu Brau 1589 đại diện cho Blue Bon,Dr.Roosevelt đại diện cho Dr.Los thì câu chuyện trong Pluto sẽ diễn ra theo một cách mà khó ai có thể tưởng tượng nổi.
Đầu tiên,8 năm trước, Dr.Roosevelt là một nhà khoa học,một con người bằng xương bằng thịt.Ông không có con,nên ông tạo ra những robot tân tiến,coi chúng như con của mình.Đó là Brau 1589.Giả thuyết rằng anh em robot của Brau 1589 bị một kẻ quyền lực hại chết nên Brau 1589 trở nên thù ghét con người,nó giết người để trả thù.Bi kịch hơn thế,Dr.Roosevelt trước nỗi đau mất con cũng bắt đầu hận con người đến tận xương tủy.Một nhà khoa học có thể làm được gì để trả thù loài người? Bingo!
Đó là chế tạo một siêu Al cực kì thông minh cho Thracia-quốc gia quyền lực nhất thế giới,đưa kí ức cũng như sự thù ghét của mình vào trong Al( giống với trường hợp của Abra/Goji),lợi dụng Thracia gây chiến với Persia,có thể chính Dr.Roosevelt là người gây ra cái chết cho gia đình Abra( đưa tọa độ ném bom cho không quân Thracia chẳng hạn),là người gợi ý cho Abra đưa kí ức vào Al hoàn hảo của Tenma cũng như ý tưởng tiêu diệt 7 robot hiện đại nhất nhằm để không kẻ nào có khả năng chặn quả bom hủy diệt.
Hận thù nối tiếp hận thù,để lại cuối cùng chỉ là đống tro tàn,là nỗi đau buồn,thống khổ vô hạn……
“Nothing comes from hatred!”
Một thông điệp đơn giản nhưng ý nghĩa được Tezuka Osamu thể hiện suốt cả cuộc đời ông.Nay,Urasawa Naoki một lần nữa thể hiện thông điệp đó một cách không thể tuyệt vời hơn trong Pluto.
Đó là khi Pluto hi sinh thân mình để giúp Atom ngăn chặn quả bom
Đó Gesicht, gác bỏ lòng thù ghét để cứu mạng em trai kẻ giết đứa con của mình.
Và đó là Brau 1589,dùng sinh mạng của mình để ngăn chặn Dr.Roosevelt (rút cây giáo ra thì Brau sẽ chết,cái này có nói ở đầu truyện), góp phần bảo vệ loài người, giống loài mà nó ghét đến tận xương tủy.
“Hatred create nothing but hatred”
Tạo ra một thế giới không có thù ghét là điều ảo tưởng. Nhưng có một điều mà chúng ta có thể làm,đó là hãy vị tha,hãy khoan dung với người khác.Cứ mỗi khi thù hận sinh ra thì hãy để lòng khoan dung chặn đứng nó,hãy để hi vọng dẫn lối mỗi khi bản thân ta lạc trong tuyệt vọng.Đó cũng là một trong những chủ đề chính trong Phoenix Saga của Tezuka-sensei và là thông điệp mà Urasawa muốn gửi gắm trong Pluto-một kiệt tác đầy hấp dẫn và đậm tính nhân văn.
HẾT
***
Urasawa Naoki sinh ngày 02/01/1960 tại tỉnh Fuchu, Nhật Bản, là một mangaka của Nhật. Giống với những họa sĩ vẽ truyện tranh khác, Urasawa đã có được niềm đam mê và khao khát được trở thành một họa sĩ truyện tranh từ khi còn rất nhỏ. Urasawa được biết tới nhiều nhất như là tác giả của nhiều bộ manga trinh thám ly kì nổi tiếng như Master Keaton, Monster, Plutovà 20th Century Boys.

Có thể bạn thích sách  Cô Bé Anh Hùng - P. J. Stahl full mobi pdf epub azw3 [Thiếu Nhi]

Khi lên 5 tuổi, ông đã tự học bằng cách học vẽ và copy lại các tác phẩm của họa sĩ Osamu Tezuka, họa sĩ người Pháp Moebius và hai tên tuổi này cũng chính là thần tượng, là hình mẫu truyền cảm hứng cho công việc sáng tác của Urasawa sau này. Tuy nhiên, dù đam mê nghiệp vẽ truyện tranh như vậy nhưng con đường sự nghiệp của Urasawa không hoàn toàn thuận lợi như chúng ta vẫn tưởng. Theo lời chia sẻ của Urasawa thì ông có một quãng thời gian tuổi thơ không mấy hạnh phúc. Ngay từ bé, ông đã được nhồi nhét vào đầu những ý nghĩ rằng mình sẽ không thể thành công được với sự nghiệp vẽ truyện tranh. Chính vì thế mà ông đã theo học ngành kinh tế và tốt nghiệp bằng cử nhân với chuyên ngành này tại đại học Meisei.

May mắn thay cho Urasawa, một biên tập viên của nhà xuất bản đã đề nghị được gặp và mong ông theo nghiệp sáng tác truyện tranh sau khi thấy các bức vẽ của Urasawa và hơn một năm sau đó, ở tuổi 21, ông đã có tác phẩm đầu tiên là Return. Dường như đam mê được thắp lại, liên tục những năm sau đó ông đã sáng tác truyện tranh không ngừng nghỉ. Năm 1982 Urasawa được trao giải Tác giả manga mới xuất sắc nhất. Từ năm 1986 đến năm 1993, ông sáng tác loạt manga Yawara! đăng trên tạp chí Big Comic Spirits. Đây là một tác phẩm mang đề tài thể thao nói về một cô gái trẻ yêu thích judo, bộ manga 29 quyển này đã giành Giải manga Shogakukan cho thể loại chung năm 1990. Cũng trong thời gian này, Urasawa còn minh họa cho loạt manga Pineapple ARMY gồm 10 tập cho nhà xuất bản Shogakukan.Năm 1988, Urasawa Naoki bắt đầu sáng tác bộ manga Master Keaton, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Loạt manga nói về một điều tra viên người Anh gốc Nhật tài năng với mơ ước khai quật được nền văn minh bị lãng quên ở châu Âu. Trong thời gian cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Urasawa còn sáng tác hai bộ manga khác là NASA và Happy!.

Có thể bạn thích sách  Nho Lâm Ngoại Sử - Ngô Kính Tử full prc pdf epub azw3 [Võ Hiệp]

Năm 1994 ngay sau khi hoàn thành Master Keaton, Urasawa Naoki bắt tay vào tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Monster. Kết thúc năm 2001 trên tạp chí Big Comic và sau đó được in thành 18 tập manga, tác phẩm với đề tài trinh thám ly kì pha chút kinh dị này đã được trao Giải manga Shogakukan hạng mục chung năm 2001 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu năm 1999. Năm 1999, Urasawa cho ra đời loạt manga 20th Century Boys, một thành công lớn khác của ông. Năm 2003, bộ manga này đã được trao Giải manga Shogakukan, một năm trước đó bộ truyện đã giành được một vinh dự hiếm có đó là Giải manga Kodansha vốn rất ít khi trao cho các tác phẩm xuất bản bởi Shogakukan, vốn là đối thủ cạnh tranh chính của Kodansha trên thị trường manga. 20th Century Boys còn được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản năm 2002 và giải Loạt truyện tranh xuất sắc nhất của Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême năm 2004 tổ chức tại Pháp. Một series nổi tiếng khác là PLUTO, một loạt manga lấy cốt truyện từ tác phẩm nổi tiếng của Tezuka Osamu, Astro Boy. Bộ truyện đã được trao Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản 2005 và Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu cùng năm. Và đa phần những tác phẩm trên đều mang chút gì đó khá u ám cùng những tình tiết mang màu sắc trinh thám, kì bí đầy uẩn khúc, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Có thể bạn thích sách  Quan Đạo Thiên Kiêu - Tây Lâu Nguyệt prc, pdf, epub, azw3 [Quan Trường]

Phong cách vẽ và những điều không phải ai cũng biết về Naoki Urasawa

Có lẽ không người hâm mộ manga nào có thể phủ nhận Naoki Urasawa chính là một đại diện tiêu biểu cho dòng manga hiện thực hiện đại (thập niên 1980-90). Những hình vẽ gọn gàng, dễ nhìn, những cảnh nền sắc sảo và những cốt truyện đặc sắc, tất cả đều mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết các manga. Dĩ nhiên, khi mới bước vào nghề, các tác phẩm của Urasawa chưa đạt hiệu quả cao ngay lập tức như vậy. Seri khởi đầu Yawara! rõ ràng là chất lượng không được như Master Kaeton hay Monster về nét vẽ. Phong cách chính của ông mới được biết đến bằng 3 tác phẩm sau đó: Master Kaeton, Happy! và Monster. Các nhân vật của ông mang đậm chất đời thực, mạch truyện khá căng thẳng nhưng rất lôi cuốn người đọc và một vốn kiến thức chính xác đáng nể trong một số lĩnh vực đó là thế mạnh của Naoki Urasawa. Những manga của ông luôn đứng trong top 5 của các bảng xếp hạng ở Nhật về nội dung cũng như nét vẽ.

Nhưng ít ai biết được rằng phong cách sáng tác của Urasawa được ảnh hưởng từ hai thần tượng của ông là Osamu Tezuka và Moebius. Ngoài ra thì có hai người khác được ông đề cập đến như những người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của ông.

Người đầu tiên là Takashi Nagasaki, người đồng nghiệp, người biên tập viên mà Urasawa coi như “bộ não” của mình. Ông đã là người chỉnh sửa và gợi ý cho các tác phẩm của Urasawa từ thời mới xuất hiện manga Monster cho đến cả các tác phẩm ngày nay. Người thứ hai là người mà Urasawa miêu tả rằng ông chỉ mới gặp mặt qua một lần nhưng cũng đã truyền cảm hứng cho ông rất nhiều. Dó chính là Bob Dylan, người nhạc sĩ mà Urasawa cực kì yêu mến và ngưỡng mộ. Trong các tác phẩm của Urasawa, bạn có thể thấy được đâu đó bóng dáng của ông hiện diện cùng niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là với nhạc Rock của Urasawa. Thậm chí Urasawa còn chia sẻ rằng chính các bản nhạc của Bob Dylan đã giúp ông có động lực để sáng tác tiếp manga Happy! kể cả khi tác phẩm này bị chỉ trích khá nhiều vào thời điểm đó.

Ông vẽ các nhân vật tuy không quá cầu kỳ hình thức nhưng rất thật, ông cũng là một trong số hiếm các mangaka có thể tránh khỏi sự giống nhau lặp lại giữa các nhân vật trong một truyện. Nếu bạn nhìn các gương mặt khác nhau trong Yawara! va Kaeton, bạn sẽ nhận ra sự cố gắng của tác giả. Ông tài tình cả về hình thức lẫn nội dung truyện, không phải chỉ có nét vẽ là đạt trình độ cao mà manga của ông còn thoả mãn đòi hỏi cao về tính nhân văn và khả năng của con người một cách chân thật.

Các bộ manga của Urasawa thường lấy bối cảnh tây Âu. Pineapple Army (nước Mỹ), Master Kaeton (châu Âu- phần chính là nước Anh), Monster (nước Đức và đông Âu), và một số lấy bối cảnh nước Nhật với hương vị và màu sắc Nhật Bản.

Các tác phẩm của Urasawa Naoki đã từng giành được ba Giải manga Shogakukan, hai Giải thưởng văn hóa Tezuka Osamu và một Giải manga Kodansha. Năm 2008, nhà văn từng giành Giải Pulitzer Junot Diaz trong bài viết ca ngợi loạt truyện Monster đã đánh giá Urasawa là một “quốc bảo” của Nhật Bản.

Đoàn Hạnh tổng hợp
 

Mời các bạn đón đọc Pluto của tác giả Urasawa Naoki.