Cinque Terre

Nghệ Thuật Quản Lý Thời Gian Của Phụ Huynh PDF EPUB

Tác giả :
Thể Loại : Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
EPUB PDF AZW3 Đọc Online


Cuốn sách “Nghệ Thuật Quản Lý Thời Gian Của Phụ Huynh” nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của cha mẹ không chỉ trong công việc hàng ngày mà còn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Cha mẹ không chỉ dành thời gian cho công việc mà còn phải dành thời gian cho việc chăm sóc và giáo dục con cái, điều này đòi hỏi sự quản lý thời gian hiệu quả.

Cuốn sách này cung cấp các phương pháp và kỹ thuật để cha mẹ có thể phân chia và quản lý thời gian một cách hợp lý, từ việc loại bỏ những lo lắng không cần thiết đến tận dụng tối đa thời gian có sẵn. Cha mẹ sẽ học cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và gia đình, tạo điều kiện cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân cũng như của gia đình.

Quản lý thời gian không chỉ là việc quản lý các hoạt động hàng ngày mà còn là việc quản lý cảm xúc, năng lượng và cuộc sống. Cuốn sách này không chỉ hướng dẫn cha mẹ về cách quản lý thời gian một cách hiệu quả mà còn mang lại những triết lý sâu sắc về cuộc sống và vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái. Đó là một hành trình không chỉ giúp cha mẹ trở thành người quản lý thời gian tốt mà còn làm họ trở thành những người cha mẹ trưởng thành và tự tin hơn trong vai trò của mình.

Tác giả Hình Tử Khải là một cá nhân đa năng và đầy năng lượng, có nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với học vị Cử nhân Triết học và Thạc sĩ Tâm lý học Phát triển, cô có nền tảng kiến thức sâu rộng về triết học và tâm lý học, giúp cô hiểu rõ hơn về con người và xã hội.

Với kinh nghiệm là một người sáng lập và quản lý Nhà trẻ tương lai My Lai, cô đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhiều trẻ em và gia đình, từ đó thu thập được nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu về việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Được đào tạo tại các trường đại học hàng đầu như Đại học Stanford và Đại học Bắc Kinh, cô đã có cơ hội tiếp cận với những kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, từ đó phát triển ra các phương pháp và chiến lược giáo dục hiệu quả cho trẻ em.

Với vai trò là một diễn giả và khách mời đặc biệt của nhiều sự kiện quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dưỡng con cái, cô đã chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình với hàng ngàn người khác, làm nguồn động viên và cảm hứng cho các bậc cha mẹ khác trong hành trình nuôi dưỡng con cái và phát triển bản thân.

Sự thành công của cô không chỉ nằm trong sự nghiệp kinh doanh mà còn là ở việc làm cha mẹ và đóng góp vào cộng đồng thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình. Điều này làm cho cô trở thành một nguồn cảm hứng và mẫu mực cho nhiều người khác trong việc hòa mình giữa công việc và gia đình.

—-
Chương 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ BẬN RỘN LỘN XỘN KHI TRỞ THÀNH CHA MẸ?

Sự hoàn hảo không phải là không có gì để thêm vào, mà là không thể bỏ

bớt đi thứ gì.

– Antoine de Saint-Exupéry [Pháp]

Chỉ có một việc quan trọng nhất

Không trả lời hết các email, không có thời gian để nghe điện thoại đã khiến cho đồng nghiệp nghĩ rằng tôi chẳng chuyên nghiệp chút nào.

Những bộ quần áo được giặt khô ở nhà và đống hóa đơn điện nước chất cao như núi đã làm cho cha tôi, một người vốn rất yêu thương con, cũng phải phàn nàn. Ngay cả những người bạn tốt cũng nói:

“Nhanh tìm trợ lý đi! Tớ không thể liên lạc được với cậu!” Còn người lạ thì thẳng thắn phê bình tôi rằng: “Gửi tin nhắn mà cũng không trả

lời, chảnh vừa thôi chứ.” Sau khi trở thành cha mẹ, chúng ta đều rất bận rộn, vậy phải làm thế nào?

Điện thoại nhận được 200 tin nhắn, bạn sẽ xử lý như thế nào?

