Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.
Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Tác phẩm:
Nợ ĐờiBỏ ChồngBỏ VợDây OanĐóa Hoa TànĐoạn TìnhNặng Gánh Cang ThườngCay Đắng Mùi ĐờiCon Nhà Giàu……Trong dinh quan Thứ-sử, cửa tư bề đóng chặt, người cũng vắng bóng lại qua; duy trước hiên chị nguyệt dỡn hoa đào và bên chái ngọn đèn chờ bạn ngọc. Trống vừa trở canh tư thì thấy quan Thứ-sử Ngô-Quyền ở trong phòng bước ra, bưng đèn đem để trên án, rồi sẻ lén mở cửa đi ra ngoài. Bóng trăng tỏ rạng, soi sáng cả mình, mới thấy người tuổi vừa mới quá bốn mươi, vóc to, sức mạnh, trán rộng, mặt ngang, mày rậm, râu dài, cặp mắt lớn mà lại sáng, trông hình dạng thì đủ biết là một người chí khí cao, độ lượng lớn. Quan Thứ-sử xem trăng rồi lần bước đi lại gần mấy hàng hoa đào, thấy bụi hoa nào tốt rờ rẩm sâm soi, còn dòm bụi hoa đèo thì châu mày ủ mặt. Xem hoa xong rồi mới chậm chậm đi thẳng ra hồ sau, thấy dưới cội lý có mấy cái ghế bèn lại đó mà ngồi. Bóng trăng soi mặt nước như vàng gieo bạc chảy, tiếng dế kêu dưới cội như câu hát giọng đờn; quan Thứ-sử ngồi một mình nhắm cảnh thanh vật tịnh rồi lòng bắt nhớ chuyện sẽ tới, nhớ người ở xa, nhớ tổ quán cố hương, nhớ ơn cha nghĩa bạn….
HỒI THỨ NHỨTTrong màng loan Dương phu nhơn mộng quái,
Dưới cột lý Ngô Thứ-sử trần tìnhNăm mậu tuất (năm 938) đêm rằm tháng giêng, lúc gần hết canh ba, mảnh nguyệt treo giữa trời soi sơn-thủy, giọt nước sương chan mặt đất rưới cỏ cây; nẻo lợi danh vắng-vẻ bước con người, mùi cam khổ tạm bay xa trần thế.
Ái-châu thành 1 là chỗ địa-đầu thị-tứ, dân cư trù mật, quan quân nhộn nhàng; chánh là một trường cạnh tranh lợi danh, mà cũng là chánh một chốn nực nồng cam khổ. Đêm nay canh khuya, trời lạnh người người đều ngơi-nghỉ, nhà nhà đều im-lìm, tưởng là bóng âm che khuất lòng trần, nào dè cách một hồi nghe tiếng chuông trên chùa cúng Phật, mới hay đêm tuy khuya, tiết tuy lạnh, chim trong rừng tuy ngủ, cây trên núi tuy yên, nhưng mà người đời chưa rảnh được nợ trần, hoặc còn mưu kế sanh tồn, hoặc đương tính về phương siêu độ.
Trong dinh quan Thứ-sử, cửa tư bề đóng chặt, người cũng vắng bóng lại qua; duy trước hiên chị nguyệt dỡn hoa đào và bên chái ngọn đèn chờ bạn ngọc. Trống vừa trở canh tư thì thấy quan Thứ-sử Ngô-Quyền ở trong phòng bước ra, bưng đèn đem để trên án, rồi sẻ lén mở cửa đi ra ngoài. Bóng trăng tỏ rạng, soi sáng cả mình, mới thấy người tuổi vừa mới quá bốn mươi, vóc to, sức mạnh, trán rộng, mặt ngang, mày rậm, râu dài, cặp mắt lớn mà lại sáng, trông hình dạng thì đủ biết là một người chí khí cao, độ lượng lớn. Quan Thứ-sử xem trăng rồi lần bước đi lại gần mấy hàng hoa đào, thấy bụi hoa nào tốt rờ rẩm sâm soi, còn dòm bụi hoa đèo thì châu mày ủ mặt. Xem hoa xong rồi mới chậm chậm đi thẳng ra hồ sau, thấy dưới cội lý có mấy cái ghế bèn lại đó mà ngồi. Bóng trăng soi mặt nước như vàng gieo bạc chảy, tiếng dế kêu dưới cội như câu hát giọng đờn; quan Thứ-sử ngồi một mình nhắm cảnh thanh vật tịnh rồi lòng bắt nhớ chuyện sẽ tới, nhớ người ở xa, nhớ tổ quán cố hương, nhớ ơn cha nghĩa bạn.
Mắt đương lim dim, trí đương nghĩ nghị, bỗng nghe phía sau lưng có tiếng tằn-hắn. Quan Thứ-sử day lại thì thấy phu-nhơn, là Dương-thị, biệt hiệu là Nguyệt-Cô, nhẹ bước vạch nhành lần lần đi tới, Phu nhơn đã gần bốn chục mà sắc hãy còn thanh tươi, nước da trắng, gương mặt tròn, mặc áo sô đen, dạng đi yểu điệu. Khi phu nhơn bước tới thấy quan Thứ-sử liền đứng lại mà hỏi rằng:
– Đêm khuya tiết lạnh, sao tướng công không ngủ mà lại ra ngồi ngoài nầy?
