Phượng Hoàng – Tezuka Osamu full mobi pdf epub azw3 [Sci-fi,]

Phượng Hoàng – Tezuka Osamu full mobi pdf epub azw3 [Sci-fi,]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
MOBI

Có một truyền thuyết cổ xưa về Hi no tori (Chim lửa), rằng bất kì ai uống máu loài chim này sẽ trở nên bất tử, đây là loài chim của thần thánh.. Vì thế, những người vọng tưởng sự trường sinh bất lão luôn tìm kiếm và săn bắt loài chim ấy. Con chim lửa ấy bay mãi, nối liền từ quá khứ tới tương lai, nối liền những câu chuyện về ái hận sân si của những con người tưởng chừng như chẳng liên quan tới nhau, nhưng thật ra bản thể chỉ lại là một.Chim lửa , nó chết đi, rồi lại tái sinh trong tro tàn, sự tồn tại của nó là một vòng luân hồi bất tận. Sự tồn tại của con người và thế giới này cũng vậy, con người sinh ra, chết đi, và lại sinh ra ở một kiếp khác; thế giới diệt vong, rồi lại tái sinh; nghiệt này gieo xuống, nhân kia trả lại; và 12 câu chuyện trong Hi no tori cũng thế, tưởng như rời rạc nhưng thực ra lại kết lại thành một vòng tròn luân hồi…Và bắt đầu cho vòng tròn ấy là Bình minh, câu chuyện về tham vọng trường sinh bất tử của nữ vương Himiko.
***
Chim lửa (火の鳥 (Hoả điểu) Hi no Tori?) là một loạt truyện tranh manga chưa hoàn thành của Tezuka Osamu. Tezuka coi Chim lửa là “tác phẩm cả đời” của mình; nó bao gồm 12 cuốn sách, mỗi cuốn kể một câu chuyện riêng biệt, khép kín và diễn ra trong một thời đại khác nhau. Cốt truyện của các câu chuyện chạy dọc xuyên suốt lịch sử từ tương lai xa xôi đến thời tiền sử. Bộ truyện này không bao giờ được hoàn thành, đã bị cắt ngắn bởi cái chết của Tezuka vào năm 1989. Một số câu chuyện đã được chuyển thể thành các loạt phim hoạt hình anime và OVA, và thậm chí là một bộ phim live-action. Tính đến năm 2007, toàn bộ loạt manga đã có bản dịch sang tiếng Anh.
 

Chủ đề sáng tác của Chim lửa nói về sự luân hồi. Mỗi câu chuyện thường liên quan đến việc tìm kiếm sự bất tử, được thể hiện bằng máu của loài chim lửa cùng tên, được vẽ bởi Tezuka, giống với chim Phượng hoàng ở Trung Hoa. Thứ máu này được cho là mang lại sự sống vĩnh cửu, nhưng sự bất tử ở Chim lửa hoặc không thể đạt được, hoặc là một lời nguyền khủng khiếp, trong khi luân hồi theo kiểu Phật giáo được thể hiện như một con đường tự nhiên của cuộc sống.

Những câu chuyện trong bộ truyện di chuyển ngược xuôi theo dòng thời gian lịch sử; phần đầu tiên, Rạng đông, diễn ra ở thời cổ đại, và phần thứ hai, Tương lai, diễn ra ở xa trong tương lai. Những câu chuyện tiếp theo xen kẽ giữa quá khứ và tương lai, cho phép Tezuka khám phá các chủ đề của mình trong cả bối cảnh lịch sử và khoa học viễn tưởng. Xuyên suốt các câu chuyện có nhiều nhân vật lặp lại khác nhau, một số thuộc hệ thống Ngôi sao nổi tiếng của Tezuka. Ví dụ, một nhân vật tên là Saruta xuất hiện nhiều lần dưới hình dạng của nhiều tổ tiên và hậu duệ khác nhau, tất cả đều phải chịu đựng những thử thách khắc nghiệt trong thời đại tương ứng của họ.

