Luyện Kỹ Năng Viết Tiếng Anh Học Thuật

Luyện Kỹ Năng Viết Tiếng Anh Học Thuật

Tác giả:
Thể Loại: Học Ngoại Ngữ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Bạn đang cầm trên tay ấn bản mới nhất của Writing Academic English, hay The Oshina Book – lấy theo tên của một trong hai tác giả của sách – là một giáo trình thuộc hàng kinh điển về kỹ năng viết học thuật. Có thể nói không quá lời rằng bất cứ người dạy – người học môn Viết nào ở cấp độ nâng cao cũng đều đã sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc ít nhất cũng đã từng nghe nhắc đến giáo trình này. Writing Academic English có mặt trong hầu hết các chương trình dạy kỹ năng viết nâng cao cho sinh viên các trường đại học chuyên ngữ hoặc các ngành đòi hỏi một cấp độ thông thạo khá cao về môn viết tiếng Anh như luật, báo chí, văn chương v.v..

Sức hấp dẫn của Writing Academic English không chỉ là ở tham vọng của các tác giả muốn nó trở thành một ‘giáo trình lý thuyết/ thực hành tu từ và cấu trúc câu mang tính toàn diện dành cho sinh viên học tiếng Anh như là ngoại ngữ ở cấp độ đại học hoặc dự bị đại học và ngay cả những người bản ngữ nói tiếng Anh mong muốn phát triển các kỹ năng viết luận cơ bản hoặc trau dồi cấu trúc và cơ chế câu mà còn ở tính chặt chẽ và logic của nó về mặt bố cục, cả về bố cục toàn sách lẫn bố cục từng thành phần. Sách được biên soạn theo quan điểm tiến trình (process-oriented approach) đi từ nhận thức và kỹ năng viết đoạn (paragraph) đến viết bài tiểu luận (essay), kết hợp giới thiệu cấu trúc của đoạn và bài tiểu luận cùng các thành phần quan trọng nhất của chúng qua từng bước nhỏ và dễ học.

Một cách tổng quát, sách được trình bày như sau:

Phần 1 gồm 7 chương, có trọng tâm là kỹ năng viết đoạn.

Chương 1 là phần giới thiệu tính chất và tiến trình viết học thuật. Tiến trình này gồm có 4 bước chủ yếu: Chuẩn bị (Prewriting), Lập dàn ý (Planning), Viết và sửa bản thảo Writing and Revising Drafts) và viết hoàn chỉnh (Writing the final copy). Nội dung từng nước nêu trên cũng được trình bày khá chi tiết với đầy đủ phần định nghĩa, liệt kê các tiểu mục và các bài tập thực hành.

Có thể bạn thích sách  3000 từ vựng tiếng nhật N1 - Bản tiếng việt

Chương 2 cung cấp tổng quan về đoạn. Chương này đề cập đến cấu trúc của đoạn paragraph structure) và câu chủ đề (topic sentence). Bạn đọc sẽ tìm thấy trong chương này những khái niệm mang tính cơ sở như ba phần của đoạn (câu chủ đề (topic sentence), các :âu hỗ trợ (supporting sentences) và câu kết luận (concluding sentence)], tinh nhất quán unity) và tính mạch lạc (coherence), và dạng thức bài làm (assignment format).

Chương 3 và 4 thảo luận một cách chi tiết các thành phần đã nêu trong chương 2: chương 3 có trọng tâm là tính nhất quán (unity) và chương 4 bản về tính mạch lạc (coherence). Có thể hiểu được tầm quan trọng của chúng trong việc hình thành một đoạn văn đúng chuẩn mực khi các tác giả đã dành trọn một chương cho mỗi yếu tố này.

Chương 5 giới thiệu các phương pháp tổ chức ý trong đoạn văn theo trật tự thời gian (chronological order), theo mức độ quan trọng (order of importance), theo trật tự hợp lý (logical order) và theo dạng thức so sánh – tương phản (comparison – contrast). Ứng với mỗi trật tự này là một đoạn văn mẫu đề minh họa, theo sau là các câu hỏi để hình thành nhận thức về tính chất của mỗi loại và các bài tập thực hành. Bạn đọc cũng sẽ tìm thấy bảng kê các từ ngữ chuyển mạch đặc trưng cho mỗi trật tự trên để tham khảo và áp dụng.

