Lịch Sử Logic Học Thời Tiên Tần

Lịch Sử Logic Học Thời Tiên Tần

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

I.
Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, giữa thời đại kỹ thuật và khuynh hướng thực dụng hiện tại mà mày mò tra cứu, nghiền ngẫm tìm hiểu những trước tác loại Tiên Tần danh học sử, Trung Quốc trung cổ tư tưởng sử trường biên của Hồ Thích viết cách nay bảy tám mươi năm thì quả có vẻ rất không biết thời vụ. Nhưng Bình thời giảng võ, loạn thế độc thư (Thời bình lo võ bị, đời loạn đọc thi thư), con người không thể chỉ sống cho hiện tại mà còn phải nghĩ tới tương lai nữa. Cho nên xin có đôi lời thưa trước.

Sau sự sụp đổ của hệ thống Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông u hơn mười năm qua, Việt Nam cũng trải qua hàng loạt biến động to lớn, sâu sắc và toàn diện về kinh tế, xã hội và chính trị, những biến động này tạo ra một áp lực lớn với tổ chức, thiết chế và quan hệ của các hệ thống xã hội vốn đã ít nhiều lạc hậu so với thế giới, dẫn tới nhiều thay đổi phức tạp không thể tóm tắt trong một mệnh đề. Trên lãnh vực tư tưởng- triết học, đã có nhiều người đi tìm lời lý giải cho hiện tượng này, và tựu trung đều quy vào hai nhận định khiến chúng tôi phải cố gắng học tập để tìm hiểu trong hơn mười năm nay: thứ nhất, chủ nghĩa Marx là một sai lầm hay ít nhất cũng chứa đựng nhiều sai lầm và ảo tưởng, thứ hai, Việt Nam nói chung không có truyền thống hoạt động triết học, lịch sử triết học Việt Nam không có bề dày cần thiết đủ để tiếp nhận cái tinh hoa của các hệ thống triết học thế giới nên nói chung con người Việt Nam chỉ biết mô phỏng, sao chép một cách thiếu sót và bị động.

Chúng tôi không nghĩ như thế, hay nói thật chính xác là không chỉ nghĩ như thế. Chủ nghĩa Marx với phương pháp biện chứng duy vật của nó là công cụ tư tưởng sắc bén nhất mà loài người đã đạt được từ trước đến nay. Sai lầm lớn nhất và chung nhất của những người theo chủ nghĩa Marx kiểu cũ là không vận dụng phương pháp ấy để tìm hiểu hiện thực mà chỉ sao chép hay mô phỏng những kết luận của Marx, nghĩa là chỉ học thuộc lòng đáp số của “bài toán mẫu” mà Marx đã giải chứ không học phương pháp của Marx để giải các bài toán thực tế với nhiều tham số chưa có trong thời Marx. Dưới một hình thức khác hơn, nhiều người chống chủ nghĩa Marx trước nay vẫn là đồng chí trên phương diện phương pháp với những người theo chủ nghĩa Marx kiểu cũ, nghĩa là chỉ tìm cách chứng minh đáp số – kết luận của Marx là sai. Cần nhắc lại rằng về cơ bản Marx chỉ là một nhà tư tưởng chứ không phải là một nhà chính trị, chưa bao giờ ông quản lý một xã hội nên không thể có kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để đưa ra một mô hình phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa dù là ở dạng thô sơ nhất. Hơn thế nữa, cần đặc biệt nhấn mạnh rằng lực lượng đại diện cho chủ nghĩa tư bản mà Marx phủ nhận về mặt lịch sử là tư bản công nghiệp, chưa phải là tư bản tài chính như sau Chiến tranh thế giới thứ hai, càng chưa phải là sản phẩm của nền kinh tế tri thức ở một số nước tư bản hiện tại. Cho nên đã đành Marx có những giới hạn lịch sử của ông, nhưng cho dù một số kết luận nào đó của ông đã không còn giá trị chân lý nữa, thì cái cách thức mà ông dùng để đạt tới các kết luận ấy vẫn là một trong những cách thức hay nhất trên phương diện phương pháp tư tưởng. Chưa một ai phủ nhận được trực tiếp và trọn vẹn cái phương pháp ấy, thậm chí điều trớ trêu là nếu nhìn lại quá trình sụp đổ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông u, người ta còn có thể nhận ra rằng các lực lượng chống chủ nghĩa Marx trong thực tế lại hành động một cách hoàn toàn thống nhất với phương pháp của ông. Cho nên vấn đề là phải tìm hiểu phương pháp chứ không phải là trích dẫn các kết luận của Marx dù là để bảo vệ hay phản bác. Nhưng có thể theo hai con đường, dùng hai cách thức để làm việc đó, con đường trực tiếp với cách diễn dịch mà cụ thể là tìm hiểu các trước tác của Marx và con đường gián tiếp với cách quy nạp mà cụ thể là tìm hiểu các hệ thống triết học và phương pháp khác để so sánh. Đây là lý do phương pháp khiến chúng tôi tiến hành phiên dịch hai quyển Tiên Tần danh học sử và Trung Quốc trung cổ tư tưởng sử trường biên.

