Lễ hội Thăng Long

Lễ hội Thăng Long

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Thăng Long – Hà Nội, chôn để đô địa linh nhân kiệt đang cùng cả nước bước vào thiên niên kỷ mới trong niềm hân hoan lớn, bởi trong tất cả các tỉnh thành, chỉ riêng Hà Nội – đúng hơn là Thăng Long – Hà Nội – sẽ đón mừng tuổi thọ ngàn năm (2010). Thật là một kinh thành hiếm quý trên thế giới. Với ngót một niên kỷ tạo dựng, kinh thành đã là nơi giao lưu văn hóa của đất nước, và về nhiều mặt, có thể coi như trung tâm của nền văn minh sông Hồng.
Người Hà Nội nhìn lại lịch sử từ thuở Thăng Long trong niềm tự hào, bởi từ nơi đó, trải qua nhiều thế kỷ các vương triều mạnh nhất đã tiếp nối nhau trị vì, bảo vệ, kiến thiết để có một Thăng Long – Hà Nội văn hiến với 36 phố phường, cùng nhiều kiến trúc văn hóa. tôn giáo độc đáo, cảnh quan thơ mộng, gắn với nhiều hoạt động của con người cùng nhiều truyền thuyết như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, quán Trấn Vũ, đền Phù Đổng, tháp Rùa, hồ Gươm, hồ Tây…
Con người Thăng Long – Hà Nội được hun đúc trong nền văn minh đó cũng trở nên sáng láng, thanh lịch cùng với những hoạt động văn hóa mang bản sắc kinh thành của mình, mà một trong những nội dung ấy là lễ hội.
Chỉ có Thăng Long – Hà Nội có tứ trấn. một phương thức sáng tạo không gian thiêng phủ lên bốn phương trời, từ đó sinh ra sức mạnh huyền diệu, thần quyền, hỗ trợ cho thế quyền, để uy lực triều đình ngày càng vững mạnh, đất nước ngày càng yên vui. Lễ hội tử trấn (đền Bạch Mã (phương đông), đền Voi Phục (phương tây). quán Trấn Vũ (phương bắc), đền Kim Liên (phương nam) có đặc điểm là vẫn giữ bền môi tương quan nội lực đó tới ngày nay.
Ngoài ra, trong các đấng anh hùng thiên thần hay nhân thần, huyền thoại hay lịch sử có công với dân với nước đã được tôn vinh, người ta lại chọn ra “tử bất tử”. bốn vị thần không phai mờ trong tâm thức Việt Nam – cũng được đưa vào lễ hội Thăng Long – Hà Nội, như muốn thêm một điểm sáng nữa trong sinh hoạt văn hóa chốn kinh kỳ. Đó là thánh Tản Viên (hội Tầm Xá), thánh Gióng (hội Phù Đổng), Liễu Hạnh (hội phủ Tây hồ), Chử Đồng Tử (hội Chử Đồng Tử).