Ngựa Chứng Trong Sân Trường

Ngựa Chứng Trong Sân Trường

Tác giả:
Thể Loại: Truyên Teen - Tuổi Học Trò
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

NGƯỜI TÙY PHÁI GIÀ HỎI TÔi – Thầy bị đổi xuống đây à? Tôi lắc đầu: – Không, tôi chọn trường này… Người tùy phái tỏ vẻ ái ngại. Ông ta nhìn tôi, muốn nói chuyện gì đó nhưng lại ngập ngừng. Cuối cùng, ông ta rót nước mời tôi uống và để tôi ngồi một mình chờ ông hiệu trưởng. Qua khung cửa văn phòng, tôi có thể ngó ra sân trường. Vài cậu học trò, miệng ngậm thuốc lá, lững thững bước dưới nắng lửa. Cỏ sân khô cháy. Tóc họ chắc cũng bị khô cháy. Và tôi biết đây là những cậu học trò bỏ ngang giờ học. Tôi mới dời trường cao đẳng sư phạm, tuổi nghề vừa ăn thôi nôi. Năm ngoái, tôi dạy ở một tỉnh miền Đông, dân chúng sống bằng nghề chài lưới. Học trò của tôi, phần đông, con nhà nghèo nên rất chăm chỉ. Khi người ta mơ ước thoát khỏi cuộc đời cùng cực người ta thường gắng sức phấn đấu. Và cuộc phấn đấu làm người ta say mê. Những cậu học trò của tôi không chịu chấp nhận số phận hẩm hiu của phụ huynh họ. Qua vài lần tâm sự, tôi hiểu họ muốn bãi bể của họ sẽ có nhiều tầu đánh cá thay cho những chiếc ghe chài nhỏ bé dễ bị sóng gió vùi dập ngoài khơi. Và chính họ sẽ lái những chiếc tàu đánh cá tối tân, sẽ biến tỉnh lỵ buồn hiu hắt của họ thành nơi trù phú. Như thế, chỉ còn cách duy nhất là đầu tư tuổi trẻ của mình vào sự học. Tôi yêu những người học trò ấy. Để khích lệ họ, tôi thích kể về tôi, một kẻ thân lập thân. Tôi đã phải bán báo suốt bảy năm trung học. Những người lơ bến xe đò Lục Tỉnh đều quen mặt tôi. Năm giờ sáng, tôi đạp xe chở chồng báo đến bến xe. Sáu giờ, tôi tới bãi tập võ. Hồi đó sinh hoạt dễ dàng. Mỗi ngày bán báo một giờ là dư tiền trả cơm trọ, sắm sửa quần áo sách vở. Tôi dành dụm tiền mua được cây vĩ cầm. Tôi nhớ đã ôm cây vĩ cầm về nhà trọ hôm tôi đọc thấy tên mình trúng tuyển vào Đại Học Sư phạm ban Hán Việt. Lên đại học, có học bổng, tôi chấm dứt nghề bán báo. Chỉ cần kiếm một chỗ kèm trẻ lấy tiền tiêu vặt. Tôi ghi tên học thêm ở Đại Học Văn Khoa. Ngày sung sướng nhất đời tôi, ngày mà tôi cho rằng đã thực hiện được lời hứa với cha tôi, là ngày đâu lên ngồi trong giảng đường đại học. Thuở sinh tiền, đã một lần, lần ấy tôi còn bé lằm, cha tôi dẫn tôi qua khu đại học Hà Nội, ông chỉ tay vô đất thiêng đối với thằng nhóc con, giọng ông run run: “Bố ước ao lớn lên, con sẽ học ở trường này”. Bấy giờ, tôi không hiểu tại sao cha tôi xúc động. Mải bây giờ, tôi mới hiểu vì nhà tôi nghèo, cha tôi đã rướn với trái hạnh phúc quá cao tầm tay của ông. Trái hạnh phúc đã nằm gọn giữa bàn tay tôi. Nếu cha tôi chưa mất tôi sẽ bắt ông dẫn tôi đến trường Văn Khoa Sài gòn, nắm chạt tay cha tôi để ông bớt xúc động và thưa với ông: “Con đã học ở trưởng này”. Tôi muốn sống lại đoạn đầu đời. Mà không được. Ngồi trong giảng đường đại hoc, lẩm nhầm bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi đã khóc. Dưới đất lạnh, cha tôi không thể ngờ một đứa trẻ nhà nghèo đã leo lên nổi cái bậc thang mơ ước của cha nó. Kết luận những mẩu chuyện về tôi, luôn luôn, là có nhiều Châu Trí trên cuộc đời. Học trò của tôi thương tôi hơn và tin tưởng, một mai, họ sẽ lái những chiếc tầu đánh cá gắn ra đa. Tôi cũng tưởng sẽ dạy ở đây mãi mãi, dù được thuyên chuyển về Sàigòn, tôi vẫn tình nguyện gắn bó đời mình với đời những người học trò miền bể nghèo nàn này. Vì tôi thích, vài chục năm sau, một trong những người học trò của tôi sẽ tạo nên sự nghiệp vẻ vang, về thăm trường cũ, anh ta sẽ bắt chước ông Carnot: “Thưa thầy, con là X. đây, thầy còn nhớ con không?” Nhưng tôi phải dời tỉnh lỵ miền Đông vì một tai nạn nghề nghiệp! Đầu niên học năm nay tôi được Bộ Giáo Dục chỉ định làm chánh chủ khảo kỳ thi vào đệ thất, lấy lý do tôi vừa tốt nghiệp cao đẳng sư phạm vừa có cử nhân văn chương giáo khoa. Tôi chưa nhiều tuổi nghề so với ông hiệu trưởng và các đồng nghiệp khác, song tôi nhiều bằng cấp hơn họ. Bằng cấp nhiều không có nghĩa là kiến thức uyên bác. Nghề sư phạm đòi hỏi kinh nghiệm. Ở Việt Nam, mọi lãnh vực, người ta vẫn đánh giá trị tài năng qua bằng cấp. Do đó, xẩy ra nạn kiêu khoa bảng. Và người ta cứ lầm tưởng khoa bảng là trí thức. Cho nên, muốn được xưng tụng là trí thức, cần học hành nhất loài vẹt đã đỗ đạt nhiều bằng cấp. Bằng cấp cao đứng trên, bằng cấp thấp đứng dưới, bất chấp tuổi tác, kinh nghiệm nghề nghiệp và cuộc đời.