A. Nhận tin nào xem tin đó

B. Cứ nửa tiếng kiểm tra tin nhắn mới một lần C. Trừ khi ai đó gọi điện phàn nàn “Bạn không đọc tin nhắn à?”, chỉ

tập trung làm việc quan trọng nhất

Hầu hết mọi người sẽ do dự giữa đáp án A và B. “Tôi muốn làm theo B, nhưng tôi không thể làm như A được.” Vậy thì, lựa chọn C xem thế

nào?

Mọi người thường gãi đầu và không có câu trả lời, họ hỏi lại tôi: “Việc gì là quan trọng nhất?”

“Đúng thế, việc quan trọng nhất với bạn là gì?”

Mọi người đều im lặng, không phải vì không có mà là có quá nhiều việc quan trọng và không biết lựa chọn như thế nào. Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc xem việc gì là quan trọng nhất. Tuy vậy, cuộc sống không phải là bận rộn như thế nào mà chính là bản thân bạn mong muốn điều gì.

Quản lý thời gian là quản lý mục tiêu. Sau khi chúng ta trở thành cha mẹ, mục tiêu muốn đạt được lại càng nhiều hơn: vừa muốn nuôi dạy

con tốt, vừa muốn thành công trong sự nghiệp, hay có những sở

thích riêng và kết thêm bạn mới. Mệt mỏi kiệt sức, nhưng lại muốn có tất cả mọi thứ, không muốn bỏ đi mục tiêu nào. Chúng ta nhìn xung quanh và rơi vào bấn loạn, không tìm thấy bàn tay nào cứu giúp.

Điều tệ nhất là khi nhìn thấy mẹ A, bố B trên nhóm tin nhắn mà không khỏi ngưỡng mộ, ghen tỵ với cuộc sống hết sức cân bằng và tinh tế của họ. Sự hoảng loạn của tuổi 30, 40 thường đến vào lúc đêm khuya, khiến bạn không ngủ được. “Ông trời đối xử thật bất công, rõ ràng tôi làm việc rất chăm chỉ, tại sao tôi không thể sống cuộc sống như mong muốn được?”

Có thể bạn thích sách  Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống - Tập 1

Chuyên gia kinh tế chính trị người Ý Wilfredo Pareto, thế kỷ 19, đã phát hiện ra một hiện tượng đáng kinh ngạc: 20% dân số trong xã hội nắm giữ 80% của cải xã hội. Hiện tượng phân phối của cải không đồng đều trong dân chúng được gọi là quy tắc Pareto. Nó không chỉ

áp dụng cho ngành kinh tế học, mà còn cho các lĩnh vực khác, tức là 80% kết quả được tạo ra bởi 20% lượng biến đổi sinh ra, và nó được gọi là “quy tắc 2-8”.

“Quy tắc 2-8” có liên quan gì đến việc quản lý thời gian của các bậc cha mẹ? 20% khoản đầu tư quyết định 80% sản lượng, 20% quyết sách ảnh hưởng đến 80% kết quả và 20% thời gian quyết định 80%

cuộc sống. “Quy tắc 2-8” khiến chúng ta rất phấn khích với việc đầu tư nhỏ mà thu lại lợi nhuận lớn. Mặt khác, khi chúng ta thấy rằng bỏ

ra 80% chỉ thu về được 20%, thì quả là đáng buồn. “Quy tắc 2-8”

cũng đã đánh bại ý nghĩa của câu “Bỏ ra bao nhiêu sức lao động, thu về được bấy nhiêu thành quả”.

Thời gian và năng lượng của một người là quý giá, không thể việc nào cũng đạt 100 điểm, chu đáo không bằng nắm bắt đúng việc. Ông trời đền bù cho người cần cù, thù lao chính là do 20% sản lượng cao tạo ra, chứ không phải do 80% bận rộn kia.

Timothy Ferris đã lý giải về “quy tắc 2-8” trong cuốn sách Tuần làm việc bốn giờ.

1. Công việc không quan trọng, dù làm tốt đến mấy cũng không thể

trở thành công việc quan trọng.