Chương 6 và chương 7 – giới thiệu các phương pháp hỗ trợ cụ thể cho câu chủ đề của đoạn. Đánh giá về tầm quan trọng của các chi tiết hỗ trợ cho câu chủ đề, các tác giả cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất mà học viên gặp phải trong bài viết chính là họ thường không chứng minh được những luận điểm của mình mà thay vào đó, chỉ chất đầy bài viết bằng những ý kiến và sự khái quát hóa không hề có chi tiết mang tính dữ kiện để hỗ trợ. Các chi tiết hỗ trợ này bao gồm rất nhiều loại khác nhau: ví dụ, số liệu thống kê, trích dẫn, diễn ý, tóm tắt v.v…

Có thể bạn thích sách  Đàm Thoại Tiếng Hoa Du Học

Phần 2 gồm 2 chương, có trọng tâm là kỹ năng viết bài tiểu luận:

Chương 8 cung cấp tổng quan về bài tiểu luận, nêu lên các thành phần của nó (đoạn mở đầu, đoạn kết thúc, đoạn thân bài và từ ngữ chuyển mạch giữa các đoạn) và tiến trình viết bài tiểu luận.

Chương 9 thảo luận các phương pháp tổ chức ý của bài tiểu luận dựa trên các trật tự đã nêu ở chương 5, phần I. Tuy tính chất các loại trật tự tổ chức ý này là giống nhau, cần lưu ý là phạm vi tổ chức ý trong chương này là toàn bài tiểu luận chứ không giới hạn ở đoạn như đã nêu ở chương 5. Từ đó có thể thấy là trong một bài tiểu luận ta có thể sử dụng nhiều hơn một trật tự tổ chức ý: trật tự chính của toàn bài tiểu luận và một hoặc nhiều trật tự khác cho các đoạn thành phần.

# Phần 3 gồm 5 chương, có trọng tâm là cấu trúc câu. Đây là phần thường thấy trong đa số các giáo trình viết, đơn giản là vì không thể có bài viết tốt khi người viết phạm nhiều lỗi “ngữ pháp” cho dù ý tưởng có hay đến đâu đi nữa. Điểm khác biệt giữa Writing Academic English và một số giáo trình viết tên tuổi khác – chẳng hạn Writing Clearly – . chính là ở chỗ trong khi các giáo trình này hướng trọng tâm vào ngữ pháp – theo đúng nghĩa hẹp của từ này – thì Writing Academic English hướng trọng tâm vào cú pháp (syntax) với phạm vi thảo luận là mệnh đề và câu hơn là từ loại. Sẽ rất vội vàng và chi quan để cố gắng đi đến kết luận là hướng trọng tâm nào tốt hơn, vì điều đó còn tùy thuộc rất nhiều vào đối tượng học viên sử dụng sách; riêng đối với Writing Academic English, hưởng trọng tâm cú pháp là hợp lý xét đến đối tượng học viên đã nêu ở phần đầu bài giới thiệu này.

Có thể bạn thích sách  Từ Điển Dệt - May Anh - Việt

Phần phụ lục cung cấp liệt kê và cách dùng của các dấu chấm câu (Phụ lục I), các từ ngữ chuyển mạch (Phụ lục 2), hướng dẫn cách làm bài viết trong điều kiện có áp lực về thời gian (Phụ lục 3) và các ký hiệu sửa lỗi (Phụ lục 4).
Ấn bản lần thứ 3 này của Writing Academic English bao gồm nhiều bổ sung cập nhật về đề mục nội dung và hình thức trình bày so với ấn bản lần thứ hai trước đây (chẳng hạn các đề mục được tái sắp xếp và sách chi gồm 3 phần chính so với 4 phần như trước đây, các bài mẫu và bài tập được tải biên soạn, các chỉ mục tham chiếu xuất hiện ở lề sách v.v…). Thêm vào đó, chúng tôi đã sưu tầm và kết hợp bổ sung phần đáp án cho các bài tập ở cuối sách để phục vụ việc tự học của các bạn đọc (cũng cần biết là các bài tập của sách này thường gây không ít khó khăn cho học viên – thậm chí cho cả các vị giáo viên người bản ngữ).

Cho dù bạn đọc sử dụng Writing Academic English với mục đích làm giáo trình chính hoặc giáo trình thực hành, bạn sẽ thấy nội dung sách đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu của nạn về môn viết – đặc biệt là viết đoạn văn và viết tiểu luận. Chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy ngạc nhiên và khó hiểu tại sao giáo trình này lại được tái bản nhanh như vậy và lại lược đánh giá cao như vậy.

HỒNG ĐỨC

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com