Có thể bạn thích sách  Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng - Ngô Viết Trọng full prc pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Thứ hai, mặc dù thừa nhận khía cạnh sự thật trong nhận định về lịch sử triết học Việt Nam trên kia, chúng tôi vẫn không muốn dừng lại ở chỗ chỉ thừa nhận một sự thật, vả lại không thể dùng nhận định ấy để giải thích tình trạng phát triển của chủ nghĩa Marx nói riêng và triết học nói chung ở nhiều quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ có lịch sử triết học không giống như Việt Nam. Ở Việt Nam lịch sử triết học không song hành với lịch sử pháp quyền, nên tư tưởng chính thống một mặt thường xuyên thiếu một căn bản vững chắc về triết học và phương pháp luận, mặt khác luôn luôn có nguy cơ trở thành hệ tư tưởng tán dương. Việc Nho giáo du nhập vào Việt Nam (và được con người Việt Nam tiếp nhận) một cách không hoàn chỉnh là có nhiều lý do, chẳng hạn tái cơ cấu “đã có vua lại có chúa” của chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVI − XVIII trong thực tế là một sự báng bổ đối với tinh thần Nho giáo chính thống. Không lạ gì mà ở Việt Nam hệ thống chuẩn mực xã hội Nho giáo (tam cương ngũ thường) lại phát triển hơn hệ thống học thuật — lý luận (Nho học). Tương tự, chủ nghĩa Marx du nhập vào Việt Nam chủ yếu cũng chỉ mới được tiếp nhận trên những khía cạnh phù hợp với tinh thần yêu nước trong thời gian 1930 – 1975, còn từ 1975 trở đi thì trong thực tế nó không còn được vận dụng như một công cụ tư tưởng của xã hội nữa. Nhưng khác với Nho giáo, chủ nghĩa Marx là một học thuyết về lịch sử xã hội chưa trở thành một học thuyết quản lý xã hội – bản thân nó không có hệ thống chuẩn mực xã hội, chẳng hạn giữa triết học Marx với “lối sống xã hội chủ nghĩa” hình thành một cách tự phát mà duy ý chí trên cơ sở truyền thống ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ dường như chưa xác lập được một quan hệ hữu cơ. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả trong thời kỳ bao cấp đã chứng minh điều này quá rõ ràng, nên dễ hiểu vì sao dưới áp lực của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường cái lối sống phải thẳng thắn để nói là có nhiều yếu tố tốt đẹp ấy lại mau chóng tan rã như một chỉ báo của sự khủng hoảng về triết học và mỹ học – đạo đức. Cho nên vấn đề của Việt Nam trên phương diện này hiện nay không phải hay đúng hơn là không chỉ ở chỗ không có một truyền thống hoạt động triết học có bề dày cần thiết, mà còn ở chỗ chưa xác lập được mối quan hệ thường xuyên, ổn định và toàn diện giữa triết học với đời sống xã hội. Các hệ thống triết học đều phát triển trong giới hạn mà phương pháp của chúng cho phép, nhưng chủ nghĩa Marx lại không phát triển được bình thường ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ mặc dù phương pháp của nó vẫn chưa bị giới hạn trong bối cảnh lịch sử của thế kỷ trước, nghịch lý này cho phép người ta nghĩ rằng cái phương pháp ấy trong thực tế đã bị lão hóa bởi những trí tuệ của thế giới cũ. Cho nên muốn biết nó đã bị lão hóa thế nào thì phải tìm hiểu những trí tuệ của thế giới cũ ấy. Đây là lý do thực tiễn khiến chúng tôi tiến hành phiên dịch hai quyển Tiên Tần danh học sử và Trung Quốc trung cổ tư tưởng sử trường biên.

