Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa Xuân Vắng Lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Speciescủa Charles Darwin. Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962 đến nay, Mùa Xuân Vắng Lặng đã bán được hơn hai triệu bản. Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Cuốn sách ra đời không những gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này. Ngoài lệnh cấm bán DDT trên toàn nước Mỹ vài năm sau đó, cuốn sách còn là khởi nguồn của Đạo luật Nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, và dẫn đến sự ra đời của Ngày Trái Đất. “Rachel Carson để lại cho chúng ta một di sản không chỉ có thể bao quát được cuộc sống tương lai, nhiệt huyết cả đời của bà, mà còn giữ vững được tinh thần của nhiều thế hệ. Bà bắt chúng ta đối mặt với sự tàn phá của hóa chất lên toàn cầu và kêu gọi chúng ta điều chỉnh lại tham vọng của bản thân – một thái độ mang tính cách mạng – để duy trì sự sống cho chính mình.” Linda Lear “Xét tổng thể, Rachel Carson đã thành công trong việc làm chúng ta khiếp sợ bị thế giới tự nhiên ruồng bỏ. Tác phẩm của bà gợi lên nỗi oán giận, sự tổn thương và tính phản kháng. Đó là Túp lều của bác Tom ở thế kỷ 20.” – Walter Sullivan, “Books of the Times”, New York Times, 1962. *** “Mùa xuân vắng lặng” là một trong những cuốn sách về lịch sử tự nhiên giàu sức nặng nhất, nhen nhóm lên phong trào bảo vệ môi trường trên khắp thế giới. Cuốn sách Mùa xuân vắng lặng của nhà sinh học, tác giả Rachel Carson, là lời cảnh tỉnh cho con người trước hiểm họa ô nhiễm hóa chất và nâng cao nhận thức xã hội về mối nguy hại từ thuốc trừ sâu. Từ giữa những năm 1940, Rachel Carson đã bắt đầu quan tâm đến thuốc bảo vệ thực vật. Các loại thuốc này được dùng lần đầu trong Thế chiến thứ hai để kiểm soát những loại côn trùng lan truyền bệnh sốt rét, nhưng đến thập niên 1950, chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Năm 1958, Carson được một người bạn gợi ý điều tra về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể là DDT, một trong những loại thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được sản xuất – đang giết chết chim chóc ở khu vực Cape Cod. Bà đã không ngần ngại bắt tay vào cuộc nghiên cứu. Trong quá trình viết, bà liên hệ với nhiều nhà khoa học để làm rõ tác hại của DDT để đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Cách DDT thâm nhập vào chuỗi thức ăn và tích tụ trong mỡ động vật, bao gồm cả con người, sẽ gây ra các tổn hại di truyền và bệnh tật như ung thư. Các loài chim gánh hậu quả nặng nề, đặc biệt là đại bàng đầu trắng, biểu tượng của nước Mỹ, vì thuốc DDT làm vỏ trứng trở nên mỏng hơn. Tựa đề Mùa xuân vắng lặng xuất phát từ những mô tả về viễn cảnh khi mọi loài chim hót trong mùa xuân đều biến mất vì DDT. Đó là một ẩn dụ về cách con người có thể hủy hoại môi trường. Ngay khi được xuất bản, Mùa xuân vắng lặng đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ tại Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Rachel Carson đã thay đổi nhận thức của con người bằng cách đưa ra những phát hiện với sức thuyết phục cao. Điều này cũng tác động tới chính trị, xã hội, khi thời điểm đó, Mỹ cho phép sử dụng tràn lan các hóa chất độc hại mà chưa hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường sống tự nhiên. Sau khi Mùa xuân vắng lặng được in, các công ty hóa chất tại Mỹ biện hộ cho công dụng của DDT, cho rằng nếu không có loại thuốc này thì nhiều người sẽ chết vì bệnh sốt rét. Nhưng những luận điểm đầy thuyết phục của Carson đã khiến Tổng thống Kennedy phải mở cuộc điều tra quy mô lớn. Đến năm 1972, Mỹ đã ban lệnh cấm sử dụng DDT cho các loại hoa màu, nhiều quốc gia sau đó đã làm theo, tiêu biểu như Anh năm 1984. Năm 2001, Công ước Stockholm đã cấm dùng DDT trong nông nghiệp trên toàn thế giới. Nhờ có Mùa xuân vắng lặng, Mỹ đã soạn thảo ra Đạo luật Nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia và dẫn đến sự ra đời của ngày Trái Đất. Trước khi xuất bản thành sách vào tháng 9/1962, tác phẩm của Rachel Carson được đăng nhiều kỳ trên tờ New Yorker. Đến nay, cuốn sách đã bán được hơn 2 triệu bản trên khắp thế giới. Năm 2006, Mùa xuân vắng lặng được vinh danh là một trong 25 cuốn sách khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại cho tạp chí Discover bình chọn. Tác phẩm cũng được liệt kê trong Những cuốn sách thay đổi lịch sử, viết về 80 tác phẩm góp phần thay đổi thế giới. Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng có thể coi Mùa xuân vắng lặng là cuốn sách có sức ảnh hưởng to lớn nhất lên thế giới khoa học kỹ thuật, chỉ sau Nguồn gốc các loài của Charles Darwin. *** Lời Giới Thiệu “Thỉnh thoảng, một cuốn sách xuất hiện và thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại”, là phát biểu của Thượng nghị sĩ gruening trong một phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ về tác hại môi trường của thuốc diệt sinh vật gây hại (pesticide. Ông đang nói về cuốn sách kinh điển Mùa xuân vắng lặng (Silent Spring, mà tác giả của nó, bà rachel Carson, đang chờ điều trần trước tiểu ủy ban của Thượng viện. Trước đó, Mùa xuân vắng lặngđược đăng nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962. Từ đó đến nay, cuốn sách đã bán hơn hai triệu bản. Cuốn sách ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại. Không lâu sau đó, vào tháng Sáu năm 1963, Carson xuất hiện trước Thượng viện để điều trần. Bà không chỉ nhấn mạnh những tác hại về môi trường của thuốc diệt sinh vật gây hại như đã vạch ra trong sách, mà còn đề xuất những thay đổi cần thiết về mặt chính sách. Mùa xuân vắng lặng không chỉ khởi xướng nên phong trào môi trường mạnh mẽ, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này. Ngoài lệnh cấm bán thuốc trừ sâu tổng hợp DDT trên toàn nước Mỹ vài năm sau đó, cuốn sách của Carson còn là khởi nguồn của Đạo luật nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, dẫn đến sự ra đời của ngày Trái Đất, và đặc biệt là Cơ quan Bảo vệ Môi trường do Tổng thống nixon thành lập năm 1970. Cần biết rằng nước Mỹ thời hậu chiến có bối cảnh xã hội và chính trị khác hẳn hiện nay. Vấn đề môi trường lúc ấy không nằm trong bất cứ ưu tiên chính trị nào của những người cầm quyền. Nước Mỹ sau Thế chiến thứ hai trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế và thịnh vượng kéo dài. Tuy vậy, cuộc chiến tranh lạnh căng thẳng làm nước Mỹ gánh chịu một áp lực nặng nề. liên bang Xô viết đã bắt kịp Mỹ về sức mạnh nguyên tử và tạm vượt lên trong cuộc chạy đua vũ trụ. Để bảo vệ vị trí đầu tàu về kinh tế và an ninh quốc phòng, Mỹ đặc biệt ưu ái khoa học – kỹ thuật. Ở nước Mỹ thời hậu chiến, khoa học là Thượng đế. Nền công nghiệp hóa chất được hưởng rõ rệt nhất những thành quả kỹ thuật thời hậu chiến, cũng như nhận được thiện cảm của xã hội. Các nhà hóa học xuất hiện trước đám đông như những vị thánh trong áo choàng trắng, mẫn cán làm việc đem lại lợi ích cho cộng đồng. Công nghiệp hóa chất được xem là tác nhân trực tiếp của phát triển kinh tế và thịnh vượng quốc gia. Là sản phẩm tiêu biểu của nền công nghiệp hóa chất, thuốc trừ sâu tổng hợp DDT giúp quét sạch côn trùng gây hại trong nông nghiệp và các loại bệnh dịch từ côn trùng, như bom nguyên tử Mỹ quét sạch kẻ thù của nước Mỹ, làm cân bằng cán cân quyền lực giữa con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do DDT gây ra. Không chỉ từ Mùa xuân vắng lặng, mà từ năm 1945 Carson đã cảnh báo độc giả trênReader’s Digest khi trưng ra nhiều chứng cứ về ô nhiễm môi trường gây ra bởi DDT, chất hóa học tổng hợp mới. Năm 1957, Carson tin rằng những hóa chất này thực sự có thể gây tổn thương cho toàn bộ hệ sinh thái. Khoa học – kỹ thuật đã đi trên một quỹ đạo nhanh hơn trách nhiệm luân lý của con người. Mùa xuân vắng lặng là sản phẩm từ khắc khoải và bất an của Carson. Cuốn sách đã bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống. Những năm 1930, loài kiến lửa xuất xứ từ Argentina du nhập vào miền nam nước Mỹ qua các tàu chở hàng. Kiến lửa thợ thỉnh thoảng tấn công hạt giống bắp và các cây trồng khác, cũng như các tổ kiến ảnh hưởng đến máy móc nông trại. Tuy chưa đạt đến tầm