2. Một công việc mất nhiều thời gian không có nghĩa là công việc đó quan trọng.

Ông đã sử dụng ba tình huống phóng đại để giúp chúng ta suy nghĩ

xem thời gian cần được sử dụng vào việc gì:

1. Nếu bạn bị bệnh tim, chỉ có thể làm việc hai giờ mỗi ngày, bạn sẽ

làm gì?

2. Nếu bạn bị đau tim lần thứ hai, chỉ có thể làm việc hai giờ một tuần, bạn sẽ làm gì?

3. Nếu có một khẩu súng chĩa vào bạn và yêu cầu bạn dừng ngay công việc tiêu tốn 80% thời gian lại, bạn sẽ bỏ đi công việc nào?

Trong thực tế, súng không chĩa vào đầu chúng ta. Chúng ta luôn vô thức làm những việc có vẻ quan trọng nhưng thực sự không có giá trị.

Ba việc bạn thường làm để lấp đầy thời gian và khiến bản thân cảm thấy hài lòng là gì?

1._________________________

2._________________________

3._________________________

Ở lớp học về quản lý thời gian, ba câu trả lời phổ biến nhất là: nói chuyện phiếm trong nhóm, xem tin tức giật gân, mua hàng trực tuyến; tất cả đều liên quan đến điện thoại. Ngay cả khi trả lời 200 tin nhắn kịp thời cũng không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của chúng ta. Giống như nếu bạn liên tục trả lời tin nhắn, nghe điện thoại, thanh toán hóa đơn rồi bị mấy việc vặt này cuốn đi, trong khi tránh né những việc quan trọng nhất; đến khi những việc quan trọng trở

nên khẩn cấp mới hối hận vì nhận ra rằng mình đã không làm trước tiên, thì tương lai chờ đợi bạn chính là một cuộc sống đầy khó khăn, nhiều trắc trở. Mọi thứ đều ở chỗ bạn đã không dành thời gian cho việc quan trọng nhất.

“Tôi đã hiểu rằng quản lý thời gian không phải là để hoàn thành mọi việc, mà là kiên trì làm việc quan trọng đó.” Một bà mẹ chợt nhận ra.

Đúng vậy, sai lầm lớn nhất về quản lý thời gian nằm ở chỗ: Bạn cho rằng làm càng nhiều việc, quản lý thời gian càng tốt; càng chăm chỉ, càng liều mạng, sẽ càng thành công. Lười suy nghĩ xem 20% sản lượng cao là gì, tự nhiên sẽ không có 80% sản lượng. Bận rộn được xem trọng hơn lười biếng, nếu không thì sao thế giới này có nhiều người bận rộn như vậy, nhưng những người thành công lại rất ít.

Không có sự tập trung chỉ khiến cho các bậc cha mẹ lâm vào tình cảnh hỗn loạn và kém hiệu quả hơn. Liên tục tinh giản công việc, lười biếng có chọn lọc, tập trung trí lực mới có thể làm tốt những việc quan trọng hơn.

Trong cuốn sách Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc cuộc đời, tác giả Gary Keller và Jay Papasen đã căn cứ theo “quy tắc 2-8” để

suy luận. Giả sử rằng một người có 25 việc phải làm, trong đó 20%

sản lượng cao chỉ có trong năm việc, mà trong năm việc này 20% sản

lượng cao chỉ tập trung ở một việc. Cho dù bạn phải làm bao nhiêu việc, thì chọn 20% trong số 20% cũng sẽ chỉ ra một việc. Không ngừng thu hẹp mục tiêu, dám buông tay với các việc khác, tập trung và thực hiện việc đó thật hoàn thiện, đây chính là con đường đơn giản nhất để có được một cuộc sống thành công và hiệu quả.

“Nếu tôi không thể trả lời hết được tất cả email, tôi sẽ tìm một email quan trọng nhất, chỉ cần trả lời email này cẩn thận, còn các email khác thì kệ?”

Đúng vậy! Chỉ cần trả lời một email quan trọng nhất, chúng ta sẽ

không còn bận rộn và bối rối, chính việc quyết định chọn email để

trả lời cũng sẽ mang lại ý thức kiểm soát cuộc sống.

“Nếu không thể nghe mọi cuộc điện thoại, tôi cũng sẽ tìm cuộc gọi quan trọng nhất để trả lời; dành thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về

Có thể bạn thích sách  Trở Thành Người Đàn Ông Mọi Phụ Nữ Mong Ước

cách trả lời, tập trung vào một cuộc gọi và bỏ qua các cuộc gọi khác.