Có thể bạn thích sách  Tùng Thiện Vương - Tiểu sử và Thi Văn

II.
Trong hai công trình của Hổ Thích mà chúng tôi chuyển ngữ lần này, quyển Tiên Tần danh học sử mang một hình thức nguyên bản khá đặc biệt: nó là một bản dịch lại từ nguyên tác bằng Anh văn của Hồ Thích viết từ 1917 – 1922. Phong cách ngôn ngữ ở đây vì thế có nhiều điểm bất thường: người dịch bản The Development of Logical Method in ancient China Anh văn của Hồ Thích ra Hoa văn ở Trung Quốc năm 1982 dường như rất trung thành với nguyên bản nên vô hình trung đã chuyển tải một số cách thức diễn đạt, mô hình cú pháp… Anh văn vào bản Hoa văn, ngoài ra phải kể thêm lối phiên âm các nhân danh thuộc ngôn ngữ Ấn u ra tiếng Hoa như Platon phiên là “Bá lạp đồ”, điều này gây ra một số khó khăn cho việc chuyển ngữ ra tiếng Việt. Chúng tôi vẫn mong tìm được nguyên bản Anh văn in năm 1922 để có cơ sở so sánh nhưng đó là một ước muốn ngoài tầm tay với, chứ đúng ra dịch lại một bản dịch thế này và có nội dung loại này thì phải có ít nhất hai người, một biết Hoa văn – Hán văn và một biết Anh văn cộng tác mới có thể đưa ra một bản dịch tối ưu. Để tiện cho người dọc theo dõi, các chú thích trong bản dịch được đánh số thứ tự từ (1) trở đi trong toàn quyển sách. Những chú thích của “người dịch” trong hệ thống các chú thích này cũng như trong chính văn là vốn có trong nguyên bản Hoa văn, tức của người dịch bản Anh văn ra Hoa văn. Các chú thích của chúng tôi được ký hiệu bằng dấu hoa thị đặt giữa hai ngoặc đơn (*).

Có thể bạn thích sách  Vươn lên từ vực thẳm - Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945

Mặc dù đã dịch qua một số công trình nghiên cứu Hoa văn – Hán văn, chúng tôi vẫn thấy xấu hổ khi dịch Hồ Thích vì hai lẽ. Thứ nhất, khi viết hai quyển Tiên Tần danh học sử và Trung Quốc trung cổ tư tưởng sử trường biên thì ông còn nhỏ tuổi hơn chúng tôi hiện nay, nhưng chúng tôi lại rất vất vả mới hiểu được hai công trình nhỏ này của ông, mà cũng chưa chắc đã hoàn toàn chính xác và thật sự thấu đáo. Thứ hai, riêng trong phạm vi các tư liệu thư tịch chữ Hán mà Hồ Thích trích dẫn, chúng tôi đã phải tham khảo bản dịch, công trình nghiên cứu của nhiều người đi trước như Mặc Tử của Ngô Tất Tố, Chu Dịch của Phan Bội Châu, Nam hoa kinh của Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Hiến Lê, Đạo đức kinh của Nguyễn Duy Cần, Kinh Thi của Tạ Quang Phát, Hàn Phi Tử của Phan Ngọc… mới nắm được ý nghĩa trong khi Hồ Thích không những hiểu rõ mà trong một số trường hợp còn làm cả việc hiệu khám đối với nguyên bản. Cho nên mặc dù phải nhận hoàn toàn trách nhiệm về những sai sót trong bản dịch, chúng tôi cũng vẫn mong mỏi người đọc xa gần thể tất và chỉ giáo thêm cho. Bởi vì tiến hành việc chuyển ngữ hai quyển Tiên Tần danh học sử và Trung Quốc trung cổ tư tưởng sử trường biên của Hồ Thích trong suốt một năm qua, đối với chúng tôi quả thật là một việc học hành quá sức.

Tháng 9. 2003
Người dịch