Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân văn hoá, từng được sử sách dưới thời nhà Nguyễn tôn xưng là “con người trác lạc, có tài khí, chẳng những “có tài thơ văn” mà còn “lập công lớn nơi chiến trận”, “linh chức dinh diễn,[ … ], mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, gây thành mối lợi vĩnh viễn” cho đất nước; “trải đời làm quan thường bị bãi cách, rồi được cất nhắc lên ngay”; “khi tuổi già về nghi, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ, có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật” (Đại Nam chính biên liệt truyện. Nxb. Văn học, Hà Nội, 2004, tr. 414).
Là danh nhân lịch sử, Nguyễn Công Trứ được công luận nhân dân các đời quan tâm, suy nghĩ luận bàn. Con người, cuộc đời và sự nghiệp, kể cả tư tưởng phức tạp, đa dạng của ông, đã từng là nguồn gốc của những nhận định, đánh giả khác nhau – và mãi mãi vẫn mang tính thời sự trong giới học thuật và trong công chúng hâm mộ ông. Nhằm góp phần vào việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật lịch sử – nhà văn hoá lớn này, chúng tôi từ lâu đã chú ý sưu tầm tác phẩm của ông và những ý kiến đánh giá về ông của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ trước đây và hiện nay để biên soạn nên tập sách này, nhân dịp kỉ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của ông lấy tựa đề là NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG DÒNG LỊCH SỬ.