Cảm giác này thật tuyệt! Nhưng nếu những người khác không vui thì sao? Tôi phải làm thế nào?”

Mọi người sẽ phấn khởi một chút và cũng không che giấu được sự lo lắng, nhưng cuộc sống của chúng ta là thế, không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu muốn làm vừa lòng tất cả mọi người bằng những việc vặt vãnh, mà không tìm ra được việc gì là quan trọng với

gia đình, sự nghiệp và xã hội thì về lâu dài, chúng ta chắc chắn sẽ

làm mọi người thất vọng trong việc lớn. Bởi vậy, thà phải chịu đựng trong thời gian ngắn còn hơn để tình trạng này kéo dài.

Tương tự, chúng ta có thể áp dụng “quy tắc 2-8” để tập trung giải quyết các vấn đề lộn xộn và kém hiệu quả trong cuộc sống.

Nếu ta không có thời gian chơi với con, hãy tìm cách hiệu quả nhất và tập trung vào cách này như đọc một cuốn truyện tranh cùng con.

Nếu ta không thể đọc hết những cuốn sách mong muốn, hãy tìm một cuốn quan trọng, tập trung và đọc nó. Nếu ta không thể xem hết các bài viết trên các tài khoản mạng xã hội, hãy tìm bài viết quan trọng, tập trung và nghiên cứu nó.

“Nếu đã tập trung vào một việc rồi nhưng vẫn không biết phải bắt đầu từ đâu, thì nên làm gì?”

Sự nhiệt tình trong học tập của mọi người luôn rất cao, hãy tiếp tục hỏi. Peter St., giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts, người sáng lập Hiệp hội Học tập tổ chức quốc tế, đã từng đề cập đến vấn đề này.

Trong công việc, nếu có thể tìm ra phương pháp bốn lạng đẩy nghìn cân, dùng một cách tiết kiệm công sức nhất để giải quyết mọi vấn đề.

Trong việc cần tập trung làm này cũng phân thành từng bước nhỏ

20% sản lượng cao, tiếp tục chia ra, cho đến khi tìm ra bước cốt lõi nhất và thực hiện nó.

Sự hạn hẹp về thời gian chỉ cho phép chúng ta tập trung vào một việc, nhưng nếu không dành thời gian để nghĩ về nó thì chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì là quan trọng nhất. Việc dành thời gian để suy nghĩ xem việc nào là quan trọng nhất cần làm đầu tiên.

Nếu không thì cũng giống như một con chuột sợ hãi chạy lòng vòng trong chiếc lồng, tưởng chừng đã chạy được rất xa mà kỳ thực vẫn đang giậm chân tại chỗ, mà không biết rằng bên cạnh nó là cánh cửa chỉ cần đẩy nhẹ là có thể mở ra. Việc quan trọng nhất ở đây là kiềm chế thói quen chạy lao về phía trước, hãy dừng lại, suy ngẫm xem làm thế nào để thoát khỏi cái lồng bận rộn và mù quáng kia.

Tôi biết một cách so sánh đầy hình ảnh về việc quan trọng nhất trong cuộc sống: Giả sử bạn là một hoàng tử, công chúa mà bạn yêu đang bị mắc kẹt trong một tòa lâu đài bốc cháy, bạn vội vã tìm cách cứu công chúa. Kẻ địch trong lâu đài đang liên tục bắn tên vào bạn, thu hút sự chú ý của bạn. Nếu không tránh được, bạn sẽ chết.

Những mũi tên là những việc cấp bách, công chúa bạn yêu là việc quan trọng nhất. Nếu hoàng tử có thể thoát khỏi sự quấy nhiễu của tình huống cấp bách và tập trung vào việc quan trọng nhất là giải cứu công chúa, thì cuộc sống này mới có ý nghĩa.

Chỉ có một việc quan trọng nhất, tập trung vào nó, loại bỏ triệt để sự rối ren khi trở thành cha mẹ.

Đầu tiên, hãy ăn con ếch xấu xí

Việc quan trọng nhất ở đây chỉ có một, nếu không ăn con ếch xấu xí trước thì đầu óc bạn sẽ rối rắm, hành động của bạn càng hỗn loạn.