cỡ phá hoại như các sinh vật gây hại khác như bọ cánh cứng hay bướm đêm Bắc Mỹ, nhưng cũng vừa đủ để Bộ nông nghiệp Mỹ vào cuộc, với sự hỗ trợ nhiệt tình của các công ty hóa chất. Năm 1958, hàng triệu mẫu[1] được xịt trải thảm với thuốc trừ sâu dieldrin và heptachlor. Theo Carson trong Mùa xuân vắng lặng, sinh vật tự nhiên và vật nuôi tiếp xúc trực tiếp với chất độc hoặc gián tiếp qua nguồn nước nhiễm độc đều bắt đầu có triệu chứng rối loạn thần kinh dẫn đến tử vong. Dân số các loài chim cũng giảm rõ rệt. ảnh hưởng lên con người chưa bao giờ được điều tra, và sự thiệt hại của thế giới côn trùng – những loài cần thiết cho sự vận hành lành mạnh của toàn hệ sinh thái – hầu như cũng không được ghi nhận. Tóm lại, mức độ thiệt hại về môi trường sau vụ này là đáng sợ. Ngoài việc phân tích những câu chuyện thực tế như trên, Mùa xuân vắng lặng được viết dễ hiểu và dễ tiếp cận. Sách mô tả các loại thuốc trừ sâu phosphorus hữu cơ và clo hữu cơ đã làm thay đổi chu kỳ tế bào của cây cối, động vật, và ngay cả con người như thế nào. Tác giả cũng khéo léo so sánh hóa chất độc hại với chất thải phóng xạ, một chủ đề khá cấp thiết với đại chúng lúc bấy giờ. Tác hại của cả hai với sự sống, theo Carson, là không khác nhau nhiều đặc biệt về khía cạnh gây biến đổi gene. Carson lý luận rằng cơ thể con người không là bất khả xâm phạm, do đó có thể bị thấm nhiễm những hóa chất độc hại từ môi trường. Mức độ hấp thụ chất độc là không thể kiểm soát, và các nhà khoa học không thể dự đoán chính xác những ảnh hưởng lâu dài của quá trình tích tụ hóa chất trong tế bào, hoặc tác hại của hỗn hợp hóa chất này lên sức khỏe con người. Bà phản bác lập thuyết của phe công nghiệp hóa chất rằng cơ thể con người luôn có một ngưỡng cho những chất độc này, và cơ thể người luôn tồn tại khả năng thích ứng để vô hiệu hóa các độc chất hóa học. Phần nội dung gây tranh cãi nhất của sách đưa ra bằng chứng rằng một số bệnh ung thư khởi nguồn từ việc cơ thể người tiếp xúc với chất diệt sinh vật gây hại. Carson tin rằng sức khỏe cơ thể người sẽ phóng chiếu sức khỏe của môi trường chung quanh. Quan niệm này đã và đang thay đổi cách đối xử của con người đối với tự nhiên, với khoa học, và với những kỹ thuật đã gây ra sự nhiễm độc. Mặc dù cộng đồng khoa học không ghi nhận khía cạnh này ngay tức thời, thì ý tưởng của Carson về sinh thái học của cơ thể con người tiếp tục được xem là đóng góp to lớn và lâu bền nhất. Rachel Carson luôn khẳng định rằng cuốn sách không hướng đến loại trừ tất cả chất diệt sinh vật gây hại, mà chỉ để chấn chỉnh việc sử dụng tràn lan, thiếu cân nhắc loại chất hóa học này của chính phủ Mỹ. Tuy vậy, cuốn sách Mùa xuân vắng lặng và phong trào môi trường mà nó khởi xướng đã đụng chạm mạnh đến quyền lợi của nhiều người. Kết quả là Carson phải đối mặt với phản biện và chỉ trích cá nhân nặng nề từ phe công nghiệp hóa chất. Tình hình còn tệ hơn khi bà còn phải đối mặt với căn bệnh ung thư vú cùng thời gian đó. rachel Carson qua đời năm 1964, chưa đến hai năm sau khi cuốn sách được xuất bản. Mùa xuân vắng lặng đánh dấu một thời khắc quan trọng trong lịch sử Mỹ về vấn đề môi trường, cũng như tác phẩm Túp lều của bác Tom của Harriet Beecher Stowe đối với vấn nạn nô lệ. Những dẫn chứng và lập luận trong sách là bài học trường tồn cho lịch sử. Trường hợp Mùa xuân vắng lặng và rachel Carson không hẳn chỉ là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về môi trường, mà còn là một phong trào dân sự hiệu quả. Ở đó, hệ thống vận hành chặt chẽ của chủ nghĩa tư bản giữa chính phủ và ngành công nghiệp đã bị chấn động và lung lay. Theo nghĩa đó, Mùa xuân vắng lặng vẫn còn nguyên giá trị xã hội của hơn năm mươi năm trước, khi tiếp tục làm kim chỉ nam liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn tự nhiên, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển loay hoay với chính sách về môi trường. Dù đã hết sức thận trọng nhưng do nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề chuyên môn nên sẽ khó tránh những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.