Sau khi xuất bản cuốn sách về lịch sử văn hóa Nhật Bản năm 1931 và tập khảo cứu về tác động của Phương Tây đối với cuộc sống miền Viễn Đông năm 1950, tôi dự định viết một tập sách bổ sung về sự phát triển nền văn minh Nhật Bản, chủ yếu qua đời sống chính trị và xã hội của nước này.
Tôi định lý giải vấn đề cho rõ, nhưng nghĩ lại thấy quá vội vàng và thật không thực tế.
Tôi thấy rằng, việc tập hợp và sắp xếp các sự kiện không thể nào thâu tóm trong một quyển, ít nhất phải là ba quyển và đã phải dành khá nhiều thời gian công sức. Như vậy các nhà nghiên cứu sẽ có cơ sở thực tế bổ ích để so sánh và tự rút ra kết luận.
Đối với một người viết về lịch sử của một nước Châu Á cho độc giả đông đảo hơn là cho các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, có lẽ tốt hơn là để sự việc tự nó nói lên, không cần suy diễn nhiều.
Tôi muốn dành nhiều chỗ nói về những triết lý của lịch sử, giúp cho việc đọc cuốn sách hứng thú hơn.
Thật là khó đối với một nhà sử học khi phải mô tả một nền văn hóa xa lạ cho những độc giả cũng chưa quen biết nhiều với nền văn hóa này, trừ phi họ là các chuyên gia.
Cuộc sống đấu tranh chật vật của người Phương Đông không dễ hiện ra trong tầm nhìn của các nhà triết học.
Trên quan điểm đó, tôi làm việc này. Tôi đã dựa vào nhiều công trình nghiên cứu của các nhà sử học Nhật Bản danh tiếng, những công trình nghiên cứu chung cũng như các chuyên đề.
Tôi cũng cố gắng tham khảo những nguồn tư liệu ban đầu có thể có được.
TÁC GIẢ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com