“Tôi rất hiểu điều này, nhưng đứa lớn nhà tôi đang học mẫu giáo, còn đứa bé mới hai tháng tuổi, vì không có ông bà hỗ trợ nên hằng ngày tôi bận bịu chăm sóc chúng đến nỗi chẳng có thời gian cho riêng mình, làm sao mà trấn tĩnh được? Tôi không biết làm thế nào để nâng cao bản thân?”

Trong cuốn Cha đẻ của quản lý thời gian, tác giả người Mỹ Alan Lakein, đưa ra một khái niệm mới: Thời gian vàng bên trong, nghĩa là trong ngày, chắc chắn phải có một khoảng thời gian mà đầu óc bạn tỉnh táo nhất, sáng suốt nhất, có hiệu quả nhất, và đó chính là thời gian vàng bên trong của bạn.

Nhưng hầu hết chúng ta đều nghĩ: Chỉ sau khi bọn trẻ chìm vào giấc ngủ, đó mới là khoảng thời gian dành cho bản thân.

Liệu có thực sự như vậy?

Sau khi bọn trẻ ngủ, ta mới bắt đầu các việc của bản thân, không thể

kìm hãm được việc mua hàng trực tuyến. Sau khi xem hết một lượt đã là nửa đêm, nhìn thời gian ta lại áy náy tự trách mình. Vừa trở lại công việc được vài phút, ta lại muốn nghe chút nhạc, uống chút nước, rồi lại vào xem bọn trẻ ngủ có đạp chăn ra không. Vì thời gian ban đêm không có điểm kết thúc, nên vô tình ta đã trì hoãn đến gần sáng mới ngủ. Việc thức khuya lâu ngày làm cho thể lực và tinh thần của mọi người vào ban ngày giảm sút đi rất nhiều.

Khi đề cập đến việc quản lý thời gian thức đêm, các ông bố bà mẹ đều đồng ý rằng: “Thực sự không có cách nào cả, chỉ khi những đứa trẻ đi ngủ mới là thời gian dành riêng cho bản thân, không muốn thức đêm cũng không được.”

Có thể bạn thích sách  Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn

Thực sự là như vậy sao? Hãy kiểm tra cẩn thận lại khoảng thời gian 24 giờ của chúng ta, ngoài ban đêm ra thì còn có khoảng thời gian nào đang chờ chúng ta khai phá?

“Một ngày bắt đầu từ sáng sớm”, đây là một câu khẩu hiệu rõ ràng, và cũng là kiến thức mà khoa học đã nghiên cứu và trao cho chúng ta khi nói đến việc sử dụng đồng hồ sinh học.

Trong cuốn sách bán chạy nhất Nhật Bản của tác giả Nakajima Takashi “Tôi thức dậy lúc 4 giờ – Quản lý thời gian lành mạnh và hiệu quả nhất” đề cập đến hai loại hormone có liên quan đến dậy sớm: Adrenaline và Adrenocorticosteroid. Hai hormone này giúp con người dồi dào sinh lực, chúng được tiết ra từ sáng sớm và đỉnh điểm là lúc bảy giờ sáng. Vào giữa đêm, hai hormone này cũng được tiết ra, nhưng chỉ bằng khoảng một phần ba lúc đỉnh điểm. Do đó, những người thức giấc càng sớm, bộ não sẽ càng minh mẫn, con người sẽ càng tràn đầy năng lượng.

Thức khuya vào ban đêm là đi ngược lại quy luật tiết xuất hormone của cơ thể, phải dựa vào sự hỗ trợ của ý chí. Một khi bị kích thích quá nhiều, bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian tốt để ngủ, bị người khác làm phiền bằng tiếng ngáy thì không thể ngủ được. Đi ngược lại sự sản sinh của hormone, cơ thể chắc chắn sẽ phản ứng dễ phát sinh bệnh tật.

Mỗi người đều có một khoảng thời gian vàng để khai phá, đó chính là vào lúc sáng sớm.

Làm thế nào để dậy sớm?

