Tài liệu về Nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã được một số thức giả, cả người ngoại quốc, quan tâm viết ra thành sách hoặc bài viết đang rải rác trên các tạp chí, tập san, nhật báo… trong gần cả thế kỷ nay.
Với người nghiên cứu thì càng có nhiều tài liệu càng tốt nên khi tiếp nối công trình nghiên cứu của các vị thức giả đi trước, tôi cố gắng cóp nhặt để góp thêm một chút vào kho tài liệu vì e rằng người có, người không, một số có thể thất lạc.
Cuốn Nghệ thuật sân khấu Hát Bội này tôi viết sau cuốn Lịch sử nguồn gốc nghệ thuật Hát Tuồng Việt Nam vốn có nhiều hình thức như: Múa Rối (nhất là Múa Rối Nước: một bình thức sân khấu sáng tạo độc đáo, duy nhất của Việt Nam), Hát Chèo, Hát Bội, Hát Cải lương Hồ Quảng, Hát Cải lương vọng cổ, Kịch nói (thoại kịch), Kịch thơ, Nhạc kịch, Điện ảnh hóa… với tham vọng, nếu có thể, tiếp nối các bộ môn vừa nêu trên. Chắc chắn là còn nhiều thiếu sót, vì một người không thể làm bết, nên cần phải có nhiều bàn tay, khối óc góp sức lại, thế hệ sau tiếp nối viết ra để khỏi mai một, vừa để giúp thêm tài liệu cho những người nghiên cứu sau tiện bề sau tra, vừa đóng góp thêm vào kho tàng văn học dân tộc ngày thêm phong phú, đa dạng.
Hơn nữa, những bài viết của người ngoại quốc ở thập niên 40, 50, thời kỳ nước ta bị đô hộ, thì quan niệm của họ có phần lệch lạc, phiến diện. Cho nên nếu tài liệu súc tích, nhận định chính xác, nghiêm túc thì những người ngoại quốc muốn tìm biểu nền văn minh tinh thần của ta, hoặc muốn giao lưu văn hóa sẽ phải có những quan niệm khác xưa, phải có những suy nghĩ mới, đúng về nghệ thuật sân khấu nước ta, ít nhất cũng có nhiều dáng vẻ riêng biệt.
Sài Gòn ngày 11/4/1995
Lê Văn Chiêu