Trong truyện ngắn “Những nhầm lẫn khôi hài”, nhà văn Ba Lan Henryk Sienkiewicz – người từng đoạt giải Nobel văn học đã kể lại câu chuyện khá khôi hài nhưng rất có hậu.
Tại một thị trấn nọ, có một người đàn ông và một phụ nữ cùng mang quốc tịch Đức, là hàng xóm của nhau, nhưng do mâu thuẫn triền miên nên đã kéo nhau đến một thẩm phán người Mỹ nhờ can thiệp. Khổ nỗi vị thẩm phán này chỉ biết tiếng Anh và hai người Đức kia cũng chỉ biết nói tiếng Đức. Nghe gà hóa vịt thế nào, vị thẩm phán đã đồng ý và chứng thực vào bản kết hôn cho hai người
Henryk Adam Aleksander Pius Sienkiewicz là nhà văn Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1905. Ông thường ký dưới các tác phẩm của mình bằng bút hiệu Litwos.
Henryk Adam Alexandr Sienkiewicz là con trai một địa chủ quý tộc nghèo sống ở nông thôn. Đến tuổi đi học, do ảnh hưởng của các biến động trong nền kinh tế, gia đình chuyển về Warszawa. Học xong trường gymnazy năm 1870, ông vào học Đại học Warszawa, lúc đầu học luật và y khoa, sau chuyển sang văn và sử. Sienkiewicz là cộng tác viên thường xuyên của các báo Przegląd Tygodniowy, Gazeta Polska, Niwa, Słowo và bắt đầu gây được sự chú ý với tiểu thuyết Namarne (Phí hoài, 1871), các truyện ngắn Stary sluga (Người đầy tớ già, 1875), Hania (1876), đồng thời ông cũng trở thành một nhà báo được thừa nhận tài năng. Năm 1876, tờ Gazeta Polska cấp tiền cho Sienkiewicz đi Mỹ với điều kiện đổi lại là ông phải viết một loạt bài về Hoa Kỳ; ở đây ông tham gia vào những thử nghiệm xây dựng trại xã hội chủ nghĩa không thành ở Anahaim (gần Los Angeles). Từ 1878 ông trở về châu Âu, đi nhiều nước, viết báo, viết văn và diễn thuyết. Năm 1879, Sienkiewicz trở thành chủ bút một tờ nhật báo mới ở Ba Lan; ba lần lấy vợ; vợ đầu có hai con nhưng chết sớm. Sau khi về Ba Lan, Sienkiewicz bắt đầu sáng tác những tác phẩm dài hơi và nổi tiếng với bộ ba tiểu thuyết Potop (Trận hồng thủy), Pan Wolodyjowski (Ngài Wolodyjowski), Ogniem i mieczem (Bằng lửa và gươm) – viết về các sự kiện diễn ra hồi thế kỉ 17 trong thời gian chiến tranh giữa người Ba Lan với người Kazakh, với người Thụy Điển và với người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó Sienkiewicz viết hai tiểu thuyết về cuộc sống hiện đại là Bez dogmatu (Không có giáo điều) và Rodzina Polaniekich (Gia đình Polaniecki), còn vào những năm 1895-1896 – tiểu thuyết Quo vadis nói về cuộc sống dưới triều đại của hoàng đế Nero thời cổ La Mã đã mang lại danh tiếng thế giới cho ông.
Năm 1900, Henryk Sienkiewicz được những người hâm mộ quyên tiền đủ để mua một trang trại nhỏ và tổ chức sinh nhật rầm rộ. Năm 1905 ông được trao giải Nobel vì những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực sử thi, mà cụ thể là tiểu thuyết Quo vadis viết về cuộc đấu tranh của những người Thiên Chúa giáo với Nero. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Sienkiewicz rời quê sang sống ở nước Thụy Sĩ trung lập, làm việc trong tổ chức Hồng thập tự Ba Lan. Năm 1916 ông mất ở Vevey, tám năm sau thi hài của ông được chuyển về Warszawa và an táng trong nhà thờ.
Nhưng đến đây chưa phải đã hết. Thành phố Mỹ không thể sống thiếu báo chí; năm thứ hai trôi qua, một tờ tạp chí ra đời với tiêu đề “Tập san thứ bảy hàng tuần”. Số dân thị trấn Struck Oil là bao nhiêu thì số người đặt mua tập san là ngần ấy. Biên tập viên của tờ báo kiêm luôn người xuất bản, người ấn loát và người phát hành. Cái nhiệm vụ cuối cùng này dễ ợt đối với ông, vì ông còn nuôi bò sữa nữa và sáng sáng phải đi đưa sữa tới từng nhà. Tuy nhiên điều đó nói chung không cản trở ông bắt đầu các bài xã luận của tờ báo bằng những từ: “Giá như vị Tổng thống hèn mạt của nước Mỹ chúng ta làm theo lời khuyên mà chúng ta đã nói cho ông ta trong số báo trước”…
Vậy là, như chúng ta đã thấy, ở cái thị trấn Struck Oil có phước này chẳng thiếu thứ gì. Phần nữa, do đám thợ mỏ khai thác dầu không có tính gây gổ, cũng không có các thói xấu mà những người đi đào vàng thường mắc phải, nên thị trấn rất đỗi bình yên. Không ai đánh lộn nhau, cũng không hề nghe thấy có vụ “xử tội” nào. Cuộc sống trôi qua yên ổn, ngày nọ giống ngày kia hệt như hai giọt nước vậy. Ai cũng làm “kinh doanh” từ sáng sớm, tối đến họ đốt rác trên các đường phố, và nếu như không có họp hành gì thì họ đi ngủ, đinh ninh rằng, chiều tối mai họ lại đốt rác.
…
Mời các bạn đón đọc Những Nhầm Lẫn Khôi Hài của tác giả Henryk Sienkiewicz.