Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam – Một Số Điều Cần Biết

Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam – Một Số Điều Cần Biết

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế đồng minh – hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Trải qua 83 năm xây dựng và trưởng thành, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã có những hình thức và tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam luôn là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh giành và giữ gìn độc lập, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong thời kỳ đất nước đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống các cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở các cấp vẫn luôn là tổ chức tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất cần thiết và hữu ích đối với những cán bộ làm công tác mặt trận, đặc biệt là những cán bộ làm công tác mặt trận ở xã, phường, thị trấn. Để góp phần đáp ứng nhu cầu đó, thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn sách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một số điều cần biết. Cuốn sách giới thiệu một cách cô đọng những quan điểm, tư tưởng về Mặt trận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam; giới thiệu ngắn gọn mà tổng quát về lịch sử hình thành, phát triển, cũng như vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các ban ngành, đoàn thể.

Có thể bạn thích sách  Quá Trình Du Nhập Của Nho Giáo Vào Việt Nam Từ Đầu Công Nguyên Đến Thế Kỷ XIX

Do hạn chế về thời gian và dung lượng, cuốn sách không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 2 năm 2013
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT