Nói Có Sách

Nói Có Sách

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tuổi 24 (1937Vũ Bằng đã in tiểu thuyết đầu tay “Một mình trong bóng tối” tại nhà Trung Bắc tân văn. Rồi sau đó là các tác phẩm “Hai người” (1940, “Ba truyện mổ bụng” (1941, “Cai” (1942, “Bèo nước (1944… Đó là những tác phẩm Vũ Bằng sáng tác tại miền Bắc vào giai đoạn đầu đời của mình. Chỉ tính ngần ấy cũng đã làm nên tên tuổi một nhà văn sáng danh. Nhiều nhà văn, nhà phê bình đánh giá cao tác phẩm thời kỳ này của Vũ Bằng, cho rằng Vũ Bằng là một trong những người có công lớn cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam từ những năm ba mươi. Nhưng số phận thật trớ trêu. Khi tiếng tăm của Vũ Bằng vừa được công chúng mến mộ thì cũng là lúc ông dính vào thuốc phiện. Nói về hiện tượng đáng buồn này, nghệ sĩ Tạ Tỵ, bạn thân của Vũ Bằng, trong một bút ký chân dung đã viết: “Vũ Bằng bước chân vào văn nghiệp với một thế hệ “đàn anh” sa ngã, trụy lạc trong những đêm dài ca quán, trong hương khói quê nâu, trong vòng môi ân tình đĩ điếm. Vì muốn tỏ ra mình cũng xứng đáng là tay “tiểu tướng” trong chốn “giang hồ lạc phách” của “trường văn trận bút”, Vũ Bằng, với tự ái tuổi trẻ, lao đời mình vào đam mê để hủy hoại đời sống và tin rằng mình đã làm một việc đáng làm, không ân hận gì hết, nếu ngày nào đó thân xác mình bị vùi lấp bởi ô nhục thì cũng cứ được đi. Cái tâm trạng chán đời của lứa tuổi thanh niên những năm 1930 – 1940, nó là mẫu số chung cho bài toán của một dân tộc bị đô hộ… Ở giữa cái không khí ấy, chả riêng gì Vũ Bằng “bị” mà có rất nhiều thanh niên làm văn nghệ “bị”, nhưng họ không có cái can đảm và sự may mắn kinh qua như Vũ quân, cũng chính vì thế, họ chết dập vùi ở một xó xỉnh nào đó giữa cuộc đời ngàn vạn lối đi vào quên lãng…” Quả đúng vậy, Vũ Bằng dính nghiện từ rất sớm, nhưng ông lại cũng sớm ý thức về sự tàn phá của thuốc phiện và thấy cần phải cai nghiện. Ông có cái ý thức ấy là bởi trong lồng ngực ông vẫn còn nguyên vẹn một trái tim ẩn chứa nhiều trắc ẩn yêu thương, biết sám hối trước đồng loại mà trước nhất là một người mẹ, một người vợ và một người tình.

Nguồn: https://thuviensach.vn