Sách gồm 7 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1. Mở đầu: Xác định phương hướng nghiên cứu chung của sách: xem xét cách tổ chức chung của câu đơn (hay là “cú”) và các chức năng cụ thể của câu cùng với các cấu trúc thực hiện các chức năng đó.
Chưởng 2. Cú pháp và nghĩa biểu hiện của câu: Xác định các kiểu câu tiếng Việt về mặt cấu trúc cú pháp và xem xét cấu trúc cú pháp trong quan hệ với cấu trúc nghĩa biểu hiện của chúng. Việc đặt cấu trúc cú pháp bên cạnh cấu trúc nghĩa biểu hiện làm rõ được những hiện tượng quan trọng. Trước cùng một sự việc người nói có thể nhìn nhận theo những cách khác nhau và điều này thể hiện trong những cấu trúc nghĩa biểu hiện khác nhau cùng phản ánh sự việc đó. Mặt khác, các cấu trúc nghĩa biểu hiện đó lại có thể được hiện thực hoá bằng những cấu trúc cú pháp khác nhau có mặt trong một ngôn ngữ cụ thể do ngữ pháp của ngôn ngữ đó quy định.
Chương 3. Câu phủ định và hành động phủ định: Xác định các yếu tố tạo thành câu phủ định, tầm tác động của yếu tố phủ định trong câu, và cách dùng câu phủ định để miêu tả và để bác bỏ. Chương này nằm trên đường ranh giới của cấu trúc của câu và việc sử dụng câu, và xem xét chúng trong một kiểu câu riêng: câu phủ định.
Chương 4. Câu với tư cách lời trao đổi: Xem xét cấu trúc thức của câu tiếng Việt và việc sử dụng các kiểu câu theo thức (“câu theo mục đích nói” – tên gọi cũ) như là những phương tiện thực hiện sự tác động lẫn nhau của con người – quan hệ liên nhân. Chương này cũng dành một bộ phận để xem xét cách dùng các kiểu câu theo lối trực tiếp và theo lối gián tiếp.
Chương 5. Câu với tư cách thông điệp: Xem xét cấu trúc đề. thuyết và cấu trúc tin của câu, như là đơn vị thực hiện chức năng văn bản (tạo văn bản).
Chương 6. Câu ghép: Phân biệt câu phức với câu ghép (hay là hợp thể cú – clause complex) và hiện tượng xạ ảnh trong câu ghép.
Chương 7. Hiện tượng tỉnh lược và câu dưới bậc: Phân biệt hiện tượng tỉnh lược với câu dưới bậc.
Phần Chú thích cuối sách dùng cho cả bảy chương, có tách ra từng chương một.