Cờ Tướng, hay còn gọi là cờ Trung Quốc là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người phổ biến nhất thế giới cùng với cờ Vua. Cờ Tướng xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII, bắt nguồn từ Saturanga – một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI. Saturaga phát triển sang phía Tây trở thành cờ Vua và sang phía Đông trở thành cờ Tướng ngày nay. Cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì quân pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Quân Pháo cũng là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ Tướng.
Trong bàn cờ Tướng, mỗi quân đều có vai trò và các thế mạnh riêng được thể hiện qua đặc trưng các nước đi để tạo thế cờ. Quân Tướng tuy không bao giờ (hoặc rất ít khi) tham chiến nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thắng thua của một cuộc thi đấu. Quân sĩ có nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp quân Tướng không được rời khỏi thành lũy. Quân Tướng có vai trò đánh chặn, khả năng chiến đấu cao nhưng phạm vi hoạt động hạn chế. Quân Xe là quân cơ động nhất trên bàn cờ, có thể công phá bất cứ mục tiêu nào ở khoảng cách xa hay gần. Quân Pháo có khả năng công phá từ xa, khả năng sát thương cao nhưng có điểm yếu là không thể tấn công các mục tiêu gần. Quân tốt là quân tiên phong có nhiệm vụ trinh sát, thường phát huy tác dụng quan trọng khi cờ tàn.
Khác với các quân trên, quân mã có cách đi đặc biệt. Đi theo hình chữ nhật. Quân Mã đại diện cho lực lượng kỵ binh, là một trong hai quân linh động nhất trong bàn cờ có nhiệm vụ quấy phá và tấn công quân địch. Mã là quân thiện chiến trong cờ Tướng. Các đường tung hoành của Mã có thể làm cho việc tiêu diệt quân trở nên nhanh hơn, công mạnh hơn thủ.
Cuốn sách Nghệ thuật dùng Mã trong cuộc cờ là bộ sưu tập các nước đi của quân mã, giúp bạn biết khi nào thì nên phi nước kiệu, khi nào thì thong thả, khi nào thì xuất chinh. Đây đều là những kế sách dùng quân Mã mà người chơi cờ – những vị “Tướng Soái” cần biết để tận dụng tốt con ngựa chiến của mình.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com