Tezuka bắt đầu thực hiện phiên bản sơ khởi của Chim lửa vào năm 1954, và bộ truyện được tiếp tục phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến khi ông qua đời vào năm 1989. Trong diễn tiến bộ truyện, những câu chuyện dường như đang hội tụ về thời điểm hiện đại. Bởi Tezuka đã qua đời trước khi manga hoàn thành, nên không thể biết được câu chuyện này sẽ diễn ra như thế nào. Học giả và dịch giả Frederik L. Schodt, người quen biết Tezuka ngoài đời, đã viết rằng ông đã mơ về một kết thúc bí mật, “chờ đợi trong một chiếc két sắt ở đâu đó để được tiết lộ sau khi qua đời.”[2] Lời khẳng định này không đúng, và ý định cuối cùng của Tezuka với Chim lửa vẫn chưa thể được biết; tuy nhiên, bản chất nhiều tập của nó khiến mỗi tập có khả năng dễ hiểu cao.

Nhiều câu chuyện về Chim lửa có bố cục và thiết kế hình ảnh mang tính thể nghiệm mạnh mẽ. Ví dụ, Vũ trụ kể câu chuyện về bốn phi hành gia buộc phải rời tàu vũ trụ của họ trong các khoang thoát hiểm riêng biệt. Các khung truyện của câu chuyện được sắp xếp sao cho mỗi nhân vật có viền khung dọc hoặc ngang riêng biệt trên trang, nhấn mạnh tình cảnh bị cô lập của các phi hành gia; các viền khung được kết nối và tách khỏi nhau khi các nhân vật kết hợp với nhau và tách nhau ra. Trong một cảnh đáng kinh ngạc sau cái chết của một nhân vật, anh ta được đại diện trong một số trang bằng một loạt các khung màu đen trống rỗng.

Có thể bạn thích sách  Vợ Ơi Chào Em của tác giả Nguyệt Hạ Điệp Ảnh full prc pdf epub azw3 [Hiện Đại]

Tezuka được cho là đã chịu ảnh hưởng sáng tạo ra bộ truyện sau khi nghe âm nhạc của Igor Stravinsky. Ông cũng nói rằng ông đã tạo ra hình ảnh “con Chim lửa” khi rất ấn tượng bởi hình tượng Chim lửa trong bộ phim hoạt hình Konyok Gorbunok (xưởng phim Soyuzmultfilm) của đạo diễn Ivan Ivanov-Vano.

