Phía đông vườn địa đàng là câu truyện của những người Mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỷ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. Có thể là nhà văn đã thai nghén nó trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc “người tàn sát người” khủng khiếp ấy đã làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con người và cố tìm ra lời đáp. Phía đông vườn Địa đàng, đây là cuốn truyện về con người. Nhận vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.*** John Ernst Steinbeck, Jr. (1902 – 1968là một tiểu thuyết gia người Mỹ được biết đến như là ngòi bút đã miêu tả sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người phải bám trên mảnh đất của mình để sinh tồn. Tác phẩm đầu tiên gây tiếng vang của John Steinbeck là cuốn Của Chuột Và Người (Of Mice and Men(1937, dựng nên một câu chuyện bi thảm về hai nông dân ít học thức hằng mong mỏi một mảnh đất cho riêng mình để canh tác. Tác phẩm được đánh giá cao nhất là Chùm Nho Phẫn Nộ (The Grapes of Wrath(1939; đoạt giải Pulitzer năm 1940, dựng nên câu chuyện của gia đình Joad, bị nghèo khó ở vùng hoang hóa Dust Bowl của tiểu bang Oklahoma, phải chuyển đến California trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930. Quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi, được xem không những là truyện hư cấu nhưng có tính hiện thực mà còn là lời phản kháng xã hội đầy cảm động, đã trở nên một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Mỹ. Là một trong những “tượng đài” văn học từ thập kỷ 1930, Steinbeck lấy chủ đề trung tâm là phẩm giá trầm lặng của những người cùng khổ, những người bị áp bức. Dù những nhân vật của ông thường bị vây bọc trong thế giới thiếu công bằng, họ vẫn giữ mình như là những con người đầy cảm thông và có anh hùng tính, tuy có thể bị khuất phục. John Steinbeck nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Nguồn: https://thuviensach.vn