Làm cha mẹ không đơn giản chỉ là bản năng, là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà còn là cả một nghệ thuật. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng thực sự hiểu con mình. Sự kỳ vọng quá lớn vào con trẻ đôi khi khiến chúng ta trở nên quá khắt khe và vô hình chung tạo áp lực nặng nề lên những đứa trẻ. Có thể bạn chưa biết nhưng đứa trẻ dễ nổi khùng thực ra thường rất nhạy cảm, quan tâm tới người khác; đứa trẻ không nghe lời là đứa trẻ có chính kiến riêng mạnh mẽ; đứa trẻ tác phong chậm chạp cũng có thể thuộc tuýp người tỉ mỉ, nhẫn nại… Chính vì thế, thay vì phiền não rằng con mình không trở thành đứa trẻ lý tưởng như mình mong muốn, các bậc cha mẹ hãy thử bắt đầu từ việc ghi nhận những ưu điểm mà con mình đang có. Chúng ta sẽ thấy ngay cả những đứa trẻ bị xem là có vấn đề vẫn có những điểm sáng kỳ lạ. “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” được viết bởi Akehashi Daiji – bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản. Với nhiều gợi ý, bí quyết thiết thực, hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ, được trình bày thông qua hình thức những câu chuyện ngắn có hình minh họa sinh động, dễ hiểu, cuốn sách là món quà ý nghĩa dành tặng cho những ông bố bà mẹ đang và sẽ dạy con.*** PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ 0-1 TUỔI 1. Giai đoạn thứ nhất từ 0-3 tháng Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Chúng ta hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu này bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính- thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. aThị giác: Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumikimàu sắc, chẳng hạn thế. Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập. Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quaymàu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu. Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cmxem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian. Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú. Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.