Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế

Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

sử tưởng kinh đổi trong vòng 15 năm sau lần 1, xuất bản đầu tiên. Những nếu Voltaire đúng với suy nghĩ lịch sử đơn thuần là một loạt các thủ đoạn của người sống đối với người chết, thì các nhà viết sử lại nhiều thủ đoạn hơn trong 15 năm qua. Trong thời gian đó, giới sử gia kinh tế nghĩ rằng việc phát hiện những người đóng góp mới và những dự đoán mới; việc giải thích lại những đóng góp đã qua và việc đánh giá các tư tưởng mới đã cung cấp và khai triển luồng tài liệu kinh tế đương đại. Hoạt động này nhận được sự khích lệ trong một vài thập niên qua bằng sự quan tâm khiêm tốn nhất đang hồi sinh về nguồn gốc khoa học kinh tế, bằng việc thành lập những tạp chí mới và tổ chức chuyên môn mới dành cho nghiên cứu lịch sử kinh tế chính trị.

Cuốn sách “Lịch sử các học thuyết kinh tế” do hai giáo sư kinh tế thuộc Đại học Auburn (Mỹ) là giáo sư Robert B. Ekelund và giáo sư Robert F. Hébert biên soạn đã được tái bản lần thứ 3.

Giáo sư Robert B. Ekelund lấy bằng cử nhân kinh tế và tiến sĩ kinh tế của Đại học Maryland ở San Antonio và bằng tiến sĩ Triết học ở đại học bang Louisiana. Ông dạy ở đại học A & M Texas trước khi gia nhập vào khoa kinh tế thuộc đại học Auburn từ năm 1979. Giáo sư Ekelund là tác giả nhiều sách viết về lý thuyết và chính sách kinh tế, kể cả sách giáo khoa, đã đăng hơn 60 bài nghiên cứu kinh tế học trong các tạp chí kinh tế nổi tiếng.

Giáo sư Robert F. Hébert lấy bằng tiến sĩ Triết học ở đại học bang Louisiana năm 1970. Ông dạy học ở đại học Clemson và giảng dạy tại Mỹ, cũng như tại các đại học nổi tiếng trên thế giới. Ông là giáo sư kinh tế học dạy các môn về phát triển lịch sử doanh nghiệp thuộc Quỹ Benjamin and Roberta ở đại học Auburn. Giáo sư Hébert là tác giả quyển sách viết về lịch sử doanh nghiệp trong tài liệu kinh tế.

Có thể bạn thích sách  Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại: Nguồn Gốc Của Quyền Lực, Thịnh Vượng Và Nghèo Đói

Nội dung cuốn sách có một số đặc điểm dễ phân biệt đó là việc giải quyết kinh tế học kinh viện thật chi tiết, nhấn mạnh những tiến bộ chậm nhưng chắc về thuyết giá trị đã được thống nhất trong thời Trung cổ, là sự đánh giá bao quát về chủ nghĩa Trọng thương; nhấn mạnh các quan điểm tư tưởng và cấu thành lịch sử; là sự thảo luận có chiều sâu về những đóng góp của châu u, nhất là biểu hiện của các nhà kinh tế Pháp trong thế kỷ 19; là khảo sát tỉ mỉ sự phát triển các phương pháp toán học và phương pháp định lượng trong kinh tế học; là khảo sát có chọn lọc những ứng dụng khác nhau của thuyết giá cả Tân Cổ Điển cho đến những vấn đề “xã hội học” đương đại.

Trong lần tái bản thứ ba này các tác giả cố gắng thể hiện dễ đọc dễ hiểu về các tư tưởng lý thuyết và phương pháp luận quan trọng đã định hình và tiếp tục định hình kinh tế học đương đại. Mặc dù các tác giả giới thiệu nhiều sự thay đổi trong sách nhằm phản ánh nghiên cứu đề tài đang tiến triển, một lần nữa, các tác giả cố gắng duy trì sự cân bằng giữa một mặt gồm các tư tưởng, các cá nhân và các phương pháp, một mặt gồm các định chế và các chính sách.

Sách cung cấp sự khảo sát có chiều sâu về toàn bộ tư tưởng từ thời cổ đại đến ngày nay, mô tả sự tiếp nối liên tục tư tưởng kinh tế qua các thời kỳ. Người đọc nắm vững nội dung trong sách này sẽ hiểu một cách có hệ thống những đóng góp phân tích trong quá khứ ra sao, cả những đóng góp định hướng thành công và không thành công trong trào lưu kinh tế, đã định dạng lý thuyết kinh tế đương đại. Ngoài ra, sách này tích hợp các vấn đề phương pháp luận quan trọng cũng như các mô hình phân tích với sự khảo sát lịch sử những đóng góp chi tiết. Vả lại sách nghiên cứu ẩn ý bao quát hơn về lý thuyết làm nổi bật chính sách kinh tế xã hội.

Có thể bạn thích sách  Akio Morita Và Sony – Kiến Tạo Nền Giải Trí Tương Lai

So với các lần tái bản trước thì lần tái bản thứ ba nội dung sách được tăng cường, bổ sung làm cho nó phong phú hơn. Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, các tác giả thêm vào hai chương mới nhằm mở rộng phần “lịch sử đương đại” của sách. Chương 22 lần theo sự phát triển các công cụ toán học và thống kê dùng để phân tích kinh tế. Còn chương 23 điểm qua sự phát triển gần đây của các tư tưởng Tân Marshall về thuyết cầu tiêu dùng, quyết định nội bộ và tính chất của công ty.

Nội dung chính của sách như trình bày trước đây cũng được thay đổi đáng kể. Các tác giả đưa ra tài liệu mới về phần đóng góp của người Hy Lạp cổ đại (chương 2), về vấn để cho vay nặng lãi như một hình thái trong chính sách của giáo hội thời Trung cổ (chương 2) và vai trò của William Petty (chương 4) trong việc hình thành tư tưởng trước Adam Smith. Cách giải quyết của Mill (chương 8) và Wieser (chương 13) được xét lại và có phần mở rộng thêm. Tư tưởng của Joseph Schumpeter về chu kỳ kinh doanh (chương 21) về điều tiết kinh tế, cũng được giới thiệu và mở rộng. Cuộc tranh luận của phái kinh tế của Áo (chương 21) cũng được sửa chữa lại để kết hợp với thuyết tiền tệ của Mises và Hayek. Thuyết dự đoán kinh tế duy lý được giới thiệu trong chương 20.

Có thể bạn thích sách  Ai Nói Voi Không Thể Khiêu Vũ?

Một quyển sách như thế buộc các tác giả phải đánh giá và chọn lọc. Có chương các tác giả đề cập khá chi tiết, có chương tiết kiệm hóa chi tiết thiên về cách tiếp cận kinh tế học trào lưu chính nhiều hơn là thiên về cách tiếp cận gọi là “định chế”. Sự thiên về phương pháp luận là cách đánh giá am hiểu liên quan đến những gì có khả năng giúp bạn đọc trong việc tìm kiếm quan điểm lịch sử về tính chất và triển vọng của kinh tế học đương đại. Các chương sách cũng thể hiện kinh tế học đã tiếp tục xây dựng trên những quan điểm và kỹ thuật như thế nào trong cuộc truy tìm sự thích đáng và thực tế hiện nay.

Sách “Lịch sử các học thuyết kinh tế” thuộc loại sách giáo khoa dùng trong các trường đại học ở Mỹ và ở các nước sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy. Bản dịch ra Việt ngữ này cố gắng bám sát nguyên bản Anh ngữ nhằm thể hiện trung thực ý nghĩa mà các tác giả có ý định truyền đạt.