M&A Căn Bản

M&A Căn Bản

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
MOBI

M&A Căn Bản – Các Bước Quan Trọng Trong Quá Trình Mua Bán Doanh Nghiệp Và Đầu Tư

Theo ước tính của Avalue Vietnam – một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực định giá, tư vấn tài chính, tư vấn quản trị và đầu tư, trong năm 2009, số thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) tại Việt Nam ước tính đạt 287 và giá trị giao dịch đạt 1,09 tỷ USD. Số thương vụ tuy tăng 71% so với năm 2008, nhưng giá trị thương vụ thì lại giảm nhẹ.

Về triển vọng 2010, số thương vụ M&A sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ; giá trị giao dịch sẽ tăng ổn định. Có một số động thái cho thấy sẽ xuất hiện một số thương vụ có quy mô lớn.

10 giao dịch M&A tiêu biểu nhất năm qua tại Việt Nam, theo báo cáo nghiên cứu của Avalue Vietnam về hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2009 và những triển vọng trong năm 2010, công bố cuối tháng 1 vừa qua.

1. Viettel – Vinaconex

Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của Ngân hàng Quân đội (MB), Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy của thị trường chứng khoán. Vào tháng 2, Viettel đã hoàn tất việc mua 35 triệu cổ phần của Vinaconex.

Sau giao dịch mua bán này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và có ý định mua thêm cổ phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và Vinaconex cũng đã hoàn tất việc thành lập Công ty Cổ phần Tài chính Vinaconex – Viettel.

Không chỉ thực hiện chiến lược mua lại trong nước, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt nam đầu tư ra nước ngoài với việc đầu tư vào thị trường Campuchia. Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh.

2. HSBC – Bảo Việt

Tháng 11/2009, Bộ Tài chính cũng đã đồng ý để HSBC tăng sở hữu thêm 8% cổ phần, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 18% tại Tập đoàn Bảo Việt. Tổng giá trị của hợp đồng này là 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu USD).

Có thể bạn thích sách  25 Năm Theo Dòng Kinh Tế Việt Nam

Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo Việt cho biết, việc nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC sẽ củng cố vị thế của Bảo Việt cũng như nâng cao tiềm lực của DN này. Sự kiện này cũng minh chứng cho cam kết của HSBC với vai trò cổ đông chiến lược quan trọng nhất của Bảo Việt.

3. Hà Tiên 1 – Hà Tiên 2

Phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 29/12/2009, với sự đồng thuận từ 144 cổ đông Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1. Đây là giao dịch hợp nhất giữa hai doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay.

Sau khi sáp nhập, Hà Tiên trở thành doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn HSX với mức vốn hóa gần 2.800 tỉ đồng.

4. Motul – Vilube

Tập đoàn Dầu nhớt Motul, một công ty sản xuất và phân phối dầu nhớt của Pháp đã mua 70% cổ phần còn lại mà nó chưa nắm giữ tại Công ty Cổ Phần Hóa Chất và Dầu Nhờn (Vilube). Công ty Dầu Nhờn Motul đã mua 30% cổ phần của Vilube vào tháng 12/2006.

Tập đoàn Motul thông báo sẽ đầu tư vào việc nâng cấp công nghệ sản xuất tại nhà máy Vilube hiện nay ở Hiệp Phước (Tp.HCM), với mục tiêu biến nơi này thành cơ sở sản xuất chính của Motul để cung cấp hàng cho khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

5. Lotte và Coralis

Thương vụ chuyển nhượng dự án nhà ở cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao Hanoi City Complex do tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc Lotte mua lại từ tập đoàn Deawoo. Dự án được tái khởi động vào ngày 22/10 vừa qua sau hơn 4 tháng dừng.

Có thể bạn thích sách  Nghĩ Lớn Để Thành Công

Nằm tại vị trí “đắc địa” đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, với vốn đầu tư lên đến 400 triệu USD, cao 65 tầng, dự án này được đánh giá là tòa nhà cao thứ hai tại Việt Nam sau Keangnam.

6. Eland – Thành Công

Trong một giao dịch vào tháng 5, Công ty Eland Asia Holdings Pte Ltd (Eland) của Singapore, một công ty thuộc EL International Ltd của Hàn Quốc, đã mua 30% cổ phần, tương đương 10.365 triệu cổ phiếu phổ thông mới của Công ty Thương mại Đầu tư May mặc Thành Công (Công ty Thành Công), một công ty sản xuất các sản phẩm dệt may tại Tp.HCM với 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị là 103,65 tỷ đồng (5,9 triệu Đô la Mỹ).

Eland cũng thông báo dự định sẽ tăng cổ phần lên thành 40.36% với tổng giá trị cổ phiếu mua thêm được ước tính là 3,4 triệu Đô la Mỹ.

7. Pomina – Thép Việt

Pomina phát hành riêng lẻ 80 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Thép Việt để hoán đổi lấy toàn bộ cổ phiếu Thép Việt. Tỷ lệ thực hiện là 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu TTV sẽ được đổi 1 cổ phiếu Pomina.

Sau khi hoàn tất đợt phát hành, cổ đông của TTV sẽ chuyển thành cổ đông của Pomina, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như những cổ đông hiện hữu của Pomina.

Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Pomina sẽ tăng từ 820 tỷ lên 1.720 tỷ đồng.

8. Sab Miller – Công ty liên doanh bia với Vinamilk

BV (SA), một đơn vị do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ, đã mua 50% cổ phần trong Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam, một công ty sản xuất bia, từ đối tác liên doanh là Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

SABMiller cho rằng việc mua lại cổ phần này sẽ cho phép công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bia Việt Nam và cũng gia tăng sự hiện diện của công ty tại khu vực Châu Á.

Có thể bạn thích sách  Tứ Đại Quyền Lực: Giải Mã Gien Đột Phá Của Amazon, Apple, Facebook Và Google

9. ICP – Thuận Phát

Công ty International Consumer Products (ICP) đã chính thức trở thành chủ sở hữu chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này.

Công ty Cổ phần Thuận Phát được thành lập cách đây 27 năm, chuyên sản xuất các loại nước mắm, chất gia vị cay và các loại dưa chua bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Giao dịch này giúp ICP mở rông hoạt động kinh doanh trong ngành thực phẩm và thức uống. Công ty Thuận Phát sẽ có thể tận dụng lợi thế về hệ thống phân phối to lớn của ICP để gia tăng thị phần.

Ngoài ra, ICP sẽ hỗ trợ cho Công ty Thuận Phát phát triển một hệ thống quản trị hiện đại, cải thiện các kỹ năng bán hàng và tiếp thị chuyên nghiệp và củng cố tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao.

10. BIDV – PIB Campuchia

Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD.