Người Chăm xưa và nay

Người Chăm xưa và nay

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Tôi sinh ra ở xóm Lệ Thủy thôn Đại Bình xã Nhơn Mỹ huyện An Nhơn tỉnh Bình Định bên tả ngạn sông Còn. Khi 10 tuổi hàng ngày tới cắp sách đi đò sang sông Còn đến học tiểu học tại trường tư thục An Thái học đường. Suốt 3 năm hàng ngày trên đường đi học tôi đều ngắm nhìn 3 ngôi tháp Dương Long đó sợ đỏ au bên tả ngạn và bên hữu ngạn là ngôi tháp Thủ Thiện cô đơn với một cây xanh lớn trên đỉnh mà mới gần đây cơ quan bảo tàng mới chạt bỏ để bảo vệ tháp. Năm 1943 tôi xuông Qui Nhơn học trung học tại trường Collège Qui Nhơn cũng nhìn thấy trên đường đi tháp Bạc. tháp Đồng và tháp Vang. Vài lần tôi cũng có gặp một đoàn phụ nữ Hời đi lang thang mà dân chúng bảo họ đi tìm vàng tổ tiên để lại. Thỉnh thoảng trong vùng có người nhật được những quả cau bàng vàng. Trong lớp học của tới ở Collège Qui Nhơn có môt bạn học người Hơi. Quê tôi gọi người Chàm (Châm) là Hời có lẽ là biến âm từ Hroi (Châm Hroi).
Tôi không biết chắc ông tổ tôi từ Bắc di cư vào có kết hôn với bà Châm hay không. Nhưng ngày nay tỉnh Bình Đình vẫn còn có người Chăm tại huyện Vân Canh, chứ không phải họ đã chết hết hay chạy hết vào Nam.
Tôi không ngờ rằng 30 năm sau viết bài Khảo cổ học Champa quá khứ và tương lai đăng trên tạp chí Khảo Cổ Học số 1 năm 1978. Và bắt đầu nghiên cứu văn hóa Champa. Năm 1976, 1977, 1978, 1982 tôi đi điền dã nghiên cứu các tháp Châm từ Nha Trang ra Đà Nẵng. Cuối cùng viết chương Tháp Bà La Môn trong cuốn Tháp Cổ Việt Nam. Bản thảo hoàn thành năm 1983 nhưng đến năm 1992 mới in được.
Duyên nợ của tôi với người Cham là vô tình hay định mệnh?
Bảng đi một vài chục năm, mãi đến năm 2005 tou mới theo một đoàn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo trở lại khu vực người Chàm tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, tận mắt nhìn thấy bao nhiều đổi thay mà năm 1976 chưa từng có, Đường sá, nhà cửa, trường học, bệnh viện… nổi lên khắp nơi. Một sở tháp đã được trùng tu như tháp Phổ Hài, tháp Bà… Nếu như năm 1976 tôi chỉ gập một trí thức Châm là anh Thi Sanh Cảnh, người dẫn đường tôi vào làng Hữu Sanh nay đã quá cố thì nay đã có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ y khoa. nhà văn, nhà nghiên cứu… có trình độ tương đương các chức danh đó của người Kinh. Về chính trị đã có tỉnh ủy viên, huyện ủy viên, đảng ủy viên… cùng các cán bộ người Kinh lãnh đạo hai tình Ninh Thuận, Bình Thuận.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức 3 chuyên đề nghiên cứu Champa do những người bạn của tôi làm chủ đề tài. Tôi đã cộng tác với họ. Và bằng nhận thấy cần viết cuốn sách này, trước tiên để tỏ lòng yêu mến người Champa có thể có trong dòng máu bản thân tôi, sau đó để phát biểu một quan điểm khoa học không đồng tình với G.Maspéro.