***
 
Phoenix bao gồm 12 câu chuyện độc lập với nhau, trải dài từ quá khứ đến tương lai, được liên kết bằng truyền thuyết về con chim lửa có khả năng ban cho con người sự bất tử.
Mười hai câu chuyện hay còn gọi là 12 arc, được gọi như sau:
-Dawn.
-Future.
-Yamato.
-Space.
-Karma.
-Resurection.
-Nostalgia.
-Civil war.
-Robe of feathers.
-Strange beings.
-Life.
-Sun.
Mỗi arc trong Phoenix tuy đề cập đến những chủ đề riêng biệt (chiến tranh, xâm lược, tận thế, sáng thế, tôn giáo phục vụ mục đích chính trị, linh hồn con người, quyền lực và độc tài toàn trị,…) nhưng đều có điểm chung là thể hiện nỗi đau khổ và hạnh phúc, lòng hận thù và sự vị tha, tham vọng và lí trí của nhân loại qua vô hạn thời đại.
+Nhân vật:
Với 12 câu chuyện độc lập thì Phoenix sở hữu lượng main char vô cùng hùng hậu, đủ mọi tính cách. Bạn có thể thích nhân vật này, ghét nhân vật kia nhưng chắc chắn là bất kì main char nào cũng sẽ để lại ấn tượng trong lòng bạn. Với thời lượng mỗi arc khá ngắn, dài nhất là Sun với 2 vol truyện, ngắn nhất là Robe of feathers với chưa đến nửa vol, Tezuka phải hạn chế đến mức tối đa các cảnh hồi tưởng. Có những arc quá ngắn, từ nửa vol đến 1 vol, Tezuka thường sẽ làm nổi bật main char của arc đó lên bằng các hành động bất ngờ, độc đáo, thay vì sa đà vào việc phát triển nhân vật. Với những arc dài, quan trọng thì Tezuka làm rất kĩ phần character development, đến nỗi char dev của một số nhân vật đã trở thành kinh điển như Gaou trong Karma arc, Romy trong Nostalgia hay Inugami trong Sun.
Sau đây là một số nhân vật mà người viết đánh giá cao nhất trong Phoenix:
The Phoenix:
Phản diện chính của cả bộ truyện. Vo hox, thủ đoạn, nuốt lời, con chim lửa này đại diện cho tất cả những gì xấu xa nhất mà bạn có thể nghĩ đến. Ý tôi là, làm gì có ai vo hox đến nỗi trừng phạt 1 kẻ nhỡ tay giết người bằng lời nguyền luân hồi, chịu đau khổ đến vô hạn kiếp? Hay thủ đoạn đến mức lừa một cô gái ngây thơ vào vòng lặp thời gian vĩnh cửu, làm cô ta tự giết bản thân mình đến vô hạn lần, bắt cô ta chữa trị không công cho vô hạn sinh vật qua vô hạn thời đại từ vô hạn vũ trụ??? Oh God, I wish I can kill that fucking evil bird!
E hèm, quay lại vấn đề chính. Dẹp mớ tai tiếng qua một bên thì Phoenix xứng đáng là một trong những nhân vật biểu tượng nhất mà Tezuka từng tạo nên, bên cạnh Astroboy và Black Jack. Là hiện thân của tác giả, tuy có sức mạnh vô cùng to lớn (trong Future arc có đề cập) nhưng con chim lửa vo hox này không sở hữu thứ sức mạnh toàn năng. Nó vừa mang cái nhìn trung dung, lạnh lùng đến mức khó hiểu của bậc thánh thần nhưng đôi khi, lại có trái tim của một con người, biết yêu thương, biết đồng cảm.
Hình tượng Phoenix sau này được nhiều mangaka nổi tiếng mượn cảm hứng, tiêu biểu là nhân vật God trong tập Nobita và Thành phố thú nhồi bông của Fujiko F. Fujio hay Billy bat trong tác phẩm Billy bat của Naoki Urasawa.
Gaou:
Karma được nhiều người, cả fan lẫn giới học giả đánh giá là arc tiêu biểu nhất của Phoenix phần lớn là nhờ vào nhân vật này. Nói về độ suffer thì ngay cả Guts trong Berserk cũng khó mà bì được với gã này, càng không thể chọi với đám “Saruta face” trong Phoenix. Từ một đứa trẻ bị ruồng bỏ, xa lánh rồi trở thành tướng cướp giết người không gớm tay, sau giác ngộ phật môn, hiểu được ý nghĩa sự sống, tìm được lẽ sống của đời mình. Quá trình phát triển của Gaou ấn tượng đến mức nó được xài đi xài lại trong các tác phẩm nổi tiếng của Naoki Urasawa như Otcho trong 20th century boys hay Kevin Yamagata trong Billy bat. Và vì Kentaro Miura là một fanboi của Buddha, mà Buddha lại dựa vào Karma arc nên tôi không ngạc nhiên lắm nếu Miura “mượn” chút ít từ Gaou để xây dựng nên Guts.
Romy:
Nữ chính trong Nostalgia. Người phụ nữ duy nhất được con chim lửa nhớ tên trong vô số sinh vật mà nó từng gặp. Romy không sinh ra đã mạnh mẽ sẵn. Cô chỉ như bao thiếu nữ tuổi mới lớn khác, mộng mơ, yếu đuối, dễ vỡ. Sau cái chết của chồng, cô đã khóc rất lâu, rất lâu… Nhưng số phận nghiệt ngã buộc người phụ nữ này phải đứng dậy và chiến đấu! Tôi tự hỏi thứ sức mạnh gì có thể giúp cho một cô gái loạn luân với chính con cháu của mình suốt hàng thập kỉ để duy trì nòi giống loài người trên Eden 17? Thứ ý chí gì giúp cho người phụ nữ mất hết cả chồng lẫn con, chịu được sự cô đơn suốt hàng trăm năm để xây dựng Eden từ một nơi cằn cỗi thành cả nền văn minh rực rỡ? Và niềm hoài cổ nào khiến cô từ bỏ tất cả, chu du khắp vũ trụ để tìm về Đất mẹ? Để rồi…Để rồi…
Ngu ngốc ư? Phải! Đáng nể phục ư? Lại càng phải!
