Kể từ năm 1986, năm đánh dấu cho sự bắt đầu công cuộc đổi mới của đất nước, với sự gia tăng nhanh chóng của vốn đầu tư trong và ngoài nước, cùng những bước tiến đáng kể của khoa học và công nghệ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân.
Tuy nhiên, khó có thể giải thích những thành công này đơn thuần bằng việc nêu tên những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây, dường như nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm về tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Vậy chung ta phải làm gì để đưa nền kinh tế trở lai chu kỳ tăng trưởng cao? Phải dựa trên yếu tố nào để tiếp tục thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế? Để có thể trả lời cho những câu hỏi như vậy, chúng ta cần phải nắm bắt được các nhân tố thực sự là động lực của tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Trên thế giới, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế liên tục ra đời và phát triển trong suốt thế kỷ XX. Chúng đã trở thành cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, dù là nước công nghiệp phát triển hay nước đang phát triển. Có thể nói, các công cụ toán học và kinh tế học, có khả năng lượng hoá sự tăng trưởng kinh tế dưới tác động của những biến đổi trong yếu tố đầu vào như lao động, vốn, khoa học – công nghệ ….. ngày càng trở nên cần thiết.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com