Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới
Trong quá trình xây dựng các bản hiến pháp của nước ta, việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập hiến của các nước trên thế giới luôn được chú trọng. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến bản Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 đều ghi nhận những giá trị chung, tiến bộ của nhân loại.Quán triệt chủ trương, đường lối do Đại hội Đảng đã đề ra, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang khẩn trương triển khai thực hiện các bước để bảo đảm cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đạt được kết quả cao.
Việc sửa đổi Hiến pháp là một sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng bởi Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của quốc gia thiếp lập các thiết chế và bộ máy chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền và bảo đảm các quyền tự do của công dân. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nội dung các cách thức quy định những vấn đề cơ bản trong hiến pháp các nước để so sánh, tham khảo trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta là một việc làm cần thiết.
Cuốn sách Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Hiến Pháp Các Nước Trên Thế Giới ra đời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc về nội dung, phạm vi, thể thức, kỹ thuật, quy trình ban hành một bản hiến pháp.
Nội dung sách gồm 7 chương:
Chương I: Tổng quan về hiến pháp các nước trên thế giới.
Chương II: Chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
Chương III: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chương IV: Các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Chương V: Tổ chức bộ máy nhà nước Trung ương
Chương VI: Chính quyền địa phương.
Chương VII: Quy trình lập hiến.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com