Mỗi lần nhìn vào Romy, tôi lại chợt rùng mình trước sự mạnh mẽ của các nữ chính mà Tezuka tạo nên. Người thì hi sinh tình yêu của mình để cho nhân loại cơ hội tái sinh, kiên nhẫn chờ đợi người yêu suốt 3 tỷ năm trong tập hợp vô hạn đa vũ trụ. Người thì sát cánh bên gia tộc đến những giây phút cuối cùng, để rồi chết một cách kiêu hãnh. Kẻ thì tự nguyện mắc kẹt trong vòng lặp vĩnh cửu, chỉ vì thương xót cho các sinh vật bị thương trong chiến tranh, xung đột từ vô hạn thời đại.
Ôi sao tôi ghét mấy con nhỏ bánh bèo trong shoujo manga quá…
Inugami:
Nếu hỏi tôi yêu thích nam chính nào nhất trong Phoenix thì rất tiếc đó không phải Gaou, mà là Inugami. Lý do ư? Có lẽ là vì tư tưởng cậu ta cũng giống tôi và cái quyết tâm của nhân vật này trong việc chiến đấu cho lý tưởng của mình. Tôi còn nhớ khi đối đầu với quân chủ lực của triều đình, nhận ra thất bại không thể tránh khỏi, Inugami đã tự nộp mình. Và điều đầu tiên mà cậu cầu xin chủ tướng phe địch không phải là mạng sống bản thân, mà là mạng sống cho người dân trong lãnh địa của cậu.
“The people of my village are innocent, so please don’t kill them. Let me write a note of farewell to my people. After that, you can take me to the capital”. Lãnh đạo chiến đấu để bảo vệ niềm tin nhưng không áp đặt niềm tin đó lên người dân của mình. Lãnh đạo tự mình chịu trách nhiệm chứ không đổ lỗi “tại dân”. Kẻ như thế, người đời gọi là ngu ngốc. Nhưng kẻ như thế, quả thật khó tìm. Và dĩ nhiên, thật đáng ngưỡng mộ!
Cảm nhận:
Chà, cảm giác đầu tiên khi mới đọc Phoenix có lẽ là sự choáng ngợp. Nhất là sau khi coi xong Future, cái kết của nó làm người viết thực sự ngộp thở. Các câu chuyện trong Phoenix tuy độc lập nhưng nếu để ý kĩ thì nó có sự liên kết rất rõ ràng. Có những chi tiết trong arc trước sẽ đóng vai trò quan trọng trong arc sau. Vì vậy người viết khuyên bạn nên đọc theo thứ tự xuất bản (bản dịch của Viz có sắp sẵn, rất tiện) chứ đừng có đọc theo trình tự thời gian trong truyện. Phoenix có lượng triết lý khổng lồ nhất trong các tác phẩm của Tezuka, nhưng đừng sợ vì ông chia đều nó ra trong 12 câu chuyện khác nhau nhằm tránh người đọc quá tải cũng như tạo điều kiện cho việc tạo độ sâu cho từng câu chuyện. Bạn thích chủ đề tận thế, vũ trụ học? Welcome to Future arc. Thích tìm hiểu về triết lí phật môn? Karma sẽ khiến bạn muốn đi tu. Chiến tranh, tham vọng, quyền lực? Civil war. Triết học bản thể, thuyết hiện sinh, thuyết hư vô? Resurection is the bezt! Thuyết vị lợi? Tôi chắc chắn Life sẽ khiến bạn phải suy nghĩ nhiều đấy. Và nếu bạn là người yêu thích tự do, căm ghét sự áp đặt tư tưởng, ý chí thì Sun arc là một lựa chọn tuyệt vời.
Các sinh vật trong Phoenix luôn phải chịu đựng sự đau khổ, đôi khi là cả nỗi tuyệt vọng sâu không thấy đáy. Nhưng chính bởi đau khổ mà họ với cảm nhận được vị ngọt của hạnh phúc, chính bởi tuyệt vọng nên họ mới có động lực để không dễ dàng từ bỏ, rồi từ đó tìm được lối thoát, tia hi vọng. Việc áp dụng Stars System đối với các “Saruta face” là cách rất thông minh để thể hiện thông điệp về sự cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.
(Stars System là một hệ thống do Tezuka sáng lập nên, bằng cách sử dụng các nhân vật như những diễn viên và cho họ tham gia vào các tác phẩm nằm trong 1 vũ trụ. Ví dụ như nhân vật Atom từng xuất hiện trong 1 chapter của Black Jack, dĩ nhiên là ở 1 vai khác. Hay Ochanomizu và Saruta cũng từng xuất hiện trong Buddha).
Bằng cách cho các Saruta face xuất hiện dưới các vai khác nhau rải rác suốt cả truyện (tướng quân Saruta trong Dawn, tiến sĩ Saruta trong Future, phi hành gia Saruta trong Space, nhà điêu khắc Gaou trong Karma hay thủ lĩnh quân cách mạng, sau trở thành nhà độc tài , Saruta trong Sun), Tezuka không những thành công trong việc khắc họa cái lời nguyền luân hồi đầy tàn nhẫn của con chim lửa mà còn giúp người đọc dần quen thuộc với khái niệm luân hồi.
Điều cuối cùng cần lưu ý ở Phoenix chính là artwork và khả năng áp dụng các kĩ thuật điện ảnh (mà Tezuka là người tiên phong) vào trong truyện. Phoenix không chỉ là nơi để Tezuka thỏa sức thử nghiệm về nội dung, nhân vật mà còn là style và các kĩ thuật hoạt họa. Mỗi arc trong Phoenix, dù ngắn hay dài cũng đều được Tezuka áp dụng các cinematic techniques một cách tài tình, nhất là cách ông dùng “camera” để bắt chuyển động của các nhân vật. Người viết sẽ mổ xẻ kĩ càng ở phần Analyse bên dưới vì đây là một dẫn chứng khá quan trọng để khẳng định quan điểm của người viết, rằng: Phoenix xứng đáng được tung hô là một đại kiệt tác của nền truyện tranh Nhật Bản.
***

