Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành câu văn hay lời nói. Kinh nghiệm thực tế cho ủi ấy, nếu không am tường ngữ pháp, chúng ta se không thể nói đúng, dịch đúng hay đọc hiểu Hán ngữ một cách thấu đáo và chuẩn xác. Nhận thức rõ điều này, từ lâu tôi đã chú ý đến việc biên soạn về ngữ pháp Cổ Hán ngữ và cũng đã xuất bản được một tập lấy tên là “Sơ lược Ngữ pháp Hán văn”(NXB. Thành phố Hồ Chí Minh in lần đầu năm 1991; NXB. Đà Nẵng tái bản năm 1997). Tuy nhiên, sách còn quá sơ lược đúng như tên gọi của nó, đồng thời do những hạn chế về mặt kỹ thuật của lúc bấy giờ, sách in còn khá nhiều lỗi rất đáng tiếc mà sự ân hận của soạn giả là một trong những lý do chính để có quyển Ngữ pháp Hán ngữ này ngày hôm nay, đầy đủ hơn nhiều và hi vọng khắc phục được những lỗi đã có trước.
Sách được biên soạn thích hợp cho mọi trình độ và được chia làm hai phần: Phần thứ nhất là ngữ pháp Hán ngữ cổ được coi là phần trụ cột, chiếm hầu hết nội dung của sách. Phần thứ hai sơ lược hơn, ngữ pháp Hán ngữ hiện đại, chỉ được coi là phần phụ nhằm mục đích giúp cho những người sau khi đã am hiểu ngữ pháp cổ có sẵn luôn tài liệu tham khảo về ngữ pháp hiện đại, nên nội dung phần này chỉ đề cập một số chủ điểm ngữ pháp quan trọng (bao gồm 67 mục) mà không lặp lại các khái niệm, định nghĩa đã được nêu ra khá kỹ ở phần trước. Muốn chuyên đi sâu vào ngữ pháp Hán ngữ hiện đại, độc giả có thể dùng thêm những sách khác viết riêng cho đề tài này hiện đang được phổ biến khá rộng rãi. Riêng về phần soạn giả, cũng đang biên soạn một sách khác dành riêng cho phần Hán ngữ hiện đại, dự định sẽ xuất bản trong thời gian tới.