Giới Thiệu: Sau tác phẩm Kiến giới thiệu đến người đọc về một nền văn minh đầy kinh ngạc của loài kiến, nhà văn người Pháp Bernard Werber lại tiếp tục dẫn dụ người đọc trả lời một câu hỏi mới: Liệu có phải đã đến Ngày của kiến? Cùng với câu hỏi ấy là nhiều câu hỏi triết học khác: Loài người chúng ta là ai, ở đâu trong vũ trụ này? Có thật đúng như trong mắt chú kiến 103 – nhân vật chính của truyện, loài người hiểu biết rất kém về thiên nhiên quanh mình, và cứ tưởng mình là động vật thông minh duy nhất? Giải thưởng lớn của độc giả tạp chí Elle năm 1993, Ngày của Kiến đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại một số bậc học phổ thông Pháp về ngôn ngữ, triết học và thậm chí cả… toán học. Bernard Werber, nhà văn trẻ người Pháp đã khẳng định mình trong vai trò người sáng tạo ra một phong cách văn chương mới: tiểu thuyết khoa học giả tưởng kết hợp cùng chuyện kể triết học. Được dịch ra 22 ngôn ngữ khác nhau và nhận Vượt trên chủ đề kiến, đây còn là cuốn sách khai tâm thực sự khiến ta phải suy nghĩ về vị trí của mình trong vũ trụ. “Thời điểm quan trọng nhất, đó là hiện tại, bởi nếu không quan tâm tới hiện tại, người ta cũng sẽ bỏ lỡ tương lai.” – Bernard Werber, trích trong Ngày của Kiến Chúng có tỉ tỉ con. Chúng ta vừa mới nhận ra chúng nhưng chúng đã rình rập chúng ta từ rất rất lâu rồi. Với một số con, chúng ta là đức Chúa. Nhưng với những con khác, chúng ta là những sinh vật nguy hiểm. Với trí tuệ và tính tổ chức kỳ diệu cùng đội quân tinh nhuệ được vũ trang tận răng, chúng chuẩn bị tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Ai sẽ là chủ nhân thật sự của Trái đất? Liệu có phải NGÀY CỦA KIẾN đã thực sự đến?
Nguồn: https://thuviensach.vn