Lịch Sử Quan Hệ Đối Ngoại Việt Nam (1940-2020)

Lịch Sử Quan Hệ Đối Ngoại Việt Nam (1940-2020)

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động đối ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền độc lập nước nhà và bảo vệ thành công chính quyền cách mạng còn non trẻ. Những sách lược, quyết sách táo bạo, khôn khéo của ngoại giao, như “hòa để tiến”, “phân hóa kẻ thù”, cùng các nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu”,… đã giúp cách mạng nước ta vượt qua được những tình huống hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. Đồng thời, đối ngoại đã đi đầu trong việc vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nền ngoại giao cách mạng Việt Nam đã trở thành “một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”, sát cánh cùng mặt trận quân sự để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi. Đối ngoại đã đi tiên phong trong việc tạo ra một mặt trận quốc tế, ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mở rộng quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Chiến thắng của ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva (Thụy Sĩ) năm 1954 và ở Paris (Pháp) năm 1973 là những dấu mốc quan trọng trên chặng đường giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Có thể bạn thích sách  Đội Cấn Khởi Nghĩa - Nguyễn Quỳnh PDF EPUB

Trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc, đối ngoại là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong đấu tranh đưa đất nước ta thoát khỏi thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế. Đồng thời, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, nước lớn, tạo ra những đột phá trong quan hệ đối ngoại của nước ta, trong đó có giải pháp cho vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn.

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ đối ngoại đặt ra là tiếp tục tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Những chặng đường vẻ vang của đối ngoại Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng dẫn dắt, đã góp phần định hình bản sắc, phong thái, phương pháp của ngoại giao Việt Nam. Từ nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “độc lập, tự chủ”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu” đến phương châm “thêm bạn, bớt thù” và phương pháp ngoại giao tâm công, tranh thủ, kiến tạo thời cơ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tất cả đã trở thành những bài học kinh điển, vô giá về ngoại giao cách mạng, mang đậm phong cách Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Có thể bạn thích sách  Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi - Nguyễn Văn Thạc

Cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020) của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là một công trình nghiên cứu công phu, góp phần giới thiệu một cách có hệ thống quá trình lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến 2020.

Với tâm huyết của một nhà khoa học, nhà giáo có nhiều năm tích lũy trong nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế, thông qua những luận chứng sâu sắc cùng với nguồn tư liệu phong phú được chắt lọc, tác giả đã khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, diễn giải theo tiến trình lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của nước nhà trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến nay, tức là từ những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám, qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới hai thập niên đầu phát triển đất nước của thế kỷ XXI.

Nội dung cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940- 2020) trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại để từ đó rút ra những nhận định chung và những bài học kinh nghiệm. Cứ mỗi bước đi lên của dân tộc, cuộc sống sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu, khái quát và giải mã các hiện tượng của đời sống quốc tế, soi sáng cho hoạt động và việc vận dụng vào thực tiễn của đối ngoại nước ta.
Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu, tham khảo bổ ích đối với các cán bộ nghiên cứu, cán bộ làm công tác đối ngoại, thiết thực phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khoa học chính trị, lịch sử hiện đại và những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Có thể bạn thích sách  Văn Lang Dị Sử

Do cuốn sách bao quát nội dung khá rộng, trong đó còn có những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu nên khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020), rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.

Tháng 6 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT