Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ 19, cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ đi Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xã, thôn, phường, giáp, điểm, ấp, lân, trang, trại, man, sách … Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta. Chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề ấy một cách sâu sắc và toàn diện, không chỉ để ôn cố tri tân, mà còn nhằm mục đích góp phần xây dựng một chiến lược phát triển hài hòa cho khắp nước và mỗi người dân, từ thể chất đến tinh thần, từ thành thị đến thôn quê.
Nhưng dựa trên những sử liệu, những tư liệu nào để có thể nghiên cứu đề tài đó cho nghiêm túc, khách quan và khoa học ? May mắn thay, sau bao tang thương khói lửa, lưu trữ triều đình Huế còn bảo tồn được 10.044 tập địa bạ, gồm khoảng 16.000 quyền cho 16.000 xã thôn trong tổng số 18.000 xã thôn toàn quốc đương thời (có lẽ 1 hay 2 ngàn quyển đã bị thất lạc hoặc mối mọt tiêu hủy). Đây là những tài liệu viết tay, không in ấn, nếu mất là mất hẳn.
…
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com