– Chẳng biết vì cớ nào đêm nay trong lòng tôi bức-rức ngủ không được, nên tôi thức dậy mở cửa ra ngoài. Đứng trước hiên thấy trăng tỏ, trời thanh tôi mới lần bước đến đây ngồi ngoạn cảnh. Sao phu-nhơn không nghỉ, mà sao lại biết tôi ở đây mà kiếm?
– Thưa tướng-công số là tôi đang ngủ, bỗng chiêm bao thấy phụ thân tôi đầu xã tóc, mà mặt mày tái xanh chạy vô cửa kêu tôi rồi đứng ngó tôi mà khóc. Tôi la lên một tiếng rồi giựt mình thức dậy, cả mình hạn xuất ướt dầm. Tuy tôi biết là chuyện chiêm bao, song không hiểu lành dữ lẽ nào, nên chạy qua phòng tướng-công đặng tỏ lại cho tướng-công nghe. Chẳng dè qua đến đó thấy phòng không vắng vẻ, tôi bước ra tiền đường thấy đèn còn chong trên án mà cửa lại mở bét, tôi liệu chắc tướng-công ra ngoài, nên mới nhẹ gót đến đây mà bày tỏ chuyện chiêm bao cho tướng-công bàn thử.
– Phu-nhơn đừng có sợ. Người ta nói mộng là mị biết sao là lành, sao là dữ mà bàn. Phu-nhơn ngồi ghế đó mà nghỉ chơn, rồi trở vào mà ngủ.
Quan Thứ-sử kéo một cái ghế còn bỏ trống dưới cội cây đem ra mời phu-nhơn ngồi. Lúc đó có một vừng mây bay áng mặt trăng làm cho tư bề cỏ cây lờ mờ, cảnh vật trông ra hết đẹp. Chẳng biết hai người ngồi dưới cội, thấy trăng lu mà buồn bực, hay là nhớ giấc mộng là não nề, song cả hai đều ngồi im-lìm không ai nói tiếng chi hết. Cách một hồi lâu vừng mây qua khỏi, nguyệt sáng lòa, hoa cỏ khoe màu, nước non rạng vẻ; phu-nhơn liếc thì thấy quan Thứ-sử nét mặt ưu sầu, bèn cất tiếng hỏi rằng:
– Thưa tướng-công đá nói chiêm bao là mộng mị, mà sao nãy giờ coi bộ tướng-công không được vui? Nếu thiệt là điềm chẳng lành thì xin tướng-công cũng nói cho thiếp hay. Thiếp tuy là phận gái mặc dầu nhưng mà thiếp đã tuần quen nguy hiểm phong ba, bởi vậy dầu gặp dịp chẳng may thiếp cũng đủ trí đởm đương xin tướng-công chớ ngại.
– Phu-nhơn sợ quá nên nghi cho tôi dấu diếm phu-nhơn đó mà thôi, chớ nào có phải điềm chiêm bao đó làm cho tôi buồn đâu.
– Vậy chớ tướng-công buồn về việc chi?
– Tôi buồn cũng nhiều việc, buồn về việc nhà việc nước lo những nghĩa nặng ơn sâu, nghĩ thiệt khó mà tả hết cho phu-nhơn nghe được.
– Thưa tướng-công, thiếp tuy vụng về yếu đuối, nhưng mà thiếp hằng hết lòng lo sửa trắp nâng khăn. Đã vậy mà lại nhờ phật trời ủng hộ cho vợ chồng ta sanh được hai đứa con trai, thằng Xương-Cấp nay tuổi đã 12, và thằng Xương-Văn nay tuổi đà 11. Còn tướng-công thì đường công danh rực rỡ, làm quan đến chức Thứ-sử, oai quyền to lớn binh tướng dõng cường, cứ Ái-châu thành bố đức trăm nhà, dân Chiêm-thành quốc nghe danh khiếp sợ. Việc gia-đình như vậy, đường công danh như vậy, mà sao tướng-công lại buồn? Hay là thiếp ở có chỗ nào thiếu sót nên tướng-công phiền riêng thiếp chăng?
– Phu-nhơn không rõ, để tôi tỏ thiệt cho phu-nhơn nghe. Tôi vốn con nhà hàn vi lê thứ, chẳng may mẹ cha mất sớm nên tôi phải xứ Đường-Lâm 2 mà rảo bước giang hồ, chủ ý của tôi là muốn kiếm bạn tri-âm mà kết nghĩa đồng-tâm, đặng lập chút thân danh cho rỡ ràng nam-tử. Thiệt cũng nhờ có phật trời giúp vận, nên đến Bình-Kiều 3 may gặp được nhạc phụ yêu thương. Tôi chẳng có tài gì mà nhạc-phụ lại gả phu-nhơn cho tôi, rồi trong lúc dấy nghĩa binh mà đánh Lý-Khắc-Chánh, đuổi Lý-Tấn về Tàu, tôi cũng chẳng có công lao bao nhiêu mà chừng nhạc-phụ cầm quyền Tiết-đạt-sứ rồi lại cho tôi lãnh chức Ái-châu Thứ-sử, lo giữ gìn nam-phương cường-giới.
Mời các bạn đón đọc Nam Cực Tinh Huy của tác giả Hồ Biểu Chánh.