Thanh Tòng – Lệ Bích, con của Tả Tướng quốc Thân Nhơn Trung và Thái Úy Lê Niệm, là đôi trai tài gái sắc được cha mẹ hai bên hứa gả. Không may, sau đó, giữa Tả Tướng quốc và quan Thái Úy nảy sinh xung đột. Tả Tướng quốc cảm thấy bị sỉ nhục nên nói con trai đi trả thù cho cha. Thanh Tòng đến gặp cha vợ để phân phải trái, nhưng tính tình quan Thái Úy nóng nảy nên hai bên tranh cãi và giao đấu kịch liệt. Trong lúc giao đấu, không ngờ quan Thái Úy tử vong. Thanh Tòng bị khép vào tội giết hại trung thần. Tình duyên theo đó cũng lỡ làng. Kể từ đây, cuộc đời Thanh Tòng trải qua nhiều biến đổi thăng trầm… *** Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936, từng giữ chức chủ quận (quận trưởngở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp. Tác phẩm:
Nguồn: https://thuviensach.vn