Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan

Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
MOBIPDFĐỌC ONLINE

Trong truyện Một đứa con đã khôn ngoan, nhà văn giáo dục trẻ em đức tính yêu lấy tiếng Việt. “Ta có tiếng nói riêng. Bổn phận ta là phải giữ lấy tiếng ta, vì tiếng ta tức là tinh thần nước ta”. Cậu bé Chỉ trong truyện này chỉ mê tiếng Pháp và cho rằng tiếng Việt không đủ để diễn tả hết mọi suy nghĩ và sự vật. Ngay cả lúc viết thư cho bạn, cậu cũng phải dùng thêm tiếng Pháp. Cậu (bố) của cậu bé Chỉ không đồng ý và phân tích cho cậu rằng: “Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó thiếu ở ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ vật cũ thì tiếng nước ta vẫn đủ như thường.

Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu tiếng: kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, bác, cậu, mợ, dì, cô, thím, âu yếm, thân, hiếu, đễ, từ và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại nói như cách mang đồ đạc, ta có đội, gánh, xách, vác, cầm, khênh, ôm, cõng, bẽ, tải, cắp, khuân, bế, mỗi tiếng một nghĩa riêng” và “Cậu dám đánh cược với ông cử, ông nghè Tây dùng tiếng Pháp mà dịch nổi tiếng “lôi thôi” của ta đấy”.

Dù được phân tích thấu đáo như thế nhưng cậu bé Chỉ vẫn không tin. Và cậu chỉ thật sự tin khi mợ (mẹ) của cậu bị ốm và nhờ cậu đọc giùm tiểu thuyết tiếng Việt. Cậu bất ngờ là không ngờ nó lại hay đến thế! “Truyện Tây cũng đến thế là cùng”. Thật bùi ngùi khi đọc lại những lời của người mẹ nói với con: “Mợ mua sách Quốc văn, được sách hay đã đành, dù phải sách dở mợ cũng vui lòng. Mình không có tài làm cho Quốc văn hay đẹp hơn lên, thì phải có chút khuyến khích những người có công quý hóa ấy vậy”.

Nguồn: https://nhasachmienphi.com