Dáng người gầy gò, tướng mạo xấu xí, kết quả môn Toán bết bát, hai lần thi trượt Đại học nhưng chưa bao giờ bằng lòng với cuộc sống thực tại. Trong một lần tình cờ tiếp xúc với máy vi tính, hiểu về internet, anh kiên quyết bỏ việc làm công ăn lương để bắt đầu gây dựng sự nghiệp, lập nên trang thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc (China Pages. Dù mù tịt về máy tính nhưng anh lại trở thành một huyền thoại trong ngành thương mại điện tử. Anh được cả thế giới vinh danh và rất có thể sẽ trở thành “Bill Gates Trung Quốc”. Một đời vang danh khắp nơi, giữ vị thế độc tôn trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng đúng vào thời khắc được tung hô và tán thưởng nhiều nhất, anh lại lặng lẽ giấu đi ánh hào quang, tuyên bố nghỉ hưu để hưởng thụ cuộc sống. Người đàn ông hành động không theo lẽ thường ấy chính là Mã Vân. Cuốn sách Mã Vân – Triết lý sống của tôi đã ghi chép hết sức tường tận và chân thực hành trình lập nghiệp của Mã Vân, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ trí tuệ, quan niệm về sự thành bại, những điều tâm đắc rút ra trong quá trình lập nghiệp và cả kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hết sức độc đáo của anh. Có lẽ cuốn sách không thể trực tiếp thay đổi cuộc sống và nâng cao hiệu quả công việc của chúng ta, nhưng nó có thể đem tới những gợi mở trên nhiều khía cạnh, giúp chúng ta nhớ lại những ước mơ đã từng ấp ủ, giúp chúng ta vững tin bước tiếp trong cuộc sống đầy chông gai, thử thách. Cùng với cuốn Mã Vân giày vải, đây cũng là một trong những cuốn sách thú vị về một nhân vật kiệt xuất trong giới doanh nhân.*** Từ nhỏ, Mã Vân đã là một học sinh có năng lực yếu, đặc biệt là môn Toán. Anh gần như phải rất vất vả mới có thể hoàn thành 3 cấp học phổ thông. Nhưng đại học gần như là chuyện quá xa vời với cậu, ngay cả gia đình cũng không trông đợi gì. Mã Vân thi đại học tổng cộng 3 lần. Cả hai lần đầu đều trượt. Đến lần thứ ba, với điểm số 79 môn Toán, Mã Vân chính thức đỗ vào hệ tại chức của Đại học Sư phạm Hàng Châu. May mắn là năm đó, lượng sinh viên đỗ vào hệ chính quy của ngành Anh văn Đại học Sư phạm Hàng Châu không đủ chỉ tiêu, lãnh đạo khoa quyết định chọn những sinh viên đỗ điểm cao hệ tại chức sang học chính quy, trong đó có Mã Vân. Mã Vân tuy dốt Toán nhưng lại rất giỏi Anh văn, vào đại học với anh “như cá gặp nước”. Sau khi tốt nghiệp, Mã Vân được giữ lại làm giảng viên (là người duy nhất được giữ lại trong số 500 sinh viên tốt nghiệp năm đó. Ngay sau khi kết thúc lời hứa giảng dạy ít nhất 5 năm với hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hàng Châu, Mã Vân tự mình thành lập một công ty dịch thuật mang tên Hải Bác. Lúc bấy giờ khái niệm công ty dịch thuật vẫn còn xa lạ tại Trung Quốc nên hoạt động của Hải Bác gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau đó, với sự kiên trì của Mã Vân cùng các đồng sự, Hải Bác dần hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.