Phân Tích Dữ Liệu Tinh Gọn

Phân Tích Dữ Liệu Tinh Gọn

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Nội dung cuốn sách được chia làm bốn phần chính: – Phân I tập trung vào các hiểu biết về Khởi nghiệp tinh gọn, phép phân tích cơ bản cũng như tư duy hướng tới thu nhận thông tin từ dữ liệu cần có để thành công. Chúng tôi điểm qua một số các khuôn khổ xây dựng công ty khởi nghiệp hiện tại và giới thiệu khuôn khổ riêng của m.nh có tập trung vào phân tích. Đây là bước hướng dẫn cơ bản để tiến vào thế giới Phân tích dữ liệu tinh gọn. Độc giả sẽ hiểu và nắm rõ được phép phân tích cơ bản khi đọc xong phần này. – Phần II chỉ cách áp dụng Phân tích dữ liệu tinh gọn vào công ty khởi nghiệp của bạn. Chúng ta sẽ tham khảo sáu mô hình kinh doanh mẫu và năm giai đoạn mọi công ty khởi nghiệp phải trải qua để khám phá sản phẩm phù hợp với thị trường nhắm tới hiệu quả nhất. Ta cũng sẽ nói về việc tìm ra Một Chỉ Số Quan Trọng Nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Độc giả sẽ hiểu được loại hình kinh doanh, giai đoạn hiện tại và những yếu tố cần xem xét điều chỉnh của doanh nghiệp. – Phần III xét yếu tố được cho là chuẩn mực. Bạn không biết liệu mình đang làm tốt hay tệ hại nếu không vạch sẵn đường ranh giới. Phần này giúp bạn nắm được một số nền tảng về các chỉ số chính và học cách đặt ra mục tiêu riêng cho mình. – Phần IV chỉ cách ứng dụng Phân tích dữ liệu tinh gọn vào tổ chức của bạn, thay đổi văn hóa của những công ty khởi nghiệp tập trung vào người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như của các doanh nghiệp bền vững. Sau cùng thì hướng tiếp cận định hướng bởi dữ liệu có thể áp dụng không chỉ cho các công ty mới. “Đối thủ cạnh tranh sẽ dung cuốn sách này để tăng trưởng vượt mặt bạn.” – Mike Volpe, Giám đốc Marketing của Hubspot “Phân tích dữ liệu tinh gọn là mảnh ghép còn thiếu của Khởi nghiệp tinh gọn, với những nghiên cứu, lời khuyên, hướng dẫn chi tiết và thực tiễn có khả năng giúp bạn thành công nhanh hơn trong một công ty khởi nghiệp hoặc tổ chức lớn.” – Dan Martell, CEO và nhà sáng lập của Clarity *** Vì một số lý do mà phong trào Khởi nghiệp tinh gọn đã chứng tỏ sự xuất sắc trong việc tạo ra những khẩu hiệu. Điều kỳ quặc là, nếu bạn đang đọc cuốn sách, bạn sẽ biết đến một số bổ sung phổ biến nhất của chúng tôi vào kho từ vựng kinh doanh như: chuyển hướng chiến lược, sản phẩm khả thi tối thiểu, xây dựng – đo lường – học hỏi, triển khai liên tục, hay cụm từ nổi tiếng “ra khỏi tòa nhà” của Steve Blank. Bạn có thể đã mua một chiếc áo phông có in một trong những từ đó rồi. Do đã nỗ lực quảng bá các khái niệm này trong những năm gần đây, tôi đang không cố để hạ thấp tầm quan trọng của chúng. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển đổi cách thức làm việc và những khái niệm này là yếu tố chủ chốt của sự thay đổi đó. Loạt sách Tinh gọn ra đời nhằm khiến chuyển đổi này sống động hơn bằng cách tìm hiểu chi tiết và đi sâu hơn những chiếc băng khẩu hiệu. Phân tích dữ liệu tinh gọn sẽ đưa nhiệm vụ này lên một tầm cao mới. Nhìn bề ngoài thì thế giới mới này có vẻ đầy phấn khích và táo bạo. Sự cải tiến, nguồn tăng trưởng mới, niềm vinh quang khi đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường, đau đớn vì thất bại và chuyển hướng chiến lược, tất cả tạo nên sự kịch tính hấp dẫn. Nhưng toàn bộ công việc này đều dựa trên một nền tảng tạo thành từ những thứ nhàm chán hơn thế: kế toán, toán học và các chỉ số. Và các chỉ số kế toán truyền thống khi áp dụng với tính thiếu chắc chắn của cải tiến lại vô cùng nguy hiểm. Ta gọi chúng là các chỉ số ảo, hay những con số làm bạn thấy vui nhưng thực chất lại đánh lừa bạn một cách nghiêm trọng. Để tránh được chúng, chúng ta cần một nguyên tắc kế toán hoàn toàn mới mà tôi gọi là “kế toán phát triển”. Hãy tin tôi, là một doanh nhân, tôi chẳng hề hứng thú gì với môn Kế toán cả. Thực lòng mà nói, trong rất nhiều công ty của tôi, công việc kế toán đơn giản đến khó tin: doanh thu, biên lợi nhuận, dòng tiền tự do – tất cả đều bằng không. Nhưng kế toán lại là cốt lõi của phương pháp quản lý hiện đại. Từ thời của Frederick Winslow Taylor, ta đã đánh giá kỹ năng người quản lý bằng cách so sánh kết quả với dự báo. Chinh phục được kế hoạch dẫn tới việc thăng chức. Kế hoạch thất bại khiến giá cổ phiếu sụt giảm. Điều này luôn đúng với một số loại sản phẩm. Dự báo chính xác đòi hỏi một lịch sử tổ chức lâu dài, vững chắc mà từ đó có thể giúp ta đưa ra dự báo. Tổ chức càng lâu đời và vững chắc thì dự báo càng chính xác. Ấy thế mà có ai thực sự thấy thế giới đang trở nên vững bền hơn từng ngày không? Bất cứ khi nào điều kiện thay đổi hoặc ta cố gắng thay đổi điều kiện bằng cách đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới thì dự báo chính xác trở nên gần như không thể. Và nếu không có thước đo đó, làm sao ta có thể đánh giá được mình đang tiến bộ hay không? Nếu ta bận xây dựng sản phẩm sai, sao ta có quyền tự hào rằng đã làm việc đúng thời hạn và phù hợp với ngân sách? Đây là lý do ta cần cách hiểu mới về việc đo lường sự phát triển, ngay cả khi bản thân là doanh nhân và quản lý, là nhà đầu tư vào công ty và đội ngũ làm việc dưới quyền. Đó cũng là lý do cần đến một cuộc cách mạng về kế toán nếu muốn thành công trong kỷ nguyên làm việc mới này. Ben và Alistair đã làm việc vô cùng chăm chỉ khi khảo sát những ý tưởng tuyệt vời nhất về các chỉ số, phân tích, thu thập những ví dụ cụ thể và tạo nên đột phá khi trình bày khuôn khổ riêng của họ nhằm xác định chỉ số nào quan trọng và khi nào chúng quan trọng. Công việc thu thập những tiêu chuẩn toàn ngành để áp dụng cho nhiều chỉ số chủ chốt là vô cùng đáng giá. Đây không phải một công trình lý thuyết mà là một chỉ dẫn cho những người thực hiện đang tìm kiếm những nguồn tăng trưởng mới. Chúc các bạn “đi săn” vui vẻ. Eric Ries San Francisco Ngày 4 tháng 2 năm 2013