Cho dù đêm hôm trước ngủ muộn, thì sáng hôm sau cũng cần dậy đúng giờ, không được ngủ nướng, không được ngủ bù, thà rằng hôm nay chấp nhận lơ mơ cho qua ngày, chứ không thể để cái vòng luẩn quẩn muộn màng tiếp diễn vào ngày hôm sau. Thế là, điều kỳ diệu sẽ xảy ra, sáng hôm sau, bạn không dậy sớm cũng không được.

Không cần đồng hồ báo thức, tự nhiên bạn sẽ mở mắt vào lúc năm hoặc sáu giờ sáng, một chu kỳ ngủ sớm dậy sớm mới bắt đầu!

Vào thời gian vàng buổi sáng sớm, không phải nghe điện thoại, cũng không ai làm phiền, sự hỗ trợ của hai hormone sẽ làm cho cơ thể tràn đầy năng lượng, bộ não hoạt động hiệu quả, thời gian không bị xáo trộn, vì vậy đây cũng được gọi là thời gian vàng bên ngoài.

Vào buổi sáng, thời gian vàng bên trong tỉnh táo nhất và thời gian vàng bên ngoài không bị gián đoạn làm phiền, hiếm khi chồng chéo lên nhau, như thế bạn có thể làm những việc quan trọng nhất.

Giống như Mark Twain đã nói: Sau buổi sáng, nếu bạn ăn được con ếch xấu xí nhất, thì không có điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra. Nếu không ăn trước, nó giống như khối chì nặng trong lòng bạn, khiến bạn cảm thấy một ngày thật nặng nề.

Một người mẹ đã chia sẻ tâm sự của mình khi quyết định tham dự

lớp nghiên cứu sinh tại chức: Ban ngày làm việc, tan ca thì trông con, lấy đâu ra thời gian để ôn tập thi cử? Cô đã trực tiếp áp dụng phương pháp làm việc con ếch, dậy sớm để đọc sách, sau đó cô đã đạt quán quân thi vào lớp nghiên cứu sinh hệ tại chức trong hàng ngàn ứng viên tham gia.

Trong ánh nắng trong lành buổi sáng, một con chim thức giấc sớm đang chờ đợi ai đó ra khỏi giường, hình ảnh này chỉ có thể được ngầm hiểu, khó diễn tả thành lời.

Thời gian vàng chính là thời gian để bạn tĩnh tâm thoát ra khỏi thế

giới bên ngoài, không có khe hở nào khác chờ đợi bạn. Đừng sử dụng thời gian quý giá để xử lý những việc tầm thường.

Thời gian vàng ăn con ếch xấu nhất.

Làm thế nào để một người kiên trì ăn hết một con ếch?

Cách đơn giản nhất là tìm đồng đội và quyết tâm tiêu tiền.

Đồng đội của bạn là____, đề nghị các bạn cùng cam kết: nếu chưa hoàn thành việc ăn con ếch, thì phải góp đồng____.

Nếu bạn đã điền xong vào chỗ trống, trước khi kết thúc bài này, chúng ta hãy cùng tóm tắt lại bốn bước ăn ếch.

  • Bước thứ nhất: tìm ra khoảng thời gian vàng của bạn.
  • Bước thứ hai: tìm ra con ếch thực tế của bạn (việc quan trọng nhất).
  • Bước thứ ba: nếu con ếch quá lớn, đầu tiên hãy phân tích bước quan trọng nhất rồi mới ăn.
  • Bước thứ tư: tìm thêm đồng đội, quyết tâm tiêu tiền.

Tôi đã ăn con ếch của tôi, dùng khoảng thời gian có giá trị nhất của tôi để xử lý việc quan trọng nhất của tôi.

Luyện tập:

Thời điểm thức giấc hôm nay là____. Nếu tính thời điểm thức giấc ngày hôm sau sớm hơn 10 phút so với ngày hôm trước thì thời điểm thức giấc sáng ngày mai là____, thời điểm thức giấc sáng ngày kia là____, thời điểm thức giấc vào ngày hôm sau nữa là____.

Được rồi, bây giờ hãy đặt cuốn sách xuống, cầm điện thoại của bạn lên, cài đặt ba chế độ báo thức.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nghệ Thuật Quản Lý Thời Gian Của Phụ Huynh của tác giả Hình Tử Khải