Tezuka là con cả trong một gia đình có ba đứa con ở thành phố Toyonaka, tỉnh Ōsaka. Gia tộc Tezuka giàu có và có sự đầu tư giáo dục tốt; cha của ông, Yutaka làm công việc quản lý tại Công ty Sumitomo Metals, ông nội Taro là luật sư, cụ nội Ryoan và kị nội Ryosen là bác sĩ. Gia tộc phía mẹ ông có lịch sử phụng vụ lâu đời trong quân ngũ.

Có thể bạn thích sách  Dư Tội - Thường Thư Hân full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Sau này khi lớn lên, Tezuka đã ghi công cho mẹ của mình vì đã truyền cảm hứng cho sự tự tin và sáng tạo qua những câu chuyện của bà. Bà thường xuyên đưa ông đến Nhà hát lớn Takarazuka, nơi thường tổ chức công diễn của Đoàn kịch Takarazuka, một đoàn kịch toàn nữ. Các vở nhạc kịch lãng mạn của họ hướng đến khán giả nữ, có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này của Tezuka, bao gồm cả các thiết kế trang phục của ông. Không chỉ vậy, đôi mắt to long lanh của người biểu diễn cũng có ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của Tezuka. Ông đã nói rằng bản thân có một “tinh thần hoài cổ” sâu sắc đối với Takarazuka.

Khi Tezuka còn nhỏ, cha đã cho ông xem các bộ phim của Disney và Tezuka trở thành một người yêu thích phim Disney, xem các bộ phim này nhiều lần liên tiếp, nổi tiếng nhất là xem Bambi hơn 80 lần.Tezuka bắt đầu vẽ truyện tranh vào khoảng năm thứ hai tiểu học, phần lớn lấy cảm hứng từ hoạt hình Disney; ông vẽ nhiều đến mức mẹ ông phải tẩy hết các trang trong vở để theo kịp năng suất của ông. Tezuka cũng được truyền cảm hứng từ các tác phẩm của Tagawa Suihō và Unno Juza.

Vào khoảng năm lớp 5, ông đã tìm thấy một con bọ cánh cứng, được gọi là “Osamushi” trong tiếng Nhật. Nó giống với tên của chính ông đến nỗi Tezuka đã lấy “Osamushi” làm bút danh của mình. Tezuka tiếp tục phát triển các kỹ năng vẽ manga trong suốt quá trình học ở trường. Trong thời kỳ này, ông đã tạo ra những tác phẩm nghiệp dư lão luyện đầu tiên của mình.

Có thể bạn thích sách  Nhật Nguyệt Đương Không - Huỳnh Dị full prc, pdf, epub, azw3 [Kiếm Hiệp]

Trong thời gian học trung học năm 1944, Tezuka được chuyển sang làm việc cho một nhà máy, hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai; đồng thời tiếp tục vẽ manga. Năm 1945, Tezuka được nhận vào Đại học Osaka và bắt đầu theo học ngành y. Trong thời gian này, ông cũng bắt đầu xuất bản những tác phẩm chuyên nghiệp đầu tiên của mình.

Những tác phẩm của Tezuka Osamu được dịch và xuất bản tại Việt Nam:

Mời các bạn đón đọc Phượng Hoàng của tác giả Tezuka Osamu.

Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn