Dân tộc ta có cả một kho tục ngữ ca dao phong phú, bên những bài thơ bình dân dồi dào, có những câu, những bài cho toàn quốc, có những câu khác, bài khác lại thuộc riêng về từng địa phương, Bắc, Trung, Nam đều đủ. Ca dao tục ngữ, cũng như những bài thơ bình dân, lời lẽ sáng sủa bình dị nhưng không kém văn chương lại giàu nhạc điệu. Văn hóa bao gồm cả văn chương, trong văn chương có văn chương bình dân. Nói tới văn chương bình dân là nói đến tục ngữ ca dao với những bài thơ truyền khẩu bình dân, tức là nhắc tới mùi hương tinh túy, đến những bông hoa thanh khiết tượng trưng cho tinh thần của đất nước và hương vị quê hương. Hương nước hồn quê cố gắng trình bày những hiểu biết về ca dao tục ngữ và thơ bình dân với mong mỏi giúp ích cho việc duy trì những áng văn chương, góp phần vào việc phát huy bản sắc dân tộc. *** Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 – 14 tháng 5 năm 2009, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Nhà văn Toan Ánh sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học…và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao… và ghi chép một cách rất cẩn thận. Ông nắm chức giám đốc trong Cục Tâm lý chiến (1963-1966của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973. Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văntrước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam (Vietnam Pen Club. Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Tác phẩm Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Nguồn: https://thuviensach.vn